32 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 308

Hãy cứ điên theo cách của bạn

Photo: Live Your Life

Đã bao lần bạn không được làm những gì mình muốn?

Đã bao lần những kế hoạch bạn viết ra chỉ nằm yên trên giấy?

Đã bao lần bạn muốn theo đuổi một cái gì đó nhưng rồi dừng lại vì những gì người ta nói?

Bạn biết không, tôi thích viết và sẽ không bao giờ ngừng viết, mặc cho đó không phải chuyên ngành của tôi, mặc cho nhiều người coi là “rảnh” và mất thời gian 😀

Văn học của tôi

Tôi là dân tự nhiên, vậy mà bốn năm cấp 2 đều là các cô dạy Văn chủ nhiệm. Thực sự thì hồi đó tôi ghét cay ghét đắng môn Văn. Mặc dù đi thi, điểm của tôi cũng không quá “bết bát” nhưng cứ nhắc đến hai chữ Văn học là tôi bắt đầu thấy rùng mình. Nhưng từ khi lên cấp 3 tôi đột nhiên rất hay đọc sách Văn học. Tôi thích được thả hồn trong dòng suy tư của những cuốn tùy bút. Tôi muốn được hòa mình vào cuộc sống của các nhân vật trong truyện. Tôi yêu cái cảm giác được là một phần trong những tác phẩm văn học ấy. Và rồi Văn học với tôi không phải là thứ gì đó khủng khiếp nữa.

Tôi phát hiện rằng mình rất thích viết nhưng không phải cái cách tư duy lối mòn theo những quy tắc chuẩn mực cứng nhắc mà tôi được học: cứ thấy một tác phẩm của ông tác giả nào đó là phải ca ngợi đủ kiểu abc xyz . Thú thực tôi thấy như vậy giả dối lắm. Trong các nhà văn lớn tôi biết, tôi ít thích Thạch Lam nhất. Thực sự khi đọc văn của ông tôi chẳng thấy gì làm thú vị. Tôi xin lỗi những bạn đọc hâm mộ Thạch Lam nhưng tôi thích cái mạnh mẽ của Nguyễn Tuân, tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng và  sự sâu sắc của Vũ Bằng. Vậy thì sao cứ bắt tôi phải khen Thạch Lam? Bạn thích Thạch Lam, ok, bạn khen. Tôi không thích, đó là quyền của tôi. Và cái sự thích ghét của tôi nó quá nhỏ bé, nhỏ bé đến nỗi dù tôi có thích hay không thì cũng chẳng làm giảm bớt tên tuổi của ông vậy nên bạn cũng chẳng có quyền phán xét tôi là không biết thưởng thức Văn học.  Tôi yêu Văn học – Văn học theo định nghĩa của tôi và theo cách của riêng tôi.

Cái sự viết lách lảm nhảm của tôi

Nhờ Internet, tôi được thỏa sức viết và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đôi khi những việc không công, chẳng có tiền như thế này lại đem đến cho tôi niềm hạnh phúc. Những gì tôi viết đều là những cảm xúc thật, những trải nghiệm tôi có trong cuộc sống. Chúng xuất phát từ những thứ gần gũi nhất bên tôi: gia đình, bạn bè và những sở thích chẳng giống đám bạn của tôi.

Tôi thích những giáo lý nhà Phật với “vô ngã”, “vô thường”, “duyên”… thì đám bạn bảo tôi già trước tuổi.

Tôi thích ngồi trên sân thượng, thơ thẩn viết ra những dòng cảm xúc của mình trong khi đám bạn ngủ nướng, đi shopping hay xem phim.

Tôi thích Linkin Park trong khi đám bạn thích G-Dragon, SuJu, SNSD.

Tôi “cuồng” Glee trong khi đám bạn thức đến 2-3 giờ sáng để xem phim bộ Hàn Quốc.

Tôi – áo đen rock chick ra đường trong khi đám bạn xúng xính váy xếp li dễ thương.

Nhiều lúc cũng thấy lạc lõng bởi vì khi chúng nó tám chuyện anh ca sĩ Hàn Quốc này mới đóng phim gì, váy này đi chơi người yêu có đẹp không thì tôi chỉ ngồi nghe và cười trừ bởi lẽ tôi chẳng biết gì về những thứ này để nói cả. Mỗi người có 1 sở thích và đam mê khác nhau, tôi cũng không thể bắt chúng nó theo tôi và ngược lại.

Nhiều khi bố mẹ bảo rằng nên tập trung vào học hơn là viết-ra-những-thứ-linh-tinh-không-ai-muốn-đọc.

Nhiều khi cạn kiệt ý tưởng, ngồi hàng giờ trước máy tính mà chẳng viết được gì.

Nhiều khi thấy lạc lõng, cô đơn vì tìm hoài chẳng thấy tri kỉ để cùng chia sẻ những sở thích của mình, và có những khoảnh khắc muốn thói quen viết lách. Nhưng khi nghĩ đến cái cảm giác sung sướng – lúc mà bài viết của mình được người khác đón nhận, từng giây phút được cháy hết mình cùng điều tôi thích thì dù có mình tôi trên con đường tôi cũng sẵn sàng chấp nhận.

Tôi cũng chẳng biết nữa, nhiều người hài lòng với cuộc sống của mình khi có tiền, có nhan sắc, có xe đẹp, smartphone. Tôi nói nhỏ nhé, tôi chỉ thèm được viết và có gia đình bên cạnh. Tầm thường quá nhỉ? Ừ, chắc với tôi, như vậy là đủ lắm rồi.

Vậy nên, khi thích và muốn làm gì đó thì đừng để tâm lí đám đông ảnh hưởng đến bạn. Bạn sợ người khác chê mình lập dị? Bạn sợ người khác cười mình dở hơi? Bạn sợ người khác bảo mình viển vông? Thế bạn đang sống cho mình hay cho họ vậy? Kệ người ta nói đi:

“Even at your best, someone will always have something negative to say. Pursue Greatness anyway.”
– Tony Gaskins

Hãy cứ yêu và ghét theo cách của mình.

Hãy cứ sống theo cách của mình

Và đặc biệt hãy cứ ĐIÊN theo cách của mình.

 

Khi mọi suy nghĩ và tính toán đều bế tắc?

Photo: Ewitsoe

 

Cậu học sinh mà tôi đã từng làm gia sư khi tôi còn đang là sinh viên, nay đỗ đại học và trở thành sinh viên chính thức của một trường đại học danh tiếng, đã viết cho tôi một bức thư dài tâm sự.

Cậu kể về những lựa chọn của mình, rằng em đỗ hai trường đại học và đã rất lúng túng khi phải lựa chọn giữa hai trường, trường kinh tế hay trường kỹ thuật; và sau cùng em lựa chọn trường khối kinh tế. Chuyện nữa rằng em có hai cô bạn gái rất dễ thương mà em rất thích, một cô thì trắng trẻo nhỏ bé nhìn như búp bê mà tính tình lại dịu dàng đàm thắm, còn một cô thì cao ráo, nhanh nhẹn và vô cùng cá tính. Em băn khoăn lắm vì cô nào em cũng thích cả, và sau “nhiều hồi suy nghĩ”, em đã “chọn yêu” cô thứ nhất. Lại chuyện khác, rằng em phải lựa chọn giữa việc thuê nhà ở khu trọ riêng hay ở trọ thuê với chủ nhà, rằng chuyện em băn khoăn giữa ở cùng người bạn hiền lành nhưng nhà nghèo hay ở cùng cậu trai cá tính nghĩa hiệp nhưng có vẻ hơi lười học ham chơi vv.v. Những lựa chọn đến với em dồn dập khi em còn rất trẻ, mới bước vào đời, và những lựa chọn đối với em đều thật khó để có thể “đong đếm”, “tính toán” thiệt hơn cho trọn vẹn, nên em biết, em toàn chọn bừa theo “cảm tính”.

Cậu bé viết thư hỏi tôi, rằng em làm vậy có đúng không?  Rằng những lựa chọn được quyết định bằng “cảm tính” liệu có đảm bảo sự an toàn cần thiết không? Và làm sao để tôi biết là tôi đã có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời mình?

Tôi đã mìm cười sau khi đọc bức thư dài đầy câu hỏi háo hức của em – Tôi nhìn thấy tuổi trẻ của mình trong đó. Có thể trong mắt em tôi là một người đi trước, đã trưởng thành hơn và có nhiều va vấp trong cuộc đời hơn, nên có chăng em đang hy vọng tôi sẽ hiểu được “những lựa chọn”, hay là một người thông thái hơn.

Nhưng sự thật là chẳng bao giờ tôi đủ thông thái để có thể lường trước được mọi lựa chọn trong cuộc đời mình. Và dù chưa một lần kể với em, nhưng em hãy tin là khi ở tuổi của em bây giờ, tôi cũng đã có những suy nghĩ giống hệt như em, có những “đong đếm” nông cạn giống hệt như em, và những “quyết định” của tôi khi ấy cũng đầy cảm tính như em. Nhưng, em à, “cảm tính” thực sự là một người bạn đồng hành không thể thiếu của tất cả mọi người trong cuộc đời, và sẽ là một người đồng hành hữu ích nếu ta biết chăm chút cho tâm hồn và độ nhạy cảm của mình mỗi ngày.

Và vì em hãy nhớ, chúng ta dẫu là một loài động vật cao cấp và thông minh hơn hẳn nhiều loài động vật khác trên thế giới, như rất nhiều các nhà khoa học đã tự hào khẳng định, thì thật ra chúng ta vẫn là một con người, một loài động vật được xướng tên như rất nhiều các loại động vật khác. Chúng ta hơn chúng cái này nhưng lại kém chúng muôn vàn điều tuân theo “cảm tính” khác. Em không tin ư? Cứ thử mở bản tin buổi sáng và hãy xem con người đang làm gì với đồng loại của mình khi trong đầu có quá nhiều toan tính và sự thông minh nhé! Để rồi em thấy, bên trong cái lớp vỏ “loài động vật cao cấp bậc nhất” ấy, ta vẫn cần lắm sự tinh nhạy của những “cảm tính” rất thuần tự nhiên.

Vậy sao không thử để cho cảm xúc, và cảm tính của mình lên tiếng khi mà mọi suy nghĩ và tính toán đều bế tắc?  Rồi hãy xem, cuộc sống sẽ trả lại em những gì.

 Si Pi

 

Thần tượng

Photo: Cuba Gallery

 

Tôi biết một cô gái!

Một cô gái tôi biết nhưng chưa bao giờ tôi gặp!

Một cô gái tôi bắt gặp qua báo chí, qua con chữ, qua hình ảnh nhưng vô tình khiến trái tim tôi “cảm”.

 

Hẳn nhiên, bạn có nhiều lý do để yêu thích một ai đó. Có thể vì cô ấy đẹp, anh ấy hát hay, có thể vì họ nhảy đẹp hay họ diễn xuất tốt. Nhưng tôi “cảm” cô ấy, không chỉ bởi vẻ đẹp thánh thiện hay xuất chúng trong các vai diễn mà còn bởi cô ấy giỏi, cư xử thông minh, ngôn từ được sử dụng khôn khéo làm tôn thêm vẻ có học của bản thân chứ không phải những phát ngôn mang tính chất tự đánh bóng mình như cái cách mà rất nhiều người nổi tiếng vẫn sử dụng.

 

Tôi không lên án văn hóa “thần tượng”  nếu điều đó không làm biến chất giới trẻ. Nếu tiếng hát, ngoại hình của ai đó không khiến bạn phát cuồng đến mức chửi cha mắng mẹ, bỏ học bỏ hành, cướp bóc để kiếm tiền gặp mặt thần tượng hay phát rồ khi chạy theo xu hướng thời trang của họ mà mặc kệ điều kiện vật chất của gia đình. Bởi thật ra, có một ai đó để thần tượng là điều rất tuyệt vời.

 

Cạnh nhà tôi có một anh chàng năm nay gần 30, anh từng chia sẻ, anh thích nghe rap và dù rất yêu quê hương nhưng anh không thể nhét vào đầu mình thể loại nhạc dân ca mang âm hưởng đượm buồn vì nó làm anh buồn ngủ. Vậy mà The Voice Kids ra đời, anh mê đắm giọng hát Phương Mỹ Chi. Ban đầu anh bảo anh chỉ vô tình để cho tivi phát sóng, nào ngờ giọng hát ngọt ngào của cô bé đã khiến anh dừng Facebook và chăm chú lắng nghe. Từ dạo đó, anh thích nghe nhạc dân ca đến lạ. Và anh bảo rằng, cô bé chạm đến trái tim anh và cảm giác đó khiến anh như tìm thấy một điều gì đó mới lạ trong cuộc sống. Vậy là tôi nhận ra, bình yên và dịu nhẹ trong cuộc sống đôi khi đến từ một người hoàn toàn xa lạ vô tình khiến ta “yêu”.

 

Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Hàng ngày online tôi bắt gặp rất nhiều những bài báo về Showbiz, dù ít khi chú tâm đọc nó nhưng những cái tít giật tanh tách đã khiến tôi dần mất lòng tin vào thế giới người nổi tiếng. Ngày thì có cô lộ hàng, hôm thì có kẻ phát ngôn gây sốc, thách thức dư luận bằng những phát biểu, những bộ ảnh, những scandal “xúc phạm” người hâm mộ và làm đen đầu óc của giới trẻ mới lớn. Tuy nhiên, tôi dừng lại trước rất nhiều bài báo về một cô gái miễn nhiễm với thị phi, xuất hiện trước báo chí với những hình ảnh đẹp và quan trọng hơn cả là một bảng thành tích học tập đáng mơ ước cùng lối cư xử với sóng gió dư luận vô cùng tuyệt vời. Người khiến tôi lắng đọng suy nghĩ đó là MIDU.

 

Dĩ nhiên, đã nổi lên hẳn phải có người yêu người ghét. Đã là người của công chúng thì có thuận có nghịch và hẳn là bạn sẽ đưa ra đây hàng loạt những lý do chê trách cô ấy. Nhưng với tôi, nếu muốn yêu thích một diễn viên hoàn hảo không tì vết thì hãy tìm đến những bộ phim siêu nhân hay khoa học viễn tưởng. Còn tôi, tôi thích một người–bình–thường, một người nổi tiếng nhờ tài năng thực sự chứ không dựa vào bão trần gian, một người được chú ý ngay khi ăn mặc kín đáo chứ nào cần lộ hàng phản cảm và một người, đã chạm được tới trái tim người viết lách như tôi nhờ khả năng sử dụng ngôn ngữ hết sức tinh tế và khiến tôi lắng đọng.

 

Trong số các bạn đọc ở đây, đã có mấy ai đã gặp Wanbi Tuấn Anh? Nhưng tôi tin, ngay cả người chưa một lần giáp mặt cũng ngã lòng ngưỡng mộ trước hình ảnh kiên cường, lạc quan bất chấp hoàn cảnh của anh. Và dù chưa gặp, nhưng nụ cười của anh hẳn vẫn còn xoáy sâu vào tâm trí nhiều người.

Mấy nay đã giáp mặt với bác Trưởng thôn Văn Hiệp? Nhưng vai diễn, sự chân chất, thật thà của Bác có phải đã đi vào lòng rất nhiều người hay không? Để đến khi từ biệt cõi trần, Bác vẫn còn được vinh danh và còn sống mãi với lòng tôn trọng của người ở lại.

Thử hỏi, mấy ai làm được điều đó trong thể giới hào hoa của sự nổi tiếng, đầy cám dỗ ở mảnh đất hái ra tiền nhưng cũng sinh ra đủ điều phức tạp?

Thật ra, trong thế giới lấp lánh ánh đèn ấy, không phải đâu đâu cũng được phủ mặt nạ dối trá mà đâu đó vẫn còn những giá trị, những con người sáng lấp lánh giữa bầu trời đêm.

Hãy đến với khán giả bằng sự chân thành, chạm đến trái tim  họ từ những điều giản dị nhất để nhận về cho mình những tình cảm yêu thương thật tận đáy lòng. Không phải là những bó hoa thơm, những món quà đắt tiền hay những lời khen ảo trên thế giới mạng mà quan trọng, hãy làm một người–nổi–tiếng để khán giả ấm lòng khi nghĩ về mình.

 

Bạn cũng có người để thích và tôi cũng có người để ngưỡng mộ. Có thể đối tượng của chúng ta không giống nhau, cũng có thể người tôi thích lại là người bạn ghét nhưng quan trọng, là văn hóa thần tượng của chúng ta có gặp nhau ở một điểm gọi là “ lành mạnh” hay không? Thích một người không cần phải bất chấp tất cả để gặp được người ấy, không phải chửi cha mắng mẹ đánh bạn bè khi họ không thích thần tượng của mình và thích một người, không nhất thiết phải bêu xấu, chà đạp và anti người khác. Đừng xem người nổi tiếng là siêu anh hùng, bởi họ cũng sẽ có sai, có lỗi lầm, có lỡ bước mà hãy tôn trọng họ như những con người bình thường và hãy cùng xem cái cách họ đối diện với sóng gió dư luận. Vậy mới nói, bản chất con người được thể hiện không phải ở nơi bàn ăn hay tiệc tùng, không phải trong chiếc áo hàng hiệu hay đôi giày gắn mác triệu đô mà chính là ở tâm bão, nơi bản lĩnh và sự khôn khéo của họ được thể hiện rõ nét nhất.

 

Thầm cảm ơn một người, người đã đánh thức tôi ngay tại nơi tôi muốn từ bỏ nhất. Người tôi chưa từng gặp mặt hay chuyện trò nhưng câu chữ của cô ấy đã khiến tôi bừng tỉnh giữa lúc mình cảm thấy ngột ngạt nhất.

Yếu đuối luôn có cái giá riêng của nó.

Lớn rồi, cái buồn nào cũng trải qua, thấm thía gì.”

Phải rồi, ta lại phải đứng lên để nhìn về phía trước. Bão lũ trần gian chỉ khiến ta chậm bước chứ nào bắt được ta buông xuôi. Giá trị nhỏ đến từ người xa lạ. Cảm ơn cô gái của nụ cười trong sáng, cảm ơn câu chữ của một người nổi–tiếng đã chạm được đến trái tim tôi và giúp tôi thức giấc. Cảm ơn MIDU.

 

 

 Yến Mèo

5 bước giúp bạn thăng tiến trên con đường tâm linh

Photo: you-are-another-me

 

Cho người mới bắt đầu. Dưới đây là chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình trên con đường tâm linh. Mời các bạn tham khảo.

1. Trung thực

Điều đầu tiên là chúng ta phải trung thực, với mọi người và với chính mình. Với mọi người thì có gì nói nấy, không nói giả dối, nói hai lời. Trung thực với chính mình là gì ? Đó là bạn phải sống thật với những gì mình có. Nếu như mình cố làm một điều gì đó mà mình chưa thực sự muốn, chỉ để làm vừa lòng người khác, thì đó là không trung thực với chính mình. Mình có sao thì cứ sống như vậy, như thế, bạn sẽ luôn thoải mái, không gượng ép.
Đây là điều đầu tiên để bước vào con đường tiến hoá tâm linh.

2. Tự làm trong sạch chính mình

Khi ta sống thật với chính mình rồi, thì lúc đó ta sẽ nhận ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Những điểm mạnh thì phát huy, những điểm yếu thì khắc phục. Mỗi ngày tự sửa mình một chút, chẳng bao lâu bạn sẽ trở thành người dễ thương. Hãy kiên nhẫn, tự sửa đổi từng chút một, rồi mọi thứ sẽ ổn.

3. Yêu thương

Khi mà bạn đã sống thật với chính mình, tự sửa đổi những điểm hạn chế của bản thân, lúc đó, bạn sẽ yêu thương bản thân mình. Hãy tập yêu thương những người xung quanh, người thân, bạn bè, hàng xóm. Tiếp đó, hãy yêu thương tất cả mọi người, dù thân hay sơ. Bước cao hơn đó là yêu thương vạn vật, trong đó có động vật và cây xanh. Hãy biết ơn động vật, cây xanh, nhờ chúng mà bạn mới duy trì mạng sống được. Cao hơn nữa, hãy biết ơn trời đất, vũ trụ, đã sinh ra bạn, tạo cho bạn 1 sinh mệnh để bạn trải nghiệm đời sống con người.
Với lòng biết ơn như vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, dù trong hoàn cảnh nào.

4. Thực hành lối sống ít muốn, biết đủ

Cái ta cần thì không nhiều, còn cái ta muốn thì rất nhiều. Cho nên, người chọn con đường tâm linh thì cần lựa chọn những gì thật cần thiết cho mình. Còn lại dành phần cho người khác. “ Đạo của Trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu. Người nào lấy chỗ dư mà cấp thêm cho chỗ thiếu, đó là người hiểu đạo vậy.”

5. Giúp đỡ

Khi bạn đã yêu thương vạn vật, bạn sẽ có xu hướng muốn giúp đỡ những người xung quanh, vật xung quanh. Đừng thấy việc tốt nhỏ mà không làm, việc nào có ích cho cộng đồng cũng là việc nên làm. Giúp đỡ người khác có 2 khiá cạnh, về vật chất và tinh thần. Người đang khó khăn, đói rách thì ta giúp vật chất. Người đang khổ về mặt tinh thần, thì ta giúp về mặt tinh thần. Nói chung, sự giúp đỡ về mặt tinh thần khó hơn và cũng nhiều ý nghĩa hơn. Nếu bạn đã tiến hoá hơn 1 chút về mặt tinh thần, thì bạn hoàn toàn có thể hướng người khác cũng tiến hoá như vậy. Hãy tuỳ duyên mà giúp đỡ. Nếu, lúc nào bạn cũng chỉ có tâm niệm mong muốn được giúp đỡ người khác, bạn sẽ tìm được cách để đến với trái tim họ. Bạn sẽ thành công. Hãy làm việc đó một cách liên tục.

5 bước này có thể làm riêng, nhưng cũng có thể làm song song, tuỳ theo hoàn cảnh của bạn. Hãy cố gắng, tiến hoá tâm linh dành cho tất cả.

Cái sai của Trần Ngọc Thịnh lớn hơn nhiều

Ảnh: Huyền Chip

 

Điều buồn cười mà nhiều người cảm nhận thấy ngay là sự bất tương xứng giữa chế tài phạt và đối tượng bị trừng phạt. Vụ việc em Huyền nói cho hết nhẽ thì chỉ là con kiến trong xã hội đa dạng của chúng ta hôm nay. Em Huyền dẫu có nói dối cũng không phải người duy nhất nói dối và những lời nói dối của em ấy cũng là tương đối vô hại – white lies như tên gọi trong tiếng Anh. Dù Thịnh và phe Thịnh cố mà hét tướng lên rằng cuốn sách trên nếu được lưu hành nguyên xi như thế thì sẽ làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ vv thì chúng ta ai ai cũng biết là xác suất sẽ có một người đi lại chuyến đi của Huyền rồi đến cái nước châu Phi đó làm lại đúng những việc đó là thấp cho đến rất thấp. Sách của Huyền không phải loại sách đủ để thay đổi người ta đến mức làm người ta muốn đứng lên mà phát cuồng lên rồi ra đi ngay. Ngoài ra những việc cô ta làm nếu bảo là sẽ làm hại đến hình ảnh Việt Nam là nói quá láo vì hình ảnh Việt Nam nói chung là thảm hơn thế nhiều rồi chứ không phải chờ đến lúc Huyền đi lại không có visa vào Malawi mới bị hỏng. Nói là sách sẽ làm hại hàng thế hệ hay làm hỏng hình ảnh đất nước là vu oan cho nó chỉ để vin vào những lý do ngớ ngẩn đó hạ sát người con gái ngố.

Về mặt dối trá thì nếu có Huyền chỉ đứng thứ hạng vô cùng khiêm tốn trong xã hội chúng ta. Sự dối trá của cô ta nếu có như đã nói đến tạm thời chưa có nạn nhân. Như thế về tính cấp tập, khẩn trương, cần giải quyết dứt điểm, rốt ráo của vụ Huyền thì chưa thể bằng được ví dụ như vụ việc nêu ra trong bài báo ở trên. Nếu đúng là người ta dùng chung kim tiêm cho 4-5 người trong một nhóm là tỷ lệ nhiễm bệnh lây truyền qua đường truyền máu là 10-15% thì chúng ta cần phải giải quyết ngay lập tức. Và chúng ta cần những người như Thịnh lên tiếng nhanh, mạnh, và sôi động hơn nữa. Nhưng thay vì việc tập trung sức lực và trí lực vào những việc sai mà công lý và sự thật bị vi phạm rõ ràng với nạn nhân nhiều và thật thì Thịnh lại cắm đầu vào tấn công vụ Huyền. Sự khác biệt giữa hai vụ việc là cái gì. Như nhiều người đã chỉ ra sự khác biệt đấy là cô Huyền là người chịu phận thân cô thế cô, trong tay không quyền, không một tấc vũ khí gì để tự bảo vệ. Giờ chỉ cần Huyền là con một quan chức có sừng có mỏ, ví dụ như con của phó giám đốc công an một tỉnh thôi thì mình đảm bảo Thịnh im tịt ngay.

Giữa hai cái sai của Huyền là bịa đặt, bốc phét, thêu dệt tí teo (ví dụ vớ vẩn là không gẫy chân thì bảo là có gẫy chân) và cái sai của Thịnh là cướp quyền phát ngôn của người khác, nhất là người thân cô, thế cô, yếm thế, dễ bắt nạt thì cái sai của Thịnh lớn hơn nhiều vì nó bù lu bù loa định giết người ta bằng những thứ lời nói bịa đặt và suy diễn khốn kiếp. Vì thế chúng ta có trách nhiệm về mặt đạọ đức phải bảo vệ Huyền và quyền được nói của cô ta y như khi chúng ta bảo vệ quyền được nói của chính chúng ta. Và Thịnh nếu có ngon thì nên tập trung sức vào những việc công lý và sự thật viết hoa như đăng trên link trên kia.

Điều làm mình ngạc nhiên và buồn là có nhiều bạn gái không nhìn ra khía cạnh phụ nữ tự giải phóng khỏi vai trò chật chội truyền thống trong vụ việc này và té nước theo mưa với mấy tay sô vanh để bắt nạt chính người…đồng tình với mình. Theo mình đứng về mặt bình đẳng giới các bạn nữ có trách nhiệm hai lần, một lần là trách nhiệm đạo đức người với người mình nhắc ở trên, lần hai là giữa phụ nữ với nhau phải bênh vực Huyền và quyền của cô ta được nói, được đi ra khám phá thế giới, và qua đó tự giải phóng mình khỏi vai trò phụ nữ truyền thống Việt Nam mà mình tin là vẫn còn đang chật chội và ép buộc.

 

Anh Gau Pham

Cuộc chiến giữa Huyền và Chíp

Ảnh: Huyền Chip

 

Hành trình của cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” có lẽ đã tốn quá nhiều giấy mực và thời gian của mọi người. Ngay từ đầu câu chuyện đối với mình chỉ là trò đùa châm biếm để vui vẻ trong ngày, thì giờ đây mọi thứ đã được đẩy đi quá xa. Vì thế, nó buộc lòng mình phải lên tiếng và chia sẻ cách nhìn của mình với một đam đông đang điên dại vì cô bé.

Bằng trí tưởng tượng của trẻ thơ, mình hình dung tới một cô bé yêu thích và đam mê du lịch, đã dấn thân vào tìm một con đường để phiêu lưu, khám phá thế giới. Cô bé đã sử dụng các mối quan hệ thiết lập được và đã may mắn tìm được một công ty tài trợ, đồng thời, còn có 1 êkip đứng sau hổ trợ. Hợp đồng được soạn sẳn với bài toàn là đi 25 nước với 25 000$. Kết thúc chuyến đi, cô bé phải giao lại bên công ty một cuốn nhật ký hành trình về 25 nước đó. Tuy nhiên, với chừng đó số tiền, cô bé đã chỉ đến được  15 nước. Câu hỏi đặt ra bây giờ thì làm sao để có câu chuyện cho 10 nước còn lại? Và trí tưởng tượng là chìa khóa cuối cùng cho câu hỏi đó. Có nhiều người đòi hỏi sự thật cho công chúng, thì mình chỉ đòi hỏi sự thật cho chính cuộc sống của Huyền. Một hợp đồng đã ký mà tất cả điều khoản trong đó chỉ có Huyền biết cùng với công ty tài trợ. Có ai đủ thông minh để cầm bản hợp đồng đó ra để mong muốn tìm sự cảm thông của công chúng, khi mà số tiền tối thiểu phải bồi thường lại là 25 000$? Khi một vở kịch đã diễn, thì các diễn viên cũng chỉ hoàn thành vai diễn cho tới giây phút cuối cùng. Chỉ có khán giả là người được quyền quyết định coi tiếp hay là  xách mông lên và ra về mà thôi. Vậy thì sách hay thì mua, sách dở thì cho nó ế để chất đầy vào kho. Thế là xong, làm gì phải chửi người viết đến thế? Có cuốn sách nào mà ko có hoa, ko có lá, ko có cành đâu nhỉ? Mà cuốn sách có một người đứng tên chỉ để tạo cảm hứng, còn nguyên 1 đội ngũ đứng sau kia mà. Nếu muốn chê, muốn trách, hay thậm chí chửi thì mình nghĩ nên nói chung cho cả một đội ngũ và công ty đó. Việc đem cô bé ra làm trò chơi cho thiên hạ chỉ cho thấy một xã hội thiếu tôn trọng người phụ nữ.

Quay lại nội dung chính của cuốn sách, các bạn có thể bắt đầu từ đâu các bạn thích. Mình thì bắt đầu bằng một cách nhìn của một tờ báo. Mình đã đọc cách đây tầm 1 tuần nhưng mình  không tìm lại được (nếu bạn nào tìm được thì comment giúp mình nhé). Điều lạ là trước khi những lùm xùm không có thật của những chuyến đi này nổi lên, thì nội dung bài báo chỉ xoay quanh việc chê bai những mạo hiểm và dạy cho người khác đừng dấn thân vào những nơi nguy hiểm. Mình thật nực cười khi một báo có thể coi là chính thống của một nền báo chí lại đi phê phán một con bé đi lang thang thế giới. Bổng chốc, trong đầu mình lóe lên một suy nghĩ rằng: cô bé chính là một hiện thân của một lớp trẻ dám mơ ước và dám dấn thân mình vào hiểm nguy của cuộc đời. Chính những con người này sẽ tạo nên một thế hệ đòi hỏi tự do về tư tưởng. Điều gì sẽ xảy ra thì mình hi vọng các bạn có thể sẽ đoán được. Và hơn hết, hình ảnh một thiếu nữ bao giờ cũng đẹp và lay động lòng người hơn bao giờ hết. Chúng ta thử nhìn vào người phụ nữ Aung San Suu Kyi đã thay đổi một nước Myanmar đang ngày càng tươi đẹp hơn, hay một thiếu nữ áo trắng kiên định và hiên ngang. Những hình ảnh đó, nó in sâu vào trong tâm hồn mỗi người dễ dàng hơn nếu so với một người đàn ông , hay một cậu thanh niên thì rất dễ bị quy kết là một loại trẻ trâu nào đó. Giờ đây, mọi thành quả chiến đấu trên mặt trận thông tin chống Chíp ngày hôm nay có lẽ sẽ được tuyên dương xuất sắc.

Mình đã có đọc một bài viết có trích dẫn nội dung cuốn sách của anh Giáo Hoàng, sau đó nó làm mình hồi tưởng lại cách đây 10 năm. Khi đó, các báo thi nhau viết bài rồi tìm cách tổng hợp để mong ra đời cuốn sách “Người Việt xấu xí”. Giờ đây, một cô bé dũng cảm đi ra thế giới và về tường thuật lại chặng hành trình với những gì trung thực nhất có thể thì nhận lại gạch đá. Bây giờ có người lại cho rằng cuốn sách “tuyên truyền cho vượt biên trái phép, cư trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp, làm giả giấy tờ, trốn vé.” và đòi cấm phát hành cuốn sách. Có người còn đùa cợt nói rằng, cô bé có đi bán dâm còn không có nổi chừng đó tiền nữa, chứ huống gì đi làm thêm. Mình cảm thấy tiếc là cô bé ko đi làm cái nghề đó nữa thui. Nếu không thì tất cả những đặc điểm này là những cái tiêu biểu mà người dân nước khác nhìn vào một dân tộc đáng tự hào này. Chỉ cần tổng kết từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, thì đây là những góc cạnh thật nhất của những con người luôn nhận mình là anh hùng. Chính những đặc điểm chân thực này, mình nghĩ là cần thiết vì có những cái cần phải nhìn thấy mà biết xấu hổ, để từ đó chúng ta bớt đi những tự hào hoang tưởng còn hay hơn nhiều. Nói thì phải có bằng chứng nhỉ, mình quên mất? Vượt biên trái phép thì chỉ cần hỏi anh bạn Úc của chúng ta trong năm nay; cư trú bất hợp pháp thì chỉ cần hỏi Anh với Pháp là đủ; lao động bất hợp pháp thì tin vừa từ Nga về phải; giấy tờ giả thì chỉ cần ngồi nhà coi tivi cũng có khối chuyện hay để bàn; còn riêng chuyện trốn vé thì mình kể bạn mình vậy: mình có anh bạn làm tiến sĩ rất sung trên các diễn đàn VOZ và TCCL để chửi bé Chíp, nhưng anh này thì trùm trốn vé tàu và xe, có hôm lại tự hào up lên FB cả vé phạt nữa kia chứ. Mình chỉ cảm thấy khá hài hước khi con người này lên án bé Chíp mà thôi.

Thậm chí nếu bán dâm thì hãy nghĩ đến bài báo về những cô gái VN ở Malaysia. Còn nếu Chíp có trộm cắp hình ảnh hay nội dung cho các chương của mình, thì mình mong các bạn nhớ đến các biển báo về trộm cắp bằng tiếng việt ở những siêu thị không có nhân viên ở Nhật. Nếu ai đó nói cuốn sách hủy hoại hình ảnh của người Việt trong mắt người nước ngoài, thì hãy làm ơn chứng minh giúp mình vẻ đẹp đó nằm ở đâu? Ở hoa sen hay ở trong bùn lầy?

Cuối cùng và quan trọng nhất là đám đông, mình cũng thấy đây là cách mà chúng ta có thể nhìn thấy lại một đám đông luôn tự hào ngàn năm văn hiến, nhưng cách hành xử thì nó đủ thể hiện dân tộc đó có văn hóa hay ko. Chúng ta bắt đầu với từng cá thể trong cái đám đông đó. Như một người bạn trên FB mình đã nói:” Con người trong cuộc sống thường chỉ chú tâm vào những gì có ý nghĩa với bản thân”, từ đó, “mỗi người có quyền lựa chọn những gì họ thích làm, và một việc vô bổ với người này hoàn toàn có thể có ý nghĩa với người kia”, do đó, “thật khó để có thể phê phán con người vì những gì mà họ theo đuổi”. Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn Khoi Tran.  Theo cách nhìn của bạn thì “Việc tranh cãi cỏn con về Huyền ngày hôm nay hoàn toàn có thể là tiền đề cho một nền dân chủ sau này (chỉ có tính chất ví dụ)”. Còn theo cách nhìn của mình thì điểm yếu của một xã hội dân chủ là sự nhân bản, và điểm mạnh của một thể chế độc tài là bất nhân. Khi nhìn vào đám đông, nhiều người chỉ thấy 2 phe: Chống Chíp và Bảo Vệ Huyền. Còn mình thấy thêm có 2 tuyến ở mỗi phe: một tuyến là những người tri thức, còn tuyến còn lại là những con lừa và con cừu. Theo bạn Khoi Tran, trong đám đông thì “phần đông vẫn là những trí thức”, còn theo mình thì cho rằng phần đông là những con lừa và con cừu nhiều hơn. Để bắt đầu đánh giá đúng các tuyến của các phe, thì mình sẽ định nghĩa vài thành phần như sau:

Loại 1 là những tên vô học hoặc vô văn hóa hoặc cả hai – đây là những tên chọn cách chửi bới, phán, comment hơn là tranh luận nghiêm túc (và mình nghĩ loại này đông nhất),
Loại 2 là những người có học – đây là những thành phần có khả năng độn kiến thức vào đầu vô biên, thành công trong việc bước qua các kỳ thi một cách xuất sắc, và không biết tư duy và suy nghĩ (ví dụ đồng chí nào đó đòi viết kiến nghị cấm xuất bản cuốn sách),
Loại 3 là những người tri thức – đây là những người có học, có tư duy độc lập, hành xử có văn hóa, và quan tâm các vấn đề xã hội.

Từ đây, mình chia ra 2 phe và 4 tuyến:

Phe Chống Chíp:
– Tuyến 1A: Những người tri thức (loại 3).
– Tuyến 1B: Những con lừa và con cừu (loại 1 và loại 2).

Phe Bảo Vệ Huyền:
-Tuyến 2A: Những người tri thức (loại 3).
-Tuyến 2B: Những con lừa và con cừu (loại 1 và loại 2).

Đối với tuyến 1A, những người tri thức này chỉ đòi hỏi sự thật và điều duy nhất họ muốn là sự thật. Điều mà trong xã hội này nay đã quá xa xỉ bởi những chiêu trò kinh doanh và PR.

Đối với tuyến 1B, những loại này thích chửi bới, moi móc, a dua và mê muội từ diễn đàn này đến diễn đàn khác. Chúng như những con thú nằm chờ trong bóng tối để  xem ai đó phạm sai lầm là ném đá tha hồ để thế hiện đỉnh cao trí tuệ và sức mạnh (đa phần là loại 1), hơn là tranh luận và hành xử có văn hóa.

Đối với tuyến 2A, những người tri thức này đứng về Huyền không phải bởi vì muốn che dấu sự giả dối. Mà họ đứng bên cạnh Huyền để yêu cầu cách cư xử tử tế của đám đông, tôn trọng ước mơ, sự dấn thân của cô bé,  và lòng vị tha dành cho cô bé. Như mình và anh Anh Gau Pham đều châm biếm cô bé khi mới lên báo, nhưng khi sự việc bị đẩy đi quá xa thì mình và anh ấy phải lựa chọn bảo vệ cô bé, chứ không thể hùa theo đám đông.

Đối với tuyến 2B, những con lừa và con cừu này đã dựng cô bé thành anh hùng dối trá một cách không cần thiết. Tất cả những người này chỉ thể hiện một căn bệnh sùng bái cá nhân trầm kha của xã hội, đồng thời sự mê muôi trong tư duy khi chỉ biết đọc, ghi nhớ mà không biết suy nghĩ, lập luận để thấy những điều vô lý của cuốn sách. Hơn hết, những người sống chết muốn bảo vệ bằng được cô bé mà bất chấp tất cả. Liệu đó họ có phải là thành tựu hay là mục tiêu của giáo dục không?

Tổng kết trận chiến:

Phe Chống Chíp ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng hơn, cũng như thành công trong việc lật tẩy những chiêu trò kinh doanh của cuốn sách. Mình chỉ tự hỏi là một sản phẩm nào ra thị trường mà ko phải đi qua những trò chơi đó? Tuyến 1A đã xuất sắc đưa ra những lập luận không thể chối cãi được, song song với đó danh tiếng của các nhà trí thức này càng lên cao. Nhưng kéo theo sau đó của các anh là tuyến 1B đã cho mình một chiến thắng vang dội chấn động địa cầu. Đứng ở tuyến 1A thì sự thật đã chiến thắng, còn ở tuyến 1B thì đó là sự thật hay là sự vô văn hóa? Và Chíp xứng đáng nhận những lời lẽ như vậy không?

Phe Bảo Vệ Huyền thất bại trong im lặng. Có lẽ buồn nhất là tuyến 2B vì thần tượng đã sụp đổ và giảm niềm tin trong xã hội mong manh này. Còn tuyến 2A, có lẽ nên nhắc tới 2 con người đứng mũi chịu sào trước công chúng là cô Nguyễn Hoàng Ánh và GS. Nguyễn Lân Dũng. Việc 2 con người này đứng bên bé Huyền đã làm sứt mẻ hình ảnh của chính họ trong mắt khá nhiều người hâm mộ. Và phải hơn 2-3 ngày sau, mình mới có thể hiểu được những gì họ đang đấu tranh. Những người ở tuyến 1A có thể vui vẻ với chiến thắng nhưng liệu sau chiến thắng đó có làm cho họ trở trên cao thượng và hành xử đạo đức hơn không? Hay sẽ lại tiếp tục có một ”bên thắng cuộc” nữa? Hình ảnh của 2 con người trên sứt mẻ bao nhiêu thì nhân cách của họ càng cao thượng bấy nhiêu.  Họ không bảo vệ sự giả dối. Mà điều họ đang bảo vệ là lòng vị tha – điều mà gần 70 năm nay, dân tộc này không có, ngoài những thù hận, ganh ghét và chà đạp lẫn nhau. Hay chiến thắng vang dội có thể xóa nhòa tất cả những đau thương với niềm tự hào của thế kỷ? Và mỗi người chắc chắn sẽ tự cho mình câu trả lời thích đáng?

Mình thử đặt 2 cuốn sách “Đại Gia” của Thiên Sơn, và “Xách ba lô lên và đi” của Huyền. Một cuốn bị cấm bởi nó thể hiện sinh động một xã hội đang tới điểm tới hạn, thì cuốn còn lại chỉ đơn giản đang thể hiện rõ nét một góc cạnh thật của từng cá nhân trong một dân tộc anh hùng. Việc hất hủi cuốn sách của Huyền chẳng khác nào đập vỡ tấm gương soi hàng ngày của mỗi người. Nếu cuốn sách của Huyền đi so với những lời nói dối làm một đất nước lâm nguy, kinh tế thì kiệt quệ, luật pháp thì rừng rú, giáo dục thì tụt hậu, đạo đức thì suy đồi, văn hóa thì nhảm nhí kèm theo làm chết hàng triệu người. Thì cái nào đáng lên án hơn? Chúng ta sẽ thật tự hào về một xã hội tâm thần này phải không (như một bài báo mới đây đưa tin)? Còn về phần mình, mình chỉ thấy thật đáng thương cho một dân tộc không biết tới sự sáng tạo và lòng vị tha. Giờ đây, có lẽ điều cần làm là những người anh hùng trẻ con phải học cách trưởng thành.

Một thoáng suy nghĩ về sống nhanh

Ảnh: Hoa Vô Thường

Cách đây bảy, tám năm với trẻ con chúng tôi điện thoại di động, máy tính hay mạng internet là một thứ gì đó quá xa xỉ, và trong suy nghĩ bé nhỏ ấy đã từng mặc định rằng mọi thứ đó chỉ dành cho nhà có tiền hoặc tài giỏi ghê lắm mới biết sử dụng. Thế rồi một ngày, ba tôi đem về một cái máy, ông gọi nó là “Cục gạch đen trắng” và đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một chiếc điện thoại di động, khoái chí tới mức đòi bằng được ôm cái  điện thoại chơi trò Rắn cả ngày. Cái cảm giác vừa hân hoan, vừa tò mò ấy là thứ mà tôi không còn tìm lại được, ngay cả về sau này dù được tiếp xúc với nhiều chiếc điện thoại  xịn hơn rất nhiều với cục gạch ngày xưa. Hồi ấy mạng điện thoại cũng không được phủ rộng như bây giờ, có cái điện thoại mà những ngày từ sáng đến tối chẳng thấy đâu một vạch sóng nào.

Thế mà chớp mắt một cái thời gian trôi cũng thật nhanh, bây giờ chiếc điện thoại cũng chẳng còn là thứ xa xỉ quá như lúc trước, mạng internet cũng được kết nối và lan rộng ra khắp thế giới. Mọi thứ quay cuồng trong đổi mới, hiện đại và công nghệ số, cuộc sống của con người vì thế cũng không ngừng nâng cao hơn, đặc biệt là về vật chất. Nhưng lòng người có khi nào thỏa mãn được bản thân, đã có đầy đủ thì lại càng cố gắng muốn được dư thừa. Cho nên có một số người tồn tại nhanh lắm, họ lao vào cái vòng danh lợi bon chen, họ quên đi mục đích sống và đam mê khởi nguồn, họ gò ép bản thân vào những khuôn khổ cứng nhắc như cỗ máy, họ bàng quan và thờ ơ với cả xã hội giữa con người với con người này. Vì họ đâu có sống, họ chỉ đang tồn tại thôi, mà tồn tại chỉ là sống một nửa, sống không tròn cuộc đời.

Nếu như Xuân Diệu từng có cái sống gấp gáp cho tuổi trẻ, sống hết mình và sống để hưởng thụ thì họ lại hoàn toàn khác. Cái sống gấp và sống nhanh của họ là vì sợ mình bị tụt lùi, sợ mình bị đẩy xa, sợ mình kém cỏi cho nên chẳng bao giờ họ nhận ra giá trị của việc Dừng lại, chẳng bao giờ nhận ra giá trị hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé của cuộc sống. Họ tự cho mình cái quyền sống phí hoài tuổi xuân bởi những lao lực bon chen, bởi những cám dỗ u tối của đồng tiền, mà quên đi mảnh đất khô cằn trong tim mình cũng đang cần được tưới bởi những yêu thương và ngơi nghỉ. Ừ, làm sao họ có thể nhận ra những điều ấy khi bản thân chưa một lần muốn nhìn lại,tồn tại như thế liệu có đáng không ?

Bạn đã bao giờ thử nhìn cuộc sống của những đứa trẻ bây giờ chưa ? Các em bây giờ được tiếp cận với những thứ tân tiến và hiện đại nhất nhưng lại quá nghèo được vui chơi thực sự. Các em tài giỏi hơn chúng tôi, các em luôn phải nướng mình cho trường lớp, cho những lò luyện học, nhưng đến khi hỏi về ước mơ lại lúng túng không thể trả lời. Cuộc sống ấy cũng là một kiểu sống vội vã, sống gò ép chẳng khác gì như một con rô bốt đã được lập trình sẵn vậy. Nhưng các em không có lỗi, máy tính hay internet cũng không có lỗi, lỗi lầm    thuộc về những người lớn, những người đang áp đặt chính cách sống sai lầm của mình cho con cái. Thời đại của chúng tôi hay những người lớn hơn tôi của nhiều năm về trước, tuy so vật chất và điều kiện không được đầy đủ như các em bây giờ, nhưng đổi lại về mặt giá trị tinh thần mà chúng tôi có được lại phong phú hơn các em rất nhiều. Tôi không trách, và cũng không có quyền trách ai cả, tôi chỉ cảm thấy buồn, vậy thôi!

 

Lời kết: Bạn ạ, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những cách sống riêng, những lựa chọn của riêng mình, nhưng tôi chỉ hy vọng rằng mỗi sự lựa chọn ấy sẽ là đứng đắn, sẽ là tốt nhất cho mỗi người vì ta sống cho cuộc đời của ta chứ ta không thể thuê ai sống thay cuộc đời của mình được. Đừng để thời gian trôi đi mới lại cảm thấy hối tiếc về những điều mình đã làm, con người có máu thịt không phải gỗ đá, con người có suy nghĩ tình cảm không phải thứ vô tri giác. Vậy nên đừng tự biến mình thành những cái máy lao điên đảo về phía trước bỏ mặc những giá trị tốt đẹp, cứng nhắc vô hồn và không cảm xúc bạn nhé!

 Hoa Vô Thường

Nhân Trường Hợp Huyền Chip

Ảnh: Huyền Chip

 

Năm ngoái, đánh máy được cho là một nghề khá nguy hiểm tại Việt Nam. Nhưng ở thời điểm hiện tại, viết sách cũng nguy hiểm không kém, đặc biệt là viết Nhật ký hành trình. Hãy thật sự cẩn thận với công việc này nếu bạn không muốn cố tình trở thành tâm điểm của cơn bão truyền thông và mạng xã hội, để rồi có nguy cơ hứng trọn gạch đá về mình.

Chắc hẳn các bạn đều đoán được tôi đang nhắc đến cuốn Nhật ký hành trình “Xách ba lô lên và đi” của tác giả Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền.) Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tôi không muốn nói quá nhiều đến tính đúng sai của cuốn sách hay những điều mà mọi người đã mổ xẻ hết rồi. Tôi chỉ muốn đưa góc nhìn của mình về xã hội hiện tại chúng ta đang sống, thông qua những sự việc diễn biến xung quanh sự kiện đang gây nhiều tranh cãi này.

Một xã hội thiếu chuẩn

Song hành với sự phát triển của mạng xã hội, việc thực hiện tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm cá nhân trở nên dễ dàng hơn, khiến bất cứ ai cũng có thể đưa ra những ý kiến hoặc lập luận của mình và truyền tải cho nhiều người biết.

Đây là một tín hiệu đáng mừng của một xã hội phát triển, ai cũng có quyền phát biểu một cách đa dạng. Tín hiệu đáng mừng là có rất nhiều bạn trẻ đưa ra những lập luận sắc sảo trên các blog cá nhân hoặc các trang web độc lập. Đặc biệt hơn nữa, ý kiến của những người mà trước kia thường được cho là “cầm cân nảy mực” như giáo sư, tiến sĩ, học giả… cũng có thể bị vùi dập tơi bời, bị chê bai không tiếc lời.

Trong cảnh “trăm hoa đua nở” có phần hỗn độn như thế, chúng ta thiếu hẳn một bộ phận trí thức tinh hoa, có tiếng nói có trọng lượng về những việc như thế này. Do ai cũng có quyền có tiếng nói, ai mạnh thì người đó nói to, nên có những tiếng nói rất to, át cả tiếng cộng đồng, nhưng tiếc thay lại không phải là ý kiến đúng đắn.

Cũng vì xã hội thiếu chuẩn, nên ranh giới của sự đúng sai cũng rất mơ hồ. Cùng một sự việc, có người cho là không chấp nhận được, có người lại cho là chuyện bình thường. Cũng vì không có những chuẩn mực hay thước đo trong tranh luận, nên nhiều khi càng tranh luận càng đi vào ngõ cụt.

Trong mớ hỗn độn ấy, báo chí nhiều khi lại thêm mắm thêm muối vào khiến người đọc không biết sự thật ở đâu, mù mờ lại càng thêm mù mờ. Ai đổ thêm tí mắm vào việc Huyền Chip hét giá 600 triệu? Ai cho thêm tí muối vào “nghi án” Huyền Chip đạo văn? Ai đổ cả thùng mắm muối về việc Huyền Chip cung cấp 22 bức ảnh để chứng minh cho hành trình của mình (trong khi cô ấy không cung cấp)?

Chúng ta đã thiếu bộ phận trí thức tinh hoa có khả năng đưa ra tiếng nói trọng lượng, nhưng báo chí cũng rất thiếu những cây bút sắc sảo, trong khi lại thừa những “con kền kền” chỉ chực ngồi copy status của ông nọ bà kia trên facebook rồi phát tán khắp nơi.

Trong một xã hội như thế, làm gì phải sợ cuốn sách của một cô bé 23 tuổi có thể định hướng và làm hỏng cả một thế hệ trẻ. (Nếu như giới trẻ biết phản biện lại cả giáo sư tiến sĩ thì hãy yên tâm là họ đủ tỉnh táo để không bị Huyền Chip làm nguy hại đến mọi hành động và cuộc sống của họ).

Đâu đâu cũng thiếu trách nhiệm!

Không thể không nhắc tới việc báo chí và truyền thông thiếu trách nhiệm, chỉ cần quan tâm có bài viết giật gân, có nhiều lượt truy cập và có sự kiện thật hot như trong trường hợp này khiến Huyền Chip rất có thể đơn thuần chỉ là nạn nhân của truyền thông.

Có thể ban đầu khi Huyền Chip viết cuốn sách này, em viết trước hết cho bản thân, để khỏi quên, viết vì mơ ước có một cuốn sách mang tên mình, như em đã chia sẻ ở lời mở đầu cuốn “Xách ba lô lên và đi” (tập 1). Nhưng sau đó em được báo chí giật tít, tung hô, trở thành biểu tượng của giới trẻ và em bị đắm chìm trong đó. Đến giờ, ai chịu trách nhiệm bởi những bài viết đưa thông tin sai về em? Chẳng nhà báo nào đứng lên xin lỗi cả. Họ bận lủi đi đâu mất, hoặc bận xào nấu tiếp những món ăn đang nóng hổi từ mọi động thái liên quan đến em.

Ngay cả người đã dầy công viết bản kiến nghị 21 trang để yêu cầu thu hồi sách của Huyền Chip biết đâu cũng chỉ là con mồi của truyền thông, và chưa biết chừng trong tương lai sẽ trở thành nạn nhân. Trần Ngọc Thịnh, người được cho là học giả từ Mỹ về, thật ra cũng là một người trẻ đang nằm trong vòng xoáy này. Thịnh có quyền gửi bản kiến nghị của mình nhưng anh ta cũng có quyền nói “không” với báo chí, không cần trả lời phỏng vấn tràng giang đại hải, không cần phải ngồi khoe trên facebook hôm nay thật vui vì kênh 14 đã đăng, tại sao “Dân Trí” chưa vào cuộc, báo “Thanh Niên” lề phải cũng đăng tin rồi nhé, v.v… Nhưng Thịnh đang ở đấy, ngây ngô và say đắm trong tâm cơn bão này, cùng em Huyền Chip, chưa biết bao giờ ra!

Cần nói thêm về trách nhiệm của BTV và các NXB khi đưa ra công chúng những sản phẩm có “sạn”. Đã từ lâu, chúng ta phải ăn quá nhiều “sạn” nên niềm tin của công chúng rất thuyên giảm. Nếu từ khâu biên tập sách, các BTV cẩn thận hơn, nghĩ cho tác giả hơn, các nhà sách chặt chẽ hơn, thì cũng giảm bớt được những chuyện kiến nghị, lùm xùm hoặc kiện tụng.

Tình trạng chung đối với nhiều cuốn sách là NXB bản đôi khi chỉ cần quan tâm đề tài này, tác giả kia có vẻ hot, bán được càng nhiều sách càng tốt. Bản thân các tác giả, đặc biệt những cây bút trẻ, nhiều lúc chưa ý thức được việc mình cần phải trau chuốt tác phẩm trước khi đưa ra công chúng – còn vai trò của BTV cũng như NXB đôi khi còn khá mờ nhạt. Nhưng lúc cần quảng cáo sách thì cứ làm cho thật lực, miễn càng nhiều người biết càng tốt chứ không cần biết sản phẩm của mình thật sự có chất lượng hay vẫn còn nhiều “sạn”.

Xã hội nhiều sự giả dối và suy nghĩ về hình ảnh Quốc gia.

Đứng trước một sự việc đương nhiên chúng ta có quyền hoài nghi về tính chân thực của nó, nhưng quan trọng là sự hoài nghi, đánh giá và đưa ý kiến ấy ở mức độ tới đâu.

Trong trường hợp cuốn sách của Huyền Chip, phải nói là có rất nhiều ý kiến đòi hỏi phải chứng minh sự thật, và lên đến đỉnh điểm là việc một học giả trẻ dù chưa đọc hết cuốn sách thứ hai cũng làm đơn kiến nghị. Điều này thể hiện một thực tế: chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu niềm tin và sự thiếu niềm tin này lan tỏa mạnh hơn việc có đủ niềm tin để nhìn nhận cuộc sống một cách nhẹ nhàng hơn, cũng như, nhìn nhận giới trẻ một cách bao dung hơn.

Chúng ta bị lừa dối quá nhiều, từ hàng hóa thiếu chất lượng đến thực phẩm độc hại cho sức khỏe, từ việc báo chí phóng đại và tung hô quá nhiều về một thần đồng hay vĩ nhân nào đó đến việc các sản phẩm văn hóa bị PR quá lố. Chúng ta còn bị lừa dối cả khi bỏ tiền từ thiện, và ngay trong các bệnh viện, cơ sở y tế cũng không ít sự dối trá nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Trong một xã hội chúng ta đang sống, bằng cấp giả, giấy tờ giả, đạo đức giả, tư tưởng giả đầy rẫy không thể kiểm soát hết và không diễn tả hết bằng ngôn từ. Sẵn trong suy nghĩ của mỗi người là sự mất niềm tin vào những giá trị tốt đẹp và mất niềm tin vào nhau, nên chỉ cần một ngọn lửa nhỏ cũng sẵn sàng thổi bùng lên một đám cháy lớn, lan tỏa, không cách nào dập tắt nổi.

Điều này có thể lý giải được phần nào việc ai đó cho rằng việc vượt biên trái phép, hay đi lậu vé của Huyền Chip làm ảnh hưởng đến hình ảnh Quốc gia, và theo lời của Trần Ngọc Thịnh thì việc này được nâng thành quan điểm: “Quyền, lợi ích của dân tộc là thiêng liêng, không một cá nhân nào được phép làm ảnh hưởng.”

Chúng ta sống, trước tiên, là phải chân thực với bản thân mình và bản ngã của chính mình. Trong xã hội hiện nay người ta vẫn không sao tách bạch được vai trò của một cá nhân với hình ảnh của Tổ quốc. Khi một người nào đó “lỡ” thành danh ở nước ngoài, dù không trực tiếp được đào tạo hoặc sinh sống tại Việt Nam nhưng chỉ cần mang gốc gác Việt thì nghiễm nhiên được cả xã hội hỉ hả, tung hô và tự hào.

Và khi một ai đó làm gì xấu hay phạm pháp, dường như chúng ta không thể tư duy một cách thông thường là ai làm sai kẻ đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu Huyền Chip vượt biên bất hợp pháp và bị bắt, em có thể bị trục xuất và bị từ chối xuất ngoại trong những lần sau. Tuy nhiên, việc này chưa đến mức phải nâng quan điểm thành việc “làm hỏng hình ảnh Quốc gia”, cũng như chưa cần phải lo một bộ phận giới trẻ sẽ “noi gương” em làm điều xấu.

Trong chuyện này, Huyền Chip thực sự chỉ để ý đến sự thú vị của chuyến đi, say sưa kể lại những trải nghiệm của mình một cách ngây thơ, và người đọc bắt lỗi Huyền vi phạm pháp luật. Có lẽ đây mới chính là độ chân thực của một cuốn hành trình vì Huyền kể cả sự thật mình làm những điều chưa đúng với pháp luật. Với người khác, họ có thể đã giấu nhẹm đi rồi và tha hồ tô vẽ cho mình những cái hay không tồn tại mà chả ai kiểm chứng nổi.

Bài học cho người trẻ và một xã hội bao dung hơn

Trong một xã hội còn nhiều khiếm khuyết như vậy, giới trẻ biết sống thế nào và phải sống thế nào? Ai sẽ là những người chắp cánh và nâng đỡ họ, hay họ phải tự mò mẫm tìm đường để đi, để sai, trải nghiệm, nhận biết và trưởng thành?

Huyền Chip dũng cảm hơn nhiều người trong chúng ta, ít nhất em đã xóa bỏ được rào cản và quan niệm thông thường với sự gò bó của gia đình và trường học. Có nhiều người chỉ mơ ước được vứt bỏ mặt nạ của mình đi, sống thật với đam mê khao khát của mình, nhưng vẫn phải sống giả dối với chính bản thân mình. Sự giả dối đó không biết có ai lên án thay mình được hay không?

Đấy là chưa nói đến những sự dũng cảm liên quan đến tính mạng bản thân trên con đường khám phá và tìm hiểu những nền văn hóa, những miền đất mới mà khó ai có thể làm được. Không nhiều người dám đổi cả tính mạng của mình để đi theo tiếng gọi của đam mê và mơ ước. Trong cuộc sống có những việc người này làm được, nhưng người khác không làm được, theo những tư duy và những việc xảy ra thông thường. Có lẽ vì Huyền làm được nên Huyền mới có một hành trình đầy trải nghiệm, dấn thân và thú vị đến thế.

Trong mọi câu chuyện – kể cả hồi ký hay tự truyện – đều có những phần không viết ra hết sự thật, hoặc viết ra những sự thật chỉ để phục vụ một thông điệp hoặc mục đích nào đó của tác giả. Riêng chuyện không viết ra hết sự thật cũng đã là một sự thật không đầy đủ rồi. Còn viết sai sự thật, nếu không quá lố, tùy từng người có thể chấp nhận được hay không chấp nhận được.

Trong trường hợp của Huyền Chip, có thể cảm nhận đâu đó những hạt sạn, mà chúng ta không thể xác quyết được tính đúng sai một cách chính xác, nhưng em vẫn đáng thương và cảm thông hơn đáng chỉ trích. 23 tuổi là độ tuổi quá trẻ, con người ta có thể có những sai lầm nhỏ và Huyền Chip sẽ tự có những kinh nghiệm cho bản thân mình.

Cái giá của đam mê luôn quá đắt với người trẻ nhưng hiện tại không thiếu những bạn trẻ vẫn dấn thân cho mơ ước của mình. Không chỉ phải nỗ lực để chạm đến ước mơ của mình, họ còn cần phải biết suy nghĩ độc lập, không để người nổi tiếng hoặc truyền thông “dắt mũi”, cũng như phải biết tự bảo vệ mình trước dư luận và truyền thông.

Những người trẻ phải rút ra được những bài học cho riêng mình, trau chuốt hơn cho từng sản phẩm trước khi ra công chúng, cư xử thế nào khi gặp khủng hoảng truyền thông, vượt qua những khó khăn và sai lầm của mình như thế nào để vươn lên những tầm trải nghiệm cao hơn và sâu sắc hơn của cuộc sống. Nếu như ai đã từng một lần đi qua tuổi trẻ, phải vượt qua vô vàn cửa ải (cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội…) để chạm đến ước mơ – và nhiều khi, phải trả giá cho những sai lầm của mình – thì hãy nhìn lại vào thẳm nội tâm mình để bao dung hơn với người trẻ. Không chỉ riêng với em Huyền Chip.

Qua sự việc này, tôi tin rằng Huyền Chip sẽ trưởng thành hơn rất nhiều, như em viết trong lời mở đầu của cuốn “Xách ba lô và đi” (phần 2) của em: “Châu Phi dạy cho tôi cách chấp nhận: chấp nhận rằng văn hóa là khác biệt, chấp nhận rằng cuộc sống tôi khi rất bất công, chấp nhận rằng trong đời cũng có lúc lực bất tòng tâm, chấp nhận rằng mình không sống cuộc sống của người khác thì không được chỉ tay năm ngón phán xét đúng sai.”

Có thể ở đâu đó không hoàn toàn là sự thật trọn vẹn thì tôi vẫn tin Huyền có được hạnh phúc và trải nghiệm mà không nhiều người có được. Như em từng chia sẻ trong sách của mình “Đó là một hạnh phúc âm ỉ khi bạn làm được một điều gì đó lạ lùng đến mức người ta không tin bạn đã làm được.”

 

Đoàn Minh Hằng

Thế giới xoay chuyển

Featured image: Titus  Maccius Plautus

 

Xoành xoạch, xoành xoạch, một bà cô với chiếc đầm màu sẫm dài tới đầu gối đang bước trên con đường mòn do lũ trẻ tạo nên. Tom, về thôi con, tối rồi, về ăn cơm…! Dạ – nó quay lại và đáp. Tom chơi với chúng bạn hằng ngày trên gò đất cao nhất trong xóm. Cả đám có cả thảy những thứ ngô nghê và nghịch dại để chơi mỗi ngày trong cái khu đất đó, đúng ra là khu rừng thu nhỏ… Sau mỗi buổi chơi dại, canh me tuột quần nhau rồi bĩu môi, sau đó là những trận vật nhau tơi tả, cười lớn và xin chịu thua thì bọn nó thường ngồi với nhau ngay cái gò đó.

Một đám, năm đứa buông thoõng chân xuống cái không gian, ngắm ánh mặt trời lặn trên cánh đồng xanh bất tận…Bọn chúng nghe được cả tiếng gió, cả những điệu múa của những cây lúa nặng trĩu hạt… Bọn nó thương nhau như anh em một nhà vậy! Tuổi trẻ ngây thơ luôn nghĩ mọi thứ là vĩnh cữu, tình anh em cứng như đá, niềm vui là những cơn gió không bao giờ dứt. Rồi đến một ngày bọn chúng nó cũng trưởng thành, mỗi đứa một góc phương trời. Ngày chia tay, đứa đi xe ngựa, đứa đi xe bò, đứa ở lại quê chăn nuôi, đứa không còn trên cõi đời nữa…

Bóng người nhỏ dần xa khuất cùng với tiếng nhỏ đi của móng ngựa. Gió lại thổi, nó đưa người ta đi xa nhau, những lúc tiễn biệt này thật thêm ảm đạm… Một thập kỷ sau, bọn nó lại gặp nhau, tại cái chỗ gò đất cao, cũng ngồi đó, nhưng cảm xúc không còn thế nữa, nói chính xác là không còn vui thế nữa. Vì sao vậy? Ai biết vì sao? Vì sao ở trên bầu trời đêm, xa xôi không bao giờ với đến, câu hỏi về vì sao là câu hỏi không có lời giải vì người ta không bao giờ chạm đến được nó. Con bé Charly giờ đã không còn ngây thơ nữa, đương nhiên là vậy.

Nó bây giờ xinh đáo để, khối anh tài giỏi theo đuổi. Nó cũng không còn yêu thiên nhiên như ngày bé nữa, giờ nó thích đến các cao ốc, các nơi vui chơi, các nơi đông người như bar, karaoke. Nó cũng không còn được vẻ sâu sắc như lời ngày xưa nó từng nói khi năm đứa cùng ngồi chung với nhau: Tớ sẽ mãi nhớ tới ba mẹ mỗi ngày khi tớ không còn được ở gần họ nữa, tớ sẽ vẫn giữ thói quen chúc họ ngủ ngon và mi gió vào chiếc  điện thoại nếu không còn được ở nhà… Tom, nó biết cả thảy điều đó, bạn nó đã quên, nhưng nó chưa từng nghĩ bạn nó đã trở nên xấu xa xấu xí hay ích kỷ hơn xưa. Nó biết bên trong sâu thẳm chỉ là những cơn mê của tuổi trẻ, của những điều mà cô bạn Charly cần bỏ thêm chút thời gian để khám phá. Nó biết, những điều đó là những nhu cầu của cuộc sống mà ai được quyền tham gia vào, những điều đó không có gì xấu, nhưng đôi lúc lại gây thêm chút hời hợt cho một con người. Nó biết không phải ai cũng có thể “ù lỳ, chậm chạp và lù thù” như nó. Nó biết cô bạn của nó cần thêm niềm vui, đó chẳng phải là bản chất của phụ nữ sao – họ luôn cảm thấy cô đơn và trống trãi… Không sao! Nó tin rồi một ngày cô bạn thuở nào cũng sẽ trưởng thành hơn và cảm thấy quen hơn với những thứ lạ lẫm.

Chẳng có gì khó khăn, cô bạn sẽ dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc và tò mò này thôi… Thở phào…

–      Cậu sao thế Tom? Nãy giờ cậu im lặng đến rợn cả người – Thằng Rocky hỏi và Charly cũng quay sang nhìn, trong khi thằng Rob vẫn vô định với ánh mắt xa xăm.

–      Tớ à, không có chi, chỉ là nghĩ lại ngày bé của tụi mình ở đây thôi – nó mỉm cười.

Nó bỗng thấy là lạ, thằng Rob không hề nhìn nó khi Rocky hỏi. Thằng Rob, nó trầm tĩnh hơn xưa, không thích trò cù mèo hay nhéo vào hông hay bông đùa nữa. Nó có vẻ như đã trải qua những điều gì đó thâm trầm hơn Charly, tối tăm hơn, cực khổ hơn, sâu sắc hơn, chắc là thằng Rob đã trưởng thành thực sự, nó tạm gác lại suy nghĩ như thế. Thằng Rocky, thằng Rocky vẫn thế!

À, ra thế, thằng Rocky không có gì lạ cả! Nó vẫn thích quan tâm mọi người. Nó thường hay quan tâm đến người khác khi cái không khí trở nên yên lặng, nó thường hay hỏi thăm tiến độ làm việc của bạn bè, nó thường hay nhìn thấy đàn chim trên cái hình nền ông mặt trời màu da cam nhất trong cả bọn. Nó hay phát hiện ra điều gì đó khi cả đám còn đang mơ màng. À! Thằng Rocky vẫn vậy. À! Không phải ai đi xa cũng thay đổi, không phải ai đi xa cũng có thể giữ cho bản thân giống như ngày đầu.

À, hóa ra cái gì cũng có thể cả! À, hóa ra thế giới luôn xoay chuyển, và tụi nó giờ đã lớn, có nhiều thứ thay đổi, có nhiều thứ không thay đổi so với trước. Trái đất thì vẫn quay nhưng Tom mới phát hiện ra một điều: cái gì cũng có thể. Chính vì thế nó nghi ngờ rằng một ngày nào đó cái gò đất này cũng sẽ bị lún xuống hay sao đó, không còn nữa, không còn cái nơi kỷ niệm của năm đứa chúng nó nữa. Chính vì thế mà nó biết rằng, trong cuộc sống, hãy luôn sẵn sang đón nhận mọi thứ, dù cái thứ đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào, hay dù là cả thế giới có xoay chuyển, hãy luôn đón nhận nó một cách vui vẻ và thanh thản nhất. Vì đơn giản là đâu còn cách nào khác, vì đơn giản là có những thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta…

Nó bỏ ánh mắt chăm chú vào cái đầu gối nãy giờ, ngẩng mặt lên nhìn bầu trời màu da cam đang được phủ đen dần, và vài chú chim lại vẽ lên cái nền da cam đó những bức tranh vô hình…Nó nhớ về Robert – thằng bạn hay bông đùa giờ đã hòa làm một với đất trời. Nó mỉm cười, ba đứa kia nhìn nó vẻ mặt khó hiểu… Bốn đứa một hướng, như ngày xưa, nhìn về những nơi xa xăm, tâm sự với nhau về cuộc sống, về ước mơ, về kỷ niệm… Và hơn hết, khi chán chê, bọn chúng – bốn đứa quàng vai nhau hát những bài ca ngày bé, nhìn về phía xa xôi…

-Lục Phong-

Huyền Chip vs. Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh

1. Khúc dạo đầu

Tôi cho rằng mọi việc đã đi quá xa và khi viết bài này, tôi nghĩ mình nên bộc bạch tất cả, không ám chỉ bóng gió và né tránh. Tôi sẽ nêu ra một số cái tên và chịu mọi trách nhiệm về lời nói của mình.

Tôi đã từng nói rằng tôi không muốn nói về Huyền Chíp (HC) và cuốn sách “Xách Ba lô lên và Đi”(XBLLVĐ) của cô ta nhưng việc một anh chàng Foolbrighter tên Trần Ngọc Thịnh đã đâm đơn khiếu nại đã đẩy sự việc sang một vấn đề khác, đó là quyền tự do của người viết khi mà cấm phát hành luôn là nỗi ám ảnh.

Trước hết, xin nói thật là:

– Tôi không hâm mộ Huyền Chip vì việc cô ta làm đối với tôi và nhiều bạn của tôi là quá bình thường bởi bọn tôi cũng đã đi du lịch nhiều, thậm chí đi đến nơi đáng đi hơn là lòng vòng qua những nước nghèo, loanh quanh. Đây không phải là vấn đề tiền bạc, đẳng cấp, đây là bản chất của du lịch: bạn nên đi tìm kiếm sự khác biệt. Chúng ta, VN là nước nghèo, lạc hậu, chưa văn minh lắm… chúng ta nên đến những nước giàu, văn minh, hiện đại… nơi có nhiều khác biệt để học hỏi. Nếu cứ quanh quẩn ở mấy nước nghèo cũng same-same như chúng ta, với cá nhân tôi điều đó không mấy ấn tượng. Bác Hồ ngày xưa nếu nghĩ vậy có lẽ bác bắt xe bus sang Phnompenh để tìm đường cứu nước.

– Tôi không mua hay đọc sách của Huyền Chíp (HC). Thành thật mà nói là XBLLVĐ là cuốn sách dở về mặt văn chương. Ai chê những gì tôi viết tôi chấp nhận và tôi cũng có quyền chê người khác như vậy.

– Nhưng tôi sẽ phản đối hành động của Foolbrighter Trần Văn Thịnh về việc khiếu nại, đề nghị ngừng phát hành XBLLVĐ.

2. Thế nào là sự thật? Sự thật nào?

Nhật ký vốn dĩ là thể loại ghi chép lại mọi hoạt động hàng ngày, nó được mặc định phải là sự thật. Nhưng cái nhật ký mà một số người đang kêu gào phải “đúng sự thật” của HC là nhật ký được in thành sách, phát hành để thu tiền, chi phí in ấn, quảng cáo có thể lên đến gần tỷ đồng… đó là công cụ kiếm tiền.

Với tôi thì chỉ có nhật ký của những người lính hy sinh để sau đó trong ba lô của anh ta người ta nhặt được những trang nhật ký viết tay còn dính máu đỏ và ám khói đạn, nhật ký của một cô bé bị giam trong trại tập trung của phát xít mà sau này người ta vô tình tìm thấy sau khi cô đã qua đời… mới là sự thật:

Tóm lại, nhật ký chỉ đáng tin khi nó được viết không có mục đích thương mại hay quảng bá cá nhân, chí ít cũng phải như trường hợp: “Hồi ức của Geisha” khi mà tác giả của nó đề nghị chỉ công bố sau khi bà đã qua đời… còn lại thì với những “Xách Ba Lô Lên Và Đi”, “Nước Ý câu chuyện tình yêu của tôi”, “Một mình ở châu Âu”, “John đi tìm Hùng”… bạn đừng có hy vọng chúng hoàn toàn là sự thật. Bởi chúng viết ra để kiếm tiền hoặc kiếm danh tiếng.

Để sách nhật ký được phát hành, nó phải được viết hay đến mức có thể, muốn hay thì phải thêm mắm muối, hư cấu… như vậy thì sự thật không còn nguyên vẹn nữa

Nhật ký luôn đặt tác giả là trung tâm, chẳng ông bà nào muốn kể xấu về mình mà ngược lại (nhất là đối với đám nhà báo, nhà văn) thì phải lăng xê bản thân tối đa.

Nguyên nhân còn lại là chém gió có mục đích hoặc do hạn chế về nhận thức, quan điểm.

XBLLVĐ của Huyền Chip thì đương nhiên đang vướng vào tranh cãi

“John đi tìm Hùng” thì viết về những điều tốt đẹp và khích lệ mọi người hãy lạc quan, anh ta đến nông thôn được đón tiếp tử tế vì anh ta có cái mác Việt Kiều, anh ta biết đếch gì về nông thôn. Anh ta có gặp cảnh câu trộm chó và trộm chó bị đánh chết đâu. Anh ta bảo thanh niên VN thụ động vì anh ta gặp mấy ông choai choai nông thôn chứ có gặp người khác đâu.

Anh Ngọc với “Nước Ý – câu chuyện tình yêu của tôi”: dù không thích nhưng tôi nghĩ ông này là nhà báo khá, viết báo thì được còn viết văn thì tôi chưa biết vì tôi không coi việc gom các entry lại đóng thành sách là văn học. Văn học là cái gì đó thiêng liêng lắm. Tuy nhiên thì Anh Ngọc chắc không dính vào mấy vụ lùm xùm như Huyền Chíp và anh ta cũng sẵn sàng cho xem hộ chiếu nhưng điều đó cũng chẳng đảm bảo rằng nhật ký anh ta viết ra là sự thật 100% bởi với những gì tôi đã đọc trên Facebook của anh ta (trước khi bị block) thì thấy rằng tác giả chỉ là phóng viên thể thao nhưng cố xây dựng hình ảnh bản thân như một phóng vên chiến trường đầy quả cảm, thực hiện nhiệm vụ khi thần chết luôn rình rập lởn vởn xung quanh.. anh ta làm điều đó bằng cách phóng đại những sự nguy hiểm xung quanh. Tôi đã đi bộ vào khu ổ chuột ở Napoli và không thấy một thằng mafia nào cả dù chắc chắn họ ở quanh đâu đó, Anh Ngọc thì ngồi trên xe cảnh sát nhìn qua ô cửa kính và viết rằng thành phố này đầy rẫy nguy hiểm. Làm nhà báo như thế cũng nguy hiểm quá!

Phạm Tấn, một cây viết khá tốt khi viêt nhật ký phóng sự về Nam Phi cũng khoe rằng anh ta đối mặt với cái chết mang tên HIV/AIDS ở Nam Phi khi mà 50% dân ở đây bị bệnh này, anh ta có kể rằng mình can đảm khi bắt tay ai đó ngoài đường thì tức là đã đối mặt với HIV trong khi theo WHO thì chỉ có sex ko bao cao su và dung chung kim tiêm với người có HIV mới bị lây, còn ôm hôn thì vô tư!

Những phóng viên Thể Thao VN mô tả chuyến đi của họ đên Prehtoria (Nam Phi) như là bước vào trận địa đầy nguy hiểm chết người trong khi tôi đọc báo thì thấy đó là nơi được cho là điểm du lịch hấp dẫn nhất Nam Phi.

Phóng đại những gì xung quanh để PR cho bản thân cũng là một cách làm hấp dẫn cuốn sách.

Vậy bạn có tin rằng những cuốn sách nhật ký bày bán trên thị trường là sự thật 100%???

Sự thật 100% với nhật ký là điều không tưởng cho dù chúng ta không muốn thế nhưng đó là thực tế phải chấp nhận và bạn chỉ có lựa chọn: tin hay không tin, mua hay không mua. Bạn đòi hỏi sách nhật ký, tôi nhắc lại là sách nhật ký chứ không phải “nhật ký” phải trung thực 100% thì chẳng khác viêc bạn đang yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn mại dâm!

Trên lý thuyêt nhật ký là viết về sự thật.

Thực tế thì nhật ký không thể và không bao giờ có sự thật 100%

Bạn muốn tranh luận về vấn đề lý thuyết hay vấn đề thực tiễn?

Nếu Huyền Chip không mắc lỗi gì cả về vụ gẫy chân, đi Palestine… và những chi tiết khác gây nghi ngờ thì bạn tin chứ? Nếu cô ta viết hôm nay đi chơi gặp mưa nên phải trú dưới hang của một con sư tử thì bạn tin hay không tin? Bạn bảo không tin và bắt cô ta đưa ra bằng chứng, cô ta bảo nếu bạn không tin thì có bằng chứng gì về việc cô ta nói dối? Khi đó bạn tính sao? Kiện lên tới Thủ tướng Chính Phủ vì bị HC lừa dối?

Thật vớ vẩn!

Chúng ta không thể đòi hỏi điều không thể có nếu không thì chỉ có cách tự dối mình nếu chúng ta là người hơi có chút thông minh hoặc tin tưởng hoàn toàn nếu chúng ta là người ngu dốt.

3. Về vấn đề xuất bản và trách nhiệm của các bên

Nếucác bạn không hiểu bản chất của vấn đề này, bạn sẽ không hiểu được sự hèn nhát và quỷ kế của Thịnh. Ở VN hiện nay, theo tôi thì chỉ có 3 nhà xuất bản (NXB) làm ăn được:

– NXB Giáo Dục: họ độc quyền xuất bản sách giáo khoa cho hàng triệu học sinh thì kiểu gì chả có lời, sách bán còn hơn cả Harry Potter.

– NXB Trẻ và NXB Kim Đồng: đây là 2 NXB có hệ thống tốt, uy tín và độc giả ủng hộ

Ngoài ra các NXB khác chỉ tồn tại ở cái tên và vì thế họ chỉ sống dở chết dở nhờ một cái gọi là “Liên Kết Xuất Bản”. Thế nào là liên kết xuất bản? thực chất là theo luật xuất bản VN thì chỉ có các NXB do nhà nước quản lý được cấp giấy phép xuất bản nên các công ty phát hành sách như Nhã Nam, Alphabook, FAHASA… muốn phát hành sách phải ký hợp đồng “Liên kết xuất bản” với 1 NXB và nhờ họ xin giấy phép cho ấn phẩm xuất bản (sách, truyện)… về bản chất thì NXB làm mỗi cái việc cỏn con là xin giấy phép xuất bản, còn lại mọi chi phí bản quyền, in ấn, phát hành, tiếp thị, event… do mấy ông phát hành sách tư nhân như Nhã Nam, Alphabook bỏ tiền ra, lãi lỗ tự chịu. Ở trong trường hợp XBLLVĐ của HC thì bên công ty phát hành sách là Quảng Văn.

Đối với các tác giả có tác phẩm đi chào mời nhưng không được các NXB, các công ty phát hành sách nhận lời xuất bản, họ có thể ký hợp đồng liên kết xuất bản với NXB và mọi điều kiện cũng tương tự như trên. Mục đích của các tác giả này không gì khác là thỏa mãn… sự háo danh: này tôi là nhà văn, tôi viết câu chuyện này đấy. Sách in ra thì vừa bán vừa cho, tặng bạn bè cho máu, để bọn họ biết mình là nhà văn chứ.

Vấn đề chính ở đây cần nói là khi các NXB không bỏ tiền ra, họ không có trách nhiệm gì cả, họ chỉ xem qua nội dung sách có vấn đề gì về chính trị nhạy cảm hay không thôi. Nếu dư luận có phản hồi không hay hoặc có một thằng điên nào đó gửi đơn đề nghị cấm phát hành tác phẩm thì họ có xu hướng là sợ trách nhiệm và để chắc ăn thì “cấm phát hành” luôn để khỏi liên lụy đến cái ghế của mình. Bởi nếu có trách nhiệm thì ngay từ đầu họ sẽ kiểm duyệt kỹ và đưa ra lời khuyên chân thành. Điều này cũng tương tự với những gì Cục Điện Ảnh với hang phim như trường hợp “Bụi Đời Chợ Lớn” thôi. Cái đó là sự quan liêu, thiếu trách nhiệm và nó là sức mạnh bất khả kháng của sự độc quyền, độc quyền đánh giá và định đoạt.

Với Cục Xuất Bản thì cũng tương tự, một số người khi gặp bất cứ chuyện gì, để an toàn cho cái ghế của mình thì tốt nhất là trước tiên ra lệnh cho NXB kiểm tra, nếu thấy vấn đề “nguy hiểm” cho bản thân thì “cấm phát hành cho nhanh”.

Đó là cách làm hạn chế tự do của người viết, triệt tiêu sáng tạo. Đó là quyền lực của nhà vô địch.

Và Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh đang dùng loại vũ khí tối thượng đó để đánh Huyền Chíp! Một người đàn ông Việt Nam rất truyền thống. Chúc mừng!

4. Lời buộc tội của Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh

Tôi nghĩ chính phủ Mỹ đã phí tiền cho một sản phẩm như Trần Ngọc Thịnh

Anh ta đến học ở một đất nước văn minh luôn đề cao giá trị của sự tư do, tự do ngôn luận, tự do viết… và giờ đây anh ta đang dung sức mạnh của một cơ chế độc quyền tối thượng (tôi chỉ nói trong nghành xuất bản) để đe dọa bóp nghẹt sự tự do của một con bé 20 tuổi.

Tôi có thể viết sai, có thể viết đúng nhưng điều quan trọng là tôi được quyền viết. Huyền Chíp viết sai thì báo chí, dư luận khác “xử” cô ta. Người ta không thể cấm sách của cô ta và đòi ai đó làm chuyện ấy. Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh bất lực trong việc phản bác một cô gái 20 tuổi chưa đi học đại học: sao anh ta không đủ trình để viết báo, viết blog để bác lại đi? Và đó là lý do anh ta tìm đến sức mạnh tối thượng độc quyền của Cục Xuất Bản và NXB.

Với khái niệm về tự do trong báo chí, văn học thì không ai có thể buộc tác giả phải chứng minh sự thật 100% mà họ chỉ có thể phản biện tác giả viết sai nếu tự tìm ra chứng cứ. Chuyện gì xảy ra nếu tôi cứ không tin vào một cuốn nhật ký hay hồi ký là tôi đòi kiện và yêu cầu ngừng phát hành? Kiện Lê Vân nói xấu cha mình là Trần Tiến (Hồi ký “Yêu và Sống”)?

Anh ta nói rằng có thể kiện Nhà Xuất Bản? Tôi nghĩ một gã đi du học Mỹ mà phát biểu như vậy thì có vấn đề về tri thức rồi. Người ta chỉ có thể kiện ai đó khi là nạn nhân và chứng minh được thiệt hại của mình và chứng minh được người kia vi phạm luật và gây hại cho mình?

– HuyềnChíp/NXB có phạm luật: nếu Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh chứng minh được điều đó, hản không phải cầu cạnh Cục Xuất Bản

– HuyềnChíp/NXB gây thiệt hại cho Thịnh bao nhiêu? Khoảng 100.000đ = giá trị cuốn XBLLVĐ mà Thịnh đã mua. Tội nhẹ gấp 5 lần tội trộm chó (thường chỉ nộp phạt rồi được thả).

Vì không thể kiện và cũng như nếu có kiện thì đây là vụ dân sự không tận dụng được sức mạnh độc quyền của Cục XB, Nhà XB nên Thịnh mới bày trò gửi đơn lên các tổ chức này.

Anh ta khiếu nại về XBLLVĐ không đúng sự thật? Vậy chứng minh đi! Như tôi đã nói ở phần 3 thì sự thật không tồn tại, nếu một người thông minh thì hiểu điều đó nhưng chẳng bao giờ chứng minh được nó? Vậy kiện cái gì?

Điều tiếp theo là, xét một cách logic và tình cảm: khi người viết đề cập cả đến những điều không hay về mình thì tức là họ có xu hướng nói thật. Huyền Chip (theo báo chí) thú nhận cô ta trốn vé, vượt biên, lao động không giấy phép… cô ta nói thật (ít nhất trong đoạn đó) đấy chứ? Vậy chúng ta muốn gì? Muốn viết thật hay, thật mơ mộng để ru ngủ chúng ta tin rằng cô ta nói thật tức là muốn tự lừa dối mình? Hay muốn cô ta viết thật cả cái tốt xấu để rồi thi nhau soi mói chỗ xấu của cô ta?

Foolbrighter Trần Ngọc Thịnh nói rằng XBLLVĐ của Huyền Chíp ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, kích động phạm pháp… Ôi Chúa ơi. Giá như tôi có thể gọi điện cho Obama và John Kerry để chất vấn tại sao nước Mỹ lại tiêu tốn tiền thuế của dân Mỹ để cho ra lò một gã ngớ ngẩn thế này????

Bạn có thấy đống phân bò nguy hiểm không? Chắc chắn không vì bạn biết nó hôi thối và tránh xa nó. Bạn có thấy bát phở kia nguy hiểm không? Không và bạn ăn nó vì nó là khoái khẩu và bạn không biết rằng nó có formon. Một người/sản phẩm chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng khi nó được cộng đồng đó hâm mộ mù quáng.

HuyềnChip và XBLLVĐ đang bị dư luận “ném đá” tơi tả, kể cả tôi là người đang bảo vệ cô ta trong bài viết này cũng không thèm đọc nó… vậy liệu XBLLVĐ có gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ khi mà họ ghét nó, không tin nó?

Anh ta cho rằng HC bôi nhọ hình ảnh VN với thế giới. Nếu cô ta trốn vé, vượt biên, lao động chui thì thật đáng trách và cứ dựa vào luật mà xử nhưng như vậy thì XBLLVĐ giống như lời thú tội. Còn Trần Ngọc Thịnh, người bước ra từ chương trình du học Mỹ đang sử dụng sự động quyền để bóp nghẹt tự do của kẻ yếu đuối hơn mình. Vậy ai làm nhục đất nước này hơn?

XBLLVĐ xứng đáng bị tẩy chay nếu nó là sản phẩm chém gió nhưng nếu cấm phát hành thì đó là điều hổ thẹn với ngành xuất bản.

Trần NgọcThịnh thật không hổ danh là một Foolbrighter, Failedbrighter, Falsebrighter. Cònnhiều từ “F” đang chờ đấy, nhóc ạ.

 

Gladiatore Anarchia

Edit: THĐP