26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 268

Con người tự do hay con rối cuộc đời?

Photo: Billy Hathorn

Ngày trước tôi rất hay bày tỏ quan điểm của mình trong việc làm những gì mình thích nhưng giờ thì hết rồi. Đã không còn mấy ai tin vào chính mình nữa. Có nhiều khi tôi nghĩ, không biết là vì cái lý gì mà người Việt chúng ta u mê đến mức đó, một niềm u mê mà hễ đụng đến là giãy nẩy như con trùng con giun.

Làm cái này đi, nhiều tiền lắm
Làm cái kia đi, sướng lắm
Làm cái nọ đi, dễ lắm

Ồ, tất cả những gì chúng ta đang nhận được ở đất nước mình là vậy, một đất nước với nền văn hóa mà mọi người hướng đến cái điều dễ, hướng đến sướng, đến khỏe, đến nhiều tiền… Tôi chỉ cảm thấy tiếc thôi, có gì đó bất ổn, và khi tôi mạnh miệng nói ra điều gì là khi đó mang trong mình những cái tội: Trả treo, hỗn, mơ mộng, vân vân…

Nền văn hóa lâu đời, cách nhau một hoặc hai thế hệ, một bộ phận bước ra từ chiến tranh, lớp khác bước ra từ thời bao cấp – đất nước đóng cửa, đói kém, ít đọc sách, thoái hóa về ý chí, vân vân. Có quá nhiều lý do để xã hội Việt Nam hình thành những hệ tư tưởng “đóng”. Phải, quan điểm của các thế hệ trước và cả thế hệ trẻ thụ động không đủ khả năng để thúc đẩy đất nước phát triển. Hơn nữa họ còn phụ họa nhau trong việc ngăn cản người khác trở nên khác biệt, lý do rất đơn giản chỉ là vì đến từ cái tôi.

Sẵn đây, nói một chút về cái tôi đã. Ngàn đời nay, con người mang trong mình một cái tôi, nhiều người tu tập có tư tưởng loại bỏ cái tôi, tuy nhiên với tôi thì điều này không cần thiết và cũng không phù hợp với đại đa số. Cái tôi sẽ cực kỳ tai hại nếu kết hợp với một nhận thức thấp, nó dẫn người ta tới u mê và ngu muội. Nhưng cái tôi lại sẽ giúp cực kỳ hữu ích trong trường hợp người ta dùng nó để kiên định tiến bước đến những điều mà bản thân mình ao ước.

Cho phép tôi lan man thêm một chút nữa nhé! Tôi muốn dùng ít dòng kế tiếp để nói đến tình yêu, vì nó có liên quan (nếu không muốn nói là bản chất) của sự việc này. Bản chất của tình yêu là gì? Tôi yêu ai nhất? Tôi không ngần ngại trả lời: TÔI YÊU TÔI NHẤT. Không phải bạn gái tôi, không phải những người tôi đi từ thiện, không phải ai cả. Bản chất của tình yêu là yêu mình, ngay cả việc yêu người khác cũng là yêu mình, vì người có tâm thiện sẽ cảm thấy khó chịu khi không yêu người khác, chính việc sẽ có thể khó chịu làm người ta yêu người khác. Khi chúng ta có người yêu, chúng ta yêu họ vì họ làm chúng ta thấy thoải mái, chúng ta yêu cha mẹ vì họ nuôi dưỡng ta, chúng ta yêu một người ngoài đường vì điều đó làm chúng ta cảm thấy tự hào, phấn khởi và vui thích. Cuộc sống chỉ có một vị là yêu cũng giống như nước biển có một vị là mặn. Bản chất của cuộc sống là tình yêu, bản chất tình yêu chính là yêu bản thân mình, đó là nguyên nhân của tất cả những vấn đề chúng ta đang có. Vì yêu mình mà nhiều khi chúng ta yêu người khác, cũng chính vì yêu mình mà nhiều khi chúng ta cũng sinh ghét và ganh tỵ với người khác. Vậy nên hiểu, tình yêu là cội nguồn…

Cái tôi đến từ tình yêu bản thân mình, hai cái đó có lẽ là một, nhưng sẽ là tình yêu hay nỗi ích kỷ là do nhận thức của mỗi người, mỗi dân tộc cả. Một dân tộc đọc sách nhiều, tư tưởng mở sẽ hướng đến tình yêu; một dân tộc đọc sách ít hay không đọc sách, tư tưởng đóng sẽ dẫn đến ích kỷ; đều có nguyên nhân cả.

Đừng hỏi tại sao những người Việt xung quanh sợ bạn khác biệt. Ở một quần thể mà toàn những con người có nhận thức thấp thì tình yêu bản thân chẳng mấy chốc sẽ trở thành ích kỷ và sợ hãi và nhút nhát. Bỏ qua việc không trọng nhân tài của chính sách hiện tại, tôi muốn nói đến việc người dân tự đạp chết những nhân tài trước khi nhà nước bóp nát những nhân tài. Những người xung quanh sợ bạn khác biệt, sợ không còn ai như họ, sợ không còn những người cùng phe, cùng hội, cùng thuyền, nếu không tin bạn có thể xem cách người trẻ Việt chơi theo nhóm nhiều hơn là cộng đồng, đa số đi đâu cũng có bạn hơn là có thời gian suy nghĩ một mình. Cha mẹ của bạn sợ bạn không có cơm ăn, sợ bạn không làm họ tự hào (họ đang yêu họ đấy), sợ phải lo lắng thêm về bạn; tôi không muốn nói xấu hay tầm thường hóa tình yêu thiêng liêng đó, nhưng cha mẹ cách nhau 1 – 2 thế hệ không đủ “hiện đại” để hiểu hết chúng ta.

Thấy gì chưa? Mọi người đều yêu bản thân họ và bạn cũng đang yêu bản thân mình, không có gì khúc mắc hay lạ lẫm ở đây cả. Thế mà chúng ta lại nhờ người khác nhận định về mình, phân tích cái gì là đúng đắn cho mình, ngờ xem người khác nghĩ gì về mình. Có điều gì đó bất ổn! Bạn có thấy thế không? Chúng ta…chúng ta cóc tin bản thân mình các bạn ạ. Chúng ta cóc tin, nhưng chúng ta vẫn yêu, rồi mâu thuẫn, rồi xung đột, rồi hối hận, rồi trách móc, rồi than phiền, phải không? Làm cái này, làm cái kia, cái đó ít tiền, cái này nhiều tiền, hãy thực tế, hãy… Đó, bạn thấy chưa, chúng ta đang bị dao động bởi những điều đó. Đó là lý do mà tôi dần dần ít thể hiện mình, ở Việt Nam, nơi mà mọi thứ tư tưởng mở ít được chào đón, tôi thà lẳng lặng âm thầm làm còn hơn là nói ra để bị công kích. Tôi nghe người khác nói và thu thập thông tin, tôi nghe người khác khuyên để nhìn nhận đa chiều, chứ tôi không có cần thêm những con người ngăn cản và nhút nhát và phán rằng tôi được làm gì hay không được làm gì.

Có một câu cứ vang mãi trong đầu tôi lâu nay: TẠI SAO XÃ HỘI VIỆT NAM LẠI RA SỨC HÙNG HỤC NGĂN CẢN TỰ DO HƠN LÀ KHUYẾN KHÍCH?

Hãy xem Bronnie Ware, một nữ y tá, đã ghi lại những điều mà những người sắp chết thường hối tiếc nhất. Để tôi nói 3 trong 5 điều mà họ thường hối tiếc nhất trong cuộc sống cho bạn biết nha:

* Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn
* Tôi ước có đủ dũng cảm để bày tỏ cảm xúc
* Tôi ước, giá tôi để bản thân được hạnh phúc hơn.

935776_640264762654658_699184750_n

Không phải tất cả, nhưng đa số, từ bao giờ chúng ta trở thành một bản thể hỗn tạp với rất nhiều thứ chắp ghép từ người khác? Mỗi nơi nhận một ít và chúng ta trở thành một nhân vật chả ra cái gì cả, chẳng có chút bản sắc, chúng ta chẳng có gì để người khác phải học, chúng ta quá mờ nhạt, chúng ta cũng chẳng hạnh phúc, chúng ta quá nhàm chán và vô vị… Rồi chúng ta cùng hội cùng thuyền với những người tầm thường mà ngày trước mình rất ghét, rồi chúng ta bắt đầu học những lý lẽ để biện hộ như những người cùng thuyền, rồi chúng ta thành một thành viên trong cái đám đông nhốn nháo đó.

Đi tư vấn cho tùm lum người, điều mà tôi nhận ra là: Chúng ta luôn tự biết mình cần gì và phải làm gì. Nhưng chúng ta thích hỏi người khác và tin tưởng ở họ hơn bạn ạ. Có lẽ đó là cách mà chúng ta nên làm theo vì sẽ có ít nhất một đồng minh cảm thông khi chúng ta thất bại hay thoái lui. Chúng ta không có cái tôi mạnh mẽ thực sự, chúng ta cũng chẳng biết chịu trách nhiệm với những gì mình nói và những gì mình làm. Chúng ta không thích trả giá nên chúng ta khoái “khỏe” hơn.

Người ta nói: Người Việt thông minh nhưng chỉ có chí khí khi nguy nan tới mà thôi. Lịch sử 4000 năm, lịch sử đoạt giải các kỳ thi Olympia rõ ràng là đã chứng minh điều đó, nhưng giờ thì hết rồi. Tự mãn, ích kỷ, tham tiền, vô cảm, lý thuyết, hình thức đã chiếm lĩnh đại đa số con người trên mảnh đất này, rồi từ bao giờ những điều đó trở thành chân lý chẳng hay?

Tố chất người Việt thì cả thế giới đã phải nể phục từ lâu nhưng lại chẳng có cơ hội phát triển. Dư luận ở mảnh đất Việt Nam này là một điều gì đó rất kinh khủng và đáng khiếp sợ. Đừng đụng đến dư luận nếu không muốn tan xác. Mà dư luận nơi đây thì lại giữ những quan điểm cổ hủ mà không cách chi có thể khai hóa cho được. Chỉ còn một cách duy nhất để tự lo cho bản thân mình, đó là: Đừng nghĩ gì về dư luận nữa. Mà dư luận là ai? Dư luận là những người xung quanh, những người mà cứ ra sức chửng tỏ nhận thức thấp của họ qua việc ngăn cản người khác sống một cuộc đời tự do. Có nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao họ có thể cảm thấy “bình thường” trong một môi trường và hệ lý luận cổ hủ đến vậy.

Việt Nam sẽ thay đổi tích cực nếu xuất hiện nhiều hơn những con người dám tin vào bản thân mình mà tạo cho đất nước những điều khác biệt, cho những người xung quanh những điều hữu ích. Mỹ có Benjamin Franklin, Nhật có Fukuzawa Yukichi thì Việt Nam cũng cần những anh tài dám tự tin, kiên định, dũng cảm và chịu khó cho một tương lai tươi sáng.

Tin vào chính mình, trả một cái giá và chịu trách nhiệm là những phẩm chất để tạo nên những điều khác biệt, chỉ có bạn mới hiểu rõ cái thế giới của chính mình. Vì rất có thể:

“Tất cả những thứ khác chỉ là những lời đồn đại không thể xác định, vô dụng, và có khả năng chỉ là dối trá.” – Terence McKenna

Và hãy nhớ:

“Con người thật của bạn không phải là con rối để cuộc đời đưa đẩy” – Alan Watts

 

-Lục Phong-
2/2/2014

Xem thêm:

 

 

Xinh và Đẹp khác nhau đấy

Tết nhất bị chết đuối trong mớ câu hỏi: “Người yêu đâu sao không dẫn về?” hay “Sao con ấy xinh thế mà không yêu?” và hàng tá thứ tương tự. Tôi thường hay trả lời: “Tại cô ấy chưa đẹp.” Nhân đầu năm mới, tôi xin chia sẻ chút quan niệm cá nhân về xinh và đẹp.

Xinh

Giờ nói xinh gái thì nhiều lắm. Chưa kể thành phố tôi là một trong những thành phố có nhiều gái XINH nhất cả nước – Hải Phòng. Chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, quay đầu nửa vòng thôi là đã lọt vào mắt tới 3 cô hàng xóm xinh xắn. Chưa kể giờ công nghệ trang điểm nhan nhản, quần áo kiểu cách tràn lan, đôi khi còn phát sinh ra cái bệnh gọi là “bội thực gái xinh”. Đấy mới là tính riêng trên đường phố thôi đấy. Còn số lượng hot girl ảo trên mạng giờ cũng đã “bão hòa” nhờ vào Camera360, Instagram và nhiều “chuyên gia trang điểm” khác.

Cũng nhờ đội ngũ đông đảo cái sự xinh ấy mà tôi rút ra được cái khuôn mẫu chung. Để được khen xinh dễ lắm. Miệng cứ phải chúm chím, mắt cứ phải lens – to mà vô cảm, da cứ phải trắng bóc màu bạch tạng, và vạn vật xung quanh khiến em như đang chụp hình lúc nhà đang cháy. Ai có “đầy đủ điện nước” (ngôn ngữ của dân soi hàng), biết uốn éo, biết khoe chỗ các anh muốn nhìn thì càng được tâng bốc lên tới hàng “hot girl” “xinh như hàn quốc” “làm người mẫu đi em ơi”.

Có lần tôi bắt gặp trên mạng một bức ảnh một cô gái trẻ ăn mặc thời trang, trang điểm kĩ càng cầm iphone tạo dáng trước gương chụp ảnh, phía sau xa xa là một bác gái khoảng 50 tuổi đang quét nhà, hoàn toàn không biết cô gái đang chụp hình. Caption của bức ảnh đó là: “Lâu lắm mới được chụp ảnh cùng với mẹ. Thương mẹ vất vả nhiều.” Vậy mà vẫn rất nhiều người vào bình luận khen vẻ đẹp của cô gái thay vì nhận xét về cái đắng của bức ảnh.

Thế nên giờ tôi thấy cái chuẩn mực XINH nó mất gốc rồi. Cái xinh ngày xưa chỉ là mặt ưa nhìn, ăn mặc ổn, đi lại nhẹ nhàng. Thế là xinh. Còn giờ nếu không phải từ cái khuôn kia ra thì có xinh mấy cũng chẳng ai thèm để ý tới.

Đẹp

ĐẸP thì tuy có liên quan tới XINH, nhưng ít, và thậm chí có phần đối lập, so với những chuẩn mực bây giờ. Bản thân tôi rất ít khi khen ai đẹp. Vì ĐẸP của tôi là đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong thái độ đối nhân xử thế kìa. ĐẸP là từ cái tâm phát ra ngoài, là để cảm, chứ không phải là cái nhìn lướt qua rồi bình phẩm.

Nói nghe thì có vẻ trừu tượng, nhưng thực ra cũng dễ hiểu lắm. Một cô gái được đúc từ khuôn hạng AAA đi xe máy lách qua một cụ già đang sang đường, vừa lách vừa chửi những lời tục tĩu vì cụ làm vướng đường, và một cô gái ăn mặc giản dị dìu cụ qua đường, bạn thấy ai đẹp hơn?

Mẹ tôi đẹp. Dễ hiểu thôi, một người phụ nữ chấp nhận đón chịu cơn đau xé gan xé thịt, chấp nhận bao ngày tháng kiêng khem những thứ khao khát được ăn, chấp nhận phá hỏng dáng dấp thon thả ngày nào để tôi được ra đời, rồi chấp nhận chịu cực khổ nuôi nấng tôi nên người. Với cái TÂM đó, bảo sao mẹ của mỗi người không là đẹp nhất. Đấy, ví dụ tiêu biểu nhất về một người ĐẸP đấy.

Xinh và đẹp

Tôi nói ĐẸP có liên quan tới XINH là bởi, phàm cứ hễ ai có cái TÂM đẹp thì cái “chất khí” họ toát ra ngoài khiến trong mắt mọi người, họ XINH, dù bề ngoài của họ không được ưa nhìn cho lắm. Và, cũng phàm những ai đã thuộc nhóm “mọi người” ấy lại không thèm để ý tới nhóm người khuôn đúc bên trên.

Và đây là phần đối lập: XINH thì nổi bật nhanh chóng, còn ĐẸP thì phải tiếp xúc, phải cảm mới thấy. XINH thì tự PR, ĐẸP thì hữu xạ tự nhiên hương. XINH mà không ĐẸP thì hấp dẫn những thằng muốn hút cạn cái thân xác mĩ miều, hút xong thì cũng.. mất hút luôn. Còn ĐẸP mà (có thể) không XINH thì vẫn được những người chân thành xin kết hôn với cái TÂM của người ĐẸP.

Người ta biết vì sao mình thích người XINH: Vì vòng eo, vì khuôn mặt trái xoan, vì da trắng. Còn đứng trước người ĐẸP, người ta sẽ thấy có gì đó mơ hồ, cuốn hút từ một người có diện mạo rất bình thường. XINH thì đáng để lướt mắt qua rồi quên, ĐẸP thì khiến người ta cứ nhớ, một nỗi nhớ mơ hồ, nhưng đậm. XINH mấy thì nhìn mãi cũng chán, rồi cũng tới ngày cái XINH nó hết hạn. Còn TÂM đã ĐẸP thì như bị mê hoặc quên ngày tháng.

Như đã nói, XINH giờ nhiều, mà ĐẸP, tôi tin rằng, cũng nhiều không kém. Cái chính là có nhìn thấy được cái ĐẸP của những người xung quanh không thôi. Hai vợ chồng già trong cảnh nghèo khó vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đó là hai người ĐẸP.

Từ trước tới giờ, tôi không có thói quen tìm kiếm con gái XINH để ngắm. Lướt web hay đi đường, đập vào mắt thì nhìn, không thì thôi. Với lại giờ tôi cũng đã có người con gái ĐẸP trong tim mình.

Kìa Con Chim

Xem thêm

💎 Điều duy nhất chúng ta cần làm là tập trung vào bản thân (đặc biệt là đàn ông)

Bạn thật sự giàu có khi nào?

Photo: Florian Poulin

 

Tôi muốn viết một cái blog dịp trong đêm cuối năm về sự giàu có (nhưng thực ra thì nó đã được viết từ trước đó, chờ tới lúc mới up lên cho có vẻ kịch tính thôi). Giàu nghèo là vấn đề được bàn đến muôn thuở, từ cái thời còn có con chim ăn một quả khế trả nguyên cục vàng. Con chim ấy còn thông minh đến mức độ biết là nó chỉ chở được một túi đầy ba gang vàng không hơn. Giống chim ấy có thể vì lông đẹp quá mà bị săn bắt nhiều gây ra tuyệt chủng cả rồi. Dù sao thì giống chim ấy có tuyệt chủng hay chưa cũng không liên quan đến việc cái entry này dài thật là dài!

Cuộc sống cứ đổi thay: Tại sao các câu truyện (chứ không phải khoa học) giải thích về thế giới

Photo: Bonnie Mably

 

Hôm nọ tôi đọc được bài viết này trên The Atlantic. Và tôi nhớ đến trong buổi học cuối cùng của lớp Vẽ Kể Chuyện, có một bạn đã hỏi chúng tôi về chuyện cậu có nên bỏ học đại học hay không. Tôi và But Chi đều khuyên cậu không nên bỏ, vì thời gian còn lại còn ngắn, vì đôi khi ta phải cho mình biết ta có thể kiên nhẫn đến đâu. Dẫu vậy, khi nghĩ lại về mọi việc, đôi khi chúng ta cũng phải liều để biết ta có thể làm được gì. Và đó chính là một phần lý do tôi quyết định dịch đoạn viết này của Jennifer Percy, một nữ tác giả trẻ, còn chưa ra cuốn tiểu thuyết đầu tay (dự định sẽ ra vào tháng Sáu). Tôi luôn thích những bài viết kể về cuộc đời chính mình của các tác giả, bởi vì đó là cách họ nói về tất cả chúng ta. Và tất nhiên, tôi muốn dịch bài này để chia sẻ với tất cả các bạn học viên của Vẽ Kể Chuyện, những người đã cùng chúng tôi tin “Thế giới được tạo ra từ những câu chuyện.”

 

Những bài học cha dạy tôi thời bé đều chỉ xoay quanh khoa học. Cha là một nhà vật lý học nghiệp dư và chỉ nhìn thế giới qua lăng kính ấy. Tôi nhớ cha nói rằng chúng ta đều được tạo thành từ bụi sao, rằng các nguyên tử trong cơ thể chúng ta đã khởi nguyên từ các vì sao hàng triệu năm trước. Hoặc, nếu chúng ta bước vào một lỗ đen, chúng ta sẽ biến thành một dòng hạt hạ nguyên tử như thế nào. Tôi nhớ cha đã bảo chuyện suy giảm áp suấttrong vũ trụ quan trọng, rằng mắt ta sẽ lòi ra khỏi tròng như ra sao.

Thế giới tự nhiên là một phần lớn lao trong tuổi thơ tôi. Chúng tôi sống ở vùng nông thôn Oregon, giữa những ngọn núi và sa mạc, dân cư không được lấy làm đông đúc. Chúng tôi hưởng cuối tuần giữa hoang dã. Đêm rất đen, và hàng đêm, chúng tôi ra ngoài, nhìn qua ống viễn vọng lên những vì sao. Nhưng với cha đó không phải là những vì sao. Cha gọi chúng là “những mặt trời đang tàn lụi.”

Nếu tôi làm cháy một cái bánh quy hình người trong lò, và khóc lóc với cha vì chuyện ấy, cha đáp, “Chà, một ngày nào đó mặt trời sẽ phá hủy trái đất. Và chúng ta sẽ như cái bánh quy hình người đó thôi.”

Suy luận khoa học đó làm tôi khiếp hãi – nhưng cha tìm thấy sự an ủi trong việc đi tới các vì sao. Cha trốn khỏi lãnh địa rối rắm là sự tồn tại của nhân loại, thứ cha gọi là “thực tế hỗn loạn” hoặc “rắc rối nhân sinh.” Khi bạn hình dung rằng chúng ta chỉ là một phần của tảng đá, những mối lo bé nhỏ trở nên chẳng đáng bận tâm. Cha đặt một tấm hình trên bàn làm việc, chụp từ kính viễn vọng Hubble, nhìn từ xa giống như hình dạng của các ngôi sao – nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thì đó không phải là sao, đó là toàn bộ các dải ngân hà. Cha tôi thấy rằng, hãy hình dung trái đất tí hon giữa những dải ngân hà đó – đột nhiên, một ngày bất hạnh, công việc rắc rối, chúng biến mất.

Thế nhưng, tôi thấy sự bao la khủng khiếp đó của vũ trụ thật đáng sợ. Anh trai tôi và tôi, như nhiều đứa trẻ khác, định hình tính cách từ việc sục sạo các cuốn sách mình có ở nhà, và chúng tôi chỉ có hai loại sách: sách vật lý hoặc sách Stephen King. Cả hai đều đáng sợ. Vì thế chúng tôi phải chọn nỗi sợ nào làm mình thích hơn – nỗi kinh hoàng trước vũ trụ hay nỗi kinh hoàng trước gã hề sống trong máy khâu và toan giết bạn. Tôi nghĩ anh trai tôi đã chọn Stephen King và tôi chọn Stephen Hawking.

Tôi theo đuổi sự nghiệp khoa học, và thời học đại học, tôi đã học ngành vật lý. Tôi đã làm việc với những người đã làm ra Mars Rovers (cỗ máy chạy được trên bề mặt sao Hỏa) và hiểu được đặc tính của tinh thể và lái máy bay giảm trọng lực qua vịnh Mexico, tưởng tượng họ đang thực hiện cú nhảy không gian. Nhưng tôi chẳng hề vui.

Ngôn ngữ của khoa học không làm tôi thỏa mãn. “Điều khó hiểu nhất của vũ trụ là nó khó hiểu,” Einstein từng nói. Nhưng tôi không nghĩ mối quan hệ của loài người là hoàn toàn dễ hiểu. Chúng có thể được tách bạch ra từng khoảnh khắc ngắn ngủi tươi đẹp, nhưng rồi chúng có thể thay đổi. Không giống như thí nghiệm khoa học với các thông số đảm bảo, nghiêm khắc, cuộc sống của chúng ta là vô hạn và bất định. Và chẳng bao giờ có phần kết của câu truyện cả. Chúng ta cần nhiều hơn khoa học – chúng ta cần truyện kể để nắm bắt lấy sự phức tạp ấy, sự không thể hiểu nổi ấy.

Và đây chính là vấn đề cơ bản của việc viết ra các tác phẩm phi hư cấu. Mọi người hỏi, “Sao bạn có thể viết về tiểu sử của người khác? Làm thế nào bạn mô tả đầy đủ được?” Chà, thì bạn có làm thế đâu. Đó là kỹ năng. Có những khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng mảnh nhỏ, chúng kết tinh lại mọi thứ – nhưng chúng là một phần của một điều gì đó lớn hơn luôn thay đổi và biến động. Thậm chí nếu bạn viết một cuốn tự truyện, bạn chỉ có thể nắm bắt được một chút mẫu nghiệm của cái bản thể lớn hơn. Bạn sẽ không bao giờ thâu tóm hết toàn bộ cuộc đời trên trang sách, bởi vì cuộc sống cứ luôn thay đổi.

Dù sao đi nữa, tôi đã bắt đầu viết lách thay cho việc đi học theo yêu cầu. Tôi viết về nước Nga vì tôi đã trải qua mùa hè năm ấy ở trên Vòng Bắc Cực nghiên cứu cây cối, cá và trái thông và dân Nga đã không làm tốt việc giữ cho mọi thứ trên đó sống sót như thế nào. Nơi ấy thật phi thực. Không bao giờ tối. Vodka tràn trề. Tôi đem lòng yêu anh chàng người Mỹ kia và chúng tôi hẹn hò – dù hẹn hò ở đó tức là sao đi nữa – nhưng tôi không bao giờ có thể nói cho anh ấy biết tôi yêu anh ấy nhiều như thế nào. Tôi chỉ chết mòn đi trong tâm khảm. Vì thế tôi phải viết về anh ấy để làm cho anh ấy, có thể, làm cho anh ấy bớt quyền năng hơn và cũng để anh hiểu sự điên rồ mà tôi cảm thấy. Và tôi đã viết. Quả thực là tình yêu đã khiến tôi viết. Tôi bắt đầu đọc James Joyce, Virginia Woolf và C.S. Forester, và tôi thấy mình là con người hoàn toàn bình thường trong những cuốn sách ấy. Có một vị giáo sư, David Price, và ông ấy đã giảng thật hay về văn chương. Các nhân vật sinh động tới mức như họ đang dạo quanh phòng cùng chúng tôi. Ông giới thiệu cho chúng tôi một truyện ngắn tên là “The Ledge” của Lawrence Sargent Hall. Đó không phải là một tác phẩm nổi tiếng, dù nó có xuất hiện trong một số tuyển tập, cũng như trong Những truyện ngắn Mỹ hay nhất thế kỉ, do John Updike biên tập. Nó kể về một ông già đánh cá đã rời khỏi cái giường ấm áp của bà vợ để đi săn vịt biển với con trai. Ông đã hứa với con là sẽ đi săn. Cuối cùng, khi họ tới nhặt con vịt đã bị bắn chết trên cát, con thuyền đã bị cuốn trôi ra biển và họ mắc kẹt lại với nhau, nước dâng lên, và họ chờ chết.

Nói lại lần nữa, tôi lớn lên ở một vùng đất mà tự nhiên luôn chế ngự cuộc sống của mình, luôn thâm nhập vào cảm giác của tôi – dù về nghĩa đen là sự hoang dã, hay về nghĩa bóng qua những bài giảng khoa học của cha. Và truyện “The Ledge,” với dòng thủy triều chết chóc, xâm lấn dâng cao, đã tác động sâu sắc tới tôi. Nó giúp tôi định hình những câu hỏi quanh việc vũ trụ mênh mông và khủng khiếp tồn tại song song cùng thứ tình yêu thông thường hay các tình huống xảy ra mỗi ngày như thế nào. Câu chuyện để lại cho chúng ta hình ảnh của lão đánh cá bị bắt lấy một cách không thương tiếc giữa hai thế giới. Nó đúc nên một câu hỏi đã trở thành ám ảnh, theo tôi vào trong những gì tôi viết: chuyện gì sẽ xảy ra cho nhân vật của bạn khi tự nhiên và con người va đập vào nhau dữ dội. Trong đoạn viết tôi chọn ở đây, người cha đã nhấc bổng con trai ông lên vai. Biển đang dâng. Con chó đã chết. Con thuyền đã trôi. Khi nước dâng ngập ủng của ông, mọi thứ như đi đến tận cùng, và vùng nước ông thông thạo và tưởng đâu đã biết rõ và khống chế được, giờ đang trở nên kinh khủng. Đó là hình ảnh của lễ rửa tội, nhưng là rửa tội trước khi chết. Đây là điều sẽ xảy ra tiếp:

“Cậu con trai đã làm cho ông điều tuyệt vời nhất có thể làm trong lúc ấy. Cậu còn quá  nhỏ để hiểu trọn nỗi kinh hoàng, nhưng cậu cũng đủ lớn để biết có những điều vượt quá khả năng kiểm soát của bất cứ ai. Cậu đã làm điều cậu có thể, bằng việc tin tưởng hoàn toàn điều cha mình làm, và không thắc mắc gì thêm.

Người đánh cá, bị biển làm cho hoảng loạn tận tâm can, nhắm chặt mắt trước màn đêm vô tận.

“Chúng ta bơi chưa?” cậu bé hỏi.

Người đánh cá nói không nên lời. “Chưa đâu,” ông đáp. “Vẫn chưa đâu.”

Người đánh cá đã phạm phải sai lầm chết người, cậu con vẫn giữ lòng tin tưởng vào cha mình. Việc chọn giữ lấy hi vọng hão huyền ấy, điều mà chẳng ai thực sự tin tưởng cả – họ đều biết rằng họ không thoát nổi, thật đẹp đẽ. Chúng ta phải giữ lấy tình yêu ấy để giữ cho nhân loại còn sống sót đến ngày nay, thậm chí cả khi nước dâng lên ngập quá miệng ta, tràn vào phổi ta và đưa ta về phía cái chết.

Chúng tôi không bao giờ biết mình sẽ phản ứng ra sao trong những tình huống đặc biệt. Chúng ta có thể bước vào thế giới, đóng bất cứ vai diễn nào chúng ta chọn để đóng, nhưng có thể sẽ có một thời điểm mà việc đóng vai không thể tiếp tục nữa. Người đánh cá và cậu con trai đã đóng vai đến tận cuối. Nhưng độc giả biết chính xác chuyện gì đang xảy ra – và có thể thấy được dòng độc thoại nội tâm, những suy nghĩ và biểu hiện cơ thể cho thấy ông đã khiếp sợ, và ông đã thất bại. Họ không chỉ chết giữa biển – họ còn biến mất vào trong biển. Hall đã nói lên được một điều từ đó. Cái chết xảy ra bên ngoài sân khấu, và chúng chỉ thấy điều xảy ra sau đó – đó là một kỹ thuật mà Flannerry O’Connor cũng từng dùng trong các khoảnh khắc bạo lực kinh khiếp, bởi chuyện xảy ra trong tưởng tượng thường kinh hoàng hơn sự thực. Nhưng hình ảnh mà chúng ta có được, hình ảnh ở lại trong tôi mãi mãi, là con sao biển bám lấy ủng của người đánh cá. Thậm chí cả con sao biển vẹo vọ kia cũng chế ngự được con người đó. Thật là một khoảnh khắc đáng thương hại của loài người.

Nhưng đó không phải là dư âm của truyện. Mà phải là những lời của người đánh cá nói trước khi nước tràn vào phổi ông và giết chết ông. Con trai ông hỏi đã đến lúc bơi chưa. Và tất cả những gì người đánh cá đáp chỉ là, “Chưa đâu. Vẫn chưa đâu.” Tôi hình dung đó là điều tất cả chúng ta đều nghĩ khi phải đối mặt với sự hữu hạn của mình và tôi thích cách chúng ta có thể thấy rằng người đánh cá đã đính chính lại suy nghĩ của ông – làm nhẹ đi chữ “Chưa đâu” thành “Vẫn chưa đâu.” Chữ “vẫn” có ở đó vì chúng ta biết cái chết là không tránh khỏi nhưng ông vẫn van nài thêm một chút xíu thời gian để ở với con trai. Chúng ta nghe những lời này vang vọng trên phần giấy trắng. Hall đã để chúng trở thành bất tử theo một cách riêng.

Để tiếp tục câu chuyện, ngôn ngữ của vật lý không giúp tôi nối liền khoảng trống. Có một sự trống rỗng mà vật lý học không giúp tôi xóa tan đi được. Nhưng các câu truyện thì có. Trò chuyện với mọi người là chưa đủ, nhưng nếu tôi có thể bước vào một thế giới, và được giữ chặt ở đó trong vòng tay của nó, thì tôi có thể mời những người khác cùng bước vào trong thế giới ấy. Vậy là tôi đổi ngành học của mình từ Vật lý sang Anh ngữ. Tôi nghĩ mình thực sự đã khóc khi nộp đơn – thật đáng sợ khi phải từ bỏ mọi kế hoạch và bắt đầu một điều mới. Nhưng tôi đã đủ khả năng viết ra những điều thật quan trọng mà tôi chưa từng có thể nói ra trước đó. Và, tất nhiên, đó chính là công việc của văn chương. Trong truyện ngắn của Chekhov, “Nụ hôn”, có một khoảnh khắc đổ bóng lên tâm trí của nhân vật chính – khoảnh khắc của nụ hôn – nó diễn ra mà không cần tới bất cứ sức mạnh hay ý nghĩa đặc biệt gì anh từng nghĩ tới. Câu chuyện kết thúc ở đó. Tôi nhận ra mình thường cảm thấy như vậy: Khi tôi cố để giao tiếp với mọi người thì cây cầu không phải lúc nào cũng được nối. Viết lách là điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy mình có thể tạo ra một mối liên hệ chuyển động cả về hai phía, một con đường hai chiều giữa tôi và toàn bộ phần còn lại của thế giới.

 

Phương Huyên

Nếu bạn muốn… trước hết hãy…

*Photo: Henry Liu

Nếu bạn muốn được yêu thương, trước hết hãy yêu thương lấy chính bản thân bạn

Bạn nên nhớ, trừ bố mẹ bạn ra, chẳng ai yêu bạn hơn chính bản thân bạn. Đừng tin vào mấy câu lãng xẹt kiểu “Anh yêu em hơn chính bản thân mình” hay “Anh có thể chết vì em”. Đợi khi nào chết hãy tính nhé, còn hiện tại, hãy tự nhủ với mình, người đầu tiên bạn cần yêu quý, cần kính trọng, cần chăm sóc, cần một mực quan tâm ân cần, là bản thân bạn.

Nếu bạn không yêu lấy chính mình, hỏi xem liệu có ai dám yêu bạn?

Vậy như thế nào là yêu chính mình?

Thật lòng mà nói, tôi không có cái ý định lên mặt dạy đời mọi người là phải ăn uống đầy đủ, rồi tập thể dục, rồi đi ngủ sớm, rồi còn vài điều nữa. Mấy cái này bạn có thể tìm trên Google, trên đó có nhiều lắm. Còn ở đây, tôi chỉ nói đơn thuần thế này thôi.

Yêu bản thân mình là không chiều chuộng nó một cách quá đáng nhưng cũng đừng quá khó khăn với nó.

Bạn có thể ăn thật nhiều đồ ăn ngon, nhưng đừng quên lưu ý cân nặng của mình. Bạn có thể ngủ thật muộn để xem vài bộ phim, đọc vài cuốn sách, và hoàn tất nốt công việc, nhưng đừng có ngày ngày tháng tháng làm như vậy, không thì một ngày nào đó của khoảng hơn chục năm sau, bạn sẽ hối hận tột cùng.

Bạn có thể suy nghĩ hơi nhiều một chút, hơi nhạy cảm và cũng đôi khi suy tư, nhưng hãy nhớ, cái gì qua rồi hãy để nó qua đi, quá khứ mãi chỉ là quá khứ, cái bạn cần trân trọng là hiện tại.

Yêu bản thân mình chẳng cần cái gì to tát quá đâu, đôi khi, vài thứ nhỏ nhỏ xinh xinh như xúng xính quần áo mới, trang điểm thật nhẹ, và đi xem phim cùng với mấy đứa bạn thân. Hoặc giả, tự thưởng cho mình bằng một bữa cơm tự nấu, một món đồ trang sức, hay cặm cụi cắm một bình hoa thật đẹp trong phòng.

Khi yêu bản thân mình rồi, bạn sẽ thấy mọi điều xung quanh thật đáng yêu đến kì lạ. Thật đấy, tin tôi đi!

Nếu bạn muốn có một công việc ổn định, một sự nghiệp sáng lạng hay đơn giản là có thật nhiều tiền; trước hết hãy gắng nỗ lực hết sức, học tập và làm việc thật chăm chỉ.

Tại sao? Bởi thời gian qua đi rồi chẳng cách nào quay lại được, đừng lúc nào cũng “Giá mà..” hay “Ước gì…” bạn nói như vậy mãi không chán sao? Bạn có biết câu nói “Tiền ở đầy đường, nhưng tiền không dành cho người thiếu quyết tâm và lười biếng.” Tại sao tiền ở đầy đường, bởi vì ở đâu cũng có cầu, mà có cầu thì cần cung, và thị trường là gì? Là có cung và có cầu. Đơn giản nhỉ?

Thì tất nhiên là khá đơn giản. Tuy nhiên, đủ quyết tâm và nỗ lực hay không thì lại là lựa chọn của bạn thôi. Từng có một người bạn nói với tôi rằng “Thầy tớ bảo bất cứ startup nào cũng thành công, nhưng quan trọng là người dẫn đầu có dám đi đến tận cùng hay không thôi.” Quá chuẩn! Quan trọng là bạn. Bạn muốn, đúng vậy. Nhưng nếu muốn hãy chuẩn bị sẵn quyết tâm, nỗ lực và đảm bảo bạn đủ dùng chúng đến khi chúng thành công.

Nếu bạn muốn cái này cái nọ, thì đừng nằm đó lười nhác, hãy nhấc mông dậy và nỗ lực để có được nó. Không biết bạn đã có hay không nghe qua câu ranh ngôn đời mới:

“Nếu có một thứ gì đó tự nhiên từ trên trời rơi xuống thì 99% đích thị là… phân chim, 1% còn lại sẽ là nước mưa, máy bay rơi, túi rác hoặc nước thải của những người thiếu ý thức trút xuống.” – Khuyết danh

Đó, bạn còn muốn nằm một chỗ, lười nhác lăn qua lăn lại và cái miệng thì há rộng đợi phân chim rơi vô miệng không? Chắc chắn câu trả lời là không, có điên mới muốn điều đó. Có phải bạn đang nghĩ như vậy không?

Đúng vậy, bạn là con người, có đầy đủ chân tay mũi miệng, được cha mẹ nuôi lớn tới ngần này, biết đủ chữ để đọc hết bài viết này. Chính vì vậy, nếu muốn, đừng than thở trách thân trách phận, nếu muốn, đừng ngồi đó ỉ ôi đau tai nhiếc óc, nếu muốn, đừng có mà ngồi đó nữa, bạn không chán à? Đứng dậy, lên kế hoạch, chuẩn bị tất cả những điều tốt nhất, đợi hạt mầm may mắn rơi xuống, đâm chồi nảy lộc, và sau đó, bạn sẽ may mắn đến tận cuối đời. Đó là bí mật của may mắn và cũng là bí mật của hạnh phúc.

Bạn tin không? Nếu bạn tin thì thực hiện thôi, còn chần chừ gì nữa. Còn nếu bạn không tin thì hãy thử làm rồi sẽ biết là sai hay là đúng.

 

 Như Nhiên

3 nguyên do dẫn đến một cái tết buồn

Photo: Ngọc Diệp

 

Nhiều người trẻ không còn cảm thấy hạnh phúc khi đón tết. Ngày tết trở nên nhạt thếch, nhanh đến và nhanh đi mà chẳng để lại chút hương vị gì. Những niềm vui của cái tết cổ truyền trở nên xa xỉ giữa xã hội kinh tế thị trường. Giá trị vật chất thay thế giá trị tinh thần và người trẻ lạc lối ngay trong cảm xúc của chính mình.

Bài viết dành cho những người cảm thấy cái tết ngày nay buồn chán và nhạt thếch. Những ai thấy tết vẫn vui tươi, sung sướng như ngày nào xin không cần đọc làm gì cho mất thời gian. Có 3 nguyên do chính dẫn đến cái tết buồn. Đó là hiệu ứng con vịt mới nở, tết không đoàn viên và kỳ nghĩ xả hơi xì hơi.

Tết không đoàn viên

Một người xa nhà nhiều năm sẽ rất hạnh phúc khi có dịp về quê thăm gia đình, ông bà, cha mẹ, cùng cha mẹ nấu bánh chưng, ăn những bữa cơm đoàn viên. Ngược lại những người quanh năm ở bên gia đình sẽ không thấy giá trị của những giây phút người thân bên nhau. Với họ, ngày tết cũng giống như ngày thường. Không hẳn là buồn chán nhưng cũng chả có gì vui.

Hiệu ứng con vịt mới nở

Một con vịt mới nở ra sẽ xem những thứ nó nhìn thấy đầu tiên là chuẩn mực và đẹp đẽ nhất. Con người cũng thế, những ký ức về ngày tết cũ thường được họ mặt định là chuẩn mực, lệch khỏi cái chuẩn mực đó là mất dần đi cái đẹp. Tết vui của 8x là bánh chưng xanh, câu đối đỏ. Tết vui của 9x là súng pháo, đạn diêm, ngồi quán nét. Tết của 10x có thể sẽ là laptop, iphone, galaxy tab…Rồi một ngày 1x, 2x, 3x đón tết bằng bánh chưng xanh, câu đối đỏ, các bậc cha mẹ 10x sẽ lắc đầu buồn cho cái tết “xưa” của họ. Có thể lắm chứ.

Kỳ nghỉ xả hơi… xì hơi

Với một số bạn trẻ, tết là kỳ nghỉ xả hơi, đều này đúng với lứa tuổi 12 năm mài mông trên ghế nhà trường. Đại học thì không tính vì nếu thích, họ có thể đặt mông mình ra khỏi ghế mà không phải nhận bất cứ hậu quả nào đại loại như bị bêu tên trước cột cờ. Và bởi vì lứa tuổi Đại học tương đối thoải mái trong chuyện học hành cả năm nên họ cũng sẽ không quá thiết tha chuyện nghỉ xả hơi cuối năm giống như lứa tuổi đàn em. Tết với học sinh là cứu cánh còn với sinh viên chỉ đơn giản là những ngày nghỉ bình thường.

Tìm nguyên nhân để mò giải pháp. Nguyên nhân của cái tết buồn đã ở trên thì giải pháp cũng không khó tìm. Cuộc sống luôn có quy luật bù trừ để chúng ta tận dụng. Muốn cái tết thoải mái nghĩ ngơi thì hãy làm việc chăm chỉ cả năm để biết quý những ngày tết hiếm có. Suốt tháng chết chìm trong tòa nhà sắt thép công nghệ thì cuối năm hãy về quê thả hồn với ruộng nương, xóm làng…

Tết ngày nay đã thay đổi nhiều, nhưng tết không buồn vì sự thay đổi của chính nó. Tết buồn là vì sự thay đổi trong tâm hồn mỗi người.

 

Thân Anh Việt

Năm mới và về ước mơ!

Photo: National Park Services

 

Dream? Ước mơ? Đam mê? Niềm yêu thích? Niềm hi vọng? Sự ao ước?

Tất cả chúng là một. Hôm nay tôi không muốn định nghĩa thành công, tôi muốn nói đến ước mơ. Tản mạn về một chút ước mơ của mỗi người.

Hôm nay là mùng 1 tết, tôi muốn nhắc lại những lời chúc: Mã đáo thành công, tiền vô như nước, sức khỏe dồi dào, vui vẻ và gặp nhiều may mắn.

Nào, hãy thử đào sâu một chút vào đây, những lời chúc tụng. Lời chúc? Chúng ta có những lời chúc “thủ sẵn” để đáp trả lại bất cứ những lời chúc nào khác và những bao lì xì đỏ chót. Rồi, thấy gì chưa? Chúng ta có! Chúng ta có ao ước, chúng ta có mong muốn, nói đúng ra là: Chúng ta có ước mơ! Chúng ta có các bạn ạ! Nên xin đừng “giả vờ” rằng chúng ta chưa từng có.

ƯỚC MƠ?

Ước mơ, ước mơ! Chẳng cần xa xôi hay cao siêu đâu. Vì:

“Những thứ cao siêu chưa chắc là những thứ vĩ đại. Nhưng những thứ vĩ đại thì lại giản dị đến vô cùng.” – Khuyết danh

Không nhất thiết phải là gì đó xa vời. Ước ao có một vóc dáng đẹp, ước ao học giỏi nhất lớp, ước ao được lái xe đi khắp miền đất nước, ước mơ xây một ngôi chùa, ước mơ đi dạy học và làm giáo dục, ước mơ trở thành một vũ công, ước mơ trở thành một họa sĩ, ước mơ một đất nước văn minh hơn, ước mơ được đặt chân lên những mảnh rừng ở phương Tây, ước mơ được ngủ một đêm với các bộ tộc da đỏ, ước mơ được giăng buồm đi ra khơi hay thậm chí ước mơ thay đổi thế giới đi nữa… Hãy cứ mơ đi, chúng ta được phép và cần thiết làm điều đó.

Chúng ta khoái điều đó! Chúng ta luôn chúc nhau những điều tốt đẹp để đạt được một cuộc sống “như mơ”. Đã bao lâu rồi những lời chúc tụng, những ước mơ chưa được chạm vào nhỉ? Đã bao lâu rồi chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ chúc tết xã giao!

Ước mơ, nó giống như một đứa con của mỗi người vậy. Nếu bạn có một ước mơ, bạn sẽ phải bận tâm nhiều về nó đấy, bạn sẽ rất bức rứt khi rời xa hay bỏ rơi nó đấy. Một đứa con, và chúng ta vứt nó ngoài bìa rừng rồi “nghĩ rằng” mình có thể quên nó sau một giấc ngủ, “nghĩ rằng” có thể sẽ sung sướng hơn khi không tốn công nuôi nó. Chúng ta “nghĩ rằng” và “tưởng” quá nhiều.

Để tôi nhắc cho bạn nhớ, một gia đình nghèo khó chưa chắc là đau khổ, nhưng một gia đình vứt đi đứa con của mình để làm nhẹ đi gánh nặng cơm áo mới là đau khổ, chúng ta chắc hẳn đã có lần hiểu được điều này trong những bộ phim mà người mẹ hay người cha bỏ đi người con của mình chứ? Kết quả có phải chỉ là những nỗi hối hận và tự trách? Có phải kết quả là không dám nhìn lại người con của mình sau bao năm xa cách mà giờ đã đong đầy tình cảm với cha mẹ mới? Kết quả có phải là mong được người con tha thứ? Kết quả có phải là bây giờ người con của mình chẳng còn tình cảm gì với mình nữa? Hãy nghĩ về điều đó một chút…

Tôi chợt nhiên nhớ ra một câu nói rất nổi tiếng:

“Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ.” – Tony Gaskins

Theo quy luật 80/20, thì trong 1000 người chỉ có 200 người có ước mơ, 800 người còn lại không có (chắc là cố tình quên). Trong 200 người có ước mơ chỉ có 20% của 200 người (40 người) dám “làm thử”. Trong 40 người đó chỉ có 20% của 40 người là dám theo ước mơ cho tới cùng (khoảng 8 người). Nói vậy thôi, chứ đây chỉ là con số trung bình của thế giới. Với Việt Nam có lẽ, con số thực tế thấp hơn vậy nhiều…

Nhiều khi tôi nghĩ, có quá nhiều lý lẽ để chúng ta ngừng làm và biện hộ, nhưng lại có quá ít lý lẽ để chúng ta BUỘC PHẢI LÀM CHO BẰNG ĐƯỢC. Đó phải chăng là một vấn đề cấp bách, quan trọng mà chúng ta phải hiểu?

THÀNH CÔNG?

Có nhiều người hay nói “lỡ như”. Lỡ như không được thì sao? Lỡ như thất bại thì sao? Số khác phòng thủ bằng nhiều cách để khi “lỡ thất bại” vội vã chui vào căn phòng được in sẵn hai chữ “an toàn”. Chúng ta là vậy, thích an toàn, lỡ không được thì cũng không sao vì đã “thủ sẵn”. Đó là cách mà chúng ta nói với người khác: “Tôi đã thử rồi, tôi đã làm vài lần rồi, tôi đã làm nhiều lần rồi.” Đó là lý do chúng ta chấp nhận yên phận quay về những thứ thường nhật cho khỏe.

Đừng, đừng như thế, bạn sẽ nhìn thấy đứa con của mình đang chăm học, bạn hi vọng nó sẽ học giỏi, bạn sẽ mong nó làm bạn tự hào, bạn vẫn cứ nghĩ nó sẽ có một tương lai tươi sáng, rồi đột nhiên bạn mệt mỏi với cuộc sống, bạn không làm nữa, bạn không chu cấp cho nó nữa, thế là đứa con đói kém phải lăn ra đường để kiếm cơm thay vì dùi mài tài năng, từ đó nó lấm lem mặt mũi với bụi đất, rồi thì đã không còn những hình ảnh và niềm hi vọng nữa. Bao nhiêu niềm hi vọng mất đi theo cách đó?

Bởi thế, thôi, khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi dưỡng sức, rồi mọi thứ sẽ ổn, rồi bạn sẽ có lại sức khỏe tiếp tục thực hiện những điều tốt đẹp. Nếu có ai đó nói bạn NGU thì hãy gật đầu và bảo: Ừ, tao N.G.U (Never give up). Nhớ, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ…!

Có ai đó nói với tôi, nếu họ thực sự không thành công sau cả đời dấn thân thì sao? Thì tốt chứ sao! Điều đó chúng minh nó là một ước mơ lớn nên bạn không thể hoàn thành nó trong một đời người. Giả như việc thay đổi thế giới hay tạo ra một làn sóng mới cho thế giới… Rất có thể chúng ta sẽ không làm kịp trong đời mình, song những điều chúng ta làm dù gì cũng tạo thành một làn sóng, một khởi đầu cho việc gì đó. Hãy nhớ lại những người đã đấu tranh cho dân quyền, đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc và màu da… Họ không lãng phí công sức, họ mở đầu một thế giới mới, chẳng phải chúng ta có được cuộc sống yên bình như thế này là bắt đầu từ những ước mơ tưởng như xa xôi kia sao?

Tôi thiết nghĩ giống như Lão Tử:

“Thành công là vấn đề không quan trọng bằng chuyến hành trình đi đến nó.″ – Lão Tử

Vấn đề quan trọng là được sống trong “dòng sự sống” đó, được sống trong “ý nghĩa cuộc đời”. Giống như việc ta đi tắm biển vậy, chúng ta có biết bơi về đâu giữa dòng mênh mông, nhưng chúng ta thích cái cảm giác được đắm mình trong dòng nước đó mỗi ngày, điều đó là quan trọng hơn cả.

Nói vậy chẳng phải là chúng ta sống chẳng có mục tiêu để rồi không biết cảm giác mãn nguyện khi thành công là gì. Chúng ta nên chia thành công ra nhiều mức độ. Thành công lớn – dài hạn, thành công nhỏ – ngắn hạn, như những cầu thang ấy. Đó là lúc chúng ta có thời gian đạt được những thành công nhỏ vừa đủ để cảm thấy vui, vừa đủ để tận hưởng cuộc sống, vừa đủ để dung hòa với những thứ xung quanh mà vẫn có thể tiếp tục đi đúng hướng suốt một đời dù đôi khi có xiên vẹo một tí nhưng cũng chẳng hề gì.

CON DAO HAI LƯỠI!

Với tôi thì mọi thứ đều là con dao hai lưỡi, làm quá lên, vượt quá mức độ là sẽ gây phản tác dụng. Bất cứ điều gì cũng sẽ như thế. “Vượt quá hóa không”, “Khi cực thịnh là lúc khởi suy” là câu tôi luôn tự nhắc mình nhớ rõ. Có một lời nhắc nhở mà tôi phải tự nhũ mình cũng như gửi gấm cho các anh chị em khác: “Đừng biến ước mơ hay thành công thành gánh nặng.”

Đừng bắt nó phải kiếm ra tiền cho mình (có thể nó sẽ kiếm ra vào một ngày nào đó, nhưng đừng bắt ép), đừng bắt ai phải nể trọng mình vì nó, đừng khao khát đến mức quên đi những niềm vui nhỏ trong cuộc sống – những điều xung quanh, đừng bất chấp mọi thứ kể cả phi đạo đức để thực hiện ước mơ. Đừng! Ước mơ là ý nghĩa cuộc sống, một ngày nào đó đánh đổi mọi thứ để lấy ước mơ, điều chúng ta còn lại là gì? Tôi lo lắng nó chỉ là một thành công vô nghĩa…

Hãy chia sẻ điều hay, hãy tạo ra giá trị cho những người xung quanh. Hãy nhớ, đừng đi một mình!

Ước mơ? Nó có xa vời không? Tôi cũng chẳng biết nữa, thôi thì để cho bạn tự trả lời điều đó.

Những lời chúc tụng vẫn mãi vang xa trong tâm trí tôi, nhưng hãy tạm dừng nghĩ về nó một chút. Tôi có một câu khác quan trọng hơn muốn hỏi:

BẠN CÓ SẴN SÀNG TRẢ GIÁ CHO ĐỨA CON CỦA MÌNH KHÔNG?

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=diuMucYNG4I]

-Lục Phong-
31/1/2014

Nguồn tham khảo: Slogan nổi tiếng thế giới

“Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn”

 

 

Nhà triết học người Pháp Voltaire từng nói rằng:

“Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.”

Báo Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện với ông Chu Hảo – Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản (NXB) Tri thức về “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới” – một “ngọn lửa” mà ông và những người cộng sự ở NXB này miệt mài thắp lên trong lòng những người yêu sách ở Việt Nam.

Thưa ông, xin ông chia sẻ với độc giả về ý tưởng và ước vọng của tủ sách có cái tên rất lạ – “Tinh hoa tri thức thế giới” này?

– Nước Nhật từ thời Minh Trị – Thiên Hoàng khoảng những năm 1860-1890, các nhà khoa học đã dịch hầu hết các tác phẩm kinh điển của Democrat, Aristotle, Plato, Kant, Hegel… và tập hợp thành tủ sách tinh hoa tri thức thế giới. Nhiều người cho rằng đó là một trong những nguyên nhân cốt  lõi khiến nước Nhật thời Minh Trị đã vươn lên trở thành một quốc gia hùng cường.

Đầu thế kỷ 20, các sĩ phu yêu nước của Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… đã tổ chức dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Hán. Những cuốn sách này được truyền bá về trường Quốc học Huế với tên gọi “Tân thư”. Nhiều sĩ phu yêu nước của Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… đều đọc tủ sách này. Những hiểu biết về tự do, bình đẳng, bác ái; những tư tưởng về dân chủ, dân quyền từ đó bắt đầu được nhen nhóm ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng cũng có một vài NXB cho ra mắt một số cuốn sách kinh điển của thế giới nhưng không có tính hệ thống và Nhà nước chưa đứng ra tổ chức làm. Từ năm 2005, NXB Tri Thức bắt đầu tiến hành dịch những cuốn sách đó từ nguyên bản sang tiếng Việt chứ không phải từ tiếng Hoa hay tiếng Nhật.

Tủ sách này có tên gọi là “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới”. Mục đích thành thập tủ sách này là muốn truyền tải các tri thức phổ quát của nhân loại về chính trị kinh tế học, triết học, khoa học xã hội tự nhiên và nhận thức luận khoa học mà các nước tiên tiến khác đã dịch thành tủ sách của nhà nước và phổ biến cho cộng đồng, cung cấp thêm những giá trị tinh thần đã trở thành phổ quát của nhân loại.

Khởi nguyên của ý tưởng này là từ đâu, thưa ông?

– Trong suốt quá trình làm việc với cộng đồng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam (ông Chu Hảo là nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ – PV), tôi nhận ra rằng, trình độ văn hóa chung của anh em cán bộ mình thiếu rất nhiều bởi ngay trong trường phổ thông, chúng ta chỉ được học một thứ, biết một thứ, đi thi một thứ cho đến tận bây giờ chứ không có ai khuyến khích và ít có điều kiện, cơ hội mở rộng kiến thức ra ngoài cái được coi là chính thống. Tôi nghĩ rằng những giá trị phổ quát của toàn nhân loại thì dân mình cũng có quyền được biết.

Trong thế giới ngày ngay, chúng ta phải chấp nhận sự đa dạng, chấp nhận sự khác biệt. Không phải cái gì không giống ta đều xấu. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có quyền lựa chọn cái khác biệt so với chúng ta, điều đó không có nghĩa họ xấu hơn chúng ta. Hiểu biết những giá trị phổ quát chung của nhân loại giúp cho mình không đi lạc lối.

Tôi lấy ví dụ như nền giáo dục của chúng ta hiện nay: Nhiều người cho rằng chúng ta đang đi lạc lối so với cái phổ quát của nhân loại. Vì sao lại như vậy? Vì chúng ta không tham khảo kỹ, không học tập kỹ những cái gọi là phổ quát, những kinh nghiệm của nhân loại đã thay đổi trong quá trình phát triển của nó cho nên mới duy trì một nền giáo dục lạc hậu đến tận bây giờ. Vừa rồi, Trung ương mới thông qua nghị quyết về đổi mới giáo dục. Ai cũng mong giáo dục của chúng ta sẽ chuyển biến, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết này thì còn phải chờ.

Tôi đồng ý với ông về quan điểm những tinh hoa tri thức của nhân loại nên được phổ biến rộng rãi đến nhiều người. Hẳn ý tưởng này nhận được rất nhiều sự ủng hộ?

Từ năm 2005 chúng tôi thành lập NXB Tri Thức, mục đích chính là để xuất bản Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới. Được sự ủng hộ của lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,với nỗ lực của tập thể anh chị em trong NXB và sự hỗ trợ rất hiệu quả của mạng lưới cộng tác viên và độc giả, chúng tôi đã tồn tại được đến ngày hôm nay.

Theo kế hoạch, chúng tôi phải xuất bản được gấp 3 lần hiện tại, tuy nhiên hiện nay mỗi năm chúng tôi chỉ xuất bản được vài ba chục cuốn vì dịch những cuốn sách về triết học, xã hội học, kinh tế chính trị học không phải là dễ. Muốn dịch thì phải có nền tảng văn hóa chung tốt. Số cộng tác viên hiện tại đều đã lớn tuổi nên họ dịch chậm vì rất  rất cẩn trọng.

Ví dụ như dịch giả Nguyễn Xuân Khánh dịch cuốn “Tâm lý học đám đông”, dịch giả Phạm Toàn dịch “Nền dân trị Mỹ” mất cả năm trời…đến những tác phẩm kinh tế học của Hayek, nhận thức luận khoa học của Thomas Kuhn, những cuốn sách về triết học của John Stuart Mill hay Karl R. Popper…không phải ai cũng dịch được.

Các em trẻ giỏi ngoại ngữ có nhiều nhưng không phải ai cũng dịch được. Đến bây giờ vẫn còn mấy trăm cuốn nữa nhưng chưa có ai nhận dịch. Tuy nhiên, lớp trẻ đang dần trưởng thành, một số người trẻ có ý thức tự bồi dưỡng để dịch những cuốn đó. Anh em trí thức ở nước ngoài cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Khó khăn thứ hai là tiền để sản xuất những cuốn sách này không có. Chúng ta có 90 triệu dân nhưng nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách ra ngoài chính thống hầu như không còn. Mỗi bản sách chúng tôi phát hành được 1000 – 2000 cuốn đã là thành công lắm rồi, không NXB nào có thể sống được với lượng phát hành như thế. Dù Liên hiệp hội có hỗ trợ nhưng chúng tôi vẫn phải tự hạch toán chứ không thuộc biên chế nhà nước nên kế hoạch chậm lại rất nhiều.

Điều khích lệ lớn nhất với chúng tôi đó là dòng sách này tuy mới lạ nhưng có uy tín khá tốt trong cộng đồng. Độc giả ngày càng quan tâm, tác dụng cũng ngày càng tốt. Vì thế dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ mục đích của mình.

Như ông vừa chia sẻ, những cuốn sách này dù là sách kinh điển nhưng đều là những tri thức phổ quát của nhân loại?

Ở các nền giáo dục tiên tiến, học sinh năm cuối cấp phổ thông đã được giáo viên giới thiệu để thảo luận. Tôi được biết, nền giáo dục miền Nam cũ cũng như vậy. Khi chúng tôi xuất bản tủ sách này, học sinh sinh viên của ta rất ngỡ ngàng.

Điều hạn chế nhất của không ít người làm khoa học ở Việt Nam là không biết đọc cái gì, không thiết tha đọc cái gì ngoài những thứ chính thống đã được học.

Tôi nghĩ rằng khi có điều kiện thì phải  xây dựng cho bằng được tủ sách này để truyền cho các thế hệ mai sau. Có thể những phiên bản đầu dịch chưa tốt, sau này sẽ có người dịch lại nhưng phải có người bắt đầu.

Theo quan điểm của ông, sự xuống cấp chung về đạo đức xã hội mà chúng ta đang lo lắng hiện nay, có phần nào nguyên nhân từ việc thiếu những tri thức nền, tri thức cơ bản như thế hay không?

Đấy cũng là một trong những lý do hết sức cốt yếu. Giáo dục và văn hóa mà bất cập thì chúng ta phải trả giá hàng thế kỷ. Hiện trạng xã hội ta hiện nay có một phần rất lớn do lỗi trong hệ thống dẫn dến không phát huy được năng lực sáng tạo, không phát huy được độc lập tư duy và tự do học thuật…

Với Tủ sách này chúng tôi muốn bổ sung cho xã hội những luồng tư tưởng tốt đẹp khác mà người Việt Nam cần phải biết. Biết thiên hạ làm gì, thiên hạ nghĩ gì, cái gì hay thì theo, cái gì dở thì tránh xa chứ không thể để cho con cháu ngàn đời chỉ biết có một thứ mà cái thứ đó nhiều người đã cho là sai lầm.

Theo đánh giá của cá nhân ông, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới có thành công được như ông và đồng sự mong đợi chứ?

Chỉ có số lượng là không được như mong đợi nhưng ý nghĩa của nó, tác dụng của nó với những người đã đọc thì tôi hoàn toàn thỏa mãn. Số người đọc càng ngày càng nhiều, số thầy giáo sử dụng những cuốn sách này dạy sinh viên ngày càng nhiều, trí thức đến với cuốn sách này càng nhiều, trong các hội sách người ta nói đến tủ sách tinh hoa  cũng ngày càng nhiều, đó là phần thưởng vô giá đối với tôi.

Trong quá trình làm tủ sách này và trong quá trình ông cùng các bạn bè tri thức của mình trong nỗ lực thúc đẩy xã hội này tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, có khi nào cảm thấy nản lòng không?

Ngay từ đầu chúng tôi đã hình dung không dễ vì chưa chắc các cơ quan chức năng đã chấp nhận dòng sách của chúng tôi. Trong khi từng cuốn sách một chúng tôi phải thuyết minh, các cơ quan truyền thông đại chúng nhắc lại các khẩu hiệu về tự do, dân chủ, phát huy năng lực sáng tạo thì trên thực tế những tác phẩm nào nói đến tự do, nói đến dân chủ là khó xuất bản nhất, phải đi giải thích nhiều nhất.

Có những tác phẩm từ thế kỷ 19 khi nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ra đời, khi Đảng cộng sản chưa ra đời nhưng có nhiều người cứ nghĩ rằng họ chỉ trích mình đây – nó vô lý như vậy đấy. Thế nhưng đấy là cuộc đời, là sự thật mà chúng ta không tránh đi đâu được. Tôi giải thích được đến đâu thì tôi xuất bản được đến đó.

Có lúc nào nản lòng không ư? Cũng có lúc gần như thế thật, nhưng tôi lại nghĩ rằng nếu mình và đồng nghiệp không quyết tâm đi theo đến cùng, bỏ dở thì không biết đến bao giờ mới khởi động lại được, như thế là có lỗi với  xã hội, với các thế hệ trẻ. Tôi rất mừng vì hiện nay có những người trẻ thỉnh thoảng lại đến đây mua sách và lên đây gặp tôi và chia sẻ những thứ mà họ đã được đọc.

Ở nước ngoài họ nghiên cứu những cuốn sách này rất sâu. Tôi lấy thí dụ như cuốn Đường về nô lệ (The Road to Serfdom) của F.A. Hayek – cuốn sách gối đầu giường của nhóm cải cách Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã đọc, ông ta nắm được tư tưởng hay trong đó và áp dụng vào đổi mới năm 1978.

Nhiều cuốn sách mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc được giới thiệu để đọc trong khi đó chúng tôi rất khó khăn để có thể xuất bản được. “Đường về nô lệ” chỉ chứng minh một điều rất đơn giản, nếu công hữu tư liệu sản xuất để nhà nước thao túng tất cả, không chấp nhân thị trường tự do thì sẽ đi đến khốn cùng, sẽ về lại thời nô lệ…

Nhưng ông có lo lắng khi giới trẻ bây giờ họ sống nhợt nhạt, ít trăn trở hơn, ít quan tâm đến các vấn đề lớn của đất nước hơn các thế hệ trước đó?

Đó là lỗi của nền giáo dục của mình.

Đến nay, phía NXB có kế hoạch, dự định nào  để đưa bộ sách này vào các trường Đại học, các cơ quan bộ ngành để cho cán bộ đọc không, thưa ông?

Chúng tôi đã có kế hoạch tặng sách cho các thư viện của các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước nhưng gặp không ít khó khăn do vấn đề kinh phí. Phía Liên hiệp hội cũng đã có kế hoạch cấp cho NXB mỗi năm 800 triệu để làm việc đó nhưng chúng tôi không tiêu được do hệ thống tài chính quá phức tạp, rắc rối, coi trọng hóa đơn chứng từ hơn là hiệu quả thực sự. Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và chúng tôi vẫn đang tiến hành kế hoạch này.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

 

Tuấn Ngọc, Một Thế Giới

Lan man về Sài Gòn ngày cuối năm

Photo: Bao Tri

 

Sài Gòn cuối năm nhẹ nhàng và tươi mát. Người người đưa nhau về quê, về với mái ấm thân yêu họ đã bỏ quên cả năm dài vì bao bộn bề lo toan của cuộc sống. Sài Gòn bỗng trở nên gợi tình khiến tôi rạo rực.

Sài Gòn thân thương, nơi luôn rôm rả tiếng cười, tiếng hát, nói chuyện xì xào của các hàng quán. Nếu bạn từng đến Sài Gòn mà không ngồi ở một góc đường nhâm nhi ly cà phê cùng chúng bạn thì thật là đáng tiếc. Đối với dân Sài Gòn thì những góc đường đó chính là một đặc sản. Nên nếu bạn là khách quen của Sài Gòn thì sẽ hay nghe câu này “Cà phê nhé?” “Bệt nhé?” “Ra không tên nhé (quán cóc làm gì có tên)?”… Và tôi cũng khuyên bạn đừng nên tìm những quán cà phê máy lạnh làm gì, nó chán chán chán… lắm. Cứ tìm đại một quán lề đường mà chui tọt vào là được.

Rồi chính tại nơi đó, mọi khía cạnh của cuộc sống có thể được toát lên. Một cụ già bán vé số, một đứa trẻ nhỏ xin tiền, một chàng thanh niên rảnh rỗi hay một vài cô nàng xinh xắn dạo bước đều đáng để bạn suy ngẫm. Bạn sẽ nói tôi dư thời gian nhưng bạn hãy thử đi, cho bản thân hòa vào với Sài Gòn rồi cảm nhận.

Sài Gòn trong năm luôn khói bụi, ồn ào nhưng người người vẫn luôn quan tâm nhau. “Có thể bạn không biết tôi, nhưng bạn hãy tới và uống trà đá của tôi, miễn phí đấy.”

Sài Gòn luôn cho bạn cơ hội, chỉ cần bạn cố gắng thì “cô ấy” không bao giờ bỏ qua bạn. Bạn muốn thành công ở mảnh đất này? Hãy cho nàng ta biết bạn có thể làm gì và bạn sẽ nhận được cái bạn muốn.

Sài Gòn luôn biết cách giận dỗi bất ngờ. Có khi trời đang nắng chang chang lại ào xuống những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa gắn liền với tuổi thơ tôi khi cả thời cấp 2 dầm mưa để được ăn cùng cái bánh tráng nướng với em hay những chiều cấp 3 đá banh với tụi bạn dưới cơn mưa rào rồi về nhà nghe em phàn nàn vì không chịu giữ sức khỏe.

Sài Gòn trong tôi là một cô gái. Sáng thơm tho và điệu đà, trưa chiều thì bù xù cả đầu cổ nhưng tối lại trở nên lung linh, kiều diễm. Đi tới đâu tôi cũng hít lấy một hơi đầy mùi của Em – Sài Gòn. Tôi muốn khám phá từng nơi trên “cơ thể” em, muốn cùng em hòa làm một dù lúc đó em có là cô gái nhõng nhẽo hay đang nóng giận.

Người ta thường so sánh gái Hà Nội và gái Sài Gòn. Theo tôi, con gái miền nào, vùng nào cũng đẹp, mỗi cô có một nét riêng. Tôi yêu con gái Hà Nội ở giọng nói ngọt như mía lùi thì tôi cũng yêu gái Sài Gòn ở chỗ luôn biết bắt lấy trái tim các chàng trai. Gái Sài Gòn thích lãng mạn nhưng vẫn rất thực tế. Gái Sài Gòn có thể tiểu thư nhưng sẵn sàng bỏ đi vẻ kiêu kì để sà vào một gánh hàng rong mình thích. Và một khi các cô gái Sài Gòn đã nhõng nhẽo thì cả khối chàng trai phải xiêu lòng.

Nên đứng trước cả hai vẻ đẹp ấy, Sài Gòn và các cô gái tôi không thể điều khiển mình. Đúng, tôi là kẻo háo sắc. Do đó, tôi sẽ luôn giữ Sài Gòn và em bên mình.

Cảm ơn em – người đã tạo cảm hứng cho tôi viết những cảm nhận này.

Không Tên

Tại sao cuộc sống của ta vẫn chưa lụa là?

Photo by Hồ Thụ 

 

“Nắng Sài Gòn, anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.”
– Nguyên Sa

Lụa là một thứ mềm mại, uyển chuyển và quyến rũ. Nhắc đến lụa, ta liên tưởng đến sự tinh tế, sang trọng, thanh tao. Người ta thường ví von lụa với những thực thể tươi đẹp, êm đềm. Lụa là người thiếu nữ, đóa hồng nhung, là động tác múa uyển chuyển của một vũ công hay một khúc quanh co thơ mộng của một dòng sông. Toàn những điều mơ mộng, xa xăm.

Nhưng chẳng ai ví cuộc sống với lụa?

Hẳn nhiên rồi, cuộc sống thì mấy khi được những phút êm ái, lụa là. Ngày ngày trôi đi trong nhàm chán, cứ lặp đi lặp lại những công việc cũ, gặp hoài những gương mặt ủ rũ, mọi thứ xảy đến thản nhiên như thể chẳng có gì có thể khiến ta ngạc nhiên nổi.

Và rồi áp lực nữa. Áp lực công việc, áp lực gia đình, áp lực người yêu, áp lực tương lai… Cả núi áp lực làm ta phải gồng mình lên mà sống, mà chống đỡ. Con người dần trở thành góc cạnh, chai cứng.

Rồi khi được dịp trút giận lên ai đó, ta cứ vô tư la lối, càu nhàu, nhăn nhó. Ai đó thực ra là người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp của ta. Thế là mâu thuẫn, là đổ vỡ, là mất lòng. Tôi hỏi em, cuộc sống đáng sợ như thế thì lấy đâu ra lụa là?

Sống là gì? Có phải là khi tim còn đập, mũi còn hít thở, tay chân còn làm lụng và tài khoản ngân hàng ngày ngày dài thêm những con số? Bản thân tôi nghĩ, đó mới chỉ là sinh tồn, là sống một nửa, mới là chuẩn bị sống (tất nhiên việc tôi nghĩ hoàn toàn chỉ là quan điểm cá nhân, không mang tính đúng sai.)

Nhiều người than thở với tôi rằng: “Thụ ạ, ở công ty ấy chán ngắt. Ngày nào cũng từng ấy việc, từng ấy con người, từng ấy kiểu nói chuyện. Tao muốn khác đi.” Hoặc: “Dạo này em chán mọi thứ, chán đi làm, chán về nhà, chán những thứ quen thuộc.”

Tôi thường khuyên họ nghỉ vài ngày, đi đâu đó khác đi, hoặc làm những chuyện cũ rích ấy theo một cách mới. Nếu không thể thay đổi cuộc sống theo ý mình, hãy thử thay đổi mình phù hợp với cuộc sống. Về mặt khái niệm, thực ra nó tương đương nhau. Luôn luôn có cách để mọi thứ tốt hơn, mới hơn.

Đời sống của mỗi con người có hai dạng: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chỉ chăm chăm xây dựng vật chất quanh mình mà quên đi chăm lo cho đời sống tinh thần, con người dễ rơi vào trạng thái nhàm chán,  “chẳng còn gì mà vui” như thế.

Vượt qua  được cái “chuẩn bị sống” – thì cái chúng ta cần là được sống

Được sống trước hết phải là sự chủ động với những sự việc xảy đến với mình hàng ngày, luôn tìm cách giải quyết vấn đề chứ không tìm lý do giải thích hay né tránh. Việc luôn cố gắng tìm nhiều cách giải quyết vấn đề đưa con người đến những hướng đi mới, cách làm mới, thoát khỏi sự rập khuôn nhàm chán.

Được sống, là việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, đối đãi tử tế với các giác quan của bạn. Thực tế là, hàng ngày vì muốn có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, ta phải làm lụng vất vả, sáng làm việc chưa đủ, tối về tranh thủ làm thêm, làm đến khuya, đến sáng ngày mai, ngày này, tháng khác. Để như vậy, ta phải ngược đãi các giác quan, ngược đãi cơ thể…  Như vậy không ổn chút nào.

Đến một lúc nào đấy, ta phải đóng vai tốt, phải đối xử tử tế với các giác quan, phải để chúng nghỉ ngơi. Nôm na là khi nghỉ ngơi, bạn cho tai mình nghe những gì, cho mắt bạn nhìn điều gì, mũi ngửi được gì… Để chúng phản hồi lại cơ thể bạn những cảm giác tích cực nhất. Khi các giác quan khỏe mạnh, bạn sẽ cảm nhận được những thứ rất tuyệt từ cuộc sống.

Khi thực sự được sống, đời sống tinh thần phong phú thì đó là lúc ta tìm ra những giây phút lụa là trong cuộc sống

Một sáng thức dậy, khoác sơ mi trắng, đến quán quen, trong lúc chờ đợi cà phê nhỏ giọt lắng tai nghe một bản nhạc yêu thích mà cô chủ dễ thương thường mở mỗi khi thấy ta tới. Cà phê chảy xong, bỏ hạt đường trắng tinh vào cà phê, thích thú nhìn nó lọt thỏm giữa vùng nâu đen rồi đưa lên mũi hít một hơi thật dài, rồi nhâm nhi, thấy đầu óc như bừng sáng, trong veo. Đôi mắt nhìn nắng trong hơn, ngày xanh hơn, người bên cạnh bỗng đẹp lạ lùng. Giây phút ấy thật lụa là.

Cả ngày ở văn phòng, tất bật với công việc. Đảo mắt quanh, bất chợt bắt gặp ánh mắt của cô bạn đồng nghiệp mà ta thầm mến. Cô gái mau mắn tặng ta một cái nháy mắt nghịch ngợm, cộng đôi môi cười mỉm. Chao ôi, mọi mệt mỏi tan đi đâu hết. Ta lại hăng hái làm việc, trong đầu nghĩ như trẻ con rằng “vì cô ấy, mình phải làm việc chăm chỉ.” Nụ cười của cô gái nọ có lẽ hiệu quả hơn cả đề nghị tăng thưởng của sếp. Giây phút ấy thật lụa là.

Có lần, bà chị khoe tôi tập thơ chị giữ từ năm cấp 2 của chàng trai cùng lớp làm tặng chị. Quả là một chàng trai kiên trì. Tôi lật đọc vài dòng, thơ bình thường, thậm chí hơi ngây ngô, trẻ con, thế mà bà chị tôi cứ khen lấy khen để, như thể đó là chàng trai hoàn hảo nhất trần đời. Và hôm nay sao chị nói năng nhỏ nhẹ, mắt thì nhìn xa vời, dễ thương đến lạ. Có lẽ, tập thơ và kỷ niệm về mối tình đầu, đang đưa chị vào một trạng thái thật lụa là.

Những giây phút lụa là như vậy, đôi khi mang tính định mệnh

Chàng trai trẻ, sau khi nghe vị giáo sư giảng bài, cảm thấy mình như được đánh thức và phải làm ngay điều gì đó. Chàng trai trở về, phác thảo sản phẩm đầu tiên trong cuộc đời sáng chế của mình. Sản phẩm đó sau này góp phần làm nên một doanh nghiệp sản xuất máy tính trị giá hàng tỉ đô. (Công ty máy tính Dell)

Vị nhạc sĩ nọ, muốn viết một bài hát thật hay về mùa xuân. Sau nhiều tháng loay hoay, vào một đêm cận tết, ông nằm nghe tiếng mưa phùn tháng Chạp. Tiếng mưa đánh thức ông. Sau đêm đó, bài hát về mùa xuân ra đời và mọi người ngân nga nó mãi mỗi dịp xuân về. (Ca khúc Lắng Nghe Mùa Xuân Về – Dương Thụ)

Ngày ngày cuộc sống trôi đi, trôi đi. Ta tự hỏi tại sao cuộc sống của ta vẫn chưa lụa là? Thứ lụa không phải mua được từ cửa hàng Thái Tuấn hay Khải Silk?

Tất nhiên, phải sống thế nào để có cái để mà được đánh thức, được giác ngộ, được lụa là. Để dệt nên một tấm lụa, cần sự tỉ mỉ, chau chuốt; để có cuộc sống lụa, cần sự chuẩn bị về nhiều mặt và thái độ cầu thị, cởi mở của con người.

Một khi bạn dung nạp cho mình đủ tri thức để cảm thụ cuộc sống, một khi đời sống tinh thần của bạn được chăm lo, một khi bạn luôn lạc quan, sống trẻ, tư duy tích cực thì đó là lúc bạn đã sẵn sàng sống những ngày tháng lụa là mới trong cuộc đời.

Biên Hòa 3/11/2013

Hồ Thụ