24 C
Nha Trang
Thứ hai, 28 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 266

Người Việt, người nước ngoài và hiện tượng Flappy Bird

*Photo: Ryan Soguilon

 

Nếu bạn truy cập vào trang Flappy Bird trên Play Store của Google những ngày này mới thấy rằng để tìm ra một đánh giá 2 sao của người dùng Việt dành cho tựa game này khó khăn đến nhường nào. Những gì bạn có thể thấy chỉ là những đánh giá 1 sao kèm theo những lời bình luận tục tĩu. Mặc dù thế tôi cũng không phủ nhận những đánh giá tích cực (và hơn hết là lịch sự) của một số nhỏ người dùng Việt, dù rằng nó cực hiếm, tôi phải khẳng định như thế.

Cũng Flappy Bird trên Play Store của Google nhưng phiên bản tiếng Anh, bạn sẽ thấy những đánh giá hoàn toàn khác. Như hầu hết mọi người chơi game này, họ cũng cảm thấy nó cực kì khó chơi, gây ức chế và nhiều lúc làm cho người ta muốn đập cái điện thoại đi. Sẽ có người đặt câu hỏi: “Vậy thì họ có gì khác người Việt chúng ta?”

Họ lịch sự và tôn trọng người bỏ công sức làm ra sản phẩm

Tất nhiên là cũng có dăm ba câu chửi thề thể hiện sự ức chế đối với game này, tuy nhiên sau cùng họ vẫn dành lời tán dương dành cho người tạo ra nó cũng như một vài điểm mà họ cho là nó thú vị. Và hơn hết là họ dành thường dành cho nó 4 hoặc 5 sao chứ không phải là 1. Nếu như việc bạn tìm kiếm một đánh giá trên 2 sao của người dùng Việt khó bao nhiêu thì việc bạn kiếm được một đánh giá 1 sao của người dùng ngước ngoài cũng không dễ dàng hơn là bao.

Tất nhiên là khi sử dụng bất kì một ứng dụng nào, bạn hoàn toàn có quyền đánh giá nó 5 sao nếu cảm thấy nó hữu dụng và 1 sao nếu thấy nó chẳng có gì hữu ích. Tôi không chắc là người dùng Việt đang quá ích kỉ và đầy lòng đố kị hay là những người dùng nước ngoài ngu ngốc đến mức đánh giá quá cao một game “vớ vẩn” như Flappy Bird.

Nếu lấy một game đình đám trên di động là Candy Crush có điểm đánh giá trung bình là 4.4 làm thước đo thì có thể thấy Flappy Bird với điểm trung bình 4.0 không phải là quá tệ, nếu không nói là quá tốt. Tôi vẫn luôn cho rằng trên thế giới có rất nhiều kẻ ngốc nghếch, nhưng tôi không tin là lại có quá nhiều kẻ ngốc đến như vậy.

Cách phản ứng trước khó khăn và khi đạt được một cái gì đó

Dạo quanh facebook tôi thấy nhiều người đăng status đại loại như: “Đ**, chơi hoài đéo qua được a,b,c điểm (thường là dưới 10), muốn đập mẹ cái điện thoại. Đã xóa game, mấy bạn nào chưa chơi thì đừng có chơi nha kẻo lại ức chế giống mình!” Tôi thấy nhiều người xóa game và chửi rủa người tạo ra nó đơn giản chỉ vì không qua được một mốc nào đó, thường là dưới 10.

Nếu đọc qua một số bình luận trên Play Store, Facebook hoặc Youtube bạn sẽ thấy cái cách mà người nước ngoài họ phản ứng hoàn toàn khác so với đại bộ phận người Việt. Họ rất ghét con chim trong Flappy Bird nhưng cũng rất hào hứng trước thử thách mà nó mang lại. Và họ cũng sẽ vô cùng phấn khích khi vượt qua được cột mốc nào đó, dù nó chỉ là 10, thậm chí là 5 hay 1.

Họ sẽ không ngần ngại chia sẻ với mọi người thành quả mà họ đạt được với niềm tự hào. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cảm thấy xấu hổ và kém cỏi chỉ vì không vượt qua được một cột mốc mà đáng lẽ ra chỉ cần kiên nhẫn và cố gắng hơn một chút là đã có thể vượt qua được.

Không thể phủ nhận may mắn là một trong những yếu tố giúp cho Flappy Bird có được thành công như bây giờ. Tuy nhiên tôi vẫn chẳng thể nghĩ ra được bất cứ lí do nào để có thể ghen ghét và đố kị với may mắn mà một người nào đó có được, đó là chưa kể đến việc anh ta đã cố gắng rất nhiều.

Điều quí giá nhất mà tôi nhận ra từ Flappy Bird đó là: Cách mà bạn phản ứng với những khó khăn trong game Flappy Bird cũng chính là cách mà bạn phản ứng với những khó khăn trong cuộc sống. Và không phải ai trong chúng ta cũng đủ dũng cảm và bản lĩnh để có thể đối mặt với nó.

Tôi sẽ bật mí một bí mật mà chắc là ai cũng biết: Dù cho bạn đăng status yêu hay ghét Flappy Bird, thì bạn cũng đang góp phần quảng bá cho nó. Tôi thay mặt Nguyễn Hà Đông cám ơn các bạn vì điều đó.

Và cuối cùng, Nguyễn Hà Đông, cám ơn vì đã tạo ra một trò chơi tuyệt vời như Flappy Bird.

 

 

Snowball

Bạn có thể đọc bình luận và đánh giá dành cho Flappy Bird của người dùng Việt tại đây và của người dùng nước ngoài tại đây.

 

 

Điều đáng buồn nhất trong cuộc sống là gì?

*Photo: Philipp Klinger Photography

 

Hồi ấy, khi nói lên ước mơ của mình có nhiều người đã cười nhạo tôi. Ăn còn chả đủ ngồi đó mà ôm giấc mơ, sống trong ảo tưởng. Bỏ qua tất cả ngoài tai, tôi tiếp tục con đường mình đã chọn và cố gắng nhiều hơn. Nhưng cuộc sống không dễ dàng như một giấc mơ bạn mong ước. Có những lúc tôi đã gục ngã, muốn chối bỏ tất cả.

Cảm giác sợ hãi xâm chiếm trong tâm hồn và cả trong những giấc mơ. Cuộc sống xưa nay vẫn vậy, có ai đạt được thành công mà không phải nếm trải những thất bại cay đắng. Những người thành công nhất luôn là những người thất bại nhiều nhất đấy thôi. Khi bạn chưa có được điều gì thì cố gắng đạt nó bằng mọi giá, nhưng khi đạt được nó rồi bạn mới chợt nhận ra điều hạnh phúc nhất không phải là khi bạn sở hữu nó mà đó là chặng đường đến với nó.

Như Ralph Waldo Emerson đã từng nói:

“Hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến.”

Điều buồn nhất trong cuộc sống không phải là bạn không có cái gì mà đó là bạn không mất cái gì để có nó. Không mất gì nghĩa là bạn không được gì vì cuộc sống xưa nay vẫn vậy, luôn tồn tại song song giữa cái được và mất. Đó là một cuộc đấu giá mà bạn phải trả một cái giá nhất định để nhận về giá trị cho cho chính bản thân mình.

Tuổi trẻ, cái tuổi của những khát khao và đam mê cháy bỏng, chỉ có ở tuổi này bạn mới có cái nhiệt huyết xông pha và không sợ hãi. Trước đây tôi cứ nghĩ phải chăng mình đã mất tất cả, nhưng sự thật thì không phải như vậy đó chỉ là suy nghĩ trẻ con của tôi mà thôi. Thực ra cái tôi nhận về còn lớn hơn rất rất nhiều so với những cái mà tôi đã mất. Niềm vui với tôi đó là được thử thách chính mình, khám phá những khả năng còn tiềm ẩn mà mình không biết.

Ai khi sinh ra cũng đều là những người rất rất đặc biệt, tiếc là không phải ai cũng nhận ra điều ấy. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, có khi nào bạn tự hỏi chính mình mình sống để làm gì chưa? Sống hay chỉ đơn giản là đang tồn tại, âm thầm đến và âm thầm biến mất như chưa bao giờ xuất hiện. Mỗi người một cách nghĩ, một cách cảm nhận khác nhau.

Nhưng với riêng tôi, sống là trải nghiệm chứ không phải kinh nghiệm. Kinh nghiệm là sự đúc kết từ những trải nghiệm cộng với kinh nghiệm từ người khác. Nhưng kinh nghiệm từ người khác nó giống như một mớ lý thuyết, nếu bạn không được trải nghiệm thì những kinh nghiệm đó chỉ là một mớ lý thuyết xuông mà thôi. Nó đúng với người đó nhưng chưa chắc nó đã đúng với bạn vì mỗi người là một nghiệm riêng của cùng một phương trình vi phân. Cùng biến đấy nhưng chả có gì đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có nghiệm giống họ.

Có người đã nói với tôi: “Mày đã làm được quái gì cho đời mà ngồi đó ôm lý thuyết?” Ngày đó tôi cũng không có cảm nhận gì, còn giờ khi được nghe câu đó tôi chỉ cười mà thôi. Cười vì bạn chưa hiểu gì về tôi cả. Cái tôi đang cố gắng thay đổi không phải là thế giới ngoài kia vì dù bạn có muốn hay không nó vẫn cứ diễn ra như thế.

Cái mà tôi đang nỗ lực thay đổi và hoàn thiện từng ngày đó chính là bản thân mình. Tôi không thông minh hay khôn ngoan hơn, mà đơn giản là tôi bớt dại khờ đi mà thôi. Với tôi bớt đi một con đường sai cũng đồng nghĩa với việc tôi đang tiến gần hơn đến con đường đúng, con đường mà mình sẽ theo đuổi.

Các thầy vẫn luôn dạy bọn tôi:

“Niềm vui không phải là khi các em làm ra một sản phẩm và chạy ngay. Niềm vui là khi các em thử hết các trường hợp sai để tìm ra trường hợp đúng tốt nhất. Có vậy sau này khi các em gặp những vấn đề tương tự như thế thì mới biết cách giải quyết, hay đúng hơn là không còn cảm thấy lúng túng khi đối diện với những vấn đề mới!”

Một bài hát khá hay mà tình cờ tôi nghe được trên mạng hơn một năm về trước, với mọi người có thể nó chỉ là một bài hát bình thường nhưng với tôi nó là cả một bức tranh đầy màu sắc. Chỉ có trái tim mới chạm được đến trái tim mà thôi! Hãy nghe và cùng cảm nhận nhé!

http://www.youtube.com/watch?v=Aeo86iOS0QU

Kungfu Panda 92 

Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản

Photo: Carlos Latuff & Don Barletta

 

Nhớ, năm 1978, lúc đang học năm thứ ba ở trường Đại học Sư phạm, tôi và các bạn trong lớp đi thực tập ở trường cấp 3 Tân Lý Tây thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đó là một xã nhỏ, chưa tới mười ngàn dân, lúc ấy còn khá nghèo, hầu hết các nhà vệ sinh đều nằm chênh vênh trên các hồ cá tra. Thấy sinh viên từ thành phố về, dân chúng có vẻ rất vui. Ủy ban nhân dân xã tổ chức một buổi tiếp đón khá nồng hậu ngay trong buổi tối đầu tiên lúc chúng tôi mới đến. Chủ tịch xã đứng lên phát biểu. Ông là một nông dân, có lẽ, trước 1975, vốn là du kích. Đứng trước hơn 100 đứa sinh viên, ông không giấu được sự lúng túng, nói năng cứ lấp vấp, lập bập, không đầu không đuôi gì cả. Nội dung chính vẫn là ca ngợi tính chất ưu việt của chế độ mới, những điều có lẽ ông nghe được trong các buổi học tập chính trị hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng vui nhất là, để nhấn mạnh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ông cứ lặp đi lặp lại là “chúng ta không giống bọn Mác-xít độc tài và tàn bạo giết hại cả hàng triệu người.” Bọn chúng tôi biết là ông nhầm giữa Mác-xít và Phát-xít. Nhưng không đứa nào dám cười. Chỉ sau đó, mấy đứa miền Nam mới thì thầm với nhau: “Thì Mác-xít hay Phát-xít cũng vậy thôi!”

Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt, trừ trong lãnh vực tu từ. Những người Phát-xít, từ Ý đến Đức, đều công khai tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc; những người Cộng sản, trên lý thuyết, biểu dương chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế, vẫn luôn luôn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cũng đều nhắm, trước hết, đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc của họ. Và cả hai đều là những chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. (tr. 99-101)

Một nhận xét tương tự được Vladimir Tismaneanu phân tích kỹ lưỡng hơn trong cuốn The Devil in History do University of California Press xuất bản năm 2012. Cái được gọi là “quỷ dữ” (devil) ấy được Tismaneanu nêu đích danh: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Cả hai đều gắn liền với những quan điểm không tưởng về tương lai. Cả hai đều muốn chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả và dân chủ tự do. Cả hai đều muốn làm cách mạng triệt để bằng cách xóa bỏ truyền thống để xây dựng một hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa hoàn toàn mới; nhưng khi làm như vậy, cả hai đều xóa nhòa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu. Cả hai đều nhân danh tinh thần nhân đạo nhưng lại biến con người thành những con số để tha hồ giết chết hoặc đày đọa họ mà không hề có chút áy náy nào cả. Cả hai đều đề cao bạo động, một bên là tác giả của Gulags và một bên của Auschwitz, đều chiếm kỷ lục về tội sát nhân và diệt chủng: Trong hơn mười năm (1933-1945), chủ nghĩa Phát-xít giết hại khoảng 25 triệu người và trong vòng hơn 70 năm (1917-1990), chủ nghĩa Cộng sản giết hại khoảng từ 80 đến 100 triệu người.

Nhận xét ấy cũng được hai sử gia, một người Pháp và một người Đức, Francois Furet và Ernst Nolte, phân tích trong cuốn Fascism and Communism (University of Nebraska Press, 2004)Nó cũng lại được mổ xẻ trong cuốn Fascism, Communism and the Consolidation of Democracy: A Comparison of European Dictatorships do Gerhard Besier biên tập (LIT Verlag, 2006), cuốn Lenin, Stalin and Hitler: The Age of Social Catastrophe của Robert Gellately (Vintage, 2008); quan trọng nhất, trong cuốn The Origins of Totalitarianism của Hannah Arendt (được xuất bản lần đầu từ năm 1951), trong đó, ở phần ba, bà tập trung chủ yếu vào hai hiện tượng: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Tất cả, từ nhiều góc độ khác nhau, hoặc chính trị hoặc lịch sử hoặc ý thức hệ, đều đi đến kết luận giống nhau: cả chủ nghĩa Phát-xít lẫn chủ nghĩa Cộng sản đều, nói theo Richard Overy, “nhà nước của sự khiếp hãi” hay “nhà nước của khủng bố” (states of terror), theo Eduard Kuznetsov và Dorin Tudoran, một “nền văn minh tội phạm” (criminal civilization), hoặc nói theo Leszek Kolakowski, một triết gia người Ba Lan, là sự đầu thai của quỷ dữ trong lịch sử, “một con quỷ sáng chế ra những nhà nước ý thức hệ (ideological states), nghĩa là, thứ nhà nước tự cho tính chính đáng của nó được đặt trên sự kiện là chủ nhân của nó cũng đồng thời là chủ nhân của chân lý. Nếu bạn chống lại nhà nước hay hệ thống nhà nước ấy, bạn sẽ bị xem là kẻ thù của chân lý.” (Dẫn theo Vladimir Tismaneanu, tr. 2-3, 11 & 26).

Về phương diện luật pháp, năm 2010, Quốc hội Hungary thông qua đạo luật cấm phủ nhận tội ác diệt chủng ở Holocaust của Nazi, sau đó, lại thông qua đạo luật cấm phủ nhận các tội ác của chủ nghĩa Cộng sản: Những người vi phạm, hoặc bằng cách phủ nhận hoặc bằng cách nghi vấn các tội ác ấy, có thể bị phạt từ một đến ba năm tù. Với Quốc Hội Hungary, tội ác của chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản ngang nhau.

Theo Timothy Snyder, việc so sánh chủ nghĩa Nazi (một biến thể của chủ nghĩa Phát-xít tại Đức) và chủ nghĩa Stalin (một hình ảnh tiêu biểu của chủ nghĩa Cộng sản) là điều cần thiết: Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn không những về hai hiện tượng khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 mà còn về thời đại của chúng ta và kể cả bản thân chúng ta nữa. (Như trên, tr. 19)

Đó là thời đại, nói theo Nietzsche, “Thượng đế đã chết” và con người muốn thay thế Thượng đế để xây dựng những “thành phố của Thượng đế” (city of Gods) ngay trên trần gian này. Họ muốn thay đổi lịch sử, một bên, với giai cấp, một bên với chủng tộc. Họ sùng bái lãnh tụ, và bằng mọi cách, biến lãnh tụ thành thần linh, qua đó, biến đảng phái thành một thứ tôn giáo mới và xây dựng một chế độ toàn trị, khống chế toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Họ muốn thay đổi cả bản chất của con người bằng các biện pháp tuyên tuyền, nhồi sọ và khủng bố. Bất kể ngôn ngữ hay ho họ thường sử dụng, những “con người mới” họ muốn sản xuất chỉ là những công cụ mù quáng chỉ biết vâng dạ trước lãnh tụ và vì lãnh tụ, sẵn sàng giết người, kể cả đồng bào và người thân của mình, một cách không gớm tay.

Đó là thời đại của khoa học và kỹ thuật, của văn minh và tiến bộ vượt bậc, của lý trí và của rất nhiều lý tưởng nhưng đồng thời cũng là một thời đại của sự cuồng tín và mê tín, của sự thắng thế của thứ lý trí công cụ (instrumental reason) trên lý trí phê phán (critical reason), của sự độc tôn của sức mạnh và bạo lực. Hậu quả cuối cùng của tất cả những nghịch lý ấy là cả hàng trăm triệu người bị giết chết.

Dĩ nhiên, giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản có không ít khác biệt. Chủ nghĩa Phát-xít chỉ xây dựng sức mạnh trên một người, người-được-thần-thánh-hóa (ở Đức là Adolf Hitler; ở Ý là Benito Mussolini); chủ nghĩa Cộng sản xây dựng sức mạnh trên cả việc thần thánh hóa lãnh tụ lẫn việc thiêng liêng hóa đảng phái, như một thứ thiên mệnh. Chủ nghĩa Phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc trong khi chủ nghĩa Cộng sản lại đề cao chủ nghĩa quốc tế và sử dụng chủ nghĩa quốc tế để phục vụ cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Hệ thống tuyên truyền của Cộng sản tinh vi và khôn khéo hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ đề cao thù hận, chủ nghĩa Cộng sản đề cao tình yêu và nhân danh tình yêu, kích động thù hận; trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ nói đến việc trả thù, chủ nghĩa Cộng sản nhấn mạnh việc giải phóng, dù để đạt được mục tiêu giải phóng, họ sử dụng chuyên chính vô sản để trả thù. Cộng sản cũng có nhiều tham vọng hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ muốn quản lý hành động của con người, chủ nghĩa Cộng sản muốn quản lý cả tư tưởng và tình cảm thầm kín nhất của con người. Hậu quả là Cộng sản đa nghi hơn Phát-xít: Phát-xít thường chỉ giết những người bị họ xem là kẻ thù chứ hiếm khi thanh trừng trong nội bộ; Cộng sản, đặc biệt Cộng sản ở Nga dưới thời Stalin, vừa tàn sát kẻ thù vừa tàn sát các đồng chí của mình.

Đằng sau chủ nghĩa Phát-xít chỉ có vài tín lý đơn giản như một thứ tín ngưỡng dân gian; đằng sau chủ nghĩa Cộng sản là cả một hệ thống triết học phức tạp đủ để mê hoặc giới trí thức và văn nghệ sĩ: Hệ quả là có một thứ văn học nghệ thuật Cộng sản chứ không có thứ văn học nghệ thuật Phát-xít. Tuy nhiên, sự tồn tại của thứ văn học nghệ thuật Cộng sản không phải là một điều tốt: nó chỉ gieo rắc sự mê tín và cuồng tín, dung dưỡng các ảo tưởng, và cuối cùng, kéo dài thảm họa: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ kéo dài hơn một thập niên, chủ nghĩa Cộng sản kéo đến hơn bảy thập niên; trong khi hầu như mọi người đều nhận ra tội ác của chủ nghĩa Phát-xít, không ít người vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng sản; trong khi chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ, chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.

Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn.

Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

“Single mom” – Hạnh phúc hay đắng cay?

*Photo: Jake Thomas

 

“Mọi gia đình sung sướng đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo một cách riêng.” – Leo Tolstoy

Có một cụm từ cứ ám ảnh tôi mãi, ám ảnh không vì tôi sắp bước sang tuổi 30 mà chưa lập gia đình, ám ảnh không vì mình sẽ là người vợ tồi, ám ảnh không vì tôi không có người đàn ông ở bên… Nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi nó: “single mom”- người mẹ đơn thân. Người ta không dùng cụm từ “người mẹ độc thân”, dù “đơn thân” hay “độc thân”  đều chỉ một cá thể nhưng “độc thân” gợi sự cô độc nhiều hơn.

Tại sao lại thành “single mom” vậy?

Ta nhìn thấy cô ấy đáng thương, cô ấy yêu  bằng tình yêu trong trắng mãnh liệt. Và rồi hắn biến mất như một miền kí ức muốn rũ bỏ. Cô quay quắt trong những giọt nước mắt đau khổ cùng sự hi vọng, phẫn uất về một tên họ Sở…

Ta nhìn thấy cô ấy mẫu phụ nữ hiện đại: Thành đạt, xinh đẹp, bản lĩnh. Xung quanh cô thật không thiếu những người đàn ông có tiền tài địa vị nhưng cuối cùng cô ấy vẫn chọn cho mình một con đường là lặng lẽ sinh con và vẫn sống cuộc đời tự do của mình… Đó cũng là cách mà các cô muốn khẳng định cá tính của mình trước cuộc sống, giống như khẩu hiệu nữ quyền mà tôi có lần nhìn thấy: “We can do it.”

Ta nhìn thấy cô ấy sớm khuya đi về lẻ bóng. Cuộc đời có lẽ đã lấy của cô ấy quá nhiều thứ, gắn vào cô ấy quá nhiều trách nhiệm, để rồi khi cô nhìn lại, trên con đường mình đi hoàn toàn thiếu vắng một người đàn ông. Cô đành chọn phương án “gửi gắm” một đứa con để an dưỡng tuổi già..

Vậy, ta nhìn thấy mái ấm của những bà mẹ đơn thân hoàn toàn thiếu vắng vai trò trụ cột của những người đàn ông, những người chồng, người cha, như một mô hình gia đình thường thấy. Và những “single mom” này tự mình gánh hai trách nhiệm: vừa nhu mì như một người mẹ lại vừa cứng rắn mạnh mẽ như một người cha. Gia đình “single mom” vẫn phát triển song song với những gia đình đầy đủ các thành viên khác, thậm chí nó đang trở thành một xu hướng ở các nước phát triển.

“Single mom”- hạnh phúc hay đắng cay?

Câu trả lời là cả hai!

Hạnh phúc, như có lần ca sĩ Siu Black từng chia sẻ, đại ý, vẫn có người đàn ông đợi tôi ở nhà cơ mà (chỉ con trai của nữ ca sĩ). Hạnh phúc, như siêu mẫu LaLa Xuân Lan với những lo lắng tất bật cho ngày chào đời của bé Thỏ. Hạnh phúc là giọt nước mắt của những người phụ nữ lam lũ cả đời được bế bồng trên tay đứa con thơ. Hạnh phúc là sự nức nở của cô gái trẻ khi đón đứa bé trên tay mà không biết ngày mai sẽ ra sao…

Cô bé ơi, cô có biết, biết bao người phụ nữ khác hiếm muộn mong muốn được như cô không? Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, miễn là có được hạnh phúc làm mẹ như ngày hôm nay cô đang có, dù cô bé có thể chưa ý thức được điều đó rõ ràng…

Nhưng cũng đắng cay nhiều đường

Là phụ nữ mà thân phải lo cả những việc của đàn ông đã là một sự mệt mỏi. Nhưng “single mom” có nỗi khổ tâm riêng, đó là sự bàn tán của dư luận xã hội. Quan niệm truyền thống luôn lấy một gia đình đủ đầy làm chuẩn mực, thế nên sự khuyết thiếu ấy luôn bị đánh giá ở mức thấp hơn, kèm theo đó là những ánh mắt, những lời dị nghị.

Với những người phụ nữ độc lập và cá tính, họ có thể đạp lên dư luận mà sống, nhưng bản chất của phụ nữ luôn là mềm yếu nên ta không thể phủ nhận những áp lực mà dư luận giáng xuống họ. Bạn có thể bị gọi là “ích kỉ” nếu chỉ quan tâm đến cuộc sống tự do của mình hoặc có thể bị gọi là “ngu ngốc” khi bị động rơi vào hoàn cảnh “single mom”.

Gia đình thiếu bóng dáng đàn ông nghĩa là “single mom” trở thành trụ cột trong nhà, cũng có lúc phải cầm búa đóng cái đinh tường hay trèo thang treo một khung tranh, hay đơn giản hơn là phải tự mình dắt xe ngày hai buổi ra vào ngôi nhà…

Nhưng đắng cay nhất có lẽ là những lời “ong bướm” của những kẻ ngoài xã hội, những kẻ là vừa là trụ cột trong gia đình của họ nhưng cũng muốn làm “cái cột” của mấy “mái nhà” khác nữa. “Single mom” từ chối thẳng thừng vẫn nhận được những nụ cười khinh khỉnh của họ, và có thể còn là sự khinh bỉ nhân cách bởi những người phụ nữ của họ nữa.

Mẹ ơi ba con đâu?” Đây có lẽ là điều mà bất cứ “single mom” nào cũng phải chuẩn bị tinh thần, để làm sao có câu trả lời cho con trẻ ít bị tổn thương nhất. “Single mom” có thể là tình trạng cả đời, cũng có thể là sự tạm thời, khi người phụ nữ ấy tìm thấy cho mình bến đỗ nhưng trái tim yêu một khi bị tổn thương thật khó hàn gắn lắm thay!

Bạn có muốn trở thành một “single mom?”

Cá nhân tôi là một người phụ nữ độc lập và hơn một lần tôi nghĩ đến việc làm một “single mom”. Tôi cũng hồi hộp không biết những người đàn ông xung quanh tôi nghĩ gì về suy nghĩ của mình và quyết định hỏi 3 người đàn ông. Một người là người bạn rất hiểu tôi dù kém tuổi, một người là người hơn tôi cả về tuổi tác lẫn trình độ và người cuối cùng, cũng là người tôi hỏi sau cùng, người yêu tôi-bằng tuổi.

Bạn tôi chia sẻ: “Cuộc sống có những thứ gọi là quy luật Nhân- quả, sinh- tử, trẻ- già… và tình nghĩa vợ chồng. Đôi khi con người ta có duyên mà không có phận và ngược lại. Vợ chồng là duyên phận và chúng ta cũng phải có trách nhiệm với gia đình, họ hàng mình. Lấy chồng, sinh con, chăm sóc bố mẹ… đều là quy luật. Đừng rũ bỏ nó, cũng đừng sợ nó.”

Người đàn ông hơn tuổi tôi thì nói: “Em làm như thế có ích kỉ quá không… Ta dừng cuộc nói chuyện ở đây… Em đi nghỉ đi nhé.” Còn người yêu tôi thì nói: “Em định như thế… còn anh thì sao?”

Tôi nghĩ ba câu trả lời trên là hợp lý. Nếu bạn nghiêm túc làm một “single mom”, bạn hãy chuẩn bị tốt về tài chính, sức khỏe và tâm lý. Có lẽ tôi không thể trở thành “single mom” vì tôi đã có một điểm tựa. Nhưng nếu tôi gặp “single mom”, tôi vẫn rất tôn trọng quyết định họ. Và nếu “single mom” đó muốn tìm cho mình một tổ ấm, như con ngựa chồn chân mỏi gối muốn tìm về cái tàu ngựa thì tôi cũng vẫn sẽ ủng hộ họ. Vì biết đâu đấy, cuộc sống mà… Có “single mom” thì cũng có “single dad” đó thôi…

 

 

Hai Yan

8/2/2014

Nguyên tắc “Show, Don’t Tell” – Chém gió ít lại, thể hiện đi!

“Hãy học hỏi những bông hoa, tự khoe sắc tỏa hương để người ta biết đến mà không cần nói một lời.”

“Show, Don’t Tell” là gì?

“Show, Don’t Tell” là một nguyên tắc cốt lõi trong báo chí. Nguyên tắc này đòi hỏi người viết báo khi trình bày một vấn đề phải sử dụng kĩ năng của mình sao cho người đọc thấy “thể hiện” ra được một khung cảnh, một câu chuyện, một nội dung rõ ràng và để người đọc tự đánh giá, tự kết luận chứ không “nói”, không dùng tính từ, lối nói sáo rỗng để mô tả vấn đề.

Khi người viết muốn mô tả một bông hoa đẹp chẳng hạn, thì anh ta không thể nói rằng: “một bông hoa đẹp quá” hay tương tự vì người đọc không thể cảm nhận được cái đẹp của bông hoa đó, không biết nó đẹp như thế nào. Anh ta phải dùng kĩ năng, trình độ viết của mình, mô tả bông hoa đẹp như thế nào, cánh hoa màu gì, nhụy hoa ra sao, có mùi hương gì không… Từ đó, anh ta có thể giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp, hình dáng của bông hoa.

Nguyên tắc “Show, Don’t Tell” không chỉ ứng dụng gói gọn trong khuôn khổ hoạt động báo chí mà trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nó đều đóng vai trò quan trọng. Tuân theo nguyên tắc “Show, Don’t Tell”, người ta sẽ biết rằng mọi lời chém gió đều không có giá trị, chỉ khi thể hiện bằng hành động, bằng kết quả, bằng sự công nhận của người khác, họ mới khẳng định được giá trị bản thân.

thể hiện điẢnh: mploscar 

“Show, Don’t Tell” và kĩ năng thời thượng “chém gió”

“Nhìn số lượng quán cà phê, quán nhậu, văn phòng chánh phủ…tại Việt Nam so với các quốc gia khác, có lẽ chúng ta chiếm “top ten” trên thế giới về chém gió.” (Tiến sĩ Alan Phan)

So với thế giới, “chém gió” là một thế mạnh nổi bật của giới trẻ Việt Nam. Chỉ cần dạo một vòng trên Facebook, đọc các status và theo dõi những nội dung khác, chúng ta sẽ thấy đủ các thể loại “triết gia”, các bạn trẻ đa phần đều tỏ ra ăn nói giỏi, hiểu biết rộng, lý tưởng lớn, đam mê nhiều. Nếu giá trị của họ nằm ở lời nói, thì chắc chắn Việt Nam đã là cường quốc số 1 thế giới từ lâu. Nhưng có ai biết rằng, những lời nói của họ đều là “chém gió”, nói mà không hiểu, nói không làm, họ tưởng sẽ khẳng định được giá trị bằng lời nói, thế nên đầu tư tất cả vào lời nói, hình thức bề ngoài mà quên những thứ cốt lõi, quên hành động.

“Tự sướng”, “show hàng” trên Facebook là “nghề” của các bạn, chúng ta thỉnh thoảng thấy các bạn ấy chụp hình khi đang đọc một cuốn sách thời thượng nào đó, chụp các bạn ôm đàn ghi-ta, chụp chung với những người nổi tiếng trong các cuộc hội thảo… Thế nhưng, nhiều khi chụp xong những bức hình đó, những cuốn sách tội nghiệp lại bị vứt vào xó, không được đọc lấy một chữ. Các bạn chỉ “quen biết” cây đàn trong lúc chụp hình chứ không hề biết bẻ đôi một nốt nhạc. Trong các cuộc hội thảo đó, họ chỉ chờ kết thúc chương trình để chụp chung với các nhân vật chủ chốt làm “kỉ niệm” chứ không hấp thụ được chút nội dung, ý nghĩa gì, chưa nói đến việc học hỏi lâu dài từ các nhân vật đó.

Các bạn đề ra các mục tiêu “vĩ đại”, say sưa nói về nó, làm sao để càng nhiều người biết càng tốt, thế nhưng việc đưa ra các phương án, kế hoạch thực hiện là một điều xa xỉ. Các bạn đi học các khóa kĩ năng giao tiếp, kĩ năng mềm để tạo ra vẻ ngoài dễ mến, tin cậy, có thể dễ dàng thuyết phục người khác nhưng không hề tập trung đầu tư xây dung cho mình một kĩ năng, kiến thức chuyên sâu để làm việc, để tạo ra giá trị. Các bạn làm như vậy để làm gì? Các bạn lòe thiên hạ được bao lâu?

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao các giáo sư, các chuyên gia kinh tế, tài chính trên thế giới lại không thể trở thành những tỷ phú, không thể trở thành những người giàu nhất thế giới? Tại vì cái họ biết chỉ là lý thuyết suông, công việc của họ là truyền đạt lý thuyết, kiến thức chứ không thể áp dụng những lý thuyết đó để tạo ra của cải cho chính mình. Đó là câu chuyện của các giáo sư, chuyên gia, vậy những câu “chém gió” của bạn sẽ mang lại giá trị gì, nếu không đi kèm với hành động?

thể hiện đi 3Ảnh: sasint 

Một họa sĩ, chân giá trị của họ nằm ở các bức tranh họ vẽ. Một nhạc sĩ, chân giá trị của họ nằm ở các bản nhạc, bài hát. Một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý quốc gia, chân giá trị của họ nằm ở sự lớn mạnh, thịnh vượng và bền vững của các tổ chức họ quản lý. Như vậy, giá trị của con người nằm ở những gì họ làm được, họ đạt được, họ thể hiện ra chứ không nằm ở những lời nói.

Nghĩ tới Steve Jobs, người ta nghĩ tới Apple, tới I-Phone, I-Pad… Nghĩ tới Micheal Jackson, người ta nhớ tới những ca khúc in đậm trong tâm thức hàng triệu người như: Billie Jean, Beat It, Heal The World… Nghĩ tới Mark Zuckenberg, người ta nghĩ tới Facebook. Nghĩ tới Đặng Lê Nguyên Vũ, người ta nghĩ tới Trung Nguyên. Nghĩ tới vợ chồng Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân, người ta nghĩ tới tranh thuê X-Q Việt Nam. Và nghĩ tới bạn, người ta sẽ nghĩ tới cái gì? Chắc chắn không phải là những lời “chém gió” của bạn.

Khi bạn dồn tất cả năng lực của bạn đầu tư vào lời nói, vào hình thức, vào bề ngoài. Bên trong bạn là một thực thể trống rỗng và bất lực có phải điều gì đáng ngạc nhiên?

“Show, Don’t Tell” đi, các bạn trẻ!

Tất cả mọi thứ tồn tại trên thế gian này đều có hai mặt của nó. Không ai phủ nhận vai trò của kĩ năng mềm, của giao tiếp, cách ăn nói. Thế nhưng nếu bạn lạm dụng nó mà quên đi việc tạo dựng cho mình và xã hội những giá trị cốt lõi, những thứ khẳng định chân giá trị của bạn, bạn sẽ khó có thể để lại dấu ấn trên thế giới này, và vỏ bọc của bạn cũng sẽ nhanh chóng bị lột bỏ.

thể hiện đi 4Ảnh: Free-Photos 

Các bạn hãy tự đặt ra mục tiêu, theo đuổi đến cùng đam mê, không cần phô trương, không cần ai ủng hộ mà hãy âm thầm thực hiện. Bạn muốn người khác công nhận một điều gì đó, bạn hãy cố gắng làm cho bằng được, để người ta thấy rằng bạn đã đặt ra mục tiêu đó. Bạn muốn xây dựng bản thân thành một người thế này thế kia, một sự nghiệp như ý của riêng bạn, hãy tự đặt ra mục tiêu, triển khai các kế hoạch, đừng để ý tới suy nghĩ của người khác. Sau đó, bằng một quyết tâm sắt đá, bạn hãy chinh phục các mục tiêu đó. Khi đó, bạn mới thực sự tạo ra giá trị cho bản thân.

Bạn không cần phải nói với người khác mình hiểu biết này nọ, mà bạn hãy thể hiện sao cho người ta tự công nhận sự hiểu biết, các phẩm chất của bạn. Đó mới là lời khẳng định thuyết phục nhất.

Hãy để “chém gió” là đặc quyền và sở trường của các chính trị gia. Hãy học hỏi những bông hoa, tự khoe sắc tỏa hương để người ta biết đến mà không cần nói một lời. “Show, Don’t Tell” hay thể hiện đi, đừng nói nhiều hỡi các bạn trẻ!

Tác giả: Ngựa Hoang

*Featured Image: Free-Photos

Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố

*Tranh vẽ: Joseph Stella

 

Kỳ trước, tôi bị bắt phải học môn Triết. Tôi vẫn còn nhớ phản ứng của mình khi nhìn thấy dòng “Introduction to Philosophy” (dịch nôm na là giới thiệu về triết học).

Không phải do tôi sợ môn Triết khô khan nhàm chán như mọi người vẫn hay rỉ tai nhau, mà là do trong đầu lúc nào cũng có định nghĩa là triết học là một cái gì đó quá mức cao siêu, quá sức khó hiểu, mà lại còn phải học bằng tiếng Anh, nên tâm trạng tôi hôm đầu tiên bước vào lớp chính là “nhắm mắt đưa chân”, trong lòng cầu nguyện hàng tỉ lần sẽ không “sa chân lỡ bước”.

Người giảng dạy chính là một giáo sư nhìn rất giống mấy ông được vẽ trong sách giáo khoa (đặc biệt giống Socrates – nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp), nghĩa là đã luống tuổi, đầu hói, râu ria bạc trắng xồm xoàm, người gầy yếu, vừa nói vừa thở như thể sắp hụt hơi. Đồng thời tôi còn phải đi tới một lớp phụ đạo khoảng mười mấy học sinh mà người đứng lớp là một tiến sĩ, cũng đứng tuổi, gương mặt cho người khác cảm giác ông là một người có trí tuệ, cộng thêm cặp kính gọng vàng và dáng người cao gầy.

Tôi nhắc tới những điều trên chỉ để muốn cho các bạn thấy, môn Triết và người giảng dạy nó trong mắt tôi những ngày đầu đáng kính và đáng sợ như thế nào, giống như nó không thuộc về thế giới phàm tục và con người tầm thường như tôi đây.

Thế nhưng điều đầu tiên và cốt lõi nhất mà tôi học được trong suốt một học kỳ ấy, là triết học gắn với cuộc sống. Triết học được tôn xưng là khoa học của các môn khoa học – là vua, là cái nôi của những ngành khoa học khác. Danh hiệu tiến sĩ trong tiếng Anh là Ph.D, (viết tắt cho Doctor of Philosophy), đủ để cho thấy họ đề cao triết học như thế nào. Đọc trong sách giáo khoa, nghe thầy giảng, luôn có một điều được nhắc đi nhắc lại, đó chính là triết học sinh ra là để trả lời những câu hỏi cơ bản nhất, cốt yếu nhất với loài người.

Lấy ví dụ nhé, người bình thường sẽ hỏi tại sao tín đồ Thiên Chúa Giáo tin vào Jesus và Chúa Trời, nhưng một triết gia sẽ cố gắng định nghĩa xem niềm tin là cái gì. Hay một sử gia thường tìm hiểu xem vào thời gian nào thì xảy ra điều gì, còn một triết gia thì sẽ tự hỏi thời gian là gì.

Bình thường chúng ta vẫn cứ gân cổ lên mà cãi nhau về tự do, về thực tế, về công bằng, về đạo đức và hằng ha sa số những điều khác. Nhưng có mấy ai thực sự dành thời gian để ngẫm xem tự do, công bằng, đạo đức, chân lý..? Và trong suốt một học kỳ, tôi được học – phải là được học, không phải được dạy về những điều ấy.

Sách giáo khoa trình bày rất nhiều luận điểm và lý thuyết về từng vấn đề, giáo viên để chúng tôi đọc sách và nghiền ngẫm, không nhất thiết phải nhớ hay hiểu, và càng không cần chấp nhận những gì được đưa ra. Không có thi cuối kỳ, chỉ có viết luận và thuyết trình. Đề tài thuyết trình của tôi là về tự do.

Tôi quyết định đăng một status lên Facebook, hỏi mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì về tự do. Và status có khoảng 200 comment (các status bình thường của tôi chỉ khoảng từ dưới 10 đến nhiều nhất là 50 – 60 comment). Có nhiều luận điểm mọi người đưa ra trùng hoặc na ná với những gì trong sách trình bày – trích dẫn từ tác phẩm của những nhà triết học vĩ đại của thế giới như Jean-Paul Sartre, John Stuart Mill,… Hóa ra triết học đâu có xa xôi như thế, hóa ra mọi người cũng rất hứng thú với những đề tài như thế, phải không? Chẳng qua chỉ là cách dạy trong trường đại học ở Việt Nam đã biến triết học trở nên một trong những môn học đáng ngán nhất mọi thời đại.

Tôi không nói triết học dễ, hay triết học cũng giống như toán lý hóa với những công thức để học thuộc, dù rằng nó được coi là một môn khoa học. Bởi vì để học triết, các bạn buộc phải đầu tư trí tuệ, công sức, mày mò tìm tòi như tìm đường khi giải toán, rồi phải có chứng minh, lập luận chặt chẽ, và triết học, chủ yếu xây dựng trên những ý tưởng, nên cũng khá trừu tượng.

Chỉ có điều, nó không hề nhàm chán, cũng không hề ở tận đẩu tận đâu, mà nó rất gần gũi, rất thiết thực.

 

Scheherenade

Phải chăng tôi đang yêu rất “vụn vặt?”

*Photo: Ibai Acevedo

 

Bạn có thấy buồn cười với cái tiêu đề của tôi không? Tôi còn tự thấy buồn cười mà.

Tình yêu – trong tất cả những tác phẩm mà tôi đã đọc, trong những câu danh ngôn, châm ngôn từ những người nổi tiếng, thì đó là tình cảm cao cả và đẹp đẽ, chưa từng chứa đằng sau cụm từ nhỏ nhoi buồn cười thế kia, “vụn vặt”. Vì sao tôi viết thế ư? Vì ngày nay, mấy ai không yêu “vụn vặt” đâu? Cách yêu rất “vụn vặt” ấy.

Sở dĩ tôi suy ngẫm và viết bài này. Vì có lần tôi nói chuyện với một cô chị, năm nay cũng 25, 26 tuổi rồi. Tôi hỏi chị đã từng yêu ai chưa? Chị lắc đầu ngán ngẩm, nói: “Chưa”. Tôi ngạc nhiên tròn xoe mắt, vì: “Có ai sống được mà không yêu? Không nhớ không thương một kẻ nào!” Tôi cười chị khéo nói dối, ấy thế mà chị ấy quay sang nhìn tôi, nói với tôi bằng ánh mắt không thể thành thật hơn nữa, rằng chị ấy chưa từng yêu ai thật, sau một lô lốc những câu chuyện lằng nhằng, chị ấy nói rằng: “Chị mong muốn mối tình đầu cũng là mối tình cuối.”

Chị ấy mong muốn người đàn ông cùa chị phải thế nọ thế kia, cũng mong có một tình yêu bền chắc và đẹp.. Chứ không mong mấy chuyện tình cảm “vụn vặt” như bây giờ. Yêu nhau được dăm bữa nửa tháng thì chia tay, mà chia tay toàn vì những lí do vớ vẩn, ngốc xít. Tôi ngồi gật gù không nói năng gì, bỗng nghĩ đến bản thân mình, phải chăng mình đang yêu rất “vụn vặt”?

Có những người cầu toàn, khi tình cảm đến, họ xét nét đủ khía cạnh. Và nếu như họ xét đến tình cảm này sẽ : “Chẳng đi đến đâu”, thì họ sẽ không tính đến chuyện bắt đầu. Còn có những người yêu theo cảm xúc, thinh thích ai đó là vội nhận lời yêu, rồi sau một khoảng thời gian nhận ra là đó không phải tình yêu thì vội đặt dấu chấm hết cho cuộc tình ngắn ngủi đó. Theo ngôn ngữ của cô chị tôi thì đó là những mối tình “vụn vặt” “không đáng để tâm”.

Vậy thì ngày nay, làm thế nào để tìm được thứ tình yêu cao cả, đẹp đẽ thế kia, nếu như đặt ra tỉ thứ tiêu chuẩn. Và điều thú vị của tình cảm, ấy chính là tương lai nó thế nào, ta không thể biết được. Ngay đến đầu tư, tính toán kĩ lưỡng còn có rủi ro kia mà. Vậy thì tình yêu, làm sao mà tính toán được, làm sao mà biết được yêu nhau có đến đích được với nhau hay không?

Tôi nói thế, không có nghĩa tôi cổ súy cho những cuộc tình hời hợt kia. Theo quan điểm của tôi: Bạn có một tình yêu đẹp, vậy thì hãy cứ yêu đi. Làm sao bạn biết người đó với bạn có tạo ra một cuộc tình đẹp hay không? Làm sao bạn biết tương lai tình cảm của hai bạn thế nào khi bây giờ bạn cầu toàn và ngồi suy tính? Bạn không nghĩ bạn sẽ bỏ lỡ một người có thể sẽ là chân mệnh thiên tử, hoặc người tình trong mơ của mình ư?

Nói thế không có nghĩa bạn phải nhanh chóng, vồ vập mà yêu lấy người đó. Hãy cứ để cả hai có thời gian để tìm hiểu nhau, đừng ngần ngại bước tới, mở cánh cửa cơ hội cho họ. Đừng vội phán xét họ bởi những gì bạn nhìn thấy bằng mắt, nghe thấy bằng tai, hãy nghe tiếng lòng của mình. Khi bạn đã yêu người đó, đừng ngần ngại bước tới. Mọi sự lo sợ của bạn sẽ được đẩy lùi khi hai bạn bắt đầu ươm mầm cho tình yêu của mình.

Và bạn ạ, cũng đừng ngại thất bại. Nếu mọi chuyện không thể suôn sẻ, cũng không có nghĩa bạn tồi tệ, hời hợt hoặc người đó xấu xa. Đơn giản vì hai bạn không thuộc về nhau.. Trong cuộc đời này, xảy ra vô số những nhầm lẫn, mỗi cuộc tình dang dở sẽ đều cho bạn một bài học gì đó, về tình yêu, sự kiên nhẫn, lòng bao dung và chờ đợi… để yêu một người tiếp theo một cách hoàn hảo thôi.

Đừng quá nhanh chóng để chấp nhận một tình cảm nào đó, nhưng cũng đừng quá sợ hãi, e dè khi đến với tình yêu. Hãy yêu khi bạn đủ sẵn sàng, bạn không biết tình yêu có nhiều cung bậc cảm xúc và đẹp đẽ thế nào, một khi bạn chưa dấn thân vào nó.

Hôn nhân, thực ra không phải là cái đích của tình yêu. Tình yêu thực sự là khi bạn và người đó dũng cảm, cùng căng buồm vượt sóng ra khơi. Yêu không phải là để kết hôn, mà hãy yêu chỉ vì yêu thôi. Đừng suy tính quá nhiều, tôi chỉ muốn nói như vậy.

Còn tất nhiên, những người hời hợt, nông cạn, vội thinh thích và trải qua vài ba cuộc tình vụn vặn, họ sẽ không có cảm nhận của tình yêu thực sự. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng: Những điều bạn cho là vụn vặt, có thể sẽ trở chiếm vị trí to lớn hơn trong cuộc sống của bạn mai này?

Thực ra, tôi chỉ muốn nói với bạn: Hãy yêu đi, đừng ngần ngại gì. Tình yêu sẽ dạy cho bạn nhiều điều. Chúng ta chưa từng học yêu, và ai khi yêu cũng đều ngốc nghếch vậy thôi. Hành trình của tình yêu, dù ngắn hay dài, cũng sẽ cho bạn những khoảnh khắc hạnh phúc thật sự (và cả những nỗi đau thật sự nữa).

Hãy yêu đi!

 

Khả Lạc

Quãng đời còn lại sau bữa đại tiệc buffet

*Photo: Andy Le

 

Hãy tưởng tượng bạn mua một tấm vé buffet cao cấp tại nhà hàng 5 sao sang trọng bậc nhất thành phố, bạn bước vào đó, choáng ngộp với sự lỗng lẫy và nguy nga. Bạn say mê nhìn vào hàng trăm món ăn tuyệt vời trên bàn, nào là tôm hùm nướng, cua rang me, bò sốt vang, đủ các loại bánh ngọt, tráng miệng hấp dẫn.. Tim bạn như ngừng đập, chân không còn đứng vững.

Ngay từ giây phút đó, bạn biết mình phải làm gì và quyết định đã được đưa ra. Bạn sẽ ăn và cho đến khi không còn đi nổi nữa, bạn sẽ ăn cho dù ngày này năm sau có là ngày giỗ của bạn đi chăng nữa.

Và tất nhiên, bạn ăn đắm đuối, ăn cật lực, ăn không ngừng nghỉ, ăn điên cuồng. Bạn chỉ tập trung vào một thứ, ăn những món chính ngon nhất, những món đắt tiền nhất bạn có thế lấy, không để ý tới những món trông có vẻ “rẻ” tiền khác, bỏ qua những món tráng miệng, thức uống trông đẹp mắt nhưng sẽ làm bạn mau no, bỏ qua luôn nhưng thiết kế đẹp mắt của khách sạn, bỏ qua cả ban công nhìn thấy toàn cảnh thành phố về đêm lộng lẫy như thế nào.

Bạn chỉ nghĩ làm sao để tối ưu hóa lợi ích của mình về mặt vật chất khi đã bỏ ra một số tiền kha khá đầu tư vào chiếc vé buffet đắt tiền, nhưng lại quên đi rất nhiều sự thật đằng sau đó

Sự thật rằng, cho dù những món ăn đó ngon tuyệt vời như thế nào, cho dù bạn ăn nhiều như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ giúp bạn no trong vài ngày, cảm giác thỏa mãn đó rồi cũng sẽ biến mất. Sự thật rằng, việc cố gắng nhồi nhét quá nhiều, quá sức sẽ khiến bạn khó chịu, cuối cùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như đau dạ dày chẳng hạn, và bạn sẽ phải trả giá cho việc đó.

Sự thật rằng, trong khách sạn đấy còn rất nhiều thứ tuyệt vời mà bạn có thể dành thời gian thưởng thức thay vì chỉ tập trung vào những món chính, vẫn còn đó những món tráng miệng đủ mùi vị, những thức uống lạ mắt và cảnh đẹp tới sững người. Và cuối cùng, sự thật khủng khiếp nhất, ngày mai rồi ngày kia bạn vẫn phải tiếp tục với những món ăn bình thường, nhàm chán hằng ngày mà bạn đã đang nhai. Đó là điều mà nhiều người vẫn thường làm, thỏa mãn bản thân trong một bữa ăn nhỏ mà quên mất việc còn phải ăn cả một đời.

Một nhóm sinh viên sang Israel học và làm việc 10 tháng, với mức lương rất tốt, trung bình một tháng làm việc có thể bằng 3 tháng ở Việt Nam của sinh viên mới ra trường. Thế là mọi người chăm chỉ cố gắng làm việc thật nhiều, làm sao để kiếm được nhiều nhất trước khi về nước, làm ngày làm đêm, có khi làm 16 tiếng liên tục mà chỉ ăn mì gói lót bụng hay vài cái bánh ngọt.

Đối với nhiều bạn, đây là dịp tốt để trả những món nợ đã vay để sang được Israel, phụ giúp gia đình, và một chút để dành cho tương lai. Vì ai cũng biết rằng khi quay trở về nước với thực tế phũ phàng rằng sẽ phải vật lộn để kiếm được một công việc bình thường.

Ai cũng đang ép bản thân ăn cho thật nhiều những món chính trong đại tiệc buffet mà bỏ qua tráng miệng, thức uống và cảnh đẹp. Quên mất hoặc ép mình quên rằng họ đang ở một đất nước khác, với nhiều thứ khác, quan sát một chút, thưởng thức một chút sẽ có nhiều thứ để kể lại với con cháu sau này hơn việc ngày làm 16 tiếng như trâu.

Nhưng trên cả mọi thứ, sau 10 tháng trong bữa tiệc buffet, tất cả đều còn hơn 30 năm dài để ăn, và nếu như không dành thời gian để học những kỹ năng nấu, thử làm những món mới, tìm hiểu xem mình thích ăn món gì nhất, mùi vị như thế nào, thì quãng đời còn lại sau đại tiệc buffet chỉ là những bữa ăn nhàm chán, đều đặn đến buồn tẻ.

Đôi lúc, họ đã biết mình cần kỹ năng gì, nhưng vì quá mệt sau một ngày làm việc, không đủ động lực để dành thời gian luyện tập nó và cuối cùng kết thúc vẫn là những bữa ăn buồn. Làm việc chăm chỉ ngày 16 giờ sẽ không tạo ra sự hạnh phúc.

Thiếu những kỹ năng quan trọng sẽ khiến bạn mãi làm những công việc bình thường, thiếu đam mê trong công việc sẽ khiến bạn sống không khác gì trong địa ngục mỗi ngày. Rời xa gia đình và môi trường thân thuộc là điều kiện tốt để trải nghiệm và suy nghĩ xem điều gì thực sự quan trong với mình và bằng mọi giá hãy sống vì nó.

Mỗi người chỉ sống một lần và đừng nên lãng phí nó.

 

 

Nhộn

Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn trở thành một cô gái

*Photo: Monia Merlo

 

Trước đây tôi đã từng ước rằng giới tính của mình không phải như vậy.

Với tôi làm con gái, cô gái hay một người phụ nữ đều thấy thiệt thòi đủ thứ trên đời. Các bậc cha mẹ luôn muốn một thằng cu để khi già có người chống gậy, lúc mất rồi thì có người thờ phụng hương khói, quan niệm là thế. Nên những đứa trẻ nhỏ ấy, là con trai thì có được chỗ đứng lớn hơn trong lòng các bậc cha chú. Khi lớn lên, các nỗi đau và phiền toái “cơ học” của các cô gái xuất hiện định kỳ, và là một quy luật tất yếu. Và rất nhiều vết xước về tinh thần, những thứ mà chúng tôi băn khoăn, phải chịu đựng từ những giới hạn hà khắc mà chỉ dành riêng cho phái nữ.

Các chàng trai thì khác. Vốn dĩ được ưu tiên ngay từ trước khi anh ấy sinh ra đời. Em bé được hân hoan chào đón lắm lắm. Không phải là các bé gái không được đón nhận rất nhiều tình thương, chỉ có điều, tôi chợt thấy thương những đứa trẻ chưa từng được ra đời với lí do giới tính. Vì sao? Khi lớn lên, các bạn nam đó không hề bị bó buộc trong những khuôn khổ. Họ có quyền và họ được tạo điều kiện để bay bổng, để xông pha.

Con gái thì nên dừng lại ở một ngưỡng nào đó, vì nhiều lí do nào đó mà tôi không thể hiểu được, nhưng mọi người xung quanh tôi đều nói thế. Hơn nữa,  nếu những chàng trai kia mắc lỗi thì những lỗi lầm của họ dễ dàng được tha thứ. Đối với con gái thì đó là tội đồ, là không thể chấp nhận được, còn với các chàng ấy thì mọi người thường tặc lưỡi cho qua, “nó là con trai mà”.

Bạn bè tôi, những cô gái đều ít nhất từng ước mình là nam giới. Còn các bạn nam của tôi ngay cả trong ý nghĩ cũng chưa từng muốn trở thành nữ, dù những ngày lễ kỉ niệm đều dài mồm đòi quyền lợi.

Bây giờ thì khác. Không phải những phiền toái dừng lại, không phải do những quan niệm đáng ghét biến mất, mà là tôi thấy là một cô gái thì thật là hạnh phúc. Tôi được cảm nhận, tôi được sở hữu những thứ tuyệt vời mà các chàng trai không bao giờ có đâu.

Tôi có thể phấn son hàng giờ, nghịch ngợm với các kiểu tóc, và đặc biệt là được mặc váy và nhận được hàng tá lời khen là xinh xắn dịu dàng. Và tôi sẽ cười thật là tươi, được khen như thế thật là thích. Con gái có thể ăn mặc bụi bặm như một chàng trai, chẳng sao cả. Nhưng nếu một chàng trai mà mặc váy thì thật là buồn cười. Nếu anh ta chỉ điệu đà một chút thôi cũng đã đủ trở thành thảm họa.

Là con gái tôi có thể thoải mái trong việc biểu lộ cảm xúc của mình. Ví dụ như là khóc. Tôi đã từng thích khóc, không chỉ mọi thứ chất chứa trong lòng được giải phóng mà những bụi trần còn vương trên mi cũng trôi đi hết, rất tốt cho mắt. Hơn nữa, khóc giữa những người bạn thật sự, thấy ánh mắt cảm thông lo lắng của bọn nó, có chút gì đó rất thú vị. Lúc đó dù có đang buồn thật đấy nhưng mà thấy vui vui kiểu gì ý. Một cô gái có thể không bao giờ khóc, còn một chàng trai thì không thể sướt mướt được.

Tôi thấy thế mạnh của con gái là dễ chia sẻ và dễ dàng nhận được sự giúp đỡ. Tôi cũng phải thú nhận rằng một số việc thì các bạn nữ được ưu ái hơn so với các bạn nam. Ví dụ như việc xách đồ, khuân vác, các thứ tự dưng hỏng hóc như bóng đèn, ống nước hay là các việc liên quan đến xe cộ, vi tính, điện tử. Ý là việc khó cứ để các bạn ấy lo. Và tôi thấy vui vui vì điều đó.

Tôi rất yêu quý các cô gái, ở mỗi người tôi luôn nhìn thấy một nét đẹp, một nét quyến rũ nào đó mà làm tôi không ngừng yêu thương. Đó có thể là những món ăn cầu kì nóng hổi, là những vết sẹo sần sùi sau sinh mổ, những câu hát thánh thót như họa mi. Đó có thể là những cái ôm ấm áp, những giọt lệ giấu vội đi rồi lại nghẹn ngào vì kiềm chế. Hay đơn giản là sự quá khích vì những câu chuyện về anh Kim kết tủa. Vì là con gái, được sinh ra đã chất chứa bao nhiêu sự dịu dàng, bao nhiêu dòng tâm sự.

Vì là con gái, để lớn lên, để thấu hiểu chính mình và tìm hiểu cuộc sống này, cần bao nhiêu mạnh mẽ. Và hẳn là bên trong mỗi cô gái đều tiềm tàng vô vàn nội lực để đứng vững, để bước đi. Thực tế là, mỗi chúng ta trong lòng đều thầm phục ít nhất một cô gái, một người phụ nữ làm ta thấy ngạc nhiên và kính nể. Và được là một phần tử trong nửa thế giới tuyệt vời đó, đối với tôi là một niềm vinh hạnh lắm. Tôi yêu các cô gái, và tôi yêu chính bản thân tôi.

Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn trở thành một cô gái, còn bạn thì sao?

 

Getaline

Đọc sách như thế nào để hiệu quả?

Photo: Andreas Praefcke

 

Cũng không phải là dân chuyên đọc sách gì cho lắm, nhưng kệ, cứ viết đại đi biết đâu có người tìm được ý gì đó hay ho cho cái sự “đọc”.

“Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt của các thế kỷ” – Decartes

Nhớ ngày trước Tôi có bài viết “Đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng” đã nói tới vấn đề cần thiết của việc đọc sách nên giờ chỉ đề cập tới cách đọc sách của bản thân.

Mỗi người yêu thích một thể loại sách khác nhau, có người thích tác phẩm văn học – tiểu thuyết – truyện ngắn, có người lại thích các cuốn sách về kỹ năng sống – nghệ thuật sống, có người lại muốn đọc sách kinh tế – làm giàu, có người lại yêu thích triết lý cuộc sống, người khác lại đam mê truyện tranh….

Mỗi loại sách yêu cầu người đọc có những cách khác nhau, hay ít nhất là sự điều chỉnh tương ứng. Vậy nên nó khó hơn hẳn so với bài viết về cách học Toán của cô học trò cấp 2.

Đối với thể loại  truyện ngắn – tiểu thuyết : Chúng ta đọc đôi khi vì giải trí, vì những tình tiết câu chuyện. Tôi thì không đọc nhiều những thể loại này cho lắm, hầu hết những tiểu thuyết ngôn tình thì  đọc mấy chương đầu rồi chuyển sang chương cuối, nếu diễn biến hấp dẫn thì có thể đọc hết cuốn…

Còn đối với tác phẩm văn học hay và dân chuyên về văn học, thích viết lách thì họ tập trung vào cách sử dụng ngôn từ, cách hành văn để học hỏi,….đòi hỏi người đọc sách phải biết cảm thụ và biết cách đặt mình vào trong chính câu chuyện để hiểu được ý sâu xa của tác phẩm. Có cô bé từng viết cho Tôi thế này:

“Văn” là “cảm” và “nhận”

“Cảm” khi nhắm mắt lại và thấy mình như Billie đang để cơn gió, tia nắng ve vuốt làn da của thế giới thực. Khi siết chặt tay theo nỗi đau của Jennifer khi Jafub rời xa. Hay nhói lòng, se sắt với nụ cười giễu cợt của người cha của “Ba ơi, mình đi đâu?” …

Thích một quyển sách, bài hát… hầu hết vì tìm thấy nét gì đó tương đồng với ta (dù là của hiện tại, quá khứ hay tương lai trông đợi). Không đồng cảm sẽ rất khó để sẻ chia.

“Cảm” là sống cùng nhân vật.

Những trang sách đưa em đi rất xa, đến những vùng miền thậm chí chưa từng nghe tên, có khi chị tồn tại trong tưởng tượng. Trang sách có thể đưa em đến cảm giác hạnh phúc bình an của cái nắng mùa hè, hay nỗi đau dai dẳng của những ngày xa cũ…

Em “nhận” lại một tâm hồn rộng mở hơn, biết chan hòa yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc. “Nhận” những niềm tin và an ủi, như những chàng tra, cô gái, ông bố, bà mẹ đó đang bên cạnh ôm lấy mình. “Nhận” thấy mình còn quá bé giữa dòng đời, rất mong manh và cũng vô cùng cứng cỏi.

Đối với bản thân Tôi thì hiện tại việc đọc sách chủ yếu là tìm kiếm thông tin, nhưng biết đâu được một ngày nào đó chuyển sang cảm nhận văn học để viết lách. Và hầu hết những cuốn sách, rất hiếm khi Tôi nuốt hết từng chữ trong đó. Không phải cứ nuốt hết từng chữ trong một cuốn sách mới gọi là tốt. Quan trọng là ta tìm và thấy được thông tin trong đó. Kiến thức thì vô biên, còn cảm giác “đủ” của con người lại không giới hạn. Vậy đọc sách như thế nào mới hiệu quả?

Trước hết, phải nắm bắt được từ khóa và ý chính

Trong một cuốn sách thì chỉ có 20% là từ khóa, còn 80% còn lại không phải là từ khóa. Chỉ cần nắm bắt được 20% từ khóa thì chúng ta nắm bắt được ý cần hiểu. Chúng ta phải tìm ra những ý chính và đánh dấu chúng lại, nó sẽ giúp cho việc tăng tốc độ đọc, khả năng tập trung và nắm bắt thông tin để lĩnh hội kiến thức.

Học cách di chuyển đôi mắt

Theo một nghiên cứu thì đôi mắt và bộ não có khả năng tiếp thu 2000 từ/ phút. Nhưng thực tế thì chúng ta chỉ mới tận dụng được khả năng khoảng 200 từ/ phút. Khi đọc sách thì chúng ta nên di chuyển mắt theo hướng từ trên xuống, không nên di chuyển theo hướng ziczac, và phải mở rộng tầm mắt đọc theo cụm từ.

Đọc lướt và đọc phụ lục tìm thông tin cần thiết cho mình

Không phải tất cả những kiến thức trong một cuốn sách đều cần thiết cho bạn ở thời điểm hiện tại, tất nhiên sẽ không phủ nhận nó là vô ích, nhưng bạn nên tập trung vào những ý cần thiết cho mình. Đặc biệt, nên đọc kỹ tóm tắt của từng chương – vì ở đó là cô đọng nhất kiến thức của toàn chương.

Luôn có một cuốn sổ và cây viết bên cạnh

Nhiều người giữ sách rất kỹ, quý sách như vàng, không bao giờ để cho sách có từng nếp gấp huống gì là viết lên đó, nhưng Tôi có một thói quen xấu là hay gạch bậy bạ lên sách, gạch lên những ý chính mà mình thấy hay và muốn nắm bắt. Và cũng hay viết những câu văn hay ra cuốn sổ nhỏ (Bạn có thể áp dụng cách này nếu bạn muốn giữ sách cẩn thận).

Đọc sách nhiều lần

Kiến thức thì chẳng bao giờ thừa, với cùng một cuốn sách nhưng thời điểm đọc khác nhau chúng ta cũng sẽ cảm nhận và học hỏi được những điều khác nhau. Chính những nhận thức, kinh nghiệm và hiểu biết ở mỗi thời điểm hiện tại đôi khi không đủ để ta hiểu hết tất cả những giá trị trong sách. Bởi thế, không nên đọc những cuốn sách chỉ một lần duy nhất, đọc lại nhiều lần vừa củng cố được kiến thức đã nắm bắt hoặc đã quên, vừa tìm ra được những thông tin hay ho mới phù hợp hơn.

Và quan trọng nhất chính là tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Xem sách là một người bạn thân mà mỗi ngày không gặp khiến ta luôn có cảm giác thiếu thiếu.

P/S: Chỉ là những quan điểm của bản thân, sai lầm hay thiếu sót thì mong mọi người góp ý nhé.

Trang Nguyễn