18.5 C
Da Lat
Thứ Tư, 7 Tháng 5, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 324

Hãy để những con ngỗng tiếp tục kêu

 Featured image: cinabrio

Có rất nhiều con ngỗng xung quanh chúng ta, và chúng kêu ngao ngao suốt ngày làm chúng ta phải nhức óc, và có đôi khi điều đó làm cho những người yếu đuối và thần kinh kém phải khuất phục, phải bỏ chạy…

Một người sống trong cuộc đời này chắc chắc sẽ bị các chú ngỗng bĩu môi về quá khứ của họ là điên khùng và đáng khinh khi hiện tại họ là một người thấp kém.

Cũng cùng một quá khứ đó, cùng một con người đó, nhưng giờ là con người giàu có và quyền lực, khi đó, người ta gọi quá khứ của anh ta là “quá khứ của thiên tài, là đặc biệt, là dị thường, là khác biệt”.

Đó là tất cả những gì con ngỗng đội lốt người có thể khen và chê, là tất cả những người vô công rồi nghề có thể làm, là tất cả những cá nhân không biết mình là ai với cái sở thích đi phán xét người khác.

Thế thì quá khứ nó chả có nghĩa lý gì cả! Ý tôi muốn nói là, không phải nó đã ko từng tồn tại hay không có gì hay ho, mà là nó chẳng có ý nghĩa gì để bây giờ người ta phán bạn là người thế này hay thế nọ.

Đừng bao giờ để những con ngỗng làm chúng ta ảnh hưởng, chúng ta có quyền không nghe con ngỗng kêu, hoặc phớt lờ tiếng kêu của những con ngỗng và đi theo hướng đi mà mình thích. Có đôi khi sẽ có những con ngỗng sẽ cản lối, nhưng chúng ta bước qua được, có gì khó khăn để chiến thắng một con ngỗng bằng cách xua đuổi nó đâu…

Ăn chơi nhất xóm thì sao, du côn nhất xóm thì sao, cúp học điện tử nhất xóm thì sao, hàng xóm xua đuổi không cho con họ chơi chung thì sao, học trường dân lập thì sao. Đó đơn giản là tôi, và giờ tôi hiểu mình là ai, còn họ đang luẩn quẩn với mớ bòng bông đầy những định kiến sai lầm do họ tạo nên. Quá đơn giản để hiểu! Họ quá khuôn mẫu, quá sai lầm, quá tự đại, còn tôi là dân bình thường học vụ, tay bóc cát, đầu đội nắng, ăn cắp 2 3 ngàn của mẹ đi chơi điện tử, haha.

Đời không hơn nhau ở chỗ làm theo những gì người khác bảo đúng, đời hơn nhau ở chỗ làm những gì bản thân mình thấy đúng. Đó là sự khác biệt, đó là ý nghĩa của một cá nhân, của một sự tồn tại…

Chúng ta không phải là công nhân của hệ thống xã hội này, chúng ta không phải là cỗ máy thuộc cái guồng máy, chúng ta không học thuộc lòng và nghe theo những gì kẻ khác nói, đó không phải là việc của chúng ta khi đổ bộ xuống hành tinh này. Kể cả trái đất này còn không có ý nghĩa gì với vũ trụ, thế thì một cỗ máy có ý nghĩa gì không?

Nhưng con người thì khác, con người có tâm tưởng, có thần kinh, có tình yêu thương, có suy ngẫm, có sự đặc biệt riêng, có trái tim…Con người có thể cực kỳ độc ác hoặc cực kỳ thánh thiện. Đó là lý do trái đất trở nên đẹp và thần kỳ. Không phải vì trái đất tự nó thần kỳ – trái đất vốn rất vô nghĩa, mà vì khi có sự xuất hiện của con người thì trái đất trở nên thần kỳ. Nhưng nếu như sự xuất hiện chỉ dừng lại ở việc bắt chước nhau, mâu thuẫn, xấu xa, nghi kỵ, ích kỷ, ganh gét, rập khuôn, a dua, xu nịnh, sợ hãi, thì tự nhiên trái đất cũng sẽ nên xấu quắc dần theo năm tháng mà thôi.

Tôi không biết là tôi và những người đi chung con đường với mình sẽ phải nói bao nhiêu tỷ lần nữa để người ta hiểu rằng: Con người không sinh ra để tầm thường, để tồn tại, để quá thực dụng, quá thực tế, chịu cay đắng, khắc nghiệt của cuộc sống như một con vật rồi trường sinh bất tử… Con người đổ bộ xuống hành tinh này để cho thế giới thấy cá nhân này có gì đẹp, để khoe ra, để lấp lánh như đom đóm ban đêm. Chúng ta, mỗi người tự lấp lánh, khi lấp khi lánh, khi sáng khi tối, tối là để sáng, để người ta thấy đẹp khi cái sáng xuất hiện. Thử tưởng tượng 1 dãy đèn ngoài đường phố đều sáng trưng và chả lấp lánh tí nào xem? Thật quá đơn điệu và tẻ nhạt.

Chúng ta lấp lánh, chúng ta rèn luyện trong tối và trở nên sáng, chúng ta có một quá trình sống khắc nghiệt tăm tối, chúng ta sẽ lấp lánh. Ai đó, người mà không bao giờ bị sống khắc nghiệt, đương nhiên họ không biết đầy đủ về 2 mặt của sáng và tối, và vì thế, dù là tuyệt vời nhất, họ cũng chỉ có thể sáng trưng mà thôi, họ không thể lấp lánh như người khác được…

Ai đó, những con ngỗng tiếp tục kêu ca, tiếp tục chê bai, tiếp tục vâng lời, tiếp tục cũ kỹ, tiếp tục khuôn mẫu, tiếp tục bảo thủ, hãy để những con ngỗng tiếp tục kêu ca…

Hãy nhớ, trái đất này không cần thêm ngỗng, con người hoàn toàn có thể nuôi và nhân giống chúng. Trái đất cần những con người thực sự để trở nên thần kỳ, đó là mục đích chính của việc con người đổ bộ lên hành tinh này…

-Lục Phong-

Dù gì, hãy thôi than vãn về cuộc sống này

Đã có hàng ngàn tỉ lý do để con người ta than vãn về cuộc sống này. Tôi thực sự mệt não và mỏi óc khi phải nghe người ta than vãn về cuộc đời này quá nhiều như bầy ong vò vẻ kêu suốt đêm dài trong khi tôi cố gắng chợp mắt một chút…

Vấn đề không phải ở lý do! Lý do luôn ở đó, khó khăn luôn ở đó, nó thậm chí còn có trước khi loài người xuất hiện nữa kìa. Nó như mẹ ta vậy, nó có trước ta, chúng ta sinh ra sau, mà cũng có thể là nó sinh ra ta không chừng. Mà con cái thì không có quyền gì cãi cha mẹ, hoặc là chấp nhận, hoặc là nhảy ra đời tự mưu sinh, đơn giản vậy thôi.

Sẽ vô ích khi chúng ta như một bầy ngỗng kêu ngoang ngoác, khi mà trái đất vẫn quay, khó khăn vẫn có, hiện tại vẫn là sự thực. Chúng ta là bầy ngan, bầy ngỗng, bầy gà hay bất cứ là một con vật gì đó có thể phát ra âm thanh nếu chúng ta tiếp tục than vãn. Nghe thì có vẻ hơi sỉ nhục, nhưng tôi quả thực là tức đến tận tím tê tái cả người khi thấy người ta không có lối thoát, tôi chỉ muốn dùng ngôn từ của mình như “quả đấm thép” đấm vào “não” của người đọc, để họ sáng mắt ra. Vũ lực thì không có gì hay ho, nhưng với tôi cũng không có gì là quy tắc, đôi khi nên đấm cho người ta thật đau, đấm nhừ xương, nhừ đòn thì miễn may có chút giá trị và trở thành bài học nhớ đời. 

Năm nay em 25

*Featured image: Apenasumadolescente

 

 

25 tuổi, ai đó đã nói với em rằng, đó là thời kỳ giao thoa để chuyển từ giai đoạn làm một người con gái sang một người phụ nữ. Có lẽ em cũng nhận ra điều đó, khi mà em nhận thấy rằng em không còn một cô gái ngây thơ với những suy nghĩ giản đơn cả về cuộc sống và về con người, không còn hồn nhiên, vô lo như trước nữa. Em bắt đầu nghĩ nhiều hơn về công việc, cuộc sống và tương lai. Cũng có đôi lần em thấy mình chông chênh trong mớ suy nghĩ hỗn độn ấy.

25 tuổi, em biết rằng mình phải đủ chín chắn trước những suy nghĩ và chững chạc trong từng hành động để tránh buông ra bất kỳ câu nói hay làm điều gì để tổn thương người khác.

25 tuổi, em biết mình phải đủ tỉnh táo và khôn ngoan để không phải phản ứng bộc trực trước những lời dè sẻn mình.

25 tuổi, tự dưng em thấy mình không còn vô tư vui mừng trước những lời khen của ai đó dành cho mình. Em trở nên e dè và thận trọng hơn. Bởi em biết rằng không phải bất cứ lời khen nào cũng xuất phát từ tâm người khen, và đôi khi em sợ “mật ngọt chết ruồi”.

25 tuổi, trải qua nhiều va vấp, em thấy mình chín chắn hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá một vấn đề, một con người.

25 tuổi, chứng kiến nhiều biến cố đến với những người thân yêu và với chính bản thân em. Đủ để em nhận ra rằng, điều gì là đáng quý và đáng để em trân trọng nhất trong cuộc sống của em. Mỗi ngày, em biết trân trọng thêm những giây phút được bình an, khỏe mạnh và vui vẻ bên cạnh những người thân của mình và học cách yêu thương bản thân hơn.

25 tuổi, đã bao người đến và đi ngang cuộc đời em. Nhưng em không bao giờ hờn trách bất cứ ai. Ngược lại, em càng thêm cảm ơn họ vì em biết rằng chính họ đã dạy cho em cách hiểu về con người em hơn, giúp em nhận ra rằng đâu mới là tình cảm chân thành dành cho mình và giúp em trân trọng tất cả những con người hiện tại, tình cảm hiện tại hơn. Em đã biết chấp nhận hơn những sự ra đi, nhưng sự đỗ vỡ của những mối quan hệ như lẽ vô thường của cuộc sống.

25 tuổi, em cũng đã thôi mơ về chuyện tình đẹp như mơ của hoàng tử và công chúa. Em vẫn trân trọng những cảm xúc đầu tiên, nhưng đã thôi ngốc nghếch những đứa con gái 18 tuổi tin vào tình yêu sét đánh và những yêu thương chống chếnh của ai đó dành cho mình.

25 tuổi, em vẫn tin và vẫn chờ đợi một tình cảm chân thành, một bờ vai vững chãi đủ để em tin cậy dựa vào suốt đời.

25 tuổi, em đã biết cách tự ru lòng mình, bình yên hơn sau những “cơn bão lòng”. 25 tuổi có đôi lúc em thấy cuộc sống thật nghiệt ngã với em, có những lúc em thấy mọi thứ thật tồi tệ nhưng những lúc như thế em lại tìm về với những giây phút bình yên. Với em bây giờ bình yên đơn giản lắm. Chỉ là đôi khi những buổi sáng thức dậy, được ngắm mặt trời lên qua song cửa sổ, cảm nhận mình đang căng tràn năng lượng để đón một ngày mới đầy tươi đẹp. Hay là những buổi cà phê tĩnh lặng cuối tuần.

25 tuổi, em đã tìm thấy niềm vui và hạnh phúc với những chuyến đi tình nguyện. Để rồi trong những chuyến đi đến với bà con vùng xa và những mảnh đời cơ cực ấy, những nụ cười em trao đi và cả những giọt nước mắt rơi xuống vì những xúc cảm vỡ òa, đủ làm em thấy mình ấm lòng và hạnh phúc hơn với những gì mình đang gửi trao. Để rồi sau những chuyến đi, em dặn mình phải sống có trách nhiệm hơn, biết trân trọng cuộc sống của mình và hơn cả là biết san sẻ và yêu thương nhiều hơn.

25 tuổi, em mê tít những trải nghiệm, những chuyến đi khám phá dải đất hình chữ S này và “liều” hơn. Bởi lẽ em hiểu rằng, em còn sức khỏe, còn đủ sức trẻ, để có thể vác ba lô lên đi và trải nghiệm những điều đó. Và hơn hết, em hiểu rằng chính những chuyến đi đó sẽ cho em những trải nghiệm tuyệt vời, những bài học cuộc sống để em làm hành trang bước vào đời mà không ai, không trường học nào có thể dạy em điều đó.

25 tuổi, em biết rằng mình cũng không còn trẻ để cứ ngông cuồng, nhưng cũng chưa “già” để cứ mãi xoay cuồng với vòng xoay của cuộc sống. Em vẫn còn sức trẻ để có thể làm những điều mình thích, đi đến những nơi mình muốn đến, và trải nghiệm những điều mới mẻ.

25 tuổi, em luôn vẫn căng tràn sức sống và luôn tự tin để hướng về phía trước. 25 tuổi, em đang sống một cuộc sống đáng trân trọng và một tuổi trẻ đầy sôi động.

Hoàng Phương

5 việc nên làm của một đời người

1. Đọc kỹ một cuốn sách

Những quyển sách, nhất là sách hay có rất nhiều ẩn ý trong đó. Việc đọc lại vài lần sẽ giúp cho bạn lĩnh hội trọn vẹn được ý mà tác giả muốn chuyển tải. Có thể phải đọc tới 10 quyển sách, bạn mới tìm được quyển ưng ý, hợp với mình. Nhưng hãy vẫn cứ đọc, rồi bạn sẽ tìm được. Có lần tôi mua 9 quyển sách về tâm linh, về nhà đọc kỹ thì có 2 quyển hay, đó là “An lạc từng bước chân ” của thầy Thích Nhất Hạnh và “ Trang Tử tâm đắc ” của Yu Dan . Tôi vẫn thường đọc lại, suy ngẫm từ đó rút ra bài học cho mình.

2. Học cho giỏi một nghề

Có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” Giỏi một nghề sẽ giúp bạn nuôi sống bản thân và gia đình. Thường thì, chỉ khi tạm đủ về vật chất, người ta mới nghĩ đến nhu cầu cao hơn đó là giải trí và tâm linh. Người hạnh phúc nhất không phải người giàu có nhất, cũng không phải người nghèo nhất. Mà đó chính là người có vừa đủ và vui với cái đủ của mình. Mong rằng ai cũng sẽ chọn được nghề mà vừa lợi mình, vừa lợi người. Chọn được nghề đó là tối ưu nhất. Có thể nghề mà bạn chọn thu nhập không cao, nhưng nếu nó có ích cho mọi người thì suốt đời bạn được thanh thản.

3. Xây dựng một gia đình hoà thuận

Gia đình có hạnh phúc thì nói rộng ra đất nước mới thanh bình được. Việc làm cho cả đất nước hoà bình, an ổn có vẻ hơi xa xôi. Nhưng việc xây dựng gia đình hoà thuận thì hoàn toàn có thể làm được. Trong ứng xử, quan trọng nhất là yêu thương, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Có được ba điều này thì gia đình luôn hạnh phúc. Mà để có được thì mỗi thành viên cần cởi mở, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình.

4. Luôn mang những tình cảm tốt đẹp trong lòng

Đây là món quà mà bạn có thể mang đến cho cuộc sống này. Ai cũng nên có một chút tha thứ, thông cảm, giúp đỡ đối với hàng xóm, cộng đồng. Được như vậy thì ai ai cũng quý mến mình. Đi đâu cũng được chào đón, che chở.

5. Làm một người lương thiện

Đừng thấy một việc thiện nhỏ mà không làm, thấy một việc ác nhỏ mà không tránh. Luôn ý thức như vậy thì sẽ luôn là một người lương thiện. Luôn suy nghĩ kỹ trước khi hành động, xem việc mình làm lợi, hại ra sao ? Có như vậy mới tránh được sai lầm. Như vậy thì cả đời tạo phúc, sống trọn tuổi trời ban.

Tác giả: Minh Tâm Cư Sĩ

*Featured Image: leovalente 

Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người – Phần 1

*Featured image: Cosmeticated

 

Cuộc sống xô bồ lắm. Hãy cố gắng chia sẻ những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người, cũng như cố gắng tìm những điều cộng được trong dấu trừ để thăng bằng bản thân và mang niềm vui cho người khác.

Câu nói của chị em con Lê như mọc chân, dí nó chạy chí chết. Nó chạy. Và chạy. Chạy quên trời quên đất. Tất nhiên, nó phải đâm vào một cái gì đó. Mọi thứ lăn uỳnh uỳnh. Đau quá. Nó lồm cồm bò dậy, nhìn vào “cái gì đó” mà nó đã va vào.

Thằng nhỏ. Thì đó là một thàng nhỏ mà. Cũng đang ngồi lên, dựa vào cái cột điện, ngó nó thất thần bằng cặp mắt to ngạc nhiên trên khuôn mặt gầy gò, đen trùi trũi, rồi uể oải sửa lại cái nón để ngửa trước mặt. Một cái nón. Để kêu gọi lòng từ bi của “ông qua bà lại”. Chợt thấy mình có lỗi và hậu đậu quá chừng, đưa tay lục túi, chỉ có mấy cây kẹo, nó lẳng lặng để kẹo vào nón rồi lững thững đi. Thằng nhỏ chẳng buồn nói gì với nó.

Buổi sáng mùa hè, nắng chưa ruộm vàng như mật bánh nhưng trời trong, dễ chịu. Nó thơ thẩn một hồi cũng bớt buồn. Loành quành sao lại quay về chỗ cột điện. Giờ thì không nén nổi tò mò, chỉ tay vào người thiếu phụ vừa đi (mà lúc nãy chưa kịp thấy), nó hỏi thằng nhỏ:

– Má mày đó hả?
– Ừa!
– Phải Má đẻ ra mày hông ? Thằng nhỏ trợn mắt:
– Là sao? Mày hỏi gì kỳ dậy?
– Ờ thì…. phải hông ?

Tự nhiên thằng nhỏ phân vân:

– Để tao hỏi Má tao đã nghen!
– Mày hỏi đi, mai tao ra nghen!

Ánh mắt buồn bã lúc đầu và nụ cười hiền lành khi chia tay của thằng nhỏ, không hiểu sao làm nó vui lên nhiều. Tối đó nó ngủ sớm. Không biết mơ thấy gì mà miệng cười nhưng nước mắt chảy tràn xuống gối.

– Thì Má đẻ ra tao chớ ai!

Dĩ nhiên là thằng nhỏ ăn xin trả lời như vậy. Nó gật đầu, mắt cay cay nhìn xuống mũi giày. Thằng nhỏ lom lom nhìn nó, đột ngột hỏi:

– Mày hông có Má hả?

Nó lắc đầu với dòng suy nghĩ riêng tư. Thằng nhỏ tưởng nó trả lời, hỏi lại:

– Không có Má làm sao có mày, Má tao nói dậy đó.

Nó vẫn nhìn mũi giày.

– Hay mày là con mồ côi?

Mắt nó đã đầy nước.

– Con mồ côi làm gì có kẹo lại quần áo sạch sẽ như mày.

Giọt nước rớt xuống mũi giày. Nó quay lưng chạy về nhà. Để lại thằng nhỏ ngẩn ngơ hối hận vì những câu hỏi chẳng có gì sai.

Nhịn tiền ăn sáng, nó đem ra đặt vào cái nón để ngửa. Thằng nhỏ chuẩn bị sẵn nụ cười thật tươi, chỉ cười, không dám hỏi gì thêm. Nhưng hôm nay nó tươi tỉnh lắm, và thằng nhỏ không biết mình sắp bị “quay”.

– Ba mày đâu?
– Ơ….. Tao hông biết.
– Mày hỏi Má mày đi.
– Có lần tao hỏi, Má nói hông có Ba.
– Ba tao nói hông có Ba cũng chẳng có mày.
– !!!

Nó ra vẻ rành rẽ:

– Tại hông có Ba nên Má mày với mày mới đi ăn xin đúng hông?

Một khoảng yên lặng. Dài. Tưởng chừng như không có kết thúc. Nhìn nét mặt không diễn tả được của thằng nhỏ, nó không dám hỏi thêm gì. Nhưng rồi thằng nhỏ lẳng lặng kéo hai ống quần lên. Và nó thấy một đôi chân chết. Phải. Đó là một đôi chân chết, teo tóp thảm hại, hai bàn chân quéo quẹo, ngược trước ngược sau. Nó trố mắt nhìn thằng nhỏ, rồi lại nhìn đôi chân nhưng thằng nhỏ đã kéo hai ống quân rộng thùng thình che lại.

Bất giác, nó ngồi thụp xuống, nắm lấy tay thằng nhỏ, hai đứa nhìn nhau cười mà mắt đứa nào cũng long lanh nước. Lần đầu tiên nó ngạc nhiên thấy mình vừa khóc lại vừa cười. Chúng nó nhìn nhau, rồi nhìn ánh nắng đang sáng rỡ nhảy nhót trên mấy tán lá bên kia đường, mỗi đứa một dòng suy nghĩ. Không biết, chúng có thả ước mơ nào lên những sắc màu lung linh của nắng không, mà giọt sương mỉm cười trước khi bay vào thinh không.

 

Gold

Những yêu thương không nói bằng lời

*Featured image: Shutterstock

 

Suốt cuộc đời này, bố mẹ chưa bao giờ nói nhớ tôi, càng không có chuyện nói yêu tôi.

Năm tôi lên 3, bố đi Huế mua về cho tôi một chiếc váy ba tầng. Mẹ đưa tôi đi chụp ảnh ngay lúc ấy. Đó là chiếc váy đầu tiên, và có lẽ cũng là duy nhất bố mua cho tôi trong đời. Sau này, mỗi khi có dịp, mẹ thường đem chuyện đó ra kể lại rất nhiều lần. Người ngoài nghe thấy có thể nghĩ “Chỉ là cái váy thôi, có gì đâu mà cứ kể công mãi”, nhưng tôi thì không. Tôi thậm chí còn rất thích nghe, và thường hỏi mẹ rằng: “Thế cái váy đó đâu mẹ? Sao mẹ không giữ lại cho con?”. Vì tôi biết, cả đời bố chưa bao giờ mua dù chỉ một chiếc áo cho chính bản thân mình.

Tôi 5 tuổi. Mẹ chở tôi đến trường mẫu giáo trên chiếc xe Phượng Hoàng. Tôi ngoan ngoãn ngồi sau, chân khép lại sát bánh. Và tôi bị kẹp chân vào nan hoa xe đạp. Tôi không còn nhớ lúc đó tôi đã đau như thế nào, chân bị kẹp tím tái ra sao. Chỉ nhớ lúc đó tôi đã hỏi mẹ: “Mẹ ơi sao nước trên mắt mẹ cứ chảy ra thế?”

Truyện ngắn “Ông Hoàng Sung Sướng” – Oscar Wilde

Ông Hoàng Sung Sướng | Nguyên tác: The Happy Prince

Tác giả: Oscar Wilde
Dịch Giả: Huy Thanh

Sửa lỗi: Triết Học Đường Phố

1- LỜI NGƯỜI DỊCH:

Oscar Wilde là nhà văn người Ai-len, ông chuyên viết về những truyện ngắn có tính cách ngụ ngôn với tầm giáo dục cao để hướng thượng cho con người sống với lẻ thật, không chú trọng lối sống giả dối bề ngòai. A Happy Prince là một truyện ngắn mà khi đọc qua ta có thể hiểu là một truyện thần thoại, nhưng thực ra, tình tiết ẩn dụ của nó là những gì đang xảy ra rất thực trong đời sống, hay chung quanh chúng ta hằng ngày.

Giới thiệu truyện ngắn này, tôi mong rằng chúng ta sẽ có thêm những suy nghĩ mới hơn về tư duy, về nhân sinh quan đối với cuộc đời, để chọn một thái độ dấn thân cần thiết, đúng đắn, thích hợp trong mọi hoàn cảnh.

Với lối hành văn gọn nhẹ nhưng xúc tích, tác giả đã đưa ta đến những sự đồng cảm này đến đồng cảm khác, mà khi xem bản chính để dịch, tôi cũng không tránh khỏi băn khoăn, lo âu, không biết mình có đủ khả năng dịch ra tiếng Việt để chuyển tải những giao cảm cần thiết đến độc giả như nguyên bản không. Nhưng lý do tôi vượt qua những trở ngại đó, để can đảm chấp bút dịch hầu quý vị hôm nay, đó là lòng khao khát của tôi muốn chia sẻ cùng với các bạn những tư duy về đạo đức, về nhân bản, về cái tâm con người sống trong một xã hội mà theo tôi những nét đẹp tinh thần gần như bị suy đồi.

Với những hạn chế nhiều mặt như vậy, chắc chắn bản dịch này sẽ có khiếm khuyết về nhiều mặt, mong các quý dịch giả đàn anh chỉ bảo thêm cho những khuyết điểm, tha thứ cho những sai sót nếu có. Xin trân trọng cám ơn.

_______________________________

Ngất ngưởng trên một bệ cao, đứng sừng sững nhìn xuống một góc kinh thành là pho tượng Ông Hoàng Sung Sướng vĩ đại. Khắp mình ông lát đầy những miếng vàng ròng óng ánh, hai mắt ông được nạm bằng hai viên ngọc bích sáng chói ngời. Trên chuôi kiếm của ông, người ta nạm một viên hồng ngọc loé sáng đầy mầu sắc óng ả. Tượng ông Hoàng rất đẹp, đường bệ, oai vệ, đến nỗi mọi người đi qua lại ai cũng đều đứng lại chiêm ngưỡng, trầm trồ ca tụng hết lời. Tượng đẹp đến nỗi vị Thị Trưởng Hội Đồng Nhân Dân kinh thành bình luận như sau:

– Ôi. Ông ta đẹp tuyệt vời như một chiếc chong chóng xay gió.

Sỡ dĩ ông ta bình luận như vậy vì ông Thị Trưởng này muốn được mọi người khen ngợi ông là con người có mắt thẩm mỹ, biết thưởng lãm, phê bình nghệ thuật. Nhưng rồi ông ta lại nói thêm:

– Có điều là bức tượng này không lợi ích thiết thực bằng chong chóng xay gíó.

Câu bình luận sau là để ông bào chửa cho chính mình, vì ông e ngại rằng dân chúng cho ông là sống không thực tế.

Lúc đó, một bà mẹ ẵm đứa con trai bé nhỏ đi ngang qua, nó kêu khóc đòi bà mẹ hái mặt trăng cho nó chơi, bà la con:

– Hư quá, sao con không bắt chước như Ông Hoàng Sung Sướng kia, Ông Hoàng Sung Sướng có bao giờ kêu khóc, tỉ tê để vòi vỉnh bất cứ một cái gì như con đâu.

Một người khách bộ hành chán đời đi ngang qua, nhìn lên pho tượng kỳ lạ, hắn thốt lên:

– Ô, ta rất vui vì thấy trên thế gian này còn có người hoàn toàn sung sướng. Trời, ông ta đẹp như một thiên thần.

Khi hết giờ tan học, nhóm trẻ em ở Cô Nhi Viện từ nhà thờ lớn bước ra, chúng mặc những chiếc áo màu đỏ tươi,đeo những chiếc tạp dề bằng lụa trắng mịn. Thầy dạy toán nói với các em:

– Các em làm sao biết được, các em sẽ chẳng bao giờ thấy được thiên thần cả.

Lũ trẻ nhao nhao:

– Ồ thế mà chúng em đã thấy rồi thầy ạ, khi chúng em nằm ngủ mơ đó.

Thầy giáo dạy toán nhăn mặt rất nghiêm khắc, vì ông không muốn để trẻ con mộng mị vẩn vơ.

Một đêm kia, có con chim Én bé nhỏ bay qua kinh thành. Sáu tuần trước, bạn bè của nó đã bay sang Ai Cập, nhưng nó mãi nán lại, hôm nay nó mới lên đường. Én bay suốt ngày, tới nửa đêm thì bay ngang kinh thành. Én tự nhủ:

– Tối nay mình trọ ở đâu được nhỉ?

Thế rồi, Én trông thấy pho tượng Ông Hoàng Sung Sướng đứng sừng sững trên bệ cao. Nó mừng rỡ kêu lên:

– Ô, mình sẽ trú đêm trên đó; chỗ ấy đẹp đẽ, lại mát mẻ nữa.

Én bèn đáp xuống giữa hai bàn chân tượng của Ông Hoàng Sung Sướng, nó tự nhủ:

– Thật tuyệt vời mình có một phòng ngủ lót bằng vàng ròng đây mà

Nó nhìn quanh thấy rất yên tỉnh nên thoải mái định sửa soạn đi ngủ. Lúc nó đang chuẩn bị úp đầu dưới đôi cánh xếp để đánh một giấc cho đã thì bỗng có một giọt nước to rơi lên mình Nó kêu lên giật mình kêu lên:

– Trời, cái gì mà kỳ cục thế này? Trời không có mây, sao thì sáng rực mà sao lại mưa nhỉ? Khí hậu Bắc Âu này quả đáng sợ thật.

Sau đó lại một giọt nước khác rơi xuống. Nó càu nhàu một mình:

-Tượng quái gì thế, không thể che mưa được cho người ta à? thế thì đúc tượng làm gì nhỉ ?

Nó nhìn quanh quẩn:

– Ta phải đi tìm một chổ nào khác mới được, phải có nóc che mưa để bộ lông mình mới không ướt, mai còn phải đi xa mà.

Én định bay đi, nhưng nó chưa kịp mở đôi cánh thì lại một giọt nước thứ ba rơi xuống; nó ngước nhìn lên và trông thấy đôi mắt của Ông Hoàng Sung Sướng tràn trề giọt lệ, những giọt nước mắt thi nhau chảy ròng ròng xuống đôi má lát bằng vàng ròng thật đẹp của ông. Trong ánh trăng mờ nhạt, chim Én thấy mắt ông đẹp đến nổi nó thấy lòng tràn ngập mối thương tâm. Nó hỏi:

-Ông ơi, ông là ai vậy, vì sao ông khóc?

-Ta là Ông Hoàng Sung Sướng

Chim Én lại hỏi:

-Thế tại sao ông khóc? ông làm em ướt sạch lông cánh rồi

Ông Hoàng nói:

– Xưa kia, lúc ta còn sống ta mang một trái tim người, trái tim đó không bao giờ làm cho ta thổn thức.Ta không hề biết nước mắt là gì, bởi vì ta sống trong một Lâu Đài với cuộc sống đế vương, ở đó nỗi đau buồn không được phép bước vào. Ngày ngày, ta vui chơi với các bạn bè trong khu vườn. Tối tối, ta tổ chức các cuộc khiêu vũ trong cung điện. Vây bọc chổ ta chơi đùa là một bức tường cao ngất bao quanh khu vườn. Ta chưa bao giờ quan tâm hỏi xem bên kia tường có gì, bởi lẽ xung quanh ta cái gì cũng đẹp cả. Các triều thần gọi ta là Ông Hoàng Sung Sướng. Ta sống như thế, rồi ta chết như thế. Bây giờ, khi ta chết, họ đặt ta lên cái bệ này, nó cao đến nỗi ta có thể nhìn thấy tất cả cái xấu xa, cùng tất cả cảnh cơ cực của nhân dân trong kinh thành của ta. Vì vì trái tim ta đúc bằng chì nên ta cũng không có cách nào khác hơn là khóc, khóc hoài.

Sao thế nhỉ? Tượng không phải bằng vàng khối ư? Én nghĩ thầm, nó rất lịch sự nên không dám hỏi, nêu những nhận xét của riêng bản thân mình về bức tượng ông Hoàng. Bằng một giọng trầm buồn, ông Hoàng nói tiếp:

– Ở đằng xa kia, trong khu xóm nhỏ, có một căn nhà nghèo nàn. Cánh cửa sổ còn mở, qua đó, ta thấy có một người đàn bà ngồi bên một chiếc bàn. Khuôn mặt bà ta gầy gò, buồn thảm; bàn tay bà chai cứng, ửng đỏ, chi chít những vết kim châm, bởi vì bà ta là một người thợ may Bà đang thêu những bông hoa trên chiếc áo sa ten cho cô hầu yêu quý nhất của một bà Hoàng Hậu, để nàng mặc trong buổi khiêu vũ sắp tới trong triều đình. Đứa con bé nhỏ của bà đang bị bệnh, nằm trên một chiếc giường nhỏ kê ở góc phòng. Nó lên cơn sốt và đòi uống nước cam. Mẹ nó chẳng có gì cho nó uống ngoài nước bẩn lấy ở sông về, cho nên nó đang khóc, Én ơi, én bé nhỏ ơi, em có vui lòng gỡ viên hồng ngọc ở chuôi kiếm của ta rồi mang đến tặng cho bà ấy không? Chân ta bị gắn chặt vào cái bệ này nên ta không thể đi được Én ạ

Én trả lời:

– Bạn bè em đang đợi em bên Ai Cập, ông Hoàng ạ.

Én nói như muốn thuyết phục ông Hoàng:

– Tụi bạn em đang bay xuôi, bay ngược trên sông Nile, đang tâm sự với những bông hoa to cánh. Chẳng bao lâu nữa, các bạn em sẽ đến xem và sau đó ngủ ở ngôi mộ của một Hoàng Đế Pharaon Ai Cập, bản thân ông ta cũng nằm trong chiếc quan tài. Thân xác ông ta được quấn bằng vải len màu vàng được ướp trầm hương thơm phức. Cổ ông ta đeo một dây chuyền ngọc bích mầu xanh nhạt nhưng bàn tay ông ta lại trông giống như những chiếc lá héo.

Ông Hoàng nói:

– Én, Én bé nhỏ ơi, em có vui lòng ở lại đây một đêm với ta, làm thông sứ cho ta không hở Én? Én xem kìa, thằng bé bệnh nó khát khô cổ, mà bà mẹ nó thì buồn vì không có nước cam vắt cho nó uống.

Én nói:

– Em không thích trẻ con.. Mùa bão vừa qua, lúc em và chúng bạn đang đáp trên bờ sông, có hai thằng bé láu cá, con ông chủ nhà máy xay lấy đá ném tụi em. Dĩ nhiên, đời nào chúng ném trúng bọn em được. Chúng em là dòng họ bay giỏi, bay xa mà, thế này thì chúng ném nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó. Hơn nữa, chúng em là một giống chim nổi tiếng nhanh nhẹn, ném như thế chứng tỏ rằng chúng quá khinh thường, mất dạy, vô lễ với dòng họ em rồi.

Sau câu nói từ chối đó, Én ngước lên thì thấy mặt ông Hoàng vô cùng buồn thảm, nước mắt vẫn tuôn rơi. Én cảm thấy rất khổ tâm. Suy nghĩ hồi lâu, Én nói:

– Em sẽ lưu lại với ông một đêm nay, sẽ làm thông sứ cho ông dù tối nay quá lạnh lẽo..

Ông Hoàng mừng rỡ:

– Ôi tuyệt vời,cám ơn én bé nhỏ, vậy em hãy làm sứ mệnh đi.

Én bèn gở viên hồng ngọc ở chuôi kiếm ông Hoàng ra, rồi nó dùng mỏ cắp viên ngọc bay đi phía trên các mái nhà của kinh thành. Nó bay cạnh tháp chuông nhà thờ lớn; ở đó có chạm trổ những thiên thần bằng cẩm thạch. Nó bay cạnh cung điện, nghe âm thanh nhạc khiêu vũ vọng tới. Cô nàng hầu xinh đẹp của bà Hoàng hậu bước ra với người tình của mình. Người thanh niên nói:

– Ồ, em trông kìa, những ngôi sao mới đẹp tuyệt vời làm sao, thật kỳ diệu biết bao, sức mạnh của tình yêu chúng mình.

Cô gái cười:

– Em mong chiếc áo của em may xong cho kịp với buổi khiêu vũ quan trọng này. Em đã bắt mụ thợ may phải thêu hoa lên áo, nhưng cái con mụ thợ nó lười quá, đến nay mà chưa xong.

Én bay ngang qua con sông và nó thấy những đèn treo trên cột buồm các tàu gỗ. Nó bay ngang qua chợ, thấy những người Do Thái đang trả gíá mua bán với nhau, họ cân tiền trên những chiếc cân bằng đồng. Sau cùng, nó bay tới căn nhà lụp xụp và nhìn vào phía trong. Đứa bé đang sốt, ho, còn bà mẹ thì vì mệt lả nên ngủ thiếp đi trên bàn. Én nhảy vào trong nhà, nó nhẹ nhàng thả viên hồng ngọc lên mặt bàn, ngay cạnh chiếc vòng thệu bằng gỗ, rồi nó bay xung quanh giường, lấy đôi cánh phe phẩy gió vào mặt thằng bé đang sốt. Thằng bé kêu lên:

-Mát quá, mát quá, chắc con đã đỡ rồi mẹ ơi.

Sau đó, nó lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ mê man. Xong việc, Én bay trở về tượng Ông Hoàng Sung Sướng, nó kể cho ông nghe nó đã làm những gì ở nhà người đàn bà khốn khổ đó. Én thắc mắc:

– Kỳ thật, ông ạ, lúc đó trời lạnh mà em thấy thắng bé ấm hẳn lên.

Ông Hoàng nói:

– Đó là do em đã làm một việc thiện.

Én bắt đầu suy nghĩ và nó cảm thấy buồn ngủ, bao giờ cũng vậy, cứ hể suy nghĩ là Én lại muốn tìm chỗ ngủ. Lúc trời vừa sáng, Én bay xuống sông tắm. Một nhà nghiên cứu về động vật đi ngang qua thấy Én đang tắm, ông ngạc nhiên reo lên:

– Ồ, thật là một hiện tượng đặc biệt, một con chim én tắm vào mùa đông, tin lạ đây.

Rồi ông ta cắm cúi viết tin đó cho tờ báo địa phương. Đêm nay mình sẽ đi Ai Cập, chim Én thầm nghĩ thế. Nó rất phấn khởi trước chuyến đi sắp tới, ta sẽ đi thăm tất cả các lâu đài dinh thự,đứng trên nóc tháp chuông nhà thờ. Các con chim khác sẽ trầm trồ nhìn ta, vị du khách mới tới:

– Ôi vị khách nước ngoài này mới đẹp làm sao.

Trong thâm tâm, Én rất lấy làm thích thú, nên khi trăng lên, nó bay đến chỗ Ông Hoàng Sung Sướng. Nó hỏi:

– Ông có công việc gì cần em làm bên Ai Cập không? Em sắp qua đó đây.

Ông Hoàng nói giọng buồn rầu:

– Én, én ơi, em không ở lại với ta một đêm nữa sao?

Én đáp:

– Bạn bè em đang đợi em bên Ai Cập ông ạ. Tụi bạn em ngày mai bay qua phía cái thác thứ hai. Tại đấy, một con hà mã già đang nằm trong đám lau sậy, một vị thần đang ngồi trên chiếc ngai to lớn bằng đá hoa cương ngắm suốt đêm các vì sao cho đến khi ngôi sao mai vừa mọc, lúc đó ông mới thãng thốt kêu lên một tiếng vui mừng. Trưa đến, những con sư tử lông vàng đi xuống đầu nguồn để uống nước, chúng có những đôi mắt giống như viên ngọc xanh, tiếng gầm của chúng át hẳn tiếng gào của thác nước đang rì rầm.

Ông Hoàng nói:

– Én, én ơi, cách xa đây, ta thấy một chàng trai ở trong một căn gác nhỏ, anh ta đang cúi mình trên một chiếc bàn để thật nhiều giấy. Bên cạnh anh ta một bó hoa tím đã héo trong chiếc bình. Tóc anh ta quăn,đôi mắt to, mơ mộng trên cặp môi đỏ. Anh ta đang cố gắng viết cho xong vở kịch cho ông giám đốc hí viện, nhưng trời lạnh quá nên anh ta không viết nổi nữa. Trong lò sưởi lại không có ánh lửa nào. anh ta đang đói và mệt, đang thiêm thiếp trên bàn. Én suy nghỉ giây lâu rồi nói:

– Em sẽ dời chuyến đi lại một đêm nữa, ông muốn em làm thông sứ gì ? Em có phải mang đến cho anh ta một viên hồng ngọc khác không?

Ông Hoàng trả lời:

– Én ơi! ta không còn viên hồng ngọc nào nữa cả, tất cả gia tài gì ta còn lại chỉ là đôi mắt này. chúng được lát làm bằng hai viên ngọc hiếm lấy từ Ấn Độ mua về cách đây một ngàn năm. Én hãy lấy một viên đưa đến tặng cho anh ta. Anh ta sẽ đem bán cho người những người thợ mua ngọc, anh ta sẽ có tiền mua củi đốt để sưởi ấm hầu viết cho xong vở kịch.

Én lắc đầu quầy quậy:

– Ông Hoàng kính mến, em không thể làm như lời ông nói được.

Sau đó, Én cãm động rơi nước mắt. Ông Hoàng năn nỉ, ông cũng khóc như Én:

– Én, én ơi, ta nhờ em làm sao, em cứ làm như vậy đi.

Để làm vừa lòng ông Hoàng Én vừa khóc vừa móc viên ngọc quý ở mắt ông Hoàng ra.nó bay tới căn gác nhỏ của chàng thanh niên.Nó bay vào nhà dễ dàng,vì có một lỗ thủng trên mái ngói. Chàng thanh niên đang úp mặt vào đôi tay lạnh cóng nên không nghe tiếng cánh chim quạt phành phạch.. Khi anh ta ngước nhìn lên, anh ta thấy viên ngọc lóng lánh nằm trên bó hoa tím tàn rũ Anh ta kêu lên mừng rỡ:

– Chắc người ta biết tài mình rồi đây, chắc là một người nào hâm mộ mình gửi tặng, bây giờ thì mình có thể viết hoàn tất vở kịch được rồi.

Hôm sau Én bay về phía cảng biển. Nó đáp trên cột buồm của một chiếc tàu lớn. Nó ngắm nhìn đám đông thủy thủ đang dùng dây thừng kéo những chiếc rương to ra khỏi hầm tàu. Mỗi khi một chiếc rương to được đưa lên thì họ lại la to vổ tay mừng rỡ. Én hét lên rất lớn để những người thủy thủ biết sự hiện diện của nó:

– Tôi sắp sang Ai Cập đây.

Nhưng chẳng ai để ý tới những lời của nó. Lúc trăng vừa lên, Én lại bay trở về tượng Ông Hoàng Sung Sướng. Nó kêu giọng nghèn nghẹn:

– Em đến tạm biệt ông đây.

Ông Hoàng lại cất tiếng buồn thảm:

– Én, én ơi,em không muốn ở lại với ta một đêm nữa sao?

Én đáp giọng buồn buồn:

– Mùa đông rồi ông ạ, tuyết sắp rơi xuống đây rồi đó. Ở Ai Cập, chắc mặt trời đang chiếu những tia nắng ấm áp trên những lá cọ xanh tươi. Những chú cá sấu lười biếng nằm dài trong bùn lim dim ngủ gà ngủ gật. Bạn bè em đang làm tổ trên một nóc ngôi đền thờ, những con chim bồ câu hồng có, trắng có đang nhìn ngắm bạn em xây tổ, chúng gật gù vừa nhìn họ khen ngợi, vừa hòa tiếng gù gù với nhau nghe thật vui tai.

Rồi Én nói trong nghẹn ngào:

– Ông Hoàng thân mến ơi, dù em phải tạm biệt ông, nhưng em sẽ không bao giờ quên ông đâu. Mùa xuân tới, em sẽ mang về cho ông hai viên ngọc xinh đẹp để thay thế những viên mà ông đã cho người khác. Viên hồng ngọc sẽ thắm đỏ hơn một đóa hồng, viên ngọc bích sẽ ngời sáng xanh như mầu biển cả.

Ông Hoàng im lặng, giâu lâu ông nói:

– Én ơi, én hãy nhìn kìa, trong vườn hoa ở phía dưới kia, có một em bé gái bán diêm đang đứng khóc. Em đã lỡ tay để hộp diêm rơi xuống nước, diêm đã ướt hết rồi nên; em bé không bán được để mang về nhà một chút tiền. Ba em sẽ đánh em, em lo sợ không dám vế nhà nữa. Em đang khóc. Em bé đi chân đất, không có giầy và vớ, trên đầu không có cái nón rách nào che cái đầu trần trụi cả. Én ơi, em hãy gỡ viên ngọc còn lại trên mắt kia của ta mang cho em bé đi để nó không bị cha đánh đòn nữa.

Én suy nghĩ một lát rồi nói:

– Em sẽ ở lại với ông một đêm nữa thôi nhé, nhưng em không lấy ngọc trong mắt còn lại của ông đâu ông Hoàng ạ, vì làm như thế thì ông sẽ mù mất.

Ông Hoàng lại năn nỉ:

– En, én ơi, ta cậy nhờ sao Én cứ thế mà làm, ta van em.

Thế là Én buồn bả gỡ nốt viên ngọc xanh còn lại trong con mắt kia của ông Hoàng. Nó cắp lấy bay vút xuống. Én đáp xuống bên em bé bán diêm, nó thả viên ngọc vào lòng bàn tay em.

Em bé bán diêm không biết đó là ngọc, em vui mừng như trẻ thơ:

– Ô, ô, cái mảnh gương vở này trông mới xinh đẹp làm sao.

Em bé vừa kêu lên, vừa chạy về nhà. Thế rồi Én bay trở về với Ông Hoàng Sung Sướng. Nó nói giọng buồn rầu:

– Bây giờ thì ông bị mù rồi, vậy thì em sẽ ở lại đây với ông suốt đời mãi mãi.

Ông Hoàng lắc đầu:

– Không được én ơi, không được đâu; em phải đi sang Ai Cập mà.

Đến phiên Én lại lắc đầu:

– Em sẽ ở lại đây với ông mãi mãi.

Én nói, rồi nó nằm ngủ dưới chân ông Hoàng. Những ngày hôm sau đó, Én đậu trên vai ông Hoàng, nó kể cho ông nghe những chuyện về những gì đã thấy ở các xứ đã bay qua. Én kể cho ông nghe về những con cò đứng thành hàng dài trên bờ sông Nile; mỏ quặm những con cá vàng; Én kể ông nghe về những con Nhân Sư già nua sống trong sa mạc mà cái gì cũng biết; Én kể về những người thương lái đi chậm rãi bên đám lạc đà, tay cầm những hạt hổ phách để bán cho những ông Vua quý tộc vùng sa mạc. Én lại kể về những người nhỏ bé bơi thuyền qua một hồ rộng trên những chiếc lá dẹt to bản, họ luôn luôn phe phẩy để đuổi những lũ bướm vây quanh.

Ông Hoàng nói:

– Én bé bỏng của ta ơi,em đã kể cho ta nghe những điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu lớn hết thảy, đó là nỗi khổ đau của con ngườ dù họ là đàn ông hay đàn bà. Không nổi khổ đau nào lớn hơn nỗi cơ hàn, nghèo đói được Én ạ. Em hãy bay trên kinh thành của ta, kể cho ta nghe em thấy những gì ở đó đi.

Thế là Én lại bay khắp kinh thành, nó thấy những người giàu có đang ăn chơi trong những ngôi nhà sang trọng trong lúc những người ăn xin co ro đang ngồi ngoài cổng chờ miếng cơm thừa. Én lại bay vào những ngõ hẻm tối tăm, nó thấy những khuôn mặt trắng xanh của đám trẻ đang đói rét, đang vất va vất vưỡng ngoài đường. Dưới gầm cầu xa xa, có hai anh em thằng bé đang nằm ôm chặt nhau để chuyền nhau hơi ấm. Thằng em nói với thằng anh:

– Chúng mình đói quá đi mất anh hai ơi.

Vừa lúc đó lão gíà gác cầu cầm cái roi to tướng đi lại bên chúng hét lên:

– Chổ nấy đâu phải để chúng mầy nằm ngủ, cút ngay.

Thế là hai đứa trẻ lật đật ngồi dậy bước đi lang thang ngoài mưa lạnh. Sau khi chứng kiến những thảm kịch cuộc đời đó, Én bay trở về, nó kể cho ông Hoàng nghe những điều tai nghe mắt thấy. Ông Hoàng suy nghĩ chút rồi nói:

– Mình ta lát đầy vàng ròng, em hãy gỡ nó ra, từng miếng từng miếng một, em hãy mang đến tặng cho tất cả những người nghèo trong kinh thành; Dân chúng nghèo khổ bao giờ cũng nghĩ rằng vàng có thể khiến cho họ thay đổi cuộc sống.

Én buồn thảm nghe lời Ông Hoàng, rồi cứ từng miếng, từng miếng một, vàng ròng được Én gỡ ra tặng những người nghèo khổ cho đến lúc Ông Hoàng Sung Sướng chỉ còn lại xác thân mờ đục, xám xịt mầu đồng bên trong. Hết tấm này đến tấm khác vàng ròng được gở ra để Én mang đến cho những người nghèo. Từ đó, nét mặt của những đứa trẻ con trở nên hồng hào hơn, chúng cười nói vô tư chơi đùa trên đường phố. Chúng la lên hớn hở:

– Chúng ta có bánh ăn rồi.

Rồi tuyết mang, băng giá lại ập đến. Đường phố trở nên sáng lấp lánh,lóa mắt với những tảng băng dài giống những thanh kiếm pha lê buông thõng xuống từ những mái hiên các ngôi nhà hai bên đường. Khách bộ hành chậm rãi đi qua lại, họ khoác những chiếc áo len lông thú, bọn trẻ con thì đội mũ đỏ tung tăng chơi trượt băng. Én bé nhỏ tội nghiệp càng ngày càng thấy lạnh hơn, nhưng nó không muốn rời bỏ ông Hoàng vì nó thương ông Hoàng, không muốn ông vừa mù, vừa cô độc Én lén nhặt những mãnh vụn bánh phía ngoài cửa hàng bán bánh mì, khi ông chủ vắng mặt,để ăn nhưng rất ít. Dưới cơn mưa tuyết gía lạnh, nó đập đập đôi cánh để cố giữ cho mình được hơi ấm, chút tồn sinh cuối cùng của loài vật bé nhỏ. Nhưng cuối cùng nó kiệt sức, Én biết mình sắp chết. Nó lấy hết sức cuối cùng để bay lên đậu trên vai ông Hoàng một lần sau cùng. Nó nói giọng thì thào:

– Em..tạm biệt ông, ông Hoàng thân mến, ông vui lòng để..em hôn tay ông chứ?

Ông Hoàng không thấy tình trạng bi đát của chim Én do ông bị mù loà, ông nói:

– Rốt cuộc thì em cũng sang Ai Cập, ta hài lòng vì em lắm, Én bé nhỏ ạ. Em đã nán lại đây quá lâu rồi, nhưng em phải hôn lên môi ta kia, vì ta yêu em.

Én ngậm ngùi nói:

– Không phải.. em đi sang Ai Cập..đâu ông ạ. Em.. đi tới ngôi nhà của Tữ Thần. Chết với Ngủ là anh em,..có phải không ạ?

Én nói xong bèn hôn lên môi Ông Hoàng Sung Sướng, sau đó nó rơi xuống, chết dưới bàn chân ông. Ngay lúc đó một tiếng “rắc” kỳ lạ vang lên bên trong pho tượng, như thể có vật gì đã bị vỡ. Sau đó trái tim bằng chì của ông Hoàng đã bị vở ra làm hai mảnh.

Sáng hôm sau, viên Thị Trưởng Hội Đồng KinhThành đi dạo qua công viên cùng với đám tuỳ tùng, khi ngước lên nhìn cái bệ cao bức tượng, ông bỗng la lên:

– Trời! Ông Hoàng Sung Sướng hôm nay sao mà tàn tạ thế kia!

Những người đi tháp tùng Ông cũng không tránh khỏi ngạc nhiên:

– Quả có tàn tạ thật!

Bao giờ họ cũng phụ họa, ùa nịnh với ông quan chức tai to mặt lớn này. Nói xong, họ bước lên để tận mắt nhìn pho tượng. ông Thị Trưởng nói:

– Viên hồng ngọc không còn trên chuôi kiếm của ông ta, hai viên ngọc trên đôi mắt cũng đã mất, mình mẩy ông ta không còn lát bằng những miếng vàng ròng nữa, ông ta đâu có bằng vàng nữa đâu. Bây giờ, ông ta cũng chẳng hơn một thằng ăn mày.

Đám đông người đi theo ông Thị Trưởng lại hùa theo:

– Đúng rồi, chẳng hơn một thằng ăn mày.

Ông Thị Trưởng bỗng chỉ tay:

– Ủa, mà sao có một xác chim Én chết dưới chân ông ta. Chắc chúng ta phải thực sự ra một thông cáo là cấm chim chóc không được phép chết ở đây.

Viên thư ký đi trong nhóm lật đật ghi vào sổ theo lệnh của sếp. Thế rồi người ta dùng dây thừng kéo ngã pho tượng ông Hoàng sung sương xuống. Vị giáo sư nghệ thuật tại trường Đại học tổng hợp nhìn tiếc rẻ chắc lưỡi:

– Bởi lẽ ông ta không còn đẹp, cũng không còn có ích để làm kiêu hãnh ngành nghệ thuật, làm biểu tượng giàu có của kinh thành ta nữa.

Sau đó, người ta đem pho tượng đến nung trong lò nung. ông Thị Trưởng tổ chức một cuộc họp để quyết định xem phải tái chế cái gì, làm gì khi khối kim loại khỗng lồ đó nóng chảy ra.

Ông nói:

– Chúng ta phải đúc một pho tượng khác, hay là đúc tượng của chính tôi vậy.

Đám tuỳ tùng lại vỗ tay hoan hô, họ cùng lập lại nhiều lần lời cũa viên Thị Trưởng Kinh Thành như đám vẹt:

– Của chính tôi, của chính tôi.

Bỗng viên cai xưởng đúc nói to:

– Cái trái tim bằng chì này bị vở ra mà bỏ vào lò nung lại không chịu chảy, phải liệng nó đi thôi.

Rồi họ quăng trái tim ông Hoàng lên một đống rác cùng với xác chim Én. Lúc đó trời đang sáng bỗng tối sầm lại, người ta bỗng thấy tiếng sấm thật to, trời đất lóe sáng. Tiếp sau đó là một cơn mưa bão dữ dội ập xuống kinh thành.

Thượng Đế trên cao nói với một thiên sứ rằng:

-Ngươi hãy mang cho ta hai vật quý báu nhất trong kinh thành về đây.

Thiên thần liền mang về dâng lên Thượng Đế trái tim bằng chì đã vỡ của ông Hoàng và xác con chim Én đã chết. Thượng Đế phán bảo:

– Ngươi đã chọn đúng.

(Hết)

 

Ngẫm về hai chữ “điên cuồng”

*Featured image: 1337tattoos

 

“Điên cuồng” – một từ có nhiều ý nghĩa và nhiều cách hiểu. Đối với tôi, đó là hành động theo cảm xúc, làm hết mình và sẵn sàng chấp nhận kết quả cho dù tốt hay xấu. Tôi coi những hành động điên cuồng như một phần không thể thiếu của cuộc đời mình vậy. Đó có thể là cả đêm tìm một loại hoa để tặng một người con gái trước khi cô ấy kịp đi làm vào sáng hôm sau. Hay đến bên một người bạn ngay khi họ cần bất kể lúc nào và ở đâu. Cũng có lúc lại là xách ba lô một mình đi đến nơi nào đó hoặc là những hành động không thể lý giải nổi…

Biết bao lần được hỏi: “Tại sao lại làm thế?” câu trả lời đơn giản là: “Tôi thích”. Chỉ vậy thôi, tôi đã sống như vậy bất chấp những cái nhìn ái ngại, những lời nhận xét không hay từ mọi người. Tôi cảm thấy như thế là thoải mái và không hề hối hận. Chơi điên cuồng vì sở thích đã cho tôi những người bạn, học điên cuồng vì tương lai bản thân hoặc chỉ để… khắc phục hậu quả do chơi quá nhiều đã giúp tôi đỗ vào trường đại học tôi mong muốn. Và còn rất nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa. Công bằng mà nói, cách sống điên cuồng đã đem lại cho tôi nhiều thứ.

Người Việt và văn hóa trộm cắp

*Featured Image:  Nisha A

 

Báo Đảng vẫn rêu rao xứ Việt có nền kinh tế đứng 42 thế giới, và chỉ số hạnh phúc thì thật ngoạn ngục…xếp có thứ 2. Nhiều báo còn giật title ngoạn ngục hơn nữa…khi nói rằng, Việt Nam có chỉ số hạnh phúc thuộc top đầu Châu Á.

Khi những “sự thật” trên đc công bố, tôi tin chắc, bệnh viện hẳn phải quá tải vì số bệnh nhân đột quỵ tăng cao, mặc dù bình thường nó cũng đã quá tải.

Một đất nước có nền kinh tế đứng thứ 42 thế giới, thế nhưng, đi đâu ở các nơi công cộng, chỉ cần hở cái gì là mất cái ấy, thì liệu những thống kê này có đúng, và dân Việt có thực hạnh phúc dường ấy. Chắc là không. Chúng ta mãi thủ dâm tinh thần bởi những con số thống kê ảo tưởng, thì liệu chúng ta có biết mình đứng đâu trên mặt đất này, hay cứ mãi ở tận “thiên đàng”.

Nói về Bản Giao Hưởng Định Mệnh của Beethoven

Đính chính 1: Nhạc phẩm này là của nhóm Banya, Hàn Quốc viết. Nó được khơi nguồn cảm hứng bởi kiệt tác Piano Sonata No. 8, “Pathétique,” Opus 13, 3rd Movement của Beethoven.

Nói đến “Bản giao hưởng định mệnh” (Trong phim Bản Giao Hưởng Định Mệnh, tựa tiếng Anh của phim là Beethoven Virus. Tên gốc của bài hát là Passion) chắc hẳn ai cũng biết đó là của nhạc sĩ thiên tài Beethoven. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng để viết nên bản nhạc này ông đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ sợ hãi, tuyệt vọng, đấu tranh, chiến thắng, và cuối cùng là niềm tin yêu cuộc sống tốt đẹp. Bạn hãy thử bật bản nhạc đó lên và cảm nhận xem nhé! Một thiên tài âm nhạc, được người người hâm mộ ấy đã từng phải chịu một tai ương lớn trong đời, ông bị bác sĩ kết luận rằng mình BỊ ĐIẾC.