29 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 47

[THĐP Translation™] David Hawkins và các mức độ tâm thức

0

Giới thiệu về David Hawkins

David Hawkins (hoặc David R. Hawkins) là một bác sĩ tâm thần, ông không chỉ có nhiều năm đối mặt với trải nghiệm lâm sàng, mà còn tiến hành nghiên cứu sâu rộng. Sự nghiệp của ông kéo dài từ năm 1952 khi ông lấy bằng MD (Bác sĩ) từ Đại học Y Wisconsin (được thành lập dưới tên Đại học Y khoa Marquette). Vào năm 1995, ông cũng lấy được bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Columbia Pacific. Trong cuộc đời mình, David Hawkins đã thành lập và lãnh đạo một số phòng thí nghiệm và phòng khám.

Thang đo tâm thức trong sách Power vs. Force (Sức mạnh vs. Sức lực)

Ấn phẩm nổi tiếng nhất của Tiến sĩ David Hawkins là quyển Power VS. Force – The Hidden Determinants of Human Behavior (2002) (TD: Sức mạnh vs. Sức lực – Các yếu tố bí mật quyết định hành vi loài người). Trong cuốn sách, David Hawkins đưa ra một mô hình cấp bậc về sự phát triển nhân cách. Hawkins lập luận rằng nhân cách có thể được mô tả trong một hệ thống tính điểm dao động từ 0 đến 1000 (0 là điểm thấp nhất, điểm 1000 là giác ngộ viên mãn hoặc nhận thức thuần khiết) (Hawkins 2002, 75-85). Điều đáng quan tâm là Hawkins cho rằng sự thật khách quan không chỉ tồn tại, mà còn có thể đạt được và thấu hiểu bởi bất kỳ cá nhân nào sử dụng một kỹ thuật được gọi là kinesiology (khoa học về sự vận động của cơ thể). Bằng cách truy cập vào “Dữ liệu của tâm thức,” một cá nhân có thể trả lời các câu hỏi chính xác 100%. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng các kết quả có thể được lặp lại và chính xác (Hawkins 2002, 29-30), bất kể người nào thực hiện xét nghiệm kinesiologic.

Mỗi mức năng lượng đều được ông diễn giải ra trong cuốn sách. Những cấp độ tâm thức này thẩm thấu vào toàn bộ thế giới quan của một cá nhân và định hình cho cách họ liên kết với các trải nghiệm cuộc sống. Đối với Hawkins, tiến lên các trạng thái tâm thức cao hơn là cách duy nhất để tạo ra tiến triển có ý nghĩa trong cuộc đời một người. Đáng buồn thay, trung bình một cá nhân chỉ tăng 5 điểm trong cả cuộc đời của họ. Tuy nhiên, một nỗ lực được tập trung để di chuyển đến trạng thái cao hơn có thể dẫn đến những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc của ý thức trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Các cá nhân sẽ dao động giữa các điểm khác nhau trên thang đo, nhưng một con số trung bình tổng thể có thể được tính toán bằng sử dụng xét nghiệm kinesiologic. Vắn tắt, đây là các cấp độ năng lượng được phác nét bởi David Hawkins:

• 20: Xấu hổ
• 30: Tội lỗi
• 50: Vô cảm
• 75: Đau buồn
• 100: Sợ hãi
• 125: Ham muốn
• 150: Tức giận
• 175: Kiêu ngạo
• 200: Can đảm
• 250: Trung tính
• 310: Sẵn sàng
• 350: Chấp nhận
• 400: Lý trí
• 500: Tình yêu
• 540: Hân hoan
• 600: Bình an
• 700-1000: Giác ngộ

Mặc dù Hawkins đi sâu vào chi tiết về các cấp độ tâm thức khác nhau, ông chỉ ra hai bước ngoặt quan trọng nhất.

“Trên thang đo tâm thức của chúng tôi, có 2 điểm quan trọng cho phép sự thăng tiến lớn. Đầu tiên là ở mức 200, mức khởi đầu của sức mạnh: Ở đây, một người sẵn sàng ngừng đổ lỗi và chịu trách nhiệm cho chính hành động, cảm xúc và niềm tin của chính mình. Chừng nào mà nguyên nhân và trách nhiệm được phóng chiếu ra bên ngoài một người, chừng đó họ sẽ vẫn còn ở trong chế độ [xem mình là] nạn nhân. [Nguyên nhân và trách nhiệm là những thứ nằm trong. Carl Jung có câu: “Ai nhìn ra ngoài thì mơ. Ai nhìn vào trong, thức tỉnh.”] Thứ hai là ở cấp độ 500, đạt được bằng cách chấp nhận tình yêu và sự tha thứ không phán xét như một lối sống, thực hành lòng tốt vô điều kiện với mọi người, mọi thứ và mọi sự kiện không có ngoại lệ.” (Hawkins 2002, 238)

Hai ngưỡng này là hai thách thức chính đối với nhiều người ngày nay. Di chuyển vượt lên chúng bạn sẽ bắt gặp một rào cản lớn, thứ chỉ có thể được vượt qua bằng một sự chuyển hóa đáng kể trong tính cách. Sau khi đã vượt lên khỏi những cảnh giới này, tiến triển lên những trạng thái cao hơn là điều rất tự nhiên và ít thử thách hơn.

Đo lường ý thức tập thể

Thông qua thử nghiệm kinesiologic, David Hawkins và các nhà nghiên cứu của ông ước tính trạng thái năng lượng của tâm thức tập thể nhân loại vào khoảng 207 (Hawkins 2002, 95). Đây chỉ là trên ngưỡng 200, trong đó chúng ta chuyển từ một lực hủy diệt tổng thể sang một lực sáng tạo tổng thể trên hành tinh. Vì thế Hawkins rất lạc quan về tiến độ đã đạt được. Tuy nhiên, Hawkins cảnh báo rằng,

“Bất kỳ sự thỏa mãn có ý nghĩa nào cũng không thể bắt đầu cho đến khi đạt cấp độ 250, nơi một mức độ tự tin nhất định bắt đầu hiện ra làm cơ sở cho những trải nghiệm đời sống tích cực trong quá trình tiến hóa của tâm thức.” (Hawkins 2002, 96)

Cân bằng những trạng thái tâm thức thấp hơn

Những người ở trạng thái thấp hơn 200 được giải thích là gây cản trở cho xã hội. Những hành động của họ, thông thường, gây thiệt hại nhiều hơn lợi ích. Hơn thế nữa, Hawkins cảnh báo rằng hơn 85% nhân loại đang tồn tại ngày nay vẫn hiệu chỉnh dưới ngưỡng cấp độ quan trọng 200 (Hawkins 2002, 95). Điều này là không có gì ngạc nhiên khi phần lớn nhân loại vẫn sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, nơi sự phát triển tâm thức gần như là không thể.

Lý do điểm số tập thể của chúng ta nằm ở mức 207 là bởi vì thang đó có tính chất logarit (logarithmic): Các cá nhân duy trì ở trạng thái ý thức cao hơn thì đối trọng với số lượng lớn các tâm trí ở trạng thái thấp hơn. Mặc dù chỉ có 4% số người đang sống ngày nay đã đạt đến trường năng lượng quan trọng là 500, những người ở trạng thái này có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đối với sức khỏe của toàn xã hội. Thực tế, Hawkins chỉ ra rằng chỉ có 0.4% dân số đạt tới điểm 540 và chỉ 1 trong 10 triệu người sẽ đạt tới cấp độ 600 (Hawkins 2002, 95). Ông cũng chỉ ra rằng hiện tại đang có 12 người trên hành tinh hiệu chỉnh ở mức 700 (Hawkins 2002, 282).

Để có cái nhìn trực quan hơn về sức mạnh của những người đạt tới trạng thái cao – và nó nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực cá nhân để đạt đến những trạng thái cao hơn này – Hawkins đưa ra những con số. (Hawkins 2002, 282):

• 1 người có cấp độ 700 cân bằng với 70 triệu người dưới 200
• 1 người có cấp độ 600 cân bằng với 10 triệu người dưới 200
• 1 người có cấp độ 500 cân bằng với 750,000 người dưới 200
• 1 người có cấp độ 400 cân bằng với 400,000 người dưới 200
• 1 người có cấp độ 300 cân bằng với 90,000 người dưới 200
• Mười hai người ở mức 700 tương đương với một Avatar (Hóa Thân) ở cấp độ 1000.

Nhờ sức mạnh gia tăng theo logarit của những người ở trạng thái tâm thức cao hơn, cuối cùng nhân loại đã đạt đến một cấp độ trên ngưỡng 200. Hawkins nhấn mạnh rằng mỗi người đều có khả năng ảnh hưởng đáng kể đối tới sự tốt đẹp của xã hội bằng cách ưu tiên sự phát triển tâm thức cá nhân của họ.

David Hawkins và những Trường Hấp Dẫn

Thay vì chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến các sự kiện ở cấp độ vật lý tuyến tính, Hawkins (Hawkins 2002, 46-53) lập luận rằng việc đồng bộ với “trường hấp dẫn” (“attractor fields”) là một cách tiếp cận khôn ngoan hơn nhiều để đạt được hiệu suất cao nhất trong cuộc sống của một người. Mặc dù không có nghi ngờ rằng cơ học Newton mô tả chính xác các sự kiện xảy ra theo một cách tuần tự, Hawkins lập luận rằng đây là một sự đơn giản hóa cường điệu cách chúng ta tương tác với môi trường.

Vật lý dự đoán chính xác như sau:

A->B->C

Hawkins lý luận rằng nằm dưới những chuỗi sự kiện vật lý này là những loại lực nền tảng có thể được khuếch đại trong cuộc sống của một người. Nói cách khác, nhận thức về trường hấp dẫn [ABC] đòi hỏi phải có A->B->C. Toàn bộ công trình của Hawkins có thể được khái niệm hóa như một nỗ lực để khuyến khích người khác xếp thẳng hàng với những trường hấp dẫn mạnh mẽ cần thiết để có những kết quả tích cực. Tương tác với những trường hấp dẫn cao hơn là một điều kiện tiên quyết tự nhiên để phát triển nhân cách và phát triển thành các trạng thái tâm thức cao hơn. Thật vậy, những thái độ của chúng ta sẽ thay đổi khi chúng ta nắm bắt những trường hấp dẫn khác nhau. Ông mô tả những trường hấp dẫn là các yếu tố quyết định về hành vi của con người (phụ đề cuốn sách).

David Hawkins: Sức mạnh Vs. Sức lực (Power Vs. Force)

Một người mạnh mẽ hành động từ cấp độ của những trường hấp dẫn cao hơn. Cuộc sống của họ được sống trong sự đồng nhịp (synchronicity) và hân hoan, công việc của họ là vô nỗ lực và hiệu quả và thành công của họ là liên tục và luôn luôn phát triển. Một lần nữa, sự tương tác với những trường năng lượng cao hơn giúp phát triển nhân cách trên cả hai cấp độ: nhận thức cá nhân và thành công bên ngoài. Khi một người di chuyển vào những trạng thái tâm thức cao hơn, họ nắm bắt sức mạnh, thay vì sức lực, làm phương tiện để hoàn thành những mục tiêu của họ.

“Sức mạnh được liên kết với thứ hỗ trợ tầm quan trọng của cuộc sống… Sức mạnh thu hút những gì thăng hoa, vinh quang và cao thượng. Sức lực phải luôn được biện minh, trong khi sức mạnh không cần sự biện minh. Sức lực liên kết với một phần, trong khi sức mạnh liên kết với cái toàn thể… Bởi vì sức lực tự động tạo ra lực đối kháng, tác động của nó bị giới hạn bởi định nghĩa. Chúng ta có thể nói rằng sức lực là một sự chuyển động. Nó đi từ đây sang đó (hoặc cố gắng) chống lại sự đối lập. Mặt khác, sức mạnh thì tĩnh lặng. Nó giống như một trường đứng yên không di chuyển. Chẳng hạn, bản thân trọng lực không di chuyển chống lại bất cứ thứ gì. Sức mạnh của nó di chuyển tất cả các vật thể bên trong trường của nó, nhưng bản thân trọng lực không di chuyển.”

“Sức lực luôn di chuyển ngược lại thứ gì đó, trong khi Sức mạnh không di chuyển ngược lại bất kỳ thứ gì. Sức lực không hoàn thiện và do đó nó phải được cung cấp năng lượng liên tục. Sức mạnh là toàn thể và hoàn thiện trong chính nó và không đòi hỏi thứ gì từ bên ngoài. Nó không có nhu cầu. Bởi vì sức lực có tính “thèm ăn” vô độ, nó liên tục tiêu thụ. Sức mạnh, ngược lại, tiếp thêm năng lượng, giải phóng, cung cấp và hỗ trợ. Sức mạnh cho sự sống và năng lượng; Sức lực lấy chúng đi. Chúng ta nhận thấy rằng sức mạnh gắn liền với lòng từ bi và giúp chúng ta cảm thấy tích cực về bản thân. Sức lực gắn liền với sự phán xét và khiến chúng ta cảm thấy bản thân nghèo nàn.”

“Sức lực luôn tạo ra lực đối kháng; tác dụng của nó là phân cực thay vì thống nhất. Sự phân cực luôn luôn bao hàm xung độ. Vì thế, cái giá của nó luôn luôn cao. Bởi vì sức lực xúi giục sự phân cực, nó chắc chắn tạo ra một sự phân chia thắng/thua; và bởi vì ai đó luôn luôn thua, kẻ thù được tạo ra.” (Hawkins 2002, 132-133)

Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng một người sống trong những trạng thái tâm thức thấp bị cuốn vào vòng xoáy vô tận của lao động không có kết quả. Cấp độ bề mặt, thành tựu bề ngoài có thể xảy ra, nhưng không có phần thưởng nội tại đích thực và không bao giờ đạt được hạnh phúc bên trong. Đây là kết quả không may của việc tương tác với thực tại từ những trường hấp dẫn thấp hơn. Thay vì khai thác “sức mạnh” thực sự của những trạng thái tâm thức cao hơn và các mô hình hấp dẫn nâng cao, một người tiếp tục sử dụng “sức lực” để chiến đấu không ngừng với các hoàn cảnh bên ngoài từ các trạng thái thấp hơn. Mặc dù sự nỗ lực có thể có ý nghĩa về mặt vật lý và tâm lý, không có tiến bộ nào có ý nghĩa được tạo ra cho đến khi người đó tham gia vào các mô hình hấp dẫn cao hơn. Sự phát triển xã hội chỉ khả thi khi phần lớn biết nắm bắt các mô hình hấp dẫn cao hơn và vì thế có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc di chuyển lên các trạng thái cao hơn.

Kết quả tự nhiên của việc nắm lấy sức mạnh thay vì sức lực là sự phát triển của tâm thức.

Trí thông minh / Lý trí (The intellect)

Mặc dù chủ nghĩa lý trí (intellectualism) chỉ có thể xảy ra tương đối ở các trạng thái ý thức cao hơn (trong khoảng 300 và 400), sức mạnh của nó bị hạn chế.

“Những thành tựu của lý trí thuần khiết là những công trình văn hóa lịch sử. Chúng đã biến con người thành chủ nhân của môi trường bên ngoài; và ở cấp độ nào đó, trên mức độ vật lý, của môi trường bên trong. Nhưng lý trí có những giới hạn của nó, theo nhiều hơn một cách: Một trí thông minh sáng giá ở cấp độ 400, rất rực rỡ và đáng ganh tị với những người ở cấp độ 300, nhanh chóng nhợt nhạt với những người đã vượt lên nó. Từ một góc độ cao hơn, tất cả đều quá rõ ràng rằng xu hướng tự mê đắm chính nó của lý trí có thể trở nên mới tẻ nhạt và tầm thường làm sao. Lý trí là tấm gương của sự phù phiếm của tâm trí.” (Hawkins 2002,268)

Sau đó Hawkins trở lại với chủ đề này trong cuốn sách:

“Trái ngược với ảo tưởng về sự vĩ đại của nó, trí thông minh không chỉ thiếu khả năng nhận ra sự giả dối, mà nó còn cực kì thiếu sức mạnh cần thiết để tự vệ, thậm chí nếu nó có năng lực phân biệt… Và điều này là rõ ràng từ cách cư xử thông thường của con người rằng thậm chí nếu trí thông minh có thể đi đến kết luận cơ bản này, nó vẫn thiếu sức mạnh để ngăn chặn tác động của các trường tiêu cực. Chúng ta vẫn vô thức về nguyên nhân của những nỗi đau của mình trong khi trí thông minh mơ tưởng ra mọi loại lý do, bị thôi miên bởi chính những nguồn lực này. Thậm chí khi một người có trí óc biết rằng hành vi của mình là tự hủy hoại bản thân, hiểu biết này không có tác dụng ngăn chặn cần thiết nào. Sự nhận biết trí óc về những thứ nghiện ngập của ta chưa bao giờ cho ta sức mạnh để kiểm soát chúng.” (Hawkins 2002, 287)

[Bài này được đăng lần đầu tiên trong THĐP Aloha magazine volume 17 (4/11/2019)]

Source: personality-development
Biên dịch: Văng Trúc Lâm
Hiệu đính: Prana

[THĐP Translation™] Một cuộc hôn nhân không phải để bạn hạnh phúc, mà là để bạn ý thức

*Bài viết hiện đã có hơn 21K Likes trên Medium. Trích đoạn trong bài viết cùng tên đã được xuất bản trong Aloha 16.

… Ta thường nói các mối quan hệ đổ vỡ dạy ta nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng những mối quan hệ đang diễn ra mới có thể thực sự dạy ta nhiều nhất. Sự tương tác của ta với những người khác cho ta thấy ta là ai, cách ta cư xử và những gì ta đang làm. Chúng có thể là phương tiện khai sáng nhất để gia tăng ý thức. Chắc chắn không có mối quan hệ nào làm điều này tốt hơn một người bạn cam kết xây dựng cuộc sống, nhà cửa và chia sẻ mối quan hệ chăn gối gần gũi cho phần đời còn lại của mình.

Bạn đời là một loại tài sản trong quá trình phát triển bản thân, nhưng sự hợp tác đó không phải là toàn bộ những gì bạn sẽ trở thành. Bạn có thể chọn xem hôn nhân là một món quà, như một đặc ân tuyệt vời. Hôn nhân cho ta những người bạn đồng hành, không phải những con đường. Khi bạn xem đối tác của mình không phải là vị cứu tinh mà là người bạn sẽ vui chơi cùng cho đến cuối đời, bạn sẽ dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của họ và chấp nhận rằng họ không, và sẽ không bao giờ hoàn hảo. (Top highlight)

Các đối tác không tồn tại để đáp ứng mọi nhu cầu cảm xúc của ta. Họ tồn tại để trở thành bạn đồng hành — tách biệt, nhưng bình đẳng — đồng thời cũng là trách nhiệm, song rất ngoài tầm kiểm soát. Học cách yêu họ tốt hơn là điều cần thiết. Nó cho đi nhiều hơn nhận lại. Khi ta có thể loại bỏ đi giả định họ nên sống khác với bản chất, ta tìm thấy một thứ gì đó đẹp đẽ bên dưới: sự hài hòa. Đó là điều ta đã luôn luôn khao khát.

• • •

Tác giả: Brianna Wiest
Biên dịch: Trần Đình Quân
Hiệu đính: Prana


💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Thuyết lượng tử đã chứng minh: Sự quan sát (ý thức) tác động đến thực tại

Tóm lược: Một trong những tuyên bố quái gở nhất của thuyết lượng tử, từ lâu đã mê hoặc các nhà triết học và vật lý học, tuyên bố rằng bởi chính hành động quan sát, người quan sát tác động đến thực tại được quan sát.

Trong một báo cáo nghiên cứu phát hành vào ngày 26 tháng 2 (1998) trong tạp chí Nature (Vol. 391, tr. 871-874), các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Weizmann (Weizmann Institute Of Science) đã tiến hành một thí nghiệm được kiểm soát cao cho thấy một tia các electron đã bị tác động như thế nào khi được quan sát. Thí nghiệm tiết lộ rằng sự quan sát càng nhiều thì ảnh hưởng của người quan sát lên cái thật sự diễn ra càng lớn.

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Mordehai Heiblum lãnh đạo, bao gồm sinh viên cấp tiến sĩ Eyal Buks, Tiến sĩ Ralph Schuster, Tiến sĩ Diana Mahalu và Tiến sĩ Vladimir Umansky. Các nhà khoa học, thành viên của Khoa Vật lý Vật chất Ngưng tụ (Condensed Matter Physics), làm việc tại trung tâm nghiên cứu về Hạ-micron (Submicron) Joseph H. và Belle R. Braun (Joseph H. and Belle R. Braun Center for Submicron Research) của Viện.

Khi một “người quan sát” lượng tử đang quan sát các cơ chế lượng tử nói rằng các hạt cũng có thể hành xử như sóng, điều này có thể đúng với các hạt electron ở cấp độ hạ-micron, có nghĩa là, ở khoảng cách đo lường nhỏ hơn một micron, một phần nghìn của đơn vị milimet. Khi có hành vi như sóng, chúng có thể đồng thời đi qua vài khe hở trong một rào chắn và sau đó gặp nhau lần nữa tại phía bên kia rào chắn. “Sự gặp nhau” này thuật ngữ gọi là interference, sự giao thoa.

>>> [THĐP Vietsub] Vật lý lượng tử – Thí nghiệm hai khe hở

Nghe có vẻ lạ, sự giao thoa chỉ có thể xảy ra khi không có ai quan sát. Một khi người quan sát bắt đầu quan sát các hạt đi qua các khe hở, hoàn cảnh sẽ thay đổi đáng kể: Nếu một hạt có thể được thấy đi qua một khe hở, thì nó rõ ràng không đi qua một khe hở khác. Nói cách khác, khi được quan sát, các hạt electron đang bị “ép buộc” hoạt động như hạt và không như sóng. Do đó, hành động quan sát đơn thuần tác động đến các kết quả thí nghiệm.

Để thực nghiệm điều này, các nhà nghiên cứu Viện Weizmann đã chế tạo một thiết bị tí hon có kích thước nhỏ hơn một micron, nó có một rào chắn với 2 khe hở. Sau đó họ gửi một dòng electrons thẳng tới rào chắn. “Người quan sát” trong thí nghiệm này không phải là con người. Các nhà nghiên cứu của học viện sử dụng cho mục đích này một máy dò điện tử nhỏ nhưng tinh vi có thể xác định các electron đi qua. Khả năng phát hiện các electron của “người quan sát” lượng tử có thể được thay đổi bằng cách thay đổi độ dẫn điện của nó, hoặc cường độ của dòng điện đi qua nó.

Ngoài việc “quan sát” hay phát hiện các electron, máy dò không ảnh hưởng lên dòng điện. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện rằng sự hiện diện của “vật quan sát” gần một trong những khe hở gây ra những thay đổi trong hình thức giao thoa của các đợt sóng electron đi qua các khe hở của rào chắn.

Thực tế, hiệu ứng này phụ thuộc vào “mức độ” của sự quan sát: khi khả năng phát hiện các electron của thiết bị quan sát được tăng lên, nói cách khác là khi mức độ của sự quan sát tăng lên thì sự giao thoa suy yếu đi. Ngược lại, khi khả năng phát hiện các electron của nó giảm, nói cách khác, khi sự quan sát giảm xuống, sự giao thoa tăng lên.

Do đó, bằng cách kiểm soát các tính chất của sự quan sát lượng tử các nhà khoa học đã có thể kiểm soát mức độ ảnh hưởng của nó lên hoạt động của các electron. Cơ sở lý thuyết cho hiện tượng này được phát triển nhiều năm trước bởi một số nhà vật lý, bao gồm Tiến sĩ Adi Stern và Giáo sư Yoseph Imry của Viện khoa học Weizmann, cùng với giáo sư Yakir Aharonov của Đại học Tel Aviv. Công trình thí nghiệm đã được tiến hành sau cuộc thảo luận với Gáo sư Shmuel Gurvitz của Viện Weizmann, và các kết quả của nó vốn đã thu hút sự quan tâm của các nhà vật lý lý thuyết khắp thế giới và đang được nghiên cứu, trong số những thứ khác, bởi Giáo sư Yehoshua Levinson của Viện Weizmann.

• • •

(Trích đoạn 847 chữ đầu tiên trong bài viết 1267 chữ đã xuất bản trong tạp chí Aloha volume 15. Đặt mua đọc bản full tại link này >>> bit.ly/THDPmembership)

Nội dung liên quan

»»» [THĐP Translation™] Vật lý lượng tử nói gì về bản chất của thực tại? 

»»» [THĐP Translation™] Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (materialism) 

»»» [THĐP Vietsub] Con mèo của Schrödinger 

Nguồn: Viện khoa học Weizmann (Israel)
Biên dịch: Văng Trúc Lâm
Hiệu đính: Prana


💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[Bài dịch] 6 thói quen của một người học siêu phàm

Việc trở thành một người học siêu đẳng là một trong những kĩ năng quan trọng nhất bạn cần để thành công trong thế kỉ 21. Trong thời đại công nghệ thay đổi, việc phát triển phụ thuộc vào việc tự học liên tục – việc làm chủ suốt đời của các mô hình, kĩ năng và ý tưởng.

Trong thế giới đang thay đổi chóng mặt này, khả năng học một kĩ năng mới một cách nhanh nhất có thể đang nhanh chóng trở nên cần thiết. Tin tốt là, bạn không cần một khả năng thiên bẩm để trở nên giỏi hơn khi học một thứ mới mà bạn có thể học kể cả khi bạn đang là một nhân viên toàn thời gian.

Nhiều nhà thông thái (những người thông thạo trong nhiều lĩnh vực ) – bao gồm Charles Darwin, Leonardo da Vinci và nhà vật lý từng đoạt giải Nobel Richard Feynman – đã tuyên bố rằng họ không có bất kì trí thông minh tự nhiên đặc biệt nào.

Chúng ta đều có thể có đủ sức mạnh trí óc để thành thạo một môn học mới – chúng ta chỉ cần sử dụng đúng công cụ, cách tiếp cận, hoặc áp dụng những gì chúng ta học một cách chính xác. Hầu hết mọi người đều có thể học bất kì điều gì họ muốn – với một kĩ thuật đúng.

Một phương pháp học tập tốt có thể làm cho quá trình học trở nên thú vị. Chìa khóa để thu nạp kĩ năng một cách nhanh chóng không hề phức tạp. Nếu bạn đặt mục tiêu học một kĩ năng mới để cải thiện sự nghiệp của bạn trong năm nay, một vài những thói quen dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

1. Người siêu học đọc rất nhiều

Việc đọc ảnh hưởng tới não cũng như việc tập thể dục ảnh hưởng tới cơ thể. Nó cho chúng ta sự tự do để lang thang khắp không gian, thời gian, lịch sử, mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về những ý tưởng, khái niệm, cảm xúc, và cấu trúc của tri thức.

Não của bạn sẽ chủ động hơn trên những cuốn sách – nó phát triển, thay đổi, tạo ra những kết nối mới và các khuôn mẫu khác nhau, phụ thuộc vào kiểu tài liệu nào mà bạn đang đọc. Người học giả thành công là người đọc rất nhiều.

Thực tế, nhiều trong số những người thành công nhất đều chia sẻ sự đánh giá cao cho việc đọc. Họ không nhìn việc đọc như một việc lặt vặt, mà như là một cơ hội để cải thiện đời sống, sự nghiệp và việc kinh doanh của họ.

Elon Musk khi lớn lên đã đọc 2 cuốn sách một ngày, theo lời kể của em trai ông. Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Mark Zukerberg đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi 2 tuần. Warren Buffett dành 5-6 giờ đồng hồ mỗi ngày đọc 5 tờ báo và 500 trang báo cáo công ty.

Trong thế giới nơi mà thông tin đang là một loại tiền tệ mới, đọc là nguồn tốt nhất để tiếp tục học hỏi, có thêm kiến thức và tiếp thu nhiều hơn loại tiền đó.

2. Người siêu học xem việc học như là một quá trình

Học tập là một hành trình, một sự khám phá những kiến thức mới, không phải là một điểm đến.

Nó là một quá trình thú vị trong suốt cuộc đời – một hành trình khám phá tự định hướng và tự thực hiện. Hiểu biết về bất kì chủ đề, ý tưởng hay tư duy mới nào yêu cầu không chỉ sự quan sát sâu sắc mà về cơ bản hơn, là sự tò mò kéo dài

“Hành trình học tập là một tập hợp các tài sản học tập được quản lý, cả chính thức và không chính thức, có thể được sử dụng để có được các kỹ năng cho một vai trò và/hoặc lĩnh vực công nghệ cụ thể,”  ông viết, Sonia Malik của IBM.

Học tập là một khoản đầu tư mà thường tự trả cho chính nó để nâng cao thu nhập. Hơn bao giờ hết, học tập là vì cuộc sống của bạn nếu bạn muốn duy trì sự phù hợp, không thể thiếu và phát triển mạnh trong thế giới thay đổi của công việc. (Ý là công việc luôn thay đổi theo thời thế, nếu bạn muốn luôn luôn phù hợp với nó thì bạn phải luôn phải học hỏi.)

Người siêu học coi trọng quá trình. Họ không có mục tiêu cuối cùng, họ tìm kiếm sự cải thiện nhất quán, Họ tiếp tục nắm vững các nguyên tắc, quy trình, thế giới quan, mô hình tư duy mới, v.v. Việc “liên tục, tự nguyện và chủ động” theo đuổi kiến thức là điều quan trọng trong sự trưởng thành của họ.

3. Họ áp dụng tư duy tăng trưởng

Bạn không thể sai lầm khi nuôi dưỡng một tư duy tăng trưởng. Một lý thuyết học tập được phát triển bởi Tiến sĩ Carol Dweck xoay quanh niềm tin rằng bạn có thể cải thiện trí thông minh, khả năng và hiệu suất.

“Những người mù chữ của thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không thể đọc và viết, mà là những người không thể học, không thể quên những điều đã học và không thể học lại,” Alvin Toffler nhận định, một nhà văn, nhà tương lai học và doanh nhân nổi tiếng với các tác phẩm thảo luận về công nghệ hiện đại.

Tu luyện một tư duy phát triển hoặc tư duy thích nghi có thể giúp bạn tập trung hơn vào những mục tiêu mong muốn nhất trong cuộc sống. Nó có thể ảnh hưởng đến động lực của bạn và có thể khiến bạn dễ dàng nhìn thấy cơ hội học hỏi và phát triển khả năng của mình hơn.

Khả năng để giữ một tinh thần cởi mở, tiếp thu kiến thức tốt hơn, và áp dụng nó bất cứ khi nào cần thiết có thể cải thiện đáng kể cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

4. Người siêu học dạy lại người khác những gì họ biết

Dựa theo nghiên cứu, người học giữ lại gần như 90% những gì họ học được khi họ giải thích hay dạy lại khái niệm đó tới người khác, hoặc là sử dụng nó ngay lập tức.

Dạy cho người khác những gì bạn biết là một trong những cách hiệu quả nhất để học, ghi nhớ và gợi lại những thông tin mới. Những nhà tâm lý học, gọi nó là “thực tập phục hồi” (“retrieval practice”). Nó là một trong những cách đáng tin cậy nhất để xây dựng dấu vết bộ nhớ mạnh mẽ hơn. Tìm hiểu bằng cách dạy cho người khác một chủ đề bằng các thuật ngữ đơn giản để bạn có thể nhanh chóng xác định các lỗ hổng trong kiến thức của mình. Nó là một mô hình tâm lý được đặt ra bởi nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman.

Được biết đến như một “Nhà giải thích vĩ đại”, Feynman được tôn sùng vì khả năng minh họa một cách rõ ràng những chủ đề dày đặc như Vật lý lượng tử đến cho tất cả mọi người. Kỹ thuật của Feynman được trình bày rõ ràng trong tiểu sử của James Gleick, cuốn Genius: The Life and Science of Richard Feynman (tạm dịch: Thiên tài: Cuộc đời và khoa học của Richard Feynman).

Bài kiểm tra cuối cùng cho kiến thức của bạn là khả năng chuyển nó sang cho người khác. Một cách tốt hơn để tìm hiểu, xử lý, lưu giữ và ghi nhớ thông tin là dành thời gian 1 nửa để học và 1 nửa thời gian để chia sẻ lại cho người khác. Ví dụ, thay vì cố gắng hoàn thành 1 cuốn sách, hãy đặt mục tiêu đọc 50% và cố gắng nhớ lại, chia sẻ, hoặc viết ra những ý tưởng chính bạn đã học trước khi tiếp tục.

5. Người học hiệu quả quan tâm đến sức khỏe não bộ của họ

Giữ cho não bộ của bạn khỏe mạnh, giữ cho nó sắc nét. Việc bạn làm, hoặc không làm cho não bộ của mình có thể thay đổi đáng kể cách thu nhận, xử lý, và truy xuất thông tin của bạn. Mọi người đều muốn sống một cuộc sống năng động càng lâu càng tốt. Và mục tiêu đó thì phụ thuộc vào sức khỏe não bộ mạnh mẽ.

Điều đó có nghĩa rằng ăn nhiều thực phẩm liên quan đến việc làm chậm suy giảm nhận thức – Như việt quất, rau củ (rau xanh – bắp cải, rau bina, bông cải xanh), ngũ cốc nguyên hạt, nhận protein từ cá và các loại đậu, và chọn chất béo không bão hòa (dầu oliu) thì lành mạnh hơn là chất béo bão hòa (bơ).

“Trái cây và rau quả chống lại những căng thẳng oxy-hóa liên quan đến tuổi tác điều mà gây ra sự hao mòn trên các tế bào não,” Tiến sĩ Gary Small nói, một giáo sư về tâm thần học và lão hóa.

Não chúng ta sẽ suy giảm một cách tự nhiên nếu chúng ta không làm gì để bảo vệ nó. Tuy nhiên, nếu bạn can thiệp sớm, bạn có thể làm chậm lại quá trình suy giảm đó. Sẽ dễ để bảo vệ một bộ não khỏe mạnh hơn là cố gắng sửa chữa những hư hại một khi nó đã lan rộng.

6. Họ nghỉ ngắn, sớm và thường xuyên

Thời gian nghỉ ngơi là quan trọng để giữ lại bất kì điều gì bạn chọn để học. Dựa theo một nghiên cứu gần đây, có những khoảng nghỉ ngắn, sớm và thường xuyên có thể giúp bạn học mọi thứ tốt hơn và thậm chí củng cố tỷ lệ duy trì kiến thức của bạn.

“Mọi người nghĩ rằng bạn phải ‘tập luyện, tập luyện, tập luyện’ khi học một thứ mới. Thay vì vậy, chúng tôi tìm ra rằng nghỉ ngơi, sớm và thường xuyên, có lẽ cũng quan trọng để học như thực hành,” Leonardo G. Cohen, M.D., Ph.D., một nhà điều tra cấp cao tại Viện nghiên cứu Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ quốc gia NIH, nói.

Nghỉ ngơi một cách tốt hơn giúp não rắn lại, lưu giữ ký ức trong suốt thời gian nghỉ ngơi. Bất cứ điều gì bạn chọn để học theo thời gian, điều quan trọng là tối ưu hóa thời gian của các khoảng thời gian nghỉ ngơi để có kết quả tốt hơn.

Các chuyên gia tại Trung tâm Thành Công Học Tập của Đại học bang Louisiana khuyến nghị 30-50 phút cho 1 buổi họp . “Bất cứ điều gì ít hơn 30 là không đủ, nhưng bất cứ điều gì hơn 50 là quá nhiều thông tin cho bộ não của bạn cùng một lúc,” trợ lý tốt nghiệp chiến lược học tập Ellen Dunn nói.

Mạng lưới thần kinh của não bộ chúng ta cần thời gian để xử lý thông tin, vì vậy, giãn cách việc học của bạn giúp bạn nhớ những thông tin mới hiệu quả hơn – cho não bộ của bạn đủ thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục.

Tác giả: Thomas Oppong
Dịch: Nguyễn Huỳnh Trọng Hiếu

(Volume 26 tạp chí Aloha cũng đã xuất bản bài dịch cùng source (ảnh featured image được export từ Aloha. Bản dịch này của bạn NHTH mới chỉ được THĐP edit các lỗi định dạng, chứ chưa được hiệu đính hoàn chỉnh như phiên bản đã đăng trong Aloha 26. Just so you know.)

9


💥 Giới thiệu THĐP DEEP CLUB ➡️ http://bit.ly/THDP_DEEPCLUB
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa ALL VOLUMES ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP. Click here ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 32 thông điệp bất hủ từ Lão Tử

  1. “Âm nhạc với mỹ vị làm cho khách qua đường ngừng lại; còn Đạo mà nói ra thì nó nhạt nhẽo, vô vị; nhìn kĩ nó không thấy, lắng nghe cũng không thấy, nhưng dùng nó thì không bao giờ hết.”

  2. “Người đắc Đạo thời xưa tinh tế, mầu nhiệm, thông đạt, sâu xa không thể biết được. Vì không thể biết được, nên phải miễn cưỡng tả họ như sau: Họ rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghi ngại như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách, chảy ra, lưu động như băng tan, dày dặn mộc mạc như gỗ chưa đẽo, không hư như cái hang, hỗn độn (lờ đờ) như nước đục. Ai có thể đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra? Ai có thể đương hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên? Người nào giữ được Đạo ấy thì không tự mãn. Vì không tự mãn nên mới bỏ cái cũ mà canh tân được.”

  3. “Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được. Lời của ta có tôn chỉ, việc của ta có căn bản. Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta. Người hiểu ta rất ít, người theo cũng rất hiếm [nguyên văn là quí, mà hiếm tức là quí]. Cho nên thánh nhân bận áo vải thô mà ôm ngọc quí trong lòng.”

  4. “Bậc thượng sĩ nghe Đạo thì gắng sức thi hành; bậc trung sĩ nghe Đạo thì nửa tin nửa ngờ; bậc hạ sĩ nghe Đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì Đạo đâu còn là Đạo nữa.”

  5. “Đạo mất rồi sau mới có Đức , Đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Dùng trí tuệ để tính toán trước, thì chỉ là cái lòe loẹt của Đạo, mà là nguồn gốc của ngu muội. Cho nên bậc đại trượng phu giữ trung hậu thành tín mà không trọng lễ nghi, giữ Đạo mà không dùng trí xảo, bỏ cái này mà giữ cái kia.”

  6. “Cái gì hoàn toàn thì dường như khiếm khuyết mà công dụng lại không bao giờ hết; cái gì cực đầy thì dường như hư không mà công dụng lại vô cùng; cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng, ăn nói cực khéo thì dường như ấp úng.”

  7. “Thiên hạ có Đạo thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy; thiên hạ vô Đạo thì ngựa dùng vào chiến tranh và ngựa mẹ sinh con ở chiến trường . Họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho được nhiều cho nên biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn đủ.”

  8. “Thánh nhân không có thành kiến, tốt với người tốt, tốt cả với những người không tốt, nhờ vậy mà mọi người đều hoá ra tốt.”

  9. “Ra gọi là sống, vô gọi là chết, cứ 10 người ra đời thì 3 người bẩm sinh được sống lâu, 3 người bẩm sinh chết yểu, 3 người có thể sống lâu được nhưng chết sớm. Như vậy là vì đâu? Vì họ tự phụng dưỡng quá hậu. Tôi từng nghe nói người khéo dưỡng sinh thì đi đường không gặp con tê ngưu, con hổ, ở trong quân đội thì không bị thương vì binh khí. Con tê ngưu không dùng sừng húc, con hổ không dùng móng vồ, binh khí không đâm người đó được. Tại sao vậy? Tại người đó không tiến vào tử địa.”

  10. “Dùng chính trị mà trị nước, dùng thuật kì mà tác chiến, [nhưng cả hai cách đó đều không thích hợp], chỉ vô sự mới được thiên hạ. Do đâu mà biết được như vậy? Do lẽ này: Thiên hạ mà có nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo; triều đình càng nhiều “lợi khí” thì quốc gia càng hỗn loạn; người trên càng nhiều kĩ xảo thì việc bậy càng sinh ra nhiều; pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc càng nổi. Cho nên thánh nhân bảo: ta không làm gì mà dân tự cải hoá, ta ưa thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính, ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc, ta vô dục mà dân tự hoá ra chất phác.”

  11. “Chính lệnh mập mờ (khoan hồng) thì dân thuần hậu; chính lệnh rõ ràng (hình pháp nghiêm minh quá) thì dân kiêu bạc. Hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của hoạ, ai biết được cứu cánh ra sao? Chính có thể biến thành tà, thiện có thể biến thành ác. Loài người mê hoặc đã từ lâu rồi. Chỉ có bậc thánh nhân [biết được lẽ hoạ phúc vô định đó]. Nên tuy chính trực mà không làm thương tổn người, tuy có cạnh góc mà không hại người, tuy cương trực mà không phóng túng, xúc phạm người, tuy sáng rỡ mà không chói loà.”

  12. “Trị dân và tu thân thì không gì bằng tiết kiệm [tinh thần, vật chất]; có tiết kiệm thì mới sớm phục tòng đạo; sớm phục tòng đạo thì tích được nhiều đức; tích được nhiều đức thì không gì không khắc phục được; không gì không khắc phục thì năng lực của mình không biết tới đâu là cùng; năng lực không biết tới đâu là cùng thì trị được nước; nắm được cái gốc của đạo trị nước, thì có thể tồn tại được lâu dài.”

  13. “Trị nước lớn cũng như nấu nướng cá nhỏ (nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá nguỵ, chống đối).”

  14. “Đạo là chỗ ẩn náu của vạn vật, là vật quý của người tốt, chỗ nhờ cậy của người không tốt. Lời nói hay có thể làm cho mình được tôn trọng, hành vi đẹp có thể làm cho mình hoá cao thượng. Nhưng còn người không tốt [mà biết nhờ cậy đạo] thì sao lại bỏ? Người xưa sở dĩ quý đạo là vì đâu? Chẳng phải là vì: hễ cầu cái gì được cái nấy, có tội thì được tha ư? Vì vậy mà đạo được thiên hạ quý.”

  15. “Cây lớn một ôm, khởi sinh từ mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.”

  16. “Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận: một là lòng từ ái, hai là tính kiệm ước, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì từ ái nên mà sinh ra dũng cảm; vì kiệm ước nên hoá ra sung túc, rộng rãi; vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới được làm chủ thiên hạ. Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm; không kiệm ước mà mong được sung túc, rộng rãi; không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì tất phải chết! Vì từ ái nên hễ chiến đấu thì thắng, cố thủ thì vững. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng từ ái để tự bảo vệ.”

  17. “Viên tướng giỏi không tỏ ra vũ dũng, người giỏi tác chiến không tỏ ra hung hăng, người khéo thắng dịch không giao phong với địch, người khéo chỉ huy thì tự đặt mình ở dưới người. Như vậy là có cái đức không tranh với người, như vậy là biết dùng sức người, như vậy là hoàn toàn hợp với đạo.”

  18. “Thuật dụng binh có câu: “Ta không dám làm chủ (tức khiêu chiến) mà chỉ muốn làm khách (tức ứng chiến), không dám tiến một tấc, thà chịu lùi một thước”. Như vậy dàn trận mà không thành hàng, xua đuổi mà không dám đưa cánh tay ra. Tuy có binh khí mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch.”

  19. “Dân mà không sợ sự uy hiếp của vua thì sự uy hiếp lớn của dân sẽ đến với vua . Đừng bó buộc đời sống của dân , đừng áp bức cách sinh nhai của dân. Vì không áp bức dân nên dân mới không bức lại vua.”

  20. “Có đấng “ti sát” chuyên lo việc giết, nếu vua chúa thay đấng ti sát mà giết dân thì cũng như thay thợ đẽo. Thay thợ đẽo thì ít khi không đứt tay.”

  21. “Đạo Trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu. Đạo người thì không vậy, bớt chỗ thiếu mà cấp thêm cho chỗ dư. Ai là người có dư mà cung cấp cho những người thiếu thốn trong thiên hạ? Chỉ có người đắc đạo mới làm được như vậy.”

  22. “Đạo Trời không tư vị ai, chỉ gia ân cho người có Đức.”

  23. “Bậc thánh nhân vô dục, không tích trữ, càng giúp người, mình lại càng có dư, càng cho người, mình lại càng có nhiều. Đạo Trời chỉ có lợi cho vạn vật chứ không có hại; đạo thánh nhân giúp người mà không tranh với ai.”

  24. “Người thiện vào bậc cao thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét cho nên gần với đạo. Địa vị thì khéo lựa chỗ khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ. Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi.”

  25. “Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy; gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nước nhà rối loạn mới có tôi trung.”

  26. “Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cho nên gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là người?”

  27. “Biết trống (nam tính), giữ mái (nữ tính), làm khe nước cho thiên hạ, thì cái đức vĩnh cửu bất biến sẽ không mất mà trở về trẻ thơ. Biết vinh, giữ nhục, làm cái hay cho thiên hạ; làm cái hay cho thiên hạ thì cái đức vĩnh cửa bất biến sẽ đầy đủ, mà trở về mộc mạc như gỗ chưa đẽo. Gỗ chưa đẽo chưa đẽo, xẻ ra thành đồ dùng.”

  28. “Quân đội đóng ở đâu, gai góc mọc ở đấy. Sau trận chiến tranh lớn, tất bị mất mùa.”

  29. “Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ tri túc (biết đủ) là người giàu.”

  30. “Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; mài cho bén nhọn thì không bén lâu. Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về, đó là Đạo Trời.”

  31. “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà chọn cái kia.”

  32. “Bậc trị dân giỏi nhất thì dân không biết là có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quí và khen; thấp hơn nữa thì dân sợ; thấp nhất thì bị dân khinh lờn.”

Biên dịch: Nguyễn Hiến Lê


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP. Click here ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục nội dung Aloha magazine, ALL VOLUMES ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Mục đích của cuộc sống là trở thành không-ai-cả

*Bài viết hiện đã có hơn 20K Likes trên Medium

Cuộc sống của bạn không phải là cái rốn của thực tại

Tất cả chúng ta đều trải nghiệm thế giới như chúng ta là cái rốn của thực tại. Chúng ta nghĩ và chúng ta cảm nhận, liên quan tới cách các giác quan hấp thụ thông tin và cách những thông tin này hòa quyện với ký ức cá nhân. Nhận thức chủ quan được tạo ra bởi các tương tác này đưa ra ảo tưởng về tầm quan trọng. Chúng ta quên rằng nhận thức này chỉ tồn tại trong tâm trí mình và mỗi người gần ta đều đang loanh quanh dưới cùng một tư duy tâm lý.

cuộc sống
Slava Stepanov/gelio.livejournal.com

Sự thật là, chúng ta chỉ là một trong hàng tỷ, và xuyên suốt bề dày lịch sử, mọi thứ về chúng ta đều không quá quan trọng như ta tưởng. Kể cả những người như Newton và Einstein, những người chúng ta tôn kính vì những đóng góp của họ cho nhân loại, cũng chỉ ít tầm thường hơn một chút.

Vũ trụ của chúng ta chứa một triệu lũy thừa 7 ngôi sao (24 số 0 theo sau) và nhiều trong số ngững ngôi sao đó chứa rất rất nhiều “hạt bụi” nữa, cái ta thường gọi là “hành tinh.” Nếu ai đó trong chúng ta ngừng tồn tại ngày mai, hầu như sẽ không có gì sẽ xảy ra ngoại trừ cảm xúc chủ quan của những người thân quen. Trái Đất sẽ tiếp tục quỹ đạo của nó, và quy luật vật lý sẽ tiếp tục không thay đổi. Chúng ta không là gì ngoài một phần của mọt gợn sóng trong dại dương entropy vô tận.

Nhiều người chúng ta không thích nghe điều này. Nó mâu thuẫn với câu chuyện mà tâm trí chúng ta kể. Chúng ta được dạy để nghĩ rằng mình đặc biệt, và chúng ta thích tin điều đó. Nhưng tôi không nói những điều này để chỉ trích hay hạ bệ bạn. Thực tế, nó có hơi ngược lại. Tôi nói điều đó vì việc phân biệt được nhận thức chủ quan của mình và thực tế khách quan là chìa khóa để sống một cuộc đời ý nghĩa và quan trọng.

Công nhận sự không quan trọng giải phóng ta khỏi kìm kẹp của giọng nói tự cho mình là trung tâm trong đầu, cái chịu trách nhiệm hàng đầu cho phần nhiều những khó khăn trong đời.

Nó là giọng nói so sánh ta với những người không cần thiết, cũng là giọng nói thuyết phục ta rằng ta có quyền sống thoải mái và dễ dàng, và chính giọng nói này đã khiến ta rượt đuổi theo các biện pháp để thành công.

Và kết quả? Ta dành thời gian để cầu mong những điều ta không cần hoặc muốn, ta lưỡng lự ngay dấu hiệu đầu tiên của những thử thách và bất tiện, và một ngày, chúng ta thức dậy bởi chiếc đồng hồ đang kêu tích tắc và nhận ra rằng, suốt bằng ấy thời gian, chúng ta đã sống cuộc sống của ai đó khác.

Cách chắc chắn nhất để cảm thấy trống rỗng là đi loanh quanh như thể bạn đang nắm giữ một vị trí đặc quyền nào đó trong vũ trụ. Nó không chỉ là một ảo tưởng hoàn toàn sai lầm và gây hại, mà nó còn bỏ qua các lợi ích bên lề của việc chẳng là ai.

Tôi muốn dẫn bạn đi qua những ý tưởng này.

1. Không-ai-cả cho phép chúng ta thực sự trải nghiệm và trân trọng sự sâu sắc của điều tuyệt vời

Năm 1757, Edmund Burke xuất bản một trong những tác phẩm có ảnh hưởng bậc nhất trong thẩm mỹ (A Philosophical Enquiry into the Origin of our Ideas of the Sublime and Beautiful). Nó là một nhánh của triết học liên quan đến bản chất của cái đẹp.

Trong đó, ông ấy phân biệt các trải nghiệm cảm giác thành hai lại: Cái Đẹp (The Beautiful)Điều Tuyệt Vời (The Sublime)

cuộc sống

Chúng ta đã quen thuộc với Cái Đẹp. Nó có thể được tóm tắt bởi định nghĩa tiêu chuẩn. Chúng ta nhìn thấy nó mỗi ngày trong những thứ ta cho là choáng ngợp và dễ chịu. Tuy nhiên Điều Tuyệt Vời lại khác. Nó còn hơn cả sức hấp dẫn thị giác. Nó tràn ngập. Nó khiến ta thấy nhỏ bé, và mang một sức mạnh thu hút chúng ta.

Nó xuất hiện khi chúng ta kinh ngạc trước sức mạnh thiên nhiên; ta trải nghiệm nó trong cảm xúc yêu thương; và nó còn được nhận thấy khi ta đang sững sờ trước một tác phẩm nghệ thuật. Nó là cảm giác thăng hoa của sự tồn tại, cao hơn sự thoải mái và bình thường.

Để hoàn toàn chìm đắm trong Điều Tuyệt Vời, ta phải từ bỏ một phần của mình. Chúng ta buộc phải chấp nhận một mức độ thấp kém để kết nối với một thứ vĩ đại hơn. Rủi ro tổn thương được cân bằng nhờ vào phần thưởng là cực lạc, ecstasy.

Không ai miễn nhiễm khỏi trải nghiệm Điều Tuyệt Vời, nhưng bản ngã và một cảm giác sâu sắc về sự quan trọng của bản thân sẽ cản trở nó. Họ tìm kiếm hỷ lạc mà không chấp nhận sự tổn thương, và họ nhận ra mình bị dồn vào đường cùng với nỗi sợ hãi.

Nó không có gì đáng ao ước. Nó dẫn tới một dạng tê liệt, cái sẽ cướp đi tiềm năng trải nghiệm những niềm vui trong cuộc sống. Nó có thể được ngụy trang bằng sự khôi hài hoặc sự hợp lý, nhưng sự thật, nó không có gì khác hơn là bất an, thiếu tự tin, thiếu an toàn, insecurity.

Trở thành không-ai-cả, bạn sẽ không có rắc rối này nữa. Bạn chấp nhận rằng mình trần trụi sẵn rồi, vậy nên bạn có thể phơi bày nó ra và đạt được gì đó. Và thường là bạn sẽ đạt được nó.

2. Trở thành không-ai-cả giải thoát chúng ta khỏi những áp lực phi lý và kỳ vọng của một thế giới bất định

Chúng ta sống cuộc sống được dẫn dắt bởi nhãn mác và thứ bậc. Đó là cách ta hiểu về một thực tại phức tạp. Các nhãn mác hay thứ bậc kia không tuyệt đối. Một cái cây không phải là một cái cây vì có một quy luật tự nhiên đã định nghĩa nó là cây. Nó là cây vì bộ não nhận thức của chúng ta đã được học để hiểu như thế. Đó là cách ta phiên dịch tín hiệu giác quan thành một dạng tổ chức hữu dụng.

cuộc sống

Đây là sự phân biệt trọng yếu. Quan sát của ta về thực tại là một sự xấp xỉ bị giới hạn bởi ranh giới của ngôn ngữ. Nó bất định và phần lớn là không thể đoán trước. Như nhà văn đoạt giải Nobel Albert Camus đã lưu ý, chúng ta sống để lý luận với một thế giới không hợp lý và nó thường xuyên dẫn đến một cuộc sống mâu thuẫn.

Khi bạn để các nhãn mác và cấp bậc dính đến danh tính của mình quá nhiều, bạn sẽ đặt kỳ vọng vào những thứ về cơ bản là rất mong manh. Nếu bạn tăng giá trị của mình bằng việc trở thành CEO và sự thật là bạn sử dụng mức độ quyền lực trong bối cảnh doanh nghiệp, hơn là những giá trị nội tại, cuối cùng bạn cũng sẽ tìm thấy mình tại một vị trí mang xung đột.

Cuộc sống không quan ngại xúc cảm nhân tạo của bạn về tầm quan trọng. Tới một lúc, sẽ có sự khác biệt giữa câu chuyện bạn kể về bản thân và thực tế phũ phàng lạnh lùng. Thu nhập của bạn sẽ không còn ý nghĩa, và cú ngã sẽ đau hơn nhiều.

Khi trở thành không-ai-cả, dù sao thì bạn cũng không phải giả vờ rằng một cái nhãn — dù tốt dù xấu – không là gì hơn một mảnh tưởng tượng của tâm thức tập thể. Bạn giải thoát mình khỏi rất nhiều áp lực xã hội nhỏ nhặt của sự tồn tại. Bạn vẫn có thể đảm nhận một vai trò nhất định với niềm tự hào, nhưng biết rằng điều đó không khiến bạn quan trọng nhiều hơn hay ít đi trải ra cho bạn một nền tảng vững chắc hơn.

Một thay đổi nhỏ về tinh thần tạo ra một khác biệt lớn.

3. Trở thành không-ai-cả cho chúng ta sự khiêm nhường để nhận ra rằng khó khăn định nghĩa chúng ta, không phải những khao khát

Khi ta thuyết phục bản thân rằng mình đặc biệt hơn những gì vũ trụ đặt ra, chúng ta có xu hướng phát triển ý thức quyền lợi về cái cuộc sống nợ ta. Chúng ta chọn tin vào những câu chuyện bề nổi về hạnh phúc và thành công trông như thế nào, và ta nhanh chóng nghĩ rằng cái giá của nó là con số không.

Một sự thật phũ phàng là vũ trụ không nợ ai gì cả. Vũ trụ tuyệt đối thờ ơ với những gì bạn hoặc tôi muốn. Nó tồn tại dựa trên các tác động ảnh hưởng lên nó, và để định hình kết quả theo ý muốn, trách nhiệm thuộc về chúng ta.

Tốt thôi nếu ta muốn có một sự nghiệp xán lạn, nhưng đi loanh quanh với giả định rằng bạn xứng đáng có nó sẽ không đưa bạn đến đó. Cái đưa bạn tới đó là cái giá bạn sẵn lòng trả. Cái đưa bạn tới đó là những công việc ban đầu không có thưởng, và nhiều giờ dài đánh đổi máu, mồ hôi, nước mắt không biết trước tương lai. (Top highlight)

Để chấp nhận được những khốn khó này, bạn cần khiêm nhường. Nó đòi hỏi bạn phải hiểu rằng mình cũng như bao người khác muốn có một công việc tốt, những mối quan hệ tuyệt vời và hạnh phúc lâu bền. Mong muốn của bạn không phải là duy nhất.

Điều đó có nghĩa là bạn chấp nhận rằng sự khác biệt không phải trong điều bạn muốn, mà nằm trong thứ bạn sẵn sàng nhẫn nhịn để có. Nó là về sự đánh đổi bạn sẵn sàng chịu đựng, những “trận đòn” bạn sẵn sàng lãnh nhận, và nó là về việc biết rằng dù có bất chấp tất cả những điều đó, thành quả lao động của bạn có thể vẫn là con số không.

Nó nói về việc nhìn thẳng vào cuộc sống và có đủ can đảm để nói,

“Tôi có thể không là gì nhiều, và tôi biết tôi không phải lúc nào tôi cũng có thứ tôi muốn, nhưng nó chắc chắn không có nghĩa là tôi sẽ không cố gắng.”

Và sau cùng thì đó chính là mục đích của cuộc sống. Thử nhìn thấy thực tế đúng với bản chất thật của nó và sau đó làm điều bạn có thể để biến nó thành hình dáng bạn mong ước.

Bạn đã là không-ai-cả rồi, tôi cũng thế. Chúng ta không bị thiếu nợ gì cả. Càng sớm nhận ra điều đó, bạn càng sớm tập trung vào những điều mình có thể thay đổi. Và có rất nhiều thứ ta có thể thay đổi. Nó không dễ, nhưng chính xác vì thế mà nó giá trị.

Chúng ta là một phần không đáng kể của một thực thể vũ trụ bao la, và điều này là tốt đẹp nếu bạn chọn nhìn nó theo đúng bản chất.

(Bài viết full lần đầu tiên đã được xuất bản trong Aloha volume 14)

Tác giả: Zat Rana
Biên dịch: Mai Thanh Trúc
Hiệu đính: Prana

Tự truyện của một Yogi – Đánh thức những linh hồn đã lãng quên

thđp review

Cách đây không lâu, mình biết đến cuốn Tự truyện của một Yogi thông qua anh Huy Nguyen, founder Triết Học Đường Phố. Trong quãng thời gian mình đang đọc lại cuốn kinh thư trác tuyệt của Ấn Độ là Chí Tôn Ca, thì anh Huy cũng đọc cuốn Tự truyện của một Yogi này một cách say sưa. Thỉnh thoảng bắt gặp một câu thoại hay một lời nói nào sâu sắc, anh ấy lại chia sẻ ngay với mình. Những lúc như vậy, mình cảm thấy bị cuốn hút tới cuốn tự truyện này. Có một trực giác bên trong mình rung lên rằng những câu trích dẫn kia chắc chắn phải được thốt ra từ miệng của những bậc giác ngộ vì nó mang một khí phách tinh tế lạ thường, không tìm thấy ở những kẻ phàm nhân. Chúng mang những cách diễn đạt và góc nhìn rất sáng tạo mà không hề thiếu thốn đi chút nào tính oai hùng và thâm sâu. Cảm giác ngưỡng mộ của mình, thứ từng xuất hiện khi mình đón đọc Chí Tôn Ca, đã được khơi dậy một lần nữa từ khi được nghe “ké” những mảnh ghép rời rạc từ cuốn Tự truyện của một Yogi tuyệt vời này thông qua anh. Và sau này, việc tìm đến cuốn Tự truyện của một Yogi và dành thời gian đọc nó mỗi tối đã mang đến cho mình những trải nghiệm xúc động và khai phóng mãnh liệt nhất từ trước đến giờ trong quãng đời tu tập tâm linh.

Nếu bạn không có khao khát vươn đến giác ngộ, Thượng Đế hay những điều huyền nhiệm, thậm chí tối thiểu là có một chút hướng mình về phía đó với ước mong từ bỏ được tư tưởng vô thần, duy vật thì cuốn sách này không dành cho bạn. Chắc chắn là không, vì tất cả những nội dung xoay quanh cuộc đời của bậc thầy yoga giác ngộ, Paramahansa Yogananda, từ thuở ấu thơ cho tới khi sứ mệnh tại Trái Đất của Ngài thành tựu, đều xen kẽ một cách tinh tế những dấu ấn về Thượng Đế thông qua những bài học và trải nghiệm sống của Ngài. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến không ít những câu chuyện kỳ diệu của các thánh nhân khác. Xuyên suốt cuốn sách là liên tiếp những phép lạ mà thầy Yogananda đã trải nghiệm trực tiếp và được nghe kể lại từ các bậc thánh trong suốt cuộc đời mình.

Theo cả cách trực tiếp và gián tiếp, Paramahansa Yogananda đã nhắc lại 4 con đường chân chính đi đến giác ngộ mà kinh điển Ấn Giáo cổ xưa nhất đã đề cập. Chúng bao gồm:

  1. con đường sùng tín (the path of devotion – Bhakti Yoga)
  2. con đường minh triết (the path of knowledge – Jnana Yoga)
  3. con đường thiền định (the path of meditation – Raja Yoga)
  4. và con đường hành động (the path of action – Karma Yoga).

Cuộc đời của Ngài là minh chứng hùng hồn cho sự toàn thiện của một cá nhân ở cả 4 con đường.

Nếu như cuốn sách này tuyệt nhiên không dành cho người vô thần (hoặc cố bám giữ quan điểm vô thần), thì nó lại là một liều thuốc tiên cho những người đang hướng đôi mắt mình về phía Thượng Đế. Cá nhân mình chưa từng đọc một cuốn sách tâm linh nào có tác dụng cổ vũ và khai mở đức tin cho hành giả mãnh liệt đến vậy. Nó có chứa đựng một tinh thần say mê vô ngần dành cho sự thức tỉnh tâm linh. Trong quá trình đọc sách, mình đã nhiều lần dâng trào xúc động nghẹn ngào khi cảm nhận những rung động thuần khiết thương yêu và thanh cao của vị thầy cùng những bậc giác ngộ khác đã đi trước. Đến nỗi, trong một lần cảm xúc lên đến đỉnh điểm khi đọc đến khoảnh khắc Lahiri Mahasaya, thầy của thầy của Yogananda được điểm đạo, mình đã òa lên khóc nức nở không sao dừng lại được. Lúc đó, mình có cảm giác như chính mình đang được trải nghiệm sự choáng ngợp và thiêng liêng của khung cảnh ấy, chính mình cũng đang được điểm đạo.

Cuốn tự truyện này đã làm bật lên tài năng diễn đạt và thu phục lòng người của một bậc yogi cao quý. Ngài có khả năng làm chủ ngôn ngữ và diễn đạt nó dưới những góc độ độc đáo và đôi khi là rất dí dỏm hài hước. Có thể, chính việc để hình thức cuốn sách dưới dạng “tự truyện” và gần gũi hóa những thước phim tâm linh huyền diệu của một con người, mà tác giả Yogananda đã dễ dàng lay động được trái tim những kẻ đang trên đường cầu Đạo. Mình cho rằng mục tiêu của cuốn sách là kết nối tình anh em trên toàn cầu đã có một sự thành công nhất định. Khi đọc cuốn tự truyện sinh động này, chúng ta có thể gặp được hình ảnh của chính mình, có lúc như một người trẻ bồng bột nóng vội, có lúc thì nghi ngờ Thượng Đế, có lúc thì khát khao Người, và có lúc thì choáng váng tột độ khi bức màn ảo tưởng của tâm tư bị đập ra vụn vỡ vào một khoảnh khắc không ngờ. Rất nhiều khía cạnh của một đời người được biểu hiện và rất nhiều những cung bậc cảm xúc được giải phóng ở trong tác phẩm tâm linh này như muôn vàn đợt sóng của đại dương.

Kể về cuộc đời của chính mình nhưng đại sư Yogananda cũng đồng thời kể về cuộc đời của những bậc sư phụ tôn kính của Ngài như một cây phả hệ, để từ đó âm thầm khai mở trí tuệ cho những người nào rung lên cùng một nhịp thiêng liêng với các Thầy. Những bậc thầy luôn có những cách trao truyền chân lý một cách khéo léo và khiêm nhường như vậy. Với những kẻ nào mở lòng thì sẽ nhận ra cuốn sách này là một kho báu tâm linh to lớn.

Cái hay của cuốn sách vẫn chưa dừng lại ở việc nói về một dòng tu yoga thâm sâu với sự trao truyền phương pháp yoga mang tính khoa học (kriya yoga), thứ có thể dành cho đông đảo mọi người. Nó còn được nối tiếp và làm cho phong phú bởi những câu chuyện về những bậc chân tu khác như Mahatma Gandhi, Ramana Maharshi, Vivekananda,… và nhiều bậc thánh của Ấn Độ đã giác ngộ Thượng Đế thể hiện nhiều phép lạ của God, và hết lòng phụng sự nhân loại. Tác giả đã làm sống dậy tinh thần tâm linh vô song của Ấn Độ thông qua lớp lớp các thế hệ thánh nhân xuất hiện tại mảnh đất này.

Mình cảm thấy việc đọc và chia sẻ về cuốn sách này như là một định mệnh không thể tránh khỏi. Vì trước đó, mình đã có thể tiếp thu Chí Tôn CaKinh Thánh với lòng sùng kính. Đây cũng là hai cuốn kinh thư được nhắc đến các nội dung nhiều nhất trong Tự truyện của một Yogi. Nếu không có một nền tảng cơ bản về tâm linh đến từ những văn bản tôn giáo cổ xưa quan trọng, thì việc hấp thụ những giáo huấn của những bậc thầy và việc theo đuổi mạch truyện của tác giả sẽ bị vướng vào nhiều điều trắc trở. Nhưng biết đâu được, sự trắc trở ấy lại là một cái cớ giúp bạn đọc tìm tới những văn bản tâm linh cổ kính kia. Các thực tại cùng một tần số sẽ luôn có những mối nối thâm diệu như vậy. Dần dà, bạn sẽ nhận ra rằng những cuốn sách vĩ đại nhất, những bậc thầy tôn kính nhất trong lịch sử loài người đều được xướng tên ở trong cùng một câu chuyện.

Lần đầu tiên trong đời khi đọc một cuốn sách, mình không chỉ bị cuốn hút bởi nội dung chính, mà còn thấy vô cùng ngưỡng mộ cả phần chú thích (bằng chữ cỡ nhỏ) ở dưới các trang. Nhiều khi, đọc được một chú thích chi tiết, mới lạ và uyên thâm cũng đủ khiến mình mãn nguyện và mở mang đầu óc như đọc được cả một cuốn sách quý. Có rất nhiều thông tin bên lề quan trọng được nhắc tới ở phần chú thích này. Nếu bạn bỏ qua và xem thường thì thật đáng tiếc biết nhường nào.

Nếu có một điểm trừ dành cho cuốn sách này thì nó thuộc về phần dịch thuật. Một trong những thuật ngữ quan trọng nhất và nền tảng nhất trong tâm linh tôn giáo, “Self-Realization” (Giác ngộ Chân Ngã), đã bị dịch sai thành “Tự giác ngộ”. Ngoài ra, còn một số điểm dịch khác dễ gây hiểu lầm về ngữ nghĩa. Còn lại, mình hoàn toàn hài lòng với cách sử dụng sự phong phú của Tiếng việt để diễn tả những câu chuyện của bậc giác ngộ. 9/10 là điểm mình dành cho cuốn tự truyện thâm diệu này. (Đứng đầu với điểm 10/10 vẫn là Chí Tôn Ca toàn bích.)

💎 [THĐP Review] 5 bài học tôi rút ra từ Chí Tôn Ca sau một năm thực hành tâm linh

Để kết thúc bài review, đồng thời tỏ lòng biết ơn những bậc thầy giác ngộ đại từ đại bi, vượt mọi thời gian không gian để cứu vớt nhân loại, mình xin trích dẫn một số đoạn văn mà bản thân thấy tâm đắc và học hỏi được nhiều nhất từ trong cuốn sách:

“Chân lý không phải là lý thuyết, không phải hệ thống triết lý tư biện, không phải sự thông tuệ. Chân lý là sự tương ứng chính xác với thực tại. Với con người, chân lý là tri thức vững như bàn thạch về thực tính của y, rằng Chân Ngã của y là linh hồn.” — Paramahansa Yogananda

“Nếu chúng ta có thể có những khám phá và phát minh mới trong thế giới hiện tượng, ta phải tuyên bố khánh kiệt trên bình diện tâm linh hay sao? Lẽ nào không thể nhân rộng những ngoại lệ mà biến chúng thành quy luật? Nếu mà như vậy, con người phải luôn là súc vật trước đã rồi mới là con người hay sao?” – Gandhi

“Khi bản ngã giao hòa cùng một quyền năng cao hơn, Thiên nhiên sẽ tự động vâng thuận ý chí của con người, không căng thẳng hay gượng gạo. Sự chế ngự Thiên nhiên dễ dàng như vậy bị kẻ duy vật thiếu hiểu biết gọi là ‘thần bí’.” – Sri Ananda Mohan Lahiri (Cháu của đại sư Lahiri Mahasaya, sư phụ của sư phụ của tác giả)

“Chỉ có kẻ dâng mình cho giác ngộ, mà không chỉ đọc các thần khải xưa, mới sáng suốt. Hãy giải mọi khúc mắc của con bằng thiền định. Đổi những suy xét vô ích lấy giao hòa thực sự với Thượng Đế.” — Lahiri Mahasaya

“Hễ ai nhận ra mình là con của Thượng Đế, như Babaji đã nhận ra, thì sẽ được toại nguyện bất kỳ ước nguyện nào bằng những khả năng vô hạn tiềm ẩn trong anh ta.” — Người đồng hành của Lahiri Mahasaya (dẫn Ngài đến trải nghiệm điểm đạo từ sư phụ Babaji)

“Vén bức màn maya là để lộ cái vi mật của sáng tạo. Do vậy, kẻ lột trần vũ trụ là nhà độc thần chân chính duy nhất. Hết thảy những kẻ khác đều đang lễ bái những tượng thờ ngoại đạo. Chừng nào con người còn bị lệ thuộc vào những huyễn hoặc nhị nguyên của Thiên nhiên thì Maya mang khuôn mặt của Janus vẫn còn là nữ thần của anh ta; anh ta sẽ không thể thấy Thượng Đế đích thực duy nhất.” — Paramahansa Yogananda

“Nghi thức bên ngoài không diệt được vô minh, vì chúng không đối nghịch nhau. Chỉ có tuệ giác mới diệt được vô minh. Tri kiến không thể được nảy ra bởi bất kỳ phương tiện nào khác ngoài truy vấn. ‘Ta là ai? Vũ trụ này đã ra đời làm sao? Ai là kẻ tạo ra nó? Cái gì là căn nguyên vật chất của nó?’ Đây là loại truy vấn được bàn đến.” — Adi Shankara (Một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Hinduism. Ông là một nhà triết học gia, thần học gia vào đầu thế kỉ thứ 8 tại Ấn Độ, người đã tổng hợp ra triết lý Advaita Vedanta. Ông được xem là người đã có công thống nhất và thiết lập củng cố những tư tưởng chính trong Hinduism.)

“Con người là một linh hồn, và có một xác thân. Khi con người nhớ lại đúng cảm thức về thể tính của mình, anh ta sẽ bỏ lại đằng sau mọi mô thức bó buộc. Chừng nào mà anh ta còn mơ hồ trong trạng thái chứng quên tâm linh thường tình của mình thì anh ta còn phải thấy những xiềng xích vi tế của định luật môi trường.” — Sri Yukteswar (Sư phụ của tác giả)

“Thượng Đế đáp lại tất cả và làm cho tất cả. Như Ngài đã gửi mưa xuống theo lời cầu xin của ta, Ngài cũng sẽ đáp lại bất kỳ nguyện ước chân thành nào của tín đồ. Con người hiếm khi nhận ra Thượng Đế thường lưu tâm đến lời cầu nguyện của anh ta biết chừng nào. Ngài không thiên vị một số ít người mà lắng nghe tất cả những ai đầy tin tưởng đến với Ngài. Con cái Ngài luôn phải có niềm tin tuyệt đối vào lòng từ bi của Cha Vô Biên.” — Sri Yukteswar

“Đời người cứ trĩu nặng phiền não cho đến khi anh ta biết cách hòa điệu với ‘Thiên Ý’, ‘đường lối đúng’ của Ngài thường khó hiểu đối với trí thông minh chấp ngã.” — Sri Yukteswar

“Làm sao những kẻ nô lệ giác quan lại có thể thưởng thức trần gian được? Họ đâu thể cảm nhận được những hương vị tinh thế của nó khi mà họ dầm mình trong bùn nguyên sơ. Mọi sự phân biệt đẹp đẽ đều chẳng còn ở người có tham dục bẩm sinh.” — Sri Yukteswar

“Người đời thiển cận mới đúng là những kẻ từ bỏ! Họ từ bỏ của cải thiêng liêng vô song để lấy một nhúm đồ chơi trần tục nghèo nàn.” — Bhaduri Mahasaya

“Thượng Đế thì dung dị. Mọi thứ còn lại đều rắc rối. Đừng đi tìm những giá trị tuyệt đối nơi thế giới tự nhiên tương đối.” — ‘Thánh Hương’

“Để đo giá trị của một người, thánh nhân sử dụng một tiêu chí bất biến, cái khác xa với những tiêu chuẩn hay thay đổi của đời. Nhân loại – quá đỗi đa dạng trong chính mắt nhìn của mình! – dưới cái nhìn của một bậc thầy được chia làm hai loại: Kẻ u mê không tìm kiếm Thượng Đế và người sáng suốt đi tìm Thượng Đế.” — Paramahansa Yogananda

“Nếu ta không mời Thượng Đế làm Khách mùa hè của ta, Ngài sẽ không đến vào mùa đông trong đời ta.” — Lahiri Mahasaya

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

[THĐP Translation™] Nhịn ăn tăng cường khả năng tái tạo tế bào gốc

Một phương pháp điều trị bằng thuốc bắt chước việc nhịn ăn cũng có thể cung cấp lợi ích tương tự, nghiên cứu tìm thấy.

MIT-Stem-Cell-Diet_0
Các tế bào gốc đường ruột từ chuột đã nhịn ăn 24 tiếng, ảnh phải, sản sinh ra một lượng nội bào (organoids) nhiều hơn đáng kể so với các tế bào gốc từ chuột không nhịn ăn, ảnh trái. Image: Maria Mihaylova and Chia-Wei Cheng

Khi mọi người già đi, các tế bào gốc đường ruột của họ bắt đầu mất đi khả năng tái tạo của chúng. Những tế bào gốc này là nguồn gốc cho tất cả các tế bào đường ruột mới, vì vậy sự suy giảm này có thể làm nó trở nên khó khăn hơn để phục hồi các nhiễm trùng tiêu hóa hoặc các điều kiện khác tác động đến ruột.

Sự mất mát–liên quan đến tuổi tác–của các tế bào gốc có thể đảo ngược bằng 24 tiếng nhịn ăn (fasting), theo một nghiên cứu mới từ các nhà sinh vật học tại MIT. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng nhịn ăn cải thiện đáng kể khả năng tái tạo của tế bào gốc, trong cả chuột già và chuột non.

Ở chuột nhịn ăn, các tế bào bắt đầu phân rã các axit béo thay vì glucose (đường), một sự thay đổi kích thích khả năng tái tạo của các tế bào gốc nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu thấy rằng họ cũng có thể tăng cường sự tái tạo với một một phân tử có khả năng kích hoạt cùng một công tắc chuyển hóa. Một sự can thiệp như thế có tiềm năng giúp người cao tuổi phục hồi từ nhiễm trùng đường ruột hoặc bệnh nhân ung thư đang trải qua hóa trị, các nhà nghiên cứu nói.

“Nhịn ăn có rất nhiều hiệu ứng trong ruột, bao gồm việc tăng cường khả năng tái tạo cũng như những ứng dụng tiềm năng trong bất kỳ loại bệnh nào tác động đến ruột, như nhiễm trùng hoặc ung thư,” Omer Yilmaz nói, một giáo sư trợ lý sinh học tại MIT, một thành viên của Viện Nghiên cứu Ung thư Tích hợp Koch (Koch Institute for Integrative Cancer Research ), và là một trong những tác giả lão thành của nghiên cứu. “Thấu hiểu việc nhịn ăn cải thiện sức khỏe tổng quát như thế nào, bao gồm vai trò của tế bào gốc ở người lớn trong việc tái tạo đường ruột, sửa chữa và lão hóa, là một vấn đề nền tảng được chú ý đến trong phòng thí nghiệm của tôi.”

David Sabatini, một giáo sư sinh học MIT và là một thành viên của Viện Nghiên cư Sinh y Whitehead (Whitehead Institute for Biomedical Research) và Viện Koch, cũng là một tác giả lão thành của bài báo, xuất hiện trong số ra ngày 3 tháng 5 của Cell Stem Cell.

“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy việc nhịn ăn gây ra một sự thay đổi chuyển hóa trong tế bào gốc ở ruột, từ việc sử dụng carbohydrates thành đốt cháy chất béo,” Sabatini nói. “Thật thú vị, chuyển đổi các tế bào này sang oxy hóa axit béo tăng cường chức năng của chúng một cách đáng kể. Mục tiêu dược lý của con đường này có thể cung cấp một cơ hội trị liệu để cải thiện cân bằng nội mô trong các bệnh lý liên quan tới tuổi.”

Các tác giả chính của bài báo là Tiến sĩ hậu kỳ Maria Mihaylova Viện Whitehead và Tiến sĩ hậu kỳ Chia-Wei Cheng Viện Koch.

Tăng cường khả năng tái tạo

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã biết rằng lượng calo hấp thụ thấp có liên quan tới việc nâng cao tuổi thọ ở con người và các loại sinh vật khác. Yilmaz và các đồng nghiệp của ông đã quan tâm tới việc khám phá cách nhịn ăn phát huy tác dụng của nó như thế nào ở cấp độ phân tử, cụ thể là trong đường ruột.

Tế bào gốc đường ruột chịu trách nhiệm việc duy trì lớp niêm mạc của ruột, thường tự tái tạo lại chính nó sau mỗi năm ngày. Khi chấn thương hoặc nhiễm trùng, các tế bào gốc là chìa khóa để sửa chữa mọi chấn thương. Khi mọi người già đi, khả năng tái tạo của các tế bào gốc giảm đi, vì vậy nó mất nhiều thời gian hơn để ruột phục hồi.

“Tế bào gốc đường ruột là những công nhân trong ruột giúp tạo ra nhiều tế bào gốc hơn và cho tất cả các kiểu tế bào đa dạng khác của ruột. Đáng chú ý, trong quá trình lão hóa, chức năng của các tế bào gốc này suy giảm, làm suy yếu khả năng tự sửa chữa sau chấn thương của ruột,” Yilmaz nói. “Trong quá trình điều tra này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu làm thế nào việc nhịn ăn trong 24 tiếng giúp tăng cường chức năng của tế bào gốc đường ruột trẻ và già.”

Sau khi các con chuột nhịn ăn trong vòng 24h, các nhà nghiên cứu đã lấy ra các tế bào gốc đường ruột và nuôi cấy chúng trong một dĩa nuôi cấy, cho phép họ xác định liệu các tế bào có thể phát triển thành “ruột mini” được gọi là nội bào (organoids).

Nghiên cứu phát hiện rằng các tế bào gốc từ chuột nhịn ăn tăng khả năng tái tạo gấp 2 lần.

“Rất rõ ràng việc nhịn ăn có tác dụng thực sự to lớn đối với khả năng hình thành nội bào nhiều hơn của các loại tinh bột đường ruột, được thúc đẩy bởi tế bào gốc,” Mihaylova nói. “Đây là điều chúng tôi đã thấy ở cả hai con chuột trẻ và già, và chúng tôi thực sự muốn hiểu về các cơ chế phân tử thúc đẩy điều này.”

• • •

(Trích đoạn 1014 chữ đầu tiên trong bài viết 1670 chữ trong bài viết cùng tựa đề đã được xuất bản trong Aloha volume 15. Mua đọc bản full tại link sau ➡️ http://bit.ly/THDPmembership)

Tác giả: Anne Trafton | MIT News
Biên dịch: Văng Trúc Lâm
Hiệu đính: Prana


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP. Click here ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục nội dung Aloha magazine, ALL VOLUMES ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tạp chí Aloha volume 27

Thông báo: Sau khi xuất bản được 27 volume tạp chí Aloha, tính từ volume 1 (xuất bản ngày 21/12/1018) tới volume 27 (xuất bản ngày 12/6/2020) là cũng được khoảng một năm rưỡi, THĐP nhận thấy rằng đã tới lúc để dừng lại dự án này. Lý do là vì tạp chí Aloha đã hoàn thành xong nhiệm vụ của nó và lý do thứ hai là vì THĐP đã có một dự án lâu dài mới xịn hơn để thay thế (THĐP Deep Club, sẽ sớm có thông báo sau, dự kiến trong tháng này hoặc chậm lắm là tháng 7 ra mắt).

THĐP chân thành cảm ơn các bạn đã ủng hộ tạp chí Aloha trong thời gian qua 💗

Nội dung Aloha Volume 27

🔥 [Hỏi-Đáp] Số phận do Trời hay do người quyết định?

🔥 [Bài dịch] Socrates bàn về trí tuệ

🔥 [Bài dịch] Làm thế nào để là một lập trình viên giỏi

🔥 [Bài dịch] Làm thế nào để chấm dứt thói trì hoãn với “Quy tắc 2 phút”

🔥 [Bài dịch] Mối liên kết giữa Vivekananda, Nikola Tesla và trường Akashic

🔥 [Bài dịch] 7 lý do vì sao những người thông minh, siêng năng không trở nên thành công

🔥 [Bài dịch] 27 giáo huấn tâm linh từ Meister Eckhart, nhà huyền nhiệm nổi tiếng người Đức thời Trung Cổ

🔥 [Truyện dài] Lên Đà Lạt – Chương 15: Lòng tin và phép lạ | Vũ Thanh Hòa

🔥 Thế giới đó đây

103979582_2694008454166161_7226774429354864767_o103534790_2694008674166139_2598975577274220820_o103447933_2694008637499476_3264940040762937934_o102778906_2694008770832796_3688911171015441739_o102712622_2694008814166125_3390174815184822297_o102693518_2694008734166133_9079341519238132332_o102425664_2694008620832811_5463887561704471886_o102376318_2694008577499482_3602606644469158122_o102261480_2694008887499451_1826784521414155963_o


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP. Click here ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục nội dung Aloha magazine, ALL VOLUMES ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Nâng cấp suy nghĩ, nâng cấp cuộc đời

0

Mình rất thích nấu ăn. Đôi khi may mắn, mình hoàn thành được một món ngon xuất sắc. Nhưng có khi, mình lại chế tác ra một món dở tệ thảm hại, vừa ăn vừa phải động viên chính mình là “Hãy cố lên để có thể nuốt chúng.” Chuyện nấu ăn thì có nhiều cung bậc vui buồn và những khám phá thú vị khác nhau. Nhưng có một trong số những sự nhận ra của mình khi vào bếp đó là khi có đủ công cụ, việc nấu được một món ngon là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Còn nếu công cụ nghèo nàn thô sơ, mình sẽ phải thao tác rất vất vả thì mới có được kết quả như ý, thậm chí cũng không thể thành công được. Ví dụ như việc nấu một nồi cơm. Nếu có nồi điện thì chỉ cần đổ gạo và nước vào, cắm điện, bật nút là xong. Còn khi dùng một cái nồi luộc rau bình thường thì không được như vậy, mình phải canh cho nước cơm sôi khỏi trào, phải kiểm tra hạt gạo mấy lần, phải đảo cơm cho khỏi khê, phải điều chỉnh các cỡ lửa và phải chờ đợi lâu hơn.

Mình thấy ý tưởng về công cụ này không chỉ đúng với chuyện làm bếp nấu nướng, mà còn đúng với chuyện một người sử dụng những suy nghĩ của anh ta để phục vụ đời sống. Nếu có nhiều những suy nghĩ tiêu cực hay tự giới hạn bản thân, anh ta sẽ vật vã bế tắc khi đối diện với nghịch cảnh hay những tình huống bất ngờ. Còn nếu có những suy nghĩ tích cực và chúng khuyến khích sự phát triển nhận thức, anh ta sẽ dễ dàng học hỏi từ đời sống và có những trải nghiệm đầy thoáng đạt từ nó. Như Đức Krishna đã nói trong Chí Tôn Ca rằng:

“Con người cần sử dụng tâm trí để giải thoát chính mình, chứ không phải để thoái hóa. Tâm trí vừa là bạn vừa là thù của linh hồn.” (6:5)

Mình lấy một ví dụ đơn giản như sau: Khi bạn đối diện với những người đồng nghiệp tiêu cực, nhiệm vụ bạn cần giải quyết đó là dùng công cụ của “nhà bếp” tâm trí (các suy nghĩ mà bạn có), để chế biến những tính chất tiêu cực xung quanh thành một món ăn. Và bạn phải ăn món ăn đó để trưởng thành.

Nếu công cụ của bạn nghèo nàn và yếm thế thì sao, như “họ là lũ bẩn thỉu xấu xa”, “ta cần tránh xa những kẻ như vậy vì họ sẽ làm bẩn tần số của ta”, “ta không thích nói chuyện với họ và ta sẽ thể hiện sự khó chịu”, “về nhà, ta sẽ xả stress vào con cái và người chồng yêu quý.” Bạn sẽ trải nghiệm những sự bất an, bực bội, mâu thuẫn, ghét bỏ, mệt mỏi và sợ hãi khi áp dụng những suy nghĩ đó. Đó là những tần số bạn sẽ “ăn” để hủy hoại tâm hồn của chính mình.

Nhưng nếu công cụ của bạn cao cấp và tiên tiến hơn thì sao, như: “có vẻ họ đang đau khổ ở bên trong và cần được giúp đỡ”, “ta có thể rèn luyện kiên nhẫn khi ở xung quanh những người này”, “ta không nhất thiết phải khó chịu với họ”, hay “đây là môi trường lý tưởng để ta thực hành sự quy phục.” Bạn sẽ được trải nghiệm sự điềm nhiên, tĩnh tâm và từ ái với những người đồng nghiệp, đồng thời làm mạnh thêm nội lực của chính mình. Bạn không mất kiên nhẫn hay đổ lỗi cho họ, mà có sự thấu hiểu về các trạng thái tiêu cực của con người, và biết đón nhận các ân sủng cuộc đời đang ngụy trang đằng sau sóng gió bất định. Đây chính là món ăn bạn nấu được. Từ nó, bạn sẽ thẩm thấu trí tuệ, định lực và lòng bao dung. Với những suy nghĩ tích cực có lối thoát, những trải nghiệm của bạn cũng hiện ra đầy thông thoáng và cởi mở.

Khi so sánh hai ví dụ về việc sử dụng suy nghĩ, bạn có nhận ra được tầm quan trọng của một tâm trí tích cực và tươi sáng không? Nếu có thì tại sao bạn không tích lũy nhiều hơn những cách tư duy ấy?

Mình để ý thấy một nguyên nhân dẫn tới việc một người không có được những suy nghĩ tích cực, đó là người đó ít tiếp xúc với những tình huống tươi sáng mỗi ngày, ít đọc những câu văn có tính chất khai phóng tư duy, ít nói những lời ái ngữ. Những gì người đó tích lũy hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, sách vở, hay trong việc giao tiếp với người khác không có chứa những từ khóa của sự hào sảng, hay các tần số năng lượng tốt lành. Vậy nên, tất cả những gì người đó có là các gợi ý tiêu cực, các góc nhìn một chiều, cố định và tự chặn lối của chính mình. “Tôi là người kém cỏi và tội lỗi”, “Tôi không có đủ tiền sống”, “Tôi ghét cảm giác cô đơn”, “Tôi không được xinh đẹp”, “Tôi không được yêu thương”, “Tôi không tin rằng kế hoạch của cuộc đời sẽ tốt hơn kế hoạch của tôi”, “Tôi thấy những giai đoạn buồn khổ chẳng hề có giá trị nào cả”, “Tôi không thể bình an nổi,” “Quy phục là chuyện quá khó để thực hiện”, v.v…

Mình để ý thấy rằng những nghịch cảnh và bất an xảy ra trong cuộc sống chính là dấu hiệu thông báo rằng hệ thống niềm tin và tư tưởng của một người đang chạm vào ngõ cụt. Chúng cần được biến đổi, chỉnh sửa, hay nâng cấp thành một hệ thống mới cởi mở và linh động hơn. Nhưng đa phần con người thì sợ hãi sự thay đổi và tìm đủ mọi cách để duy trì cấu trúc thói quen cũ đã hết hạn sử dụng, trong khi chính việc cố gắng níu giữ đó làm họ tổn thương, kiệt quệ và bị đầu độc.

Cách đây khoảng 5 năm, trước khi bước vào con đường tâm linh, mình không hề biết đến hay có thể thấu hiểu các khái niệm như: tâm trí, đức tin, Thượng Đế, vũ trụ, tần số, năng lượng, thực tại, vô thường, tĩnh lặng, tâm hồn, quy phục, kỷ luật, xả ly, v.v… Và cuộc sống của mình lúc đó rất tăm tối, cứng nhắc, gặp nhiều những chuyện bế tắc khổ sở. Nhưng kể từ khi đoạn tuyệt với truyền thông, báo đài giật gân tiêu cực, âm nhạc và tiểu thuyết ngôn tình u ám; đồng thời đọc nhiều hơn những thông điệp khai phóng trí tuệ, nghe nhiều hơn những âm thanh tươi sáng, mình đã dần tìm tới được những ý tưởng thoáng đạt về cuộc đời. Từ đó, mình thay đổi hệ tư tưởng nghèo nàn tối tăm cũ để sống với các tư tưởng có tính tiến bộ và cầu thị hơn. Kết quả là mình được lột xác hoàn toàn, trở thành một con người mới, vô tư hơn, hạnh phúc hơn và điềm tĩnh hơn. Và tất cả những gì mình viết trong các bài viết từ trước đến giờ là để giúp bản thân thường xuyên được gắn kết với những tư tưởng tích cực, học cách sử dụng ngôn từ một cách hữu ích, và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người những công cụ linh động hơn của “nhà bếp” tâm trí. Bạn có thể sử dụng những ý tưởng này ngay lập tức và khiến cuộc sống của chính mình trở nên tươi đẹp.

Nói tóm lại, bạn sẽ tiếp tục phải sống trong những thực tại tiêu cực và khổ đau nếu không nâng cấp suy nghĩ (và lời nói) của chính mình, không uốn nắn nó trở nên linh động mềm dẻo hơn thông qua việc đọc, học những tư tưởng tiến bộ từ người khác, qua việc dấn thân trải nghiệm nhiều mặt của đời sống, và qua việc tĩnh lặng tâm tưởng. Vì

“Một kẻ không bao giờ cải tiến quan điểm của mình thì chẳng khác gì một vũng nước tù, sẽ sản sinh ra những loài bò sát của tâm tưởng.”

Đó là nói theo cách của William Blake. Còn nói theo cách của Terence McKenna thì:

“Bản chất có tính cú pháp của thực tại, bí mật đích thực của phép màu, là thế giới được tạo ra bởi từ ngữ. Và nếu bạn biết được điều đó, bạn có thể tạo được bất cứ thứ gì bạn muốn. Nếu thế giới được tạo ra bởi ngôn ngữ, thì bạn có thể hack nó như bạn hack một đoạn mã lập trình.”

Tác giả: Hòa Taro
Ảnh: Ellen Qin | Unplash


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP