28 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 273

Việt Nam đang bị “xâm lược”

 

Trích: Đã từ lâu, mình luôn cho rằng Việt Nam đang bị các đế quốc “xâm lược” và “đô hộ”. Nhưng lúc đó, cái tư duy của một thằng oắt con chẳng đủ để giải thích tại sao. Cũng may, nhờ tiếp xúc nhiều những kiến thức kinh tế, quản trị và cả văn hóa, chính trị mà dần dà giải thích được nguyên do. Vậy lý do gì mà mình dám nói Việt Nam đang bị “xâm lược”?

Tình cờ, tối nay coi chương trình “Nghĩ mở nói thẳng” trên VTV nghe Đặng Lê Nguyên Vũ và hai bác cùng “chém gió” về tình hình kinh tế VN, thị trường VN và thương hiệu quốc gia. Thế là cái trăn trở bấy lâu lại trổi dậy và lại muốn viết một bài về nó, về đất nước mà mình đang sống.

Đã từ lâu, mình luôn cho rằng Việt Nam đang bị các đế quốc “xâm lược” và “đô hộ”. Nhưng lúc đó, cái tư duy của một thằng oắt con chẳng đủ để giải thích tại sao. Cũng may, nhờ tiếp xúc nhiều những kiến thức kinh tế, quản trị và cả văn hóa, chính trị mà dần dà giải thích được nguyên do. Vậy lý do gì mà mình dám nói Việt Nam đang bị “xâm lược”?

Tất cả bắt đầu từ một khái niệm “thế giới phẳng” trong quản trị kinh tế. “Thế giới phẳng” là gì? Là một khái niệm nói rằng thế giới ngày nay không có biên giới về kinh tế, hàng hóa mà chỉ có biên giới về địa lý. Nghĩa là quốc gia nào có thương hiệu, có hàng hóa phủ sóng rộng khắp thì cái vòi của quốc gia đó đang hút máu của những quốc gia đang tiêu thụ hàng hóa của nó. Từ đó, nói rộng ra, nền văn hóa, chính trị, lối sống của một quốc gia nào càng rộng khắp thì “thuộc địa” của quốc gia đó càng mở rộng.

Thế Việt Nam có phải là “thuộc địa”  của cường quốc nào không?

Đau lòng thay câu trả lời là có mà càng đau hơn khi VN chúng ta không chỉ bị một nước “thôn tính” mà ít nhất là 3-4 cường quốc.

Tại sao ư? Hãy thử nhìn xem tình hình đất nước hiện tại rồi sẽ thấy

Trước nhất là nền kinh tế. Một nền kinh tế mà chúng ta tự hào rằng trong khi thế giới đang chao đảo, lao đao vì lạm pháp thì nền kinh tế chúng ta vẫn ổn định và vẫn đang tăng trưởng. Nhưng đó chỉ là những sự dối lừa lẫn nhau. Mình còn nhớ bài giảng của TS Lê Thẩm Dương nói rằng Việt Nam ít bị ảnh hưởng lạm pháp là vì có nền nông nghiệp và vì ít bị ảnh hưởng từ Mỹ. Nói dễ hiểu hơn là do chúng ta gặp may chứ chẳng phải do khả năng quản lý hay điều hành gì tất. Hãy thử nhìn thực tế mà xem, theo thống kê năm 2012, thì VN có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp nhưng trong đó chỉ có 3% doanh nghiệp lớn và quy mô, có khả năng phát triển, cạnh tranh với nước ngoài vì có đường lối chiến lược đúng đắn.

Nói một cách thực tế hơn nữa, hiện nay bao nhiêu doanh nghiệp ở VN còn tồn tại khi các tập đoàn nước ngoài đổ bộ vào? Lần lượt các đại gia đều phải đóng cửa hoặc bán lại cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài (tiếc là phần này không đủ kiến thức và trí nhớ để liệt kê các công ty hàng đầu VN phải đóng cửa, nhưng chắc chắn rằng thông tin này là có thật.) Hay đình đám nhất gần đây chính là cuộc chiến Starbucks và Café Trung Nguyên. Chưa cần biết kết quả thắng thua ra sao, nhưng phải thấy một điều rằng, lại thêm một thương hiệu nước ngoài nữa tấn công thị trường Việt Nam. Không những thế, với những phát biểu của tổng giám đốc Café Trung Nguyên càng khiến mọi người thấy sự quản lý, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp VN yếu kém như thế nào. Ngay khi chúng ta đá bóng trên sân nhà mà chúng ta đã mất tự tin, có phần run sợ thì thử hỏi làm sao khi đi đá sân khách có thể thi đấu ngoạn mục, hấp dẫn được chứ? Dẫu có đá sân khách hay đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là “phong độ nhất thời” mà thôi.

Nói dài dòng thế, để thấy rằng hiện nay, nền kinh tế VN chúng ta đang bị xâu xé, hút máu nhiều như thế nào. Chúng ta thử liệt kê xem hiện nay, có những thương hiệu nào đang hoành hành tại VN? Về ngành ăn uống, thì có KFC, Starbucks, Pepsi, Coca Cola của Mỹ, Lotteria của Hàn Quốc. Về lĩnh vực cơ khí, máy móc thì có xe hơi Toyota, xe máy Honda của Nhật. Về trang thiết bị hiện đại thì có một loạt dòng sản phẩm của Apple. Nhắc tới Apple lại nhớ tới một bài báo mà ở đó người ta so sánh rằng lợi nhuận của một chiếc iphone 5 bán ra bằng với lợi nhuận bán 3 tấn gạo của VN mình.

Thế mới thấy người VN chúng ta hiện nay, đang cố gắng làm quần quật vì cái gì chứ? Chúng ta làm bán sống bán chết cũng chỉ là để đóng các loại “thuế” và “phí” vật chất cho nước ngoài thôi. Tại sao mình gọi là “thuế” và “phí”? Vì chúng ta kiếm được tiền thì đa phần chúng ta tiêu vào đâu? Mua một chiếc iphone, sắm 1 cái laptop, đi ăn ở KFC hay Lotteria hoặc giải trí tại các khu thương mại sang trọng. Tất nhiên, đó là chương trình tiêu khiển của những người lắm tiền. Thế còn những người thu nhập trung bình thì sao? Cũng thế thôi. Bỏ tiền vào các mặt hàng nước ngoài, bỏ tiền vào các thương hiệu hay những cái tên hơi Tây. Thế đấy. Chúng ta đang làm giàu cho nước ngoài mà không biết. Chúng ta có khác gì thời kỳ bị Pháp thuộc, khi chúng ta bắt ta đóng nhiều loại thuế, bóc lột sức lao động của dân chúng ta. Ngày nay, có khác gì không? Chẳng qua là vì chúng ta sống trong sung sướng quen rồi, và quên mất ý thức dân tộc, giá trị dân tộc mà thôi.

Chỉ mới đề cập tới kinh tế thôi mà đã có quá quá nhiều điều để nói rồi. Thế còn các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội có khá gì hơn?

Chắc chẳng cần nói nhiều, cứ nhìn vào những gì giới trẻ giải trí hàng ngày, nhìn vào cách sống, cách tư duy của họ là hiểu. Họ chơi gì? Game online, chat chit, FB. Mình không lên án những thứ này là xấu, vì bản thân mình cũng xài, nhưng mình chỉ muốn nói, trong những dòng sản phẩm đó có cái nào của VN không? Một loạt game toàn là của bọn Trung Quốc hoặc của Nhật Bản. Chat thì Yahoo. FB thì cũng chả phải VN mà ra. Nhìn quanh, cũng chỉ của nước ngoài. Nhưng cái điều mà đau nhất, nhục nhất lại là lối sống của một bộ phận không ít giới trẻ chẳng mang tính thuần túy VN.

Nói tới lối sống giới trẻ, đành phải trích ra một đoạn riêng để viết. Trong loạt bài định hình giá trị giới trẻ của Tuần báo Việt Nam gần đây, họ  có đề cập rằng giới trẻ VN hiện nay đang bị khủng hoảng giá trị sống, nghĩa là họ không biết con đường họ phải đi, giá trị họ phải đeo đuổi. Những giá trị truyền thống thì quá lỗi thời, không theo kịp với sự phát triển thời đại. Trong khi đó, những giá trị nước ngoài thì ồ ạt xông vào, vì thế giới trẻ càng chơi vơi và vô định.

Ở đâu đó, sẽ có những bộ phận giới trẻ khát khao tìm con đường riêng cho mình nhưng đi mãi mà vẫn chưa thấy một con đường nào rõ ràng, đơn giản vì tuổi đời còn quá trẻ để có thể nhìn thấy một con đường đúng đắn. Đó là những con người khát khao sống, khát khao cống hiến, khát khao trải nghiệm. Họ tích cực tham gia hoạt động xã hội, tích cực hoàn thiện bản thân để hướng đến sự thành công cá nhân. Tiếc thay, tất cả những gì họ làm cũng chỉ dừng lại ở mức độ bản thân của mình mà thôi, chứ chưa có nhiều người đặt tầm nhìn về xã hội, về đất nước và xa hơn là thế giới.

Bên cạnh đó, sẽ có những bộ phận bạn trẻ khác lựa chọn cho mình cách sống an phận, không cần phải theo đuổi lý tưởng, không cần phải chạy theo hoài bão, cứ sống tốt cuộc đời của mình là  đủ rồi. Nói thế, không phải họ không có lý tưởng mà là họ không biết lý tưởng của họ ở đâu để mà theo và họ cũng không đủ nghị lực để tìm ra nó, để theo đuổi nó. Những người này chỉ thích học thật tốt để có việc làm ổn định, gia đình ấm êm rồi thêm vào đó là những phút giây thư giãn, thỏa mãn bản thân.

Cuối cùng, là một bộ phận đang đánh mất chính mình. Họ ăn chơi sa đọa, họ đánh mất đạo đức. Trộm cắp, cướp giật, hút chích, hãm hiếp, chửi tục, tự sướng, sống ảo… là những gì có thể thấy ở họ. Họ buông xuôi bản thân, họ thỏa mãn những dục vọng thân xác mà đánh mất giá trị tâm hồn. Và cũng chính những người này dễ dàng bị ảnh hưởng lối sống, văn hóa của nước ngoài nhất. Họ tiếp thu nhưng không tiêu hóa, thụ hưởng. Họ xem phim Mỹ mà không hiểu cái tính chất anh hùng trong suy nghĩ của người Mỹ và thế là họ nghĩ rằng chém giết là cách giải quyết tốt nhất. Họ học lối sống thoáng  của phương Tây mà không hiểu rằng tình dục đối với phương Tây là chuyện nhỏ nhưng là điều thiêng liêng và thế là họ quan hệ bừa bãi. Họ học nền công nghệ âm nhạc, giải trí của Hàn Quốc mà không biết những giọt mồ hôi, công sức, trí tuệ đằng sau sự thành công đó, để rồi họ sùng bái một cách điên cuồng, họ tôn vinh những vẻ đẹp dao kéo bề ngoài, họ sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm cá nhân để tôn sùng thần tượng. Thế đấy, lối sống của giới trẻ ngày nay là thế đấy. Một lối sống bị xâm thực bởi nước ngoài, cả Tây lẫn Đông, một lối sống mà nhiều con người trẻ tuổi yêu nước không thể tìm được lối ra cho chính mình.

Viết dài như thế, nói dài như thế, chẳng qua cũng chỉ muốn nhắc nhỏ bản thân mình rằng, suy nghĩ gì, làm gì, hành động gì thì cũng nên mang tư duy lớn một tí, to một tí, biết đặt tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc vào trong đó một tí. Nếu đã học thì phải nghĩ rằng học để đưa nền tri thức VN ngang bằng với nước ngoài. Nếu đã kinh doanh thì phải tư duy rằng sẽ mang thương hiệu VN ra các quốc gia khác. Nếu đã sống thì phải sống sao cho thế giới kính nể và lấy đó làm gương  chứ không phải là cứ mãi bám đuôi nước ngoài mà sống!!!

Bài viết mang tính chất, quan điểm cá nhân. Không hoan nghênh những bạn ném đá.

Thư gửi anh, người mà em không biết là ai cả

Photo: Anna Morosini

 

Anh à,

Đã có lúc em giận anh nhiều lắm, vì em chờ anh lâu lắm rồi anh có biết không. Nhưng giờ em không giận anh nữa, em sẽ ngoan ngoãn chờ anh. Bởi vì anh cũng chờ em chừng đó thời gian cơ mà, có thể còn lâu hơn ấy chứ. Vốn dĩ ở tuổi thanh xuân đầy tình tứ này, sánh đôi bên một ai đó được coi là lẽ hiển nhiên. Còn những kẻ luôn đi một mình, thì vốn dĩ luôn có một nguyên nhân nào đó. Và nguyên nhân của em là để chờ anh. Em vẫn tự hỏi mình, anh sẽ là ai, mà tìm anh lại khó đến thế.

Em chẳng mong ước quá cao xa. Chỉ là để có thể cùng một người bạn đồng hành đi cùng mình đến cuối con đường. Mà để tìm được người như thế đã là khó lắm rồi í, lại đặt thêm nhiều tiêu chuẩn làm gì, anh nhỉ. Kiểu như, tôi muốn tìm một chiếc thang để đi lên mặt trăng. Nhưng lại còn cái thang đó phải đạt chuẩn ISO 9001 với đầy đủ phụ kiện đi kèm.

Cái gọi là “xứng đôi vừa lứa”, về vẻ bề ngoài,  gia thế hay túi tiền, những thứ mà ai đó thường cho là điều quan trọng, vốn dĩ đối với em chỉ là thứ yếu. Bởi chúng chẳng khác nào một bộ quần áo. Rồi thời gian trôi đi, và bộ quần áo đó sẽ được thay bằng một bộ đồ mới, có thể tốt hơn, hoặc tệ hơn, khó mà biết trước được. Nhưng điều em quan tâm là những gì đằng sau bộ quần áo đó. Cái bản chất bên trong con người anh, nguyên tắc sống của anh, lý tưởng của anh, những thứ đã, đang và sẽ đi theo anh mãi mãi.

Nếu chúng ta yêu nhau, sẽ có những bất đồng về lối sống. Có những thói quen đã ngấm thành bản chất liệu có thể dung hòa. Anh thấy không ổn thì có thể góp ý nhé, em sẽ cố gắng sửa một vài thứ nếu thấy hợp lí, còn không thì em cũng không biết làm sao cả. Bầu trời riêng của em, vốn dĩ là chủ quyền của riêng em, anh có đủ kiên nhẫn ở lại không?

Nếu anh nghĩ cho em, rằng làm điều ABC này sẽ tốt cho em, mà em không nghĩ thế, thì chúng ta sẽ xem xét lại anh nhé. Vì cái gọi là “tốt cho em” là gì, em là người hiểu mà. Có những thứ anh nghĩ khác, mà em lại không đồng ý, thì một người sẽ nhượng bộ nhé. Em không chắc người đó là em đâu, nhưng lần sau sẽ đến lượt em anh nhé.

Làm ơn đừng nói những gì giả dối với em, để em biết được em sẽ không đủ bình tĩnh để nói chuyện tử tế với anh đâu, em sẽ trở nên rất xấu xí đó. Mà nếu chuyện đó xảy ra thì hãy giải thích nhé, em sẽ nghĩ lại sau. Mà anh hứa với em thì đừng có sai hẹn nhé, nên không hứa cũng được. Tại em sẽ không tin anh nữa đâu. Có những chuyện anh không muốn nói cho em, hoặc những câu hỏi của em mà nếu trả lời anh sẽ nói không đúng sự thật , thì im lặng anh nhé. Điều đó chắc là em sẽ chịu được. Nhưng anh đừng im lặng lâu quá, em sẽ rất nhớ anh đấy.

Còn một điều nữa, là anh phải dám đến gặp bố mẹ em. Em thấy điều này cũng dễ mà, chỉ là gặp mặt thôi, em có bắt anh cưới em đâu. Mỗi ngày mình gặp bao nhiêu người khác có sao đâu nhỉ. Vào một hôm đẹp trời, chúng ta sẽ chán nhau. Khi ấy, anh và em sẽ sống một mình, làm mới lại bản thân rồi quay lại yêu con người mới của nhau được không anh.

Bởi vì đâu phải ai cũng có thể đi cùng nhau trên con đường trường mà, lại ngoằn ngoèo và nhiều rủi ro nữa. Đến một ngày nào đó, có thể sẵn sàng cùng nhau bước đi, mà không thấy “tội nghiệp” thì mình cùng đi anh nhé. Còn nếu không, thì tránh xa em ra, để thời gian làm việc khác đi, thời gian là vô giá mà.

Anh viết thư trả lời: Hầy, sao em phức tạp thế, thôi ở một mình đi em. Từ đó cô gái trẻ sống hạnh phúc đến mãi mãi về sau…

 

Getaline

20 tuổi – Bạn đã làm gì?

 
Gần đây tôi có đọc câu chuyện về 2 anh em đi bộ 80 tầng lầu ở khu cung cư mất điện. Đi hết 20 tầng đầu họ để lại túi của mình, hết 20 tầng tiếp theo họ khó chịu cãi vã, đi tiếp 20 tầng thứ 3 họ nhận ra chỉ cãi vã không giải quyết được vấn đề và đồng lòng leo tiếp 20 tầng cuối, nhưng đến trước cửa phòng họ mới nhận ra họ đã bỏ quên chìa khóa trong túi ở tầng thứ 20.

Viết cho Phi Nhung, viết cho những người tốt…

 

Trích: Bài báo nói về chị Phi Nhung, chị ấy ca hát, làm việc để kiếm tiền và dùng tất cả để chăm lo cho hơn muời đứa trẻ mồ cô trên chùa Pháp Lạc tỉnh Bình Dương mà chị nhận làm con nuôi.

Không biết từ bao giờ tôi gần như vô cảm, dửng dưng với hàng tấn thông tin trên mạng. Những thông tin mà bạn có thể dễ dàng phân loại, hoặc là nhảm nhí hoặc là tiêu cực. Những chuyện đại loại như ngực, mông, xăng dầu, phát cuồng… nó xuất hiện dày đặt như người ta xả rác ra ngoài đường mà đã là rác thì tôi chẳng phải bận tâm, tôi vô cảm. Tôi chả biết người ta quan tâm những thứ hiển nhiên nhưng vứt đi đó làm gì. Lòng người phải chăng là quá lớn để chứa những thứ vô vị?

Tuổi trẻ của chúng ta chỉ có một lần

Photo: Gvantsa-Babluani

Lần gần đây nhất nói chuyện với Bạn, bạn bảo là “Tuổi trẻ rất quý, quý vì chúng ta có thể học hỏi được nhiều cái mới.” Tuổi trẻ là thời điểm chúng ta có ước mơ – có khát vọng – có hoài bão, còn đủ nhiệt huyết, tận tình và lửa nóng. Tuổi trẻ là khi chúng ta có thế hết mình, có thể điên rồ khờ dại cho những điều chúng ta muốn làm, những điều mà ta không thể làm vào ở những tuổi khác. Vì Tuổi trẻ chẳng phải vướng bận quá nhiều thứ, thi thoảng vẫn có một vài chị ngoài tầm 30 nói với Tôi rằng “Chị không còn được như em, giờ chị còn còn gia đình, còn chồng, còn con và đủ các thứ phải lo.” Vô vàn trách nhiệm khiến cho những độ tuổi ấy khao khát được quay trở về tuổi trẻ – cái độ tuổi mà có thể làm những điều thú vị. Họ ngoái lại nhìn tuổi trẻ bằng con mắt thèm khát, nhưng tiếc rằng nó đã qua.

Đến ngày thứ 21 thì cuộc sống của em đã thay đổi

Photo: Charmaine Olivia

 

Anh à! Viết ra những dòng này là em hiểu anh đã lạc mất khỏi cuộc đời em, lạc mất hỏi kế hoạch bồng bềnh mà em đã tự huyễn hoặc và lạc mất khỏi những hy vọng được ấm áp và yêu thương ngập tràn khi em đã cô đơn và sẽ cô đơn như vậy! Nhưng em vẫn nghĩ, trong ký ức của mình em yêu anh và đã yêu anh đấy. Một nụ cười thoáng qua khi em biết rằng mình đã có những ký ức thật đẹp!

Anh đến vào một ngày cả hai chúng ta đều là chị – em! Gặp nhau trong cùng một mái trường, bông đùa và nghịch ngợm nhau vài câu để rồi 04 năm sau chị – em đều gặp lại. Cũng thú vị phải không anh? Em nghĩ lại mà vẫn thấy buồn cười thật đấy!

Ngày đó, em là cô thủ thư nghịch ngợm trong khi anh lại là cậu học trò năm cuối. Em thì chúa trêu đùa sinh viên, còn anh thì lại phán ngán các chị thủ thư. Ngày đó, trong mắt sinh viên, các chị thủ thư đều thật là nhàm chán, và khi anh gặp em, ánh mắt của hai chúng ta đều đã thay đổi. Một thứ thôi miên khi nụ cười lém lỉnh của anh nhìn em và đôi môi khẽ mấp máy gọi em là “kính hồng”. Một thứ thôi miên khi nụ cười tinh nghịch của em nhìn anh và đôi môi khẽ gọi “cậu ngốc”. Anh không đồng ý điều đó, anh luôn bảo “ghét nhất đứa con gái nào hơn có 1 tuổi mà bắt gọi bằng chị.” Anh khiến em cười phá lên và đập tan bầu “không gian thư viện ấp áp và “nóng nực”. Cả hai chúng ta – vì ngượng ngịu – để rồi sau đó tủm tỉm cười láu.

4 năm sau gặp lại, em đã là trưởng đại diện của một công ty lớn, anh thì đã tự lập cho mình một doanh nghiệp riêng. Anh ở phía Nam còn em lại đang ở miền Tây. Đúng rồi, chúng ta gặp lại nhau và chỉ khẽ hỏi “mọi thứ nhanh thật”, mọi thứ nhanh tới nỗi anh và em vù một cái – mỗi người đã ở phương trời khác nhau.

Ngày 1:

“Hôm nay chị béo thế nào? Có gì vui kể em nghe đi.”, “Ức chế lắm! Không thể chịu nổi! Sao lại có người như thế chứ.”

Ngày 2:

“Haha, chị béo tếu quá!”,“Nếu điều đó làm bé vui.”

Ngày 3:

“Chị ăn cơm chưa?”,“Ăn rồi! Ngủ đi cưng! Nhớ uống nước buổi tối trước khi ngủ nhé!”

Ngày thứ 4, ngày thứ 5, ngày thứ 6

Và anh đã từng nói “nếu chúng ta duy trì một điều gì đó liên tục trong vòng 21 ngày, thì điều đó sẽ trở thành thói quen, và chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ được điều đó.” Em ương bướng mỉm cười để xem ngày 21 em sẽ làm gì! Đúng là tự theo kế hoạch ngày 21 của em là ngày em quyết định sẽ không nói với anh tới một từ, một câu, một điều và một chữ. Em muốn xem liệu đúng qua ngày 21 – lời anh nói có phải là một thói quen không.

Buổi sáng, em dằn vặt – bức tức, thấy rất khó chịu trong lòng. Ngó vào viber của anh! Không thấy trả lời! Nhưng cũng quyết tâm không nhắn. Buổi chiều, em bứt rứt – bực mình – hậm hực trong tim. Ngó vào viber của anh! Không thèm đếm xỉa. Buổi tối, em …..liều mình nhắn “hôm nay thế nào?” Đúng là buộc phải thú nhận đến ngày thứ 21 thì cuộc sống của em đã thay đổi, đã thêm một ngày được anh quan tâm, đã trọn một ngày được anh chăm sóc, đã tận hưởng cái thú vị của cuộc sống hơn nhiều.

Anh hay nói “chị còn bé tí”. Rất vui phải không anh! Rất vui khi em biết mình đã có một kỷ niệm thực sự rất đẹp và trong sáng! Một thứ tình cảm em vẫn đang khao khát và mong chờ! Nhưng cũng không quá quyến luyến và ràng buộc. Một thứ tình cảm ngắn ngủi mà em thấy mình được tôn trọng và được làm chủ!

80 ngày bên anh là 80 ngày em hiểu:

– Khi em làm quản lý, làm lãnh đạo, em cần mềm mại và linh hoạt hơn nữa.

– Khi em là cô gái, phụ nữ em cần yêu thương và dịu dàng nhiều hơn.

– Khi em là con người và đang tồn tại, tình yêu được trao và được cho một cách dịu ngọt ra sao.

80 ngày của quá khứ là 80 ngày em trân trọng, là 80 ngày em thấy mình hạnh phúc tròn đầy, được phá lên cười , được khóc nức nở, được rớt nước mắt, được chia sẻ về cuộc sống và những điều nhẹ nhàng nhất trong 80 ngày đó.

80 ngày – mỗi ngày là “hôm nay có gì vui không?”

 

Minh Trang

Chúng ta đã đòi hỏi ở nhau nhiều như thế từ bao giờ?

Photo: Daramad Rast

 

Cũng chẳng rõ cơ duyên gì, dạo này xuất hiện như một trào lưu rầm rộ các bài viết kiểu như “Muốn hạnh phúc, đừng làm người phụ nữ đảm đang”; “10 ưu điểm khi yêu một chàng trai designer”; “60 điều con trai muốn con gái làm những không bao giờ nói ra” (Ờ nói ko muốn nói mà chỉ viết thôi), và đỉnh cao là “TGĐ Bảo Tín Minh Châu: Đàn ông thông minh không bao giờ yêu phụ nữ thành đạt”.

Về sự cần thiết phải có một tôn giáo chính thống ở Việt Nam

Tôi là người không thuộc phe phái nào, cũng không phải là người truyền giáo, mục đích của tôi không phải làm lợi cho bất cứ thành phần chính trị hay tôn giáo riêng biệt nào, mà là cho tất cả mọi người. Với kiến thức còn hạn hẹp và cách hành văn rông dài có thể gây khó đọc cho nhiều người, nhưng hi vọng sẽ giúp đỡ cho bất kỳ ai khi đọc nó sẽ tìm ra được hướng đi cho chính mình.

Về cơ bản, con người không thể sống thiếu tín ngưỡng mang tính giáo điều, trong những tín ngưỡng mang tính giáo điều, tín ngưỡng đáng khuyến khích hơn cả là niềm tin tôn giáo. Và cũng dễ nhận thấy rằng không có xã hội nào thịnh vượng lên được mà không có cùng chung tín ngưỡng. Lịch sử đã chứng minh, và không như chúng ta vẫn lầm tưởng, ở những thời điểm hưng thịnh của một xã hội nào đó, chính tôn giáo chứ không phải là sự sự phục tùng ngoan ngoãn của người dân đối với một sự cai trị chuyên chế nào đó khiến nó thịnh vượng.

Ăn cứt hay không ăn cứt, đó mới chính là câu hỏi

Photo: DALLE-3
THĐP: Bài viết sử dụng ngôn ngữ trần tục, nếu thấy khó chịu thì đừng xem.

Con khỉ trên đảo cứt

ăn cứt

Em thân yêu, nếu em quen anh, thì chắc em đã đọc không dưới ba lần cái chuyện con khỉ trên đảo cứt (*). Ấy nhưng mà em có thực sự hiểu cái chuyện ấy là chuyện gì không? Có đủ hiểu để ngưng được việc ăn cứt và vãi cứt đi không? Hôm nay, nhân dịp lâu lắm rồi anh không viết cái gì bẩn thỉu, thôi thì anh lại nói với em, về cứt.

Tức là như thế này. Mỗi ngày lên mạng, em đọc gì? Dantri, Vietnamnet hay Phunutoday? Kenh14, HaiVL hay VOZ? (Khoan đã, nếu em không thò đầu vào mấy cái bể phốt kể trên, thì em cũng không nên đọc tiếp bài viết này làm gì. Tắt máy đi chơi đi.) Ừ, những cái bể phốt, em ạ. Ngập ngụa rác rưởi và cứt đái. Rất hiếm khi em có thể tìm được cái gì đọc mà làm em vui, em cười, em reo lên ồ đẹp quá, đáng yêu quá, tuyệt vời quá.

Chả có mấy thứ làm não em giãn ra rồi nhăn lại một cách thích thú hả hê để bật ra cái gì mới mẻ sáng tạo. Lại càng hiếm khi em gặp cái gì làm em thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người, vào cái tương lai vốn dĩ đã rất mù mịt đang lủng lẳng treo trước mũi em.

Những cái ống cống tin tức đó cho em ăn (feeds) bao nhiêu em há mồm ra nuốt bấy nhiêu. Nuốt xong, vì không tiêu được, em lại miệng nôn trôn tháo hết ra, rồi thì người khác phải dọn, ít nhất cũng phải ngửi mùi. Duy trì cái chu trình hàng ngày ấy em không thấy tởm và chán sao?

Như hôm nay em đọc được tin về đám trẻ trâu kia khóc tu tu vì thần tượng. Giá em cứ coi như gặp cục cứt bên đường, em tránh ra cho đỡ thối, thì đã không sao. Đằng này em ngồi phệt xuống em nốc vào bằng hết, xong em mắng, em chửi, em cay đắng chua xót em bảo rằng ối giời cứt ơi là cứt sao mày không biết nhục hả cứt. Lại như hôm qua em vớ được tin rằng nhà kia có chuyện bố chồng dính lẹo với nàng dâu gỡ mãi không ra.

Thế là em vừa cười hahaha vừa đem cứt ấy đi vãi khắp những chỗ em có thể vãi, em thêm mắm thêm muối, thêm tiêu thêm ớt cho li kì rùng rợn. Đến lúc vỡ ra rằng ấy là tin bịa đặt, em lại cũng châu vào chửi này mắng nọ, phân này tích kia, rằng thì là mà cái lọ không phải cái chai. Đến một lúc, anh có cảm giác như xem bầy cún vẫy đuôi ngồi hóng cứt.

Gâu, lão quan kia nói ngu vê lờ. Vê lờ vê lờ. Gâu, con ca sĩ kia tư cách thật là bẩn thỉu. Bẩn thỉu bẩn thỉu. Gâu, đám hôi của kia thật là quốc nhục. Quốc nhục quốc nhục. Ấy xong rồi em và đồng bọn xông vào cắn nhau xem ai đúng ai sai, cứt ai thơm cứt ai thối. Trong khi đó, ống cống biết quá rõ thói xấu của các em, nên hễ cần là lại tuôn ra đúng loại cứt thơm ngon dậy mùi. Gâu gâu gâu ẳng ẳng ẳng. Phẹt phẹt.

Anh từng nói với thằng Cầm Bùi bạn anh, cái thằng admin trang Lá Cải Chấm Ọt ấy, là anh nể nó vô cùng. Nể ở chỗ ngày nào cũng như ngày nấy, gần hai năm nay, hơn tất cả bọn em cộng lại, một mình nó nốc hết toàn bộ cứt đái do cái gọi là nền báo chí Việt Nam thải ra.

ăn cứt

Thế xong rồi tùy cảm hứng tùy tâm trạng tùy thời gian cho phép, nó sẽ cắm vào bãi này một cái biển RẤT THỐI, lại cắm vào đống nọ một cái biển THỐI VỪA VỪA, xong thỉnh thoảng hứng lên lại cắm vào một chỗ nào đó cái biển KHÔNG THỐI LẮM MÀ LẠI CÒN HƠI THƠM. Của đáng tội nó được cái thông minh, nó lắm kiểu lắt léo chơi chữ, nên các em thích ngồi hóng xem nó cắm biển chỗ nào để chạy lại cười hê hê hê. Xong like. Xong comment. Xong tung lên Facebook. Mà không biết là mình đang đem cứt đi vung vãi khắp nơi.

Nếu Sếch-pia có đội mồ sống dậy hỏi em rằng TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI, hẳn em và đồng bọn sẽ cười cho đến khi ổng tự đào lỗ chôn mình lần nữa. Vì lịch sử nhiều nghìn năm của dân tộc em đã chứng minh, dù mang thân nô lệ kiểu này hay kiểu khác, chưa bao giờ đồng bào em yếu ớt hoang mang đến mức chọn việc KHÔNG TỒN TẠI.

Không, tồn tại là tất yếu. Thà chết chứ không chịu hy sinh. Hỏi tồn tại hay không tồn tại là hỏi ngu, hỏi vớ vẩn. Cho nên hôm nay, nhân ngày đẹp giời ta ngồi uống trà ngắm trăng bàn chuyện cứt đái, anh đề nghị với em một câu hỏi khác, gần gũi hơn, thiết thân hơn.

ĂN CỨT HAY KHÔNG ĂN CỨT, ấy chính là câu hỏi

Nếu em quên, thì hôm nay anh muốn nhắc em nhớ rằng, cái em đang có trong tay là một thứ tên là In-tơ-nét. Thứ này kì diệu lắm. Thượng vàng hạ cám, cao lương mỹ vị, rác rưởi cứt đái không thiếu một cái gì. Và ăn gì, ăn như thế nào, là quyền của em, là lựa chọn của em. Thời gian của em có hạn. Não bộ của em có chừng. Hãy chọn ăn cái gì ngon cái gì bổ. Hãy chia sẻ cái gì đẹp cái gì hay.

Mà nếu nhỡ có ăn phải cứt, thì cũng đừng vì thế mà phát rồ phát dại, mắng chửi nhau chì chiết nhau. Lại càng đừng nên đem cứt đái đi vãi khắp nơi chỉ để chứng minh rằng ồ cái nơi đây thật là thối nát. Hãy dọn dẹp. Hãy trồng hoa. Chúng ta phận bạc, nhỡ sinh ra làm thân con khỉ trên đảo cứt, thì cố gắng, cố gắng làm sao để cái chu trình vô tận kia đừng kéo dài ra thêm nữa. Em nhé.

ăn cứt

___________________

(*) “Ở nơi kia, xa, xa lắm, có một hòn đảo cứt. Một hòn đảo không tên. Một hòn đảo không đáng được đặt tên. Một hòn đảo cứt, hình thù như cứt. Trên hòn đảo cứt đó mọc những cây dừa hình thù cũng cứt. Những cây dừa đó cho những quả dừa có mùi cứt.

Có lũ khỉ như cứt sống trên những cây dừa đó, chúng thích ăn những quả dừa có mùi cứt đó, ăn xong chúng ị ra thứ cứt kinh tởm nhất trên đời. Cứt đó rơi xuống đất, lâu ngày thành cả ụ cứt, làm những cây dừa cứt mọc trên đó đã cứt lại càng cứt. Đó là một chu trình vô tận.” – Haruki Murakami, Biên niên ký chim vặn dây cót

Bút Chì

💎 Chúng ta đang nuôi một con quái vật trong tâm trí thông qua Internet

 

Tình yêu LỚN, tình yêu nhỏ và truyền thuyết về “tình yêu đích thực”

 

Trích: Truyền thuyết về tình yêu đích thực chính xác chi là một truyền thuyết mà thôi. Tớ có phải tiếp tục tìm kiểm Nửa Kia Đích Thực? Chắc chắn là không rồi. Tất cả bạn bè của mình đều có thể nên vợ nên chồng của nhau, miễn là mình muốn và rồi nỗ lực.

Cảnh báo:

“Ý kiến cũng giống như bàn tọa, ai cũng có một cái.”

(Clint Eastwood)