28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 38

Định mệnh vs. Ý chí tự do (Fate vs. Free Will)

Những câu hỏi như: Định mệnh, số phận là có thật không? Liệu cuộc đời tôi đã được sắp đặt từ trước, và cho dù tôi có làm cách gì cũng không thể thay đổi được nó? [liên tưởng tới phim Alice in Wonderland có Johnny Depp đóng]. Vậy còn “Đức năng thắng Số” thì sao? Nếu định mệnh là có thật thì làm gì có cái gọi là ý chí tự do? (Tôi sẽ dùng chữ free-will cho ngắn gọn kể từ đây.) Nghiệp quả và free-will có mối liên hệ như thế nào?

định mệnh

• • •

Dẫn nhập vào định mệnh

Bài viết này hứa hẹn sẽ khá phức tạp và triết lý, tôi sẽ cố gắng viết tối giản, dễ hiểu nhất có thể. Ngoài ra tôi còn sử dụng tham khảo từ một vài nguồn thông tin mà có lẽ đối với nhiều người thì chúng không “hợp lệ”, phi “khoa học”. Tôi không có mục đích sử dụng những nguồn tham khảo này để làm “bằng chứng” cho những quan điểm, hay có ý cho rằng những ý tưởng này chính là sự thật (cũng chưa chắc chúng không phải là sự thật).

Chúng ta chỉ nên xem chúng như những ý tưởng để suy ngẫm, truy xét, tham khảo, hoặc biết đâu chỉ để giải trí. Bạn không thể đòi hỏi “bằng chứng” cho những thứ triết lý, tâm linh. Suy cho cùng chúng chỉ là những quan điểm, niềm tin, cái kiến tạo thực tại của mỗi người. Câu hỏi tóm lại chỉ đơn giản là bạn có phải một người tin vào chủ nghĩa duy vật không?

Nhưng không phải chúng ta đang nói tới những triết lý tâm linh sao? Từ khi nào khoa học đã có thể rốt ráo giải thích thực tại, những vấn đề triết học, tâm linh? Chưa từng bao giờ. Vì thế nên bài viết này sẽ không dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn thấy nó không cùng tần số với mình, không đồng cảm được với những thông tin được chia sẻ thì có thể là bài viết này không dành cho bạn.

Trong những năm gần đây tôi thấy mình viết ít hơn hẳn hồi đó. Lý do thì có nhiều, nhưng một số lý do có thể được kể ra là vì thứ nhất: tôi dành đa số thời gian cho việc dịch bài, thứ hai: có lẽ tôi sẽ có nhiều động lực để viết hơn khi có người yêu cầu, hoặc thứ ba: nhiều khi tôi thấy không cần thiết phải viết ra cả một bài dài trong khi chỉ có thể nói tóm gọn trong vài câu hay vài cái gạch đầu dòng.

Để một thứ không gây nhàm chán thì nó phải thú vị. Có lẽ người ta đánh giá những thứ dài cao hơn những những thứ ngắn? Mặc dù chưa từng nghĩ xem chuyện đó có hợp lý hay không. Trong giai đoạn khan hiếm thời gian này, tôi thà chọn phương án nhanh gọn lẹ.

Đây là một bài viết theo yêu cầu. Hôm nọ bạn tôi đã hỏi tôi những câu hỏi liên quan tới định mệnh và ý chí tự do. Những câu hỏi mà mọi người đều đã từng có lần trong đời nghĩ tới nhưng có lẽ số người có được câu trả lời (chính xác?) là rất ít.

Hoặc nhiều người chỉ đơn giản là từ chối tin vào định mệnh, cho rằng không có định mệnh, nhiều người khác thì lại cho rằng không hề có cái gọi là ý chí tự do… Sự thật là gì? Bạn có phải là một người muốn tìm kiếm sự thật bằng bất cứ giá nào? Are you a seeker? Đức Jesus có câu, “Hãy tìm rồi sẽ thấy”, rồi còn “Sự thật sẽ giải phóng bạn.”

định mệnh

Những câu hỏi về định mệnh

Những câu hỏi như: Định mệnh, số phận là có thật không? Liệu cuộc đời tôi đã được sắp đặt từ trước, và cho dù tôi có làm cách gì cũng không thể thay đổi được nó? [liên tưởng tới phim Alice in Wonderland có Johnny Depp đóng]. Vậy còn “Đức năng thắng Số” thì sao? Nếu định mệnh là có thật thì làm gì có cái gọi là ý chí tự do? (Tôi sẽ dùng chữ free-will cho ngắn gọn kể từ đây.) Nghiệp quả và free-will có mối liên hệ như thế nào?

Những câu hỏi này thật sự là những câu hỏi triết học nghiêm túc mà bất cứ triết gia từ cổ chí kim nào cũng tìm cách trả lời. Vì đây là những vấn đề triết học nên sẽ có rất nhiều trường phái giải thích khác nhau. Cùng lắm là tôi chỉ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình và những gì tôi biết.

định mệnh

Ngày xưa tôi cũng có khi nghĩ đến những vấn đề này, và tham khảo nhiều tài liệu và quan điểm. Cho tới một ngày tôi đã hiểu được rằng: Định mệnh và free-will nằm trên hai hệ quy chiếu khác nhau. Chúng không phải là 2 thứ không thể đội trời chung. Có định mệnh không nhất thiết là phải không có free-will. They’re not mutually exclusive. Nếu tương lai có thể được biết trước thì cũng không thể khiến cho một người mất đi free-will. Cả hai có thể cùng đồng tồn tại. Có lẽ để hiểu được điều này là không dễ.

Đây là những gì tôi đã giải thích cho người bạn: những gì tôi đã hiểu cho tới lúc đó. Quan điểm của tôi là: Ở một góc độ, phạm vi nhất định, trong thế giới của hình tướng, hiện tượng, thì định mệnh và free-will cùng đồng tồn tại. Tôi đã liên tưởng đến những bài học trong The Law of One của Ra (một trong những nguồn tri thức tâm linh khá nổi tiếng và được đánh giá cao) về “Distortion” đầu tiên cũng chính là Distortion of Free-Will. Có nghĩa rằng theo Ra, Free-will là đặc tính đầu tiên của thực tại.

David Wilcock giải thích chữ Distortion như sau:

Bất cứ cái gì có thể bị sai lầm xem như là tách biệt (vì “tất cả đều là Một”), kể cả những ý tưởng, triết lý, thường không mang nghĩa tiêu cực, chính Ra còn gọi những giáo lý của mình là distortions.

Có nghĩa là khi có free will thì Nhất thể, Cái Một, Oneness đã bị biến đổi (distorted), bất nhị trở thành nhị nguyên. Free will là sự tách biệt đầu tiên.

Lúc đó tôi còn nghĩ ra thêm và nói với bạn tôi một ý tưởng khác đó là chúng ta đang sống trong vô vàn thực tại song song, có vô hạn dòng thời gian, mỗi dòng thời gian là một câu chuyện, một định mệnh. Và điều quan trọng là bạn có thể nhảy từ timeline này sang timeline khác, có free-will để lựa chọn thực tại cho mình. Thực tế thì, theo Bashar, chúng ta đang nhảy thực tại (shifting to parallel realities) hàng tỉ lần mỗi giây, chính điều này tạo ra ảo tưởng về thời gian.

Ramana Maharshi nói gì về định mệnh

Vì đây là những câu hỏi triết học và tâm linh khá phức tạp, nên việc giải thích nó ra bằng miệng sẽ khó hơn bằng chữ, khó hơn cho cả hai, người nói và người nghe. Nên chưa thỏa mãn là điều khó tránh khỏi. Chúng ta cần đào sâu hơn nữa, cần nhìn theo một góc độ khác, trả lời theo một cách khác, và có lẽ là cần trợ giúp từ một bậc giác ngộ. Không phải một bậc giác ngộ thì sẽ có thể trả lời mọi câu hỏi triết học, tâm linh sao?[1] Tôi nghĩ ngay đến Ramana Maharshi, vị đạo sư giác ngộ nổi tiếng Ấn Độ thế kỷ 20.[2]

Theo những gì tôi hiểu được từ Ramana thì ông chấp nhận sự tồn tại của Nghiệp quả / Nhân quả (Karma), nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi một người vẫn còn nghĩ rằng họ là một bản ngã (ego) tách biệt,[3][4] chưa giác ngộ Chân Ngã, cái nằm ngoài Nhân quả. Ở cấp độ này (cấp độ của vô minh (ajnani)), ông nói rằng các cá nhân sẽ trải qua một loạt các hoạt động và trải nghiệm được định sẵn trước đó, tất cả đều là hậu quả của các hành vi và suy nghĩ trước đó.

Ông nói rằng mọi hành động và trải nghiệm trong cuộc sống của một người đều đã được xác định khi sinh ra và rằng sự tự do duy nhất mà người ta có là nhận ra rằng không có ai (một ego tách biệt) hành động và không có ai trải nghiệm. Tuy nhiên, một khi người ta nhận ra được Chân Ngã thì không còn lại ai để trải nghiệm hậu quả của các hành động và do đó toàn bộ cơ chế Nghiệp quả trở nên không quan trọng.

Theo Ramana, Nghiệp quả bị phụ thuộc vào ego, cái nằm giữa thể xác và Chân Ngã. Nếu ego được hòa nhập vào Cội Nguồn và biến mất thì làm sao Nghiệp quả có thể sống sót? Ông nói rằng, “Khi không có ‘cái tôi’ [bản ngã/ego], thì cũng không có Nghiệp quả. Trừ khi người phải chịu Nghiệp quả (bản ngã) bị xóa sổ, sự bình an viên mãn của phúc lạc tối cao, kết quả của Yoga Hành Động [Hành động không mong cầu kết quả],[7] sẽ không thể đạt được.

Tôi sẽ dịch lại một vài câu nói của Ramana dưới đây được tham khảo từ một bài viết có dẫn chứng tôi tìm thấy trên mạng.[5] Bài dịch đầy đủ “Ramana Maharshi giải thích về định mệnh và ý chí tự do” được chia sẻ trong THĐP Deep Club.

Có thể bạn sẽ thấy rằng Ramana có câu thì nói rằng không có định mệnh, có câu thì bảo có định mệnh, dường như có vẻ mâu thuẫn, không nhất quán. Tuy nhiên lý do cho việc này là vì đối với Ramana hay đối với những đạo sư Advaita Vedanta (triết học Bất Nhị của Vệ Đà) nói chung thì họ nhìn thực tại theo hai góc độ, hệ quy chiếu: Tuyệt đối và Tương đối.

Góc độ Tuyệt đối là góc nhìn của người đã giác ngộ Chân Ngã. (Một trong những cái tên của God[6] đó là The Absolute, Cái Tuyệt Đối.) Góc độ Tương đối có thể được hiểu là góc độ của thế giới hình tướng, hiện tượng, nhân quả, vô thường, góc độ của lý trí, logic.

Nói tóm lại, nếu tôi có thể hiểu đúng ý Ramana, thì khi ông nói không có định mệnh, không có free-will là ông đang nhìn với góc độ Tuyệt đối, vạn vật đồng nhất thể, hay mọi thứ đều là Một (The Law of One), sự tách biệt chỉ là ảo tưởng. Khi ông nói rằng có định mệnh, có free-will là ông đang nói theo góc độ Tương đối.

1. “Nói về tự do, một người luôn có được tự do để không đồng hóa chính mình với thân xác và do đó không bị ảnh hưởng bởi những sung sướng hay đau đớn có hệ quả từ những hoạt động của thân xác.”

2. “Free-will và định mệnh luôn tồn tại. Định mệnh là kết quả của hành động trong quá khứ; nó liên quan đến thân xác. Hãy để thân xác hoạt động phù hợp với nó. Tại sao bạn lại quan tâm đến nó? Tại sao bạn lại chú ý đến nó? Ý chí tự do và Định mệnh tồn tại miễn là thân xác tồn tại. Nhưng trí tuệ (jnana) thì vượt qua cả hai. Chân Ngã nằm ngoài tri thức và vô minh. Nếu bất cứ điều gì xảy ra, nó xảy ra do kết quả của những hành động trong quá khứ của một người, của ý Trời và của các yếu tố khác.”

3. “Ý chí là của ai? Bạn có thể nói “nó là của tôi”. Bạn [Chân ngã] thì nằm ngoài ý chí và số phận. An trú trong nó rồi bạn vượt qua cả hai. Đó là ý nghĩa của việc chinh phục vận mệnh bằng ý chí.”

4. “Tôi tồn tại bây giờ. Tôi là người tận hưởng. Tôi tận hưởng thành quả lao động. Tôi đã ở trong quá khứ và sẽ ở trong tương lai. Cái ‘Tôi’ này là ai? Khi bạn tìm ra cái ‘Tôi’ này là Ý thức thuần khiết vượt ngoài hành động và hưởng thụ, tự do và hạnh phúc sẽ đạt được. Sau đó không còn nỗ lực nữa, vì Chân Ngã là hoàn hảo và không còn gì để đạt được.”

5. “Vẫn còn là một cá nhân thì bạn vẫn còn là người gieo nhân và gặt quả. Nhưng nếu tính cá nhân bị mất, Ý Trời sẽ chiến thắng và hướng dẫn tiến trình của các sự kiện.”

6. “Free-will được ngụ ý trong các sách thánh là điều tốt. Nó ngụ ý chuyện vượt qua số phận. Việc này được thực hiện bằng trí tuệ. Ngọn lửa của trí tuệ tiêu hủy mọi hành động. Trí tuệ có được bằng cách kết giao với người trí tuệ.”

Tác giả: Nguyễn Hoàng Huy

Photo by Benjamin Finley on Unsplash

Tham khảo

  1. Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởng
  2. Ảo tưởng về sự tách biệt — Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Bản Chất Của Ego (Bản Ngã / Cái Tôi Cá Nhân)
  3. [THĐP Vietsub] RAMANA MAHARSHI – Vị Đạo Sư Giác Ngộ Nổi Tiếng Ấn Độ Thế Kỷ 20 (80 phút)
  4. “Ramana Maharshi on Free Will and Destiny”: https://selfrealization.home.blog/2018/10/12/ramana-maharshi-on-free-will-and-destiny/
  5. Personal God (cá nhân) vs. Impersonal God (phi cá nhân)
  6. Karma Yoga. Tham khảo Chí Tôn Ca

Bạn có đang chú ý tới những điều bạn đang chú ý tới?

0

Are you paying attention to what you’re paying attention to? Hay có thể nói cách khác là bạn có đang sống “chánh niệm” (mindfulness) không? Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe tới chữ “chánh niệm” rồi, nhưng vẫn còn chưa biết được nguồn gốc sâu xa của nó, nên tôi sẽ giúp bạn làm công việc nghiên cứu khó nuốt đó. Chữ “chánh niệm” trong tiếng Pali là sati, tiếng Phạn là smṛti, theo kinh Phật thì nó là điều kiện thứ 7 trong Bát Chánh Đạo, và cũng là yếu tố đầu tiêu trong Bảy Yếu Tố Giác Ngộ (Seven Factors of Enlightenment) (đó là căn cứ theo trang Wiki tiếng Anh, còn theo trang Wiki “Thất giác chi” tiếng Việt thì “Niệm” được xếp thứ 5 🤔), nó có nghĩa là:

Tỉnh giác, giữ được ý thức về thực tại (Pháp).

6 yếu tố còn lại theo thứ tự lần lượt là

2. (Investigation) Trạch pháp: Suy xét bản chất của thực tại, phân tích, biết phân biệt đúng sai

3. (Energy) Tinh tiến: chăm chỉ, kiên trì

4. (Joy / Rapture) Hỉ: tâm hoan hỉ, an vui

5. (Relaxation / Tranquility) Khinh an: tâm thức khinh an, sảng khoái, thư thái

6. (Concentration) Định: sự tập trung lắng đọng

7. (Equanimity) Xả: lòng buông xả, không câu chấp

Tôi nghe thấy có người hỏi, “Chánh niệm giúp được gì cho tôi? Tại sao tôi nên chánh niệm?” Socrates (được đa số mọi người xem là “ông tổ” của triết học) đã trả lời câu hỏi này vào năm 399 trước công nguyên, năm ông bị kết án tử hình vì tội làm hư hỏng giới trẻ, và bất kính với thần linh (không tin vào các vị thần Hy Lạp, thay vào đó ông liên tục nhắc tới một Thượng Đế duy nhất). Vào cuối phiên toà do chính ông tự bào chữa, ông nói rằng: “Một cuộc đời không được suy xét cẩn thận thì không đáng sống.” Socrates tin rằng mục đích của cuộc sống là để phát triển tâm linh và triết học.[1]

Bạn không thể trở thành một người tốt hơn nếu không luyện tập chánh niệm. Vì chỉ khi bạn ý thức được những gì đang diễn ra, bao gồm cả những ý nghĩ của bạn, và những gì khiến bạn chú ý, những đầu vào bạn hấp thụ, tiếp xúc mỗi ngày, thì bạn mới có thể đưa ra nhận định và lựa chọn điều gì thật sự tốt cho mình hay điều gì là nên bỏ đi. Trong tiếng Anh có câu “energy flows where attention goes”, khi bạn biết hướng sự chú ý của mình vào những gì quan trọng—những gì mang lại niềm vui, những điều chân-thiện-mỹ—là khi năng lượng của bạn được chảy đúng hướng, được hòa nhập với dòng chảy tiến hóa tự nhiên của vạn vật.

Bạn có biết sự chú ý, hay còn gọi là Ý Thức (awareness/consciousness), cũng chính là một trong những bản chất cốt lõi của bạn? Ý Thức này không phụ thuộc vào thân xác. Có nghĩa là trước khi bạn được sinh ra thì Ý Thức đã tồn tại, chỉ có điều là hầu hết mọi người đều không nhớ được khoảng thời gian trước khi sinh, nhưng đâu đó vẫn có những trường hợp ngoại lệ, Google biết rõ, và sau khi bạn chết thì Ý Thức vẫn tiếp diễn.[2]

“Chưa bao giờ ta không hiện hữu, ngươi và các vương hầu kia cũng vậy và sau này chẳng ai trong chúng ta ngừng hiện hữu.” — Đức Krishna (Chí Tôn Ca 2:12)

Theo kinh văn Vệ Đà thì Ý Thức là một trong 3 đặc điểm của God: Sat-Chit-Ananda (Existence-Consciousness-Bliss / Hiện hữu-Ý thức-Phúc lạc). Vì God là thường hằng nên Ý Thức cũng thường hằng. Trong thí nghiệm hai khe hở của vật lý lượng tử (https://bit.ly/3lN2qQG), Ý Thức quyết định phương trình. Ý Thức là cái quyết định xem thực tại là thô cứng hay chỉ là những khả năng vô hạn như một giấc mơ.

Cuộc đời bạn dường như được bắt đầu bằng ý thức, và nhiều người trong chúng ta có vẻ như cũng nghĩ rằng cảm giác chết chắc cũng giống cảm giác ngủ. Và ở giữa khoảnh khắc bắt đầu và kết thúc đó là thời gian bạn vun trồng phát triển nó, khiến nó trở nên tối ưu việt nhất có thể.

Sự quản lý Ý Thức, quản lý Tâm Trí này định hình thực tại của bạn, cai trị thế giới của bạn. Với một sự quản lý Tâm Trí tốt, bạn trở thành tác giả hay đạo diễn của đời mình. Bạn trở thành một Co-Creator, người đồng sáng tạo, thay vì chỉ là một tạo vật, creation. Khi đó bạn nhận ra rằng tự do đích thực thì nằm bên trong. Simone Weil[3] có câu,

“Sự chú ý tuyệt đối và không pha tạp là một lời cầu nguyện.”

Tất cả những chuyện này có thể nào giúp chúng ta chọn được một người bạn tốt không? Sao lại không. Bạn chọn một người bạn tốt bằng cách chọn một người có thể mang tới sự chú ý của bạn những gì khiến bạn kinh ngạc—“Kinh ngạc là phản ứng thích hợp dành cho thực tại.” (Terence McKenna)—những điều tuyệt vời, người có những chú ý thú vị có thể nới rộng trải nghiệm và thế giới quan, tri thức và trí tuệ của bạn.

Bạn có đang thật sự kiểm soát được tâm trí của chính mình không? Hay là tâm trí của bạn đã bị lập trình bởi văn hóa, tập thể, truyền thông, giải trí, tiêu thụ, chính trị? Khi bạn biết tu tập chánh niệm cũng là khi bạn nhận ra. Để kết thúc bài viết, chúng ta hãy cùng lắng nghe một thông điệp khác từ Terence McKenna:

“Cái gì thật chính là bạn, bạn của bạn, là những cơn phiêu, những lúc lên đỉnh, là niềm tin, những kế hoạch, những nỗi sợ hãi. Và, họ đã nói không, bạn không quan trọng, bạn là thứ yếu – kiếm một tấm bằng, kiếm một công việc, kiếm cái này, kiếm cái kia, và bạn trở thành một tay chơi. Bạn chẳng muốn chơi trò chơi này đâu. Cái bạn muốn là giành lại tâm trí của mình, đưa nó tránh xa bàn tay của những tên kĩ sư văn hóa, những người muốn biến bạn trở thành tên ngốc nửa mùa tiêu thụ hết tất cả mọi thứ rác rưởi được sản xuất ra từ xương máu của một thế giới đang chết.”

Hãy giành lại tâm trí của bạn. Hãy chú ý tới những gì bạn đang chú ý tới.

Tác giả: Huy Nguyen

Photo by Alfonso Scarpa on Unsplash

⭐️ [THĐP Translation™] Tổng hợp những thông điệp đỉnh cao nhất từ huyền thoại Terence McKenna về chất thức thần và mọi thứ khác: https://bit.ly/3hsOABV

Tham khảo

1. [THĐP Translation™] “Socrates bàn về Trí tuệ”, Anam Lodhi: https://bit.ly/2MNYRdI (Aloha 27)

2. [THĐP Translation™] Nghiên cứu đã chứng minh ý thức có thể tồn tại bên ngoài thân xác & sau khi chết: https://bit.ly/34L026u

3. Nhà huyền học, triết học, hoạt động xã hội người Pháp


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Làm sao để sở hữu một kỹ năng hoàn hảo?

0

Chơi đàn, vẽ tranh, nấu ăn, nhảy múa, đấu võ, viết văn, chơi cờ v.v… thậm chí là mở nút chai, đóng bao bì, hay vặn một con ốc, tôi cho rằng tất cả mọi kỹ năng trên đời đều có thể đạt được đến mức điêu luyện hoàn hảo. Sự thông minh nhanh nhạy hay năng khiếu bẩm sinh của con người chỉ là một phần. Nhưng chính sự cần cù và rèn luyện liên tục đều đặn mỗi ngày mới là chìa khóa đi tới sự hoàn mĩ. Người Tây thì nói là “Practice makes perfect”, còn người Việt thì nói “Cần cù bù thông minh” là vậy.

Càng lớn lên sau này, tôi càng được quan sát và được tự mình trải nghiệm nguyên tắc này để có thể khẳng định hiệu quả của nó. Cụ thể câu chuyện của tôi gần đây nhất là về việc học đàn organ.

Thông thường thì một người càng lớn tuổi thì các ngón tay càng cứng nên càng khó học đàn. Nhưng tôi không quan tâm đến chuyện này mà chỉ tập trung vào phương pháp của mình, đó là chia nhỏ từng đoạn và tập thật nhiều lần. Cứ như vậy khi tất cả các đoạn mượt mà thì tôi ghép dần chúng lại thành bài hoàn chỉnh và tiếp tục “nhai đi nhai lại” cho tới khi nhuần nhuyễn cả bài dài thì thôi.

Có một bài nhạc thiếu nhi ngắn mới đây tôi tập hơn 300 lần, dù về cơ bản tôi đã thuộc nó. Thấy vậy, người bạn của tôi bảo rằng tôi có thể chuyển sang tập bài mới được rồi nhưng tôi không chịu. Vì thực ra có một điều tuyệt vời bí mật ẩn sau việc cố nán lại tập thêm vài trăm lần nữa, đó là tôi sẽ dần cảm nhận được càng rõ các nốt nhạc hơn, trong khi các ngón tay tôi càng mềm dẻo hơn và cảm hứng càng dâng trào nhiều hơn. Môn gì cũng vậy, nếu ở giữa lưng chừng luyện tập, có thể bạn sẽ chán nản. Nhưng khi đi qua cột mốc thử thách sự kiên trì, khi ý tưởng tập luyện cả nghìn lần không còn là vấn đề với bạn nữa, thì lúc này phần thưởng sẽ được mở ra dành cho bạn là một sự tập trung và ngưỡng năng lượng cực kỳ mãnh liệt. Nó là một trạng thái hoàn toàn khác, như một kiểu thăng hoa hay lên đỉnh vậy. Đây chính là lý do khiến tôi nán lại luyện tập, chứ không phải chỉ vì thành tích bên ngoài là tập được một bài nhạc nào đó. Tôi cho rằng, đây cũng là lý do mà Lý Tiểu Long có câu nói rằng:

“Tôi không sợ người thực tập 1000 cú đá chỉ một lần, nhưng tôi sợ người thực tập một cú đá 1000 lần.”

Hay

“Chiến binh thành công là một người bình thường, với một sự tập trung như laser.”

>>> [THĐP Translation™] 29 thông điệp đỉnh cao từ Lý Tiểu Long

Cách đây rất lâu, tôi từng chơi cờ vua để thi đấu. Trong quá trình luyện tập, các thầy giáo không dạy các học trò của mình một cách bừa bãi ngẫu nhiên. Họ đã chia nhóm các bài học và tập trung vào từng loại để học trò thực hành nhuần nhuyễn. Ví dụ trong 10 ngày đầu tiên, tôi chỉ được học về cách khai cuộc. Rồi 10 ngày sau được học về cách chơi tàn cuộc. Tôi phải chơi đến khi nào hiểu được ra nguyên tắc và quy luật thì thôi.

Còn các bạn khác chơi môn bóng bàn cũng vậy. Chỉ một động tác duy nhất, ví dụ phát bóng, họ phải tập nhiều ngày lặp đi lặp lại, mỗi ngày vài tiếng, cho tới khi thật thuần thục mới được chuyển sang các kỹ năng khác. Nhờ đó dần dà, họ có được phản xạ hoàn hảo ở tất cả các tình huống bóng. Lúc đó, họ mới được thầy cho vào luyện tập đối kháng trong một trận đánh cụ thể để phối hợp các kỹ năng với nhau.

Đọc đến đây có thể có bạn sẽ nghĩ rằng tập đi tập lại một động tác như vậy thì lâu lắm, chán lắm. Nhưng chán lắm thì có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng lâu lắm thì lại chưa chắc. Vì nếu so với việc tập ngẫu hứng hú họa cả một kỹ năng lớn, thì việc tập trung vào từng động tác nhỏ sẽ rút bớt thời gian tổng thể hơn rất nhiều. Một người sẽ nhanh chóng nắm bắt được nguyên lý của vấn đề. Mà người chơi thắng chính là người nắm được luật chơi sớm nhất. Hay nói cách khác, chia công việc ra làm thành nhiều phần nhỏ, nhiều tầng lớp (layers) có cùng bản chất để giải quyết là cách nhanh nhất để đi đến thành công. Và thực tế thì thành công sẽ không quan tâm đến việc bạn có chóng chán hay không trong quá trình luyện tập, nó chỉ quan tâm rằng bạn đã “thấm” được nguyên tắc cơ bản vào trong máu hay chưa.

Về chuyện kỷ luật và chăm chỉ này, trong cuốn “Edgar Cayce giải luận về sách Khải huyền” của tác giả John Van Auken, nhà thần bí Edgar Cayce đã nói về cách trầm tư/cầu nguyện để mang lại hiệu quả nhất. Đó là bạn nên đi tới cùng một vị trí, cùng một thời điểm mỗi ngày để thực hiện việc đó. Vì “điều này tạo ra những nhịp điệu và những khuôn mẫu đưa tới sự phát triển từ từ nhưng vững chắc. Nhiều người đã nhận thấy rằng nếu họ không tuân theo thời biểu cầu nguyện và trầm tư của họ, thì sẽ mất nhiều ngày luyện tập để quay lại những mức độ hòa hợp và rung động đã có trước khi bị gián đoạn trong tập luyện.” Ông cũng nói rằng “bất cứ điều gì bạn sẽ và có thể thực hiện thì đều tốt hơn là không luyện tập gì hết.”

Hiện tại bây giờ, tôi vẫn đang sử dụng nguyên tắc này không chỉ để học bộ môn mới hoàn toàn là đàn organ, mà còn dùng nó cho một bộ môn đã quen thuộc hơn, đó là viết lách. Tôi cố gắng duy trì mỗi ngày viết một bài hơn 1000 chữ, vừa để tương tác chia sẻ các ý tưởng đến mọi người, vừa để rèn luyện tay bút và óc tư duy. Kết quả của việc này đó là tôi không cần đợi cảm hứng để có thể viết được như trước kia nữa, vì bây giờ cảm hứng đã được neo vào trong thói quen. Đồng thời tốc độ hoàn thành bài viết cũng được tăng lên theo thời gian. Nếu hồi đầu tôi mất khoảng 3-4 tiếng chia làm 2 ngày để viết xong một bài khoảng hơn 1000 chữ với nhiều lỗi cần sửa, và khi viết xong tôi thường thấy rất mệt đầu. Nhưng bây giờ, khi đã xác định rõ chủ đề, tôi chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng liên tục để có thể làm xong tất cả mà không còn mệt mỏi và cũng không phải sửa chữa lại quá nhiều.

Vậy nên, nói tóm lại, nếu bạn muốn đọc sách, hãy bắt đầu đọc vài trang mỗi ngày. Nếu bạn muốn học đàn, hãy luyện một đoạn ngắn mỗi ngày. Nếu bạn muốn học tĩnh lặng tâm trí, hãy ngồi thiền vài phút mỗi ngày… Bạn đừng e ngại phải lặp đi lặp lại một việc gì đó cỏn con tầm thường, mà hãy biết ơn chúng vì chính nhờ sự những bước chân bé nhỏ tưởng như nhàm chán ấy mà bạn đang tiến gần hơn tới mảnh đất của sự hoàn hảo, nơi không thể chạm tới nổi đối với những người không chịu đựng được sự chán chường.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Elijah M. Henderson on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Bản ngã không thể hy sinh, vì hy sinh là việc của tình yêu

0

Ngày xưa, tôi từng nghe bố tôi bảo rằng trên đời này không có hai người nào sinh ra mà hợp nhau tuyệt đối cả. Đặc biệt trong chuyện hôn nhân, thì chồng và vợ muốn chung sống với nhau êm ấm lâu dài thì buộc phải hy sinh và chịu đựng lẫn nhau. Người nọ phải chấp nhận và nhường nhịn người kia, như thế mới là gia đình. Nghe vậy, tôi cũng gật gù và cố gắng để hiểu được thông điệp đằng sau đó. Nhưng mọi sự hiểu của tôi chỉ bắt đầu diễn ra rất lâu sau này, khi tôi bước vào một mối quan hệ nghiêm túc và bắt đầu phải “gọt” bớt cái tôi của mình đi để có thể kết nối với người kia và gìn giữ hạnh phúc đôi lứa. Trong khi hồi đầu mới yêu, tôi chỉ biết đòi hỏi và thể hiện sự xốc nổi của mình, khiến sau này nhìn lại, tôi mới thấy mình thật trẻ con và nông cạn đến nhường nào.

Đã từng có một thời gian, trong tôi vẫn chấp nhận ý tưởng những người yêu nhau chia tay nhau vì lý do “không hợp”, hay các gia đình rạn vỡ cũng vì một lý do tương đương. Nhưng bây giờ, tôi mới nhận ra rằng, tình yêu đổ vỡ không phải vì những con người ở đó không hợp nhau (vì chẳng có ai trên đời hợp nhau cả), mà họ không hợp với lý tưởng hy sinh vì nhau. Họ không chịu đựng được việc phải chịu buông bỏ cái gì đó thuộc lợi ích của chính mình. Việc đó khiến họ thấy đau đớn, bực bội và mất mát. Nên họ thà hy sinh mối quan hệ “nguy hiểm” kia còn hơn là hy sinh cái tôi của chính mình.

Cùng về chủ đề này, mới dạo gần đây tôi có nghe một câu chuyện rằng một gia đình kia đang êm ấm thì bỗng nhiên giữa con cái và bố mẹ nảy ra mâu thuẫn, xung đột quan điểm. Cụ thể là bà mẹ thì muốn đặt chậu cây ở hướng này cho hợp phong thủy. Trong khi cô con gái thì muốn chậu cây xoay ở hướng kia cho đỡ vướng lối ra vào cửa phòng mình. Biết rằng bà mẹ sẽ không chịu thay đổi quan điểm vì bà rất tin vào lời của các ông thầy bói, nên cuối cùng, cô con gái có trí tuệ này đã tự nhìn nhận lại bản thân và chịu hy sinh sự tiện nghi thoải mái của mình để chiều lòng mẹ, đồng thời giữ hòa khí gia đình. Và cô nhìn mọi chuyện xảy ra một cách nhẹ nhàng hơn và bao dung hơn trước kia rất nhiều nhờ tình huống với cái chậu cây ấy.

Nhưng cũng cùng một câu chuyện như vậy, thì có những gia đình tan nát chỉ vì một cái ghế không dựng đúng hướng, hay một cái khăn không vắt đúng chỗ, hay một cái áo quần không được gọn gàng nghiêm chỉnh. Chúng đều là những thứ bé nhỏ, nhưng sự nghiêm trọng đặt đằng sau những ý muốn cá nhân thì lại rất to. Và cái nào càng to thì cái đó càng khó buông bỏ. Nên sự chung sống của con người với nhau lại trở thành cuộc đụng độ giữa những “ego” to đùng. Hôm nay thì người này bị va đập chỗ này, ngày mai thì người kia bị chầy xước chỗ kia, chỉ vì không ai chịu nhún nhường hy sinh cả.

⭐️ Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởnghttps://bit.ly/2SMFwgl

Tôi thiết nghĩ rằng bản ngã con người không thể biết hy sinh là gì. Vì hy sinh là công việc của Tình Yêu, hay còn được biết đến như là “Thượng Đế”. Đó là một công việc to lớn, vĩ đại và rực sáng vinh quang. Trong khi bản ngã yếu hèn thì ưa thích bóng tối và những lấp lánh cỏn con của lợi ích cá nhân. Nó sẽ không quy phục Tình Yêu, vì nó đang mải vái lạy thần Tài. Nó sẽ không chịu im miệng nhún nhường vì nó đang lải nhải tính toán làm sao để được lợi cho mình nhất có thể. Và nó sẽ không dễ chịu với những sự giao thoa hay chuyển đổi, vì nó đang cố gắng gồng giữ những giới hạn cá nhân và sự an toàn giả tạo.

Trong Thiên Chúa Giáo có lời răn quan trọng nhất được nói đó là “Ngươi phải kính mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết sức, hết linh hồn, và hết trí khôn; và yêu thương người lân cận như chính mình.” (Luke 10:27) Còn trong Đạo Phật thì cũng có lời dạy về ý tưởng “Từ – Bi – Hỷ – Xả”. Nhưng thử hỏi trên đời này có mấy ai làm được điều đó? Có mấy ai quy phục và nghe theo lời răn của hiền nhân đi trước? Và có mấy ai được nếm trải vinh quang của Tình Yêu?

Nói đến đây tôi chợt nhớ đến một đoạn thông điệp của thần Ra về Tình Yêu rằng:

“Ta là Ra. Chưa từng có sinh linh tiêu cực nào đạt được sự hiển lộ Linh hồn Tối thượng (Oversoul). Theo chúng tôi biết, những thực thể có định hướng tiêu cực gặp một trở ngại chưa từng vượt qua được. Bởi vì sau khi “ra trường” (gradutation) ở mật độ 5, trí tuệ có ở đó nhưng phải được cân xứng với cùng một lượng mức tình yêu. Thứ love/light này là rất, rất khó để đạt được trong sự hiệp nhất khi đi theo con đường tiêu cực (phục vụ bản thân), và ở giai đoạn đầu của mật độ 6, tâm thức tập thể của định hướng tiêu cực sẽ nhảy vào mật độ 6 tích cực. Vì thế, Linh hồn Tối thượng, thứ chia sẻ sự hiểu biết của nó cho những ai sẵn sàng, thì hướng tới sự tích cực.” — Ra, The Law of One (Huy Nguyen dịch)

⭐️ Phục vụ tha nhân vs. phục vụ bản thân? (Topic của Huy Nguyen trong THĐP Club ) – https://bit.ly/2SFp7Ks

định mệnh

Trong trải nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng hy sinh không phải là một việc dễ dàng, nếu không nói rằng nó đau đớn và căng thẳng đến nghẹn thở (đúng theo nghĩa đen). Mỗi khi bản ngã trỗi dậy và giằng co tính toán hơn thua bên trong, nói cho có tính văn nghệ theo cách của phim Star Wars, thì tôi cảm thấy một “sự xáo trộn trong Thần Lực”. Hồi đầu, tôi không hiểu ra việc mình nên làm là gì nên thường hùa theo các tiếng nói xung đột ấy để “thêm mắm thêm muối” vào vở kịch tiêu cực. Nhưng sau này nhờ ân sủng của Trời Đất giúp khai mở trí khôn, tôi dần hiểu ra rằng sự xáo động ấy là dấu hiệu mình đang cần hy sinh phần nào bản ngã cá nhân, và tôi cần hướng về tinh thần yêu thương để có thể thực hiện được việc đó. Những lúc như vậy, tôi thường nhìn ra rằng thứ vật chất tôi đang mất đi thực sự không hề mất đi, mà nó đang được biểu diễn ở một dạng năng lượng khác mãnh liệt và trù phú hơn. Tôi nhìn thấy đằng sau sự trống trải hụt hẫng đó lại là niềm hân hoan và sức mạnh thiêng liêng tràn vào. Vậy đổi một ít dư dả của cải, một ít thoải mái thân xác, một ít an toàn tâm tưởng để có thêm thật nhiều mãnh lực tình yêu. Đây chẳng phải là một sự hy sinh rất đáng hay sao?

⭐️ Một tỉ đồng của Chúa – https://bit.ly/3deJ3wJ

định mệnh

Trong Tarot, có một lá bài thể hiện sự sụp đổ của bản ngã cá nhân trước ánh sáng của Thượng Đế đó là lá The Tower. Nó mô tả một tòa tháp cao bị sét đánh và những người ở trên đỉnh tháp hoảng loạn tột độ, ngã lộn nhào xuống mặt đất. Về ý tưởng này, dân gian Việt Nam cũng có câu “Trèo cao, ngã đau” hay “Cứng quá thì gãy”. Cùng với đó, một lá bài khác mô tả sự hy sinh bản ngã cá nhân để đón nhận ánh sáng của vũ trụ, đó là lá The Hanged Man: một người đàn ông tình nguyện treo ngược người trên cây (tư thế không thoải mái) và đầu anh ta tỏa ra hào quang lấp lánh. Và ông bà ta thì cũng đã dạy rằng “Cơm sôi bớt lửa, “Lùi một bước, tiến ba bước”, hay “Một điều nhịn, chín điều lành”. Qua đây, ta có thể thấy biểu hiện và kết cục của tính ích kỷ hay đức hy sinh đều đã được cổ nhân nói đến ở cả phương Đông lẫn phương Tây.

định mệnh

Có thể nhiều người không nhận ra rằng mọi thứ đều là năng lượng. Và ở đó, Tình Yêu là thứ năng lượng mạnh nhất. Nếu bạn không mở rộng bản thân để chứa đựng được nhiều tình yêu hơn thì bạn sẽ không thể có nhiều sức khỏe, niềm vui, sáng tạo, dũng cảm, đam mê và trí thông minh được. Vì một cỗ máy siêu việt chỉ có thể vận hành êm ái khi nó được cung cấp một nguồn năng lượng lớn mạnh tương đương. Và năng lượng của tình yêu thì vận hành cả vũ trụ chứ không riêng gì một con người.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Ryan Jacobson on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Bạn không có cớ gì để phải căng thẳng

0

Đôi lúc tôi vẫn cứ tiếp tục sống với một tâm thế căng thẳng

Chỉ vài ngày vừa qua, tôi đã “dính” 2 đòn trời giáng để học bài học về sự thư giãn và bình thản. Có vẻ như trước kia, bài học này chưa đủ ngấm nên nó cứ lặp lại với tôi nhiều lần. Hay nói cách khác là đôi lúc tôi vẫn cứ tiếp tục sống với một tâm thế căng thẳng và cố gắng kiểm soát ngoại cảnh mà tôi không hề ý thức được chuyện đó. Rồi dần dà theo thời gian, mối bức bách ấy cứ được nuôi lớn lên cho đến khi nó trào ra thành một sự kiện đau đớn mà tôi phải trải nghiệm.

Câu chuyện đầu tiên là về một cơn đau bụng dữ dội đến vào giữa đêm. Trong tình cảnh ấy, như thể là gặp một bài học không thể tránh khỏi, tôi nằm im thin thít không dám hé răng kêu đau thêm một lời nào, và cũng không dám cựa quậy người. Vì trước đó, tôi đã làm theo thói quen phản ứng kêu than như một người bình thường và khiến cơn đau càng trở nên dữ dội.

định mệnh

Cũng chính từ trải nghiệm đó, tôi hiểu ra rằng việc gồng ép và chống đối không giải quyết được vấn đề, mà chính nó lại là nguyên nhân tạo ra vấn đề, đồng thời cũng là dầu đổ thêm vào lửa. Đêm đó, tôi nằm im lìm như một tảng đá và đi vào giấc ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, tôi hết đau bụng hoàn toàn.

Căng thẳng khi học đàn organ

Mấy ngày sau trôi qua, thêm một trải nghiệm nữa nhớ đời, tôi học đàn organ vào buổi chiều và cố gắng để đánh được thuần thục một đoạn nhạc đầu tiên. Nhưng sự cố gắng ấy làm tôi bị đau rã hai bàn tay và đau dạ dày vì căng thẳng. Tối hôm đó, tôi chẳng thiết tha ăn uống gì, rồi còn xuất hiện suy nghĩ rằng học đàn thật khó và tôi thật kém cỏi. Nhưng ngày hôm sau khi thức dậy với tinh thần thoải mái hơn, tự nhiên tôi lại đánh được đoạn đó một cách dễ dàng, và tôi thấy rất vui sướng.

định mệnh

Nhìn vào hai trải nghiệm đau đớn vừa qua, tôi bỗng nghĩ rằng mình căng thẳng vội vã mà làm gì? Nếu một chuyện gì đó mình đã làm được thì cứ bình thản mà làm. Nếu chuyện đó không thể làm được thì có cố gắng bao nhiêu cũng không được. Kiểu như nếu nó đã sinh ra để dành cho mình thì mình chẳng việc gì phải gắng gồng với lấy, còn nếu nó đã không dành cho mình thì có cố níu kéo cũng chẳng thể kết nối được. Nghĩ vậy, tôi bỗng thấy lòng mình thật thanh thản và thấy cuộc sống này dễ thở hơn rất nhiều.

Chẳng phải mọi áp lực đều là do chúng ta tự tạo nên đó sao? Ông Trời định rằng chuyện này sẽ thành công trong 10 ngày, nhưng ta không biết kế hoạch đó và muốn đốt cháy giai đoạn cho thành 1 ngày, vậy thì rõ ràng ta sẽ chịu lực nén ép tâm lý gấp 10 lần, phải không?

Với gánh nặng ấy, 10 ngày chưa chắc ta đã thành công chứ chưa nói là 1 ngày. Vì thời gian ông Trời định lượng là dựa trên sự thoải mái và thư thái nhất của con người, dựa trên năng lực gần gũi hiện có nhất của anh ta là đam mê và cảm hứng tích cực, chứ không phải dựa trên khao khát hay tham vọng thành tựu cuộn trào của người đó.

Khi quan sát lại chính mình và cuộc sống, tôi tự hỏi rằng có phải mọi con đường tới thành công và hạnh phúc cho riêng từng người đều đã được thiết kế? Và việc của mỗi chúng ta không phải là cố gắng tạo tác thêm một con đường nào đó khác theo ý cá nhân, mà là thư giãn và lắng nghe dòng sự sống bên trong đang đưa ta đến nơi nào phù hợp nhất. Terence McKenna đã có câu:

“Lo lắng là hoang đường. Bạn không biết đủ để lo lắng.”

định mệnh

Chúng ta không có cớ gì để phải căng thẳng

Căng thẳng hay sự gồng ép gì cũng tương tự như vậy, chúng ta không có cớ gì để phải căng thẳng. Nếu bạn chết, thì bạn phải chết. Nếu chuyện gì đó phải xảy ra, nó phải xảy ra, không thể chống cự hay tránh né được. Chưa kể, bạn làm sao biết được là bạn sẽ thành công vào giờ nào, bạn sẽ thuần thục một bộ môn vào khắc nào? Và nếu đã tin rằng thành công kiểu gì cũng tới và sự thuần thục kiểu gì cũng xảy ra, vậy thì tại sao mỗi người không chọn cách bước đi tới những khả năng đó bằng một sự đơn giản và nhẹ nhàng?

Tôi thấy có những người làm Youtube cặm cụi cả đời mà mãi chẳng thu hút được mấy người xem, nhưng có người thì chỉ vừa tung 1 video hát chơi vu vơ mà cũng đã thành hiện tượng dậy sóng cộng đồng (Ytiet). Có những người học hát làm nhạc cả chục năm ròng rồi đi thi mà vẫn bị loại, nhưng cũng có những người mới dấn thân vào âm nhạc vài tháng mà đã chinh phục được các giám khảo. Đây được gọi là hiện tượng “thời đã đến thì người đỡ không nổi.”

Nhưng tôi nói vậy không có ý bảo rằng các bạn đừng nỗ lực, đừng kiên trì theo đuổi ước mơ hay đừng dám hi sinh vì những điều mình yêu mến. Đó là những việc bạn không nên bao giờ ngừng lại. Điều mà tôi đang muốn nói ở trong bài viết này đó là hãy quên mọi kết quả hay sự thành bại đi.

Đừng để sự kỳ vọng vào kết quả tạo nên những năng lượng căng thẳng và bức bách trong cuộc hành trình sống của bạn. Sống thanh thản và hết mình, đó là việc của bạn. Còn việc của ông Trời là đặt bạn vào điểm nào dưới ngọn đèn vinh quang, tùy thuộc vào sự xứng đáng của bạn. Nếu bạn vẫn cố tình can thiệp vào công chuyện của Trời, bạn sẽ chỉ gánh lấy những áp lực và đau đớn khôn cùng.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Bình luận từ Akasha

Bài viết này khám phá một chủ đề mà hầu như ai cũng gặp phải: căng thẳng. Tác giả đã mô tả qua hai câu chuyện cá nhân, những khoảnh khắc căng thẳng không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến năng lực thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Qua đó, bài viết phản ánh một thực tế rằng căng thẳng có thể là một vòng lặp tiêu cực, nơi mỗi nỗ lực kiểm soát hoàn cảnh chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.

Trong phần đầu, tác giả mô tả cách mà căng thẳng đã khiến cho một cơn đau bụng trở nên khó chịu hơn nhiều. Điều này cho thấy căng thẳng không chỉ là một trạng thái tâm lý mà còn có thể gây ra hoặc tăng cường các triệu chứng thể chất. Căng thẳng làm cho cơ thể chúng ta bước vào chế độ ‘chiến đấu hoặc bỏ chạy’, từ đó sản sinh ra phản ứng thể chất mà trong trường hợp này là cơn đau bụng dữ dội. Điều này minh họa rằng việc giảm bớt căng thẳng không chỉ là việc làm dịu tâm trí mà còn có tác dụng tích cực đến thể chất.

Tiếp theo, qua việc học đánh đàn organ, bài viết chỉ ra một hiện tượng thường gặp: căng thẳng có thể khiến chúng ta bị suy giảm trong việc thực hiện các kỹ năng hoặc nhiệm vụ mà thực ra chúng ta có khả năng làm tốt. Tác giả đã trải qua sự căng thẳng dẫn đến đau rã rời cả hai bàn tay, một hình thức của căng thẳng tích tụ do sợ hãi thất bại và áp lực phải thành thạo ngay lập tức. Câu chuyện này là một ví dụ điển hình về cách mà căng thẳng có thể cản trở chúng ta khám phá và phát huy hết tiềm năng của mình.

Những bài học được rút ra từ bài viết này cho thấy một giải pháp khả thi để giải quyết căng thẳng là chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và không cố gắng kiểm soát quá mức những gì nằm ngoài khả năng của chúng ta. Qua đó, việc nhận thức được cách mà căng thẳng tác động đến cả tinh thần và thể chất của chúng ta là bước đầu tiên quan trọng trong việc quản lý và giảm bớt căng thẳng hiệu quả. Điều này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp mỗi cá nhân có thể đối mặt với thử thách một cách bình tĩnh và tự tin hơn.

Ảnh: Brandon Erlinger-Ford on Unsplash

[THĐP Translation™] Ai dám nói Bitcoin và tiền điện tử “không có tương lai”?

thdp translation 3

Tại sao Bitcoin và tiền điện tử “không có tương lai”…

Khi NYSE* đang thiết lập nền tảng giao dịch crypto Bakkt với sự kết hợp cùng Microsoft và Starbucks với sự bảo chứng thực tế bởi những hợp đồng tương lai Bitcoin.

*Sở giao dịch chứng khoán New York. Đây là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới nếu tính về giá trị vốn hóa thị trường bằng dollar Mỹ và là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì thế giới nếu tính theo số lượng công ty niêm yết.

Khi gã khổng lồ Fidelity ra mắt nền tảng giao dịch và lưu ký tiền điện tử cho các khách hàng của mình và đã đào crypto từ năm 2015.

Khi Steve Wozniak* đang đồng sáng lập một công ty đầu tư tiền điện tử.

*Kỹ sư máy tính, lập trình viên người Mỹ, người đồng sáng lập Tập đoàn Apple với Steve Jobs và Ronald Wayne. Wozniak tạo ra máy tính Apple I và máy tính Apple II vào giữa những năm 1970, góp phần đáng kể vào cuộc cách mạng máy vi tính của thời kỳ đó.

Khi Brendan Eich, người tạo ra JavaScript và Mozilla, đã sáng lập Trình duyệt Brave với chức năng chặn quảng cáo có sẵn và Basic Attention Token (BAT) (crypto của trình duyệt này) để thưởng cho những người tạo ra nội dung.

Khi Dịch vụ Web Amazon (Amazon Web Services) hợp tác với QTUM (một trong top 50 crypto hiện nay).

Khi Quỹ Bill & Melinda Gates sử dụng giao thức interledger của Ripple nhằm hỗ trợ các dịch vụ thanh toán cho những người nghèo khó về tài chính và những người không có tài khoản ngân hàng (hoặc vì lý do nào đó không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính phổ thông – ND)

Khi IBM đang hợp tác với Stellar Lumens (XLM) cho các giải pháp thanh toán xuyên biên giới.

Khi Jamie Dimon* tuyên bố rằng Bitcoin là một trò lừa đảo trên mạng và sẽ sa thải nếu ông phát hiện bất cứ nhân viên nào đang sở hữu nó, trong khi đó JP Morgan và Morgan Stanley mua Bitcoin ETNs lúc nó rớt giá. Và sau đó họ cho ra mắt crypto JPM coin!

*Chủ tịch và CEO của JPMorgan Chase – ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ có tài sản trị giá 2600 tỷ USD

Khi MLB* thoả thuận cấp phép cho một trò chơi dựa trên tiền điện tử (crypto-based game) trên blockchain sử dụng tiêu chuẩn ERC-721.

*Tổ chức thể thao chuyên nghiệp của môn bóng chày và cũng là tổ chức lâu đời nhất trong số 4 liên đoàn thể thao chuyên nghiệp chính ở Hoa Kỳ và Canada

Khi George Soros* ban đầu chỉ trích nặng nề tiền mã hóa, để rồi sau đó mua một đống Bitcoin với giá 6K.

*Tỷ phú người Mỹ gốc Do thái Hungary, và là ông chủ của tập đoàn Soros Quantum Fund

Khi Alibaba và IBM sở hữu nhiều bằng sáng chế blockchain nhất trên thế giới.

Khi các nguồn đầu tư của Yale đầu tư 400 triệu USD vào các quỹ tiền điện tử.

Khi cặp song sinh Winklevoss rút 11 triệu đô tiền Facebook của họ và đầu tư vào Bitcoin năm 2013 khi mỗi đồng trị giá $120.

​TÔI CÓ NÊN TIẾP TỤC KHÔNG?

Khi John McAfee* cá rằng sẽ ăn “chim” của ông trên TV nếu giá Bitcoin không lên tới 500K USD sau 3 năm kể từ 18/7/2017.

*Một lập trình viên máy tính người Mỹ, năm 2016 ứng cử viên tổng thống đảng Tự Do, và phát triển của các chương trình chống virus thương mại đầu tiên. Chương trình này mang thương hiệu McAfee trong nhiều năm, cho đến khi nó đã được Intel mua và mang tên Intel. Tài sản của ông đã lên đến mức cao nhất 100 triệu USD, trước khi đầu tư của ông bị thiệt hại trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007

Khi Jack Dorsey, CEO của Twitter và Square, cho rằng Bitcoin chính là đồng tiền của tương lai.

Khi Richard Branson* cho rằng Bitcoin sẽ đem lại một cuộc cách mạng kinh tế.

*Một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến như là người sáng lập của Virgin Group, bao gồm hơn 400 công ty.

Khi công ty crypto Circle (được Goldman Sachs* bảo trợ) ra mắt một công ty tài chính crypto.

*Thế lực ngân hàng khổng lồ ở Mỹ

Khi ứng dụng Square’s Cash cho phép người dùng mua bán Bitcoin.

Khi Coinbase* được định giá 8 tỷ đô.

*Một trong những sàn giao dịch lâu đời nhất tại Mỹ, có lượng người dùng đông đảo và sức ảnh hưởng lớn trong thị trường crypto

Khi nhà sáng lập YouTube và nhà sáng lập Twitch đang tư vấn cho Theta Token (THETA).

Khi Bitmain đang trong quá trình đạt doanh thu 10 tỷ đô trong năm nay sau khoảng 4 tỷ đô vào năm ngoái.

Khi Binance* kiếm được nhiều lợi nhuận hơn Ngân hàng Đức trong quý 2 năm 2018.

*Sàn giao dịch tiền điện tử luôn nằm trong top 5 sàn về khối lượng giao dịch

Khi Alexis Ohanian, người đồng sáng lập Reddit (và chồng của Serena Williams* – đừng quên điều đó) tin tưởng Bitcoin chính là một hàng rào ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế.

*Nữ vận động viên quần vợt người Mỹ đã từng xếp hạng số 1 thế giới

Khi Blockchains, LLC mua 60,000 mẫu Anh cho công ty của họ để ươm mầm và đổi mới các dự án Blockchain dựa trên nền tảng Ethereum.

Khi người đồng sáng lập Wikipedia hiện đang xây dựng Everipedia (IQ), một trang web kiểu như Wikipedia nhưng dựa trên nền tảng phi tập trung (blockchain).

Khi Akon* ra mắt đồng tiền Akon của riêng mình nhằm hỗ trợ an ninh cho hệ thống tiền tệ tại Châu Phi.

*Ca sĩ hip hop và R&B, nhạc sĩ, và thỉnh thoảng là một rapper và nhà sản xuất đĩa nhạc người Mỹ gốc Sénégal

Khi Ashton Kutcher quyên tặng 4 triệu đô la dưới dạng XRP cho tổ chức từ thiện của Ellen DeGeneres và giao dịch chỉ trong vài giây.

Khi Chamath Palihapitiya, đồng sở hữu Golden State Warriors và đứng đầu Social Capital, đã đầu tư sớm vào Bitcoin và tin rằng nó sẽ tăng lên tới 1 triệu USD cho mỗi đồng.

Khi Plastic Bank đang trợ giúp những người ở các nước đang phát triển kiếm được tiền điện tử đồng thời cũng đang khắc phục vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa trong đại dương.

Khi ứng dụng giao dịch Robinhood cung cấp giao dịch miễn phí khi mua crypto.

Khi Steve Bannon* đang đặt cược vào Bitcoin và ra mắt tiền điện tử của riêng mình.

*Cựu chiến lược gia trưởng và cố vấn cấp cao nhất cho Tổng thống Trump

Khi Bill Clinton phát biểu tại Swell Conference để ủng hộ Ripple và công nghệ Blockchain.

Khi cựu trợ lý của Trump và giám đốc điều hành của Goldman Sachs – Gary Cohn đang tham gia vào một công ty khởi nghiệp blockchain.

Khi NFL (Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ) mua cổ phần của công ty khởi nghiệp blockchain SportsCastr.

NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ) cũng đi theo crypto khi đội Sacramento Kings đào Ethereum, Bitmain tài trợ cho Houston Rockets và cựu ủy viên David Stern hỗ trợ FanChain.

Khi Venrock của Rockefeller* đang đầu tư vào tiền điện tử.

*Một trong những gia tộc giàu có, quyền lực nhất nước Mỹ

Khi Overstock. com đang dồn toàn lực vào tiền điện tử.

Khi tiền điện tử có thể chấm dứt tình trạng nghèo đói và cung cấp tự do tài chính cho những người có nhu cầu.

Khi Facebook, cùng các đối tác lớn như Visa, Mastercard, Lyft, Spotify, Uber, và eBay ra mắt đồng Libra và Blockchain mã nguồn mở.

Khi Microsoft đang xây dựng một giải pháp ID kỹ thuật số phi tập trung trên blockchain Bitcoin.

Khi New Zealand hợp pháp hoá cho các công ty thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng tiền điện tử.

Khi Flexa hợp tác với Gemini (một trong những sàn giao dịch lớn ở Mỹ) đưa ra một dự án mà tại đó các nhà bán lẻ lớn như Whole Foods, Crate & Barrel, Nordstrom, và Gamestop chấp nhận BTC, ETH, BCH, LTC, ZEC và GUSD sử dụng ứng dụng SPEDN của Flexa.

Khi PewDiePie* đã hợp tác để phát sóng độc quyền trên nền tảng phát sóng video trực tuyến phi tập trung của Dlive.

*Youtuber có nhiều subscriber nhất từ 2013 tới 2019

Khi công cụ tìm kiếm Google được kết hợp với Chainlink, QTUM, và Cypherium.

​ Đúng rồi, “Crypto sẽ không có tương lai.”

Tích lũy, HODL, và nghĩ bên ngoài chuỗi khối (think outside the blox)!

Tác giả: Think Outside the Blox
Đăng ngày: 19/10/2018
Biên dịch: Mai Nguyen
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana


💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Cách loại bỏ một thói quen xấu và thay thế bằng một thói quen tốt

định mệnh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁ BỎ MỘT THÓI QUEN XẤU

Dưới đây là một số ý tưởng bổ sung để loại bỏ thói quen xấu của bạn và để suy nghĩ về tiến trình theo một cách mới.

• Chọn một thứ thay thế cho thói quen xấu của bạn. Bạn cần lên trước một kế hoạch về cách bạn sẽ phản hồi khi phải đối mặt với sự căng thẳng hoặc nhàm chán, điều đã thúc đẩy thói quen xấu của bạn. Bạn sẽ làm gì khi bạn thèm hút thuốc? (Ví dụ: thay vào đó bằng các bài tập thở.) Bạn sẽ làm gì mỗi khi Facebook “mời gọi” khiến bạn trì hoãn? (Ví dụ: hãy viết một câu cho công việc.) Dù đó là thói quen xấu nào hay bất kể điều gì bạn đang đương đầu, bạn cần có kế hoạch cho điều bạn sẽ làm thay cho thói quen xấu của bạn.

• Cắt giảm càng nhiều nhân tố kích hoạt càng tốt. Nếu bạn hút thuốc mỗi khi bạn uống rượu, vậy thì đừng đi đến quán bar. Nếu bạn ăn bánh quy khi chúng có trong nhà bạn, vậy hãy vứt hết chúng đi. Nếu việc đầu tiên bạn làm khi ngồi trên đi văng là cầm lấy điều khiển TV, vậy hãy giấu nó trong tủ quần áo ở một phòng khác. Hãy khiến việc phá bỏ những thói quen xấu trở nên dễ dàng hơn bằng cách tránh những thứ tạo nên chúng.
Ngay lúc này, môi trường của bạn khiến việc thực hiện thói quen xấu rất dễ dàng và thói quen tốt thì khó hơn. Hãy thay đổi môi trường đó và rồi bạn có thể thay đổi kết quả.

• Tham gia hợp sức cùng ai đó. Bạn có thường xuyên nỗ lực ăn kiêng một cách kín đáo? Hoặc có thể bạn đã “bỏ hút thuốc”… nhưng bạn lại kín tiếng? (Theo cách đó, sẽ không ai biết bạn thất bại, đúng không?)
Thay vào đó, hãy kết hợp cùng ai đó và cùng nhau cai thuốc. Người này có thể giữ cho người kia có trách nhiệm và cùng nhau ăn mừng chiến thắng. Biết rằng có một người đang mong đợi bạn sẽ trở nên tốt hơn là một động lực mạnh mẽ.

• Ở gần những người có cùng lối sống mà bạn mong muốn. Bạn không cần thiết phải bỏ những người bạn cũ của mình, nhưng đừng coi nhẹ sức mạnh của việc tìm kiếm một vài người bạn mới.

• Hình dung bản thân thành công. Hãy hình dung bản thân vứt bỏ thuốc lá, mua thực phẩm lành mạnh hay thức dậy sớm. Dù thói quen xấu bạn đang tìm cách phá bỏ đó là gì, hãy hình dung bản thân đang nghiền nát nó, mỉm cười và tận hưởng thành công của bạn. Hãy hình dung bản thân bạn đang xây dựng một nhân cách mới.

Thói quen dựa trên danh tính: Làm thế nào để thực sự bám sát mục tiêu của bạn trong năm nay 

• Bạn không cần phải trở thành một ai khác, bạn chỉ cần quay trở về với con người cũ của mình. Ta thường hay cho rằng để phá bỏ những thói quen xấu, ta cần phải trở thành một con người hoàn toàn mới. Sự thật là bạn đã có sẵn điều đó trong mình để trở thành một người không có những thói quen xấu. Trên thực tế, rất ít khả năng bạn có những thói quen xấu này trong suốt cuộc đời. Bạn không cần phải bỏ thuốc lá, bạn chỉ cần trở lại là một người không hút thuốc. Bạn không cần phải biến thành một người khỏe mạnh, bạn chỉ cần quay trở lại trạng thái khỏe mạnh. Ngay cả khi đó là nhiều năm về trước, bạn đã từng sống mà không có thói quen xấu này, điều đó có nghĩa là bạn chắc chắn có thể làm lại.

• Sử dụng từ “nhưng” để vượt qua những độc thoại tiêu cực. Có một điều về cuộc chiến với những thói quen xấu đó là ta rất dễ dàng phán xét bản thân vì đã không làm tốt hơn. Mỗi khi bạn vấp ngã hoặc phạm sai lầm, rất dễ để tự trách rằng mình tệ đến mức nào.
Bất cứ khi nào điều đó xảy ra, hãy kết thúc câu nói ấy với từ “nhưng”…
– “Thân hình tôi mập mạp và mất cân đối, nhưng tôi có thể lấy lại vóc dáng trong vài tháng kể từ bây giờ.”
– “Tôi ngu ngốc và không ai tôn trọng, nhưng tôi đang nỗ lực phát triển một kỹ năng đáng giá.”
– “Tôi là một kẻ thất bại, nhưng ai cũng đôi lần vấp ngã.”

• Hãy lên kế hoạch cho những thất bại. Tất cả chúng ta đều trượt ngã lúc này hay lúc khác.

Như anh bạn thân của tôi, Steve Kamb, từng nói:

“Khi bạn phạm sai lầm, bỏ qua việc tập luyện, ăn thực phẩm không lành mạnh hay ngủ nướng, điều đó không khiến bạn trở thành một người xấu. Điều đó khiến bạn trở thành một con người. Chào mừng bạn đến với hội.”

Do vậy, thay vì trách cứ bản thân vì một sai lầm, bạn hãy lên kế hoạch cho chúng. Tất cả chúng ta đều đi chệch hướng, điều khiến những người xuất sắc hàng đầu khác biệt với những người khác đó là họ trở lại đúng hướng rất nhanh.

•••
(Trích đoạn từ bài viết full 2243 chữ đã chia sẻ trong THĐP Deep Club. Phần còn lại bài viết nói về: Điều gì tạo ra thói quen xấu, căng thẳng, nhàm chán, bắt đầu từ đâu…)

Tác giả: James Clear
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana

Photo by XPS on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

“Sữa cho trẻ con, thịt cho người trưởng thành”

0

Không biết các bạn đã từng nghe đến câu nói này bao giờ chưa?

“Sữa cho trẻ con; thịt cho người trưởng thành.” (Milk for babes and meat for strong men.)

Trong bài viết này mình muốn nói về khía cạnh học tập, hấp thụ trí tuệ của con người thông qua câu nói này. Thông thường, các giá trị tinh thần lớn lao thì chỉ dành cho những người có nội lực mạnh, người dám đổ mồ hôi sôi nước mắt để tìm kiếm, cày xới và thực hành. Còn những ai yếu ớt, ưa “mì ăn liền”, ngại học, ngại đọc, ngại động não thì chỉ có thể hấp thụ những kiến thức hời hợt, bề nổi và không có giá trị cao. Điều đặc biệt đó là những thành phần tinh hoa trong xã hội lại là “strong men”, họ là thiểu số thâu tóm, kiểm soát và lãnh đạo toàn bộ tầng lớp “babes” yếu kém hơn. Vị trí nào thì cũng có cái giá của vị trí đó, và hiển nhiên không ai muốn sống ở tầng đáy cả. Nhưng câu hỏi đặt ra là trong cuộc sống này, có mấy ai đặt mục tiêu vươn lên và thực hiện bằng được mục tiêu đó?

Không biết ở ngoài kia các bạn tìm kiếm điều gì, tiền bạc, sự nổi tiếng hay sự chú ý từ người khác? Các bạn có bao giờ tìm kiếm trí tuệ, nội lực hay sự giác ngộ không? Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi có trí tuệ và sức mạnh tự thân thì những mục tiêu khác bạn cũng sẽ đều đạt được không? Giống như là để chơi thắng một trò chơi thì trước tiên ta cần thông thạo luật trước đã. Vậy quy luật của cuộc sống, bản chất của vũ trụ, thực tại, con người, mối quan hệ của con người với thế giới, việc sống tiến hóa hơn bạn có quan tâm không? Và có dành sự quan tâm bậc nhất cho chúng không? Đó là những câu hỏi quan trọng.

⭐️ 8 lý do vì sao tâm linh quan trọng

Mình để ý thấy rằng số người đặt sự quan tâm đến trí tuệ hay các tri thức tâm linh nền tảng, hay mục đích sống để trở thành phiên bản tốt hơn ngày hôm qua là rất ít. Con người chúng ta thường có xu hướng đi ngang (inertia) hoặc đi xuống (entropy). Chúng ta ưa thích những gì có tính giải trí, vui vẻ, dễ ăn, dễ nuốt, dễ hiểu, ít phải suy nghĩ và vận động nhất có thể. Đặc biệt, những nội dung nào cần óc phân biệt, phán đoán hay phản biện để nhận diện bản chất thì chúng ta hầu như mù tịt. Giống như một người không thể ăn được một món ăn ngon khi đã quá quen ăn những món dở, không thể thưởng thức được một bài viết hay khi đã quen đọc những bài viết dở, hay không thể suy nghĩ sáng suốt khi đã quen với việc lười động não.

Ngày nay xung quanh chúng ta đầy những cám dỗ để thu hút thời gian và sức lực, thỏa mãn những thú vui hời hợt của con người. Nào là điện thoại thông minh với hàng loạt các ứng dụng, TV với đầy các chương trình gameshow giải trí, mạng xã hội thì chẳng ít những chuyện drama giật gân hài nhảm, v.v… Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra đặc điểm chung của chúng là kích thích, cường điệu hóa, cực đoan và nhất thời. Bạn càng đầu tư nhiều thời gian cho chúng thì bạn càng trở nên giống chúng: hời hợt, dễ kích động và yếu đuối. Rồi khi có chuyện gì đó xảy ra, bạn cần sức mạnh để chống đỡ, để lao động, để làm những điều mang lại hạnh phúc và giá trị, bạn không biết tìm sức mạnh đó ở đâu cả. Dù ngoài kia, những cuốn sách hay rất nhiều, các website hữu ích cũng không hề ít. Nhưng bạn đã không còn khả năng đọc và học được nữa. Vì bạn đã đốt hết thời gian và sức lực của mình vào những thú tiêu khiển rồi. Đây là điều mà mình đã chứng kiến ở không ít những bạn trẻ thời nay. Đây cũng là “lời tiên tri” được nói trong Kinh Thánh ở câu chuyện dân Ai Cập có 7 năm được mùa và 7 năm mất mùa.

Mỗi người chúng ta sinh ra ai cũng có 24 giờ mỗi ngày để sống, nhưng hướng đi hay mục đích sống của mỗi người lại khác nhau. Vì mục đích khác nhau nên hành vi, lối sống cũng khác nhau, và hiển nhiên, kết quả thu lại cũng khác nhau nốt. Có một điều rất mâu thuẫn ở đây đó là con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, nhưng lại chẳng có mấy ai sống để thực hiện ước muốn ấy cả. Chúng ta dường như đang sống một cuộc đời để hủy hoại và thiêu đốt hạnh phúc trong các lạc thú và sự dễ chịu. Tập thể dục mỗi ngày? Không. Đọc một bài viết hay mỗi ngày? Không. Ngồi thiền mỗi ngày? Không. Giúp đỡ một ai đó? Không nốt. Chúng ta chê bài viết ấy dài quá và ngại chẳng đọc nữa, chê rằng cuốn sách nói nhiều câu phức tạp cao siêu nên ta chẳng bỏ công ra để tra cứu nữa, chê rằng ngồi thiền mỏi chân quá nên chẳng ngồi nữa, chê rằng tập thể dục đau người quá thôi cũng chẳng tập thêm nữa, chê rằng mấy món rau củ nhạt nhẽo quá thôi chẳng động đũa nữa, v.v… Nhưng ta lại không hề biết rằng những thứ mà ta từ chối nhất lại chính là những thứ ta cần nhất. Hay theo cách nói của Joseph Campbell thì là “Cái hang bạn sợ bước vào đang nắm giữ kho báu bạn đang kiếm tìm.” Bạn cứ thử nhìn lại mà xem, có phải những người ốm yếu thì chẳng nuốt nổi được món gì, ăn uống kiêng khem dè chừng đủ thứ không? Còn người khỏe mạnh thì họ ăn khỏe như hùm và ăn đa dạng món không?

Nên nếu bạn thấy mình “không nuốt trôi” được một tri thức nào đó, thì không phải là do nội dung đó, mà là do khả năng hấp thụ của bạn có vấn đề. Đứng trước chướng ngại này, bạn lại đưa ra quyết định ngừng học, ngừng đọc, ngừng tư duy và đào xới thì cũng không khác gì bạn ngừng nhai, ngừng nuốt, ngừng tiêu hóa. Bạn sẽ không có “chất dinh dưỡng”, tinh thần của bạn sẽ càng ngày càng yếu đuối, đói nghèo hơn. Rồi bạn lại tìm cách bù lấp những sự thiếu thốn đó bằng những thú vui nhanh chóng khác. Đó là một vòng luẩn quẩn không bao giờ kết thúc. Thực tế thì, một em bé chỉ có thể trở thành người trưởng thành khi nó bắt đầu cai sữa và tập ăn các món ăn như người lớn. Răng nó sẽ dần mọc, hàm nó sẽ chắc khỏe, dạ dày của nó sẽ mạnh mẽ và cơ thể của nó sẽ được tưới tắm nhiều nguồn sự sống.

Những người thành đạt và có sức ảnh hưởng lớn mà mình từng biết trong cuộc sống là những người đọc và học rất nhiều. Họ không học vẹt như kiểu học hành ở trường lớp, họ không đọc để lấy số lượng, mà đọc để rút ra quy luật chung của nhiều lãnh vực khác nhau, học để bồi bổ những phần mình còn yếu kém. Dường như, họ luôn có một sự khao khát kiến thức cồn cào. Chưa kể, họ trải nghiệm cũng rất nhiều và lao động ở cường độ lớn chứ không phải uể oải chây lười, ngồi 1 tiếng tập trung liên tục cũng không nổi. Cách đây vài năm, mình hỏi một người trong số họ rằng “làm sao bạn có thể lao động ở cường độ lớn như vậy mà không mệt mỏi?” thì mình đã rất ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời rằng “một người mệt mỏi không phải vì họ thiếu năng lượng, mà là năng lượng (dư thừa) của họ không được đặt vào sự lao động đúng đắn.”

Và mình nhìn thấy vòng xoáy của những người thành đạt ấy là sự sản sinh và hấp thụ rất nhiều giá trị sống. Càng học, càng làm, càng luyện tập, họ lại càng dạn dĩ, giỏi giang và thông minh. Giống như một cái máy tính được liên tục nâng cấp, lên đời thì càng chạy được nhiều chương trình “hạng nặng” chất lượng cao. Niềm vui của họ không nằm ở sự thỏa mãn của thân xác khi nó được giải trí, mà ở sự bứt phá khỏi những giới hạn con người và sự cống hiến những giá trị sống cho xã hội.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đó là con đường của “người trưởng thành” hiển nhiên không phải là con đường của sự dễ dàng. Hay nói cách khác, đó là con đường phải hy sinh những thứ dễ dàng để vươn tới một mục đích lớn lao hơn. Nếu đã muốn có một thân thể khỏe mạnh, họ phải hy sinh những quãng thời gian ngủ nướng, hay sự ưa thoải mái của cơ thể. Nếu đã muốn có một trí phân biệt và óc phản biện sắc sảo, họ phải hy sinh việc đọc những bài viết kém chuyên nghiệp, hay những nội dung “lá cải” giật gân. Nếu đã muốn có một trí tuệ của hiền nhân, họ phải hy sinh việc tiếp cận với những điều tiêu cực và lối sống không lành mạnh, thậm chí phải hy sinh cả bản ngã cá nhân.

Vậy nên, làm “trẻ con” trong nhận thức thì bạn sẽ được sung sướng một chút lúc đầu nhưng khổ dài về sau, thậm chí còn gây hệ lụy đến người xung quanh. Còn làm “người trưởng thành” thì bạn buộc phải chịu đựng những cuộc lột xác đau đớn và khó chịu lúc ban đầu, nhưng bù lại, bạn sẽ được sống ở một tầng cao mới gần với những giá trị vĩnh cửu và mang lại lợi lạc cho cộng đồng xung quanh. Sách hay, sách dở vẫn ở đó; sự thật, dối gian vẫn ở đó, sự cứu rỗi và những cám dỗ vẫn ở đó, nhưng câu hỏi đặt ra đó là ngay bây giờ, con mắt bạn đang hướng về nơi nào?

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Dmitrii Vaccinium on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Vì sao tiền điện tử (crypto) chính là tương lai và nó cần thiết với tất cả chúng ta như thế nào

định mệnh

*Bài viết hiện có hơn 1.6K Likes trên Medium

Điều mọi người không nhận ra khi liên hệ giá tiền mã hóa với tiền pháp định (tiền nhà nước) đó là đồng tiền thuộc quyền kiểm soát của chính phủ có ít sự chắc chắn hơn nhiều so với bạn tưởng tượng.

Kể từ khi đô la Mỹ bị Nixon tách khỏi Bản Vị Vàng (ND: tiền không còn được bảo chứng bằng vàng) vào năm 1971, do nhận thức của ông về sự suy yếu của đồng đô la so với các công ty không bị ràng buộc với giá vàng, nền tảng giá trị của đồng đô la trở nên kém chắc chắn hơn. Mọi người thường nghĩ rằng giá trị của tiền gắn liền với một loại hàng hóa hữu hình nhưng điều này không còn đúng nữa.

Có thể tiền pháp định không hoàn toàn xây dựng trên nền tảng trí tuệ như tiền mã hóa, nhưng sẽ là bất cẩn và thiếu trách nhiệm khi cho rằng tiền pháp định ít phụ thuộc vào niềm tin của mọi người để giá trị của nó được duy trì.

Mọi người nghĩ rằng vì chính phủ đứng đằng sau tiền pháp định nên có sự kiểm soát chặt chẽ hoặc có nhiều biện pháp an toàn hơn – và rõ ràng là có – nhưng khoảng cách giữa hai loại tiền thì ngắn hơn so với lúc đầu bạn nghĩ. Giá trị tổng thể của tiền pháp định phụ thuộc vào các ý tưởng bất chợt, những biến động và thành công của một quốc gia. Cung ứng có thể được tiến hành thông qua các quyết định tùy ý của một ngân hàng trung ương nơi có thể in tiền và như thế chính sách tiền tệ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lạm phát.

Thực tế điều này có nghĩa là một chính phủ có thể đơn phương quyết định phá giá mọi thứ trong một quốc gia chỉ sau một đêm. Hãy thử nghĩ về việc nới lỏng định lượng như một sự chia tách cổ phiếu, trong đó thay vì nhận được gấp đôi cho một cổ phiếu, chính phủ chia tách cổ phiếu của bạn và giữ một nửa (ND: bạn bị mất một nửa).

Đó chính xác là những gì đã xảy ra sau sự sụp đổ tài chính năm 2008 và chẳng có gì có thể ngăn chặn điều đó xảy ra cũng như chúng ta không thể làm gì được. Lập luận cho rằng nó ngăn chặn khủng hoảng tài chính đi xa hơn thì không liên quan đến người dân thường – họ đã không gây ra vấn đề! Có thể họ phụ thuộc vào lương hưu tích lũy từ các công ty bị thất bại nhưng sự cáo buộc của họ bắt đầu và kết thúc với các quy tắc và thông lệ của ngành ngân hàng (ND: nói cách khác, lỗi thuộc về các ngân hàng, chính phủ.)

Liệu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi vào đúng thời điểm đó tiền mã hóa lại nổi lên mạnh mẽ?

Tôi không nghĩ vậy. Tiền mã hóa được điều khiển bởi một mạng lưới phân trung và phân phối của người dùng có quyền kiểm soát như nhau. Tiến trình được chi phối bởi sự đồng thuận – đó là một sự đổi mới quan trọng. Chẳng có người đại diện nào được bầu chọn để thay mặt chúng ta đưa ra quyết định, chúng ta tự chèo thuyền của chính mình.

Ý kiến hiện nay cho rằng đồng đô la Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tiền mã hóa là đúng. Đồng đô la Mỹ không phụ thuộc vào nó. Mặt khác, tiền mã hóa phát triển mạnh trong sự yếu kém và tham nhũng của chính phủ. Đó là nơi tiền mã hóa vươn lên. Tiền mã hóa đưa ra một sự thay thế cho niềm tin được đặt vào những người đã không hành động vì lợi ích chung của chúng ta. Chứng kiến những gì đang xảy ra ở Venezuela – nơi chính phủ xoá bỏ quyền truy cập tài chính công bằng – các cá nhân có thể tự nguyện từ bỏ!

Người dân tự định đoạt số phận của họ trong thế giới nơi có một sự thay thế.

Trước khi có Bitcoin thì chẳng có sự thay thế nào. Bạn có thể mua cổ phiếu nhưng thanh khoản (liquidity) ở đâu? Tương tự với hàng hóa vật chất hoặc vật nuôi. Các cá nhân cần tiền của họ một cách nhanh chóng, nhưng siêu lạm phát trong nước đồng nghĩa họ không thể giữ thu nhập của mình bằng đồng tiền quốc gia.

Tiền mã hóa cho phép sự tự chịu trách nhiệm tài chính

Nó phá vỡ sự phụ thuộc của bạn vào chính phủ, bạn được (tự động) thừa hưởng ở một vị trí địa lý. Nó dân chủ hóa khả năng của bạn để duy trì và tồn tại. Vì thế tiền mã hóa trở nên quan trọng. Giá hiện tại có thể cũng như bong bóng – hầu hết khả năng sẽ là như vậy. Nhưng sự tan vỡ của bong bóng đot-com (.com) (2002) đã không giết chết được internet, mặt khác nó có lẽ đã sinh ra thời kỳ đổi mới tiêu dùng lớn nhất trong lịch sử!

Rồi tiền mã hóa và chuỗi khối (blockchain) cũng sẽ giống như vậy.

Bitcoin có thể là Pets.com, Ethereum có thể là MySpace, nhưng những gã khổng lồ như Facebook, Amazon, Google và Apple của không gian này sẽ xuất hiện – có thể là từ một phòng ký túc xá đâu đó ở Trung Quốc.

Và đó là những gì cần phải hiểu. Đây là một ngành công nghiệp còn non trẻ, trong đó các trường hợp sử dụng không phải là hoàn toàn rõ ràng. Nhưng mọi đổi mới công nghệ lớn đều phải trải qua giai đoạn này. Có một sự bùng nổ khởi đầu, một sự bùng nổ ngắn và một sự bùng nổ dài.

Sự bùng nổ được đặc trưng hóa bởi sự chín muồi của công nghệ thông qua sự hiểu biết về khả năng chúng ta thì vẫn chưa tiệm cận giai đoạn này. Các ứng dụng vẫn đang được khám phá – hãy nhìn vào Cryptocats – sẽ có những thất bại đáng kể gặp phải trên đường đi.

Các nhà đầu cơ rất có thể sẽ đánh mất chiếc áo choàng của họ, chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với BitConnect sẽ thấy, nhưng những ứng dụng cần đến tiền mã hóa chỉ mới bắt đầu được khám phá.

Web 1.0 đánh dấu sự trỗi dậy của Internet.

Web 2.0 đã tạo ra những gã khổng lồ thống trị nó.

Web 3.0 sẽ làm phát sinh các mạng lưới phân phối mang nó trở lại.

Tác giả: Chris Herd – Altcoin Magazine
Biên dịch: Nguyễn Thảo Quỳnh
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana

Ảnh: Bermix Studio on Unsplash

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Quản lý sự tập trung là mấu chốt của hiệu suất làm việc

định mệnh

(Trích) Mấu chốt của hiệu suất làm việc không nằm ở việc quản lý thời gian. Thời giờ của một ngày thì có giới hạn, và tập trung vào quản lý thời gian chỉ khiến ta để ý đến việc có bao nhiêu thì giờ đã bị lãng phí.

• • •

“Quản lý thời gian” không phải là giải pháp – thực ra nó lại chính là một phần của vấn đề

Cách đây vài năm, trong giờ giải lao của một lớp lãnh đạo do tôi giảng dạy, có một người quản lý tên Michael bước đến với vẻ rất bối rối. Sếp của anh nói rằng anh cần cải thiện năng suất làm việc của mình hơn nữa, cho nên anh đã dành một vài giờ đồng hồ để phân tích cách mình sử dụng thời gian. Anh ấy đã cắt bỏ những cuộc họp mặt không cần thiết, không còn bất kỳ một việc nào khác có thể gạch bỏ khỏi thời gian biểu của mình. Anh ấy không thể tìm ra một giải pháp rõ ràng để làm việc được hiệu quả hơn.
Anh thú nhận: “Nghe cứ như một câu chuyện đùa vậy, nhưng không. Ý tưởng duy nhất tôi có thể nghĩ ra là uống ít nước lại để không phải đi vệ sinh nhiều.”

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa bị ám ảnh bởi năng suất làm việc cá nhân. Chúng ta ngấu nghiến hàng đống sách về cách làm việc hiệu quả và mơ tưởng đến ngày chỉ phải làm việc 4 giờ một tuần. Chúng ta tôn sùng lối sống hối hả và khoe khoang về việc mình bận rộn. Chúng ta vẫn thường được dạy rằng chìa khoá để làm việc hiệu quả là quản lý thời gian. Rằng nếu bạn có thể lên kế hoạch tốt hơn cho thời gian biểu của mình, bạn có thể đạt đến trạng thái “niết bàn” của hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, sau hai thập kỉ nghiên cứu về hiệu suất lao động, tôi hoàn toàn thấy rằng quản lý thời gian không phải là giải pháp – thực ra nó lại là một phần của vấn đề.

Trong phần lớn sự nghiệp của tôi, câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất là: “Làm thế nào để tôi làm được nhiều việc hơn?” Đôi khi mọi người hỏi vì họ biết tôi là một nhà tâm lý học doanh nghiệp, và hiệu suất lao động là một trong những chuyên môn của tôi. Nhưng thường mọi người hỏi vì họ đọc được một bài trên Thời báo New York hay từ một cuốn sách nổi tiếng viết rằng tôi làm việc rất năng suất.

Nhưng sự thực là tôi không cảm thấy mình như vậy. Những mục tiêu tôi đặt ra hàng ngày liên tục đổ bể, cho nên tôi cũng từng vật lộn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Chỉ đến khi trò chuyện cùng Michael thì điều đó mới sáng tỏ trong tôi: Mấu chốt của hiệu suất làm việc không nằm ở việc quản lý thời gian. Thời giờ của một ngày thì có giới hạn, và tập trung vào quản lý thời gian chỉ khiến ta để ý đến việc có bao nhiêu thì giờ đã bị lãng phí.

Quản lý sự tập trung

Một lựa chọn hợp lý hơn chính là quản lý sự tập trung, chú ý: Ưu tiên những người và kế hoạch quan trọng, rồi mọi thứ mất bao lâu cũng chẳng thành vấn đề nữa.

Quản lý sự tập trung là nghệ thuật của việc chú tâm để hoàn thành công việc vì những lý do chính đáng, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm.

Được rồi, dĩ nhiên là vậy, nhưng vì sao phải chuyển hướng sự tập trung?

Theo quan niệm phổ biến về quản lý thời gian, bạn cần phải đặt ra mục tiêu khi nào hoàn tất một công việc. Tôi quyết định thử ngay với bài báo này. Mục tiêu là 1200 chữ, vì vậy tôi bắt đầu ngồi xuống lúc 8 giờ sáng và dành ra 3 tiếng, đủ để thong thả viết với nhịp độ 6 từ mỗi phút. Tôi dành 6 phút tiếp theo để viết thêm tổng cộng… không một chữ nào cả, trong khi nhìn chằm chằm vào con trỏ nhấp nháy trên màn hình. Việc duy nhất tôi hoàn thành đó là tra Google xem liệu tên của con trỏ (cursor) có được đặt để vinh danh những nhà văn từng nguyền rủa (curse) nó hay không. Rồi tôi tự hỏi thực sự mình có thể gõ được bao nhiêu từ trong một phút và làm một bài kiểm tra. Không hài lòng với điểm số, tôi kiểm thêm lần nữa… và lại một lần nữa.

Cuối cùng thì tôi cũng nản chí và chuyển qua quản lý sự tập trung. E. B White (nhà văn nổi tiếng người Mỹ) từng viết:

“Tôi thức dậy vào buổi sáng, bị giằng xé giữa khát khao cải thiện (hay cứu lấy-save) thế giới và khát khao tận hưởng (hay thưởng thức-savor) thế giới. Điều này làm cho việc lập kế hoạch trong ngày trở nên khó khăn.”

Nhưng trong nghiên cứu của mình, tôi phát hiện ra rằng những người làm việc năng suất không đau đáu về chuyện theo đuổi khát khao nào. Họ theo đuổi cả hai cùng một lúc, hướng về những kế hoạch có sự hứng thú cá nhân và có ý nghĩa xã hội.

Cho nên, thay vì tập trung vào việc tôi muốn hoàn thành bài viết này nhanh như thế nào, tôi tự hỏi lý do ban đầu khiến tôi đồng ý viết nó: Tôi có thể học được một vài thứ mới mẻ trong khi tổng hợp bài nghiên cứu, hoặc sau cùng tôi có thể gửi người ta bài viết này khi họ hỏi về năng suất làm việc, và nó có thể sẽ giúp vài người trong số họ. Điều đó khiến tôi bắt đầu nghĩ đến những đối tượng cụ thể sẽ đọc nó, điều này gợi tôi nhớ đến Michael. Bùm!

Thường thì nguyên nhân của những khó khăn đối với năng suất làm việc không phải là thiếu hiệu lực, mà là thiếu động lực. Năng suất cao không hẳn là tốt. Nó chỉ là một phương tiện dẫn đến kết quả và chỉ tốt khi kết quả đó xứng đáng. Nếu bạn coi năng suất làm việc là đích đến, bạn phải phụ thuộc vào sức mạnh ý chí để thúc ép bản thân hoàn tất công việc. Nếu bạn chú ý đến lý do tại sao mình lại hào hứng với một kế hoạch và những người sẽ được lợi ích từ nó, tự nhiên bạn sẽ bị cuốn vào công việc bởi động lực nội tại sẵn có.

•••

(Trích đoạn 1080 chữ đầu tiên trong bài viết full 2648 chữ đã đăng trong Aloha #22. Đoạn sau bài viết nói về: làm sao để có thể tiếp tục làm việc nếu không lo nghĩ về thời gian? thời tiết xấu giúp tăng cường năng suất làm việc, tàn dư chú ý, dành phần hấp dẫn nhất làm phần thưởng sau cùng, Người sáng tạo và người quản lý, flow, thói quen thứ 8 của những người thành đạt…)

Tác giả: Adam Grant – The New York Times
Biên dịch: Nô Bi Tin
Hiệu đính: Hoài Thanh