27 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 41

Thượng Đế đã lo liệu tất cả

0

Mới dạo gần đây, tôi về quê thăm nhà chưa đầy 1 tuần mà có liên tiếp những sự trùng hợp diễn ra, thậm chí rõ ràng đến nỗi tôi có thể đoán trước được một số chuyện. Trong hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, tôi cho rằng việc chứng kiến những sự kiện đồng nhịp tích cực phản ánh sự đồng bộ trong nhận thức của một người, và người đó có kết nối tốt với Tự nhiên, được Đất Trời ủng hộ.

>>> Sự đồng nhịp (synchronicity) là gì và ý nghĩa của nó?

Mỗi ngày, số lần tôi chiêm nghiệm và cầu nguyện Thượng Đế và các thiên thần ngày càng tăng. Trước khi đi ngủ, nhắm mắt lại và tôi dành tâm trí để hướng về với Thiêng Liêng. Tôi chỉ cảm thấy đó là việc cần làm, chứ không phải để cầu xin chuyện gì cụ thể, vì tôi biết rằng God biết tôi còn rõ hơn chính bản thân tôi, và biết điều gì là tốt nhất dành cho tôi. Trong đời sống thường ngày, những gì tôi khao khát hay cần giúp đỡ đều được đáp ứng một cách rất mầu nhiệm.

Quay lại kể chuyện gần đây nhất, cách đây mấy ngày, tôi có chuyến đi về Bắc thăm gia đình. Tôi chủ yếu mang quà về tặng mọi người, còn bản thân thì chỉ mang điện thoại, giấy tờ, chút tiền phòng thân và ít quần áo mặc ở nhà. Khi về, tôi không hình dung được là trời Bắc oi nóng đến vậy, và khi đi chơi nhà bà con, tôi không thể xài nổi mấy cái quần của mình mang về vì nó khá dày chỉ hợp với khí hậu Đà Lạt, nên đành mặc tạm 1 cái quần khác đã cũ còn để lại ở nhà. Thế mà ngay hôm đi chơi đó, dì tôi tặng tôi một chiếc quần dài rộng rãi thoáng mát mà dì vừa mới may xong hôm qua khiến tôi bất ngờ và phấn khởi vô cùng.

Rồi giường ở phòng tôi trải chiếu trúc nên rất cứng, tôi về nằm không quen nên bị đau người. Tôi không dám nói chuyện này với ai. Thế mà một hôm, tôi thấy mẹ lôi ra từ đâu một cái giường gấp mềm hơn để nằm buổi trưa và tôi vui sướng vô cùng vì có chỗ nằm mới được phát hiện. Lúc đó, tôi chợt nghĩ mấy nay Vũ trụ lo cho mình đến tận răng thế này. Tôi sực nhớ ra là mình quên tiệt không mang chiếc váy nào về để đi dự một buổi tiệc quan trọng của gia đình. Lúc đó tôi liều nghĩ bụng, nếu mà ngày mai có người tặng váy mới cho mình thì mới tuyệt làm sao. Tôi cứ nghĩ thầm như vậy và quan sát ngày mai xem chuyện kỳ diệu có diễn ra không.

Sáng hôm sau khi ngủ dậy, xuống nhà và tôi không nhớ gì về suy nghĩ của mình tối qua, thì bố tôi bỗng gọi tôi và rủ tôi có muốn đi ra thành phố mua quần áo không vì bố cũng chuẩn bị ra đó có công chuyện. Tôi bỗng nhớ ra chuyện mình đã nghĩ tối qua, có vẻ Vũ trụ đang hồi đáp. Tôi lựa được 2 cái váy, tự mình trả tiền. Nhưng khi trên đường về thì bố tôi đưa tiền cho tôi bảo rằng tặng quà tôi mua 2 chiếc váy đó. Lúc đó, tôi cảm ơn bố tôi nhưng thực chất đang cảm ơn God ẩn sau hình hài bố đã đáp ứng lời cầu nguyện của tôi hôm qua. Thậm chí, hôm sau đó lại có người cho tiền tôi, đúng bằng số tiền tôi tính đi mừng tiệc sắp tới.

Tối đó về nhà thì lại có người bà con đến cho đu đủ, trong khi lúc trước khi về quê tôi đã rình đi chợ mua đu đủ để lấy hạt. Tôi rất thích sưu tập hạt giống mà còn thiếu loại hạt này. Ở Đà Lạt thì lúc có lúc không tôi toàn bị mua hụt. Nên giờ được nhận trong lúc không hề ngờ tới khiến tôi thấy mọi chuyện rất tuyệt vời.

Với tôi, Vũ trụ quá diệu kỳ để có thể mô tả. Vũ trụ không chỉ là Đấng Thiêng Liêng và Nhân Hậu, mà còn là người bạn thân thiết gần gũi với tôi, là ân nhân và người bảo trợ che chở cho tôi. Những sự trùng hợp tần suất cao mấy ngày về thăm nhà đã chứng minh quá rõ. Nó khiến đức tin của tôi ngày càng mãnh liệt hơn và khuyến khích tôi lắng nghe trực giác thường xuyên hơn, dù trong những chuyện nhỏ nhặt nhất là có nên mang cái quần dài về quê hay không. Tôi cũng không lo lắng hay sợ hãi gì nữa, tôi thoải mái hơn, sống đơn giản hơn, bớt ôm đồm hơn vì biết rằng Vũ trụ luôn chăm lo cho tôi đến từng chân tơ kẽ tóc. Không có một ước nguyện chân chính nào của tôi lọt ra ngoài tầm mắt của Người Vĩ Đại.

Nhờ những trải nghiệm như vậy, tôi càng gắn bó hơn với việc sống thảnh thơi, lương thiện và luôn hướng mình tới Thượng Đế. Ông bà ta đã nói “Có đức mặc sức mà ăn” quả không sai. Ta cần cái gì ở thế giới bên ngoài thì ông Trời lấy cái đức ở bên trong ta ra mà biến đổi. Nên càng ngày, tôi càng chẳng lo chuyện đuổi theo vật chất, vinh hoa. Tôi chỉ càng tập trung hơn trau dồi nhân đức nơi mình, sống trọn vẹn, tươi vui và thư thái nhất có thể. Dù thế gian bảo rằng tôi điên khùng, mơ mộng, hay ngây thơ thì tôi cũng mặc kệ. Vì dù cùng lắm có phải chết, tôi cũng chết với nhân đức và niềm tin thiêng liêng, chứ không phải sống cả cuộc đời lẽo đẽo chạy theo mấy chuyện bạc tiền phù du. Tôi đã từng sống kiểu đó rồi và nó không hề đem lại bình an và hạnh phúc.

Cũng nhờ đức tin ấy mà tôi cũng dần đi ra khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực của những người khác. Tôi nghĩ rằng ai cũng được Thượng Đế chăm lo dạy dỗ. Chuyện khổ hay cái tiêu cực là bài học của họ, là lời răn của God. Tôi chỉ biết đó là nơi công việc của Ngài đang hiển lộ, nên tôi bớt phán xét người khác, bớt chỉ trích hay kiểm soát họ theo ý mình và tập nhìn lại bản thân liệu có đang giống như vậy ở phần nào không để sửa đổi. Tóm lại là tôi bớt đi muôn phần căng thẳng với thế giới bên ngoài và tập trung hơn trong việc làm sạch chính mình. Và chuyện này cũng thật tuyệt vời biết bao.

Nếu bạn đang có khó khăn gì, đang khao khát điều gì, thiếu thốn gì thì cũng đừng ngần ngại cầu nguyện Thượng Đế. Hãy tập cầu nguyện, không phải để God đến với bạn vì Ngài vẫn luôn ở bên cạnh bạn. Việc cầu nguyện là để bạn nhận ra sự thật ấy một cách rõ ràng hơn và có thể đón nhận những ân sủng càng lúc càng mạnh liệt. Rồi mọi điều sẽ được thông suốt và biến đổi tươi đẹp, chẳng chóng thì chầy, theo những cách bất ngờ và nhân văn nhất. Riêng chỉ chứng kiến những màn hồi đáp của God thôi là bạn cũng đủ thấy tầm vóc trí tuệ và tình yêu của Người rồi. Với tôi, đó là những trải nghiệm phúc lạc nâng đỡ tâm hồn, là lời động viên chúc mừng cho tôi đi gần hơn về phía ánh sáng. Tạ ơn Thượng Đế!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Leon Bliss on Unsplash

Sức mạnh của phụ nữ nằm ở sự tận hưởng

1

Ngày xưa ở thời sinh viên, tôi đã từng có ý nghĩ rằng mình sẽ không lấy chồng, không sinh con. Tôi muốn tập trung hết năng lượng cho sự nghiệp của mình. Tôi muốn đạt được mục đích bằng con đường mà bản thân cho là ngắn nhất. Tôi muốn sống một mình và tự thi hành kế hoạch của mình. Tôi không muốn phụ thuộc vào một ai cả. Tôi hăng máu và đầy những tham vọng lớn lao.

Nhưng bạn biết kết quả của những lần lao đầu về phía trước là như thế nào không? Khi vươn đến mục tiêu của mình, tôi dần trở nên khắt khe với bản thân và với người khác, sống trong áp lực căng thẳng và rất khó tận hưởng những phút giây cuộc sống. Cơ thể và trái tim tôi càng ngày càng trở nên chai sạn, khô cứng. Tôi chỉ biết tiến lên, tiến lên và tiến lên như dũng sĩ xông pha chiếm đánh một cái thành. Tôi phải chiến thắng, phải làm được, phải thành công. Rất nhiều những cái “phải” khác đã diễn ra trong cuộc sống của tôi những ngày đó. Và tôi dần đánh mất đi sự ngọt ngào, linh hoạt và sự thư thái nơi mình. Tôi không dễ nở một nụ cười bình an, tôi hay bất mãn, cáu gắt và dần trở nên là một đứa khó ưa. Bây giờ nhìn lại, tôi chỉ thấy đó chẳng phải là một cô thiếu nữ gì cho cam, mà chỉ là một thằng con trai tóc dài cục cằn, hay nhăn nhó, yếu đuối và chẳng có gì đáng thu hút.

Nhưng may sao ông Trời thương xót đã đưa tôi đến một trải nghiệm khiến tôi nhìn lại lối sống của chính mình. Đó là sau một quãng thời gian đi xa làm ăn, tôi quay trở lại thăm gia đình. Khi về nhà, tôi được bố mẹ, anh chị em, họ hàng cô dì chú bác chào đón. Chưa bao giờ tôi thấy một niềm hạnh phúc lớn lao đến như vậy đối với gia đình. Tôi chỉ muốn thốt lên với mọi người rằng “gia đình mình đông vui quá!” Trong khi trước kia, tôi chỉ thấy sự đông đúc là một sự gây xao nhãng và cản trở sự nghiệp của tôi, hay gia đình thật là phiền nhiễu với quá nhiều thể loại quan điểm. Tôi đã chẳng có mấy khi thấy hạnh phúc khi ở nhà. Nhưng sau trải nghiệm tích cực mãnh liệt ấy, trong tôi thậm chí còn nảy sinh ý muốn lấy chồng càng sớm càng tốt và vợ chồng tôi sẽ sinh ra thật nhiều những đứa con để sau này nhà cửa đề huề đông vui như vậy. Chưa kể, tôi thấy chuyện nhiều luồng tư tưởng lại là chuyện may mắn, nó khiến cuộc sống không bị cực đoan về mặt nào, và luôn rộn ràng nhiều sắc thái.

Những nỗi niềm hạnh phúc dâng trào ấy khiến sự căng thẳng và bức bách trong tôi đột ngột tắt lịm. Tôi thấy chuyện phụ nữ hùng hục tiến lên phía trước để đạt được mục đích chẳng phải là thứ gì đó thông minh cho lắm. Dựa trên niềm hạnh phúc mà nói, tôi thấy trí thông minh của người phụ nữ nằm ở việc tận hưởng từng chặng đường, từng phút giây bé nhỏ. Mục tiêu vẫn ở đó, nhưng cô ta không nhất thiết phải đi bằng đường thẳng như người ta xẻ núi hay khoan giếng. Nó có thể là đường cong, đường rẽ nhánh, đường vòng uốn lượn như mấy con sông luồn lách tìm lối ra đến biển. Đi đến đâu, con sông cũng thong thả. Chuyện xa hay gần, nhanh hay chậm liệu còn quan trọng với một người thong thả thưởng ngoạn cuộc đời nữa không?

Trong những ngày về nhà ấy, có một buổi tối tôi đạp xe đến nhà một người anh em để thăm hỏi. Miền Bắc vào thu nên buổi tối gió mát mơn man thổi, hai bên đường hoa sữa tỏa hương ngào ngạt. Tôi thì lại thích hoa sữa vô cùng, càng đậm hương càng thích. Thế là thay vì đạp xe thẳng đến nhà người bà con, tôi đã lượn lờ thêm vài vòng trên đường để hóng mát và ngửi hương hoa đang phảng phất trong bầu không khí trong trẻo. Dù sinh ra ở nơi này nhưng đây là lần đầu tiên tôi đạp xe một mình vào buổi tối tận hưởng cảnh quan xung quanh. Lúc đó, tôi thấy chỉ có mình với riêng mình, như thể tôi được đi thám hiểm một thành phố hoàn toàn xa lạ. Những vòng xe quay chầm chậm đều đều cùng với tâm hồn tôi được thư thả và lắng xuống thật êm đềm. Đó là khoảnh khắc tôi sẽ không bao giờ quên.

Đột nhiên, tôi muốn mình sẽ mãi mãi sống như vậy, chẳng phải lồng lên đi đánh chiếm cái thành nào cho cực khổ. Tôi cứ việc tận hưởng cuộc sống đang mở ra ngay trước mắt là đã đủ. Từng khoảnh khắc an nhiên mới là “cái thành” tuyệt vời nhất mà Thượng Đế muốn tôi có được. Rồi mọi mục tiêu khác, dù được hay không, cũng không còn đáng quan ngại. Trong khi trước kia, tôi chạy theo những điều vụn vặt để đánh mất thiêng tính của chính mình, đánh mất sự trù phú và phơi phới bên trong.

Không chỉ bản thân tôi đã từng rơi vào áp lực của sự gồng gánh, tôi quan sát thấy cả mẹ, chị, các đứa em gái và những người bạn gái xung quanh cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự. Phụ nữ Việt sống tận tâm là một chuyện, nhưng kham khổ lại là chuyện khác. Đảm đang là một chuyện, nhưng ôm đồm lại là chuyện khác. Kiên cường là một chuyện, nhưng gồng gánh lại là chuyện khác. Ranh giới giữa những thứ đó rất mong manh khiến người phụ nữ có thể bị nhầm lẫn rồi rước cái khốn khổ vào thân.

Khi đọc cuốn Power vs. Force của Tiến sĩ David Hawkins, tôi đã nhận ra rằng sự tận tâm, đảm đang và kiên cường đều là sức mạnh (power). Và chúng được sinh ra từ một cội nguồn sức mạnh tương đương, đó là sự bình an tận hưởng cuộc sống. Vì tận hưởng và thư thái nên việc gì người phụ nữ cũng hoàn thành, dù chúng khó khăn phức tạp đến nhường nào. Vì tận hưởng mà cô ta toát ra một năng lượng êm đềm đầy sức cuốn hút mê hoặc. Còn những sự gắng gồng, căng thẳng và xốc nổi, chúng chỉ là biểu hiện của sức lực (force), là sự cố gắng chống đỡ và kiểm soát đến từ một tâm thế nhỏ nhoi đang suy yếu.

Đàn ông càng dấn thân càng hăng máu sung sức, còn đàn bà càng thư giãn càng dồi dào năng lượng. Trong con mắt của tôi, một người phụ nữ biết tận hưởng cuộc sống (trong mọi thăng trầm) là người mạnh thật sự. Chính sự dịu ngọt và mơn man ấy đã hòa tan đi mọi gai góc của đời sống. Nếu tôi mà là đàn ông đi chọn vợ thì hẳn tôi sẽ lựa một người phụ nữ như vậy, vì cô ta không chỉ làm dịu mát những sóng gió cuộc đời, mà còn làm tuôn chảy những nguồn lực trong hạnh phúc lứa đôi. Cô ấy đã làm tròn bổn phận thiêng liêng mà Tạo Hóa đã trao tặng.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Valerie Elash on Unsplash


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB

Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Chuyện học hành – Đại học – Học đại

0

(Tản mạn một chút về chuyện Đại học và học hành vì gần đây cá nhân mình có một số sự việc liên quan đến nó)

Trong việc học, đặc biệt là Đại học, tôi thấy sinh viên phải bỏ ra một cái giá quá đắt cho việc học hành của anh ta nhưng lại nhận được hiệu quả học tập quá tồi. Lý do chúng ta đang theo học Đại học là gì? Một phần là vì xã hội ủng hộ cho việc đó. Xã hội cần những cái khuôn được dán nhãn “cử nhân Đại học Havard” hay gì đó tương tự vậy. Xã hội ít coi trọng những người không bằng cấp nhưng có cái đầu khôn ngoan giàu trải nghiệm, những cái đầu hiểu cuộc đời, những cái đầu biết “sống” và rộng mở, am hiểu nghệ thuật và con người. Họ coi trọng cái bằng hơn là thế. Tôi hỏi bạn bè học chung trường là “Một năm qua ông học đại học thấy sao”, bạn tôi trả lời “Ôi chán lắm ông ơi, chả có gì bổ ích, cố gắng học lấy cái bằng thôi, dù sao trường này cũng có tiếng mà, ra trường còn dễ xin việc.” Rất nhiều trường hợp đã trả lời tôi như vậy. Tôi không biết nếu cái bằng Đại học không được xem trọng như thế thì liệu chúng ta có vào trường Đại học với mục đích truy cầu kiến thức hay không.

Riêng trải nghiệm cá nhân tôi, một năm học Đại học vừa qua thực sự quý giá. Kỳ cục là quý giá không phải ở chỗ tôi học được gì qua giảng viên (thiệt sự là tôi chẳng học được gì cả), mà là cái mà tôi học được ở ngoài đời, học từ việc tự lập, từ lối sống, từ cái nhìn thực tế của cuộc đời, từ cách đối xử giữa những con người trong xã hội với nhau. Ngoài ra một năm đó là cơ hội cho tôi nhìn rõ bên trong mình, những rào cản trong tâm trí, những nhận thức sai lầm, những lối sống không hiệu quả, những khuôn mẫu hành xử tiêu cực,… Những thứ này tôi học được với một cái giá rất nhỏ, so với tiền học phí đại học – nó là những cuốn sách, những thử nghiệm, những trải nghiệm, những sai lầm, cả những đau khổ, hoang mang, và những lần rối loạn tâm lý. Những bài học này xét theo phương diện cá nhân và sức ảnh hưởng của nó lên cả cuộc đời thì có giá trị hơn cả, nó được học bằng nỗ lực, bằng rèn luyện, bằng việc chịu những áp lực, thứ mà tiền mà cha mẹ tôi cực khổ làm ra không thể đổi được từ trường Đại học.

Trong nền Kinh tế thị trường hiện nay, nơi thứ gì cũng có thể khai thác để phục vụ cho mục đích lợi nhuận, thì ngành giáo dục cũng nằm trong số đó. Các trường Đại học biến thành một ngành kinh doanh mà số lợi nhuận cũng không kém cạnh các công ty thương mại. Tôi không có ý bảo rằng giáo dục thì không nên thu tiền hay kinh doanh, nhưng khi ngành giáo dục hoạt động trong một môi trường thực dụng, nó đánh mất đi thiên chức và sứ mệnh cao cả của nó là dẫn lối và đánh thức trí tuệ cho người trẻ. Trường Đại học đã trở thành một hệ thống kinh doanh, đa số những con người tham gia vào hệ thống như những người công nhân trong những nhà máy, họ lao động, hoàn thành nghĩa vụ, đánh đổi để có đồng lương, trong đó không có niềm vui của những người dẫn đường, những người đánh thức tri thức bên trong những thanh thiếu niên năng động. Theo quan sát cá nhân, các khóa học trong trường Đại học giống như một quá trình cấy vào não sinh viên những mớ lý thuyết, tương tự như cài đặt phần mềm vào những chiếc điện thoại. Thành quả là chúng ta có những chiếc “điện thoại” được đúc khuôn giống nhau, khi ra trường chính là lúc hoàn thành dây chuyền sản xuất, những chiếc “điện thoại” đã sẵn sàng được sử dụng và tiêu dùng, để ăn khớp với những bánh răng của cỗ máy kinh tế. Trong bộ phim Baraka, tôi ấn tượng bởi 2 chuỗi cảnh quay xen kẽ nhau, một bên là dòng xe cộ chen chúc nhau trên đường phố New York, những dòng người xô đẩy nhau để lên xuống trên tàu điện ngầm, những nhà ga nườm nượp những dòng người vào ra, còn một bên là cảnh quay nhà máy sản xuất gà công nghiệp, nơi hàng trăm ngàn chú gà con chen chúc nhau trên băng chuyền, được đưa đến để phân loại, đánh dấu, rồi ném trả về các dây chuyền thích hợp để nuôi lớn, và xuất ra thị trường. Hai chuỗi cảnh quay này được xen lẫn nhau trong những sự tương đồng thú vị, những con người và những chú gà con.

Tôi không có ý chỉ nhìn vấn đề này theo góc nhìn tiêu cực. Tôi chỉ muốn nói lên sự thật, theo quan sát cá nhân và là một người trực tiếp trải nghiệm môi trường đại học. Những người trẻ không phải là những bánh răng cho một cỗ máy kinh tế lớn, không phải những sản phẩm cho thị trường, cũng không phải những khối óc được đúc như nhau. Chúng ta là con người, mỗi con người đều có một sự độc nhất thiêng liêng của tạo hóa, và chúng ta nên được trau dồi tính người bên trong mình, bằng nghệ thuật, bằng tình yêu thương và các giá trị nội tại khác. Chúng ta có trách nhiệm lao động vì sự sinh tồn của mình, nhưng cũng có quyền lao động với tâm hồn say mê. Chúng ta không chỉ là một công cụ chạy chương trình để xử lý những vấn đề kinh tế, chúng ta là những con người biết tư duy và cảm nhận được sự tồn tại của chính mình, trong khi xã hội muốn chúng ta là những cỗ máy, để trám vào những vị trí vận hành của họ.

Tất nhiên tôi không có ý nói là tất cả chúng ta không nên vào Đại học. Nếu đó là kiến thức mà bạn đang theo đuổi, bạn học hỏi nó song song với mục tiêu thực hành mà bạn vẫn đang làm hằng ngày, và Đại học là một nơi hỗ trợ tốt cho mục tiêu của bạn, điều đó là hợp lý. Tôi chỉ muốn nói đến những trường hợp bạn vào trường đại học để lấy cái bằng, để ôm lấy một đống kiến thức thiếu thực tiễn không thể tiêu hóa, không giúp ích gì cho đời sống và trải nghiệm của bản thân bạn. Đa số những kiến thức đại học là thiếu thực tiễn, bạn có thể học xong một cái bằng đại học, ra trường với một cái đầu đầy các lý thuyết cao siêu nhưng ứng dụng được rất ít và nó không đóng góp vào phần kỹ năng của bạn là bao, trong khi kỹ năng mới là cái đích cuối cùng, là cái tạo ra giá trị. Như là mọi kiến thức (dạng suy nghĩ) đều là hư ảo và vô dụng nếu nó không biến thành trí tuệ (dạng hành động, kỹ năng và bản năng), mọi kiến thức được học là để vượt lên trên nó, không phải để nó bao vây và tù hãm bạn. Đây là nhận định của Henry Thoreau trong chuyện Đại học và sinh viên:

“Nếu tôi muốn một thanh niên biết một điều gì đó về nghệ thuật hay khoa học chẳng hạn, tôi sẽ không theo một khóa trình thông thường, tức là chỉ gửi cậu ta đến chỗ một giáo sư nào đó, nơi người ta dạy và cho thực hành mọi thứ chỉ trừ nghệ thuật sống; để quan sát thế giới qua kính viễn vọng hay kính hiển vi, và không bao giờ bằng mắt thường của cậu ta; nghiên cứu hóa học, và không biết bánh mì cậu ta ăn được làm ra sao, hoặc cơ học, mà không biết nó làm ra tiền như thể nào; khám phá ra những vệ tinh mới của Hải vương tinh, mà không phát hiện ra hạt bụi trong mắt mình, hay bản thân cậu ta đang là vệ tinh của tên du đãng nào; hoặc đang bị nuốt chửng bởi đám quái vật nhung nhúc quanh cậu ta, trong khi ngắm nhìn những quái vật trong một giọt giấm. Sau một tháng ai sẽ tiến bộ hơn, cậu bé làm được con dao xếp cho mình bằng quặng kim loại cậu ta tự đào và nấu, đọc đủ sách cần cho việc đó, hay cậu sinh viên trong thời gian đó dự các bài giảng ở học viện luyện kim, và được cha cho một con dao nhíp Roger?

Tôi rất ngạc nhiên khi rời khỏi trường đại học người ta thông báo tôi đã nghiên cứu hàng hải! – Tại sao, nếu tôi đã đi một vòng xuống bến tàu, chắc tôi đã biết nhiều hơn về nó.” – Walden.

Mặt khác, Đại học là một sự đánh đổi không xứng đáng cho việc học, như tôi đã nói ở đoạn đầu tiên. Hiệu quả học tập quá tồi cho một chi phí quá đắt đỏ. Tôi nhận ra được một điều vô cùng quý giá khi đọc đoạn văn này của Thoreau: “Ngay cả sinh viên nghèo cũng học và được dạy khoa kinh tế chính trị, trong khi kinh tế của đời sống là môn đồng nghĩa với triết học thì thậm chí không được dạy trong các trường đại học. Hậu quả là, trong khi anh ta đang đọc Adam Smith, Ricardo, Baptiste Say, anh ta làm cho mình mắc nợ không trả nổi.”

Tôi là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, và tôi phải trả 24 triệu đồng trong một năm học để học những thứ tôi chẳng cần lấy. Xét theo khía cạnh kinh tế, nơi việc chi tiêu nguồn lực, đầu tư để lấy lợi nhuận là việc cốt yếu thì chuyện chi 24 triệu để đổi lấy chừng ấy “lợi nhuận”, về phần cá nhân tôi, là một cuộc đầu tư tồi. Tôi có thể học nhiều điều hơn thế từ xã hội, từ sách vở mà tôi tự chọn lấy để đọc, từ việc trau dồi kỹ năng với một mức phí thấp hơn nhiều. Chúng ta đầu tư vào đại học hầu hết không phải vì cái mà chúng ta học được, mà chủ yếu do bởi cả xã hội đang ủng hộ chúng ta làm việc đó bằng cách mở lối cho ta những cơ hội làm việc khi chúng ta có bằng cấp, vì những lời chỉ trích và phàn nàn sẵn sàng tấn công nếu chúng ta không học đại học, và những kỳ vọng, những bàn tán từ gia đình và những người xung quanh.

Về phần tôi, tôi đã quyết định không đầu tư nhiều tiền như vậy nữa. Tôi đã chuyển qua trường Đại học khác, ngành học khác mà tôi thật sự có tâm huyết với mức chi phí thấp hơn. Trường Đại học mới của tôi không nằm trong top, cũng không danh tiếng lắm, vì tôi chẳng còn quá xem trọng điều đó nữa. Bây giờ Đại học chỉ là một cơ hội cho tôi tiếp tục trải nghiệm, va chạm đời sống và tiếp tục học hỏi trong thực tế. Chương trình học trên trường chỉ là một phần phụ trong tiến trình học của tôi, nói cho đúng thì “Tôi chưa bao giờ để trường lớp can thiệp vào việc học của mình” – (Mark Twain). Tôi học, đọc mọi ngày tôi rảnh, bất kể có ai đó trên trường bắt tôi học hay không. Hay đơn thuần tôi chỉ học đại học để lấy bằng, nương theo luật chơi của xã hội, tạo ra con đường sống thuận lợi hơn cho mình mà không bị cuốn đi hoàn toàn con người tôi.

Chúng ta là những thanh niên trẻ, là những con người đầy nhiệt huyết, chúng ta có cơ hội có nhiều trải nghiệm quý báu và sống một tuổi trẻ (hoặc cả một cuộc đời) tròn đầy, sâu sắc và mãn nguyện. Chúng ta có thể va đập, mài giũa, trau dồi, đánh thức những tiềm năng để trở thành một phiên bản tốt nhất của mình (best version – not best copy), một con người có giá trị, đem giá trị của mình lao động cống hiến và có thể hạnh phúc vì điều đó; thay vì chọn sống an toàn và hời hợt với những con đường được xã hội dọn sẵn. Tôi không có ý khuyên can bạn phải làm gì, và tôi cũng chẳng có quyền làm điều đó (nếu bạn không yêu cầu lời khuyên từ tôi). Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi thấy, nhận thức ra, và mong là bạn cũng nhận thức được điều đó, còn lựa chọn hành động là của bạn, cuộc đời luôn là lựa chọn, và lựa chọn điều gì sẽ cho bạn trải nghiệm những thứ tương ứng.

Kết thúc bài viết, tôi xin tặng bạn đọc một trích dẫn của Joseph Campbell mà tôi rất tâm đắc và luôn ghi nhớ:

“Nếu bạn có thể thấy một con đường được trải bày ra từng bước trước mặt, bạn biết nó không phải là con đường của bạn. Con đường của bạn thì phải tự mở lối từng bước. Đó là lý do tại sao nó chính là lối đi dành cho bạn.”

Tác giả: Bá Kỳ
Ảnh: Dmitry Ratushny / Unplash


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Đừng tìm kiếm nữa, hãy tự hỏi rằng bạn đã xứng đáng chưa?

1

Trước đây tôi đã sống với một suy nghĩ rằng tu tập là vươn đến đạt một thành quả tâm linh gì đó nghe có vẻ cao siêu huyền bí như khai mở thần nhãn, đạt đến an bình tuyệt đối hay hạnh phúc tối thượng…, hoặc đơn giản hơn là khoác lên mình cái áo thầy tu, ngồi thiền, ăn chay, sống hòa nhã với mọi người. Sau này tôi mới thấy rằng mọi thứ đó chỉ là sự gắng gượng, là sự gồng lên để đuổi bắt một ý tưởng mình cho là hay ho, thứ được gán với một cảm xúc cá nhân tích cực. Với tham vọng rực cháy, tôi đã cố gắng nghiên cứu, học hỏi và giải mã các tri thức, cố gắng ghi nhớ chúng. Nhưng chẳng hiểu sao, chúng luôn trôi tuột đi sau mỗi lần tôi hạnh phúc vì bắt được, giống như khi tôi cố nắm một làn khói thì nó tan ra trong chính bàn tay mình, hay như khi tôi lột vỏ củ hành được lớp này thì lớp khác lại lộ ra không bao giờ hết. Chuyện này đã lặp lại vô số lần không đếm xuể. Tôi đã nhớ những lần từng rất bất mãn và hỏi tại sao lại xảy ra chuyện như vậy, nhưng câu trả lời tạm bợ cũng không được tôi ghi nhớ quá lâu, nên đâu lại vào đấy. Tôi cứ đuổi bắt cùng một thứ, dưới các hình hài khác nhau.

Sau này khi trải qua bao lần vờn đuổi, tôi mới hiểu ra rằng tại sao mọi thứ tưởng là tuyệt vời thế mà lại chóng tàn. Vì chúng là chính những ham muốn và ảo tưởng cuộn trào bên trong được biểu lộ ra bên ngoài dưới dạng một cuộc hành trình tâm linh đầy thăng trầm, kịch tính. Tất cả cứ sục sôi cuồn cuộn rồi lại tới trỗng rỗng hụt hẫng. Tôi đã luôn đuổi theo thành tựu tâm linh tự huyễn như người ta đuổi theo bạc vàng lấp lánh.

Có một điều mà mãi đến sau này tôi mới nhận ra, điều đã giúp tôi chấm dứt vòng lặp luẩn quẩn này, đó là thay vì quan tâm rằng mình muốn đạt được trạng thái này nọ (giả sử chúng có tồn tại), tôi bắt đầu đặt câu hỏi rằng mình có xứng đáng với nó không, mình có đang sẵn sàng cho nó? Và nếu xứng đáng thì sao tôi còn thèm khát và đuổi bắt? Nếu sẵn sàng thì sao tôi còn chưa thấy thanh thản ngay tại lúc này? Những câu hỏi truy xét và tự phản biện ấy đã dập tắt những tham vọng sôi sục trong tôi và đưa tôi về quán chiếu sự hiện diện của chính mình. Nó đã chỉ ra kẽ hở mà tôi đã mắc phải khi đặt trọng tâm vào thế giới bên ngoài và trở nên say sưa với những ảo ảnh tự tạo.

Vì góc nhìn lệch lạc như vậy nên dù tự coi chính mình đang “tu tập” nhưng lòng tham bên trong lại càng tăng, bình an và sự vô tư lại càng ngày thiếu vắng. Để lòng tham chứng đắc làm lóa mắt, tôi đã quên mất bản thân mình ra sao, mình đang như thế nào.

Kể về sự nhận biết ra sai lầm sau hàng năm trời thử nghiệm, tôi không có mục đích tự trách móc chính mình. Vì tôi hiểu được cảm giác và tầm quan trọng của việc dấn thân và gặp sự sai sót. Nhờ trải qua những lỗi sai như vậy, tôi mới biết tự sửa lại sao cho đúng đắn. Nhờ những cú văng xa khỏi trọng tâm như vậy tôi mới học được bài học đau đớn và áp lực để có cú lội ngược dòng bứt phá về với chính mình.

Tôi thiết nghĩ cao sang tâm linh mà làm gì, tô vẽ bản thân giác ngộ này kia mà làm gì. Chúng chỉ là những lớp áo choàng hoa lá, chúng chẳng liên quan gì đến hạnh phúc thật sự cả. Tôi chẳng ham hố chúng nữa. Tôi thấy mình đã chạy đuổi đủ rồi, và tôi sẽ chẳng bao giờ thắng được trong cuộc chơi ấy vì đó đơn giản là thực tại của một kẻ thua cuộc. Nếu bạn luôn đuổi bắt, bạn sẽ luôn phải sống trong trạng thái thiếu thốn và bất an. Bạn đã mất thứ bạn mong muốn ngay từ khoảnh khắc đầu tiên rồi, trong khi bạn lại không nhận ra cái khoảnh khắc ấy. Khi để lương tâm phơi trần trước con mắt của sự quán chiếu, tôi tự hỏi rằng vậy thực tại của kẻ chiến thắng là gì? Không nghi ngờ gì nữa, câu trả lời đó là sự thản nhiên không cần vờn bắt.

Nếu tính ra một con số thời gian, thì tôi đã dành đến 8 năm để chạy trong cái lồng chuột. Nhưng bây giờ, khi một câu hỏi truy xét xuất hiện và phá vỡ cái lồng ấy, tôi không còn thấy mảy may gì về ý nghĩa của việc đuổi bắt và sở hữu nữa, trong khi ngày xưa, tôi thấy đó là tất cả sứ mệnh của cuộc đời.

Theo tôi, “con đường tâm linh” cũng chỉ là một cái bàn đạp lấy đà. Nó phóng tôi đi về cực điểm của khao khát, khiến tôi nôn ra mọi rúng động và thèm khát của tâm can. Tôi thầm nghĩ, cái sự tham tiền cũng chưa chắc đã làm mờ mắt bằng tham giác ngộ tâm linh. Khi nôn hết cái tham lam khao khát ấy ra, khi soi xét lại bản thân mình trước tòa án lương tâm, thì lòng tôi bỗng thấy thanh thản. Có lẽ, tôi mới nhận ra đó là sự thức tỉnh. Nó đơn giản quá, chẳng kích thích gì, chẳng bàng hoàng gì. Nó là cánh cửa ta bước qua từ bờ bên này, và khi quay lại thì thấy rằng không có cánh cửa nào cả, giống như Allan Watts đã mô tả.

Tôi không hối tiếc vì mình đã dốc lòng vì một điều gì đó, vì đã làm sai đến tận cùng. Bây giờ, tôi thấy hạnh phúc và biết ơn Trời Đất đã kề vai sát cánh, nâng đỡ chở che để tôi có thể dấn thân đến cùng, thử nghiệm đến cùng, dù ban đầu tôi không biết đó là một sự sai sót, và không biết bao giờ mới là cùng tận.

Bây giờ, mọi lý giải tâm linh đối với tôi không còn cần thiết, vì chẳng còn gì để che lấp sự hiện diện nữa. Khi có sự gì bất an, tôi chỉ cần quay về với chính mình và với lương tâm là đủ. Tôi sẽ thấy mình có đang sẵn sàng, mình có đang sống lương thiện không, vậy là vở tuồng kết thúc. Còn lại mọi chuyện khác, Chúa sẽ lo liệu. Có một ý trong Kinh Thánh đã nhắc cho tôi hiểu sâu sắc hơn về trải nghiệm này, đó là “nếu ngươi làm điều thiện, tại sao ngươi lại cúi đầu?” hay câu chuyện người đàn bà xin Chúa Jesus cho hai đứa con trai của mình một đứa ở bên hữu, một đứa ở bên tả của Ngài. Thì Đức Jesus đã đáp rằng “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được.” Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai thì người ấy mới được.”

Vậy nên, tôi chẳng dám khao khát, cầu xin hay đuổi bắt cái gì mà mình vẽ ra nữa, dù nó có hay ho tuyệt xảo đến thế nào, dù người đời có rao giảng rằng nó đẹp đẽ ra sao. Tôi chỉ cố gắng sống thiện, luôn để lương tâm soi đường. Rồi Chúa Trời ban cho điều gì, tôi biết ơn điều đó. Cuộc hành trình tâm linh của tôi, sau 8 năm, tưởng là đã kết thúc, nhưng bây giờ mới thật sự là bắt đầu. Bây giờ tôi mới thấy mình bước vào cuộc đời với một sự vô tư, trong khi trước kia tôi mới chỉ ở trong một căn phòng chờ và tưởng tượng về mọi thứ.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: raffaeledl on Pixapay


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB

🗂

Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Không ai chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bạn

0

Thuở nhỏ, tôi là đứa trẻ được ba mẹ cưng chiều và che chở hết mực. Có lẽ vì khi mới sinh ra, tôi đã nhỏ bé hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng lứa khác và sự sống của tôi phải đấu tranh để có được chứ không phải chuyện dễ dàng gì. Việc có được bao bọc của gia đình từ tấm bé đã khiến cho tôi có được một nền tảng no ấm, an toàn và sung túc. Tuy nhiên, tôi cũng đã trải nghiệm mặt trái của câu chuyện khi lớn lên sau này.

Trong một lần rơi vào khủng hoảng, bao nhiêu những mâu thuẫn và khốn khổ bên trong lòng tôi trỗi dậy. Tôi nhận thấy mình là một đứa hèn nhát, yếu đuối và run rẩy trước mọi chuyện. Tôi sợ làm phật lòng cha mẹ, sợ cha mẹ trách mắng khi không đi theo đường hướng của gia đình. Rồi tôi lại sợ mình sẽ trở thành một đứa thất bại, không thực hiện được đam mê và khát vọng của bản thân. Lúc đó, trong tâm trí tôi chỉ toàn những suy nghĩ tiêu cực và tuyệt vọng, tôi thấy mình chẳng làm được gì nên hồn. Tôi chửi rủa thế giới và hờn trách cha mẹ rằng đã quá nuông chiều tôi khiến tôi thành ra yếu ớt như thế này. Lúc đó, tôi chẳng biết gì khác ngoài những lời trách móc, đổ lỗi cho mọi thứ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên trong lúc rối ren ấy, chỉ có một người duy nhất được thoát khỏi cái trách nhiệm mang đến hạnh phúc cho tôi, đó là chính tôi.

Sau này khi chủ động dấn thân vào cuộc đời và chịu đựng những va vấp tổn thương, rồi lọ mọ tìm cách vượt qua, tôi đã nhìn lại những ngày xưa cũ khi mình còn đang than vãn, đổ lỗi cho mọi thứ. Tôi thấy rằng tư tưởng ngày đó mình mang theo đúng thật là yếu đuối. Tôi đã không biết rằng hạnh phúc là bản chất bên trong của mỗi người và nó không hề phụ thuộc vào điều gì bên ngoài cả.

Có một lần, bạn tôi phát ngôn ra một điều gì đó khiến tôi không hài lòng. Lúc đó, tôi đã chực tỏ thái độ khó chịu bằng cách nói qua nói lại đôi ba lời cho bõ tức. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi không làm vậy. Có một tiếng nói bên trong tôi khẽ thầm thì mà tràn đầy sức mạnh rằng:

“Người ta cư xử thế nào cũng chẳng can hệ gì đến bạn. Vui vẻ là do bạn tự có sẵn bên trong mình. Đừng trao cho ai cái quyền có thể làm hỏng nó và cũng đừng để hạnh phúc của chính mình phụ thuộc vào một ai.”

Tôi đã rất ngạc nhiên khi lắng nghe được thông điệp đó từ nội tâm, vì bình thường theo thói quen, tôi sẽ nghĩ rằng “người ta động chạm đến tôi, vậy thì tôi phải bực bội và đấu tranh để bảo vệ chính mình.” Nhưng lúc ấy như một ngoại lệ, tôi chẳng thấy bực tức gì. Tôi chỉ thấy cuộc hội thoại với người bạn chỉ là đang diễn ra như vậy, nó hoàn toàn trung tính và chẳng can hệ gì đến tôi. Khi nhìn vào bên trong, tôi thấy mình vẫn thản nhiên chẳng bị lay động, hoàn toàn khác với nhiều lần trước kia trong một bối cảnh tương tự. Thế là bỗng nhiên, tôi thấy chuyện trở nên bực tức với người bạn thật là nực cười và tôi không còn mảy may nhớ gì về ý định cau có với câu nói của người bạn nữa.

Nhờ trải nghiệm này, tôi chợt nhớ lại những lần mình đã từng trách móc cha mẹ ra sao, đổ lỗi cho trường lớp và xã hội thế nào vì sự trưởng thành chậm chạp của bản thân. Tôi thấy chuyện đổ lỗi ấy thật là phi lý. Đành rằng những người xung quanh có tương tác ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng quyết định phản ứng thế nào, trở thành một người ra sao là việc của tôi chứ? Tại sao tôi lại không nhận trách nhiệm ấy về mình mà lại đặt nó lên vai những người khác, những người cũng có trách nhiệm tương đương trong việc trở nên hạnh phúc với chính con người họ?

Không chỉ đối với gia đình, tôi đã từng có góc nhìn phụ thuộc yếu đuối đối với người yêu. Tôi đã từng nghĩ yêu nhau là phải mang lại hạnh phúc cho nhau, phải có trách nhiệm làm người kia thoải mái dễ chịu. Nhưng tôi đã lầm. Những gì người yêu tôi làm khi hai chúng tôi ở trong một mối quan hệ đó là ảnh chỉ tập trung chăm sóc cho thái độ của chính anh. Còn mọi không gian và phần việc của tôi, anh ấy để tôi tự do quyết định. Anh ấy chẳng bao giờ bảo là “em phải làm thế này, phải cư xử thế kia cho hợp ý anh, để cho anh vui.” Mà đơn giản, ảnh “mặc kệ” tôi chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình và học hỏi từ những kết quả của những hành vi ấy, bất kể nó tiêu cực đến cỡ nào.

Lúc ban đầu, tôi đã tưởng điều đó là một sự phũ phàng, khắc nghiệt và lạnh lùng của người yêu. Tôi đã thấy rất tổn thương và thu mình lại, chẳng thiết tha yêu đương gì nữa. Nhưng dần dà, khi tự thuyết phục chính mình thay đổi góc nhìn, tôi đã ráng tập luyện làm cho bản thân bình an và tích cực hơn, tự vực dậy sau những trải nghiệm bộc lộ sự yếu đuối của mình. Từ đó, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra rằng người yêu đã dành cho tôi “tough love.” Dù tình yêu ấy rất khắc nghiệt, và có vẻ ngoài đối lập với sự bao bọc của cha mẹ tôi, nhưng nó đã khiến tôi trưởng thành về mặt nhận thức rất nhiều. Đồng thời, nó khiến tôi trân trọng, ngưỡng mộ anh, và có được sự thấu hiểu, biết ơn sự chở che của gia đình dành cho mình.

Tôi dần hiểu ra rằng việc mang lại hạnh phúc cho nhau là một sự tự nguyện, không phải sự bắt buộc. Nhờ vậy, tôi không còn sống như một đứa èo uột hay than vãn nữa, mà tôi bắt đầu biết tập chịu đựng những áp lực khi bản ngã bị vùi dập, và biết tận hưởng cuộc đời khi sóng yên biển lặng. Tôi cũng không còn cho rằng gia đình, người yêu, hay bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của tôi nữa. Mà tôi đã hiểu ra rằng mỗi người nên tự phấn đấu để trở thành một cá thể độc lập, mạnh mẽ. Và khi đứng gần nhau, mối quan hệ ấy mới là lành mạnh và cộng hưởng những giá trị tích cực. Chứ không phải chúng ta tìm đến nhau chỉ để dựa dẫm, để khỏa lấp những yếu đuối và thiếu sót bên trong mình. Rồi khi đối phương không còn ở đó hay không được như ý, ta vừa đau khổ, vừa mất hết phương hướng.

Trước đây, tôi từng đọc được một thông điệp của Will Smith về sự độc lập trong mối quan hệ. Đến bây giờ tôi mới thật sự thấm thía.

“Hạnh phúc của cô ấy không phải là trách nhiệm của tôi. Cô ấy nên hạnh phúc và tôi cũng nên hạnh phúc một cách độc lập. Rồi chúng tôi sẽ đến với nhau để cùng chia sẻ hạnh phúc của cả hai. Trao cho ai đó trách nhiệm làm bạn hạnh phúc trong khi bạn không thể làm được điều đó cho chính bản thân mình là một sự ích kỷ.”

Vậy nên tóm lại, nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc trong cuộc sống, nơi chứa đựng rất nhiều các mối quan hệ và sự tương tác, thì hãy bắt đầu làm bạn với chính mình trước tiên. Rồi khi bạn ở giữa gia đình, bạn bè, công việc, hay các chuyến phiêu lưu,… bạn sẽ không bao giờ đánh mất bản thân vì sự phụ thuộc sức mạnh, hay vì những suy nghĩ nạn nhân đầy tiêu cực chỉ biết đổ lỗi cho ngoại cảnh. Chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình không phải là việc của bất kỳ ai khác trên đời, ngoại trừ chính bản thân mỗi người.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Photo by yulia pantiukhina on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tôi đã biết mở lòng yêu thương nhờ trải nghiệm Ayahuasca

*Bài viết thuộc Top 3 những nội dung dự thi vào Deep Club. Đề bài THĐP yêu cầu:

“Hãy kể về một trải nghiệm cá nhân của bạn thể hiện lòng dũng cảm.”


Nếu bạn cũng như tôi, bạn có thấy thế giới bây giờ quá thiếu sự thân thiện và quá nhiều thù nghịch không? Bước ra đường, những gương mặt xa lạ, không một nụ cười, không một cái nhìn thân thiện, khuôn mặt lạnh băng, vội vàng hối hả lướt qua nhau và phớt lờ nhau đi. Tim tôi nhói một cái.

Sau đợt trip Ayahuasca cách đây nửa tháng, nhìn lại cách chính tôi và mọi người đang cư xử với nhau, tôi hiểu sự sai lầm nằm ở đâu rồi.

Bài học Đạo đức lớp Một ai ai cũng biết đó là yêu thương giúp đỡ mọi người, tử tế, đối xử tốt với nhau, cho đi là đáng quý, lá lành đùm lá rách… Nó đơn giản vậy. Mọi người đều thấy nhàm. Và cũng chính vì thấy nhàm, họ cho đó là lỗi thời, và chẳng nhớ gì tới những lời dạy đó trong đời sống hằng ngày. Ngoài đời, tôi là người cực kỳ ngại tiếp xúc với người lạ, thường hay giữ khuôn mặt không mấy thân thiện để đừng ai tới tiếp xúc với mình, ngại mở lời trước, ngại giao tiếp bằng mắt và luôn tránh ánh mắt mọi người. Nhưng trong chuyến trip, tôi đã khóc rất nhiều, khóc vì hối hận đã cư xử không tốt. Tôi khóc to, tôi thấy năng lượng của tôi làm tất cả mọi thứ xung quanh xám xịt, màu như những bộ phim chiến tranh thời xưa, nhợt nhạt.

Được đưa về quá khứ, tôi hiểu chính nỗi đau quá khứ đã khiến tôi xây một bức tường xung quanh tim mình. Nó giữ cho những người khác không bước vào và làm tổn thương tôi thêm nữa, vì tôi đau đủ rồi. Đó là tôi nghĩ vậy. Còn thực tế, bức tường đó chỉ khiến nỗi đau không thể thoát ra, mãi mãi đau đớn. Trái tim của tôi được làm sạch. Tôi được nhắn nhủ rằng:

— “Yêu người hơn yêu mình, làm lợi ích mọi người nhiều hơn cho mình. Đối xử tốt với nhau là rất nên.”

— “Con muốn yêu họ nhưng con không thể. Con yêu họ nhưng họ đáp lại con bằng cách gây tổn thương cho con, con đóng trái tim này lại để không phải chịu bất kỳ tổn thương nào nữa. Mẹ ơi, con quá khổ rồi.” Tôi khóc.

— “Nhưng nhìn kỹ đi con yêu, họ làm vậy vì họ khổ, đã có người cũng đối xử với họ như vậy và họ cũng đã ra quyết định đóng tim lại giống như con. Không có con người nào hạnh phúc mà đối xử thù hận, ác ý với nhau cả. Và cái domino đau khổ này đã lan ra khắp cả địa cầu rồi. Con cần tiên phong thực hành yêu người hơn yêu mình, hòa nhã, ái ngữ. Rồi thế giới sẽ đổi thay theo con, cần kiên trì, nhẫn nại. Đây không phải chuyện ngày một ngày hai.”

Khối khổ đau của tôi liên quan đến một số người. Tôi luôn khắc cốt ghi tâm rằng mình sẽ không bao giờ tha thứ. Bỗng chốc tôi nhận ra tất cả đều là tôi. Tôi là mọi người. Những tính cách xấu xa, tồi tệ nhất, là tôi, tính cách tốt đẹp nhất, như Phật, Bồ Tát, cũng là tôi nốt. Và tôi hiểu rồi, không một ai cư xử tồi tệ mà hạnh phúc cả, họ rất đau khổ. Nhìn vào quá khứ con người tôi ghét đó, tôi thấy bên trong họ một đứa trẻ co ro ngồi bệt xuống ôm đầu gối khóc trong bóng tối. Tuổi thơ họ bất hạnh. Họ còn khổ hơn tôi. Một sự thấu cảm sâu sắc dâng lên trong lòng tôi. Và lần đầu tiên, tôi thấy tha thứ dễ dàng đến thế. Tim tôi nhẹ bẫng. Thì ra lâu nay tôi luôn tự ôm lấy cục đá trong lòng, không chịu buông.

Thế giới bên ngoài luôn là phản ánh thế giới bên trong nội tâm của tập thể. Đó là lý do chiến tranh, bạo động, biểu tình diễn ra liên miên trên Trái Đất. Con người, từ khi mới sinh đến giai đoạn trưởng thành, phần lớn đều được người lớn nhồi vào một cái khuôn. Vào thời điểm mà hầu hết mọi người trên thế giới đến tuổi trưởng thành, họ đã trở nên quen với sự thù địch và khắc nghiệt của thế giới và xã hội loài người. Mấy ai chưa từng trải qua cảm giác bị từ chối, bị chê bai, bị cô lập, tủi thân, xấu hổ… Con người đã thích nghi bằng cách tự phân mảnh bản thân. Tùy theo mức độ, nhưng ai cũng bị phân mảnh nhiều hay ít. Mức độ phân mảnh càng lớn càng chịu thống khổ. Cách để nhận ra là chú ý xem có bao giờ cách một người cư xử lúc này hoàn toàn khác tại thời gian khác. Phân mảnh là khi một người che giấu những phần dễ bị tổn thương của họ như sự cần và khao khát được đối xử tốt. Nhưng khi sự ưu tiên là cảm giác an toàn, khi cảm thấy bị đe dọa, các khía cạnh bảo vệ sẽ được sẽ được kích hoạt. Biểu hiện ra bên ngoài sự thù địch, thờ ơ, cố gắng kiểm soát hoặc rút lui vào vỏ ốc và né tránh mọi người. Nhưng chế độ phòng vệ này sẽ bị coi là xúc phạm và do vậy kích hoạt luôn chế độ phòng vệ của những người được tiếp xúc. Thành ra một cái vòng luẩn quẩn của sự thù địch giữa người với người được tạo ra, và còn lây lan nhanh hơn virus. Kết quả là thế giới hiện tại chúng ta đang chứng kiến.

Vậy làm sao để thoát ra cái vòng luẩn quẩn này, tạo ra thế giới mà bản thân muốn sống, một thế giới của lòng tốt, mọi người thân thiện với nhau, quan tâm nhau? Theo tôi, chúng ta phải bắt đầu từ bản thân. Đây là lúc yêu cầu sự dũng cảm. Dũng cảm bắt chuyện với mọi người, nói xin chào, mỉm cười với người lạ đi trên đường, lắng nghe người khác nói chuyện với sự chú tâm và mong muốn hiểu họ, gởi ý nghĩ thương yêu đến người khác trong tâm tưởng, nhìn vào mắt nhau, không phải kiểu trừng trừng đâu nhé, nhìn vào để biết chúng ta là một, không sai khác. Đối xử nhẹ nhàng với mọi đồ vật, con vật, cái cây bông hoa bởi tất cả đều là một.

Thật dễ để mở lòng với người yêu thương mình. Còn người luôn cư xử với mình bằng thái độ thù địch, hung hăng, thật khó. Lúc đó, hãy tự nhắc nhở bạn thân, nhìn vào sâu trong họ, một đứa trẻ đau khổ đang nấp sau. Làm sao có thể an ủi đứa trẻ đó? Chỉ có thể dùng tình thương. Thù hận không thể hóa giải thù hận, nhưng tình yêu thì có thể.

“You look at your ability to love so deeply as a flaw or a part of you that is broken. You look at your vulnerability and fragility as something that should be hidden, tucked away and kept safe. But it is the most beautiful and brave aspect of you. You can let this world shatter your heart but still you stay open to love and so there is no brokenness in you, only beauty.” – Teal Swan

Điều quan trọng, phải bắt đầu từ bản thân, phải là người bắt đầu. Nếu không, chúng ta sẽ mãi chơi trò đợi người kia, người kia cũng vậy. Và chẳng ai chịu hạ hàng phòng thủ của mình. Và thế giới vẫn y nguyên. Can đảm làm người bắt đầu. Nếu đủ số lượng người cũng như thế, thế giới sẽ bắt đầu thay đổi trở thành một nơi đáng yêu hơn, mối quan hệ giữa con người lúc này sẽ được thay bằng bức tranh sặc sỡ nhiều màu, thay vì bức tranh nhàn nhạt chán ngắt của chúng ta bây giờ. Muốn tạo một cuộc đời đáng sống, cần dũng cảm sống như cách bạn khao khát nhận lại. Đừng sống an toàn quá. Tin tôi đi, lúc đối diện với tử thần, bạn sẽ thấy cực kỳ hối hận vì đã sống vô vị như vậy.

“Hãy sống nồng hậu thêm chút nữa
Đừng giữ tà ý ở trong lòng
Cứ mở rộng tâm đầy phóng khoáng
Quang minh chính đại sáng bên trong.”

– Lư Sư Tôn

Tác giả: Nguyễn Đoàn Thảo Nhi

Edit: THĐP

Ảnh:Brooke Cagle on Unplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Gỡ bỏ chiếc mặt nạ tự ti

*Bài viết thuộc Top 3 những nội dung dự thi vào Deep Club. Đề bài THĐP yêu cầu:

“Hãy kể về một trải nghiệm cá nhân của bạn thể hiện lòng dũng cảm.”


“Dũng cảm”, một cụm từ có lẽ khi nghe đến chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến những hành động to lớn, mang sức ảnh hưởng mạnh mẽ như xả thân diệt trừ kẻ ác, tội phạm, hay hi sinh lợi ích của mình để bảo vệ những người khác đang gặp khó khăn,… Nhưng đối với tôi, trải nghiệm về lòng dũng cảm tôi chia sẻ sau đây sẽ tập trung vào việc đối mặt với chính bản thân mình.

Thuở nhỏ, quay về quãng thời gian lâu nhất mà tôi còn có thể nhớ, tôi là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, được bao bọc bởi tình yêu thương của gia đình, của bạn bè. Tôi cảm thấy quãng thời gian đó trôi qua thật nhẹ nhàng và bình yên biết bao! Rồi thời gian qua đi, khi tôi bắt đầu vào lớp Một, khi bố mẹ bắt đầu đặt những kì vọng lên tôi, là lúc những trận quát mắng của bố vì tôi tiếp thu bài chậm, những trận đánh đòn của mẹ vì tôi mải chơi và không chịu học bài xuất hiện ngày một nhiều. Có lẽ họ chỉ muốn tốt cho tương lai của tôi, hay có thể áp lực của cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai khiến cho bố mẹ tôi luôn căng thẳng và áp lực? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng đối với một đứa trẻ tiểu học, tôi chỉ có một suy nghĩ là mình không được yêu thương và sự hiện diện của tôi là điều không được mong muốn. Rồi dần dần, tôi ngày càng trở nên khép mình lại với những người xung quanh, với chính cả bố mẹ mình. Mọi người luôn nhận xét tôi là một đứa trẻ nhút nhát, không dám bộc lộ bản thân. Có lẽ đó là do những tổn thương thuở nhỏ, do những lời nói, sự so sánh của bố mẹ tôi về bản thân tôi và những đứa trẻ khác cùng trang lứa, về việc chúng tự tin, hoạt bát, trong khi tôi là một đứa “lớ ngớ”, “đần” và “dễ bị lừa”,… Tất cả đã cộng hưởng lại và gieo vào tâm thức tôi những nỗi sợ hãi, ngờ vực với chính bản thân mình.

Và cứ như vậy, tôi đeo lên lớp chiếc mặt nạ tạo nên từ chính lời nhận xét tiêu cực của mọi người xung quanh. Tôi trở nên lầm lì, ít bộc lộ bản thân trong suốt quãng thời gian đi học của mình. Số lượng bạn của tôi ít dần đi. Thậm chí cả 3 năm cấp 3 tôi không có lấy một người bạn. Cuộc sống của tôi lúc đó ngày qua ngày chỉ xoay quanh việc học ở trường, học thêm rồi về nhà. Tôi không hề tụ tập hay giao du với ai trong suốt quãng thời gian ấy, quãng thời gian mà với nhiều người được coi là đẹp nhất của đời học sinh. Nhiều khi tôi cũng muốn có thêm những người bạn để bầu bạn, tâm sự, nhưng những mặc cảm và ngờ vực trong tôi luôn ngăn cản tôi làm điều đó. Tôi dường như không bao giờ nghĩ mình đủ tốt với bất kì ai. Khi ấy, tôi đã thử rất nhiều tips trên mạng để cải thiện sự tự tin như việc chạy bộ, giao du và gặp gỡ người mới tại các sự kiện xã giao,… nhưng tất cả đều không giải quyết được tình hình.

Cho đến một ngày tôi hữu duyên được một người anh đã giúp tôi biết đến khái niệm sống trong hiện tại, sống trong sự tỉnh thức và giới thiệu tôi biết đến THĐP. Đó là điều mà cho đến bây giờ tôi vẫn thực sự biết ơn và đã tạo ra sự thay đổi rất lớn đối với tôi. Tuy giờ đây tôi vẫn chưa hoàn toàn dập tắt được tổn thương thời thơ ấu, nhưng THĐP đã dạy tôi biết cách nhận ra tiếng nói trong đầu mình, nhận ra rằng tất cả chỉ là ảo ảnh của một cái tôi to lớn tự muốn bảo vệ bản thân tôi khỏi bị tổn thương. Và việc dũng cảm đối diện với chính nó đã giúp tôi nhìn thấy bản chất của sự việc, giúp tôi dần tự tin hơn trước rất nhiều. Tôi cảm thấy rất biết ơn vũ trụ vì trải nghiệm này. Mặc dù nó không có được cảm giác dễ chịu nhất, nhưng nó là điều duy nhất đã xảy ra mà nếu không có nó tôi có lẽ sẽ không thể trở thành một con người như hiện tại để có thể trân quý cảm giác bình yên mình đang có ngày hôm nay.

Tôi tin rằng việc trở nên dũng cảm là điều mà mỗi người trong chúng ta cần làm để cải thiện tình hình của bản thân, giúp cho chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của mình. Nhưng để đạt được trạng thái tinh thần đó, chúng ta cần phải nhận ra tiếng nói trong đầu mình, nhận ra cách chúng đang ngăn cản ta bắt đầu hành động như thế nào. Khi ấy, ta sẽ nhận ra hầu hết chúng chỉ là những tiếng nói đấu tranh nội tâm đang tính toán cái hơn, thua, được, mất của hình ảnh bản thân xuất phát từ việc bản ngã đang tự muốn bảo vệ chính mình. Và nếu nghe theo nó, bạn sẽ mãi mãi ở trong vòng tròn an toàn và luôn luôn giậm chân tại chỗ.

Vì vậy, nếu bạn đang có nỗi sợ và còn chần chừ bắt đầu một điều gì đó bạn đang ấp ủ, hãy hành động ngay bây giờ. Bởi hiện tại là khoảnh khắc duy nhất mà bạn có thể làm chủ cho cuộc đời của mình. Nó là khoảnh khắc duy nhất mà bạn có thể quyết định việc sẽ lờ đi hay tin vào những tiếng nói cản đường của bản ngã.

Tác giả: Trần Phương Thảo

Edit: THĐP

Ảnh: Gian Cescon on Unplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sống một cuộc đời bình thường

*Bài viết thuộc Top 3 những nội dung dự thi vào Deep Club. Đề bài THĐP yêu cầu:

“Hãy kể về một trải nghiệm cá nhân của bạn thể hiện lòng dũng cảm.”


Xuất thân gia đình nghèo khó, có thể nói là vậy nếu so sánh với bạn bè đồng trang lứa, nhưng tôi chưa từng thấy tôi nghèo khó. Những ký ức sâu sắc nhất về tuổi thơ của tôi chính là những ngày ba mẹ lời qua tiếng lại vì công việc. Một khoảnh khắc tôi luôn nhớ về mỗi khi tiêu sài tiền đó chính là khoảnh khắc tôi ngồi đó, cạnh mẹ và anh, mẹ hồ hởi, tách tờ 50 ngàn thành hai, trong khung cảnh lờ mờ tối của một buổi chiều mưa. Mẹ nói mẹ đã nghi nghi đó là hai tờ khi nhận được từ tay cô mua hàng, thế mà là thật. Mẹ vui. Lúc ấy tôi không nghĩ là đúng hay sai, tôi chỉ nhìn. Bây giờ tôi lớn hơn, tôi vẫn không biết đúng hay sai. Nhưng tôi nghĩ, nếu được hỏi lại bây giờ, khi kinh tế gia đình khá giả hơn, mẹ tôi sẽ thấy thế là sai. Nếu là sai, vậy điều gì khiến mẹ phải làm như vậy? Cái nghèo chăng?

Ba tôi luôn nói “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.” Tôi cự lại “nếu một người có gốc gác căn bản, dù có bần cùng thì cũng không thành đạo tặc được.” Ba trả lời “lúc đói quá, không kiếm gì ra mà ăn, thấy nắm xôi để đấy thì phải đưa tay bốc thôi.” Có thể là ba đúng, tôi chưa trải qua cái nghèo đói bao giờ, ba thì rồi. Ba sống qua thời chiến, qua thời cơm không có ăn, ra đường bị bắt nạt. Tôi được nghe chuyện kiếm tiền, kiếm lời, kiếm chác từ tấm bé. Nó ăn vào trong máu mủ của mình. Câu hỏi làm sao để giàu, làm cái gì kiếm được thật nhiều tiền luôn túc trực. Khi gia đình tôi vẫn còn ở trong căn nhà gạch, không trát xi măng, mái tôn dột lõm chõm — ngôi nhà hay được ví như cái lò tôn vì quá nóng. Cuộc trò chuyện giữa gia đình thường kết bằng những câu hứa viển vông nghe cho sướng tai nhưng cũng chứa đầy hoài bão và ước muốn thoát nghèo mãnh liệt của anh chị em tôi “mai mốt lớn lên, con giàu mua cho ba mấy cái xe hơi”, “ba thích nhà như thế nào chọn trước đi rồi con kiếm tiền xây nè.”

Dần dà, kinh tế tuy có khá hơn, thực tế cũng trở nên thật hơn. Anh chị tôi phải vào đại học, kiếm việc, bắt đầu đối diện với cái khó nhằn của mưu sinh. Những câu hứa bắt đầu thưa dần và trôi vào dĩ vãng. Thỉnh thoảng tiết kiệm được, tôi và anh chị cũng gom góp mua sắm những thứ bố mẹ thích. Những thứ này thì ba mẹ tôi hoàn toàn có thể tự sở hữu được. Vấn đề ở chỗ, ba mẹ tôi đã già đi và chẳng còn ham thích. Trời đất không chiều lòng người.

Đây cũng chính là tôi trong hiện tại, tôi thấy tính kịch của mong cầu, của thời gian, và của tiền bạc. Tôi muốn dừng lại để sống đời bình thường, để dũng cảm sống và thực hiện những điều tôi thực sự muốn — không phải những gì được nhồi nhét bởi truyền thông. Cuộc đời bình thường của tôi là, thể dục thể thao, được ngủ đúng giờ và ngủ được đúng giờ, tự nấu ăn và có thời gian ăn đủ bữa hàng ngày, được sáng tạo và trải nghiệm, được tìm về tâm linh. Nghe thì bình thường, nhưng với tôi, ai làm được điều này chính là can đảm vượt bậc, vượt trên tất cả mọi thứ. Nhờ sống cuộc đời bình thường này mà tôi trở nên vui tươi và thoả mãn, bằng lòng hơn với cuộc sống. Tôi biết rõ những gì tôi muốn và do đó không bị chao đảo trước những áp lực bên ngoài. Tôi không còn so sánh tôi với người khác nữa. Tôi hào hứng, khoẻ mạnh. Tôi dành thời gian cho những điều tôi thực sự cảm thấy yêu thích, nhưng thứ gần với chân ngã của tôi nhất. Tôi cảm nhận được sự trưởng thành trong bản thân. Tôi thoải mái hơn với những con người mới, ít rào cản, ít dè chừng, ít phán xét. Tôi nhanh chóng cảm nhận được bản thân, cảm xúc, sức khoẻ, tâm lý, tâm linh.

Tôi nghĩ sống đời bình thường này là không thể tránh khỏi khi trưởng thành, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Tôi quan sát người già và thấy cuộc đời họ quá đỗi bình thường. Họ cứ chầm chậm, chầm chậm, sống, qua ngày. Người trẻ như tôi sẽ thường thấy đó là sự lãng phí thời gian, phải làm, phải làm, thật nhiều, thật nhiều. Đến mức không kịp thở, không kịp ngủ, không kịp ăn, không kịp phản tư, không kịp để không kịp. Luôn luôn. Nhiều người nói loài người có tiềm năng vô hạn, phải cố thật nhiều. Tôi nghĩ con người tiềm năng có hạn, vì đời người có hạn, sức khoẻ có hạn, tiềm lực có hạn. Phải dùng nó vào những gì quan trọng nhất, những gì sẽ làm sự có hạn trở nên vô hạn. Để như thế, tôi khăng khăng chúng ta phải sống cuộc đời bình thường, hay đúng hơn là cuộc đời quân bình. Đặng ngẫm ra được đâu là thứ tôi cần dốc tâm sức vào. Cái tôi nhận biết ở đây là sự dám buông bỏ, dám đối diện với chính tôi.

“Phải làm việc 16 tiếng một ngày thì mới không tụt lại, mới thành công được”. Hãy nghĩ xem bạn có muốn sống như thế không? Nếu có thì thử đi, can đảm thử, can đảm dấn thân rồi từ trải nghiệm đó hãy can đảm bước tới sống cuộc đời bình thường khi sụp đổ nhé. Hẳn ai cũng sẽ sợ hãi khi phải chọn con đường không thể thoái lui, sợ rằng tôi sẽ chao đảo như con thuyền không lái. Như đã nói ở trên, cách duy nhất để không chao đảo là can đảm lắng nghe bản thân, can đảm sống cuộc đời mà bạn cảm thấy vui, cảm thấy hài lòng. Sẽ phải thay đổi, sẽ phải bước tiếp, nhưng bước tiếp với đích đến rõ ràng — một cuộc đời bạn mong cầu, thì sẽ ít chênh vênh, sẽ ít chòng chành.

Tác giả: Julius Nguyen

Edit: THĐP

Ảnh: Klara Kulikova on Unplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Đừng sống chỉ để làm việc!

0

Mình từng là một người nghiện công việc, trong tiếng Anh có một từ dùng để mô tả việc này đó là “workaholic.” Lúc nào trong đầu mình cũng nghĩ mọi cách để mọi thứ thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho công việc ấy (cụ thể là chuyện viết lách) được diễn ra. Mình đặt nó lên hàng đầu và chỉ chực chăm chăm lao vào nó khi nào có dư một chút sức lực. Nhiều khi, năng suất và chất lượng đâu chưa thấy, riêng với thái độ chú tâm thái quá này đã khiến mình rơi vào cảnh lao động cực đoan. Có thể, chuyện này được gán mác là “hành động vì đam mê.” Nhưng thực tế, mình đã vô tình tạo áp lực và căng thẳng cho bản thân bởi đam mê ấy. Chưa kể, khi tiến độ không được theo ý muốn thì mình thấy rất bất mãn và khó chịu. Rồi khi làm những việc nhỏ nhặt khác có vẻ không liên quan như trồng cây, quét nhà, dọn dẹp thì mình chỉ muốn làm cho thật nhanh để kết thúc chúng. Trong một tâm trí hướng sự chú ý chỉ vào công việc thì dường như mọi hoạt động khác đối với mình chỉ là thứ yếu, là những chuyện chẳng đáng quan tâm, trân trọng. Chuyện này đã từng kéo dài và mình chưa từng ý thức được về tính tiêu cực của nó.

Nhưng có một hôm, khi mình đang cắt tỉa mấy cây hoa cúc ở ngoài ban công vì cành lá của nó trở nên rườm rà. Lúc đó, mình chợt nhận ra rằng đầu óc mình chẳng hề đặt vào cây hoa. Mình thấy cánh tay đưa kéo một cách vội vàng đầy hối thúc và trong lòng mình đang mải nghĩ về chuyện lát nữa sẽ viết cái gì. Ngay tại khoảnh khắc nhận ra ấy, sự chú ý của mình đột nhiên được kéo trở về hiện tại, đối diện với cây hoa dễ thương vẫn đang chờ đợi sự chăm chút. Không hiểu sao, lúc đó trong lòng mình dâng lên một tình yêu tha thiết với cây hoa cúc nhỏ, mình thấy nó thật hiền lành đáng yêu và mình thấy việc cắt tỉa cây sao mà nhiều trìu mến đến thế.

Ngay trong hôm đó, mình đã nhận ra được xu hướng của tâm trí đó là lao đầu về thứ mà nó cho là ưu tiên, thứ mà nó thiên vị. Mình đã tập quay trở lại hiện tại và san sẻ sự chú ý cho cho những chuyện khác trong khả năng có thể. Và một chuyện rất ngạc nhiên đã diễn ra, chuyện mà chưa bao giờ mình nghĩ là mình có thể trải nghiệm được trong đời, đó là mình thấy việc treo cái chổi vào vị trí thường ngày của nó, sau khi quét nhà, là một chuyện thật hoàn hảo và tuyệt vời. Lúc đó mình rất sửng sốt vì cảm nhận mới đã nảy sinh. Mình chưa bao giờ ngờ được là một động tác nhỏ bé, xem chừng như chẳng có ý nghĩa gì quan trọng, nhưng lại mang đến một cảm nhận thực sự ấn tượng. Tất cả chỉ bởi vì lúc đó mình không còn để tâm đến chuyện gì khác ngoài việc treo cái chổi. Chính sự chú ý và chánh niệm cao độ đã tạo nên một trải nghiệm diệu kỳ, dù chỉ với một động tác rất nhỏ.

Vì thấy rất ngỡ ngàng và sung sướng khi chứng kiến sự thay đổi cuộc sống chỉ bằng một sự chú ý được điều hướng, mình đã kể câu chuyện này với người bạn của mình. Anh ấy bảo rằng “em coi công việc là quan trọng nhất vì em không coi God là quan trọng nhất.” Câu nói ấy đã như một cái tát thức tỉnh dành cho mình. Khi mình đang thẩm thấu thông điệp thì anh ấy nói thêm một câu chốt nữa làm mình hoàn toàn tin chắc rằng sự thay đổi của bản thân là hướng đi đúng đắn. Anh nói rằng: “Take it easy, but take it. Hãy tận hưởng cuộc sống!”

Vào khoảnh khắc đó, mình đã nhận ra rằng cảm giác trìu mến thương yêu dành cho cây hoa cúc, và cảm giác lâng lâng vui sướng khi treo cái chổi chính là biểu hiện của việc tận hưởng cuộc sống. Nhìn lại mình mới nhận ra rằng bấy lâu nay mình chỉ dành năng lượng và sự chú ý cho công việc, một góc cực kỳ nhỏ bé trong bức tranh cuộc đời. Còn toàn bộ những góc phần khác, mình đã đều bỏ lỡ. Khi ăn mình không được ngon miệng, khi ngủ mình không được an giấc, khi tắm mình cũng chẳng được thư thái, v.v… Mình đã vô tình rút đi hết sinh lực trong cuộc đời của chính mình chỉ bằng sự thiên vị đối với công việc. Như vậy chẳng phải là mình đã quá ngốc nghếch và dại khờ hay sao?

Nói đến đây có thể sẽ có ai đó bảo rằng: “công việc là trên hết là đúng rồi, bạn phải kiếm tiền chứ, tiền là quan trọng nhất, không có nó thì bạn không vui được đâu.” Mình hoàn toàn cảm thông được cách tư duy này, vì mình đã từng sống nó. Cho đến hôm nay khi đã đổi được góc nhìn, mình có thể khẳng định rằng “công việc là số một, kiếm tiền là số một” chỉ là một lời ngụy biện của một tâm trí sợ hãi và không dám trải nghiệm thế giới ở các khía cạnh khác. Bây giờ, mình không phải là người giàu có gì, công việc cũng chưa gọi là ổn định như bao người. Nhưng mình đã tận hưởng được những khoảnh khắc nhỏ bé và sống hạnh phúc một cách chủ động. Mình thấy việc tận hưởng không hề liên quan gì đến công việc hay tiền bạc. Nó chỉ liên quan đến khả năng điều phối sự chú ý của chúng ta. Vì Thần ở đâu, Khí ở đó. (Energy flows where attention goes.)

Dolores Cannon, người sáng lập phương pháp thôi miên hồi quy và tác giả của cuốn sách tâm linh nổi tiếng The Three Waves of Volunteers and the New Earth (Ba làn sóng tình nguyện và Trái Đất mới), cũng có câu:

“The biggest lesson you come to earth to learn is how to manipulate energy.”

(Tạm dịch là: Bài học lớn nhất khi bạn tới Trái đất đó là học cách điều khiển năng lượng.)

Nếu chúng ta có khả năng đưa sự ý thức của bản thân vào một việc gì đó thì việc ấy sẽ biểu hiện tương đương với ngưỡng năng lượng mà ta đã trao. Càng nhiều sự ý thức thì càng nhiều năng lượng, trải nghiệm sẽ càng tích cực. Ngược lại, càng ít sự ý thức thì trải nghiệm càng tiêu cực. Mọi chuyện là do chính bản thân mỗi người tạo nên, không phải do thế giới bên ngoài. Vậy nên ở trên mình mới kể lại trải nghiệm chỉ treo cái chổi mà cũng thấy như đang ở thiên đường.

Khi bạn dứt ra khỏi sự thiên vị, dứt ra khỏi sự phụ thuộc vào vật chất, dứt ra khỏi tư tưởng rằng mục đích của công việc là để ổn định cuộc sống hoặc kiếm tiền, thì không có nghĩa là bạn sẽ không thể làm ra tiền, không thể giàu có sung túc. Lúc đó, bạn thậm chí còn có nhiều mối liên kết chất lượng hơn trong cuộc sống, khả năng sống trong thực tại giàu có của bạn còn tăng lên gấp bội. Vì bạn đã nhìn thấy đường nối tới những điều mà trước kia bạn xem thường, khinh rẻ. Bây giờ, bạn biết giao hòa tâm hồn mình với những hoạt động khác nhau, bạn trân trọng và nhìn ra giá trị của rất nhiều đối tượng xung quanh. Trong khi nguyên tắc của sự giàu có trù phú không là gì ngoài sự đa dạng các mối liên kết chất lượng.

Đối với mình, kể từ khi “thức tỉnh” được chuyện này, mình đã luyện tập giảm bớt sự thiên vị vào một chuyện bất kỳ mà dàn trải ý thức ra nhiều mặt của đời sống nhất có thể. Mình luyện tập chánh niệm dù trong những chuyện nhỏ bé vụn vặt nhiều hơn. Chưa kể, định nghĩa về công việc của mình đã hoàn toàn thay đổi. Nó không còn bó hẹp trong chuyện viết lách mà mình vẫn tưởng như trước kia nữa, mà nó nằm ở việc tận hưởng và trân trọng mọi phút giây được tiếp xúc với cuộc đời. Đó chính là công việc mà mình sẽ làm kể từ nay.

Ở ngoài kia, mình chứng kiến có những người đi thuê phòng trọ chỉ rất tạm bợ, bí bùng và nhỏ hẹp, chỉ với mục đích là tối về ngủ sau cả ngày đi làm quần quật 8-10 tiếng. Hay câu chuyện của người bạn mình bỏ việc ở công ty để đi đến một vùng đất mới làm lại cuộc đời. Những ngày đầu, bạn liên tục phải nghe những câu hỏi từ những người khác là kiếm được việc chưa, tới đó rồi mày làm gì, sao chưa có thu nhập à. Mình chợt thấy rằng sống không chỉ để làm việc, để kiếm được chút tiền nuôi thân. Sống còn là hạnh phúc với chính mình, trân trọng từng phút giây trôi qua, biết ơn Tạo hóa, hít thở căng tràn lồng ngực, và khám phá những điều vĩ đại ẩn sau những điều bé nhỏ, v.v… Trong Kinh Thánh cũng có câu rằng:

“Nếu người nào được cả thế gian mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người ấy sẽ lấy gì mà đổi linh hồn mình lại?”

Vậy nên, đừng sống chỉ để làm việc, hãy đưa mọi công việc vào sự sống.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Photo by Gianandrea Villa on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Khổ đau là sự chọn lọc tự nhiên

0

Bạn có chịu đựng được buồn đau không? Bạn có vượt qua được nỗi sợ hãi không? Bạn có rút ra bài học từ những trải nghiệm tủi nhục không? Bạn có cai nghiện được cơn giận dữ không? Bạn có trau dồi trí tuệ mỗi ngày để bớt hoang mang về bản chất của chính mình không? Nếu bạn trả lời là “Không” thì khả năng cao sẽ có một kết cục là bạn bị buồn đau nhấn chìm, bị nỗi sợ hãi liên tục chèn ép, bị những cảm giác tội lỗi xấu hổ ăn mòn sức sống, bị những cơn giận dữ thiêu đốt tâm hồn và bị sự mông lung bất an chầu chực nuốt chửng. Theo mình, mọi thứ (có vẻ) khắc nghiệt đang xảy ra là để rèn luyện, thử thách và chọn lọc những cá nhân ưu việt nhất để thừa hưởng và biểu đạt sự sống quý báu. Có thể, đối với bạn trong một khoảnh khắc nào đó, những chuyện tiêu cực và áp lực kia thật là tồi tệ và choáng ngợp. Nhưng dưới con mắt của Tự nhiên, chúng là những bài kiểm tra tuyệt đối xứng đáng và công bằng. Quy luật ở đây là: Bạn bỏ cuộc và phải chịu đựng đớn đau; hoặc bạn đón nhận nó và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Trước kia, mình chưa có được ý thức tích cực về những khổ đau và áp lực trong cuộc sống, nên mình thường cảm thấy rất choáng váng và nhụt chí mỗi khi đối diện với một chuyện khó khăn, hoặc một góc tối bên trong chính mình. Lúc đó mình chỉ nghĩ rằng bản thân thật tồi tệ, yếu đuối, và cứ luẩn quẩn mãi với ý tưởng đó mà không biết thoát ra làm sao. Trong khi, lối thoát lại nằm ở ngay bên cạnh. Nó rất đơn giản là luyện tập để chính mình trở nên hoàn thiện và mạnh mẽ hơn. Tất cả chỉ có vậy, một lời giải đáp rất gần gũi và thực tế. Luyện tập, luyện tập và luyện tập.

Theo góc nhìn của mình, một cơn giận dữ cũng giống như một cơn bão tố, một nỗi sợ hãi cũng như một cơn gió lay lắc thật mạnh, sự tủi nhục cũng như một bộ rễ bị sâu bọ đục khoét và sự vô minh cũng như màn đêm đen đầy những điều khó đoán. Còn con người chúng ta thì như một cái cây đứng giữa Thiên nhiên. Nếu chúng ta không đủ can trường và không kịp thích nghi với những điều kiện sống (khắc nghiệt) khác nhau liên tục vờn chuyển, thì chúng ta sẽ bị quật ngã thẳng tay, chẳng chóng thì chầy. Trong góc nhìn đầy xúc cảm của người đời thì việc gặp một khổ đau là một điều gì đó xui xẻo, đáng thương. Nhưng với bậc trí huệ thì đó lại là một điều may mắn và đáng để theo dõi thật sâu, vì họ biết cuộc tôi luyện tinh thần đang được ông Trời tiến hành, và cuộc cân đong nội lực cũng đang được một tay Người thực hiện.

Một cái cây khỏe mạnh không phải là một cái cây được trồng trong nhà kính, mà là một cái cây sống ngoài thiên nhiên, được tiếp xúc với mọi yếu tố “tốt xấu.”

“Thứ đối với mọi chúng sinh là màn đêm thì lại là lúc bừng tỉnh đối với người tự chủ, còn lúc mọi chúng sinh thức giấc lại là màn đêm đối với bậc hiền giả nội quan.” – Sri Krishna, Chí Tôn Ca (2:69)

Vậy nếu đã nhìn những khó khăn và áp lực kia vừa là sự kiểm tra, sự hun thúc tinh thần và vừa là chọn lọc tự nhiên thì bạn có còn cảm thấy bất mãn với cuộc đời nữa không? Bạn còn than trách và đổ lỗi cho hoàn cảnh nữa không? Còn gồng lên để chiến đấu để bảo vệ giới hạn cũ nữa không? Và còn sợ hãi run rẩy trước cuộc đời bất định nữa không? Mình tin chắc rằng câu trả lời sẽ là Không. Vì khi đã nảy nở một thái độ tích cực với những điều mang vẻ ngoài tiêu cực đang diễn ra trong cuộc sống, bạn sẽ có thêm sự sẵn sàng và động lực để trở nên kiên cường và hoàn thiện hơn. Theo mình, sức mạnh đích thực không nằm ở việc kháng cự hay né tránh những tổn thương, mà nằm ở sự sẵn sàng cho mọi thương tổn. Đó là nơi những rào chắn của sự sợ hãi và khiên cưỡng được gỡ bỏ để cho những tiềm năng đích thực được bộc lộ. Theo cách nói của đại thi hào Rumi thì là

“Vết thương là nơi vệt sáng đi vào.”

Vậy bạn thử nghĩ mà xem, trong cuộc Chọn lọc vĩ đại đang diễn ra, bóng tối của những giới hạn run rẩy hay ánh sáng rạng rỡ hân hoan của Tạo hóa sẽ trụ được ở lại?

Trước đây, mình từng tiếp xúc với một số người sợ sai và chưa bao giờ làm được chuyện gì dứt khoát, lúc nào cũng run rẩy, e dè và tự ti. Một số người khác thì luôn thường trực với với những suy nghĩ của tâm lý nạn nhân rằng “thế giới này muốn làm hại tôi, tôi thật bất hạnh biết bao.” Một số người khác nữa thì mãi không quên được những chuyện thất bại trong quá khứ và luôn dằn vặt với nỗi xấu hổ. Điều đáng nói ở đây là mình không thấy mấy ai nảy sinh ý muốn đi ra khỏi những thực tại gò bó và tiêu cực ấy.

Trong khi đó, mình cũng từng biết một số người dám nghĩ dám làm, càng dấn thân quên đi kết quả, họ càng tăng tốc được khả năng học hỏi và nâng cao được kỹ năng, tay nghề. Một số người khác thì chia sẻ thời gian và sức lực để nâng đỡ những người xung quanh. Một số người khác nữa thì luôn lấy những thất bại và vấp ngã đã qua để làm động lực để vươn tới sự toàn thiện và truyền cảm hứng cho những ai ở hoàn cảnh tương tự mà chưa vượt qua được. Họ chính là những cái cây mạnh khỏe vượt qua bão tố khó khăn, trụ lại hiên ngang giữa đời và hiến dâng những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời. Họ sẽ là những lực lượng tinh hoa, những người lãnh đạo tinh thần, những nhà phát minh sáng tạo, những người thay đổi cục diện thế giới. Điều đặc biệt ở đây đó là họ đã đều trải qua những quãng thời gian còn yếu kém, non nớt, và bị cuộc đời vùi dập. Nhưng sau tất cả, họ lựa chọn đứng dậy và vươn lên bằng mọi giá, chứ không chọn thoái lui và sa ngã sâu hơn với một lời biện hộ là “tôi gặp phải nghịch cảnh.”

Nói đến đây, mình không thể không kể tới một câu chuyện ẩn dụ trong Kinh Thánh rằng những cái cây đến mùa thu hoạch mà không đơm hoa kết quả thì bị ném cả vào lò lửa. Hoặc những hạt giống xấu mọc xen với hạt giống tốt, đến khi lượm gặt và phân loại, thì những cây xấu cũng bị đem đi thiêu đốt hết.

Càng trải qua thời gian tu tập, mình càng thấy rằng chuyện thanh lọc của Tự nhiên là đều mà con người chúng ta nên ý thức được không chỉ ở mức độ thể chất bên ngoài mà còn là mức độ tinh thần bên trong. Nếu nhìn thật kỹ thì bạn sẽ thấy ông Trời rất công bằng và công minh. Sẽ luôn có những hoàn cảnh, những tình huống hay câu chuyện để làm lộ ra đâu là người yếu và đâu là kẻ mạnh, đâu là phẩm chất thoái hóa cần gỡ bỏ và đâu là phẩm hạnh tiến hóa cần vun vén.

Vậy nên, nếu Tự nhiên đã cất tiếng gọi bằng cách giúp chúng ta nhìn rõ chính mình trong đêm đen thử thách thì tại sao ta còn chưa biết ơn và đón nhận cơ hội tuyệt vời này để có thể trở thành những Người Được Chọn?

Thích nghi hay gánh chịu đau khổ?

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Photo by Hanna Postova on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP