23.7 C
Da Lat
Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 303

Muốn có hạnh phúc, chúng ta cần tự do

Photo: Wiki Commons

 

Thời gian gần đây, tôi bắt gặp ngày càng nhiều lần sự lặp lại của cụm từ “tự do” trong nhiều câu chuyện, bởi nhiều người, theo nhiều cách thức khác nhau. Sự lặp lại ấy, dường như phản ánh một nhu cầu chung, một sự tiến bộ chung của xã hội, khi những con người khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, lại cùng khao khát mong đợi về một giá trị chung.

Tự do văn hóa

Bộ phim Bụi đời chợ lớn bị cấm phát hành, kiến nghị của anh Trần Ngọc Thịnh đề nghị cấm Xách ba lô lên và đi, khu vườn tượng ở Tây Ninh bị phá bỏ hay bà Tưng bị cấm biểu diễn đều làm dấy lên nhiều tiếng nói về tự do văn hóa.

Từ bao giờ thì chúng ta cho rằng người dân không có khả năng nhận thức được tác phẩm nào là tốt, tác phẩm nào là xấu?

Từ bao giờ thì chúng ta cần một cơ quan quyền lực nào đó đọc hộ, xem hộ, nghe hộ, duyệt hộ và cả cấm hộ cho chúng ta những bài hát, bức tranh, cuốn sách?

Từ bao giờ chúng ta có quyền áp đặt quan điểm của mình lên một tác phẩm, gắn cho nó cái nhãn mác là “ảnh hưởng nguy hại đến tinh thần, lối sống, tư tưởng” của mọi người?

Sẽ thiệt thòi biết bao nhiêu nếu không có con gái!

Photo: The Quiet Dancer

 

Thư gửi con gái

                            Ngày…

Con gái yêu của mẹ!

Ngày đó…. cách đây hơn 15 năm… mẹ không giấu được nỗi buồn khi bác sỹ thông báo kết quả sau khi siêu âm: “là con gái”. Vẻ thất vọng hiện ra đến độ bác sỹ nói lời chia sẻ:

– Chắc cháu đầu của em cũng là con gái?

Con à, không phải mẹ không yêu quý con gái đâu, mà chỉ là mẹ sợ những quan niệm định kiến về phụ nữ ở xã hội Á Đông mình thật khó thay đổi… Mẹ lo con gái mình sẽ khổ… Mẹ sợ con gái sinh vào năm Đinh Sửu chắc sẽ vất lắm – đã tuổi Sửu lại còn đứng chữ đinh! Mẹ sợ cái thế bị động: “Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi giếng ngọc, hạt ra ngoài đồng…” Mẹ sợ nỗi buồn chảy mạch về thân phận người con gái qua nốt nhạc Vũ Thành An:

Bạn đang muốn phượt ư?

 Photo: Somewhere

Tôi là một người rất thích đi du lịch và tôi nghĩ hầu như đa số mọi người đều có hứng thú với việc du lịch. Thử nghĩ xem bạn được đến một vùng đất mới, đẹp lung linh thỏa mãn con mắt cho mình được chiêm ngưỡng, đồ ăn đặc sản lạ miệng thỏa mãn vị giác luôn đòi hỏi những thứ mới lạ vậy thì ai chả thích. Trong mấy năm gần đây, giới trẻ ngày một ưa chuộng loại hình du lịch mới đó là: Phượt.

Tôi không thể phủ nhận những điều thích thú mà Phượt mang lại cho những người trẻ:

Với số tiền ít ỏi mà có thể đi được những địa điểm du lịch hấp dẫn. Hay như việc dùng xe máy làm phương tiện di chuyển vừa thuận tiện cho việc đi lại,vừa tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể lại có thể thỏa mãn việc ngắm cảnh. Sức khỏe cũng được rèn luyện  để có thể đáp ứng được lịch trình của cung đã lên bla bla…

Nhưng mới hôm qua tôi nghe kể về một vụ tai nạn do phượt mang lại thì tôi có suy nghĩ hoàn toàn khác về thú đi du lịch mạo hiểm này. Bạn “ôm” đó được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê cực kỳ khẩn cấp: hầu hết nửa thân dưới bị va chạm nghiêm trọng, xương chân đóng đinh sụn ở tủy vì đã dập vỡ và tạm thời không thể bó nẹp được. Bạn “xế” trong tình trạng nhẹ hơn một chút đó là vỡ xương quai hàm cùng với bị thương và thâm tím toàn thân. Những con người mà mới hôm qua khỏe mạnh nhưng chỉ sau một hôm đã không còn dạng người. Đáng thương nhất là người mẹ của hai bạn, mặt mũi xám ngoét, tóc tai tơi bời và đôi mắt thâm quầng biểu hiện của sự lo lắng và đau thương. Tôi có hỏi do nguyên nhân thì được biết đôi bạn đó trong lúc đổ một đèo ở Tuyên Quang vào ban đêm với tốc độ 60-70 km/h va chạm với một xe tải chạy ngược chiều và xảy ra tai nạn.

Tôi chẳng hiểu một người đang học trường đại học danh tiếng của nước ta đánh đổi với việc tạm thời bảo lưu kết quả một năm để điều trị bệnh và hàng loạt những tổn thương mà bạn gặp phải sau tai nạn và một tương lai đang sáng lạng ở phía trước ai sẽ đảm bảo?

Tôi không hiểu bạn lấy gì để đánh đổi cho những thú vui phượt mà bạn trải qua trong khi kết cục một loạt những người thân bên bạn phải đau khổ và gánh chịu hậu quả mà nó đem lại. Tôi hỏi bạn “ Bạn có thông báo với bố mẹ về chuyến phượt đó?” “Bạn có nói rằng mình phải đi xe máy với tốc độ cao bất kể đêm tối?” “Bạn có nói rằng bạn có thể tự chịu trách nhiệm về hoàn toàn hậu quả xảy ra ư?”

Tôi chẳng nghe mấy ai kể rằng đã nói những điều đó với những người thân của mình, đã tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của riêng mình trong khi đó có một bộ phận người tham gia phượt chỉ thỏa mãn sự trầm trồ của người xung quanh hay giải tỏa những stress mà cuộc sống đem lại…. Tôi được nghe lịch trình cụ thể của những người bạn tham gia phượt, những người tự coi mình là xể chuẩn, ôm cứng. Một lịch trình hoàn toàn mang tính hành xác.

Thứ nhất, quy định về lịch trình khá nghiêm ngặt là rất tốt nhưng thời gian nghỉ ngơi trong cả quãng đường dài mấy trăm km chỉ rất chóng vánh, thậm chí họ thường xuyên sẵn sàng đi đêm tối với tốc độ cao để đảm bảo lịch trình như vậy thời gian ngủ bị cắt bớt rất nhiều ảnh hưởng đến sự tỉnh táo hơn nữa còn sự nguy hiểm rình rập với những chuyến đi đêm.

Thứ hai, thời gian tham quan và thăm thú: chỉ thấy dừng lại chụt choẹt với những chiếc áo cờ đỏ sao vàng rực rỡ và rồi lại dừng lại chụt choẹt. Như vậy nếu nói để thăm thú thì bạn đã thăm được bao nhiêu? Hay chỉ là để bạn có  những phô hình cá tính để post lên mạng xã hội, facebook và nhận được những nút like của cộng đồng mạng?

Thứ ba: Ăn uống ngủ nghỉ bị bó buộc khá kín bạn hoàn toàn phải chấp nhận ngủ đường, ăn đường kham khổ. Nếu bị bó buộc về điều này, bạn có nghĩ mình đủ sức để thưởng thức vẻ đẹp trên đường mà bạn tự hào rằng các phương tiện khác không có được? bạn thưởng thức được bao nhiêu cái ngon của đồ ăn trong khi tinh thần và thể lực bị suy kiệt.

Thứ tư: Điều tôi quan tâm nhất đó là độ an toàn của chuyến đi, rủi ro mà những chuyến phượt đem lại là rất lớn bởi cái lịch trình khủng khiếp và những tốc độ kinh hoàng của những xế chuẩn. Có những con đèo được liệt vào danh sách đen của cái lái xe thì lại càng đem lại hứng thú đổ đèo với tốc độ cao có khi lên đến 70-80km/h con số tốc độ mà ngay cả trên đường cao tốc cũng ít người di chuyển áp dụng.

Bạn đang muốn đi phượt vậy xin hãy đọc, biết và chấp nhận những điều mà nó mang lại. Với tôi, sống vốn dĩ không phải chỉ là cho riêng mình, bạn chẳng thể nói rằng từ lúc sinh ra bạn đã bị quăng quật ở một xó xỉnh nào đó và không có 1 sự liên hệ với bất cứ ai trong cuộc sống này, vì vậy hãy sống có trách nhiệm với bản thân đừng để những người khác bị tổn thương vì hành động của mình ít nhất là đối với bố mẹ và gia đình mình. Cuộc sống là ngắn ngủi, hãy tiến lên phía trước vì luôn có mọi người ở bên cạnh chứ không phải chỉ để độc bước một mình.

 

Kimi

Đừng bao giờ đặt ra câu hỏi “nói để làm gì?”

Photo: Monochrome

 

Hai ngày sau khi CNN phát sóng phóng sự Vietnam Internet Crackdown ,một người quen sơ gặp tôi tại siêu thị và nói với tôi một cách rất bí mật:

– Anh vừa thấy em trả lời phỏng vấn trên CNN. Sao em gan quá vậy? Em nói như vậy mà không sợ an ninh sẽ làm khó dễ sao?

Tôi hỏi lại:

– Em nói cái gì sai mà phải sợ khó dễ hả anh?

– Ờ thì em không nói sai, nhưng mà em phải biết là Việt Nam có hẳn nguyên một bộ phận ngồi chắt lọc thông tin trên thế giới đưa ra, em nói vậy là em chết rồi.

Tôi không biết nói gì ngoài câu:

– Dạ, cám ơn anh, em biết rồi.

– Mà em nói như vậy để làm gì, có được lợi ích gì đâu?

Đến câu này thì tôi nghẹn, thật sự nghẹn vì không biết phải chọn câu trả lời nào cho thích hợp, bởi theo những gì tôi biết thì người nói chuyện với tôi có bằng MBA ở Mỹ, có gia sản, có sự nghiệp. Có lẽ khi có những thứ đó thì người ta không cần tự do?

Phóng viên ảnh Na Sơn vs. Kênh 14 (và đám đông)

1. Vừa rồi, anh phóng viên ảnh Na Sơn có vinh hạnh được 1 phóng viên Kenh14 đưa 2 tấm ảnh lên mạng; cho rằng anh này đã chửi rủa, xô đẩy 1 ông già trong khi tác nghiệp.

Xem qua 2 bức ảnh, bản thân mình cũng đã từng đi chụp ảnh nhiều sự kiện, không cần xác minh thì cũng hiểu sơ sơ chuyện gì đang diễn ra. Đại ý, mình hiểu là ông này đứng chắn mất hậu cảnh, anh phóng viên phải đưa ông này ra chỗ khác để không bị cản trở tác nghiệp.

Một tấm ảnh báo chí phải dụng công nhiều. N.S là tay lão luyện, đương nhiên biết chuyện đó hơn mình. Vào trường hợp mình, nếu ở vị trí đó thì mình cũng đề nghị ông già kia đứng vào hàng. Nếu ông ấy không đứng thì mình cũng ra xin phép và mời ông vào vị trí của ông ấy để mình làm việc. Pháp luật cho phép mình làm chuyện đó.

Thác là thể phách, còn là tinh anh…

Gần trưa 11/10 bỗng thấy bảng nhắn tin trên màn hình Facebook nhấp nháy cái tên Đoàn Nam Sinh.

“Bia đi anh ơi”

Mình hỏi, “Đang ở HN à?”

“Vâng, em đang ở HN ngồi đâu bây giờ hả anh.”
“Ra 65 Ngô Thì Nhậm nhé.”
“OK.”

Thế là chỉ mấy phút sau mấy anh em đã có mặt ở hàng bia tiệp Goldmant, một lát sau Tấn Lộc (cháu gọi Đại tướng là bác ruột) cũng có mặt.

Sài Gòn: Miền đất hứa… lèo

Photo: Đặng Xuân Trí

 

*Nội dung trong bài viết hòan toàn là suy nghĩ chủ quan của tui, có thể sai, có thể đúng, có thể bị ném đủ gạch đá để xây nhà. Nhưng tui đặc biệt dành bài viết này cho những người em đến từ trường Đại Học Kinh Tế Huế, nơi tui đã dành 4 năm cho tuổi trẻ dại khờ và sống hết mình với những khờ dại đó.*

Em, tui không biết là em sẽ có dự định gì khi bước ra khỏi cánh cổng trường đại học. Em vui vẻ – Sướng, thế là từ giờ chẳng ai bắt học nữa. Em buồn – Còn đâu những tháng ngày rong chơi, thỏai mái tiêu tiền cha mẹ. Nhưng tui biết, dù trong hòan cảnh kinh tế nào, dù COCC con ông cháu cha, hay CACC con anh cày cuốc, em cũng có chút hoang mang… ngày mai em sẽ làm gì?

Em, tui không biết là em dự định sẽ đi về đâu, nhưng tui biết, phần đông chẳng ai biết mình sẽ đi về đâu. Đó là một nỗi chưng hửng thật lớn. Mẫu giáo sẽ lên cấp 1, cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3, cấp 3 lên cấp 4… Có cấp 4 thì em được chọn một vài ngả rẽ.. cũng chỉ là một vài… Em sẽ quyết định ném mình ra giữa sự bơ vơ và chưng hửng tột độ… hay tiếp tục lên cấp 5?

Đừng bao giờ nói “Giá như”

Photo: John Kratz 

Hôm qua, Tôi có xem một bộ phim Hàn Quốc, trong đó có một đoạn nói về sự quyết định. Cô gái trong film đã quyết định lấy một anh chàng nhà giàu trong lúc do dự giữa sự khác biệt quá lớn về gia cảnh hai bên, giữa một tình yêu sét đánh chưa kịp chớm nở với người đàn ông khác nhưng vì tình nghĩa, vì gia đình, vì anh chàng ấy quá yêu cô, cô đã chấp nhận cưới anh, lúc đó Cô bảo “Cô sẽ đi đến cùng cho quyết định của mình”. Sau 1 năm cô hối hận.

Mọi thứ đã qua thì sẽ không bao giờ quay trở về như trước, giọt nước rơi xuống đất thì chẳng thể hứng lại được, cái bình đã vỡ thì chẳng thể lành lạnh, quá khứ là thứ vĩnh viễn không thể thay đổi. Vậy nên đừng bao giờ nói “Giá như” hay “Nếu…thì”,  vì sẽ chẳng thể thay đổi được mệnh đề đi sau những từ đó. Mà con người thường kỳ cục tới lạ, người ta có xu hướng nuối tiếc những gì thuộc về quá khứ, người ta thường nghĩ giá như vào cái thời điểm đó mình đã có quyết định tốt hơn, Nếu không như thế thì đã không thành ra thế này. Đúng là thật kỳ cục. 

 Trong cuộc đời của mỗi con người có vô số những lần đưa ra quyết định. Trước mỗi lần ấy, chúng ta có thể tự mình quyết định, có thể hỏi ý kiến ba, ý kiến mẹ, ý kiến bạn bè hay ý kiến anh chị. Nhưng rốt cuộc thì vẫn chính là tự mình đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, vậy nên ý kiến ai cũng được, tham khảo cũng được, nghe theo cũng được, phớt lờ cũng được, bỏ qua cũng được, điều quan trọng là làm sao để mình sẽ không hối hận, luyến tiếc vì những quyết định ấy.

Tất nhiên, quyết định được một việc chẳng bao giờ là dễ dàng. Con người ta thường đắn đo những thiệt hơn, các chi phí cơ hội giữa việc từ bỏ cái này, đón nhận cái khác.

Quyết định đôi khi là phải chấp nhận buông bỏ.

Quyết định đôi khi bị chi phối bởi tâm lý sợ hãi sai lầm.

Quyết định đôi khi không phải là chỉ liên quan tới mỗi bản thân còn ảnh hưởng tới những người khác: gia đình và những người xung quanh.

Và Tôi vẫn cho rằng hãy quyết định theo những gì mình muốn, làm những gì mình thích làm. Bạn có thể tham khảo, suy xét những tác động khác nhưng hãy luôn đảm bảo rằng quyết định đó khiến bạn thoải mái, không cần quá quan tâm tới ngoại cảnh, dù kết quả sẽ không được mong đợi thì đừng hối hận, hãy nghĩ đó chính là một trải nghiệm mới cho chính bạn. Đón nhận tất cả những gì xảy đến, dù thất bại hay thành công, dù hạnh phúc hay đau khổ như là một món quà tất yếu của cuộc sống. 

P/S: Viết cho Tôi và những người đang đứng trước những quyết định. 

 Trang Nguyen, 14.10.2013

 

Bài viết cuối cùng về Tướng Giáp

Bạn lý giải gì về hiện tượng những đoàn người dài hàng kilomet bình tĩnh xếp hàng dưới cái nắng chói chang, cái oi bức của thời tiết Hà Nội để chờ đến lượt mình được vào viếng tướng Giáp. Và trong hàng người ấy không chỉ là những cựu chiến binh, những các bộ hưu trí hay những người đã sống đủ nhiều để biết về hai cuộc chiến đã qua, để biết về Hà Nội của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”. Không, trong những hàng người đấy có những bạn trẻ ở cái tuổi hai mươi, những bạn 9X, 10X vốn thường hay bị gắn với những tính từ như hời hợt, vô cảm, sống gấp, thực dụng… Chỉ vài ngày trước đây thôi, tôi còn nghĩ là các bạn cũng chả quan tâm đến sự thực là tướng Giáp đã phải nằm thường trú tại bệnh viện quân y 108 từ đầu năm 2009, và hơn 1500 ngày đấy thì thật sự cái sống còn khổ hơn là cái chết và tôi cho rằng chẳng qua là các bạn trẻ bị tâm lý đám đông chi phối và hành xử theo kiểu hội chứng bầy đàn. Nhưng đọc qua tâm sự và chít chát FB với nhiều bạn trẻ, tôi biết là mình đã nhầm. Phần lớn các bạn trẻ đều ý thức rõ hành động của mình đang làm. Và những người dân khác cũng thế, họ biết điều mình đang làm là cần làm.

“Cha ơi, tình yêu nước là gì?”

Photo: Upbeat Dad

 

Có lẽ sẽ có một ngày con sẽ giống ta – tự hỏi mình rằng “tình yêu nước là gì?”, “Nó có quá mơ hồ không cha?!” “Cha có gì đơn giản, dễ hiểu để cho con biết không?”

Cảm ơn con vì câu hỏi tuyệt vời đó, câu hỏi mà cha đã băn khoăn nhiều lần về câu trả lời. Nó tròn méo ra sao mà nó lại được ca ngợi là có sức mạnh ghê gớm vậy. Sức mạnh đó đã được không biết bao sách mở đã nhắc đến nó một cách thiêng liêng đẹp đẽ. Thứ tình yêu đó có sức mạnh không tưởng và đã giúp dân tộc Việt Nam nhỏ bé làm nên những kỳ tích trải dài trong suốt 4000 năm lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước giúp chúng ta vượt qua những kẻ xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Đó là đội quân Nguyên – Mông đi đến đâu nát tan đến đấy. Đó là không biết bao lần vượt khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Đó là hai lần kháng chiến trường kỳ với hai đế quốc quân sự hùng mạnh nhất Pháp – Mỹ trong thế kỷ 20.

Con trai thân mến, cha kể vậy chắc con thật khó mường tượng. Vì chúng ta đâu có trải qua chiến tranh đâu và cha tin cũng tin và hi vọng đó sẽ là sự thật. Hi vọng rằng thế hệ chúng ta chiến tranh sẽ chỉ được biết đến qua sách vở, qua đài báo hay qua màn ảnh. Vì chỉ với sách vở; trí tưởng tượng nghèo nàn của ta, nó đã quá khủng khiếp để cha không muốn rằng bất kỳ ai phải sa vào những nỗi đau đớn như vậy.

Vậy, con sẽ hỏi, “cha ơi con nhìn vào đâu?”

Cho đến lúc này, cha nghĩ mình may mắn hơn con vì được trải nghiệm lòng yêu nước một cách giản dị hơn nhiều. Đó không phải là cảnh thanh niên Việt Nam phải cầm súng ra trận mà hiên ngang giữ gìn đất nước – vì tình yêu tổ quốc. Con ạ, những giọt nước mắt lăn dài trên má của không biết bao lớp người trong những ngày thu 2013 này đã dạy cho ta biết về lòng yêu nước. Họ khóc, khóc hu hu, khóc vạ vật, mặt mũi dúm dó vào và những dòng nước mắt cứ trào ra mặn chát – đã dạy ta. Và con biết không, họ khóc như những đứa trẻ cho một người “xa lạ”, “không máu mủ, ruột già”. Họ khóc cho một vĩ nhân – vị “đại tướng nhân dân” Võ Nguyên Giáp. Không biết bao con người đau thương cho con người vĩ đại đó. Già – trẻ, gái – trai, lớn – bé, giàu – nghèo, triệu trái tim chung một nỗi buồn vô hạn con ạ.

Và con sẽ hỏi tiếp, “cha ơi, đau thương vậy sao đại diện cho lòng yêu nước.”

Con thân mến, cha sẽ nhìn con và bảo rằng “Con trai ạ, họ khóc cho một biểu tượng. Một biểu tượng của sự hi sinh trọn đời cho dân, cho nước. Họ khóc cho một đại diện vĩ đại duy nhất còn sót lại của thời đại Hồ Chí Minh. Họ khóc cho người đã sống trọn đời vì họ, yêu thương họ với tấm lòng bao dung. Nước mắt của họ lăn dài là biểu tượng của tình yêu. Một tình yêu hai chiều thuần khiết giữa một người lính và những người quân – dân của ông.”

Hôm nay, cha đã thấy lớp lớp người dân chung một niềm đau, nắm lấy tay nhau tiễn đưa một biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước. Vậy chẳng phải đó là minh chứng tuyệt vời cho lòng yêu nước của người Việt Nam không con. Cha tin là vậy, cha tự hào vì những giọt nước mắt mằn mặn đang chảy dài trên những khuôn mặt tiếc thương suốt cả một tuần nay. Đoàn kết của dân tộc ta đâu phải chỉ trong chiến tranh chống ngoại xâm như sách vở thường gán vào. Tình yêu nước giản dị thể hiện qua những nỗi buồn, qua sự chia sẻ với nhau nỗi mất mát lớn.

Và trong đau thương vô hạn, cha tìm về những điểm sáng, cha trân quý nỗi đau thương này của dân tộc. Cha lạc quan trong sự mất mát đến từ cái chết.

Con trai, rồi này đây con sẽ thấy cái dân tộc nhân hậu một cách sâu thẳm bên trong này sẽ làm nên những điều kỳ diệu khác. Thế giới sẽ không chỉ nhắc tới chúng ta với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại xoay chuyển lịch sử thế kỷ 20 nữa. Họ sẽ nhìn chúng ta là một dân tộc đoàn kết một cách sâu sắc. Vấn đề có lẽ chúng ta thiếu một ánh sáng đủ vĩ đại để tạo ra sợi dây vô hình giúp người Việt Nam nắm tay nhau để tiếp tục làm nên những điều kỳ diệu khác.

Con ạ, hãy tìm về lịch sử.

Hãy tìm về mùa thu buồn của năm 2013,

Con sẽ tìm thấy tràn ngập nỗi đau thương của cả dân tộc,

Con sẽ tìm thấy sâu thẳm trong những trái tim là khát khao hướng thiện,

Con sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự lạc quan trong những giọt nước mắt.

Vậy nhé con,

Hãy vững tin vào tương lai tốt đẹp.

Yêu con.

Sài Gòn, ngày 12/10/2013

 

Canh Phan Xuan