29 C
Nha Trang
Thứ hai, 28 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 260

Thực trạng đại học ở Việt Nam từ đầu đến cuối

Tại sao tôi hay viết về chủ đề đại học – một vấn đề nhạy cảm đến vậy? Tại sao tôi lại thành kiến với việc học đại học. Nhiều người bạn thân của tôi sẽ thấy tôi quá cực đoan khi nói đến vấn đề này, vậy thì xin mời đọc vài dòng dưới trước khi vào bài đã.

Tôi thích theo trường phái “hiệu quả”. Và bất cứ điều gì không hiệu quả trong chuyện học đại học thì tôi sẽ nói thẳng thành thật không e ngại. Không ai nói thì tôi sẽ nói. Tôi nói thẳng luôn là tôi không thích học đại học, và tôi sẽ phân tích bài này theo hướng “xúi bạn nghỉ học”. Vậy nên nếu bạn là một tín đồ cuồng học đại học và cho nó là bắt buộc để sống tốt thì mời lướt qua cho đỡ tốn thời gian của bạn. Bởi vì tôi chẳng muốn chống phá nhà nước hay tiêm nhiễm văn hóa đồi trụy gì cả. Đó là con đường đạt hiệu quả cao cho người chăm chỉ, vậy thôi.

Xin vào thẳng vấn đề!

Đại học là gì và thực trạng

Tôi định nghĩa đại học là một nơi dạy học MỞ RỘNG về các chuyên ngành. Tại đây, các sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu về chuyên môn mà HỌ MUỐN.

Tôi không biết kể từ khi nào mà Đại Học trở thành điều bắt buộc rằng ai cũng phải học đại học để chứng minh giá trị bản thân với cuộc đời. Rất nhiều cha mẹ chọn trường cho con cái họ, rất nhiều sinh viên học cái họ không thích, rất nhiều sinh viên học hành đối phó, rất nhiều sinh viên lười biếng, rất nhiều sinh viên ngủ trong giờ học, rất nhiều sinh viên nói chuyện trong giờ học, rất nhiều sinh viên chơi game trong giờ học, rất nhiều sinh viên copy bài trên mạng để làm tiểu luận, rất nhiều sinh viên thuyết trình cho xong nhiệm vụ để có điểm, rất nhiều sinh viên nghỉ học tối đa thời lượng cho phép, rất nhiều sinh viên cố gắng học chỉ để có được một điểm số “ổn” để rồi đi xin việc trong sự mong chờ đầy bao dung từ doanh nghiệp.

Thế kỷ 21, người ta đã bay đến mặt trăng, xây những tòa nhà chọc trời, tư tưởng đã vĩ đại đến đâu rồi, còn ở Việt Nam thì chạy điểm, thì học vì điểm, thì không biết mình thích gì, thì cầm tấm bằng với cái đầu rỗng tuếch.

Theo định nghĩa của tôi, thì đại học là một nơi học để “MỞ RỘNG”, nó không phải là bắt buộc với những ai không muốn, vậy thì đừng có ép họ làm những gì họ không muốn rồi bảo sao họ bất kính, bất tài hay gì gì đó. Hơn nữa, đại học là nơi để nghiên cứu. Nhưng chúng ta thực sự dạy và học không có hiệu quả. Chúng ta canh mẹ giám thị đi tuần tra. Chúng ta chất một đống tiểu luận mà không ai hiểu trong đó chứa cái gì. Sau cùng là đi tái chế giấy hoặc bán giấy vụn cho mấy người mua ve chai.

Đương nhiên, không phải đại học là vô nghĩa, nhưng nó không hiệu quả cao thì phải thuận theo tự nhiên là bị đào thải. Nếu nó không tự đào thải, chúng ta phải đào thải nó. Đằng này chúng ta lại kìm, chống cho nó khỏi bị sụp đổ, quả là rãnh rỗi!

Tại sao người ta phải đi học ở các ngôi trường sau khi kết thúc chường trình phổ thông bắt buộc?

Để rút ngắn thời gian cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức, nhằm đạt được những thành tựu sớm hơn lớp đi trước. Cái đó Newton gọi là: “Đứng trên vai người khổng lồ.” Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo đều áp dụng phong cách này, họ mời các chuyên gia nước ngoài, gửi học sinh đi du học để phát triển đuổi kịp thế giới. Thực sự là họ đã phát triển rất nhanh và hiệu quả. Chúng ta thì lẹt đẹt đi sau. Bắt chước cũng không ra hồn chứ đừng nói là sáng tạo ra phong cách riêng của Việt Nam.

Ở Việt Nam thì giáo trình dạy vẫn còn rất hàn lâm, nếu không muốn gọi là cổ lỗ sĩ. Học toàn là những thứ không dùng đến hoặc quá cao siêu. Nhiều môn học chẳng liên quan như một đống các toán, lý, hóa.

Học để có kiến thức!

Cha mẹ nào cũng nói thế, lứa người bậc cha mẹ ông bà ta đều nói thế bởi vì họ đâu có đi học sao họ biết được chứ. Học đại học không có nghĩa là có kiến thức, cũng không có nghĩa là có đạo đức đâu. Và rồi chúng ta sống quanh quẩn những con người có đầu óc đến mức đó mà thôi, không hơn được nữa.

Chúng ta biết các công ty, doanh nghiệp chê bai sinh viên dữ dội là phải đào tạo lại. Nhưng chúng ta vẫn thấy vui vì điều đó, không lấy làm xấu hổ. Miễn là có một vé đi vào công ty mà tôi gọi là “ăn bám” dù có bị đào tạo là vui rồi. Tại sao tôi gọi là ăn bám? Bởi vì hữu danh vô thực, cầm bằng cử nhân mà không có tí kiến thức gì. Đã vậy còn bị hậu quả của tánh đối phó khi học 4 năm trong đại học. Sếp đến thì giả bộ làm, sếp không đến thì ngồi chơi tám chuyện, đầy ra!

Cố học để đổi đời!

Vâng, hoàn toàn đồng ý! Nhưng học cái gì? Học cái gì? Nếu bạn nói học đại học để sau này có việc làm, sau nhiều năm sẽ được thăng chức và tăng lương từ từ thì bạn nhầm to cả đống rồi. Tôi đố bạn mang cái tính chán chường trong công việc, đối phó đi làm ngoài đời để được tăng lương đấy, dù cho bạn có bằng cử nhân hay thạc sĩ. Không có giá trị đồng nghĩa với việc “vứt”. Không giông dài, không giải thích.

Cuộc đời là thế, rất cay đắng và khắc nghiệt. Không có ai tội nghiệp bạn rồi thăng lương cho bạn bởi vì bạn đã cố gắng một thời gian dài 4 năm mài đũng quần ở trường đại học. Bạn chán ngán, bạn rớt môn lên rớt môn xuống, bạn đã phát khóc… Kệ bạn! Bởi vì bạn giao cuộc đời bạn cho người ta dạy, giao cuộc đời bạn cho người khác quyết định có thăng lương hay không nên bạn mãi mãi là kẻ phụ thuộc.

Muốn được trọng dụng và lương cao, bạn phải vắt kiệt sức mình cho người ta. Lẽ ra với công sức đó bạn đã có thể kiếm được 100 triệu thì giờ đây người ta phớt tay trên của bạn 75 triệu, còn 25 triệu phát cho bạn, và bạn nhận trong sự vui mừng đầy hạnh phúc. Thật ngốc nghếch!

Hơn nữa, với cùng sức học và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được hiệu quả gấp đôi, gấp ba lần so với học trong trường đại học. Tin tôi đi, tôi biết rất rõ những điều đó. Từ ngày đầu bước chân vào, ngày đầu tiên tôi đã không thích nó, nhưng tôi vẫn muốn học thử xem những lời đồn đại thực hư ra sao. Giờ thì quá rõ rồi, tôi đã rời khỏi nó. Không hiệu quả thì thay đổi, thế thôi.

Học để làm tự hào cha mẹ, vì danh dự gia đình dù không thích?

Điều này quả là ngớ ngẩn không thể ngớ ngẩn hơn. Bạn không thể làm giỏi cái mà bạn không thích. Điều này là tất yếu. Rồi bạn lấy cái gì làm cho cha mẹ bạn tự hào? Hay cả nhà đang ảo tưởng cùng nhau, ru ngủ nhau suốt 4 năm? Rồi sau khi cầm cái bằng, cả nhà hạnh phúc thêm 1 thời gian rất ngắn nữa, khoảng vài tuần trước khi đối mặt với một núi rắc rối mới: Không kiến thức, vô định, thất nghiệp?

Cái bạn có thể làm cho cha mẹ tự hào chính là tài năng của bạn! Là tiền bạn kiếm ra, là những kiến thức của bạn phải làm mọi người nể phục, là khác người, là đặc biệt. Và người ta sẽ hỏi cha mẹ bạn: Làm sao mà anh chị dạy cháu hay thế? Đó chính là báo hiếu, đó chính là danh dự. Không phải việc thất nghiệp, không phải ổn định cuộc sống. Chuyện đó ai cũng làm được. Vậy thì chúng ta đừng nên lấy chúng làm gì gọi là tự hào.

Hầu hết cha mẹ đều rất “sĩ diện hảo” trước mặt khách khứa. Đương nhiên những người này luôn chêm vào những câu nói mang tính sát thương cao: “Anh lo được cho mấy cháu đi học đại học thì giỏi quá. Thôi vài năm nữa là xong nghĩa vụ!”

Cái gì thế? Họ đang nói cái quái gì thế? Nhiều cha mẹ của chúng ta và cả những bậc cha mẹ khác đều có một tâm lý: Lo cho xong! Thế nên họ muốn bạn mau chóng ổn định để họ xong nhiệm vụ. Tôi nói thẳng ra là cha mẹ bạn, cha mẹ tôi, cha mẹ chúng ta không có tính kiên nhẫn trong việc nuôi dạy con cái. Điều này gián tiếp dẫn đến thiếu trách nhiệm. Đương nhiên bạn và tôi không nên trách họ, hãy tự trách mình sao còn ăn bám ba mẹ làm cho họ phải “lo cho xong” nhiệm vụ thì đúng hơn.

Học đúng cái mình thích trong trường đại học?

Điều này thì tôi không có ý kiến, nhưng dù gì thì tôi nói trước, cũng sẽ có một khối lượng hơn một nửa kiến thức chẳng cần thiết gì cho bạn cả. Kham được thì kham, trường hợp này tôi không có ý kiến.

Thực trạng đại học ở Việt Nam

Điều này chắc tôi cũng chẳng cần phải nói thêm chi nữa cho tốn thời gian của nhau. Bằng đại học chỉ có nghĩa là một tờ giấy, vào xin việc, rồi sao nữa? Bạn làm gì trong đó?

Tôi không phủ nhận việc học đại học trong các ngành như kỹ sư, bác sĩ, vì các ngành này đòi hỏi phải giỏi nếu không thì chết người. Còn một số ngành khác không cần thiết thì tự hiểu đi.

Có một số vấn đề nhỏ khác như: Bạn bè thời đi học, thời gian rãnh khi học đại học, vân vân… Mấy chuyện đó nhỏ quá, không nên bàn, vì ở đâu mà bạn chẳng có bạn bè. Thời gian rãnh khi học đại học chỉ là lãng phí. Tóm lại là mấy cái râu ria đó không nên bàn thêm, không cần thiết.

Hãy nhìn xa hơn!

Nếu bạn chỉ nhìn cuộc đời là sau 4 năm học đại học rồi xin việc làm, ổn định cuộc sống thì rõ là bạn quá thiển cận. Thiển cận như bao nhiêu người khác. Bạn cần nhìn cuộc sống là một hành trình dài nhiều chục năm, rồi khi bạn 30- 40- 50 tuổi, bạn sẽ ra sao? Hay chỉ lại là một cuộc sống ổn định, ổn định và ổn định, rồi bạn lại dạy con bạn sống theo cách đó, cách cha mẹ và xã hội đang dạy cho bạn bây giờ? Một cái vòng luẩn quẩn. Thấy chưa?

Bạn sẽ không thoát khỏi cảm giác chán ngán, vô nghĩa khi làm những điều mình không thích, suốt một cuộc đời. Tin tôi đi, điều đó là hoàn toàn có thật. Lúc đó rất có thể bạn sẽ phải đi lại từ đầu để có một cuộc sống ý nghĩa hơn, hoặc là bạn sẽ chán mà chết. Trong khi chúng ta đã có thể lường trước thì lại không tránh, vậy là sao?

Định kiến!

Người Việt sống trong tục lệ cổ hủ, không phải chỉ trong chuyện học đại học mà trong văn hóa gia đình, văn hóa giao tiếp, văn hóa cúng kiếng. Chúng ta không thay đổi, nên chúng ta bị tụt hậu. Chúng ta chống lại bản chất của cuộc sống là thay đổi nên chúng ta nghèo và lạc hậu hoài. Chúng ta chẳng chịu cập nhật những gì thế giới cập nhật. Thế nên chúng ta chỉ là những món đồ cũ chẳng hợp thời, chẳng ai thèm xài. Trừ một vài món được mua về để “trưng” chứ không hơn.

Vậy đấy, chúng ta ôm bom và cùng nhau tự sát. Toàn là tư tưởng từ những đầu đất, từ bộ giáo dục cho đến học sinh sinh viên rủ nhau trốn tránh trách nhiệm phải làm điều gì đó khác hơn.

Đến một lúc bạn phải biết rằng: Giáo dục là nền tảng của sự phát triển xã hội. Một khi bạn không biết tự giáo dục mình, biết mình cần điều gì trong cuộc sống, bạn không thể phát triển. Nếu mười, một trăm, đến một chục triệu người không biết gì hết, dẫn đến chúng ta có một quốc gia hèn kém như hiện nay.

Tôi là một người Việt Nam, tôi không làm gì được cho đất nước hơn là ngồi viết thế này, hơn là bỏ học. Tôi cũng là một người hèn kém. Chấm hết!

Tác giả: Lục Phong
Biên tập: THĐP

Featured image: Minh Hoàng on Unsplash

Các tài liệu nên xem

Cúp điện thì đã sao?

Từ những lần cúp điện….

Khu phố tôi ở gần như thuộc trung tâm thành phố, nên nghiễm nhiên ít khi “được” cúp điện. Vì sao lại là “được” , vì đơn giản tôi bỏ qua những cái mất mát và bất tiện khi cuộc sống không điện ập đến bất ngờ, để tình cờ thấy cái hay trong bóng tối, quanh ánh sáng mờ ảo hiếm hoi.

Bên trong nhà khi cúp điện

Hằng ngày, thằng em với tô cơm bên phải và vi tính bên trái, tôi với tô cơm tay trái và điện thoại tay phải. Khi bố ăn cơm là lúc mẹ xem phim Hàn, lúc mẹ xơi cơm là khi ba bố con mê mẩn với những thứ có điện. Thế nên xung quanh 2 đèn sạc bình là 4 người điểm danh đầy đủ để cùng ngồi, cùng góp vui bằng câu chuyện của riêng mình, và vô tình cụm từ “bữa cơm gia đình” được khái niệm lại lần nữa. Bỗng dưng một ý nghĩ điên rồ lóe lên: Đôi khi cần ngắt cầu dao tổng để nhắc nhở mọi người: Đã đến lúc ngồi cùng nhau, để biết gia đình chính không phải là những nơi bên ngoài cổng nhà, để biết mình có phòng riêng chứ không phải phòng trọ, bếp ăn gia đình mà không là bếp ăn tập thể.

Ra ban công

Cũng là hằng ngày, cửa sổ cửa phòng cũng mở, nhưng ít khi chịu chui ra, đến lúc này, phải ra thôi. Nhìn ngang là những ban công không còn vắng vẻ, nhìn xuống là vỉa hè san sát nhau rộn rã hơn mọi ngày. Lời hỏi thăm và câu chuyện vu vơ bắt đầu đầy ắp khu xóm, những thứ tôi chỉ nghe được vài lần trong năm. Chạm mặt hằng ngày nơi trước cổng không một lời chào, thay vào đó là buổi sáng vội vã bắt đầu từ tiếng nẹt bô xe, và bây giờ… Chẳng cần nhìn nhau, chẳng cần xem giờ, hay lưu tâm đến cái guồng sinh hoạt hằng ngày, chỉ cần thảnh thơi buôn chuyện cùng láng giềng gần mà xa, xa mà gần.

*Photo: Ivamago
*Photo: Ivamago

Sau màn giao lưu giữa những ban công là hình ảnh xa xưa trở về nhờ lũ trẻ, lũ trẻ bấy giờ cũng tập tành những trò năm mười bị thất truyền từ 20 năm trước. Cúp điện đã là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ tôi. Sau những cơn buồn ngủ vật vã hằng đêm, tôi vẫn nán lại bởi sức hút quán tính của thiết bị số, để khi buông chúng xuống là ngon giấc đến sáng, chẳng kịp suy nghĩ và lắng đọng, cafe một mình cũng ít nhiều bị chia trí, chỉ còn bóng đêm và tiếng xe thưa dần thì những điều sâu thẳm không rủ cũng đến, và lẽ thế suy tư càng thêm đậm đà.

Trong cơn miên man, từng đợt gió ùa vào mặt, cuộn theo là mùi hương dịu từ đâu đó, mẹ bảo hương từ hoa của cây trúc nhật trên sân thượng. Trời, lần cuối tôi trên sân thượng là khi nào, thì ra bỏ lỡ những thứ hay ho bên cạnh để lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống bình bình này, nơi mà facebook, trang tin, skype, messenger…. cũng chẳng bao giờ khỏa lấp hiệu quả.

“…Remember when thirty seemed so old
Now lookin’ back, it’s just a steppin’ stone
To where we are, where we’ve been
Said we’d do it all again
Remember when

Remember when we said when we turned gray
When the children grow up and move away
We won’t be sad, we’ll be glad
For all the life we’ve had
And we’ll remember when.”

Thằng em cũng biết nhả điện thoại ra và đàn hát bài “Remember When“, nghe thật tuyệt hơn cả list nhạc hơn 2000 bài của tôi, thậm chí hơn giọng hát phòng trà. Cảm giác gần gũi hơn với những điều tự nhiên đang xâm chiếm lấy tôi lúc đó… trong không gian đô thị chật chội, phải chăng đã có quá nhiều thứ nhân tạo hằng ngày?

Cứ ngỡ tôi đã chủ động cuộc sống của mình, nhưng chợt nghĩ, tôi tạo ra nó, rồi lười… và để nó cuốn theo tôi. Tôi cũng cần một khoảng chân không, cần tự mình cúp điện, cúp internet, cúp xe máy, cúp điện thoại, cúp cafe, để thư thả và bảo trì chính mình, để mình chạm vào thiên nhiên, buông lơi theo dòng chảy của tự nhiên, không phải kiểu đăng trên facebook status: “Đến lúc nhìn lại bản thân.” Rồi tự nhủ… nhìn xong rồi đó.

Trí Xích Lô

Featured image: Reuters

Xem thêm

💎 Bài học từ thiên nhiên

Động cơ lợi nhuận và sự cải cách giáo dục ở Thụy Điển

(Phần tóm tắt TL;DR ở cuối bài)

(Trích: Trong khuôn khổ của chương trình giảng dạy, các trường có quyền tự chủ được quyền tự do tổ chức chương trình, thời khóa biểu và phương pháp sư phạm. Chương trình cải cách giáo dục được thực hiện bằng cách giảm bớt các quy định của nhà nước; tức là chuyển từ hệ thống, trong đó nhà nước kiểm soát từ đầu vào cho đến sĩ số lớp học sang hệ thống, trong đó nhà nước chỉ kiểm soát kết quả và đầu ra, nhà trường có quyền tự do hơn về đầu vào và phương pháp giáo dục.)

• • •

Động cơ lợi nhuận và sự cải cách giáo dục

Lần đầu tiên tôi trình cho ban giám đốc Quỹ tự do kinh doanh Thụy Điển (Swedish Free Enterprise Foundation) kế hoạch thành lập trường học sinh lời là vào tháng 10 năm 1999 – tám năm sau khi phiếu thanh toán học phí (school voucher) được áp dụng ở Thụy Điển. Là thành viên của ban giám đốc, tôi khẳng định rằng đây là lúc khởi động một loạt hệ thống trường học sinh lời và đặt cho nó cái tên có tính hấp dẫn là Kunskapsskolan (nghĩa là trường Tri Thức). Nhưng một người trong ban giám đốc, một nhà kinh tế học nổi tiếng, người sau này trở thành đại biểu quốc hội, đã phản ứng ngay tức thì. “Nhưng anh Peje ạ, không thể dạy học kiếm lời được – giáo dục không thể như thế được,” bà nói. Ngay cả đề xuất cho rằng bạn có quyền kiếm lời trong khi quản lý nhà trường do nhà nước tài trợ – hệt như nhà thầu kiếm lời khi được giao xây dựng ngôi trường công lập vậy – lại bị coi là sự kiện lạ lùng.

Nhưng với giáo dục, tại sao động cơ lợi nhuận lại có nghĩa xấu, trong khi các con số lại nói với chúng ta câu chuyện hoàn toàn khác? Công trình nghiên cứu của Giáo sư James Tooley cho thấy các trường tư thục và sinh lợi đã đạt được những kết quả tốt đẹp hơn rất nhiều so với các trường công lập trong việc giáo dục các trẻ em nghèo trong Thế giới thứ ba. Còn công trình nghiên cứu của trường đại học Harvard (Harvard University) trong năm 2009 (do hai Giáo sư Paul E. Peterson và Matthew M. Chingos thực hiện) về thành tựu trong học tập tại các trường với mục đích kiếm lời và các trường phi lợi nhuận ở Mỹ, cho thấy các trường có mục đích kiếm lời có thành tích tốt hơn hẳn các trường phi lợi nhuận. Kinh nghiệm của Thụy Điển chắc chắn sẽ cung cấp thêm những bằng chứng thuyết phục về vấn đề này và tôi tin rằng “sự hiểu biết được mọi người thừa nhận” cho rằng không thể lẫn lộn động cơ lợi ích và giáo dục càng ngày càng chứng tỏ là thiếu căn cứ.

Một hệ thống nguyên khối phù hợp cho tất cả

Trong những năm 1970, các trường công lập ở Thụy Điển đã trở thành công cụ của chính sách xã hội nhắm tới bình đẳng chứ không phải là nhắm tới thành tích trong giáo dục. Chính sách một loại hình trường lớp phù hợp cho tất cả mọi người đã tạo ra một hệ thống nguyên khối, trong đó tất cả học sinh đều được cho là có những nhu cầu như nhau và được dạy theo cùng một cách. Ngoại trừ một vài trường tư thục, dành cho con em những gia đình có thể trả học phí cao, hầu như tất cả các trường đều là trường công lập. Mặc dù nhà nước phúc lợi với những khoản thuế khóa cao hứa sẽ cung cấp một nền giáo dục tốt cho tất cả mọi người, trên thực tế, kết quả hoàn toàn ngược lại. Con em các gia đình không có truyền thống học tập – tức là con em công nhân hay trung lưu bậc thấp – có kết quả học tập kém nhất. Theo tất cả các thước đo kết quả giáo dục quốc tế, Thụy Điển đều đi xuống.

Cuộc tranh luận chính trị rộng rãi hồi cuối những năm 1980 về nhu cầu cải cách giáo dục, trong đó có tự do lựa chọn trường lớp, có phần đóng góp của cuộc đấu tranh của phụ huynh đòi giữ lại những ngôi trường trong các làng mạc ở vùng thôn quê. Họ đưa ra thông điệp rất rõ ràng: Để cho phụ huynh giữ số tiền mà ngân sách địa phương dành cho việc học tập của con em họ, không nhiều hơn cũng không ít hơn, và để họ tự tổ chức hoạt động nhà trường một cách hiệu quả hơn, tương ứng với chi phí hơn. Ý tưởng về phiếu thanh toán học phí (school voucher) được chính thức hóa từ đấy.

Một trong những thành phần quan trọng của chương trình nghị sự của chính phủ trung hữu đối với cải cách giáo dục trong năm 1991 là áp dụng hệ thống phiếu thanh toán học phí. Tư tưởng đơn giản đằng sau cuộc cải cách này là khuyến khích việc dạy tốt và cải thiện toàn diện kết quả bằng cách tạo điều kiện cho tính đa nguyên và cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục.

Theo kinh nghiệm của những cuộc cải cách giáo dục hồi những năm 1970, chính phủ còn muốn có sự đổi mới và phát triển phương pháp luận trong nhà trường mà không cần thử nghiệm với cả một thế hệ trong các trường công lập. Điều đó cho phép phụ huynh và học sinh quyền lựa chọn trường học, tức là chọn trường tạo điều kiện cho người học thể hiện hết năng lực của mình, không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

Khởi kì thủy, Đảng dân chủ-xã hội đã phản đối những cuộc cải cách mới này, nhưng khi trở lại nắm quyền vào năm 1994, họ không những đã chấp nhận hệ thống phiếu thanh toán học phí mà còn tăng khoản trợ cấp từ 85% chi phí trung bình cho học sinh trong các trường công lập lên thành 100%. Hiện nay hệ thống phiếu thanh toán học phí và thị trường trường học có lãi đã được chấp nhận.

Cơ chế cải cách giáo dục – Hệ thống phiếu thanh toán học phí của Thụy Điển

Hệ thống phiếu thanh toán học phí của Thụy Điển gồm năm thành phần căn bản:

  • Những trường nhận tài trợ của nhà nước phải tuân thủ một chương trình giảng dạy căn bản. Vụ thanh tra giáo dục quốc gia theo dõi việc thực hiện và đánh giá kết quả.
  • Những trường được quyền tự chủ được nhà nước trợ cấp cho từng học sinh – qua phiếu thanh toán cho mỗi học sinh học ở những trường đó. Vụ thanh tra giáo dục quốc gia là cơ quan duy nhất có quyền quyết định trường nào được tự chủ. Chính quyền địa phương có thể phản đối – và họ thường làm như thế – nhưng họ không có quyền phủ quyết.
  • Phiếu thanh toán học phí do chính quyền địa phương trả, giá trị thay đổi theo từng địa phương, tùy thuộc vào chi phí tại khu vực đó. Cơ quan lập pháp địa phương buộc chính quyền địa phương trả cho trường có quyền tự chủ số tiền tương đương với chi phí trung bình cho một học sinh trong trường công lập thuộc khu vực đó. Điều đó có nghĩa là các trường có quyền tự chủ không đòi chính phủ chi thêm cho mỗi học sinh – họ chỉ tái phân phối những khoản chi đó cho phù hợp với sự lựa chọn của phụ huynh và học sinh mà thôi. Chúng tôi gọi đấy là “phiếu thanh toán”, nhưng thực ra, các trường tự chủ gửi hóa đơn – trên cơ sở sĩ số – thẳng tới các cấp chính quyền.
  • Các trường có quyền tự chủ không được phép thu thêm học phí. Kết quả là họ không được chọn học sinh, họ phải nhận theo nguyên tắc “ai đến trước nhận trước”.
  • Trong khuôn khổ của chương trình giảng dạy, các trường có quyền tự chủ được quyền tự do tổ chức chương trình, thời khóa biểu và phương pháp sư phạm. Chương trình cải cách giáo dục được thực hiện bằng cách giảm bớt các quy định của nhà nước; tức là chuyển từ hệ thống, trong đó nhà nước kiểm soát từ đầu vào cho đến sĩ số lớp học sang hệ thống, trong đó nhà nước chỉ kiểm soát kết quả và đầu ra, nhà trường có quyền tự do hơn về đầu vào và phương pháp giáo dục.

Các trường tự chủ đã chuyển từ những ngoại lệ hiếm hoi thành thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển. Trước cuộc cải cách giáo dục năm 1991, chưa đến 1% trẻ em từ 6 đến 16 đi học trong các trường dân lập. Hiện nay con số này đã tăng tới 11%. Trong trường trung học phổ thông – tuổi từ 16 đến 18 – xu hướng này còn rõ ràng hơn: tăng từ 1% vào năm 1991 lên 23% vào năm 2011.

Trong một số khu vực (khu Stockholm mở rộng) gần một nửa học sinh theo học tại các trường có quyền tự chủ. Nói chung, ở Thụy Điển, cứ năm trường thì có một trường tự chủ và gần một nửa trong số đó có cách tiếp cận về mặt sư phạm khác với các trường công lập. Hơn 60% các trường được tự chủ hoạt động như các công ty trách nhiệm hữu hạn sinh lợi.

Khía cạnh quan trong nhất của cải cách về phiếu thanh toán học phí và thị trường giáo dục mới là học sinh các trường có quyền tự chủ có kết quả học tập tốt hơn học sinh các trường công lập. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá được gọi là “điểm trung bình”. Đấy là điểm trung bình tất cả các môn của học sinh. Điểm cao nhất đối với lớp cuối cùng thuộc hệ giáo dục phổ cập là 320 điểm, tức là điểm cao nhất trong tất cả các môn học. Mùa xuân năm 2011, điểm trung bình của tất cả các học sinh lớp chín, lớp cuối cùng của hệ phổ cập giáo dục – cả công lập lẫn trường tự chủ – là 211. Nếu chỉ tính riêng trường tự chủ thì điểm trung bình là 229.

Một tiêu chí đánh giá nữa, là kì thi quốc gia các môn chính, được tiến hành trong tất cả các trường và được hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia. Ở đây, học sinh các trường tự chủ cũng có kết quả tốt hơn. Trường trung học phổ thông cũng có kết quả tương tự. Và xin nhớ: các trường tự chủ, tất cả các cấp, đều không có quyền lựa chọn học sinh. Kết quả nhiều cuộc khảo sát đều cho thấy cả giáo viên lẫn phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hài lòng hơn với các trường được tự chủ. Các công đoàn giáo viên ở Thụy Điển hiện cũng đã chấp nhận cải cách giáo dục, vì nó cung cấp cho các thành viên của họ nhiều cơ hội việc làm hơn.

Đồng thời, cạnh tranh còn giúp cả các trường công lập nữa. Những công trình nghiên cứu kết quả học tập tại các địa phương, nơi có các trường tự chủ, cho thấy các trường công lập tại những thành phố đó hoạt động hiệu quả hơn và thành công hơn so với chỉ số trung bình trên toàn quốc. Đơn giản là vì họ phải cải tiến nhằm cạnh tranh với các trường tự chủ. Nếu không họ sẽ mất học sinh và mất khoản tài trợ của nhà nước cho từng học sinh.

Đương nhiên là không phải trường tự chủ nào cũng đều tốt cả. Ngay cả nếu tự do có nghĩa là phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng rời bỏ những trường chất lượng thấp thì chính phủ cũng phải thường xuyên cải tiến thanh tra và kiểm soát (cả trường tự chủ lẫn trường công lập). Cũng như đối với tất cả các thị trường được tách ra khỏi chế độ độc quyền trước đây, ở đây cũng cần phải theo dõi sát sao.

Tóm lại, kết quả mười tám năm kinh nghiệm với phiếu thanh toán học tập và thị trường giáo dục cạnh tranh cho thấy rằng các trường tự chủ đã tạo ra giá trị cao hơn cho số tiền mà người đóng thuế chi cho lĩnh vực giáo dục. Điều này đúng không những đối với khả năng của trường – tính trung bình, các trường này có chất lượng và kết quả cao hơn – mà nó còn là chất xúc tác cho việc cải thiện các trường công lập nữa. Cạnh tranh đã có tác dụng.

Trường Tri Thức – phương án lựa chọn hiện đại trong việc cải cách giáo dục

Hệ thống trường Tri Thức bắt đầu với 5 trường vào năm 2000, nhưng đến năm 2011 đã phát triển thành 33 trường phổ thông trung học. Với 1000 học sinh và 800 nhân viên, chúng tôi hiện là một trong năm công ty học đường lớn nhất Thụy Điển. Khi bắt đầu xây dựng trường Tri Thức, chúng tôi có tham vọng là xây dựng phương án lựa chọn hiện đại thay thế cho kiểu trường học-nhà máy phù-hợp-cho-mọi-người như thường thấy. Trường học hiện nay đào tạo học sinh cho thị trường lao động và cuộc sống khác hẳn với những điều mà nhà trường được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX đào tạo. Tổ chức tốt hơn, công nghệ hiện đại và sự phát triển liên tục các phương pháp giảng dạy cung cấp những cơ hội mới cho việc cá nhân hóa quá trình giáo dục. Đấy là ý tưởng của chúng tôi. Ý tưởng dựa trên niềm tin rằng nếu được coi là những cá nhân độc đáo, có một không hai, thì đứa trẻ nào cũng có thể vươn lên, vượt xa giới hạn mà chúng ta nghĩ là khả dĩ đối với nó.

Khi một đứa trẻ 12 tuổi bước vào một trong những ngôi trường của chúng tôi, chúng tôi đầu tư thời gian và nguồn lực để giúp làm cho chương trình giảng dạy và môi trường học tập phù hợp với nhu cầu và tham vọng cá nhân của nó. Mỗi học sinh đều có một thầy kèm cặp riêng; cùng với các giáo viên và cha mẹ học sinh, họ sẽ đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Sau đó sẽ xác định chiến lược nhằm đạt được mục tiêu, kết quả sẽ được đánh giá và mục tiêu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Kết quả thu được là một hệ thống, trong đó không có đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau và không có đứa trẻ nào bị kéo lùi trở lại. Làm việc hướng tới mục tiêu, thiết kế chiến lược và đánh giá kết quả là những biện pháp song hành với nó. Đây chính là nền tảng của quá trình học tập suốt đời và cuộc sống hiện đại. Nhờ hợp tác chặt chẽ với công đoàn giáo viên, chúng tôi sắp xếp để tổ chức đó cùng với chúng tôi soạn thảo chương trình dạy học. Kết quả là, so với giáo viên các trường bình thường, giáo viên các trường Tri Thức có thêm đến hơn 50% thời gian để tập trung giảng dạy và kèm cặp học sinh. Nhờ có hệ thống trợ giúp bao quát như thế mà giáo viên của chúng tôi mất ít thời gian soạn bài hơn, có nhiều thời gian giành cho học sinh hơn. Đây là phương pháp làm việc chung cho tất cả các trường của chúng tôi, nó cung cấp cho chúng tôi một phương tiện tuyệt vời để chúng tôi có thể thường xuyên phát triển và cải tiến. Chúng tôi thường xuyên tạo điều kiện cho các trường trao đổi kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp làm việc hiệu quả nhất. Trong tất cả các lĩnh vực, học sinh đều được lợi nhờ những thành tựu học tập của cả tập đoàn chứ không chỉ từ chính ngôi trường của mình.

Nhưng mỗi ngôi trường của chúng tôi đều có thể được coi là một công ty riêng biệt, dù chỉ là một công ty nhỏ. Nhiệm vụ duy nhất của hiệu trưởng nhà trường là cung cấp một nền giáo dục chất lượng cao, phù hợp với mục đích của nhà trường và của công ty nói chung. Hạn chế duy nhất là chúng tôi không thể sự dụng quá 95% thu nhập từ phiếu thanh toán học phí. Nhằm giúp các hiệu trưởng, trường Tri Thức còn có một văn phòng chuyên làm những công việc phụ trợ như quản trị, marketing, quản lí nguồn nhân lực và tài chính.

Trường Tri Thức làm ăn ra sao? Đối với các trường phổ cập, mùa xuân năm 2011, học sinh của chúng tôi thi tốt nghiệp lớp 9 với điểm số trung bình là 237 (điểm tối đa là 320), trong khi điểm số trung bình trong toàn quốc là 211, còn trong các trường được tự chủ là 229. 15 trong số 21 trường thuộc hệ giáo dục phổ cập của chúng tôi có học sinh thi tốt nghiệp lớp 9 vào mùa xuân năm 2010 nằm trong số những trường tốt nhất trong thành phố hay khu vực của họ. 9 trong số 21 trường nằm trong nhóm 3 trường tốt nhất khu vực.

Có một loạt tác nhân đằng sau thành công của mô hình Thụy Điển nói chung và mô hình trường Tri Thức nói riêng. Thứ nhất, việc lựa chọn trường học và mô hình phiếu thanh toán học phí của Thụy Điển cung cấp cho phụ huynh các phương án để họ lựa chọn và khuyến khích nhà trường cải tiến. Nó làm cho xã hội Thụy Điển thoát khỏi tình trạng có những hệ thống trường học tách biệt nhau, với những trường công lập chỉ có ít sự lựa chọn và hệ thống trường tư chỉ dành cho những người có khả năng chi trả. Nhưng ngoài sự đa dạng và những phương án lựa chọn, mô hình Thụy Điển còn có một đặc điểm quan trọng nữa – khác với phần lớn những hệ thống tạo ra sự đa dạng trong giáo dục – đấy là động cơ thị trường. Trường học thành công hay thất bại bây giờ phụ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng – học sinh và phụ huynh – chứ không phải các chính khách và các công chức nữa.

Tác nhân thứ hai là hệ thống của Thụy Điển tập trung vào kết quả và thành tích chứ không phải tập trung vào việc pháp nhân đó là phi lợi nhuận hay kiếm lời. Việc trợ cấp cho các trường tự chủ, như đã nói bên trên, được thực hiện trên cơ sở chi phí trung bình cho một học sinh trong trường công lập tại địa phương và sĩ số của trường đó. Nếu trường tự chủ có số học sinh theo học đông hơn số “chỗ” trong các trường quốc lập trung bình thì họ sẽ có lời. Chỉ có chất lượng cao mới làm cho số người đăng kí học gia tăng mà thôi. Các trường tự chủ chỉ có thể bền vững và có lời nếu họ cung cấp được chất lượng cao hơn so với các trường công lập hiện có. Tổ chức nguồn lực một cách hợp lí hơn, công tác quản trị hữu hiệu hơn, tỉ lệ giáo viên-học sinh và những tác nhân đầu vào khác có thể ảnh hưởng đến chi phí; nhưng trong dài hạn, nếu những tác nhân đó không tạo được sự hấp dẫn và không giúp nâng cao chất lượng học tập thì chúng cũng không thể nào tạo được những ngôi trường có lời. Tôi tin rằng không có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận – và đền bù cho những người sở hữu và người đầu tư vì những rủi ro thông qua cổ tức trả cho các cổ đông – chúng tôi đã không có các trường tự chủ có thành tích tốt hơn là những trường độc quyền của nhà nước và đặt ra những tiêu chuẩn dài hạn cho công tác cải cách giáo dục.

Không có quyền trở thành công ty có lợi nhuận, hệ thống các trường Trí Thức không thể phát triển được. Các chủ sở hữu tư nhân đã đầu tư khoảng 125 triệu SEK (khoảng 11 triệu bảng Anh) cho việc phát triển công ty và trước năm 2010, 9 trong số các hoạt động của công ty đã có lợi gộp lớn hơn phí tổn gộp. Nếu không có khả năng thu hồi vốn trong tương lai, liệu có ai chịu những gánh nặng tài chính như thế hay không?

Khởi động một ngôi trường đòi hỏi cả vốn liếng lẫn tài năng. Cần phải có cơ sở vật chất và thuê nhân viên trước khi học sinh tới học. Chúng tôi không có những tòa nhà để làm trường học, nhưng chúng tôi phải tuân thủ những tiêu chuẩn thiết kế và nội thất. Thí dụ, chúng tôi không có những lớp học truyền thống: chúng tôi tạo ra những phòng làm việc lớn nhỏ khác nhau, với những bức tường bằng kính và có nhiều chỗ trống với những bàn làm việc dành cho cá nhân.Có nghĩa là chúng tôi phải tìm những nhà cửa mà người chủ sẵn sàng đầu tư lớn để có thể cải tạo cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của chúng tôi. Đổi lại, chúng tôi phải kí hợp đồng thuê 15 năm – mà không biết là có đủ học sinh để có thể bù đắp những chi phí cố định hay không. Đây là rủi ro kinh tế lớn đối với nhà trường và các chủ sở hữu. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì chúng tôi tin vào những đóng góp có một không hai mà mình đang tạo ra cho ngành giáo dục.

Nhưng, thế thì tạo sao chúng tôi lại không được phép thu lời thông qua việc cung cấp cho học sinh một nền giáo dục chất lượng cao? Và nếu khách hàng của chúng tôi hài lòng và chúng tôi đáp ứng được, hay đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của ngành giáo dục, thì tại sao giá trị thăng dư lại không được chia theo ý những người sở hữu để bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu và rủi ro mà họ phải gánh chịu? “Vì tiền tài trợ là của người đóng thuế”, là câu trả lời của những người ngây thơ tin rằng chúng ta có thể đổi mới thông qua doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mà không cần doanh nhân.

Nhưng tiền của người đóng thuế đã được sử dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực quốc doanh, để thanh toán cho những sản phẩm và dịch vụ mà người cung cấp được hưởng lợi nhuận rồi. Xin lấy một vài ví dụ: Sản phẩm quốc phòng, xe buýt và tàu hỏa trong lĩnh vực vận tải công cộng, thuốc chữa bệnh và cà phê cho nhân viên kho bạc địa phương – tất cả các sản phẩm này đều do những công ty tư nhân sinh lợi cung cấp và được nhà nước trả tiền trong một hệ thống mà mọi người đều coi là đương nhiên. Và, một lần nữa, có gì khác nhau giữ việc dùng tiền của người đóng thuế để trả cho những công ty tư nhân xây dựng trường sở hay in sách giáo khoa với việc dùng tiền của người đóng thuế từ ngân sách chính phủ để trả cho những người tổ chức và dạy học?

Mô hình cải cách giáo dục ở Thụy Điển

Là một doanh nhân, nhưng tôi còn là phụ huynh, một công dân và người đóng thuế nữa. Là phụ huynh, tôi muốn được quyết định kiểu giáo dục nào sẽ đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của các con tôi, vì tôi hiểu chúng rõ hơn bất kì người nào khác. Tôi muốn có những sự lựa chọn khác nhau. Là một công dân, tôi muốn tất cả trẻ con – không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình – được có một nền giáo dục tốt nhất có thể, tức là một nền giáo dục phù hợp với nhu cầu của chúng. Tôi muốn hệ thống giáo dục hoạt động như thế nào đó để cách tân và cải tiến là những điều kiện tự nhiên của nó. Là người đóng thuế, tôi muốn những đồng tiền tôi trả cho các dịch vụ của chính phủ có giá trị cao. Giá trị của đồng tiền trong lĩnh vực giáo dục được xác định bằng kiến thức và kĩ năng mà học sinh học được nhằm xây dựng cho họ một đời sống tốt đẹp và có đóng góp cho xã hội. Nếu một số trường có lợi nhuận nhờ làm tốt hơn những trường không thu được lợi nhuận thì tôi muốn rằng tiền thuế của tôi được sử dụng trong những hoạt động cùng thắng (win-win), nghĩa là cả người học và xã hội đều được lợi. Tôi tin chắc rằng không chỉ hệ thống trường Tri Thức có thể được xuất khẩu mà toàn bộ hệ thống phiếu thanh toán học phí của Thụy Điển cũng có thể được xuất khẩu nữa.

Giữa thế kỉ XX, thuật ngữ “mô hình Thụy Điển” liên quan tới quan hệ đối tác công-tư trong thị trường lao động, một mối quan hệ góp phần bảo đảm sự phát triển kinh tế, thịnh vượng của khu vực tư nhân và lợi ích xã hội. Hiện nay, tôi có thể nói rằng chúng tôi đang phát triển một “mô hình Thụy Điển mới”. Đấy cũng là quan hệ đối tác công-tư, nhưng nó lại liên quan tới cách thức phân phối lợi ích xã hội. Các khoản tài trợ của chính phủ bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc nhận những dịch vụ như chăm sóc y tế và giáo dục. Đồng thời, việc sẵn sàng cho phép lĩnh vực công và tư cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp những dịch vụ này tạo điều kiện cho người dân lựa chọn và bảo đảm cá tính hóa trong phương pháp phục vụ. Ở Thụy Điển, mô hình “quyền lựa chọn của khách hàng” hay “phiếu thanh toán” đã lan sang lĩnh vực y tế, chăm sóc trẻ em/nhà mẫu giáo và chăm sóc người già, với sự đồng thuận chính trị rộng rãi.

Trong lĩnh vực giáo dục, còn nhiều nhu cầu và không gian cho những tay chơi khác nhau, trong đó có các công ty giáo dục tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu là tạo ra những điều kiện tiên quyết vững chắc cho công cuộc canh tân và những quan niệm giáo dục mang lại nhiều thành công hơn. Để đạt được điều đó, chúng ta cần chào đón tất cả mọi nhân tố. “Mô hình Thụy Điển mới” với các trường tự chủ có thể trở thành người dẫn đường.

Tác giả: Peje Emilsson
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Biên tập: THĐP

Featured image: Sage Ross

TL;DR (Quá dài; không đọc)

  1. Cải cách giáo dục ở Thụy Điển với việc áp dụng phiếu thanh toán học phí đã giúp học sinh ở các trường có quyền tự chủ có kết quả học tập tốt hơn so với trường công lập.
  2. Tiềm năng lợi nhuận và đền bù cho những người sở hữu đã tạo động lực mạnh mẽ cho việc thành lập các trường tự chủ với thành tích cao, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn mới cho cải cách giáo dục.
  3. Trợ cấp cho các trường tự chủ được tính toán dựa trên chi phí trung bình cho mỗi học sinh trong trường công lập, không đòi hỏi thêm ngân sách từ chính phủ.
  4. Các trường tự chủ có quyền tái phân phối ngân sách để phù hợp với nhu cầu của phụ huynh và học sinh, không cần thêm chi phí từ chính phủ.
  5. Cải cách giáo dục này cũng mở ra cơ hội cho sự đổi mới và phát triển phương pháp dạy và học, mà không cần phải thử nghiệm trên cả một thế hệ học sinh trong trường công lập.

Về tác giả: Peje Emilsson là một chính khách, doanh nhân và cố vấn trong lĩnh vực thông tin truyền thông chiến lược. Năm 1999 ông thành lập hệ thống trường Tri thức và hiện là giám đốc điều hành và cũng là người nắm nhiều cổ phiếu của công ty này. Ông còn là người sáng lập, là giám đốc điều hành và là người nắm nhiều cổ phiếu nhất của Kreab Gavin Anderson Worldwide, công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và truyền thông, phục vụ các đối tác trên toàn thế giới. Peje Emilsson từng giữ chức trưởng phòng thương mại quốc tế ở Paris từ năm 1973 đến năm 1981 và hiện là chủ tịch phòng thương mại Stockholm.

Xem thêm

💎 5 yếu tố làm nên một người thành công

Cái giá phải trả

Bất cứ một quyết định nào đều chứa đựng một cái giá phải trả, và hãy thấy vui vì những thứ bạn sẽ được chứ đừng chăm chăm vào những thứ bạn sẽ mất. Bởi vì đơn giản là bạn chẳng mất gì hết, cái duy nhất bạn có là sự sống này, và cho đến khi bạn chết thì nó mới mất đi.

* * *

Ai cũng biết, những quyết định tạo nên số phận và trước những quyết định chúng ta đã suy tính rất nhiều. Một bước quyết định sai là cả con đường phải trả giá, một bước quyết định đúng là cả con đường mở ra. Nhưng mọi người chỉ vốn nghĩ ngắn mà chưa bao giờ thực sự bỏ ra thời gian để nghĩ đủ dài. Một bước quyết định con đường nhưng tâm thái đi trên nó mới là quan trọng. Do đó, nếu chưa có được một tâm thái vững vàng, đừng bước đi những bước khó nhọc mà có nhiều khi đối với người khác đều là những cơ hội.

Tôi đã từng chần chừ rất nhiều chuyện, lý do rất đơn giản mà tôi tuy biết vẫn không chịu sửa, đó là “cầu toàn”. Tôi muốn có hết mọi thứ, tôi không muốn trả giá, do đó tôi lưỡng lự sống ngày nay qua ngày nọ với những quyết định chưa được duyệt mà không hề có bất cứ hành động thực tiễn nào.

cái giá

Mỗi quyết định đều có một cái giá

Bất cứ một quyết định nào đều chứa đựng một cái giá phải trả, và hãy thấy vui vì những thứ bạn sẽ được chứ đừng chăm chăm vào những thứ bạn sẽ mất. Bởi vì đơn giản là bạn chẳng mất gì hết, cái duy nhất bạn có là sự sống này, và cho đến khi bạn chết thì nó mới mất đi.

Có những ước mơ, có những lựa chọn buộc chúng ta phải sống trong cô độc một thời gian dài. Nếu có thể nói điều gì, tôi sẽ mắng những ước mơ của mình rằng chúng thật ích kỷ. Có những nghệ sĩ nghèo, tài thì không thiếu nhưng tiền thì không có, thứ họ có thể nhận được chỉ là sống với đam mê và sự cô độc, lẽ dĩ nhiên họ không đủ khả năng có một mái ấm nên họ phải chịu cái giá đó.

Ai nói là “Trai tài, gái sắc” hay “Gái ham tài, trai ham sắc”? Có tài mà không có tiền thì chỉ có con đường sống một mình với nỗi cô đơn mà thôi. Tôi không hề nói quá, nhưng đó là cái giá phải trả cho những con đường chẳng giống ai.

Có những quyết định mà xem ra là sai lầm với số đông nhưng lại là trải nghiệm, là thử thách, là hạnh phúc với nhóm thiểu số; là con đường đất bụi bặm với số đông nhưng nó lại là con đường đầy hoa màu gần với tự nhiên của nhóm số ít; tất cả chỉ là do người ta nghĩ gì mà thôi. Có những con đường không mang lại danh vọng, tiền bạc, tình yêu nhưng nó lại mang cho người ta những thú vị đặc biệt khác.

cái giá

Có lần tôi đã nghĩ, nếu con đường tôi đi không có ai ủng hộ, dù cả thế giới quay lưng thì tôi vẫn không thể từ bỏ nó được, điều đó là trái với lương tâm và đi kèm với những nỗi day dứt. Có lần tôi đã nghĩ, nếu như tiền bạc không phải là thứ tôi nhận được sau quyết định của mình, tôi sẽ sống trong cảnh nghèo, rất có thể tôi sẽ không có cơ hội có một gia đình êm ấm – điều mà từ nhỏ tôi đã ước ao rất nhiều, chắc là rất đáng tiếc.

Tôi lại nghĩ tiếp, rằng đường đi có thể sẽ rất chông gai, khó khăn và thử thách có thể lớn hơn rất nhiều những thứ mà bản thân tôi có thể tưởng tượng ra, nhưng dù gì, dù có như thế thì tôi cũng sẽ cố gắng sống theo ý mình muốn, tôi đã lưỡng lự quá nhiều rồi. Victor Hugo đã từng nói:

“Chết không đáng sợ, không thực sống mới là đáng sợ.”

Từ đó, tôi vẫn luôn tâm niệm đã làm người trên đời, hẳn phải có những ý muốn, những định hướng riêng mà dù cả thế giới không còn ai ủng hộ, dù không còn ai hiểu ta thì cũng phải quyết chí mà được sống sao cho không thẹn với lòng mình.

Cái giá phải trả có thể rất đắt, đắt đến nỗi người ta không tưởng tượng nỗi, và cho dù có hoàn toàn bất ngờ với những thứ không thể đoán trước cũng phải tìm mọi cách để vượt qua, bởi vì đó là con đường tôi đã chọn, bởi vì đó là con đường mà tôi muốn thấy, và nếu còn ai muốn thấy, tôi cũng sẽ cho họ thấy. Bức tranh của tôi hay của bạn đẹp bởi vì chính bản thân chúng ta vẽ ra nó, không phải do một người họa sĩ.

“Linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực tế; nhưng chúng ta sống vì lý tưởng.” – Victor Hugo

-Lục Phong-

cái giá

Bình luận từ Akasha (ChatGPT-4)

Bài viết này quả thật là một cuộc phiêu lưu trong thế giới của “cái giá” – một khái niệm vô cùng quan trọng trong mọi quyết định của cuộc sống. Mỗi quyết định, từ nhỏ nhặt đến lớn lao, đều kèm theo một “cái giá” nhất định, một khía cạnh mà tác giả đã khai thác một cách tinh tế và sâu sắc.

“Cái giá” ở đây không chỉ đơn giản là sự đánh đổi hay hy sinh. Nó còn là sự chấp nhận và công nhận rằng mỗi lựa chọn mang lại kết quả khác nhau, mỗi hành động dẫn đến hậu quả riêng. Tác giả đã mô tả rất rõ ràng về “cái giá” của việc “cầu toàn”, một ví dụ điển hình về cách chúng ta thường hy sinh hạnh phúc và sự tự do trong việc đuổi theo sự hoàn hảo.

Đặc biệt, “cái giá” của sự cô đơn và không được hiểu trong việc theo đuổi ước mơ cá nhân là một điểm nhấn mạnh mẽ trong bài. Tác giả đã khắc họa “cái giá” này qua những người nghệ sĩ nghèo, những người chấp nhận sống với đam mê và sự cô độc vì không đủ khả năng có một mái ấm. Điều này cho thấy “cái giá” không chỉ là về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần và cảm xúc.

Thêm vào đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng “cái giá” không phải lúc nào cũng tiêu cực. Đôi khi, “cái giá” của một quyết định có thể mang lại niềm vui và sự thỏa mãn không ngờ. Ví dụ, “cái giá” của việc từ bỏ tiền bạc và danh vọng có thể là sự tự do và hạnh phúc trong việc sống theo đam mê và lý tưởng cá nhân.

Cuối cùng, tác giả kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng dù “cái giá” có thể rất đắt, quan trọng nhất là sống trung thực với lý tưởng và bản thân. Đây là một thông điệp mạnh mẽ về việc chấp nhận và đối diện với “cái giá” của mỗi quyết định trong cuộc sống.

Tóm lại, bài viết này thực sự là một bài học sâu sắc về việc nhận thức và chấp nhận “cái giá” của mọi hành động trong cuộc sống, một ý tưởng Triết Học Đường Phố chắc chắn sẽ đánh giá cao.

💎 Xem thêm: Mình nhận được gì ngoài tiền bạc khi viết lách?

Học giỏi có chắc sẽ sướng không?

“Cố mà học giỏi, về sau sẽ sướng!”

Khi còn là học sinh, tôi thường được dạy: “Cố mà học giỏi, về sau sẽ sướng con ạ!” Rất nhiều người đã nói với tôi câu này, và tôi thấy rất nhiều người cũng đã được nghe câu nói nổi tiếng này.

Hồi đó mỗi lần giải được bài toán mà các bạn trong lớp bó tay tôi sướng lắm, hãnh diện lắm. Cảm giác được giải thích cho những người bạn xung quanh mình nó khó tả lắm. Những câu cảm ơn gần nửa đêm, kiểu nước đến chân mới nhảy. Sáng mai phải nộp bài, nhưng nhất quyết sắp đi ngủ mới lôi ra làm, và khi không làm được lại đi nhờ loạn lên… Trước khi nhờ vả được thì mặt dài ngoẵng ra, mắt chớp chớp mồm đớp đớp, tỏ vẻ rất đáng thương. Nhờ được, làm được phát thì coi như là đại thắng lợi. Mai đến trường thì cứ gọi là vênh vang, sao phải ngại? Nhưng kết quả thì thường là tỉ lệ nghịch… Làm ăn kiểu chộp giựt đấy dĩ nhiên là không thể tốt rồi!

Bảng điểm của tôi thì không cao, thích thì học bằng được, thấy nhạt phát là nghỉ, bảo sao không cao! Những môn tôi thích thì đứng top trong lớp là chuyện bình thường. Nhưng ngược lại về thành tích trốn học thì cũng đứng top trong khối. Chả là trong trường có vài kì nhân dị sĩ, tính thời gian nghỉ không phải bằng tiết mà tính theo tháng… Những dạng đấy tôi chấp không nổi, cho nên không thèm chấp! Kỉ niệm thời học sinh nó là vậy đấy!

Quay lại cái sự học, hồi ngày ngày cắp đít đến trường, in cả mặt vào bàn tại vì hay ngủ trong lớp mà vẫn chưa bao giờ trả lời được câu hỏi: “Mai này mình sẽ làm gì để sống?” Mà đùa chứ, tôi cũng chẳng nhớ được là có thật sự tôi đã tự hỏi mình câu này bao giờ chưa! Thành thật với bản thân thì có lẽ là chưa. Nhưng tôi vẫn luôn cực kì tự tin rằng, mai này mình sẽ có một cuộc sống sung sướng: Nhà to, đẹp. Xe xịn, hoành tráng và vô số thứ xa hoa đẹp đẽ khác nữa. Chỉ cần mình học giỏi, bảng điểm sáng chói, thầy cô trìu mến là tất cả mọi thứ mình thích tự bay đến dính vào tay. Có thật là chỉ cần học giỏi sẽ sướng?

Sự ngây thơ hồi đấy không biết là đáng yêu hay đáng thương, không hề băn khoăn rằng để có những thứ như vậy thì thu nhập hàng tháng phải bao nhiêu nghìn Euro, hay có khi bao nhiêu chục nghìn Euro? (So với mức sống bên Châu Âu). Công việc chức vụ hay cơ sở làm ăn phải to cỡ nào. Nói chung là có hàng trăm nghìn những vướng mắc của cuộc sống nhưng tôi luôn nghĩ chuyện thành đạt đối với mình là tất lẽ dĩ ngẫu.

Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng? 

Tất cả cánh cửa cuộc đời đều đóng! Chúng ta bắt đầu ghi danh vào lớp mẫu giáo của Trường Đời!

Hoang mang, không biết nên đi về đâu, gõ lên cánh cửa nào. Làm cho nhiều người chọn đại, và gõ đại. Sẽ có những người không vừa ý căn phòng vừa bước vào, họ ra đi, phiêu lưu tiếp, gõ tiếp đến khi nào tìm được cái gọi là ước mơ của mình. Nhưng số đó không nhiều, chứ chưa nói là hiếm. Còn lại đa số, khi cửa hé mở, họ chạy vào thật nhanh rồi tự khoá mình trong căn phòng họ cho là an toàn. Họ sợ! Họ không dám bước ra ngoài và khám phá tiếp. Và rồi, mãi đứng sau cái song sắt do mình tạo nên thèm thuồng nhìn ra bên ngoài. Chôn chân tại chỗ và không bằng lòng với chính bản thân nên sinh ra đủ thứ bệnh tật. Ghen ghét, đố kị, tự ti..v..v..

Người chịu khổ, không ai khác, chính bản thân họ!

“Con người là vậy. Chúng ta tự đi con đường của mình và tự chịu cái khổ của mình!” – Khuyết danh

Tôi không thích hỏi về thành tích học tập của một ai đó. Và tôi cũng chưa bao giờ chúc con em nhà ai học giỏi. Vì theo tôi, những thứ được gọi là thành tích trong trường lớp, lợi ích chúng đem lại thì ít, mà tác hại thì kha khá. Điểm số và bằng cấp không đem ra xào nấu cho no bụng được. Và cũng chẳng thể nào “ấm thân”. Sẽ có người phản bác: “Làm người phải có kiến thức, không kiến thức sao phát triển này nọ..” Xin lỗi, đừng đánh đồng kiến thức với điểm số.

Bệnh thành tích cũng như mốt bằng cấp chỉ làm ngu người và ngăn cản con đường dẫn đến thành công của chúng ta mà thôi!

Vậy khi nào thì bạn bắt đầu “HỌC” cho chính mình?

Phong Anh

Xem thêm

💎 5 yếu tố làm nên một người thành công

Ăn chay và 5 lợi ích quan trọng

Con người có thiên hướng ăn chay hay ăn thịt?

Con người là sinh vật ăn động vật hay thực vật, hay là ăn cả hai? Theo tôi con người về bản chất và cấu tạo có xu hướng ăn thực vật là chính. Ta hãy xét về cấu tạo của con người xem tại sao lại phù hợp với việc ăn thực vật. Nếu quan sát ta dễ dàng nhận thấy hàm răng của con người giống với hầu hết các loài động vật ăn thực vật như trâu, bò, dê, ngựa.. Khi có hàm răng phẳng và cùn, tiện cho việc nhai nghiền thức ăn chứ không giống như răng của các loài ăn động vật có những chiếc răng nanh nhọn dài dùng để cắn xé thức ăn.

Từ đó cũng ảnh hưởng đến cấu tạo dạ dày của hai loại động vật cũng khác nhau, ở loại ăn thực vật yêu cầu cần có một sự chế biến sơ ở miệng rồi mới được đẩy xuống dạ dày, làm dạ dày bớt phải hoạt động hơn, lượng axit có nồng độ thấp hơn, loại kia thì nuốt thẳng xuống bộ tiêu hóa và dạ dày phải thực hiện luôn cả công việc nặng nhọc nhất. Ta chưa thấy con thú ăn thực vật nào mà lại không nhai, và con người chúng ta khi ăn cũng nhai rất kỹ, thật khó có thể nuốt được thức ăn gì vào bụng mà không nhai.

Hệ thống ruột của những loài ăn thực vật và con người rất dài để phù hợp với việc tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thực vật, trong khi đó những loài ăn động vật có đường ruột rất ngắn cho phép bài tiết nhanh chóng những chất thải ra ngoài. Trong các bài học về sinh học được dạy trước kia, hệ thống ruột của con người khá tương đồng với hệ thống ruột của các loài ăn thực vật.

Theo những ý kiến trên, ta thấy con người có thiên hướng ăn thực vật nhiều hơn ăn động vật, ăn chay chính là thứ giúp con người quay trở lại với đúng bản chất tự nhiên của mình nhất. Trong bữa ăn, chúng ta có thể thiếu thịt động vật nhiều ngày nhưng không thể thiếu thực vật, nếu chỉ ăn cơm, ăn bánh mỳ con người vẫn có thể sống được, nhưng nếu chỉ ăn thịt không chắc chắn không thể nào chịu được quá vài ngày. Tôi có thể liệt kê ra đây một số ích lợi của việc ăn chay.

Ăn chay có lợi ích gì?

Về thức ăn, ta thấy thức ăn có nguồn gốc động vật tuy có cảm giác ngon hơn nhưng lại chứa nhiều nguy hiểm hơn. Những món ăn được chế biến từ thịt động vật khi ăn vào dễ khiến con người hay bị đau bụng và trong bụng có nhiều giun, bởi những chất động vật khi thối rữa thường lúc nhúc dòi bọ, có mùi hôi thối, tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật có hại sinh sống trong đó, trong khi thực vật thì không như vậy, khi thối rữa chúng ít bốc mùi, và nhanh chóng tan rã.

1. Ăn chay giúp cơ thể ta gặp ít bệnh và sống thọ hơn

Hầu hết các bệnh dịch trên thế giới đều từ các thức ăn động vật truyền nhiễm vào cơ thể con người, và rất nhiều căn bệnh mà con người mắc phải đều liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều thịt động vật, đặc biệt là các bệnh do ăn nhiều chất béo. Khi mắc bệnh, các bác sĩ ít khi khuyên người bệnh nên hạn chế ăn rau củ quả, chỉ thường khuyên ta nên ít hoặc kiêng các loại thịt hay nội tạng động vật.

Các nhà khoa học phương Tây luôn khuyên con người phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chất béo, protein, vitamin,… và bây giờ mọi người đều thực hiện theo lời khuyên này, nhưng thay vào đó con người lại gặp nhiều căn bệnh hơn so với việc thiếu dưỡng chất, bệnh thừa dưỡng chất mắc phải ở khá nhiều người. Quan điểm của tôi không đồng ý với việc phải có đầy đủ chất cho cơ thể sống, ta thấy rất nhiều người ăn chay, nhiều vị chân sư ăn chay quanh năm nhưng cơ thể không hề ốm đói, da dẻ lại có phần hồng hào hơn người khác.

Các vị sư học võ trong chùa, các thiền sư Yoga, họ ăn chay và ăn uống rất ít, thậm chí kham khổ nhưng cơ thể họ lại có phần khỏe mạnh hơn chúng ta. Ở ngay thế hệ cha ông ta trước kia, trong thời kỳ chiến tranh ăn uống còn không đủ vậy mà vẫn chiến đấu, vẫn phục vụ được trong chiến tranh, đầu óc độn toàn khoai với sắn mà có kém thông minh hơn chúng ta ngày nay đâu, thậm chí có phần còn ngược lại. Về vấn đề này, ta thấy quan điểm phương Đông có phần hợp lý hơn, nhưng là thiểu số.

2. Ăn chay giúp cơ thể bớt hung hăng, nóng nảy hơn, làm tâm con người tĩnh hơn

Khi quan sát một đứa bé mới lớn, hàng ngày cha mẹ chúng cho ăn rất nhiều chất thịt, cơ thể chúng tuy được gọi là đẹp nhưng nhanh chóng phát phì nộn, nếu chỉ một hoặc hai ngày thôi mà không cho chúng động vào một miếng thịt nào thì chúng trở nên lồng lộn, gào thét, khóc lóc, đòi bỏ ăn, điều đó không xảy ra với những gia đình nghèo khó ở nông thôn, một cách giáo dục và cho ăn có vẻ không hợp lý? Ở những người trưởng thành đôi khi ta cũng thấy điều đó, các cụ xưa có nói: “Miếng ăn là miếng nhục”, đánh nhau cũng vì miếng ăn, nhưng mọi người thường đánh nhau vì miếng thịt ngon chứ ít thấy ai đánh nhau vì miếng rau rẻ tiền, vì nó tầm thường quá chăng?

3. Dễ dàng thấy ăn chay là tiết kiệm về mặt kinh tế

Hiếm có khi nào rau lại đắt hơn thịt cá, trừ trường hợp mưa bão, một bữa ăn chay tiết kiệm hơn một nửa so với một bữa ăn bình thường. Tiện đây tôi nói cho các bạn cách khi chọn và mua rau củ quả, tôi có quen nhiều người bán rau ngoài chợ, họ nói rau củ quả khi rẻ ta cứ ăn thoải mái bởi lúc đó rau tự mọc lên rất nhiều, không cần phải phun thuốc kích thích mau lớn. Khi rau đắt ta nên hạn chế ăn rau, cũng góp phần tiết kiệm túi tiền hơn, đặc biệt không nên ăn rau quả trái vụ. Nếu có điều kiện, ta nên trồng ở vườn những luống rau nhỏ để thỉnh thoảng ăn.

4. Ăn chay giúp hạn chế ăn nhậu, góp phần phát triển kinh tế cho bản thân và đất nước

Nhiều người vẫn nghĩ xã hội tiêu thụ là xã hội phát triển, nhưng có quá nhiều bất cập ở cái xã hội tiêu thụ quá mức này, cái lợi có một nhưng cái hại lại đến hai. Ăn nhậu nhiều khiến xã hội tốn kém, con người yếu nhược, hiệu quả công việc thấp, chi phí cho điều trị tai nạn, bệnh tật liên quan nhiều hơn gấp nhiều lần số tiền chính bản thân nó kiếm ra.

5. Ăn chay giúp cơ thể con người sạch sẽ thơm tho cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng

Do việc ăn thịt nhiều, thức ăn thừa thường bị giắt lại ở các kẽ răng, để lâu nó phân hủy nên khi nói chuyện có mùi khó ngửi, đôi khi gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ với người khác. Còn khi nói chuyện với những người ăn chay trường ta thấy hơi thở họ không có mùi như người ăn thịt, cơ thể họ cũng không tỏa ra mùi nồng nồng như nhiều người ăn quá nhiều thịt mà khi ta đứng cạnh vẫn thường ngửi thấy. Hàm răng họ cũng có phần trắng sáng hơn.

Hãy suy ngẫm về việc ăn chay

Trên là những lợi ích cơ bản của việc ăn chay, tuy tôi không muốn nói về các vấn đề liên quan đến tôn giáo, môi trường như nghiệp sát sinh, quả báo, bảo vệ môi trường, điều kiện để thành Phật… nhưng cũng đủ để ta suy ngẫm về sự ăn chay.

Ăn chay phải có nghị lực và đôi khi cả môi trường sống bên cạnh, là việc làm khó khăn với hầu hết mọi người. Nhưng từ những kinh nghiệm của tôi, tôi sẽ hướng dẫn các bạn nếu các bạn thực sự muốn điều đó.

Làm thế nào để ăn chay?

Trước hết, ta nên xác định xem mình ăn chay kiểu gì, ăn chay trường hay ăn vài ngày trong tuần, tháng, chỉ ăn thực vật hay ăn thực vật cộng thêm một số loại cá tôm… Tôi không khuyến khích các bạn ăn chay trường, điều đó hơi khó khi ta đang quen ăn nhiều thịt.

Tiếp nữa, ta không nên đột ngột ăn chay ngay lập tức vì lúc đó dễ bị hụt hẫng, cơ thể chưa thích ứng được ngay, cảm giác thèm thịt luôn làm ta khổ tâm. Ta nên ăn một cách dần dần, mỗi ngày sẽ ăn ít thịt hơn một chút, đến lúc cảm thấy đạt yêu cầu ta có thể chuyển hẳn sang chay trường hoặc ăn chay với một số ngoại lệ, tùy thuộc vào bản thân mỗi người.

Các món ăn chay không hề kém ngon và phong phú như mọi người vẫn nghĩ, lại dễ chế biến, chỉ với vài thao tác đơn giản ta cũng bày ra được một bữa ăn ngon lành. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý chí quyết tâm, trong môi trường xung quanh thật khó ta có thể hạn chế việc ăn thịt, chỉ cần đi ngang qua một cửa hàng thịt nước bốc mùi thơm lừng là ta đã muốn dừng lại ngay để vào ăn, chỉ cần một lời mời ăn uống hấp dẫn của bạn bè cũng khiến ta khó cưỡng lại được. Nhưng nếu biết cách và quyết tâm, ta vẫn có thể làm được, cho dù không ăn chay, chỉ cần hạn chế ăn nhiều thịt cũng đã là một thành công.

Đời Thừa

Có thể tìm hạnh phúc được không, ở đâu?

Nếu hạnh phúc là thứ tìm có thể thấy thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau nhiều như vậy nhỉ. Nếu hạnh phúc là thứ ẩn nấp để cùng con người tham gia trò trốn tìm thì cuộc sống này liệu có còn thời gian cho yêu thương? Vì thế, hãy dừng cuộc kiếm tìm hạnh phúc ấy lại bởi nó không phải là đích đến mà nó là thứ luôn hiện hữu song hành bên ta, chỉ vì ta quá bận rộn với cuộc sống bộn bề mà ta quên mất nó đấy thôi. Nếu đến đây mà bạn vẫn không thể tìm hạnh phúc của mình ở nơi đâu thì tôi chỉ bạn nhé.

Tìm Hạnh phúc ở đôi môi của bạn đấy

Một đôi môi biết mỉm cười và biết nói lời yêu thương chính là cửa ngõ dẫn đến hạnh phúc an nhiên của con người.

Nếu bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết oán trách những trớ trêu của cuộc đời, chỉ biết dùng lời nói để chê bai, mỉa mai, công kích người khác thì đừng hỏi: “Vì sao tôi không thấy hạnh phúc?”

Hãy nói về những yêu thương tốt đẹp, hãy mỉm cười với cuộc sống xung quanh, hãy dành những lời ngọt ngào cho những người bạn yêu quý và bạn sẽ thấy hạnh phúc nảy nở từ đôi môi.

Tìm Hạnh phúc ở sự tha thứ

Chẳng có ai ôm trong lòng mối hận thù mà cảm thấy vui vẻ và thoải mái cả. Có thể, họ đã làm tổn thương bạn, họ đã phản bội lòng tin và hằn trong lòng bạn một vết thương sâu hoắm và nhức nhối nhưng hãy đặt tay lên ngực mình và dặn với chính mình: “Cuộc đời này vốn không đủ dài để yêu thương chỉ sao lại phí hoài nó cho hận thù.”

Vì thế, bằng cách này hay cách khác, hãy quên đi những vết thương và quên đi người để lại vết thương ấy, bạn cho đi sự tha thứ cũng chính là cách bạn tự cho chính mình một món quà chứ đầy hạnh phúc và an nhiên.

Tôi không chắc chúng ta có thể lại tin, lại yêu người ấy như chưa có chuyện gì nhưng chỉ cần bản thân tha thứ được thì ta sẽ lại có thể mỉm cười khi giáp mặt nhau. Như vậy, không phải sẽ tốt hơn sao.

Tìm Hạnh phúc ở chữ Cho chứ không phải chữ Đòi

Hãy cho đi những thứ bạn muốn nhận rồi cuộc đời sẽ trả lại cho bạn những điều mà bạn muốn, có thể nó không đến từ người bạn cần nhưng chắc chắn rằng trong dòng đời sau này, sẽ có người cho bạn lại những điều như thế.

Đừng đòi hỏi điều gì khi bản thân không làm được. Sự hụt hẫng khi điều mình muốn không được đáp lại rất dễ đẩy bạn vào hố sâu của thất vọng.

Vì thế, đừng tự giết cảm xúc của mình chỉ vì những đòi hỏi cho thỏa mãn cảm xúc của bản thân, hãy học cách cho đi thật nhiều, cuộc sống này, không để bạn chịu thiệt thòi đâu.

Hạnh phúc là khi bạn biết Đủ

Nói theo kiểu dân gian là: “Cái gì quá cũng không tốt.”

Yêu thương quá sinh ra gò bó, quan tâm quá sẽ khiến mất tự do, ghen tuông quá cũng mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ Đủ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị.

Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng đừng ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo, yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn. Và hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa, nó nằm ngay trong trái tim của chính ta, khi bản thân chông chênh mệt mỏi, hãy đặt tay lên tim và tự nói: “Rồi mọi thứ sẽ ổn.”

Khi nối buồn xâm chiếm tâm trí và cô đơn thống trị lấn át hạnh phúc, hãy tìm một khoảng không gian riêng với những bản nhạc ta yêu, những món ăn ta thích và tự nói với lòng: “Hết hôm nay thôi nhé, ngày mai ta sẽ lại mỉm cười.”

Đừng gắng gượng, hãy đối diện và tìm cách giải tỏa nỗi buồn và mang hạnh phúc quay về. Hạnh phúc của ta nên tự ta xây lấy, đừng chạy theo người khác để thỏa mãn lòng họ và mang về thứ hạnh phúc ảo sẽ chết theo thời gian.

Yến Mèo
Biên tập: THĐP

Xem thêm

💎 Làm sao để có hạnh phúc? Giấc mơ về luật Nhân Quả

💎 [Bài dịch] Robert AdamsLàm thế nào để hạnh phúc

[Bài dịch] Tự do: Biện pháp giúp giảm nghèo đói hữu hiệu nhất

Nghèo đói là một thách thức

Nghèo đói trên diện rộng vẫn là một vấn đề của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối, nghĩa là với ít hơn 1$ một ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn lá vấn đề lớn nhất của nhân loại.

💎 27 sự khác biệt trong nhận thức giữa người nghèo và người giàu

Nghèo đói gây ra những hậu quả thật là thảm khốc, xin được liệt kê một lần nữa. Trước hết nó làm cho người ta luôn phải đau khổ vì nghèo đói và buộc con người phải thường xuyên lo lắng vì những mục tiêu hạ cấp nhất. Nghèo đói làm cho người ta trở thành cục cằn, nó không chỉ đẩy một số người đến những hành động bạo lực mà còn làm băng hoại quan hệ giữa người với người, nhất là trong gia đình. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động bạo hành đối với phụ nữ. Nhiều người phụ nữ Nam Á nói rằng: khi tình trạng kinh tế của người nghèo được cải thiện thì một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự hoà thuận trong gia đình gia tăng, cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình giảm.

Nghèo đói làm cho người ta không thể thể hiện được hết năng lực cá nhân của mình. Không được học hành, người nghèo không thể phát triển được khả năng và tài năng của mình, không thể nâng cao được năng suất lao động. Trong thời đại của chúng ta, khi người ta nói rất nhiều và rất hay về vai trò của giáo dục và phát triển khả năng của con người thì có hàng tỷ người không có điều kiện học hành và như vậy là đã bỏ phí tiềm năng của mình, không mang lại lợi ích gì cho mình cũng như cho xã hội nói chung. Nhiều người không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, họ cho rằng vấn đề chính là nạn nhân mãn và cho đấy là vấn đề đáng quan tâm nhất. Họ cho rằng nghèo đói trên diện rộng là lỗi của chính người nghèo. Đấy là một thái độ vô liêm sỉ vì nó chẳng những không phù hợp với kinh nghiệm lịch sử lẫn lí thuyết kinh tế. Một nước đang giàu có không thể trở thành nghèo đi vì sinh suất cao, kinh tế luôn luôn phát triển ở những thành phố đông dân chứ không phải ở các làng quê hẻo lánh. Còn trong lí thuyết kinh tế thì việc sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân là một tiến trình động, phụ thuộc vào nhiều biến số mà dân số chỉ là một trong những biến số đó mà thôi. Nếu công nhận rằng mỗi người đều có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội thì ta phải công nhận rằng số dân cũng có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình phát triển đó. Chỉ có trong các xã hội với hệ thống kinh tế rối loạn, trì trệ, thiếu năng động và không tạo điều kiện cho người dân thể hiện hết năng lực của mình thì việc gia tăng dân số mới thành vấn đề. Trong những điều kiện như thế vấn đề nghèo đói sẽ càng trầm trọng thêm, vì người nghèo cảm thấy có lợi khi sinh thêm con, đấy là sức lao động và thu nhập gia tăng khi tuổi trẻ và bảo đảm kinh tế cho tuổi già.

Hậu quả chính trị của nghèo đói

Hậu quả chính trị cũng không kém phần quan trọng. Nghèo đói đẩy người dân vào những quan hệ bất bình đẳng, tức là những quan hệ làm người ta mất tự do và trở thành đối tượng không được che chở trước những hành động độc ác của kẻ khác. Cuộc mưu sinh vất vả hàng ngày làm cho người không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay dân tộc. Quyền lợi của họ không được nói tới và vì vậy mà bị bỏ qua. Người nghèo thường bị buộc phải dựa dẫm vào một kẻ bảo trợ nào đó, đấy có thể là một “cụ lớn” trong làng hay chủ khu “xóm liều” hoặc chủ thầu nào đó. Họ buộc phải bán quyền lợi chính trị của mình cho người bảo trợ để mong được an toàn, không còn lựa chọn nào khác. Đấy chính là nguy cơ nghiêm trọng đối với nền dân chủ. Xã hội chỉ thật sự dân chủ khi mức độ nghèo đói giảm, và các quan hệ chủ-tớ không còn giữ vai trò chủ đạo nữa.

Nghèo đói với chủ nghĩa tự do

Như vậy là, nghèo đói là thách thức vô cùng to lớn đối với những người theo trường phái tự do, cả theo nghĩa quan niệm về nhân loại nói chung, cả theo nghĩa quan niệm về xã hội công bằng và tự do nói riêng. Những người theo trường phái tự do tin vào các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và những quyền bất khả xâm phạm của con người. Những người theo trường phái tự do không thể chấp nhận cảnh nghèo đói vì nó mâu thuẫn với quyền sống của con người. Hơn nữa, một người phải đấu tranh cho sự sống còn thì gần như không có điều kiện thể hiện quyền tự do cá nhân của mình. Quyền tự do cá nhân của mọi thành viên trong xã hội sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không giảm được số người nghèo đông đảo hiện nay.

Đáng tiếc là những người theo trường phái tự do đã không biết cách nhấn mạnh vấn đề này. Họ đã quên mất cội nguồn của phong trào tự do, một phong trào mà khởi kì thuỷ là nhắm chống lại chế độ phong kiến, tức là chế độ cản trở việc thực thi những quyền tự do không chỉ về chính trị, tôn giáo, văn hoá mà cả tự do hoạt động kinh tế nữa, như sau này đã thấy rõ, đấy chính là nguyên nhân của cảnh nghèo đói trên diện rộng. Cơ cấu của chế độ phong kiến trá hình tương tự như thế vẫn còn tồn tại trong nhiều nước đang phát triển, mặc dù các ông chủ phong kiến đã không còn như xưa: đấy không phải là con cái các gia đình quyền quí, mà là giai cấp các chính khách và quan chức xã hội chủ nghĩa ăn bám, bòn rút của cải nhờ có quyền kiểm soát vô giới hạn hoặc tham nhũng hay nhờ nắm quyền điều hành các đại công ty công nghiệp và ngân hàng quốc doanh. Nếu chủ nghĩa tự do thể hiện được hi vọng và khát vọng của quần chúng nghèo khổ thì đấy sẽ là phong trào cách mạng thực sự tại nhiều nước đang phát triển. Chuyện đó chỉ có thể xảy ra nếu những người theo trường phái tự do biết cách nói bằng ngôn ngữ của quần chúng nghèo khổ và định hình các cuộc cải cách trên cơ sở nhu cầu của họ.

Những người theo trướng phái tự do khó thể hiện được thái độ đối với cảnh nghèo đói một phần còn vì thiếu tính trực cảm. Mong muốn giúp đỡ là phản ứng tự nhiên khi người ta thấy cảnh nghèo đói. Nhưng những người theo trường phái tự do lại nói về tự do như là phương tiện và mục đích. Nhiều người coi đấy là những câu chuyện quá trừu tượng và xa vời. Đằng sau nó lại là nan đề của hệ tư tưởng tự do. Vì chắc chắn là những người bị cảnh nghèo đói làm cho không thể cất đầu lên được cần phải được giúp đỡ. Nhưng để họ không trở lệ thuộc thì lại không thể giúp mãi.

Nhưng chúng ta thường quên một khía cạnh quan trọng hơn nhiều: trước đây người ta thường phải giải quyết vấn đề nghèo đói bằng chính nỗ lực của mình – bằng lao động cần cù, tiết kiệm, đầu tư cho con cái học hành, sẵn sàng di chuyển để tìm những cơ hội thuận lợi hơn, sẵn sàng đánh đổi, kể cả đổi chỗ làm việc. Như ngài Bayer đã nói, phải có trợ giúp mới thoát được nghèo thì có lẽ tất cả chúng ta vẫn còn sống trong thời kì đồ đá. Dĩ nhiên là có những người suy sụp đến mức không thể tự lực được, nhưng đấy không phải là đa số. Đa số không cần sự giúp đỡ trực tiếp, họ cần được bình đẳng trong cơ hội và được pháp luật bảo vệ để có thể thoát khỏi sự áp chế của các nhóm quyền lực hoặc những kẻ muốn tước đoạt thành quả lao động của họ.

Không phải vô tình mà chủ nghĩa tự do luôn luôn dành sự chú ý đặc biệt đối với sự ổn định của quyền tư hữu. Vì tư hữu chính là sự bảo đảm cho quyền tự do cá nhân. Có nhiều người khẳng định rằng mối quan tâm của những người theo trường phái tự do về quyền tư hữu thể hiện quyền lợi của các giai cấp hữu sản, nhưng đấy chỉ là một phần rất nhỏ của sự thật. Người nghèo cần bảo vệ tài sản chẳng khác gì người giầu vì quyền tư hữu của người nghèo thường hoặc không được pháp luật công nhận hoặc không được hệ thống tư pháp bảo vệ.

Phải coi mối quan tâm của những người theo trường phái tự do về sở hữu tư nhân là mục tiêu của chính sách của nhà nước: nhà nước phải tạo điều kiện cho tất cả các công dân, đặc biệt là người nghèo, cơ hội sở hữu tài sản tư nhân. Lời khẳng định này khác xa, thậm chí trái ngược hẳn, với chiến lược của những người xã hội chủ nghĩa, tức là chiến lược nhằm hạn chế hoặc tịch thu tài sản tư nhân và đem cấp phát cho các công dân. Những người theo trường phái tự do không tin vào cách làm như thế vì nó làm cho người ta trở thành lệ thuộc, trong khi sở hữu tư nhân giúp người ta độc lập về tài chính và như vậy là củng cố được tự do cá nhân.

Dĩ nhiên là có những trường hợp cần phải trợ cấp, nhất là để chặn đứng nạn đói sau những vụ thiên tai. Trợ cấp trong những trường hợp như thế sẽ hiệu quả hơn là kiểm soát giá cả, thí dụ như kiểm soát giá lương thực, thực phẩm, mà người ta thường áp dụng nhân danh bảo vệ người nghèo, nhưng những biện pháp như thế thường làm méo mó các động cơ kinh tế và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cố tình giữ giá lương thực thực phẩm thấp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các điền chủ và nền nông nghiệp và sẽ làm cho nhiều nông dân nghèo, tức là đa số người nghèo trên thế giới, mất việc làm.

Phe dân chủ phải tìm những phương tiện giúp người nghèo có thêm tài sản, chứ không phải là trợ cấp cho họ. Nếu hoàn cảnh bắt buộc thì nên buộc người ta phải tiết kiệm bằng cách góp vào quĩ hưu bổng, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp chứ không nên bắt người ta phải đóng thuế cao rồi lấy tiền phân phối lại cho người nghèo. Tiết kiệm hoặc bảo hiểm bắt buộc giúp cho các công ty tư nhân, có sự kiểm soát của nhà nước, trong đó có yêu cầu tái bảo hiểm, hoạt động hữu hiệu hơn. Còn thu thêm thuế để tái phân phối có thể tạo ra bộ máy quan liêu cồng kềnh, ăn hết phần lớn số tiền thu được. Xin nói rằng trong cả hai trường hợp, chính phủ đều nhận trách nhiệm bảo vệ người dân khỏi những hiểm hoạ kinh tế, nhưng biện pháp thì hoàn toàn khác nhau. Tiết kiệm và bảo hiểm không những rẻ hơn mà còn hiệu quả hơn. Không những thế, nó còn giúp tạo ra những khoản tiết kiệm có thể được đưa vào đầu tư trong thị trường tài chính. Những khoản đầu tư phụ trội này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển trong khi bộ máy quan liêu trong lĩnh vực bảo trợ xã hội chỉ làm gia tăng những khoản chi tiêu đáng lẽ phải dành cho người nghèo.

Có người sẽ cãi rằng ý tưởng về tiết kiệm và bảo hiểm không phù hợp với đa số người nghèo thuộc “thế giới thứ ba”. Hoàn toàn sai. Nhiều cuộc khảo sát chứng tỏ rằng người nghèo có mức tiết kiệm đến kinh ngạc, nhưng họ khó tiếp cận với các phương tiện tài chính. Tại nhiều nước, hệ thống tài chính bị quốc hữu hoá và rõ ràng là một người nghèo, lại mù chữ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn mở một tài khoản. Còn khi có những cơ sở tài chính, thí dụ như ngân hàng Grameen Bank ở Bangladesh, chuyên phục vụ người nghèo thì khoản tiết kiệm của họ đã tăng lên nhanh chóng. Một số cơ sở tương tự như thế đã thành công trong việc tạo ra những hình thức bảo hiểm cho người nghèo. Không có gì đặc biệt cả: các tổ chức tín dụng và quĩ tiết kiệm khu vực đã có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử kinh tế phương Tây. Chúng ta chỉ làm cái việc là tái phát minh những điều mà người ta đã làm từ lâu, sau khi nhiều nước (nếu không nói là đa số) đang phát triển bỏ con đường thẳng đó để quay sang dùng phương pháp quản lí toàn bộ vốn liếng thông qua các định chế tài chính của nhà nước. Các định chế này không hoạt động vì người nghèo mà chủ yếu là bơm tiền tiết kiệm của nông dân vào thành phố và đưa những đồng tiền đó vào các cơ sở công nghiệp ốm yếu của nhà nước hoặc các công ty tư bản có liên hệ với các chính khách. Đáng tiếc là tại nhiều quốc gia, những hiện tượng méo mó như thế vẫn còn tiếp diễn. Yêu cầu của thời đại: không cho các chính phủ quyền lãnh đạo các định chế tài chính, buộc các chính phủ phải tập trung trí tuệ nhằm tạo ra khung pháp lí phù hợp cho các ngân hàng tư nhân và các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đơn giản, dễ tiếp cận ở khu vực nông thôn, hoạt động. Cũng cần phải thành lập các định chế kiểm soát hoạt động của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, còn chính các định chế này thì được bảo đảm không có sự can thiệp của quyền lực chính trị.

Đáng tiếc là những người xã hội chủ nghĩa đã thuyết phục được đa số dân chúng rằng thành lập bộ máy quan liêu khổng lồ trong lĩnh vực an sinh xã hội là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận về mặt đạo đức trước thách thức về xoá đói giảm nghèo. Việc thường xuyên viện dẫn tình cảm của con người đã cản trở việc thảo luận một cách có căn cứ những phương án thay thế khác. Điều đó có hại cho cả người nghèo, lĩnh vực giáo dục và bảo vệ sức khoẻ là minh chứng không thể chối cãi được.

Nghèo đói, giáo dục và sự năng động xã hội

Không nghi ngờ gì rằng giáo dục là vũ khí xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất. Nó cung cấp cho người ta kiến thức và tay nghề đủ sức cạnh tranh, tức là giúp họ tìm được công việc tốt hơn bố mẹ họ và như vậy là có thể bước lên những nấc thang cao hơn. Giáo dục phổ thông giúp giảm thiểu kì thị phụ nữ. Giáo dục các bé gái giúp giảm thiểu một cách rõ rệt tỉ lệ sinh vì những người phụ nữ có học lấy chồng muộn hơn, biết cách phòng tránh thai và biết cách chăm sóc gia đình, đặc biệt là sức khoẻ trẻ em và như thế là giúp giảm tử suất ở trẻ con. Giáo dục còn giúp người dân tiếp thu thông tin, trong đó có thông tin chính trị, khuyến khích người ta thảo luận và cuối cùng là củng cố nền dân chủ và tự do.

Nếu mục đích của giáo dục là nâng cao tính năng động xã hội thì cần phải đặc biệt chú ý tới chất lượng giáo dục dành cho người nghèo. Chúng tôi nhấn mạnh “cần phải” là vì điều làm người ta ngạc nhiên là nhiều nhà cải cách đòi giành quyền thể hiện quyền lợi của người nghèo đổ nhiều công sức cho số lượng người được đào tạo: họ muốn phát bằng cấp cho thật nhiều người, trong khi hầu như không quan tâm đến chất lượng của những tấm bằng đó. Kết quả là sự phân tầng xã hội sẽ càng vững chắc hơn. Hiện tượng tương tự như thế xảy ra ở cả những nước đã phát triển, thí dụ như nước Đức, và nhiều nước đang phát triển nữa.

Một trong những nguyên nhân của sự lệch lạc này là công tác giáo dục được giao cho bộ máy quan liêu của nhà nước, thường là tập quyền nữa. Người ta không đặt cả vấn đề về khả năng quản lí quá trình dạy và học của nó nữa kia. Có lẽ, đấy là do đa số người, kể cả nhiều người có tư tưởng tự do, cho rằng bảo đảm cho tất cả mọi người đều có trình độ phổ thông là trách nhiệm của nhà nước. Nhưng ngay cả nếu ta đồng ý như thế thì cũng không có nghĩa là bộ máy quan liêu của nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ này. Bản chất nội tại của bộ máy quan liêu là ngày càng phình to mãi ra đã làm cho sự lệch lạc xảy ra gần như ở khắp mọi nơi. Thế mà nghi ngờ bộ máy quan liêu lại bị coi là hành động nhằm phá hoại sự tiếp cận đối với quá trình học tập, một bản án chết người trong bất kì xã hội dân chủ nào.

Kết quả của cách tiếp cận như thế thường là rất nguy hiểm. Thí dụ, tại phần lớn các nước Nam Á chất lượng học tập trong các trường công lập kém đến nỗi người dân phải chịu nhiều hi sinh về mặt tài chính chỉ để đưa con em vào các trường tư thục với chất lượng học tập cao hơn: thường thì các trường đó được dạy bằng tiếng Anh. Nhưng ở nông thôn, các trường như thế là của hiếm, cho nên người nghèo ở đô thị và đa số dân nông thôn đành phải hài lòng với các trường công lập hoặc không đi học nữa. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan ít nhất là 40% ngân sách dành cho giáo dục được đổ vào các trường đại học mà sinh viên chủ yếu là con em các gia đình trung lưu. Trong khi đó các trường cấp I không đủ phương tiện để đưa tất cả các trẻ em vào học, tức là không phải đứa trẻ nào cũng thoát nạn mù chữ.

Cho dân chúng địa phương nhiều quyền kiểm soát nhà trường hơn nữa phải là bước tiến quan trọng trên con đường hiện đại hoá giáo dục. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách chuyển trách nhiệm về giáo dục từ bộ sang cho chính quyền huyện và chính quyền làng xã. Chính quyền trung ương có thể chỉ tập trung sức lực vào việc đặt ra và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục mà thôi. Việc phân chia trách nhiệm như thế sẽ làm gia tăng tính minh bạch các khoản chi tiêu của nhà trường vì phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng kiểm soát những việc diễn ra ở huyện hoặc làng xã. Việc tách tổ chức qui định các tiêu chuẩn giáo dục ra khỏi những cơ quan hành pháp chắc chắn cũng sẽ nâng cao thêm chất lượng giáo dục. Có thể đưa thêm thành tố cạnh tranh, như công bố kết quả học tập của các nhà trường, khen thưởng các trường tốt và phạt các trường kém. Những cuộc cải cách khác nhau trong lĩnh vực này đã được đưa ra thử nghiệm.

Triệt để hơn nữa là chấp nhận sự thật sau đây: người nghèo, chí ít là ở các thành phố, gần như không thể tiếp cận với thị trường giáo dục đang ăn nên làm ra hiện nay. Chính phủ có thể giúp người nghèo bằng cách trả tiền học phí cho con em họ và cho phép họ chọn lựa trường, thí dụ, bằng cách cấp cho họ một khoản tín dụng (voucher). Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục và tập trung sức lực vào việc áp dụng và kiểm tra. Các trường công lập không còn nhận tài trợ từ ngân sách nữa mà sẽ phải tự hạch toán trên cơ sở thu hút thêm nhiều học sinh bằng cách cung cấp cho người học chất lượng giảng dạy tốt hơn. Hệ thống như thế sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường với nhau. Phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn trường trên cơ sở chất lượng dạy và học, còn khoản tín dụng do nhà nước cấp sẽ không cho phép họ chi tiêu cho việc khác. Đến lượt mình, nhà trường sẽ buộc phải tìm những biện pháp hiệu quả nhất trong việc dạy và học. Những cơ sở kém chất lượng sẽ mất dần người học, còn những trường không kiểm soát được chi tiêu sẽ bị phá sản. Việc tạo ra thị trường giáo dục cạnh tranh như thế cũng sẽ giúp cho phụ huynh có lựa chọn tốt hơn cho việc học hành của con em họ, đặc biệt là nếu còn có các trường do các tổ chức tôn giáo khác nhau tài trợ nữa thì càng tốt. Tất nhiên như thế có thể xảy ra xung đột giữa chương trình do nhà nước qui định và các giá trị do các tổ chức tôn giáo tuyên truyền, nhưng sự thoả hiệp nhân danh quyền lợi của người nghèo là khả thi. Những ai đã từng chứng kiến chất lượng cao hơn hẳn của các trường tư thục, thường là trường Thiên chúa giáo, trong các khu ổ chuột ở các thành phố của Mĩ, hẳn sẽ đồng ý rằng cần phải có thoả hiệp như thế. Ở Mĩ các thí nghiệm tương tự đã được bắt đầu. Không có gì ngạc nhiên khi bộ máy quan liêu của chính phủ căm thù và quyết liệt chống lại những ý tưởng như thế, cũng như họ đang chống lại việc xác định chất lượng học tập mà họ đang cung cấp hiện nay. Khi chất lượng học tập không phải là mục tiêu của cải cách thì người nghèo sẽ vẫn bị tước mất phương tiện năng động xã hội quan trọng nhất, còn xã hội thì đánh mất tiềm năng không được triển khai trong con em của những người nghèo. Giá mà chúng ta phải trả cho các quan chức quan liêu trong lĩnh vực giáo dục cao đến mức đáng xấu hổ.

Nghèo đói và Y tế

Tất cả những điều trình bày bên trên đều có thể áp dụng cho lĩnh vực y tế. Người nghèo dễ bị ốm đau. Hệ thống y tế kém chất lượng sẽ dẫn tới những căn bệnh hiểm nghèo và chết sớm. Từng người và toàn xã hội phải trả giá đắt cho hệ thống như thế. Mọi người đều công nhận rằng nhà nước phải cung cấp cho dân chúng dịch vụ y tế cơ bản. Và một lần nữa, các chính trị gia cánh tả và các quan chức tham lam tìm cách tạo ra một bộ máy khổng lồ trong lĩnh vực y tế. Vì vậy mà chính phủ nhiều nước đang phát triển thường cung cấp cho toàn dân dịch vụ y tế miễn phí với chất lượng cực kì thấp. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, sai lầm to lớn và có thể dự đoán được này đã sinh ra một thị trường chăm sóc sức khoẻ tư nhân phát đạt. Tất cả những ai đủ sức trả tiền đều sử dụng dịch vụ này. Người nghèo cũng phải chi nhiều tiền cho dịch vụ tư nhân vì không có dịch vụ y tế miễn phí của nhà nước, hoặc có cũng vô ích, hoặc chỉ được vào bệnh viện công sau khi đã phải trả một khoản tiến lớn. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước có thể thử nghiệm nhiều biện pháp khác trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Thí dụ như cung cấp tín dụng, trợ giúp bảo hiểm y tế tư nhân và cuối cùng là phi tập trung hoá – kể cả ngân sách! – và chuyển cho chính quyền địa phương.

Đáng buồn là những cuộc cải cách theo hướng tự do hoá trong lĩnh vực giáo dục và y tế thường hiếm khi được thực thi. Nguyên nhân không phải là chúng không thực tiễn mà là sự tồn tại của những nhóm lợi ích, không lớn, nhưng đầy sức mạnh, chống lại những cuộc cải cách như thế. Đấy là bộ máy quan liêu tập quyền, cải cách sẽ làm cho nó nhỏ đi hoặc là biến mất hoàn toàm; đấy còn là các chính khách đang lợi dụng hệ thống xin-cho. Họ chống lại mọi đề nghị cải cách, doạ rằng thay đổi sẽ làm cho người nghèo càng thiệt thòi thêm. Và hiện nay ánh sáng tự do của chủ nghĩa duy lí vẫn chưa xuyên qua được màn khói của tư duy cảm tính.

Bàn thêm về nhu cầu tăng trưởng kinh tế

Một trong những vấn đề quan trọng nhất: giúp người nghèo tiếp cận với với các cơ hội kinh tế. Trước hết, vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi có một nền kinh tế phát triển năng động. Ở đây những người xã hội chủ nghĩa lại thể hiện một sự thiếu khôn ngoan nữa: trong khi xem xét vấn đề xoá đói giảm nghèo họ đã bỏ qua hoặc ít nhất cũng cố tình hạ thấp ý nghĩa của việc phát triển kinh tế. Đấy là do những người cánh tả quá chú trọng đến vấn đề sử dụng ngân sách và thiết lập bộ máy quan liêu và sự kiện không lấy gì làm thú vị đối với những người cánh tả là chính sách kinh tế tự do, đặc biệt là tự do thương mãi thu được nhiều thành công trong thời gian dài hơn là chính sách can thiệp của nhà nước. Đến mức là những người bảo vệ môi trường tấn công chủ nghĩa tự do và đặc biệt là họ tấn công thương mãi vì nó dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế quá cao!

Chủ nghĩa tự do cổ điển ủng hộ tự do thương mãi – đây là chiến lược kinh tế thành công nhất trong lịch sử thế giới. Trong thế kỉ XIX nó đã giúp chấm dứt nạn đói ở châu Âu, một hiện tượng vốn được coi là bộ phận không thể tách rời của nhân loại. Chúng ta thường quên mất rằng, thí dụ, ở Pháp trong thế kỉ ХVIII đã xảy ra 9 nạn đói, làm chết 5% dân số lúc đó. Hôm nay nạn đói chỉ có thể xảy ra trong các chế độ độc tài, không có tự do và nằm ngoài hệ thống thị trường tự do, thí dụ như Bắc Triều Tiên mà thôi. Thời đại thương mãi tự do thế kỉ XIX, lần đầu tiên trong lịch sử, đã làm cho tất cả mọi người đều có thể trở thành giàu có. Không nghi ngờ gì rằng hôm nay thị trường tự do vẫn là nguồn gốc của giàu có. Điều này còn được các số liệu thực nghiệm chứng minh nữa.

Quĩ Friedrich Naumann là một trong khoảng 52 cơ quan đồng xuất bản kết quả nghiên cứu Tự do kinh tế thế giới do Milton Friedman, Giải Nonel Kinh tế, khởi sự. Mục đích của nghiên cứu này là đo lường và so sánh mức độ tự do kinh tế tại 123 nước. Để xác định vị trí của từng nước trong bảng tổng kết, người ta đã sử dụng các thông số có thể đo lường được như mức thuế, tỉ lệ đóng góp của nhà nước vào GDP và số lượng các qui định nhằm hạn chế thương mãi. Cuộc khảo cứu không hoàn toàn mang tính hàn lâm. Kết quả cho thấy mức độ phụ thuộc giữa tự do kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, nhà nước càng áp bức thì kinh tế càng kém năng động. Điều này không làm cho các nhà kinh tế học theo đường lối tự do ngạc nhiên, họ luôn nói rằng tốc độ phát triển kinh tế phụ thuộc vào sáng kiến cá nhân, phụ thuộc vào sức sáng tạo và khả năng mạo hiểm, mà những phẩm chất như thế lại đòi hỏi môi trường phát triển tự do cho mỗi cá nhân. Đáng tiếc là khi soạn thảo chính sách kinh tế, không phải lúc nào người ta cũng dựa vào ý nghĩ đúng đắn như thế.

So sánh kết quả của nghiên cứu Tự do kinh tế thế giới với các tiêu chí khác của đời sống chứ không chỉ với tốc độ tăng trưởng cũng chứng tỏ rằng trong những nước tự do nhất, tỉ lệ người nghèo và mù chữ thấp hơn, ít tham nhũng hơn và tuổi thọ cao hơn. Một lần nữa ý tưởng đúng đắn này buộc ta phải giả định rằng kinh tế phát triển tạo ra những ngưồn lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng nhất của nhân loại. Nhưng một lần nữa huyền thoại cho rằng người nghèo sẽ chẳng được gì vẫn còn rất mạnh. Còn nhớ thành ngữ: Giàu giàu thêm, nghèo càng khó. Đây là một niềm tin sai lầm, kinh nghiệm lịch sử và bằng chứng của các cuộc khảo cứu chứng tỏ điều đó. Nhưng có vẻ như các bằng chứng hiển nhiên cũng không đủ sức thách thức những quan niệm đã ổn định. Nhưng có thể đấy là do người ta không nhận thức được rằng kinh tế không phải là hiện tượng có thể hiểu được bằng trực giác: kinh tế không phải là cuộc chơi với tổng bằng không, kinh tế phát triển không làm thiệt hại bất kì ai, mà trao đổi tự do và tự nguyện mang lại lợi ích cho cả hai phía tham gia. Nói cách khác, có thể cùng nhau làm giàu, chỉ có nhanh chậm khác nhau mà thôi.

Còn các nước “lạc hậu” thì sao? Chúng ta thường nghe nói đến việc gia tăng khoảng cách giữa những nước giàu và những nước nghèo. Đấy là sự thật. Trong “thế giới thứ ba” có những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng không, thậm chí âm nữa, trong khi đó kinh tế của đa số các nước phát triển đều gia tăng, ít nhất là với mức vừa phải. Nhưng so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức độ tự do kinh tế thì chúng ta mới hiểu rằng các nước nghèo nhất và kém phát triển nhất về mặt kinh tế lại là những nước gần như không mở cửa nền kinh tế và nhà nước thường xuyên can thiệp vào tự do hoạt động kinh tế của dân chúng. Đúng là có những dân tộc “lạc hậu”, nhưng họ không phải là nạn nhân của tự do thương mãi hay là toàn cầu hoá. Họ là nạn nhân của những nhà lãnh đạo nước mình!

Có thể chứng minh được rằng tốc độ phát triển hầu như không phản ảnh được sự phân bố tài sản trong nước. Theo số liệu của các phương tiện truyền thông đại chúng, quá trình tự do hoá nền kinh tế trong các nước công nghiệp phát triển có thể thúc đẩy việc hình thành những chỗ làm việc mới, nhưng đây chỉ là những chỗ làm việc cho những người không có chuyên môn – “McJobs”, những người có học gọi như thế nhằm gia tăng màu sắc bài Mĩ của mình. Lao động nghèo – một công thức mới, họ vọng rằng nó sẽ là lợi khí trong tay những chiến sĩ đấu tranh chống lại quá trình toàn cầu hoá và tự do thưong mãi cả từ phe tả lẫn phe hữu. Nhưng ngay cả như thế đi nữa thì vẫn tốt hơn là không cho những người công nhân tay nghề thấp được tiếp xúc với thị trường lao động, như các nước châu Âu với một hệ thống bảo trợ xã hội quá cồng kềnh đang làm. Song thực tế không phải là như thế. Công nghệ mới không những không thu hẹp chỗ làm mà còn tạo ra thêm chỗ làm mới, tốt hơn.

Ở những nước mà thị trường tương đối cởi mở, nhu cầu người lao động có tay nghề cao chứ không phải người lao động có tay nghề thấp đang gia tăng. Ở Mĩ 55% chỗ làm việc mới xuất hiện từ 1983 đến năm 1996 là dành cho các chuyên gia có tay nghề cao, gần 32% đòi hỏi tay nghề trung bình và chỉ có 18% dành cho người có tay nghề thấp mà thôi. Còn nếu xem xét việc phân phối thu nhập trong nội bộ các nước thì thấy rằng những nước nghèo nhất và mất tự do nhất lại là những nước có sự bất bình đẳng nhiều hơn là các nước có tự do về kinh tế. Đôi khi phải nhìn vào số liệu thì mới hiểu được những bí ẩn đằng sau những khẩu hiệu về tự do kinh tế và thị trường toàn cầu. Vì vậy, như giáo sư Jagdish N. Bhagwati, một chuyên gia về lĩnh vực thương mãi, đã khẳng định trong bài báo “Hi vọng tốt nhất cho người nghèo”, cần phải đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mãi trên bình diện toàn cầu với sự trợ giúp của WTO. Ông kịch liệt phê phán chính phủ các nước đang phát triển vì họ không nhận ra những bất lợi của chính sách bảo hộ kéo dài và sai lầm của nhiều người trong số họ khi cho rằng các nước giàu thi hành chính sách bảo hộ thì họ cũng có quyền tiếp tục làm như thế. Như vậy là họ đã làm hại mình đến hai lần.

Soạn thảo chính sách kinh tế chính là tạo ra các định chế góp phần hình thành nên các thị trường cho sản phẩm và nhân tố sản xuất hoạt động một cách hữu hiệu. Để giải quyết vấn đề này người ta thường sử dụng các tác nhân chính sau đây: toà án, hệ thống luật pháp, cơ chế hành pháp công bằng và hệ thống bảo vệ quyền tư hữu hoạt động một cách hữu hiệu. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các biện pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo như thế nào. Cần phải nhắc đến một khía cạnh nữa của việc hình thành thị trường, đấy là cung ứng và bảo trì hạ tầng cơ sở. Các nghiên cứu về nghèo đói trên khắp thế giới đều cho thấy rằng tiếp xúc với hạ tầng cơ sở, thí dụ như đường xá và điện, giúp làm giảm mức độ nghèo khổ. Hạ tầng giao thông đưa người dân tới thị trường và giúp người dân nông thôn tiếp xúc với những cơ hội kinh tế mới, như gia tăng sản lượng hàng hoá có thu nhập cao, thí dụ trồng rau để cung cấp cho thành thị. Điện giúp người ta thành lập các xưởng sản xuất nhỏ. Không có hạ tầng cơ sở như thế, quá trình phát triển sẽ chỉ diễn ra trong các khu vực có liên hệ với nền thương mại quốc tế, chỉ phát triển trong các khu vực gần bờ biển còn các khu vực nằm sâu trong nội địa thì vẫn trì trệ. Minh chứng rõ ràng nhất là Ấn Độ và Trung Quốc.

Người nghèo cần một cuộc cách mạnh về pháp lí

Mặc dù mối liên hệ giữa chính sách kinh tế tự do và sự phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo đã được xác định bằng thực nghiệm nhưng khi tiếp xúc với những đau khổ của người nghèo thì đa số lại cho răng những cuộc cải cách vĩ mô đó có tính cách quá trừu tượng và xa lạ với đời sống của những tầng lớp nghèo khó. Những cách suy nghĩ như thế chính là cản trở mang tính chính trị, ngăn cản việc thực thi các cuộc cải cách vì chúng không động viên người nghèo đứng về phía phong trào tự do.

Từ quan điểm đạo đức thì dù làm bất cứ việc gì – từ thiện hay thông qua trợ giúp của chính phủ, miễn là giúp được người nghèo – cũng đều đáng ca ngợi cả. Nhiều người nghèo cũng đòi hỏi như thế khi họ tham gia vào những quan hệ mang tính bảo trợ-chủ tớ. Nhưng đằng sau động cơ mang tính đạo đức này người ta lại thường lờ đi, không bàn xem là những biện pháp đó có loại bỏ được những nguyên nhân thật sự hay chúng chỉ làm giảm phần nào triệu chứng của căn bệnh đồng thời càng làm gia tăng sự phụ thuộc của người nghèo và đè nén sáng kiến của chính họ. Nhận thức được điều này thì các tổ chức đang giúp đỡ việc xoá đói giảm nghèo sẽ phải coi việc quảng bá tư tưởng sáng kiến cá nhân là nhiệm vụ chính của mình. Như vậy là, cuối cùng người ta đã công nhận rằng người nghèo không phải là những người vô tích sự mà những người với những tiềm năng bẩm sinh chưa được phát huy. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện một câu hỏi đơn giản sau: tại sao người nghèo lại cần các tổ chức bên ngoài, nhiều khi là các tổ chức ngoại quốc, động viên mới làm được những việc hiển nhiên, mà lại là làm cho chính mình nữa? Thời kì khi mà người châu Âu bắt đầu chinh phục con đường xoá nghèo đói làm gì đã có các tổ chức phi chính phủ!

Ta có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi loại đó trong hai tác phẩm tuyệt với của nhà kinh tế học Peru tên là Erando de Soto. Ông đã sử dụng ngay hệ thống kinh tế trong đó người nghèo đang sống làm xuất phát điểm cho công cuộc khảo cứu của mình. Ông chỉ ra rằng người nghèo không có điều kiện tiếp xúc với các công cụ và định chế pháp lí, tức là những phương tiện giúp gia tăng tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó có các tiêu chuẩn pháp lí nhằm bảo vệ và thực thi các hợp đồng, quyền tư hữu ổn định và được bảo đảm cũng tức là công cụ điều tiết thị trường đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả. Không những thế, họ lại phải chạm trán với một hệ thống tư pháp phức tạp và kém hiệu quả. Ngay cả nếu gặp được các quan toà độc lập và chuyên nghiệp thì vụ việc cũng kéo dài hàng năm. Các văn bản pháp qui của nhà nước thì vừa quá phức tạp vừa bao trùm lên mọi lĩnh vực thành ra mọi hoạt động kinh tế đều bị giấy tờ dấu má cản trở. Người nghèo có thể có một chút vốn liếng, thí dụ như mảnh đất trong khu “xóm liều”, nhưng số vốn này lại không được đăng kí một cách hợp pháp.

De Soto và các cộng sự của ông đã làm một cuộc thí nghiệm: thực hiện tất cả các thủ tục, không đút lót cho ai, nhằm thành lập xưởng may với chỉ một công nhân. Phải mất gần một năm mới xong, kết luận rút ra là: không một doanh nghiệp nhỏ nào có thể tuân thủ được pháp luật. Đấy là một trong những lí do chính vì sao thị trường không chính thức lại phát đạt như thế.

Các qui định mang tính cấm đoán cũng có liên hệ đến sáng kiến của người nghèo: tại nhiều nước, sáng kiến, trong đó cho vay những khoản vốn nho nhỏ, là bất hợp pháp. Về lí thuyết thì đấy là nhằm bảo vệ người nghèo khỏi bị bóc lột. Nhưng trên thực tế thì họ lại bị cảnh sát và các quan chức bóc lột, phải mua chuộc những người này thì mới được hoạt động. Người nghèo, dù là người buôn bán nhỏ trên đường phố, người đạp xích lô hay lái xe, cũng đều phải trả tiền cho cảnh sát hay quan chức chính quyền cả.

Đấy là lí do giải thích vì sao phải có sự trợ giúp từ bên ngoài thì mới thoát được nghèo đói. Các tổ chức từ thiện ngoại quốc thường thuyết phục và áp lực chính phủ và bộ máy quan liêu để họ không ngăn cản sáng kiến cá nhân, ít nhất là trong một giới hạn nào đó. Đây là một trong những thành quả của các tổ chức nước ngoài, nhưng lại ít được công nhận nhất, nó giúp bảo vệ sáng kiến cá nhân trong các nước đang phát triển, không để cho bộ máy quan liêu của chính phủ bóp chết các sáng kiến đó ngay từ trong trứng nước.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là bảo vệ quyền tư hữu. Ở các nước phía Nam, quyền tư hữu thường được xác định không rõ ràng, hoặc không được bảo vệ hay khó chuyển giao. Hệ thống luật pháp về quyền tư hữu ở các nước này thường quá rắc rối, không phản ánh thực tế đời sống của người nghèo và được quản lí một cách cực kì kém hiệu quả. Nhiều người nghèo sống trong các “xóm liều”, không được công nhận về mặt pháp lí. Sự kém hiệu quả của thị trường sở hữu dẫn đến việc là càng ngày càng có nhiều người di cư vào thành phố không có đất ở và nhà ở. Vì vậy mà họ thường chiếm đất do chính phủ quản lí. Trong khi đó, chính phủ, tuy vẫn nắm quyền quản lí nhưng lại không biết phải làm gì và làm sao giữ được những khu đất đang nằm trong tay mình. Những cuộc lấn chiếm như thế thường do các “đầu nậu không chính thức”, tức là chủ nhân thật sự của những “xóm liều” thực hiện. Họ chính là những người đứng ra bảo vệ cho dân chúng sống trong các vùng đất bất hợp pháp đó. Người nghèo trong các “xóm liều” phải trả tiền thuê nhà cho đầu nậu, cho họ toàn quyền sử dụng tiếng nói của mình trong các cuộc bầu cử và tạo ra đám đông trong các buổi mít-tinh. Điều này, dĩ nhiên là có hại cho dân chủ và phát triển kinh tế, nhưng người nghèo không có lựa chọn nào khác.

Hậu quả kinh tế của tình hình nói trên là rất nghiêm trọng. Các loại tài sản như nhà ở, túp lều hay mảnh đất mà quyền sở hữu không rõ ràng hoặc không được công nhận không thể được chuyển hoá thành nguồn vốn. Chỉ cần người chủ sở hữu tài sản được xác nhận và được pháp luật bảo vệ, còn việc chuyển giao quyền sở hữu trở thành an toàn và hiệu quả thì tài sản ngay lập tức có thể trở thành nguồn thu nhập mới. Bằng cách đó, tài sản sẽ có một đời sống mới, đời sống ảo, dưới dạng nguồn vốn. Người nghèo thường bị tước mất quyền này: họ có tài sản nhưng không tiếp cận được các phương tiện pháp lí có thể biến tài sản thành sở hữu, và bằng cách đó chuyển hoá thành đồng vốn. De Soto viết rằng tổng số vốn không được sử dụng, nói cách khác là vốn “chết”, trong các nước phía Nam là hơn một chục tỷ Dollar Mĩ, mà phần lớn là vốn của người nghèo. Không một sự trợ giúp ngoại quốc nào có thể so sánh được với tiềm năng hình thành nguồn vốn lớn như thế. Hơn nữa, nếu làm được như thế, người nghèo sẽ có tài sản được đăng kí không phải là nhỏ.

Ở đây một lần nữa xin trở lại với ý tưởng ban đầu: giúp người nghèo tiếp cận với quyền sở hữu là cách xoá đói giảm nghèo tốt nhất. Hoá ra trong nhiều trường hợp việc này không hề tốn kém gì cả: chỉ cần công nhận về mặt pháp lí quyền sở hữu trên thực tế. Tất cả người nghèo trong các “xóm liều” đều biết ai là chủ túp lều nào. Nhà nước chỉ cần công nhận sự kiện đó và cung cấp cho các “sở hữu chủ mới” việc bảo vệ hữu hiệu về mặt pháp lí mà thôi. Theo De Soto, ban hành luật pháp phải được coi như là hành động xâm nhập thực tế. Trong quá trình đó ta sẽ thấy cần nhiều loại văn bản pháp qui khác nhau. Thí dụ, khu đất mà bộ lạc đã làm chủ hàng thế kỉ nay có thể đưa vào hệ thống quyền sở hữu hình thức nếu ta đăng kí nó dưới dạng sở hữu của hợp tác xã hay công ty cổ phần. Ở châu Âu đã có những trường hợp tương tự như thế, đấy là các tu viện, trong đó các thày tu hay các bà sơ đồng sở hữu mảnh đất tu viện và như vậy là họ trở thành những đối tác trên thị trường. Nếu bộ lạc muốn giữ gìn truyền thống canh tác tập thể thì văn bản pháp qui phải ghi nhận bộ lạc như người chủ sở hữu duy nhất.

Công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của người nghèo không phải là nhiệm vụ thực tiễn mà là nhiệm vụ chính trị. Trong một thời gian dài, những người bảo vệ người nghèo đã ngoảnh mặt làm ngơ đối với quyền tư hữu của họ vì cho rằng đây là vấn đề của gnười giàu. Trong các nước phía Nam đây là sai lầm chết người. Tại các nước này người giàu lại không cần bảo vệ quyền tư hữu bằng người nghèo. Trên thực tế, chính vì không được xác định và không được bảo vệ mà người giàu thường tấn công và phá hoại quyền sở hữu của người nghèo. Thí dụ ở Bangladesh là một minh chứng: muốn thoát nghèo, một phụ nữ đã vay tiền của ngân hàng Grameen. Sau một thời gian lao động miệt mài và dành dụm bà đã kiếm được một số vốn và định mở một xưởng cưa nhỏ. Một doanh nhân địa phương, kẻ cạnh tranh với bà nhưng có nhiều thế lực hơn đã cho bọn lâu la đến đe doạ buộc bà phải từ bỏ ý định. Biết rằng cảnh sát sẽ đứng về phía hắn, còn toà án thì kéo dài hàng năm, cuối cùng bà đã đầu hàng.

Ở các nước phía Nam, những câu chuyện như thế không phải là hiếm. Chỉ cần nói chuyện với một vài doanh nhân về việc chuyển địa điểm sản xuất hay xây dựng nhà máy mới là họ chẳng bao giờ dám xâm phạm vào lãnh thổ của kẻ khác. Xảy ra chuyện như thế là vì chính phủ không bảo vệ được pháp luật, chính quyền địa phương, sống dựa vào những cộng đồng sắc tộc hoặc tôn giáo thiểu số, đứng ra làm việc đó thay cho chính phủ. Các hiện tượng như thế là những cản ngại nghiêm trọng trên con đường phát triển và tạo ra những rào cản không thể nào vượt qua được đối với hoạt động kinh tế của người nghèo. Trong những cuộc khảo cứu nhằm tìm hiểu thêm vấn đề vừa nêu, ngân hàng Grameen đã lí giải được vì sao những người vay tiền của họ không tìm cách thoát ra khỏi cảnh “vắt mũi vừa đủ đút miệng” của họ. Câu trả lời: thiếu quyền sở hữu tài sản ổn định, mà rộng hơn là thiếu luật pháp, mà cụ thể là trong lĩnh vực kinh tế, tức là thiếu những điều luật giúp cho người nghèo chuyển từ nền kinh tế ngầm sang nền kinh tế chính thức.

Không có các quyền tư hữu được ghi nhận một cách rõ ràng cũng là nguyên nhân của cảnh nghèo đói lan tràn khi người dân phải di cư khỏi những vùng đất họ đã sống nhiều đời để nhường chỗ cho các “dự án phát triển”, thí dụ như xây hồ chứa nước chẳng hạn. Ấn Độ hầu như đã xoá bỏ quyền sở hữu được hiến pháp bảo hộ, tức là bỏ điều luật nói rằng nhà nước phải đền bù 100% khi trưng dụng, nhằm hạ giá thành các dự án. Trong khi xoá bỏ điều luật thì người ta nói rằng đấy là để chống lại các đại điền chủ. Nhưng trên thực tế điều đó đã dẫn đến kết quả là hàng chục ngàn người nghèo đã bị mất hết nhà cửa mà không được đền bù thoả đáng vì không có quyền sở hữu một cách rõ ràng nên không thể đưa ra toà được. Bi kịch ở chỗ là đa số những người chống đối việc xây các con đập đó lại không nhận thức được vấn đề từ quan điểm về quyền sở hữu.

Thay đổi tình trạng nói trên là một tiến trình chính trị. Phải bảo đảm rằng trong quá trình chuyển sang hệ thống quyền sở hữu hữu hiệu hơn và ổn định hơn, người nghèo sẽ không bị những kẻ có quyền thế, thí dụ như chủ của các “xóm liều” chèn ép. Nguy cơ này dĩ nhiên là có, nếu việc điều tiết các tiến trình kinh tế vẫn cứ nằm trong tay các quan chức và những nhà kĩ trị phục vụ cho các thế lực có nhiều ảnh hưởng như hiện nay. Cần phải thực hiện một cuộc cách mạng theo hướng tự do hoá – và ở đây xin nhắc lại rằng chính cuộc cách mạng như thế đã xảy ra trong lịch sử châu Âu.

Như vậy là, nhiệm vụ của chúng ta không phải là phát minh ra những phương pháp phân chia tài sản mới và tốt hơn, có lợi cho người nghèo hơn. Mà là công nhận quyền tham gia của người nghèo vào đời sống kinh tế, đưa ra những điều luật phù hợp và tạo ra những định chế giúp họ thoát khỏi khu vực kinh tế ngầm và trở thành những thành viên bình thường của nền kinh tế thị trường chính thức. Đấy chính là quyền bất khả xâm phạm mà họ đã bị tước đoạt từ quá lâu rồi.

Tác giả: Tiến sĩ Otto Graf Lambsdorff

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

 *********

Tiến sĩ Otto Graf Lambsdorff là cựu Bộ trưởng Kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức, hiện giữ chức chủ tịch quĩ Friedrich Naumann.

Muốn thành công, hãy học từ những cái sai hơn là cái đúng

“Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra một trăm cách làm sai thôi.” — Benjamin Franklin

Tôi còn nhớ rất kỹ về một câu chuyện khi mà tôi đang còn là một cậu học sinh cấp ba. Khi đó chúng tôi phải học vô số những câu trắc nghiệm nhằm giải những đề thi Đại Học. Chúng tôi là những kẻ mà chỉ biết chăm chú học những cái đúng để nhằm khi gặp những bài tương tự thì sẽ tìm ra được đáp án ngay. Nhưng có một lần thầy của tôi nói với chúng tôi rằng: “Mấy đứa đừng cố gắng học những cái đúng, mà hãy học cả những cái sai, bởi vì trong một câu trắc nghiệm thì có ba đáp sai và chỉ có duy nhất một đáp án đúng. Dù sao thì những cái sai vẫn nhiều hơn cái đúng.”

Từ đó tôi nhận thấy lời của thầy giáo đúng trong rất nhiều trường hợp. Tôi học cả những cái sai và từ những cái sai đó tôi có thể tìm ra được cái đúng và tôi còn biết vận dụng những cái sai để tôi không mắc phải những cái sai tương tự.

Ngẫm ra ngoài cuộc sống, tôi thấy rằng chính bản thân chúng ta nhiều khi cần học cả những cái sai mà những người thành công đã gặp phải thay vì cứ mãi đi học theo những cái đúng của những người thành công.

Tôi biết có nhiều bạn sinh viên hay học sinh bỏ ra những khoản tiền lớn và thời gian để đi học những khóa học kỹ năng hay khóa học làm giàu. Nếu đứng từ phương diện của một người học thì việc tìm hiểu thêm kiến thức, kỹ năng thì đó là điều tốt. Nhưng tôi thấy rằng, hầu như các bạn sẽ cữ mãi chăm chăm học những cái đúng, cách người ta thành công mà không biết rằng điều mình cần học chính là từ những điều sai, thất bại mà những người thành công gặp phải. Các bạn không hề biết rằng, không hề có một công thức nào thành công hay làm giàu có thể đúng cho tất cả mọi người. Nó có thể đúng cho một người hoặc một nhóm người nhất định thôi.

Khi tôi đọc những cuốn sách về làm giàu hay kỹ năng, tôi đã được cha tôi dạy rằng: “Vào những thời điểm nào đó trong cuộc sống thì những công thức của những người thành công sẽ đúng, chứ không phải những công thức đó luôn luôn đúng. Con phải biết rằng mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào để mà vận dụng những điều đó cho phù hợp với cuộc sống của con.”

Và bạn nên hiểu rằng, thành công không phải phụ thuộc vào việc bạn làm đúng 100% theo những công thức mà bạn phải vận dụng nó phù hợp với thời điểm, thời cuộc trong cuộc sống của bạn.

Điều bạn nên làm là gì?

Hãy học cả những điều sai, những thất bại mà những người thành công đã gặp phải. Thì lúc đó bạn có một lượng kiến thức, một lượng kỹ năng vừa đủ để không gặp phải, để chống chọi với những thất bại mà bạn có thể gặp trong cuộc sống. Về cơ bản, những con đường đến thành công của những doanh nhân, diễn giả hay nhà khoa học có thể rất nhiều nét khác biệt nhưng có một điều mà rất giống nhau đó chính là những thất bại trên con đường dẫn tới thành công. Hãy học hỏi từ những thất bại đó.

Từng nghe về việc nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phải trải qua 2000 thí nghiệm để chế tạo thành công bóng đèn sợi đốt. Hai anh em nhà Wright, những người đã chế tạo nên chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử lòai người đã trải qua hàng trăm lần thất bại cho đến khi lần đầu bay chỉ trong 12 giây, kéo dài 36,5 (m). Bạn thấy không? Thành công không phải là những gì chúng ta làm sẽ đúng. Mà thành công là một chặng đường mà trong đó có vô vàn những khó khăn, những sai sót và kể cả những thất bại có thể khiến chúng ta bỏ cuộc.

Sẽ thế nào nếu Edison hay anh em nhà Wright bỏ cuộc từ ngay lần thí nghiệm đầu tiên. Chúng ta sẽ chẳng có những chiếc bóng đèn ngày nay hay là bạn chẳng biết thế nào có thể bay lên cao như những chú chim được. Có một điều mà bạn cần biết rằng: “Thất bại thật sự chính là khi bạn bỏ cuộc.”

Vậy nên theo tôi, bạn cũng đừng nghĩ rằng mình đọc sách, nghe diễn giả nói và thực hiện đúng 100% những điều trong đó thì rồi bạn sẽ thành công mà quan trọng là bạn học được những gì sai sót từ những điều đó. Rồi từ đó bạn rút ra những bài học cho bản thân mình, vận dụng để không mắc những sai sót hay thất bại.

Nếu bạn không phải là vĩ nhân, không phải là những xuất chúng thì có hai cách bạn đạt được những thành công nhất định, đó là học cách mà những người thành công đã thực hiện và học cách những người thành công đã sai sót hay thất bại.

Lời cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ:

“Cuộc sống của bạn không đủ dài, cũng không đủ thời gian để bạn trải nghiệm hết những thất bại, khó khăn của người thành công thì bạn hãy học từ những thất bại của họ. Bởi vì dù sao đi nữa nếu bạn học từ thành công thì bạn chỉ biết thành công. Nhưng nếu bạn học từ thất bại mà bạn thành công thì bạn biết cả thất bại lẫn thành công.”

Quang Nam

12 điều người mạnh mẽ đích thực sẽ KHÔNG làm

9

Không chấp nhận sự giúp đỡ của người khác

Không biết bạn có để ý thấy không, những người mạnh mẽ thường là những người thường gặp nhiều khó khăn nhất. Hoặc biết đâu vì gặp nhiều khó khăn nhất nên họ đã trở thành những người mạnh mẽ nhất? Người mạnh mẽ không phải là người tuyệt đối không bao giờ chấp nhận sự giúp đỡ của người khác. Nên nhớ rằng, chúng ta không phải siêu nhân, chúng ta không thể làm được hết tất cả mọi chuyện. Có thể bạn làm được nhiều chuyện hơn người khác thật đấy, nhưng nếu có ai đó muốn giúp đỡ, bạn còn làm được nhiều hơn thế nữa.

Ỷ mạnh hiếp yếu, chà đạp lên người khác

Một người mạnh mẽ đích thực sẽ không bao giờ “ỷ mạnh hiếp yếu”. Những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu chỉ là những kẻ mạnh được cái xác, nhưng tâm hồn họ rất yếu đuối, bài viết này chỉ dành cho những ai muốn được mạnh mẽ trong tâm hồn. Người mạnh mẽ đích thực là người biết giúp đỡ kẻ khác. Chẳng hạn như việc học võ, học võ chỉ nên dùng để tự vệ và giúp người. Nếu bạn học võ với mục đích đi đánh người thì trước sau gì bạn cũng bị người ta đánh chết.  Đừng bao giờ quên điều này: khi bạn giúp một ai, bạn đang giúp chính mình, và khi bạn hại một ai, bạn đang hại chính mình; tất cả mọi thứ đều có liên kết với nhau.

Đầu hàng nỗi sợ hãi

Sợ hãi bắt nguồn từ thiếu hiểu biết. Người mạnh mẽ vượt qua được sợ hãi bằng cách tìm hiểu về nó, đơn giản vậy thôi. Đừng chạy trốn; bạn có thể chạy nhưng bạn không thể trốn. Càng chạy trốn sợ hãi, bạn càng chạy xa khỏi tự do. Sợ hãi chỉ là một ảo tưởng, nó chỉ do bạn tự tạo ra trong tâm trí mình. Sợ hãi chỉ là một sự lựa chọn. Người mạnh mẽ chọn không sợ hãi.

Lặp lại sai lầm

Phạm sai lầm lần đầu tiên, bình thường, không đáng nói. Phạm sai lần thứ hai trở lên, nó chỉ là một sự lựa chọn. Phạm sai lầm khác với thất bại. Thất bại nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, giống như khi còn bé bạn tập lái xe đạp, té xe liên tục là chuyện tất nhiên, điều quan trọng là bạn có đủ can đảm để tiếp tục đứng dậy tập tiếp hay không. Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta cũng sẽ liên tục vấp té, bạn chỉ không còn vấp té khi được nằm xuống mãi mãi trong quan tài.

“Tại sao chúng ta lại vấp ngã, Bruce? Để chúng ta học được cách tự đứng lên.”

Thomas Wayne, Batman Begins

💎 Phân tích Justice League của Zack Snyder dưới góc nhìn tôn giáo

Đổ lỗi chính mình vì những chuyện ngoài tầm kiểm soát

Người có ý chí mạnh mẽ không những là không đổ lỗi cho người khác, mà còn không đổ lỗi cho chính mình, những chuyện họ biết rõ là nằm ngoài tầm kiểm soát. Người mạnh mẽ không phải là người có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ, mà chỉ là người có thể kiểm soát được một cách mạnh mẽ, chặt chẽ những gì nằm trong tầm tay của mình.

Cố gắng làm vừa lòng mọi người

Chỉ có những người yếu đuối mới cố gắng làm vừa lòng mọi người. Bạn chỉ có thể làm vừa lòng được một số người chứ không bao giờ có thể làm vừa lòng được mọi người. Càng cố gắng làm vừa lòng mọi người, bạn càng không làm vừa lòng được một ai.

Tập trung vào nhược điểm của mình

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên khắc phục những yếu điểm của mình, nhưng chuyện đó không quan trọng bằng tập trung vào chuyên môn, tập trung vào điểm mạnh. Những người thành công nhất trên thế giới không phải là những người không có điểm yếu, mà là những người biết phát huy tối đa những điểm mạnh của mình.

Sợ thành công

Người yếu đuối “sợ thành công” bằng cách suy nghĩ quá nhiều về khả năng thất bại. Người mạnh mẽ thì ngược lại, dù chỉ có 10% khả năng thành công, họ cũng vẫn thử làm. Dù sau đó có thất bại đi nữa, họ cũng đã học được những bài học mà người không làm không bao giờ biết được.

Ganh tị với thành công của người khác

Tại sao người khác có thể thành công còn bạn thì không thể? Người mạnh mẽ đặt ra câu hỏi đó để cố gắng phấn đấu, cạnh tranh. Người yếu đuối thường có suy nghĩ rằng, nếu nó càng thành công, mình càng khó thành công. Điều này có thể cũng đúng đấy, nhưng với một suy nghĩ tiêu cực như vậy, họ càng không thành công. Thay vì suy nghĩ như vậy, người mạnh mẽ nghĩ rằng, nếu nó thành công, mình sẽ thành công hơn nó, người mạnh mẽ là không bao giờ sợ khó.

Khép chặt tư duy

Ai cũng biết người mạnh mẽ phải là người có thể giữ vững lập trường, nhưng điều đó không có nghĩa là họ khép chặt tư duy của họ lại và không tiếp nhận thêm bất cứ thông tin mới nào khác, đó gọi là cố chấp thì đúng hơn. Một tư duy đóng là một tư duy chết. Cởi mở tư duy là một việc làm không hề dễ dàng, nên chỉ có những người mạnh mẽ đích thực mới có khả năng đó.

Tránh né thay đổi

Mạnh mẽ không đồng nghĩa với cứng nhắc; cũng như uyển chuyển, linh động không đồng nghĩa với yếu đuối. Người nào càng sợ thay đổi người đó càng không hiểu được bản chất của cuộc đời.

Bỏ cuộc, thiếu kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một đức tính quan trọng của tất cả những người mạnh mẽ, những người thành công. Nhiều người thất bại là vì họ chưa đủ giỏi, nhưng cũng có rất nhiều người thất bại vì họ đã bỏ cuộc giữa chừng ở thời điểm họ sắp thành công.

Có những người sinh ra là đã có được một lòng kiên nhẫn bẩm sinh. Nhưng cũng có nhiều người phải trải qua rèn luyện. Bắt đầu từ những việc nhỏ như đọc hết một bài viết dài trên 2000 chữ, đọc hết một cuốn sách (truyện tranh thì quá dễ rồi, muốn rèn luyện lòng kiên nhẫn thì phải làm điều khó, đừng làm điều dễ), chơi Flappy Bird cho tới khi nào được hơn 100 điểm (tôi chơi mới được có 120 điểm, không tin thì thôi), ráp cho xong một bức tranh jigsaw hơn 1000 miếng… Ai còn ý tưởng nào để giúp mọi người rèn luyện lòng kiên nhẫn thì hãy comment bên dưới nhé.

Tác giả: Prana

Photo: Steve Chima