28 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 57

Tạp chí Aloha volume 22

Nội dung

🧠 [Hỏi-Đáp] Sự cô độc có thật sự đáng sợ?
🧠 [Bài dịch] 7 Nguyên lý Hermetic vĩ đại – Giáo huấn của Thoth (Phần 2/2)
🧠 [Truyện dài] Lên Đà Lạt | Vũ Thanh Hòa – Chương 10: An toàn và tự do
🧠 [Bài dịch] 39 Trích dẫn hay nhất từ William Blake
🧠 [Truyện dài] Tuổi trẻ cô đơn – Chương 36 -37 | Ni Chi
🧠 [Bài dịch] Mấu chốt của hiệu suất làm việc không phải là quản lý thời gian, mà là quản lý sự tập trung
🧠 [Truyện ngắn] Cô bé Hạt Tiêu | Vũ Thanh Hòa | Quyển 3, Tập 3 – Giải cứu công chúa
🧠 [Thơ dài] Thiên đường trần gian – Phần 22 | Vũ Thanh Hòa
🧠 [Thế giới đó đây]

88424911_1315063532017167_8741913220949737472_n

89036398_148497859615757_5638593672195866624_n87634444_253250469022187_3808130863212789760_n89082361_683117955829096_2439213095353057280_n88984368_852915418514599_6745065848525815808_n

Đặt Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes [1 năm])  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! ➡️http://bit.ly/2Pmh71U

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Kahlil Gibran và 19 bài học trí tuệ

0

Kahlil Gibran là một tên tuổi không thể không nhắc đến khi nói về triết học và văn chương. Sinh năm 1883 tại Liban, Kahlil Gibran là một nhà thơ, họa sĩ và triết gia. Kahlil Gibran nổi tiếng nhất với tập thơ “The Prophet,” một tác phẩm đã được dịch sang hơn 100 ngôn ngữ và vẫn đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Kahlil Gibran hòa quyện giữa các truyền thống Đông và Tây, từ Hồi giáo đến Kitô giáo và từ các tư tưởng cổ điển đến các luồng tư duy hiện đại. Tác phẩm của Kahlil Gibran không chỉ là những dòng thơ mà còn là những lời khuyên, những bài học về cuộc sống, tình yêu, tự do, và tâm hồn.

Nếu bạn có hứng thú với việc khám phá sâu hơn về con người và tâm hồn, Kahlil Gibran chắc chắn là một nguồn cảm hứng đáng giá. Kahlil Gibran ấy giống như một cầu nối giữa vũ trụ tinh thần và thế giới vật chất, giữa cái linh thiêng và cái phàm tục. Đó là một hành trình thú vị.

Kahlil Gibran và 19 bài học trí tuệ

  1. “Khi Đời không tìm được một ca sĩ để hát lên những gì trong tim, nó sanh ra một triết gia để nói ra những gì trong đầu.”
  2. “Hiền lành và tử tế không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối nhưng là biểu hiện của sức mạnh và kiên quyết.”
  3. “Tình yêu và điều sản sinh ra nó. Cách mạng và điều tạo ra nó. Tự do và điều nuôi dưỡng nó. Ba biểu lộ của Trời. Và Trời chính là lương tâm của thế giới lý trí.”
  4. “Phải có gì đó thiêng liêng lạ thường trong muối. Nó có trong nước mắt và cả nước biển.”
  5. “Để hiểu được tâm trí một người, đừng nhìn vào những gì anh ta đã đạt được, hãy nhìn vào những gì anh ta khát khao.”
  6. “Một người thầy anh minh sẽ không mời bạn vào ngôi nhà trí tuệ của ông ta. Thay vào đó người sẽ đưa bạn tới ngưỡng giới hạn của cái trí bạn.”
  7. “Tin vào những giấc mơ, vì ẩn giấu trong đó là cánh cửa dẫn tới vĩnh hằng.”
  8. “Bản chất một người không nằm ở những gì anh ta tiết lộ với bạn, nhưng ở những gì hắn không thể tiết lộ. Thế nên, nếu bạn muốn hiểu hắn, đừng nghe những gì hắn nói, nhưng hãy nghe những gì hắn không nói.”
  9. “Ngờ vực là một nỗi đau quá đơn côi để biết rằng niềm tin là người anh song sinh của nó.”
  10. “Cây cối là những vần thơ trái đất viết trên bầu trời. Họ chặt nó xuống và biến nó thành giấy, để viết lên đó sự trống rỗng của mình.”
  11. “Xin đừng quên rằng mặt đất vui sướng khi được cảm nhận đôi chân trần của bạn và ngọn gió khát khao khi được vui đùa với mái tóc của bạn.”
  12. “Chúng ta chọn cho mình niềm vui lẫn khổ sầu từ lâu trước khi chúng ta trải nghiệm nó.”
  13. “Nếu bạn yêu ai đó, để họ đi, vì nếu họ trở lại, họ luôn luôn là của bạn. Và nếu họ không, họ chưa bao giờ là.”
  14. “Từ khổ đau nảy sinh ra những tâm hồn mạnh mẽ nhất. Những nhân vật vĩ đại nhất đều đã bị thiêu hằn với những vết sẹo.”
  15. “Tôi đã học được im lặng từ những người nhiều chuyện, kiên nhẫn từ những người nóng vội, và tử tế từ những người cộc cằn. Tôi không nên vô ơn với những người thầy này.”
  16. “Tôi dám nói rằng ngay cả những gì thánh thiện và cao cả nhất cũng không thể vượt qua được những gì tuyệt vời nhất trong mỗi người các bạn. Và những gì xấu xa, thấp hèn nhất cũng không thể nào vượt qua được những gì thấp kém nhất trong mỗi người các bạn.”
  17. “Hôm qua chúng ta vâng lời những vị vua và cúi đầu trước những vị hoàng đế. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ sấp mình trước sự thật, chỉ bước theo cái đẹp, và chỉ tuân theo tình yêu.”
  18. “Họ cho rằng tôi điên vì tôi sẽ không đổi ngày giờ của mình để lấy vàng bạc. Tôi cho rằng họ điên vì họ nghĩ ngày giờ của tôi có một cái giá.”
  19. “Sự bồn chồn lo âu không đến từ việc nghĩ về tương lai, mà là từ tham muốn kiểm soát nó.”

* Kahlil Gibran (tên đầy đủ tiếng Ả Rập Khalil Gibran Gibran, đôi khi viết là Kahlil;[a] tiếng Ả Rập: جبران خليل جبران / ALA-LC: Jubrān Khalil Jubrān hoặc Jibrān Khalil Jibrān) (ngày 6 tháng 1 năm 1883 – 10 tháng 4 năm 1931) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị. Phong cách lãng mạn của ông là tâm điểm của sự phục hưng trong văn học tiếng Ả Rập hiện đại, đặc biệt là thơ văn xuôi, tách ra từ trường phái cổ điển. Tại Lebanon, ông được coi như một thiên tài văn học. (Theo Wiki)

Biên dịch: Prana

Quy phục và kỷ luật

0

Con người chúng ta khi ở trạng thái cân bằng thì hoàn toàn thư giãn, tỉnh táo và phát sinh ý thức tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng thường xuyên sống ở trạng thái thanh tĩnh và ổn định đó. Đa phần con người có xu hướng cực đoan, nhào từ thái cực này sang thái cực nọ và tự tìm cách cân bằng lại sự đau khổ này bằng một đau khổ khác. Tình trạng này cũng giống như câu chuyện con cáo bẻ đôi chiếc bánh thành hai phần không đều để chia chác với thỏ con. Khi thỏ bảo hai phần vẫn chưa cân, cáo bèn cắn ở miếng to để nhỏ lại nhưng thành ra nó còn nhỏ hơn miếng nhỏ. Rồi cáo ta cứ cắn liên tục như vậy nhiều lần cho tới khi chỉ còn lại hai mẩu bé xíu chẳng còn phân biệt nổi rồi mới đưa cho thỏ một mẩu. Miếng bánh mà thỏ con (đáng lý) nhận được đại diện cho khối năng lượng của con người. Khi không được điều tiết và cân bằng, nó sẽ cạn kiệt, dẫn tới tình trạng chúng ta quá căng thẳng kiểm soát, hoặc quá lãnh đạm thờ ơ với cuộc sống, thay vì cảm thấy hài lòng hạnh phúc.

Trong khi đó, quy phục là sự thả lỏng để đưa cơ thể và tâm trí lắng xuống, đi ra khỏi trạng thái quá gồng. Còn kỷ luật là sự gia tăng nỗ lực đưa cơ thể và tâm trí trở nên vươn dậy, đi ra khỏi trạng thái quá lỏng. Một người cân bằng là người biết điều tiết nguồn lực thông qua việc sử dụng hai sợi dây cương kỷ luật và quy phục, không để cơ thể và tâm trí dao động quá mạnh vào một lối mòn cứng nhắc hay điên loạn. Bên trong mỗi người chúng ta đều có một nguồn sinh lực và nó không ngừng vận động. Nếu không được điều tiết, nó sẽ giống như một con ngựa hoang chạy nhảy vô hướng và rơi vào tay những người chủ tồi tệ. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra trạng thái đang biểu lộ của nguồn năng lượng đó và vị trí làm chủ của chính mình để có thể sử dụng nó một cách chủ động, phục vụ đời sống hiện tại.

Những người thường xuyên sống cùng một tâm trí cứng nhắc với những định kiến, quy ước và kế hoạch không thể thay đổi thì không có nghĩa họ là người biết kiểm soát. Chính họ đang bị kiểm soát và chịu cảnh lồng tù bởi những hệ tư tưởng không được nhìn thấy. Ví dụ dễ dàng thấy nhất là xu hướng sống chỉ để kiếm tiền, hay sống chỉ theo lịch trình của con người. Mỗi khi nghe ai đó nói về việc “tiền không phải thứ quan trọng nhất” hay khi bị rơi vào những tình huống nằm ngoài dự kiến, thì ta lại giãy lên phản ứng và cảm thấy bất mãn, đau khổ vô cùng. Bài học của những người có quán tính bảo thủ, sống cố định theo một khuôn mẫu hay lối mòn đó là sự thả lỏng, lắng nghe và tin tưởng những khả năng mới, chứ không phải sự tranh cãi, đòi hỏi, lý sự, nghi ngờ để cố thủ quan điểm. Với mỗi lần thực hành đúng, đức tin được gia tăng, tâm trí người đó được thoát khỏi cảnh căng siết gò bó. Cái cây của hân hoan mới có thể được vươn tỏa cành lá. Thay vì cảm thấy bị đe dọa bởi vô số điều nằm ngoài kế hoạch thì bây giờ, người đó cảm thấy sự cứu rỗi hiện diện muôn nơi.

Tuy nhiên, một số người hiểu quy phục theo kiểu chấp nhận buông xuôi, phó mặc mọi thứ cho số phận để ngụy biện cho sự chây ỳ, ươn vữa của chính mình, hoặc để đỡ mất công uốn nắn lại sự cứng nhắc bên trong. Nhưng chỉ bởi một tư duy sai về sự quy phục mà người đó, nếu đang từ cứng nhắc thì sẽ văng mình về cực buông thả, phóng đãng; còn nếu đang từ buông thả sẵn có thì sẽ càng đâm rễ sâu hơn vào thói tiêu cực này.

Với những người sống cùng một tâm trí vô lối, loãng lỏng với những mối liên kết cách xa nhau quá độ thì cần học bài học về đức tính kỷ luật, là sự tăng cường nỗ lực. Nếu không thấu hiểu và ứng dụng được kỷ luật vào đời sống, những người ở trạng thái giãn lỏng quá mức sẽ không có điểm trụ, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ngoại cảnh, lúc nào cũng nước đôi nửa vời, và dễ cực đoan trong cảm xúc. Giống như họ là kẻ đầy tớ trên cổ mang đủ thứ tròng, mỗi cái giật về một phía khác nhau. Người này sẽ liên tục sống trong trạng thái mâu thuẫn nội tâm, hoang mang bối rối, trì hoãn, làm việc bỏ dở giữa chừng, mơ tưởng những thành tựu mà mình sẽ không bao giờ đạt được (nếu không chịu thay đổi.) Nếu người có tâm trí cứng nhắc cần gia tăng đức tin vào Trời Đất (và vào người khác) thì người có tâm trí èo uột cần gia tăng đức tin vào chính mình, kết nối sâu sắc với cơ thể và đời sống thực tế, gần gũi với hành động để có thể chuyển biến theo chiều tích cực.

Tuy nhiên, sự kỷ luật cũng bị hiểu sai là gò bó, thúc ép, căng thẳng, hoặc nhàm chán dựa vào hình thức bên ngoài của kỷ luật là các thói quen. Nên không ít người từ bỏ việc điều khiển chính mình hoặc càng siết chặt bản thân hơn vào sự cứng nhắc. Có một người bạn đã từng tâm sự với mình về việc thiếu đức tính kỷ luật của cô ấy. Nói chuyện một hồi mới vỡ ra nguyên nhân là thuở nhỏ, gia đình đã ép cô vào một khuôn khổ quá chặt so với khả năng tự nhiên của cô. Vậy nên, theo bản năng, cô tự tìm cách cân bằng lại sự khắt khe ấy bằng một sự lơ đễnh và thiếu trách nhiệm của mình. Sau này lớn lên, cô phải trả giá cho sự cực đoan này bằng việc phải sống một cuộc sống mơ mộng kém thực tế, nghĩ được mà không làm được, muốn có thành tựu mà không được thành tựu gì, liên tục sống với cảm giác tự ti về chính mình.

Kỷ luật ở đây là thêm vào một chút nỗ lực để trở về trạng thái tỉnh táo có ý thức. Khi một người hoàn toàn tỉnh táo, hành động của người đó hiển nhiên xoay quanh những hệ giá trị tâm hồn chứ không phải hành động để chạy theo thành tích. Cảm giác về sự khắt khe không phải đến từ đức kỷ luật, mà đến từ việc cố gắng kiểm soát một thành tựu bên ngoài theo ý tưởng của một cá nhân. Kết quả của lần kéo dây cương kỷ luật là sự vững chắc, cân bằng và an toàn; còn của sự thúc ép là căng thẳng và muốn bỏ chạy. Nó hiển lộ ngay lập tức ở bên trong mỗi người và đòi hỏi chúng ta phải cảm nhận và trung thực với trạng thái hiện tại của chính mình.

Quy phục và kỷ luật là hai thái cực khác nhau của sự bình an. Nếu một người ứng dụng một trong hai phương pháp mà không nhận thấy sự bình an tức là họ cần sử dụng phương pháp còn lại. Xài dây cương này con ngựa vẫn điên cuồng thì ta phải xài cái dây kia, giống như hít vào không nổi nữa thì phải thở ra, cương không được thì phải nhu. Khi nào kiểm chứng trực tiếp được một thái cực thì bạn sẽ hiểu thái cực còn lại và thấy được sự giao hòa của chúng.

Cách dễ nhất và gần gũi nhất để thực chứng kỷ luật và quy phục đó là cảm nhận và trải nghiệm hơi thở của chính mình. Chính sự hít vào là hiện thân của kỷ luật và sự thở ra là hiện thân của quy phục. Người nào biết điều tiết hơi thở cũng sẽ biết điều tiết cơ thể. Vì cơ thể là một phần của tâm trí và mang bản chất của tâm trí, nên khi cơ thể ổn định, tâm trí cũng được thanh bình.

Thực ra, con người không có nhiều vấn đề, mà chỉ có một vấn đề quy nhất, đó là việc điều tiết năng lượng theo cực dương hay cực âm trên mỗi đoạn đường đi, vì chúng ta đang sống trong thế giới của nhị nguyên. Việc bạn gặp đau khổ hay trắc trở trong cuộc đời đều đến từ nguyên nhân không biết sử dụng nguồn lực nội tại, không thường trực có mặt ở điểm cân bằng. Nên các bạn không cần phải đắc thiên nhãn thông, không cần phải đọc tất cả các sách vở tâm linh tôn giáo hay học toàn bộ các khóa tu thiền để có thể sống một cuộc đời vững chắc, an lạc. Các bạn chỉ cần học cách thuần thục một trong hai phẩm hạnh quy phục hoặc kỷ luật là đủ. Giống như câu chuyện nọ kể về một ông tu sĩ tu luyện bao nhiêu năm tháng để học được phép khinh công bay qua sông. Ông ta thách đố Đức Phật làm được chuyện đó. Nhưng Phật chỉ mỉm cười, nhẹ nhàng bước lên một con đò chở mình qua sông sau khi đã trả cho bác lái đò 2 xu lẻ.

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh minh họa: Philipp Reiner/Unsplash

[THĐP Translation™] Cập nhật trải nghiệm lưu giữ tinh dịch (semen retention) sau 3 năm 8 tháng

Như đã nói, tôi đã đi trên cuộc hành trình này khá lâu. Tất cả những lợi ích và những khó khăn thử thách, tôi đã kinh qua. Tôi muốn nói về “những lợi ích thú vị” đã được tích lũy qua thời gian cho đến bây giờ và những thay đổi trong bản thân tôi, những trải nghiệm cá nhân, thế nên bạn muốn hiểu sao thì tùy bạn.

Sự lưu giữ tinh dịch và con đường tâm linh đã cho tôi thấy cuộc sống này còn rất nhiều thứ chúng ta chưa nhận ra. Ai có thể nghĩ một việc đơn giản như không xuất tinh lại có liên quan tới chuyện được tái kết nối với God/Vũ trụ/Nguồn. Nó đã dạy tôi rằng tất cả chúng ta nên được sống bình an, mạnh mẽ và anh minh theo những cách riêng của mình. Nhưng đến một lúc nào đó, nhiều con người đã đi chệch khỏi cái tôi muốn gọi là “Luật Tự Nhiên” và nếu bạn nhìn xung quanh bạn trên thế giới và xã hội ngày nay, bạn có thể thấy kết quả của sự đồi trụy và sống một cuộc sống vô bổ và vô kỷ luật dẫn đến đau khổ như thế nào. Tôi không cảm thấy thế giới đáng ra phải như thế này, nhưng hy vọng theo thời gian mọi thứ sẽ tốt hơn, nhưng bây giờ tất cả những gì chúng ta có thể làm là tập trung vào chính mình và làm sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy!

Cuộc đời chỉ là một giấc mơ/trải nghiệm tạm thời

Điều này thật khó giải thích bởi vì bản chất của tôi là một người hoài nghi. Nó không nhất thiết là bất kỳ kiến thức nào tôi cứ nghĩ trong đầu, nhưng có cảm giác như khi tôi lưu giữ tinh dịch và đi theo con đường tâm linh càng lâu thì tôi càng có cảm giác như God/Vũ Trụ đang gửi cho tôi thêm trí tuệ và bộ não của tôi là ăng-ten thu nhận thông tin, không phải qua lời nói mà là trực giác/cảm giác. Tôi chỉ cảm thấy đây là sự thật. Nếu bạn sống một cuộc đời xa rời luật tự nhiên và bạn sống một cuộc đời đau khổ do chính hành động của bạn gây ra, bạn phải lặp đi lặp lại trải nghiệm này nhiều lần cho đến khi bạn hiểu đúng (luân hồi). Hãy nhớ rằng tôi không nói đây là “facts” (sự thật từ số liệu) nhưng đây là cách tôi cảm thấy từ bên trong mình. Nó không phải để làm bạn cảm thấy sợ hãi, mà là để khuyến khích bạn sống chính trực. Không những trải nghiệm cuộc đời này có thể là một trải nghiệm đẹp, mà nó còn chuẩn bị cho bạn đón nhận bất cứ chuyện gì xảy ra sau khi chết.

Tôi cảm thấy cực kỳ vô tư

Nếu tôi có thể dùng những từ ngữ chính xác để diễn đạt, nếu cuộc sống là một trò chơi điện tử, tôi cảm thấy như mình đã phá đảo trò chơi và tại thời điểm này, mọi thứ khác chỉ là điểm thưởng bonus giải trí. Bất kể tôi đang làm gì, tôi thậm chí không quan tâm nhiều đến kết quả nhưng tôi say mê và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, điều này giúp cải thiện cơ hội thành công của bất cứ điều gì tôi đang làm ngay từ đầu! Cuộc sống này chỉ là một trải nghiệm tạm thời mà tôi hoàn toàn ý thức/nhận thức được, và tôi đang tận hưởng chuyến đi! Tôi nhận ra rằng khi tần số của tôi càng thấp trong quá khứ, tôi càng lo lắng về những điều vô nghĩa và những níu bám phàm tục. Nhưng khi tôi càng đi trên con đường lưu giữ tinh dịch/tâm linh này, tôi càng trở nên vô tư và thật tuyệt vời vì đó là một sự tự do! Tôi không còn phải làm con tin cho kết quả hoặc những điều vô nghĩa khác. Khi bạn hiểu trong thâm tâm trải nghiệm cuộc sống này là gì, bạn sẽ không đổ mồ hôi cho những điều nhỏ nhặt và ngớ ngẩn, bạn có thể mỉm cười từ bên trong khi biết rằng sự giàu có vô hạn và mọi thứ bạn cần đã có sẵn ở bên trong bạn!

Ý tưởng về “cái chết” hoàn toàn thay đổi trong tôi

Trước đây, tôi sẽ rất lo sợ về cái chết, trải nghiệm cuộc đời bị kết thúc. Bây giờ với phiên bản này của bản thân, khi tôi nghĩ về nó, trải nghiệm cuộc sống này đối với tôi đã kết thúc sớm hơn dự kiến. Tôi không thể không nở một nụ cười trên khuôn mặt, vì tất cả những gì tôi đã nói ở trên. Tôi biết đây chỉ là một trải nghiệm, thân xác này sẽ đến ngày hết hạn, nhưng linh hồn/thần khí/năng lượng của tôi sẽ vượt qua và tôi sẽ tiếp tục, tới đâu tôi không biết, nhưng bây giờ khi tôi đang sống chính trực, biết chăm sóc tâm trí/cơ thể/tinh thần của mình, tôi luôn có cảm giác ấm áp, hạnh phúc và vững tâm sâu thẳm trong cốt lõi rằng tôi sẽ ổn! Tôi quan tâm nhiều hơn đến những người đang ở trong khoảng đời đen tối của họ, nhưng họ phải tự mình thay đổi từ bên trong, và tôi chúc họ những điều tốt đẹp nhất. Tôi cảm thấy nỗi sợ chết 4 năm trước tương quan với việc sống ở tần số thấp và không biết tự chăm sóc bản thân. Nỗi sợ hãi đó về cơ bản là linh hồn/thần khí của tôi đang nói rằng: “Nếu bạn không chăm sóc bản thân trong kiếp sống này, sẽ có những hệ quả khả dĩ trong kiếp sống tiếp theo mà bạn chưa sẵn sàng đón nhận.”

Tôi cảm thấy được bảo vệ/che chắn

Họ nói rằng khi bạn đang sống với tần số thấp, tự hủy hoại, bạn dễ bị dính vào những chuyện tiêu cực/quái quỷ, và điều đó hợp lý bởi vì các thực thể tiêu cực yếu về bản chất, vì vậy chúng chỉ có thể bám lấy con người người đã làm cho chính tinh thần/thể xác của họ yếu đi. Nhưng điều ngược lại cũng xảy ra với những người ở tần số cao! Tôi cảm thấy như bất cứ đâu tôi đi cũng có những linh thần/chiến binh tần số cao phía sau tôi mọi lúc. Tôi thực sự cảm thấy như Vũ trụ ở bên tôi, như nó chính là tôi, nhưng nó chú ý đến tôi vì tôi đang tu bổ chính mình, và tôi được khen thưởng vì điều đó. Tôi không có gì ngoài lòng biết ơn cho tất cả những điều này.

Không có một “cái tôi” tách biệt, tất cả đều là sự biểu hiện của God/Vũ Trụ

Cách tôi nhìn mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Khi tôi nhìn bạn, tôi không thấy bạn là một người, mà là một hương vị độc đáo của Cuộc Đời/God/Vũ trụ và chính tôi cũng thế. Tất cả chúng ta đều là những phản chiếu độc nhất của God/Vũ Trụ là những lời nhắc nhở liên tục về các phiên bản của chính mình mà ta có thể trở thành, những lời nhắc nhở liên tục về tiềm năng vô tận trong mỗi người! Giống như hàng tỷ tế bào không thể tồn tại nếu không có cơ thể con người, loài người chúng ta là một trong những hương vị bất tận của cuộc sống, không thể tồn tại mà không nằm trong và không có cơ thể Vũ Trụ. Vì vậy, khi ai đó yêu cầu tôi giải thích tôi là loại người thế nào, tôi muốn nói đơn giản là “Tôi chỉ là cuộc sống! Bạn sẽ hiểu được tôi theo thời gian!”

Năng lượng dồi dào, đủ để dễ dàng cảm nhận vào lúc này

Tất nhiên là bạn nghe nhiều người nói về năng lượng tăng lên chỉ trong vài ngày, nên bạn có thể tưởng tượng được khối năng lượng tôi đã tích lũy trong nhiều năm qua. Tôi có nguồn năng lượng sinh lực chảy từ đầu đến chân. Để giải thích cảm giác này một cách đơn giản, nó giống như một loại cảm giác mát mẻ nhưng ấm áp. Năng lượng này là một cảm giác rất “mến yêu”, giống như được ôm bởi một người bạn thực sự quan tâm. Nó rất tuyệt vời nhưng sau một thời gian, nó trở thành chuyện “bình thường” mới, trạng thái mà tất cả chúng ta nên cảm thấy. Sinh lực chảy trong thân xác của chúng ta để định hình thực tại này theo ý muốn! Đây chính xác là nguồn năng lượng phúc lạc mà rất nhiều người theo đuổi sai cách. Cảm giác xuất tinh mà nhiều người đàn ông liên tục mong muốn làm, họ không nhận ra chính nguồn năng lượng họ theo đuổi cũng chính là nguồn năng lượng họ vứt đi liên tục. Nếu nguồn năng lượng sinh lực này được giữ lại, cảm giác phúc lạc, yên bình khi được kết nối lại với God/Vũ Trụ/Thiên Nhiên/Cội Nguồn sẽ được cảm nhận mỗi ngày. Cảm giác tuyệt vời này là cách tất cả chúng ta nên cảm thấy khi chúng ta chăm sóc năng lượng của mình! Điều hay ho nhất là những người khác có thể cảm nhận được năng lượng của tôi. Những người khác, ngay cả khi họ ở tần số thấp, tất cả chúng ta đều là những hương vị độc nhất của God/Vũ trụ, vì vậy chúng ta có trực giác để cảm nhận năng lượng của một người khác, và khả năng này được tăng cường khi chúng ta tự chăm sóc năng lượng của chính mình.

Tôi muốn nhắc nhở tất cả các bạn rằng 4 năm trước, tôi là một người bi quan, tiêu cực, hay hoài nghi, và tôi sẽ cười vào mặt bạn nếu bạn nói với tôi về chuyện lưu giữ tinh dịch hay tâm linh. Cuộc hành trình này đã đặt phiên bản bản ngã yếu đuối của chính tôi vào vị trí của nó và đã làm tôi khiêm tốn! Tôi cũng chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất trên hành trình của mình!

Tác giả: u/crazyrj14@reddit
Biên dịch: Ishvara
Hiệu đính: Prana


📌  Đặt Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes [1 năm])  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[Tiểu thuyết] Tuổi trẻ cô đơn — Chương 36-37

0

Chương 36

“Màn trình diễn rất tuyệt.”
“Cám ơn em.”
“Anh chơi đàn bao lâu rồi?”
“Anh không biết. Anh nghĩ là mười năm, cũng có thể là mười một. Anh không đếm.”
“Anh có bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một tay chơi nhạc chẳng hạn?”
“Nhà văn nói chuyện với kiến trúc sư có lẽ sẽ hay hơn.”
“Thôi nào.”
“Chỉ có kiến trúc sư mới có khả năng biến ngôi nhà mơ mộng của nhà văn thành hiện thực.”
“Anh cũng có tài ngụy biện.” Tôi đùa.
“Nhưng anh không nghĩ mình là một kiến trúc sư. Ý anh là một kiến trúc sư thật sự.”

Chính câu nói này đã hoàn toàn ghi điểm với tôi. Không phải ai cũng suy nghĩ được như vậy. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ là kiến trúc sư nếu họ đang đầu quân cho một công ty chuyên thiết kế nào đó. Họ nghĩ họ là bác sĩ nếu họ đang công tác trong một bệnh viện. Đã có lúc tôi cũng ảo tưởng mình là nhà văn chỉ vì mình đang theo đuổi con đường viết lách. Giá trị đích thực của nó đòi hỏi một điều gì đó vĩ mô hơn.

“Em đã chờ đợi suốt mấy tháng nay để lại được nghe tiếng đàn của anh.”
“Còn anh thì đã đứng ngồi không yên trước ngày lên Đà Lạt tham dự bữa tiệc này.”

Chúng tôi đang bật đèn tín hiệu cho nhau.

“Anh háo hức vì bữa tiệc đến vậy sao?” Tôi cố giả vờ.
“Không, anh háo hức vì được gặp em hơn.” Anh đã bị tôi đánh lừa. Đây đích thực là điều tôi muốn nghe.

Có vẻ anh đang đỏ mặt. Vì chúng tôi đã cùng uống với nhau một vài ly. Hoặc anh đang ngượng ngùng bối rối.

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện cùng nhau cho đến khi buổi tiệc kết thúc. Thay vì chào tạm biệt Khải để giã từ chốn đông người như tính cách mình, tôi đã đánh mất đi sự khó chịu vốn có. Và tôi biết mình có lẽ sẽ hối hận nếu như không nhận lời tham dự buổi tiệc tiếp theo của nhóm bạn đi cùng anh. Lẽ ra tôi có thể từ chối lời mời của anh, tôi hoàn toàn không quen biết bạn bè anh. Tôi cũng không quen những cuộc vui đông người. Nhưng khi định mệnh đã nhúng tay vào thì tôi quả thật rất khó để lãng tránh. Tâm trí tôi không còn thuộc về tôi nữa. Trái tim tôi cũng không còn thuộc về tôi, nó đã thuộc về anh.

Màu sắc quanh tôi đã trở nên rực rỡ hơn. Có khoảng bảy tám người nán lại để cùng nhau truyện trò trong khách sạn nơi anh nghỉ lại. Chúng tôi đàn hát, cùng nói chuyện phiếm. Chúng tôi nói về nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và hội họa. Người ta đua nhau nói, còn tôi thì liên tục mỉm cười. Mỉm cười vì thấy mọi thứ thật tuyệt vời. Ý tôi là cảm giác này, ngồi bên cạnh một người đàn ông vừa xa lạ vừa thân quen. Đây chỉ là lần gặp gỡ thứ hai, nhưng mọi thứ gần gũi và tự nhiên.

Khi quyết định sẽ mở cửa trái tim mình thêm một lần nữa sau nhiều năm đóng chặt. Tôi đã dự tưởng rằng tôi có thể kiểm soát được mọi tình huống, tình cảm cũng như hành động của mình. Trước lễ cưới diễn ra tôi vẫn còn rất tự tin vì ý nghĩ này. Tôi đã thất bại trong một chuyện tình kéo dài lê thê. Tôi là một học sinh đã học thuộc lòng bài cũ trong nhiều năm, không lý nào tôi lại có thể quên. Nhưng bỗng nhiên mọi thứ khác hẳn. Trong cuộc vui này, tôi không còn là chính tôi. Tôi vui vẻ phấn khởi và nhiệt tình với tất cả câu chuyện của mọi người. Tôi còn cố gắng ghi điểm trong mắt bạn bè anh. Tôi đang nói chuyện cùng họ như thể tôi đã quen biết họ lâu rồi. Nói chuyện mà không dò dẫm xem sự chân thật trong họ. Tôi ngạc nhiên vì chính bản thân mình.

Trong lúc ngồi cạnh anh và lắng nghe anh nói. Tôi biết rằng sự có mặt của anh rất ý nghĩa đối với cuộc sống của tôi. Vì cuộc sống đã lại cho tôi thêm một cuộc sống nữa. Tôi đâu phải sinh ra để sống cô đơn hết cuộc đời này. Nhưng hôm nay tôi đã uống rất nhiều rượu. Tôi có nên nghi ngờ gì về sự thật này không. Đây liệu chỉ là một giấc mơ. Bao lâu thì cuộc sống sẽ tạt vào tôi gáo nước lạnh để thức tỉnh như cách nó đã đối xử với tôi nhiều lần trước đây.

Tuy nhiên Khải sẽ lại quay về Sài Gòn. Dù đây không phải một giấc mơ thì hiện thực được vẽ ra cũng toàn là gam màu đen tối. Tôi đã quá mệt mỏi chờ đợi để rồi thất vọng. Anh đã hỏi tôi có thể nào trở về Sài Gòn được không lúc nãy. Tôi không biết, tôi không biết mình có đủ khả năng để quay lại đó không. Tôi đã quá sợ hãi chốn đông đúc náo nhiệt ấy nên mới chạy trốn lên trên này. Cuộc sống đã lại cho tôi thêm một cuộc sống nữa nhưng sao lại nỡ đành rào chắn vào tôi quá nhiều gai góc.

Lại yêu xa ư? Mình sợ gì kia chứ?

Yêu xa thì không thường xuyên có những buổi sáng hồi hộp đứng trước hiên nhà và chờ đợi trông thấy người yêu, chờ đợi một nụ cười và một câu chào buổi sáng tốt lành. Giây phút đó luôn khiến trái tim chúng ta thổn thức và đập rộn ràng liên hồi kỳ trận. Không có những đêm chờ đợi mặt trời nhanh tỉnh giấc để gặp lại một người. Yêu xa sẽ khiến cho thời gian và hiện tại vô tình trở thành tội đồ trong cuộc tình thầm kín. Thời gian chờ đợi sẽ luôn buồn tẻ và dài dằng dặc.

Tôi đã trông thấy bao nhiêu cuộc tình xung quanh mình. Chẳng ai có thể sống mà thiếu đi tình yêu. Tình yêu mỗi người mang một hình hài sắc thái mỗi khác nhau. Có tình yêu với người này trông xấu hổ nhưng với người kia thì đẹp đẽ. Có tình yêu đáng khinh nhưng người khác lại luôn trân trọng yêu quý. Chẳng bao giờ người ngoài cuộc lại hiểu được tình yêu của một người. Tâm hồn họ luôn kinh ngạc phẫn nộ trước sự điên cuồng của những kẻ đang yêu.

Những đôi tình nhân cố bám vịn vào hình dáng có vẻ bề ngoài trông giống tình yêu rồi huyễn hoặc tự đánh lừa vỗ về chính trái tim mình. Nói về tình yêu nhưng không bao giờ tin tình yêu có thật. Nói về người yêu nhưng không quên khuyến mãi thêm địa vị, tiền bạc, công danh của người mình yêu. Nói về sự gắn kết lâu dài bền chặt nhưng khi có dấu hiệu nguy hiểm thì vội vã đường ai nấy đi cho yên lòng. Nếu đã là yêu, tất cả khó khăn trắc trở đều đáng ca ngợi. Và bất cứ ai có thể giải thoát tình yêu khỏi những phiền muộn, người đó đích thực mới đang sống trong tình yêu. Điều gì làm cho một tình yêu trở nên đẹp đẽ và tỏa sáng. Đó chính là người mình yêu. Chỉ cần đó là người tôi thực sự yêu, tôi sẽ luôn biết cách biến tình yêu thành cổ tích.

Tôi nghĩ đến những điều ấy và biết rằng rất khó để giấu mình sau chiếc mặt nạ mà không khỏi để lộ mặt. Tôi muốn chơi bài ngửa không phải vì tính thật thà mà vì tôi sợ sẽ lỡ mất chuyến tàu tình yêu. Hoặc có thể vì ở một nơi như Đà Lạt, tôi càng không muốn mình đánh rơi cơ hội được trở thành nhân vật chính trong câu chuyện tình yêu lãng mạng cổ tích, mà Khải chính là chàng bạch mã hoàng tử.

Chương 37

Năm ấy tôi hai mươi bốn tuổi. Lần đầu tiên đối diện với tử thần một cách cưỡng bách. Đó không phải một cuộc gặp gỡ được chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo. Đã có hơn nhiều lần nghĩ đến cái chết trong suốt những năm tháng chênh vênh của tuổi trẻ và đôi khi cái suy nghĩ ngu đần ấy thỉnh thoảng vẫn còn bám bụi vào hiện tại. Nhưng khi cái chết đến đột ngột mà ta biết mình khó lòng còn đủ khả năng xoay chuyển vận mệnh, ôi cảm giác ấy đã cứu vớt tôi khỏi những ham muốn tự sát nhất thời.

Đỉnh núi Phan Xi Păng cao chót vót với hai ngày một đêm chinh phục khiến trái tim của người trẻ nào cũng háo hức lên đường dấn thân, nhất là đứa đam mê những cung đường như tôi. Cái lạnh rét và độ cao thay đổi đã khiến cơ thể tôi trục trặc không cần thiết. Và trong đêm cắm trại dừng chân ở độ cao hơn hai nghìn mét, có lẽ thần chết đã muốn một lần đùa cợt chơi trò thử thách. Tôi đã từng trải qua rất nhiều lần thật sự muốn chết, nhưng cảm giác mình sắp bị giết chết là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Thử đặt mình vào khoảnh khắc sinh tử, khi chỉ còn được sống tối đa chừng năm phút nữa. Có thể chỉ là một phút, đến ngưỡng ấy cũng không còn khả năng điều khiển đồng hồ cho nó quay nhiều hơn được.

Tôi đã thấy năm phút ấy chẳng khác nào một thời hạn dài vô kể, quý giá vô cùng, bao nhiêu tiền bạc của cải, danh vọng tước vị cũng không thể mua. Dù tôi có là triệu phú hay vĩ nhân thì năm phút còn lại của mỗi người đều giống nhau. Chỉ có thể nằm đó, kịp nhớ lại quãng đời ngắn ngủi mà mình chưa kịp viết thành một cuốn tiểu thuyết. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng mình không còn muốn vội vàng. Từng phút từng giây giờ đây được tận dụng phân chia cẩn thận không bỏ phí.

Hai phút cho những hối hận ăn năn với bố mẹ. Cả cuộc đời tôi có lẽ chưa thể trọn vẹn một chữ hiếu. Trước lúc lên đường leo núi, mẹ đã gọi điện cấm cản khuyên ngăn. Tôi đã mặc kệ. Tôi tỏ thái độ khó chịu vì bố mẹ luôn khuyên nhủ những điều làm héo mòn tuổi trẻ của tôi. Tôi dũng cảm mạnh mẽ, không chịu an phận trong thường nhật, và cần những bước chân mạo hiểm cho tuổi trẻ thêm phần sinh động. Hai phút ngẫm lại thì bố mẹ đã hy sinh cuộc đời họ cho tiếng khóc chào đời của tôi, cho những ngày tôi bé dại non nớt, cho tuổi dậy thì ương bướng khó bảo và giờ là những bước chân chập chững trưởng thành lì lợm. Họ cũng từng có những khao khát sống trọn vẹn giống tôi bây giờ, rồi dẹp hết, vứt bỏ hết tất cả. Tôi muốn quay trở lại căn nhà ấm cúng từng sống cùng bố mẹ thuở ấu thơ, muốn xa lánh thế giới của người lớn hiện tại. Ôi tôi đã từng mơ không cần phải đến trường, tôi ghét sự quản thúc của mẹ, ghét tỉ thứ của cuộc sống một đứa trẻ và tôi đã từng muốn lớn thật nhanh. Đó là hai phút thèm thuồng giấc mơ được bé lại khi nhớ về bố mẹ.

Hai phút tiếp theo cho việc ngẫm nghĩ về thân phận mình. Cuộc đời là hai từ quá xa lạ với tôi lúc còn nhỏ. Không ai gọi tên nó trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Tôi chưa bao giờ trông thấy nó có hình hài ra sao. Thậm chí là tận khi biết đến sự tồn tại của nó, tôi bây giờ vẫn còn quá kinh ngạc. Giống như một đứa trẻ luôn vòi vĩnh cha mẹ những điều chúng yêu thích. Khi tôi lớn, mũi tên đã được chuyển hướng sang một đối tượng khác, đó chính là cuộc đời. Lúc nào cũng đặt câu hỏi liệu có phải cuộc đời này đang đối xử với mình thật tệ. Còn hai phút nữa để sống mà lại đi hỏi câu ngu ngốc kiểu đấy. Cũng giống như bố mẹ chưa bao giờ cho tôi quyền tự do sở hữu những điều tôi muốn lúc còn bé. Cuộc đời cũng thế thôi, muốn điều này nhưng nó sẽ chỉ dành cho điều kia. Mà thôi, sắp chết rồi oán trách làm gì.

Phút còn lại cuối cùng tôi sẽ tận hưởng cảnh sắc xung quanh. Tôi đã có thật nhiều cung đường trong bút ký hành trình phiêu bạt. Nơi nào ghé qua thiên nhiên cũng chan hòa. Chỉ tiếc là tôi đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để tận hưởng một cách trọn vẹn.

Tôi đang sống sờ sờ ra đấy, nhưng chỉ năm phút nữa thôi sẽ biến thành một con số không tròn trĩnh. Thân xác tôi sẽ mục nát dưới nấm mồ. Thỉnh thoảng cũng có vài ba người đến thăm non thắp cho vài nén nhang. Năm phút nữa thôi là thân xác sẽ trở về nằm yên hòa mình vào lớp đất bụi.

Ước gì mình không phải chết. Tôi đã ước thế mặc cho đã có nhiều hơn những lần như thế tôi ước mình được chết đi. Năm phút để nhận ra mình thật sự đã không sống trong mấy chục năm qua. Chỉ có năm phút này là thật sự mình đã sống. Sống và biết quý trọng từng phút, đã không bỏ phí một giây nào.

Lần suýt chết ấy đã ám ảnh tôi. Tôi nhận ra chết vì tự sát là một hình phạt quá lớn so với bản thân cái chết. Chết vì tự sát là một sự yếu đuối quá dễ dàng. Tôi có thể mất mấy ngày để lên kế hoạch mua thuốc ngủ về dấu kín trong ngăn kéo, hoặc một sợi dây thừng, hoặc có thể đã quan sát kỹ lưỡng con sông ấy trước ngày ra quyết định. Chắc chắn đến tận khoảnh khắc cuối cùng ta vẫn còn có thể nuôi hy vọng mình được sống. Nhưng đối với một cái chết bất đắc kỳ tử thì quả là độc ác. Một bản án khủng khiếp không tài nào thoát khỏi được.

Thú thật là biết thế mà tôi vẫn chưa thể nào bỏ đi cái tật hễ đau khổ tuyệt vọng là lại muốn khước từ đi sinh mệnh của mình. Ngoại trừ lúc chết tiệt ấy ra, tôi bao giờ cũng ao ước mình được sống như năm phút cuối cùng. Sống trong năm phút cuối cùng, sẽ thấy mình muốn buông lơi mệt mỏi chán ngán. Không còn ý định hì hục kiếm tiền, mắc kẹt trên các đại lộ, dành thời gian cho những đối tác xa lạ. Thấy mình siêng năng lục lọi ký ức để nhớ ra bao lâu rồi chưa về nhà, chưa ăn một bữa cơm với bố mẹ, một cái ôm cho những con người đã vẫn luôn ở đó trông ngóng bước chân mình đặt trước cửa nhà. Năm phút ngắn ngủi thì làm gì còn đủ để chăm chú vào màn hình máy tính, điện thoại, dõi theo cuộc sống của những kẻ không hề quen biết, giết thời gian vào ảo ảnh không thực. Thay vào đó sẽ sống trọn vẹn cùng khoảnh khắc thiên thu của một dòng sông, ngắm nhìn một bác chèo đò, thưởng ngoạn một bông hoa, ôm lấy một cái cây, một buổi hoàng hôn hay bình minh trên những chân trời bất tận. Nuối tiếc xoay vần cho những dang dở chưa trọn vẹn, cho ước mơ chưa bao giờ dám gọi tên.

“Đang nghĩ gì thế cô gái?”
“Em đang nghĩ đến quy tắc sống năm phút.”

Tiếng nói từ trong nhà đang từ từ tiến lại gần.

“Ý em là?”
“Em có thể áp dụng nguyên tắc đó với anh không?”
“Anh chưa hiểu ý em.”

Tất nhiên là anh không thể hiểu. Làm sao anh có thể hiểu tôi đang đấu tranh cho trận chiến quyết định này được. Tôi có nên dốc hết sức lực và niềm tin mình đang có mạo hiểm đặt cược. Không phải đặt niềm tin vào anh, mà cho tôi. Tôi không biết mình có đủ khả năng để cho phép tình yêu bước vào cuộc sống tôi thêm một lần nữa.

“Anh dậy sớm vậy.” Tôi lái sang hướng khác.
“Em còn dậy sớm hơn cả anh.”

Tôi cười. “Ở Đà Lạt em quen dậy sớm để ngắm nhìn núi đồi còn lười biếng ngủ.”

“Đêm qua em ngủ được không?”
“Em hơi trằn trọc, nhưng rồi ngủ đi lúc nào không hay.”

Anh nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh tôi. Từ trên ban công này chúng tôi có thể nhìn rõ nét gương mặt núi đồi buổi sớm mai.

“Em hút thuốc đấy à?”
“Em quen rồi. Anh không phiền chứ.”
“Cứ tự nhiên.”
“Anh không hút thuốc? Em cứ nghĩ bọn con trai sống lang thang như anh hầu hết đều xem nó là bạn.”
“Có hai người vì anh mà bỏ thuốc lá. Đó là bà và bố anh. Nên anh không.”

Tôi gật đầu đồng ý. Cố rít thêm một hơi thật sâu nữa.

“Em sẽ là người thứ ba.” Tôi gạt mạnh điếu thuốc đang hút dở vào gạt tàn.
“Em không cần phải làm thế. Anh đâu có bảo em.”
“Không ai có thể bảo em làm gì, trừ khi em thật sự muốn.”

Anh cười. “Buổi sáng Đà Lạt thật tuyệt. Không khí này, cảnh sắc này, thật biết cách mê hoặc lòng người.”

“Anh phải sống ở Đà Lạt mới thấy được cái thú vị của nơi đây.”
“Anh hiểu tại sao em lại chạy trốn lên trên này.”
“Em không phải là Đôn Kihôtê. Một hiệp sĩ cần đủ thông thái để phải biết đối thủ của mình là ai. Một hiệp sĩ can đảm đôi khi còn phải là một hiệp sĩ biết kiềm chế, bỏ qua và để tự dành cho bản thân mình kẻ thù xứng đáng nhất. Em không thể đánh nhau với xã hội khi biết chắc em sẽ là người thua cuộc. Nhưng em cũng không chạy trốn. Em thật sự bị thu hút bởi Đà Lạt.”

Anh quay sang nhìn tôi, ánh mắt muốn tôi đừng dừng lại.

“Sự yên bình Đà Lạt khiến người khác phải ghen tị. Thiên nhiên khiến con người sống chậm lại và tình hơn.”
“Trời hửng sáng rồi đấy. Anh có muốn đi dạo?”

Anh quay vào trong nhìn mọi người vẫn còn đang ngủ.

“Anh có hẹn với mọi người sáng nay.” Ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp. “Thôi kệ, em xuống dưới chờ anh nhé.”

(Còn tiếp)

Tác giả: Ni Chi
Biên tập: NHH
Minh Họa: Polaris Do

*Những chương còn lại đã được xuất bản trong Aloha Magazine. Chương 36-37 này được đăng trong Aloha Volume 22.


📌  Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes [1 năm])  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

[THĐP Translation™] Những lợi ích của việc ăn một ngày một bữa – One Meal A Day (OMAD)

thdp translation 4

📌  Bài dịch đã được đăng tải trong tạp chí Aloha volume 11. Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes) ➡️ bit.ly/THDPmembership

Đối với đại đa số, ăn ít bữa có lợi hơn việc ăn uống thường xuyên về cả mặt tác dụng sinh lý cũng như những lợi ích khác trong cuộc sống thường nhật. Những lợi ích của ăn một ngày một bữa sau đây sẽ làm bạn kinh ngạc.

Nhập môn Ăn Một Ngày Một Bữa [One Meal a Day (OMAD)]

Ăn một ngày một bữa (One Meal a Day – OMAD) là một chiến lược dinh dưỡng bao gồm việc chỉ ăn một bữa trong vòng 24 giờ. Mặc dù có thể được áp dụng như một cách hiệu quả để giảm béo, không nhất thiết phải xem đây là một chế độ ăn kiêng mà là một kế hoạch xây dựng lối sống.

OMAD dựa trên phương pháp Nhịn ăn Gián đoạn (Intermittent Fasting – IF), là phương pháp phân chia ngày của bạn thành hai giai đoạn:

  • Feeding Window – Khoảng thời gian bạn nạp calories, và lúc này nó sẽ lưu thông trong máu huyết. Trong IF, giai đoạn này thường được giới hạn trong khoảng từ 2-8 tiếng.
  • Fasting Window – Khoảng thời gian không nạp thêm calories, bạn bước vào trạng thái fast (nhịn ăn). Trạng thái này chiếm phần lớn thời gian trong ngày.

OMAD tận dụng được tối đa hiệu quả của IF, nâng khoảng thời gian nhịn ăn lên đến 22-23 giờ và giới hạn giai đoạn ăn xuống từ 1-2 giờ, hoặc chỉ một bữa một ngày.

1. Tác dụng của việc Nhịn ăn

Việc hạn chế ăn uống sẽ giải phóng một phản ứng dây chuyền của quá trình trao đổi chất làm kích hoạt các thích ứng sinh lý nền tảng quan trọng giúp cải thiện sức khoẻ, tăng quá trình đốt mỡ và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể.

Nhịn ăn Gián đoạn làm giảm:

  • Căng thẳng ôxi hoá và viêm toàn thân
  • Ung thư và các khối u tiềm năng
  • Huyết áp và đường huyết
  • Triglycerides and LDL cholesterol (Mỡ máu)
  • Nguy cơ mắc bệnh tim và thoái hoá thần kinh
  • Cảm giác đói bụng
  • Lượng mỡ dư thừa do quá trình oxi hoá chất béo tăng
  • Béo phì và kháng insulin

Lipolysis-Lipogenesis1

2. Các lợi ích của Ăn mỗi ngày một bữa – Kiểm soát Insulin tốt hơn

Nhịn ăn gián đoạn giúp cải thiện:

  • Độ nhạy cảm Insulin và IGF-1: Giúp bạn dung nạp được thêm carbohydrates và điều hoà mức đường huyết hốt hơn.
  • Hormone Tăng trưởng (Human Growth Hormone – HGH) Sau 14-18 giờ nhịn ăn tăng một cách đáng kinh ngạc 1300-2000%.
  • Tốc độ trao đổi chấtTốc độ trao đổi chất của bạn tăng lên khoảng 3-14%. Không phải bị chậm lại như mọi người vẫn thường nghĩ.
  • Phân vùng chất dinh dưỡng – Cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn và khả năng tổng hợp protein được tăng lên do cơ thể tiếp nhận fasting như một tín hiệu đói (starvation), mặc dù đây là hai trạng thái khác biệt.
  • Quá trình đốt mỡ và ôxi hoá. Cơ thể bạn sử dụng chất béo làm nhiên liệu từ đó bảo vệ được cơ bắp.
  • Việc hồi phục tế bào và Quá trình giải độc. Một quá trình gọi là ‘tự thực bào’ (autophagy) giúp loại bỏ chất thải và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi các nguyên nhân gây u ác tính. Một lần nhịn ăn ngắn có tác dụng sâu sắc đến sự tự thực của nơ-ron thần kinh.
  • Tinh thần sáng suốt và khả năng tập trung. Khả năng tập trung và thể trí của bạn được cải thiện nhờ sựtăng sản xuất các yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF).
  • Phát sinh thần kinh và Tính khả biến thần kinh. Khi nhịn ăn bạn sẽ sản xuất ra nhiều tế bào não chống lại các bệnh thoái hoá thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Điều này đồng nghĩa với việc sức mạnh tinh thần của bạn được tăng lên.
  • Mật độ và chức năng của ty thể. Việc này giúp bạn có nhiều năng lượng hơn và sử dụng nguồn năng lượng đó một cách hiệu quả. Bạn sẽ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng mà không cần phải ăn uống gì.

3. Những lợi ích của Ăn một ngày một bữa

Những hiệu ứng được đề cập ở trên đều có thể đạt được khi bạn thực hành bất kì phương pháp nhịn ăn nào khác. Tuy nhiên, có một số lợi ích đặc trưng chỉ đạt được khi bạn OMAD.

  • Nó ĐƠN GIẢN. Không cần phải là một nhà khoa học tên lửa mới có thể thực hành OMAD – tất cả những gì bạn cần là… ăn một bữa trong một ngày. Một khi bạn quen với việc này sau một vài ngày, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên rằng không cần quá nhiều nỗ lực để nhịn ăn.
  • Bạn tiết kiệm được nhiều THỜI GIAN. Một lí do khác tại sao chúng ta nên ăn ít bữa. Tưởng tượng xem bạn dành hết bao nhiêu thời gian chọ việc chuẩn bị và nấu nướng các bữa ăn, dọn dẹp sau đó và thực sự ăn uống. Tôi có thể thấy nó tốn rất nhiều thời gian. Ăn một ngày một bữa thực sự tiết kiệm rất nhiều thời gian.
  • FREE. Bạn không cần phải trả tiền cho các bữa ăn hay chi tiêu cho việc mua sắp thực phẩm mỗi ngày. OMAD rất rẻ vì khi đó bạn chỉ cần ăn vừa đủ nhưng vẫn có thể cải thiện sức khoẻ và phong độ của bản thân. Đốt calories chứ không đốt tiền.
  • Bạn có thể ăn thật nhiều thức ăn. Tuy thế, khi thực hành OMAD bạn sẽ ăn một bữa thịnh soạn. Bởi cơ thể bạn vẫn cần năng lượng và bạn sẽ nạp một lượng lớn calories trong một lần. Điều này giúp cho việc duy trì cân nặng hay giảm cân trở nên dễ dàng vì bạn không cần phải kiêng cữ những món yêu thích của mình.
  • Thỉnh thoảng có thể nuông chiều bản thân. Ăn kiêng không có nghĩa bạn phải từ bỏ hoàn toàn các món khoái khẩu. Nhờ những lợi ích của fasting, bạn có thể ăn bánh ngọt nhưng vẫn không sao.

4. Trạng thái Ketosis khi Ăn một ngày một bữa

OMAD hiệu quả khi áp dụng với bất kì chế độ ăn kiêng nào bởi tiền đề chính là chỉ ăn một bữa trong một ngày. Tuy nhiên, tốt nhất và lành mạnh nhất là thực hành nhịn ăn gián đoạn theo chế độ ăn Ketogenic.

Khi fast, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái chuyển hoá Ketosis, nghĩa là cơ thể sẽ ưu tiên đốt cháy chất béo và ketone bodies cho nhu cầu năng lượng, thay vì là glucose như mặc định.

Nhịn ăn gián đoạn và Keto thực chất như hai mặt của một đồng xu và là một cặp đôi hoàn hảo. Về mặt sinh lý chúng gần như giống hệt nhau nhưng có một số đặc điểm duy nhất chỉ có ở nhịn ăn gián đoạn. Do đó kết hợp cả hai sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái ban sơ nhất, khi đó bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hoàn toàn tỉnh táo, đốt cháy chất béo với tốc độ theo cấp lũy thừa và tối ưu hóa tính toàn vẹn của tế bào.

Để OMAD theo chế độ Keto, bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn thích nghi với Keto khi đó bạn phải giảm lượng carbohydrate xuống mức tối thiểu và tăng dần quãng thời gian fasting đến khi bạn đặt được mức chỉ cần ăn một ngày một bữa.

5. Kế hoạch ăn uống OMAD theo Keto

Ngay lập tức ăn một ngày một bữa theo chế độ ăn Keto mà bỏ qua giai đoạn thích nghi ban đầu có thể gây khó chịu và dẫn đến nhiều vấn đề. Một vài triệu chứng có thể kể đến là đau đầu nhẹ, buồn chán, mệt mỏi, không tỉnh táo và dị hoá cơ bắp.

Đó là lí do vì sao tôi khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về đề tài này trước khi bạn quyết định thực hành nó. Điều này làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Bản thân tôi đã từng mắc nhiều sai lầm trong suốt quá trình thực hành IF trong vòng 5-6 năm và Keto trong gần 2 năm. Hiện tại, tôi chỉ ăn mỗi ngày một bữa theo thực đơn Keto và cảm thấy khoẻ mạnh hơn bao giờ hết. Bởi cơ thể tôi cực kì hiệu quả trong việc sử dụng chất béo làm nhiên liệu, tôi hầu như không bao giờ cảm thấy đói, cơ bắp bị phá huỷ hay mệt mỏi. Bằng việc kết hợp hai chiến lược trên bạn có thể nhịn ăn nhiều ngày mà không cảm thấy khác biệt.

Tác giả: Siim Land
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Prana


📌  Mua tạp chí Aloha (500k/16 volumes)  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

2 giai đoạn của quá trình thức tỉnh

2

Có thể các bạn đã từng đọc ở đâu đó về 4 hay 8 giai đoạn của quá trình thức tỉnh tâm linh. Nhưng ở đây, mình chỉ chia quá trình này thành 2 giai đoạn chính. Nó gắn liền với hai thái cực âm dương và hai phẩm hạnh quan trọng cơ bản mà một người cần có để thấu hiểu và ứng dụng các chân lý, đó là tính kỷ luật và sự quy phục.

1. GIAI ĐOẠN Ý THỨC TRỖI DẬY

Đây là quá trình bạn chạm tới những giới hạn về nhận thức, quan điểm và niềm tin. Cuộc sống của bạn rơi vào những biến động lớn (khủng hoảng, suy sụp, gặp các vấn đề về tâm lý), hoặc rơi vào sự tê liệt/trì hoãn cục bộ. Chúng có thể được kích hoạt bởi những sự kiện thay đổi trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn, chia tay người thân yêu, đổi việc, chuyển nhà, du học, dùng chất thức thần, v.v… Nói chung sự đánh động và lay lắc này thường nằm sau một dấu hiệu thay đổi môi trường sống hoặc thay đổi đột ngột về thể chất, tâm lý. Nó khiến bạn đặt ra những câu hỏi về bản chất của vấn đề (tôi là ai, tại sao chuyện này xảy ra, bản chất của cuộc sống là gì, v.v…) và tìm kiếm câu trả lời ở mọi nơi có thể (đọc sách, nghe pháp thoại, tham gia các khóa tu thiền/khóa học/diễn đàn về tâm linh, bắt đầu nghiên cứu các đề tài về huyền học/tôn giáo, v.v…) Sự thúc ép truy cầu chân lý lúc này thường xuất phát từ áp lực của khổ đau/nghi ngờ, và khao khát sống. Bạn sẽ bước vào giai đoạn gỡ bỏ cái cũ và tiếp nạp cái mới một cách mãnh liệt, thông tin mới đổ vào bạn theo cả hai con đường chủ động và bị động.

Các bạn có thể tưởng tượng việc ý thức trỗi dậy cũng giống như việc con sâu đang vươn mình ra khỏi cái kén chật chội. Nó sẽ cảm thấy đau đớn và ngột ngạt, nhưng có một sự khao khát biến đổi mãnh liệt bên trong, dù có thể trong khoảnh khắc đó nó chưa nhận ra mình đang ở hoàn cảnh như thế nào. Hoặc không, bạn cũng có thể hình dung giai đoạn này giống như một chiếc máy tính đang được nâng cấp phần cứng để có thể chạy một hệ điều hành tân tiến hơn. Những bộ phận không thích hợp sẽ được tháo gỡ, sắp xếp lại, bổ sung thêm để có thể thích nghi với phần mềm mới.

Đây là sự dâng trào và đẩy lên bề mặt những điều bạn ẩn giấu trong vô thức. Thông thường, chúng là những cảm xúc bị đè nén, những nỗi sợ hãi và những niềm tin cố định giúp vận hành đời sống thường ngày hay những thói quen tiêu cực. Khi ở trong quá trình này, bạn sẽ được đối diện với bóng tối của những tư tưởng, với sự giới hạn và yếu kém của hệ thống niềm tin mà bạn đã từng cho rằng nó là mạnh. Ví dụ: trước kia bạn cho rằng phải có một nghề nghiệp ổn định thì bạn mới cảm thấy an toàn, nhưng hiện tại bạn lại đang rơi vào hoàn cảnh bấp bênh phân vân lựa chọn công việc tự do mà mình yêu thích hay công việc cố định đã có người khác làm chủ. Có thể nói, bạn sẽ rơi vào một cơn bão táp thanh lọc cơ thể và tâm hồn để đưa tới quyết định sống theo trái tim hay tâm trí, theo trực giác hay theo thói quen.

Khó khăn gặp phải trong giai đoạn ý thức trỗi dậy đó là bạn bị bất ngờ, choáng ngợp và ra sức chống cự lại sự biến đổi nên cảm thấy mệt mỏi kiệt quệ. Vì bạn đã sống với quán tính tiêu cực cũ trong một quãng thời gian dài. Khi góc nhìn mới hiển lộ, bạn cảm thấy bị đe dọa, hay bị tấn công. Thay vì quan sát để chuyển hóa tiêu cực, bạn lại “nhân giống” những tiêu cực đó thêm nhiều lần nữa bằng cách lan tỏa nó ra thế giới bên ngoài.

Bài học lớn nhất trong quá trình này đó là quy phục, bằng cách thư giãn thả lỏng và kiên nhẫn lắng nghe những “tai ương” đang diễn ra có thật sự là tai ương hay là một ân sủng. Chỉ bằng sự chấp nhận hoàn toàn, bạn mới tạo ra một môi trường ổn định cho sự tái cấu trúc diễn ra. Càng giãy đạp và chống cự, bạn càng cảm thấy sợ hãi, lạc lối và đau đớn. Đây là giai đoạn giúp bạn trải nghiệm sự quy phục rõ ràng nhất vì sóng gió và bất an đang là cực điểm, bạn không thể “thêm vào” được gì nữa mà chỉ có thể “bớt đi.” Bớt một chút kiểm soát, bớt một chút gắng gồng, bớt một chút tính toán, bạn sẽ thấy ngay sự bình an hiển lộ. Trong giai đoạn này, nếm trải sự bình an trong hỗn độn, phúc lạc trong đau khổ chính là thành tựu quan trọng nhất. Nó là điểm nút để bạn bước tới giai đoạn hoàn thiện sau đó trong đường đi của ý thức.

“Con đường cực đoan dẫn tới cung điện của trí tuệ. Bạn sẽ không bao giờ biết đủ cho tới khi biết thế nào là quá đủ.” — William Blake

2. GIAI ĐOẠN Ý THỨC BIỂU LỘ

Có một số người cho rằng sự thức tỉnh chỉ hoàn toàn nằm trong giai đoạn 1 là ý thức trỗi dậy. Nhưng không, đó mới chỉ là một nửa câu chuyện, là sự khởi đầu cho một thứ bền lâu và choáng ngợp hơn nhiều lần sau đó. Khi đã xây được nền móng bình an nơi chân ngã, bạn sẽ liên tiếp trải nghiệm những sự thật khác và dần biểu lộ chúng ra ngoài đời sống. Đây là giai đoạn ý thức được hóa thân thành thực tại một cách chủ động. Người giác ngộ không phải là người sống trên mây, sống trên thiên đàng, mà là người có khả năng mang góc nhìn thiên đàng vào nơi trần thế. Cuộc đời vẫn vậy, nhưng vị khách đi qua cuộc đời đã thay đổi.

Các bạn có thể hình dung giai đoạn này là khi con sâu đã thoát ra khỏi cái kén và hóa thành bươm bướm. Việc của nó bây giờ là sống với một thân thể mới, một sứ mệnh mới. Thay vì quanh quẩn trên mấy ngọn cây trong vườn nhà để gặm chồi non và trở nên béo múp, thì bây giờ con sâu ấy dang cánh bay khắp các vùng đất và hút muôn vàn mật ngọt. Hoặc các bạn có thể tưởng tượng cỗ máy cũ đã được nâng cấp phần cứng xong xuôi và bây giờ nó bắt đầu chạy một chương trình mới tinh vi hơn. Có thể nói, đây là giai đoạn bạn bước sang một thực tại hoàn toàn khác biệt và dồi dào tiềm năng hơn trước kia rất nhiều. Khi đã nạp đủ thông tin, bạn bắt đầu sống trực tiếp những thông tin ấy.

Trong giai đoạn đầu tiên, bài học lớn nhất đó là quy phục. Thì bây giờ, bài học tiếp theo của bạn sẽ được đảo cực thành kỷ luật. Tức là bạn sẽ sống trong một nền tảng ý thức mới, hệ quy chiếu mới dựa trên những nguyên lý của tự nhiên, mà không còn dựa trên những tổ hợp quan điểm, truyền thống, văn hóa, trào lưu của xã hội loài người. Việc bạn cần làm đó là bám dính thật tốt vào nền móng mới. Mọi suy nghĩ, hành động hay lời nói của bạn đều cần nương theo trụ cột tâm hồn, đó là sự tỉnh trí, lòng nhân ái và đức kiên nhẫn.

Khi mới bước vào ngưỡng năng lượng dồi dào và trù phú, khó khăn/sai lầm bạn có thể vướng phải trong giai đoạn này đó là biểu diễn năng lượng vào một cấu trúc không xứng đáng – sự tiêu cực, tham sân si còn sót lại. Một số người tưởng rằng mình được trải nghiệm các chân lý, nhìn thấy được năng lượng tức là mình đã giỏi giang. Nhưng vấn đề quyết định sự thấu hiểu chân lý của bạn nằm ở trong hành động của bạn sau đó. Bạn có gắn bó với các thói quen lành mạnh không, bạn có biết yêu thương thân thể không, bạn có tập trung làm việc không, bạn có khiêm nhường không, v.v… Bạn chứng minh sự thức tỉnh bằng chất lượng hành động của chính mình, bạn phải trở thành hiện thân của tần số mới.

Với những ai không xây dựng được tính kỷ luật và không học cách neo đậu vào tự thân thì dù có được lóe sáng về những chân lý mầu nhiệm thì cũng là chuyện thoảng qua vô ích. Những điều tốt đẹp ấy cũng chỉ xuất hiện như một giấc mơ mà không trở thành thực tại bạn có thể sống.

3. KẾT LUẬN

Trong bài viết này mình chia sự thức tỉnh thành hai giai đoạn tách rời để bạn dễ hiểu và theo dõi. Nhưng khi trực tiếp đi vào trải nghiệm, bạn sẽ nhận thấy sự giao thoa, chồng chất của hai luồng sóng này. Bạn sẽ không đợi đến khi mình hoàn toàn khai sáng thì mới tập dấn thân hành động, mà cần học cách kiên trì khai phá, vận dụng cả hai phẩm chất kỷ luật và quy phục một cách linh hoạt trong đời sống. Vì chúng chính là nền tảng cho sự khai sáng của bạn.

Quá trình thức tỉnh (trỗi dậy và ổn định của ý thức) không nằm ngoài nguyên lý âm dương của vũ trụ, giống như hạt mầm bung lên khỏi mặt đất, như một con sâu hóa thành bướm bay. Đến một ngày bạn sẽ nhận ra rằng thức tỉnh là sự phát triển hiển nhiên của con người. Nó diễn ra không chỉ ở bản thân mỗi chúng ta mà ở vạn vật xung quanh dưới vô số những hình thức khác. Vậy nên hãy vững tin bước trên con đường được Tự nhiên thiết kế và biết rằng mình không hề cô đơn.

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh minh họa: Timo Vijn/Unsplash


📌  Mua tạp chí Aloha (750k/24 volumes)  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

Đừng quan tâm đến người khác, hãy quan tâm đến chính mình

0

“Anh đã giác ngộ chưa”, “Anh thành công quá mà tôi thì chẳng làm gì nên hồn”, “Sao anh nỡ đối xử với tôi như vậy”, v.v.. Có bao giờ các bạn rơi vào những tình huống mà sự chú ý của bản thân hướng vào người khác và bạn bắt đầu so sánh, đánh giá hơn thua, phải trái chưa? Có thể bạn sẽ đưa ra lý do ngụy biện cho sự phóng dật này là tôi cần phải kiểm chứng anh ta để có thể tin những gì anh ta nói, tôi cần phải cảm thấy tự ti về bản thân để chứng minh sự thành công của người khác mà tôi vừa được chứng kiến, và tôi cần biết nguyên nhân của sự tệ bạc từ người khác để tôi có thể học cách tha thứ cho họ.

Nhưng xét cho cùng, bạn không cần phải biết những chuyện của người khác để bạn có thể trở nên lành mạnh. Bạn không cần phải quan tâm đến thế giới của người khác nếu việc đó không phục vụ việc bạn trau dồi hiểu biết về chính mình. Mọi sự tọc mạch, phóng chiếu và so sánh đều làm bạn phân chia bên trong nội tâm và khiến bạn sa sút sinh lực. Khi quán tính này càng lớn, lỗ hổng năng lượng của bạn càng to.

Không phải ai cũng biết rằng sự chú ý của mỗi người đều có thể được điều khiển và sử dụng. Nó là thứ năng lượng nội tại của mỗi cá nhân. Khi nó không được duy trì đầy đủ bên trong, một người sẽ sống trong trạng thái tiêu cực, thiếu thốn và yếu đuối. “Đừng quan tâm đến người khác” không có nghĩa là khi người ta bắt chuyện thì mình ngó lơ, khi người ta cần giúp đỡ thì mình lạnh nhạt. “Đừng quan tâm” ở đây là đừng phung phí sự chú ý của bản thân ra ngoài khi không cần thiết. Bạn hãy vun đắp sự chú ý đó cho chính mình, tích lũy nó đủ lớn để bạn có thể cảm thấy sinh lực bên trong. Vì chỉ với ngưỡng sinh lực đủ cao, bạn mới có khả năng điều tiết chính dòng sự sống ấy. Còn không, nó sẽ chạy nhảy tán loạn, tứ tung và khiến cuộc sống của bạn mệt nhọc, chán chường.

Với mỗi khoảnh khắc nhận ra rằng mình đang đốt sự chú ý vào một đối tượng bên ngoài, hãy bắt lấy chính mình. Khoảnh khắc bạn nhận ra, bạn đã quay trở lại ngôi nhà tự thân. Càng thực hành việc đó thành thục, bạn càng biết cách an trú bên trong tâm hồn, bạn càng có nhiều năng lượng. Và tình yêu có thể là gì ngoài một ngưỡng năng lượng dồi dào, trù phú. Nó sẽ tự tràn lan ra thế giới bên ngoài và ảnh hưởng tích cực đến môi trường, con người xung quanh bạn. Bạn không cần phải “quan tâm” đến người khác thì mới có thể yêu họ. Bạn yêu họ bằng cách quan tâm đến chính mình và khiến bản thân trở nên sung mãn và tươi sáng. Chính sự hiện diện tốt lành của bạn là minh chứng tình yêu quý giá nhất.

Trước kia, mình đã từng có xu hướng quan tâm người khác như thế nào, họ nghĩ gì về mình, và kiểm soát cách họ đối xử với mình. Nên mình vui hay buồn là do một lời nói cửa miệng của người khác, do một thành tựu chẳng liên quan của người khác và do một lối sống của người khác. Khi nhìn lại, mình thấy chuyện này thật vô lý và nực cười. Tại sao hoa trái của cây cam lại do một cây đào quyết định?

Từ khi tập thiền mỗi ngày và dành thời gian cho chính mình nhiều hơn, mình mới nhận ra rằng bản thân đã tạo ra rất nhiều đường thất thoát năng lượng ra bên ngoài, tự tạo ra những kết nối tiêu cực với thế giới. Và hiển nhiên mình đã rất khó có thể hòa nhập và yêu mến thế giới này. Khi những đường dẫn tiêu cực được tẩy rửa dần dần, mình mới cảm thấy sức sống của bản thân và được đón nhận những ân sủng từ cuộc đời.

“Cuộc hành trình của chúng ta là về việc gắn kết sâu sắc hơn với Cuộc sống, song ít níu bám hơn vào nó.” — Ram Dass

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tương tác với ngoại cảnh rất nhiều, đi làm thì phải tiếp xúc nói chuyện với khách hàng, đồng nghiệp; đi đường thì phải tiếp xúc với xe cộ tiếng ồn; về nhà thì xem TV, youtube thì tiếp xúc với câu chuyện về sao nọ sao kia, người nổi tiếng này người giàu có kia, đầu óc liên tục phải lo nghĩ về lương lậu, sự nghiệp, các mối quan hệ, v.v… Có thể nói một ngày, trừ thời gian ngủ 8 tiếng, còn lại khoảng 16 tiếng thì mỗi người chúng ta dành được ra bao lâu hoàn toàn một mình, hoàn toàn sống trong sự bình an, hài lòng và thinh lặng? Nếu một người luyện tập thiền định mỗi ngày 0.5 tiếng thì so với 15.5 tiếng còn lại thì khả năng lập lại cân bằng là rất nhỏ. Việc quán tính người đó vươn mình ra thế giới bên ngoài vẫn rất kiên cố. Vì chỉ với một đường dẫn tiêu cực rất nhỏ, một khoảnh khắc vô thức, bạn đã đánh rơi rất nhiều thứ giá trị và gieo thêm một hạt mầm đau khổ. Nên có thể nói, việc tập trung vào bản thân với cường độ cao là điều tối quan trọng cho hạnh phúc của một người.

Tập trung vào bản thân không có nghĩa là ích kỷ, chỉ bo bo nghĩ đến chính mình và kiểm soát người khác, mà là luôn giữ lượng chú ý ra bên ngoài không vượt quá lượng chú ý hướng vào bên trong, luôn kiên cố nơi trung tâm trái tim. Nếu mỗi người đều neo mình vào trung tâm ấy, sự kết nối sâu sắc giữa chúng ta sẽ diễn ra tự nhiên; sự bình an và hài lòng cũng luôn đong đầy trong từng cá thể. Chúng ta sẽ chạm vào cội nguồn nhân nghĩa, chứ không phải sống bằng hình thức nhân nghĩa gượng ép và giả tạo.

Ngoài thực hành thiền, bạn có thể luyện tập dành sự chú ý cho chính mình bằng phương pháp chánh niệm, rèn luyện thể dục thể thao, gần gũi thiên nhiên, làm những gì mình đam mê yêu mến, thư giãn tận hưởng cảnh đẹp, v.v…

Nói tóm lại, thay vì quan tâm đến người khác, bạn hãy quan tâm đến chính mình. Đây là một lựa chọn mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn, và nó chính là con đường dẫn tới sự bình yên nội tại.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Rodolfo Sanches Carvalho


📌  Mua tạp chí Aloha (BIG SALE dịp Tết Canh Tý – 500k/24 volumes), 15/2/2020 hết hạn  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

 

[THĐP Translation™] 40 thông điệp trí tuệ từ Carl Jung

thdp translation 4

  1. “Nếu có điều gì đó ta muốn thay đổi ở một đứa trẻ, ta nên trước tiên kiểm tra lại xem có điều gì đó cần phải thay đổi trong ta hơn không.”
  2. “Nếu không có ai chơi đùa với sự huyền tưởng, đã không có sản phẩm sáng tạo nào được sinh ra. Món nợ mà chúng ta thiếu sự tưởng tượng là không thể tính được.”
  3. “Không thể có sự chuyển biến từ tối thành sáng và từ thờ ơ thành hành động mà không có cảm xúc.”
  4. “Một phần ba hồ sơ bệnh lý của tôi đang gặp khổ sở vì những triệu chứng không có tên trong từ điển khoa thần kinh, nhưng vì chứng vô cảm và trống rỗng từ cuộc đời họ. Đây cũng có thể được định nghĩa là một căn bệnh thần kinh của thời đại chúng ta.”
  5. “Một trái tim thấu hiểu là tất cả trong một giáo viên, điều này không thể được đề cao bao nhiêu cho đủ. Một người nhìn lại với sự ngưỡng mộ đối với những giáo viên xuất sắc, nhưng với lòng biết ơn đối với những giáo viên đã đánh động tới tâm hồn người đó. Giáo án là một điều kiện cần, nhưng hơi ấm là một yếu tố sống còn cho những mầm non đang lớn và cho tâm hồn của một đứa trẻ.”
  6. “Bạn là những gì bạn làm. Không phải những gì bạn nói bạn sẽ làm.”
  7. “Một người không được khai sáng bằng cách tưởng tượng đến ánh sáng, nhưng bằng cách ý thức được bóng tối.”
  8. “Không một ai, khi nào người đó còn trôi theo dòng đời điên loạn, thoát được khó khăn.”
  9. “Lỗi lầm, sau cùng thì, cũng là những nền móng của sự thật. Và nếu một người không biết một điều gì đó là gì, ít nhất thì nó cũng là một bước tăng tri thức nếu hắn biết nó không phải là gì.”
  10. “Ta không nên giả vờ hiểu thế giới chỉ bởi với cái trí; ta hiểu nó bằng cảm xúc cũng nhiều y như vậy.”
  11. “Bất kì điều gì làm ta khó chịu có thể dẫn ta đến sự hiểu biết chính mình.”
  12. “Ta không thể thay đổi bất kì điều gì trừ khi ta chấp nhập nó.”
  13. “Bi kịch lớn nhất của nhiều gia đình là những điều không thể hiện ra của phụ huynh.”
  14. “Khi trí tuệ lên ngôi, không có mâu thuẫn giữa lý trí và cảm xúc.”
  15. “Người ta sẽ làm mọi thứ, bất chấp nó xuẩn ngốc đến thế nào, chỉ để từ chối đối diện với tâm hồn của chính họ.”
  16. “Quả lắc của cái trí lắc lư giữa vô lý và có lý, không phải giữa sai và đúng.”
  17. “Cho tới khi bạn làm cho điều vô thức trở nên hữu thức, nó sẽ điều khiển đời bạn và bạn sẽ gọi nó là định mệnh.”
  18. “Biết được điểm tối của ta là cách tốt nhất để xử sự với điểm tối của người khác.”
  19. “Sự gặp gỡ giữa hai cá tính giống như sự kết hợp giữa hai chất hóa học: nếu có bất kì phản ứng nào, cả hai đều biến đổi.”
  20. “Mảng ý thức của người nữ tương tác với mảng tình cảm của người nam, không phải “cái trí” anh ta. Cái trí tạo nên phần hồn, hay đúng hơn, “animus” của người nữ, và cũng giống như “anima” của người nam bao gồm cảm giác gần gũi thấp kém, tràn đầy tình cảm, và “animus” của người nữ bao gồm những phán xét thấp kém, hay đúng hơn, những ý kiến.”
  21. “Giấc mơ là cánh cửa bí mật dẫn vào cung điện thân thiết và sâu xa nhất của linh hồn, nó mở ra màn đêm vũ trụ nguyên sơ là linh hồn trước khi có bản ngã từ rất lâu, và sẽ mãi là linh hồn vượt xa tầm với của bản ngã.”
  22. “Điều gì bị từ chối bên trong xuất hiện ra bên ngoài.”
  23. “Một ví dụ của tôi liên quan đến một người phụ nữ trẻ, bất chấp nhiều nỗ lực từ hai phía, cô có một tâm trí bất khả xâm phạm. Khó khăn nằm ở chỗ chuyện gì cô ấy cũng biết. Nền giáo dục tuyệt vời cô ấy có được cung cấp cho cô một vũ khí tuyệt vời cho mục đích này, một tư duy Descartes sắc sảo với một ý tưởng về thực tại vuông vức không sai sót. Sau nhiều lần cố gắng không sinh hoa kết quả làm dịu đi tư duy cô ấy bằng một điều gì đó gần gũi hơn, tôi đã phải cầm giữ lại cái hy vọng rằng sẽ có một điều bất chợt và phi lý đến, một điều có thể đập vỡ đi cái bình sứ trí óc mà cô đang tự nhốt mình trong đó. Rồi thì, một ngày kia tôi đang ngồi đối diện cô, quay lưng lại với cửa sổ, lắng nghe dòng hùng biện của cô. Cô có một giấc mơ ấn tượng đêm qua, có một người đã đưa cho cô một con bọ hung màu vàng đồng, nó là một món đồ trang sức đắt tiền. Trong khi cô vẫn đang kể tôi nghe giấc mơ này, tôi nghe thấy có gì đó đập nhẹ vào cửa sổ. Tôi quay lại và thấy có một con côn trùng có cánh khá lớn đang bay đập vào cửa sổ với ý đồ dễ thấy là nó đang muốn bay vào phòng. Chuyện xảy đến tôi thấy rất lạ. Tôi mở cửa và lập tức bắt lấy khi nó bay vào. Nó là một con bọ giống như loài bọ hung, loài bọ hoa hồng thường thấy, màu vàng-xanh của nó gần như miêu tả được con bọ hung vàng đồng đó. Tôi trao con bọ đó cho người bệnh nhân của tôi với câu nói “Con bọ của chị đây.” Điều này đã phá vỡ được tảng băng tư duy cô. Sau đó những buổi điều trị đã có thể tiếp tục với những kết quả thỏa mãn.”
  24. “Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa học thuyết là căn bệnh của thời đại chúng ta. Nó giả vờ rằng nó có tất cả câu trả lời.”
  25. “Cô đơn không phải là không có ai là bạn, nhưng là vì một người không thể chia sẻ được những điều đối với người đó là quan trọng, hay là vì chất chứa trong mình những ý tưởng không thể chấp nhận được đối với người khác. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã thấy mình cô đơn, và đến bây giờ vẫn vậy, bởi vì tôi biết những điều mà mỗi lần nói ra tôi phải luôn gợi ý cho họ những điều mà họ cũng chẳng biết gì, và thường là không muốn biết.”
  26. “Trẻ con được dạy dỗ bởi những gì người lớn làm, không bởi những gì người lớn nói.”
  27. “Không có sự ảnh hưởng nào mạnh mẽ về mặt tâm lý đến thế giới xung quanh, nhất là tâm lý của những đứa trẻ bằng cuộc đời chưa được thực hiện bởi cha mẹ chúng.”
  28. “Nếu có điều gì đó chúng ta muốn thay đổi ở một đứa trẻ, đầu tiên hãy kiểm tra lại xem liệu đó có phải là điều tốt khi chính bản thân chúng ta thay đổi theo đó.”
  29. “Người học trò nhìn lại với sự cảm kích lớn dành cho những người thầy tuyệt vời, bằng lòng biết ơn đến những vị thầy giúp anh ta cảm nhận được những tình cảm của loài người. Chương trình học cung cấp quá nhiều những vật liệu cần thiết, nhưng tình cảm chính là yếu tố thiết yếu đối với việc trồng cây cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ.”
  30. “Sai lầm, sau cùng chính là nền móng của sự thật, và nếu một người không biết một thứ là gì , ít ra sự hiểu biết của anh ta cũng tăng thêm nếu anh ta biết những gì thứ đó không phải là.”
  31. “Một cuộc đời hạnh phúc đo bằng những khoảng thời gian tăm tối, niềm hạnh phúc sẽ mất đi ý nghĩa nếu không được cân bằng bởi nỗi đau. Tốt hơn hết, hãy đón nhận mọi thứ với sự kiên nhẫn và bình thản.”
  32. “Chúng ta thường cho rằng người hạnh phúc là những người học cách chịu đựng nỗi đau từ những trải nghiệm của cuộc sống mà không tin rằng họ đã vượt qua chúng.”
  33. “Vì sự kiêu hãnh, chúng ta tự lừa gạt bản thân. Nhưng tận sâu trong tâm thức vẫn còn một giọng nói nhỏ thì thầm rằng, hình như có khoảnh khắc nào đó ta đã lạc giọng.”
  34. “Con lắc của lý trí chuyển động giữa ý nghĩa và vô nghĩa, không phải giữa đúng và sai.”
  35. “Với những gì chúng ta nhận thức được thì con người sống với mục đích duy nhất là thắp lên ánh sáng trong bóng đêm của việc ‘chỉ tồn tại’.”
  36. “Tầm nhìn của bạn trở nên rõ ràng chỉ khi bạn có thể nhìn vào trái tim mình. Nhìn bên ngoài, là mộng tưởng. Nhìn vào trong, là tỉnh thức.”
  37. “Sự thấu hiểu cái toàn bộ rõ ràng cũng nằm trong tầm nhắm của khoa học, nhưng nó là một mục đích mà những kết quả khoa học đang bắn trượt bởi một khoảng cách khá xa, vì khoa học, mỗi khi có thể, được thực hiện theo cách thực nghiệm và trong tất cả trường hợp, theo cách thống kê. Thực nghiệm, tuy nhiên, bao gồm việc hỏi một câu hỏi rõ ràng và loại trừ hết tất cả có thể những sự kiện nhiễu loạn và không liên quan. Nó tạo ra những điều kiện, và gán chúng lên Thiên Nhiên, và bằng cách này ép ả đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi được đặt ra từ con người. Ả bị ngăn chặn cho ra câu trả lời đầy đủ với hết tất cả những khả năng chỉ vì những khả năng đó đã bị ngăn chặn càng nhiều càng thực dụng. Vì lý do này, một tình huống đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm khi nó đã bị gắn liền một cách giả tạo với câu hỏi mà bắt buộc Thiên nhiên phải đưa ra một câu trả lời không lập lờ. Bản chất của Thiên Nhiên trong sự toàn vẹn không giới hạn đã hoàn toàn bị rút gọn. Nếu chúng ta muốn biết những bản chất này là gì, chúng ta cần một phương thức tra thẩm nào mà đặt lên nó ít nhất điều kiện có thể, hay nếu có thể, không điều kiện nào hết, và sau đó để cho Thiên Nhiên trả lời với toàn bộ sự trọn vẹn của ả.”
  38. “Cuộc đời đối với tôi luôn giống như một cái cây sống nhờ rễ của nó. Cuộc đời thực của nó vô hình, ẩn trong phần rễ. Phần thân mọc ở trên chỉ sống qua được một mùa hè. Cái chúng ta nhìn thấy được là những bông hoa, chúng cũng qua đi. Còn lại cái rễ.”
  39. “Một cách tự nhiên, mỗi thời đại đều nghĩ rằng những thời đại trước nó đều cổ hủ. Ngày nay chúng ta lại càng có suy nghĩ đó và không biết rằng chúng ta cũng sẽ sai lầm hệt như những thời đại trước. Có thường xuyên không việc ta không thấy sự thật bị kết tội! Thật buồn nhưng nó đúng một cách đáng tiếc rằng con người không học được gì từ lịch sử.”
  40. “Họ nói, không có một cái cây nào có thể mọc lên tới thiên đàng trừ khi rễ của nó chạm đến tận địa ngục.”

Biên dịch: Triết Học Đường Phố

*Ảnh: BBC


📌  Mua tạp chí Aloha (BIG SALE dịp Tết Canh Tý – 500k/24 volumes), 15/2/2020 hết hạn  ➡️ bit.ly/THDPmembership

📌 Volume 1, 2, 3 Free! (Click here)

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam
    Người nhận: Vũ Thanh Hòa
    Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội
    Số TK: 0451000409314
  2. Chuyển tiền qua Paypal
    Người nhận: Huy Nguyen
    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2

17 câu hỏi thường gặp về thiền

0

Bài viết này mình tổng hợp 17 thắc mắc thường gặp của mọi người về thiền (meditate / meditation). Bảo thiền là dễ cũng đúng mà khó cũng không sai. Dù sao đây vẫn là cuộc hành trình của mỗi người và ai cũng cần dũng cảm dấn thân thực hành để có thể thấu hiểu và làm chủ. Nếu còn câu hỏi nào khác, các bạn có thể để lại dưới phần bình luận, mình sẽ trả lời và cập nhật thêm vào bài viết.

thiền

1. Thiền để làm gì?

Đây là câu hỏi về mục đích của meditation mà chúng ta thường quan tâm. Đa số con người tìm đến thiền với mục đích lắng dịu tâm trí, kết nối với tâm hồn trực giác, trau dồi sinh lực, tăng sự sáng tạo, thực chứng các chân lý, v.v… Tuy nhiên, đối với những người đã thực hành meditation sâu sắc, đi vào bản chất của meditation thì nó là quá trình tẩy rửa đi những mục đích hình tướng và tìm ra mục đích tinh thần. Hay có thể nói, khi bỏ đi tất cả các mục đích khi meditate, ta tìm thấy mục đích của meditation.

2. Tôi nên bắt đầu thiền từ đâu?

Có một số người nghe nói về meditation nhưng vẫn chần chừ, trì hoãn việc thực hành vì không biết bắt đầu từ đâu. Suy nghĩ “tôi không biết bắt đầu từ đâu” cản trở họ làm những gì có thể. Những ai thật sự khao khát trải nghiệm và tìm lại bản chất tinh thần của chính mình thì sẽ tự biết tìm kiếm những phương pháp meditation và thực hành theo.

Cá nhân mình thì đơn giản là ngồi hít thở và quan sát tâm trí mỗi ngày. Vì có vô vàn phương pháp nên chúng ta muốn bắt đầu từ đâu cũng được. Đi đến đâu hay đến đó, nếu sai thì chỉnh sửa và đi tiếp. Không quan trọng là bắt đầu từ đâu, quan trọng là có bắt đầu hay không.

3. Nên thiền vào thời điểm nào trong ngày?

Theo kinh nghiệm cá nhân, mình thường meditate vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Đây là thời điểm cơ thể dồi dào sinh lực nhất vì đã được thư giãn và sạc lại năng lượng sau một đêm ngon giấc. Nếu meditate vào điều kiện này thì sẽ dễ dàng lắng dịu tâm trí và phát huy những phẩm chất tích cực bên trong. Còn khi meditate vào buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ khó phát huy công lực của meditation. Lúc đó, cơ thể ở trạng thái mỏi mệt, tâm trí cũng căng thẳng sau một ngày làm việc và tương tác với thế giới. Tốt nhất là ta nên đi ngủ.

thiền

4. Có nên nghe nhạc khi thiền không?

Một số người có thói quen nghe nhạc khi meditate vì nó tạo ra sự ổn định, dễ chịu, thư thái. Tuy nhiên, việc hưởng cảm giác dễ chịu không phải mục đích của meditation. Theo mình, nếu lấy âm thanh làm đối tượng quan sát thì thỉnh thoảng có thể nghe nhạc phục vụ thực hành. Còn nếu không thì ta nên meditate trong môi trường tĩnh lặng nhất có thể. Vì trong môi trường càng thanh khiết, sự tĩnh lặng bên trong càng dễ dàng được hiển lộ.

5. Thời gian thiền kéo dài bao lâu là thích hợp?

Tối thiểu là 15-30 phút, đều đặn mỗi ngày. Không phải là một tuần có 7 ngày thì ta chơi 6 ngày, còn 1 ngày thì meditate liên tục 3 tiếng đồng hồ rã hết thân thể. Khi đó, ta không có sự tích lũy gì ngoài những áp lực và mệt mỏi, meditate như vậy phản tác dụng.

6. Khi thiền những suy nghĩ xuất hiện rất nhiều thì nên khắc phục thế nào?

Suy nghĩ nổi lên là chuyện bình thường. Việc chống cự hay tìm cách đè nén, trốn tránh chúng mới là bất thường, trái tự nhiên. Phản ứng này cũng giống như ta không thích trời mưa và muốn thời tiết phải tạnh ráo nên thay vì mặc áo mưa đi làm cho khỏi ướt thì ta nằm lăn ra ăn vạ đòi nắng. Việc cần làm khi tâm trí gợn sóng là quan sát nó như người có nhà ở mặt đường quan sát tàu xe qua lại trên phố. Việc lắng dịu suy nghĩ luôn tỷ lệ thuận với cường độ quan sát / ý thức của bạn.

thiền

7. Khi thiền bị buồn ngủ thì nên khắc phục thế nào?

Hiện tượng buồn ngủ khi meditate gọi là hôn trầm. Nó có thể được khắc phục bằng việc mở mắt khi meditate. Bạn cũng nên lựa chọn một khung giờ nào trong ngày mà mình có nhiều sinh lực nhất để thực hành. Không nên meditate vào lúc mệt mỏi, ở nơi ánh sáng yếu, hay trong tư thế nằm. Ngoài ra trong đời sống hàng ngày, bạn nên tăng cường dương khí bằng cách thực hành nofap (không thủ dâm), luyện tập thể dục thể thao, tắm nắng, sống vui vẻ tích cực, v.v…

8. Khi thiền xuất hiện ảo ảnh, ảo giác thì nên làm gì?

Có một số người cho rằng meditate là phải có ảo giác, hình ảnh, phải mở con mắt thứ ba và cho rằng việc sở hữu và đi theo những hình ảnh đó khiến bản thân có quyền năng đặc biệt hơn người. Nhưng đây là tư tưởng tham lam, sai lầm và tai hại. Người thiền xuất hiện ảo giác và dễ bị cuốn theo các tưởng tượng thường là người có khả năng nối đất (grounding) kém, sống ít thực tế, ít gắn bó với hiện tại.

Nếu bạn rơi vào tình huống này và muốn cân bằng lại thì khi meditate, hãy lấy những hình ảnh đó làm đối tượng quan sát. Chỉ quan sát mà không chạy theo hay chống cự; phản ứng tương tự như với những suy nghĩ. Ngoài ra, trong đời sống, bạn nên vận động cơ thể tay chân nhiều hơn, gần gũi thiên nhiên cây cối, luyện tập chánh niệm mọi lúc có thể.

9. Khi thiền tôi thấy rất nhàm chán và không muốn tiếp tục nữa thì phải làm sao?

Meditation đưa người ta về với hiện tại. Bình thường chúng ta quen tiếp xúc với những kích thích ồn ào nên khi meditate sẽ trải nghiệm cảm giác đối lập là nhàm chán. Nhưng nó cũng là một cảm giác, một phản ứng của tâm trí về hoàn cảnh. Ta không nhất thiết phải nhúng mình vào nó. Hãy tiếp tục quan sát và tập thích nghi với trạng thái “nhàm chán” đó. Rồi nó cũng sẽ qua.

10. Tại sao tôi thiền mãi mà không thấy tĩnh lặng?

Khi bạn có kỳ vọng về sự tĩnh lặng, bạn sẽ trải nghiệm sự bất an. Hãy nhận ra sự kỳ vọng đó và buông nó đi.

11. Làm sao để kiểm soát được suy nghĩ khi thiền?

Meditation không phải để kiểm soát suy nghĩ mà là để nhận diện và ứng xử ôn hòa với suy nghĩ. Khi bạn biết nhận diện và ứng xử ôn hòa, bạn tự khắc hiểu ra cơ chế mà suy nghĩ được kiểm soát.

12. Tại sao tôi thiền một thời gian rồi mà không thấy thay đổi gì tích cực?

Một người meditate lâu ngày mà không thấy biến đổi tích cực có nhiều lý do. Hoặc là khoảng thời gian meditate mỗi ngày quá ngắn (dưới 15 phút), hoặc thiền không đều đặn – nay sáng mai chiều mốt nghỉ giải lao, hoặc sử dụng phương pháp không phù hợp với nhận thức hiện tại. Bất kỳ điều gì muốn hình thành và tích lũy hiệu ứng thì đều cần có phương pháp đúng đắn và sự kỷ luật duy trì. Ngoài ra, ta cũng cần ứng dụng chúng trực tiếp vào đời sống thường ngày (cải biến bản thân, đối nhân xử thế hài hòa, v.v…)

13. Thiền có giúp khai mở con mắt thứ ba không? Thiền có giúp thấy được tiền kiếp không?

Nếu xứng đáng với huệ nhãn, bạn không làm gì nó cũng khai mở chứ chưa nói là tập meditate. Tuy nhiên, việc khai mở huệ nhãn không phải mục đích của meditation, và chúng ta cũng không nên tiếp cận meditation với mục đích đó. Vì bất kỳ sự sở hữu hay đạt được nào đều đội lốt lòng tham, trong khi lòng tham là thứ cần được gạn lọc để một người có thể phát triển nhận thức. Nếu bạn xứng đáng, huệ nhãn sẽ đến với bạn, lúc đó bạn sẽ tự biết. Còn với meditation, hãy quên những thành tựu đi.

14. Thiền có giống chánh niệm không?

Kết quả cuối cùng của meditation và chánh niệm giống nhau nhưng hình thức thực hành thì khác nhau. Meditation diễn ra trong môi trường tĩnh lặng và một mình, chánh niệm diễn ra trong môi trường vận động và tương tác với thế giới. Nếu kiên trì thực hành, cả hai đều giúp con người lắng dịu tâm tưởng và kết nối sâu sắc với hiện tại.

15. Vừa lái xe vừa thiền có được không?

Như đã nói ở trên, meditation diễn ra trong sự tĩnh lặng và một mình. Còn nếu bạn lái xe và quan sát các sự vận động, đó gọi là chánh niệm, không phải meditation.

16. Thiền có giúp giác ngộ không?

Có. Mọi thứ đều giúp bạn giác ngộ, nếu bạn có định hướng đó. Tuy nhiên, bạn có giác ngộ được nhờ meditation hay không lại là một chuyện khác.

17. Thiền sai có bị tẩu hỏa nhập ma không?

Nói về phương pháp thì không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Khi không phù hợp, bạn sẽ không thấy sự hứng thú hay tiến bộ trong quá trình thực hành. Nếu mọi thứ có thể giúp bạn giác ngộ thì cũng có thể khiến bạn tẩu hỏa. Thường thì những người tẩu hỏa là những người có nhiều sự tham lam và chống cự bên trong: tham giác ngộ và chống cự lại quá trình giác ngộ diễn ra không như hình dung của bản thân. Nên tóm lại, thiền không bao giờ khiến bạn gặp rắc rối, nhưng tham sân si thì chắc chắn có.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Ảnh minh họa: Simon Migaj/Unsplash