31 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 236

Bạn, nỗi nhớ, và… tôi

Featured image: alexandreev

 

Giải thích tí nhé, cái tựa ấy mà.

Bạn: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, sinh ra tiếp theo là một tiến trình dài. Đó là một vòng tròn của tạo hóa mà bất cứ ai trên đời này cũng bị cuốn vào nó. Giai đoạn mà mỗi người đánh dấu sự tồn tại trên cõi đời này chính là lúc chúng ta trưởng thành, lúc đó chúng ta cố gắng học tập, làm việc để đạt được điều mà mỗi chúng ta muốn. Có thể đó là các danh xưng như tỷ phú, triệu phú hay giáo sư tiến sỹ gì đấy. Nhưng chiêm nghiệm lại thì mỗi người chúng ta cố gắng làm việc, cố gắng không ngừng để có được những mối quan hệ chứ không phải tiền bạc và danh vọng. Và các mối quan hệ như vậy tôi tạm gọi đó là bạn.

Nỗi nhớ: Đó chính là những cung bậc cảm xúc giành riêng cho người với người. Chỉ những người thực sự quan trọng với nhau họ mới giành cho nhau những nỗi nhớ, cảm xúc yêu thương. Đó có thể là nỗi nhớ của trai gái yêu nhau, hay đồng nghiệp nhớ nhau, hay đó chính là nỗi nhớ của hai người bạn già. Rất phong phú, rất hoài niệm.

Tôi: đó chính là… người đọc và cảm nhận về bài viết này. Có thể là tôi hay là bạn hoặc một ai đó.

 

Khi tôi sinh ra, cùng thế hệ với tôi ở nơi tôi sinh ra. Tôi cũng có những người bạn những người cùng năm sinh với tôi. Chúng tôi cùng chơi những trò của tuổi thơ, cùng đi tập bơi, cùng đi trộm trái cây. Kỷ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi gắn liền với họ. Có thể gọi họ là những người bạn đầu tiên trong cuộc đời của tôi.

Tuy nhiên, khi tôi cũng được mười ba hay mười bốn tuổi, tôi chuyển đến một vùng đất mới để sinh sống và học tập. Có thể đó là một nơi tiện nghi về cơ sở hạ tầng, môi trường giáo giục tốt hơn nơi trước kia tôi từng sinh sống. Nhưng có mọi thứ nhưng tôi lại không có bạn bè để chơi ở thời gian đầu khi tôi đến. Nhưng mọi chuyện cũng đơn giản hơn vì dần dần thì tôi cũng quen và giao lưu với những người bạn mới này. Với tôi, giai đoạn này những người bạn này thật sự thú vị hơn những người bạn cũ. Nhưng tôi vẫn nhớ những người bạn đầu tiên này. Vì tôi và họ chơi với nhau ở một xóm nghèo, cùng chơi, cùng chia sẻ không toan tính gì cả. “Mày không có thì mày chơi với tao” hay “ Để tao chia cho mày để mày có mà chơi” đấy là những lời mà những người bạn này nói với tôi khi tôi chơi với họ. Họ chỉ tôi cách tự tạo cho mình món đồ chơi mà mình thích nào là xe ô tô, súng, kiếm, diều,…vì lúc đó gia đình chúng tôi không thể dư giả để mua những món đồ chơi đó.

Một cánh của mới mở ra cho tôi, khi tôi vào cấp ba. Tôi được học một trường điểm của nơi tôi sinh sống. Tôi có những người bạn mới, đó là những con của những gia đình khá giả, ba mẹ là trí thức, sinh sống ở thành thị. Khi ấy, tôi được gán mác là học sinh lớp chọn, được học song ngữ cả anh lẫn pháp. Thấy rất vui và hào hứng và có thể nhìn thấy một tí tương lai phía trước. Thắm thoát cũng nhanh, tôi thi đỗ vào Đại học điều mà thời điểm đó còn có rất nhiều giá trị. Nó không như thời điểm bay giờ gần như sắp phổ cập Đại học. Khi ấy tôi chợt nhớ về những người bạn đầu tiên của tôi mỗi lần tôi về thăm quê. Họ cũng đi học tiếp vào cấp ba, nhưng họ học ở một trường bé thôi. Hằng năm xét tỷ lệ đỗ Đại học thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những người bạn tôi cũng không phải ngoại lệ, học trượt Đại học. Với họ, cánh cửa cuộc đời khép lại một cánh. Họ tiếp tục nghề nông mà gia đình họ là mấy chục năm qua. Ổn định cũng rất sớm. Khi tôi tốt nghiệp Đại học thì cũng là ngày họ mời tôi đi dự sinh nhật lần thứ nhất con của họ. Hiện giờ thì đã có người có thêm thằng cu thứ hai rồi.

Hiện nay, tôi đã ra trường đã đi làm và dự sẽ tìm học bỗng đi học lên tiếp ở một quốc gia nào đó có thể là Hàn Quốc, Pháp hoặc Úc. Tôi cảm thấy hào hứng với tương lai của chính mình, tôi được sống học tập làm việc ở thành phố. Một thành phố trẻ, nơi có rất nhiều cơ hội cho tôi. Nơi cho tôi nhiều mối quan hệ mà tôi luôn trân trọng. Họ giúp tôi sống có cái tâm hơn, sống có giá trị hơn. Tình bạn không vụ lợi, không toan tính. Tại sao tôi lại nói như vậy? Tại sao tôi quý những điều này? Vì tôi biết rằng, đâu đó trong cuộc sống này, con người có rất nhiều cơ hội để gặp nhau, để trao đổi liên lạc với nhau, đó có thể là điện thoại, email hay tài khoản mạng xã hội. Có những thứ ấy trong tay rồi thì có mấy ai bỏ thời gian, công sức  và tâm của mình để đuy trì và phát triển những mối quan hệ đó. Thử hỏi, trong danh bạ điện thoại mỗi người chúng ta có bao nhiêu số điện thoại, có bao nhiêu phần trăm trong danh sách dài đó cũng ta đã bỏ quên họ. Chúng ta chỉ gọi, chỉ liên lạc với họ khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ. Bạn có giống như vậy không?

Khi tôi là sinh viên tôi đã cư xử như vậy, tôi làm quen và lấy thông tin rất nhanh và đưa chúng vào ngăn xếp nào đấy. Để rồi khi tôi cần họ tôi sẽ nhớ đến họ. Khi ấy tôi chỉ quan tâm đến cái mục đích của chính mình mà quên đi cái cảm xúc của những người đó. Đến lúc tôi giật mình nghĩ ra thì mới biết đó không phải bạn. Đó chỉ là sự xả giao và vụ lợi của cá nhân tôi mà thôi.

Thiết nghĩ, cuộc đời chúng ta phấn đấu để đạt được những danh vọng, tiền bạn nhưng nếu khi đã có mọi thứ nhưng xung quanh chúng ta không có một ai để chia sẻ. Vậy chúng ta phấn đấu để làm gì hỡi những người bạn của tôi.

Mr Lias

Hơn 4500 sinh viên tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) mỗi người sẽ nhận được $100 bitcoin

2
Photo: Wiki Commons

 

Hơn 4500 sinh viên tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts sẽ được phân phát $100 đô la tiền Bitcoin miễn phí vào đầu năm học mới này. 2 sinh viên khởi xướng dự án này mong muốn lập ra một kế hoạch thực hiện một cuộc thí nghiệm lớn nhất thế giới với đồng tiền điện tử Bitcoin.

“Chúng tôi quyết định công bố dự án này vào thời điểm này là để cho sinh viên có trước thời gian chuẩn bị,” Dan Elitzer, founder và chủ tịch MIT Bitcoin Club, đã nói trong bài công bố. “Chúng tôi muốn đưa ra một thử thách tới những đầu óc sáng sủa nhất của thế hệ này: Khi bạn bạn bước đến trường vào mùa thu này, tất cả bạn bè của bạn đều sẽ có bitcoins trong tay; bạn sẽ tạo ra cái gì khiến cho sinh viên thích thú để sử dụng nó?”

Tư cách trí thức Việt Nam – Phạm Thị Hoài

Featured image: Ania

 

Phạm Thị Hoài: Bài nói chuyện này tôi không muốn phổ biến rộng hơn phạm vi của buổi toạ đàm tháng Mười 2000 tại Berlin, và đương nhiên đã không cho phép sử dụng và đăng tải tại bất cứ nơi nào. Song vì những hiểu lầm nhất định, tạp chí Cánh Én đã đăng bài này tháng 4/2001 và tổ chức thảo luận trên diễn đàn liên mạng Trí thức Việt Nam. Vì bản chuyển từ băng ghi âm do Cánh Én thực hiện và không hề thông qua tác giả có vô số sai sót, tôi đành tự ghi lại bài nói chuyện này để có một tư liệu đúng. Ðó là lí do duy nhất về phía tôi cho việc đăng tải mà trước sau tôi vẫn không muốn…

*************

Vấn đề tôi muốn đặt ra ở đây rất đơn giản, xin những vị có ý chờ đợi ở một nhà văn những tư tưởng cao siêu, phức tạp thể tất cho. Tất nhiên là mọi vấn đề của hiện thực Việt Nam đều rất phức tạp. Nhưng tôi nghĩ rằng, cái cách dễ dàng nhất, láu lỉnh nhất để khỏi phải đối mặt với cái hiện thực này chính là làm cho nó phức tạp hơn bản thân nó. Mà văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam có một căn bệnh trầm kha là, khi sự vật dường như không thể giải quyết nổi theo các tiêu chí của nho sĩ, hiệp sĩ hay chiến sĩ thì nó lập tức được nhìn theo nhãn quang của phương sĩ, hay đạo sĩ. Ðấy là một thứ nhãn quan tất nhiên rất thú vị và vô cùng phức tạp, thú vị và phức tạp tới mức cho phép người ta có thể mải mê trong chính nó, và bản thân hiện thực chỉ còn là cái cớ rất phụ mà thôi. Nhưng chúng ta sẽ trở lại cái hiện thực này ở một đoạn sau. Bây giờ tôi chỉ xin nói trước là, trong buổi hôm nay chúng ta sẽ cố gắng giản dị và sáng tỏ trong suy nghĩ của mình.

Xuất phát điểm của vấn đề mà tôi muốn đặt ra cũng rất giản dị

Sau ít nhất là hai ngàn năm có một cộng đồng Việt, một dân tộc Việt, một văn hoá Việt, một quốc gia Việt, và sau ít nhất là hai trăm năm có một lãnh thổ Việt như ngày nay, chúng ta vẫn là một nước nghèo và lạc hậu vào hạng nhất thế giới. Nhưng vấn đề không phải chỉ ở chỗ nghèo và lạc hậu. Nếu chỉ như vậy thì tôi còn chưa thấy có gì đáng sợ lắm.

Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra thì thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhưng bảng xếp hạng thì vẫn thế, không có gì thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Âu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, vì nó là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hãy hình dung, nếu một anh học trò trong suốt cuộc đời đi học của mình không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, thì đến một lúc nào đó ý chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ý chí, cũng phải tiêu tan.

Hai là, nếu câu chuyện chỉ dừng ở chỗ chúng ta là một nước nghèo và lạc hậu mà thôi thì tất nhiên vẫn là một câu chuyện buồn, nhưng chưa đến nỗi bi đát và vô vọng. Bởi lẽ – chỗ này tôi cũng phải nói thẳng, vì chúng ta đang sống ở một nước không nghèo và không lạc hậu tí nào là nước Ðức – có thể nói rằng sự giàu có và văn minh tiến bộ cũng đẻ ra những nỗi buồn rất đặc trưng của nó, cũng đẻ ra sự bi đát của nó, chứ không phải chỉ riêng nghèo và lạc hậu mới buồn và bi đát. Ta vẫn thường xuyên thấy những công dân của cái thế giới văn minh và giầu có này tìm cách giải toả những nỗi buồn của họ, giải toả những bi kịch của sự thừa thãi vật chất cũng như của sự tiến bộ với tốc độ rất nhanh chóng của cái xã hội hiện đại của họ bằng cách tìm về những xã hội còn mông muội, còn bán khai, còn nghèo khó, và coi đó là một câu trả lời nhất định, một alternative. Tất nhiên chúng ta có thể mỉm cười và coi đó là một thứ lãng mạn, một căn bệnh quí phái, nhưng không thể bác bỏ nó được. Chỉ có điều, hiện thực Việt Nam thậm chí không phải là chỗ thích hợp để cái thế giới thứ nhất đó chữa chạy những cái căn bệnh quí phái của mình. Bởi vì ngoài cái nghèo và lạc hậu, thì đến đầu thế kỷ 21 này xã hội Việt Nam còn là chỗ hội tụ của những dịch bệnh dường như vô phương cứu chữa khác mà bao trùm lên tất cả là một khái niệm, tôi đặt tên khái niệm đó là sự bất an. Với một nhà văn thì đương nhiên sự bất an trong tinh thần và tâm hồn là mối quan tâm chính. Theo cách nhìn của tôi, thì sức mạnh của một xã hội là khả năng đem lại cho các thành viên của nó cảm giác an toàn và yên tâm nhất định. Người ta có thể nghèo, nhưng nếu người ta có được một cảm giác an toàn nhất định, điều đó quan trọng hơn. Nếu không có cảm giác ấy thì người ta chỉ có thể miễn cưỡng sống tạm cuộc đời của mình và đương nhiên không có một động cơ nào đủ mạnh để sống tiếp cuộc đời của những thế hệ trước, sống trước cuộc đời của những thế hệ sau và sống chung cuộc đời của những kẻ cùng thời. Nói như thế thì xã hội Việt Nam là một tập hợp tạm bợ, rời rạc và hoàn toàn không hữu cơ của những cá nhân hoang mang và bất ổn.

Về xuất phát điểm là như vậy, vấn đề đặt ra là trong cái số phận dường như là vĩnh viễn hẩm hiu đó của dân tộc ta thì người trí thức tham dự như thế nào ? Nói một cách khoa trương và có lẽ tương đối sáo thì người trí thức Việt Nam chịu trách nhiệm gì về cái số phận chung ấy của cả một dân tộc ? Cho đến nay, chúng ta đã nghe, có thể là đã nghe đến thuộc lòng, những lời đáp vô cùng rõ ràng về việc này. Việc vì ai, do ai mà nước ta đáng buồn như vậy. Có hai câu trả lời rõ như ban ngày: một là do khách quan, hai là do chủ quan.

“Thằng khách quan”, tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi vì trong tiếng Việt thì kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc thì đó là thằng lịch sử, lúc thì đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng tình hình chung, lúc thì đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa … Nếu nghe như vậy thì người ta có cảm giác là: bao nhiêu thằng khách quan đểu cáng nhất đều hùa nhau vào ám dân tộc ta cả. Như vậy thì chẳng có lý do gì hy vọng và chẳng có một cuộc toạ đàm nào, một cuộc hội thảo nào cần thiết nữa. Và nếu ai tin vào lời tiên đoán của ông giáo sư Harvard là ông Huntington trong cuốn sách cách đây mấy năm rầm rộ, cuốn Cuộc Chiến Văn Hóa, rằng Việt Nam sẽ là địa bàn xung đột để chiến tranh thế giới lần thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, thì quả nhiên là chúng ta đáng tuyệt vọng hoàn toàn.

Về chủ quan, người Việt Nam không có truyền thống đem cả một dân tộc ra mà tự phê bình. Một trong những lý do vì sao như vậy cũng là ở chỗ, khi người ta đã suốt cả một số phận luôn luôn đội sổ thì lòng tự tin thực sự chẳng còn gì lớn lắm. Ðấy là tôi muốn nói đến một lòng tự tin thực sự, chứ không phải cái thứ tự tin theo kiểu vừa đánh võ mồm vừa run trong lòng, hoặc là thứ tự tin lưu manh, cứ kích nhau lên để hòng vụ lợi cho mình. Rõ ràng là tự phê bình đòi hỏi một lòng tự tin lớn. Tôi cứ nhìn cái cách tự tra vấn mình, tự hành hạ, tự truy tội, tự xỉ vả mình của một dân tộc như dân tộc Ðức này mà phải nhận ra rằng: phải là một dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu đến mức nào mới dám làm cái việc cũng rất ư quí phái là tự phê bình mình như vậy… Vậy dân tộc Việt trọn gói thì không có lỗi gì đáng kể, nhưng một bộ phận, bộ phận đầu sỏ của nó thì bao giờ cũng luôn luôn là đầu mối của mọi tai họa. Bộ phận đó, như chúng ta thường xuyên được nghe nói, bao giờ cũng là chính quyền, là lực lượng thống trị… Lúc thì chính quyền Bắc thuộc, lúc thì là vua quan nhà Nguyễn chịu trách nhiệm, lúc thì chính quyền thực dân Pháp chịu trách nhiệm, lúc thì bè lũ Mỹ-ngụy. Và bây giờ, không có chính quyền nào khác hơn là chính quyền cộng sản, thì chính quyền cộng sản chịu trách nhiệm. Bảo đúng thì tất nhiên là đúng. Nhưng như vậy có kỳ cục lắm không? Chẳng lẽ trước năm 1945 nạn đói xảy ra là do phong kiến thực dân, còn bây giờ nạn đói xẩy ra là do cộng sản hay sao? Chẳng lẽ cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ… rất nổi tiếng từ thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao? Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả một thế kỷ 15 chỉ được một ông Nguyễn Trãi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn nhạt nhẽo và trung bình cả thì cũng tại cộng sản hay sao? Một trong những nhà phê bình văn học sắc sảo nhất của Việt Nam ở hải ngoại, anh Nguyễn Hưng Quốc, hiện là giảng viên của trường Ðại học Victoria tại Úc, cách đây 10 năm có viết một cuốn sách nhan đề Văn Học Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản. Trong đó anh đi tìm câu giải thích cho tình trạng kém cỏi tẻ nhạt của văn học miền Bắc trong những vấn đề của chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống lý luận mác-xít. Ðiều đó tất nhiên có nhiều phần đúng, nhưng chưa đủ. Những năm sau này anh Nguyễn Hưng Quốc đi đến một nhận xét hết sức khổ tâm là văn học Việt Nam ở hải ngoại tồn tại ở các chế độ dân chủ, tự do, hoàn toàn không phải dính líu đến hệ lý luận mác-xít, hệ kiểm duyệt cộng sản, hoàn toàn không liên quan đến bộ máy tuyên truyền chính trị chính thống, nhưng cái văn học ấy cũng không khá gì hơn, cũng trì trệ, lạc hậu, bảo thủ và tẻ nhạt. Tất nhiên là tẻ nhạt theo một kiểu khác. Vậy lời đáp nằm ở đâu?

Việc phê phán cái xã hội nghèo đói, loạn tặc, nhiễu nhương, tạm bợ, không có phương hướng ở Việt Nam, tất nhiên có thể gắn với việc phê bình chính quyền lãnh đạo. Thế cái xã hội của người Việt ở ngoài nước, tại cộng đồng hải ngoại, không có mặt sự lãnh đạo của chính quyền cộng sản mà cũng đủ những phẩm tính tương tự thì chúng ta biết phê phán trên cơ sở nào? Rõ ràng có những vấn đề thuộc về văn hoá Việt Nam, những vấn đề nghiêm trọng, không thể qui vào một chính thể, tập đoàn hay đảng phái thống trị nào, nó là những hằng số xuyên suốt cả số phận dân tộc Việt Nam, bắt đầu thậm chí từ Lạc Long Quân, nếu như có ông ấy và bà Ấu Cơ. Và nếu đã mở hồ sơ văn hoá Việt Nam ra mà xét thì có thể nói là ở ngay trang đầu chúng ta đã gặp một thành phần không thể không gặp, đó là trí thức Việt Nam.

Bản thân tôi không dám làm cái việc là điều tra số phận dân tộc bằng cách đi truy tìm phần dính líu của từng cá nhân người Việt, trí thức hay không trí thức thì cũng thế. Nói chung nhiệm vụ nhà văn của tôi không nằm ở chỗ đi qui trách nhiệm cho ai. Vả lại, trong rất nhiều tình huống thì câu hỏi ai có tội, ai có lỗi, là không thể giải đáp trọn vẹn được. Nhưng việc tất yếu mà một nhà văn phải làm ở thời nào cũng thế là quan sát, và nếu có thể thì khám phá những khía cạnh mà anh ta cho rằng còn mờ khuất của con người và cuộc đời. Nhưng không một nhà văn nào khi làm việc đó có thể ôm đồm cả thế gian mà quan sát và khám phá được. Bản thân tôi, do hoàn cảnh gia đình cũng như môi trường đào tạo, môi trường sống, môi trường sáng tác và làm việc, tôi không thể làm một việc gì khác hơn là quan sát và khám phá giới trí thức. Tôi không có thẩm quyền gì để có thể phát biểu, chẳng hạn về tư cách của người nông dân hay thợ thuyền Việt Nam. Tôi không có một hiểu biết gì đáng kể về những điều đó. Song trí thức Việt Nam là chủ đề của hầu hết các sáng tác của tôi. Vì vậy mà có một buổi nói chuyện như thế này. Tôi không nghĩ rằng mình có thể vạch ra được một đường hướng nào. Việc duy nhất mà tôi có thể thử làm là khắc hoạ diện mạo của trí thức Việt Nam. Bản thân việc này là một đề tài mà một cá nhân không kham nổi. Hôm nay tôi thử trình bày về hai tư cách mà theo tôi là đáng để ý, đó là: “tư cách chính thống” và “tư cách học trò”.

Bây giờ phải xin nói trước để chúng ta dễ đồng ý với nhau về khái niệm là: một định nghĩa hoàn hảo về trí thức rõ ràng không thể có được, ngay cả đối với hoàn cảnh còn tương đối dễ bao quát như hoàn cảnh Việt Nam. Chúng ta tạm quy ước với nhau là khi nói tới trí thức Việt Nam ở đây là nói tới những người mà do học thức, trình độ, môi trường sống, thói quen, hoặc thậm chí do ngẫu nhiên cũng được, mà hoạt động trí tuệ và tinh thần là thường trực, hoặc chủ yếu, hoặc đóng một vai trò đáng kể.

Bây giờ tôi xin nói về tư cách chính thống của trí thức Việt Nam

Một người bạn vong niên của tôi ở Hà Nội, ông Nguyễn Kiến Giang, gần đây có đưa ra một khái niệm là “tính cách phò chính thống của trí thức Việt Nam”. Tôi thì gọi đó là tư cách quan văn, theo cái mô hình trị nước là một ông vua có thể u mê, có thể anh minh, hai bên tả hữu là quan văn và quan võ. Tôi gọi tư cách chính thống của trí thức Việt Nam này là “tư cách quan văn”.

Chúng ta hãy xem lại lịch sử. Nếu như bỏ qua cái thời kỳ mông muội, khi người săn bắn giỏi nhất, bắt cá khéo nhất, thắng nhiều cuộc vật nhất và có thể cũng có nhiều con nhất vì được nhiều đàn bà ái mộ nhất, một người như thế được đứng đầu một cộng đồng Việt, nếu bỏ qua thời kỳ đó thì chúng ta có ngay mười mấy thế kỷ toàn trị của giới có học. Khi đó là giới sĩ, một thời gian dài là giới tu sĩ, sau đó tuyệt đối là giới nho sĩ. Chế độ khoa cử với chức năng là một hệ thống đào tạo và tuyển chọn cán bộ và nhân viên nhà nước, đã tự động ghép học thức, tri thức và quyền lực thành một cặp bài trùng. Tri thức vừa là con đường dẫn đến quyền lực, vừa là cách thực hiện quyền lực. Không có gì để nghi ngờ nữa, giới sĩ phu Việt Nam trong lịch sử là giới cầm quyền, hay ít nhất cũng là giới thừa hành quyền lực. Nói theo từ hiện đại thì toàn bộ guồng máy nhà nước Việt Nam trong lịch sử nằm trong tay các trí thức nho giáo. Nhân đây cũng xin nói ngoài lề là cái tinh thần rất nổi tiếng và thường xuyên được ca ngợi rằng, người Việt hiếu học, cha mẹ muốn con hay chữ, yêu thầy, theo tôi một phần cũng rất đáng kể xuất phát từ tinh thần yêu địa vị và trọng quyền lực. Nếu chữ nghĩa không mở ra được một triển vọng thơm tho như vậy, một người đi học thi đỗ làm quan thì cả họ được nhờ, tôi tin rằng cái sự hiếu học kia chắc chắn là giảm đi đáng kể.

Song câu chuyện “phò chính thống”, câu chuyện “quan văn” không chỉ dừng lại khi nho học thất thế. Công bằng mà nói thì ở một giai đoạn ngắn của lịch sử, tức là ở đầu thế kỷ 20 trong cả nước, và từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Nam, đã có một cơ hội để cặp bài trùng trí thức và quyền lực có thể tách nhau ra được, và quả thực cũng có tách nhau ra phần nào. Nhưng đấy là một khoá học tiếc thay rất ngắn, quá ngắn để trí thức Việt Nam vượt ra khỏi cái vòng kiềm toả và tự kiềm toả bằng quyền lực chính trị để trở thành một lực lượng độc lập như giới trí thức ở các xã hội dân chủ hiện đại. Chúng ta có thể coi những vận động cải cách xã hội và dân trí ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 là độc lập với chính quyền nửa phong kiến nửa thực dân đương thời. Và quả nhiên có một tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ tự do, tức là không ăn lương của nhà nước, không hưởng bổng lộc của chính quyền, không phải là các công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy cai trị, một tầng lớp như vậy quả nhiên là có xuất hiện, điều này cũng lặp lại ở miền Nam trong khoảng thời gian 1954-1975. Thế nhưng lịch sử đã quyết định diễn ra theo chiều hướng là tự lặp lại. Bi kịch của một người như Phạm Quỳnh là bi kịch của một trí thức xuất thân hoàn toàn độc lập, có đủ mọi cơ hội và đủ uy tín để tồn tại như một tiếng nói, một uy tín tinh thần, một trọng lượng xã hội độc lập hẳn hoi, nhưng cuối cùng cũng không vượt qua nổi sự mê hoặc của quyền lực chính thống. Tất nhiên Phạm Quỳnh trở thành thượng thư Bộ Lại trong triều Nguyễn với một hy vọng là mượn những phương tiện chính trị mà hành cái đạo của mình. Thế nhưng, ông Tây học Phạm Quỳnh vậy là cũng hành động không khác gì ông Khổng Tử. Khổng Tử chẳng làm được điều gì khi còn đang tại chức. Khổng Tử chỉ có đánh xe đi bát phố, nghe nhạc và bình phẩm về đàn bà, về cái hoạ đàn bà thì đúng hơn, khi tại chức. Và Phạm Quỳnh cũng chẳng làm được gì cho cái đạo của mình trong suốt thời gian làm bộ trưởng như vậy, và Phạm Quỳnh có lẽ còn lâu mới là người trí thức Việt Nam cuối cùng vừa ghét quyền lực, vừa mong được phục vụ quyền lực như vậy.

Từ năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam và từ năm 1975 ở toàn đất nước, có thể nói rằng câu chuyện của cặp bài trùng trí thức và quyền lực lại được kể tiếp với những tình tiết thực ra là giống hệt như trong lịch sử. Chỉ có pha thêm những màn gay cấn đặc trưng cho cái thời đại này mà thôi. Tôi cho rằng chỉ có những người rất ưa sơ đồ hóa các hiện thực mới kết luận rằng trong xã hội cộng sản hay xã hội chủ nghĩa không có chỗ cho trí thức. Không phải như vậy. Nó chỉ không có chỗ cho các trí thức bất đồng quan điểm, bất đồng tư duy mà thôi. Một xã hội của đồng chí tất nhiên không trải chiếu hoa cho những kẻ bất đồng chí. Song điều đó không có gì là mới mẻ, không phải là đặc sản riêng của chuyên chính vô sản, mà của bất kỳ một nền chuyên chính nào. Một trí thức từng là đồng chí như Nguyễn Trãi khi thành bất đồng chí tất nhiên cũng phải chịu cái hoạ tru di tam tộc. Và một nhà văn tài hoa từng được coi là thần tượng của sự ngông nghêng, thách thức như Nguyễn Tuân thực ra cũng có thể so với Nguyễn Du: bất mãn thì có bất mãn, bất đồng thì có bất đồng, nhưng cả hai dù miễn cưỡng hay tự nguyện, cuối cùng cũng để cho chính quyền trọng dụng mình. Nguyễn Du đóng vai đại sứ đi công cán ở nước ngoài, một chức vụ thực sự là không thấp hèn gì. Nguyễn Tuân cũng vậy. Hồi sinh viên tôi thường tự hỏi: Tại sao lại như thế? Phải tay tôi thì không bao giờ chịu để mình ở cái thế há miệng mắc quai như vậy. Nhưng khi đó tôi còn chưa hiểu gì về cái thế phò chính thống, cái thế quan văn của trí thức Việt Nam, một cái thế quả nhiên là rất há miệng mắc quai.

Cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam thực ra là một cuộc cách mạng hoàn toàn do giới trí thức lãnh đạo, còn quần chúng cách mạng thì thời nào cũng vậy, là đám đông, và đám đông trong một nước nông nghiệp tất nhiên là nông dân. Cách mạng vô sản ở Việt Nam là một cuộc cách mạng do một nhóm trí thức lãnh đạo một đám đông nông dân tranh đấu cho quyền lợi của một giai cấp khác, đó là giai cấp công nhân. Nếu chúng ta nói như vậy thì việc các quyền lợi dẫm lên nhau, sự không đồng bộ của nhân sự và khả năng phản bội lẫn nhau của những bên tham gia đã được định trước.

Song ở đây tôi chỉ muốn nói về sự tham gia của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam ở buổi ban đầu của cuộc cách mạng, rồi khi cách mạng quay ra ăn thịt những đứa con đẻ của mình, và bây giờ, khi rõ ràng là cách mạng đã về hưu. Mối tình giữa chủ nghĩa cộng sản và trí thức, nhất là trí thức cánh tả trên toàn thế giới, là một mối tình phức tạp, đẫm nước mắt và đẫm máu. Nhưng tôi dám nói rằng chính cái cuộc tình hết sức nồng nhiệt và lãng mạn với lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam thuở ấy đã chắp cánh cho cách mạng, khiến cho nó không chỉ là một cuộc khởi nghĩa của nông dân, hay một cuộc bạo động của thợ thuyền.

Ðiều gì diễn ra khi cách mạng không chỉ còn là một ý tưởng và một lí tưởng, mà đã trở thành một hiện thực, một chế độ, một guồng máy khổng lồ? Tôi xin trích ra ở đây một vài dòng trong nhật ký của Trần Dần năm 1958, vào cái thời điểm mà người ngoài tưởng là cuộc nổi dậy trong văn giới Việt Nam, được biết đến dưới cái tên Nhân Văn Giai Phẩm còn rất là sôi sục. Ông ghi ngày 08-01-1958 như sau:

Tin chạy xì xầm xung quanh rất ghê gớm. Rằng báo Văn là một cái rớt của Nhân Văn, rằng nhà xuất bản hội nhà văn bị lái, rằng Câu Lạc Bộ thành nơi hoạt động của bọn Nhân Văn. Tóm lại, bọn Nhân Văn ấy lọt vào tổ chức của Hội Nhà Văn, chúng ra tay chèo lái một cách “tinh vi”… Sự thật ra, bọn Nhân Văn ấy, non năm nay họ đã theo một cái chính sách gì? Có thể tóm chính sách của họ là: sợ, cầu an, cố đi gần lãnh đạo, dao động, chán nản… Một ngón tay Nhân Văn cũng không có. Non năm nay họ đã nằm bẹp cả xuống, vắt tay lên trán, suy nghĩ như các nhà hiền triết cả rồi. Họ có còn cái khao khát chiến thắng của những người tiến bộ nữa đâu ? Nói đúng ra, họ vẫn mong sự tiến bộ sẽ thắng. Song họ mong nó sẽ thắng bằng một cách ích kỷ, tức là bằng bàn tay thúc đẩy của kẻ khác hơn là bàn tay họ… Vậy đỡ nguy hiểm hơn… Giá lãnh đạo thuyết phục, họ sẽ có cơ giác ngộ, trở nên con nhà nết na nữa cũng nên. Ðằng này lãnh đạo cứ cái chính sách ục, thụi vô lý mãi! Họ càng tủi thân và thất vọng… Tôi biết họ chỉ mong nhất một điều là: “mong thánh đế hồi tâm?”.

Những dòng ấy được viết ra do một trong những người được coi là cứng cổ nhất trong Nhân Văn Giai Phẩm là Trần Dần. Tôi xin lưu ý những khái niệm như “cố đi gần lãnh đạo”, “giá lãnh đạo thuyết phục”, “mong thánh đế hồi tâm”. Tôi cho rằng không cần phải nhiều lời nữa để mô tả cái tính cách phò chính thống này của văn nghệ sĩ trí thức Việt Nam. Nếu có một trí thức thực sự li khai với quyền lực, li khai với quyền lực không lấy gì làm đẹp đẽ lắm của chế độ cộng sản, thì phải có mười trí thức đang nằm chờ ngày “thánh đế hồi tâm” và sẽ có một trăm trí thức không làm gì khác hơn là để cho cái chính quyền ấy trọng dụng mình.

Mao Trạch Ðông trong bài nói chuyện nổi tiếng ở Thiên An có tuyên bố thẳng thừng: “trí thức là cục phân”, song người am hiểu hiện thực của chủ nghĩa xã hội phải nói rằng, trí thức cũng là cục vàng. Những cục vàng ấy là báu vật nằm trong tay những nhà cầm quyền. Ở một địa vị như vậy thì có lí do gì mà mong thay đổi! Người ta có thể gọi đó là cái hèn, cái nhu nhược, cái cầu an. Tôi gọi đó là cái nghiện. Nghiện chính thống. Nghiện suốt cả một lịch sử thì không dễ gì một vài ngày mà cai ngay được. Người nghiện thì ít khi trách cái sự nghiện của mình mà có chăng chỉ đổ tội cho cái làm mình nghiện. Chúng ta phải buộc lòng đi đến một kết luận: khi tự đồng nhất mình ở mức độ cao như vậy với giai cấp thống trị, bất kể là giai cấp nào, thì cái bộ phận ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam là trí thức Việt Nam mặc nhiên phải đánh mất cái thôi thúc cải thiện, thay đổi và cải cách xã hội. Một ông trí thức nho giáo làm quan tất nhiên là không bao giờ nảy ra sáng kiến chống nạn mù chữ trong đám dân đen. Bởi lẽ ông ta chỉ hơn họ và được làm quan nhờ có mấy trăm chữ ở trong bụng. Một ông nhà thơ phụ trách Ban văn hoá văn nghệ tất nhiên không khuyến khích những thứ thơ văn mới lạ, bởi lẽ nếu thiên hạ đi say mê thứ văn thơ mới lạ đó thì thơ ông ta ai đọc? Kinh nghiệm của chính bản thân tôi ở trong nước, với tư cách là một nhà văn hiện nay không được phép công bố tác phẩm ở trong nước, là: Chưa có một ông Ðảng hay một ông công an nào có cơ hội đọc duyệt tác phẩm của tôi cả. Bởi vì trước khi các vị đó sờ được đến bản thảo của tôi thì các đồng nghiệp của tôi ngồi ở những vị trí rất nhiều quyền lực đã kiểm duyệt hộ chính quyền từ khuya rồi!

Bây giờ tôi xin nói đến tư cách học trò của trí thức Việt.

Thực ra dân tộc Việt không toàn phải tiếp xúc với những kẻ đến từ một nền văn minh cao và mạnh hơn hẳn. Láng giềng của nước Việt một thuở, như chúng ta đã biết, là Chiêm Thành, Ai Lao, Phù Nam, Khơme, Xiêm La, Chà Và, Nhật Bản… Ðương nhiên người Việt cũng tiếp thu điều này, điều nọ trong quá trình giao lưu văn hoá với họ… Trong tiếng Việt ta có thể tìm thấy những dấu tích đó. Thế nhưng, chúng ta có thể lấy hẳn của người Chiêm Thành một giống lúa, lúa chiêm, mà chả buồn học hỏi gì nhiều ở văn hoá và ngôn ngữ của họ… Chúng ta lấy biết bao nhiêu điệu nhạc buồn của họ vào chính cái quan họ Bắc Ninh nổi tiếng của chúng ta, khiến cho cái làn điệu dân ca đó trở nên có thể nói là buồn nhất trong các làn điệu dân ca của miền Bắc nói chung, lúc đó miền Bắc là cái nôi văn hoá Việt và lúc đó Việt Nam chỉ dừng lại ở miền Bắc. Chúng ta lấy của họ như vậy mà chả buồn học hỏi điều gì ở họ, không buồn nghiên cứu gì về họ và thậm chí dường như chúng ta chôn phắt họ đi mà không tiếc nuối gì hết.

Như vậy, ở cái thế của kẻ mạnh, hoặc ít nhất ở cái thế của kẻ bằng vai, thì người Việt chẳng buồn học ai cả, chẳng buồn ngưỡng mộ ai cả. Thế nhưng, khi ở cái thế của kẻ yếu, của kẻ bị chinh phục, bị khinh bỉ, bị nhục nhã, thì sự học của chúng ta mới vội vã bắt đầu. Tôi có viết trong một tác phẩm về việc hầu như chẳng người Việt nào buồn biết tiếng Nhật như sau: “… người Nhật chiếm nước này chưa đủ dài để người nước này thèm tiếng Nhật. Nỗi nhục chưa kịp ngả thành lòng yêu”.

Cái sự học của trí thức chúng ta trong thế giằng xé giữa một bên là nỗi nhục, một bên là lòng yêu, là một sự học đầy mâu thuẫn, thậm chí có thể nói là bệnh hoạn, đầy những đau khổ mà bản thân tôi có thể chia sẻ nhiều phần. Ta hãy lấy ví dụ về việc học này qua cách sáng tạo chữ viết. Cả người Việt lẫn người Nhật vốn đều có tiếng nói riêng mà không có chữ viết riêng. Trung Hoa thì ngược lại, có chữ viết. Nhưng Trung Hoa không băng qua biển để đi sang Nhật mà mang chữ viết cho người Nhật. Và nói chung thì Trung Hoa là một dân tộc lục địa, họ tin ở con ngựa hơn con thuyền. Cái từ mà chúng ta dùng để chỉ họ là người “Tầu” thật ra chẳng đúng tý nào, họ là dân tộc không liên quan đến tầu bè. Trung Hoa rõ ràng không băng qua biển để cưỡng bách người Nhật phải học sách Tầu và viết chữ Tầu, mà chính là người Nhật đã tự động ngồi lên thuyền, băng qua biển đến Trung Hoa, rồi khuân một ít văn hóa Trung Hoa, trong đó có chữ viết, về nhà họ để dùng tạm trong lúc còn thiếu thốn. Cái thái độ đi học của người Nhật như vậy là một thái độ chủ động, tích cực và có sự sòng phẳng của nó. Cần thì học, thích thì học, hoàn toàn tự nguyện. Và một khi người Nhật đã mất công lặn lội như vậy để khuân về nhà từng ấy bộ chữ Trung Quốc thì họ cũng dùng hết, không vứt đi đâu bộ nào. Tất nhiên, không phải ngày một ngày hai, nhưng sau trên dưới khoảng chục thế kỷ, sau nhiều thất bại thì người Nhật cũng dùng được bộ chữ Trung Quốc trong việc ghi lại tiếng Nhật. Chữ Nhật ra đời và trụ được cho đến ngày nay trên cơ sở bộ chữ Tầu giản tiện. Một người Nhật nếu biết tiếng Tầu thì rất quý, thế nhưng nếu không biết thì họ vẫn có khả năng dùng tốt chữ Nhật của họ… Họ đã thành công trong việc đi học ở bên ngoài và làm ra được cái mà họ chưa có. Họ là hạng học trò ngoại lệ…

Còn việc sáng tạo chữ viết của người Việt diễn ra như thế nào? Người Việt chẳng cần lặn lội sang Tầu đi học, mà chính là người Tầu mang một núi khí giới, một rừng người đến trước, rồi sau đó khuân một hòm sách sang sau. Dĩ nhiên là người Việt vừa học vừa chửi, giống hệt như vừa học vừa chửi Pháp, vừa học vừa chửi Liên Xô, và bây giờ vừa học vừa chửi Mỹ. Cái sự vừa học vừa chửi này biến thiên qua nhiều cấp độ và tuỳ vào diễn biến hay triển vọng trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Ở trong dân gian, thái độ lưỡng phân này thường bùng nổ chỉ ở thời gian đầu, sau đó có thể nói là cái gì của ta sẵn có, cái gì mà nó bắt ta phải học, dần dần cũng đồng hoá vào nhau, ở cấp độ dân dã, đôi khi không phân biệt nổi xuất xứ nữa. Thí dụ như nói dến ông bụt chẳng hạn, nào ai còn rạch ròi mà bảo rằng đấy là một ngoại kiều Ần Ðộ, mà tên thực ra phải là buddha cơ, nào có ai phải rạch ròi đến thế đâu. Nhưng trong giới trí thức thì cái thái độ lưỡng phân kia là cả một tấn bi hài kịch, trong đó có những pha đầy phi lý, những pha trái khoáy, những pha nực cười và tất nhiên là rất nhiều pha vô cùng vô duyên. Với giới trí thức Việt Nam thì chỗ này có sự rạch ròi của nó. Cái học thuyết của ông bụt không mang tên là bụt giáo mà mang tên là Phật giáo, bởi lẽ giữa chữ bụt và chữ Phật có một khoảng trống, và ngồi trong khoảng trống ấy chính là ông thầy Trung Hoa.

Việc người Việt luôn có những kẻ thù mạnh và giỏi hơn mình, và kết quả là người Việt luôn phải tiếp thu nền văn minh của kẻ thù, việc ấy vừa là một bất hạnh vừa là một diễm phúc. Rõ ràng là trên đời chẳng có cái gì không có ít nhất hai mặt của nó, chỉ có điều, sức mạnh và tầm vóc của một nền văn hoá biểu hiện ra ở chính cái chỗ nó vận động như thế nào trong sự phức tạp đa chiều đó. Nó có đủ khả năng khống chế sự bất hạnh và khuyếch trương cái diễm phúc kia lên không, hay là ngược lại. Hay là nó chẳng có một chủ trương chiến lược nào cả, cứ tiện lúc nào sướng cái hay của Tây của Tầu thì khen lấy được, học lấy được, lúc nào cáu lên thì vứt hết, dẹp hết, quay về trâu ta ăn cỏ đồng ta. Và tôi ngờ rằng sự tuỳ tiện này chính là cách ứng xử của chúng ta. Người ta có thể cho sự tuỳ tiện này một cái tên quan trọng hơn, “sự linh hoạt” chẳng hạn. Nhưng tên có hay như thế nào cũng không thể kéo cái hiện thực dở đi theo được.

Kẻ bị buộc phải đi học trong tình thế lưỡng phân mà lại tùy tiện như vậy thì đến hệ quả gì? Một trong những hệ quả là: hắn không bao giờ học cho hết chữ của thầy. Mới học được nửa trang, mới đọc được nửa trang, học đến nửa quyển sách thì cái phanh của lòng yêu nước, lòng căm thù ngoại xâm – tất nhiên đấy là một tình cảm rất chính đáng – đã chặn đứng tất cả lại và hắn nhất quyết quay ra với khẩu hiệu “tự lực cánh sinh”, hoặc phương châm “sáng tạo, ứng dụng vào hoàn cảnh Việt Nam”. Nghiên cứu đối phương chẳng hạn, khi người ta có một kẻ thù thì nghiên cứu kẻ thù để chiến thắng nó là một động cơ đáng kể để học hỏi nền văn minh của kẻ thù. Chỉ có điều tôi có cảm giác rằng sự nghiên cứu của chúng ta chỉ dừng lại ở cái mức tin tức tình báo, đại loại như cái thông tin rằng quân Nguyên Mông không thạo đường thuỷ, hay đại quân hậu cần của giặc hiện đang tắc ở đoạn nào. Chắc là cái sự học và sự nghiên cứu của chúng ta nó dừng lại ở chỗ ấy, nó khác hẳn sự nghiên cứu của cả người Tầu, người Pháp, và người Mỹ về chúng ta. Có một thực tế là các học giả Việt Nam ngày nay muốn thực sự nghiên cứu về Việt Nam thì không thể không sang Trung Quốc, Pháp và Mỹ để ngồi đọc tài liệu Việt Nam mà những nước đó đem về giữ trong các thư viện và văn khố của họ… Tôi có một người bạn, hiện nay đang lang thang ở các trường đại học Mỹ để nghiên cứu về Phan Khôi. Một hành trình hết sức vòng vo. Vì sao? Ðể nghiên cứu về Phan Khôi, anh phải đọc báo Việt Nam của những năm 30. Những báo đó, chúng ta không giữ lại đầy đủ, chúng ta không giữ lại, theo đúng tinh thần của người Việt là thời nào biết chuyện của thời đó, thời nào khoanh lại thời đó, thế hệ nào khoanh lại thế hệ đó, không dính líu gì đến thế hệ sau nữa. Nhưng người Pháp thì khuân những báo đó về Pháp, không phải chỉ khuân một bản mà khuân nhiều bản. Cái bản thừa, bản đúp, thì họ bán lại cho người Mỹ và bây giờ thì Bộ văn hoá Pháp cấp cho một nhà nghiên cứu Việt Nam một khoản tài trợ để nhà nghiên cứu Việt Nam sang Mỹ mua số báo Việt Nam đã được Pháp bán lại cho Mỹ, để nghiên cứu về một nhân vật Việt Nam đầu thế kỷ. Ðối với giới sử học Việt Nam, các công trình của cơ quan nghiên cứu Pháp, Viễn Ðông Bác Cổ, là một chỗ dựa không thể thay thế nổi. Rõ ràng là thực dân Pháp muốn chinh phục và bám trụ ở Ðông Dương và điều đó không có gì để bàn cãi cả. Ðể làm điều ấy, họ cần hiểu biết về cái xứ sở mà họ muốn chiếm giữ, hiểu biết tường tận về văn hoá, một nền văn hoá xa lạ với họ, chứ không phải chỉ là thu thập những tin tức tình báo. Chắc chắn là hoạt động của Viễn Ðông Bác Cổ được Bộ thuộc địa Pháp tài trợ … Các học giả và trí thức Pháp có thể đã là công cụ cho một mục đích không lấy gì làm đẹp đẽ lắm, song bản thân công việc nghiên cứu của họ diễn ra nghiêm túc và thấu đáo. Còn các học giả Việt Nam có thể là công cụ cho một mục đích chính đáng, song kết quả công việc của họ lại tạm bợ và nửa vời.

Xét về phương diện này thì người trí thức VN ngoại lệ nhất là Nguyễn Trường Tộ, và bản thân Tự Ðức cũng là một bậc trí thức không đến nỗi ngu đần như trong sách sử chính thống mô tả. Song như chúng ta đã biết, chương trình canh tân được Nguyễn Trường Tộ đề nghị và rất nhiều điểm cũng được Tự Ðức tán đồng không hề được đem ra thực hiện. Ða số giới cầm quyền đương thời cũng là các bậc học giả hiểu cao, biết rộng, họ có đủ lí do cần thiết để cản trở chương trình canh tân đó, mà cái lí do rằng Nguyễn Trường Tộ là người theo đạo Tây chỉ là một cái cớ.

Một mặt thì chưa học đến nơi đã sốt sắng sáng tạo, để rồi toàn đi đến những kết quả nửa vời như vậy. Mặt khác, khi chỉ còn một mình với cái đống sáng tạo dở dang không dùng được đó thì người trí thức Việt Nam mới lại thành một học trò ngoan, thậm chí rất ngoan. Ngoan tới mức thành một kẻ nô lệ, thành bảo hoàng hơn vua. Thậm chí Khổng Tử hơn cả Khổng Tử, ga-lăng hơn cả người Pháp, mác-xít hơn cả cha đẻ của mác-xít. Lúc bấy giờ cái người học trò thích sáng tạo ấy mới tự phong cho mình những danh hiệu, chẳng hạn là đại diện xứng đáng nhất của những trường phái gì gì đó, của những ông thầy gì gì đó … Khi Trung Hoa đã là Trung Hoa dân quốc, và trí thức Trung Hoa đã miệt mài ngồi dịch sách của những bậc như Rousseau, Montesquieu, thì trí thức Việt lúc đó vẫn còn chết chìm trong cái mớ “thi vân tử viết” của mình, và triều Nguyễn khi đó trưng ra những lễ nghi nho giáo còn chặt chẽ hơn cả triều đình Bắc Kinh một thuở. Ta có thể lấy chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam tiền chiến làm ví dụ cho việc nay.

Tất nhiên phong trào Thơ Mới và văn xuôi 1930-1945 là một bước tiến khổng lồ cho văn học Việt Nam, song thần tượng của nó, nguồn ảnh hưởng của nó từ văn học Pháp là những thứ đã diễn ra trước đó có khi cả vài thế kỷ. Cái mà ông thầy Pháp đã bỏ ra khỏi giáo trình của mình từ mấy đời thì anh học trò Việt vẫn còn nghiền ngẫm say sưa lắm, còn cái mà ông thầy ấy đang dạy ở trên lớp thì anh học trò ấy chỉ nghe có một nửa tai rồi bảo: “Cái đoạn này thì ta nên tự lực cánh sinh”. Cho đến bây giờ cái tinh thần của lãng mạn tiền chiến vẫn chế ngự trong văn chương Việt Nam hiện đại. Nếu có ai phê bình thì các vị ấy vênh mặt lên bảo rằng: “Văn chương Pháp cũng thế, dám chê cả văn chương Pháp à !?” Song những điều đang diễn ra trong văn học Pháp hiện đại thì chẳng có ai buồn học, có bảo là phải học thì các vị ấy lại bảo: “Biết cả rồi, xoàng cả thôi, cũng chả hơn gì ta đâu, mình làm có khi còn hay hơn !”. Như thế thì hỏi làm sao văn chương nghệ thuật nước ta không luôn luôn đi lạc một bước, ít nhất là một bước sau thế giới? Năm mươi năm nữa chẳng hạn, các học trò Việt lại đi mở những thứ sách của thế giới bây giờ ra, thế giới bây giờ, để học lấy học để. Ðã học như thế thì lấy đâu ra thời gian để học chính những thứ đang cùng thời với mình? Hỏi làm sao cái học đó không phải là cái học viển vông?

Thí dụ rõ rệt cho cái lẫn lộn lung tung giữa chủ động nô lệ và chủ động sáng tạo ta có thể quan sát ở các trí thức Việt khi họ đi ra nước ngoài để học hỏi. Chẳng hạn, khi ra nước ngoài học về khoa học quản lí, là thứ mà chúng ta chưa bao giờ có. Rõ ràng trước khi một nước phương Tây quyết định đầu tư vào một chỗ nào đó ở Việt Nam thì họ đành phải làm cái việc không đừng được là đào tạo, cũng như muốn bán cho ta một cái máy bay thì họ phải làm cái việc là đào tạo hộ một anh phi công, đấy là chuyện họ không đừng được. Như vậy là trí thức Việt cắp cặp đi học khoa học quản lí hiện đại. Chữ thầy được mười thì học trò nghe được một, thôi thế thì cũng là may rồi. Nhưng cái mà tôi thường xuyên chứng kiến ở những người đó là họ sẵn sàng vứt tất cả một phần đó đi, mà bảo rằng: “Úi trời, cái kiểu quản lí này không thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam !” Cũng là có lí chứ không phải không có lí, tất nhiên là không ai đi bệ nguyên xi nước ngoài về mà dùng được, nhưng chuyện đó tôi không bàn. Tinh thần sáng tạo thì bao giờ cũng muôn năm cả. Thế nhưng cũng chính những người đó, khi trở về nước, đối mặt với những lề lối quản lí rất Việt Nam, nghĩa là rất cẩu thả, rất tạm bợ, rất mông muội, rất trung cổ, thì lại giương cái sở học của mình trong các chuyến đào tạo ở nước ngoài như vậy ra mà bảo rằng: “Tây nó làm như thế, Tây nó khác, Tây nó phải như thế … Không được thế này, không được thế kia …” Nhưng Tây nó làm như thế nào thì không còn nhớ, thế là lại đi học nữa! Xã hội Việt Nam sinh ra một tầng lớp trí thức không làm điều gì khác hơn là suốt đời đi học như vậy. Cứ đến lớp thì chê thầy, cứ về nhà thì lại nhớ thầy, xin cắp cặp theo học lại. Suốt đời đi học như vậy. Như thế thì hỏi làm sao được như người Nhật, tự làm ra chữ viết dùng được cho mình?

Chữ Nôm Việt Nam được làm ra, về xuất phát điểm thực ra không khác gì chữ Nhật, chỉ có điểm khác là nó không thành công. Muốn dùng chữ Nôm, người ta phải biết chữ Hán trước đã, rồi sau đó lại phải học thêm quy tắc cấu trúc cái chữ Hán, vốn đã rất phức tạp như vậy, vào với nhau như thế nào để nó ra cái gọi là chữ Nôm. Tôi lấy một ví dụ: muốn viết chữ “trờí” chẳng hạn, muốn viết cái tiếng ta ấy ra mặt giấy thì phải viết thế nào ?. Người ta phải biết hai chữ Hán là chữ “thiên” và chữ “thượng”, phải biết cách ghép hai chữ này vào nhau để thành một chữ “trờí”. Quả nhiên là một cái lô gích vô cùng kinh hoàng đối với hình dung của tôi, cứ làm như còn một cái “thiên” nào khác, ngoài cái “thượng” đó. Mà đã thế sao không dùng luôn tiếng Hán, chỉ có một chữ “thiên” là xong, tại sao lại hai lần tiếng Hán như thế, gộp vào nhau để ra chữ “trờí”? Trong cái công trình sáng tạo chữ Nôm ấy, rõ ràng sáng tạo là gì? – Là ghép hai cái rập khuôn vào nhau! Tôi chưa bao giờ dám tự hào về cái chữ Nôm mà theo tôi, xin lỗi quý vị ở đây, là điển hình cho tinh thần khổ dâm. Phải học cái chữ của kẻ thù thì chỉ đơn giản là khổ, nhưng học cái chữ của mình bằng cách hai lần đi qua chữ của kẻ thù thì lại bỗng nhiên sướng? Như thế chẳng phải khổ dâm thì là cái gì? Song kết cục của công trình làm ra chữ viết của ta như thế nào lại là bất ngờ lớn cho chúng ta. Chữ quốc ngữ là tác phẩm của một số cha cố Dòng Tên. Cái may của chúng ta trong câu chuyện này là những người truyền giáo có mặt ở Việt Nam một thời gian dài, có ảnh hưởng quan trọng, là các vị Dòng Tên, nổi tiếng là những trí thức tu sĩ uyên bác, có năng khiếu ngoại ngữ và có một lòng khoan thứ nhất định đối với những tín ngưỡng khác, chứ không phải là các vị của Dòng Dominique như trong trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn.

Những căn bệnh khác của “người học trò Việt Nam” trong tình thế lưỡng phân này chúng ta có thể kể ra: Học như vậy thì không thể không mặc cảm. Ðương nhiên là phải thấy mình bé nhỏ, kém cỏi trước cái khổng lồ, phong phú và cái ưu thế của những thành tựu văn hoá khác. Tôi thực sự chưa hề được chứng kiến một trí thức hoặc văn nghệ sĩ Việt Nam nào có một lòng tự hào và tự tin đáng thuyết phục khi họ đi ra nước ngoài. Tất nhiên trong chuyện này có nhiều bên tham gia. Không thể có kẻ đại diện cho một văn hoá nhược tiểu nếu như không có kẻ đại diện cho một cường quốc văn hoá. Tất nhiên như vậy, nhưng đấy không phải là đề tài của chúng ta hôm nay. Ðã mặc cảm như vậy thì không thể không chán nản, mà ỳ ra và ăn sẵn. Dường như trí thức Việt Nam có thể rất yên tâm mà nghĩ rằng: “Không có chúng ta thì thế giới vẫn tiến bộ ầm ầm”. Thế thì đợi người ta tiến bộ mà ăn nhờ có phải đỡ mất công hay không ?. Mà đằng nào, nếu mình làm thì có ra gì mà làm ?. Thế nhưng ăn sẵn cũng có rất nhiều cách ăn sẵn. Cái cách ăn sẵn của trí thức chúng ta cũng chẳng giống ai, còn chọn chán, còn chê chán, còn chặt miếng ra, miếng nào vừa mồm mình thì mới dùng, vừa khẩu vị mình, dễ cho cái bụng mình tiêu hoá. Tất nhiên điều đó cũng có cái hợp lí của nó, song vì sao không thử xem lại cái miệng mình có nhỏ quá hay không, khẩu vị của mình có cần thay đổi đi hay không, và bụng dạ mình có còn đủ tốt để tiêu hoá cái gì đó hay không?

Tóm lại, khi cái học của một tầng lớp có học của chúng ta như thế thì cái học ấy có hơn gì sự vô học của một đám đông hay không ? Hỏi làm sao mà cái học ấy không giúp gì được ai.

Phạm Thị Hoài

Những motif bạc triệu và sự sáng tạo

Featured image: Julie Andrews as ‘Cindarella’, 1957

 

Có lẽ truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem là câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới và đây cũng là câu chuyện có nhiều văn bản tương đồng nhất trên khắp thế giới. Ước tính, tổng cộng có khoảng 1500 câu chuyện tương tự nhau xoay quay motif của Cindella. Trong truyện Trung Hoa, nàng Cinderella có tên là Yeh Shen. Người Việt Nam gọi tên nàng là Tấm. Người Đức gọi là Ashenputtel. Thổ dân Algoquian (tại vùng Bắc Mĩ, Canada) gọi nàng là Cô Bé Nám Mặt (Little Burnt Face).

MOTIF. Một hiện tượng quá phổ biến, trong mọi lĩnh vực.

Âm nhạc. Chúng ta đều biết tất cả các tác phẩm của một nhạc sỹ luôn có 1 âm hưởng tương đồng. Dường như, ban đầu nhạc sỹ ấy sáng tác ra một âm hưởng gốc và từ đó chỉ việc sao chép và thay đổi chút xíu để có thêm những tác phẩm mới. ABBA, MODERN TALKING, BEE GEES,… – những sáng tác của họ luôn na ná nhau.

Điện ảnh. Hôm qua vừa xem xong phim Rush Hour 3, nên bây giờ lạm bàn về phim của Thành Long một chút. Hầu như tất cả các tác phẩm gần đây của Thành Long (trừ phim Endless Love) đều theo 1 motif: 2 nhân vật – 1 Á, 1 Âu (Âu thì nói nhiều), điểm mấu chốt của phim luôn xuất phát từ nhân vật Á Đông (dĩ nhiên rồi, phim của ảnh mà), trong phim luôn có sự bất đồng và hiểu lầm giữa 2 nhân vật Á và Âu và cuối phim luôn có cảnh nhảy từ trên cao xuống và không chịu chết. Này nhé: Rush Hour 1-2-3, Hiệp sỹ Thượng Hải 1-2, 80 ngày vòng quanh thế giới. Vẫn 1 motif cũ rích ấy và vẫn hốt bạc.

Nói về phim tình cảm Hollywood, motif kinh điển được xài đến mòn vẹt là sự biến đổi và điểm bộc phát. Gần như tất cả các phim ăn khách đều theo motif này: có thể kể ra vô số, như là Pretty woman, How to loose a guy in 10 days, Noting Hill,… Sự biến đổi là việc nhân vật chính thay đổi tính cách, tình cảm hay quan điểm về 1 vấn đề gì đó,…. Chẳng hạn như, nhân vật nam chính trong Pretty Woman chuyển từ thái độ xem cô cave đứng đường là … 1 cô cave thành thái độ xem cô ấy là người yêu. Hay như phim Big Daddy, chàng nhân vật từ một kẻ bê tha, vô trách nhiệm trở thành 1 người cha tuyệt vời. Hay như phim Wedding Crasher, chàng nhân vật chính từ một tay chơi chuyên dụ dỗ các em gái trong các đám cưới đã trở thành người yêu lý tưởng. Kể nhiều mệt quá. Và sự thay đổi đó luôn là chóng vánh. Ngay cả anh Trương Nghệ Mưu cũng xài đến motif này khi làm bộ phim Thập Diện Mai Phục.

Điểm bộc phát (gần như điểm sôi 100 độ C) là sự kiện mà dưới tác động của 1 lời nói nào đấy, nhân vật thay đổi hoàn toàn và quyết định thực hiện 1 điều gì đó đúng đắn, đại loại là chạy theo tiếng gọi con tim (như Pretty Woman, How to loose a guy in 10 days, Notting Hill,…), làm 1 điều chính nghĩa (như phim Big Daddy, Summersby,…). Riêng trường hợp chạy theo tiếng gọi con tim, đây là một chi tiết kinh điển sáo mòn của các phim tình cảm. Chúng ta đã quá chán ngấy với cảnh vào cuối phim chàng trai/cô gái chạy đi tìm tình yêu của mình trong tuyệt vọng hoặc hạnh phúc. Như đoạn chàng trai chạy đến và biến câu chuyện cổ tích của cô cave ấy thành sự thật trong bộ phim Pretty Woman. Hay như, … nhiều quá kể không nổi.

Đó là những motif bạc triệu. Và đó là vẫn chưa kể đến motif của phim 007.

Motif. Quả thật, sáng tạo chẳng phải là 1 công việc dễ dàng gì.

Có lẽ thật thách thức cho những nghệ sỹ. Phải luôn sáng tạo, nếu không cuộc sống không còn ý nghĩa với họ. Những kẻ làm kinh doanh chỉ quan tâm đến cái gì hiệu quả nhất (mới hay cũ thì mặc kệ) và họ là những kẻ may mắn. Và cuộc đời quả bất công đối với người nghệ sỹ. Như Chế Lan Viên, xuất bản tập thơ Điêu Tàn năm 17 tuổi làm bàng hoàng cả giới văn chương và sau đó… đúng là “điêu tàn”. Chỉ toàn là những dị bản của nàng Cinderella. Hay tệ hơn là Nguyễn Huy Thiệp với Tiểu Long Nữ. Các nhà văn cây đa cây đề hay nói đến sáng tạo, hay chê bai lớp trẻ nhưng bản thân họ thì lại quá yêu nàng Tấm nên không nỡ đi đâu nữa.

Nghỉ lễ 30 tháng 4 để làm gì?

Featured image: Dan Ballard

 

Để phượt

Tại sao không dành những ngày nghỉ này để đến thăm một địa điểm nào mình muốn. Đừng viện cớ là không có điều kiện đầy đủ. Chỉ cần bạn muốn thì bạn có thể đến bất cứ đâu. Hộ chiếu Việt Nam có một lợi thế là người sở hữu nó có thể vi vu khắp Đông Nam Á mà không cần visa, ngoại trừ Mianma. Thật tuyệt đúng không. Tại sao không nhờ Couchsurfing để tìm chỗ ngủ khi bạn không muốn mất quá nhiều tiền. Chỉ cần bạn muốn, bạn sẽ có cách và biết đâu lại suy nghĩ và tìm ra được nhiều và nhiều giải pháp hợp lý hơn. Bất cứ nơi đâu đều có thể là nhà, đường nằm ngay dưới chân ta.

Phượt cũng không đồng nghĩ là đi thật xa. Không cần phải ra nước ngoài, không cần phải xách ba lô lên mà đi khắp miền đất nước. Thực tế là luôn có nhiều địa điểm thú vị tại nơi bạn đang sống nhưng bạn vẫn chưa tìm ra. Tin mình đi, những nơi bình dị nhất lại là những nơi thú vị nhất. Nhà văn Nguyễn Đỗ Phương Giao từng có một bài viết mang tên “Du lịch với vài ngàn lẻ trong túi” để nói về Sài Gòn của cô ấy. Không cần phải là Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng hay Hội An. Bạn có đủ tự hào để nói rằng chính nơi bạn đang sống cũng rất đẹp không?

Một gợi ý khác cho những bạn không thích ra ngoài. Bạn có Instagram chứ? Follow @curious2119 và @babysmurf ngay và luôn đi. Hy vọng niềm đam mê khám phá thế giới của bạn sẽ được đánh thức khi xem ảnh của hai tài khoản này.

Để về thăm gia đình

Về nhà đi. Không có nơi đâu bằng nhà của mình. Nhà với mỗi người đều mang một định nghĩa riêng. Với tôi, nhà là nơi bình yên nhất dù có những lúc sóng gió đến mà không báo trước. Nhà với tôi là khi nghe những tiếng than phiền của ba mẹ hằng ngày vì việc này, việc kia. Nhà là nơi dù không lúc nào ổn định nhưng đã tạo ra sự an nhiên và vững vàng trong chính con người tôi ngày hôm nay. Tôi không biết nhà của bạn thế nào, tôi cũng không biết cuộc sống của bạn ra sao. Nếu có thể, bạn kể cho tôi nghe về gia đình bạn được chứ? Tôi chưa bao giờ xa gia đình mình một khoảng thời gian gọi là đủ lâu. Nhưng tôi nghĩ tại sao phải đợi xa rồi mới bắt đầu nhớ.

Để ghi dấu kỷ niệm

Tại sao không làm một việc gì đó mà bạn chưa bao giờ dám làm vào ngày hôm nay? Tổ chức hôn lễ vào ngày 30 tháng 4 hoặc 1 tháng 5. Vừa dễ nhớ, vừa thuận lợi cho khách đi tham gia buổi tiệc vì ngày hôm đó đâu ai phải đi làm. Vậy là không lo khách nào vắng mặt rồi. Cầu hôn vào ngày 30 tháng 4 rất là đáng để làm. Vì sao ư? Bạn sẽ không phải trang trí bối cảnh sao cho hợp lí. Khắp nơi, nơi đâu cũng treo cờ đỏ rực rỡ, ai dám bảo màu đỏ không phải là màu của tình yêu. Cờ tung bay trong gió, dưới nền nhạc cách mạng chào mừng ngày Giải Phóng Miền Nam Thống  Nhất Đất Nước cực kỳ hào hùng. Thử tưởng tượng xem. Bất cứ việc gì đều có lần đầu tiên của nó, tại sao không để ngày đầu tiên đó là hôm nay.

Và cuối cùng, để suy nghĩ, hành động và nhân rộng yêu thương

Ngày 30 tháng 4 trong tim bạn có màu gì? Ngày 30 tháng 4 của tôi có màu đỏ. Màu đỏ của dòng máu chảy chung của dân tộc không bị chia cắt. Đó là thành tựu của sự hy sinh không lời văn nào tả xiết.

Ngày 1 tháng 5, có một ngày lễ của một thế hệ sắp sửa trở thành những người lao động mới. Tự hỏi có đủ tiêu chuẩn để trở thành một thế hệ mới xây dựng quê hương không khi chỉ biết đến những ngày nghỉ thi vị mà quên đi thực trạng lao động quê nhà. Khi mà nguồn nhân lực thừa lượng nhưng thiếu chất. Ta thực sự suy nghĩ chưa khi quên đi mong ước Đất nước trọn niềm vui như cố nhạc sĩ Hoàng Hà từng mong ước Rạng rỡ Việt Nam. Chúng ta có thật sự đoàn kết để yêu thương, tự hào dân tộc để rồi cùng vươn xa hơn như ngày xưa Trịnh Công Sơn từng viết Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.

Có phải trùng hợp không khi sau ngày 30 tháng 4  là ngày 1 tháng 5. Ta suy nghĩ về đất nước, về trách nhiệm bản thân. Hoàn thiện bản thân và gắn kết dân tộc là đang thực hiện một khoảng đầu tư cho những khát vọng mà thế hệ trước chưa đạt được. Lẽ nào chúng ta có thể tiêu xài phung phí, để rồi trắng tay đi đến tương lai?

Lâm Lê Khánh Hảo

 

Nguyên nhân của chiến tranh là gì?

Featured image: Marc Riboud

 

Không một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới không nói yêu hoà bình, vậy mà chiến tranh vẫn hàng ngày đang diễn ra. Vậy chiến tranh là gì? Nói đến chiến tranh có lẽ các vị ai cũng biết. chiến tranh thế giới, chiến tranh việt nam, chiến tranh ái quốc, chiến tranh xâm lược v.v..

–        Chiến tranh là nơi sinh ra anh hùng và quỉ dữ.

–        Chiến tranh là tàn phá và huỷ diệt.

Điều đó các vị đều biết. Thế nhưng để nói theo lý luận của ngôn từ triết học thì có lẽ các vị không ai biết đến chiến tranh là gì. Khi đặt câu hỏi chiến tranh là gì? Các nhà triết học muốn các vị đi tìm “chất” của hiện tượng chiến tranh.

Chất của chiến tranh là cái bất biến ở mọi nơi mọi lúc. Đã là chất của chiến tranh thì ở Việt Nam hay ở Mĩ nó đều giống nhau. Không thể nói chất của chiến tranh ở Việt Nam là yêu nước còn ở Mĩ là xâm lược. Chính vì không nhận thức được chiến tranh là gì cho nên trên con đường tìm kiếm hoà bình cả triệu năm qua của các vị đã không thấy hoà bình đâu cả, ngược lại chiến tranh lại có quy mô ngày càng rộng lớn và khốc liệt hơn.

Thưa các vị? Hôm nay cộng đồng triết học Việt Nam triệu tập các vị đến đây với mục đích để cùng các vị trao đổi, giúp các vị giải đáp câu hỏi “chất” của hiện tượng chiến tranh là gì? Xin hỏi các vị: Theo quan điểm của các vị thì nguyên nhân nào đã tạo ra các cuộc chiến tranh?

Nước Mĩ nói: vì các nước ương bướng và độc tài, vì dân chủ và tự do.

Nước Anh nói: vì các nước không mở cửa thị trường.

Nước Nga nói:  vì lý tưởng cộng sản.

Nước Việt Nam nói: vì đôc lập dân tộc, vì áp bức bóc lột.

Nước Nhật nói: vì Trung Quốc bành trướng đất đai.

Nước Trung Quốc nói: vì Mĩ muốn lãnh đạo thế giới.

Vân vân…

Các vị đã đưa ra rất nhiều lý do tạo ra cuộc chiến tranh, nhưng nói theo ngôn ngữ triết học thì đó chỉ là những nguyên nhân bên ngoài (nguyên cớ) không phải là nguyên nhân nội tại của chiến tranh. Các vị đều là nguyên thủ các quốc gia chắc các vị phân biệt được thế nào là nguyên nhân thế nào là nguyên cớ.

Theo các vị thì nguyên nhân bên trong tạo nên hiện tượng chiến tranh là gì? Các vị đều là người hùng biện sao bây giờ không ai lên tiếng. Thưa các vị. Bên ngoài kia đang có hai người đánh nhau. Các vị hãy nhìn xem nguyên nhân bên trong tạo ra cuộc đánh nhau giữa hai con người là gì?

Vẫn im lặng?

Thưa các vị. Trong số nguyên thủ các quốc gia  ngồi đây có nhiều vị đang muốn bác bỏ vai trò của bộ môn triết học. Cộng đồng triết học Việt Nam muốn nói với các vị rằng: Nếu bộ môn triết học không ra đời thì không có các vị ngồi đây với cương vị nguyên thủ quốc gia. Nếu triết học không ra đời thế giới ngày nay vẫn đang tăm tối như thời nguyên thuỷ. Vậy nên các vị hãy nghiêm túc mà học triết học.

Xin mời tất cả các vị hãy ra bên ngoài quan sát hai người đánh nhau.

–         Các vị thấy hai người đang dùng cái gì để đánh nhau.

–         Họ dùng tay.

–         Đúng rồi. Hãy chặt hết tay họ đi.

–         Các vị thấy hai người còn đánh nhau nữa không?

–         Họ vẫn đánh nhau, họ dùng hai chân để đánh nhau.

–         Đúng rồi. Hãy chặt hết hai chân họ đi.

–         Các vị còn thấy hai người đánh nhau nữa không?

–         Họ vẫn đánh nhau, họ dùng hai cái đầu để đánh nhau.

–         Đúng rồi. Hãy chặt hai cái đầu đi?

–         Các vị còn thấy đánh nhau nữa không?

–         Hết rồi.

Vậy các vị đã biết nguyên nhân tạo ra cuộc đánh nhau ấy chưa.

Nguyên nhân tạo ra các cuộc chiến tranh là sự tồn tại của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. Bất kỳ ở đâu có sự tồn tại hai lực lượng vật chất đối lập nhau thì đều có nguy cơ xảy chiến tranh. Hôm nay không có thì ngày mai sẽ có.

Bình thường hai lực lượng vật chất đối lập nhau vẫn song song tồn tại, nhưng khi có một nguyên cớ nào đó thì hai lực lượng vật chất ấy sẽ xung đột với nhau. Chiến tranh đã bắt đầu.

Chiến tranh là sự xung đột của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. “Chất” của hiện tượng chiến tranh là lượng vật chất đối lập nhau. Cho dù là chiến tranh yêu nước hay chiến tranh xâm lược thì Chiến tranh vẫn chỉ là sự xung đột của hai lực lượng vật chất đối lập nhau. Vậy làm thế nào để xóa bỏ chiến tranh để mang lại hoà bình cho thế giới?

 

Giá trị của một ngày

Photo: Wiki Commons

 

Thượng đế rất công bằng, cho mỗi người thời gian là như nhau. Vậy tại sao với người này một ngày vô cùng có giá trị còn người kia thì không là gì cả? Một ngày với hai mươi tư giờ liệu nó có đủ cho bạn?

Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt đó?

Khi tôi là sinh viên tôi đã thấy mỗi người bạn của tôi họ sử dụng quỹ thời gian này là không giống nhau. Có người ngủ vào ban ngày và thức làm việc vào ban đêm. Hoặc có người sẽ chăm chỉ học học tập mặc cho cuộc sống bên ngoài vận động ra sao. Cũng có người gần như dùng phần lớn thời gian đó cho việc xây dựng các mối quan hệ, họ vung đắp chúng từng ngày,… Trong đó tôi cũng tự quan sát chính mình. Tôi cũng vậy, tuổi trẻ với nhiều ấp ủ và hoài bão. Để muốn chinh phục các ấp ủ đó tôi cũng dùng phần lớn quỹ thời gian đó vào rất nhiều điều. Đại loại như nâng cao kiến thức cho bản thân, học kỹ năng mềm hay những trò game thu hút tôi. Tôi mê bóng đá, đặc biệt là môn thể thao chơi bóng bằng tay nó đã cuốn tôi một thời gian rất dài.

Còn những người giảng dạy chúng tôi khi đó họ ra sao? Công việc chính của họ là truyền đạt kiến thức của một người đi trước cho chúng tôi. Dĩ nhiên là họ dùng phần lớn quỹ thời gian của họ cho việc nghiên cứu, việc tự học các kiến thức mới để có thể định hướng cho chúng tôi về con đường phía trước. Tất nhiên không phải ai cũng vậy. Giảng viên thì cũng có người giỏi, có người không giỏi. Họ chấp nhận ở lại môi trường Đại học với đồng lương không quá cao thì chắc cũng phải có lý do. Đúng vậy, phần nhỏ trong cái xã hội thu nhỏ này họ đến với môi trường Đại học vì họ cần danh tiếng của một ngôi trường để họ có thể đạt được các mục đích như đi học, tài chính nghiên cứu đề tài khoa học, hay thành giảng viên thỉnh giảng ở các trường nhỏ hơn. Đấy, lương họ không cao lắm nhưng thu nhập có vẻ rất hấp dẫn nhỉ. Thậm chí, sau khi vài năm công tác nếu có thể những người này sẽ được đi học thạc sỹ hay tiến sỹ ở nước ngoài nữa thì chắc hẳn là vừa có tiếng lẫn có miếng rồi. Với tôi những người này giá trị một ngày của họ là tiền và danh vọng.

Khi tôi gần cuối Đại học, tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động về teambuilding và các chương trình về kỹ năng mềm. Khi đó tôi gần như được tham gia một môi trường hoàn toàn khác so với trước đây mà tôi từng tham gia khi học ở trường Đại học của tôi. Tôi có cơ hội gặp những con người mà tôi nôm na gọi là họ “Sống đã, sống cống hiến”. Thật tuyệt vời. Họ cho tôi một bài học về giá trị của một ngày. Cái mà tôi đã xem nó rất rẻ phần lớn thời gian khi tôi ở Đại học. Họ là những người trẻ, nhiệt huyết với lý tưởng và đam mê của chính họ. Dù để chinh phục đam mê đó học phải trải qua những con đường đi đầy những chông gai và khó khăn. Có thể để lại vết thương bất cứ khi nào thậm chí là gục ngã nhưng họ đã không bỏ cuộc. Vì thế cuộc đời họ đã chinh phục được những đỉnh cao của cuộc đời. Mỗi ngày trôi qua đi, là mỗi ngày họ để lại cho đời, cho cuộc sống này những điều thú vị. Vì họ hiểu được rằng cuộc đời vô thường, họ cứ sống như chỉ còn chính ngày hôm nay để sống.

“Hãy sống mỗi ngày như thế đó là ngày cuối cùng của mình.” — Steve Jobs

Steve Jobs và giáo sư Randy cũng vậy, họ trở nên mạnh mẽ và quyết liệt vì họ biết mình sẽ phải rời xa thế giới này. Họ làm việc sáng tạo mỗi năm cho đến khi họ qua đời thì nhân loại vẫn luôn nhắc tên  họ. Hàng triệu người sử dụng các tác phẫm về công nghệ của Apple nhắc về Steve hay hàng triệu người được xem bài giảng cuối cùng của giáo sư Randy mặc dù ai cũng biết bài giảng này ông không dành cho họ. Ông dành bài giảng này cho ba đứa con trai của ông ấy. Nhưng ở đâu đó trong suy nghĩ của hàng triệu con người này tìm được sự đồng cảm từ ông ấy. Họ chợt hiểu rằng quỹ thời gian của họ không còn nhiều như họ nghĩ. Hãy đứng về và hành động như chỉ còn ngày cuối cùng để sống khi đó bạn sẽ thấy được chân giá trị của hai mươi tư giờ trong một ngày ngắn ngủi.

Mr Lias

Bất trắc luôn rình rập chính là quy luật của cuộc sống

Featured image: jasminenicoleg

 

Nhiều lần, bạn mở trang báo mạng buổi sáng và thảng thốt, trầm tư với những mẫu tin: Trùm ngân hàng bị bắt, cựu lãnh đạo nhận án tử hình, tướng công an liên đới vụ đại án rồi bệnh chết, hay tàu Hàn Quốc chìm ngoài khơi cướp đi sinh mạng hàng trăm học sinh… Những nhân vật đình đám một thời giờ như rơi xuống vực thẳm, hoặc những mạng sống còn rất trẻ đột ngột ra đi. Rõ ràng, bất trắc luôn rình rập cuộc sống của ta.

Đó là quy luật của cuộc sống. Vạn vật không khi nào là ổn định mãi mãi. Nó luôn luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng, hoàn toàn ngoài tầm khống chế của con người. Có ai muốn bệnh tật không? Nhưng có ai thoát khỏi nó không, mặc cho chế độ ăn uống kiêng khem và thể dục đều đặn? Hơn nữa, nếu không có sự biến đổi thì làm sao có sự trưởng thành, phát triển của cá nhân và xã hội?

Nguồn gốc của sự vận động biến chuyển này là vì mọi vật mọi sự, hữu hình hoặc vô hình, đều nương tựa nhau mà hình thành. Bởi vậy, nó không thể tự quyết định lấy nó. Nó phải phụ thuộc vào những yếu tố liên quan. Khi những yếu tố này hài hòa, nó sẽ sinh sôi nảy nở, cho đến khi sự liên kết của các yếu tố đó suy yếu thì nó tự biến hoại, tan rã, mất đi. Ví như con người không tự dưng được sinh ra và lớn lên, mà nhờ vào sự kết hợp của tinh trùng, noãn trứng với một dòng tâm thức cùng sự hấp thụ thức ăn nước uống và những yếu tố khác. Quá trình phát triển, lão hóa, rồi chết đi thi chúng ta đều đã nắm rõ.

Phần nhiều con người đều hiểu quy luật này, nhưng hiếm khi nào thừa nhận và nhớ về nó. Thực tế đó khiến ta luôn bị dày vò, nhận chìm trong đau khổ khi tài sản tiêu tan, sự nghiệp sụp đổ, người thân người thương mất đi. Lý do của những đau khổ này là khi tài sản, sự nghiệp, sự sống còn đang trong giai đoạn sinh trưởng đơm hoa kết trái, ta đã bám víu vào đó quá chặt quá cứng, nên khó lòng thoát ra khi chúng mất đi.

Ta đã bám víu như thế nào? Đó là sự hưởng thụ vô độ, chìm đắm mê mệt trong khoái cảm tình dục, ăn ngon mặc đẹp, tiện nghi vật chất… Đó là sự say mê đến mức cuồng vọng không thể kiểm soát khi tìm kiếm tiền tài, địa vị, tên tuổi, quyền lực. Đó là sự ngất ngây hả hê khi được người khác trầm trồ ngưỡng mộ, thán phục ganh tị…

Vậy làm thế nào để đối mặt với những bất trắc mà ít khổ đau? Chỉ cần bớt đi sự bám víu một phần thì khổ đau vơi đi một phần. Cứ thế, càng bớt bám víu càng ít khổ đau. Ta vẫn ăn uống, hít thở, vẫn tạo dựng sự nghiệp nhưng không bị hút vào vòng xoáy ma quái của những chu trình đó. Mỗi ngày hãy suy tưởng, quán chiếu về quy luật thay đổi bất định của vạn vật. Từng ngày trôi qua, tâm trí ta sẽ được thanh lọc và trở nên sáng suốt để nhận biết cái gì là cần, khi nào là đủ và rồi sự bám víu, dính mắc sẽ dần vơi đi. Cho đến khi sức mạnh tâm trí đạt đến mức như ý thì cuộc sống của ta trở nên ung dung hơn, các biến cố cuộc đời trở nên “nhẹ tựa lông hồng”. Và điều quan trọng là phải thực hành suy tưởng, quán chiếu từng ngày từng ngày một, không ngơi nghỉ.

Võ Quân Zeroman

Vẫn luôn có một người để nhớ!

Photo: Amy

 

Anh vẫn là một kỉ niệm nào đó trong em, vì sự xuất hiện thật tình cờ và đơn giản ấy. Đến giờ thì đó cũng là một khoảng thời gian khá dài “tạm dừng” để cả anh và em cùng nhìn lại chính mình. Em không biết với anh ra sao, nhưng với em cũng có đôi chút khác khác, hụt đi một cái gì đó, em “rảnh” hơn về kế hoạch công việc nhưng “bận rộn” hơn về suy nghĩ. Tuy cũng có đôi khi, trong một ngày nào đó, lẫn lộn cảm giác của sự trống vắng, em vẫn nhớ đến anh – một vài phút thoáng qua trong đầu khi càng dùng lý trí ngăn cản thì cảm xúc càng lấn tới. Anh bước vào cuộc đời em có lẽ cũng nhẹ nhàng thật đấy, người bạn mới quen ạ. Người ta nói đúng là thích hay yêu một ai đó, dù là bạn bè thì không cần phải có một lý do cụ thể nào cả, đơn giản chỉ là cảm nhận thôi. Không đắn đo để phải suy nghĩ nhiều vì không hiểu sao em cảm nhận được ở anh sự chín chắn và chân thành của một người trưởng thành, em hào hứng và có đôi chút tò mò về cảm giác sẽ “yêu” một ai đó khi mà điều này đã ngủ quên trong em cũng khá lâu rồi, “yêu” của sự chấp nhận và có cảm xúc từ hai phía. Anh đã từng nói với em, tình yêu cần sự chân thành thôi… em biết, nhưng với em điều đấy chưa đủ, em cần sự “Chấp nhận, Yêu thương & Tin tưởng”. Cuộc sống của hai người khi là một sẽ không đơn giản theo lối tư duy một người, nếu ngoài tình yêu ra mà không có những yếu tố trên chắc chắn sẽ bao giờ lâu bền được.

  • Chấp nhận – để hiểu rằng người bạn đời của mình sẽ luôn có những tính cách riêng, rất đáng yêu nhưng cũng có lúc không thể hòa hợp được và liệu rằng lúc đó anh có hiểu và chấp nhận được con người chân thật đó của em? Em biết, sẽ có lúc em mắc lỗi – một lỗi đủ lớn để cần anh hiểu em và cũng cần có một sự chấp nhận lớn lắm với người anh đã chọn làm vợ. Sự nóng giận hay mù quáng nhất thời có thể giết chết hết tất cả những gì gọi là tình cảm nhất mà trước đây anh và em dành cho nhau.
  • Yêu thương – với em có lẽ hai chữ “Tình yêu” chưa thể gọi là hoàn hảo cho mối quan hệ gia đình. Hai người sẽ sống với nhau không chỉ bằng Yêu và cần Thương nữa anh à. Bởi những gì anh thương em để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một “mối quan hệ” lâu dài và bền vững. Bởi “tình yêu” có thể chỉ là cảm xúc nhất thời trong một giai đoạn nào đó trong khi vì “tình thương” người ta sẽ sẵn sàng hiểu và hy sinh vì nhau cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.
  • Tin tưởng – những giông bão của cuộc đời có thể đổ xuống chúng ta bất cứ lúc nào phải không anh? Và liệu rằng khi đó, anh có đủ tin tưởng vào khả năng và con người của em? Anh có sẵn sàng bước qua mọi rào cản của xã hội, đặt niềm tin mãnh liệt của anh nơi em để tin tưởng, trao trọn cho người phụ nữ anh thương? Em cần điều đó ở người đồng hành tuyệt vời trên suốt chặng đường khó khăn đó cùng em anh à. Em mạnh mẽ để đủ sức đứng một mình nhưng vẫn sợ bị đánh gục trước việc bị mất lòng tin ở người mà em thương yêu suốt cuộc đời này.

Em nghĩ vậy hoặc do em “khó tính” trong mối quan hệ đặc biệt ấy đến với mình; em suy nghĩ nhiều vì em sợ với bản tính của mình, em không đủ sức để bước qua những gì còn là trở ngại và chưa dám chấp nhận điều gì khi mình không dám chắc mình có nắm được nó hay không? Và dường như em đủ chấp nhận nhưng chưa thực sự tin tưởngvào tình cảm mà em đặt ra giữa anh và em. Em đặt ra “tiêu chuẩn” không phải để giới hạn hay yêu cầu gì đó với bất kỳ ai vì đơn giản em đang nghĩ cho anh, cho em, cho cuộc sống hơn nửa đời người nữa chúng ta – một cuộc sống không hào nhoáng mà giản dị của việc chia sẻ và hạnh phúc trọn vẹn để cùng nhau vượt qua tất cả. Vậy nên sẽ chẳng sao cả khi có một người nào bước được vào cuộc đời em và rồi lại bước ra. Em sẽ buồn, đương nhiên, nhưng nhẹ thôi, không sao đâu vì với em đó chỉ là một trong số rất nhiều mối quan tâm, trong số rất nhiều việc em phải làm khi mình xuất hiện trên cuộc đời này. Em cô đơn và yếu đuối thật đấy, nhưng trong chuyện này có lẽ lý trí đã chi phối quá nhiều vì em biết điều gì sẽ tốt cho cả anh và em thời điểm đó. Xin lỗi anh vì quyết định dừng lại cũng đơn giản khi chỉ là một tin nhắn như sự xuất hiện cũng bất ngờ của anh trong một ngày mưa nhẹ.

Có lẽ 5 năm, 10 năm hay thậm chí là lâu hơn nữa, đến khi cả anh và em có lẽ cũng không nhận ra nhau trong cuộc sống, anh vẫn sẽ là một cái gì đó mờ mờ, ảo ảo và rất ấn tượng trong em. Gửi một lời cảm ơn và xin lỗi chân thành đến anh, người bạn đặc biệt mà có lẽ vô tình em đã làm tổn thương và mất thời gian của anh khi có một cô gái “lạ” chen vào cuộc sống vốn bình yên ấy – cuộc sống vốn đơn giản và nhiều thử thách đặt ra đang lặng lẽ trôi. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ anh đọc được những dòng này, cảm nhận được cảm xúc của em về anh nơi đây, nhưng em cũng tin vào sức mạnh của duyên số, về cái nợ chúng ta vướng vào nhau trên cuộc đời này, để biết đâu đấy, một ngày nào đó chúng ta gặp lại nhau…

Và đã có đôi lúc, em tự đặt câu hỏi: “Nếu như được quay lại, liệu mình có hành động khác đi?”

Hạnh phúc và ngọt ngào với niềm vui nơi anh.

Người gửi: Một cô gái anh đã từng yêu!

 

Bùi Phương Linh

Đôi chân trần

Featured image: weruninhalflight

 

Lưng cha thì đội nắng gầy, ôi tóc bạc tựa trăng soi. Cả cuộc đời, và cả cuộc đời, đôi chân trần…”

Tôi nghe bài hát “Đôi chân trần” (Y Phôn K’sor)  từ hồi còn học đại học. Cũng như các bài hát đậm chất Tây Nguyên khác, tôi thích nghe nó được thể hiện bởi các ca sĩ xuất thân từ nơi đây – các ca sĩ người dân tộc thiểu số, như cố nghệ sĩ Y-Moan chẳng hạn. Bởi chỉ họ mới có thể truyền được “cái chất Tây Nguyên” tới tâm hồn người nghe. Và một cách rất tự nhiên, mỗi lần nghe bài hát này, tôi lại nhớ cha tôi!

Cha tôi không đi “lượm quả ngọt rừng cho con đỡ đói qua đêm”, không “đi lượm từng hạt thóc cho con một bữa cơm chiều”. Cha tôi là một người nông dân ở vùng đồng bằng, ông đi cày, đi bừa cả ngày ngoài ruộng để lo cho con cái ăn, cái mặc, học hành tử tế. Nhưng có một điểm chung, đó là hình ảnh về “đôi chân trần”. Mỗi khi đi ra đồng, ông thường đi chân đất. Bàn chân cha tôi to lắm, “đôi chân cồng kềnh”, nó bè ra giống như cái lá bàng ấy, màu đỏ cháy.

Tôi thích ngắm nhìn tình yêu thương của cha dành cho tôi. Tình thương của ông không nằm ở những lời nói, ở đôi mắt chứa chan tình yêu thương luôn nhìn tôi âu yếm như mẹ. Ông cũng chưa bao giờ khen tôi trước mặt dù chỉ một lời. Tình thương của ông thể hiện ở sự dõi theo khi con cái đi xa, thể hiện ở sự lo lắng cho cuộc sống từng đứa con của mình, nhưng không bao giờ để lộ ra.  Tình thương của ông vừa trầm ấm, dịu dàng lại vừa lạnh lùng nhưng đủ để tôi có thể cảm nhận được.

Tôi luôn nằm lòng câu nói “Học cái tinh túy của người Bắc, học cái phóng khoáng của người Nam, học cái ý chí của người Trung”. Ở những vùng đất tôi từng đi qua, từ Bắc tới Nam, tôi chưa thấy nơi nào khí hậu khắc nghiệt, người dân khổ cực như ở miền Trung quê tôi. Nắng tới khô cháy từng đôi mắt, lạnh thấu xương, cây lúa được chăm chút nâng niu tới kỳ trổ bông thì bị lũ quét, mưa bão, phủi trắng bàn tay của người nông dân vốn đã trắng trơn. Nhưng có một thứ của người miền Trung mà không thế lực nào có thể lấy đi được: Ý chí! Cái ý chí kiên cường, ý chí làm lại mọi thứ từ con số không…

Và cha tôi – một người dân miền Trung mang trong mình những tính cách đặc trưng của mảnh đất này: giàu ý chí, tình cảm, chịu thương chịu khó, sống có trách nhiệm, đôi lúc hay nóng nảy… Ký ức của tôi khắc  ghi hình ảnh đôi chân cha đi thoăn thoắt trên cánh đồng dưới tiết trời se lạnh, dưới những cơn mưa phùn mùa đông khi đi bới khoai, dưới cái nắng đổ lửa mùa hè khi cha đi gặt lúa… Đó là những hình ảnh đẹp nhất mà tôi thấy được về cha, nó không màu mè, ấn tượng nhưng sẽ in sâu mãi mãi trong tâm trí của tôi.

Ai cũng có một người cha, cũng có những hình ảnh về người cha của mình, và tất nhiên không ai giống ai. Nhưng đó là những hình ảnh đẹp nhất mà họ từng biết. Tôi tin như vậy! Người thì nhớ về cha qua dáng đi, người nhớ về cha qua giọng nói, hoặc qua cái ôm phóng khoáng và rắn chắc… Riêng tôi, tôi nhớ về cha mình qua hình ảnh “đôi chân trần”, đôi chân đã in dấu qua từng bờ ruộng quê mình.Cũng nhờ đôi chân đó mà tôi có được ngày hôm nay. Tự đáy lòng, tôi luôn biết ơn và tôn thờ đôi chân đó!

Ôi thời gian, hãy quên đi, đôi chân cồng kềnh, cha đi giữa rừng hoang vu…”

 

Ngựa Hoang

* Những dòng in nghiêng trong ngoặc kép là lời bài hát “Đôi chân trần” của Y Phon K’sor.