28 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 27

Tự học (phần 2): Học chủ động thay vì học thụ động

0

Tôi đang ngồi trong giảng đường. Một tay chống cằm, tay còn lại bấm bút bi lách tách. Mắt lơ mơ hướng ra ngoài khung cửa sổ và tâm trí đặt vào những đám mây lững lờ trôi trên bầu trời xanh thẳm. Ánh nắng vàng hiu hắt xuyên qua những tán cây, soi bóng vài chú chim đang ríu rít chuyền cành.

Giảng viên đang say sưa nói về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Trời thì đẹp, còn tiết học thì chán ngấy. Đây chắc phải là lần thứ 20 tôi mất tập trung trong giờ. Tôi đã cố gắng tập trung nghe giảng trong 15 phút đầu tiên để rồi nhận ra rằng môn này chán vãi cả linh hồn và những kiến thức này chẳng có ích gì cho tôi cả và tôi cá là mình sẽ quên môn học này trong vòng 5 phút sau khi thi xong mà thôi.

Điều ấy làm tôi càng chán hơn vì hơn 2 tiếng nữa buổi học chết tiệt này mới kết thúc. Sự chán nản này dẫn đến việc tôi tự đặt ra một câu hỏi ít nhiều mang tính triết học cho bản thân rằng: “Tại sao mình lại đi học cái môn triết chán òm này nhỉ? Tại sao trước giờ mình vẫn đến học những môn chán ngấy ở trường dù mình không cần nhỉ?” Thế là tôi, một tay chống cằm, tay còn lại bấm bút bi lách tách, mắt nhìn ra ngoài cửa sổ và cố gắng tự trả lời câu hỏi đang lởn vởn trong đầu mình.

Bỗng giảng viên đập bàn rầm một cái, chỉ tay về phía tôi và quát to: “Anh kia tập trung lên đây! Kiến thức ở trên bảng chứ có ở ngoài cửa sổ đâu mà nhìn ra đấy.” Tôi giật bắn người và răm rắp làm theo lời thầy tôi nói mà không chút suy nghĩ. Nếu bạn là một thằng sinh viên năm nhất đang phải đối mặt với một ông giáo hói đầu giận dữ, thì bạn không có quá nhiều sự lựa chọn. Tôi nhìn lên bảng, thôi bấm bút bi và chăm chú chép lại những gì thầy giảng, dù tôi vẫn thấy kiến thức này không cần thiết. “Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ…. anh kia quay lên đây… biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau,…blah…blah.” 

Chẳng biết có phải nhờ cái đập bàn của thầy hay không tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình. Lý do mà tôi đến trường để học môn triết này, và lý do tôi đến trường để học tất cả các môn học khác đơn giản là vì tôi luôn có thói quen phụ thuộc vào giáo dục truyền thống. Từ trước đến nay, tôi vẫn tin rằng nhà trường sẽ trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết, và những kiến thức được dạy trong trường đều sẽ cần thiết cho tôi. Vậy nên việc học của tôi trước giờ chỉ đơn giản là a) tôi đến trường và b) tôi học tất cả những thứ mà nhà trường dạy bất kể nó có cần thiết hay không.

Tôi không bao giờ đặt câu hỏi về việc “tôi cần học những gì?” hay “liệu kiến thức trong trường có cần thiết cho tôi hay không?” Tôi chỉ đơn giản là cứ thế đến trường và học mà thôi. Tôi để trường học quyết định việc học của mình, thay vì tự mình quyết định lấy. Tôi mắc một căn bệnh mà tôi gọi là: học thụ động.

Căn bệnh học thụ động

Ơn giời, không chỉ có mình tôi. Đa phần những người đến trường mà tôi biết cũng đều mắc một căn bệnh mang tên: học thụ động.

Chúng ta không bao giờ tự hỏi mình cần học những gì và nên học những gì. Ta chỉ cứ thế đến trường và để giáo viên nhồi vào đầu mình những thứ mà nền giáo dục đã quy định. Trong trường hợp của tôi, tôi đến học chủ nghĩa Marx – Lenin (dù tôi không cần đến) vì đó là kiến thức mà nhà trường dạy, thế thôi.

Ta cũng hiếm khi tìm tòi học thêm những kiến thức khác bên ngoài trường học. Ta chỉ học khi trường học dạy và thường ngừng lại việc học khi mà trường học không dạy nữa. Học sinh chỉ học trong năm và sẽ ngồi đánh điện tử trong toàn bộ thời gian nghỉ hè. Các sinh viên sẽ chỉ học khi giảng viên giảng bài chứ chả mấy khi đọc giáo trình trước ở nhà. Hầu hết người trưởng thành chẳng thu nhận thêm bất cứ kiến thức nào sau khi đã “thoát” khỏi trường đại học. Một số người vẫn tiếp tục học sau đại học nhưng thực tế họ chỉ đang chuyển từ kiểu học thụ động này sang kiểu học thụ động khác. Ví dụ như chuyển từ học thụ động từ đại học sang học thụ động ở lớp thạc sĩ, rồi chuyển từ thạc sĩ sang tiến sĩ,…. Khi họ đạt đến học vị đủ cao, họ cũng sẽ ngừng việc học dù cho họ còn thiếu rất nhiều những kỹ năng cần thiết. Trong khi thực tế là tất cả mọi người vẫn luôn thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng sống quan trọng.

Việc học của ta phụ thuộc vào nhà trường như thiêu thân phụ thuộc vào nguồn sáng. Ta lao vào bất kể nguồn sáng ấy là bóng đèn hay ngọn lửa nóng rực, và chẳng làm gì khi nguồn sáng đã tắt. Hay như cách ví von của xã hội thì thầy cô chúng ta là những người lái đò, và ta luôn ngồi lên con đò của họ mà chẳng suy nghĩ gì. Ta cứ thế ngồi lên đò thôi mặc kệ nó đến đâu thì đến. Để rồi sau khi xong đại học ta mới nhận ra: trước giờ mình toàn đi nhầm.

Tại sao chúng ta học thụ động?

Căn bệnh này xuất phát từ 2 nguyên nhân: cảm giác bị ép buộc phải học và tâm lý ỷ nại vào giáo dục truyền thống. Đa số học sinh đi học vì đó là mong muốn (đôi khi là cưỡng ép) của phụ huynh và xã hội. Chúng ta đến trường vì người khác muốn như vậy chứ không phải vì ta muốn như vậy. Điều này dẫn đến ta có cảm giác mình bị ép buộc phải đi học. Vậy nên ta chỉ học những thứ nhà trường dạy một cách miễn cưỡng vì điểm số để đáp ứng mong muốn của phụ huynh. Khi nhà trường ngừng dạy (nghỉ hè, tốt nghiệp,..) ta cũng ngừng học vì không còn ai ép buộc ta học nữa.

Một số ít khác tiến bộ hơn và học tập một cách tự nguyện (uhm, chính là mấy đứa đứng nhất trong lớp bạn đấy). Tuy nhiên những người này lại thường tin tưởng hoàn toàn vào giáo dục truyền thống. Họ tin rằng trường học sẽ cung cấp đủ cho họ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp của họ. Tâm lý này dẫn đến cùng một kết quả. Những người chăm chỉ sẽ học tất cả những thứ nhà trường giảng dạy bất kể sự cần thiết của nó và cũng sẽ ngừng học khi trường học thôi giảng dạy, vì họ cho rằng đã có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết rồi.

Nhưng như tôi đã nói ở phần trước, nền giáo dục có rất nhiều vấn đề. Những thứ nó trang bị thì ta không cần và những thứ ta cần thì nó không trang bị. Việc phụ thuộc vào giáo dục truyền thống như vậy dẫn đến hai hậu quả là:

a) Ta không có đủ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống vì nhà trường không giảng dạy những thứ ấy. Ta cũng lãng phí rất nhiều thời gian để học những thứ vô ích mà sẽ bị lãng quên trong vòng 5 phút sau khi thi xong. Những người phụ thuộc vào giáo dục truyền thống có thể tính nhẩm được tích phân 3 số, nhưng lại mù tịt về cách giao tiếp hàng ngày.

b) Vì cứ phải học nhiều những thứ vô ích trong trường học, ta có cảm giác mình bị ép buộc phải học. Sự ép buộc này nuôi dưỡng dần sự chán nản trong ta với việc học và biến việc học trở thành cực hình. Cuối cùng thì ta ngồi bấm điện thoại trong suốt tiết học, trốn ra ngoài khi giáo viên không để ý và bật cười to thành tiếng khi thấy khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”

Việc phụ thuộc hoàn toàn vào giáo dục truyền thống như vậy là cách học thụ động và rõ ràng là nó mang lại nhiều rắc rối. Vậy sẽ thế nào nếu ta chủ động lựa chọn thứ mà mình sẽ học? Tại sao ta không là người quyết định mình sẽ học gì và học như thế nào, thay vì phó mặc hết tất cả việc học cho giáo dục truyền thống? Sẽ thế nào nếu ta chủ động lèo lái con thuyền của mình thay vì để giáo viên đưa đi? Sẽ thế nào nếu ta học chủ động, thay vì học thụ động?

Liều thuốc học chủ động

Quan điểm của tôi trong việc học tập và rèn luyện bản thân là học chủ động: Ta nên chủ động quyết định việc học của bản thân thay vì để nhà trường quyết định việc học của mình. Ta nên chủ động học những thứ mình cần, thay vì học những thứ nhà trường dạy. Ta nên học theo cách mình muốn, thay vì cứ phải đến trường.

́Không, tôi không bảo bạn nộp đơn thôi học lên phòng đào tạo đâu nhé. Thật dại dột khi làm thế trong xã hội trọng bằng cấp này. Không phải mọi thứ trong trường học đều vô ích và bạn vẫn nên theo học tại một cơ sở giáo dục truyền thống. Nhưng đừng tốn thời gian cho những thứ vô ích được giảng dạy trong đó và dành nguồn lực đó cho những thứ bạn cần đến. Nhưng nếu bạn cần biết kỹ năng giao tiếp, bạn nên dành thời gian đọc Đắc nhân tâm thay vì phí thời gian đi học chủ nghĩa Marx – Lenin. Nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh hơn là xác suất thống kê, bạn nên bỏ qua môn xác suất để luyện phát âm. Nếu bạn có đam mê với khiêu vũ và chán ngấy với toán cao cấp, hãy bùng tiết toán cao cấp và đi tập nhảy.

Việc học tập chủ động mang lại nhiều lợi ích từ việc xóa bỏ cả 2 hậu quả của việc phụ thuộc vào giáo dục truyền thống.

Thứ nhất, học chủ động sẽ giúp bạn có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Vì bạn là người quyết định việc học của mình, bạn sẽ chỉ học những thứ mà mình cần. Điều này giúp bạn được mài giũa đúng những kỹ năng cần thiết thay vì phí thời gian cho những thứ vô ích trong trường học. Nếu bạn cần có kỹ năng giao tiếp thay vì xác suất thống kê, bạn sẽ dành thời gian mài giũa khả năng ăn nói chứ chả dại gì ngồi làm bài tập về tổ hợp với chỉnh hợp cho nhức đầu.

Thứ hai, học chủ động xây dựng niềm yêu thích của bạn với việc học. Vì bạn là người chủ động lựa chọn việc học của mình, bạn sẽ học những điều mình thích và sẽ học tập một cách tự nguyện. Điều này giải phóng bạn khỏi tâm lý nặng nề của việc bị ép buộc phải học bấy lâu nay. Và cứ như thể có một thứ bột tiên nào đó được rắc lên bạn, bạn sẽ thấy hứng thú với việc học và chủ động tìm tòi kiến thức mà không cần ai phải nhắc nhở. Giờ thì việc học của bạn trở nên vui vẻ thay vì là một cực hình như trước. Một khi tôi đã chọn tham gia một lớp học nhảy vì đó là sở thích của tôi, tôi sẽ mong chờ buổi học thay vì trốn đi học như tránh hủi.

Chủ động học là yếu tố quan trọng nhất trong việc học. Đó là liều thuốc xổ để giải quyết sự khó chịu với việc học nhức nhối trong lòng bạn và là liều thuốc bổ để trau dồi những kỹ năng cần thiết cho bản thân bạn. Bạn cần là người tự quyết định mình sẽ học gì và học điều ấy như thế nào. Nhưng bạn nên chủ động học như thế nào đây? Chà, mừng vì bạn đã hỏi.

Theo đuổi kiến thức hay theo đuổi bằng cấp?

Này Huy, vụ tự quyết định việc học của mình nghe cũng hay đấy. Nhưng thế có nghĩa là tôi phải bỏ qua giáo dục truyền thống à? Có rất nhiều thứ vô ích trong trường học, và nếu tôi bỏ qua chúng thì tôi sẽ phải nhận thêm vài con D à? Nhỡ tôi được điểm kém và ra trường mà không có tấm bằng giỏi thì sao?

Mừng vì bạn đã hỏi.

Một trong những hậu quả tai hại nhất của căn bệnh học thụ động, là chúng ta sẽ học vì bằng cấp thay vì học vì kiến thức. Mục tiêu của các sinh viên khi bước chân vào đại học thường là có một tấm bằng giỏi, hơn là có năng lực giỏi. Cha mẹ mong con lấy bằng thạc sĩ, thay vì mong con có đủ kiến thức của một thạc sĩ. Các trường học tập trung đào tạo ra những tấm bằng đẹp hơn là đào tạo sinh viên ra trường với đủ tri thức cần thiết. Điều này dần dẫn đến một xã hội trọng bằng cấp và những người học “hữu danh vô thực”. Đa phần các sinh viên tốt nghiệp chỉ có tấm bằng, và đó là lý do vì sao người ta cứ nói mãi về câu chuyện hàng trăm ngàn cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Có mỗi cái bằng thôi thì làm được cái gì mà đòi người ta tuyển dụng?

Nếu bạn thấy sợ hãi với viễn cảnh được điểm kém trong trường, có lẽ là do bạn sợ mình sẽ thua thiệt trong thị trường lao động. Nhưng bạn biết đấy, thứ thực sự giúp chúng ta xây dựng sự nghiệp là kiến thức và kỹ năng của ta, chứ không phải bằng cấp của ta. Bằng cấp chỉ là những tờ giấy. Chúng thực ra không hơn gì một chiếc “card visit” để bạn đến gõ cửa doanh nghiệp. Sau khi trình diện trước nhà tuyển dụng, bằng cấp coi như vô giá trị. Thứ giúp bạn trụ lại là tri thức của bạn, chứ không phải bằng cấp của bạn. Các doanh nghiệp cần một người có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh tốt chứ không cần một tờ giấy có ghi 7.0 IELTS. Họ sẽ cần một chàng trai có kỹ năng tin học tốt thay vì một tấm bằng giỏi có đóng dấu đỏ của đại học Bách Khoa.

Nếu như bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, bạn sẽ tự khắc có thể tìm cho mình một công việc mơ ước bất kể bằng cấp của bạn là gì. Bằng việc chủ động học để theo đuổi kiến thức, bạn sẽ có thể vượt lên trước so với đám đông chỉ có tấm card visit. Đó là cách mà những người tự học giỏi nhất đã làm. Benjamin Franklin¹ không được đến trường, nhưng nhờ tính ham học và thích đọc sách mà ông trở thành một trong những người uyên bác nhất thế giới. Việc theo đuổi kiến thức đã giúp Michael Faraday², một người nghèo khó và thất học có thể trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất. Và còn cả ví dụ huyền thoại, Bill Gates, ông có thể thành công trong sự nghiệp là vì ông có rất nhiều kiến thức cốt lõi trong khi ông còn không có bằng đại học. Đến khi Bill nhận bằng đại học, ông đã có nhiều kiến thức và tiền đến mức tấm bằng ấy chẳng còn ý nghĩa gì nữa rồi.

Vậy nên học chủ động không phải là bỏ học như Bill Gates, cũng không phải là để điểm số tụt dốc không phanh. Đó chỉ là việc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của bạn, tập trung trau dồi kiến thức thay vì cố gắng có thêm điểm số. Nếu như bạn có đầy đủ kiến thức, bạn sẽ tự khắc có bằng cấp đủ để đến gõ cửa doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ có bằng cấp, thì bạn sẽ dừng lại sau khi gõ cửa xong.

Bài viết liên quan

Tự học (phần 1): Không trông chờ được gì nhiều từ trường học

Tự học (phần 3): Thành nhân tính trước, thành công tính sau

Bạn có thể ghé thăm blog của tôi tại: fb.com/cahoileothac

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

Ảnh: Dmitry Ratushny on Unsplash

___________________________

CHÚ THÍCH

¹ Benjamin Franklin (1706 – 1790): là một thành viên trong nhóm lập quốc của Hoa Kỳ. Ông này là bố của giỏi và là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. Ảnh của ông được in trên tờ 100 USD của Mỹ.

² Michael Faraday (1791 – 1867): Nhà vật lý học nổi tiếng người Anh. Ảnh của ông được Einstein treo trong phòng làm việc của mình. Nếu bạn thấy lạ hoắc khi nghe đến tên ông, bạn nên quay lại trường phổ thông và xin lỗi thầy giáo vật lý của mình.


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Thượng Đế là tất cả – Dòng chảy cuộc đời

(Trích) Tôi không có vấn đề gì với sự giàu có bởi sự giàu có nó không sai, nó thể hiện ra sự trù phú, và người giàu thật sự về vật chất và tâm hồn thì họ rộng lượng cởi mở và không keo kiệt, đó cũng là biểu hiện cho bản chất của Thượng Đế là sự đủ đầy.

• • •

Cuộc đời” ý tôi nói ở đây là bao gồm cả ý niệm, hành vi, thân xác của tôi khi viết từ cuộc đời.

Cuộc đời là một dãy mây chuyển động không bao giờ ngưng, không bao giờ ngừng, một vòng xoay bất tận giữa tĩnh và động, lên và xuống, thấp và cao, rộng và hẹp. Mọi thứ phụ thuộc vào nhau, hoà quyện lại với nhau.

Một người có đủ đầy mọi thứ danh vọng, quyền lực, địa vị, tiền bạc, tự hỏi cơ thể mình mỗi ngày một già đi và không tồn tại nữa. Những tài sản và thành tựu này đi về đâu? Con cháu mình, cũng không nằm ngoài qui luật này. Họ bắt đầu hỏi họ hiện thân trên thế gian này với mục đích gì?

Một người trẻ tuổi bị ung thư nằm một chỗ trên giường bệnh dài đằng đẵng những ngày xạ trị hoá chất độc hại để tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời cũng tiêu diệt cả những tế bào khoẻ mạnh trong cơ thể, thuốc độc mà, nó vừa trị vừa diệt. Họ chỉ mong được bước xuống đường đi dạo dọc con đường đầy nắng với những hàng cây xanh mát. Chứ cũng không mong điều gì cao xa như là đi đá bóng một trận đã đời hay vùng vẫy bơi lội dưới dòng nước mát. Những hoạt động rất đỗi bình thường của những anh thanh niên khoẻ mạnh.

Sự thật thì thế giới mà chúng ta đang sống trải nghiệm và tồn tại, là một thực tại khổng lồ hoà quyện vào nhau, như ong thì chắc chắn sẽ đi kiếm mật hoa vậy. Mọi thứ đều cùng chuyển động một cách đầy tinh tế.

Thượng Đế đang chứng kiến và trải nghiệm tất cả những điều này

Cái gì đang chứng kiến và trải nghiệm tất cả những điều này.

Vũ Trụ, Chân Ngã, hay Thượng Đế.

Có điều tôi biết khi tâm trí chúng ta thật sự yên lặng, tôi, bạn và vạn vật là một.

Tình yêu vô điều kiện là vậy.

Tình yêu thông qua não, qua trí thì có điều kiện.

Tình yêu thông qua sự tĩnh lặng thì vượt ngoài không gian, thời gian, hoàn cảnh và điều kiện.

Sự nói sự viết vẽ hay hát cũng không thể diễn tả được cái bao trùm toàn thể.

Cái làm nên sự tồn tại của tất cả những gì đang diễn ra ở khoảnh khắc bây giờ.

Nhường lại sự tĩnh lặng cho toàn thể.

Cái xác hữu hạn có thể ngâm thơ, có thể hát, có thể nhảy, có thể viết. Nhưng đừng để cái trí vẽ lên những bi kịch.

Thượng Đế chia cho mỗi con người một quân bài số phận. Có người có quân Át, có người chỉ có quân 3, v.v.. nếu là một ván bài thì không đánh ta vẫn thắng. Vì ta hoàn toàn có thể chơi hay không chơi mà không bị quấn vào ván bài đó.

Hãy chỉ đơn giản tĩnh lặng và quan sát.

Năng lượng sống thuần khiết sẽ dẫn dắt chúng ta. Sự tự do bắt nguồn từ việc không còn mong cầu điều gì, và hài lòng với tất cả những gì ta đang có.

Tôi nghĩ khi viết những dòng ở trên những người duy vật sẽ cho rằng thật ngớ ngẩn và không thực tế, tại sao không phấn đấu để mọi thứ trong hoàn cảnh sống của mình cao sang và tuyệt vời hơn. Tôi không có vấn đề gì với sự giàu có bởi sự giàu có nó không sai, nó thể hiện ra sự trù phú, và người giàu thật sự về vật chất và tâm hồn thì họ rộng lượng cởi mở và không keo kiệt, đó cũng là biểu hiện cho bản chất của Thượng Đế là sự đủ đầy. Điều quan trọng chúng ta cần hiểu cho dù có ở hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng không phải là thân xác hay suy nghĩ này. Hiểu được điều đó, chúng ta vẫn có những mục đích hữu hạn như trở thành ca sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia, nhà văn, bác sĩ. Nhưng sâu bên dưới mục đích tối thượng mà tất cả mỗi cá nhân cần nhận ra, nhất là những người đang bị kiềm toả bởi tâm trí, những người đang lạc lối bởi ma túy, bởi rượu bia, bởi một thói nghiện nào đó, nhận ra rằng họ không phải là tập hợp những gì đã xảy ra ở quá khứ, hay những gì đang chờ đợi họ ở tương lai, hay những đau đớn bệnh tật, đói khát và nghèo khổ của những hoàn cảnh khó khăn. Sức mạnh nằm ở hiện tại, sức sống duy trì vạn vật nằm sâu bên trong thân xác mỗi con người chúng ta, và những ai có duyên nhận ra điều này, chúng ta có sức mạnh trong lựa chọn hành vi, thay vì bị những suy nghĩ tiêu cực lèo lái đời mình.

“Sự an lạc bạn muốn đã có sẵn bên trong, nhưng bạn không thể cảm nhận được điều đó vì tâm trí đang quá ồn ào.” — Eckhart Tolle

Hãy tận hưởng cuộc sống nhiều màu sắc và bất tận này, bao gồm cả những cảm giác và suy nghĩ trong thân xác bạn, và đừng bám chấp vào những cảm nhận đó, chúng không phải là Bản Chất thật của bạn.

Khi xoá tan được mọi diễn bày của tâm trí, và những khái niệm chết cứng trong đầu. Chúng ta sẽ hiểu câu nói “Tất cả là ta, ta là tất Cả.”

Gửi các bạn một đoạn trích trong sách “Minh triết trong đời sống” tôi đang đọc, tôi hoàn toàn có thể dùng hiểu biết của tôi để nói lên những điều này nhưng có lẽ sẽ không ngắn gọn súc tích và rõ ràng như cô Darshani Deane:

Tôi băn khoăn tại sao lại có quá nhiều tôn giáo, quá nhiều con đường tâm linh khác nhau? Tại sao chân lý không đơn thuần mà lại phân chia làm nhiều giáo lý như vậy?

Có nhiều cách giải thích một quan niệm, tùy theo ngôn ngữ, phong tục tập quán và kinh nghiệm cá nhân. Chân lý tự “nó có tính chất không hai (bất nhị) nhưng chính con người đã phân biệt, giải thích nó khác nhau nên mới sinh ra nhiều tôn giáo, nhiều con đường tâm linh.

Như vậy chỉ có một hay nhiều Thượng Đế, và hình ảnh của Ngài ra sao?

Có lẽ cô đã nghe nói con người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng con người đã tưởng tượng ra một Thượng Đế qua hình ảnh của chính họ. Vì con người thường có nhiều quan niệm khác nhau nên ý nghĩ về Thượng Đế hay Chân lý cũng vì thế mà khác biệt. Dĩ nhiên mọi danh từ, quan niệm đều giới hạn vì con người không thể giải thích được những gì cao cả, vô biên được.

Như vậy phải chăng con người không thể thấy được cái chân lý tuyệt đối hay sao?

Phần lớn con người đều sống trong một tâm thức bị giới hạn bởi lý trí nên không thể trải nghiệm được những gì không giới hạn. Chúng ta chỉ có thể có khái niệm về điều đó mà thôi. Lý trí là khả năng cao nhất mà con người được biết, do đó con người đã sử dụng nó để suy nghĩ về Thượng Đế cũng như chúng ta suy nghĩ về một quả táo vậy. Dĩ nhiên suy nghĩ về một quả táo thì dễ vì chúng ta có thể sờ mó được, nhìn thấy được, ngửi được; nhưng suy nghĩ về một cái gì vô hình, vô biên thì cần phải vận dụng đến khả năng tưởng tượng nhiều hơn. Dù sao chăng nữa, cái hữu hạn không thể kinh nghiệm được cái vô hạn.

Có cách nào hay con đường nào giúp con người thấy được cái chân lý tuyệt đối đó không?

Con đường không phải là vấn đề, mà tiến trình trên con đường đó mới là điều quan trọng. Những người tìm đạo có thể đi theo những con đường khác nhau, nhưng khi đã vượt ra khỏi sự giới hạn của lý trí, đã đạt đến một mức nào đó trên lộ trình tiến hóa tâm linh thì họ sẽ ý thức được chân lý. Dĩ nhiên cách diễn tả của họ thay đổi tùy theo tập quán, văn hóa, xã hội, quan niệm cá nhân, danh xưng, ngôn ngữ, nhưng cái kinh nghiệm cao tột thì luôn luôn giống nhau.

Chân lý cũng như ánh sáng mặt trời, soi sáng cho tất cả mọi người không hề phân biệt. Bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm được chân lý nếu họ biết vượt ra khỏi giới hạn của tâm thức bình thường. Một khi họ đã chuyển tâm thức được thì mọi sự đều thay đổi ngay. Khi mây mù đã tan thì ánh sáng mặt trời sáng tỏ, khi đã xé bỏ được màn vô minh thì chân lý tự nhiên biểu hiện.

Tất cả là Thượng Đế.

Hãy tiếp tục đi trên hành trình của mình và đón nhận tất cả các bạn nhé.

Tác giả: Tú Nguyễn
Biên tập: THĐP

(Bài viết được Tú Nguyễn chia sẻ trong THĐP Club.)

Photo by Daniel J. Schwarz on Unsplash

Xem thêm

💎 Cầu nguyện Thượng Đế

Bẫy tâm linh thường gặp – Sự trốn tránh trách nhiệm cuộc sống

1

Bất cứ hành trình nào cũng có những khó khăn, ngay cả hành trình rèn luyện tâm linh. Mới nghe đến tu tập tâm linh thì có lẽ ai cũng nghĩ đó là một gì đó cao siêu. Nhưng sự thật là, rất dễ để mắc phải những điều sai lầm và đi chệch khỏi con đường đến Sự thật nếu bạn không ý thức và cẩn thận. Có rất nhiều cái bẫy giăng ở đó, những cái bẫy đội lốt tâm linh, nhưng bản chất chỉ là những yếu đuối và ảo tưởng của con người, đôi khi nó là một chỗ ẩn nấp tinh vi của BẢN NGÃ – thứ mà những người rèn luyện tâm linh đang cố gắng làm chủ nó, thay vì bị nó thao túng.

Một cái bẫy tâm linh phổ biến mà gần đây tôi quan sát được chính là thói trốn tránh và thoái thác khỏi những trách nhiệm của đời sống. Người mắc phải bẫy này thường dùng những tư tưởng tâm linh, Đạo lý để ngụy biện cho sự sợ khó khăn, lười lao động cũng như mong muốn dễ chịu của mình. Những ngụy biện này theo kiểu “tiền không phải là tất cả nên tôi không cần kiếm tiền”, hoặc “tôi tâm linh nên tôi không cần phải phát triển bản thân”, hoặc là “tôi không làm vì tiền, tôi chỉ làm vì đam mê nên tôi không cần làm những công việc chân tay khó nhọc để kiếm sống.”

Ngay cả bản thân tôi cũng mắc phải những kiểu ngụy biện tâm linh kiểu này. Giống như khi còn trẻ, tôi nhận thức được rằng tiền không thể khiến tâm hồn hạnh phúc, nên tôi đâm ra khinh rẻ đồng tiền và phán xét những người lao đầu vào kiếm tiền. Hay khi tôi phải đối mặt với những thứ tôi không thích làm, nhưng cần thiết, tôi chống cự nó và chỉ chăm chăm vào những công việc tôi thích và cảm thấy dễ chịu. Tất cả những kiểu nhận thức này đều thiên lệch và một chiều, trong khi cuộc sống thực tế thì nhiều khía cạnh hơn vậy.

Mỗi chúng ta đều là một thành phần của xã hội, hoặc ở cấp độ nhỏ hơn, một thành phần của gia đình. Khi nào ta còn sống trong đó, khi đó ta vẫn có những trách nhiệm thế tục cần hoàn thành. Chúng ta vẫn phải đi làm kiếm tiền, làm những công việc chúng ta không thích để có thể nuôi sống chính mình và bản thân, đảm nhiệm những công việc khó chịu miễn nó là công việc cần thiết phải làm.

Chúng ta nói rằng chúng ta “tâm linh”, chúng ta thoái thác những việc đó, dẫn tới chúng ta là gánh nặng của xã hội và làm những người xung quanh khổ cực. Rốt cuộc, chúng ta nghĩ mình là tâm linh những lại đi ngược lại tâm linh. Vì mục đích cốt tủy của tâm linh chính là hướng người ta đến sự giác ngộ, thoát khỏi khổ đau của chính mình và giúp đỡ những người xung quanh giảm thiểu khổ đau của chính họ.

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa việc từ bỏ những tham vọng, ham muốn với chuyện từ bỏ những trách nhiệm. Thật sự từ bỏ trách nhiệm không giúp chúng ta từ bỏ được những ham muốn. Đôi khi từ bỏ hành động lại chính là đang củng cố cái bản ngã ham muốn sự dễ chịu của chúng ta. Nơi thật sự mà chúng ta cần từ bỏ là từ trong tâm, như việc chúng ta làm tất cả mọi thứ nhưng chúng ta không dính mắc vào điều gì, chúng ta làm vì sự yêu thương đối với chính mình và mọi người khác chứ không phải vì thành quả của nó. Đôi khi chúng ta khổ cực và khó chịu, nhưng nếu điều đó là có ích và cần thiết thì chúng ta vẫn phải làm nó. Khi chúng ta đã từ bỏ được tất cả những tham cầu ích kỷ bên trong mình, thì dù có làm bất cứ điều gì, có dính dáng tới tiền hay lợi ích hay không, thâm tâm chúng ta cũng sẽ bình an và thanh thản.

“Từ bỏ luôn nằm ở tâm trí, chứ không phải đi vào rừng sâu hay nơi hẻo lánh hay thoái thác những trách nhiệm của mình. Điều chính yếu là tâm trí không hướng ra ngoài mà hướng vào trong.” — Ramana Maharshi

Việc thực hành tâm linh là cần thiết, khi chúng ta tìm về cội nguồn bản chất của chính mình. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, chúng ta vẫn đang mang thân xác của một con người, chịu những luật tác động của tự nhiên. Chúng ta vẫn phải ăn, tắm, ngủ, làm việc sinh hoạt như một người bình thường. Chừng nào ta còn trong một “cuộc chơi”, buộc chúng ta phải tuân theo luật, trừ khi chúng ta có khả năng vượt lên trên những quy luật đó. Trong cuốn sách triết học kinh điển Kỳ thư Kybalion có lời khuyên cho những người tu tập tâm linh rằng:

“Hãy luôn đặt tâm trí của bạn vào ngôi Sao, nhưng để cho đôi mắt trông chừng bước chân sao cho không bị ngã vì cớ đăm đăm nhìn lên trên” – Kỳ thư Kybalion.

Đặt tâm trí vào ngôi Sao chính là hướng đến những mục tiêu tâm linh cao cả, nhưng ta phải luôn trông chừng bước chân vì ta sẽ bị ngã nếu ta quên đi ta vẫn mang lấy thân xác của một con người, đang chịu sự chi phối của quy luật của Tự nhiên. Bản chất của chúng ta là vô ngã và tuyệt đối, nhưng khi bước vào trò chơi cuộc đời, chúng ta có những vai diễn riêng. Đó là vẻ đẹp của cái hình tướng, vẻ đẹp của nhị nguyên, vẻ đẹp của khía cạnh âm tính luôn biến đổi chuyển động của Thượng đế. Có một giai thoại thú vị giữa hai vị thầy tâm linh Alan Watts và Ram Dass như sau:

[Về chuyện tu tập tâm linh của mình, Alan Watts thường nói với tôi “Ram Dass, Thượng Đế nằm trong những hình tướng này. Thượng Đế không phải chỉ là vô hình tướng. Cậu đã quá nghiện sự vô hình tướng.”
*Tôi đã phải học cách coi trọng kiếp đầu thai của mình. Tôi phải coi trọng việc làm một người đàn ông, một người Do Thái, một người Mỹ, một thành viên của thế giới, một thành viên của cộng đồng sinh thái, tất cả. Tôi phải biết được cách làm điều đó – làm sao để hòa hợp được với gia đình mình, làm sao để coi trọng bố tôi. Tất cả những điều này là một phần của nó. Đó là cách tôi đến với Thượng Đế, nhìn nhận sự khác biệt của mình. Nó là một cú xoay chuyển thú vị. Điều đó mang những người tâm linh trở lại vào thế gian.] — Ram Dass *

Cuối cùng, hành trình tâm linh chính là sự hòa hợp giữa cái thiêng liêng với cái thế tục. Nếu Chân lý bạn tìm kiếm đi ngược với thực tại bạn sống, có lẽ đó không phải là Chân lý. Chân lý là cái giải thoát bạn, nó không phải là thứ kìm hãm bạn.

“Chân lý không phải là lý thuyết, không phải hệ thống triết lý tư biện, không phải sự thông tuệ. Chân lý là sự tương ứng chính xác với thực tại” – Pramahansa Yogananda

Tác giả: Bá Kỳ

Photo by Ahmed Zayan on Unplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tự học (phần 1): Không trông chờ được gì nhiều từ trường học

0

Nếu bạn đến La Mã vào thế kỷ 1 TCN, bạn sẽ thấy giáo dục ở đây khá thú vị, khi học sinh được học rất nhiều về tranh biện. Các gia đình quý tộc thời kỳ này thường thuê những người có tài hùng biện giỏi để giảng dạy cho con em họ, hoặc cho con em mình đến trường để mài giũa khả năng tranh luận. Bạn có thể bắt gặp chàng trai trẻ Julius Caesar¹ đang phản biện lại ông thầy của anh ta. Đừng cười nếu bạn thấy Julius nói gì đó dở hơi, anh ta sẽ giết bạn khi lên ngôi đấy.

Từ La Mã hãy thuê một con lạc đà để đi về phía đông qua những con đường tơ lụa. Bạn sẽ đến Trung Hoa, nơi đang trải qua giai đoạn thịnh trị dưới thời nhà Hán. Giáo dục ở đây không vui vẻ và tự do như ở La Mã. Học sinh được dạy chủ yếu về Nho học, với tư tưởng “trung quân ái quốc” hay “vua xử thần tử, thần bất tử bất trung” mà bạn thường thấy trong mấy bộ phim cổ trang. Giáo dục thời nhà Hán cũng nặng về lý thuyết như bây giờ và bạn sẽ bắt gặp nhiều anh chàng đang ngồi lẩm bẩm học thuộc sách Luận Ngữ². Nhớ đừng chê bai gì nền giáo dục ở đây nhé, kẻo bạn sẽ bị thiến như Tư Mã Thiên³ đấy.

Tại sao lại có sự khác nhau trong cách giảng dạy ở hai nền giáo dục Đông và Tây như vậy? Điều gì đã quyết định thể chế giáo dục ở các quốc gia? Câu trả lời là do đặc điểm chính trị và xã hội của các quốc gia đó.

La Mã đi theo chế độ cộng hòa, quốc gia này có hiến pháp và quốc hội. Bạn biết quốc hội rồi đấy, đó là nơi các chính trị gia cãi nhau ỏm tỏi suốt ngày về đủ thứ vấn đề nhức đầu, sau đó thông qua quan điểm nhận được nhiều lá phiếu nhất. Vậy nên khả năng tranh luận rất quan trọng với quan chức La Mã. Những người có khả năng tranh biện sẽ dễ đạt được vị trí cao trong quốc hội và từ đó có được nhiều quyền lực. Đó là lý do mà các gia đình đều cho con em mình theo học những nhà hùng biện giỏi, và các trường học ở La Mã đều coi kỹ năng hùng biện là môn học quan trọng nhất.

Ngược lại, nhà Hán đi theo chế độ quân chủ chuyên chế, nơi mọi quyền lực đều nằm trong tay hoàng đế. Nhà vua không cần những người tranh luận giỏi vì họ sẽ cãi lại chính ông ta. (Trong khi đó, các vị vua có lẽ không muốn phải gọi đao phủ quá nhiều). Nhà vua cần những người có thể giúp ông ta giữ vững sự thống trị của mình đối với dân chúng. Vì vậy, vị hoàng đế quyết định tư tưởng Nho học đề cao đạo đức và lòng trung thành sẽ là môn học chính được giảng dạy. Việc giảng dạy đạo Nho trên toàn quốc sẽ giúp đào tạo ra những người có đạo đức để cai trị nhân dân và trung thành với hoàng đế.

Đó là những người nhà vua cần, những người có thể giúp ông ta giữ vững sự cai trị với nhân dân và không phản kháng lại ông ta. Vậy nên tư tưởng Nho học mới được giảng dạy tại Trung Hoa suốt hai ngàn năm qua. 

TRƯỜNG HỌC: GIÁO DỤC VÌ CHÍNH QUYỀN

Mọi nền giáo dục⁴ đều do chính quyền tạo ra và chịu sự chi phối của chính quyền. Các chính quyền hình thành trước, sau đó các chính quyền này mới cho xây dựng trường học và quyết định học sinh sẽ học gì trong chương trình học. Trong xã hội nguyên thủy khi chưa có nhà nước, thì cũng chưa có nền giáo dục. Chính quyền Cộng hòa La Mã có trước, sau đó chính quyền này mới quy định học sinh phải học tranh biện. Chính quyền phong kiến của nhà Hán có trước, rồi chính quyền này mới quy đinh các trường học phải giảng dạy đạo Nho.

Nhưng các chính quyền thực chất là công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị⁵. Vì thế, các nền giáo dục được chính quyền xây dựng nhằm mục đích đào tạo ra những con người có thể phục vụ tốt cho việc quản lý xã hội của chính quyền, chứ không nhằm mục đích đào tạo người học trở nên tốt hơn. Mục tiêu của những trường học là đào tạo nên những người có thể giúp chính quyền quản lý xã hội và không lật đổ sự thống trị của nhà nước.

Nền giáo dục của chính quyền phong kiến đào tạo Nho học vì tư tưởng này giúp tạo ra những con người “trung quân ái quốc” có thể giúp hoàng đế quản lý được đất nước và duy trì sự thống trị của nhà vua. Nền giáo dục của của chế độ cộng hòa đào tạo những con người có khả năng tranh biện vì những người tranh biện tốt sẽ có thể tham gia quốc hội và lãnh đạo đất nước. Vậy nên nền giáo dục luôn bị chi phối bởi chính quyền, và NỀN GIÁO DỤC LÀ ĐỂ PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN, CHỨ KHÔNG PHẢI CHÍNH NGƯỜI HỌC.

Bên cạnh sự chi phối của chính trị, nền giáo dục còn bị ảnh hưởng bởi xã hội. Xã hội sẽ tác động đến nền giáo dục thông qua nhu cầu của người học. Ví dụ như chính phủ Việt Nam quy định nền giáo dục phải tập trung đào tạo nặng lý thuyết các môn toán lý hóa. Nhưng khi nhiều bậc phụ huynh muốn con em được học kỹ năng mềm, các trường học của Việt Nam sẽ bắt đầu đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy. 

Nhưng nhu cầu của con người ngàn đời nay luôn là có một địa vị cao trong xã hội. Vì thế, mọi người sẽ có xu hướng học tập những thứ giúp họ đạt tới địa vị cao. Và trớ trêu thay, con người thường tin rằng những thứ giúp ta có địa vị cao chính là thứ được giảng dạy bởi nền giáo dục mà chính quyền đã quy định từ trước. Cha của Caesar cho ông học tranh biện vì tin rằng cãi nhau tốt sẽ giúp Caesar lấy được một chân trong viện nguyên lão. Phụ thân của Tư Mã Thiên cho ông học đạo Khổng vì nghĩ rằng trở thành một Nho sĩ uyên thâm sẽ giúp ông có một chức quan trong triều. Bố mẹ chúng ta muốn ta tốt nghiệp đại học, thi đỗ công chức nhà nước, có bằng thạc sĩ và vào Đảng cũng là vì muốn ta có được vị trí trong bộ máy chính quyền. Việc xã hội luôn tin tưởng vào giáo dục truyền thống làm cho những nền giáo dục được mở rộng ra và tiếp tục giảng dạy những thứ cần cho chính quyền.

Và thế là, các nền giáo dục đi theo cái vòng lặp sau:  

a. Chính quyền quy định nền giáo dục sẽ học những gì. Những thứ mà nền giáo dục dạy sẽ nhằm mục đích giữ ổn định xã hội và phục vụ chính quyền. 

b. Người dân sẽ học những thứ chính quyền đã quy định để có địa vị cao trong xã hội.

c. Chính quyền: ồ, người dân có nhu cầu học những cái này nè, mở rộng nền giáo dục ra thôi.  

d. Xã hội: chính quyền giảng dạy thêm cái này chứng tỏ họ cần những người như vậy, đi học để có địa vị cao đi nào các con yêu. 

e. Vòng lặp này cứ thế tiếp diễn làm nền giáo dục được mở rộng ra và người dân càng tin tưởng vào trường học hơn.

…….

f. Tôi: Ủa thế trước giờ mình đi học để làm cái quái gì vậy?

g. Vẫn là tôi: Sắp đến giờ ra chơi chưa ý nhỉ?

Quy luật này đúng ở mọi nền giáo dục. Chính quyền tư bản cần sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Thể chế này cần những con người nhanh nhạy và biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, hay những người có thể làm giàu. Vậy nên nền giáo dục ở các quốc gia tư bản khá tự do để đào tạo ra những con người nhanh nhạy có thể phát triển nền kinh tế cho chính quyền. Đó là lý do self help, thứ sinh ra để giúp con người làm giàu xuất hiện và phát triển tại đây. Còn ở các nước XHCN, chính quyền cần những con người có tư duy và lí luận tốt để nắm bắt được học thuyết Marx – Lenin, nên chương trình giảng dạy rất nặng về lý thuyết và có yếu tố chính trị trong chương trình học. Đó là lý do chúng ta phải mỏi mắt phân biệt mấy lọ hóa chất và vất vả tìm “x” hồi phổ thông, rồi tiếp tục bị chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng XYZ làm khổ khi lên đại học⁶. 

VẤN ĐỀ CỦA NỀN GIÁO DỤC 

Hãy nhìn vào bức hình bên dưới. Đừng nhìn vào IKIGAI, quên nó đi. Hãy nhìn về góc phần tư thứ 4, nơi phần [NGHỀ] là giao của [thứ xã hội cần] và [thứ bạn có thể kiếm được tiền]. 

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'THÚ CHÚNG ΤΑ CẢN Việc bạn yêu thích Đan mê Sứ mệnh Việc bạn làm giỏi IKIGAI Cái thế giới cần Chuyên môn Nghề Việc làm ra tiển THỨ TRƯƠNG HỌC DẠY'

Nền giáo dục được tạo nên bởi chính quyền, nên nó sẽ tập trung vào giảng dạy thứ mà xã hội cần (thứ chính quyền cần). Nền giáo dục chịu ảnh hưởng bởi xã hội, nên nó sẽ giảng dạy những thứ giúp bạn kiếm được tiền (hay thứ giúp bạn có địa vị cao, mà trong xã hội hiện nay thì có tiền là có địa vị cao). Vì thế, tất cả những gì nền giáo dục hướng đến là tạo ra cho người học một công việc. Hệ thống giáo dục của chúng ta chỉ nhằm mục đích giúp ta có một công việc hay nghề nghiệp (kỹ sư, bác sĩ, kiểm toán,…) nào đó.

Vấn đề nảy sinh ở đây. Vì toàn bộ việc học hướng đến công việc, nó bỏ qua việc đào tạo [thứ người học thích] và [thứ người học giỏi]. Có bao giờ trường học sẽ hỏi bạn “em thích học điều gì” hay “em có tài năng gì” không? RÕ RÀNG LÀ KHÔNG! Trường học chỉ tập trung đưa bạn vào một cái khuôn có sẵn, bất kể năng khiếu và sở thích của bạn là gì. Vì thế, những người chỉ phụ thuộc vào giáo dục truyền thống rất hiếm khi tìm được đam mê của mình hay khai phá được tiềm năng của bản thân. Trớ trêu thay, đây lại là hai yếu tố quan trọng nhất của một sự nghiệp thành công trong mô hình IKIGAI. 

Bên cạnh đó, giáo dục truyền thống cũng bỏ mặc luôn việc dạy những kỹ năng mà bạn cần cho cuộc sống, ví dụ như giao tiếp chẳng hạn. Hệ quả là đa số mọi người hầu như không biết gì về những kỹ năng này, và cuối cùng đều phải tự học lấy từ “trường đời”. 

Giáo dục truyền thống dạy thứ mà xã hội cần, chứ không phải thứ bạn yêu thích. Trường học chỉ cho bạn biết nghề nghiệp nào kiếm được tiền, chứ không thể khai phá tiềm năng của bạn để bạn xây dựng sự nghiệp riêng của mình. Nền giáo dục là vì chính quyền và xã hội, chứ không phải vì chính bạn. Vì thế nên các trường học đều không thể nuôi dưỡng lòng yêu thích của người học với việc học cũng như không thể giúp học sinh phát huy thế mạnh của bản thân. 

Bạn có thể thấy rõ kết quả của giáo dục truyền thống:

a) ta không học thứ mình thích, thế là việc học trở nên chán ngấy

b) ta không học thứ mình giỏi, và chẳng bao giờ tối đa hóa được tiềm năng của mình

và c) những thứ cần thì không học, còn những thứ học thì không cần.

Không ai trong chúng ta dùng đến logarit khi đi mua rau và ta cũng không dùng hóa học để phân biệt loại đồ uống nào là ngon nhất trên menu. Trong khi đó, ta không biết cách phải mở lời với người đối diện như thế nào. Ta không biết cách kiểm soát cơn giận của mình ra sao. Ta cũng không biết mình thích gì và có thế mạnh ở điểm nào luôn. Cuối cùng thì ta chán ngấy với việc đến trường và bắt đầu trốn học đi chơi.  

Vậy nếu đã chẳng trông chờ gì được từ giáo dục truyền thống, tại sao ta không tự giáo dục lấy chính mình?

TỰ HỌC: GIÁO DỤC VÌ CHÍNH MÌNH

Ấy, tôi không có ý định bảo bạn hãy bỏ học như Bill Gates và đem 1 can xăng đến đốt trường cấp 3 đâu nhé. Những thứ ta thu nhặt được từ trường học không hẳn là vô ích. Các môn toán hoá tuy không thể ứng dụng nhưng có thể mài sắc tư duy của bạn và ngoại ngữ đôi khi giúp bạn say hello với Tây trên hồ Gươm. Trong xã hội trọng bằng cấp như Việt Nam, việc có một tấm bằng vẫn là cần thiết. Vấn đề là mọi người thường dành toàn bộ thời gian học tập của mình cho giáo dục truyền thống, dẫn đến ta sẽ không thể biết được rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà ta nên có và cần phải có. 

Chúng ta cần biết rất nhiều các kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể có một cuộc sống và sự nghiệp tốt. Nếu bạn muốn có sự nghiệp thành công, bạn cần biết cách quản lý thời gian, xây dựng thói quen, tự kỷ luật. Nếu bạn muốn ứng xử và giao tiếp tốt với xã hội, bạn phải học cách ăn nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, nắm bắt cảm xúc của người khác. Nếu bạn muốn có cuộc sống viên mãn, bạn phải biết điều tiết cảm xúc của mình, hiểu cách tâm trí mình hoạt động,… Tiếc thay, những kỹ năng quan trọng này hầu như không bao giờ học được trong nhà trường. 

Đó là lý do vì sao việc tự học lại quan trọng. Tự học là để cung cấp cho bản thân những kỹ năng cần thiết mà không thể tìm thấy ở nơi giáo dục truyền thống. Những thứ mà ta cần biết không thể học trong trường, vậy nên ta cần phải tự học lấy. Nếu đã chẳng mong chờ được gì ở giáo dục truyền thống, thì cách duy nhất là tự mình giáo dục lấy mình. Tự giáo dục, đó là cách giáo dục đẹp đẽ và cao quý nhất.   

Và đó là cách mà các danh nhân đã làm. Cá nhân tôi không biết một danh nhân nào chỉ mài đũng quần trên ghế nhà trường thôi mà có thể thành tựu được cả. Những tài năng rực rỡ nhất đều sinh ra từ việc tự học và tự rèn luyện. Steve Jobs bỏ học đại học nhưng vẫn có thể thành công. Abraham Lincoln từng không được đến trường trong suốt tuổi thơ trước khi là tổng thống.  

Phần còn lại của loạt bài viết này sẽ chia sẻ những ý tưởng về việc tự học mà tôi đã thực hiện trong suốt mấy năm qua. Đây sẽ không phải là một bản hướng dẫn chi tiết về việc tự học như cuốn “Tôi tự học” của cụ Nguyễn Duy Cần mà là những ý tưởng hay ho tôi chắt lọc được ra trong quá trình tự học. Chúng khác với những thói thường và có lẽ không mấy dễ chịu để chấp nhận, nhưng với tôi đó là điều tốt. 

Đầu tiên là, ta sẽ thấy trong phần hai, tạo ra hứng thú với việc học bằng cách chủ động quyết định việc học của mình. Tiếp theo là, ta nên thay đổi mục tiêu của việc cải thiện bản thân thế nào để có được cả thành công và hạnh phúc. Kế đến là, làm thế nào để không trở thành một tên mọt sách. Và cuối cùng là cách nhận biết những nguồn thông tin tốt và xấu trên internet trong thời đại ngập tràn “self help” bẩn này. 

Một lưu ý quan trọng: Vì quan điểm của tôi về việc học không giống với truyền thống, bạn cũng không nên hiểu từ “học” mà tôi sử dụng trong loạt bài viết này là việc ngồi một chỗ đọc sách và rồi làm bài tập. Học đối với tôi là việc trau dồi những kiến thức, rèn luyện những kỹ năng và bồi dưỡng những đức tính cần thiết cho cuộc sống của mình. Nói cách khác, bạn có thể hiểu TỰ HỌC đối với tôi là việc TU THÂN, hay hoàn thiện bản thân mình.

Bạn có thể ghé thăm blog của tôi tại: fb.com/cahoileothac

Bài viết liên quan:

Tự học (phần 3): Thành nhân tính trước, thành công tính sau

Tự học (phần 2): Học chủ động thay vì học thụ động

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

__________________________________________

CHÚ THÍCH

¹ Julius Caesar: nhà quân sự tài ba, nhà độc tài, người chấm dứt chế độ cộng hòa ở La Mã và đặt nền móng cho đế chế La Mã.

² Luận Ngữ: một bộ sách quan trọng trong Nho học do Khổng Tử và các học trò biên soạn. Luận Ngữ là một trong Tứ Thư. 

³ Tư Mã Thiên: một vị quan thời Hán Vũ Đế. Ông bị hoạn vì cãi lời vua. Ông là người viết nên bộ Sử ký, một trong những bộ sách lịch sử quan trọng nhất trong lịch sử loài người. 

Cần phân biệt rõ “giáo dục” và “nền giáo dục”. “Giáo dục” thì có thể đến từ bất cứ đâu. Bố mẹ dạy tôi cầm đũa, đó là giáo dục. “Nền giáo dục” lại là sản phẩm của chính quyền và do chính quyền quy định, bao gồm bộ giáo dục, trường học, môn học nào được đề cao (ở VN là toán, lý, hóa chẳng hạn),… 

C. Mác – Ph. Ăng-ghen: Tuyển tập, tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1970, trang 584

Just for fun, không có ý gì đâu. 


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Bạn nhận được gì khi theo đuổi một ý tưởng?

0

Trong thời gian vừa qua, có nhiều bạn inbox chia sẻ với mình rằng em/tôi có nhiều ý tưởng trong công việc (từ viết lách, công nghệ, kinh doanh, hay đơn giản là tạo fan page chia sẻ suy nghĩ cá nhân), nhưng càng nghĩ lại càng cảm thấy lo lắng và thiếu tự tin khi đứng trước viễn cảnh mọi chuyện sẽ không êm xuôi tốt đẹp, ý tưởng hay nhưng khi làm thì hiệu quả chẳng như mong muốn… Tuy nhiên các bạn cũng nói rằng nếu không làm hay viết ra ý tưởng đó thì lại cảm thấy rất lấn cấn, đồng thời tâm trí thường xuyên bị đặt vào trong tình trạng suy nghĩ về mọi trường hợp có thể xảy ra.

Từ những câu chuyện của mọi người chia sẻ, mình nhận thấy rằng bất cứ ai cũng có ý tưởng để làm một cái gì đó thú vị trong cuộc đời này. Ý tưởng thú vị và hấp dẫn không thiếu, chỉ có điều việc thực hiện hoá hay không thì lại là một chuyện khác. Tất cả đều muốn một sự đảm bảo nhất định cho ý tưởng của mình trước khi làm, và đó cũng chính là câu trả lời mà các bạn muốn ở mình khi chia sẻ.

Mình rất tiếc phải nói rằng chẳng có gì để đảm bảo cho sự thành công của một ý tưởng dù bạn có chuẩn bị tốt nhất tới đâu khi thực hiện. Từ việc đầu tư chất xám, vật chất, con người, thời gian, những buổi tối ở lại trong phòng hay vô số đêm thức trắng cũng không có gì đảm bảo ý tưởng đó sẽ thành công.

Việc bạn sai lầm ở một điểm nào đó cũng sẽ khiến mọi thứ đổ vỡ nhanh chóng như một hiệu ứng domino. Đó cũng chính là bản chất của cái gọi là “sự sáng tạo huỷ diệt” – thuật ngữ nói về việc một cái gì đó mang tính sáng tạo sẽ giết chết mọi cái cũ. Còn đối với mình, sáng tạo nhiều khi huỷ diệt cả chính nó, khi bạn cố gắng làm một cái gì đó mới mẻ, nhưng không phải cái người khác cần, cái đi trước thời đại.

Cái giá phải trả khi bắt đầu thực hiện một ý tưởng và nhận được thành quả cũng đắt chẳng kém gì khi bạn cố gắng làm tốt nhất có thể nhưng vẫn không nhận được gì. Đó cũng là mấu chốt cho sự lấn cấn hay lo lắng mỗi khi bạn hay bất cứ ai nảy sinh một cái gì đó thú vị và ngay sau đó bóp chết ý tưởng đó vì rất nhiều nỗi sợ khi phải đối mặt với một thứ không có gì đảm bảo như tiền mặt, như tháng lương cố định.

Nhưng bất chấp những cái KHÔNG như vậy mà bạn vẫn muốn làm, thì hãy cứ làm, cứ hiện thực hoá ý tưởng của mình bằng mọi cách có thể và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Hãy nhớ rằng, rất nhiều con người thông minh và thành công nhất thế giới đôi khi họ cũng đã gặp phải sai lầm nghiêm trọng từ nhận định cho tới hành động song song với thành quả của mình.

Steve Jobs không phải là Midas của công nghệ khi Apple cũng đã mắc sai lầm từ khâu sản phẩm cho tới tuyển dụng CEO mới. Điều này đã đẩy Jobs khỏi công ty mình sáng lập và suýt nữa khiến Apple phá sản.

Jeff Bezos, ông chủ Amazon từng hết lời khen ngợi và ghen tỵ với ý tưởng của nhà sáng lập một công ty về Segway – xe tự hành hai bánh và Bezos nhận định rằng đây là phát minh đột phá nhất sau khi internet xuất hiện. Kết quả xe tự hành Segway thất bại nặng nề trên thị trường, và trở thành câu chuyện được lấy làm bài học về một thứ được tung hô quá nhiều nhưng lại thể hiện được rất ít.

Bill Gates trước thời điểm iPad của Apple ra mắt, đã nói rằng ông không thấy một thị trường nào dành cho một thiết bị lai tạp giữa laptop và smartphone. Kết quả 3 năm sau iPad chiếm tới 80% thị phần máy tính bảng, đem về hàng tỷ đô la cho Apple.

Còn cả Google, công ty được tung hô là thông minh nhất thế giới với hàng nghìn nhân lực hạng A mà mỗi người lại được chọn ra từ hàng chục nghìn người khác thì thất bại thảm thương với mạng xã hội Google Plus và Google Glass – chiếc kính thông minh được tích hợp rất nhiều công nghệ, cộng với tham vọng của Google.

Từ những cái tên ở trên, bạn sẽ thấy từ ý tưởng, nhân lực tới nhà lãnh đạo đều là những cái tên nằm trên đỉnh, những công ty và sản phẩm tốt nhất thế giới, vậy mà vẫn thất bại nặng nền trên tầm nhìn và ý tưởng họ vốn cho rằng đó là tốt nhất và tuyệt vời nhất.

Ý tưởng là thứ hứa hẹn một tương lai tươi đẹp nhưng cũng đồng thời ẩn chứa rất nhiều đau khổ trong đó. Bất cứ chuyện gì đều có thể xảy ra với một ý tưởng của bạn. Bạn không làm thì bạn sẽ chẳng phải trải qua những ngày tồi tệ nhất của cuộc đời nếu ý tưởng đó thất bại, và đương nhiên bạn cũng chẳng bao giờ nếm trải được vị ngọt của ý tưởng ấy.

Hãy làm tốt nhất có thể và chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Dù thế nào, bạn sẽ nhận được rất nhiều bài học, có được sự trải nghiệm như những người sáng lập và phát minh vĩ đại. Và có sao đi nữa, bạn cũng sẽ có câu chuyện của riêng mình để kể cho những đứa con của bạn. Bạn được nhiều hơn là mất ngay cả khi thất bại với ý tưởng của mình. Thật ra vì bạn chưa làm nên mới nghĩ đó là thất bại, còn khi bạn đã làm, bạn sẽ tìm thấy niềm vui mà bạn chưa từng biết. Cuộc đời là một những bài học dựa trên những trải nghiệm của bạn. Bạn càng làm những gì bạn muốn, cuộc sống của bạn càng sâu sắc và thú vị hơn cả những gì bạn nghĩ.

Hãy làm, hãy chấp nhận tất cả mọi thứ có thể xảy ra, và để xem ý tưởng của bạn sẽ đem tới cho bạn cái gì. Mình chỉ có thể trả lời như vậy mà thôi.

Tác giả: Đức Nhân

Edit: THĐP

Photo : SpaceX


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Làm thế nào để Hành Động và Đạt Tới mục tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào?

Khi mới khởi nghiệp với đầu óc bay bổng của mình, chúng ta ghi xuống rất nhiều các mục tiêu, những ý tưởng, những kế hoạch tuyệt cú mèo được vạch ra trên giấy khiến chúng ta vô cùng hào hứng để bắt tay vào làm ngay, nhưng thực tế là khi những Cảm Xúc đã qua đi mọi thứ lại đâu vào đó quay về lại như cũ.

Không phải vì kế hoạch của bạn tệ, cũng không phải vì hoàn cảnh chưa đúng thời điểm, không phải vì những yếu tố bên ngoài.

Điều gì khiến Hành Động chúng ta không liên tục?

Sau khi chiêm nghiệm lại đoạn hành trình khởi nghiệp của mình, tôi nhận ra có những điều bạn cần phải làm để chạm lấy mục tiêu của bạn.

Bạn phải TRỞ THÀNH trước khi HÀNH ĐỘNG.

Não bộ chúng ta được vận hành để chống lại khó khăn, nhưng lại thuận theo sự thoải mái. Khi nó cảm thấy điều gì đó mới mẻ, phải dùng nhiều nỗ lực khiến nó cảm thấy không được thoải mái như ban đầu, nó sẽ chống lại kế hoạch của bạn.

Giống như đoàn tàu trước khi lăn bánh tốn rất nhiều năng lượng để bắt đầu dịch chuyển, rồi cũng cần dầu để tiếp tục duy trì động cơ trên hành trình. Theo cách đó Hành Động của bạn cũng vậy, trước khi bắt tay vào làm bạn cần giành thời gian để chuẩn bị cho mình nguồn năng lượng dự trữ để duy trì Hành Động.

Năng lượng dự trữ đến từ đâu?

Nó đến từ con người trong tương lai của bạn, bạn phải bắt đầu thiết kế cho mình một Danh Tính mới, một Hình Ảnh mới về bạn trong Tâm Trí, đó chính xác là nơi bạn dự trữ nguồn năng lượng cho hành trình. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, vì nếu bạn chỉ có bình chứa nhưng lại không có năng lượng bơm vào thì cũng bằng không.

Làm thế nào để bơm năng lượng dữ trữ?

Như đức Jesus Chirst đã nói, “Phúc cho ai không thấy mà tin.”

Điều tưởng như đơn giản nhưng lại không đơn giản đó chính là hãy trao Niềm Tin tuyệt đối vào Danh Tính mới của bạn, nghĩa là bạn phải nghĩ về nó, tô vẽ nó trong Tâm Trí nhiều đến nỗi bạn bị ám ảnh và trở thành Danh Tính đó. Hành Động của bạn sẽ được kéo đi một cách tự nhiên mà không còn dùng quá nhiều đến Ý Chí. 

Một số thực hành mà tôi đã làm với bản thân để từ một người không hiểu biết gì về Kinh Doanh giờ đây có thể làm chủ thời gian của mình và chia sẻ lại những kinh nghiệm cho bạn.

1. Tìm kiếm Hình Mẫu mà bạn muốn trở thành

Ví dụ như tôi muốn trở thành một doanh nhân như Richchard Branson, tôi thích cách ông làm kinh doanh như một trò vui, tôi thích cách ông ăn mặc và cách ông nói chuyện với mọi người. Tôi giành thời gian để tìm hiểu phong cách của ông, cách sữ dụng ngôn từ rồi tôi chọn ra những điểm phù hợp với mình và áp dụng nó lên chính mình.

Về mặc tư duy cũng thế, bạn cũng làm tương tự. Bạn có thể pha trộn từ nhiều Hình Mẫu khác nhau để lấy cho mình những điều hợp gu nhất.

Tôi hay sử dụng dạng câu hỏi sau:

Richard sẽ nói gì lúc này ?

Robert sẽ làm gì với tình huống này ?

….

Bạn sẽ thấy sức mạnh của nó khi thực hành phương pháp này.

2. Bắt đầu với những Hành Động nhỏ và kỷ luật trong một khung thời gian cố định

Giống như việc tôi quyết định nghiêm túc với việc chia sẻ lại những kinh nghiệm của mình cho những bạn trẻ khởi nghiệp, tôi muốn trở thành người viết giỏi hơn. Tôi có mục tiêu rõ ràng, nhưng không bắt đầu viết những thứ cao siêu, cũng không ép bản thân phải sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp này nọ. Tôi chỉ viết những gì mình nghĩ, thậm chí thời gian đầu tôi còn viết sai chính tả rất nhiều và bị comment bắt lỗi chính tả suốt, nhưng tôi cứ viết mỗi khi thấy có cảm hứng hay điều gì đó muốn chia sẻ. Đó là sự khởi động với những hành động nhỏ.

Điều bí mật ở đây là đầu tháng 2 năm nay tôi cảm thấy nguồn năng lượng dự trữ cho Hình Mẫu mới này đã đủ, một quyết định được đưa ra. Tôi quyết định sẽ viết mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi đến công ty và nó đến hết sức tự nhiên mà không cần dùng nhiều đến ý chí.

3. Hãy kể về Danh Tính mới của bạn cho những người bạn tin tưởng trước

Vì những người bên ngoài xã hội thường không thích người khác thành công, họ chỉ thích nghe những gì họ muốn nghe, nên đừng để họ làm mờ đi Hình Ảnh mà bạn đang tô đậm trong tâm trí. Hãy tìm đến những người bạn tin tưởng tuyệt đối hay cộng đồng mà có cùng tư duy với bạn, họ mong muốn và ủng hộ cho Hình Mẫu mới của bạn. Điều thứ 3 này sẽ làm bạn lớn nhanh và giữ một lực đẩy phía sau lưng bạn.

Tuyệt đối đừng cho phép bất kỳ ai, bất kỳ điều gì ngoài cuộc sống không ủng hộ Hình Mẫu mới của bạn, né xa nguồn độc hại đó càng xa càng tốt.

Tác giả: Nguyễn Sơn Vũ

Biên tập: THĐP

Ảnh: Russell Brunson

[Deep Club Exclusive] Thói quen dựa trên danh tính: Làm thế nào để thực sự bám sát mục tiêu của bạn trong năm nay


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hãy giữ tâm hồn của bạn như một đứa trẻ

0

Chúa Jesus từng nói rằng “Hãy để trẻ em đến với Thày, vì Nước Trời là của chúng, Nước Trời thuộc về ai giống như chúng”. Lời nói này của Chúa Jesus mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cả chân lý cùng ẩn dụ.

Vì là một đứa trẻ, bạn sẽ không bao giờ ngừng đặt câu hỏi hay chấp nhận một, hai câu trả lời đơn giản. Sự tò mò – bản chất tự nhiên là điều tốt đẹp, là mạch suối khơi nguồn sáng tạo đã luôn ở trong bạn.

Nhưng qua năm tháng, sự tò mò ấy sẽ bị mài mòn bởi những tác động bên ngoài, bởi một tư duy thông thường người khác nói với bạn rằng “mọi chuyện là như vậy đấy, đừng có hỏi nhiều, hãy chấp nhận đi”. Nhưng bạn đã bao giờ thấy một đứa trẻ thoả mãn mọi câu trả lời hay ngừng hỏi, dù đã khiến bố mẹ chúng phải phát cáu lên bao giờ chưa?

Sự tò mò hay bị đánh đồng là phiền phức, vớ vẩn không cần thiết bởi tư duy thông thường của xã hội, của văn hoá và lối sống điên cuồng chạy theo vật chất đã không thể đáp ứng được cơn khát trí tuệ. Vì thế, cuộc sống bạn đang sống sẵn sàng dìm chết khả năng vô tận đó trong bạn, buộc bạn phải hài lòng những gì đang có. Và ngốc nghếch hơn là bạn cũng cho rằng đó là chân lý, cuộc đời này hoá ra là như vậy.

Vì là một đứa trẻ và trong mắt một đứa trẻ, chúng không bị vật chất, danh thế, uy quyền, trật tự hay tôn ti xã hội phủ lên tâm hồn một nỗi sợ phải khuất phục và thôi ngừng đặt những câu hỏi ngốc nghếch. Chúng chỉ quan tâm đến sự thật, bản chất và thoả mãn sự tò mò của mình. Đó là lý do các tông đồ, những người vẫn chưa giác ngộ khi ở bên Chúa Jesus nổi nóng khi những đứa trẻ chạy tới sà vào lòng Chúa. Các tông đồ cho rằng chúng đang quấy quả Chúa, lũ trẻ là một đám không biết trên dưới và hỗn hào như thế nào. Đương nhiên vì bọn trẻ không biết những định kiến, lễ nghi hay tôn ti đó, nhưng chúng biết Chúa là Chúa của của chúng và tin vào điều đó mà chẳng cần chứng thực hay ai phải nói với chúng “Người này là Chúa.”

Ngược lại, khi bạn đã lớn, đã học và làm một công việc để kiếm sống, bạn bị đưa vào một guồng quay, một hệ thống bắt buộc bạn phải tin những gì mình không tin, phải làm những gì mình là không đúng nhưng vẫn coi đấy là đúng. Sự tò mò cùng vô vàn câu hỏi tại sao trong bạn bị thay thế bằng khuất phục, bằng sự hài lòng với cái người ta nói với bạn và bạn coi đấy là sự thật bất biến. Không, đó là sự bất thường. Ai cũng cảm thấy như bạn, ai cũng từng là một đứa trẻ và cũng bị đẩy vào một thực tại đầy những lỗi sai và lỗ hổng nghiêm trọng. Ai cũng nghĩ rằng tất cả đều ổn và miễn cưỡng chấp nhận với hiện trạng đó.

Nhưng bạn vẫn còn thời gian , vẫn có cơ hội để tái lập trình và khởi động lại cuộc sống của mình. Bạn chỉ cần dũng cảm, một chút dũng cảm mỗi ngày để đẩy bản thân tới quyết định làm lại từ đầu, mở cửa tâm trí mình để sự tò mò và những câu hỏi lấp đầy sự buồn chán trong bạn, cho tới khi nào tất cả những gì bạn tư duy đẩy bạn tới quyết định quay trở lại với bản chất tự nhiên trong mình.

Đây là một quyết định khó khăn và đau khổ. Đôi khi trong suốt cuộc đời bạn cũng không thể làm được. Nhưng hãy nhớ lại về khả năng tuyệt vời của bản chất tự nhiên khi bạn là một đứa trẻ: Bạn cho mình được phép thất bại, bạn cho mình có nhiều cơ hội hỏi những câu hỏi vớ vẩn và làm nhiều việc vô nghĩa trước khi tìm được kho báu trong trò chơi, trong cuộc đời của mình.

Còn bây giờ, với những năm tháng trôi qua của mình, bạn đã sống trong trạng thái của một đứa trẻ lẫn một người trưởng thành, tại sao bạn không đặt ra câu hỏi rằng vì đâu mình lại không còn như trước đây nữa? Điều này có tốt với bản thân mình không? Mình có thể quay lại được không? Sức mạnh của việc đặt câu hỏi là đưa bạn ý thức về chính cái mình đang tư duy, và khi bạn tư duy, bạn tồn tại. Cũng tương tự như vậy, khi đưa mình về là một đứa trẻ, bạn tò mò và sự tò mò này tạo nên con đường mới cho cuộc đời bạn.

Một đứa trẻ với sự tò mò vô hạn cũng rất gần với sự giác ngộ mà triết học hay tôn giáo nói tới. Đó là một quá trình mà ở đó câu hỏi và câu trả lời là một, đó là một loạt những nhận biết đổ vào bạn nhưng bạn không níu kéo, nắm giữ hay dựa vào đâu và coi đấy là giác ngộ. Bạn tò mò, bạn đặt câu hỏi, bạn đi tìm câu trả lời và không quan tâm cái gì sẽ diễn ra tiếp theo cả.

Rồi bạn sẽ nhận ra, trong đó quá trình đó, trên con đường đó sẽ dẫn tới Nước Trời – ẩn dụ về nhận biết rốt ráo, sự nhận biết ấy sẽ làm cho bạn nhìn một bông hoa với cái nhìn rất khác. Bạn thấy một bông hoa bừng nở, chỉ trong khoảnh khắc này cũng đủ khiến bạn nở nụ cười hạnh phúc.

Bông hoa là câu hỏi.

Bạn là sự tò mò.

Nụ cười và sự hạnh phúc là câu trả lời.

Và chỉ có một tâm hồn ngây thơ như một đứa trẻ, mới có thể tìm thấy cả vũ trụ trong một bông hoa.

Tác giả: Đức Nhân

Edit: THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Bạn có ít sự trống rỗng hơn bạn nghĩ

0

Thật ra, mỗi ngày chúng ta không trống rỗng như bản thân chúng ta nghĩ, khi mọi khoảng thời gian trống ấy đã được các ứng dụng khoả lấp một cách triệt để.

Với Facebook, bạn sẽ tìm kiếm được vô vàn thông tin về bất cứ ai mà bạn muốn.

Với Tinder, bạn sẽ ngắm nghía những con người mà mình muốn kết nối và hẹn hò trong thời gian tới.

Với Instagram, bạn sẽ xem mọi bức ảnh đẹp nhất trên thế giới này.

Với Tiktok, bạn sẽ biết được những video liên quan tới nhảy múa, hài hước, vui vẻ suốt cả ngày.

Với Youtube, bạn sẽ xem mọi video chia sẻ nhiều đến mức kể cả khi thức trắng đêm thì vẫn còn quá nhiều gợi ý để bạn tiếp tục theo dõi

Với Netflix thì những ngày cuối tuần buồn chán đến mấy vẫn có hàng loạt bộ phim bom tấn lẫn drama để bạn đốt cháy toàn bộ thời gian thay vì ngủ.

Đó là chưa kể cái tivi được kết nối mạng và truyền hình cáp, cũng đã chiếm phần nào thời gian trong ngày của bạn.
Trái lại bạn có ít những khoảng trống theo đúng nghĩa đen hơn bạn tưởng. Những khoảng trống để bạn tư duy về bản thân, về cuộc sống hay đơn giản chiều nay nếu không cầm điện thoại thì bạn sẽ phải làm gì để khoả lấp khoảng trống đó.

Khoảng trống là thứ được truyền thông và văn hoá tuyên truyền như là một điều đáng sợ, một căn bệnh phải loại bỏ trong cuộc sống siêu kết nối bây giờ. Các nền tảng công nghệ liên tục mời gọi bạn cài đặt, cập nhập ứng dụng với sự dụ dỗ rằng: Nếu bạn không lấp đầy thời gian của mình bằng những ứng dụng, bằng những thông tin hay hình ảnh thì cuộc đời này bạn chẳng có ý nghĩa gì cả.

Phải, công nghệ muốn bạn có một định nghĩa là người dùng, để bạn ấn vào những gì nó muốn. Nó nói khoảng trống là đáng sợ, nhưng nó lại giấu đi sự thật là thời gian của bạn sẽ đem tiền bạc cho những ông chủ công nghệ và biến bạn thành một kẻ lệ thuộc vào các nền tảng đó.

Bạn sợ sự cô đơn khi phải đối mặt với khoảng trống trong ngày của mình, nhưng chính những cảm giác giả tạo mà các nền tảng đem lại cũng không xoá đi nỗi cô đơn đó, mà chỉ dụ dỗ bạn dành cho nó mọi giờ phút của bạn rồi bỏ mặc bạn.

Bù lại, chính khoảng trống mà bạn đang cố lấp đầy bằng những tiện ích giải trí kia chính là hiện tại và tương lai của cuộc sống bạn. Với khoảng trống ấy bạn có thể học hỏi, trải nghiệm một thế giới thực, một cái gì đó khó gọi tên đang trôi nổi bên trong bạn.

Chính khoảng trống đó sẽ đem tới cho bạn những giây phút vỡ òa trong hạnh phúc khi bạn có thể ngắm nhìn một chậu hoa bên đường, rồi trầm trồ trước vẻ đẹp của từng bông hoa, theo một cách bạn chưa bao giờ biết. Nó thật và hiện hữu hơn bất cứ một tấm ảnh đã trải qua nhiều lớp chỉnh sửa trên mạng.

Cũng chính khoảng trống đó, bạn nghĩ về cái bạn nghĩ – sự siêu nhận thức để tìm ra được nguyên do tại sao bạn không hạnh phúc và cô đơn trong giây phút này. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng ngay khoảnh khắc ấy, bạn đã đặt bản thân mình vào một biên giới bạn chưa bao giờ biết và sau biên giới đó là sự nhận biết bản chất thực sự của mọi thứ không giống như bạn từng biết.

Trong khoảng trống ấy, bạn có thể tìm thấy một cái gì đó, tuy rằng không hứa hẹn sẽ biến đổi toàn bộ cuộc sống của bạn, mà chỉ nói cho bạn biết một sự thật lâu nay bạn vẫn đang tìm kiếm: Mọi thứ sâu sắc, mọi thay đổi lớn lao đều cần thời gian, rất nhiều thời gian.

Vì thế, đừng lãng phí và né tránh cái không gian trống bên trong bạn. Vì phải trống rỗng thì mới được lấp đầy. Vấn đề ở đây, bạn sẽ chọn cái gì để lấp đầy khoảng trống trong bạn mà thôi.

Tác giả: Đức Nhân

Edit: THĐP

*Ảnh: Christian Santizo on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Khi ý chí là hữu hạn bạn sẽ sử dụng nó như thế nào?

0

Ý chí là Cảm giác về bản thân bạn tạo nên một loạt những ý thức khác về cơ thể và tâm trí được gọi là ý chí.

Ý chí là dạng tinh thần có tác động rất lớn đến những sự việc và kết quả của những việc bản thân bạn làm mỗi ngày. Ngay đến Phật Thích Ca, khi giác ngộ hoàn hoàn đã chia sẻ với chung sinh rằng, để trở thành Phật phải có một ý chí vô tận và đốt cháy toàn bộ trong khoảnh khắc thức tỉnh đó.

Ý chí là thứ chuyển bại thành thắng, chuyển khó thành dễ, ý chí là một sức mạnh vô hình để đẩy mỗi cá nhân đi qua giới hạn của bản thân mình.

Ý chí khi được vận dụng, nó sản sinh ra sự tập trung, thứ tinh tuý của sự tập trung sẽ tạo dòng chảy – Flow. Flow chính là trạng thái giống với thiền định, nó làm bạn vui vẻ, nhận biết, tập trung ý thức vào bản thân mình quên đi mọi tác động bên ngoài ảnh hưởng tới bạn.

Điều này bạn sẽ thấy rất dễ trong thể thao, khi những vận động viên bùng nổ ý chí để chạy nước rút, dắt bóng rồi sút tung lưới đối phương trong những giây cuối cùng… Chính bạn cũng đã nhiều lần trải nghiệm rõ ý chí khi phải chạy deadline bài tập, công việc hay chạy thật nhanh tới trường mà không biết tại sao mình có thể tập trung quên hết mọi thứ xung quanh đi như vậy.

Ý chí mang lại cho bạn niềm tin rằng bạn kiểm soát, quyết định và đem tới tự do cho cuộc đời bạn. Trong buổi sáng, việc bạn chọn đi chạy hay nằm ườn 30 phút trên giường để lướt mạng cũng là sự lựa chọn của ý chí, chứ không chỉ là những việc đao to búa lớn mới cần vận dụng tới ý chí.

Ý chí là hữu hạn, mỗi ngày dù trong những việc nhỏ đến đâu, bạn đều rút ra một ít ý chí để có thể hoàn thành việc đó. Ngay cả việc bạn phải nói vài câu với đồng nghiệp, bạn bè mình không thích cũng phụ thuộc vào ý chí.

Ý chí giúp bạn kiểm soát tâm trí để suy nghĩ và hành xử một cách phù hợp với văn hoá trong môi trường và xã hội. Nó giúp bạn mỉm cười với sự công kích của ai đó, cả bên ngoài lẫn trên mạng, nếu không thì bạn đã nhảy thẳng vào tranh cãi để bào mòn ý chí của mình vào một việc không cần thiết.

Nhưng trong một ngày mà bạn liên tục phải đưa ra những lựa chọn lướt web hay đọc sách, xem phim hay viết một cái gì đó có ý nghĩa. Và khi đã chọn xong rồi, nhưng bạn lại vừa làm vừa ngó nghiêng những thứ xung quanh bằng cách nghịch điện thoại, suy nghĩ vẩn vơ. Bản ngã hay cái tôi khi bị đưa vào sự kiểm soát của ý chí đang kêu gào trong bạn. Nó đòi tự do khi ý chí đang muốn bạn tập trung cao độ. Khi ấy, bạn đang đặt bản thân vào sự căng thẳng vô cùng.

Ý chí là một dạng năng lượng có hạn, khi phải liên tục bị phân tán bởi việc ra quyết định, ý chí sẽ suy yếu và nếu ý chí không đủ hay tan biến bạn sẽ rơi vào sự dẫn dắt của bản năng, của sự lười biếng và sự vô thức. Khi ý chí trở nên suy yếu, những hành động vô thức trong bạn lại càng mạnh mẽ hơn, và bạn gần như mất khả năng kiểm soát với chúng.

Bạn lướt mạng hàng giờ đồng hồ, bạn nằm trên giường mà không phải buồn ngủ nhưng do chẳng có động lực nào làm gì hết, bạn trở về trong một ngày đầy những bất mãn vì nuối tiếc thời gian mình sử dụng không hiệu quả.

Trong cuộc đời này, tự nhận biết và kiểm soát bản thân bạn đem tới kết quả tốt hay tồi tệ trong cuộc sống của bạn. Bạn là người ra quyết định trong mọi điều nhỏ bé, mọi tiểu tiết của mình và ý chí giúp bạn thực hiện điều đó. Chính ý chí đã đem tới sự ý thức về các hành động của bạn cả trước và sau khi chúng diễn ra, rồi từ đấy bạn sẽ nhận biết một ngày trôi qua là ý nghĩa hay vô nghĩa đối với bạn.

Cách duy nhất để bảo toàn ý chí, bạn hãy kiểm soát và dự đoán dự trước điều gì có thể gây ra lấy bớt ý chí của bạn trong cuộc sống thường ngày. Hãy ưu tiên những công việc bạn phải làm liên quan đến sự tiến bộ, thu nhập, sức khoẻ. Hãy tập trung vào công việc, chạy bộ… để không phải phân tán vào những việc vặt khác nhằm bảo lưu ý chí.

Ngược lại với những thói quen tốt như đọc sách và thiền định sẽ sản sinh ra thêm năng lượng và ý chí trong bạn. Đây là những hành động ban đầu sẽ khó khăn, sẽ cần vận dụng nhiều ý chí, nhưng khi bạn thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ luôn có sự yên bình nội tại và mở rộng tri thức – hai chiếc chìa khoá để mở cánh cửa dẫn bạn tới một cuộc sống có ý nghĩa và nhiều cơ hội hơn. Hãy thực hành, bạn sẽ sớm nhận được lợi ích và cũng như gia tăng ngưỡng ý chí trong bạn.

Cuộc sống bây giờ có quá nhiều cám dỗ, đòi hỏi bạn phải có khả năng tự kiểm soát cao hơn bất kỳ thời đại nào khác. Hãy cẩn trọng với internet, smartphone trong túi đang mời gọi bạn với hàng loạt những cập nhật trạng thái và vô vàn sự tầm phào để hút cạn năng lượng cũng như ý chí của bạn. Tất nhiên chống lại sự tò mò cũng đòi hỏi rất nhiều ý chí, Mỗi một cuộc vui bị kiềm chế đều gia tăng sức cám dỗ trong lần tiếp theo.

Vì thế hãy thiết lập những giới hạn trong bạn để không bị những tác động bên ngoài cuốn bạn theo. Đó cũng là bản chất của ý chí, bạn có trở thành con người mà bạn muốn, và trở thành một cá nhân lệ thuộc vào những ham muốn sẽ chỉ dẫn bạn đến sự tầm thường.

*Bài viết này được viết ngay sau khi mình ngủ một giấc dài 10 tiếng cuối tuần. Khi năng lượng và ý chí đã được sạc đầy.

Tác giả: Đức Nhân

Edit: THĐP

Photo: clusy.words

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 6 thói quen của những người học siêu phàm

thdp-translation-3

Trở thành một người học siêu phàm (super learner) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn cần có được trong thế kỷ 21. Trong thời đại công nghệ thay đổi, sự dẫn đầu phụ thuộc vào việc tự học một cách liên tục — một sự rèn luyện suốt đời các mô hình, kỹ năng và ý tưởng mới.

Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, khả năng học tập một kỹ năng mới nhanh nhất có thể đang nhanh chóng trở thành một điều cần thiết. Tin vui là, bạn không cần phải có năng khiếu bẩm sinh để học tốt hơn những thứ mới, ngay cả khi bạn đang làm một công việc toàn thời gian.

Nhiều người quảng bác, những người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm Charles Darwin, Leonardo da Vinci và Richard Feynman (nhà vật lý từng đoạt giải Nobel) đã tuyên bố rằng họ không hề có trí thông minh thiên bẩm đặc biệt nào.

Tất cả chúng ta đều có đủ năng lực trí tuệ để thành thạo một chuyên môn mới — chúng ta sử dụng các công cụ, phương pháp phù hợp hoặc áp dụng những gì chúng ta học một cách chính xác. Hầu như bất kỳ ai cũng có thể học bất cứ thứ gì — với kỹ thuật thích hợp.

Phương pháp học tập tốt hơn có thể làm cho quá trình học trở nên thú vị. Chìa khóa để lĩnh hội kỹ năng nhanh chóng không hề phức tạp. Nếu bạn đặt mục tiêu học một kỹ năng mới để cải thiện sự nghiệp của mình trong năm nay, một số thói quen dưới đây có thể hữu ích cho bạn.

1. NGƯỜI HỌC SIÊU PHÀM ĐỌC RẤT NHIỀU

Việc đọc đối với tâm trí giống như việc tập thể dục đối với cơ thể của bạn. Nó cho chúng ta tự do rong ruổi trong không gian, thời gian, lịch sử và cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về các ý tưởng, khái niệm, cảm xúc và nền tảng kiến thức.

Bộ não của bạn khi đọc sách rất linh lợi. Nó phát triển, biến đổi và tạo ra các liên kết mới cùng các kiểu mẫu khác nhau, tùy thuộc vào loại tài liệu bạn đọc. Những người học tập thành công tột bậc đọc rất nhiều.

Thực tế, đa số những người thành đạt bậc nhất đều coi trọng việc đọc sách. Họ không xem việc đọc sách như một công việc nhà mà là cơ hội để cải thiện cuộc sống, sự nghiệp và công việc của họ.

Suốt những năm tháng trưởng thành, Elon Musk đọc hai cuốn sách mỗi ngày, theo như lời em trai của anh kể. Bill Gates đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Mark Zuckerberg đọc ít nhất một cuốn sách hai tuần một lần. Warren Buffett dành năm đến sáu giờ mỗi ngày để đọc 5 tờ báo và 500 trang báo cáo của công ty.

Trong một thế giới nơi thông tin được xem như một loại tiền tệ mới, đọc sách là nguồn thu tốt nhất của sự học liên tục, tri thức và thứ tiền tệ đó.

2. NGƯỜI HỌC SIÊU PHÀM XEM HỌC TẬP LÀ MỘT QUÁ TRÌNH

Học tập là một hành trình, một sự khám phá những kiến thức mới, chứ không phải là một đích đến.

Đó là một quá trình kéo dài suốt đời đầy thú vị, một hành trình khám phá tự định hướng và tự điều chỉnh tiến độ. Việc thấu hiểu bất kỳ chủ đề, ý tưởng hoặc lối tư duy mới nào cũng đòi hỏi không chỉ sự quan sát sâu sắc mà còn, một cách nền tảng hơn, trí tò mò liên tục.

Sonia Malik, làm việc tại IBM, cho rằng:

“Một hành trình học hỏi là một tập hợp các tài sản học tập được chọn lọc, cả chính thức và không chính thức, có thể được sử dụng để lĩnh hội các kỹ năng cho một vai trò và/hoặc một lĩnh vực công nghệ.”

Học tập là một khoản đầu tư, thông thường sẽ tự thu hồi vốn nhờ thu nhập được gia tăng. Hơn bao giờ hết, học tập là suốt đời nếu bạn muốn tiếp tục thích ứng, giữ vai trò trọng yếu và phát triển mạnh mẽ trong một thế giới công việc đang thay đổi.

Những người học siêu phàm coi trọng quá trình. Họ không có mục tiêu cuối cùng, họ theo đuổi sự hoàn thiện thiện nhất quán. Họ liên tục rèn luyện các nguyên tắc mới, các quy trình, thế giới quan, mô hình tư duy, v.v.. Việc theo đuổi kiến thức “liên tục, tự nguyện và chủ động” là rất quan trọng cho sự trưởng thành của họ.

3. HỌ CÓ TƯ TƯỞNG CẦU TIẾN

Bạn không thể sai khi trau dồi một tư tưởng cầu tiến. Đây là một lý thuyết học tập được phát triển bởi Tiến sĩ Carol Dweck, xoay quanh niềm tin rằng bạn có thể cải thiện trí thông minh, năng lực và hiệu suất.

Alvin Toffler—nhà văn, nhà tương lai học và doanh nhân được biết đến với các tác phẩm thảo luận về công nghệ hiện đại—nhận định:

“Những người mù chữ ở thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những người không có khả năng học, rồi quên đi điều đã học, và tiếp tục học cái mới.”

Trau dồi tư tưởng cầu tiến hoặc lối tư duy thích nghi có thể giúp bạn tập trung hơn vào các mục tiêu bạn khao khát nhất trong cuộc sống. Nó có thể ảnh hưởng đến động lực của bạn và có thể khiến bạn dễ dàng nhìn thấy cơ hội học hỏi và phát triển năng lực của mình hơn.

Khả năng giữ được một tâm trí cởi mở, tiếp thu kiến thức tốt hơn và áp dụng nó khi cần thiết có thể cải thiện đáng kể cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

• • •

(Trích đoạn 1060 chữ đầu tiên của bài full 2000 chữ đã đăng trong Aloha 26. Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP tại >>> http://bit.ly/THDPmembership)

Tác giả: Thomas Oppong
Biên dịch: Mithrandir
Hiệu đính: Prana – THĐP
Photo by Adomas Aleno on Unsplash


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP