29 C
Nha Trang
Thứ hai, 28 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 259

Tôi Góp Nhặt Niềm Vui Cho Mình

Photo: Camdiluv

Nhiều người than phiền rằng cuộc sống này nhàm chán, tại sao các bạn lại vô cớ đổ cái lỗi to lớn ấy cho cuộc sống, tại sao các bạn không chấp nhận thực tế rằng “sự nhàm chán ấy” là do chính các bạn. Cuộc đời ban tặng cho chúng ta vô số những điều thú vị, thế giới dâng tặng cho ta rất nhiều thứ, quá nhiều cái đẹp, quá nhiều cái vui chỉ có điều chúng ta có biết khai thác nó không mà thôi. Việc có được những niềm vui không phải là một điều diễn ra tự nhiên trong cuộc sống, đó là do chính bản thân các bạn sắp đặt và tận hưởng nó. Vậy nên, hãy đứng dậy và tự mình tìm kiếm niềm vui cho chính mình.

Để tìm kiếm niềm vui cho mình, trước hết bạn phải là chính bạn

Không phải thứ người khác thấy vui cũng mang lại niềm vui cho bạn, cũng không phải những điều làm bạn thích thú lại khiến cho người khác thích thú. Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Rốt cuộc điều gì mới làm mình thấy hứng thú?” hoặc “Nếu có thời gian rãnh bạn sẽ làm gì để tiêu khiển?” Trước kia, khi thấy bạn bè chia sẻ về những chuyến đi phượt, tôi cũng đã từng nhìn ngưỡng mộ những chuyến đi của họ, cũng từng mong ước mình sẽ có được những chuyến đi như thế.

Khi nhìn thấy đứa bạn đánh đàn guitar được, tôi cũng từng thích thú tự hỏi liệu mình có năng khiếu âm nhạc nào không để học một vài môn nhạc cụ. Nhưng dần dần tôi nhận ra rằng mình thích vùi đầu vào những cuốn sách hơn, thích lặng lẽ một mình ở một góc quán cafe quen thuộc ngấu nghiến từng trang sách. Có lẽ tôi là một người hướng nội, thích tự mình trải nghiệm. Tôi bắt đầu sưu tầm sách, chia sẻ sách. Từ đó, Tôi có được gặp được những người bạn có cùng đam mê sách với mình. Họ cùng tôi chia sẻ những cuốn sách, cùng bình luận, cùng trao đổi sách.

Bạn không cần làm những điều mà bạn MONG MUỐN mình thích, mà hãy làm những thứ THỰC SỰ làm bạn thích thú.

Hãy quay ngược về tuổi thơ ở cái hồi 10 tuổi ấy, nghĩ xem bạn từng thích làm điều gì?

Có một hôm, cách đây cũng 2-3 năm gì đấy, một lần đi cafe cùng với một người bạn, trong một quán cafe sách, vô tình đập vào mắt tôi là những bức tranh với những nét vẽ cực kỳ đơn giản, bỗng lúc ấy trong đầu tôi chợt lóe lên một ý nghĩ: “Cái hồi bé ấy, mình đã từng tiết kiệm tiền để mua được hộp màu nước và mang hộp màu ấy đi vẽ vời lung tung hết.” Và rồi “giờ mình cũng muốn vẽ”, tối đó trên đường về nhà tôi đã ghé vào nhà sách và rước về một hộp màu vẽ. Tôi không có năng khiếu hội họa, không có khả năng cảm thụ tranh vẽ, nhưng tôi thích vẽ, vì những cái màu sách xanh đỏ tím vàng ấy khiến tôi cảm giác thích thú. Nhìn những bức tranh tô màu y hệt những đứa con nít của mình luôn làm cho tôi mỉm cười, tôi cũng không ngại ngần chia sẽ với những bức tranh ấy với bạn bè, họ có thể tìm thấy đâu đó tuổi ấu thơ của họ trong đấy, biết đâu họ cũng sẽ mỉm cười giống tôi.

Còn bạn, thử nghĩ lại xem….hồi 10 tuổi ấy, bạn thích làm gì?

Hãy thường xuyên chia sẻ với những người bạn

“Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín” – A. Manzoni

Bạn cảm giác trống rỗng và nhàm chán, hãy chia sẻ với những cảm giác ấy với những người bạn của bạn. Vẫn tốt hơn là có người biết lắng nghe những trải lòng của mình, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Và cũng có thể những người bạn sẽ đưa cho bạn những giải pháp giúp bạn. Hoặc họ sẽ tạo ra những niềm vui với bạn.

Đã từng có những thời điểm tôi tự bó buộc mình trong căn phòng với bốn bức tường, tôi khép mình với tất cả mọi người. Nhưng khi tôi bắt đầu chia sẽ với những người bạn của mình thì mọi việc trở nên khác, cuộc sống của chính tôi tràn ngập những niềm vui, tâm hồn tôi vui vẻ và miệng luôn nở nụ cười.

Bạn không có cảm giác tin tưởng người khác? Bạn à! Nghe tôi đi: Niềm tin là một trong nhân tố tạo nên điều tốt đẹp của cuộc sống, nó sẽ giúp bạn biết được cách nào để sống hạnh phúc hơn. Bởi thế, hãy tin vào con người, tin vào những lời hứa, tin vào tình yêu, và tin cuộc đời luôn sáng ngời.
Và sau đó, hãy chia sẽ niềm vui của mình với mọi người. Những điều tích cực luôn có sự lan tỏa, giống như việc khi bạn ném một hòn đá xuống mặt hồ, sẽ có những làn sóng nhỏ lan tỏa rộng ra.

Khám phá một sở thích và thử phát triển nó xem

Việc đọc và những cảm xúc xuất hiện, và bất chợt vào một ngày tôi đã viết. Tôi thích viết, viết không phải để nhận được những lời tán dương khen ngợi của mọi người, đơn giản đó là nơi tôi được thể hiện và khám phá những trải nghiệm của chính bản thân. Nơi tôi có thể thõa mãn những dòng cảm xúc của mình. Tôi được tiếp xúc và gặp gỡ những con người cùng sở thích, là nơi tôi có thể chia sẽ những suy nghĩ.

Việc có được một sở thích và hàng ngày có thể chơi cùng với nó cũng là một trong những niềm vui của bạn.

Trong thế giới này, chúng ta nhìn thấy quá nhiều thứ người khác làm, người khác có, người khác sống như thế này như thế nọ. Nhưng nếu bạn nhìn ngắm và suy ngẫm kỹ lại thì, bạn có nhiều thứ mà họ không có, bạn giàu có hơn người ta ở những điều đó. Đừng nhìn vào những niềm vui của người khác, hãy nhìn vào niềm vui của chính bạn. Mỗi người đều có những cách riêng để làm thế giới của mình thú vị.

Và hãy vui vẻ mỗi ngày, hạnh phúc không chỉ có ở những ngày trôi qua êm đềm vui vẻ, hạnh phúc có cả ở những lúc sóng gió ngập mặt.

Đó là những cách tôi tự tạo niềm vui cho mình. Bạn có cách nào khác muốn chia sẻ cùng tôi không?

 

 

Trang Nguyễn

Nếu… Lỡ một nhịp sống

*Photo: Uwe R. Zimmer

Gõ “sống chậm” vào google nào: 24.100.000 kết quả trong 0.24 giây, khá ấn tượng đấy chứ! Số kết quả kia khiến tôi mừng thầm vì xã hội dần văn minh hơn qua việc tìm ra giải pháp chung cho lối sống đang quá tốc độ. Phương pháp “sống chậm” có vẻ là liều thuốc phổ biến được kê vào đơn thuốc chữa các bệnh thời đại như sống vội, hời hợt, nông cạn, chán trường, vô tâm của giới trẻ mà chúng ta thường nghe và thấy trong khá nhiều sự kiện và thông điệp của cuộc sống.

Qua bài viết, xin mạn phép nêu một vài quan điểm về động từ khá “hot” này, có thể thứ tôi nghĩ không còn mới mẻ, nhưng hy vọng chúng có tác dụng nhắc nhở.

Chưa…

Tôi không băn khoăn về bệnh “sống vội”, vì suy cho cùng, tuổi nào suy nghĩ đó, tuổi trẻ là như thế (cũng như bạn không thể bắt trẻ lên 4 ngồi yên 15 phút) . Phải nói rằng khá may mắn khi người trẻ hơn một lần biết đến từ “sống chậm”, nhanh tha hồ, lâu lâu chậm một tẹo, thế là ổn rồi.

Cũng chẳng buồn cho “tôi hôm qua”, cho những ai chưa có khái niệm về sống chậm, vì đơn giản là.. Họ chưa cần gõ cánh cửa của thế giới nội tâm. Nhưng tôi chỉ muốn nhắc một điều: Dẫu lúc này chưa muốn, rồi có lúc, ai cũng cần chậm lại, cũng như khi những thứ bạn vội vàng tạo ra đã là quá nhiều, thì xem lại đồng hồ để… vội vàng lần nữa….hưởng thụ thứ ấy trước khi quá muộn.

Cần…

Khi nào thấy mệt, đơn giản là chậm lại và thư thả, lấy lại sức rồi sống nhanh trở lại. Đó là suy nghĩ của kiểu người thích bận rộn, thế cũng tốt để quên những gì cần quên, để phong phú hơn cho điều mà ta gọi là vốn sống, luôn có nhiều điều mới lạ đến và đi, hoặc đơn giản, để không còn cảm giác trống trải, không có thời gian chết để vẩn vơ, mơ màng.

Theo khía cạnh nào đó, sống chậm chưa chắc phù hợp, là phong cách định hình lâu dài đối với một nhóm người nhất, chỉ có điều, phần lớn tốc độ tỉ lệ nghịch với chiều sâu của tư duy và chiêm nghiệm, phần lớn con người không thể nghĩ nhanh lại vừa nghĩ sâu. Ngay cả khi đang sống chậm, họ vô thức nghỉ ngơi và tận hưởng… thật nhanh. Vấn đề của họ lúc này đơn giản là: Họ cần sống chậm và chậm hoàn toàn.

Muốn….

Với những ai muốn sống chậm, hoặc tăng khả năng làm chủ tốc độ sống của mình, luôn dễ dàng tìm được một quyển sách, một ly cafe, một không gian yên tĩnh, một khoảng không để quan sát từng khung ảnh xung quanh.. Những thứ cho họ cảm giác: “À, tôi đang chậm giữa dòng đời bôn ba.” Chủ động tạo ra hiện thực khách quan để chúng làm chất xúc tác, cũng như làm “sống chậm” thêm đậm đà, đó là việc cần thiết cho người đang tập tành bỏ lỡ vài nhịp sống.

Đang…

Tôi muốn nói với những ai đang chậm rãi, thậm chí đang chầm chậm lướt mắt qua từng dòng chữ này rằng, sống chậm không nhất thiết phải là thong dong, là tản bộ, là cafe một mình,v..v.. Ngay cả khi buộc phải tất bật trong cuộc sống với cường độ cao và trường độ lâu, bạn vẫn còn khả năng để kịp thưởng thức cuộc sống. Tin tôi đi, bạn có thể tạo ra khẽ hở trong cái guồng quay vô độ, để than thở một tẹo, rồi thở dài một hơi, và cơi nới nụ cười trước gương vài phút. Nếu sự bình yên trong cơn bão là ý nghĩa nhất, thì sống chậm ngay khi đang quay cuồng, cũng chẳng khác là bao.

Lời kết

Tôi cược rằng kiểu gì chúng ta cũng lọt thỏm vào 4 giai đoạn trên. Thú thật, tôi đang ở giai đoạn “Cần…”, cần thời gian để trở mình và trực diện với thực tại, thực tại… không của riêng tôi.

Đã quá nhiều lần chúng ta vô thức trong suy nghĩ và hành động, trong khoảnh khắc hoặc thời kỳ dài, nếp sống máy móc khiến ta cảm thấy khó khăn khi đặt lại câu hỏi cho chính mình, thậm chí, chất vấn xong rồi đấy, nhưng tự mình hoảng hốt, rồi xuề xòa bỏ ngỏ câu trả lời. Chúng ta không biết quán tính, thói quen đã thành gánh nặng cho sự thay đổi từ khi nào. Có lẽ chúng ta dám sống chậm, nhưng chậm…chưa đủ. “Tôi đang nghĩ cái quái gì đây?” “Tôi ở đây để làm gì?” “Tôi làm việc này có nghĩa gì không?” “Rốt cuộc tôi sống vì ai?” “Nếu trả lời được câu hỏi này, liệu tôi có hiểu rõ mình hay không?”

Sống chậm không phải là trào lưu, càng không phải là đích đến, tôi không biết là gì, nhưng biết sống chậm để làm gì.

Trí Xích Lô

Viết về những người phụ nữ tôi yêu

*Photo: Siréliss

 

Trong suốt 28 năm cuộc đời tôi đến giờ phút này, tôi có rất nhiều người phụ nữ phải cảm ơn, mẹ tôi, chị tôi, sếp tôi…rất nhiều người. Cách mà họ dạy cho tôi về cuộc sống có thể rất khác nhau nhưng họ đều giúp tôi trưởng thành hơn suy nghĩ tích cực hơn rất nhiều.

Mẹ tôi là người tôi yêu nhất trên đời, từng ngày từng giờ tôi vẫn luôn cảm ơn mẹ đã mang tôi đến cuộc sống này, cảm ơn bà đã cho tôi tình yêu thương vô bờ bến. Mẹ đã một mình nuôi lớn ba chị em tôi, một người phụ nữ đơn độc, giữa cuộc sống khó khăn đã cho con học hành đến nơi đến chốn. Tôi vẫn nhớ như in câu nói của mẹ lúc tôi còn nhỏ là: “Tuy nhà mình không khá giả nhưng mẹ sẽ cố gắng cho con học đầy đủ, tuy nhiên nếu ở lại thì không cho học nữa mà phải đi làm kiếm tiền.”

Câu nói đó đã khiến tôi nỗ lực trong việc học để có thể theo đuổi nó đến cùng. Mẹ cũng luôn cho tôi quyết định tất cả vấn đề của bản thân, từ việc chọn trường, chọn bạn trai, chọn lối sống, không bao giờ bà can thiệp hay phản đối. Bà nói là cuộc đời của tôi, tôi có quyền chọn lựa, bà không thể chọn thay tôi vì không ai có thể sống thay cuộc đời của con cả, kể cả cha mẹ, con cũng phải biết cách chịu trách nhiệm với chọn lựa của mình.

Chị hai tôi là người phụ nữ vĩ đại thứ hai của tôi, chị ấy là một người chị tuyệt vời nhất mà tôi có, chị yêu thương, chăm sóc và vì chúng tôi đã phải vất vả từ thời thiếu nữ, chị đã làm việc phụ mẹ nuôi chúng tôi ăn học, hy sinh tuổi thanh xuân vì những đứa em. Tôi đã tự hứa với mình, trong khả năng cho phép của mình, không bao giờ tôi để chị chịu thiệt thòi nữa.

Nhà tôi có truyền thống không mấy phổ biến ở nước chúng ta là rất hay ôm hôn nhau, tôi ôm hôn chị mình mỗi buổi tối để chúc ngủ ngon, tôi ôm mẹ tôi thật lâu mỗi khi về thăm nhà, tôi hôn mẹ tôi mỗi khi có thể và cũng rất hay hôn bà. Nhiều khi gia đình tôi khiến người khác thấy ngại, tôi không hiểu tại sao khi ta thể hiện hành động yêu thương với người ta yêu thương lại làm cho người khác ái ngại.

Sếp của tôi cũng là một người phụ nữ ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Sống ở Mỹ từ thuở nhỏ, chị ấy dạy tôi biết thế nào là công tư phân minh, thế nào là làm hết sức chơi hết mình, mỗi khi đi chơi bên ngoài, chị ấy cực kỳ thoải mái như một người chị gần gũi, chơi bài, nhậu nhẹt, hát hò nhảy nhót, làm cho bản thân feel hết mình, nhưng trong công việc chị ấy cũng lại là một người rất khó khăn, luôn đòi hỏi kết quả tốt nhất và luôn bắt nhân viên mình làm việc đến bơ phờ. Chị ấy cũng dạy tôi nhiều về cuộc sống và tình yêu, trong công việc mà nói, chị ấy ảnh hưởng với tôi rất nhiều, từ bây giờ và cả sau này.

Bạn thân của tôi, người có một trái tim của chị cả và thích bảo vệ người thân và gia đình và thỉnh thoảng, nó cũng coi tôi là đối tượng để bảo vệ, nó đòi coi mắt bạn trai tôi để xét duyệt xem có được quen hay không, nó thường kể cho tôi nghe những chuyện trên trời dưới đất, chuyện tình cảm, hay làm phiền tôi với những vấn đề của nó, nhưng nó cũng là người đã xin lỗi tôi khi tôi vô cớ mắng nó (vì lúc đó tôi bị stress), sau đó còn lôi tôi đi ăn, rồi đi coi phim, nó là đứa duy nhất mà tôi kể cho nghe những chuyện tình yêu của mình, cũng là người ủng hộ chứ không xét nét chuyện lối sống của tôi dù quan niệm của tôi và nó hoàn toàn khác nhau.

Tôi từng đọc một câu là phụ nữ không có đàn ông bên cạnh chưa hẳn đã bi thảm bằng việc phụ nữ không có một người phụ nữ bên cạnh, một người có thể ở bên ta, chia sẻ tâm sự với ta, chia sẻ cuộc sống với ta, chia sẻ yêu thương với ta. Tôi vô cùng tán đồng câu nói này và tự cho mình là một người vô cùng đầy đủ vì luôn được yêu thương và luôn có những người phụ nữ bên cạnh mình.

Vì phụ nữ luôn mang lại điều tuyệt vời nhất cho cuộc sống, nhân ngày 8-3, chúc mỗi người phụ nữ chúng ta luôn là một bông hoa đẹp tô điểm sắc màu và hương thơm cho cuộc sống, chúc mẹ yêu của tôi và tất cả những người mẹ luôn hạnh phúc bên người thân và gia đình.

 

 

 Phoenix

Bàn về cải cách giáo dục

Photo: David Jones

 

Bài viết nhỏ đóng góp cho chủ đề giáo dục đang nóng hiện nay.

Mục đích của giáo dục không phải là đào tạo ra những con người làm được việc cho xã hội, mục đích của nó giống như việc nuôi trồng các cây con, làm cho nó lớn và trưởng thành, đúng với thiên hướng của nó. Thật khó để tất cả các loại cây có các đặc tính khác nhau lại có thể cùng phát triển tốt nhất trong một môi trường và điều kiện nuôi dưỡng như nhau, giáo dục cũng vậy, điều quan trọng là phải biết đặc tính của từng loại cây để nuôi trồng cho thích hợp. Trong điều kiện rất khó có thể phân biệt ra như thế, ta vẫn nên có một nền giáo dục được coi là phù hợp nhất cho tất cả, ở đây ta nói về cái chung không đi sâu vào cái riêng cụ thể từng người, từng điều kiện riêng biệt.

Người không vì mình, trời tru đất diệt

 *Photo: Touching Peace Photography

 

Bản thân mỗi con người khi sinh ra đã là một cá thể duy nhất và mỗi cá thể đó đã là một giá trị sẵn có. Có thể ai cũng biết điều này, nhưng không phải ai cũng biết trân trọng và giữ gìn nó.

Tục ngữ có câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt.” Có người bảo tục ngữ gì vớ vẩn, nói thế chẳng phải khuyên người ta sống ích kỷ à. Nếu câu này sai thì không có gì để bàn cãi, nhưng nếu nó đúng, thì chứng tỏ hơn bảy tỷ dân trên quả đất này, tất cả đều rất “vì mình” chứ không thì đã bị trời tru đất diệt cả rồi, nhỉ?!

Ngày một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời – thế giới đón chào một sinh linh mới, xã hội có thêm một thành viên mới, gia đình kết nạp một cái tên vào hộ khẩu, ông bà có đứa cháu ẵm bồng, cha mẹ có con yêu để cưng nựng. Rõ ràng là một điều đáng vui mừng đấy chứ, nhưng đến bây giờ vẫn không hiểu tại sao lúc ấy lại khóc ầm ĩ lên như thế. Nhà Phật có bảo, ngay từ khi được sinh ra con người đã biết đời là bể khổ, ra đời là bơi vào bể khổ, thế nên khóc. Đâu, sống có gì khổ, sướng quá đi ấy chứ.

Hồi bé tý ấy, chẳng biết gì đâu, đói mà chưa được “chịt” – khóc. Tè dầm mà mẹ chưa thay tã – lại khóc. Đêm trời nóng, không có quạt mát – cũng khóc. Rồi lắm khi, ưng lên là khóc chứ cũng chẳng cần lý do. Bé tý thôi nhưng muốn cái gì mà không được thì khóc la om sòm, giờ nghĩ lại, thấy ta “ích kỷ” thật, cơ mà đâu phải mỗi mình ta. Dù là tiến sĩ, bác học hay thiên tài cũng đều thế cả đấy thôi.

Lớn hơn một chút, ý thức về mọi thứ xung quanh dần được hình thành. Biết ăn, biết nói, biết chơi, biết học. Mẹ bảo phải ngoan, thì nhất định không khóc nhè. Bố dặn không được trốn học, thì sẽ chăm tới trường. Ông khuyên phải biết chia sẽ, thì sẽ mang bánh cho bạn ăn cùng. Bà nói phải biết giúp đỡ người khác, thì sẽ trông em cho mẹ đi chợ. Hồi ấy, ta chăm ngoan, vâng lời là để người khác vui. Vậy phải chăng ta sống vì bố mẹ, ông bà, anh chị…?

Lớn hơn một chút nữa, khi sự phát triển đã đạt đến một mức để mỗi con người ý thức về cá nhân, về tình yêu, về cuộc sống. Có thể vào một sáng đẹp trời nào đấy, ngắm mình trong gương và tự hỏi, ta ước mơ gì, ta sống để làm gì và sẽ chết đi vì điều gì. Rồi lao đầu vào học hành, rèn luyện, mong có một ngày được giống cái người trên tấm ảnh dán tường mà mỗi tối đều ngắm trước khi đi ngủ. Lúc ấy, mới biết, trước giờ, dù có làm gì, cho ai, thì rốt cuộc cũng là cho bản thân mình. Đó là quy luật của cuộc sống, cứ như một vòng tròn luân hồi, rồi điều gì rồi cũng sẽ trở về như vốn đã thế, trở về nơi vốn đã thuộc về.

Bây giờ, càng lớn càng hoang mang, lẽ nào người không vì mình, trời tru đất diệt thật. Có phải cũng vì quá sợ bị trời tru đất diệt mà người ta “vì mình” một cách triệt để, triệt để đến nhẫn tâm và tàn ác.

Có đợt, thị trường rộ lên chuyện trái cây tẩm hóa chất độc hại để hàng tháng không hỏng. Rau xanh vừa phun thuốc hôm trước, hôm sau đã thấy chào hàng rôm rả ngoài chợ, rau muống đem ngâm nước cống, dưa chuột được “tắm” hóa chất độc…được rao bán tràn lan như những thứ vật phẩm tươi ngon, béo bổ.

Rồi khi nọ, dân tình xôn xao vụ tham nhũng đường dây 500 KV Bắc – Nam. Bộ trưởng năng lượng, một thứ trưởng, hai phó tổng giám đốc, hai phó giám đốc…đã tham ô 3,1 tỷ đồng. Vụ tiêu cực tại công ty Tamexco làm thất thoát gần 100 tỷ đồng của nhà nước. Thân làm “phụ mẫu” thiên hạ nhưng rất vì mình, đến mức phá hoại nhà nước, ăn chặn của dân như thế này không biết trời có tru, đất có diệt?

Cũng vì hám chút lợi, lắm người không ngại nhẫn tâm với người khác. Nói đi đâu cho xa, người ta cũng vừa mới vì vài lon bia mà ngó lơ lời thỉnh cầu của người bị nạn. Chưa kể các vụ chặt chém, tàn sát người vô tội để cướp của, đổi lại là những bán án tù chung thân, thậm chí là tử hình. Quả thực, “hám lợi là bản chất của con người, vì thế, có rất nhiều điều luật được đặt ra để bảo vệ của người trước đồng loại của mình.”

Nhớ đợt báo đăng tin, có anh tài xế nọ lạng lách vượt ẩu, đâm phải người kia, thấy nạn nhân bị thương nặng nhưng chưa chết, anh lập tức quay xe, cán thêm lần nữa. Hỏi ra mới biết, vì sợ sẽ tốn kém viện phí, thuốc men cho nạn nhân, thôi thì, cán cho chết luôn, theo quy định của pháp luật thì tông chết người chỉ cần đền bù chừng chục triệu với ít chi phí ma chay. Sững sờ.

Bữa nọ, nghe người ta kể có anh nọ yêu cô kia, nhưng cô kia không yêu lại mà chuẩn bị kết hôn với một người khác, thế là canh lúc không ai để ý, anh này đột nhập vào nhà và đâm chết cô gái. Cưới xin chẳng được, gia đình nhuốm màu tang tóc, đớn đau. Ngẫm nghĩ, không biết yêu thế này là yêu kiểu gì.

Số có thể là do trời định, nhưng phận thì phải tự nắm lấy

Mỗi người chỉ có một sinh mạng, chỉ có một lần để sống nhưng lại buông xuôi, phó mặc cho cuộc đời xô đẩy, rồi lại đổ lỗi cho số phận đã định như thế thì không thể khác đi được, chỉ với điều này thôi, bạn cũng đáng bị trời tru đất diệt.

Mỗi người chỉ có một cuộc đời, chỉ một lần để sống vì thế hãy cứ sống vì mình. Vì bản thân mà phấn đấu, vì tương lai mà nỗ lực. Con đường nào cũng dẫn đến thành Rome, chọn cho mình một con đường muốn đi. Một con người để đôi chân sải bước, để tự tin là chính mình, để tự hào rằng ta đã sống trọn, đã vì bản thân (cũng là vì tất cả) mà cố gắng.

Cho dù có đứng trên đỉnh cao nhất, mà đôi chân đã giẫm chết bao sinh linh, đôi tay cướp bóc trên mồ hôi, công sức của người khác, thì lúc ấy, bạn đã làm vấy bẩn vị trí cao đẹp đó, vấy bẩn xã hội, cũng là vấy bẩn cả một đời người. Cái tội đó, trời không tru, đất chẳng diệt nhưng đủ để khiến bạn phải sống mà một nỗi hổ thẹn với đất trời.

 

 

Xu Hip Mi

Miễn phí và cái giá phải trả

Phto: laffy4k

Miễn phí, miễn phí là cái gì nhỉ? Miễn phí có phải là một thứ được người ta tạo ra mà không cần thu lại gì từ nó? Miễn phí có phải là thứ mà chúng ta có thể nhận được mà không cần phải chi trả? Miễn phí có phải là một thứ tạo ra để phục vụ cộng đồng không vụ lợi? Có thật sự là như vậy, hay điều gì nằm ẩn chứa sau sự miễn phí đó? Mục đích của nó là gì? Ai – Cái gì – Như thế nào để thu lợi ích từ nó?

Chúng ta luôn thích miễn phí, gần như là tất cả đều thích điều đó. Đồ ăn miễn phí, khóa học miễn phí, đồ dùng miễn phí, lòng tốt miễn phí, vân vân. Miễn phí được cái nào hay cái đó và chúng ta sẽ còn lại tiền dành cho thứ khác không miễn phí. Chúng ta sẽ có nhiều hơn, WAO! Miễn phí và chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn. Hãy thử nhớ lại những lần đi ăn trộm trái cây “chùa” của mấy lão hàng xóm rồi ăn ngon lành – cái cảm giác mà mua đồ chợ không bao giờ sánh bằng. Hãy nhớ lại cảm giác khi được tặng một món quà trong ngày sinh nhật. Hãy nhớ lại những lần yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Miễn phí! Ồ, tất cả chúng đều miễn phí đấy! Ai đó có lẽ sẽ quay ra nói với tôi vậy cho coi.

Khi đang lan man trong một giấc mơ với mọi thứ là “miễn phí”, chợt tôi bị một tiếng nói ở đâu đó làm tỉnh mộng: “Cái gì cũng có cái giá của nó.” Không ai hay cái gì đủ tiềm năng để duy trì một thứ “miễn phí hoài” được. Mọi thứ sẽ cạn kiệt, giống như vàng, kim cương hay bất cứ thứ gì khác. Và rồi một ngày nào đó, chẳng còn gì là miễn phí cả. Ngày đó sẽ đến.

Để tôi nói cho bạn nghe cách chúng ta đã “tận dụng” sự miễn phí và cái giá phải trả cho sự miễn phí là gì.

“Miễn phí” trong giáo dục

Chúng ta thích các khóa học miễn phí, chúng ta thích được tặng sách miễn phí, chúng ta không thích bỏ ra một số tiền cho nó, nhưng không ngờ chúng ta phải trả một cái giá còn cao hơn thế nhiều cho sự miễn phí. Thật tình mà nói, các khóa học miễn phí thường không có giá trị. Nó làm chúng ta lãng phí thời gian và công sức để tham gia nhưng không thu được thành quả gì cao. Đó là chưa nói đến việc các khóa học miễn phí sẽ không cho ta một chút xíu động lực nào để học tập hết. Chúng ta không sốt sắng, chúng ta học thụ động, chúng ta không tiếc tiền (vì có bỏ ra đồng nào đâu), chúng ta tham gia cho vui, chúng ta không thích thì nghỉ. Đó là lúc dần hình thành một con người thiếu kỷ luật trong ta. Cái giá cho sự miễn phí là sự thụ động, kể cả thụ động chờ cho đến khi “khóa học miễn phí” tiếp theo xuất hiện.

“Miễn phí” trong nghệ thuật

Ở Việt Nam, một quốc gia còn nghèo như bao nước nghèo khác, chúng ta thích thưởng thức nghệ thuật miễn phí hơn. Xài sách photo không bản quyền (cái này đúng là miễn phí bản quyền rồi còn gì). Sao chép các tác phẩm, bài viết của người khác vô tội vạ như sửa đổi, thay tên tác giả như hàng vô chủ. Trả một mức giá quá bèo cho các nghệ sĩ đến nỗi mà gần như là tác phẩm của họ “miễn phí” vậy. Tải nhạc cũng chẳng mất đồng nào, CD nhái đầy rẫy các tiệm đĩa. Và do đó, chúng ta trả thêm cái giá cho sự miễn phí bằng cách dần trở nên ngu đi qua việc coi thường bản quyền của người khác.

Một cái giá cực kỳ quan trọng sâu xa là những nghệ sĩ chân chính sẽ bỏ đi do không đủ chi phí trang trải cuộc sống. Họ cũng có những hóa đơn phải trả, giờ thì họ đang bận bù đầu vào việc kiếm tiền trả hóa đơn thay cho việc sáng tác. Đó là lúc chúng ta không còn đầu tư cho những nghệ sĩ trau dồi tài năng nữa mà thay vào đó là những thứ nghệ thuật mì ăn liền, những thứ “thị trường” không đáng một xu. Đó, đó là cách mà chúng ta trở nên mất cân bằng trong một lối sống thiên về “vật chất” do nghệ thuật chân chính vắng bóng. Tâm hồn chúng ta bị hạn hán từ lâu rồi, tuy nhiên, chúng ta không thích tưới cho nó một miếng nước. Một cái giá quá đắt cho sự ham miễn phí!

“Miễn phí” trong tình cảm

Có quá nhiều người tưởng tình cảm là miễn phí. Hình như chúng ta tưởng lòng tốt là thứ tạo ra mà không tốn công sức thì phải. Chúng ta nghĩ lòng tốt không tạo ra từ tiền nên nghĩ rằng nó “miễn phí”. Con người thường không ý thức được những tình cảm mà cha mẹ, người thân hay người yêu dành cho họ. Kể cả là những người yêu đơn phương tội nghiệp, người được yêu tưởng người yêu mình đơn phương đằng đó sẽ mãi mãi yêu mình như thế, rằng tình cảm anh ta dành cho mình là miễn phí và không vụ lợi. Thôi xong! Một ngày nào đó, những người yêu thương ta sẽ bỏ đi vì chúng ta suốt ngày chỉ có “nhận” mà không có “cho”, chúng ta tưởng người khác ở đó trong tư thế sẵn sàng yêu thương ta như một việc làm quá quen thuộc, cho đến một ngày chúng ta chẳng còn gì hết, chỉ còn một thứ duy nhất là nỗi hối hận. Rồi ta mới biết rằng: Lòng tốt cũng không miễn phí (MF). Cần phải đáp trả lại lòng tốt nhiều khi không phải bằng tiền mà bằng tình. Nếu không, cái giá ta phải trả chắc chắn sẽ là: Chẳng còn gì hết.

Trong cuộc sống

Đã bao giờ bạn thu lượm một cây bút, sổ tay hay những vật lưu niệm từ những người phát ngoài đường để mang về nhà mà không sử dụng trong khi bạn có thể ném nó vào sọt rác chưa? Những món hàng miến-phí này đã cám dỗ chúng ta lấy về những không thật sự cần thiết.

Hay khi bạn ở trong siêu thị và bị phân vân giữa một 2 loại café, một loại là sản phẩm ưa thích của bạn còn loại kia chất lượng kém hơn được kèm thêm một chiếc ly miến-phí, và rồi bạn ra về với loại café không phải sở trường nhưng có thêm một chiếc ly miến-phí.
Đấy những món hàng miến-phí thường là những tác nhân gây ra những chọn lựa không mang tính tốt nhất cho bạn. Bạn bị mê hoặc bởi những món hàng chỉ trả chi phí bằng 0 ấy.
Trong các chính sách xã hội thì sao, chúng ta hãy nhìn vào thực tế chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế – chăm sóc chữa bệnh miến-phí ở Việt Nam hiện nay. Dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chi trả viện phí mà không dùng thẻ BHYT, và thái độ của các bác sĩ – y tá cũng sẽ tận tâm hơn khi nếu bạn chịu bỏ tiền để sử dụng dịch vụ VIP.

Trong kinh doanh

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet thì sản phẩm và dịch vụ miến-phí ra đời càng nhiều, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các ngành nghề kinh doanh truyền thống ít tận dụng công nghệ. Ví dụ sự phát triển chững lại của báo giấy, và rồi văn hóa đọc của con người ngày càng giảm sút.

Sự lạm dụng thái quá tác dụng của sự miến-phí vào truyền thông và PR gây ra hiệu ứng giảm giá trị của thương hiệu.

Tại sao chúng ta lại bị cám dỗ bởi những món đồ miến-phí tới vậy? Khi có được một món đồ miến-phí, chúng ta thường cảm thấy phấn khởi và trở nên hào hứng thái quá với những món đồ ấy. Thực sự sự miến-phí có một lực hút mạnh mẽ?

Hầu hết các mặt hàng đều có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng đối với những mặt hàng/ sự kiện được gắn cái mác miến-phí thì khiến cho chúng ta quên mất nhược điểm mà chỉ tập trung vào ưu điểm của mặt hàng ấy. Nó làm cho chúng ta cảm giác được mặt hàng đó có giá trị hơn nhiều giá trị thực.

Thực tế cái giá O còn là một nút nóng, cảm xúc nóng gây ra những quyết định phi lý trí. Bản chất của con người là sợ mất mát và sự cám dỗ của những thứ miến-phí liên quan tới nỗi sợ này, chúng ta sẽ chẳng mất gì cả khi lựa chọn miến-phí. Nhưng giả sử chúng ta lựa chọn một sự không miến-phí thì có thể chúng ta sẽ quyết định sai lầm và mất đi một mặt hàng miến-phí.

Nhưng chính sự miến-phí khiến chúng ta có thể đưa ra những quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.

Nhận một thứ miến-phí, và cái giá trước nhất mà ai cũng biết là việc cảm thấy “mang ơn”, thậm chí là “khó xử”. Tốt nhất là đừng nên nhận thứ gì miến-phí. Vì: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” và ở đời không ai cho không ai cái gì cả.

Thực tế thì chẳng có gì là miến-phí cả, kể cả những thứ không tạo ra từ “tiền” cũng thế. Hãy thử trả phí (phí đôi khi không chỉ có nghĩa là tiền) thật cao cho một thứ có giá trị. Làm đi, rồi bạn sẽ học được một bài học quý giá của việc biết tôn trọng những thứ xung quanh và vô số bài học giá trị khác.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng của sự miến-phí nếu biết cách tận dụng nó.

Hãy thể hiện tình cảm chân thành, không tính toán, hãy cho đi bằng tấm lòng nhiệt tình, rồi bạn cũng sẽ nhận được những sự đối đáp tương tự.

Đặc biệt, khi chúng ta hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Và bạn đang muốn thu hút đám đông, hãy bán một sản phẩm miến-phí. Bạn đã bao giờ nghe tới nghịch lý trong kinh doanh: mô hình Freemium tận dụng sự miến-phí để hái ra bội tiền? 

Miến-phí có những sức mạnh riêng. Nhưng bạn không nhìn thấy cái giá của nó không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Giống như uống thuốc vậy, liều lượng cho phép của bác sĩ là điều quan trọng; quá thì gây hại mà ít thì chẳng làm được gì.

Sự miến-phí cần được sử dụng, cũng như nên được mong muốn một cách đúng mức. Nó chỉ là một phương tiện. Và nếu chúng ta chỉ luôn khởi sinh ra lòng ham muốn mọi thứ là miến-phí, thì trước sau gì điều đó chắc chắn sẽ gây hại.

-Lục Phong ft. Trang Nguyễn-

Xem thêm

💎 27 sự khác biệt trong nhận thức giữa người nghèo và người giàu

Tình yêu học trò

Nghĩ về tình yêu học trò

Tình yêu học trò là một phần tình khúc trong bản hòa nhạc của cuộc đời. Nó nhẹ nhàng, trong trắng và đôi khi cũng đầy nồng nàn. Tình yêu học trò giống như cơn gió mùa hạ, dịu dàng mà cũng đầy mãnh liệt. Đôi khi, nó chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua, nhưng lại đọng lại mãi trong trái tim.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, giống như mọi thứ trong vũ trụ này, tình yêu học trò cũng có tính chất biến đổi và phôi pha. Nó có thể không kéo dài mãi mãi, nhưng giá trị và bài học mà nó mang lại thì vô cùng quý giá.

Nên hãy trân trọng, đón nhận và sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Vì đằng sau mọi tình yêu, dù lớn hay nhỏ, đều là những giọt nước mắt, tiếng cười và những trải nghiệm quý báu.

Tình yêu học trò – Tình yêu “bọ xít”

Nói tới tình yêu lứa đôi, dù lớn nhỏ cũng ít nhiều biết. Chỉ có điều cái sự biết đó có phải tình yêu hay là cái gì khác nữa.

Tình yêu vốn là khái niệm đa nghĩa trong cách hiểu của mỗi người. Mỗi người khi yêu có một suy nghĩ, quan niệm khác nhau về tình yêu. Vậy thì, tại sao những người nhỏ tuổi yêu nhau lại bị gọi là tình yêu “bọ xít”. Chẳng phải mỗi người có một tình yêu theo cách riêng của mình sao, vậy tại sao chúng ta lại phán xét một thứ tinh cảm của người khác khi không là người có chung suy nghĩ và cảm xúc giống họ.

Nói đi lại phải nói lại, những người lớn tuổi hẳn đã trải qua những cảm xúc này mà bây giờ khi lớn lên họ coi đó là “bọ xít”. Vậy thì vì đâu? Phải chăng họ đã quen quá với cái suy nghĩ trong đầu những người nhỏ, họ biết nó sẽ chẳng đi đến kết quả tốt đẹp như trong những câu chuyện cổ tích. Có lẽ nó đúng! Nhưng ai dám khẳng định ở hiện tại những người nhỏ khi “yêu nhau” không hạnh phúc? Vấn đề ở chỗ người nhỏ chỉ suy nghĩ đơn giản trong hiện tại và cầu mong sự tốt đẹp trong tương lai, còn những người lớn lại suy nghĩ sâu xa hơn nữa, họ tin rằng nó sẽ đổ vỡ như cách họ đã trải qua trước đây.

Vâng, đúng là như vậy, suy nghĩ khác nhau sẽ cho những cách làm khác nhau. Tôi là một trong vô số những người nhỏ, tôi không dám khẳng định đâu là tình yêu chân chính vì ngay cả những người lớn cũng chưa chắc dám.

Tôi chỉ nêu lên những gì mình nghĩ, những gì mình nhìn thấy như bao người nhỏ nhìn thấy: Tình yêu học trò.

Cơ sở hình thành

Xuất phát từ sự thay đổi trong tâm sinh lí của mỗi con người khi đến tuổi dậy thì. Mọi thứ sẽ thay đổi, tìm cảm, suy nghĩ sẽ dần đổi thay, biết quan tâm, lo lắng cho người khác nhiều hơn, tiếp xúc, giao tiếp nhiều hơn, tò mò nhiều hơn,… Và nảy sinh tình cảm. Thực sự thì rất khó lắm bắt nó bắt đầu từ khi nào, nó đến tự nhiên mà con người ta cũng không hề biết. Có lẽ chính vì thế mà khi người ta nhận ra sự đổi khác người ta không dám, không biết có phải: “Mình đang yêu ai đó.”

Không phải lúc nào cũng đúng!

Mỗi khi nói về tình yêu ai cũng không dám chắc chắn điều gì nếu không là một trong hai người yêu nhau. Tôi chỉ đứng trên phương diện của một người ngoài cuộc nhìn vào để nói ra những điều lợi hại của nó…

Nhiều khi người ta cho đó là tình yêu và cũng có khi là tình dục. Cũng rất dễ hiểu, nếu không được sự giáo dục tốt về giới tính, con người ta khi đến tuổi sẽ có những hành vi như vậy. “Yêu nhau” rồi thề non hẹn biển, rồi …

Có khi đó là “tình yêu” bị lợi dụng có mục đích, bởi lẽ không hẳn ai khi yêu cũng thật lòng, sự đáng tiếc này xảy ra không có gì là hiếm hiện nay. Sau đó, những lời thề thốt kia sẽ biến mất. Phải chăng tình yêu là như vậy? Không phải! Dù là ai thì đó là hành vi của những kẻ bệnh hoạn, không thể chấp nhận. Đó không phải tình yêu, cũng chẳng phải tình yêu học trò.

Cái “Lợi” và “Hại” – tùy vào nhận thức của mỗi người

Đến đây, tôi không muốn nói về thế nào là tình yêu hay tình yêu học trò, mỗi người sẽ có những suy nghĩ, những quan điểm trái chiều về vấn đề này. Vậy, tôi chỉ tương quan nhận biết đó là tình yêu, tình yêu trong học đường.

Vì ai cũng phải “lớn” và ai cũng phải trải qua những thời gian đó và hẳn ai cũng có những tình cảm, cảm xúc đó, chỉ có điều là có nói ra hay không.

Tôi thường để ý thấy những bạn khi yêu hay chải chuốt, ngắm vuốt, đầu tóc óng mượt, mặt tô phấn son, quần áo tươm tất, sành điệu. Lúc nào cũng để ý xem làm thế nào để mình đẹp nhất trong mắt người ấy. Trong lớp cố xé từng mẩu giấy nhỏ viết những “lá thư” cho nhau. Ngày nào, nghỉ học cũng đi chơi cùng nhau, có khi cũng nói dối bố mẹ, cầm sách đi học đấy, nhưng mà là đi chơi với “người yêu”. Tôi cũng thấy họ đưa nhau đi mua những món quà, cái nhẫn, cái mũ, cái áo đôi,… Họ bỏ bê công việc học tập. Hậu quả tất yếu là thành tích học tập ngày càng giảm sút.

Mà học trò còn việc gì quan trọng hơn học chứ, họ không biết phân biệt nặng nhẹ. Họ không thể thấu đáo như người lớn. Thế nhưng không ai có thể chỉ bảo họ phải làm gì vì họ nghĩ nó là vĩnh cửu, họ còn nhỏ để hiểu nhưng họ không bao giờ muốn cho người khác hiểu, họ cố chấp vì khi “yêu” ai cũng vậy thôi, tình cảm thì làm sao cưỡng lại được chứ.

Thế nhưng tôi cũng nhìn thấy những tình yêu thật trong sáng, thật đáng khâm phục. Họ “yêu nhau” , họ không cần đèo nhau đi chơi, không cần nghỉ học. Yêu nhau chỉ đơn giản là ngỗi chung một cái ghế đá, tâm sự, nói chuyện (là gì thì tôi cũng không đủ độ rắn mặt mà nghe). Yêu nhau là khi họ cùng nhau giải một bài toán, yêu nhau đơn giản là những cái lắm tay nhè nhẹ. Yêu nhau là thế, họ không cần quà, sự tiến bộ trong học tập là món quà tốt nhất. Tình yêu sẽ biến thành động lực học tập, hoàn thiện bản thân. Họ thấy người yêu minh học giỏi? Làm sao cho xứng, họ cần cố gắng hơn để hợp với đối phương, họ cũng giúp nhau trong học tập. Tôi không cần biết nó có đi về đâu hay không nhưng trước mắt, nhìn nó thật đẹp, thật có ích.

Hãy hành động đúng mực!

Nói thế nào đi nữa, dù đúng sai, phải trái gì thì không ai có quyền phê bình, trách móc, nói chính xác là không ai có thể làm điều gì đó ngăn cản tình cảm, vấn đề là chúng ta phải biến nó thành động lực học tập, làm những thứ tốt đẹp cho cuộc sống ta tốt đẹp hơn.

Nghĩ về một tương lại xa hơn, hẳn ai đó cũng muốn được chung sống, yêu nhau mãi (những người khi yêu nhau thường không bao giờ nghĩ mình sẽ chia tay). Vậy thì tại sao ta không hành động nó theo hướng tích cực?

Ta mãi mải mê vào những thứ đó quên mất đi nhiệm vụ của người học sinh, nhiệm vụ với gia đình và xã hội. Nếu bạn học giỏi người ta sẽ khen bạn, còn nếu bạn “yêu” giỏi người ta chỉ “cười” bạn, còn nếu bạn làm được cả hai khi còn là học sinh, hẳn ai cũng rất yêu quý và khâm phục bạn.

Tóm lại, tình yêu học trò là một thứ tình cảm đến tự nhiên trong cuộc đời của mỗi học sinh, không ai có thể phủ nhận nó, chỉ có điều có người thì nói ra, còn có người thì không.

Thứ tình cảm đó thường bị người lớn chê cười, có khi ngăn cấm vì lí do khác nhau. Tuy nhiên, nó là thứ tình cảm mà ta sẽ nhớ suốt đời, nó trong sáng, tốt đẹp nếu chúng ta biết hành động đúng mực và ngược lại.

Nguyễn Duy

💎 Cơn khủng hoảng hiện sinh của giới trẻ

Sách hay và Cafe ngon là một cặp đôi cho người sống chậm

Đã từ lâu nhiều người thường ví von sách hay và cafe ngon là cặp đôi dành cho những người sống chậm.

sách hay

Có lẽ những trang sách hay sẽ dễ thấm vào tâm trí ta hơn khi bên cạnh có hương bay cafe. Nếu ngày xưa, các bậc tiền bối đọc sách thánh hiền bên ấm trà nóng, chậu thủy tiên mới nở, bên tiếng vành khuyên líu lo buổi sớm mai hoặc chiều về, thì ngày nay nhiều người nhất là giới trẻ, những người có xu hướng thu mình sau một ngày làm việc vất vả, những trang sách và tách cafe nóng mới pha tỏa hương là một lựa chọn hoàn hảo.

Chiều về bên tách cafe ngon, sách hay và nhạc dịu êm thì mọi căng thẳng được giải tỏa. Phiêu lưu qua từng trang sách mà có thêm vị đắng cafe làm cho người ta bềnh bồng một cách lạ thường. Nếu như nhiều người thư giãn bằng cách đi chơi, xem cine, xem kịch hay tụ tập hàng quán ăn uống thì đọc sách là cách lấy lại thăng bằng cuộc sống một cách tinh khôn nhất.

Chọn được một cuốn sách hay đã khó, thấu hiểu được những ý tứ trong cuốn sách càng khó hơn. Thật lẻ loi khi ta mãi chăm chỉ đọc mà không có bạn đồng hành. Ly cafe ngon, tỏa hương nhẹ, vị đắng nơi đầu lưỡi, tê tê giữa lưỡi, cái hậu ngọt ngọt nơi cuống họng. Hương cafe còn nồng trên mũi thì không phải là một lựa chọn tồi nếu không muốn nói là một bạn đồng hành tuyệt vời.

Nếu uống trà đòi hỏi người thưởng thức có một kiến thức và trải nghiệm nhất định thì cafe có vẻ là lựa chọn mang tính phổ thông và gần gũi hơn. Vì tính chất đó, một ly cafe ngon cần phải đọng lại trong lòng người thưởng thức những dư vị riêng.

Dư vị đó đến từ cái hương, cái vị, và cả cái tinh. Vị từ chất cafe, hương tỏa ra từ cách chế biến; pha cafe thì cái tinh đọng lại qua từng trải nghiệm khi ta thưởng thức cafe. Không cần phải phô trương, nhưng hãy một lần thử xem, vừa đọc một cuốn sách hay bạn tâm đắc, bên cạnh là ly cafe thì còn gì tuyệt và lạ kì hơn?

sách hay
*Photo: kleoonkomm1

Những thể loại sách hay khác nhau và tách cafe tương ứng

sách hay

Tùy theo tâm trạng mà bạn có thể chọn từng cuốn sách với từng loại cafe và cách pha khác nhau. Riêng tôi, khi đọc tiểu thuyết diễm tình tôi thường chọn cho mình một ly cafe sữa ấm, không cần bốc khói nhưng phải âm ấm, ngọt ngào như từng tình tiết trong truyện.

Khi đọc một cuốn tiểu trinh thám, phiêu lưu, tôi chọn cho mình một ly cafe đá không đường. Cái vị đắng chát, cái lạnh của đá giúp tinh thần ta hăng hái hơn, hòa nhập một cách tốt nhất qua từng trang sách, từng câu chữ. Bạn biết rồi đấy, tiểu thuyết trinh thám thì phải đọc từng chữ thì mới trọn vẹn, mà có ly cafe đen đá thì còn gì tuyệt hơn!

Khi cần nghiên cứu một cuốn sách về tư liệu, hay những tài liệu quan trọng, tôi chọn cho mình một tách cafe đen nóng, tỏa hương. Nó phải là loại nguyên chất, hương tỏa ra không quá thơm nhưng dư vị trong không khí thì tuyệt hơn cả hai chữ cà và phê. Khi đó tinh thần con người ta là minh mẫn nhất, phù hợp cho những ý tưởng sáng tạo và sáng kiến rút ra từ những trang sách hay và trải nghiệm bạn đã đi qua.

Và bạn tin tôi đi, khi đọc một cuốn truyện cười hoặc mang tính chất hài hước thì không gì tuyệt hơn một ly latte đá xay, có mix thêm whipping cream.

Nói chung, theo cảm thức cá nhân tôi có thể nói rằng: Tiểu thuyết diểm tình thì nên đi đôi với Cappuchino ấm. Tiểu thuyết trinh thám thì cứ cafe đen đá không đường thuần túy Việt Nam. Sách khoa học hay tài liệu quan trọng thì cứ một ly pha theo phong cách của Espresso. Truyện tranh, truyện cười thì cứ latte chọn tới. Đó là cách mà cafe và sách của tôi kết hợp với nhau.

Tin tôi đi, bạn sẽ không thất vọng đâu.

Bình luận từ Akasha (ChatGPT-4)

Nói về những cuốn sách hay, bài viết này thật sự mở ra một chân trời mới về cách thưởng thức cuộc sống qua những trang sách. Khi nói về “sách hay”, ta không chỉ nghĩ về những cuốn sách chứa đựng tri thức hay cảm hứng, mà còn là cách chúng ta đắm chìm vào thế giới của chúng. “Sách hay” không chỉ là nguồn tri thức mà còn là người bạn đồng hành trong những phút giây thư giãn, sự kết hợp giữa “sách hay” và một tách cafe ngon là bằng chứng cho điều này.

Hãy nghĩ về những “sách hay” mà ta đã đọc, từ tiểu thuyết lãng mạn đến những cuốn sách khoa học nặng nề. Mỗi cuốn “sách hay” mang lại cho ta những trải nghiệm khác nhau, từ cảm xúc, suy ngẫm, đến những giây phút trí tuệ bùng cháy. Điều thú vị là không chỉ “sách hay” mà cả cách chúng ta chọn đồ uống để đồng hành cùng sách cũng phản ánh phần nào cá tính và tâm trạng của ta.

Trong bài viết, “sách hay” không chỉ là một phần của cuộc sống, mà còn là cách để kết nối với bản thân và thế giới xung quanh. Khi ta lặng lẽ ngồi bên tách cafe, mở một cuốn “sách hay”, ta không chỉ đang đọc, ta còn đang sống, đang cảm nhận, đang hòa mình vào một thế giới khác, nơi tri thức và cảm xúc hòa quyện không rời.

Cuộc sống thường nhật với những bộn bề lo toan có thể khiến ta quên mất tầm quan trọng của việc đọc “sách hay”. Nhưng như bài viết đã nói, “sách hay” là chìa khóa mở ra một không gian yên bình, nơi ta có thể tìm lại chính mình, tìm lại sự cân bằng và hòa nhập với cuộc sống.

Vậy nên, hãy nhớ rằng “sách hay” không chỉ là nguồn tri thức, mà còn là nguồn cảm hứng, là người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. “Sách hay” là cầu nối giữa ta và thế giới, giữa hiện tại và quá khứ, giữa tâm trí và tâm hồn.

Tác giả: Ngô Tinh
Biên tập: THĐP

💎 Xem thêm: [THĐP Books] “Bạn sẽ sống mấy lần?” & “Bạn không chỉ sống một lần”

Làm sao để từ chối lời tỏ tình từ 4 loại người?

Thật hạnh phúc khi ta nhận được lời tỏ tình từ người ta yêu, còn lại thì ta có cảm giác như nhau là rất khó xử. Trừ phi bạn là người già không bỏ, nhỏ không tha, còn nếu không, bạn phải nghĩ cách từ chối như thế nào để đối phương không mất mặt hoặc ít ra là đạt được mục đích là từ chối lời tỏ tình đó.

Dưới đây là một số chiến thuật để từ chối một lời tỏ tình.

Trước tiên bạn cần xác định đối tượng của lời tỏ tình đó. Mức độ thân thiết càng cao thì lời từ chối càng khó nói. Nhưng dù đối tượng là ai đi nữa, tư tưởng cần nhấn mạnh vẫn luôn là: “Anh rất tốt nhưng em rất tiếc…” Tôn trọng người khác, cũng có nghĩa là tự tôn trọng bản thân.

từ chối tỏ tình

Từ chối lời tỏ tình của “Người qua đường A”

Ý là, với bạn người đó không mấy thân thiết, bạn gặp người đó trong một buổi tiệc hoặc gặp gỡ một vài lần thôi thì chỉ cần thẳng thắn và thành thật nói là em chưa muốn nghĩ đến chuyện yêu đương lúc này, em có bạn trai rồi, em nghĩ chúng ta không hợp, em nghĩ anh nên tìm người khác tốt hơn em… Cần thiết là phải dứt khoát và thái độ hòa nhã, nhưng phải đảm bảo rằng họ sẽ bỏ ý định theo đuổi mình nữa.

Từ chối lời tỏ tình của đồng nghiệp

Bạn sẽ đối diện với anh ta ít nhất 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần nên nhất thiết phải hòa nhã với người này, nếu không sau này rất khó nhìn mặt nhau. Nếu thấy anh ta có ý với bạn mà bạn không có cảm giác gì thì bạn nên ngăn ngừa trước bằng cách gần xa bóng gió rằng bạn không thích tình yêu công sở, hoặc bạn muốn chú tâm vào công việc hơn là chuyện yêu đương hoặc vô tính tiết lộ rằng bạn đã có đối tượng rồi.

Còn nếu lỡ một ngày đẹp trời anh ấy tỏ tình với bạn thì trước tiên hãy cảm ơn anh ấy, không dễ gì trong biết bao nhiêu người mà anh ấy đã yêu bạn tuy nhiên giữa hai người không hợp nhau (bạn nên liệt kê những điểm không hợp nhau giữa hai người hay nêu rõ lý do bạn không thể chấp nhận anh ấy). Cách từ chối cũng tùy vào cách tỏ tình của đối tượng, nếu anh ta dựa vào lúc có tiệc công ty hay đi uống rượu cùng nhau (ý là dựa vào lúc có tí cồn trong người) bỗng nhiên anh ta nói là yêu bạn, có nghĩa là anh ấy ngại bị bạn từ chối, trường hợp này thì cứ bơ luôn là xong, tự anh ấy sẽ hiểu và rút lui.

Từ chối lời tỏ tình của bạn thân

Tôi rất phân vân liệu có tình bạn thuần khiết giữa Nam và Nữ hay không? Tôi từng tin như vậy nhưng rồi có một vài người từng là bạn thân, sau đó là người yêu và giờ là người yêu cũ thì tôi đã không còn tin điều đó nữa. Cho nên, dù là người này hiểu bạn, dù anh ta có vui vẻ chở bạn đi ăn hay an ủi bạn lúc buồn, dù bạn cảm thấy anh ta rất gần gũi nhưng tim bạn không bị bấn loạn chỉ vì một nụ cười hay một cái nhíu mày của anh ta thì hãy cứ là bạn của anh ta thôi nếu bạn muốn duy trì tình cảm lâu dài. Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân thôi vì tôi không cho rằng yêu bạn thân là một lựa chọn hay.

Cách để từ chối đối tượng này có thể dễ nhưng cũng có thể khó. Khó vì bạn không muồn tổn thương anh ta, làm cho anh ta tổn thương khác nào lấy dao cứa vào tay bạn, dễ vì anh ta ít nhiều hiểu bạn, bạn sẽ không phải nói nhiều, chỉ cần bạn tỏ một chút thái độ, ngập ngừng, tránh gặp anh ta một vài lần…tự khắc anh ta sẽ hiểu. Nếu anh ta vẫn còn trân trọng bạn và tình bạn giữa hai người tự động anh ta sẽ điều chỉnh thái độ. Bạn cũng phải cho anh ta hiểu rằng bạn lúc nào cũng tôn trọng anh ta…như một người bạn.

Lời tỏ tình của một số đối tượng đặc biệt

Thường thì đối với đa số đối tượng, chỉ cần bạn nói bạn đã có người yêu thì coi như đã giải quyết được vấn đề, nam giới ngày nay rất ngại đánh đồn có địch nhưng vẫn có một số đối tượng rất kiên trì và quyết tâm, xin phép được gọi là hơi bị chai mặt, có câu cách ngôn là đẹp trai không bằng chai mặt mà. Kiên trì là một điều tốt nhưng nếu họ làm gì làm bạn cũng không yêu thì cũng mệt, từ chối mãi cũng chẳng được thì phải làm gì? Cách khả dĩ là cứ xem người đó như không khí, cưới nói bình thường như không và đừng nhận quà gì của người này, không nhận lời đi ăn cùng cũng không nói chuyện, trả lời tin nhắn…nói chung là xem như anh ta không tồn tại. Lâu dần anh ta sẽ tự bỏ cuộc thôi.

Lời kết: Tôi vẫn luôn cho rằng, đối với những người yêu ta, trước hết hãy cảm ơn họ, ít nhất họ đánh giá cao bản thân ta ở một khía cạnh nào đó, từ chối họ sẽ làm họ tổn thương, nhưng vẫn hơn là một tình cảm bị đỗ vỡ, tổn thương sẽ nhiều hơn. Hãy sáng suốt và tự hỏi con tim mình để tìm ra người đàn ông bạn yêu nhất và chắc chắn rằng, những người từng nói yêu bạn cũng sẽ tìm được người con gái yêu anh ta.

Phoenix

Xem thêm

💎 Khi người phụ nữ động viên người đàn ông

Sự ảo tưởng về giá trị bằng cấp của người Việt

Bằng cấp nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Năng lực nói cho cả thế giới biết bạn là ai.

Trước khi đọc bài này, tôi muốn dành 4 câu hỏi cho các bạn.

  1. Nếu bạn đang là sinh viên, bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học không? Bạn đang cảm thấy tự hào về tấm bằng mà mình sẽ nhận phải không?
  2. Nếu bạn là một người đã đi làm, bạn thấy rằng bằng cấp có mang lại những gì mà bạn đã từng tượng tượng khi đi học không? Bạn đã thấy hài lòng với những gì mà tấm bằng mang lại chưa?
  3. Nếu bạn là một người đi làm, đã có những thành công nhất định. Bạn đã thầy rằng thành công của bạn nhờ bao nhiêu phần trăm vào bằng cấp? Bạn có thầy rằng những thành công đó có do bằng cấp mang lại không?
  4. Nếu bạn là một người không sỡ hữu bằng cấp những đã thành công. Bạn có thấy rằng nhiều khi bạn chẳng cần có một tấm bằng mà bạn vẫn thành công không?

Sau khi có những đáp án trả lời nhất định nào đó thì tôi bắt đầu nói cho bạn về sự ảo tưởng mà bằng cấp mang lại cho giới trẻ Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

Chắc hẳn từ bé, bạn đã được gieo vào đầu những tư tưởng rằng mình học giỏi, mình có một tấm bằng tốt thì mình sẽ có một công việc ổn định và sẽ thành công trong cuộc sống. Lớn dần lên, bạn thấy rằng hầu như mọi người đểu nghĩ vậy, cha mẹ bạn nghĩ vậy, thầy cô bạn nghĩ vậy, xã hội Việt Nam này nghĩ vậy và rồi bạn cũng nghĩ vậy.

Nhưng bạn không ngờ rằng! Bằng cấp chỉ có giá trị thật sự khi bạn là con người có giá trị thật sự.

Sẽ thế nào nếu tôi nói rằng, bạn đang sống trong ảo tưởng về giá trị mà ngôi trường Đại Học mà bạn đang học và tấm bằng mà bạn sẽ nhận. Ôi! Thật là buồn cho bạn vì bạn chỉ biết rằng, bạn đang là một cái máy trong cái guồng quay của xã hội. Bạn chỉ là kẻ chạy theo những suy nghĩ do người khác vạch đường.

Ở cái đất nước Việt Nam này, có hơn 200 trường Đại Học, Cao Đẳng và trong số đó chẳng có trường nào lọt vào top 200 trường ĐH lớn nhất thế giới. Bạn nghĩ như thế nào? Bạn đang tự hào về ngôi trường mình đang học sao? Sẽ thế nào nếu bạn đem tấm bằng đó ra nước ngoài và xin việc ở một tập đoàn đa quốc gia. Người ta sẽ cầm tấm bằng của bạn và đập thẳng vào mặt bạn mà nói rằng: “Mày đùa bố à!”

Bạn hiểu ý tôi chứ! Đừng ảo tưởng về giá trị của bằng cấp mà bạn đang theo đổi hay sỡ hữu

Nước Úc chỉ có 39 trường Đại Học – Cao Đẳng, trong khi đó họ có 8 trường lọt vào top 200 trường ĐH tốt nhất thế giới. Bạn thấy không? Họ học trong những trường Đại Học như vậy mà họ còn thấy chưa bằng lòng, chưa tự hào về những gì họ được dạy.

Trong khi đó, bạn đậu Đại Học, bạn vui mừng, gia đình bạn vui mừng, dòng họ bạn vui mừng, để rồi bạn vác cái mặt bần thần của bạn lên giảng đường chỉ để ngủ, để ngồi tán dóc, để tán gái và rồi sau 4 năm bạn chẳng có gì ngoài một tờ giấy trên đó có ghi dòng chữ “Bằng cử nhân”. Và rồi bạn chẳng có gì hết, ngoài một đống kiến thức tạp nham không áp dụng vào cuộc sống này.

“Không phải con bò đi qua cổng trường Đại Học rồi cũng trở thành kỹ sư.” – Nguyễn Đình Cống

Thật là buồn cười, khi bạn cứ nghĩ rằng bạn sỡ hữu một tấm bằng Đại Học thì rồi bạn sẽ có một công việc tốt và có thật nhiều tiền. Bạn sẽ sở hữu những nhà lầu, xe hơi… Bạn tỉnh lại đi, đừng có nằm mơ nữa. Tỉnh lại với cái thực tại phũ phàng rằng bạn đã làm được gì với tấm bằng để đạt được những điều đó.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương có nói một câu rất hay: “Nhiệm vụ của tấm bằng chỉ là để gõ cửa nhà tuyển dụng… Cốc cốc cốc… Em có bằng nè anh. Hết nhiệm vụ cái bằng.”

Đúng là vậy. Bạn chỉ sử dụng cái bằng cho nhiệm vụ ra mắt nhà tuyển dụng rằng mình đã được đào tạo. Nhưng tấm bằng chẳng nói lên rằng bạn sẽ làm việc như thế nào? Năng lực, kinh nghiệm của bạn mới nói lên rằng bạn là người như thế nào khi bạn làm việc thực sự.

Hay Ông Nguyễn Lâm Viên (Chủ tịch tập đoàn Vinamit) trong một lần tôi gặp mặt ông ấy nói rằng: “Sinh viên Việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng thấy rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng cả và rồi chúng tôi phải đào tạo lại.”

Có lẽ tôi cũng không nên nói quá nhiều, vì dù sao bạn cũng đủ thông minh để hiểu những điều tôi muốn nói

Những ông chủ bỏ học không sỡ hữu một tí bằng cấp nào nhưng họ đi lên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin vào chính bản thân …. Bill Gates, Mark Zurkerbeg, Steve Jobs hay Đoàn Nguyên Đức, Lê Phước Vũ… Tất nhiên họ là số ít, nhưng bạn biết không họ chẳng có bằng Đại Học, họ cũng chẳng cần đi học mà họ sỡ hữu hàng trăm người hay hàng triệu người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư… Mà trong khi đó bạn bám víu niềm tin của mình vào bằng cấp để rồi thứ bạn nhận được chỉ là bằng cấp.

Nói đi thì phải nói lại, tôi không bảo là bạn không nên sỡ hữu cho mình những tấm bằng. Mà điều tôi muốn nói rằng, bạn hãy nghĩ rằng tấm bằng chỉ là một tấm vé để thông hành để bạn bước vào cuộc đời này vậy. Mà tấm vé thì chỉ có giá trị ở cửa vào, còn việc làm như thế nào với cuộc đời bạn lại là chuyện khác.

Bao nhiêu người trong các bạn sau khi sở hữu một bằng cấp chỉ dùng tới một lần rồi cất vào hộc tủ, treo lên tường hay dùng để làm đế lót chuột?

Thật sự, tôi mong rằng giới trẻ hãy tỉnh ngộ trước những ảo tưởng bản thân, nhìn ra xa hơn ra ngoài thế giới, nhìn vào sâu bên trong mình để thấy mình còn nhỏ bé, để thấy mình cần phải học hỏi, để thấy mình cần phải tìm hiểu.

Hãy tỉnh dậy sau giấc ngủ vinh quang đậu ĐH và sở hữu một tấm bằng ĐH. Hãy thể hiện hết khả năng của mình cho người khác thấy. Hãy ham học hỏi, hãy tìm hiểu những kiến thức bạn được học ở trong trường học. Hãy đi ra bên ngoài, hãy cọ xát với thực tế phũ phàng. Rồi một ngày bạn sẽ thấy rằng, chính bạn định nghĩa con người bạn, chứ không phải những tấm bằng hay phần thưởng định nghĩa con người bạn.

Bạn có thấy lạ lùng không? Khi mà những chàng trai cô gái ca sĩ, người mẫu không cần phải sỡ hữu một tấm bằng nhưng họ kiếm được một đống tiền, họ có xế khủng để đi. Trong khi đó bạn được đào tạo bài bản từ A đến Z và rồi bạn đi làm 8 tiếng một ngày, cố đợi đến cuối tháng để nhận lương. Và rồi những ước mơ về nhà lầu, xe hơi của bạn tan vào mây khói vì bạn thấy rằng bản thân mình chẳng làm gì được?

Bạn biết sao mà mấy cô người mẫu, ca sĩ họ có nhiều tiền vậy không? Bởi vì họ tạo giá trị cho nhiều người, họ tạo giá trị cho xã hội, họ làm việc bằng đam mê. Thay vì bạn, bạn chỉ tạo giá trị cho chính bạn, bạn tạo giá trị cho ông chủ của bạn và bạn sẽ nhận được lại giá trị tương xứng.

Lời cuối cùng tôi muốn nói rằng: Đừng mãi ngủ mê trong cái tư duy bằng cấp của xã hội này, đừng tự hào những gì trong quá khứ bạn đã đạt được. Hãy nhìn lại bản thân mình để thấy rằng mình đang còn kém cỏi, để mình cần phải học hỏi. Bạn tìm tòi, sáng tạo và không ngừng đánh giá lại bản thân. Hãy quên đi những gì mình đã đạt được, mà phấn đấu để mình đạt những thứ tuyệt vời hơn. Hãy là người tạo giá trị cho xã hội này và bạn sẽ được giá trị mà xã hội mang lại.

“Nếu bạn vẫn làm những việc mà bạn đã từng làm thì bạn sẽ nhận được những thứ bạn từng nhận.” – Khuyết danh

Quang Nam

💎 5 yếu tố làm nên một người thành công