25 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 275

Vật gì mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui?

 Photo: Sergei Sergeich

 

Có một câu chuyện rất nổi tiếng mà tôi tin rằng ai cũng từng một lần nghe qua. Chuyện là có một ông vua nọ một hôm nổi hứng muốn làm bẽ mặt một vị cận thần của mình vốn nổi tiếng thông thái và tài trí. Ông bảo vị quan nhân lễ hội này hãy mang về một vật mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào chắc chắn sẽ vui. Thời gian cận kề, vị quan buồn bã vì chưa tìm được một món vật như thế, ông liền quyết định đi đến nơi nghèo nhất kinh thành, khi đi ngang qua một lão già bán hàng rong, ông dừng lại và hỏi lão có biết một vật như thế không, ông lão bèn đưa cho vị quan ấy một cái vòng.

Vị quan nhìn vào thấy một dòng chữ liền mỉm cười vui sướng. Lễ hội đến, nhà vua hào hứng chắc mẩm rằng tên quan kia sẽ bị một vố bẽ mặc ra trò. Thế nhưng vị quan thông thái ấy ung dung bước vào, cầm theo cái vòng đưa cho nhà vua trước sự ngơ ngác của tất thảy mọi người. Nhà vua hồ nghi, cầm cái vòng lên, nụ cười trên môi, sự hào hứng lập tức tan biến. Thật sự trên đời có tồn tại thứ ấy. Thứ mà người đang vui nhìn vào sẽ buồn và người đang buồn nhìn vào sẽ vui. Chiếc vòng với dòng chữ “Mọi việc rồi sẽ qua.”

Mọi thứ ta có đều là vô thường, tất cả chỉ tồn tại một cách tạm bợ, thậm chí cái tấm thân này cũng chỉ là tạm bợ trên cõi đời này mà thôi, bởi mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Nếu được cho mượn một thứ khiến bạn đau và một thứ khiến bạn vui thì bạn sẽ lưu giữ lại cái gì? Dĩ nhiên hãy vứt những thứ khiến mình đau đi, cũng không khó lắm đâu, chỉ cần bạn luôn nhớ, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.

Ví dụ bạn đang yêu một cô nàng tha thiết, bạn yêu thương, chăm lo cho cô ấy như cả thế giới của mình. Gần như bạn không bao giờ làm điều gì khiến nàng phật lòng. Bỗng một ngày xấu trời, đùng một cái bạn bị phản bội. Lúc ấy sẽ ra sao? Đau đớn, khóc lóc và hận thù. Dĩ nhiên. Trong tình cảnh ấy con người rất dễ mất phương hướng và làm những điều dại dột. Con người ấy có thể sẽ cầm con dao lên và kết thúc nỗi oán hận của mình.

Nhiều người lựa chọn nhất chính là tự kết liễu chính mình, anh ta muốn cô gái phải vì mình mà ân hận suốt đời, mặt khác bản thân mình không thể chịu được nổi đau quá lớn kia. Kết quả là ả có hối hận thật đấy nhưng một thời gian thôi vẫn sẽ lại tiếp tục cuộc sống của mình với gã nhân tình. Ả chỉ coi bạn như một tên ngốc bi lụy mà thôi. Bạn tiêu tan, người thân đau khổ. Thế có đáng chăng? Một số người lại lựa chọn kết liễu kẻ phản bội hoặc tên nhân tình hoặc cả hai.

Đây đúng là một việc có thể giải tỏa mọi căm phẫn ngay và luôn thật. Nhưng sau đó thì sao, một cuộc đời coi như đi hoang. Thật ra thì ai cũng sẽ phân tích được như thế mà thôi, nếu chúng ta đang ngồi đây và đọc những dòng chữ lý thuyết sáo rỗng. Nhưng khi thật sự gặp chuyện thì khác, chính tác giả cũng đã từng trải qua giai đoạn dại dột như thế. Lúc ấy cảm xúc chúng ta sẽ đi đến một giới hạn kinh người, nó hoàn toàn mất khả năng điều khiển, nhưng từ bây giờ tôi sẽ chỉ bạn một câu “thần chú” đầy quyền năng, nhớ nhé “Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.”

Cô gái phản bội ấy không đáng để cho tình yêu cao vời và đẹp đẽ của chúng ta. Thứ tình yêu không đáng đó, rồi cũng sẽ qua. Nỗi đau tột cùng trong tim ấy, cũng như hàng vạn nỗi đau trên đời này mà thôi, tuy nó sẽ để lại những vết sẹo không đẹp nhưng rồi cũng sẽ lành. Rồi một ngày ta sẽ lại có một tình yêu khác. Cách trả thù tốt nhất là hãy sống cho những kẻ xấu ngưỡng mộ.

Trong cuộc sống không thể thiếu những khó khăn và vấp ngã. Khó khăn rồi cũng qua, vấp ngã cũng phải đứng dậy. Nếu một ngày bỗng dưng bạn bị sếp đuổi việc không lý do thì có gì phải buồn cơ chứ khi bạn tự tin rằng mình có tài năng? Rồi ta sẽ tìm được một công việc mới biết đâu sẽ tốt hơn.  Ganh ghét, đố kỵ không thể nào làm chúng ta tốt hơn được. Hãy nổ lực với tất cả những gì mình có thôi, nếu vẫn không bằng người ta thì…thôi! Bởi chẳng thứ gì là tồn tại mãi mãi, nó sẽ qua thôi.

Hãy tin tôi đi, tâm hồn con người không bao la và vô tận như đại dương kia đâu. Nó cũng như cái tay, cái chân, như tất cả bộ phận trên người bạn mà thôi, tức là nó vẫn có nhiệm vụ của riêng nó. Nếu tối ngày bạn cứ nhồi nhét đau buồn, bực dọc, hằn học,..vào nó thì tâm hồn chúng ta sẽ chẳng còn chỗ để chứa niềm vui, để mà hưởng thụ cuộc đời tạm bợ ngắn ngủi này nữa. Hãy để cho nó yêu thương, để cho nó làm đúng chức năng mà tạo hóa ban cho là làm đẹp cho cuộc đời bằng sự vui tươi và trong sáng. Hãy nhớ rằng, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua…

Nhân tiện tớ xin tặng các bạn một đoạn trích bài thơ rất độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh.

“Mọi thứ rồi cũng qua
cái loa rồi cũng hỏng
nước sôi rồi hết nóng
đắm say rồi thờ ơ

thờ ơ rồi cũng qua
để bắt đầu say đắm
nước lại đun để tắm
loa này thay loa kia

rồi chú mèo đi hia
cũng tới phim Shrek
thời huy hoàng của Becks
phai ở Galaxy…”

 

 David Becktam

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”

Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.

Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện. Thằng con đầu (con vợ hai, ông đã ly dị vợ cả, hiện đang sống với cô vợ hai kém mình cỡ vài chục tuổi) của ông, tầm 8 tuổi, tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh. Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.

Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”

Đó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.

Mối tương quan giữa “văn hóa đọc” và sự phát triển

Trong một lần nói chuyện với Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, tôi đưa ra câu hỏi: “Trên cương vị một học giả và một người làm sách, ông có cảm nhận như thế nào khi người Việt hiện đang chuộng chưng ‘tủ rượu” hơn là ‘tủ sách’ cũng như xin ông cho nhận xét về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?” Giáo sư trả lời: “đó là tư duy của ‘trọc phú’ – ham chuộng vật chất, khoe mẽ hơn là hiểu biết, tri thức,” về văn hóa đọc của người Việt, ông nhấn mạnh hai chữ “đau lòng”.

Ông và nhà xuất bản Tri Thức hiện đang dịch và phát hành các đầu sách tinh hoa (Tủ sách tinh hoa) của nhân loại như: Tâm lý học đám đông (Gustave Le Bon), Bàn về tự do (John Stuart Mill)… nhằm giới thiệu và lan tỏa các giá trị, tư tưởng tiến bộ của nhân loại đến với người Việt. Thế nhưng, vị học giả cho biết, một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam lại tiêu thụ chưa đầy 1000 cuốn sách dạng trên, trong khi đó tại Nhật Bản thời cải cách Minh Trị – Thiên Hoàng (1866-1869), 30 triệu dân Nhật lại tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách tinh hoa đó!!! Ông nói thêm, thế nhưng các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ 5000 – 10000 cuốn ở Việt Nam. “Văn hóa đọc của người Việt hiện nay quá kém.” – giáo sư kết luận.

Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm!!!

 “Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.” – M. Gorki

Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó.

Đối với một quốc gia, sách cung cấp nền tảng để phát triển mọi mặt: Kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa cũng như các giá trị tiến bộ và giúp đào tạo nên những con người có đầy đủ kỹ năng để cống hiến cho tổ quốc và xã hội. Bước vào nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của công nghệ và “đám mây kiến thức”, khi kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển, thì nâng cao và lan tỏa “văn hóa đọc” trong cộng đồng là nhiệm vụ mấu chốt trong chính sách của mọi quốc gia.

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

Thái độ của người trẻ Việt với “văn hóa đọc”

Thế hệ trẻ chính là những người kế thừa và phát triển, là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà con người có tinh thần học hỏi và sáng tạo nhất, là thời kì hoàn thiện về chất, vì vậy là thời kì đòi hỏi con người phải đọc sách nhiều nhất. Với số liệu Bộ VH-TT-DL đưa ra ở trên, người trẻ Việt hiện đang làm gì? Xin thưa, phần lớn họ đang ngồi đồng suốt ngày nơi quán game, chém gió tại quán cà phê, để bình phẩm mông, ngực của hot girl này, người mẫu nọ, dành thời gian và “tâm huyết” quan tâm đến mấy vụ kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”…

Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà đá.”  Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay.

Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện bậc thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn Xách ba-lô lên và đi, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình.

Có hai luồng tranh luận chính trong sự kiện Huyền Chip, một luồng ủng hộ và một luồng phản đối. Tuy nhiên, với cả hai luồng, để tìm được những tranh luận văn minh, thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng là vô cùng hiếm hoi. Chỉ toàn thấy comment (bình luận) mang tính “ném đá”, mạt sát, hạ nhục cá nhân. Ngay cả những trí thức như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng bị các bạn trẻ chúng ta dọa “vả vỡ mồm”!!! Đâu đó cũng có những người học hành bài bản, như một chàng Fulbrighter nọ, tham gia cuộc tranh luận và lôi kéo đám đông mù quáng bằng những luận điệu rẻ tiền và vô văn hóa, nghe đâu đó là một chiêu PR trước khi anh ta ra cuốn sách mới của mình.

Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận như những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.

Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.

 Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi?

Lời kết

Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Tác giả: Ngựa Hoang

Edit: Triết Học Đường Phố

 

*Featured Image: Mysticsartdesign

Ranh giới của gái hư

Photo: SandyManase

Qua lâu rồi cái thời dùng màn trinh để đánh giá độ hư và ngoan của một cô gái

Đàn ông cưới về một cô vợ không còn trinh thì họ vội nhận xét cô ta có một quá khứ hư hỏng.

Sai rồi! Tình dục chỉ là một trạng thái thăng hoa của tình yêu, họ say đắm và họ dâng hiến cho người mà họ yêu dù  chưa phải là chồng họ và điều đó không sai. Gái chỉ hư khi xem tình dục là công cụ mà không cần tình yêu, họ dễ dãi với cảm xúc và họ buông thả với đủ loại đàn ông. Ranh giới giữa một gái ngoan và gái hư không nằm ở cái màn trinh mỏng manh vô hình ấy mà nó nằm ở cái cách họ tiếp cận với tình dục.

Men rượu không đánh giá được độ ngoan và hư

Đừng thấy một cô say mà nghĩ cô ấy hư. Đúng là … Men rượu là cách ngắn nhất để đưa một cô gái ngoan ngoãn thành hư hỏng trong phút chốc. Say sưa là cách nhanh nhất để đánh mất hình tượng ngoan hiền.

Nhưng … Say không phải là hư. Đôi khi, họ say vì những ưu tư chất chứa, họ say vì những tâm sự trong lòng chẳng có chỗ tin tưởng để sẻ chia và họ tìm đến men say như một cách thoát khỏi thực tại và phiêu diêu trong cảm xúc của chính mình.

Dù rằng, sau khi say mọi thứ chẳng vơi đi là mấy, nhưng biết đâu được, cái họ cần là sự thoát xác trong phút chốc và là những giây phút ngắn ngủi được sống là chính mình. Say không hư nhưng đừng say một mình, sự rồ dại của men rượu dễ đưa ta đến hai chữ “ân hận” sau khi tỉnh.

Khói thuốc! Với riêng tôi, đó là hư hỏng

Chẳng có môt lý do nào đưa một cô gái đến với khói thuốc. Đừng nói với tôi đó là vì đau hay vì khổ, đó là vì thích hay vì tò mò mà chỉ có một khái niệm duy nhất, đó là sự hư hỏng. Nhìn một cô gái say rượu, người ta còn quan tâm đến tâm tình cô ấy nhưng trông một cô cái phì phèo điếu thuốc họ chỉ nghĩ ngay đến hai chữ hư – hỏng.

Buồn nào cũng có cách giải quyết, phủ mờ mình trong làn khói trắng ấy có nhẹ nhõm được không?

Bế tắc nào cũng sẽ có lối ra, ngập ngụa trong đám khói mờ ảo ấy có khiến lòng sáng ra chút nào không?

Hoàn toàn không, chẳng biết với người khác thì thế nào, chỉ biết rằng, với tôi, khói thuốc đi với đàn ông có khi còn là sự trăn trở, sự suy tư về cuộc đời nhưng thuốc lá với phụ nữ, chỉ là hư hỏng mà thôi.

Hiển nhiên, cái nhìn của bạn sẽ không giống của tôi, định nghĩa của bạn sẽ đi ngược với tôi. Nếu bạn là cô gái hút thuốc hay bạn gái của bạn hút thuốc, bạn sẽ nói rằng “hút thuốc không hư”. Nếu bạn biết một người phụ nữ trung niên nào đó hút thuốc và bạn nói, thuốc lá với đàn bà là một sự trăn trở của cuộc đời, cũng không sai vì suy nghĩ của mỗi người nào có điểm chung, hoàn cảnh của mỗi người nào có tề chung một điểm.

Vì thế, cứ chầm chậm mà sống và trải nghiệm, vì biết đâu, cứ qua mỗi khoảng thời gian ta sống ta lại có thêm cho mình những định nghĩa mới, những cái nhìn mới tích cực hơn, sâu sắc hơn và hoàn chỉnh hơn. Chỉ biết, với cái nhìn thiển cận của một người trẻ như tôi lúc này, các cô gái ở độ tuổi 25 đừng ngập ngụa trong khói thuốc để đến tuổi 40 ta sẽ mãn nguyện với thành quả của những sự nổ lực tuổi đôi mươi chứ không phải rít hơi thuốc dài rồi chép miệng tiếc nuối.

 

Yến Mèo

Bởi cuộc sống luôn phải suy nghĩ

*Feature Image: the twinkling of an eye

 

Có lẽ trên đời này ai cũng mong muốn bản thân mình có một cuộc sống đơn giản, để bớt lo nghĩ. Bởi cứ lo nghĩ cũng mệt lắm chứ. Nhưng đời mà (cười trừ) làm sao mà không thể không suy nghĩ được chứ?

Suy nghĩ là gì? tức là phải để ra một khoảng thời gian nào đó để suy nghĩ về một vấn đề nào đấy liên quan đến bản thân mình. Nó ngược hẳn hoàn toàn với tình huống này “1+1 bằng mấy?” “2”.

Một điều đơn giản nhất là mấy đứa bạn hẹn hò nhau đi ăn, đến tận 5 cái đầu, 5 bộ óc tư duy khác nhau gắn liền với 5 năm sống ở Hà Nội. Ấy vậy mà cứ phải hỏi “Mày ơi hẹn nhau ở đâu? ăn gì?” Câu trả lời vẫn là “Ăn gì nhỉ? mày nghĩ đi!” Và rồi phải luẩn quẩn ít nhất là 30 phút mới nghĩ ra một địa điểm để cả 5 đứa cùng đi ăn với nhau.

Hay trong công việc, cứ phải đưa lên bàn cân rồi đong đếm, suy đi nghĩ lại… Nghề nào chẳng phải suy nghĩ, đến cả kiến trúc sư còn phải suy nghĩ nên đặt thước kẻ ở vị trí nào trên bản vẽ để vạch bút, huống gì một nhà văn phải nghĩ đủ thứ chuyện trên đời để cho ra một nhân vật.

Vậy cứ tạm cho là sống là phải luôn suy nghĩ đi: 6 giờ chuông reo, giữa tiết trời mùa đông lạnh giá thế này cũng phải mất ít nhất là 5 phút để suy nghĩ “Có nên dậy đi học không? Môn này mình đã nghỉ bao nhiêu tiết rồi?” “Có nên đi làm muộn mấy phút không? Hay sáng nay nghỉ, rồi chiều đến cơ quan?” và điều hiển nhiên sẽ có môt suy nghĩ “Thôi nằm thêm 5 phút nữa là dậy vậy.” Còn nếu ai đó chuông kêu mà bật dậy luôn, vội vã đến trường hay đến cơ quan thì quả thực họ là một con người nề nếp và ít suy nghĩ, nhưng tôi thề là con số đó chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Một ngày con người phải có hàng nghìn suy nghĩ khác nhau cứ liên tục lởn vởn trong đầu. Sau công đoạn cố gắng thoát ra khỏi chăn, đánh răng rửa mặt xong lại phải nghĩ “Mặc gì hôm nay?” Đi ngoài đường lại suy nghĩ về giấc mơ tối qua, suy nghĩ về ngày hôm qua, suy nghĩ về một lúc nữa mình sẽ đến cơ quan hay trường học thế nào? Và nhất là “Tí nữa nên ăn sáng thế nào?”…

Người ít suy nghĩ hiếm lắm! “Mày ơi đi ăn với tao!” – “Ok”, “Mày ơi ăn gì?”, “Ăn lẩu nhé”… Thử hỏi xem trong cuộc sống bạn gặp được bao nhiêu người như thế, cứ cho là tính cách của họ không được 100% như thế, nhưng chỉ cần 60% đơn gian cũng đã hiếm.

Suy nghĩ là tính tất yếu có trong bản thân của mình, suy nghĩ tồn cũng chỉ có mục đích cuối cùng là đem lại lợi ích cho bản thân. Bạn đừng nói là tôi đã suy nghĩ để đem lại lợi ích cho người khác. Ví dụ như bạn nói tôi suy nghĩ tôi sẽ mua tặng bạn tôi cái gì trong ngày sinh nhật? Điều đó là tôi thiệt, nhưng nhầm bởi bạn tặng quà sinh nhật cho bạn mình phù hợp được bạn thích, thì chính bạn sẽ được sự yêu mến của người bạn, và vì thế mà món quà đó sẽ được trả lại gấp đôi, gấp ba ấy chứ.

Nhưng đừng lạm dụng nó quá nhiều, bởi khi suy nghĩ thì cần đem lại lợi ích cho đối phương nữa, nếu chỉ nghĩ cho bản thân thì suy nghĩ đó sẽ trở nên tầm thường, và khiến bạn trở nên ích kỷ. Nếu bạn suy nghĩ “Nếu tôi hẹn bạn mình ở khu vực Đống Đa thì sẽ gần hơn, đỡ mình mất công đi lại, nhưng người bạn của bạn lại phải đi 15km để đến cuộc hẹn của bạn”, tôi đảm bảo với bạn lần đầu có thể xí xóa, lần thứ hai người bạn đó trả lời “Hẹn chỗ nào giữa hai đứa ấy,” lần thứ ba bạn bị người bạn đó từ chối gặp gỡ…

Ngược lại người đơn giản, ít suy nghĩ nhưng lại là người luôn vui vẻ, nhưng đôi khi trở nên vô duyên trong câu nói của họ…

Vì thế khi đã suy nghĩ là phải suy nghĩ đúng, bởi suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Nhưng phải biết suy nghĩ nhiều chiều và suy nghĩ tích cực, hợp mình, hợp cả người.

 

Anh Minh

5 lý do tại sao bạn nên yêu một người đàn ông biết nấu ăn!

 Photo: romainguy

 

Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó… Khi mà bạn có gia đình. Khi bạn trở thành người phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình bé nhỏ của mình. Khi đó, sau ngày đi làm mệt mỏi về nhà. Bạn phải lao vào phòng bếp để chuẩn bị bữa tối và chuẩn bị cho em bé của bạn ăn. Trong khi đó, người đàn ông của bạn trở về nhà sau ngày làm việc. Nằm phè phởn trên ghế sô pha và xem bóng đá. Hay là đang ngồi chăm chú đọc báo một cách nghiền ngẫm. Thì lúc đó, bạn chợt nhận ra rằng bạn nên yêu một người đàn ông biết nấu ăn. Vâng!

Tại sao bạn nên yêu một người đàn ông biết nấu ăn?

Điều thứ nhất:

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ hiểu rằng để chuẩn bị một bữa ăn sẽ phức tạp và khó khăn như thế nào? Từ khâu chuẩn bị mọi thứ đến khâu chế biến. Họ hiểu rằng việc nấu ăn cũng không hề là một việc dễ dàng và không phải ai cũng làm được.

Họ sẵn sàng giúp bạn khi bạn đang bận cho em bé của bạn ăn. Hay họ sẽ vào bếp để cùng chuẩn bị bữa ăn tối cùng bạn. Chỉ cần họ đứng bên cạnh bạn cũng đủ làm bạn hạnh phúc. Hoặc có thể, họ sẵn sàng rửa sạch đống bát dĩa sau mỗi bữa ăn mà không hề phiền trách.

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ biết chia sẻ và vun đắp. Sau một ngày đi làm về, họ không chăm chú vào màn hình ti vi hay đọc báo. Hoặc họ không la cà quán sá nhậu nhẹt mà họ sẽ về nhà cùng vợ cùng con.

Người đàn ông biết nấu ăn chia sẻ những khó khăn của bạn đang gặp phải. Họ thấu hiếu được nổi khổ, nổi cực nhọc của bạn và hơn hết họ sẽ yêu gia đình nhiều hơn. Họ tìm mọi cách để làm sao vun đắp cho gia đình ngày càng thêm hạnh phúc.

Điều thứ hai:

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ tạo cho mình thói quen tự lập và tự chăm sóc bản thân. Họ đã từng trải qua những giai đoạn của cuộc sống khó khăn và họ đã từng phải nấu ăn để phục vụ cho nhu cầu của họ. Những người đó, họ sẽ biết tự chăm lo cho bản thân và con cái những lúc bạn vắng nhà đi công tác hay chỉ đơn giản là lúc bạn đau ốm bệnh tật.

Sẽ như thế nào nếu bạn bị bệnh và người đàn ông của bạn đang la cà cùng đám bạn thân tại một quán nhậu nào đó. Sau đó bạn phải nhờ mẹ của bạn hoặc một chị hàng xóm tốt bụng nào đó, làm thay cái công việc mà đáng lẽ người đàn ông của bạn phải làm.

Điều thứ ba:

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ quý trọng tình cảm gia đình. Họ là những người coi trọng bữa cơm gia đình, coi trọng những giây phút mà mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau để cùng ăn tối.

Cho dù có đi đâu thì họ vẫn nhớ tới cái hương vị gia đình và tình yêu của bạn dành cho gia đình. Họ sẽ thấy trân trọng cảm giác được ăn những món ăn do bạn nấu.

Người ta thường nói: “Một gia đình hạnh phúc thì phải giữ lửa cho nhà bếp và giữ lửa cho tình yêu.”

Điều thứ tư:

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ tạo ra những món ăn hấp dẫn. Dù món ăn đó có ngon hay không, thì ít ra anh ta cũng đã cố gắng để làm nó. Và đó chính là sự đa dạng cho bữa ăn gia đình của bạn. Nó sẽ giúp cho bạn cảm thấy hạnh phúc vì người đàn ông của bạn cũng có thể làm được những việc mà tưởng chừng khó thực hiện.

Điều thứ năm:

Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ lo cho bạn suốt đời. Nhiều người tưởng rằng, một người đàn ông là phải xông pha, phải lo chuyện lớn. Nhưng thực ra thứ họ cần chăm lo chính là gia đình của họ. Một người đàn ông biết nấu ăn sẽ hiểu rằng họ phải làm từ những việc nhỏ nhặt nhất thì họ mới có thể làm được những việc lớn.

“Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.”

Gia đình yên ấm, tư tưởng ổn định thì người đàn ông của bạn ắt sẽ thành công! Tin tôi đi! Hãy lấy một người đàn ông biết nấu ăn… Bạn sẽ thật sự hạnh phúc đấy!

 

Quang Nam

 

Bạn học được những giá trị gì từ Tôn Giáo?

Photo: Yobmod

 

Tôi vẫn còn nhớ cảm giác lần đầu tiên đi Chùa, cách đây khoảng nữa năm.  Khi niềm tin mà Tôi xây dựng hai năm qua hoàn toàn sụp đổ, rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên, đầu đau liên tục. Có đứa em bảo Tôi xuống chùa chơi đi, không cần làm gì cả, không cần lạy Phật, hay niệm Phật, đơn giản đến ngồi trong Chánh điện thôi cũng được. Chần chừ mãi, rồi cũng quyết định đi và Tôi cũng chỉ ngồi trong Chánh điện, cắm tai phone nghe nhạc, lúc em ấy gọi vào nói chuyện với Thầy, cũng không chịu vào. Và cũng không có cảm giác gì tốt hơn. Rồi dần dần tham gia những đợt phóng sanh, đi làm từ thiện, đi Chùa…với mục đích đơn giản “Chỉ cần cảm thấy vui là được”  Tôi chỉ đang làm những việc làm cho cuộc sống của Tôi ý nghĩa và hạnh phúc hơn, vẫn chưa có một niềm tin nào cả.

Tôi cũng nói với Chị: “Tâm của em vẫn chưa hướng về Phật.” Chị bảo “Rồi sẽ tới một ngày em sẽ hướng về thôi.” Tôi là một kẻ cố chấp, chưa bao giờ Tôi nghĩ sẽ theo bất kỳ một Đạo nào, chị nói vì Tôi luôn tin vào chính bản thân mình, nhưng tới một ngày Tôi gặp sự tuyệt vọng nào đó, và ngay chính bản thân mình không còn tin được nữa thì lúc đó Tôi sẽ tìm đến một niềm tin khác là Phật Pháp. Tôi lại bướng cãi “Tại sao lại là Phật Pháp, nếu có ngày đó, em tìm một niềm tin khác không được sao?” “Ừ! Cứ để rồi xem, chắc chắn có ngày em sẽ hướng Phật.” Chị bảo: “Chị tìm đến với Phật Pháp đơn giản chỉ tìm một chỗ tựa, một niềm tin cho bản thân, tìm  sự bình yên trong tâm hồn.”

Tôi bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo và tôi tin vào triết lý Đạo Phật. Đó là những chân lý thực sự gần gũi với cuộc sống con người và không thể phủ nhận được những giá trị thực tiễn của Phật Giáo. Như  Albert Einstein đã nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.” 

Tuy nhiên, Tôi hoàn toàn không hướng về Phật, chính bởi Tôi vẫn chưa thể hiểu được ý nghĩa của các nghi thức Đạo Phật. Ý nghĩa của cái việc tụng kinh, niệm Phật, ý nghĩa của những câu trì chú mà các Phật Tử thường nghe và tụng, hay đơn giản là ý nghĩa của việc khấn câu Nam Mô A Di Đà Phật. Và ngay cả những người mộ đạo, họ cũng không thể giải thích thuyết phục cho Tôi được ý nghĩa của câu “Om Mani Padme Hum”, chỉ biết rằng nó có một sức mạnh rất lớn. Tôi không hiểu cái mục đích của lễ Quán Đảnh tôi vừa mới tình cờ tham gia, ở đó hầu hết mọi người tham dự mục đích chủ yếu để cầu tài lộc, theo như Tôi biết thì Đức Phật không ban phát cho ai bất cứ điều gì, Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta làm điều thiện, hướng tới những điều tốt, và từ những điều thiện đó chúng ta sẽ nhận được những phước lành. Thực tế, Có rất nhiều người thực hành tín ngưỡng và dâng hiến vật phẩm hiến tế chỉ để mục đích cầu mong được sự phù hộ. Tôn giáo theo nghĩa này được Einstein gọi là Tôn giáo sợ hãi.

Nếu chúng ta thi hành các nghi lễ tín ngưỡng mà thực sự không hiểu được nó để làm gì, nó có ý nghĩa như thế nào cũng giống như cái việc chúng ta đang chạy theo những trào lưu, chúng ta hành động như một cái máy mà không có suy nghĩ. Liệu nó có ý nghĩa gì không?  Tôi tin mọi tín ngưỡng đều là những chân lý, mọi tôn giáo đều nhằm mục đích hướng con người giữ được nhân phẩm của mình, tất cả mọi đạo cũng đều hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Tôi rất thích câu nói của cậu bé Pi – 16 tuổi trong tác phẩm  “Cuộc Đời của Pi” , cậu bé đi theo cả ba tôn giáo : Hindu, đạo Hồi và đạo Cơ Đốc. Khi bị mọi người phát hiện ra, các vị thầy cả của ba đạo cứ khăng khăng cậu ấy mới là tín đồ của họ, và lúc họ quay sang nhìn Pi, cậu ấy mới ngập ngừng nói: “Bác Gandhi có dạy mọi tín ngưỡng đều là chân lý. Con chỉ mong được yêu thương Thượng Đế mà thôi.”

Do đó, theo Tôi vấn đề là không phải bạn theo hay không theo Tôn giáo nào, mà vấn đề là bạn học được những gì từ các Tôn giáo ấy. Vấn đề không phải là Tâm của Tôi đã hướng về Phật hay chưa, mà vấn đề là Tôi học được những giá trị gì từ Phật Pháp.

 

– Trang Nguyễn

Cái chết của một Samurai và câu chuyện về cái chết của những giá trị

Photo: Cảnh trong phim “Cái chết của một Samurai”

 

Hara-Kiri: Cái chết của một Samurai là tên một bộ phim Nhật Bản lấy bối cảnh những năm đầu thế kỷ 17, thời Edo. Những năm đó, đất nước Nhật được hưởng một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi khi các Shogun đạt được sự kiểm soát đất nước. Chiến tranh không còn nữa, vị thế của các Samurai dần mất đi, họ buộc phải tìm kiếm cho mình những công việc khác.

Bộ phim được bắt đầu bằng hình ảnh một Samurai đến xin được thực hiện một cuộc tự sát thiêng liêng trong sân của một phủ gia tộc giàu có với lý do ông đã quá nghèo và không thể chấp nhận cuộc sống nhục nhã như vậy nữa.

Tôi đi qua đất nước này

*Feature Image: Arafinwë

 

Nói chuyện với người bạn đồng hành mới, tôi chợt nhận ra chuyến đi của mình dường như chỉ là một cuộc dạo chơi qua đất nước này.

Tôi ăn thức ăn ở đây, không phàn nàn, cũng không hưởng thụ. Tôi gặp gỡ những con người của đất nước này, hay chỉ là đang tạm sống và làm việc ở đây. Có người tốt với tôi, cũng có nhiều người muốn lấy tiền từ tôi. Với tôi, người tốt chưa bao giờ thiếu trên trái đất này, và tôi cũng chưa bao giờ kỳ vọng rằng mọi người đều là người tốt. Tôi có bất ngờ, nhưng không quá ngạc nhiên với những con người mà tôi gặp, với những bàn tay chìa ra xin quà. Tôi muốn tìm hiểu những động cơ và yếu tố tạo nên con người họ hơn là có một cảm xúc vui giận nào đó.

Tôi đến đây, không giống như một kẻ lữ hành đi khám phá thế giới, tìm kiếm những cảm giác khác lạ. Tôi đi, tôi quan sát, tôi tìm hiểu. Tôi nhìn thấy nhiều thứ, nghĩ về nhiều thứ, phản ánh chúng lại trong những bài viết của tôi. Nhưng tôi dường như thiếu những thứ cảm xúc mà một người trẻ tuổi nên có. Dường như những sự tồi tệ và tốt đẹp mà tôi nhận được trên hành trình này đều chẳng nằm ngoài những kỳ vọng của tôi. Tốt cũng được, xấu cũng được, tôi đều dễ dàng chấp nhận những gì đến với mình như chúng vốn cũng nên như vậy.

Từ một góc độ khác, thời gian ở Kenya như một cơ hội nghỉ ngơi của cuộc sống, cho phép tôi chiêm nghiệm lại cuộc sống của mình. Ở đây không vội vã, không gấp gáp, và cũng không có nhiều việc để làm. Chính cuộc sống của người dân ở đây dường như cũng vậy, không vội vã, không tất bật.

Tôi nghĩ nhiều về những mối quan hệ, về cách mà chúng ta kỳ vọng ở nhau, về sự khác biệt giữa những giá trị đã đẩy chúng vào những mâu thuẫn như thế nào. Tôi nghĩ về những ham muốn, về những bản năng của chúng ta trong cuộc đời, về cách mà chúng ta đang bị chúng chi phối. Bao giờ con người mới có thể hoàn toàn điều khiển cuộc đời của mình mà không phải là những nô lệ của những khát vọng bản năng?

Rồi tôi nhận ra rằng nếu chỉ ngồi một chỗ và suy nghĩ, rất khó để có thể đạt được câu trả lời. Ngồi đây, tôi có thể cảm nhận rõ ràng hơn những gì đã trải qua, nhưng sẽ ra sao nếu những gì tôi đã nghe, đã thấy, đã làm không ẩn chứa câu trả lời cho tôi?

Tôi cần tiếp tục đi, tiếp tục thay đổi hoàn cảnh của mình. Hoặc, cùng lắm, hãy cứ để vấn đề đi đến tận cùng của nó. Khi đó, tôi có thể trả một cái giá lớn để biết được kết quả của một lựa chọn cho vấn đề đó.

 

Hoàng Đức Minh
5/1/2014

Muốn làm đàn ông tốt, trước hết đừng lăng nhăng

*Feature Image: Jessy On Firess

Tôi chẳng biết bạn định nghĩa thế nào về một người đàn ông tốt

Có người sẽ cho rằng, giàu có, ga lăng, đẹp trai, tốt bụng, hiền lành và lãng mạn là tiêu chí của một người đàn ông tốt. Cũng có người nói rằng, người đàn ông biết xăn tay áo vào bếp cùng vợ, biết thức dậy lúc nửa đêm thay tã lót cho con, biết từ chối các buổi nhậu để được về cùng ăn cơm với gia đình là một người đàn ông tốt.

Hay, có người bảo, đừng hiền quá, hư hư một chút, cá tính một tẹo nhưng yêu thương ấm áp là được. Vâng! Tôi đồng ý, những người đàn ông như thế là những người đàn ông tốt. Nhưng, tiêu chí đầu tiên của tôi khi đánh giá họ là một người đàn ông tốt, thì nhất định họ phải là một người đàn ông chung thủy.

Chẳng có gã đàn ông tốt nào lại khiến người phụ nữ của mình đau khổ chỉ vì tính tham lam

Với đàn ông, lười một tí cũng được, không biết nấu cơm không biết rửa chén cũng không sao. Với đàn ông, ham chơi một tí cũng được, thỉnh thoảng bỏ vợ ăn cơm một mình cũng không sao nhưng nhất định không được lơ là bếp núc với vợ để đến nấu cơm cho một người phụ nữ khác, bỏ vợ ở nhà để chèn chén say sưa cùng nhân tình ở một nơi ấm áp khác. Ham chơi và lười biếng vẫn có thể trở thành đàn ông tốt nhưng lăng nhăng và giả dối là những kẻ đàn ông tồi.

Tình yêu trên đời chỉ có một nhưng những thứ na ná như nó thì vô vàn, đàn ông tốt sẽ biết hết lòng vì người mình yêu và đối xử tốt một cách có chừng mực với những thứ tình cảm khác. Đừng vạch ranh giới rõ ràng cho người đàn ông của bạn với những người phụ nữ khác vì đàn ông họ còn có công việc, có cuộc sống, có những mối quan hệ cần đến sự giao tiếp và gặp gỡ. Đừng phát điên lên chỉ vì thấy họ ngồi cafe với cô nào đó, đừng ghen ầm lên rồi múa mồm khua tay chỉ vì họ chở một cô gái nào đó.

Để có được một người đàn ông tốt thì trước hết phải có một người phụ nữ tinh tế, có niềm tin và sự cảm thông

Người đàn ông của bạn, họ sẽ biết đường về nhà sau những cuộc gặp gỡ vì họ biết rằng, ở nhà, họ có một chỗ dựa hơn cả một tình yêu. Đừng khiến họ sợ hãi, đừng bắt họ nghĩ về gia đình với một cái thở dài vì khi đó, chính bạn đã biến họ trở thành những người đàn ông tồi đấy.

Tôi không khẳng định đàn ông nào cũng tốt nhưng tôi chắc chắn rằng, khi một người đàn ông được ở cạnh một người phụ nữ tốt, chắc hẳn anh ta sẽ trở thành một người đàn ông tốt.

Có lẽ, bạn đang nghĩ đến những tên ngoại tình dù vợ rất tốt, những thằng lăng nhăng dù người yêu xinh đẹp, hiền lành và chu đáo. Cũng phải, vì đôi khi, có những kẻ, sự tham lam, hư hỏng đã ăn sâu vào máu của họ. Nhưng thay vì trách móc và phán xét họ không tốt, ta nên hiểu rằng, họ thật đáng thương vì cả đời vẫn chưa được một lần nếm vị tình yêu thật sự.

Rồi cũng có những người đàn ông tốt biến thành kẻ tồi, không hẳn vì họ, đôi khi là vì người phụ nữ bên cạnh họ đấy. Muốn gì ở người khác, trước hết bạn hãy làm được như vậy. Vì thế, phụ nữ à, đừng lăng nhăng, đừng đứng núi này trông về núi nọ, đừng so sánh thiệt hơn rồi chao đảo tình cảm và làm tổn thương người đàn ông của bạn. Ranh giới giữa tốt đẹp và tồi tệ chỉ cách nhau một vách ngăn mang tên thương – tổn mà thôi.

Nhớ nhé. Đàn ông muốn tốt, trước hết đừng lăng nhăng. Phụ nữ muốn có được người đàn ông tốt, hãy tinh tế, hãy tin tưởng, hãy yêu thương và hãy trao cho họ hai chữ tự do.

 

Yến Mèo

Tích cực, tại sao không nhỉ?

*Feature Image: Cuba Gallery

 

“Người tiêu cực chỉ thấy khó khăn trong cơ hội, người tích cực thấy được cơ hội trong khó khăn.” – Khuyết Danh

 

Đây không phải kiểu câu hỏi gợi ý: Lấy mắt kính màu hồng mà đeo vào, sẽ thấy mọi thứ “hồng toàn tập”, nhưng là: Luôn có gam màu hồng từ những thứ rất xám để được nhìn nhận.

Đâu đó trong cuộc sống, ta thấy được sự lạc quan nơi số phận kém may mắn hoặc cái kết của vài câu truyện, bộ phim, tác phẩm văn học, sách tâm lý, giáo dục, đời sống, tự truyện, hồi ký, v.v… Mang dáng dấp của hy vọng, gợi mở hướng tư duy tích cực. Thực tế hơn cả, bạn trẻ có dịp “lướt” qua vài khóa học kỹ năng sống, kỷ năng mềm, luôn thấy có một mắt xích chung trong chuỗi kỹ năng suy nghĩ tích cực. Tất nhiên, không phải tài liệu, giáo trình nào đều đề cập đến từ khóa “suy nghĩ tích cực” cả, nhưng được thể hiện qua câu chuyện nhỏ, từ những giờ chia sẻ qua micro, qua câu chữ ngôn từ các loại, nói chung, ta có nhận ra hay không thôi. Chẳng hạn qua vài hiện tượng xã hội sau đây, ta thấy được màu sắc của tích cực là thế nào nhé