28 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 233

Thế nào là yêu nước?

Photo: Adde Adesokan

 

Mỗi khi có một hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, nhiều người trong chúng ta gào thét, la ó: “Đánh đi, sao không đánh?” Rồi chửi bới, xỉ vả chính quyền nhu nhược, hèn yếu v.v… Nhiều người còn bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách tham gia biểu tình, tụ tập đông người dâng cao biểu ngữ này kia….

Trong đám đông ấy, trong những câu từ la hét ấy hừng hực khí thế, ngút ngàn lòng căm thù, nồng nàn tinh thần yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Các bạn hồ hởi tham gia các cuộc biểu tình, thả sức dùng mọi lời lẽ để phê phán sư bạc nhược với một sự tự hào trong thâm tâm: Mình là người yêu nước. Các bạn không hiểu tại sao những việc làm với tinh thần yêu nước thiết tha ấy lại bị “ngăn cản”, các bạn càng phẫn nộ khi người “đứng đầu” bị xử lý, các bạn truyền tải những thông điệp kêu gọi biểu tình, tạo thành một đám đông dễ dàng bị kích động, xúi giục một cách hoàn toàn vô tội bởi sự tin tưởng và tự hào rằng: “Tôi yêu nước, tôi có quyền.”

Các bạn đâu biết rằng, khi các bạn đang ” hùng hổ” ở đâu đó thì bên kia biên giới, họ nhẹ nhành hạ lệnh “tạm dừng nhập, cấm xuất” với những lý do “giời ơi” là hàng nghìn tấn dưa, khoai, bầu bí nằm chờ “thối”. Người thiệt hại là ai? Người đau khổ là ai? Các bạn chắc có câu trả lời.

Đúng, hầu hết lời nói và hành động phẫn nộ của các bạn đều xuất phát từ lòng yêu nước, từ lòng tự tôn dân tộc và muốn bày tỏ, muốn có những hành động để cho thế giới thấy người Việt Nam chúng ta yêu nước thế nào, nhưng hãy hành động một cách thông minh, hiệu quả. Nếu các bạn biết rằng việc các bạn bị cuốn vào những hành động đó là bạn đang giúp “người láng giềng thân thiết” của chúng ta có cớ để làm nhiều việc họ mưu tính. Họ rất thích sự “nóng nảy” và “tâm lý đám đông” của chúng ta. Nó làm họ dễ nhận biết tình hình và dễ hình dung ra bài toán đối phó với chúng ta.

Những ngày cuối tuần, đi trên con phố Điện Biên Phủ một con phố tuyệt đẹp nhưng vô cùng “nhạy cảm”, tôi thấy những anh công an, những chú dân phòng ngồi thành từng nhóm, họ giăng dây, chăng biển để ngăn những người biểu tình. Tôi thấy, tại sao họ phải làm vậy nhỉ? Tại sao họ không giúp những hành động bột pháp, vi phạm pháp luật kia bằng thành một hành động yêu nước chân chính. Chẳng phải dễ dàng mà chúng ta tập hợp được số đông nhiều như vậy. Tại sao chúng ta không thành lập luôn một hội đồng tuyển chọn những người sẵn sàng tham gia nhập ngũ, sẵn sàng cầm súng và chiến đấu hy sinh cho đất mẹ yêu thương!

Tô tin rằng, đám đông ngụt lửa căm thù ấy sẽ lựa chọn được nhưng chiến binh dũng cảm nhất. Họ sẵn sàng và mong mỏi được ghi danh, được gọi tên mình tham gia nhập ngũ và lập tức lên đường ra tuyến lưa bảo vệ tổ quốc.

Gào thét mà làm chi, biểu tình bạo động để làm gì? Hãy lắng nghe lời sông núi, hãy làm một việc thôi: Sẵn sàng cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương, giữ gìn hồn dân tộc!

 

May1980

Trong chính trị, không có gì “miễn phí”

Photo: Wikipedia

 

Hôm qua, khi vấn đề biển Đông được đưa tin rầm rộ, nhiều đồng nghiệp của tôi – cùng là dân văn phòng – có phần ngơ ngác trước việc Trung Quốc đem dàn khoan ra biển. Có anh bảo, nếu muốn chống Trung Quốc, phải nhờ đến Mỹ hoặc Nga. Có anh bảo, nhờ đứa nào cũng thế thôi, mày nghĩ Mỹ tốt hơn Trung Quốc chắc? Có anh lại bảo Nga sẽ đến cứu mình…

Nhiều người chúng ta rất thực tế trong đời sống nhưng lại rất lý tưởng trong chính trị. Trong chính trị, vẫn còn một số người tin vào những điều cao cả như tình bạn, tình hữu nghĩ, tình đồng chí quốc tế, tình này tình nọ… Thậm chí anh bạn kia nghĩ rằng Nga sẽ đến cứu Việt Nam vì Việt Nam và Nga là bạn bè, vì hai bên có thiện cảm với nhau.

Nhưng chính trị tàn khốc hơn đời sống. Nhìn xem, các cường quốc có thể hành xử theo cách thô thiển và mất nết mà nếu là một người bình thường phải mặt dày lắm mới dám làm trong cuộc sống. Họ hành động thiếu văn hóa, nhưng họ được quyền làm vì họ là nước mạnh.

Cuộc chơi của các quốc gia có gì đó nguyên thủy hơn so với xã hội văn minh. Đôi khi nó giống cuộc chơi của các con thú biết nói tiếng người. Bạn hãy đọc lại thông tin về những cuộc chiến, những tranh chấp gần đây trên thế giới, hãy nhìn lịch sử không chỉ của các cường quốc mà còn của bất cứ quốc gia dù nhỏ yếu nào, bạn sẽ có cơ hội thấy điều đó. Ngay hành động của Trung Quốc cũng vậy.

Thế nhưng vẫn có những người tin rằng Nga sẽ đến cứu Việt Nam… Nếu như họ biết là, trong chính trị, không có bạn bè, chỉ có quyền lợi. Ngày xưa, chúng ta có bạn bởi chúng ta liên quan đến quyền lợi của họ. Khi quyền lợi mất thì quay lưng, hoặc trở mặt. (có thông tin cho biết sắp tới Nga và Trung Quốc sẽ chuyển vị trí tập trận chung – ban đầu là Biển Hoa Đông – sang Biển Đông)

Luôn luôn bất ngờ trước những suy nghĩ kiểu đó. Vậy nhưng trưa hôm qua mình đã được nghe hai lời mong ước như vậy. Ờ thôi thì việc đó cũng không hoàn toàn do trách nhiệm của họ. Đó là hậu quả của giáo dục. Có điều, nếu chúng ta còn mơ mộng, chúng ta sẽ còn vỡ mộng.

Chơi với Trung Quốc, Nga, Mỹ… đều có cái được và mất. Vấn đề là, với từng quốc gia, chúng ta được gì và mất gì. Và họ có thấy chúng ta đáng để quan tâm hay không. Đây là những điểm cần suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn. Không có lựa chọn hoàn hảo, nhưng sẽ có một lựa chọn tốt hơn những lựa chọn còn lại. Nhưng Việt Nam thì vẫn ngây thơ… Có thời chúng ta còn tin rằng Trung Quốc chỉ “đánh chiếm hộ Hoàng Sa” cho mình thôi cơ mà?

Căng thẳng biển đảo nổi lên đã vài năm, vụ việc hôm nay chỉ là hệ quả không thể tránh được. Chính quyền Việt Nam theo đuổi hướng ngoại giao hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, tuy nhiên điều đó lại làm cho Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam bạc nhược. Chúng ta đã cư xử như những người anh em với họ, nhưng lại làm họ hiểu lầm rằng chúng ta sợ hãi, nhút nhát. Việt Nam bắn sai tín hiệu, lại không có đồng minh, và đang phải chịu áp lực nặng nhất từ Trung Quốc trong số các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với họ. Họ chỉ dám luẩn quẩn quanh Senkaku, nhưng sẵn sàng cắm mốc và đưa giàn khoan vào giữa biển Việt Nam.

Có anh bạn nói: Không dựa vào thằng nào cả. Vì thằng nào giúp ta cũng chỉ vì lợi ích riêng! Nghe cứ như một lời oán trách vậy. Tôi xin bạn! Nếu chúng ta chờ đợi một ai đó đứng mũi chịu sào cho mình mà lại không muốn trao cho họ một thứ gì, vậy chúng ta là hạng người gì? Một kẻ ăn bám chuyên nghiệp, chỉ muốn nhận không muốn cho, thích mua sắm không phải trả tiền – một kẻ lừa đảo có hạng! Không ai thích giao du với hạng người như thế. Còn nếu có ai đó “vô tư” hoàn toàn trong việc giúp chúng ta “đỡ đòn”, chắc đó phải là kẻ điên.

Hãy học cách chơi sòng phẳng! Vì dù muốn hay không, với bất kỳ “bạn bè” nào, chúng ta cũng phải và nhất định phải trả giá. Chưa từng có quốc gia nào giúp Việt Nam một cách “vô tư” cả. Đã như thế và sẽ như thế. Không có gì là miễn phí!

Vậy phải chăng chúng ta có thể tự lực tự cường mà không cần ai giúp? Ở vị trí địa lý và trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, tôi nghĩ điều đó không đủ.

 

Vũ Kenzo

Bài học từ sai lầm của bản thân

Photo: Richard Stewart James Gaston 

 

Tôi đã có một quãng thời gian dài rời khỏi bạn bè, rời khỏi con đường học tập của mình! Và đây là lúc tôi phải thay đổi, phải hướng bản thân mình đến những giá trị tốt đẹp hơn.

Gần một tháng trải nghiệm Đột kích Trung Quốc (CFQQ), là hơn một năm tôi gắn mình với những trò chơi điện tử một cách liên tục. Cũng khá thú vị. Nhưng như một lẽ tất yếu, khi tôi dành thời gian ngồi trước màn hình vi tính thì tôi lại bị bạn bè mình bỏ lại, và tôi trở nên kém cỏi hơn.

Chơi game đúng là để giải trí, và thực sự nó giúp giải trí rất tốt, nhưng không phải ai cũng nhớ đến 2 từ “giải trí” khi chơi game, và tôi cũng vậy, say đắm trong những trò chơi điện tử, ngày trước thì ngồi “cày” Đột kích Việt Nam (CFVN) có khi cả 12-13 tiếng liên tục, chỉ trừ thời gian đi ăn cơm và vệ sinh cá nhân.

Bỏ CFVN một thời gian ngắn, tôi thử tìm hiểu và chuyển sang chơi CFQQ, nhưng rồi lại cũng như vậy, lúc này tôi không chơi nhiều quá như trước, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng tôi cũng lại say đắm trước màn hình vi tính với trò chơi này.

Đến với game âu cũng là khi buồn, hay khi rảnh rỗi, hay là khi cô đơn. Với hy vọng vui lên. Nhưng có lẽ mọi thứ lại càng tệ hơn nữa, khi trong trò chơi tôi giao tiếp với các bạn, cả VN và TQ đôi khi chỉ đôi dòng chat ngắn, chúng thật vô nghĩa. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức cùng sắc áo thì đi chung, khác sắc áo thì chỉa súng bắn nhau. Nhưng rồi khi nhấn vào nút X trên màn hình, sau đó mọi thứ lại trở về như cũ và thêm vào đó là sự mệt mỏi cũng như tâm trạng chán nản khi mà thời gian đã trôi đi. Tôi vẫn chỉ cô đơn đấy thôi.

Tôi đã bỏ lỡ bao nhiêu sự kiện bên ngoài, bạn bè, gia đình…

Cả xã hội vẫn đang vận động, còn tôi thì đang “ngồi bất động” một mình trong này với chiếc máy tính và những người “bạn ảo” thông qua những nhân vật ảo của mỗi người. Thế giới luôn luôn vận động, mỗi người chúng ta chỉ là một phần trong đó, một phần nhỏ trong cái thế giới to lớn kia. Khi ta không làm gì cả thì mọi thứ vẫn như vậy, họa may thì thay đổi đôi chút ở những người bạn, những người thân của mình. Và khi ta không đi lên, ta sẽ bị những người khác vượt mặt, ta sẽ bị bỏ lại trong quá khứ của chính chúng ta, không có sự vận động nào.

“Sự học như thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi.” – Khuyết danh

Đây chẳng phải là câu nói mà tôi luôn thuộc nằm lòng từ hồi còn là học sinh lớp 9 sao. Nhưng mấy khi tôi dùng câu nói ấy để tự soi xét lại cho chính bản thân mình! Sự học như thuyền ngược nước, không tiến lên thì sẽ bị cuốn theo dòng nước và đi lùi lại. Tôi không muốn bàn nhiều về câu nói ấy, vì như thế nào thì gọi là “tiến”, như thế nào là “lùi” … cái đó tùy cảm nhận, cách khai thác của mỗi cá nhân và mỗi tầm mức suy nghĩ của mỗi người. Khi không còn là học sinh nữa thì sự học ở đây nó rộng lắm, bao quát tất cả vấn đề mà đang tồn tại trong xã hội này. Và khi đó yêu cầu đặt ra cho mỗi người là cao hơn, nhiều hơn cả. Có thể nói nếu muốn đi lên ta phải phấn đấu hết mình, không có thời gian cho những công việc vô ích, đó là sự rèn luyện, trau dồi không ngừng nghỉ.

Cũng đã nhiều lần tôi quyết tâm bỏ nó, nhưng sao lại khó quá, ý chí của tôi lại bị khuất phục trước cái gì đó. Có thể gọi là cám dỗ không. Tôi không thể nhìn thấy bầu trời, mặt trăng với tôi là điều xa xỉ. Còn đường phố, con người ngoài đó như thế nào, tôi cũng không biết. Đây đâu phải là thứ tôi muốn. Trước khi đến thành phố, tôi luôn yêu thích việc ngắm cảnh, và nhìn ngắm đường phố, con người, cây cối, chim chóc … là thú vui chưa bao giờ nhàm chán của tôi. Vậy mà tôi lại quên đi điều đó, để cho trí óc, tư duy của mình bị đóng băng lại.

Sống thờ ơ và vô trách nhiệm quá nhiều rồi. Đây đâu phải là điều tôi muốn, đây cũng đâu phải là lý do tôi đến nơi này

Đặt chúng lên bàn cân thì rõ ràng tôi có đủ khả năng để nhận biết được đâu là việc tôi cần làm, đâu là hướng tôi phải đi.

Tôi sẽ bỏ CF. Tôi muốn hòa mình vào xã hội. Muốn được đi chơi cùng bạn bè, được cùng cười đùa với họ. Được là thành viên của một tập thể. Để dẹp đi những tháng ngày sống cô độc một mình, dẹp đi những ngày tháng “sống lặng lại suy nghĩ về cuộc đời” mà người khác hay gọi là tự kỷ.

Có lẽ đây mới chỉ là lời nói thôi, kết quả của quyết định này của tôi có thành công hay không thì phải 1 – 2 hoặc thậm chí 3 hay 4 năm nữa mới dám khẳng định. Nhưng “không phải là bạn thì là ai, không phải bây giờ thì bao giờ”. Sẽ không có bất kì một kết quả nào nếu như không có một sự bắt đầu. Bắt đầu để thay đổi, thay đổi suy nghĩ, hành động và thay đổi cuộc đời của chính mình.

Đây là một câu chuyện của chính bản thân tôi, một thằng sinh viên sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khi tôi viết ra những điều này, là tôi muốn có thêm một chút nghị lực cho bản thân mình, và phần nào hiện thực hóa ý đồ thay đổi mà tôi đã tính toán cho bản thân mình. Hy vọng bài viết này của tôi có thể cho các bạn một chút gì đó suy nghĩ tích cực hơn, và nếu nó giúp cho ai có thể nhìn nhận được điều gì giá trị hơn trong cuộc sống thì thật tuyệt vời.

 

PV Hieu

Tp. Hồ Chí Minh, 9-5-2014.

Nhìn ngược lại về lòng yêu nước

Photo: Victor Phùng

 

Cũng bình thường khi bạn treo những avatar rực màu đỏ. Cũng bình thường khi bạn nổi nóng. Cũng bình thường khi bạn nói sẵn sàng cầm súng ra trận. Truyền thông như chỉ còn tràn ngập căng thẳng từ vụ giàn khoan Trung Quốc; Việt Nam đang bị đe dọa, dường như tổ quốc lâm nguy. Cũng bình thường khi bạn yêu nước vào những ngày này.

Bởi đó là lẽ đương nhiên. Bạn thử nghĩ xem, có dân tộc nào lại không như thế khi tổ quốc bị đe dọa? Dùng từ dân tộc ở đây cũng không hoàn toàn chính xác, vì Việt Nam có tới hơn 50 dân tộc chung một đất nước. Người Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật… họ cũng sẽ nổi nóng và nói sẵn sàng cầm súng ra trận nếu gặp hoàn cảnh tương tự.

Ý tôi không phải là chúng ta nói giỏi hơn làm. Điều này phải thực tế mới chứng minh được. Tôi muốn nói là, nếu chỉ vào những ngày này, khi tổ quốc bị đe dọa, mới thấy rõ tinh thần yêu nước của chúng ta, thì đó không phải là một điều đáng tự hào đâu. Đó là một điều đáng hổ thẹn. Khi đất nước không có vẻ gì nguy khốn, chúng ta đã không thấy được lòng yêu nước của nhau.

Một quốc dân đích thực là một quốc dân biết yêu nước trong thời bình – bởi vì điều này không dễ dàng, khi chúng ta yêu nước mà không bị kích động bởi sự tồn vong, bom đạn. Ta khâm phục những quốc dân yêu nước trong đời sống bình yên hàng ngày. Họ sống văn minh, làm sạch và rạng sáng văn hóa, đóng góp cho đời sống kinh tế và biết giữ thể diện cho đất nước. Đó là lý do vì sao chúng ta khâm phục người Nhật.

Tôi có đọc ở đâu đó rằng: Thể diện của quốc gia cũng là thể diện của mỗi người dân, nhưng thể diện của mỗi người dân cũng là thể diện của quốc gia. Chúng ta mới chỉ làm được vế đầu tiên. Vế thứ hai khó hơn nhiều, và dường như không nhiều người Việt Nam thực hiện được.

Phần đông chúng ta, trong đời sống bình yên, không quan tâm đến những biến động của đất nước. Ăn chơi, nhậu nhẹt, lo toan đời sống. Chúng ta hầu như không có một ý thức hành động vì văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước. Chúng ta có bao giờ làm điều gì đó có thể khiến đất nước văn minh hơn? Chúng ta có bao giờ làm việc, không chỉ với mục đích nhận lương, mà còn muốn đóng góp vào sự giàu mạnh của quốc gia? Chúng ta có bao giờ quan tâm điều gì đang xảy ra ở tầm vĩ mô, trong vấn đề đối ngoại? Và ta có bao giờ tìm hiểu xem điều gì đang thực sự diễn ra? Nếu bạn làm được những điều đó, bạn mới thực sự yêu nước theo nghĩa cao đẹp nhất của từ này.

Bạn có nghĩ rằng, hình ảnh của mình chính là hình ảnh đất nước mình?

Tôi nghi ngờ thứ lòng yêu nước bản năng, chỉ xuất hiện khi chiến tranh bước tới. Tôi nghi ngờ lòng yêu nước mà cả tôi và bạn đang chia sẻ ngày hôm nay. Thứ tình cảm ấy, thực sự rất cần thiết, nhưng bản năng và đầy cảm xúc. Chúng ta còn cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần yêu nước lý trí hơn, trong thời bình.

Tôi tin là chiến tranh sẽ không thật sự xảy ra trong thời gian này. Không sớm thì muộn chúng ta sẽ lại quay trở về tình trạng “bình yên nóng” như trước đây. Mong sao khi đó chúng ta vẫn còn biết yêu nước, không phải bằng lời nói, mà bằng hành động.

Và bạn, bạn có tin rằng, chính vì lãng quên đất nước trong lúc bình yên, mà ta phải đương đầu với tình thế khó khăn hôm nay? Ta không yêu nước trong thời bình, dẫn đến đất nước kém cỏi, không đủ uy thế và lực lượng để khiến họ phải kiêng nể hơn? Ta quá thờ ơ với đất nước nên họ tưởng rằng ta hèn nhát? Sự thật là chúng ta không khá hơn họ trong bất kỳ điểm nào. Chúng ta kém Trung Quốc hoàn toàn. Chỉ có một bầu máu nóng thôi không đủ.

Người Việt Nam chúng ta có thể khôn ngoan ở điểm nào đó khác, nhưng thường không giỏi làm kinh tế, thường sống thiếu văn minh. Đó chính là không yêu nước. Chúng ta phải tỉnh lại trước khi quá muộn. Cũng như Trung Quốc cần phải tỉnh lại trước khi hiện thực nghiện ngã phá vỡ giấc mơ của họ. Họ quá cô đơn trên địa cầu này.

Tôi thấy ngạc nhiên vì rất nhiều người chỉ đến giờ mới thật sự chú ý tới đất nước. Nhưng đây không phải là vấn đề lớn nhất liên quan đến Trung Quốc. Năm 74, chúng ta đã mất Hoàng Sa. Năm 79, chúng ta có một cuộc chiến tranh biên giới. Giàn khoan dầu này cũng chỉ là phần tiếp theo trong những diễn biến chấn động những năm gần đây.

Chính quyền Việt Nam đã cố gắng cư xử với Trung Quốc như những người anh em, bất chấp việc họ nhiều lần hành động quá đáng với chúng ta. Nhưng họ lại không coi Việt Nam là anh em. Họ hiểu lầm sự mềm mỏng và thiện ý của Việt Nam thành sự hèn nhát?

Con cừu không thể trách con sói tấn công mình. Ăn thịt cừu vốn là bản năng của sói. Cừu phải trách mình đã không cẩn trọng và thông minh hơn. Cũng như vậy, không nên trách Trung Quốc. Mà hãy tự trách chúng ta đã không làm cho đất nước hùng mạnh hơn, trong những hoàn cảnh bình yên. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

 

Vũ Kenzo

Hãy xem những bộ phim kết thúc có hậu!

Photo: Amy

 

“Sao dám cả gan nói một cách phiến diện như vậy?” – Tôi đang tự nói với mình câu đó đấy! Cơ mà, nếu cho nói lại, tôi vẫn nói thế thôi. Hoặc có thể, chỉ nghĩ thôi, giữ riêng cho mình thôi, không nói!

Tôi cũng thắc mắc lắm. Nhưng chẳng hiểu tại sao, nếu ai đó giới thiệu tôi một bộ phim, thì trước hết tôi sẽ mở xem tập cuối. Nếu như là kết thúc có hậu, tôi sẽ yên tâm mà xem lại từ đầu. Tôi cũng hạn chế xem những bộ phim vừa xem vừa ra mắt, thấy cứ lo lo, không biết đến cuối cùng anh chàng đẹp trai nhà giàu có hạnh phúc với cô nàng xinh gái vừa vừa và nghèo xơ xác hay không? Đặc biệt, tôi cực kỳ thích truyện cổ tích.

Thật ra mà nói, những bộ phim với cốt truyện lúc đầu vui tươi, ở giữa sướt mướt tình cảm, nhân vật chính – à không, có thể nhân vật phụ nữa, đối mặt với rất nhiều gian nan, thử thách, cuối cùng là kết thúc happily ever after luôn thu hút lượt xem hơn cả. Vì một lẽ đơn giản – bản chất dĩ nhiên của con người là hướng thiện, hướng phúc và luôn hy vọng ở tương lai.

Xem phim hài, từ đầu đến cuối chỉ vui – thì đâu đó, nó chỉ phù hợp để xả stress, lâu lâu xem một lần thì được. Xem miết thấy chán, thấy nhảm nhí vô cùng. Còn phim bi, từ đầu tới đuôi chỉ nước mắt, có lẽ cũng chẳng ai xem mãi. Đến một lúc nào đó, thấy người ta khóc mà mặt mình dửng dưng. Tất nhiên, tôi chỉ nói thế thôi, chẳng tác giả nào viết một câu chuyện, dựng một bộ phim với chỉ duy nhất một cảm xúc từ đầu tới cuối cả. Một tác phẩm nghệ thuật được ra mắt công chúng, thì chí ít nó cũng đã trải qua vài lần kiểm nghiệm rồi.

Ý tôi muốn nói ở đây là: Chúng ta hãy ưu tiên xem những bộ phim, nghe những câu chuyện kết thúc có hậu. Dù nhân vật có trải qua khó khăn, khổ đau và sóng gió thế nào, thì đến cuối cùng, hãy để cho người ta được hạnh phúc. Dù nó vui hay buồn, dù là thuộc thể loại nào: Tình cảm, hài hước, trinh thám – viễn tưởng, kinh dị, phiêu lưu… thì đến cuối cùng, hãy là một kết cục tốt đẹp và nhân văn.

Bạn có thắc mắc:

  • Tại sao con nít thường được nghe cổ tích?
  • Tại sao câu chuyện của tuổi thơ luôn là mụ phù thủy độc ác bị trừng trị, hoàng tử và công chúa sống hạnh phúc đến mãi mãi về sau?
  • Phải chăng vì con nít chưa đủ tuổi để nên biết đến khó khăn, chưa đủ lớn để biết đến đớn đau và dằn vặt, khổ ải?
  • Hay chỉ đơn giản rằng: Người tốt sẽ hạnh phúc, ở hiền sẽ gặp lành, và kẻ ác luôn thua cuộc?
  • Con nít là bản năng tự nhiên của con người. Con nít thường ước mơ rất to. Con nít thường hy vọng rất nhiều…

Chẳng lý giải được. Vì tự nhiên nó đã vậy rồi…

Mẹ đi chợ về, ba chẳng nói gì, chỉ nhẹ nhàng đỡ xe cho mẹ, nhưng con nít sẽ vội vàng mở giỏ để tìm quà. Ngày sinh nhật, dù ba mẹ chưa nói, nhưng con nít vẫn hi vọng cuối ngày sẽ có một bánh kem thắp nến lung linh. Ông già Noel chẳng biết có thật hay không, nhưng con nít vẫn treo đầu giường chiếc bít tất, và cả ngày hôm đó ngoan như chưa bao giờ phạm lỗi…

Con nít thường ước mơ là bác sĩ, là giáo sư, là giám đốc, là phi hành gia vũ trụ… Nghe như thể “tỷ phú” là một nghề ai cũng có thể làm. Thế rồi con nít lớn lên. Lạ thay, ước mơ lại càng dần nhỏ lại. Cái phần màu đen ghi chữ “không thể” càng bành trướng lên thêm. Và con nít chẳng còn hứng thú để đấu tranh giành phần thắng…

Con nít thành người lớn. Và người lớn thì chẳng tin vào cổ tích

  • Người lớn thấy kẻ ác vẫn có thể sống đến lúc chết một cách tự nhiên.
  • Người lớn thấy người hiền đôi khi cả trăm năm chưa một ngày hạnh phúc…
  • Người lớn nhìn thấy mọi mơ ước không có cơ sở đều là viển vông.
  • Người lớn luôn khắc trong tâm: 30 chưa phải là Tết. Cách thành công nửa centimet cũng có thể có kết thúc buồn.
  • Người lớn chẳng dám tin những điều chưa chắc chắn.
  • Người lớn chỉ dám dọa trẻ con những “ông ba bị, bà phù thủy, ông bóng, ông kẹ”, chứ nào đâu dám vỗ ngực mà so đứa nào dám “lớn hóa” giấc mơ?

Cuộc đời mỗi người cũng vậy. Cũng như một cuốn phim dài tập. Chẳng phân định thuộc thể loại nào. Chẳng biết là bi, hài, phiêu lưu hay kinh dị. Chỉ biết một điều, bạn chẳng thể biết được kết cục cho đến khi “đời hết phim”…

Và cũng chỉ chắc chắn một điều, chẳng ai muốn bộ phim mình đóng chính kết thúc – không – có – hậu

Dù hôm nay quá nhiều khó khăn, dù hôm nay quá ư mệt mỏi, dù rằng cuộc đời xô bạn ngã ngả nghiêng, thì trong tâm, bạn cũng hãy luôn mơ rằng “ngày mai sẽ sáng”. Dù cuộc đời bạn đang tối tăm đến nỗi, chẳng có cơ sở nào để hi vọng đến ngày mai, thì buông thực tại ra đi, và thử “phiêu” với giấc mơ thưở bé… Cũng có thể, search Google “bộ phim có hậu” và xem liền ngay đi.

Có một điều, bạn hãy luôn nhớ: Bạn là nhân vật chính trong bộ phim cuộc đời bạn. Và nếu bạn tự thấy mình đang làm đúng, thì cuối cùng, phim sẽ có hậu thôi. Tin tôi đi! Lâu lâu, hãy thử so mình với mình hồi con nít. Thử mơ lớn lại một lần. Thử ước mơ không có cơ sở. Và thử sống như ngày mai chẳng có khó khăn…

Thử đi, bạn nhé!

 

Tịnh Tâm

Ngừng than thở đi mà vui sống

Photo: EilaKa

 

Trò chuyện với một số bạn cũng dễ thương xinh xắn lắm, mình cứ nghĩ bạn ấy sẽ vui vì có nhiều người theo đuổi. Nhưng không, các bạn toàn than vãn rằng sao mình quan tâm, yêu thương một người nhiều lắm mà người ta quá thờ ơ, lạnh lùng với mình. Nghe cũng có vẻ hoang đường, nếu như trời sanh bạn ra với nhan sắc vượt mức trung bình như thế chắc chắn bạn sẽ được yêu thích. Nhiều người đang ghen tỵ với bạn mà tại sao bạn lại cứ than vãn rằng mình “ế” và cô đơn ?

Bạn cứ bảo không ai thấu hiểu, thông cảm và đón nhận tình cảm của bạn. Tôi hỏi bạn: “Bạn có bao giờ trãi qua cảm giác có một người theo đuổi mình nhưng mình không thích họ không?” Câu trả lời cũng khá là bất ngờ, bạn không chỉ bảo “có” mà còn là “rất nhiều”. Tôi bật cười bảo: “Quả báo”. Chỉ cần bạn gật đầu thì bất cứ lúc nào cũng sẽ có người đến bên bạn nhưng bạn không cần những họ. Đối với bạn, họ luôn sẽ đó, sẽ luôn luôn ở đó và bạn cũng chả quan tâm là bao giờ họ sẽ ra đi. Bạn chỉ cần biết rằng, khi bạn cần thì bạn cứ việc đến, ai đó sẽ chờ bạn. Nhưng khi bạn vui với người khác, thì chẳng phải bạn lại ngoảnh mặt liền ư? Có bao giờ bạn nghĩ người ta cũng cô đơn, người ta cũng thầm trách bạn phũ phàng và tự trách bản thân quá ngu ngốc không?

Không thích thì sẽ thờ ơ mà

Lấy ví dụ nhé, bạn thích ăn mít chứ không hề thích ăn sầu riêng. Một ai đó chỉ có thể làm các món ăn từ sầu riêng mang đến cho bạn. Vâng và tôi nói ở đây là tất cả các món ngon nhất từ sầu riêng mà bạn có thể nghĩ đến: Từ những múi sầu riêng ngọt bùi cho đến các món kem, chè, bánh gato, sinh tố..v..v. Người ta rất quan tâm bạn, thậm chí mỗi ngày đều mang đến cho bạn một món mới nhưng hỡi ôi, bạn không chịu nổi cái mùi sầu riêng? Rồi bạn làm sao nhỉ? Cho dù bạn có nhận hay không nhận thì bạn cũng sẽ không bao giờ ăn chúng và cũng chẳng thể cảm nhận được là nó ngon hay dở. Đa số thì chúng ta sẽ bảo người ta đừng lãng phí thời gian và công sức nữa, vì mình không thế đón nhận thứ mà mình không cần.

Tình cảm cũng thế đấy! Một khi đã không có tình cảm thì mọi thứ đều vô nghĩa, không thích thì làm sao có thể đón nhận? Người ta cũng như bạn thôi. Bạn muốn cái gì thì người ta muốn cái đó. Thái độ của người bạn đối với người mà bạn không thích ra sao thì người ta cũng sẽ đối xử với bạn như vậy (nếu họ không thích bạn). Vậy thì bạn tôi ơi, hà cớ gì mà phải than thân trách phận làm gì nhỉ? Bạn có buồn, có trách, có đau khổ thì cũng có ai thèm biết đến đâu?

Hạnh phúc là do mình

Chúng ta hãy thôi cách sống hướng ngoại và vị kỷ ấy đi. Chúng ta cần hạnh phúc và đòi hỏi một ai đó phải mang lại hạnh phúc cho mình trong khi bản thân thì vô tình khiến một ai đó đau khổ. Có bao giờ bạn tự nhủ như vậy không ? Nếu cứ trông chờ một ai đó đem lại bình yên và hạnh phúc đến cho mình thì cũng sẽ đến lúc, sự ra đi của họ mang lại cho chúng ta khổ đau. Bạn tôi ơi, chính bạn mới là người đi cùng bạn đến cuối đời đấy! Bạn mới là người thấu hiểu bạn nhất và là người duy nhất mang lại hạnh phúc thật sự cho bạn.

Thay vì trách cuộc đời vô tình thì hãy sống nhiệt tình lên đi. Bảo rằng cuộc đời sao phũ phàng, mà quên rằng mình cũng đối xử với người khác như vậy. Đừng đòi hỏi bất cứ thứ gì từ người khác mà hãy bạn tặng cho cuộc sống này nhiều hơn bạn nhé! Mỗi ngày trước khi ra đường, bạn hãy mỉm cười với bản thân và mọi người trong gia đình. Bớt than vãn mà thay vào đó hãy yêu bản thân mình nhiều hơn, làm những việc có ích cho mình và mọi người. Bạn không cần phải có tiền hay tốn nhiều công sức đâu, chỉ cần ban tặng nụ cười thôi. Tin tôi đi, khi bạn cười với người khác là bạn đã dành cho họ một niềm vui nho nhỏ rồi đấy!

Tôi không biết cái gốc của hạnh phúc nằm ở đâu nhưng chờ đợi người khác ban tặng niềm vui cho mình thì là cái nhân của đau khổ vậy.

 

Tuna

Nước tiểu nhược

Photo: Alder Fenton

 

Ngay từ đầu tôi xin nói luôn là mình cực kỳ học dốt môn sử, chính vì thế mình chả biết gì về chiến lược cũng như chính trị. Nhưng vấn đề là tự do ngôn luận nên tôi sẽ nói tầm phào một số thứ mình nghĩ. Bạn nào không đồng thuận thì cũng chẳng sao. Tôi là một cá nhân chỉ thích nhìn vào điểm chưa được, và những người yếu kém để khích lệ tinh thần, không thích mụ mị bằng các ảo tưởng tự khen bản thân. Cho nên, trong bài này, đọc chỉ toàn thấy tiêu cực, có thể là phiến diện. Vui lòng cân nhắc trước khi đọc nó.

—————————————-

Thời gian này, cư dân mạng đang xôn xao vụ Trung Quốc dẫn tàu mẫu hạm dầu vô lãnh hải Việt Nam và dọa là sẽ chịu đấm ăn xôi thọt cái vòi xấu xí xuống biển hút dầu mỏ vốn là của mình. Có phi lý không khi hàng năm Việt Nam phải chịu vô số thiên tai do đường bờ biển quá dài, chịu tất cả lũ lụt miền Trung, vậy mà phần khó thì mình gánh còn phần hưởng thì thằng Trung Quốc hâm he đòi giựt? Cái cảnh dân miền Trung bị thiên tai thì ai cũng biết là nó khủng khiếp thế nào rồi đó, chắc chỉ đỡ hơn vụ sóng thần Fukushima của Nhật Bản thôi.

Mình đã không còn muốn quan tâm về tình hình chính trị, nhưng vụ này đập vào mắt mình khi mình lướt facebook. Chỉ vì thằng Trung Quốc giở trò mà nó làm cho cái facebook của mình không còn được bình yên, và dĩ nhiên mất luôn sự hồn nhiên, ngây thơ của mình khi vọc facebook ngắm gái đẹp. Ngày nào mình cũng ngắm gái đẹp, bây giờ thì mình không còn thấy vui lắm khi ngắm gái đẹp nữa khi mấy cái thằng Trung Quốc cứ lởn vởn thế này.

Vụ đảo Điếu Ngư thời gian trước có vẻ như đến bây giờ đã hạ cơn nóng, bởi vì Trung Quốc bắt đầu e dè với ánh mắt “sắc như dao cạo” và thằng “đầu trọc” Mỹ đứng đằng sau kênh kiệu. Đó là cái sức mạnh của thằng Nhật Bản, không ai dám đụng nó, ít nhất thì cũng không dám kéo dài căng thẳng với nó, bởi vì nó có sức mạnh, chẳng những thế, quan hệ ngoại giao của nó cũng không thể thích giỡn là giỡn với nó được. Tạm bỏ qua vấn đề ngoại giao khéo léo nhiều đời của thằng Nhật, hãy chú ý đến kinh tế nước nó. Mỹ đã âm thầm hứa rằng nó sẽ xâm lược Việt Nam bằng con đường kinh tế khi nó rút quân khỏi Việt Nam từ thế chiến thứ 2. Khỏi cần chứng minh thì bạn cũng thấy bao nhiêu thằng Tây ở khu đẹp nhất của Sài Gòn rồi. Nhật cũng chọn yên ổn làm ăn, xây dựng lại đất nước, vì nó cho rằng, trùm về kinh tế thì sẽ mạnh về chính trị. Sau đó hãy nhìn về kinh tế Việt Nam trước khi muốn nói chuyện với Trung Quốc.

Việt Nam không có tiềm lực. Chúng ta biết rõ điều đó và hãy nhìn nhận nó thật rõ ràng. Vài cái tàu ngầm, vài chiếc phi cơ chiến đấu mạnh nhất hiện nay của Việt Nam không so nỗi với một cái búng tay của Trung Quốc. Hơn nữa, cứ nhìn hơn 1 tỷ 3 dân số nước nó cũng đủ thấy khiếp rồi, nghĩ đến cảnh tượng 13 thằng Trung Quốc đánh 1 thằng Việt Nam thì sẽ thế nào? Qua rồi cái thời Việt Nam đói kém không có cơm ăn nhưng vẫn đánh được với Pháp, Mỹ, đó là cái giai đoạn xa xưa khi vũ khí chiến tranh còn lạc hậu. Còn bây giờ, Trung Quốc nó chơi vài phát là cái nước Việt Nam không còn một người nào sống sót hết, lúc đó sẽ không còn một thằng nào để mà giương cờ trắng lên được nữa (thảm đến mức đó đấy). Và nên nhớ là, thằng Mỹ sẽ không bênh Việt Nam, liên hợp quốc cũng phải dè chừng với Trung Quốc. Việt Nam đang ở thế “đơn thương độc mã”, không có ai giúp. Vậy nên thằng nào hay đọc báo xong chửi, kích động chiến tranh thì cứ đăng ký hải quân mà ra đánh với bọn Tàu một mình.

Ai cũng biết, Trung Quốc ghét Nhật và ngược lại, nhưng thằng Nhật không sợ mặc dù nó không đầu tư cho quân sự bao nhiêu, bởi vì thằng Nhật có “văn hóa”. Chưa có một quốc gia nào trên thế giới dám coi thường Nhật từ cái thời Samurai cho đến trận Trân Châu cảng, độ liều và độ dũng mãnh có một không hai trên trái đất. Dân Nhật đoàn kết và có lòng tự hào dân tộc vô biên, nó là một cái đống bùi nhùi dính chặt nhau như keo dán, có chết thì chết hết chả khác gì đám 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Trung Hoa hồi xưa. Có lẽ cũng chẳng nên giải thích hay chứng minh gì thêm nhiều cho cái tinh thần bất khuất, quyết tâm cao độ có truyền thống đó.

Nhìn lại “văn hóa” Việt Nam. Khoan hãy so văn hóa Việt hiện nay so với Nhật Bản, vì nó quá xa vời. Hãy so sánh văn hóa Việt hiện nay với chính văn hóa Việt từ 1975 trở xuống đã thấy quá khập khiễng, một sự xuống cấp trầm trọng. Dân Việt đâu phải không có nhân tài, ngày xưa vẫn có Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Trường Tộ đề ra các biện pháp cải cách quốc gia nhưng đều bị gạt bỏ và phớt lờ. Nói vậy để chúng ta biết, dân Việt (đa phần), kể cả người đứng đầu mắc chứng “bảo thủ” không cách chi chấp nhận được.

Hãy tạm quên đi những lời “mị” chúng ta dành cho nhau: Việt Nam truyền thống văn hiến 4000 năm, chịu thương chịu khó, sống có tình có nghĩa, hiếu học, sáng dạ. Vâng, tỉnh lại đi mấy chú mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy em ới ời ơi ơi ơi. Chiến tranh thứ 3 sẽ nổ ra, chắc chắn sẽ như thế, không sớm thì muộn, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Và thiệt là đau lòng khi chúng ta bước ra khỏi chiến tranh chưa được bao lâu, chưa kịp hưởng gì, đời sống vẫn đói khổ triền mà lại phải tiếp tục vác súng chiến đấu tiếp. Cái đó người ta gọi là một đất nước bị “vùi dập”. Rõ ràng là, chúng ta chưa có được một giai đoạn nào để tự hào cả, và đừng có lôi quá khứ huy hoàng của các vua ngày xưa đánh giặc ra đây nữa, xin đấy, dĩ vãn xa xưa rồi bà con cô bác.

Bây giờ, nhìn lại toàn thể cộng đồng Việt Nam, tộc Kinh, xem chúng ta đã có và đang có cái gì? Tôi nói thẳng luôn là chúng ta có một nền văn hóa “tạp nham”. Tạp nham ở chỗ nào? Là ở chỗ Ta – Tàu – Tây lẫn lộn, hội nhập không ra hội nhập, hòa tan cũng chẳng phải, kiểu bị tấn công văn hóa. Văn hóa châu Âu, Hàn Quốc, trộn lại, chẳng ra cái chủ thể với chút bản sắc nào đáng để nhắc đến.

Chúng ta phải thừa nhận là chúng ta không yêu nước và chỉ giỏi làm anh hùng bàn phím mà thôi. Bởi vì không thằng nào dám vác súng đi đánh nhau đâu, bằng chứng là chúng ta trốn nghĩa vụ quân sự rất giỏi và tài tình. Nếu so với tộc Do Thái thì chúng ta thua xa, vì đa phần thanh niên trước khi vào đại học đều đã qua huấn luyện quân sự. Chúng ta cũng nên thừa nhận tiếp là chúng ta cũng chẳng nhân ái hay nhân hậu con mẹ gì, gần đây biết bao nhiêu bài báo tung ra để thấy sự vô cảm của dân Việt. Điều này thật rõ ràng thêm khi Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về “độ vô cảm”. Vâng, không yêu nước, không can đảm, không nhân ái, thế chúng ta sống ngày qua ngày lay lắt kiểu gì hay thế?

Chúng ta có một nền văn hóa thật là tức cười. Trong khi Nhật dạy học sinh là quốc gia họ chẳng có gì để lại cho con em họ, thương thay cho con em họ sinh vào một vùng đất khắc nghiệt không có tài nguyên, tất cả những gì họ có là giáo dục, và con em của họ phải nỗ lực hết sức để sống tốt trên cái mảnh đất khô cằn cỏi đó thì dân Việt lại dạy con em họ: Trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng mà đừng lo, bởi vì chúng ta có “rừng vàng biển bạc”, đó là một sự khác biệt. Và tôi thật hoan hỉ thông báo cho bà con vui mừng: Việt Nam đã khai thác gần cạn kiệt tài nguyên. Tài nguyên gần hết trong khi đất nước được đánh giá là vừa thoát nghèo, xếp vào hạng “khó phát triển” trên thế giới, thật là vui mừng xiết bao…

Đa số dân Việt học hành nửa vời, sớm cao ngạo và không có lòng ham học. Giáp Văn Dương, chủ trường học GiapSchool đã đi khảo sát và cho ra kết quả là dân ta 50% học vì muốn có một công việc, học để có địa vị xã hội, học để tự nuôi mồm, nhiều người không biết học để làm gì. Thêm nữa, một CEO Nhật Bản, ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”

Vì cái cách học nửa vời và sớm vội mừng đó, dân ta không đào ra nhân tài, nhưng nếu có vài ít hiếm hoi thì đều đã bỏ ra khỏi quốc gia này. Học thì chả ra sao, chỉ giỏi đối phó, học hình thức, bằng cấp, coi trong giá trị ảo chẳng ra cái thể thống gì. Văn hóa tạp nham là bởi vì người ta học hành nửa vời như thế, không bao giờ “dám” đào sâu tới tận cùng bản chất của vấn đề, bởi vì học được một chút đã nghĩ tới chuyện “chơi”. Người dân ta bảo, giờ Việt Nam hết cần “ăn no, mặc ấm” nữa rồi, giờ họ cần “ăn ngon mặc đẹp” thôi.

Coi đó, một quốc gia vừa thoát nghèo và được gom vào nhóm “khó phát triển” y như nói khéo “ngu lâu khó đào tạo” mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện chơi. Đơn cử thôi, nội cái chuyện khách sạn tư nhân mọc lên như nấm để thỏa mãn cái phong cách Tây không ra Tây, ta không ra ta về Tình Dục là đã thấy quái đản thay rồi. Tiếp nhận cũng không phải, học hỏi cũng không, vậy mà cứ đòi cải biên văn hóa, thoải mái về tình dục. Xin lỗi, mỗi quốc gia có một văn hóa, Việt Nam không phải là nơi thoải mái về tình dục kiểu vào khách sạn như đi chợ đâu. Đó không phải gọi là phóng khoáng hay thoải mái, hay tư tưởng “mở”, đó là thái độ tiếp thu nửa vời mà tôi gọi đó là: Suy đồi văn hóa.

Dân ta càng hội nhập thì càng nổi lên nhiều vấn đề cộm cán. Nào là: Chặt đầu người yêu, chém người cướp tiệm vàng, chặt tay cướp SH, cướp giật là chuyện thường, xả rác nát hết một khu vực không ai chú ý, thậm chí đã có nhiều lần tôi trông thấy các em nhỏ ném hộp sữa một cách “vô cùng ngây thơ” ra đường trên chiếc xe SH mà phụ huynh các em chở em đi học “trường tiểu học chuẩn quốc gia”. Vượt đèn đỏ, 3 giây đèn đỏ không có ý nghĩa ở Sài Gòn, tai nạn giao thông chết còn hơn chiến tranh hồi xưa, va quẹt nhẹ là chửi là lăng mạ là chém nhau. Tất cả các khu vực ăn chơi luôn đông nghẹt so với nhà sách, dân Việt đọc 0,7 cuốn sách một năm, người Việt chi 3 tỷ Đô La (khoảng 3 tỷ lít bia) mỗi năm. Nhiều quá, tui sợ nói thêm bà con hoảng quá ném cà chua với châu chấu vào đầu tui thì khổ, các bạn nên tự nghĩ thêm đi.

Đó là cái lý do tôi nói, người Việt không có “văn hóa”. Tôi biết là vẫn có một số ít người giữ được các giá trị truyền thống và sống với nghĩa cử cao đẹp, nhưng ít quá là ít các bạn ạ. Mỗi một cá nhân không có văn hóa, không có ước mơ, không mạnh mẽ, không có ý chí cầu tiến, không đoàn kết mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện chơi sẽ dẫn nhau mau chóng đi xuống. Một người sẽ chết nếu tế bào trong cơ thể họ mục ruỗng cũng như lão hóa, một quốc gia sẽ chết khi các cá nhân đã “chết”. Một quốc gia mà các cá nhân học hành nửa vời, không hiểu bất cứ điều gì đến tận cùng bản chất thì sẽ là người không có kiến thức.

Như một câu của Marx hay Lenin gì đó đã từng nói: “Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại.” Nếu chúng ta chỉ hiểu nửa vời, tiếp thu nửa vời nghĩa là đã không đúng, và những gì ta làm bắt đầu sai lệch, nhẹ nhất là vô ý “phá hoại”, rồi chúng ta vô tình trở thành kẻ phá hoại. Tuyệt vời chưa? Một quốc gia nuôi những con người phá hoại thì làm sao có thể tiến bộ? Đó là lý do tôi đặt cái tiêu đề: Nước tiểu nhược. Nhược là yếu, tiểu là nhỏ, vừa yếu lại vừa nhỏ. Cái này đúng ngay cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nếu chúng ta không thiết lập “văn hóa” quốc gia, chúng ta chắc chắn sẽ còn bị vùi dập mãi.

Tôi đang không phê phán xã hội và đã muốn dừng lại từ rất lâu rồi, vì điều đó chẳng ích gì cả. Tôi đã im lặng sau những bài báo mà sao đau lòng quá. Giàn khoan mẫu hạm dầu chỉ là cái cớ để tôi nói lên những điều này. Và bạn ơi, đừng có nhởn nhơ thêm chút nào nữa có được không? Tôi khẩn thiết hỏi bạn câu hỏi đó đấy. Tình hình rất căng thẳng và chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Nhưng hãy khoan đã, tôi đang không chỉ nói đến vấn đề đó, rồi một khi qua sự kiện này, chúng ta lại trở về thói quen như thế này nữa. Chiến tranh vẫn xảy ra trong đất nước chúng ta mỗi ngày… Đã quá lâu rồi! Chiến tranh đánh nhau giữa người dân, giữa người dân với công an – chính quyền, chiến tranh nội tâm với đầy nỗi bức xúc sau mỗi bài báo hay mỗi tin thời sự.

Một đất nước đã nghèo, lại còn không hạnh phúc, đau lòng lắm. Tôi vẫn nhớ như in câu nói của Benjamin Franklin: “Không thể dựng một cái bao rỗng”, ý nói là không thể bắt người ta trở nên tốt đẹp khi cơm chưa đủ ăn. Nhưng tôi chỉ mang trong mình một hi vọng thôi, dù gì hãy cố gắng hết sức mình để làm nên một điều gì đó, nhỏ nhoi thôi cũng được. Tôi luôn muốn nhắc mọi người hãy làm những điều nhỏ nhặt trước đã, đại khái như: Nhặt rác đi, dẫn bà già qua đường đi, nhường nhịn nhau chút khi quẹt xe, chịu đựng thêm 3s đèn đỏ, bớt chút ít quỹ thời gian vui chơi để đọc chỉ vài trang sách thôi. Tôi mong mỏi thấy được sự “ý thức” của mọi người, bởi vì tôi cũng là con người của tộc Việt. Nếu chúng ta không thể làm gì khác biệt từ đống tàn tích, ít nhất hãy cố gắng để bằng người ta.

Tôi vẫn biết chúng ta, mỗi người vẫn cảm thấy xấu hổ khi so sánh Việt Nam với nước ngoài, khi người Việt đi ăn trộm bị người ngoại quốc bắt và đề bản cấm. Chẳng lẽ cần phải thêm nhiều rất nhiều thứ nữa, nhiều rất nhiều lần động viên từ người khác nữa để có thể thay đổi. Đã bao lâu rồi chúng ta hứa phải học bài, chơi từ 3 ván game xuống còn 1 mỗi ngày để học cho ra hồn mà không chạy theo con điểm?

Nhiệm vụ của bạn không phải là vác súng ra đấu tranh, chưa cần đâu. Tôi cần một sự thay đổi nhỏ nhưng với quy mô lớn. Và tôi rất tiếc nếu ai đó hỏi tôi đã làm được chưa mà dạy đời. Bởi vì tôi đã cố gắng suy nghĩ, suy nghĩ đến bản chất của các lý thuyết, của triết lý và rèn luyện viết văn để viết nên những dòng này. Tôi đã cố đọc những trang sách mặc dầu nhiều khi chỉ muốn ngủ, chỉ để có kiến thức và hiểu biết về xã hội và thế giới xung quanh, tôi đã cố rèn luyện thói quen đọc sách từ một đứa chẳng có chút kiến thức gì. Tôi đã cố gắng cứu vãn hết sức mình, và tôi đã làm việc đó phụ bạn, đó là quan sát thế giới, quan sát xã hội, một phần nào đó, nói ra để hy vọng có ít nhất một ai đó chịu hiểu.

Còn đáng buồn hơn nếu chúng ta cứ giữ cái quan điểm: Thế gian có người này người kia, nếu ai cũng giỏi… Đừng nghĩ gì về quan điểm đó cũng như đem nó ra làm cái khiêng phòng vệ của bạn nữa, tôi xin đấy. Trong lời văn của tôi sẽ có những lời xúc phạm, phê phán, tiêu cực, khó nuốt, tôi biết tất cả điều đó. Tôi biết mình là một người khó tính, nhưng luôn mong muốn nước mình tốt lên. Tôi chỉ làm những điều nhỏ nhặt này, như là viết, cũng như khuyên bạn hãy bắt đầu làm những việc nhỏ nhặt khác. Những lời đề nghị trên đâu có đến nỗi quá khó, có phải không? Tôi yêu những cánh diều miền thôn quê, tôi cũng yêu những tòa nhà chọc trời. Tôi yêu những người chỉ đường vui vẻ khi tôi đi lạc hỏi thăm, tôi cũng yêu những giáo viên đã dạy tôi nên người. Tôi yêu tiếng Việt, tôi học viết, và tôi cũng thích thú quá chừng khi ai đó khen tiếng Việt là một ngôn ngữ hay.

Nó không quá khó nếu làm từ từ, một chút một, nhỏ nhặt, mỗi ngày đâu. Và tôi luôn mang trong mình một niềm tin đó, dẫu có lúc nó nguội lạnh thì cũng không có nghĩa là nó đã tắt đâu. Tôi luôn nhớ một câu nói: “Người ta rất có thể sẽ trở thành người mà bạn đặt niềm tin.” Nếu chúng ta có sự đoàn kết, có kiến thức, có kỷ luật, có tinh thần dân tộc và nền văn hóa “riêng”, một giàn khoan của Trung Quốc chả là gì cả. Chúng ta còn đối phó được hơn thế rất nhiều. Mà dù cho chiến tranh có nổ ra, thì chết trong năng lượng hạnh phúc quan tâm lẫn nhau còn hơn là giành độc lập tự chủ mà sống trong một cuộc sống lay lắt, rối loạn thế này.

Tôi có nói quá không? Tôi cũng không biết nữa, tùy ở cảm nhận của bạn.

Một bài viết không có chuẩn bị, không có logic, chỉ có một niềm tin nói lên tất cả…

Một niềm tin không bao giờ tắt…

 

-Lục Phong-

60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cuộc sống từ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Photo: rock ‘n’ lola

 

Thao thức

Điện Biên Phủ, Việt Nam, đêm 25/01/1954. Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, tướng Võ Nguyên Giáp, thao thức không ngủ. Ông đăm chiêu ngồi tại bàn làm việc, mắt nhìn vào tấm bản đồ thung lũng Mường Thanh. Đêm nay là đêm cuối trước trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi mà quân Việt Nam sẽ đánh nhanh thắng nhanh, tốc chiến tốc thắng trong 3 ngày 3 đêm, ca khúc khải hoàn và ăn Tết tại Điện Biên. Tất cả đã sẵn sàng, các khẩu trọng pháo đã được kéo lên đỉnh đồi, hướng thẳng xuống thung lũng Mường Thanh nhắm vào các cứ điểm quân Pháp. Sĩ khí toàn quân cao ngút trời, đại quân chủ lực của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Điện Biên hừng hực khí thế, chỉ đợi lệnh tấn công để nã đạn vào đầu quân thù. Đêm trước trận mở màn nhưng tướng Giáp vẫn không ngủ được và do dự về kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của mình. Kinh nghiệm 10 năm lãnh đạo chiến tranh nhân dân cùng những báo cáo mới nhận đạo mách bảo ông có điều gì đó chưa ổn ở kế hoạch của mình.

Cân nhắc và quyết định

Tướng Giáp nhớ đến lời Hồ Chủ Tịch căn dặn trước khi lên đường: “Tổng tư lệnh ra trận, tướng quân tại ngoại. Trao toàn quyền cho chú quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, không chủ quan nóng vội, không mạo hiểm, chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh, thất bại là hết vốn.” Thua là hết vốn. Liệu có khả năng nào kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh này lại thất bại?

Báo cáo mới nhất từ những tướng lĩnh cộng sự cho thấy lo ngại của ông là có cơ sở. Tin từ Lê Trọng Tấn: “Nhiệm vụ của tôi là phải đột phá cho đến Mường Thanh[..] Tôi quyết tâm, nhưng làm nhiệm vụ này tôi sẽ phải liên tục đột phá 3 tuyến.” Tướng Phạm Kiệt sau khi đích thân đi thị sát trận địa pháo binh, báo cáo cho tướng Giáp qua điện thoại: “Anh Văn (bí danh của tướng Giáp) à, tôi ở đơn vị pháo đây. Pháo triển khai bằng công sự dã chiến ở giữa cánh đồng. Ban ngày, bom đạn của địch (mà đánh) thì chắc chắn không trụ được. Đề nghị anh cân nhắc.” (sau này nhìn lại, tướng Giáp đánh giá rất cao tinh thần trung trực của tướng Kiệt: “Chỉ có Kiệt mới dám nói như thế thôi.”)

Tướng Giáp nhìn ra 3 khó khăn lớn trong việc thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh:

  • Một là, bộ đội chủ lực của ta chưa đủ lực cũng như kinh nghiệm đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Trước đó tại một cứ điểm không quá lớn ở Nà Sàn, bộ đội ta đánh còn chưa được và bị thương vong nhiều. Công phá các công sự liên hoàn ở Điện Biên Phủ ngay bây giờ là không thực tế.
  • Hai là, trận này sẽ là một trận đánh tổng lực, hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh, thế nhưng pháo binh và bộ binh còn chưa qua tập luyện, diễn tập. Nhiều chỉ huy đơn vị còn lúng túng.
  • Ba là, quân đội ta từ trước tới giờ chỉ quen chiến tranh du kích, tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu. Kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày ở địa hình bằng phẳng chưa có nhiều. Điều này là một bất lợi rất lớn, nhất là tại Điện Biên Phủ, nơi mà quân Pháp có ưu thế về máy bay, pháo binh, và xe tăng.

Nhận ra 3 khó khăn lớn vừa kể trên, tướng Giáp nhận ra rằng tiếp tục kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thì khó có thể bảo đảm chắc thắng. Toàn bộ lực lượng chủ lực chính quy của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc bây giờ đều dồn hết vào lòng chảo Điện Biên Phủ để quyết chiến một trận cuối cùng với đế quốc Pháp. Một nước cờ sai lúc này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến. Trận này nếu thua, sẽ là hồi kết đau đớn cho cuộc kháng chiến vệ quốc kéo dài gần 10 năm với thực dân Pháp.

Đánh hay không đánh? Chiều ngày 26/01/1954 sau cuộc họp Đảng Ủy và bộ chỉ huy sáng cùng ngày, Tướng Giáp đưa ra quyết định khó khăn nhất cuộc đời mình: Hoãn cuộc tấn công. Ông kết luận: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra.”

Chuẩn bị và quyết thắng

Chuyển sang phương châm chiến lược mới: “Đánh chắc, tiến chắc”, tướng Giáp cùng bộ chỉ huy huy động toàn bộ lực lượng đại quân gấp rút tiến hành các khâu chuẩn bị cần thiết cho kế hoạch mới. Cụ thể là:

  • Bộ binh chuyển sang tập dượt kế hoạch tác chiến mới: “Đánh lấn” “đánh bóc vỏ”. Không tấn công trực diện mà đào hào áp sát cứ điểm địch để tấn công, từ đó mà giảm thiểu tối đa thương vong.
  • Để phục vụ cho chiến thuật ”đánh bóc vỏ”, tướng Giáp cho xây dựng một hệ thông giao thông hào bao vây từng lớp thung lũng Mường Thanh.
  • Trận địa pháo được xếp lại vào các vị trí mới trong các hầm chắc chắn, kín đáo hơn, khó bị công phá hơn.
  • Huy động sức người, dân công chuẩn bị lương thực, hậu cần, sẵn sàng một chiến dịch dài ngày.

Sau 46 ngày chuẩn bị, thời cơ đã chín muồi, 17 giờ 05 phút ngày 13 tháng 3 năm 1954, tướng Giáp phát lệnh tấn công: “Chiến dịch lịch sử bắt đầu. Pháo binh bắn, bắn thật mạnh, bắn cấp tập.” Vạn sự khởi đầu nan, sau 6 tiếng rưỡi liên tục tấn công, trận đầu tiên của chiến dịch đã thắng lợi. Toàn bộ tiểu đoàn cùng trận địa pháo của địch tại đồn Him Lam đã bị xóa xổ hoàn toàn. 55 ngày đêm tiếp theo, đại quân Việt Nam tiếp tục chiến thuật ‘đánh bóc vỏ’, bao vây và tiêu diệt từng cứ điểm địch từ hệ thống giao thông hào. Các hệ thông giao thông hào của đại quân Việt Nam như những vòng dây thòng lọng thắt dần thắt dần vào cổ họng quân Pháp.

Và đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, đại quân Việt Nam đã thắt tới đầu não của ‘pháo đài bất khả xâm phạm’. Lá cờ đỏ tung bay trên nóc hầm tướng De Castries trở thành một biểu tượng bất tử cho sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân, là khúc ca khải hoàn cho cuộc kháng chiến chống Pháp ròng rã gần suốt mười năm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đưa tướng Giáp vào ngôi đền của những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại của nhân loại. Tất cả những điều đó đã không thể xảy ra, nếu như Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp không cân nhắc và đưa ra một quyết định dũng cảm nhưng hợp lý vào đêm tháng 1 năm đó.

3 bài học từ quyết định của tướng Giáp:

  • Tư duy cởi mở.
  • ‘Thế’ và ‘thời’.
  • Lựa chọn trận đánh.

Một tư duy cởi mở, không quá tự tin về một kế hoạch hay phương án chiến đấu nào – đó là tâm thế của tướng Giáp tại Điện Biện Phủ 1954. Chính tư duy cởi mở này đã giúp tướng Giáp lắng nghe ý kiến của tướng Phạm Kiệt, người đã đích thân đi khảo sát chiến trường và là người duy nhất dám đề nghị vị tổng tư lệnh cân nhắc lại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh (mặc dầu không ít tướng lãnh trong bộ chỉ huy cũng có những suy nghĩ tương tự). Sau này nhìn lại, chính tướng Giáp cũng đánh giá rất cao ý kiến của tướng Kiệt, người góp phần không nhỏ giúp tướng Giáp cân nhắc đánh giá lại tình hình chiến trường để đưa ra quyết định thay đổi chiến lược. Rõ ràng, tư duy cởi mở và khả năng lắng nghe ý kiền của cộng sự là một trong những yếu tố quyết định trong chiến thắng Điện Biện Phủ.

Trong đời sống và công việc hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều có thể học tập từ tướng Giáp về sự Cởi Mở trong tư duy. Có một vài chiến thuật để giúp tư duy chúng ta luôn tươi mới và cởi mở:

[+] Tập lắng nghe ý kiến của người khác. Hãy tập lắng nghe ý kiến góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ, người thân, kể cả khi biết chắc là mình đúng, kể cả khi biết chắc là người kia chẳng hiểu gì cả về tình hình. Hãy cứ lắng nghe, lắng nghe để hiểu góc nhìn của người khác. Làm được điều này có ít nhất 3 cái lợi. Một là nó giúp ta hiểu hơn về người kia, từ đó mà việc ứng xử có lẽ sẽ dễ dàng hơn. Hai là nó giúp ta có thêm một góc nhìn và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, không ai có thể tự tin là mình nhìn được bức tranh toàn cảnh của một tình huống nào đấy một cách khách quan. Ba là, không ai có thể vỗ ngực là mình không bao giờ sai, vậy nên cứ nghe đi, biết đâu ta lại sai thật chứ chẳng chơi.

[+] Tập suy nghĩ theo hướng ‘bi quan xây dựng’. Lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào tương lại sáng lạng không có gì xấu. Không có hi vọng niềm tin thì không ai có thể tiếp tục bước đi trong cuộc đời đầy rẫy trở ngại hiểm nguy này. Tuy nhiên, ta không được phép để tinh thần lạc quan làm mờ mắt mà quá tự tin vào các kế hoạch ta đặt ra trong cuộc sống. Nhiều khi, sự lạc quan nó khiến con người ta mù quáng, đắm chìm trong mơ mộng về một cái kết hạnh phúc mà không nhìn thấy những hiểm nguy rình rập đằng xa. Hãy học tập tướng Giáp, tự nhủ bản thân rằng: Trận này ta hoàn toàn có thể thua, ta hoàn toàn có thể mất tất cả. Hãy nghĩ đến những khả năng xấu nhất, nghĩ đến những gì có thể ngăn chặn ta đi tới chiến thắng. Từ đó đưa ra các phương án ứng phó với mọi khả năng. Làm như vậy, việc suy nghĩ về những điều không hay, những điều xấu có thể xẩy ra, nó trở thành một thứ ‘bi quan xây dựng’, đưa ta gần tới thành công hơn.

[+] Trân trọng những người dám nói thắng những điều không dễ chịu. Cần có những con người như tướng Phạm Kiệt trong bất kỳ một tổ chức nào. Ngay cả trong đời sống hàng ngày, mỗi người trong chúng ta cần có những người bạn dám thẳng thắn góp ý, giúp ta đặt lại câu hỏi, và nhìn lại những gì mà ta tưởng như chắc chắn là đúng đắn, hợp lý. Cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác và xem xét lại kể cả một kế hoạch mà bản thân cho là hay nhất.

#

Luận về đánh cờ trong bài ‘Học đánh cờ’ (Học Dịch Kỳ), Hồ Chí Minh có viết:

“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí

Gặp thời, một tốt cũng thành công.”

Cụ Hồ có ý muốn nói rằng: Cái thế của quân cờ là rất quan trọng, dù là trên bàn cờ hay ngoài trường đời. Ở vào thế yếu, dù có mạnh như quân xe thì cũng thất thời và tiêu vong. Ngược lại, ở vào thế mạnh và gặp thời cơ thích hợp thì dù chỉ là quân tốt cũng có thể làm nên việc lớn. Quyết định tại Điện Biên Phủ ngày 25 tháng 1 năm 1954 đến từ sự cân nhắc sáng suốt về thế và thời của quân đội Việt Nam và quân đội Pháp.

Ngày 25/01/1954. Lúc bấy giờ thoạt nhìn, có thể thấy là quân ta đông hơn quân Pháp, khí thế của ta cao ngút trời, thắng lợi như mồn một trong vài ngày. Ăn Tết tại Điện Biên tưởng như là điều chắc chắn đạt được trong vài ngày. Nhưng tướng Giáp đã sáng suốt ở chỗ ông không đắm chìm trong mơ tưởng về một cái kết đẹp mà ngược lại chấp nhận nhìn vào những thực tế không có lợi cho quân đội Việt Nam lúc bấy giờ, rằng quân ta tuy đông hơn nhưng quân địch lại ở vào một thế phòng thủ kiên cố tại lòng chảo Điện Biên, ‘đánh nhanh thắng nhanh’ không thể đảm bảo chắc thắng.

Chấp nhận sự thật rằng quân ta chưa ở vào thế đủ mạnh để đả bại quân địch, rằng thời cơ chưa chín muồi, tướng Giáp đã hoãn kế hoạch tấn công và kiên nhẫn chuẩn bị cho kế hoạc ‘đánh chắc tiến chắc’. Một tháng rưỡi tiếp theo được dành cho việc chuẩn bị về mọi mặt, từ hậu cận cho tới chuẩn bị hệ thống giao thông hào cho chiến thuật đánh lấn. Chỉ sau khi chiến thuật “đánh chắc tiến chắc” được chuẩn bị chu đáo, chỉ khi mà thời cơ chín muồi, tướng Giáp mới quyết định khai hỏa bắt đầu chiến dịch lịch sử vào ngày 13/3/1954. Ở vào thế mạnh và gặp thời cơ thuận lợi, quân ta tấn công không ngừng nghỉ trong suốt 56 ngày đêm cho đến thắng lợi cuối cùng.

Mỗi người trong chúng ta đều có thể học tập và áp dụng bài học về ‘Thế’ – ‘Thời’ trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tự hỏi bản thân: Ta đang ở vào cái Thế nào? Tương quan lực lượng so với đối thủ cạnh tranh ra sao? Cái Thế của ta có đang là cái thế có lợi để đạt được mục tiêu? Cái Thế của ta mạnh hay yếu? Nếu như yếu thì hãy tìm cách để tranh giao tranh và bảo toàn lực lượng, hãy rút lui để làm cho mình mạnh lên trước đã. Nếu như mạnh thì hãy tự hỏi: Cái thời cơ nó thuận lợi để tận dụng triệt để cái thế này đã tới chưa? Có nên tiếp tục chờ đợi hay thời cơ đã đến? Thời cơ để tấn công đã chín muồi khi ta ở vào thế mạnh (lực lượng đầy đủ, tập trung, tinh thần lên cao),địch ở vào thế yếu (lực lượng thiếu hụt, phân tán, tinh thần suy sụp). Bài học về ‘Thế’- ‘Thời’ một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, lịch sử chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta có rất nhiều bài học có thể ứng dụng vào thời bình cho mỗi cá nhân, hay tổ chức.

#

Lựa chọn trận đánh một cách cẩn thận. “Đánh hay không đánh” – đây là quyết định không chỉ những người cầm quân làm tướng phải đưa ra quyết định. Mỗi người trong chúng ta hàng ngày đều phải đối diện với những lựa chọn tương tự: Tham gia hay không tham gia vào một công việc nào đó, đi gặp hay không gặp một người, tranh luận cho hả dạ hay im lặng và làm việc. Chỉ khác là những quyết định hàng ngày trong đời sống, công việc của chúng ta không phải lúc nào cũng ở tình thế sống chết. Tướng Giáp ở trong tình huống mà thất bại đồng nghĩa với tận diệt, vì thế mà mọi kế hoạch phải được cân nhắc hết sức cẩn thận để tiết kiệm súng đạn và giữ gìn lực lượng, tránh đổ máu vô ích. Khi nhìn nhận kỹ lại, ta sẽ thấy đời sống hàng ngày của mỗi người cũng gần giống với việc của vị tướng cầm quân. Thời gian, sức lực, tiền bạc là hữu hạn với bất kỳ ai, nếu dùng không cẩn thận, đến những giờ phút quan trọng sẽ không có để sử dụng: Tiền hết không có gì ăn, kiệt sức không làm việc hay suy nghĩ được gì, hết thời gian công việc đến hạn làm không xong.

Bởi vậy cho nên, mỗi người trong chúng ta đều có thể học từ tướng Giáp về nguyên tắc: Tiến chắc thắng chắc: Chắc thắng mới đánh, không đánh những trận không cần thiết, không đánh những trận không chắc thắng. Cần phải tập đặt câu hỏi: Trận này nếu thắng thì sẽ đi đến đâu? Việc này nếu làm được có đưa ta gần đến mục tiêu không hay là chỉ là để thỏa mãn cái dục vọng nhất thời? Trận này có chắc thắng không? Nếu thua thì có phục hồi được không?

  • Nếu như một trận đánh không đẩy ta tới mục tiêu mong muốn của ta. Không đánh.
  • Nếu như thời cơ chưa tới. Không đánh.

Nhìn chung, trong phần lớn các tình huống nên áp dụng nguyên tắc “đánh chắc tiến chắc”. Tuy nhiên có một số tình huống, khi thời cơ đã tới, hoặc khi phần thưởng của chiến thắng là thực sự đáng giá để ta chấp nhận rủi ro. Trong những tình huống ấy, “đánh nhanh thắng nhanh” có thể là một lựa chọn hợp lý. Xông lên như vũ bão không cho đối phương thời gian kịp thời gian để phản ứng, thắng lợi có thể đạt được nếu như chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng có một điều nên nhớ: Chấp nhận rủi ro nhưng không được đánh bạc. Chấp nhận rủi ro là khi ta đã lường trước tình huống xấu nhất, kể cả khi ta thua ta vẫn có thể phục hồi và tiếp tục chiến đâu. Đánh bạc là khi ta không lường trước tình huống xấu nhất, thất bại là mất tất cả, là diệt vong.

#

60 năm sau chiến thắng lịch sử, tất cả chúng ta những người con đất Việt, có thể học được 3 bài học từ quyết định khó khăn của người cầm quân năm nào. Ba bài học này sẽ giúp mỗi người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống hàng ngày thời bình, để sống tốt hơn, học tập tốt hơn, làm việc tốt hơn, cạnh tranh tốt hơn vì một Đại Việt giàu mạnh và hùng cường.

 

Kim Giang

 

Liệu sẽ có chiến tranh giữa Việt Nam vs. Trung Quốc?

Photo: Xinhua

 

Liệu giàn khoan HD-981 có đủ làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Tôi không tin.

Chắc chắn sắp tới Việt Nam sẽ có phản ứng cứng rắn trước hành động lấn chiếm ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng nhà cầm quyền tỉnh táo đủ để biết dừng lại ở một mức độ nào đó với hai mục đích: Một, để bắn tiếng với Trung Quốc là họ sẽ không nhường nhịn được nữa; và hai, để chứng tỏ với dân chúng là họ không bán nước hoặc hèn nhát. Mức độ của sự “cứng rắn” đó sẽ là: Một, dùng các tàu hải cảnh, hải giám và ngư chính thay cho tàu quân sự; hai, đánh nhau bằng ngôn ngữ: mức độ xa nhất là dọa kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế.

Hơn nữa, từ phía Trung Quốc, tôi vẫn không thấy có bất cứ lý do chính đáng nào để họ gây chiến.

Gây chiến, lợi ích duy nhất của Trung Quốc là thuộc về chính trị đối nội: hâm nóng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của dân chúng để củng cố quyền lực của đảng cầm quyền, qua đó, chính quyền sẽ mạnh tay trấn áp tất cả những lực lượng hoặc mầm mống đối kháng. Có điều, những sự đối kháng tại Trung Quốc chưa trầm trọng đủ để Trung Quốc phải sử dụng đến chiến tranh bên ngoài.

Trong khi đó, những thiệt hại thì vô kể.

Thứ nhất, từ kinh nghiệm năm 1979, Trung Quốc không thể tự tin là kết thúc chiến tranh một cách thắng lợi hay dễ dàng.

Thứ hai, từ kinh nghiệm mấy ngàn năm chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc cũng thừa biết tính cách của người Việt Nam: đánh nhau đến cùng. Do đó, khi khai chiến với Việt Nam, họ biết cuộc chiến ấy sẽ khó có ngày kết thúc.

Thứ ba, chiến tranh chỉ làm cho nhà cầm quyền Việt Nam mạnh hơn: họ được sự ủng hộ của toàn dân.

Thứ tư, nó làm cho các quốc gia Đông Nam Á sợ hãi, từ đó, đoàn kết hơn, có thể hợp thành một liên minh để chống Trung Quốc; và cũng nhờ đó, Mỹ có lý do để dấn sâu vào khu vực: Một trong những kế hoạch họ có thể làm là xây dựng một tổ chức tương tự với khối NATO ở châu Âu, một điều gần đây báo chí Tây phương rục rịch bàn luận.

Thứ năm, trong lúc dự án thành lập khối liên minh rộng lớn ấy chuẩn bị, một trong những điều Mỹ và Việt Nam có thể làm nhanh được là đẩy mạnh quá trình hợp tác quân sự để bảo vệ Biển Đông, nơi cả hai nước đều chia sẻ một số quyền lợi chung.

Thứ sáu, việc gây chiến với Việt Nam sẽ làm mất hình ảnh phát triển trong hòa bình mà Trung Quốc đã tốn bao nhiêu tiền để xây dựng lâu nay. Mất hình ảnh ấy, Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ từ mọi phía. Hiện nay, Trung Quốc đã khá giàu và mạnh, nhưng họ chưa giàu và mạnh đủ để thách thức với cả thế giới. Trung Quốc vốn đã cô độc. Họ không thể tự mình làm cho mình cô độc hơn. Điều đó không những ảnh hưởng đến chính trị mà còn có tác hại cả trong lãnh vực kinh tế.

Cuối cùng, thứ bảy, Trung Quốc có thể đạt được bất cứ thứ gì họ muốn từ chính quyền Việt Nam. Bằng đút lót. Bằng mua chuộc. Bằng hăm dọa. Bằng phá rối kinh tế. Vân vân. Họ không cần phải đánh nhau.

Ở trên là những phân tích có tính thuần lý. Trên thực tế, sẽ có hai vấn đề:

Thứ nhất, khi đã quyết định đối đầu, dù chỉ bằng các loại tàu hải cảnh, hải giám và ngư chính, không ai có thể biết chắc diễn tiến sẽ đi đến đâu. Chỉ cần vài phát súng, vài người chết và vài người không kiềm chế được sự tức giận, chiến tranh có thể sẽ nổ lớn bất cứ lúc nào.

Thứ hai, trong lúc chưa chính thức đánh nhau, một trong các chiến thuật có lẽ sẽ được Việt Nam sử dụng là kéo dài vụ tranh chấp càng lâu càng tốt, chủ yếu để thu hút sự chú ý của quốc tế, đồng thời để dễ kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới. Tuy nhiên, như vậy lại đẩy Trung Quốc vào thế không thể nhượng bộ: Rút giàn khoan về nước sẽ bị xem là thua cuộc. Với Trung Quốc, sĩ diện là một vấn đề rất lớn. Chắc chắn họ sẽ đòi Việt Nam trả một giá nào đó. Bằng một sự nhân nhượng nào đó, chẳng hạn.

Không chừng sẽ nhân nhượng bằng cách để mặc cho giàn khoan của Trung Quốc hoạt động nhưng với điều kiện: Nhích ra xa một tí. Ví dụ: một cây số!

Như vậy cả hai bên cùng thắng.

Chỉ có dân tộc Việt Nam là thua.

 

Nguyễn Hưng Quốc

Bài học leo núi

Photo: Ognen Bojkovski 

 

“Nếu biển cả làm cho còn người cảm thấy quá nhỏ bé và thất vọng với sự rộng lớn của mình thì chinh phục một ngọn núi cao, cảm giác đứng trên đỉnh nhìn ra xung quanh rất tuyệt.” – Khuyết danh

Tôi sinh ra ở một miền quê đồng bằng Bắc Bộ, xung quanh không có núi non. Lớn lên, đi học đại học, giống như rất nhiều bạn trẻ: Học hành, thi cử, làm thêm, game…Và hàng trăm lý do khác có thời gian thì không có tiền, có tiền thì lại đúng dịp bận, lúc có cả thời gian và tiền thì lại không có hứng. Nhưng gần đây tôi đã tự bản thân mình đi leo núi hai lần. Cả hai ngọn núi đều cao không quá 1000m nhưng tôi vẫn thấy những những điều thật tuyệt vời từ nó.

Chuẩn bị những thứ cần thiết

Lần thứ nhất , tôi không mang theo nước, lần thứ hai thì không mang theo đồ ăn. Có thể bạn sẽ bảo thằng nhóc này thật tệ. Nhưng trong cuộc sống đôi khi cũng vậy thôi. Đôi khi chúng ta lại bỏ quên những thứ vô cùng quan trọng. Mặc dù tối hôm trước đó đã chuẩn bị khá đầy đủ. Thông tin về chuyến đi, bản đồ, máy ảnh… nhưng cái balo mang theo nó sẽ không đủ lớn để mang tất cả đâu. Kể cả bạn mang đầy đủ với một chiếc balo siêu khủng đến chân núi nhưng trong chuyến hành trình của mình bạn vẫn cần thiết phải lựa chọn ra những thứ cần thiết nhất.

Quá nhiều thứ sẽ khiến bạn mệt mỏi và có thể không thể tiếp tục chuyến hành trình của mình. Nhiều khi chính bản thân cũng lao vào quá nhiều thứ, sa đà vào vô vàn ngã ra trong cuộc sống, tự tạo những mớ bòng bong quanh mình để rồi mệt mỏi, bế tắc. Tôi đã chọn cách đặt tất cả những thứ đó sang một bên và đi leo núi.

Tiếp tục hay tụt xuống?

Đứng dưới chân núi, ngọn núi cũng không quá cao, cũng dễ dàng để thấy đỉnh núi. Nhưng quả thực trong hành trình của mình cả hai lần cũng có những lúc mỏi mệt. Quả thực không dưới 5 lần muốn quay ngược trở lại khi đôi bàn chân đã rã rời mà những con dốc cứ dần cao thêm mãi, thậm chí lúc này lại chính là lúc bạn chẳng thấy đỉnh núi đâu nữa vì những còn đường lòng vòng dẫn lên đó.

Vượt lên hay tụt xuống? Nếu bây giờ ngồi đọc những dòng này thì đến cả trăm người sẽ chọn vượt lên. Nhưng hãy nghĩ lại xem đã bao lần trong cuộc sống bạn tặc lưỡi chép miệng bỏ qua một hành trình nào đó, bỏ dở một công việc trong cuộc sống ngoài kia. Không dễ dàng gì nhưng tôi đã chọn cách vượt lên cũng giống như cách tôi bỏ lại hàng đống công việc, stress, mối quan hệ… để có một ngày đầy xúc cảm như thế. Trong hành trình cuộc đời, khi mới bắt đầu công việc hình ảnh thành công sẽ là động lực để bắt đầu, nhưng chính những lúc gần đến đích rồi thì vì những mệt mỏi, khó khăn lại làm cho chúng ta không thể thấy đích, rồi bỏ cuộc. Mọi thứ lại trở về con số 0.

Lên đến đỉnh và tụt xuống…

Nếu biển cả làm cho còn người cảm thấy quá nhỏ bé và thất vọng với sự rộng lớn của mình thì chinh phục một ngọn núi cao, cảm giác đứng trên đỉnh nhìn ra xung quanh rất tuyệt. Trong cuộc đời bạn nên thử cảm giác này một lần. Cả một hành trình dài, quan trọng là đã vượt qua tất cả, vượt qua chính bản thân để đến đích..Và cảm nhận men say chiến thắng đó. Nhìn ra bao la trời đất xung quanh. Hét lên thật lớn. Tôi đã vượt lên đỉnh cao nhất của ngọn núi đó.

Nhưng vẫn phải nói với bạn một thực tế là bây giờ bạn vẫn sẽ phải “xuống núi” hay chính xác hơn là trở về với mặt đất. Nhưng quả thật đi xuống nhanh và dễ dàng gấp rất nhiều lần đi lên. Đạt được một thành công thì trải qua bao nhiêu gian nan thử thách nhưng để rồi đến đỉnh rồi thì mọi thứ cũng trôi qua quá nhanh. Tiếp tục chinh phục những đỉnh cao khác hay dừng lại ở dưới mặt đất cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều.

Lời kết

Đây là những suy nghĩ khi tôi đã rút ra được trong một ngày đẹp trời và trong khi đi lạc gần 10km một mình với cái bụng đói meo. Trong suốt quãng đường 10km đi bộ đó hoàn toàn không thấy bực tức hay mệt mỏi gì mà trái lại tôi lại thấy mình thực sự đang sống vui vẻ với 10km đường bộ đó. Một trải nghiệm thực sự đáng nhớ và muốn chia sẻ với mọi người. Hãy thử một lần bước lên đỉnh cao nhất và cảm nhận những cảm giác đó.

 

Bằng Vũ