22 C
Nha Trang
Thứ bảy, 18 Tháng Một, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 326

Từ khi nào ta đã chạy trốn những cơn mưa?

Chiều nay mưa miên man suốt. Cái mùi âm ẩm của hơi đất xông lên đến tận tầng hai của khu chung cư cũ kỹ. Đối diện hàng ban công giăng đầy những cành lá xanh xanh mỏng mảnh là một dãy nhà phố khá tinh tươm, đôi mắt người dừng lại trên sân thượng căn nhà 4 tầng sơn màu tím hoa cà. Dãy lan can được gắn kính xanh trong mờ, loang loáng những giọt mưa li ti bám đầy bên mặt ngoài. Chính giữa sân thượng, một khoảng trống tựa như giếng trời nằm đó, chỉ khác nó không rọi xuống nhà, mà chỉ hứng những giọt mưa rơi xuống không ngừng. Mưa lại nặng hạt hơn, tuông xuống khoảng trống giữa sân như một dòng thác nhỏ. “Chắc hẳn trên đó có một lỗ thông cống.” – nghĩ, lòng miên man nhớ về cách đây trên dưới mười sáu năm…

Động Lực – Bài diễn thuyết nổi tiếng của Al Pacino

*Featured image: Al Pacino trong bộ phim Scarface nổi tiếng

Alfredo James Pacino (sinh 1940), thường được biết đến với tên Al Pacino là một diễn viên nổi tiếng của sân khấu và điện ảnh Hoa Kỳ. Ông đã từng giành giải Oscar, giải Quả cầu vàng, giải AFI, giải BAFTA, giải Emmy và giải Tony. Al Pacino được nhớ đến nhất với vai diễn Michael Corleone trong bộ ba phim Bố già và vai Tony Montana trong phim Scarface.

Đây là một đoạn video của bộ phim “Any Given Sunday”  được công chiếu vào năm 1991. Một bộ phim nói về sự chiến đấu không ngừng nghỉ của các cầu thủ bóng bầu dục. Họ đang phải đối diện với cuộc chiến lớn nhất trong sự nghiệp bóng bầu dục của mình, đoạn video 3:58 này là cuộc nói chuyện của huấn luyện viên với các cầu thủ để bắt đầu cuộc chiến quyến định thắng và thua. Đoạn video này như một động lực thúc đẩy chúng ta trong cuộc sống trong những lúc ta gặp phải khó khăn. Gửi tặng những ai đang xem video clip này.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=YZl-aRtcFrU]

Vietsub by Thanh Tu Cao

*Featured image: Al Pacino trong bộ phim Scarface nổi tiếng

Có nên để “người rừng” hoà nhập với cộng đồng?

Câu chuyện về cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh thật ly kỳ, một chuyện lạ giữa đời thường mà tôi cứ ngỡ là trang tiểu thuyết nào của Daniel Defoe. Vào một năm khói lửa chiến tranh đầu thập niên 70, ngôi nhà ông Thanh bị bom Mĩ tàn phá, mẹ và 2 đứa con đầu mãi mãi ra đi. Trước mất mát quá lớn đó, người cha ôm đứa con trai mới 1 tuổi bỏ vào rừng sâu trốn biệt, sống tách hẳn với xã hội trong tâm trạng hoảng sợ và buồn thảm. Trong môi trường khắc nghiệt đó, người cha phải tự làm mọi thứ để sinh tồn và nuôi con con nhỏ: tự chế tạo công cụ; làm nhà trên cây; trồng bắp, mè, lúa, thuốc lá…; hái rau dại, săn bắt; chống chọi với cái lạnh, thú dữ, trùng độc; chống chọi với sự cô đơn thiếu thốn… Họ đã sống thành công trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, người cha đó hẳn phải là một người nghị lực kiêng cường, khéo tay, chăm chỉ và có tình thương yêu vô bờ bến với con trai nhỏ. Trong vài trường hợp hiếm hoi, người đi rừng bắt gặp 2 cha con họ và muốn giúp đỡ nhưng 2 cha con từ chối và lẩn trốn. Mãi hơn 40 năm trong cuộc sống hoang dã, cha con ông Thanh đã được “giải cứu” để trở về với cộng đồng.

 

Ảnh: Vnexpress
Ảnh: Vnexpress

Khổ não khởi lên đều từ ái dục, ái dục là căn bản của khổ chăng?

Khổ  não khởi lên đều từ ái dục, ái dục là căn bản của khổ chăng?

”Ái là yêu, dục là sự ham muốn. Ái dục là ham muốn tình yêu. Tình dục là ham muốn tình, thị dục là ham muốn nhìn, xem. Nhục dục là ham muốn đen tối. Trí dục là ham muốn trí.”

Khi bàn đến nguyên nhân đau khổ, Phật giáo có nhắc đến :

Vì thương con mà cha mẹ phải lo lắng đủ cách cho đời sống và tương lai của nó, nếu sau này nó tở vẻ ruồng rẫy sơ sài cha mẹ sẽ thất vọng đau khổ vô cùng. Ai cũng biết tình yêu đưa đến hôn nhân và hôn nhân đưa đến vô số trách nhiệm bất an và phiền muộn .

Khi học thêm là một mốt (P1)

Phần 1: Chế độ lương bổng

Người ta vẫn kêu ầm trời vì chuyện học thêm của tụi trẻ, nhưng người ta vẫn cho con mình đi học..! Điều quan trọng, không phải học thêm là rất cần thiết, mà xuất hiện 1 tâm lý chung đó là: con người đi học thì con mình cũng phải đi học cho bằng bạn bằng bè, thậm chí có nhiều đứa đi học thêm chỉ để được cái “bằng khen học sinh giỏi”…

Chỉ vì ở nhà không có ai chơi, và cha mẹ thì đi làm tối mặt không có thời gian chơi với con, nên đến tuổi là ta tống chúng đi học…!! Cấp 3 cấp 2 đi học, thậm chí cấp 1 cũng học tối mặt…! Chúng ta giáo dục con cái trở thành người bình thường hay trở thành những thiên tài khi luôn ép chúng ăn học, ngủ học…! Xin thưa, Einstein ngày xưa chẳng cần phải đi học thêm mà ông cũng trở thành một trong những nhà bác học lớn nhất mọi thời đại…! Rõ ràng, chúng ta đang rất sai lầm, khi đẩy con mình đi học thêm ngay từ khi chúng còn học cấp I.

Văn hoá hay nguồn gốc mở (Open Source)?

“Khi một người chết đi, nó giống như một thư viện bị đốt cháy.”
– Nhà nhân chủng học Elizabeth Lindsey, TedTalk [Curating humanity’s heritage]

Tôi đã bài dịch TedTalk  trên vào khoảng 2011, nó tác động khá nhiều đến suy nghĩ và đôi chút hành động của tôi.

Văn hoá là gì ? Tôi chưa bao giờ tự hỏi như thế trước đây, nhưng hôm nay tôi trả lời cho chính tôi “Văn hoá là những thứ bao quang  cuộc sống của nhóm người”, với nhiều quy mô khác nhau. Một cá thể chắc không thể thể tồn tại nếu tách ra khỏi cộng đồng. Cộng đồng cũng không còn là cộng đồng nữa nếu các cá thể của nó bị tách ra riêng rẽ.

Trò chuyện với con trai tương lai

Buổi chiều của khu thôn quê nhẹ lắng nơi đây thật tuyệt. Bên tay trái con đường bụi đất cách vài chục thước phía trước là chiếc cối xoay gió bằng gỗ đã khá cũ kỹ. Chiếc cối xoay gió này đã tồn tại mấy mươi năm với công việc xoay các cối chày bên trong căn nhà nhỏ nhắn kia. Xung quanh và đối diện bên tay phải là cánh đồng lúa xanh rì, thỉnh thoảng có các gò rơm lác đác cạnh nhau. Hai bố con đang ngồi ở đó – trên các đống rơm, ngắm ánh nắng vàng nhạt của hoàng hôn về chiều. Mùi thơm của miếng thịt nướng lẩn trong từng con gió càng làm khung cảnh thêm yên bình, ấm áp và dịu êm. Như muốn vớt vát lại một ngày nữa đã qua, hai bố và con cùng cất lên những âm thanh huýt sáo thật phiêu lãng…

Thằng bé đội nón ngược, không năng động lắm, theo cách nghĩ của bọn trẻ ở đây. Nhưng nó lại có một khuôn mặt rất lanh lợi, đôi mắt có hồn và hơi xa xăm, nó thường ngồi trên các gò rơm và nghĩ ngợi một số điều gì đó…

Bất giác, thằng nhóc quay qua nhìn bố với cái kiểu như có nhiều tâm sự lắm…

–      Bố ơi!

 –      Sao hả con:

 –      Tại sao con phải lớn?

Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất đời mình hãy nhìn vào gương

Trong nhiều phim hay sách đã đưa ra 1 kiểu suy nghĩ thế này ” Trên đời này có nhiều điều đáng sợ thật nhưng đáng sợ nhất vẫn là con người”. Tại sao lại như vậy, chúng ta là con người, chúng ta thấy đồng loại mình đáng sợ nhất ???

Chúng ta cùng 1 loài, chúng ta có cùng các loại nhu cầu. Chúng ta cần thực phẩm, mỗi dân tộc có 1 kiểu thức ăn khác nhau nhưng cái chính vẫn là cái gì để nhét vào mồm, no cái bụng. Chúng ta cần quần áo, cần nơi để trú ngụ. Chúng ta cần tiền. Có được những thứ cơ bản, chúng ta vươn lên muốn có quyền lực, có địa vị. Đó là tại sao con người đáng sợ. Thế giới này hơn 7 tỉ người, đa số trong đó đều mong muốn là người giàu có, quyền lực, dẫn đầu, hơn người. Xã hội đi lên, cuộc sống ngày càng nhanh, con người dần vô cảm. Họ mong muốn đạt được những gì mình khát khao, và có những người bất chấp tất cả để đạt được. Họ giẫm đạp lên nhau, hãm hại nhau, thậm chí dồn nhau vào đường cùng, hoặc sống hoặc chết. Đôi khi họ không làm điều đó vì họ, họ làm vì những người mình yêu thương. Nhiều người, nhiều động lực, nhiều cách hành động, thế giới muôn màu mà, nên tội ác cũng đủ dạng.

Code trà chiều à

Hôm nay, tôi muốn viết một cái code  trà chiều à !

Good evening, dear mít tờ ”óc đi na tờ” i’am now logged in .

# include ( studiotriethocduongphohome.h)

Void main ()

{

clrscr();

int N;

for (N=1; N <= 500; N ++ )

printf (“I WILL NOT THROUGH PAPER AIR PLANES IN DASHBOARD” );

getch();

}

Begin

Tôi kể  câu chuyện của mình và  khen chê tùy ý nhé,

Sai lầm trong tư duy giáo dục Việt Nam

Gần đây rộ lên thông tin, xét điểm đỗ vào đại học Y khoa Hà Nội mà đến 27.5đ cũng không đỗ (đồng nghĩa với được 9 điểm mỗi môn). Đến vào Harvard cũng chẳng khó dường ý.

Điều này nói lên sự bất cập trong giáo dục ở ta, khi chỉ chăm chú đào tạo đầu vào mà bỏ quên chất lượng đầu ra. Tạo nên một tâm lý chung cho học sinh, rằng cấp I, cấp II, cấp III thì học cố để đỗ vào đại học thì chơi.! Đó là một tâm lý hết sức hài hước, bởi đúng ra, chúng ta phải làm ngược lại, cấp I, cấp II, cấp III thì “chơi” và lên đại học mới cần thực sự học, thực sự nghiên cứu.! (lưu ý, từ chơi mà tác giả ghi trong nháy nháy không có nghĩa là bỏ không học, mà là học nhàn như chơi, vừa học vừa chơi…!!)

Thực tiễn giáo dục ở ta không chỉ bóp nghẹt tư duy độc lập của trẻ, mà còn phá tan tuổi thơ của chúng, bằng những lớp học thêm và chương trình học nặng như đá tảng, đã thế lại còn mang màu sắc XHCN, rõ ràng….việc học phổ thông và những cấp dưới hơn ở Việt Nam không mấy hay ho, nếu không muốn nói là khủng khiếp.!

Vs những chương trình học rất nặng, để chạy đua vào các trường đại học top đầu, đứa trẻ như những con gà, ở mọi vấn đề trừ việc học.! Chúng chỉ biết học, vì mọi thời gian đều dành cho việc học, mà chúng không biết đến kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống sót trong một vài trường hợp nguy hiểm, hay những điều rất thú vị về xã hội, chính trị, khoa học, âm nhạc…..những điều nằm ngoài sách giáo khoa, đương nhiên rồi.

Chúng dường như không còn thời gian để bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Nhiều người đã lớn lên mà quên mất, mình có một năng khiếu nghệ thuật.!

Chúng ta bị một nền giáo dục áp đặt tư duy ở độ tuổi dưới 18. Bốn năm sau đó, khi đến 22t…..chúng ta trượt dài trong những cuộc chơi vô bổ mà quên trang bị kiến thức cần thiết để bước vào cuộc đời, và không biết, mình thực sự cần gì cho mãi đến tận những năm 30t hay khi đã lập gia đình….! Chúng ta có một công việc vs thu nhập ổn định, nhưng thui chột tư duy độc lập, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, đến khi chúng ta có con, và nó lại tiếp nối chúng ta chịu đựng một nền giáo dục tra tấn khủng khiếp về thần kinh.

Đây là một kết cục không mấy hay, khi loài người đã bước sang thế kỉ 21.

 

Vương Thị Hân Hoan

*Featured image: Paul Kuczynski