25 C
Nha Trang
Thứ tư, 23 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 320

10 điều con nên cân nhắc khi làm con của mẹ

Không cứ phải mẹ sinh con ra thì mẹ là mẹ của con. Không cứ phải kiếm tiền ra nuôi con thì mẹ là mẹ của con. Lẽ thường, mẹ (và người đời) cứ bắt buộc con phải gọi người sinh ra mình là mẹ. Nên con đâu có chọn lựa nào khác, phải không con? Vì con không tự chọn thời điểm và cách thức mình sinh ra, nên hôm nay, mẹ viết đơn này, đề xuất được làm mẹ của con.

Ở đơn này, mẹ sẽ phân tích hoàn cảnh, quan điểm, sự khác biệt, lợi ích, nhưng gì được và chưa được từ nơi mẹ, có sự so sánh với những người mẹ khác. Để con có thể đọc bất cứ khi nào con cần, những khi con buồn, hoang mang hay hoài nghi về mẹ, hay kể cả khi con nói con yêu mẹ nhất trần đời. 

Thành công lớn nhất của một đời người

Ba mươi hai năm trước, trong lúc người ta nghỉ lễ, mẹ xách giỏ đi đẻ. Lòi ra một đứa đen thui. Có người chị kêu mẹ bằng dì, sau khi đi thăm mẹ nằm ổ, về nói với mẹ của chỉ: mẹ, con nói mẹ nghe mẹ đừng nói lại kẻo dì Mười (mẹ mình í) buồn, chớ con bé của dì xấu lắm mẹ ơi!

Chuyện này, bây giờ thỉnh thoảng còn nhắc lại trong giỗ quẩy ở ngoài nhà. Theo cách nói của các nhà lý luận học, gọi là xấu có nguồn gốc.

Do vậy, sau này, được nghe nhiều người khen đẹp, nhiều khi là xã giao, nhiều khi là khen cho vui, nhiều khi là vào thời điểm đó mắt họ tự dưng có hào quang sao đó (hehe), thì chưa bao giờ trong đời mình, mình nghĩ là mình đẹp. Đánh chết cũng không tin là mình đẹp.

Mình cũng biết, có rất nhiều người chê mình xấu, thô, đen, chả có gì đặc biệt, thấy gớm, đại loại vậy. Mình cũng chưa bao giờ (thành thật hoàn toàn) thấy phiền lòng vì chuyện đó. Đó là vì, họ nhìn bằng những đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường.

Hỡi những anh chàng không dám mặc đẹp

Tôi có một lời cảnh báo dành cho những anh chàng đang tò mò click đọc vào bài viết này chỉ vì cái tên của nó nhưng lại có định kiến về cái đẹp cũng như thích sự xuề xòa và không có nhu cầu khiến bản thân mình đẹp lên, thì xin lỗi. Mời bạn ra ngoài và đừng đọc tiếp. Còn những anh chấp nhận việc có thể mình chưa mặc đẹp và muốn mình đẹp lên thì xin mời, bạn đã đến đúng chỗ mình cần phải đến rồi đấy.

Chuyện tình Instagram

 

NHỮNG Ô VUÔNG – NHỮNG NGƯỜI TÌNH

Spring Time cho một chiều cuối tuần

*Featured image: David Yu

 

Trưa chủ nhật nằm nghe Spring Time mà cứ vẫn vơ về một miền đất xa vời, rồi chợt giật mình và nhớ là hình hình trễ mất một ngày gửi nhạc cho một người bạn ở xa, cứ mỗi thứ 7 đến là tìm kiếm những bản nhạc để gửi tặng tự dưng thấy trong lòng chợt có niềm vui nho nhỏ chạy ngược trong người, và tôi biết nếu bạn nhận được nó cũng rất vui…

Chợt nghĩ đến miền đất của những tiếng sóng biển rì rào qua câu chuyện của bạn, miền đất qua những tin nhắn mà ngày trước hằng đêm bạn kể tôi nghe, những câu chuyện không đầu không cuối về những con người nơi đó, về những buổi chiều bạn ngồi câu những chú cá, và những chú mực để nấu một buổi tối cho nàng mèo đỏng đảnh mà tôi chưa từng gặp bao giờ… Rồi chợt mỉm cười khi nhớ đến những trò đùa mà tôi từng trêu ghẹo bạn, đã đôi ba lần mắc lừa, và cũng đôi ba lần cảnh giác, nhưng cũng cứ thích thú để bị lừa, những niềm vui nho nhỏ và giản dị ấy bạn còn lưu giữ nó chứ?

Chẳng có sự tra tấn nào dã man hơn việc bên nhau nhưng chẳng còn nghĩ về nhau

Bao nhiêu là xa cho cái gọi là yêu nhau? Khi người ta nói đến 2 chữ yêu xa, họ thường hay bàn về khoảng cách địa lý. Khi 2 người yêu xa, họ thường dùng chữ NHỚ, chữ CHỜ và chữ HẸN để xoa dịu phần nào đó thổn thức trong trái tim. Khi họ phải yêu xa, họ nghĩ ngay đến những phương tiện như tin nhắn, zalo, facebook để kết nối nhịp sóng của đôi tim.

Nhưng, đã có ai XA ngay cả khi người yêu chỉ ở cách mình vài phút đi xe, vài phút cho một cuộc hẹn và vài phút cho việc nhìn thấy nhau. Nhưng tình yêu đâu có phải nguyên tắc như toán học mà quy định “xa” là đơn vị của khoảng cách địa lý. Tình yêu đâu có phải hư vô như văn học mà diễn tả chữ xa là một bầu thương nhớ. Mà XA chỉ đơn thuần là 1 từ làm giảm bớt đi nỗi đau của hai chữ HỮNG HỜ.

Ngày tình yêu bắt đầu, họ sống trong hi vọng màu hồng của ngày hôm đó sẽ kéo dài mãi đến sau này, nhưng ít ai biết rằng, bệnh “chán” của con người là căn bệnh nan y tiềm ẩn luôn chờ cơ hội bùng phát khi yêu thương chẳng chạm được đến điểm cực – yêu của bản thân họ.

Một cô gái khi yêu, bạn cứ nghĩ nhắn tin đều đặn, đi chơi hằng ngày, quan tâm hằng giờ và lo lắng từng chút là có thể nuôi dưỡng tình yêu qua năm tháng? Một chàng trai bạn cứ nghĩ, tình yêu là sự đón đưa người yêu đi mua sắm, ăn uống, rồi tình yêu là những nụ hôn, là tình dục, là ở cạnh nhau mỗi lúc mỗi nơi thì đã có thể đưa tình yêu của bạn đến đỉnh cao của hạnh phúc sao? Đúng! đó là tình yêu nhưng chỉ là 1 tình yêu của thời gian, tình yêu của một đứa trẻ trâu đang trên đà khôn lớn mà thôi.

Bạn lao vào yêu, yêu, yêu và yêu mà quên cả thời gian lao động. Chàng trai quên kiếm tiền, cô gái quên học hành, chàng trai quên công việc, cô gái quên giúp đỡ cha mẹ. Họ vét cạn tiền túi để cùng nhau long rong ngoài phố xá, để đốt cả vào nhà nghỉ, vào các phương tiện tránh thai và khi cạn túi, bản mặt của họ sẽ trở nên nhàm chán trong mắt nhau. Lúc đó, bỗng dưng xuất hiện một trạng thái mới song hành cùng tình yêu, đó là CHÁN. Từ chán, họ hững hờ trước những cuộc hẹn, họ phớt lờ tin nhắn, họ làm lơ trước các cuộc gọi và thế là hai người đang yêu nhau, họ bên nhau về thể xác nhưng xa nhau về tinh thần.

Chẳng có sự tra tấn nào dã man hơn việc bên nhau nhưng chẳng còn nghĩ về nhau. Chẳng có một định nghĩa vào về việc tình yêu đi đôi với đồng tiền, nhưng bạn cứ thử yêu khi cả hai không có tiền để xem tình yêu đó đi được đến đâu. Không phải người ta thực dụng khi mơ về 1 ông chồng giàu có, một cô vợ thành đạt mà đó là cách cho thấy họ đã trưởng thành và biết nghĩ đến những đứa con.

Hãy buông tay nhau khi bạn phải vừa yêu vừa phải suy nghĩ những lý do để né tránh người mình yêu vì không có gì độc ác bằng gieo cho người khác sự chờ đợi và hi vọng. Đừng bồng bột nghĩ rằng yêu là yêu mà hãy biết rằng, sống có trách nhiệm cũng là một cách yêu thương của người đã trưởng thành.

 

Yến Mèo

*Featured image:  Lisa Askew

Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác

Mấy hôm nay Sài gòn ít mưa, nhưng như mọi năm, mùa thi đại học vẫn là dịp trần ai đầy ải phụ huynh và sĩ tử.

Sau mỗi mùa thi, giá vịt giống trên cả nước tăng vọt. Giải thích cho hiện tượng này có thể là việc nghề chăn nuôi vịt ở các địa phương phải nhận thêm một lực lượng lao động mới sau mỗi kỳ thi đại học. Nhu cầu về vịt giống tăng nên giá cả cũng theo đó mà lên theo.

Hồi đi thi đại học, Bộ Giáo dục đã làm khó dễ, không chắp cánh ước mơ phục vụ quân đội của mình. Không biết nên gọi là may mắn hay không, thực tế, mình đã xác định trước rằng mình rất khó trượt, nhưng nếu trượt, mình sẽ đi làm giàu chứ nhất định không thi lại lần nữa. Vì thế nên mình đi thi.

Thằng bạn mình quê Nghệ An, quen cũng chục năm nay rồi. Đầu cán cuốc, óc bã đậu, thi Đại học kiểu gì cũng chắc chắn không thể không trượt. Ngày xưa mình đi thi, còn nó quyết định không thi mà đi học chụp ảnh. Bây giờ, mình vẫn lận đận, còn nó đã có một cái studio to đùng ở phố huyện; tiền như quân Nguyên, gái gú bia ziệu đập cả ngày, sống như ông vua con trong làng.

Thỉnh thoảng, nó điện thoại vào mỉa mình: “Cợ như mi đẹo đụ trình mần được như tau. Văn hay chữ tốt nỏ bằng thằng dột lẳm tiền”.

Không cãi lại được nó.

Trường đại học không dạy con người ta lớn nhanh hơn trường đời. Kiến thức đến không đồng nghĩa với việc bạn phải học trong một trường đại học. Trên thực tế, có khi cái nhìn về xã hội của một sinh viên đại học chính quy như mình lắm khi còn thiển cận hơn một ông xã viên hợp tác xã ở quê mới chỉ học hết cấp 1. Trường đại học cung cấp cho ta những ông thầy tốt, nhưng thầy tốt mà trò lười động não thì có học hay không cũng vậy.

Mình quen nhiều bạn coi trường đại học là một cuộc cống hiến cho Đoàn Thanh niên hơn là học hành. Cá nhân mình rất phản đối chuyện này nếu như chuyện học hành của họ bị ảnh hưởng. Chẳng ai có thể cống hiến, tổ chức, lãnh đạo… một cách hiệu quả những người nhiều kiến thức hơn họ (vì chăm học hơn). Lãnh đạo ít nhất phải hơn đa phần những người bị lãnh đạo một cái đầu, nên muốn là một cán bộ đoàn đại học được tin tưởng, trước hết, họ phải là một sinh viên có năng lực và học hành nghiêm túc đã.

Vậy nên khi ra khỏi trường đại học, cũng sẽ có người này người kia. Không phải ai cũng xứng đáng với 4 năm làm sinh viên.

Các bạn trẻ không bao giờ có cơ hội ngồi được lên giảng đường, bạn vẫn có thể có cơ hội làm lãnh đạo như các cán bộ đoàn. Tất nhiên là lãnh đạo những kẻ yếu hơn mình. Đàn vịt giống sẽ nâng tầm các bạn lên. Học đại học cũng chỉ để có kiến thức, sau này đi làm thuê, chứ chẳng mấy người được làm chủ. Đa phần những người đi học đại học, mục đích cuối cùng cũng chỉ là để làm giàu, cho đời sống ấm no hơn. Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác, nuôi vịt cũng có thể làm giàu, cũng có thể có quyền.

Chưa nói đến chuyện trí thức thời nay ở nước ta bị coi như con ghẻ, chưa chắc vị trí đã bằng giai cấp công – nông như anh chăn vịt. Còn nếu bạn nghe cái đứa nào bảo là “Học đại học thì sau này mới trở thành người trí thức để cống hiến cho nước non”, thì kệ mẹ chúng nó. Nó xạo đấy, con ông cháu cha đầy ra, làm gì đến lượt nó; ai cho nó cống hiến mà đòi cống hiến? Mình học đại học cũng chỉ để kiếm việc làm, lo thân còn chưa xong thì nước non cái đéo gì.

Tự dưng nhớ mấy thằng bạn cấp 3 Bổ túc ngày xưa quá. Chẳng có thằng nào vào đại học, nhưng đa phần đều giàu hơn và ít phải lo nghĩ hơn mình. Nên thôi, nếu xác định không đậu thì đừng thi nữa, phí tiền bố mẹ. Mua vịt giống về nuôi sớm để tránh cao điểm tăng giá thôi.

 

Sinh Lão Tà

*Featured image: Bui Thi Le Hang

Vì cuộc đời lạnh lẽo khôn cùng, nên cần lắm những cái ôm đầy bao dung

Mái ấm

Thế nào là nhà? Nhà không phải là một nơi chốn

Nhà, mái ấm, hạnh phúc… từng là những khái niệm rất mơ hồ với tôi. Tôi đọc thấy mấy từ này trên sách vở, tài liệu, báo chí, và cảm nghiệm chúng như những gì được định nghĩa. Nhưng nếu đúng như định nghĩa trong đó, nếu đúng nhà là một nơi để về ăn cơm, ngủ nghỉ hay sinh hoạt, thì tại sao, đôi lúc, tôi lại cảm thấy một nỗi nhớ nhà khắc khoải dâng trào… khi đang ở trong chính căn nhà của mình?

Duyên may run rủi, một dịp hiếm có khi tôi cùng nhóm bạn đã lưu lại 6 ngày trong một khu thiền viện tách biệt, yên ả, bình lặng  và trong lành. 6 ngày ngắn ngủi dưới mái chùa cho tôi cảm giác ở trong một ‘mái ấm’ hơn cả hơn 20 năm trời ở nhà. Nói vậy không phải là trong những năm ở với gia đình tôi không được yêu thương. Ngược lại, tôi có được tình thương cũng gọi là rất nồng ấm của gia đình khi còn thơ bé, nhất là từ bà và mẹ. Thế nhưng vì một cớ nào đó, tôi đã không cảm nhận được trọn vẹn những ấm áp đó, mà ấu thơ trong tôi, mỗi khi nhớ về lại đong đầy những ký ức buồn…

Hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ

*Featured image: Coolgirsar

 

Đây là một trong những bài viết mà bản thân Fire thấy hay và ý nghĩa nhất mà mình từng đọc qua, bài này do vị thầy tâm linh Teal Scott viết, trong đây có nói rõ nguyên nhân của căn bệnh tự kỷ và vai trò của những người bị mắc chứng bệnh rối loạn này trong cuộc sống của chúng ta. Có thể bạn sẽ không ngờ đến khi đọc qua bài này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào có một cái nhìn thấu đáo và rõ ràng hơn về căn bệnh rối loạn “tự kỷ” này để phần nào cảm thông hơn với họ – những người mang trong mình hội chứng này nhé.

Hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng rối loạn mà nó đang lây lan nhanh ra khỏi toàn cầu với tốc độ chóng mặt, nhưng lý do tại sao nó lại là “căn bệnh” trở nên phổ biến, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết điều này.

Trong xã hội ngày nay, mọi người có xu hướng nhìn vào những hội chứng rối loạn này và nghĩ rằng “Có một cái gì đó đã đi sai”. Nhưng đây không phải là không phải là quan điểm trên phương diện rộng của vũ trụ này. Tất cả mọi thứ mà chúng ta kinh nghiệm, nó phục vụ cho chúng ta theo một cách nào đó và bất cứ ai đang trải qua những gì xã hội loài người gọi là “rối loạn” đang được đáp ứng rộng rãi từ kinh nghiệm. Khi nói đến bệnh tự kỷ, nó không chỉ là cá nhân tự kỷ đang tích cực được sử dụng bởi các kinh nghiệm, mà còn là liên quan đến tất cả những người tiếp xúc với họ.

Tình yêu là trân trọng chứ tình yêu không phải là sở hữu

Sao dạo này không ai hỏi mình rằng YÊU LÀ GÌ?

Để mình được dịp nói với họ rằng: Yêu thực tế chẳng có gì là ghê gớm, nó chỉ là sự lỗi nhịp chốc lát của trái tim tạo nên hiệu ứng rung rinh của sợi dây hạnh phúc sau đó nó kích hoạt bản năng con người dẫn đến một vài hành động níu giữ niềm vui để rồi chẳng bao lâu sau, chính sự lỗi nhịp của trái tim đó sẽ lại khiến một trong hai người rung rinh vì 1 bóng hình khác và thể là bỏ lại một cái bóng lẻ loi. Lúc đó sợ dây hạnh phúc sẽ chuyển từ rung động sang hồi tưởng, trí não hoạt động mạnh để kích thích các hình ảnh của quá khứ quay về một cách rõ nét nhất đồng thời thúc đẩy khóe mắt tiết ra nước để cuốn trôi từ từ những hồi ức. Và giai đoạn cuối cùng của tình yêu  là ngay tại vị trí trái tim bị lỗi nhịp đó sẽ hình thành một vết sẹo mà đến nay vẫn chưa có một cơ sở thẩm mỹ nào có khả năng làm mờ đi nó.

Trước đây vẫn có đứa hay đến hỏi “LÀM SAO ĐỂ QUÊN MỘT NGƯỜI?”.

Giờ mà đứa đó quay lại, mình đã có thể cho một đáp án rằng: Quên một người vốn chẳng phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ, nó chỉ đơn giản là hành động mở một cánh cửa tủ, vứt người cũ và những thứ liên quan vào đó, khóa lại và vứt chìa khóa đi. Quên không phải là sau khi khóa cửa tủ sẽ đốt cái tủ hay ném nó xuống biển cho khuất mắt, mà quên là khi ta để cái tủ đó ngay bên cạnh nhưng không cầm chìa khóa. Để khi nào ta đến được cuối con đường đời ta sẽ có dịp được quay lại chiêm nghiệm những lần ta mạnh mẽ, nhìn những hộc tủ mà chẳng còn cảm giác đau thương thì đó là đã QUÊN. Bởi lẽ quá khứ không có tội, mà giả như có tội cũng chẳng đến mức tử hình, hãy gom nó lại như những nấc thang đánh dấu ta trưởng thành. Và con người chẳng thể lớn nếu không được nuôi từ những quá khứ thương đau.

Mày ơi làm sao đây, thằng bồ cũ tao nó đòi quay lại?

Đã 1 thời trẻ trâu khi nghe bạn hỏi câu này mình đã im lặng bất lực nhưng giờ thì khôn rồi nhé. Không phải ai trên đời cũng đủ can đảm quay lại nhặt thứ mình đã đánh rơi nhưng vấn đề là bạn có can đảm xem mình là cái vật bị đánh rơi ngu ngốc đó không? Tại sao bị người ta đánh rơi mà bạn cứ mãi nằm dưới đất chờ người ta quay lại nhặt như vậy khi trên đường đời còn có khối người tốt sẵn sàng mang theo bạn đi khắp nơi mà ko bỏ lại bạn cô đơn trên một góc đường nào đó. Đừng nằm khóc và chờ đợi, đừng yếu mềm mà bị hạ gục bởi những mật ngọt bởi ai có thể vứt bạn một lần thì cũng có thể vứt bạn lần hai.

Là vậy đó, yêu thương là trân trọng chứ yêu thương không phải là sở hữu. Buông tay là xếp quá khứ vào bên cạnh hiện tại chứ không vứt nó sâu vào quên lãng. Con người nếu ko có quá khứ đau thương thì chỉ mãi là một quả trứng để nâng niu và sống trong sự mỏng manh của khóe mắt chực chờ trào nước. Hãy yêu như ngày mai bạn sẽ chết những đừng yêu để mai bạn phải chết vì một cái thai.

 

Yến Mèo

*Featured image: Maria