26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 25 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 299

Năm con chuột chết hãm hiếp một thùng hủ tiếu gõ

Photo: Wiki Commons

 

Trích: Chiều qua xuống quán hủ tíu, thấy vắng hoe, lưa thưa một hai chú công nhân, ngồi húp nước xì xà xì xụp. Kêu xong một tô, hỏi chuyện chị chủ, chị cười méo xệch, “hông biết quân thất đức nào viết bài báo nói hủ tíu gõ có thịt chuột trong đó, còn ai dám ăn đâu em.”

 

Tôi ở khu dân cư không giàu, nếu không muốn nói vào hạng trung bình thấp, hủ tíu gõ là thứ thức ăn quen thuộc với nhiều người, có khi nó thay cơm tối cả tuần của những bạn sinh viên nghèo, hay chú công nhân về muộn.

Bình thường xe hủ tíu gõ đông dữ lắm, ăn có khi xếp hàng, chờ người ta tính tiền là chụp cái ghế ngồi xuống hú liền, “cho em hai tô, một khô một nước”. Tôi nghĩ, ngoài tôi ra, cũng nhiều người gắn một phần ký ức với những tô hủ tíu miếng thịt mỏng như tờ giấy như vậy.

Nói hủ tíu gõ sạch sẽ, hợp vệ sinh, tôi phản bác ngay. Nó không phải những món ăn bán trong nhà hàng sang trọng, mắc tiền. Tô hủ tíu mười ngàn, giờ cao điểm người bán phải chừng mấy chục tô một lúc, đôi khi cái tô nhúng qua nước coi như rửa xong là bình thường, thấy trên cái muỗng mới lấy ra còn dính miếng hành cũng xé tờ giấy chùi đi rồi coi như thôi. Người bán có lúc để tay không cầm cục thịt lên cắt miếng, người ăn hơi ngại nhưng rồi cũng ăn, bởi nó rẻ, nó bình dân và nó hợp với nhiều người.

Khu Vườn Mùa Hạ – Chẳng có ngày hè nào oi nồng, với tuổi thơ mát xanh….

Photo: Photo Dean

 

Trích: Như là quyển sách đầu tiên của Kazumi Yumoto mà tôi đã đọc, và say mê bất tận – “Mùa thu của Cây Dương”, “Khu vườn mùa hạ” là thế giới riêng của người già và trẻ con. Người lớn, có xuất hiện chăng cũng chỉ là những bóng mờ lẩn khuất và chờ được cứu rỗi. Và đồng thời, đó cũng là thế giới của cái chết. Hiện tượng tự nhiên, nhạy cảm và hay khiến con người né tránh này, dưới ngòi bút nữ tính, trong sáng của tác giả người Nhật, luôn thoát thai thành sự sống – sự ham sống căng tràn. Đặt trên nền là mùa hè oi bức chết người, thế giới quan của 3 đứa trẻ nghịch ngợm và một ông già chán đời nổi bật như một bức tranh tĩnh vật tứa ra cả sắc màu, hương thơm và mùi vị. 

 

… Đó là một bức tranh, mà chính tác giả cũng cảm khái “cô đơn đến độ không thể diễn tả thành lời”. Còn tôi thì bị khung hình ấy ám ảnh đến độ, không cách nào giũ bỏ nó ra khỏi đầu nhiều tuần sau khi đống trang sách lại. Background là một mùa hạ đã tàn. Ngày cũng sắp tàn.hắt chút ánh sáng cuối cùng trên vách tường viện dưỡng lão trơ trọi giữa đồng không lặng gió… Thứ duy nhất động đậy là cánh tay gầy của bà lão đang vẫy chào tạm biệt. Cử động lặng lẽ đó phá vỡ cái thế nín thở của bức tranh, thúc đẩy một cao trào khác của nỗi buồn đơn độc. Ba đứa nhóc ngoái đầu trên đường mòn, hét vào thinh không.

Yêu thương cơ thể đi

Photo: ohalysia

 

Khi ba mẹ thấy tôi ngã Người vừa đau vừa xót. Riêng tôi ngày đó và bây giờ nếu có bị ngã tôi chỉ cảm thấy đau chứ không hề xót. Mặc dù thân thể bị đau kia là tôi.

Trong khi tôi:

Đi học không được điểm cao tôi trách bản thân không giỏi mà không thương hai mắt thâm quầng vì mất ngủ .

Nếu không giỏi tôi ép mình giỏi không biết cơ thể tôi đang gồng gánh bao nhiêu là áp lực mà tôi cái người đang sở hữu nó trút lên.

Tôi cứ mãi chạy theo những sự việc từ bên ngoài: kỳ vọng từ mọi người, sợ bị cười  khi tôi thất bại, sợ mình không nổi bật trong mắt người khác. Tôi hối thúc bản thân phải cố gắng thật nhanh phải giỏi cho nhanh. Tôi không hề thấy xót khi thân thề trở nên gầy mòn, đôi mắt xanh xao…tôi dần quên đi cái cơ thể  là bạn của tôi. Ngược lại tôi bắt nó phải phục tùng tôi như  là nô lệ.

Tôi bt nó phi làm theo ý ca tôi trong khi khi sinh ra nó đã được mc đnh là phi ng đ gic, phi ăn đ ba và phi được nghỉ ngơi khi mt.

Chuyện cũ về “ngoại cảm”

Photo: Mikleman

 

 

Vừa xem phóng sự của VTV có nội dung tố cáo hành vi lừa đảo của những người được mệnh danh là “Nhà ngoại cảm”. Lòng thấy chạnh buồn và hổ thẹn.

 

Tôi cũng theo dõi những clip của “nhà ngoại cảm” ở internet. Có một nhận xét chung cho tất cả là chẳng có gì khiến tôi tin được. Ở một xã hội dân trí thấp, lòng dân còn mê muội, cộng thêm sự nôn nóng tìm kiếm những gì còn lại của người thân đã khuất mới khiến người ta tin vào những gì họ nói.

 

Nhớ lại câu chuyện cũ cách đây hơn 3 năm. Khi ấy, tôi đang công tác ở một tờ báo tại TP.HCM, cũng tham gia vào một vụ tìm mộ liệt sỹ bằng “ngoại cảm” như vậy. Lúc nghe được sự thật thì lòng thật bàng hoàng.

 

Đó là một vụ đi tìm mộ liệt sỹ của một cán bộ khá lớn ở TP.HCM (không tiện nêu tên, nên tạm gọi là anh X.), tại khu vực huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Được sếp giao, tôi chuẩn bị từ đêm hôm trước để đi theo đoàn xe tìm kiếm. Được chú Văn chở về nhà khổ chủ lúc 3h sáng. Đoàn đi cùng gồm rất nhiều đồng đội cũ của liệt sỹ (không tiện nêu tên, nên gọi tạm là liệt sỹ Y.), nay tuổi đã cao. Các thành phần gia đình khác không có gì phải bàn nhiều.

 

Tôi ngồi chung xe với anh X. nghe anh kể lại truyền thống cách mạng của gia đình. Tôi hiểu, anh trân quý những giá trị cũ và khát khao được tìm kiếm di cốt của người thân đến mức nào. Người thân của anh, tức liệt sỹ Y., được nhà ngoại cảm cho biết, hy sinh vào khoảng năm 1966-1967, vào thời điểm quân đội Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng hòa đang mở chiến dịch Junction City đánh vào căn cứ đầu não của lực lượng Mặt trận tại Tây Ninh.

 

Khi tôi băn khoăn hỏi rằng, tại sao hy sinh tại Tây Ninh và di thể lại nằm ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) – cách đó vài chục km? Anh X. trả lời: “Theo nhà ngoại cảm, đơn vị của liệt sĩ Y. đã bị càn rất quyết liệt, nên phải di tản về khu vực này. Khi đó, anh Y. đã bị thương nặng, phải nằm trên võng để cáng. Khi anh nằm nghỉ giữa rừng thì bị bom Mỹ tấn công, ném trúng nơi anh đang nằm khiến anh tan xác. Hài cốt nay nằm vương vãi, chỉ nằm cách mặt đất chừng 1 mét chiều sâu”.

 

Và những chi tiết rất huyền bí nhưng đầy vô lý khác.

 

Nơi liệt sỹ Y. an nghỉ, được nhà ngoại cảm cho biết, trúng vào một khu vườn của một nhà dân ở Lộc Ninh. Đoàn tìm kiếm đến Lộc Ninh từ sớm. Một đoàn cán bộ địa phương và các tay xẻng cùng tham gia với rất nhiều hy vọng. Những nhát xẻng đầu tiên được đưa xuống, chẳng mấy chốc đã đào được một cái lỗ sâu chừng mét rưỡi. Kết quả là tìm được vài thứ trông giống răng người, nhưng kỳ thực lại không phải.

 

Anh X. sốt ruột, liên tục gọi về cho “nhà ngoại cảm”. Loa ngoài được bật lên, trong điện thoại chỉ có tiếng lầm bầm niệm chú và bắt anh đi ra một khu vực cách đó chừng 30 mét. Một cái hào dài chừng 10 mét lại được đào và vô vọng.

 

Trời mưa cho đến tận đêm, sức người cũng đã cạn. Sự hào hứng, hy vọng ban đầu tan biến trên nét mặt đoàn tìm kiếm; chỉ còn lại nỗi lo âu và thất vọng.

 

Tôi quan sát thấy các cựu chiến binh vẫn ngồi một chỗ. Họ nhỏ to gì đó với nhau. Biết là có chuyện, tôi vào ngồi cùng các bác.

 

– Anh là nhà báo, anh phải vạch mặt những kẻ tự xưng là “nhà ngoại cảm” này.

– Cháu chưa hiểu.

– Anh Y. đã hy sinh trên chính vai tôi. Chính tôi đã cõng anh ấy, khi đến trạm quân y lưu động thì anh ấy đã chết rồi.

– Bác có chắc chắn không?

– Đồng đội của mình, sao tôi lại không chắc. Khi đưa anh ấy đến trạm cứu thương, tôi chắc chắn là anh ấy đã chết. Lúc ấy, tôi phải quay lại chiến đấu vì Mỹ càn rất dữ. Nhưng thử hỏi anh, một người bị chết giữa thời điểm đó, phải được chôn ngay; còn nếu như bị thương nặng đến thế thì làm gì có ai di chuyển anh ta mấy chục cây số đến địa điểm này.

 

Tôi bàng hoàng, tìm ông chủ nhà nơi đang khai quật hỏi chuyện. Anh con trai chủ nhà gọi tôi ra. Anh bảo, mấy chục năm nay, chưa bao giờ khu vực gia đình anh đang cư ngụ là rừng như nhà ngoại cảm nói, mà là vườn của nhà dân. Ngay tại nơi khai quật chính là đất anh đã đổ lên để trồng hồ tiêu. Đổ đất cao lên đến mấy mét đất thì làm gì có chuyện cách 1 mét mà có hài cốt.

 

Tôi thấy nản, vậy là có những kẻ đã rắp tâm kiếm chác trên nỗi đau của người khác. Lấy cái danh “ngoại cảm” để lừa bịp. Các bác cựu chiến binh sau khi quyết định, đã nói lại câu chuyện ấy với khổ chủ. Cuộc tìm kiếm dừng lại.

 

Tôi xét lại toàn bộ câu chuyện anh X. đã kể lại với tôi trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm đó. Chẳng có một cái lý gì để tin đó là một câu chuyện có thật. Tôi lục tìm trên youtube các vụ tìm kiếm mô liệt sỹ bằng “ngoại cảm” cũng chẳng thể nào đặt nổi lòng tin vào đó.

 

Tôi trở về nhà, lòng đầy bức xúc. Tôi báo cáo lại với sếp mình rằng tôi muốn viết một bài viết để tìm kiếm sự thật từ những lời “ngoại cảm” kia. Sếp nghĩ một hồi và bảo:

 

– Em đã làm xong công việc của mình. Hiện tại, chưa ai khẳng định lời của những nhà ngoại cảm ấy có thật đáng tin hay không; nhưng đó là hi vọng của biết bao gia đình liệt sỹ trên đất nước này. Em đừng làm họ mất những hy vọng dù là nhỏ nhất.

 

Bài viết đã không bao giờ được viết ra. Xem phóng sự của VTV đêm nay, tôi thấy mình thật hổ thẹn vì đã thật hèn nhát và vô tâm.

 

Sự mê muội, nôn nóng của nhiều người đang là cơ hội làm giàu cho những kẻ cơ hội mang danh “nhà ngoại cảm”. Cứ hàng năm phải nghe những câu chuyện tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm với những chi tiết tâm linh mà chẳng thể nào tin được của những người quanh mình, tôi lại thấy bất lực. Mong rằng phóng sự của VTV có thể giúp những gia đình thân nhân liệt sỹ được tỉnh táo hơn để không bị mắc lừa những kẻ cơ hội ấy.

 

****

Phóng sự trong chương trình “Trở về từ ký ức” vạch mặt một số “nhà ngoại cảm” của VTV: http://www.youtube.com/watch?v=rzQdhRAZBSI#t=1015

 

Sinh Lão Tà

Ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ và sự tha hóa không giới hạn của con người?

 Featured Image: Lưu Thuận Thời

Sự thật về việc đi tìm hài cốt liệt sĩ của các “nhà ngoại cảm”

Chương trình “Trở về từ kí ức” do VTV thực hiện được đăng tải trên kênh Youtube đã tiết lộ một bí mật chấn động về việc tìm mộ liệt sĩ thông qua các “nhà ngoại cảm”.“Gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người”. “Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …” Bạn có thể xem đoạn phóng sự ở đây(từ phút 02:33 đến 17:18):

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=_Ce0xfg2ftE]

Chương trình cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin “nhà ngoại cảm” mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm, lót trong quốc kỳ trang trọng.

Cái Vòng Luẩn Quẩn

Photo: Horia Varlan

 

Có một thầy giáo trong trường đại học đã từng đứng trên bục giảng nói với gần trăm sinh viên, trong đó có ta rằng: “Sống để làm gì? Sống có phải là chạy vào trong cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mà chính chúng ta tạo ra?”

Để diễn đạt ý tứ trong câu nói đó, thầy nói tiếp:

–         “Ta sống để làm gì?

–         Ta sống để kiếm thật nhiều tiền.

–         Kiếm thật nhiều tiền để làm gì?

–         Kiếm thật nhiều tiền để ăn ở cho sướng.

–         Kiếm thật nhiều tiền để mua xe xịn đi cho sướng.

–         Kiếm thật nhiều tiền để có bạn gái đẹp yêu cho sướng.

Cha

 

Trích: Con đã quá lớn để có thể sà vào lòng Cha, nũng nịu trên vai Cha, nắm tay Cha lê la khắp hàng quán để tìm mua món đồ chơi mà con ưa thích. Con đã quá lớn để ôm cha vào giấc ngủ, để thu mình trong lòng cha vào những ngày giá rét. Bỗng nhiên con ghét thời gian.

 

Con từng nghe câu “Nếu một người không yêu bạn theo cách mà bạn muốn thì đừng vội nghĩ họ không yêu bạn mà có thể họ đang yêu bạn nhiều hơn bạn tưởng tượng.”

Con cũng nghe câu “Đừng nhìn sự lạnh lùng của một người đàn ông mà vội phán xét trái tim họ bằng đá bởi đằng sau tảng băng kia có thể là một trái tim hừng hực lửa yêu thương.”

Đã có một thời ngô nghê con không tin điều đó là có thật. Cho đến một ngày con mệt nhoài trên con đường sự nghiệp, bế tắc trong mê cung tình yêu, lạc lối giữa dòng người tấp nập, con chợt giật mình khi nhận ra, con còn có gia đình để trở về, có một người mẹ luôn sẵn lòng chờ đón con và hơn nữa, ở đó, còn có một người đàn ông không biết nói lời ngọt ngào nhưng chẳng bao giờ gieo rắc đắng cay trong lòng con. Người đó là Cha.

Xin Đừng Gọi Tôi Là Đi Phượt

Photo: Tiêu Dao

 

Phượt là gì hả mẹ?

“Phượt” tới ngày hôm nay đã khá phổ thông với hầu hết các bạn trẻ, nên mình sẽ không giải thích hay định nghĩa gì nữa. Nhưng xin đừng gọi tôi là đi “phượt”.

Với tôi “Đi là đi” là những chuyến đi, những chuyến bụi ngẫu hứng (tâm trạng, đi để giải ngố) không lịch trình sẵn, hay chả biết mình sẽ đi đâu và về đâu, chỉ đi bằng lòng đam mê và khám phá.

Hay nói một cách giang hồ vặt “Tiếu ngạo tiêu diêu giang hồ” miễn sao đi theo cách của mình là được. Có một số bạn đồng hành với tôi hỏi “Chúng ta sẽ dừng ở đâu sắp tới? Và ăn ngủ như thế nào?” Tôi sẽ trả lời một cách ngây thơ “Không biết, tới đó rồi tính.”

“Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua.”

Tôi cũng không quan niệm việc đi để được gì? Đổi lại những chuyến đi cho tôi nhiều trải nghiệm, khám phá, những cung bậc cảm xúc trầm bổng theo không gian. Đôi khi còn cho tôi nhiều hơn tưởng tượng như văn hóa, con người.

Nói một cách khác là đi là để “Hành xác bản thân” cho đời nhiều màu sắc và gia vị, trên đường tôi không mong đợi sự giúp đỡ của người khác mà chỉ giật mình khi người ta quá tốt với mình. Còn thấy lạ, lo sợ vì gặp những người tình cơ quá tốt với mình. Có một lần tôi hành khất ở Chợ Đồng Văn, trời tối tôi gọi một chai bia uống thay cơm và nước. Cậu chủ quán thấy tôi ngồi một mình, rồi cũng thấy phiêu diêu lại tới hỏi:

– Anh đi đâu đấy ạ? Anh đi bụi à! Tối nay anh ngủ ở đâu vậy?
– À, anh ngủ ngoài chợ được không em?
– Ngủ vậy thì lạnh lắm tối qua ngủ với em luôn, quán vắng, anh ở lại trông quán cho em nhé.

Đấy đi sướng có sướng khổ có khổ mà nó còn cho tôi biết khả năng mình vượt qua khó khăn trải nghiệm như thế nào? Có bao giờ bạn đã rơi vào tình cảnh “Đói, khát mà rơi vào một nơi hoàn toàn xa lạ?” Lúc ấy vừa có cảm giác sung sướng, vừa có cảm giác can đảm làm con người không còn biết ngại điều gì cả, làm cho mình là mình chứ không thể là ai khác.

Có một lần tôi hành khất ở Đà Lạt, sáng sớm tỉnh dậy cảm giác như mình lạc lõng một nơi cực kỳ thích thú, chả ai biết mình là ai, và mình chả biết ai. Sống là mình, mình là sống. Lúc này khiến tôi không biết ngại mà lao ra phía trước bắt chuyện làm quen người này tới người khác để tìm cho mình một cơ hội. Hoặc gần nhất là xin lấy cho mình ngụm nước, mẩu bánh mì.

Nhưng cũng phải lưu ý lúc đi nó đang ở tâm trạng nào? Nếu bạn vừa ra trường đang loay hoay tìm việc hay đang có một công việc ổn định thì một chuyến đi như thế thực sự có ý nghĩa.

Chuyến đi lần này khiên tôi yêu công việc của mình hơn, nhớ nhà hơn, nhớ Hà Nội hơn cả.

Nếu một ngày bạn có cơ hội để đi, thì bạn hãy cứ đi, cứ đi theo cách của bạn.

 

 Tiêu Dao

7 sai lầm ngớ ngẩn về đồng tính

 1. NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI LÀ MỘT

Do cách gọi chung những người LGBT bằng những cái tên dân dã quen thuộc như “pêđê”, “bóng”, “ô môi”,… nên có rất nhiều người bị ngộ nhận rằng người đồng tính và người chuyển giới là một. Trong thực tế cũng có rất nhiều người chuyển giới khi chưa phẫu thuật vẫn bị nhầm lẫn về chính bản thân mình khi tự nhận mình là người đồng tính. Về bản chất thì sự đánh đồng lẫn lộn này xảy ra là do mọi người thường quan tâm đến phần thể hiện giới của người đồng tính và người chuyển giới. Bất kỳ người đồng tính nam nào có xu hướng thể hiện hơi nữ tính hoặc người chuyển giới chưa qua phẫu thuật nào thích ăn mặc, trang điểm theo xu hướng nữ tính đều bị coi là một và gọi là “bóng” rồi chia thành “bóng lộ” và “bóng kín”.

Nhưng chuyển giới là một khái niệm liên quan đến bản dạng giới, có nghĩa là việc bạn NGHĨ mình là ai. Nếu sinh ra với cơ thể một người nam nhưng lúc nào bạn cũng NGHĨ mình là phụ nữ thì bạn là một người có xu hướng chuyển giới từ nam sang nữ. Ngược lại nếu sinh ra với cơ thể một người phụ nữ nhưng lúc nào bạn cũng NGHĨ mình là một người đàn ông thì bạn là một người có xu hướng chuyển giới từ nữ sang nam. Cho dù đã hoặc chưa trải qua phẫu thuật nhưng nếu cách NGHĨ về bản thân của bạn trái ngược với phần giới tính sinh học khi sinh ra tự nhiên thì bạn vẫn được coi là người chuyển giới.

Những Ngày Trời Bão

Photo:  LifeSupercharger

 

Ngày xưa còn nhỏ, mình rất thích mỗi lần trời bão. Buổi tối xem dự báo thời tiết có tin bão phương xa, xen lẫn trong nỗi lo lắng mơ hồ là cảm giác mừng thầm khấp khởi.

 

Vì trời bão là được nghỉ học. Cả cái xã mênh mông chỉ có một trường trung học. Tức là những đứa bạn ở tuốt mấy thôn Vinh Quang, Lộc Thượng xa tít mù tắp cũng tập trung về học ở đây. Tức là những đứa ở cái Cồn Chim chơ vơ giữa đầm Thị Nại nơi tận cùng xã phải dậy từ 5 giờ sáng, bắt đò rồi lóc cóc đạp xe mười mấy cây số tới trường. Trời bão. Sáng xách cặp đi học, hồi hộp vào lớp. Được vài phút, giáo viên chủ nhiệm xuống thông báo nghỉ học. Lũ lụt dâng cao, đò nghỉ, con đường xã lộ ngập chìm trong nước, nhiều đứa không đi học được. Lớp học như nổ tung vì vui sướng. Tung tăng xách cặp ra về. Nhìn tụi bạn hò hét đuổi nhau trên đường, vui như tết.

 

Vì trời bão là được về nhà ngoại chơi. Nhà ngoại cách chừng hai cây số. Trên cái xe đạp nhỏ xíu lùn tịt thừa hưởng từ thằng em họ nội, hai chị em mình đứa trước lái đứa sau đạp, chạy bon bon về thăm ngoại. Mấy đứa em con cậu leo lên xà nhà kéo cái sõng xuống, rồi cả bọn hò dô khiêng sõng ra con mương gần nhà. Cái mương này thường ngày nước cạn, chỉ hơn đầu gối một tí. Bão tới lũ lên biến nó thành một con mương lênh láng nước. Mấy chị em thích chí thả sõng xuống, chèo đi chèo lại ở khúc mương ngắn, vừa chèo vừa cười nắc nẻ, đến khi nào mình mẩy ướt đẫm, lạnh run người mới thôi. Chèo sõng về nhà sẽ được bà ngoại chiêu đãi món ăn đặc biệt mùa lũ: mắm cua. Bên ngoài trời rét, mưa phùn căm căm, bên trong bọn trẻ xúm xít bên mâm cơm trắng chan nước mắm cua thơm lừng, vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả, thật không gì sướng bằng.

 

Nghĩ chuyện về nhà ngoại chơi ngày bão, lại nhớ những ngày xưa xa hơn, khi tụi mình còn chưa biết đi xe đạp. Ba chở thằng em trên cái xe đạp đông ngang cao lêu nghêu, má chở mình trên chiếc thấp hơn, lạch cạch từng quãng ngắn, về ngoại. Con đường quê nhỏ xíu cắt ngang đồng lúa mênh mông, cứ mỗi lần lũ lên là nhấn chìm tất cả trong nước. Một chiều lụt lớn, mình theo má lội qua đồng nước lấp xấp trên đầu gối để về nhà sau một ngày thăm ngoại, thích thú nhìn dòng nước chảy tràn cuốn đi mát lạnh giữa những kẽ chân đang bám chặt xuống mặt đường bằng đất sét. Bỗng nhiên mình thấy, bên mép đường, một đàn kiến nhỏ đang túm vào bụi cỏ hiếm hoi lá cao lên khỏi mặt nước. Giữa những cành cỏ lưa thưa, lũ kiến cố chống chọi dòng nước cuốn chảy, cố bám trụ lấy những nhánh cỏ có thể  bị một cơn sóng gió dập đi bất kỳ lúc nào, bám trụ lấy cái hy vọng cuối cùng của chúng,  giữa một biển nước mênh mông vô vọng. Không hiểu sao hình ảnh đàn kiến bám víu những cành cỏ giữa biển nước cứ dán mãi vào trí nhớ của mình, hình ảnh về những sinh linh nhỏ nhoi cố bám lấy sự sống, dù sự sống lúc này chỉ là một sợi chỉ mỏng manh.

 

Vì trời bão là sẽ có cơ may được ngủ ấm. Một trong những ngày trời bão nào đó, bốn người nhà mình cùng chui trong một chiếc giường. Mình và thằng em ngủ ngon lành bên vòng tay ba má. Buổi sáng, mãi đến 9 giờ mới thức dậy. Ba má vẫn còn trên giường, không phải tất bật đi làm như thường ngày. Bốn người vừa quấn chăn nhìn ra bầu trời mù mịt ngoài cửa sổ, vừa thủ thỉ những câu chuyện nho nhỏ. Đó là hôm mình dậy muộn nhất từ trước giờ, và cũng là buổi sáng yêu thích nhất của mình từ trước giờ. Cái kỷ niệm ấm áp đó vẫn lấp lánh trong ký ức của mình, có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được. Bởi đó là một trong những lần hiếm hoi mình cảm thấy được cái hạnh phúc của một gia đình quây quần, đủ ba đủ má. Bão, đôi khi mang con người lại gần nhau hơn.

 

Nhưng bão dĩ nhiên không chỉ đem lại những điều thú vị. Nhất là đối với nhà mình. Mỗi lần trời bão, mưa to gió lớn, cứ phải đem hết thau chậu trong nhà ra hứng nước mưa đang tong tỏng rỏ xuống mọi ngóc ngách. Món ăn trường kỳ những ngày mưa bão là món cá ngân muối mặn chát, miếng cá bằng lóng tay đủ ăn hết một chén cơm. Và sau mỗi mùa bão là vườn nhà mình lại xơ xác tan hoang. Khu vườn ngày xưa lúc ba má mới dọn về rợp bóng cây cổ thụ, mỗi lần gió lớn lá cây rớt trên mái tôn xào xạc như mưa rào. Ở khu vườn ấy, mình lớn dần lên qua mỗi mùa bão, dần chứng kiến cây cối thưa đi. Cây bơ với cái thân bự bằng hai vòng tay ôm của mình và thằng em, cây mận với những chùm quả trắng hồng, cắn một miếng nước ngọt thấm đầy kẽ răng, cây bưởi mà mỗi lần hái trái, thể nào ba cũng cắt vỏ thành cái mũ chụp lên đầu hai đứa, cây me sẻ ngon nhức răng, mấy cây xoài ở bờ ao, cây ổi góc rào với cái chạc láng bóng ấn dấu leo trèo của hai chị em những buổi trưa hè… Tất cả chúng nó đều đã lần lượt ra đi, hết cây này đến cây nọ, sau bão này đến bão nọ. Các cơn bão thường được đặt tên bằng số. Mỗi năm quay vòng, từ cơn bão số 1, cơn bão số 2,… rồi đến cơn bão số 9, cơn bão số 10, có năm con số lên đến mười mấy, cây cối nào chịu cho thấu.

 

Giờ đây, mình nghĩ về bão như cái tai ương ngặt nghèo của thiên nhiên như hầu hết người lớn khác, nghe tin bão xa là lại thắt lòng nhớ đến mảnh đất miền trung gầy còm. Nghĩ về bao nhiêu cây cối đã ra đi không dấu vết, thấy tiếc nhớ như mất đi những người bạn thuở nhỏ. Nếu có cỗ máy thời gian quay lại quá khứ, chắc mình sẽ về ôm lại cây bơ già, cây me sẻ, cọ má vào lớp vỏ xù xì của chúng, ứa nước mắt thương nhớ. Nhưng hồn nhiên dường như là món quà của thời thơ dại. Một ngày trong tuổi nhỏ, bước ra khỏi vườn sau một cơn bão to, mình nhìn cây xoài nằm trơ gốc trên nền đất ẩm ướt, tự nói với chính mình: “Ồ, cây xoài mật bị bật gốc rồi.” Rồi bước qua những cành lá xum xuê dưới chân, loanh quanh tìm nhặt những trái xoài rụng. Đôi khi nghĩ về tuổi bé thơ, mình vẫn ước có thể an yên được như thời đó, chấp nhận sự vật như bản thân nó là, chấp nhận sự việc như nó đã xảy ra, và điềm nhiên bước tiếp.

 

Mình đứng bên cửa sổ, nhìn trời Sài Gòn xanh thẫm không một gợn mây, sáng dần lên sau trận mưa mèo chó tối qua vì ảnh hưởng của bão. Có bất công không khi hầu hết những cơn bão trong năm đều đổ về miền trung. Rồi mình mỉm cười, nhớ về những cái post và share trên Facebook của mấy người bạn cùng quê đang góp sức kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt. Có lẽ những cơn bão đã tôi luyện nên những người con miền trung như mình biết, hơi ăn to nói lớn, hơi suồng sã to bè, ghét ai là chửi thẳng vào mặt, nhưng đã thương thì hết lòng hết dạ, và vững chãi, và kiên cường, và luôn sẵn sàng đối đầu với giông bão cuộc đời. Những con người ấy lớn lên như những cái cây xanh khỏe mạnh, mọc thẳng và hiên ngang, đang kết lại như rừng cây trùng trùng, cùng giúp nhau và giúp miền trung vượt qua bão lớn.

Rosie Nguyen