29 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 24

[THĐP Translation™] Robert Adams nói về cách diệt trừ cái tôi

0

Khi tôi ở bên bạn nhiều lần, khi tôi đi ăn trưa với bạn, hoặc gặp bạn ở một nơi khác, tôi luôn thích nghe bạn nói chuyện, vì nó cho tôi biết bạn thấy gì, bạn đến từ đâu. Tôi thấy bạn nghiêm túc như thế nào về điều này, và bạn nghiêm túc đến thế nào về điều kia, và những gì đang làm phiền bạn, những gì đang làm tổn thương bạn, những gì khiến bạn cảm thấy khó chịu. Và tôi không thể nói với bạn, hãy quên điều này đi. Cười lên. Hạnh phúc nhé. Đừng nghĩ về những điều này. Tất cả những điều này thật ngu ngốc, vì nếu tôi nói với một số bạn điều này, có thể bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bạn sẽ cảm thấy buồn cười và bạn sẽ nghĩ tôi không quan tâm đến bạn. Bạn sẽ cảm thấy tôi không quan tâm đến vấn đề của bạn. Nhưng tôi đang cố gắng nói với bạn rằng, bạn không có vấn đề gì cả. Không có vấn đề gì cả. Đọc môi tôi. Không vấn đề gì.

Nhưng bạn có thể nói, ′′Vâng, điều này đang xảy ra trong cuộc sống của tôi, và tôi đang trải qua điều này và tôi đang vượt qua điều nọ.” Đó không phải là vấn đề. Đó là hệ thống niềm tin của bạn. Bạn đã được nuôi dưỡng để tin rằng một số điều chắc chắn là khủng khiếp và một số điều tuyệt vời. Hậu quả là bạn đang sống trong một thế giới nhị nguyên, tốt và xấu, đúng và sai, lên và xuống, lui và tiến. Do đó, bạn đang cảm nhận tất cả những điều này. Tại sao không buông bỏ? Hãy làm điều đó. Đừng nghĩ gì nữa về những điều này.

Chỉ đơn giản là ngừng suy nghĩ, bằng cách quan sát bản thân mỗi khi bạn nghĩ, quan sát bản thân và ý thức được người suy nghĩ. Điều đó sẽ ngăn suy nghĩ của bạn. Ví dụ, trong đầu bạn có suy nghĩ về bệnh tật, chết, thiếu thốn, hạn chế. Trước khi suy nghĩ trở nên mạnh mẽ hơn, hãy nhớ quan sát bản thân mình, và chỉ nhìn vào suy nghĩ. Đó là cách bạn tự nắm bắt chính mình, bằng cách quan sát người quan sát suy nghĩ. Tất cả điều này đều tự động xảy ra. Khi bạn ngày càng nắm bắt bản thân mình nhiều hơn, bạn bắt đầu nhận ra rằng bạn là người quan sát, xem thấy bản thân quan sát suy nghĩ, và bạn bắt đầu cười.

***

Bằng cách thay đổi các điều kiện, nó chắc chắn sẽ biến thành điều kiện mới. Nếu bạn gặp một vấn đề, bạn không giải quyết vấn đề bằng cách giải quyết vấn đề. Bạn giải quyết vấn đề bằng cách tìm đến nguồn gốc của vấn đề, vì nếu bạn chỉ hành động dựa vào kết quả của vấn đề, một trạng thái mới sẽ đến. Khi bạn cố gắng sửa trạng thái đó, một trạng thái mới lại đến. Nó sẽ không bao giờ kết thúc. Nên hãy đi đến nguồn gốc, và nguồn gốc chính là cái tôi, cái tôi cá nhân. Giết chết cái tôi. Tiêu diệt cái tôi. Khi cái tôi bị hủy diệt, bạn sẽ được tự do. Một cách nhanh chóng để tiêu diệt cái tôi đó là chỉ cần nhìn chằm chằm vào nó, nhìn vào nó, quan sát nó. Khi bạn quan sát cái tôi, nó sẽ biến mất. Không có gì thích được nhìn chằm chằm. Đúng không?

Nếu bạn đi gặp bạn bè của bạn, và đột nhiên bạn bắt đầu nhìn chằm chằm vào bạn của bạn, bạn của bạn sẽ rời đi. Anh ta sẽ nghĩ bạn là một kẻ điên. Anh ta sẽ đúng. Nhưng quan trọng là bạn của bạn sẽ rời đi. Đây là sự thật về cái tôi cá nhân. Khi cái tôi tấn công bạn, bằng cách làm bạn sợ hãi, bằng cách khiến bạn tin vào điều gì đó là thật, hãy nhìn chằm chằm vào nó, bằng cách nhìn vào nó, xem nó, quan sát nó, và tôi có thể hứa với bạn rằng nó sẽ biến mất.

Source: M.T. Mind
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực

0

Cứ mở lòng chấp nhận, dù chuyện gì đang diễn ra và nó có vẻ tiêu cực đến thế nào: mất việc, bồ đá, sếp la mắng, bố mẹ không vừa lòng, hay một ngày bạn đột nhiên không cảm thấy gì với những điều bạn vẫn thường cảm thấy,… Bạn chẳng cần cáu gắt, cứ âm thầm chấp nhận. Chẳng cần hoảng sợ, cứ âm thầm chấp nhận. Chẳng cần khóc lóc, cứ âm thầm chấp nhận. Và cũng chẳng cần phải gồng lên và thêm bớt gì, sự chấp nhận tự nó sẽ xảy đến.

Xuống đáy tưởng là tồi tệ nhưng không hề. Ở dưới đáy rất bình an, như đáy đại dương thì luôn tĩnh lặng. Nếu bạn còn chưa thấy bình an tức là bạn còn chưa đi xuống tận cùng của vấn đề. 

“Cái hang bạn sợ bước vào đang cất giữ kho báu mà bạn kiếm tìm.” – Joseph Campbell  

Khi bạn ngưng quẫy đạp, xuống đáy sẽ trở nên là một hành trình thênh thang biết nhường nào. Và cuộc hành trình ấy sẽ dẫn bạn tới điều trọn vẹn. Vì phần đa ai cũng sợ những cái đáy nên khi bạn chạm tới đó, bạn hoàn toàn riêng tư với sự tĩnh lặng. Không ai tranh với bạn, không ai làm phiền bạn, và không ai đo lường được bạn.

Bình thường, không ít người trong số chúng ta vẫn còn ở trong những nỗi sợ rất cơ bản như: sợ sai, sợ thua, sợ mất mát, sợ tổn thương, sợ thiệt thòi, và sau cùng là sợ chết. Chúng ta cố gắng chống cự lại các trạng thái tiêu cực và làm mọi việc theo lực thúc đẩy của nỗi sợ. Nhưng điều đó không giúp chúng ta chạm tới sự tích cực là những điều đúng đắn, thành công, sung túc, chữa lành, ơn huệ hay sự sống. Để tìm kiếm ánh sáng và sự trưởng thành, chúng ta lại chọn cách trốn chạy phần bóng tối đang cần được soi rọi và tìm đủ mọi cách để không phải đối mặt với những khiếm khuyết của chính mình. Trong sự phản kháng, chúng ta đang ngăn chặn cả những điều tích cực, thứ mà bản thân hằng khao khát, có thể tràn vào. 

Ngoài kia, một cái cây trở nên khỏe mạnh cứng cáp hơn khi nó được tiếp xúc với nắng mưa, bão gió, thậm chí sâu bệnh. Còn một con người, trở nên khỏe mạnh cứng cáp hơn khi trải qua những lần ốm đau, cơ thể sẽ tự biết cách tăng cường thêm sức đề kháng. Những trạng thái tiêu cực là một sự rèn luyện cần thiết để đi tới sự tích cực. Nhưng những người nông dân đang làm những cái cây trở nên yếu đuối hơn bằng cách cho nó vào nhà kính và phun lên thật nhiều thuốc trừ sâu. Và không ít người chúng ta ngày nay, mỗi khi vừa bắt đầu hắt hơi sổ mũi là không để cho cơ thể đối mặt với bệnh tật. Chúng ta sốt sắng uống đủ các loại thuốc để không phải sốt hay ho nữa, dù đó là các phản ứng mà cơ thể tiêu diệt và đào thải các yếu tố lạ xâm nhập. Càng cố gắng chống cự và sợ hãi, chúng ta càng trở nên tiêu cực, yếu đuối và xa rời sức mạnh cổ xưa bên trong mình.

Cũng là bởi chống cự và sợ hãi nên có những người nghèo khó muốn giàu lên bằng cách tích lũy thêm từng đồng mỗi ngày, chứ không phải bằng cách sống rộng lượng với những người xung quanh. Những người tự ti sợ hãi muốn hết sợ thì lại càng tăng cường thêm những sự đề phòng và toan tính, chứ không hề bắt đầu tập sống dấn thân vô tư. Và một người mất ngủ muốn ngủ được thì lại càng lăn lộn trằn trọc ép mình phải thiếp đi, chứ không tự làm mình bình yên bằng cách thoải mái với việc mình vẫn đang còn thức vào giữa đêm hôm khuya khoắt. 

>>> [THĐP Translation™] Những điều tốt đẹp nhất trong đời đều trái ngược: https://wp.me/p9NLPR-9XT

Ở đây, con đường hạnh phúc ắt phải là sự cho phép. Khi tâm trạng chùng xuống, hãy để cho nó được chùng xuống, đừng cố thay đổi nó hay tìm cách để kích nó lên. Khi bạn đứng trước trải nghiệm mới, hãy để cho bản thân được phép sai. Đứng trước một cuộc tranh tài, hãy để cho bản thân không phiền gì chuyện thua cuộc. Tương tự như vậy tới việc bị tổn thương, hãy cho phép cả điều đó. Thậm chí nếu tới ngày Chúa gọi bạn ra đi, thì cũng đừng chống trả. Tại sao bạn cần phải đeo thêm nhiều chiếc mặt nạ trong khi bạn hoàn toàn có thể sống là chính mình? Tại sao bạn cần phải cố gắng làm thêm đủ thứ việc cực nhọc trong khi bạn có thể hiện diện thảnh thơi ngay tại phút giây này?

“Quy phục hoàn toàn là không thể ngay từ đầu. Tất cả đều có thể quy phục một phần. Dần dần nó sẽ dẫn đến quy phục hoàn toàn. Nếu quy phục là không thể, thì có thể làm gì? Không có tâm trí bình an. Bạn bất lực không thể có nó được. Nó chỉ có thể được thực hiện bằng cách quy phục.” — Ramana Maharshi

Chấp nhận trải nghiệm tiêu cực chính là cách bạn khẳng định sự tích cực và khẳng định cái tổng thể. Ngược lại, chối bỏ trải nghiệm tiêu cực là bạn chối bỏ khả năng có thể trở nên tích cực và chối bỏ cái tổng thể. Tiêu cực và tích cực là những điều không thể tách rời nhau như hai mặt một đồng xu, nhờ cái này mà cái kia tồn tại. Nên cách duy nhất để đi lên tới đỉnh đó là đi xuống đáy tận cùng. Và cách để thoát ra đó chính là đi vào.

Có một hiện trạng dễ thấy đó là con người ngày nay bị ám ảnh với niềm vui bề mặt, cố kích thích bản thân để có thể cảm thấy vui vẻ tích cực trong ngày. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mô tả: 

“Nhiều người cho rằng sự phấn khích là hạnh phúc. Nhưng khi bạn phấn khích, bạn không bình an. Hạnh phúc chân thực lại dựa trên sự bình an.”

Chúng ta kinh sợ và bối rối trước nỗi buồn hay những trạng thái tiêu cực. Chúng ta được dạy rằng chúng là những thứ đáng ghét, chúng không làm nên thành công, chúng không giúp ta thu hút và chinh phục người khác. Hay chúng chẳng có giá trị gì ngoài sự hủy hoại. Nên chúng ta đã cố gắng tạo ra sự lạc quan giả tạo, như làm ra những đồng xu chỉ có một mặt và tin rằng đồng xu đó có tồn tại. 

Có bao nhiêu người đã rơi vào trầm cảm nhưng vẫn cố gắng cười đùa như thể họ đang dồi dào sinh lực. Họ không biết rằng việc cố gắng ấy sẽ càng khiến họ trầm cảm nặng hơn. Có bao nhiêu người giận dữ nhưng vẫn cố gắng đè nén như không hề có chuyện gì khiến họ khó chịu. Họ không biết rằng việc phủ nhận những cảm xúc bên trong lại càng khiến họ dễ nổ tung hơn sau này.

“Mong muốn một trải nghiệm tích cực là một trải nghiệm tiêu cực, chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực.” — Mark Manson, Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm

Bạn hãy thử nghĩ mà xem, những bức ảnh tươi cười trên mạng xã hội được tung hô, nhưng những khoảnh khắc đối mặt với tiếng khóc liệu có đáng được ngợi ca? Người giàu có được đám đông cúi chào, nhưng những người nghèo với lòng tự trọng, đói cho sạch rách cho thơm thì liệu được mấy ai nhìn thấy mà tỏ lòng ngưỡng mộ? Những tính toán suy nghĩ rạch ròi được đề cao, nhưng còn những sự ngẫu hứng sáng tạo thường được thấy trong những chiều kích hỗn độn thì có lúc nào được chúng ta yêu mến?

Không, chúng ta cố gắng cắt đôi những thứ vốn dĩ đã đi với nhau thành cặp thống nhất để chỉ lấy một nửa mà mình thích hơn. Chúng ta muốn có niềm vui mà không cần phải nếm trải sự chán chường, muốn có thành công mà không cần kinh qua thất bại, muốn có kỷ luật mà không cần phải thả lỏng lắng nghe, và muốn tận hưởng sự huy hoàng mà không cần phải đối mặt với những gian lao vất vả. Hay theo cách nói thi vị của đại thi hào Mỹ Henry Thoreau thì

“Như thể bạn có thể giết chết thời gian mà không làm chấn thương vĩnh hằng.”

Nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc, thì đừng phá vỡ tổng thể cân xứng, đừng chối bỏ quy luật của Tự Nhiên, nơi hai thái cực đối lập đã được gắn kết thuận hòa. Chúc bạn đủ can đảm để có thể tận hưởng những trải nghiệm mà bạn còn đang chống trả.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Caroline Stoaks on Pinterest

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Hạnh phúc trong phút giây hiện tại

0

Hôm nay tôi chạy bộ về, sẵn tiện tạt ra biển, một chỗ rất vắng, nơi có những tảng đá lởm chởm, hầu như cách biệt với khu dân cư và đường phố bên trong nội thành. Tôi ngồi đó một lúc tận hưởng gió biển, cảm nhận và để tâm trí đi lang thang. Tôi thắc mắc và băn khoăn một số chuyện, sau đó tôi nhận được thông điệp từ Thầy: “Hãy làm tốt việc của con, không cần phải lo lắng quá nhiều, Thầy luôn chăm lo cho con của Thầy”. Tôi cảm nhận được tình yêu chảy qua tim mình, một sự cổ vũ và dẫn dắt. Ngay sau khi tôi nhận được thông điệp thì mặt trăng non cũng vừa mọc lên khi nó ló mình ra khỏi đám mây to ở đường chân trời.

Nhiều ngày qua tôi hạn chế tối đa sử dụng Facebook và những hình thức giải trí khác. Tôi cho mình một khoảng thời gian để lặng xuống. Tôi dành thời gian ở một mình nhiều giờ, quay về với lối sống chậm rãi và đơn giản. Tôi tận hưởng những hoạt động nhỏ nhặt thường nhật như giặt đồ, nấu ăn, đọc sách và cả những công việc chính yếu như đi học, viết bài và dịch thuật. Tôi mang bóng ra công viên, tập một mình, thỉnh thoảng hít xà và chạy bộ. Tôi chưa bao giờ thấy nhẹ nhàng đến vậy. Tôi nhận ra bình an và hạnh phúc vẫn luôn ở đó, cho dù có ai nhận ra hay không, chỉ là chúng ta đã chạy đuổi theo quá nhiều thứ mà quên mất sự hiện hữu sống động của chính bản thân mình là cốt lõi của hạnh phúc.

Tôi vẫn phải đối mặt với những khó khăn thường ngày, những khó chịu về mặt thể lý, tâm trí, hay ảnh hưởng của thời tiết, đại loại vậy. Nhưng tôi không còn chống cự và muốn thay đổi nó nữa, tôi đơn giản là chấp nhận nó, quan sát và để nó nhẹ nhàng trôi qua. Thường ngày, tôi sẽ quan sát những khuôn mẫu hành động và biểu hiện ý thức cùng năng lượng của nhiều người tôi gặp. Đôi khi họ phát ra năng lượng tiêu cực, hay ích kỷ, nó khiến tôi muốn thay đổi từ họ điều gì đó. Nhưng bây giờ thì không, tôi thoải mái với con người của họ, tôi đơn giản là “để họ như chính con người họ”. Nó cũng xảy ra với tôi, ngay khi tôi chấp nhận người khác ở một mức độ nào đó, tôi cũng chấp nhận con người của chính mình, tôi không cố chống cự và bắt ép mình phải trở thành điều này điều kia nữa. Hay có thể nói ngược lại, tôi chấp nhận bản thân mình, nên tôi cũng chấp nhận người khác, cả những hoàn cảnh bên ngoài. Ừ thì trời nóng, thì đơn giản là trời nóng thôi, mặc dù khó chịu thật, nhưng đó là cách mà tự nhiên diễn ra.

Tôi cũng hay lo lắng về tương lai của mình, về con đường mà tôi đang đi, về sứ mệnh mà tôi đang theo đuổi và cố gắng làm tròn. Tôi sợ thất bại, nhưng tôi nhận ra đó là một nỗi sợ phát sinh từ ảo tưởng của bản ngã. Những thời điểm không còn dính mắc với bản ngã, chẳng còn nỗi sợ nào tồn tại ở đó. Đơn giản là hiện hữu từng khoảnh khắc, lặn sâu vào Cái Không Biết vô tận và chuyển động theo hướng cần phải chuyển động – làm những gì cần phải làm, thuận theo tự nhiên. Ngay lúc đó, tôi được an ủi, và chẳng còn sợ hãi gì nữa.

Đôi lúc tâm trí tôi đi lang thang, bắt chộp lấy những mục tiêu, những tham vọng, những toan tính về tương lai và được mất. Mê lực của những vọng tưởng đó thật mạnh. Nhưng tôi biết nó chỉ là ảo tưởng, là cơn đói khát của tâm trí. Những lần cố gắng thỏa mãn nó trong quá khứ cho tôi biết rằng thực chất nó là lời hứa suông của bản ngã, không có hạnh phúc đích thực nào tồn tại ở đó cả. Tôi chỉ đang đuổi theo cái đuôi của chính mình, với lấy những thứ không có thật và tự mình che giấu đi bản chất hạnh phúc trong khoảnh khắc hiện tại.

Những tham vọng đó đã dần yếu đi với tôi thông qua sự buông bỏ và luyện tập kiểm soát tâm trí hằng ngày, nhưng vẫn còn đó nỗi sợ cô độc và những lo lắng cho chuyện sinh tồn. Những thứ ấy vẫn quấy rầy tôi, tuy rất ít, nhưng vẫn còn khúc mắc. Và tôi được Thầy an ủi, người Thầy bên trong tâm thức tôi, người Thầy mà tôi vẫn hay nhắc tới khi nói chuyện với ai đó. Thầy là người dẫn dắt tinh thần cho tôi.

Tôi gọi cái tên gần gũi là Thầy, thay vì God, vì chữ God đã bị quá nhiều tôn giáo lẫn những người vô thần làm cho tối nghĩa. Khi nói đến God, tôi muốn nói đến cái Thần khí nằm trong mọi thứ, ngay cả hòn đá bình thường, hay bên trong tôi, người tôi thương lẫn người tôi “ghét”. Khi nói đến God, tôi muốn nói đến mọi yếu tố biểu hiện tương đối và nhị nguyên của tự nhiên hay vũ trụ, mọi vận động, mọi sự kiện. Như lúc trời mưa, tôi lại nói rằng “hôm nay Thầy lại cho đổ mưa rồi”. God nằm bên trong, lẫn bên ngoài, God không là gì cả, và cũng là tất cả. Và God chính là Tình yêu, thứ nâng đỡ mọi thứ và để cho chúng tồn tại: tôi và bạn, cái cây ngọn cỏ, điều tốt lành và sự xấu xa, yêu thương và thù ghét, căm phẫn và dịu hiền, tất cả.

Và Thầy không bao giờ rời bỏ bạn, hay tôi. Thầy luôn bên trong bạn, với Tình yêu. Hãy nhận ra điều đó.

Tác giả: Bá Kỳ

Ảnh: Matt Cannon on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Câu chuyện về người trồng ngô Aaron Avner

0

Đây là câu chuyện về Aaron Avner, một người nông dân.

Có một người nông dân trồng ngô với chất lượng tuyệt vời. Năm nào ông ấy cũng giành được giải thưởng cho bắp ngô tốt nhất. Năm nọ, một phóng viên báo đã phỏng vấn ông và biết được một điều thú vị về cách ông ta trồng nó. Phóng viên phát hiện ra rằng người nông dân đã chia sẻ hạt giống ngô tốt của mình với tất cả hàng xóm. ′′Làm thế nào ông có khả năng chia sẻ hạt giống ngô tốt nhất của mình với hàng xóm khi họ cũng tham gia vào cuộc thi cạnh tranh với ông mỗi năm?” phóng viên đã hỏi.

Người nông dân nói, “Anh không biết sao? Gió cuốn phấn hoa từ ngô chín và thổi từ ruộng này sang ruộng khác. Nếu hàng xóm của tôi trồng ngô kém chất lượng, thụ phấn chéo sẽ làm giảm chất lượng ngô của tôi. Nếu tôi muốn trồng ngô ngon, tôi phải giúp hàng xóm của tôi trồng ngô ngon.”

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy… Những người muốn sống có ý nghĩa và tốt đẹp phải giúp cuộc sống của người khác phong phú hơn, vì giá trị của một cuộc sống được đo bằng những cuộc sống mà nó chạm đến. Và những người chọn hạnh phúc phải giúp người khác tìm thấy hạnh phúc, vì phúc lợi của mỗi người đều gắn liền với phúc lợi của tất cả…

  • Gọi đó là sức mạnh của sự tập thể…
  • Gọi đó là nguyên tắc thành công…
  • Gọi đó là quy luật của cuộc sống…

Sự thật là, không ai trong chúng ta thực sự thắng, cho đến khi tất cả chúng ta thắng!

Source: blogs.oregonstate.edu
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Nghèo vật chất đáng sợ thật nhưng cái khiến ai đó mãi mãi nghèo chính là tư duy nhỏ mọn và tham lam

0

Nghèo khổ là điều chẳng ai muốn trải nghiệm trong cuộc đời này cả. Vua thép và cũng là một trong những người giàu có nhất mọi thời đại Andrew Carnegie khi 70 tuổi, đã sở hữu khối tài sản kếch xù chia sẻ với một phóng viên rằng cho đến tận bây giờ, ông vẫn khiếp hãi trước những ngày khốn khổ khi mới nhập cư vào Mỹ và chịu đựng nhiều bữa không có gì bỏ vào bụng.

Tuy nhiên nghèo khổ không có nghĩa rằng bạn sẽ nghĩ rằng những người giàu có, những người có cuộc sống tốt hơn bạn phải chịu phần lớn trách nhiệm với sự xui xẻo của mình. Trên thế giới này đầy rẫy câu chuyện vượt khó của những người sinh ra trong nghèo đói và trở nên giàu có. Nhưng so với sự thù hằn, căm ghét của không ít những người nghèo khổ với thế giới này thì chẳng thấm vào đâu cả. Thay vì làm cái gì đó để thay đổi nghịch cảnh, thì họ quay sang đổ lỗi lẫn trách nhiệm cho người khác và đòi hỏi quyền lợi của mình thông qua những hành động nhỏ mọn, chỉ biết đòi hỏi và thu vén cái lợi nhỏ bé bằng mọi cách có thể thay vì nhìn nhận lại tại sao mình mãi vẫn nghèo.

Hơn 2 năm trước khi đi về nhà, xe mình bị thủng săm nên phải vá giữa chừng ở Trần Đại Nghĩa, gần cổng trường Xây Dựng. Chỉ cần mình đi chưa đến 100 met nữa là có cửa hàng sửa chữa xe máy tử tế với giá phải chăng. Nhưng đây là đường mình hay đi và thường xuyên thấy một ông khoảng 60-70 tuổi treo biển vá xe ngay vỉa hè trước cửa hàng bánh Paris Gateaux nên cũng muốn ra để ông ấy vá gọi là ủng hộ.

Khi mình dắt xe tới trước vỉa hè thì một chú bảo vệ đứng ngay đấy gọi với vào quán bia gọi ông vá xe ra, lúc đó ông ấy đang ngồi uống bia một mình. Cụt hứng vì bị phá mất buổi nhậu, ông vừa vá xe vừa càu nhàu, rồi còn bồi thêm mấy câu chửi vu vơ cứ như mình là một đứa rách việc xuất hiện để làm phiền đôi bàn tay vàng của ông. Đúng là thân làm tội đời, phải hơn 20 phút ông ấy mới vá xong xe, lâu gấp đôi so với đem xe ra vào tiệm sửa. Cuối cùng ông ấy gắt lên mắng mình

“Của MÀY HẾT 40k. Lỗ thủng bé như đầu kim thế làm mất thì giờ của tao.”

Mình hỏi rằng tại sao là 40k trong khi tất cả tiệm sửa xe chỉ lấy 20k thì ông ấy lại gân cổ lên:

“Đm, lỗ thủng xe mày bé tí làm tao vá nhầm phải vá lại nên giá gấp đôi chứ sao.”

À giờ thì mình mới được thông não là mình còn phải trả cả tiền vá nhầm nữa cơ đấy. Mình không cần đôi co nữa, lặng lẽ trả tiền rồi đi về. Đây là sai lầm của mình và mình phải trả giá thôi. Thứ nhất mình đã có lựa chọn tốt hơn nhưng lại đâm đầu vào điều tệ hơn. Thứ hai mình cho là người nghèo vá xe vỉa hè sẽ lấy rẻ so với cửa hàng. Thứ ba mình cảm thấy mất 40k nhưng phần nào đã hiểu được có những người nghèo sẽ mãi mãi nghèo và chết trong cái nghèo. Họ nghèo cả vật chất lẫn nhân cách.

Tuy nhiên không vì thế mà mình lại có thành kiến và chẳng vá hay bơm xe của những người nghèo kiếm sống ngoài đường nữa. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mình phải trả giá cho việc chạnh lòng trước những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tháng 8 năm ngoái, khi mình đi qua hồ Trúc Bạch thì đứa bạn đi cùng nói lốp sau mình có vẻ non đấy, tìm chỗ nào bơm đi. Đi thêm một đoạn thì thấy một ông anh trên dưới 40 tuổi ngồi ở gốc cây cùng cái bơm xe đạp chân cũ không thể cũ hơn. Mình dừng lại, nói ông anh bơm cho mình lốp sau rồi hỏi hết bao nhiêu anh ơi.

“10k.” Ông anh nói như thể đó là điều tự nhiên nhất trên đời này.

Mình trả vì mình lại mắc sai lầm tiếp vì không hỏi giá trước cũng như nghĩ rằng cùng lắm là 5k thôi.

“Sao bạn ngu thế. Vậy mà bạn cũng đưa.” Thằng bạn mình chép miệng.

Và sáng hôm nay mình lại mắc vào cảnh bơm xe giá cao khi bơm 2 lốp với giá 10k (may lần này là 2 lốp nhé). Lần này người chém đẹp mình là một bác khuyết tật ngồi ở ngã tư Tạ Quang Bửu – Lê Thanh Nghị. Ở gần khu mình sống, có nhiều quán sửa chữa xe máy to đẹp, hoành tráng mà bơm 2 lốp cũng chỉ có 5k. Thậm chí có một tiệm sửa đông khách gần chợ Đồng Tâm thì không bao giờ lấy tiền bơm lốp. Có lần mình ngại quá đưa các anh 5k thì một anh lắc đầu nói bọn anh giúp mày thôi chứ quan trọng gì đâu.

Mình tin rằng có nhiều người cảm thấy phiền phức khi những người bán rong, ăn xin chèo kéo bằng mọi cách để có được tiền. Thậm chí có lần mình ngồi với anh em thì có một ông lão ăn mày dắt xe đạp chìa tay xin tiền để bơm lốp. Ông đi một vòng quanh quán cà phê, được mọi người cho tới mấy chục và dừng lại trước chỗ anh em mình ngồi. Em họ mình đưa ông 5k nhưng ông vẫn đứng đó nhìn tất cả bọn mình như muốn nói “Chỉ có thế thôi à?” Em mình nói vâng thế thôi ạ thì ông lẩm bẩm rồi đi sang bàn bên cạnh.

Mình không lấy đồng tiền để đánh giá con người, mình sẵn sàng trả nhiều hơn nếu những gì mình nhận lại tương xứng chứ không phải là sự chộp giật như thế này. Đáng buồn là những kẻ chộp giật lại là không ít những người nghèo. Như thể sự nghèo khổ là cái cớ để họ lấy nhiều hơn so với công sức mình bỏ ra, và coi rằng những người khác phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo khổ của mình.

Như mình đã chia sẻ ban đầu, cái nghèo vật chất đáng sợ thật nhưng cái khiến ai đó mãi mãi nghèo chính là tư duy nhỏ mọn và tham lam. Chính hành động của một số người nghèo đã khiến cho những người xung quanh cảm thấy việc làm từ thiện hay giúp đỡ của mình là một điều vô ích. Họ muốn nhiều hơn và không bao giờ thoả mãn.

Đổi lại cũng có nhiều người nghèo nhưng lại bằng lòng với công sức lao động của mình cũng như sự chia sẻ dù ít hay nhiều từ mọi người.

Mình hay đánh giày của một chị bị thọt chân ở Triệu Việt Vương. Chị ấy đánh giày rất cẩn thận và kỹ lưỡng với giá 10k như bao người đánh giày khác. Vì hài lòng với những gì bỏ ra nên mình luôn trả chị ấy 15-20k một lần đánh giày. Và lần nào chị ấy cũng nói cảm ơn mình và cười rất tươi với mình.

Mùng ba Tết năm 2020, mình ngồi Starbucks Hàng Bài với cô bạn thân, đối diện với cửa hàng cà phê là một ông cụ gầy gò mặc áo mưa giấy ngồi co ro trong cái lạnh đầu năm. Bên cạnh là một bộ dụng cụ bơm, sửa xe thô sơ. Mình với M ngồi gần 3 tiếng ở Starbucks nhưng ông cụ chỉ bơm lốp cho đúng một chiếc xe đạp của hai em nhỏ. Lúc đó, hóa đơn nước và bánh của bọn mình gần 300k. Mình cảm thấy chạnh lòng và nói với M bạn mình rằng tí nữa anh với em qua mừng tuổi ông cụ bên đường nhé.

Trước khi về, mình nói M đợi mình một lát rồi chạy sang đặt vào tay ông cụ một phong bao, số tiền nhỏ thôi, 100k. Ông cụ đứng dậy, nắm lấy tay mình nói từng chữ mà mình vẫn nhớ đến bây giờ.

“Đội ơn cậu, đội ơn cậu. May quá, tôi không phải ngồi đến chiều bơm xe để đủ tiền cơm nước. Trời lạnh quá cậu ạ.”

Lúc đó mình phải quay mặt đi vì suýt khóc. Mình chỉ có thể giúp đỡ ông ấy ngày hôm đó, còn những ngày khác thì sao? Vì thế, mình và các bạn, những người có cuộc sống may mắn nhiều người khác phải sống sao cho thật ý nghĩa, phải cho xứng với cuộc đời này. Đừng bao giờ than vãn rằng mình đen đủi, mình nghèo, mình khổ vì ngoài kia còn nhiều người khổ lắm. Cả những người nghèo có nhân cách lẫn những người căm thù hết thảy mọi người trên thế giới này. Nhưng không vì thế mà chúng ta quay lưng với họ. Hãy giúp đỡ và cho đi trong khả năng của mình và QUÊN VIỆC HỌ SẼ ĐỐI XỬ NHƯ THẾ NÀO VỚI LÒNG TỐT CỦA BẠN ĐI.

Tác giả: Đức Nhân

Biên tập: THĐP

Ảnh: Annie Spratt on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Robert Adams – 3 loại người trên con đường tâm linh

0

Mọi người vẫn hỏi tôi nghĩ gì về đạo sư này hay đạo sư kia, người này hoặc người kia, hoặc tại sao họ không nên đi gặp những vị thầy khác? Tôi thực sự không biết phải nói gì.  Bạn phải làm những gì bạn phải làm. Tôi có thể nói với bạn rằng bạn càng gặp nhiều người, bạn càng rối trí. Tôi không quan tâm nếu bạn không bao giờ quay lại đây nữa, bởi vì tôi không tìm kiếm bất cứ điều gì. Nếu bạn tìm thấy một vị thầy mà bạn có vẻ yêu thích, bạn nên gắn bó một thời gian. Nếu bạn chạy từ vị thầy này sang vị thầy khác, bạn sẽ trở nên hoàn toàn rối trí. Mỗi vị thầy đều có vai trò của họ. Bạn phải ở bên người bạn bị thu hút càng lâu càng tốt. Nó phụ thuộc vào ý thức của bạn đang ở đâu.

Có ba loại người đi vào con đường tâm linh. Người đầu tiên được gọi là người tìm kiếm, người thứ hai được gọi là đệ tử, và người thứ ba được gọi là người mộ đạo (devotee). Những người tìm kiếm là những người tệ nhất bởi vì họ không bao giờ ngừng tìm kiếm. Trong khi đang ở buổi satsang (thuyết pháp) thì họ nghĩ về người họ sẽ gặp vào ngày mai. Họ không bao giờ dừng lại. Họ chạy từ cột này sang cột khác; họ đến Ấn Độ để tìm kiếm một người thầy, sau đó đến Hawaii hoặc St. Louis khi họ nghe về một người thầy khác. Họ là những người tìm kiếm, và điều này ở một mức độ nào đó là tốt, bởi vì họ tốt hơn những người không làm gì và nghĩ rằng họ là con người. Thật không may, bạn có thể là một kẻ tìm kiếm cả ngàn kiếp sống mà không kết thúc nó.

Nếu bạn là một người tìm kiếm chân thành, với một trái tim thực sự mong muốn thức tỉnh, thì sẽ đến lúc bạn trở thành một đệ tử. Người đệ tử tìm một người thầy và học tất cả những gì họ có thể từ người thầy đó. Tuy nhiên, họ vẫn không chắc chắn; họ vẫn còn nghi ngờ. Họ vẫn quan tâm đến tôi, tôi, tôi, tôi, họ hỏi, “Tôi nhận được gì từ điều này?” Ngoài ra, thỉnh thoảng họ vẫn đến gặp các vị thầy khác, ngay cả khi ở gần một vị thầy nào đó. Họ có thể là một đệ tử nhưng họ không thân cận đến thế. Nếu người đệ tử chân thành trong tâm, với tình yêu thương và lòng từ bi, suy nghĩ tình cảm tử tế đối với tất cả, cuối cùng họ sẽ trở thành một người mộ đạo. 

Người mộ đạo trở thành tâm thức của người thầy. Một người mộ đạo quên đi mọi thứ về anh ta hoặc cô ta. Người mộ đạo không biết gì về bất cứ điều gì đang diễn ra ở satsang, mà chỉ có tình yêu và tình cảm tốt đẹp đối với tất cả. Người mộ đạo quan tâm đến phúc lợi của vị thầy và tự nhiên trở nên giác ngộ. Người mộ đạo thức tỉnh trước bất kỳ ai khác. Bạn thuộc loại nào? Hãy tự hỏi bản thân mình. Thành thật mà nói, tôi thà có năm người mộ đạo xung quanh mình, còn hơn mười nghìn người tìm kiếm.

Tác giả: Robert Adams
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana

Illustrator: François Schuiten

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sự khác biệt giữa 2 kiểu tri thức tâm linh: Hằng Pháp và “New-Age”

Hôm qua tôi có đăng một câu status lên FB của mình, ghi là:

Có 2 kiểu tri thức tâm linh: “New-Age”, và Hằng Pháp. Người có trí tuệ là người biết phân biệt được 2 loại này. Những người mới chập chững bước chân vào thế giới “tâm linh” sẽ dễ bị thu hút bởi kiểu new-age hơn.

Có nhiều bạn bình luận ở dưới bảo tôi viết một bài giải thích chi tiết hơn. Tôi nghĩ, “Cũng được thôi, sao lại không, thích thì chiều.” Tôi sẽ viết một bài ngắn giải thích đại khái.

“Hằng Pháp” là gì?

“Hằng Pháp” (không phải “hoằng pháp”) là một từ tôi đã nghĩ ra để dịch cho chữ “Sanatana Dharma”, hằng ở đây là thường hằng, bất biến, vĩnh cửu. Nếu bạn google chữ “Hằng Pháp” ở thời điểm hiện tại (24/2/2021) thì sẽ không thấy tài liệu nào liên quan đến nó, chỉ đơn giản là vì tôi chưa publish bài viết chính thức nào về chữ này, nên Google chưa có cái để index. Trong tương lai có thể Google sẽ index bài viết này.

Dịch thuật là công việc thường ngày của tôi. Tôi đã làm công việc này từ 2010, thời còn chưa có trang Triết Học Đường Phố (1.0), lúc đó chỉ mới có trang “Khai Sáng” thôi, sau này chuyển sang page THĐP thì page KS không còn hoạt động nữa. Một trong những cái khó của việc dịch thuật là rất nhiều khi trong từ điển tiếng Việt không có từ nào để dịch cho một chữ trong tiếng Anh, khi đó bạn phải diễn đạt câu văn theo cách khác, hoặc là bạn phải sáng chế ra một từ mới theo đúng quy tắc ngôn ngữ. Có một chuyện bên lề, một “fun fact” ít người biết về một thuật ngữ ngày nay đã phổ biến: “chất thức thần”. Đây cũng là một thuật ngữ tôi đã nghĩ ra để dịch cho chữ “psychedelics”. Nhiều khi nghĩ tới chuyện này tôi cũng thấy vui, nên mỗi lần có cơ hội tôi đều kể nó ra. Thời đó tôi có thể nói là người đầu tiên phổ biến những thông tin về chất thức thần ra tiếng Việt, tới bây giờ thì đã có nguyên một thị trường ngầm về CTT ở VN, nhưng tôi thì cũng chẳng được ai chia cho phần trăm nào cả, lol.

Hằng Pháp chỉ đơn giản là những đạo lý, chân lý có từ ngàn đời, không phân biệt tôn giáo, bởi mọi tôn giáo suy cho cùng đều hướng về những chân lý chung quan trọng nhất: người bình thường thì gọi là “God”, “Thượng Đế” hay “ông Trời”, Lão Tử thì gọi là “Đạo”, Thích Ca gọi là “Phật Tánh” hay “Chân Tâm”, “Chân Như”, Ramana Maharshi thì dùng chữ “Self”, Self ở đây có nghĩa là True Self, Atman, dịch ra là Chân Ngã, Thiên Chúa giáo thì dùng chữ “Spirit” mà tôi tạm dịch là “Thần Khí”. Ngoài ra còn có đạo lý về Bất Nhị, và Tình Yêu. Tất cả những khái niệm này đều có liên quan tới nhau, thậm chí chính là nhau, cùng là một thứ nhưng được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

“Chân lý chỉ có một. Nhưng các vị thánh hiền thì gọi chúng theo nhiều cái tên khác nhau.” — Rig Veda (3000 BC)

Hằng Pháp là trí tuệ có trong mỗi người, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra. Các thánh nhân, những bậc giác ngộ chỉ là những người đã trực nhận được nó và sau đó họ chia sẻ nó với mọi người.

Hằng Pháp cũng được thể hiện qua đạo đức. Hoặc có thể nói cách khác, những gì Hằng Pháp hướng tới là đạo đức.

“Bậc thượng sĩ nghe Đạo thì gắng sức thi hành; bậc trung sĩ nghe Đạo thì nửa tin nửa ngờ; bậc hạ sĩ nghe Đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì Đạo đâu còn là Đạo nữa” — Lão Tử

⭐ [THĐP Translation™] 32 thông điệp bất hủ hay nhất từ Lão Tử: https://wp.me/p9NLPR-ciR

Tri thức Hằng Pháp có thể được kiểm chứng, tương đối khá dễ dàng: Tu tập, áp dụng thực hành sẽ thấy kết quả, thiền định, hoặc thậm chí sử dụng chất thức thần làm công cụ hỗ trợ.

Khi một người đã thấm nhuần Hằng Pháp, họ sẽ thấy những tri thức new-age không còn cần thiết hay quan trọng nữa.

Tri thức New-Age thì sao?

Đầu tiên tôi cần phải nói, những tri thức New-age không nhất thiết là sai, thậm chí khả năng cao nó là sự thật, nhưng chỉ có điều là nó khó được kiểm chứng, hoặc thậm chí không thể kiểm chứng. Nên đối với những người “bình thường”, những tri thức này nghe có vẻ như “tin dị đoan”, “woo-woo”, ảo tưởng, “thuyết âm mưu”, hay có người còn gọi những thông tin này là “tâm linh lá cải”.

VD như những thông tin về: Linh hồn, Crystals (các loại đá thạch anh), Orgonite, thần thoại, các thông điệp của người ngoài hành tinh (Pleiades…), những dân tộc cổ xưa đã tuyệt chủng (Atlantis, Lemuria…), các thiên thần, thôi miên hồi quy (nhớ lại kiếp trước), “lightworkers”, “starseeds”, channeling, bói ngày tháng, tương lai, không gian đa chiều, vũ trụ song song, các mật độ tâm thức…

(Danh sách này không phải là tất cả.)

Những tri thức New-age này cũng có ý muốn hướng mọi người đến đạo đức, tình yêu, nhiều khi cũng có nói về đạo lý, tuy nhiên chúng được bao bọc bởi những lớp hình thức khác nhau, (chứ không chỉ là triết lý thuần túy, thứ tương đối khó nuốt hơn), dễ thu hút nhiều người mới chập chững bước chân vào thế giới “tâm linh”. Điều này có thể cũng không có gì là sai hay không tốt. Bởi mọi thứ xảy ra đều có lý do cho sự tồn tại của nó.

Không phải ai cũng có một mức độ tâm thức hay trí tuệ tương đương nhau. Một linh hồn cũng phải trải qua những giai đoạn trưởng thành của nó, cũng như quả trên cây cũng cần phải trải qua một giai đoạn mới có thể chín. Không có giai đoạn nào là tốt đẹp hơn giai đoạn nào. Mỗi một giai đoạn đều có cái đẹp riêng của nó. Khi nói về điều này chúng ta không nên có ý so sánh hơn kém. Chỉ có ego mới thích so sánh hơn kém. Có nhiều bài test/quiz miễn phí trên mạng kiểm tra độ tuổi linh hồn bạn có thể làm thử chơi cho vui. Google từ khóa: “How old is your soul”. Hồi đó tôi có làm thử với kết quả không khiến tôi ngạc nhiên: Linh hồn già. lol.

Mỗi giai đoạn nó sẽ bị thu hút bởi những thông tin nhất định. Một linh hồn còn non trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi những câu chuyện, bởi những thứ bên ngoài (giống như một đứa bé thì sẽ tò mò thích khám phá thế giới) hơn là quan tâm tới việc tìm về lịch sử của các tôn giáo, thống nhất chúng, hay tìm hiểu đạo lý bất nhị, hay việc giác ngộ chân ngã (nhận ra được bản chất đích thực của mình, ta thật sự là ai, là gì). Cũng như cách giảng đạo của Jesus cũng không giống với cách thuyết pháp của Thích Ca. Đối với mỗi trình độ khác nhau chúng ta có những cách thức làm việc khác nhau.

All is Good.

Tác giả: Huy Nguyen

Photo: Francesco Antonucci

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tự học (Phần 5): Đừng trở thành một tên mọt sách

0

Năm 228, thừa tướng nhà Thục Hán là Gia Cát Lượng đem quân lên phía bắc tấn công nước Ngụy. Đây là chiến dịch đầu tiên trong chuỗi chiến dịch được hậu thế gọi là “lục xuất Kỳ Sơn”, đỉnh cao trong sự nghiệp cầm quân nhưng cũng là nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời Khổng Minh.

Tương quan hai bên không cân sức do lực lượng của Ngụy đông gấp 4 lần Thục. Nhưng vì tấn công bất ngờ, quân Thục thắng lớn những trận đầu và lập tức chiếm được một vùng đất rộng lớn của đối phương. Để ngăn chặn viện quân nước Ngụy đến giành lại vùng đất đã mất, Gia Cát Lượng biệt phái vị tướng tâm phúc của mình là Mã Tắc đến trấn thủ Nhai Đình – cứ điểm quan trọng nhất mà quân Thục buộc phải giữ lấy nếu muốn tiếp tục chiến dịch.

Mã Tắc là một người rất thông minh, sử chép ông là người “tài trí hơn người, làu thông binh thư, giỏi bàn kế sách.” Vì thế mà ông được “thừa tướng Lượng trọng đãi khác thường.” Hai người thường cùng nhau đàm luận từ sáng tới khuya, rất hợp ý nhau. Trong chiến dịch chinh phạt các bộ tộc người Man ở phía nam¹, Mã Tắc là người đã hiến kế để Gia Cát Lượng có thể yên định được vùng đất này. Vì thế nên ông rất được Khổng Minh tin tưởng khi trao trọng trách trấn giữ Nhai Đình.

Tuy nhiên, Khổng Minh không tính đến một điều, đó là Mã Tắc thông minh nhưng trước giờ ông ta chỉ biết bàn binh trên giấy, chứ chưa có kinh nghiệm trận mạc bao giờ. Mã Tắc thuộc làu binh thư nhưng chưa từng dùng binh ngoài chiến trường. Mã Tắc tài trí hơn người nhưng lại chưa có kinh nghiệm ứng biến khi lâm trận. Vì thế khi đến Nhai Đình, Mã Tắc lập tức làm theo những gì binh pháp dạy mà không xem xét kỹ tình hình thực tế. Ông cho toàn quân đóng quân ở trên đỉnh núi cao. Mã Tắc nói với phó tướng Vương Bình rằng:

– Trong Binh pháp từng nói ở trên cao đánh xuống thấp, thế như phá trúc chẻ tre, quân Ngụy dám bao vây, ta sẽ đánh cho một phiến giáp cũng chẳng còn!
Vương Bình khuyên can:
– Ngộ nhỡ quân Ngụy chặn nguồn nước, quân ta chẳng phải không đánh cũng tự bị rối loạn hay sao?
Mã Tắc cười mà nói:
– Binh pháp đã nói: Đặt quân vào chỗ chết, quân ắt sống. Quân Ngụy nếu chặn nguồn nước của ta, quân ta coi như bị dồn vào chỗ chết. Bị dồn vào chỗ chết thì sẽ có sức một địch mười, lúc đó còn làm gì mà sợ quân Ngụy.

Thế là, không nghe lời Vương Bình, Mã Tắc truyền lệnh cho quân hạ trại trên núi. Học theo binh pháp thế nào thì giờ cứ thế mà làm thôi.

Nhưng Mã Tắc không ngờ rằng, chiến trận thực sự khác xa những lý thuyết trong binh thư. Đối thủ của Mã Tắc là danh tướng Trương Cáp đem quân đến Nhai Đình, một mặt cho người cắt đứt nguồn nước của quân Thục, rồi sau đó liền cho quân vây chặt đỉnh núi. Như đã nói, quân Ngụy đông đảo gấp nhiều lần quân Thục. Binh sĩ của Mã Tắc từ trên núi nhìn xuống thấy khắp nơi có quân Ngụy bao vây, cờ xí rợp trời thì lòng quân lay động, nhớn nhác hoảng sợ. Mã Tắc hạ lệnh cho quân từ trên cao đánh xuống, nhưng lúc này sĩ khí quân Thục đã suy giảm, không còn ai dám đánh xuống núi. Một thời gian không lâu sau, nguồn nước cung cấp của quân Thục cạn kiệt, quân Thục càng rối ren, hoảng sợ. Trương Cáp thấy vậy liền hạ lệnh phóng hỏa lên các trại của quân Thục, khiến quân Thục rối loạn chẳng còn hàng ngũ gì nữa. Đến lúc này thì Mã Tắc tắc thật rồi. Ông biết không thể giữ nổi ngọn núi nhỏ, bèn liều chết đánh xuống núi để mở đường máu thoát thân. May cho Mã Tắc, trên đường tháo chạy gặp được Vương Bình đến ứng cứu nên mới có thể an toàn thoát thân.

Vậy là cứ điểm Nhai Đình thất thủ, Khổng Minh buộc lòng phải thu quân dù đang trên đà chiến thắng. Vì sai lầm trong lựa chọn nhân sự, ông đã để vuột mất cơ hội lớn nhất để thôn tính nước Ngụy. Trong những lần ra quân sau đó, quân Ngụy phòng thủ rất kỹ càng và Khổng Minh hầu như không chiếm thêm được một tấc đất nào². Bản thân Mã Tắc do trước đó đã lập quân lệnh trạng, nên khi về đến nơi liền bị xử tội chết. Người đau lòng nhất chính là Khổng Minh, khi ông vừa thất bại trong chiến dịch ấp ủ cả đời, lại vừa phải tự tay hạ lệnh giết đi người tâm phúc nhất của mình. Đây là sai lầm lớn nhất, và là sự kiện đau đớn nhất trong cả sự nghiệp của Gia Cát Lượng.

Đời sống không phải lúc nào cũng giống như những gì chúng ta được học. Từ lý thuyết sách vở cho đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Tuy nhiên, có rất nhiều người chúng ta cũng giống như Mã Tắc, không hề nhận ra sự khác biệt này.

CÁI BẪY CỦA SỰ HIỂU BIẾT

Vào năm 1996, tiến sĩ Benjamin Bloom đưa ra một lý thuyết về nhận thức trong giáo dục. Theo đó, ông chia nhận thức của người học thành 6 bậc:

[Cấp độ 1]: BIẾT

[Cấp độ 2]: HIỂU

[Cấp độ 3]: VẬN DỤNG

[Cấp độ 4]: PHÂN TÍCH & TỔNG HỢP

[Cấp độ 5]: ĐÁNH GIÁ

[Cấp độ 6]: SÁNG TẠO

Đây được gọi là thang đo Bloom. Nó được sử dụng rất phổ biến trong giáo dục tại Mỹ. Khi chúng ta học hỏi một điều gì đó, chúng ta sẽ đi từ thấp đến cao trong thang đo này và bắt buộc phải qua 2 cấp độ thấp nhất là Biết và Hiểu. Đầu tiên, bạn phải Biết một điều gì đó. Sau đó bạn đào sâu suy nghĩ để Hiểu được kiến thức đó, rồi mới có thể Vận dụng nó vào cuộc sống của mình. Sau khi đã qua được 3 tầng đầu tiên này, bạn mới có thể đạt đến mức độ Phân tích, Đánh giá những gì đã học, hoặc Sáng tạo nên kiến thức mới.

Bởi vì chúng ta luôn bắt đầu từ Biết và Hiểu, chúng ta thường đánh giá quá cao 2 bậc nhận thức ở cấp độ thấp này. Chúng ta thường cho rằng hiểu biết càng nhiều thì càng tốt. Vì thế nên việc học của chúng ta hướng đến mục tiêu Hiểu và Biết thêm thật nhiều kiến thức.

Thực tế là, việc hiểu biết sâu rộng không thực sự tác động nhiều đến đời sống của bạn. Việc Biết nhiều kiến thức chỉ có tác dụng làm phong phú vốn kiến thức của bạn, và việc Hiểu nhiều chỉ có tác dụng phát triển tư duy của bạn. Thứ thực sự tác động nhiều đến cuộc sống của ta nằm ở cấp độ 3, Vận dụng. Chỉ khi bạn vận dụng được những kiến thức mình biết vào cuộc sống, cuộc đời bạn mới có thể thay đổi. Nếu tôi đọc 200 cuốn sách self-help về kinh doanh, tôi có thể huênh hoang rằng mình hiểu biết nhiều về kinh doanh (mặc dù thực tế là không). Nhưng nếu tôi chỉ nằm nhà thẩm du với mớ kiến thức của mình thay vì bắt tay khởi nghiệp, tôi sẽ chẳng thể nào giàu lên được.

Một điều mà đa phần mọi người không nhận ra là kiến thức không cải thiện cuộc sống của ta, hành vi mới cải thiện cuộc sống của ta. Bạn không thể giàu lên bằng việc đọc vài quyển sách kinh doanh. Bạn không thể thay đổi bản thân bằng việc tham gia những khóa học về thành công. Bạn chỉ có thể kiếm tiền bằng cách thực sự kinh doanh, và chỉ có thể thay đổi cuộc sống bằng cách nhấc mông lên và thực hành những kiến thức bạn biết.

Chúng ta thường quá coi trọng hiểu biết, nên nó thường dẫn việc phát triển bản thân đi vào những lối mòn. Đầu tiên, dễ thấy nhất là đa số chúng ta thường chỉ vận dụng được rất ít những gì mình biết. Bởi vì chúng ta thường nghĩ rằng biết là đủ, và áp dụng kiến thức vào thực tế thì khó, chúng ta thường né tránh việc thực hành. Học về kinh doanh rất dễ, nhưng khởi sự một công việc kinh doanh và đối mặt với cả tá vấn đề và nguy cơ thất bại thì khó vô cùng. Đọc hết cuốn Sức mạnh của thói quen (Charles Duhigg) rất đơn giản, nhưng việc thay đổi nếp sống mà mình đã quen thuộc lại vô cùng khó chịu. Thông thường thì mọi người chỉ vận dụng được một phần nhỏ những gì mình biết, và để phần lớn kiến thức mốc meo trong các ngăn kéo não bộ.

Cái bẫy thứ hai mà sự hiểu biết dẫn ta đến là tâm lý “tôi biết rồi”, hay trở nên kiêu ngạo kiêu ngạo. Những người hiểu biết rộng nhưng ít vận dụng thường cho là mình có thể làm được mọi thứ, trong khi thực tế là họ chưa làm được gì nhiều. Họ sẽ gạt ngoài tai những lời khuyên và gắt lên “tôi biết rồi”. Đôi khi, họ sẽ kiêu căng cho rằng mình biết rất nhiều, trong khi thực tế là họ biết rất ít vì tồn tại một khoảng cách rất xa giữa lý thuyết và thực tế. Mã Tắc hẳn phải nghĩ ông là Tôn Tử tái sinh, nhưng sự thực là ông chưa hề cầm quân bao giờ. Như đã phân tích ở trên, việc Biết không tác động nhiều đến cuộc sống. Tâm thế này rất nguy hiểm vì nó khiến chúng ta ngừng lại việc ứng dụng, điều giúp ta thực sự thay đổi.

ĐỪNG TRỞ THÀNH TÊN MỌT SÁCH

Ghé qua bất kỳ lớp học nào trên đất nước này và bạn sẽ thấy một số lượng lớn kính cận ở tất cả mọi nơi. Nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa phương Đông nói riêng luôn có xu hướng nhồi nhét rất nhiều kiến thức vào đầu học sinh theo kiểu học thuộc. Bởi vì từ trước đến nay xã hội coi mục đích của việc học là có thêm thật nhiều hiểu biết, chương trình mà chúng ta được đào tạo luôn rất nặng nề. Tư tưởng này dẫn đến việc những kiến thức trong trường học thường là không thực tế và không thể vận dụng nổi. Những học sinh như chúng ta vì đã quen với cách học này nên rất thường xuyên rơi vào những cái bẫy của sự hiểu biết.

Lý do mà con người coi trọng kiến thức là vì: phải có kiến thức thì người ta mới có thể hành động đúng đắn. Mọi người coi trọng những nhà thông thái vì họ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Bạn phải có kiến thức về tin học mới có thể kiếm sống bằng nghề kỹ sư IT. Bạn phải có kiến thức về giao tiếp mới có thể ứng xử tốt trong đời sống hàng ngày. Khi ta học một điều gì đó, ta kỳ vọng mọi thứ diễn ra như sau:

BIẾT → HIỂU → ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TỐT → SỐNG TỐT (1)

Bạn đi học đại học với kỳ vọng có thể áp dụng kiến thức trong trường để kiếm tiền. Bạn đọc một cuốn sách vì nghĩ rằng những ý tưởng trong đó có thể giúp mình giải quyết vấn đề. Chúng ta kỳ vọng mọi thứ diễn ra theo phương trình (1). Nhưng đó là kỳ vọng thôi. Sự thực là chúng ta thường chỉ tập trung vào Hiểu và Biết, 2 tầng đầu của tháp Bloom. Mục tiêu của chúng ta khi học tập là hiểu biết nhiều hơn chứ không phải là để làm được nhiều điều hơn. Vì ta không bao giờ vận dụng, mọi chuyện diễn ra như thế này:

BIẾT → BIẾT → BIẾT →…. → BIẾT NHIỀU HƠN → BIẾT RẤT NHIỀU MÀ CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ CẢ

Kiểu học như thế này khá là phí phạm thời gian vì chúng ta để kiến thức mốc meo trong trí não mình và chẳng thể thay đổi cuộc sống của bản thân. Phần còn lại của bài viết này sẽ đưa ra 3 ý tưởng để bạn có thể xác định được đâu là những kiến thức có tính vận dụng cao, và làm thế nào để vận dụng những kiến thức mình biết vào đời sống. Trừ khi, bạn quá lười để làm điều đó.

1. CHÚ TRỌNG VÀO VẬN DỤNG THAY VÌ HIỂU BIẾT

Như tôi đã nói ở phần trên, chỉ khi ta vận dụng những gì mình biết thì cuộc sống của ta mới thực sự thay đổi. Vì thế, tôi tin rằng ta nên hướng việc học của mình đến được tầng 3 của thang Bloom thay vì tầng 1 và tầng 2 như quan niệm thông thường. Nghĩa là chúng ta nên chú trọng vào học những kiến thức có tính vận dụng cao và thực hành liên tục những gì mình đã học. Khi bạn theo đuổi một chương trình học nào đó thì bạn nên chắc rằng mình có thể vận dụng điều này vào đời sống hoặc công việc của mình.

Một cách nhanh nhất để xác định được kiến thức nào có tính vận dụng cao là tự hỏi bản thân: Vấn đề của mình là gì? Tôi nghĩ đây là cách tốt nhất để định hướng những gì mình cần học. Nếu như bạn có vấn đề về giao tiếp, bạn hẳn sẽ có thể vận dụng những kiến thức trong cuốn Đắc nhân tâm vào đời sống của mình. Nếu như bạn thường xuyên thức đến 2h sáng, khoa học về thói quen sẽ là thứ cần cho bạn. Cái hay của việc học dựa trên vấn đề của bản thân là những kiến thức đó chắc chắn sẽ có thể vận dụng. Vấn đề chỉ là bạn có muốn hay không thôi. Cách này cũng mang lại sự hào hứng hơn so với những kiến thức thông thường, vì ta biết rằng ta sẽ có thể khắc phục những rắc rối trong đời mình.

2. COI TRẢI NGHIỆM LÀ MỘT CÁCH HỌC

Chúng ta thường nghĩ rằng học và hành là 2 quá trình tách biệt nhau. Đầu tiên chúng ta học trước, sau đó áp dụng kiến thức vào đời sống. Mọi người thường nghĩ rằng:

HỌC → HÀNH → THẾ LÀ XONG → ĐI NGỦ THÔI

Nhưng thực tế là khi chúng ta áp dụng kiến thức vào đời sống, ta cũng có thể học thêm được nhiều điều. Thậm chí chính trong lúc vận dụng kiến thức, ta mới học được nhiều nhất. Trải nghiệm là thứ in sâu vào tâm trí hơn bất kỳ câu chữ hay lời nói nào. Những điều mà bạn tin tưởng nhất thường đến sau những trải nghiệm quan trọng trong đời, chứ không phải đến từ một cuốn sách hay lời nói của một vị diễn giả nào đó. Việc vận dụng kiến thức không phải là kết thúc của việc học, mà là sự hoàn thiện của việc học. Học và hành thực ra là một vòng lặp nối tiếp nhau:

HỌC → HÀNH → HỌC ĐƯỢC NHIỀU HƠN → HÀNH ĐƯỢC NHIỀU HƠN → HỌC ĐƯỢC NHIỀU HƠN NỮA → …..

Chuyện kể rằng Thomas Edison đã phải bỏ học và đi bán báo khi mới 12, nhưng đến cuối đời ông là người đứng tên của hơn 1000 bằng sáng chế. Kể từ khi nghỉ học, ông đã liên tục mày mò và tự mình thực hiện hàng trăm cuộc thí nghiệm. Những cuộc thí nghiệm này không chỉ đơn giản là thực hành những gì Edison đã biết, mà chính trong quá trình nghiên cứu đó, Edison mới càng học hỏi thêm được nhiều hơn. Đó là lý do vì sao ông có được ngần ấy bằng sáng chế đó bạn tôi à.

3. HỌC CÁCH THOẢI MÁI VỚI NHỮNG THẤT BẠI

Điều khiến chúng ta chùn chân khi áp dụng kiến thức vào thực tế là ta phải đối mặt với nguy cơ thất bại. Ta sợ hãi việc áp dụng kiến thức kinh doanh mình mới học được vì rất có thể ta sẽ thua lỗ. Ta chần chừ thực hành những thủ thuật giao tiếp mới biết vì ta không chắc liệu chúng có hiệu quả hay không.

Nhưng thất bại là điều tất yếu sẽ xảy ra khi bạn làm bất kể điều gì đó trong đời. Cho dù đó là thiết lập một công việc kinh doanh, thử gặp gỡ và giao lưu với những người mới, bắt đầu một dự án nào đó, kiểu gì bạn cũng sẽ thất bại. Điều hay ho mà ít người nhận ra là thất bại không phải là điểm kết thúc của thành công, nó là một phần tất yếu của thành công. Nếu bạn không thành công bằng ai đó, có thể là bạn chưa thất bại nhiều bằng anh ta. Nếu ai đó kém cỏi hơn bạn, có lẽ họ chưa vấp ngã nhiều bằng bạn. Những người thành công nhất, thực tế là những người trải nghiệm một điều gì đó và thất bại trong lĩnh vực đó nhiều nhất. Walt Disney từng bị từ chối 302 lần cho đến khi ông thành công với chuột Mickey. Michael Jordan đã từng trượt 9000 cú ném bóng trong cả sự nghiệp, đó là lý do vì sao anh là cầu thủ bóng rổ hay nhất thế giới. Tác giả của những tiểu thuyết kinh điển chắc hẳn đã phải xé đi hàng ngàn trang viết, trước khi họ có thể xuất bản một cuốn sách hay dày vài trăm trang.

Thất bại là một phần của quá trình. Vấn đề không phải là làm thế nào để không bao giờ thất bại, mà làm thế nào để có thể thoải mái với những thất bại và bước tiếp sau những vấp ngã.

Tác giả: Vũ Đức Huy

Biên tập: THĐP

Ảnh: Thomas Franke on Unsplash

GHÉ THĂM BLOG CỦA TÔI TẠI: fb.com/cahoileothac


CHÚ THÍCH
¹ Thủ lĩnh của các bộ tộc Nam Man nổi dậy chống đối triều đình nhà Thục Hán chính là Mạnh Hoạch. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán Trung hư cấu ra sự tích “Thất cầm Mạnh Hoạch”. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch đến 7 lần, nhưng thả ông ta đi những 6 lần. Đến lần thứ 7 thì Mạnh Hoạch hoàn toàn bị thu phục và trọn đời phục tùng nhà Thục Hán. Và đó cũng chính là nguồn gốc của món gà Mạnh Hoạch ngày nay.

² Trong lần chiến dịch phạt Ngụy lần thứ 3, Khổng Minh đã chiếm được 2 quận của nước Ngụy là Vũ Đô và Âm Bình. Tuy nhiên 2 quận này chỉ có vị trí phòng thủ chiến lược chứ không hề có nhiều giá trị về mặt kinh tế do nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, địa hình chia cắt lại ít dân cư. Đại khái là Khổng Minh chỉ chiếm được vùng đất giống như tỉnh Lai Châu, Sơn La của nước ta bây giờ vậy.


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Krishnamurti — Sáng tạo là một trạng thái của sự đơn độc

0

Sáng tạo là một trạng thái của sự đơn độc. Khi tâm trí chưa hoàn toàn ở một mình, sẽ không có sự sáng tạo. Chỉ khi tâm trí có khả năng loại bỏ mọi ảnh hưởng, mọi sự can thiệp, hoàn toàn một mình – không lệ thuộc, không có gì đồng hành, không có bất kỳ ảnh hưởng và phán xét nào – thì trong trạng thái cô độc đó, mới có sự sáng tạo. Nhưng tâm trí tầm thường sẽ không hiểu được trạng thái tĩnh lặng đó, bởi một tâm trí đang vun xới một sự thực hành, một sự hiểu biết hay con đường đến một cái gì đó.

Trên thế giới, ngày càng có nhiều kỹ thuật đang được phát triển – kỹ thuật về cách gây ảnh hưởng đến con người thông qua tuyên truyền, thông qua sự ép buộc, thông qua sự bắt chước, thông qua những ví dụ, thông qua thần tượng, thông qua sự tôn thờ anh hùng. Có rất nhiều cuốn sách được viết về cách làm một việc, cách suy nghĩ hiệu quả, cách xây nhà, cách ghép máy móc lại với nhau; vì vậy, dần dần chúng ta đang mất đi sáng kiến, sáng kiến để suy nghĩ một điều gì đó nguyên bản cho chính mình. Trong giáo dục của chúng ta, trong mối quan hệ của chúng ta với chính phủ, thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chúng ta đang bị ảnh hưởng đến việc phải tuân thủ, bắt chước. Và khi chúng ta cho phép một ảnh hưởng thuyết phục chúng ta theo một thái độ hoặc hành động cụ thể, một cách tự nhiên chúng ta tạo ra sự kháng cự đối với những ảnh hưởng khác. Trong quá trình tạo ra một sự kháng cự với một ảnh hưởng khác, chúng ta không khuất phục trước nó một cách tiêu cực sao?

Chúng ta không phải là kết quả của vô vàn ảnh hưởng sao? Không phải tâm trí, cấu trúc của chúng ta, con người của chúng ta, là một mạng lưới của những ảnh hưởng – kinh tế, khí hậu, xã hội, văn hóa, tôn giáo? Nó là một tâm trí được ghép lại với nhau, và với một tâm trí như vậy chúng ta muốn tìm hiểu những gì chúng ta muốn tạo ra. Nhưng một tâm trí như vậy chỉ có thể bắt chước; nó chỉ có thể ghép những thứ khác lại với nhau; đó là lý do tại sao thế giới ngày càng phát triển về mặt công nghệ. Một người đàn ông được đào tạo kỹ thuật không bao giờ có thể trở thành một con người sáng tạo. Anh ta có thể tạo ra một ngôi nhà tuyệt vời, lắp ráp một chiếc máy bay, nhưng anh ta không phải là một thực thể sáng tạo. Bởi vì tâm trí của anh ấy được ghép lại, tâm trí của anh ta không phải là một tâm trí toàn vẹn; nó không phải là tâm trí hợp nhất.

Krishnamurti

Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana – THĐP

Art by Brian Towers

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời vẫn yếu hơn Sức mạnh tinh thần

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.”

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.” Ông bà ta xưa nay đã nói thì hiếm khi sai câu nào. Quán tính của con người là một thứ rất khó suy suyển. Nó đã được tích lũy, củng cố qua nhiều năm tháng. Nó được khẳng định thông qua mọi sự kiện xung quanh để người đó càng tin vào quán tính ấy, tin rằng mình là một con người có một tính cách hay phẩm chất hữu hạn nào đó.

“Tôi là người hay nghĩ ngợi như thế này,” “Con người cầu toàn của tôi là như thế đấy,” “Tôi nhiều tuổi rồi nên vậy,” “Tôi quen với sự nóng nảy rồi, việc ngồi yên khiến tôi khó chịu.” Ngay đến cả lúc gặp khổ đau bởi những quán tính của bản thân, đa phần mọi người vẫn cố gắng bảo vệ tính hợp lý của quán tính ấy, coi nó là bản chất thực của mình và không chịu chấp nhận nó là một điều cần phải cải thiện hay có thể cải thiện được.

Triệu chứng này được mô tả trong bộ phim kinh điển “The Shawshank Redemption” (1994), đó là những người ngồi tù trong nhiều năm, nếu không nói là gần hết cuộc đời, thì họ bị đồng hóa với môi trường tù ngục ấy. Và dần dà, họ không còn ý muốn đi ra khỏi nó nữa, hoặc khi được mãn hạn ra tù, người ấy không thể nào thích nghi được với thế giới bên ngoài và phải tự tử vì không chịu đựng nổi môi trường tự do. Hay như những người bị nhốt ở ngục tối lâu ngày, đôi mắt họ có thể bị tổn thương mạnh khi va chạm với ánh sáng bên ngoài lúc vừa được thả ra, như được mô tả trong bộ phim Ma Trận kinh điển.

“Tại sao mắt tôi lại đau?” Neo hỏi.

Morpheus trả lời, “Bởi vì anh chưa từng bao giờ sử dụng chúng.”

Nên đối với những người quen hung hăng thì việc sống chậm lại quả là khó khăn. Dù việc đó sẽ cứu rỗi linh hồn họ nhưng nó hủy hoại quán tính sâu đậm bên trong họ, thiêu đốt niềm tin rằng họ là một người vội vàng và khiến họ cảm thấy khó chịu vô cùng. Hay như đối với người ít vận động cơ thể thì chuyện đến phòng tập gym là một cực hình. Những thớ cơ được giãn nở, năng lượng tuôn chảy nhiều thêm sẽ khiến họ đau đớn mệt mỏi, dù rằng nếu cứ tiếp tục luyện tập thì họ sẽ có thân hình săn chắc, mạnh khỏe và tinh thần tự tin tươi tốt.

Với bất kỳ hành vi nào, bạn càng làm thân với nó, càng củng cố và bảo vệ nó, nó càng trở nên ăn sâu vào trong con người bạn, trở thành quán tính, lối sống và thói quen. Bạn sẽ càng khó thay đổi. Nếu đó là những thói quen tiêu cực thì bạn sẽ phải trả giá bằng nhiều sự đau đớn và mất mát hơn khi bạn muốn trở nên tốt đẹp hơn. Giống như khi bạn tích lũy đồ đạc thật nhiều trong nhà thì lúc chuyển nhà bạn sẽ càng phải vất vả, hoặc thậm chí, nhiều đồ quá bạn không còn ý muốn chuyển đi vì nghĩ đến cảnh thu dọn mệt nhọc. Còn đối với những thói quen tích cực khi đã bám rễ, nó sẽ giữ cho bạn ở trong sự cân bằng vui vẻ, bạn khó có thể sa ngã khỏi nó hơn, bạn khó có thể làm điều tiêu cực hơn. Người ở tần số nào sẽ có xu hướng duy trì ở tần số đó.

Có muôn người dù tên tuổi khác nhau nhưng ở cùng một loại thực tại. Họ nói những câu giống hệt nhau, phản ứng giống hệt nhau, phát ra rung động giống hệt nhau và họ có những hoàn cảnh cũng không khác gì nhau. Họ như những bản sao của nhau đang trải dàn khắp địa cầu. Ngay bây giờ, bạn có thể nghĩ rằng mình là một cá thể độc đáo duy nhất. Nhưng khi xem xét về rung động của bạn ở ngưỡng nào thì sẽ thấy trên đời này không thiếu những người cũng giống như bạn.

Nhưng bạn không cần nổi loạn và trở nên khác biệt, mà bạn cần ý thức được mình đang ở loại rung động nào, và rung động ấy sẽ tạo nên thực tại ra sao, thực tại ấy có giúp bạn thấy bình an và hạnh phúc. Việc của bạn là đi tới thực tại nào mà bạn thật sự mong muốn. Mọi thứ xung quanh xuất hiện trước mắt bạn đều có tác dụng như một tấm gương để bạn quan sát lại chính mình.

Những phản ứng rằng “tôi khó thay đổi lắm”, “chuyện ngồi thiền thật không dễ dàng gì”, “tôi chẳng thể thư giãn được đâu” mình đã nghe rất nhiều lần từ rất nhiều người. Và những cá nhân đó đều có nội tâm rối ren và đang chịu khổ sở từng ngày với tâm trí quấy nhiễu. Nhưng các bạn có biết rằng vì ở rung động đó nên bạn có sự phản kháng đó. Việc thay đổi sẽ trở nên là dễ dàng, việc ngồi thiền sẽ không phải là chướng ngại, hay việc thư giãn không còn là một sự gượng ép khổ sở khi bạn bắt đầu thay đổi tần số của chính mình, thay đổi dần dần cách mà bạn rung động và cư xử với thế giới. Nhờ sự thực hành, bạn sẽ dần bước vào một thực tại khác, mà ở đó cách nhìn của bạn với cuộc sống sẽ không còn như lúc bạn ở trong trạng thái nặng nề. Bạn sẽ không còn thấy những mối lo lắng ở đâu nữa, không còn thấy xáo động sợ hãi nào, hay không còn bận tâm về vấn đề mà trước kia bạn liên tục bị ám ảnh trong căng thẳng. Sự thay đổi là bước nhảy qua một rung động khác.

“Khi một cá nhân thay đổi, toàn bộ hệ thống thay đổi.” — Ram Dass

Khi đưa thông điệp này ướm vào những khía cạnh khác, bạn sẽ thấy điều tương tự rằng: khi một hành vi thay đổi, toàn bộ cuộc sống của một người sẽ thay đổi. Bất kỳ sự biến đổi nào, dù nhỏ đến đâu xảy ra bên trong bạn cũng sẽ tạo ra hiệu ứng cánh bướm đủ sức chuyến hóa cục diện của cuộc đời. “Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.”

Nên trong số những ai gặp khó khăn vướng mắc trong cuộc sống, người tìm được lối ra, tìm được bình an và hạnh phúc đó là người bắt tay vào thực hành quan sát và cải tiến bản thân. Họ không tiếp tục ngồi ở đó và củng cố thêm thực tại khổ đau mình đã vun trồng bằng cách đấu tranh và phán xét nó. Họ muốn có một kết quả khác, nên họ đã hành động khác đi, họ gieo xuống một thứ hạt giống hoàn toàn khác so với thói quen trước đó.

Thay vì ngồi miên man suy nghĩ về chuyện người kia có yêu mình không, tại sao họ lại bỏ rơi mình, bạn bắt đầu quan sát những suy nghĩ ấy và tập sống trong hiện tại. Thay vì vội vàng tỏ ra giận dữ với người thân cận, bạn bắt đầu dừng lại và để ý đến sự nóng nảy bên trong đang diễn ra thế nào. Thay vì ngắt ngang lời người khác khi đang nói chuyện, bạn bắt đầu kiên nhẫn lắng nghe mọi thứ. Thay vì nghĩ ngợi chuyện ngày mai, bạn bắt đầu tập tin tưởng và phó thác vào sự dẫn dắt của Đất Trời. Thay vì hối hả đi làm mọi chuyện, bạn bắt đầu thao tác chậm lại cùng với nhịp thở đều đều… 

Dù giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, nhưng nó không phải là không thể thay đổi được. Quan trọng là bạn có thật sự muốn thay đổi hay không mà thôi. Khi đã thật sự khao khát, thì sự kiên trì và nhẫn nại sẽ tự khắc xuất hiện bên trong bạn. Đứng trước khao khát cháy bỏng của con người, một quán tính dù đã bám rễ rất sâu cũng có thể bị nhổ phăng. Nhưng người đó phải bắt đầu hành động, bắt đầu hết lần này đến lần khác, bắt đầu mỗi ngày. Và khao khát được biến đổi của họ phải không được tàn lụi. Họ không ở đó và chỉ ngồi nghĩ về những lý thuyết suông, hay để cho các mệnh đề ngụy biện bắt đầu bằng chữ “nếu” cản chân mình. Khi hoàn cảnh đến, họ làm thật, họ làm những gì đã được người thông thái khuyên răn. Họ vâng phục và biết tin cậy vào lẽ phải. Và vì làm thật nên kết quả là thật.

Trong đời này, hiếm có ai có được hạnh phúc mà không phải trải qua khổ luyện tu tập. Đa phần con người chúng ta đều bị những quán tính tiêu cực che lấp Chân Tâm. Tuy nhiên, bản tính khó dời ấy không phải là để thử thách chướng ngại, mà là để khẳng định lòng tin và sức mạnh tinh thần của con người còn lớn mạnh nhiều lần hơn thế. 

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Art: DeviantArt