26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 32

Thời gian không chỉ là tiền bạc mà còn hơn thế nữa

Kiểm soát thời gian

Hôm qua khi nói chuyện với một bạn trẻ thì mình vui vẻ hỏi rằng “Em có muốn biết bí mật tại sao anh dù hơn 30 tuổi nhưng trông trẻ hơn so với tuổi thật khá nhiều không?” Bạn trẻ này nói mình cứ chia sẻ xem bí mật đó thực là thế nào.

Thật ra gọi là bí mật nhưng lại chẳng có bí mật gì cả, mình có thể khẳng định rằng mình trông trẻ hơn tuổi vì đã đặt bản thân LÀM NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN và liên tục xây dựng, duy trì NHỮNG THÓI QUEN có ích từ năm 2018 cho đến bây giờ. Dĩ nhiên trong những năm trước đó, mình đã hình thành một, hai thói quen tốt, nhưng trong khoảng 3 năm gần đây thì bản thân mình mới hoàn toàn thực hiện trọn vẹn tất cả những điều sau như một sở thích, thói quen chứ không phải gồng lên hoặc ép buộc bản thân phải làm:

  • Làm những gì mình muốn như viết lách, đọc sách, học về các kỹ năng mới…
  • Sống thảnh thơi như có thể đi ra khỏi trạng thái tập trung làm việc để đi gặp gỡ, đi qua ngồi cà phê với anh em, bạn bè hoặc những mối quan hệ mới.
  • Duy trì việc tập luyện mỗi ngày bằng đi dạo, chạy bộ, chống đẩy, tập tạ.
  • Kiểm soát những cảm xúc tiêu cực và cho bản thân được thảnh thơi, thư giãn như thiền hay suy nghĩ trong lúc đi dạo.
  • Thừa nhận sự bất toàn, hạn chế, sai lầm của bản thân nhưng đồng thời nhận biết được mình sẽ trở nên tốt hơn, tiến bộ hơn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng internet bằng cách áp đặt những kỷ luật và thời gian nhất định.

Bạn trẻ kia trả lời những điều mình liệt kê đều vô cùng ích lợi nếu mỗi người có thể áp dụng được. “Nhưng em cũng cảm thấy rằng để làm được tất cả những điều này trong một ngày thì sẽ cần rất nhiều thời gian mới có thể hình thành các thói quen như anh.” Mình đã trả lời rằng “Vấn đề ở đây không là cần nhiều hay ít thời gian mà là em có thể kiểm soát thời gian em có trong mỗi ngày tốt tới đâu.”

Và dựa trên kinh nghiệm thực hành, đúc rút của chính bản thân, cũng như đối chiếu và học hỏi từ những cá nhân thành công nhất trên thế giới nổi tiếng với sự đa năng của họ, thì mình khẳng định rằng “Kiểm soát thời gian” chính là chìa khoá mở cánh cửa dẫn chúng ta tới một cuộc sống có thể đạt được tất cả những gì chúng ta muốn.

Tiếp theo, mình muốn chia sẻ về khái niệm 5 Minute Rules – một nền tảng, thói quen kiểm soát thời gian quan trọng đã góp phần đem tới thành công cho Elon Musk – tỷ phú giàu nhất thế giới tính theo thời gian thực mình đối chiếu trên Forbes với tải sản ước tính gần 183 tỷ đôla. Nhưng chưa hết, mình sẽ chia sẻ một điều bất ngờ ở phần cuối bài viết khá dài và nhiều thuật ngữ này.

Đều có 5 phút như nhau nhưng tại sao Elon Musk lại có thể sử dụng hiệu quả hơn chúng ta?

thời gian

Elon Musk không chỉ sở hữu Tesla mà còn giữ vai trò đồng sáng lập hay quản lý ít nhất mấy công ty cũng có giá trị hàng tỷ đô khác là SpaceX, Solar City, Neuralink, OpenAI và Boring company. Để giải quyết tất cả các vấn đề của những công ty có quy mô lớn mà mình trực tiếp tham gia này, Elon Musk đã chấp nhận làm việc tới 100 giờ mỗi tuần. Thậm chí trong khoảng năm 2017 và 2018, Elon chia sẻ rằng mình thường xuyên ngủ dưới sàn nhà ở xưởng lắp ráp Tesla để kiểm tra chất lượng sản xuất mẫu xe điện Model 3 trong khoảng 6 tháng.

Elon nói rằng dù chỉ mất 10 phút để duy chuyển từ nhà máy tới khách sạn nhưng 10 phút đó nên ưu tiên dành cho công việc quan trọng thì tốt hơn. 10 phút trong vòng 6 tháng, đối với chúng ta chỉ là số lẻ của khái niệm thời gian, còn 10 phút ấy Elon đã cứu công ty của mình mà anh mô tả rằng “Đang ở trong trạng thái chẳng khác gì địa ngục.”

Tuy nhiên dù là một người nghiện công việc, Elon Musk vẫn có khoảng thời gian đáng kinh ngạc dành cho các hoạt động giải trí, hẹn hò và chăm sóc gia đình. Nếu bạn là một người sử dụng Twitter thì sẽ biết rằng Elon cuồng đăng tweet và thích chém gió với người hâm mộ như thế nào. (Chỉ riêng trong ngày 14/1/2021 theo giờ Mỹ, Elon đã đăng 3 tweet, tweet sớm nhất vào 2:05 sáng). Không chỉ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, Elon Musk cũng là tay mê game như mê đọc sách.

Trong tự truyện của mình, Elon Musk kể rằng có những ngày anh chơi game hàng giờ đồng hồ song song với làm việc. Nhưng chưa hết, Elon Musk cũng dành nhiều thời gian cho các buổi phỏng vấn, tham gia event mà nhiều CEO các công ty nổi tiếng khác sẽ ít góp mặt. Anh cũng nổi tiếng với chuyện hẹn hò yêu đương ầm ĩ của mình. Còn trên khía cạnh gia đình, Elon dành 3 ngày mỗi tuần để chơi với 6 cậu con trai của mình. Điều này được chính người vợ cũ đầu tiên của anh xác nhận rằng Elon đã chăm sóc các con cô rất tốt.

Trong cuốn tự truyện mà Elon Musk cho phép mình chắp bút – tác giả Ashlee Vance viết rằng bí mật đã giúp Elon Musk cụ thể hoá ý tưởng thành sản phẩm từ xe điện cho tới tên lửa không chỉ nằm ở việc Elon thông minh, biết cách tổng hợp kiến thức và chăm chỉ, hay nói đúng hơn là nghiện công việc, mà là tối ưu hoá thời gian tốt đến mức điên rồ, thậm chí có vô cùng cực đoan.

Elon Musk có thói quen làm việc 12-16 tiếng một ngày liên tục như thế trong gần 15- 20 năm nay. Trong ngày sinh nhật của mình, Elon gần như chỉ ở trong văn phòng làm việc. Em trai Elon Musk tổ chức đám cưới ở Tây Ban Nha nhưng anh chỉ góp mặt đúng 2 tiếng đồng hồ rồi bay về Mỹ tiếp tục… làm việc.

Giống như Bill Gates, Elon Musk không có khái niệm “Trong khoảng thời gian này tôi sẽ làm việc này”, thay vì thế Elon Musk sẽ tự hình thành những kế hoạch cho ngày hôm đó sẵn trong đầu mình và anh kiểm soát, đong đếm tất cả mọi công việc theo từng quãng thời gian ngắn chỉ trong 5 phút.

Thậm chí trong nhiều buổi hội họp hay thảo luận, Elon còn tự nhẩm đến từng giây vượt qua khung thời gian quy định. Brogan – một trong những kỹ sư tên lửa đầu tiên làm việc cho Elon Musk kể rằng “Elon là bậc thầy trong việc kiểm soát thời gian của mình và tối ưu hoá từng phút một. Kết quả là trong nhiều năm trời làm việc với cường độ cao 15-16 giờ một ngày thì Elon Musk thực sự giải quyết công việc hiệu quả hơn gấp 10 lần so với một người có năng lực hạng A ở SpaceX hay Tesla.”

thời gian

Luật 5 phút – 5 Minute Rules còn được gọi là Time boxing hay Time blocking mà Elon Musk sử dụng để phân chia thời gian trong ngày của mình thành từng block 5 phút. Trên thực tế 5 Minute Rules được rất nhiều người khác sử dụng bao gồm Bill Gates và Cal Newport – tác giả những cuốn sách ăn khách liên quan đến sự tập trung và tối ưu hoá thời gian cho công việc. Ngay cả ăn trưa, Elon cũng chỉ dành ít hơn 5 phút.

Hayden Field, biên tập viên Entrepreneur đã thử phân bổ lịch trình của mình theo cách này. Cô đã sử dụng các block 5 phút để kiểm tra email, lên ý tưởng mới hay những công việc phụ của cô như xuất bản bài viết, chỉnh sửa nội dung ngắn… Với những công việc cần nhiều thời gian hơn, cô xếp công việc đó thành nhiều block 5 phút.

Ví dụ, đối với một công việc cần 30 phút, cô sẽ dành cho nó 6 block 5 phút, và chia nhỏ công việc đó theo từng block. Tổng thời gian vẫn vậy, nhưng thực hiện theo từng mốc công việc sẽ dễ dàng hơn. Các bạn có thể tham khảo ngay dưới đây :

8 giờ 50: Tới văn phòng, mở máy tính cùng những phần mềm cần thiết (1 block)
8 giờ 55: Nghĩ ý tưởng cho bài viết mới (4 block)
9 giờ 15: Họp giao ban (5 block)
9 giờ 40: Kiểm tra email (2 block)
9 giờ 50: Bắt đầu viết bài (2 block)
10 giờ: Phối hợp cùng đồng nghiệp chỉnh sửa bài viết (6 block)

10 giờ 30: Gặp sếp để trình ý tưởng về bài tiếp theo (1 block)
10 giờ 35: Uống nước (2 block)
10 giờ 45: Hoàn thiện bài viết để chuẩn bị đưa lên trang (1 block)
10 giờ 50: Đọc nhanh một số trang khác để nắm bắt thông tin, có thêm ý tưởng (2 block)
11 giờ: Kiểm tra email lần nữa (2 block)
11 giờ 10: Gửi email cho nhân vật để hẹn phỏng vấn (1 block)

Qua khung tham chiếu phía trên bạn sẽ không cảm thấy quá điên rồ khi mọi thứ trong một ngày có thể hoàn thành được chỉ trong vòng 5 phút. Thực ra Luật 5 phút hay Time blocking cho phép bạn kiểm soát và tuỳ biến công việc và kế hoạch của mình trong ngày ở trạng thái tập trung nhất có thể.

Ví dụ khi mình viết bài này cần 3 giờ để hoàn thành tương đương 36 lần 5 phút hay 36 block. Trong 36 lần 5 phút hay block này mình sẽ TẬP TRUNG HOÀN TOÀN vào việc viết chứ không chơi game, lướt IG hay FB. Và việc ý thức được rằng thời gian 36 lần 5 phút ấy đã được “đóng gói” cho bài viết, đã được đưa vào kế hoạch rõ ràng trong đầu của mình thì thật khó để xao nhãng. Điều này sẽ khiến thời gian kéo dài cho bài viết nhiều hơn.

Và vì phải đẩy thêm giờ phút để hoàn thành một công việc trên thực tế có thể nhanh hơn, sẽ làm mình thiếu hụt thời gian cho các hoạt động khác. Ngược lại, khi bạn đã băm nhỏ quỹ thời gian trong ngày của mình thành từng 5 phút cụ thể rồi thì bạn sẽ không còn mơ hồ, không còn mất kiểm soát và tự ý chèn vào việc đang làm những giây phút giải trí gây xao nhãng không cần thiết.

Đối với nhiều người thì phương pháp quản lý 5 phút một có vẻ rất cực đoan, cứng nhắc và không thực tế khi áp dụng. Nhưng trên thực tế, 5 Minute Rules lại chính biện pháp tốt nhất để bạn có thể kiểm soát cuộc sống của mình như Elon Musk đã làm. 5 Minute Rules chính là sự chứng minh cho sự đúng đắn không thể phủ nhận của Quy luật Parkinson: Công việc bạn làm sẽ kéo dài ra theo thời gian bạn ước tính hiện thực hiện nó.

Ví dụ khi bạn dự tính hoàn thành một công việc trong 60 phút nhưng bạn lại có khả năng hoàn thành trong 30 phút, thì bạn vẫn tiêu tốn 60 phút hoặc hơn thế cho việc đó khi xen lẫn những giây phút làm việc thực sự với thời gian lướt web, check tin nhắn, nghe nhạc… Nhưng nếu bạn có thể lên kế hoạch bằng sổ ghi chép hoặc có thể tự kiểm soát từng 5 phút trong đầu mình như Elon Musk, thì bạn hãy tự hỏi xem mình sẽ tiến bộ và thành công hơn như thế nào khi có thể làm tốt ít nhất gấp đôi so với bạn bè và đồng nghiệp?

Luật 5 phút cũng chỉ ra rằng kiểm soát thời gian của chính bạn sẽ đem tới hiệu ứng “Ít hơn là nhiều hơn”. Bạn chủ động nắm bắt những gì mình phải làm trong một ngày và phân chia thời gian hiệu quả để giải quyết công việc hay học hỏi kiến thức, kỹ năng mới trong trường lớp.

Tiếp theo bạn cũng sẽ không bị rơi vào tình trạng kiệt sức, quá tải trước những quyết định hay lựa chọn xé nhỏ năng lực và thời gian trong ngày của mình. Khi áp dụng Luật 5 phút, bạn bắt buộc phải chọn một là chợp mắt ngủ một lát, hoặc là lướt facebook rồi quay trở lại với công việc giống Elon Musk chứ không thể chọn cả hai.

Cuối cùng, để có thể kiểm soát thời gian theo Luật 5 phút như Elon Musk chắc chắn sẽ không phải là điều dễ dàng với đa số chúng ta. Nhưng dù bạn có đang học, đang đi làm hay theo khởi nghiệp thì một quy luật đơn giản nhưng chi phối mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta “Chọn lựa dễ dàng, cuộc sống khó khăn. Chọn lựa khó khăn, cuộc sống dễ dàng”. Quy chiếu theo 5 Minute rules hay Time blocking, bạn chỉ được chọn một lựa chọn trong cùng một thời điểm.

Và còn một điều nữa.

Vì kiểm soát được thời gian nên bạn sẽ làm được hết những gì mình muốn

Một điều thú vị và bất ngờ rằng Elon Musk nhiều khả năng có thể không phải là người đầu tiên đưa khái niệm Luật 5 phút để quản lý chặt chẽ thời gian của mình. Trước khi Elon tiết lộ về bí mật 5 Minute rules thì Cal Newport – tác giả cuốn Deep work và cũng là phó giáo sư chuyên ngành Khoa học máy tính đã viết về khái niệm Time blocking cũng như cách anh thực hành cũng như quản lý thời gian của mình chặt chẽ không kém ông chủ Tesla là mấy kể từ năm 2013.

thời gian

Cũng chính Cal Newport đã sử dụng thuật ngữ Time blocking – Chặn/đóng thời gian mà bây giờ tất cả hay nói về time blocking như là một phát minh của Elon Musk. Cal Newport luôn có thói quen dành 10-20 phút lập kế hoạch time blocking cho ngày hôm sau của mình. Mục tiêu của Cal là anh muốn kiểm soát được tiến độ những dự án của mình sao cho luôn phù hợp với thời gian đã đặt ra.

Qua kiểm chứng bằng thực tiễn, Cal Newport ước tính rằng nếu trong 1 tuần bạn làm việc 40 giờ dựa trên kế hoạch time blocking thì sẽ đạt được sự hiệu quả hơn nhiều so với 1 tuần làm việc 60 giờ theo cách thông thường và chẳng có kế hoạch cụ thể nào. Và 20 giờ còn lại mỗi tuần ấy bạn có thể sử dụng để chơi game, hẹn hò, cà phê hay tham gia bất cứ một hoạt động giải trí nào bạn muốn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc và tiến độ công việc.

Đây chính cái hay của việc kỉ luật và ý thức về việc kiểm soát thời gian ở đây lại khiến bạn có nhiều thời gian giải trí và tận hưởng cuộc sống hơn. Chắc hẳn bạn thi thoảng đã có những ngày tự nhiên công việc được giải quyết mau chóng và hiệu quả đến mức dù có lướt web và facebook hàng giờ đồng hồ vẫn không cảm thấy tội lỗi phải không?

Và việc bạn có thể kiểm soát thời gian tốt đến đâu sẽ đem tới niềm vui, sự tận hưởng và thảnh thơi đó mỗi ngày của bạn. Bạn có thể vui chơi thoải mái mà công việc vẫn được giải quyết êm xuôi tốt đẹp.

Cal Newport cũng giải đáp thắc mắc của mọi người rằng khái niệm Time blocking có quá cứng nhắc khi thực hiện và triệt tiêu sự sáng tạo trong công việc hay không? Qua việc thực hành của chính mình và tham khao câu trả lời của Cal Newport thì mình khẳng định rằng là KHÔNG. Trái lại, khi bạn ý thức được sự quan trọng của mỗi giây phút trôi qua sẽ đem lại nhiều giá trị thế nào khi được tối ưu hoá thì việc thực hành nó mỗi ngày đem tới năng suất đột biến có thể làm bạn sửng sốt.

Vì trong một ngày luôn tiềm ẩn nhiều biến động và bất ngờ, nên kế hoạch theo Luật 5 phút hay Time blocking mà bạn lập ra trong tối qua chắc chắn sẽ thay đổi. Nhưng chính bản thân kế hoạch time blocking cũng dễ dàng tuỳ biến theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ hôm nay bạn có cuộc họp kéo dài hơn dự kiến tiêu tốn khoảng thời gian không nhỏ cho các công việc khác, thì bạn hãy chọn một công việc quan trọng nhất mình phải hoàn thành trong ngày và áp dụng time blocking hoàn toàn cho công việc đó. Sau khi hoàn thành rồi, hãy xem mình còn bao nhiêu thời gian để phân chia cho các công việc tiếp theo.

Ví dụ như hồi tháng 11 mình liên tục phải họp online cho một dự án viết sách. Thời gian dành cho buổi họp này nhiều đến mức mình đã phải điều chỉnh số phút chạy và tập từ 90 phút xuống còn 30 phút mỗi ngày. Tuy khối lượng vận động chỉ còn 1/3 nhưng quan trọng nhất là MÌNH VẪN HOÀN THÀNH MỤC TIÊU trong ngày hôm đó và đồng thời mình vẫn còn quỹ thời gian để đọc sách vào buổi tối (Cũng là một mục tiêu trong ngày) mà chẳng bỏ lỡ bất cứ một dự định nào cả.

Rồi tới cuối ngày, sau khi hoàn thành hết những mục tiêu thì mình vẫn còn thời gian để lướt facebook, Instagram mà chẳng cần phải bỏ lỡ điều gì hết. Mình phải nhắc lại một lần nữa rằng: Bạn kiểm soát thời gian và ưu tiên những việc cần phải làm tối ưu đến đâu, bạn càng có nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt động giải trí.

Điều cuối cùng là áp dụng kiểm soát thời gian, Luật 5 phút hay Time Blocking có ảnh hưởng đến sự sáng taọ hay độc đáo trong công việc hay không? Cal khẳng định là KHÔNG và mình cũng nói rằng KHÔNG. Cal cho rằng bạn càng dành nhiều thời gian cùng sự tập trung cao độ vào vấn đề mình giải quyết thì càng đi sâu và sáng tạo hơn trong vấn đề ấy.

Còn đối với mình, một người viết lách hàng ngày thì chỉ riêng việc cắt đứt toàn bộ sự xao nhãng để hình dung và tưởng tượng vô số những cách mình có thể diễn đạt trong một truyện ngắn hay bài viết thì mình càng tìm được sự mới mẻ hay hơn rất nhiều so với thời điểm mới ngồi xuống bắt đầu viết.

Hãy xem trọng thời gian hơn là tiền bạc

Kiểm soát thời gian không chỉ là chú tâm vào từng khoảnh khắc bạn có trong ngày mà còn là cách giúp bạn nhận ra những mối ưu tiên cần làm và biến những giây phút giải trí trở nên có giá trị. Vì áp dụng triệt để Luật 5 phút nên Elon Musk vẫn có thể chế tạo xe điện hay tên lửa đồng thời có thời gian đi tán gái và chém gió trên mạng. Vì kiểm soát thời gian tốt qua Time Blocking mà Cal Newport vừa trở thành phó giáo sư về Khoa học máy tính đồng thời là tác giả ít nhất 6 cuốn sách ăn khách ở Mỹ.

Và đối với mình, khi học hỏi, áp dụng và xây dựng một thói quen kiểm soát thời gian thì mình đã hoàn thành một bài viết nhanh hơn rất nhiều. Nếu trước đây mình có thể mất cả ngày để viết xong bài viết phải tham khảo, tìm kiếm thông tin từ sách, internet và đưa vào đó những mẩu thực hành trong cuộc sống của mình thì bây giờ mình chỉ tiêu tốn hơn 3 giờ một chút!

Chúng ta hay nói rằng Thời gian là vàng là bạc, nhưng thực tế thì chúng ta lại làm ngược lại – xem trọng tiền bạc hơn thời gian. Chúng ta có thể dễ dàng nhớ về từng khoản tiền một mình bỏ ra để mua sắm, ăn uống hay đi du lịch rồi nhiều lúc hối hận khi nhẩm tính thấy mình chi tiêu quá tay.

Tuy nhiên chúng ta lại ít khi nhìn nhận thời gian với sự tiếc nuối nhiều như thế. Cũng thật dễ hiểu khi nhiều ngày trôi qua một cách xao nhãng và chẳng đem lại lợi ích đối với chúng ta còn dễ chấp nhận hơn khi tiêu một món tiền vào một món đồ mua về rồi mới biết không còn hứng thú nữa.

Hãy buông bỏ tư duy sai lầm đó, hãy quý trọng và kiểm soát thời gian của chính mình ngay từ bây giờ. Hãy nhớ Thời gian là tiền bạc. Khi bạn sử dụng thời gian hiệu quả hơn thì đồng nghĩa tiền bạc sẽ tới với bạn nhiều hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn khi không bỏ lỡ bất cứ một khoảnh khắc nào. Và nếu như chỉ sống được một lần trên cuộc đời này, bạn sẽ không bao giờ hối hận vì đã bỏ lỡ những giờ phút chẳng thể lấy lại hay mua được nữa.

Tác giả: Đức Nhân

Biên tập: Triết Học Đường Phố

Ảnh: Luke Chesser on Unsplash

Bạn có đang hạnh phúc với lựa chọn của mình không?

0

“Mày dạo này sao rồi, ổn không?”

“Em ổn”

“Ổn cứt. Nhìn mặt là tao biết đang vật vã rồi.”

“Em nói là em ổn.”

“Thế để dành được bao nhiêu rồi?”

“Chưa có ý định đó mà.”

“Thế thì ổn thế quái nào được đây?”

“Nhưng em thấy mình ổn.”

“Bỏ đi. Kiếm việc nào nhiều tiền, có tương lai mà làm.”

Trong toàn bộ những lần đối thoại với các thành viên gia đình mình. Tựu chung lại, nội dung cuộc đối thoại mà tôi nhận được đều như trên.

“Thế có đang hạnh phúc với công việc hiện tại không?” Với tôi, câu hỏi này là quá xa xỉ. Tôi chưa nhận được từ ai cả. Bởi không một ai đặt câu hỏi mà tự thân không có sẵn một câu trả lời theo cách của riêng họ.

Tôi cũng thắc mắc là sao tôi phải đợi ai đó hỏi mình? Sao tôi không tự thấy hạnh phúc? Đợi ai đó hỏi mình có đang hạnh phúc không, chẳng khác nào tôi đợi ai đó phải hài lòng với lựa chọn của mình. Dẫu cho tôi may mắn có ai hiểu được điều tôi đang làm nhưng nếu tôi không làm với một tâm hồn mãn nguyện thì đó cũng chỉ là cái cớ để tôi thanh minh cho những thiếu sót của mình.

Có thể lúc này đây, bạn muốn trở thành một nghệ sĩ lang thang nhưng gia đình sẽ hãnh diện hơn nếu bạn trở thành một chính trị gia, chí ít cũng là công chức nhà nước; bạn muốn trở thành game thủ, nhưng ba mẹ lại muốn bạn trở thành một bác sĩ… Mong muốn đối lập ấy khiến bạn cứ giằng co giữa hai lựa chọn.

Rủi ro cho quyết định hợp ý muốn của bạn là bạn không có ai để đỗ lỗi khi thất bại. Nếu không may cuộc sống khiến bạn rơi vào cảnh đói ăn, đói mặc, bạn mang một nỗi hổ thẹn khi quay về với gia đình. Tuy nhiên, bạn biết đấy, gia đình luôn sẵn sàng dang tay chào đón bạn. Nhưng hãy nhớ, cũng bởi vì tình thương yêu họ dành cho bạn là quá lớn, gia đình vẫn thôi thúc bạn làm điều mà họ cho là tốt lành. Chẳng đâu bằng nhà mình. Chẳng ai kiên nhẫn bằng cha mẹ và anh chị em của bạn cả. Và họ luôn có đủ sức thuyết phục để khiến bạn phải hành động theo mong muốn của họ.

Bạn phải đáp trả lại tình yêu mà gia đình đã dành cho mình, cách duy nhất là làm theo ý họ muốn. Nhưng đó không phải là vì bạn yêu họ thật sự. Bạn chỉ đang không muốn cảm giác tội lỗi đè nặng đấy thôi. Bạn không muốn bị xem là đứa ích kỷ. Bạn đang tô vẽ một hình mẫu của một người con ngoan ngoãn. Rồi khi bạn phải đối diện với tính vô nghĩa trong công việc đang làm, trong bạn lại nhói lên một ý muốn từ bỏ. Bạn không đủ can đảm từ bỏ, bạn lại quay ngược lại trách cứ người thân. Vòng lặp của sự từ bỏ và tiếp tục cứ thế luân phiên diễn biến trong suốt cuộc đời bạn. Cảm giác bất lực cứ tồn tại mãi. Nhưng nếu đủ yêu thương, bạn sẽ hiểu một điều, thế hệ của cha mẹ chúng ta thật ra cũng không nằm ngoài định kiến về cách hành xử vì mình và vì người. Họ cũng sinh ra đã được định sẵn bởi những kỳ vọng lớn lao từ xã hội.

Vậy nên, mọi thứ cứ tái diễn theo cách mà nó vốn là. Và bằng tất cả tình yêu, chúng ta không thể trông đợi bất cứ điều gì về nhau, mà chỉ có thể trông đợi vào chính bản thân mình.

Chúng ta đang sống để chuẩn bị cho một cuộc sống khác. Tất nhiên rồi, sống vì ngày mai không có gì là sai cả. Nhưng sống vì ngày mai lại khiến ta bỏ lỡ toàn bộ ngày hôm nay. Giây phút này, mới là giây phút ta tồn tại.

Vài phút trước, tức khoảnh khắc bạn nhấp vào bài viết này đã trôi qua, nó không tồn tại nữa. Khoảnh khắc bạn đọc dòng chữ này, dòng chữ tiếp theo mới tồn tại. Xa hơn nữa cũng chưa tồn tại. Tôi sẽ không biết tôi viết gì khi tôi không đang viết.

Làm sao bạn biết chắc khoảnh khắc kế tiếp chuyện gì sẽ xảy ra với bạn? Bạn có thể bị phân tâm bởi dòng tin nhắn mới, bạn có thể bỏ ngang bài viết này để quay lại với công việc còn dang dở; bạn có thể chào đón một người bạn không mời mà đến, hoặc bạn sẽ ngủ…ai mà biết. Không thể biết được. Làm sao biết chắc bạn sẽ làm gì khi bạn chưa làm gì?

Chỉ khi bạn quyết tâm đặt tay vào làm bạn mới biết mình đang làm gì. Trước đó, mọi lời nói đều là sáo rỗng. Và chỉ khi làm điều mà bạn thích, thật sự thích, bạn mới cảm giác như mình đang hiện hữu. Để thoải mái làm điều bạn thích, bạn phải hy sinh hình ảnh tròn trịa trong mắt người khác. Bạn phải độc lập trong mọi hành động. Tính độc lập thì luôn có hai mặt, nó sẽ làm bạn trông sáng láng và kiêu hãnh đồng thời cũng khiến bạn phải đối mặt với khả năng trở thành thấp kém. Phải thoải mái với cả hai, bạn mới hài lòng với lựa chọn của mình. Bản thân cảm giác hài lòng đã là một dạng hạnh phúc rồi. Và hạnh phúc cũng chính là bản chất đích thực của bạn. Bạn đã nhận ra điều đó chưa?

>>> Tat Tvam Asi: BẠN chính là NÓ — BẠN cũng chính là điều bạn đang tìm kiếm: https://bit.ly/38OCrTO

Tác giả: Lê Duyên
Biên tập:
THĐP

Ảnh: Alex Loup

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sáng tạo thực sự là gì?

0

Khi tôi nói về sáng tạo, tôi sẽ nói về cái gì đó mơ hồ và điên khùng hơn thế. Nó phải là thứ gì đó không không dựa trên những chất liệu có sẵn – thứ mà từ hàng thiên niên kỷ nay, con người luân phiên tái sử dụng, dưới nhiều nhánh tri thức khác nhau. Thứ sáng tạo mà tôi đề cập, nó ẩn chứa trong mọi hành động dù là nhỏ nhặt nhất của mỗi người.

Nếu chịu khó quan sát, bản thân sự sáng tạo đều có liên hệ mật thiết với ý nghĩa của cuộc sống. Bạn muốn sáng tạo nghĩa là bạn muốn cuộc đời mình thật sự có ý nghĩa. Để cuộc đời có nghĩa, bạn phải tạo ra nó. Nó không có sẵn. Thứ có sẵn là thứ được thu nhận, thứ đã được phát hiện. Nhưng ý nghĩa có sẵn tuyệt nhiên không phải là ý nghĩa của chính bạn. Đó là thành phẩm của thế hệ đi trước; ý nghĩa cuộc đời của ai đó chứ không phải của riêng bạn. Bạn chỉ đang góp phần vận hành và duy trì nó mà thôi.

Nếu vô tình kết luận một ý nghĩa dựa trên ý tưởng sẵn có đó, bạn sẽ bị định kiến – thành kiến phải là điều này chứ không thể là điều khác. Bạn phải là bác sĩ hay kỹ sư, hay một Elon Musk, một Bill Gate, một Steve Jobs, một minh tinh tài tử nào đó thì cuộc đời bạn mới có nghĩa. Còn nếu là người làm vườn, hay người chăn nuôi gia súc, một tài xế xích lô,… cuộc đời bạn hoàn toàn thảm hại và chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tư duy theo chiều kích này là bất lợi, là cuộc truy tầm ý nghĩa bị bủa vây bởi những ý tưởng cũ kỹ và lạc hậu. Khoa học duy lý, triết luận, học thuyết, kinh sách, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc…là những nguồn sáng tạo dồi dào của con người. Chúng đã khiến con người ý thức được đức hạnh cá nhân, sự huyền nhiệm và niềm tin mãnh liệt vào một đấng sáng tạo tối cao – người đang cai quản cả bầu trời vô tận. Chúng ta phải biết ơn vì điều đó.

Chỉ phiền nỗi chúng đã được thế hệ trước tạo ra. Nghĩa là mọi ý nghĩa đó đều đã có sẵn. Khả năng cao là nó không còn phù hợp. Dù nó có diễn đạt bằng ngôn ngữ khác – ngôn ngữ hiện đại hơn, nó cũng chẳng có nghĩa gì khi bạn chỉ tiếp thu nó một cách máy móc mà không thông qua trải nghiệm của riêng mình. Tiến trình sáng tạo phải diễn ra thật tự nhiên, nó len lỏi trong mọi thao tác, mọi hành động, dù là nhỏ nhặt nhất.

Nó là thế này, để tận hưởng cảm giác no nê, tôi phải ăn thật nhiều. Tôi không chỉ nhìn người khác ăn mà tôi thấy no được. Ăn xong tôi phải rửa chén, nếu trong lúc tẩy rửa, tôi rửa bằng niềm yêu thích, tôi sẽ không thấy việc rửa chén là tốn thời gian. Thế thì việc rửa chén là một hành động sáng tạo. Ngoài ra, khi đi sâu vào thao tác rửa chén với một trạng thái hân hoan, nghĩa là tôi đang thiền.

Việc thiền này diễn ra thật tự nhiên. Trong khoảnh khắc, mọi giọng nói trong đầu tôi bỗng nhiên im lặng, tôi không còn căng thẳng nữa. Cái hay nằm ở chỗ khi căng thẳng biến mất, áp lực tiêu tan, tự nhiên cảm hứng lại tiếp tục dâng trào, ý tưởng được nhen nhóm, sáng tạo theo đó mà xảy ra. Nghĩa là bạn phải thật yêu thích việc bạn đang làm. Bạn càng yêu nhiều thứ, bạn càng gần hơn với Thượng Đế – Đấng sáng tạo tối cao. Đó là lý do Vincent Van Gogh khuyên rằng: “Cách duy nhất để nhận biết Thượng Đế là yêu thật nhiều thứ.” Chỉ khi yêu mọi điều bạn làm, bạn mới ý thức được tính sáng tạo bên trong mình.

Cũng thế, để hiểu điều bạn đang viết hoặc nói, bạn phải viết và nói bằng tất cả những kinh nghiệm của mình. Khi nói bằng tất cả kinh nghiệm, bạn không bị lệ thuộc và lời lẽ bên ngoài. Bạn khởi phát từ bên trong. Cả Vũ trụ luôn hiện hữu bên trong một tâm hồn tràn đầy. Thế thì bạn luôn có sẵn mọi ý tưởng. Bạn không cần soạn thảo kịch bản mới biết mình nên nói gì, bạn không cần tập dượt mới diễn thuyết trôi chảy. Bạn luôn có thể nói ra bất kỳ điều gì mới mẻ, một cách ngẫu nhiên mà không bị lệ thuộc vào quy tắc và nguyên lý nào khác từ xã hội. Bạn đang chơi một trò chơi sáng tạo đúng nghĩa chứ không phải bạn đang bị thúc ép bởi cái gọi là tạo ra một sản phẩm vĩ đại, vượt trội nào đó cho nhân loại.

Tác giả: Lê Duyên
Biên tập: THĐP

Ảnh: Kevin Nalty on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

8 lý do tại sao dù nhiều hay ít tiền thì mình luôn giữ thói quen mua sách

0

Mình có thói quen cứ khi nào kiếm ra tiền dù ít hay nhiều thì mình sẽ đi mua sách. Thói quen này không chỉ do tự bản thân minh thích sách hay là bị nghiện sách, mà mình cho rằng đây là một khoản đầu tư hợp lý cho bản thân trong tương lai cũng như kết nối và mở rộng mối quan hệ ở bên ngoài.

Mình không hề lý tưởng và tìm một lý do chính đáng cho việc mua sách, cũng như mình không có cái nhìn khó hiểu hay tỏ ra “trí thức” với việc người khác bỏ ra 100 tới 200k đi xem phim, mời bạn bè đi ăn món gì đó ngon chứ không mua sách.

Việc mua sách thường xuyên đem lại sự cân bằng mỗi khi mình dùng tiền chi tiêu vào các khoản mua sắm và ăn uống quá đà. Những hạng mục này vẫn luôn là thứ thiết yếu vì mình cũng giống các bạn, thích ăn ngon và mặc đẹp, dù sau khi tận hưởng cảm giác được tiêu tiền ấy mình vẫn cảm thấy bản thân có phần hoang phí. Vì mình chưa hình thành được thói quen tiết kiệm, nên mình đã lấp liếm sự thiếu sót này vào việc mua sách rồi tự an ủi rằng đây là chính là khoản tiết kiệm và đầu tư trong tương lai của mình.

Hoá ra điều này lại hợp lý và vừa vặn với cả sở thích lẫn nhu cầu của mình. Vừa có sách đọc, nếu muốn có thể bán lại sau khi đọc và đồng thời giúp ích cho việc mở rộng kiến thức cũng như kiếm ra tiền trong tương lai thông qua những bài viết được nhuận bút.

Một câu hỏi ở đây không chỉ các bạn và chính bản thân mình đều muốn biết rằng liệu mua sách có thể đem tới sự hiệu quả như nó hứa hẹn không?

Sau hơn 5 năm duy trì thói quen ăn tiêu, mua sắm và bỏ một phần thu nhập vào việc mua sách thì mình đã đúc rút ra được những điều thực tế sau :

– Bạn sẽ hạn chế được tối đa thời gian sử dụng internet.
– Bạn sẽ không có vấn đề gì với việc ở nhà hay ở một mình đọc sách vào cuối tuần khi người khác đi chơi.
– Khi có sẵn sách và khi đọc bạn sẽ rèn luyện được cho mình sự tập trung. cao độ, không còn bị xao nhãng vào những điều không cần thiết làm tiêu tốn thời gian.
– Bạn mở rộng sự hiểu của bản thân về thế giới nhiều hơn. Bạn cũng trở nên thú vị hơn với người khác giới khi có thể nói về những thứ ít xuất hiện trên báo mạng và facebook.
– Bạn có thể bán sách sau khi đã đọc và lại đầu tư vào những cuốn sách mới hay dùng tiền đó đi ăn uống với bạn bè.
– Bạn xây dựng được những mối quan hệ mới thông qua việc chia sẻ, trao đổi hay mua bán sách với người khác.
– Thông qua việc đọc sách, bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể viết một cái gì đó như những tác giả mình đọc.
– Bạn cũng nhận ra rằng từ việc viết lách, bạn đã tự gia tăng thêm khá nhiều cơ hội kiếm được tiền từ sở thích đọc và mua sách qua các toà soạn, công ty truyền thông hay các cá nhân có hứng thú với những gì bạn viết ra.
– Và rất nhiều lợi ích khác.

Tác giả: Đức Nhân

Photo: Đức Nhân

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

27 bí quyết sống khỏe và trường thọ của người xưa

Người xưa lưu truyền bí quyết sống khỏe là ăn no không gội đầu, đói không tắm; dưỡng sinh và dưỡng tâm; nam giới ăn rau hẹ để tráng dương bổ thận, nữ giới ăn ngó sen giúp da đẹp…

Theo bác sĩ Lý Và Sềnh, Bệnh viện Y học dân tộc TP HCM, người xưa đã tích lũy và đúc kết nhiều lời khuyên bổ ích cho sức khỏe. Chẳng hạn nam giới nên ăn rau hẹ, nữ giới nên ăn ngó sen. Theo sách Đông y thì rau hẹ có tính ấm, tác dụng tráng dương bổ thận, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Ngó sen chứa đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosin… Ngó sen ăn sống hoặc luộc ăn giúp ngủ ngon giấc. Ngó sen có tác dụng bổ trung khai vị, thích hợp với những người cơ thể suy nhược như vừa ốm khỏi hoặc mới sinh đẻ…

Theo bác sĩ Sềnh, 27 điều về chế độ dinh dưỡng, lối sống và cả thuật phong thủy để có sức khỏe tốt, sống lâu của người xưa được lưu truyền lại như sau:

1. Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê răng.

2. Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo, khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5. Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7. Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8. Người đến tuổi già thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

9. Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10. Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.

11. Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội.

12. Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13. Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít.

14. Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.

15. Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi.

16. Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa.

17. Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18. Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19. Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20. Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như xát muối.

21. Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22. Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23. Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24. Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu; chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25. Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26. Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27. Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông.

⭐ [THĐP Translation] Nằm ngủ hướng nào tốt nhất theo trí tuệ Ấn Độ: http://bit.ly/2KyZYKL

Biên tập: An Nguyên

Ảnh: Jony Ariadi on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Cuộc đời này dù có ra sao cũng đừng từ bỏ sự tiến bộ của chính mình

0

Khi những năm tháng đẹp đẽ của tuổi trẻ, những thăng trầm trong cuộc sống hay công việc qua đi, có hai thứ sẽ luôn ở lại với chúng ta: những câu chuyện tình yêu và sự tiến bộ. Chuyện tình yêu chúng ta sẽ nói vào một dịp khác, còn hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn “thế nào là sự tiến bộ” trong suy nghĩ của mình.

Dù rất muốn nói gì đó tích cực, nhưng mình cho rằng chúng ta phải đối diện với sự thật là chỉ có rất ít người sở hữu tài năng chạm vào đâu cũng biến thành vàng trong sự nghiệp và cuộc đời của mình. Vì thế, mình và đa số các bạn sẽ phải chọn cách còn lại: Tiến bộ theo năm tháng từ sự học hỏi, kỹ năng chuyên môn và chính bản thân chúng ta.

Mình mới sống hơn 30 năm trong cuộc đời này, và với số năm tự bản thân trải nghiệm mọi thứ mình biết rằng mình đã tìm ra những thứ mình sẽ theo đuổi trong cuộc đời này, ước lượng trong khoảng 14 tới 15 năm mà thôi. Dĩ nhiên lúc ấy mọi thứ đều mà màu hồng và thực hiện những điều đó sẽ dễ dàng biết bao.

Tất cả chúng ta luôn bắt đầu bước đi đầu tiên bước vào cuộc sống này bằng một suy nghĩ, một ý tưởng đẹp đẽ, lớn lao hoặc điên rồ theo một khái niệm nào đó. Nhưng rồi rất nhanh chóng thôi, chúng ta sẽ sớm nhận ra và thất vọng với sự chán nản khi biết mọi thứ chúng ta làm sẽ không dễ dàng, không suôn sẻ, cũng như thế giới này chẳng vận hành theo cách chúng ta muốn.

Trong giai đoạn khủng hoảng này, không ít người bỏ cuộc và chấp nhận một cuộc sống bình lặng mà chẳng cần cố gắng nhiều. Nhưng cũng có những người khác trong chúng ta sẽ nhận ra rằng “Mình có thể tiến bộ hơn, có thể cải thiện bản thân hơn. Rồi từ bước đà mà sự tiến bộ đó đem lại sẽ giúp mình thay đổi được tình thế và cuối cùng đạt được thành quả mình mong muốn.”

Đây chính là khoảnh khắc nhận biết quan trọng nhất, khi bản thân bạn dù đang bị dìm trong sự khốc liệt của nghịch cảnh và bi quan của cuộc sống nhưng đã tự nhận ra được rằng: Bạn làm chủ cuộc đời của mình thông qua sự cố gắng từng chút một trong mỗi ngày, từ đó tạo ra được lực hút lớn hình thành nên sự tiến bộ.

Và từ đây, chúng ta đã biết phải làm gì để thay đổi bản thân, đã biết sự tiến bộ chỉ đến khi không từ bỏ thông qua những hành động mang ý nghĩa và bản chất của mong muốn hôm nay mình sẽ tốt hơn chính mình ngày hôm qua!

Sự tiến bộ trong suy nghĩ của mình không phải là thành công chóng vánh hay bất ngờ nhận được điều gì đó vượt lên suy nghĩ của mình. Đối với mình, sự tiến bộ chỉ là những hành động nhỏ bé bạn làm mỗi ngày nhưng càng lúc càng tốt hơn.

Sự tiến bộ là khi chúng ta bỏ qua được cái tôi, bản ngã để chấp nhận sự chỉ trích, chê bai của người khác cũng như thông cảm thừa nhận và không đánh giá sự khác nhau trong tư duy, nhận thức của những con người khác với bản thân mình.

Sự tiến bộ là thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, thiếu xót và bất toàn của bản thân trong cuộc sống, công việc, các mối qua hệ, nhưng qua những hạn chế đó bạn vẫn không ngừng mong muốn mình trở nên tốt hơn thông qua suy nghĩ tích cực lẫn từng hành động nhỏ trong mỗi ngày.

Hay đơn giản hơn, thì sự tiến bộ chỉ là là việc đọc một cuốn sách mới thêm 10 phút, viết thêm vài chữ có ý nghĩa với bản thân, chạy thêm một quãng được mấy trăm mét…

Cuối cùng sự tiến bộ của chúng ta chính là chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng, chính sự tiến bộ hay thành công sẽ không đến trong ngày mai, ngày kia hay cả năm tới. Nhưng khi bạn không từ bỏ việc muốn bản thân trở nên tốt hơn trong hôm nay, thì bạn đã có sự tiến bộ ấy ngay trong thời khắc đó rồi.

Bất cứ ai trong chúng ta, đều có cơ hội, thời gian và xứng đáng có được sự tiến bộ thông qua những sai lầm và bất toàn của chính mình.

Đừng bao giờ từ bỏ, bạn của tôi.

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP

Photo by Keisuke Higashio on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Một người vô thần gặp được God khi dùng nấm thức thần

1

Tôi đã là một người vô thần cuồng nhiệt cả đời mình. Tôi đã đọc nhiều cuốn sách có tư tưởng hoài nghi, nghe hàng giờ đồng hồ các podcast chống tôn giáo, và thời còn trẻ tôi đã tranh luận với bất kỳ người hữu thần nào chịu được chuyện đó. Trong vài tháng, tôi đã thử nghiệm hay nói thẳng là lạm dụng chất thức thần. Tất nhiên tôi đã nghe nhiều câu chuyện về những người gặp được các thực thể hoặc “God” với liều lượng cao, nhưng nghĩ rằng nó chắc chắn là sự phản ánh niềm tin của họ, hoặc nên bị bác bỏ, vì trải nghiệm đó xảy ra trong trạng thái tâm trí bị thay đổi. Trước trải nghiệm này, tôi đã dùng 6-8 tabs LSD trong một ngày, cảm thấy bản thân tan biến thành màu sắc, nhưng không có thực thể nào ở đó. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi đã an toàn trước bất cứ điều gì được cho là siêu nhiên. Nhưng nó đã xảy ra với tôi khi dùng nấm thức thần.

Vào đêm giao thừa, tôi quyết định kết thúc năm bằng cách tự thưởng cho mình một buổi xem non-stop bộ ba (trilogy) phim yêu thích của tôi, Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn, trong khi trip liều thấp để tăng cảm nhận cho bộ phim. Tôi đã hẹn giờ để Con Mắt của Sauron sẽ bị phá hủy vào đúng nửa đêm. Tôi đã dùng ½ tab cho tập 1 (Hiệp hội Nhẫn Thần). Không có hiệu ứng thị giác (visuals) nào, nhưng tôi thấy có nhiều cảm xúc hơn, rất là tuyệt. Đối với tập 2 (Hai Tòa Tháp), tôi dùng thêm 1.5g cubensis. Đối với tập 3 (Sự trở lại của nhà Vua), tôi biết mình sẽ cần dùng nhiều hơn vì tôi đã trip cả ngày rồi, vì vậy tôi đã dùng thêm 3.5g. Một giờ sau, tôi tự nói với chính mình, “đậu má, đang là giao thừa mà, chơi tới nóc luôn!” Vậy là tôi dùng thêm 3g nữa, tổng cộng là 6.5g. Sau đó tới giữa bộ phim, “Nó” đã hiện ra với tôi.

Những hình ảnh visuals đầu tiên hiện ra khi tôi nhắm mắt lại. Nó xuất hiện như một thực thể của hình học phân dạng (fractal) vô hạn và luôn biến đổi. Một cảm giác yêu thương bao la tràn ngập trong tôi. Trước giờ tôi ít nhiều giống như một người tự kỷ, và luôn cảm thấy khó khăn với sự đồng cảm và cảm xúc yêu thương. Cảm xúc đó xảy ra rất mãnh liệt và khiến tôi cảm động đến mức tôi đã khóc. Tôi thề rằng nó đã nói với tôi mặc dù không nghe thấy gì, gần như thể “Nó” đang hướng dẫn suy nghĩ của tôi. Tôi thậm chí còn hồi đáp lại trong tâm trí của mình. Tôi bắt đầu nhìn thấy “Nó” trong tất cả các visuals của mình khi Nó tiết lộ rằng Nó là một phần của vạn vật, vũ trụ chỉ là cái bóng của chính Nó. Tôi đã thấy được tại sao vũ trụ được giải thích thông qua toán học vì “Nó” là một thực thể của toán học thuần túy. Tôi có thể thấy rằng tình yêu là điều quan trọng nhất và cũng là lý do thật sự vì sao vũ trụ tồn tại.

Mọi người đều đang đi trên cuộc hành trình của riêng mình và những gì đã xảy ra với tôi là một trải nghiệm thiết yếu mà tất cả mọi người đều có nhưng có thể mất nhiều kiếp sống để một số đến được đó. Nhiều lần tôi đã chiến đấu với Nó khi cố gắng nhắc lại với bản thân rằng tôi đã đã dùng thuốc và Nó không thể là thật, nhưng “Nó” rất dai dẳng. Lần đầu tiên trong đời, tôi nghi ngờ về vũ trụ quan của mình.

Cuối cùng tôi cũng hiểu tôn giáo đến từ đâu, từ chất thức thần. Các pháp sư, thầy tu, nhà tiên tri thời xưa đã sử dụng những chất này vì những linh ảnh, và tri thức về sự tồn tại hàng ngàn năm này. Chỉ vì sự bất toàn và thành kiến của con người, những sự thật này mới trở nên biến dạng và được áp đặt để theo đuổi quyền lực và lòng tham. Tôn giáo [của ego, không phải tôn giáo đích thực] chính là như thế, nó không phải là sự thật mà là việc lạm dụng tôn giáo để kiểm soát người khác và tạo điều kiện cho chủ nghĩa bầy đàn.

Thành thật mà nói, tôi không biết mình đang đứng ở đâu nữa. Tôi vẫn chưa tin, nhưng giờ đây tôi có nhiều nghi vấn. Tôi vẫn không chắc mình có thể tin tưởng vào những sự thật được tìm thấy ở trạng thái tâm trí bị biến đổi bao nhiêu. Tôi vẫn còn rất nhiều câu hỏi. Chẳng hạn: Tại sao vũ trụ lại như vậy? Nếu vũ trụ được tạo ra vì tình yêu thì tại sao lại có nhiều sự căm ghét? Tại sao vũ trụ quá rộng lớn nhưng sự sống lại không thấy đâu [trừ ở Trái Đất]? Tại sao lại có những quy luật vật lý tưởng như vô dụng chẳng hạn như độ phức tạp của “Mô hình chuẩn”? Nếu linh hồn bằng cách nào đó sống sót qua cái chết để được tái sinh, thì điều đó xảy ra theo cơ chế nào? Làm thế nào để một linh hồn giao tiếp với tâm trí? Tại sao một tâm trí đã hỏng hóc có thể thay đổi một người mãi mãi? Có phải tất cả mọi sinh linh cũng trải qua cuộc hành trình này không? Đa vũ trụ (multiverse) có tồn tại không, và cơ học lượng tử có thể giải thích nó như thế nào?… Còn rất nhiều câu hỏi nữa.

21 câu hỏi quan trọng sau khi giác ngộ bạn sẽ trả lời (đúng) được

Một ngày nào đó tôi có thể trở lại cõi giới đó và tìm kiếm câu trả lời, nhưng mặc dù được chào đón bởi không biết nó là cái gì, tôi vẫn không cảm thấy mình thuộc về nơi đó. Chưa. Thực lòng tôi cảm thấy sợ thử nấm một lần nữa vì điều đó. Tôi rất có thể nghiên cứu thêm về những gì người khác đã trải qua, những gì một số tôn giáo như Phật giáo đã nói, có lẽ. Mặc dù tôi vẫn không nghĩ rằng những câu chuyện về niềm tin của Do Thái-Cơ đốc giáo có thể giúp ích được gì nhiều.

⭐ [THĐP Translation™] Luân Hồi đã từng được giảng dạy trong Kitô giáo thời kỳ đầu

Tôi đã cố gắng tìm một ảnh minh họa cho những gì tôi đã thấy và đây là hình ảnh gần nhất mà tôi có thể tìm thấy. Những gì tôi đã thấy thì không cụ thể, phức tạp hay rõ ràng như thế. Nó giống như một hậu ảnh (afterimage) của một cái gì đó tương tự như vậy.

Tác giả: u/AddictedByTheVoid
Biên dịch: Prana – THĐP

Photo: Luke Brown, “Alpha Centauri”

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 4 điều người có trí tuệ cảm xúc cao không làm

thdp-translation-3

(Bài viết hiện có 87K Likes trên Medium)

Từ bỏ những thói quen xấu này và trí tuệ cảm xúc tự nhiên của bạn sẽ tỏa sáng

Hầu hết mọi người nghĩ về trí tuệ cảm xúc như một kỹ năng, một thứ bạn có thể xây dựng và rèn luyện bằng thực hành. Và trong khi điều này cũng đúng một phần nào đó, thì có một sự thật sâu sắc hơn về trí tuệ cảm xúc mà hầu hết chúng ta đều bỏ lỡ:

Cải thiện trí tuệ cảm xúc thường thì là về điều bạn làm ít hơn, không phải nhiều hơn.

Là một nhà tâm lý học, tôi làm việc với nhiều người có vẻ như không có nhiều trí tuệ cảm xúc:

• Họ đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ
• Họ tự trói buộc chính mình trong vòng tròn của những căng thẳng và lo âu
• Họ tự huỷ hoại bản thân ngay khi họ bắt đầu đạt được tiến bộ

Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi người không thực sự thiếu năng lực về trí tuệ cảm xúc. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều sẵn có trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao. Thật không may, nhiều người không thể sử dụng trí tuệ cảm xúc bẩm sinh của mình chỉ bởi một loạt các thói quen xấu gây cản trở.

Nếu bạn muốn cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình, hãy học cách nhận biết những thói quen xấu này trong cuộc sống và công việc để loại bỏ chúng. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy rằng trí tuệ cảm xúc tự nhiên của bạn không phải quá kém cỏi.

1. Phê phán người khác

Phê phán người khác thường là một cơ chế bảo vệ vô thức nhằm mục đích giảm bớt sự bất an của chính chúng ta.

Tất cả chúng ta đôi khi đều có tính phê phán. Và đó không nhất thiết là một điều xấu — suy nghĩ cẩn thận và có tính phản biện về thế giới xung quanh là một kỹ năng sống còn. Nó giúp chúng ta điều hướng thế giới và các mối quan hệ một cách khách quan.

Nhưng phê phán quá nhiều — đặc biệt là thói quen chỉ trích người khác — có thể dẫn đến điều ngược lại với tính khách quan. Nó có thể khiến chúng ta hẹp hòi và mù quáng, đặc biệt là với chính mình.

Một trong những lý do khiến ta rất dễ sa vào thói quen phê phán người khác là vì nó cho ta cảm giác dễ chịu, feel good:

• Khi bạn chỉ trích người khác là ngu ngốc, bạn cũng ngụ ý rằng mình thông minh. Và điều đó feel good.

• Khi bạn bình phẩm người khác là ngờ nghệch, thì thực ra bạn đang tự nói với bản thân rằng bạn sành sỏi hơn. Và điều đó feel good.

• Khi bạn cười thầm với chính mình về gu thời trang khủng khiếp của ai đó, bạn đang tự nói với bản thân rằng phong cách của bạn thật tao nhã. Và điều đó feel good.

Những lời phê bình hữu ích giúp thế giới trở nên tốt hơn. Những lời phê phán vô ích khiến bản thân bạn cảm thấy tốt hơn.

Mặc dù việc phê phán có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy tốt về bản thân, nhưng điều đó thường khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân về lâu dài.

Mặt khác, những người có trí tuệ cảm xúc cao và có khả năng tự nhận thức bản thân hiểu rằng việc chỉ trích người khác chỉ là một cơ chế phòng thủ cổ xưa. Và có nhiều cách tốt hơn, hiệu quả hơn nhiều để đối phó với những lo lắng và bất an của bản thân.

Không biết điều này, những người liên tục phê phán người khác thực ra chỉ đang cố gắng làm giảm bớt sự bất an của chính họ.

Hãy hiểu rằng việc phê phán người khác là sự lãng phí thời gian và năng lượng bởi tất cả thời gian và sức lực không được đầu tư để cải thiện bản thân và thế giới xung quanh.

“Phê phán người khác là một hình thức khen ngợi bản thân. Chúng ta cho rằng chúng ta làm cho bức ảnh trên tường của mình ngay ngắn bằng cách nói với hàng xóm rằng tất cả các bức ảnh của họ bị ngả nghiêng.” — Fulton J. Sheen

2. Lo lắng về tương lai

Lo lắng về tương lai có nghĩa là sống trong sự phủ nhận về bản chất bất định nền tảng của cuộc sống.

Là con người, chúng ta khao khát sự ổn định và chắc chắn. Và vì lý do chính đáng: Tổ tiên của chúng ta, những người giỏi hơn trong việc làm cho cuộc sống của họ bớt bất ổn, có lẽ đã sống sót lâu hơn những người khác. Chúng ta thừa hưởng điều này về mặt sinh học, bị thôi thúc làm giảm thiểu sự bất định.

Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc thực hiện các bước hợp lý nhằm giảm thiểu sự bất định và cảm thấy khiếp sợ đến mức ta tự huyễn hoặc rằng ta có thể loại bỏ nó hoàn toàn.

Và đó là điều những người lo lắng kinh niên thường làm. Họ rất sợ sự không chắc chắn và không muốn sống với nó, đến nỗi họ tự lừa mình nghĩ rằng họ có thể làm cho tương lai bớt bất ổn — bằng cách liên tục nghĩ về nó!

Những người lo lắng kinh niên sống dưới ảo tưởng rằng suy nghĩ luôn giải quyết vấn đề và việc lập kế hoạch luôn dẫn đến mức độ sẵn sàng cao hơn. Nhưng cả hai điều này đều không đúng:

• Chỉ vì bạn đang nghĩ về một vấn đề không có nghĩa là bạn có thể nghĩ về vấn đề đó một cách hiệu quả.

• Và chỉ vì bạn lập kế hoạch – hình dung về vô số tình huống giả định trong tương lai — không có nghĩa là bạn được trang bị tốt hơn để xử lý chúng. Thông thường, bạn chỉ làm cho bản thân cảm thấy mình được chuẩn bị tốt hơn.

Lo lắng khiến bạn ảo tưởng về sự chắc chắn. Nhưng cuối cùng, tất cả những gì nó làm là khiến bạn mỏng manh hơn.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rằng cuộc sống vốn dĩ không chắc chắn, và tốt hơn nên nhìn rõ thực tế này thay vì sống trong sự phủ nhận về nó.

Bởi vì khi bạn ngừng huỷ hoại bản thân bằng tất cả những lo âu căng thẳng đi kèm với nỗi lo lắng kinh niên, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy biết bao nhiêu năng lượng và nhiệt huyết trở lại với cuộc sống của mình.

Khi bạn ngừng khăng khăng rằng ngày mai thế giới phải vận hành theo cách bạn muốn, việc hoà cùng thế giới mà bạn có được ngày hôm nay sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

“Lo lắng không làm cho ngày mai hết nỗi muộn phiền, nó chỉ rút cạn sức mạnh của ngày hôm nay.” — Corrie Ten Boom

• • •

(Trích đoạn 1246 chữ đầu tiên trong bài full 2438 chữ đã đăng trong Aloha 26. 2 điều còn lại: Nhai đi nhai lại quá khứ—“Nghĩ quá nhiều là một căn bệnh.” (Fyodor Dostoyevsky), Bám giữ những kỳ vọng phi thực tế—“Y đang bơi trong biển cả của những kỳ vọng từ người khác. Nhiều người đã chết chìm trong những biển cả như thế.” (Robert Jordan)

Tác giả: Nick Wignall
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana – THĐP

Photo: Ariane Martins | Pexels

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Những gì mình học được khi đọc lại các tác phẩm của Haruki Murakami

0

Thứ văn chương và nhịp điệu trong những truyện ngắn cho tới tiểu thuyết của Haruki Murakami luôn là thứ mình ưu tiên đọc lại nhất. Văn chương của Murakami có thể nói rằng nó trôi qua tâm trí mình như một dòng nước yên ả, không bị ứ đọng hay tắc nghẽn ở đâu dù tình dục, triết lý và các tình tiết siêu thực luôn luôn diễn ra từ ngòi bút hay trên những ngón tay của Murakami.

Mỗi khi đọc lại, mình luôn tìm ra được nhiều điều thú vị, và điều mình thích nhất là Murakami không chỉ viết một thứ văn chương hấp dẫn mà ông ấy còn chia sẻ nhiều suy nghĩ về việc viết lách, việc sáng tác một tác phẩm hấp dẫn và việc làm thế nào để trở thành một tiểu thuyết gia với người đọc thông qua tiểu thuyết và các nhân vật. Nói theo cách đơn giản, mình học được cách viết tiểu thuyết thông qua việc đọc tiểu thuyết của Murakami.

Ba hôm nay mình đọc lại 1Q84 – tiểu thuyết mình thích nhất của Murakami và luôn tủm tỉm cười khi bắt gặp những suy nghĩ và chia sẻ của tác giả về việc lách được khéo léo cài đặt vào trong các cuộc trò chuyện và nội tâm của các nhân vật chính. Khi đọc những đoạn có liên quan đến viết lách đó mình thì mình đã cười không chỉ vì nó toát lên một khí chất vô tư và bất cần khi cho rằng “Thứ văn chương đáng giá là viết một thứ gì mới mẻ và bỏ qua những yếu tố khác.” Đây chính là sự động viên vô hình cho những gì mình đang làm từ một tác giả mình yêu thích thông qua tác phẩm của ông ấy.

Nhưng không chỉ thế, khi đọc những chương, những đoạn có liên quan đến viết lách trong 1Q84 mình còn cảm nhận được sự truyền thụ của Murakami cho những ai quyết định rẽ ngang cuộc đời để trở thành một tác giả best seller như ông. Murakami thúc đẩy ai đó trong chúng ta hãy mạnh dạn viết, hãy tự tin chia sẻ thế giới nội tâm của mình qua văn chương, qua những tác phẩm có sự diễn đạt hấp dẫn và nhiều tình tiết thú vị như chính ông cũng đã học hỏi nhiều tác giả khác và từ đó trở nên được yêu thích như bây giờ.

Quan trọng hơn, Murakami luôn nhắn nhủ với người đọc rằng mình không phải là một người viết giỏi, một người có tài năng văn chương ngay từ đầu. Murakami chỉ có thể trở thành một tiểu thuyết gia ăn khách với nhiều sáng tạo và hài hước khi chìm đắm trong quá trình viết kéo dài hơn 40 năm nay mà thôi.

Một số chia sẻ về việc viết lách trong 1Q84 mà mình đã thay đổi một chút so với nguyên tác để phù hợp với bài viết:

“Ưu điểm lớn nhất mà người viết có thể làm là đừng bắt chước bất cứ ai, đừng cố gắng thể hiện thông qua việc viết để trở thành bất cứ ai đó.”

“…Giọng văn thô ráp, không tinh tế tỉ mỉ, từ ngữ chọn dùng vụng về kém cỏi ngay từ ban đầu cũng đừng thất vọng. Ít nhất hãy viết một câu chuyện hấp dẫn, có sự độc đáo đem tới một cảm giác mới mẻ, sâu lắng dù đó là một tác phẩm kỳ dị người đọc không thể hiểu ngay được.”

“Có hai loại tác phẩm, loại thứ nhất tương đối hay và tốt. Loại thứ hai thì chẳng đáng một xu, kiểu này chiếm áp đảo. Để viết ra loại thứ nhất, bạn phải khiến người đọc muốn đọc lại từ đầu một lần nữa.”

“Nếu tác giả không có ý định viết ra những câu văn hay, hoặc ít ra cố gắng học lấy cách viết văn cho hay thì dù có bỏ ra nhiều thời gian rèn giũa cũng không tiến bộ được.”

“Văn chương một là sinh ra đã có tài, hai là phải nỗ lực, khổ công mài dũa bản thân trong khi viết thì mới viết hay đươc. Thích viết văn và nỗ lực viết chính là những tố chất quan trọng nhất để trở thành nhà văn.”

“Bản thảo ban đầu là một bản thảo sơ hở trăm bề. Việc tiếp theo sau khi viết xong là cắt bỏ đi những chỗ không có cũng được trong bản thảo sau đó bổ sung vào những chỗ cần mạch lạc và rõ ý hơn. Đây là một trò chơi trí tuệ. Trước tiên là đặt ra thời gian cho việc cố hết sức thêm những chỗ có thể, sau đó lại lược bỏ đi càng nhiều càng tốt. Hãy kiên trì lặp đi lặp lại như vậy thì bản thảo dần dần sẽ đạt được sự ổn định và hoàn thiện nhất có thể tới mức muốn viết thêm hay giảm đi cũng rất khó.”

“Khi sửa xong rồi hãy đọc kỹ lại một lần nữa, nếu có thể hãy cắt đi những chỗ thừa thãi, bổ sung thêm vài nơi diễn đạt còn chưa đầy đủ, chữa những phần câu trên câu dưới chưa được hài hoà, cho tới khi bản thân hài lòng thì thôi.”

“Giống như đang lựa chọn gạch men sao cho phù hợp với khe hở nhỏ trong nhà tắm, hãy cẩn trọng lựa chọn những từ ngữ thích hợp nhất, kiểm tra từ nhiều góc độ khác nhau xem đã vừa khít hay chưa. Nếu chưa đủ khít, thì lại điều chỉnh một chút hình dạng viên gạch. Chỉ một chút khác biệt rất nhỏ trong sắc thái thôi cũng đủ đem lại sức sống trong lời văn hoặc huỷ diệt nó.”

“Hãy đọc nhiều tiểu thuyết nhất có thể, thông qua việc đọc bạn sẽ học được nhiều điều để lần tới khi viết tác phẩm cho riêng mình, chắc chắn sẽ có ích.”

“Trong quá trình viết lách, bạn sẽ nhận thấy trong sâu thẳm lòng mình có một nguồn mạch lặng lẽ tuôn trào. Không phải kiểu suối nước chảy ào át, mà giống như dòng chảy nhỏ róc rách giữa những tảng nham thạch gồ ghề. Mặc dù lượng nước không nhiều, nhưng dòng chảy cứ tí tách không ngừng nghỉ. Không cần quá nôn nóng thành công, cũng không phải sốt ruột bồn chồn, chỉ cần nhẫn nại chờ đợi nó chảy đầy cái vũng trên tảng nham thạch là được. Khi nước suối dâng đầy thì có thể dùng tay vốc lên. Việc còn lại chỉ là ngồi trước bàn làm việc, biến đổi thứ bạn đang có trong tay thành từ ngữ văn chương. Thế là, câu chuyện luôn tiến triển một cách tự nhiên.”

“Nhà văn chân chính phải là người tìm ra câu chuyện ấn giấu trong mình, diễn đạt nó ra bằng những ngôn từ chuẩn xác.”

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP

Photo: Đức Nhân

💪 (New) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Kinh Vệ-đà là vĩnh cửu – Brahma Sutras là Khoa học về Linh hồn

0

“Kinh Vệ-đà là vĩnh cửu. Chúng không được viết bởi bất kỳ cá nhân nào. Chúng phát ra từ hơi thở của Brahma. Vedanta là phần cuối hoặc ý chính của kinh Vệ-đà. Nó đề cập đến phần tri thức. Vedanta không phải chỉ đơn thuần là những suy đoán. Nó là bản ghi chân thật về những trải nghiệm siêu việt hoặc sự nhận thức trực tiếp của những Rishis hay Thánh Nhân Hindu vĩ đại.

Brahma Sutras là Khoa học về Linh hồn. Sutras (Kinh) là những câu cách ngôn súc tích. Chúng đưa ra bản chất cốt lõi của các lập luận về một chủ đề. Các tư tưởng được nén lại hoặc cô đọng trong những Sutras này bằng ít từ nhất có thể. Rất dễ để nhớ chúng. Chỉ những người có trí tuệ vĩ đại, đã giác ngộ, mới có thể soạn Kinh. Chúng là những manh mối hay sự hỗ trợ cho trí nhớ. Chúng không thể được hiểu nếu không có một bình luận sáng suốt (Bhashya). Phần bình luận cũng cần được giải thích thêm. Do đó, việc giải thích Kinh điển đã làm nảy sinh nhiều loại tác phẩm văn học khác nhau như Vrittis và Karikas. Các Acharya khác nhau (những người sáng lập các trường phái tư tưởng khác nhau) đã đưa ra những cách giải thích Kinh điển của riêng họ để thiết lập học thuyết riêng.

Bhashya của Sri Shankara về Brahma Sutras được gọi là Sariraka Bhashya. Trường phái tư tưởng của ông là Kevala Advaita. Tiếng Phạn là một ngôn ngữ rất linh hoạt. Bạn có thể rút ra từ nó nhiều loại Rasas khác nhau tùy theo tầm cỡ trí tuệ và kinh nghiệm tâm linh của bạn. Do đó các Acharya khác nhau đã xây dựng những hệ thống tư tưởng hoặc giáo phái khác nhau bằng cách giải thích Kinh điển theo cách riêng của họ và trở thành người sáng lập ra các giáo phái.

Toàn bộ mục đích của Brahma Sutras là nhằm loại bỏ sự đồng nhất sai lầm Linh hồn với thân xác, chính là nguyên nhân gốc rễ của những đau khổ và bất hạnh của bạn, là sản phẩm của Avidya (vô minh), và giúp bạn đạt được sự giải thoát cuối cùng thông qua tri thức về Brahman. Quan điểm của các Acharya khác nhau đều đúng về khía cạnh cụ thể của Brahman mà họ bàn tới, mỗi người theo cách riêng của mình. Shankara đã nhìn nhận Brahman ở khía cạnh siêu việt của Ngài, trong khi Sri Ramanuja chủ yếu nhìn nhận theo khía cạnh nội tại của Ngài.

Mọi người đã mù quáng tuân theo các nghi lễ trong thời Sri Shankara. Khi viết tác phẩm bình luận của mình, ông đã có ý định chống lại những tác động xấu mà chủ nghĩa nghi lễ mù quáng gây ra. Ông ấy chưa bao giờ lên án con đường vị tha phục vụ hay Nishkama Karma Yoga. Ông lên án việc thực hiện các nghi lễ với động cơ ích kỷ.

Tri thức về Nirguna Brahman là phương tiện giải thoát duy nhất. Những người biết về Νirguna Brahman đạt được giải thoát cuối cùng ngay lập tức hay còn gọi là Sadyomukti. Họ không cần phải đi theo con đường của thần thánh hay con đường của Devayana. Họ hợp nhất trong ParaBrahman. Họ không đi đến bất kỳ cõi giới nào. Brahman của Sri Shankara là Nirvisesha Brahman (Phi cá nhân Tuyệt đối) vô thuộc tính.”

Tác giả: Swami Sivananda, Brahma Sutras
Biên dịch: Prana