26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 1 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 216

Làm gì khi bị sỉ nhục?

Featured Image: Giorgio Vianini

 

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ một điều, cái này là kiến thức tâm lý học:

Rằng nếu bạn bị sỉ nhục và bạn cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy khó chịu, điều đó có nghĩa là trong lời sỉ nhục đó có một phần sự thật, hoặc là trong vô thức, bạn tin rằng điều đó là thật. Thật đơn giản, nhưng rất ít người nhận ra mánh khóe này.

Bạn không tin ư? Vậy hãy lấy vài ví dụ nho nhỏ: Giả sử bạn gặp Bà Tưng, hoặc Elly Trần, và bạn nói với cô ấy rằng: “Đồ màn hình phẳng!” Thử đoán xem bạn sẽ nhận được phản ứng thế nào từ cô nàng? Giận dữ, gào rú, quát mắng ư?

Không, đơn giản bạn sẽ chỉ nhận được một cái nhìn khinh miệt: “Thằng/con này bị não à?” Và bạn không tồn tại trong suy nghĩ của cô ấy tới 1/10 giây, chứ đừng nói tới chuyện để bụng hờn giận gì.

Hoặc bạn gặp Rô điệu, và bạn bĩu môi: “Đồ con lừa không biết đá bóng!” Hắn ta sẽ chỉ coi bạn như một con sâu băng qua đường, và không thèm ngó bạn lấy một cái chứ đừng nói tới chuyện cầm lấy cái giầy phang vào mặt bạn.

Có một câu chuyện về Thích Ca: Hôm đó có một người đi tới chỗ của ổng, và buông lời mạt sát thậm tệ. Nhưng ông ấy vẫn thản nhiên, không có chút phản ứng nhỏ nào. Người kia lấy làm lạ lắm, và tò mò hỏi: “Vì sao tôi mắng ông mà ông không có phản ứng gì vậy? Ông không biết tức giận sao?” Thích Ca trả lời: “Ông chửi tôi thì đấy là vấn đề của ông chứ liên quan quái gì đến tôi.”

Chuyện này không có triết lý sâu sắc hay vĩ đại gì cả, cũng không cần phải là một người giác ngộ mới có thể hiểu được. Đơn giản là Thích Ca biết rất rõ bản thân ông ấy, và ông ấy không thèm tin vào ý kiến của người khác nhận xét về mình. Bạn có thể ca tụng ông ấy, bạn có thể chửi mắng ông ấy, ông ấy đơn giản là không thèm quan tâm. Có ích gì khi người khác khen bạn hay chê bạn? Điều đó chả liên quan gì tới mức độ nhận biết về bản thân của bạn cả. Chỉ kẻ ngốc mới vui mừng khi được khen, và tức giận khi bị chê.

Hãy thử tự nhìn lại các tình huống mà bạn phát rồ lên khi bị chê bai, hoặc sỉ nhục, có phải trong thâm tâm bạn tin rằng/ sợ rằng điều đó có chút sự thật không? Hãy thử thật trung thực với bản thân, và nó sẽ hé lộ cho bạn nhiều điều về bản thân bạn.

Lần sau, nếu bạn bị người ta sỉ nhục, hãy nghĩ thử xem điều đó có chút nào sự thật không? Nếu là thật, thì hãy cám ơn người đó. Còn nếu không ư? Chỉ là một con sâu băng qua đường.

Ngược lại, khi người ta khen bạn, có phải bạn vui vì tự nhiên bạn thấy mình quan trọng hơn, tốt đẹp hơn không?

Thế thì bạn đích thị là một kẻ ngốc. Nhưng đừng buồn, vì những tên ngốc cũng có sự đáng yêu của hắn. 😉

 

Vuong Quang Vu

Vị đắng

Featured Image: Any Direct Flight

 

Có khi, để người khác tôn trọng và nhìn lại cách ứng xử, bạn cũng cần phải cho người ta nếm một chút vị đắng. Vị của bạn phải đủ đắng để tác động tới người ta, để họ nhận ra bạn không còn ngọt ngào như họ tưởng nữa. Bởi vì nếu bạn chỉ luôn tạo cho người ta cảm giác bạn chỉ có có vị ngọt, dễ ưa đấy, nhưng bạn khó làm người ta nể, trọng mà có khi còn ngược lại.

Cái gì dễ chịu quá cũng dễ quên, dễ nhàm, dễ xem nhẹ. Đó là thông lệ ứng xử chung của con người. Đôi khi dĩ hòa vi quý được xem như thực phẩm chức năng, chẳng có tác dụng gì cho con bệnh ngay mà cần phải trông chờ vào niềm tin và thời gian.

Chúng ta thường được dạy dỗ rằng đừng làm tổn thương người khác, đừng gây chiến tranh. Đúng, nhưng chưa đủ. Nếu bạn bị làm tổn thương, bạn bị gây chiến thì sao? Nếu người ta tát bạn vào má trái thì bạn chìa nốt má phải ư? Ôi không! Bạn chỉ cần lùi bước nghĩa là bạn sẽ bị dồn tới chân tường. Bạn chỉ cần tỏ ra không thể chống cự nghĩa là bạn sẽ bị thôn tính.

Thời nay mà còn dạy con kiểu đó thì con chỉ có nước ngồi ở dưới… mông người khác suốt. Xin lỗi thô nhỉ, nhưng nếu không phải vậy thì con bạn sẽ chỉ nên ở trong nhà, chỉ giao du với người nhà có tình thương mến thương thôi. Còn ra xã hội, ra đời thì phải chuẩn bị cho con đủ lông đủ cánh và cứng cáp.

“Khi con chưa đủ mạnh, con có thể chấp nhận cái tát đó, coi như một bài học cho sự non nớt để khôn lớn. Còn rất nhiều thời gian để con rèn luyện tinh thần, thể chất để chờ một ngày đủ mạnh có thể bơi giữa dòng đời. Con có thể không cần phải tát lại cái người đã tát con, nhưng khi con lớn mạnh, người ta cũng e dè, nể nang hơn. Sức mạnh đó là để phòng vệ và chống trả, chứ không phải để gây chiến với người yếu thế.” Tôi đã từng phải dạy con trai của mình như vậy khi con bức xúc vì bị đồng nghiệp chèn ép, chơi xấu lúc mới ra trường đi làm.

Cuộc đời xem ra rất thích đùa vui. Khi bạn dễ thương, bạn dễ chịu, bạn bị xem thường. Còn khi bạn tỏ ra dữ dằn, “hổ báo” chút, người ta lại ngại. Không nhất thiết lúc nào cũng phải xù lông nhím, nhưng khi “đụng chuyện” thì cứng rắn là cần thiết đấy.

Nếm trái đắng người khác tặng bạn cũng là cách để hoàn thiện mình. Khi mình sai, mình nên dũng cảm nhận lỗi. Ai mà chẳng sai lầm. Sai thì sửa, có gì đâu mà sợ.

Nếu bạn đang ở “cửa trên”, thì thấy người ta biết sai bạn nên cho người ta một cơ hội, đừng truy sát họ tới đường cùng. Để tránh cho bạn cảm giác tội lỗi và hối hận khi rơi vào tình cảnh trớ trêu ấy, thì đã muộn màng. Biết mình, biết ta, không phải để thắng thua gì cả, chỉ là để ta sống cho đúng đạo, đúng đời, cho lương tâm thanh thản.

Con trai tôi mới đi làm vài năm, thỉnh thoảng cháu về kể chuyện gặp phải chuyện không vui abc, gặp phải người chơi xấu gây chuyện xyx…. Không thể sống và trải nghiệm thay con, tôi chỉ có cách dạy con biết nhận diện bản chất sự việc, bản chất con người và thích nghi với nó. Chúng ta cũng nên cảm ơn những người đã làm ta khốn đốn, làm ta đắng cay… vào một lúc nào đó trong đời, vì chính họ chứ không phải cha mẹ, anh em, thân hữu… mới làm cho ta hiểu đầy đủ rằng cuộc sống này dù ta muốn đón nhận hay không, mọi sự vật, hiện tượng tốt hay xấu vẫn xảy ra mỗi ngày, không với người này thì với người kia. Dù ta có thừa nhận hay chối bỏ thì những tương tác, ứng xử từ người khác, dù trực tiếp hay gián tiếp vẫn tác động tới ta trong mọi cung bậc cảm xúc, vui sướng, buồn đau, hờn trách, oán giận… Không ai trải nghiệm thay giùm ta được.

Không sợ hãi, can đảm đối diện và vượt qua nó nghĩa là ta trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn chính ta của ngày hôm qua.

Vấn đề là bạn đã nếm vị đắng nhiều chưa? Bạn có đủ đắng không? Uống cafe mỗi ngày nhấm nháp dần đi nhé J.

 

Julia Le

Chuyện đi và chuyện về

Photo: Frank Dang

 

Gần đây tôi đọc được một câu chuyện khá ngắn, xúc tích và cũng rất chủ quan về một gia đình, về một con người “Đi đi, đừng về!” Hình như câu chuyện đi du học và trở về vốn vẫn nóng hổi theo cách của riêng nó.

Nhiều người bảo rằng, đi đi, rồi đừng về Việt Nam này làm gì bởi họ sợ hãi, bởi họ khiếp sợ con người nơi đây. Nơi mà đồng bào đạp lên sự ngu dốt của nhau để kiếm đồng tiền, bát gạo. Nơi mà đồng bào dần thiếu đi tình thương yêu cùng bao bọc. Nơi mà đồng bào dần thiếu chữ “người”.

Nhiều người lại bảo rằng, đi đi, rồi nhớ trở về để xây dựng quê hương, để thể hiện tình yêu nước cao vời vợi. Đi đi rồi trở về với tri thức và đam mê để gây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn.

Chuyện đi đi về về, chuyện ở chuyện đi dường như là câu chuyện muôn thuở, dường như là câu chuyện ngàn đời nay. Họ gọi những người đi rồi không bao giờ về là những con người không biết yêu quê hương, rũ bỏ nguồn gốc tổ tiên. Họ gọi những người vì tình yêu nước nồng nàn mà quay về, rồi vì tình yêu đó bị trà đạp đến hèn mọn mà cất bước ra đi là những con người ngu ngốc. Vậy họ gọi họ, những con người vẫn ở đó, miệng chửi đổng những người hơn họ, miệng nguyền rủa những người thua kém họ, miệng oang oang tinh thần yêu nước bất diệt, họ gọi họ là gì?

Tôi chẳng bàn nhiều chuyện khác, riêng cái chuyện đi đi về về là câu chuyện riêng của mỗi con người. gần đây, tôi đọc được một câu trích dẫn như thế này:

“Mọi người đều làm việc theo phong cách riêng, lựa chọn theo cảm giác của mình. Bạn không thể nói người khác đã sai, cũng không thể đảm bảo mình tuyệt đối đúng. Nếu thay đổi góc nhìn, kết luận về sự việc cũng sẽ khác đi. Con người, sự việc, tình cảm, ai đúng, ai sai, chỉ chính mình mới hiểu.”

Chẳng phải như vậy sao. Mỗi người chọn cho mình một con đường riêng, chọn cho mình một cuộc đời riêng, vậy hà cớ gì bạn cứ ngồi đó mà phán xét kẻ khác, hay phán xét chính tác giả về con đường mà nhân vật trong câu chuyện đã lựa chọn, thay vì tự tìm cho chính mình một con đường riêng để giúp ích cho đất nước này.

Cô giáo tôi từng nói:

“Nếu cô kể cho các em tình hình hiện giờ của Việt Nam, có lẽ các em sẽ muốn chuyển quốc tịch hay vượt biên ngay lập tức.”

Nhưng một thầy giáo khác của tôi lại nói rằng:

“Xã hội nào cũng có những thời điểm loạn như thời điểm hiện tại, nên thầy luôn luôn tin tưởng rằng sẽ có một Việt Nam tốt đẹp hơn.”

Bạn có thể nói rằng ai là người sai? Thầy tôi hay là cô giáo của tôi? Có lẽ chẳng ai sai cả vì mỗi người họ chọn cho mình một cách riêng. Một người không kể lể cho chúng tôi sự thật vì sợ rằng chúng tôi sẽ chạy trốn như bao con người muốn chạy trốn khỏi quốc gia nghèo, lười nhác và đầy điều xấu này. Một người kể hết mọi chuyện cho chúng tôi vì người đó tin tưởng rằng khi chúng tôi nhận ra điều tất yếu thì chắc chắn sẽ tiếp tục ở lại, tiếp tục học tập và làm việc vì đất nước nhỏ bé và vô cùng nghèo về cả nghĩa đen và nghĩa bóng này.

Chuyện đi và chuyện về là chuyện riêng của mỗi người, tôi tin nếu họ đủ khả năng đi du học, ra nước ngoài làm việc thì họ cũng có đủ nhận thức để hiểu việc mình đang làm, và tất nhiên chẳng cần bạn dạy đúng dạy sai.

Bà ngoại tôi thường răn dạy con cháu trong nhà bằng đôi ba câu thơ của Đỗ Trung Quân với tư tưởng truyền thống của người Việt rằng con cháu sẽ ở thật gần bà, sẽ sống và làm việc cách nhà bà chưa đến chục km.

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng thật sự, chúng tôi hiểu rằng, cho dù yêu thương cha mẹ ông bà đến bao nhiêu, cho dù cảm thấy nhà là nơi tuyệt vời nhất để nghỉ ngơi, cũng là nơi cảm thấy ấm áp và được yêu thương nhất. Và thật sự, chẳng ai là không muốn về nhà, muốn được yêu thương vỗ về, muốn được thưởng thức những bữa cơm gia đình ấm ấp, muốn được ngồi cạnh ông, cạnh bà nghe kể chuyện xưa (dù nó đã được kể đi kể lại hàng chục lần trước đó), muốn được chuẩn bị vài món ăn thịnh soạn cho mẹ cha. Ai mà không muốn như vậy?

Nhưng:

“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”
(Người không vì mình, trời tru đất diệt)

Ai cũng muốn vì chính mình mà gây dựng nên cái gì đó, ai cũng muốn được thỏa mãn những ngông cuồng của tuổi trẻ, vậy nên họ lựa chọn ra đi. Còn chuyện về hay không về lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Vậy nên đừng đứng trên góc độ của mình mà phán xét kẻ khác, cũng đừng đứng trên góc độ của mình mà phê phán kẻ khác. Mỗi người có một hệ quy chiếu riêng của mình, vậy tại sao bạn cứ muốn ép người khác vào hệ quy chiếu của chính mình? Quan trọng là mỗi người, sống tốt cuộc đời của mình và không hổ thẹn hay nuối tiếc là điều tuyệt vời lắm rồi.

 

Như Nhiên

Ra trường rồi, giờ theo startup hay theo công ty khủng?

Featured Image: Ottost Rto

 

Mùa hè đã đến! Đây cũng là lúc các bạn sinh viên chuẩn bị được cầm trên tay tấm bằng đại học, mảnh giấy chứng nhận bạn đã kết thúc một quãng thời gian “dễ dàng” nhất trong cuộc đời. Xin đừng cười, đối với nhiều người đó thật sự chỉ là sự khởi đầu của nhiều ngã rẽ cho chặng đường phía trước. Chúng ta sẽ phải luôn phân vân, cân đong đo đếm để lựa chọn lối đi nào với bãi cỏ xanh tươi hơn, mảnh đất đặt chân nào tốt lành hơn.

Vậy nếu bạn đã là một trong số những người đang đứng ở ngã rẽ này, hãy cùng chúng tôi nhìn vào những điểm mạnh yếu giữa một bên là các công ty khởi nghiệp, còn bên kia là các công ty khủng. Tôi ví von và hỏi rằng: bạn muốn lựa chọn theo “chim sẻ” hay “đại bàng”?

Sinh viên ra trường hãy nghĩ về startup

Thứ nhất, hãy cùng nhìn vào những lợi ích của việc nhảy vào một startup khi bạn là một sinh viên vừa ra trường, tinh tươm như một tờ giấy trắng! Khi còn trẻ, việc được đứng cùng hàng ngũ với một đội ngũ sáng tạo và nhiệt huyết là một trong những điểm cộng đầu tiên cho lựa chọn của bạn. Bạn sẽ luôn được truyền cảm hứng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút và mỗi giây. Ở một khía cạnh khác, làm việc cùng những founder luôn có ngọn lửa khởi nghiệp cháy hừng hực trong huyết quản sẽ giúp cho bạn hiểu thế nào là đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Ngoài ra, khi đầu quân cho startup, bạn sẽ được có cơ hội nhìn thấy một công ty hình thành từ những giai đoạn sơ khai nhất, có khi chỉ là 2 thành viên với một cái laptop “thời đồ đá” ăn mì tôm cầm hơi, cho đến khi công ty họ nằm trên một toà nhà “bảnh” nhất thành phố với diện tích vài trăm m2. Được thấy ước mơ của một đời người trở thành hiện thực, cũng giống như chứng kiến một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, một trải nghiệm thú vị phải không?

Ở một công ty lớn, bạn sẽ ít khi được cùng những người lãnh đạo trải qua những thăng trầm và sóng gió kiểu “vạn sự khởi đầu nan”. Đây cũng là một cơ hội cực tốt để học cách giải quyết khủng hoảng của các “sếp” mà ít khi ở các công ty lớn bạn được dịp chứng kiến tận mắt. Hãy có niềm tin một ngày nào đó “chim sẻ” sẽ hoá “đại bàng”!

Không thể không nhắc đến điều này, khi quyết định ở với một startup, bạn sẽ có nhiều không gian để “thở” hơn, cũng như việc bạn có thể vùng vẫy và thể hiện tài năng của mình một cách khá thoải mái. Lý do chỉ đơn giản vì startup luôn cần sự toả sáng của từng cá nhân, điều đó cũng có nghĩa rằng, bạn sẽ được tự do phát triển hơn thay vì bị đóng khung trong một tổ chức lớn mà mọi thứ đã được sắp đặt chặt chẽ và khó lòng có thể thay đổi linh hoạt. Ở môi trường startup, ý kiến của bạn sẽ chắc chắn được lắng nghe và tôn trọng hơn rất nhiều, nếu không tin bạn có thể thử.

Nhiều người cho rằng ở những công ty lớn, nếu nhân viên có muốn đóng góp ý kiến cho các dự án lớn thì thường sẽ rơi vào trường hợp “cảm ơn em đã phát biểu, mời em về chỗ”, nhưng ở startup các ý kiến sẽ luôn được lắng nghe và được xây dựng đóng góp. Ít ra là tỉ lệ ý kiến được đón nhận cao hơn bội lần. Nếu bạn muốn được công ty đánh giá cao và trân trọng như khả năng của mình ngay từ những ngày đầu, có lẽ startup là một lựa chọn không chê vào đâu được. Dù gì thì làm vua nước nhỏ hơn là làm quan nước lớn, bạn có suy nghĩ khác không?

Và cuối cùng, điều quan trọng nhất cho sinh viên Việt Nam là trong startup, các bạn được có cơ hội làm nhiều loại việc khác nhau, để trải nghiệm cũng như mài dũa những kỹ năng mà chắc chắn cả 20 năm ngồi trên ghế nhà trường bạn cũng không thể tích góp cho mình sự hiểu biết sâu sắc và trải nghiệm tinh tế như vậy. Ở một startup bạn sẽ “tình nguyện bị giao” cho rất nhiều loại việc khác nhau. Ví dụ như có khi bạn sẽ vừa làm dev, có khi sẽ phải làm một ít việc của sale, rồi lại phải xắn tay lên làm một ít việc về truyền thông hay thậm chí là đi giao hàng.

Nghe có vẻ hơi cực nhưng nếu bạn là người muốn thử thách bản thân thì chẳng việc gì phải ngại cả, càng làm ở nhiều mảng bạn sẽ càng có được chiều sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không bổ chiều ngang cũng sẽ bổ chiều dọc.

Những khó khăn cần phải đối mặt khi chọn về với đội startup

Thật ra, làm việc cho startup cũng có rất nhiều bất cập. Đó cũng là lý do vì sao các bạn trẻ thường lè lưỡi và lắc đầu khi nhắc tới startup. Dễ nhận thấy nhất là sự không ổn định trong công việc, nếu bạn là một người bị phụ thuộc toàn bộ vào đồng lương và những phúc lợi xung quanh như bảo hiểm, nghỉ lễ hoặc lương thưởng thì xin hãy nghĩ lại về việc chọn startup.

Khi làm việc cho startup, những bạn sinh viên trẻ sẽ có thể phải cắn răng để cùng chịu đựng sự thiếu thốn về mặt quản lý và chế độ chăm sóc cho nhân viên, vì mọi thứ vẫn còn trong giai đoạn bắt đầu. Vì thế, nếu quyết định làm việc cho startup, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với những “bất tiện” trên.

Hơn nữa, việc trao thân gửi phận cho một startup cũng là một vấn đề rất phức tạp. Hiện nay cũng không có một tiêu chuẩn nào có thể giúp các bạn trẻ chọn lựa công ty startup để theo đuổi. Điều duy nhất các bạn có thể làm là tin vào cảm giác của mình khi tiếp xúc với founder cũng như các thành viên trong team, nếu bạn cảm thấy phù hợp và yêu thích thì có thể đó là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, không gì có thể đảm bảo rằng cảm giác của bạn đúng trong mọi hoàn cảnh và nó sẽ giúp bạn tìm được một startup vững mạnh để theo. Không phải ai cũng có thể tìm được một Facebook, một Google hay một Twitter để theo. Vì vậy, nếu đã biết một công ty lớn thành công, những bạn trẻ sẽ có được tâm lý ổn định vì tin tưởng và an tâm hơn khi làm việc. Họ sẽ không phải lo sợ công ty bị sụp đổ bất thình lình và kéo luôn công việc ổn định của mình xuống vực thẳm.

Nhìn đi thì cũng nhìn lại, không phải ngẫu nhiên mà nhiều sinh viên lại ôm mộng làm cho các “đại bàng” sừng sỏ ngay từ đầu chứ không dại gì chui vào tổ của các chú “chim sẻ” startup nhỏ và bấp bên từng ngày. Làm ở những công ty lớn lương cao, thêm vào là bộ CV đẹp trong tương lai, lại còn nở mày nở mặt với thiên hạ. Vậy sao lại không chọn đại bàng? Thậm chí tiền lương còn giúp gia đình hoàn vốn nhanh sau bao nhiêu năm mình dùi mài kinh sử. Đó cũng là một mindset mà nhiều người trẻ tại Việt Nam chưa thể thay đổi được. Mộ phần họ chịu áp lực gia đình, xã hội, phần khác chịu áp lực cuộc sống mưu sinh. Họ bắt buộc phải chọn một công ty “đàng hoàng” chỉnh chu ngay từ đầu để có thể ổn định. Đây cũng là điểm mà các startup không thể nào “đọ sức” với những công ty lớn.

Tuy nhiên, nếu có được nhiều cơ hội tiếp xúc và hiểu hơn về thế giới startup, có lẽ sẽ có nhiều sinh viên “liều lĩnh” hơn trong việc chọn lựa con đường startup cho mình. Đường dù có chông gai nhưng những thành quả kinh nghiệm và tầm nhìn của họ sẽ được thay đổi bởi những “gã điên” trong thế giới khởi nghiệp đầy màu sắc này.

 

Hiếu Lê Đặng

Biên tập bởi Quyen Quyen

Tản mạn về tình yêu

Featured Image: Khomenkho

 

Có lần, anh bạn lớn tuổi nói với tôi ngắn gọn: Những câu chuyện của em, thiếu một thứ quan trọng …

Rồi anh bỏ lửng câu ở đó, để tôi hụt hẫng như lọt thỏm xuống đáy hồ trong vắt, tôi nheo mắt: “Thiếu gì hả anh?” Hỏi xong, tôi trở lại ngay trạng thái hào hứng, tập trung nghe câu trả lời của anh như một cậu bé hào hứng khi sắp được biết món quà sinh nhật của mình. Anh lại nói với giọng điệu chậm chãi: “Thiếu tình yêu! Toàn là chữ nghĩa, mơ màng, cô độc.” Anh nói rồi tôi mới ồ lên! Là tình yêu

Đầu tiên, phải nói rằng tôi là mẫu người luôn có nhu cầu được yêu, thể hiện tình yêu. Tôi từng có những mối tình đẹp, rồi phai đi, để lại kỷ niệm, niềm đau và sự hàm ơn tình yêu. Yêu là một sự va đập tâm can dữ dội hơn bất kỳ ngọn sóng lớn nào của biển.

“Tình yêu là cố gắng tột cùng của con người chống lại sự ích kỷ.” – Nhạc sĩ Dương Thụ

Nó giống như tu hành, vượt qua khổ nạn, tình yêu cho ta thấy Phật, thấy Chúa. Còn ngược lại là… đổ vỡ.

Tôi sợ nhắc đến những đổ vỡ, mất mát trong tình yêu. Vì vậy chẳng bao giờ tôi dám viết, để đối mặt, nhìn lại mình.

“Tôi mơ sự dịu dàng,
Mơ còn mãi những gì chúng ta yêu quý,
Không có đổ vỡ, mất mát, chia ly
Nhưng tôi biết chẳng bao giờ
Chẳng bao giờ..”

– Dương Thụ

Tôi biết ơn những người phụ nữ mà tôi đã gặp. Và không chỉ tôi, cuộc mỗi người hẳn phải mang niềm hàm ơn ít nhất một người phụ nữ nào đấy. Là mẹ ta hiền hậu, bạn đời ta dịu dàng, em gái ta yêu kiều hay cô bạn đồng nghiệp xinh xắn tặng ta đôi mắt cười…

Tôi chưa lập gia đình, bên cạnh tình thương dành cho mẹ tôi, thì những cô gái tôi gặp, thân quen, tôi dành tình cảm cho họ rất nhiều. Và họ cũng cho tôi trải qua biết bao cung bậc cảm xúc. Họ, viết nên giai điệu trần gian thành thực cho lòng tôi. Cung thanh, cung trầm, những luyến láy, trắc trở rồi ngân nga. Họ, có người yêu tôi, có người từ chối tôi, có người hận tôi, có người lại chỉ là bạn. Họ cho tôi hạnh phúc và đau buồn, êm ái rồi cô đơn. Họ dạy tôi bài học về tình yêu, cho tôi tìm thấy bản ngã của mình, rồi biết mình là ai.

“Như từ bao la ta ra đời một kiếp nữa – Như, từ trong nhau lớn lên khôn lên cùng nhau.” – Nhạc Sĩ Quốc Bảo (Bình Yên)

Ra đời trong nhau, lớn lên cùng nhau, hiểu nhau, tìm thấy nhau, đấy chính là tình yêu thực sự.

….

Tôi rất thích ca từ trong Let It Be của band nhạc huyền thoại The Beatles:

“When I find myself in times of trouble, Mother Mary comes to me, speaking words of wisdom, let it be…”

(Tạm dịch: Khi tôi rơi vào khoảng thời gian tăm tối của cuộc đời, đức mẹ Maria đến với tôi, Người ban cho tôi câu nói mầu nhiệm: Hãy để mọi chuyện thật tự nhiên!)

Cách đâu không lâu, tôi uống trà với một cô gái trong một không gian ấm cúng. Đó là một cô gái thông minh, mặn mà với phong thái cuốn hút. Thoạt đầu, chúng tôi nói về nghề nghiệp, về sở thích âm nhạc… Dần dà, chén trà thơm tỏa khói nghi ngút đưa chúng tôi đến câu chuyện về tình yêu. Tôi nói rằng thật khó tìm kiếm được người yêu hiểu mình trọn vẹn. Cô ấy, với vị thế là người trải nghiệm nhiều hơn tôi, cô khuyên tôi đừng vội vã tìm kiếm, hãy để mọi thứ tự nhiên. Cách nói thật rõ ràng, đơn giản làm tôi ngẩn ngơ. Tôi nhớ cô gái và câu nói ấy mãi những hôm sau…

Vậy thì tình yêu, em hãy để nó đến thật tự nhiên

Tình yêu thật sự là thứ dìu dắt tâm hồn về bình yên. Tình yêu thể hiện thành những hình ảnh, mơ ước về sự viên thành, giản dị. Một buổi sáng, từ ban công, tôi nhìn người báo đến đưa nhật báo cho gia đình hàng xóm. Chỉ thế thôi, và tôi mơ:

Tôi mơ sau này có gia đình ổn định, tôi sẽ đặt báo hàng ngày. Sáng sớm bác đưa báo đến, con Bông của bà xã tôi sẽ sủa inh ỏi báo cho chủ biết. ( Bông là con cún tôi tính rủ bà xã nuôi – tôi tính nó sẽ là giống cho Husky trắng). Tôi sẽ bảo: Xí Muội ( nếu con tôi là con gái ) hay Mon ( nếu con tôi là con trai ) ra lấy báo cho ba. Đứa nhỏ sẽ lon ton ra hòm thư ở cổng lấy báo vào đưa cho tôi, và nũng nịu: Ba thưởng gì cho con. Và tôi sẽ hôn lên má nó.

Trong bếp mẹ của đứa trẻ nhìn hai ba con cười khúc khích. Con mèo Nấm ( Con mèo của chị Hai tôi, nếu đến lúc tôi có gia đình nó còn sống – tôi sẽ xin chị Hai mang nó về nuôi ) quấn lấy chân cô ấy đòi ăn.

Ít phút sau, bữa sáng thơm tho đã sẵn sàng. Cả nhà, ba mẹ, những đứa trẻ, vật nuôi.. đều no bụng, hạnh phúc. Yêu em, tôi mơ về những giấc mơ như thế!

Từ nhỏ, tôi đã là một người nhút nhát và khép kín. Tình cảm thường để trong lòng, cái thể hiện ra bên ngoài là vẻ mô phạm, lạnh ngắt. Thêm nữa, tôi rất sợ những cô gái. Đụng vào họ không “Trái tim bên lề” thì cũng “Buồn ơi chào mi” hay “Cô đơn” (“Buồn ơi chào mi” và “Cô đơn” là ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9). Thế nên, tôi chẳng có gì đặc biệt, chẳng thể hiện được gì khi giao tiếp với một cô gái. Vài lần giao tiếp như thế, tôi đoán hẳn cô gái trước mắt tôi đang thầm nghĩ: “Thằng cha này đúng là…chán ngắt.” Thế là an toàn.

Vậy mà tôi lại chẳng thể giấu nổi cảm xúc của mình trước những cô gái mình thực sự có tình cảm. Ở công ty, tôi có một bạn nữ đồng nghiệp rất duyên dáng (có lẽ là đúng mẫu người con gái tôi thích). Cô ấy có đôi mắt biết cười, giọng Hà Nội êm thủ thỉ… Mỗi lần gặp cô ấy, tay chân tôi lúng túng như thừa thãi, mặt đỏ & chỉ biết cười, thật hiền, thật ngây ngô. Những hành động ấy tố cáo tôi, cô ấy và mọi người đều biết tình cảm của tôi. Nhưng bản thân tôi hiểu, đó đơn giản chỉ là tình yêu sự quan tâm dành cho cái đẹp, con người đẹp. Tình cảm ấy ngây ngô, trong vắt và tôi chỉ để đó, chỉ để đó tình yêu. Cô bạn đồng nghiệp nọ cho tôi cảm xúc để viết Yêu Nhau Để Đó – một ca khúc vụng về, chậm chạp như tình yêu của tôi.

Yêu nhau, ta để đó.
Cho tình thắm lên hoa,
Cho ngày tháng trôi xa,
Tình thơ ngây như lá,
Tình êm ái như nhung.
Ơi em sao đứng đợi.
Sao để đó. Tình yêu.

Thị trấn tôi ở bước vào những ngày mưa cuối mùa nên mát mẻ & ướt át (giống kiểu giai điệu trung – trầm trong điệp khúc Thu Quyến Rũ của Đoàn Chuẩn). Thời tiết thế này làm ta dễ vui, dễ buồn, dễ nhung nhớ nhởn nha & dễ dại dột nói câu tỏ tình. Tôi thì rất sợ lời tỏ tình được nói ra, mất đẹp, mất trong veo như lúc vẫn giữ gìn nó ở trong tim, mất luôn cái cảm giác bồi hồi khi chực chờ muốn gửi nó tới vòm họng. Thế nên, hầu như những ngày này, tôi chẳng giao tiếp với ai…

Còn tình yêu, xin hãy để nó đến tự nhiên.

Đông Thụ

Bienhoa 13.10.2013

Trào lưu sống tùy vào giá trị xã hội

Featured Image: Zakaria Wakrim

 

Nhân dịp Nguyễn Đức Thành nêu ý kiến về văn hóa đại gia, tôi đăng lại ý kiến của tôi trong một bài phỏng vấn với báo Người Đô Thị về chủ đề tương tự vào khoảng tháng 04.2011.

Khi đi ra phố không khó bắt gặp những chiếc xe đắt tiền nhất thế giới, hay những chiếc túi hàng hiệu giá cả chục ngàn “đô”, thậm chí ăn một bát phở giá cũng có thể đắt nhất thế giới: 35 USD… Hóa ra, quan niệm nhị nguyên (tốt – xấu) không phải lúc nào cũng đủ sức giải mã được hiện thực cuộc sống. Trào lưu này được hiểu thế nào dưới góc nhìn kinh tế học hành vi?

Ai khởi tạo các trào lưu?

Phóng viên: Dưới góc động kinh tế học, anh bình luận thế nào về hiện tượng một bộ phận dân chúng thích xài sang?

– ThS. Đinh Tuấn Minh: Trước tiên, xét đến vấn đề tiêu dùng, bỏ qua vấn đề về thu nhập. Mỗi người có một thu nhập khác nhau, có một nhu cầu và hành vi tiêu dùng khác nhau. Nếu xét trên khía cạnh đó, việc người ta ăn bát phở 35 USD, hay mua một sợi dây chuyền 10.000 USD hoặc bỏ ra mấy triệu đồng để mua một cái bùa, đôi giày leo núi… là chuyện bình thường. Bởi đơn giản là người ta thích. Có nhiều người, nhìn bên ngoài trông rất bình thường, nhưng bên trong lại xài đồ lót hàng hiệu giá vài trăm USD… Tất cả những cái đó, nếu xét về hành vi kinh tế, thì nó thể hiện cái nhu cầu đa dạng của con người. Mỗi con người có một nhu cầu khác nhau, sở thích khác nhau và người ta sẵn sàng hy sinh cho cái này, bỏ cái kia.

Xét về kinh tế, trong xã hội có các nhu cầu mà nhiều khi người ngoài nhìn vào không hiểu tại sao người ta lại có nhu cầu như vậy. Nhiều người vì tò mò mà học theo, chứ không phải là nhu cầu thường xuyên. Một nhu cầu theo tôi là vớ vẩn nhất trên đời mà nhiều người không nói tới là nhu cầu… cờ bạc. Ở Mỹ, rất nhiều người tiết kiệm tiền hàng năm trời, vất vả nặng nhọc nhưng cuối cùng họ dành tất cả cho một kỳ nghỉ đến Las Vegas đánh bạc. Cả một thời kỳ ky cóp, dồn nén để dành cho một tuần tiêu tiền. Và rồi họ lại tiếp tục lao đầu vào làm lụng. Như việc đánh đề ở ta chẳng hạn, mỗi ngày người ta đều dành ra một số tiền để đánh đề, mặc dù biết rằng về nguyên lý, đánh đề một thời gian dài thì khả năng thua chắc chắn nhiều hơn thắng, nhưng họ vẫn cứ đánh. Tách ra tất cả những khía cạnh đó, hiểu dưới khía cạnh kinh tế thì đó là nhu cầu cá nhân.

Nghĩa là trong mỗi các thời điểm khác nhau, xã hội luôn có những trào lưu khác nhau?

– Đúng vậy! Trong một xã hội ở những thời điểm khác nhau, tồn tại trào lưu của xã hội đó. Các trào lưu xã hội đó ảnh hưởng tới sở thích của con người. Ví dụ trong thời kỳ chiến tranh có trào lưu xã hội là ai cũng ăn mặc xấu, ai ăn mặc đẹp là bị nhìn dưới con mắt khác biệt. Càng xấu thì càng hay. Hoặc như trong thời kỳ có trào lưu hiphop thì người ta mặc quần ống rộng, để tóc dài… Đối với bây giờ, thể hiện sự giàu có là một trào lưu. Trước đây người ta thể hiện bằng việc dân chơi phải đi các loại xe máy xịn, làm cho giá các loại xe đó cao vọt. Mặc dù, sau khi hết trào lưu thì giá xe hạ xuống. Các xe đó thể hiện sự sang trọng trong xã hội. Hoặc như chơi golf, hay một thời gian dài thì đồ dùng phải là hàng hiệu…

Vậy là có sự tồn tại của các trào lưu trong xã hội, những trào lưu đó quyết định xu hướng tiêu dùng. Ở thời điểm đó, một số cái được đánh giá cao hơn, một số cái được đánh giá thấp hơn. Chẳng hạn ở Mỹ, hiện đang có trào lưu là dân giàu phải xây nhà với việc sử dụng các nguyên liệu và năng lượng mới, không dùng các nguyên liệu và năng lượng truyền thống. Mặc dù giá thành một căn nhà xây lên với giá rất cao nhưng nó thể hiện đẳng cấp, thể hiện rằng anh quan tâm tới môi trường.

Vậy những trào lưu đó – như xài sang chẳng hạn, đến từ đâu?

– Trào lưu xã hội được dẫn dắt bởi những người gọi là “tinh hoa” (elites) hoặc người trong giới showbiz, văn nghệ sĩ, chính trị gia, những người thành đạt… Tất cả những giới đó có điều kiện để thử nghiệm những cái mới mà người thường không có điều kiện trải nghiệm, hơn nữa, việc thể nghiệm những cái mới đó được họ thể hiện ra bên ngoài.

Trong xã hội, các giới elites có một bầu không khí để điều chỉnh hành vi, có sự phê phán, tranh luận. Khi một ca sĩ hoặc chính trị gia thể hiện cái gì đó quá đà và nó không được chấp nhận thì người ta sẽ dẹp đi và nó không tạo thành trào lưu. Nhưng nếu nó có sự phản ứng, tỏ ra rằng trào lưu đó phù hợp thì nó được dung nạp và khuyếch tán. Chẳng hạn, như bây giờ có mốt về… môi trường, có các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, mọi người thể hiện rằng bảo vệ môi trường là một cái thể hiện đạo đức con người. Ngày xưa thì có trào lưu nghĩa hiệp, ngày nay thì có các hiệp sĩ ra đường bắt cướp bảo vệ dân chúng và được ca ngợi. Bản thân trào lưu này không còn tồn tại ở các nước phương Tây nữa, nhưng vẫn thịnh hành ở ta.

Nhưng khi những trọc phú xài sang đóng vai trò tiên phong dẫn dắt các trào lưu thì sẽ rất nguy hiểm, vì người trẻ có thể bắt chước văn hóa tiêu dùng?

– Đó là do họ thuyết phục được người trẻ đi theo mình. Xét trên góc độ kinh tế, để đánh giá xã hội tiêu dùng tốt hay xấu thì không thể đánh giá được. Nếu ai cũng bo bo tiết kiệm thì xã hội không thể phát triển được. Để cả châu Á phát triển được như bây giờ, một nguyên do chính là nhờ người dân Mỹ chi tiêu mạnh tay đó thôi!

“Tiền đâu?”

Điều đó có nghĩa là rất khó để nhận xét là với một trào lưu này thì nó xấu hay là tốt…?

– Khởi nguồn của các trào lưu chính là giới tinh hoa. Họ thể hiện những trào lưu đó, và đó cũng là cái xã hội cần. Mình không thể nào phán xét xem cái nào tốt, cái nào xấu, bản thân mình cũng không có cái tiêu chuẩn nào để đánh giá ý thích của mình. Những hành vi của giới tinh hoa tương tác lẫn nhau thông qua những tranh cãi mà cuối cùng người ta cảm nhận được nó hợp lẽ hay không? Có đạo đức hay không? Có tốt hay không? Thì hoàn toàn mang nghĩa chủ quan, không có cơ sở tuyệt đối để đánh giá tất cả cái đó.

Nhưng nếu giới elites hình thành nên những trào lưu tiêu cực thì sao? Lúc đó ai sẽ nắn chỉnh việc “tạo trào lưu” của họ?

– Một khi đã gọi là giới elites, thì họ là những người đi tiên phong. Cái trào lưu do họ tạo ra thì không thể xác định cái gì tốt hay xấu ngay từ đầu, bởi họ là những người khởi xướng. Bản thân trong giới tinh hoa lại có sự đấu tranh với nhau, nên khó xác lập được chuẩn mực rằng những hành vi của ông này là tốt, hành vi của ông kia là xấu.

Ở thời điểm này, xã hội tồn tại tâm thức hay nền tảng văn hóa hàng nghìn năm. Nó sẽ có tác động đánh giá và chi phối những người đi tiên phong. Anh phá ra khỏi cái xu hướng, phá ra quá mạnh, người ta sẽ bảo anh xấu. Nếu anh đủ mạnh, lái nó theo hướng của anh thì người ta sẽ bảo anh tốt. Tất cả những cái này thuộc về giá trị xã hội, anh có tạo ra được những tác động xã hội và kéo số đông chấp nhận những cái đó hay không.

Nhìn ở bình diện rộng hơn, sẽ thật chẳng hay ho chút nào nếu chúng ta đặt những sân golf sang trọng trên đồng ruộng của những người nông dân, phía xa xa kia là những người mang tơi ra đồng…?

– Đơn giản khi ta đặt hai thái cực vào với nhau thì tạo ra bức tranh đối lập trong xã hội do sự ghen ghét, đố kỵ. Khi một ông nghèo, một ông giàu nhìn nhau thì dĩ nhiên trong lòng nảy sinh những cái bất ổn.

Nhìn vào trào lưu xài sang như vậy (chủ yếu ở các đô thị), sẽ có người đặt câu hỏi rằng: Tiền ở đâu ra mà nhiều vậy? Liệu có công việc nào ở Việt Nam đem lại nhiều tiền như vậy không?

– Nguồn tiền của một con người đến từ vốn. Vốn gồm có loại vốn đến từ tiền, vốn đến từ tri thức và vốn mặt xã hội (quan hệ xã hội). Trong xã hội, giá trị được đo bằng mối quan hệ. Một khi đã có vốn như vậy thì người ta sẽ dùng vào việc kinh doanh kiếm ra tiền, nếu người ta chớp lấy cơ hội tức khắc, thì tài khoản của họ sẽ nhân theo vốn. Đơn giản là, trong xã hội tồn tại vốn và tồn tại cơ hội. Những người gặp may hoặc họ có tài năng, họ sử dụng vốn của họ vào đúng thời điểm sẽ sinh ra tiền. Điều đó giải thích vấn đề là tại sao có người rất giàu, trong khi những người nghèo thì họ chẳng bao giờ quan tâm đến cơ hội kinh doanh cả. Tất cả là do nhu cầu cả thôi. Tiền lương chúng ta nhận được mỗi tháng chỉ đem lại cái vốn về mặt tiền bạc, tài chính. Nhưng mình có nhận ra được cơ hội kinh doanh để dùng khoản vốn đó đầu tư sinh lời hay không thì lại là một chuyện khác… Đó là nói về việc kiếm tiền một cách “sạch” lý tưởng, nhưng thực tế không phải là những câu chuyện giản đơn…

 

Via Thị Trường Tự Do

(Lê Ngọc Sơn thực hiện)

Nghĩ khác — Sáng tạo — Quên đi tất cả những gì đã biết

Featured image: Tanielle Childers

 

Người Trung Hoa có ngạn ngữ: “Đứng trên núi không thấy được núi” nghĩa là khi đang ở trong hoàn cảnh nào đó, con người vô thức không cảm nhận định được tác động của hoàn cảnh ấy lên họ. Trải nghiệm này đúng cho tất cả mọi người.

Bây giờ, chúng ta chơi một trò nhỏ nhé. Hai bức ảnh này nằm ở trang 44 và 47 quyển 7 Thói Quen Để Thành Đạt, Stephen R.Covey, bản quyền tiếng Việt thuộc về Công ty First New – Trí Việt. Nếu bạn nào đã kinh qua thì “Suỵt, im lặng nhé. ;)” Bạn nhìn hai bức hình bên dưới, bạn thấy được gì?

Girl_2meaning
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 2

Nửa gương mặt của một cô gái sang trọng với chiếc cổ xinh đẹp, khoác áo lông. Còn gì nữa không? Một công lông vũ. Còn gì nữa không? Một chiếc vòng cổ. Còn gì nữa không? Tôi nói rằng đó là một bác gái 70 tuổi, không thể nào là một cô gái trẻ. Và chúng ta sẽ một cuộc tranh cải xem ai đúng. Chẳng ai đúng cả! Bức ảnh vẽ cả hai. Thật ra lần đầu tiên tôi nhìn vào tấm hình thứ hai tôi nhìn thấy một bác gái sang trọng không kém có đôi môi mỏng. Vì tôi có thói quen đọc sách từ giữa ra, nên thay vì thấy bức ảnh thứ nhất, tôi đã thấy bức ảnh trang 72 trước.

Ảnh 3
Ảnh 3

Nhiều người trong chúng ta, bao gồm cả tôi, đã thấy qua nhiều bức ảnh thú vị như thế này khá nhiều trên mạng. Điểm khác biệt duy nhất, ta được cảnh báo điều đặc biệt tiềm ẩn trong bức ảnh. Thế là theo phản ứng cảnh giác tự nhiên, ta “banh mắt” ra tìm và tòi, khám và phá. Dĩ nhiên, khá nhiều người nhìn ra được ngay lập tức hai hình ảnh lồng ghép nhau. Bài học phổ biến được rút ra là: Hãy nhìn nhận mọi vật dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tôi lần đầu đọc cuốn 7 Thói Quen Để Thành Đạt, và bạn lần đầu tiên chơi trò này, vẫn bị lừa ngoạn mục.

Tại sao?

Vì tất cả chúng ta đều có quá khứ, tiềm thức, hiểu biết về một số lĩnh vực nào đó, ảnh hưởng văn hóa, quan điểm, tư tưởng của một nhóm nào đó. Tất cả những điều xung quanh xây dựng nên hoàn cảnh của ta. Những người có hoàn cảnh khác nhau sẽ có góc nhìn khác nhau, giống như bạn được thấy bức phát họa cô gái trẻ trước còn tôi thì lại là một bác gái. Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta tiếp nhận một vấn đề, chẳng có một cảnh báo nào, cũng không nhắc nhở lưu ý, chỉ có hoàn cảnh gắn với con người. Vì thế, với một tuýp người, một nhóm người có cùng hoàn cảnh, không lạ khi họ cũng có cùng phản ứng, quan điểm. Hoàn cảnh dẫn đến những định kiến của chúng ta về một vấn đề, những tranh cải vô bổ, thậm chí những hiểu lầm trầm trọng. Định kiến, có cái tốt, có cái xấu, nhưng vẫn là định kiến.

Nếu một đứa bé trai được dạy rằng người đàn ông thật sự mạnh mẽ là người biết tôn trọng những người phụ nữ của mình – mẹ, chị, em gái, người ấy; là một chỗ dựa tinh thần vững chắc; là một vòng tay luôn vươn ra ôm lấy họ khi họ đau đớn mà không cần bất kỳ lý do nào, đứa trẻ ấy chắc chắn sẽ trở thành một quý ông. Nếu một cô bé được dạy rằng người phụ nữ đẹp nhất là người đủ dũng cảm sưởi ấm cho mái ấm của họ bất chấp tất cả, đủ dịu dàng tạo ra sự lãng mạn những nơi họ đến, đủ khôn ngoan nhận ra rằng sắc đẹp vĩnh cửu không đến từ son phấn, cô bé ấy sẽ người đẹp nhất thế giới của những người đàn ông trong cuộc đời họ.

Thế nhưng quý ông ấy có hay không nhận ra những người thấp nhất của đáy xã hội, những con đĩ cũng có những câu chuyện; người đàn bà đẹp nhất thế gian kia có hay không hiểu rằng những con người kinh sợ nhất, những tên giết người hàng loạt là những kẻ đáng thương nhất, họ là người đã từng bị bỏ rơi, cô độc, hất hủi, lăng nhục, lợi dụng, chịu mọi đau khổ đến mức tâm hồn yếu đuối tình nguyện khép kính để không bị tổn thương hơn nữa? Nếu những đứa trẻ không được biết về câu chuyện về những con người dưới đáy xã hội, họ sẽ không. Họ không bao giờ có cơ hội đứng ở vai trò những con người thấp kém ấy, vì lắm lúc, họ chẳng có hiểu biết gì về những thứ dơ bẩn ấy. Họ đã được nhìn bức ảnh cô gái trẻ đủ lâu để quên rằng có lẽ có một bức ảnh về một bà già bị họ lãng quên…

Chúng ta đều biết rằng chỉ khi đứng vào vai trò, hoàn cảnh của một người mới hiểu được người đó. Đó là một cách để nghĩ khác và hiểu được kẻ khác. Tuy nhiên, bức ảnh phát thảo về một bác già có hay không tồn tại, ta có hay không có cơ hội đứng vào vị trí của người khác? Chúng ta thường làm theo cách này: Học hỏi nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, thừa hưởng nhiều quan điểm, góc nhìn hơn. Nó có đem lại hiệu quả không? Đối với mục tiêu nghĩ khác đi, có lẽ có, còn đối với sáng tạo mới thì không. Nghịch lý là người càng biết quá nhiều lắm lúc lại không sáng tạo được. Sáng tạo là sinh ra từ những con số không, không hiểu biết, không định kiến, không áp đặt… ngoại trừ không cảm xúc. Người nghệ sĩ tạo nên kiệt tác của mình với một niềm đam mê và cảm xúc dâng trào.

Vì thế, hãy đến với cách thứ hai, cách chắc chắn sẽ đưa ta đến con đường nghĩ khác đi, sáng tạo mới: quên đi bức tranh cô gái! Vứt bỏ đi hoàn cảnh của mình, quên đi tất cả định kiến, gạt bỏ mọi ý niệm trong đầu, tìm kiếm một cảm xúc mới, một tâm tình mới mỗi lần nhìn vào bức tranh thứ hai. Đó là cách chúng ta sáng tạo ra cái mới. Hãy vẽ lên một trang giấy trắng hay ít nhất, một trang giấy đã được xóa trắng.

Ý tưởng của bài viết lấy từ bài nói chuyện của Jacob Barnett: Forget What You Know tại TEDxED, không phải của mình. Tuy nhiên, mình cũng rất vui chuyển tải bằng tiếng Việt giúp cậu ấy.

 

 

 

 

Đừng sống bằng sự dối trá

Featured Image: mjkghk 

 

Sau đây là toàn văn của bài tiểu luận của Alexander Solzhenitsyn “Đừng sống bằng dối trá” có lẽ là cái cuối cùng ông viết trên đất quê hương mình – trước khi Liên Xô sụp đổ – đã và lưu hành trong giới trí thức của Moscow tại thời điểm đó. Bài tiểu luận ghi ngày 12 Tháng Hai, cái ngày mà mật vụ đột nhập vào căn hộ để bắt ông. Ngày hôm sau, ông bị lưu đày sang Tây Đức.

Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Viện Khoa Học hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng: Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa? Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ – rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực.

Mọi thứ sắp rớt xuống đáy cùng. Tinh thần chúng ta đã chết hết, còn thân xác chúng ta và cả con cái chúng ta nữa, cũng sắp bị ném vào lửa cháy rụi. Thế mà chúng ta vẫn bình chân như vại, cứ nhếch mép cười một cách tiểu nhân, và lưỡi không bị ngọng mà vẫn lúng búng trong miệng. Nhưng chúng ta biết làm gì mà ngăn nó cho được? Hay là chúng ta không đủ sức?

Chúng ta bị tước đoạt nhân tính một cách tàn bạo tới mức chỉ vì miếng cơm manh áo qua ngày thôi mà chúng ta sẵn sàng vứt bỏ mọi nguyên tắc và linh hồn của mình, mọi nỗ lực của tiền nhân và mọi cơ hội của hậu thế – miễn sao đừng đụng tới sự tồn tại mong manh của mình là được. Chúng ta không có khí phách, không có tự trọng, không có nhiệt tình. Vũ khí hạch tâm, thế chiến thứ ba chúng ta không sợ. Chúng ta đã nấp kĩ trong hang rồi. Chúng ta chỉ sợ làm người công dân có dũng khí.

Chúng ta chỉ sợ tụt lại phía sau đàn và phải bước đi một mình và đột nhiên thấy mình không có bánh mì ăn, không có lò sưởi ấm và không có một đăng ký hộ khẩu Moscow. Chúng ta đã được tuyên truyền trong các khóa học chính trị, và theo cùng một cách giống hệt nhau, đã được bồi dưỡng các ý tưởng sống yên thân, và mọi thứ sẽ tốt đẹp trong phần còn lại của cuộc đời. Bạn không thể thoát khỏi môi trường và điều kiện xã hội. Cuộc sống hàng ngày định hình ý thức. Cái đó có liên quan gì với chúng ta? Chúng ta có thể làm gì với nó?

Được chứ, được tất cả là đàng khác. Nhưng chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: Thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng.

Tất nhiên là có thể đầu phiếu để loại bọn chúng, nhưng mà đất nước này làm gì có tuyển cử. Ở phương Tây người ta có bãi công và biểu tình phản đối, còn chúng ta thì bị đàn áp thẳng tay, có những cảnh mới nghĩ tới đã thấy rùng mình: Ai dám thình lình bỏ việc mà xuống đường? Song le, những con đường chết chóc mà dân tộc Nga đã mò mẫm trong đau khổ suốt thế kỉ qua không phải dành cho chúng ta, mà quả thật chúng ta không cần đi lại những con đường như vậy.

Bây giờ cái rìu đã làm xong việc, hạt giống gieo xuống đã nảy mầm, chúng ta có thể thấy là những kẻ còn trẻ tuổi mà cuồng vọng, cho là có thể dùng khủng bố, cách mạng đẫm máu và nội chiến để mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho đất nước chúng ta, chính họ là những kẻ lạc lối. Thế đủ rồi, xin cảm ơn các vị giác ngộ cách mạng tiên phong! Bây giờ chúng ta mới biết phương pháp xú uế tất sinh kết quả xú uế. Hãy để cho tay của chú
Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng – chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá – thì đừng mong có chuyện gì xảy ra.

Bạo động len lỏi vào cuộc sống an bình, cái mặt nó toát ra vẻ ngạo mạn, y như đang khoác một ngọn cờ và hô to: “Bạo động đây. Tránh ra, nhường đường cho tao, không tao nghiến nát tụi bay.” Nhưng mà bạo động mau già. Rồi nó mất hết tự tín, và để giữ cho cái mặt ra vẻ khả kính nó rước thằng dối tra về làm đồng minh – vì không phải ngày nào nó cũng thò bàn tay thô bạo của nó ra được, mà thò ra được cũng bất tất chụp hết mọi người. Nó chỉ cần chúng ta ngoan ngoãn phục tùng dối trá và hàng ngày thực hành dối trá – đây chính là yếu huyệt của mọi sự trung thành. Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: Mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay.

Làm vậy tức là mở một lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoang tưởng do chúng ta khoanh tay đứng nhìn mà ra. Cách đó vừa dễ làm nhất vừa tiêu diệt dối trá mau nhất. Vì rũ bỏ dối trá, tức là cắt đứt đường sống của nó. Dối trá giống như bệnh dịch, chỉ có thể sống bám vào một sinh vật.
Chúng ta không cần phải ám thị mình. Chúng ta chưa đủ già dặn để tiến vào các quảng trường mà gào lên sự thật hay biểu hiện tư tưởng của mình. Chưa tới lúc phải làm thế. Nguy hiểm nữa. Chỉ cần điều gì mình không nghĩ thì chúng ta từ chối đừng nói là được.

Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất ai cũng làm được, con đường đã chiếu cố sự hèn nhát thâm căn cố đế của chúng ta. Nó dễ hơn phương pháp công dân bất phục tùng của Gandhi xiển dương – dễ tới mức viết những lời này còn nguy hiểm hơn.

Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ.

Vì thế, dù có dè dặt, mỗi chúng ta hãy lựa cho mình: hoặc là, cam tâm làm nô lệ cho hư ngụy – tất nhiên chúng ta nuôi dưỡng con cái mình trong tinh thần dối trá không phải vì đó là bản tính của chúng ta, mà chẳng qua là để kiếm ăn nuôi gia đình – hoặc là rũ sạch mọi sự dối trá làm một người lương thiện xứng đáng được con cái và người đồng thời kính trọng.

Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật.

Và từ đó trở đi chúng ta sẽ:

  • Bằng mọi cách không viết, kí, hay in một lời nào chúng ta cho là bóp méo sự thật;
  • Không nói những lời như thế, dù là nói chuyện riêng hay nói trước đông người, tự ý mình hay theo ý người khác, dù làm công tác cỗ vũ, dạy học, giáo dục hay đóng trò trên sân khấu;
  • Không mô tả, cổ vũ, hay truyền đi một ý tưởng nào chúng ta thấy rõ ràng là sai hay bóp méo sự thật, dù bằng hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc;
  • Không trích lời người khác nói hoặc viết mà không đặt lời trích vào ngữ cảnh, để lấy lòng ai đó, hay để lót đường cho mình, hay để thành công trong công việc nếu mình không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng trích dẫn, hoặc nếu ý trích dẫn đó không phản ánh chân thực bản chất vấn đề;
  • Không để cho mình bị ép phải dự những cuộc biểu dương hay hội họp nào trái với sở thích hay ý nguyện mình, không cầm hoặc giương lên những tiêu ngữ hay biểu ngữ nào mình không hoàn toàn chấp nhận;
  • Không giơ tay biểu đồng tình cho một đề xuất mà ta không thành thật tán đồng, không bầu cho người mình cho không xứng đáng hay đáng ngờ về tài năng, dù bầu công khai hay bí mật;
  • Không để cho mình bị lôi tới những cuộc họp mà mình đoán người ta sẽ bức mình thảo luận hoặc bóp méo một vấn đề;
  • Lập tức bước ra khỏi những cuộc họp, hội nghị, thuyết trình, biểu diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói láo, rêu rao những rác rưởi ý thức hệ, hoặc những lời tuyên truyền lố bịch;
  • Không đóng góp hoặc mua những báo chí bóp méo thông tin hoặc giấu giếm những sự thật hiển nhiên.
  •  Tất nhiên là chúng ta chưa liệt kê hết mọi biến thái hư ngụy cần phải liệt kê. Nhưng người nào thanh luyện mình sẽ nhờ lương tâm trong sạch mà phân biệt được chân ngụy.

Những người chọn con đường này ban đầu cuộc sống sẽ rất thay đổi. Có người bị mất việc. Những người trẻ muốn sống chân thật, thì những việc như thế này sẽ làm cho đời thanh xuân của họ ra phức tạp, vì khóa học bắt buộc nào cũng nhét toàn dối trá, không thể không chọn lọc.

Nhưng không có lối đi nào dễ dãi hơn cho người muốn làm người lương thiện. Ngày nào chúng ta cũng có người phải đối diện ít nhất là một trong những tình huống trên, cho dù là trong những ngành khoa học kĩ thuật vô thưởng vô phạt dễ tìm được chỗ nương náu nhất. Hoặc là chân thật, hoặc là hư ngụy: một đường đi tới tự do tinh thần, một đường đi tới nô lệ tinh thần.

Còn những kẻ không đủ dũng khí bảo vệ linh hồn mình– các người chớ vin vào mấy quan điểm ‘tiến bộ’ của mình mà kiêu ngạo, chớ huyênh hoang mình là hàn lâm học sĩ, là nghệ sĩ nhân dân, là yếu nhân có nhiều công trạng, hay là đại tướng – các người hãy tự nói với mình: Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi.

Lối phản kháng này tuy nhu nhược nhất trong mọi lối phản kháng cũng không phải là dễ. Tất nhiên là dễ hơn tự thiêu hay tuyệt thực: lửa sẽ không dìm thân anh, mắt anh không bị nung cho nổ ra, và gia đình anh sẽ không lúc nào thiếu cơm ăn nước uống.

Một dân tộc vĩ đại ở châu Âu, dân Tiệp Khắc, họ bị chúng ta phản bội và lừa dối, chẳng là họ đã cho chúng ta thấy nếu trong lồng ngực có một trái tim cao thượng thì tấm ngực mỏng manh kia có thể đứng lên chống lại xe thiết giáp đấy sao?

Anh bảo làm thế không dễ? Nhưng trong mọi cách thì cách đó là dễ nhất. Cách đó có thể nguy tới tánh mạng, nhưng muốn cứu linh hồn thì không còn cách nào khác. Phải, con đường đó không phải là con đường dễ đi. Nhưng mà có nhiều người, rất nhiều nữa là khác, năm này qua năm nọ đã theo đuổi lí tưởng ấy, chỉ vì họ lấy chân thật làm lẽ sống.

Cho nên anh không phải là người đầu tiên chọn đi đường này, anh chỉ gia nhập dòng người đã dấn thân vào đó. Nếu chúng ta nâng đỡ nhau và sát cánh nhau thì con đường này sẽ dễ đi và ngắn bớt lại. Nếu chúng ta đông tới hàng ngàn người thì bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta. Nếu chúng ta lên tới hàng vạn người thì đất nước này sẽ khoác bộ mặt mới đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Nếu chúng ta khiếp nhược quá, thì đừng trách người ta đàn áp mình mãi.

Chính chúng ta đang tự mình đàn áp mình đấy. Lúc đó thì hãy khom lưng xuống nữa, hãy rên xiết nữa, và đợi tới ngày những người anh em của chúng ta, các nhà sinh học, tìm ra cách đọc được tư tưởng của chúng ta, một thứ tư tưởng vô giá trị và tuyệt vọng.
Và nếu thậm chí đã chọn con đường yên thân mà chúng ta vẫn rơi vào chỗ cùng khốn, thì chúng ta đúng là đồ bỏ đi, không còn cách gì cứu vớt được. Lúc đó, chúng ta đáng dành cho những lời khinh bỉ này của Pushkin:

“Đồ súc sinh thì làm gì có tự do. Muôn đời di sản của nó chỉ là ách nặng và roi vọt.”

 

Alexander Solzhenitsyn, Live Not By Lies

Dịch: Thái Phục Nhĩ

10 lý do bất ngờ và thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay

Featured image: Phantom September
Tạm dịch: “Chúng ta đọc để biết mình không lẻ loi.” — C. S. Lewis

 

Bỏ qua những lý do to đùng mọi người vẫn dùng để kêu gọi người khác đọc sách: Đọc để lấy kiến thức, để tăng hiểu biết, để rèn luyện trí óc nhanh nhạy, để đi du lịch từ xa, để kết nối với những tư tưởng vĩ đại… Tôi sẽ cho bạn lý do, những lý do từ một góc nhìn khác biệt, có chút tính toán, nhưng thực tế và vô cùng gần gũi. Nếu bài viết này có thể khiến cho – dù chỉ một người – cảm thấy muốn đọc sách hơn và quyết tâm đọc, coi như tôi đã thành công. Bài viết hơi dài, bạn có thể đọc các tiêu đề thôi, và nếu đọc được lí do hợp với điều bạn tìm kiếm, khỏi đọc nữa, đi mua sách thôi…

1. Đó là việc duy nhất trên đời này tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không hối hận

Sống ở trên đời đã là một việc khó khăn, làm gì có ai dám tuyên bố sống trọn đời không một lần hối tiếc hay ân hận về việc gì đó: một lỗi lầm trong quá khứ, một cơ hội lỡ bỏ qua, một hành động đã làm, một câu đã nói, một món đồ đã mua, một người ta từng quan tâm… Đúng vậy, bất cứ điều gì trên đời cũng đều có thể làm cho chúng ta đôi lúc phải hối tiếc. Có những việc mà ngay tại thời điểm đó, ta giữ một niềm tin sắt đá rằng mình đúng, mình sẽ không hối hận, nhưng rồi thời gian qua đi ta lại cảm thấy tiếc và bắt đầu dùng tới hai từ vô nghĩa “giá như”. Nhưng với sách, tôi dám cá, tuyệt đối không một ai phải hối tiếc vì đã dành thời gian cho nó, có chăng, chỉ là sự hối tiếc vì không đọc sách sớm hơn, không đọc nhiều hơn mà thôi.

Nếu không tin, bạn có thể tìm kiếm, nhưng quả thật không một câu chuyện nào được kể lại, không một kết quả Google nào cho cụm từ  “hối hận vì đọc sách” đâu. Thực tế có những cuốn sách rất nhàm chán và vô bổ, việc đọc nó chỉ làm tốn thời gian, việc của bạn, đơn giản chỉ là gấp nó lại, bỏ nó đi nếu cảm thấy không phù hợp. Tôi hứa còn cả triệu đầu sách bổ ích và cực kì thú vị đang đợi bạn.

2. Sách mang đến cho bạn thứ còn quan trọng hơn cả kiến thức, đó là trí tưởng tượng!

Thiên tài Albert Einstein từng nói:

“Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức, vì kiến thức là có hạn, còn trí tưởng tượng thì vô hạn, trí tưởng tượng chính là tiền đề của tương lai.”

Bạn có đang tự hỏi tại sao trí tưởng tượng lại quan trọng? Ba cái trò tưởng tượng vớ vẩn thì được ích gì? Nhưng bạn ơi, rõ ràng phải có người tưởng tượng về một thế giới không cần đèn dầu thì chúng ta mới có đèn điện chứ? Có thứ gọi là máy bay không nếu không một ai tưởng tượng một ngày con người có thể bay? Nếu chẳng một ai nghĩ đến việc nói chuyện với người khác từ khoảng cách xa thật ra thì thế giới ngày nay liệu có biết điện thoại là gì? Hình như mọi phát minh vĩ đại đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng viễn vông bị chê cười.

Hãy nhìn xem, trí tưởng tượng phong phú của Fujiko Fujio khi ông ấy nghĩ ra những bảo bối của Doremon đã hấp dẫn cả thế giới đến thế nào? Và tôi tin rằng, sẽ ngày càng có nhiều bảo bối trong đó xuất hiện ngoài đời thực, chẳng phải hộp đựng không khí, máy phát hiện nói dối, máy lọc nước biển, theo dạng này dạng khác đã xuất hiện trên đời rồi đó sao? Nếu bạn chưa tin tôi sẽ cho bạn một bằng chứng hùng hồn nhất, chứng minh trí tưởng tượng viển vông của Fujiko hoàn toàn có thể thành hiện thực. Đó chính là món bảo bối “Gương nịnh hót” của Doremon, đang được cả thế giới này sử dụng một cách công khai và rộng rãi, dưới tên gọi: Camera360. Đúng vậy đó, Gương Nịnh Hót chính là chương trình chụp ảnh camera 360. Bạn có đồng ý với tôi không? (^^)

Bất cứ ai đọc các bộ sách được chuyển thể thành phim đều phải ngậm ngùi thừa nhận “đọc sách hay và thú vị hơn nhiều”. Bạn muốn biết lý do không? Hãy xem một bộ phim rồi sau đó đọc sách đi thì sẽ rõ. Đó là do khi đọc sách, trí óc chúng ta tự do hình dung và liên kết các thông tin ta thu nạp, đem lại cảm giác như chính bạn đag trải nghiệm tình huống đó, đang thấy, đang chứng kiến những gì xảy ra. Đó là những cảm xúc rất thật mà phim khó lòng mang lại cho bạn.

Giờ thì bạn biết trí tưởng tượng là quan trọng. Nhưng bạn nghĩ mình có thể tưởng tượng khi nào? Khi xem một chương trình trên tivi hay khi chơi game, khi đi coi phim hay khi đọc các tin tức lá cải mỗi ngày tràn lan trên các thiết bị điện tử? Không, chỉ với sách, trí tưởng tượng của bạn mới được rèn luyện để bay cao, bay xa và mang lại cho bạn những ý tưởng tuyệt vời.

Vậy thì, bạn đang mơ về một thế giới như thế nào? Ở đó có những chong chóng tre, cửa thần kì hay khăn gọi đồ ăn? Ở đó có máy đọc suy nghĩ hay máy biết dự đoán tương lai? Hay thực tế hơn là một chương trình giúp nhận diện mọi phương thức lừa đảo trên internet, một quy trình cứu hộ tiên tiến đơn giản lắp ráp cho mọi tòa nhà khi có sự cố xảy ra, một loại tiền tệ-tín dụng mới có thể mua mọi món đồ trên thế giới thay vì vàng, một loại thực phẩm dinh dưỡng chiết xuất từ … phân chim… bla bla… mọi thứ chưa có không có nghĩa không bao giờ có, chẳng ai có thể ngăn cản chúng ta tưởng tượng cả. Không một ai.

Có một câu trong seri phim Da Vinci Demons rất hay thế này: “Tôi tin người ta có thể làm được mọi thứ mà họ tưởng tượng ra, bằng chứng là Thượng Đế đã ban cho chúng ta trí óc để có thể hình dung ra điều đó.”

Thế giới này thay đổi bắt đầu từ những điều tưởng tượng nhỏ nhoi, đôi khi là điên rồ. Nên nếu bạn mơ một ngày mình có thể thay đổi thế giới, trước tiên hãy học cách tưởng tượng, và để học cách tưởng tượng, sách sẽ là một người thầy khôn ngoan.

3. Rất nhiều những cuốn sách đã thay đổi cuộc đời người khác và sẽ có một cuốn sách thay đổi cuộc đời bạn, hãy tìm ra nó

Có một cuốn sách làm thay đổi đời tôi, dẫn tôi qua một lối đi mới, một ngã rẽ bất ngờ vô cùng thú vị. Ngày trước tôi cũng rất ghét đọc sách, chỉ cần nhìn thấy sách cũng đủ ngáp chảy nước mắt. Nhưng thật tình cờ một ngày kia, tiện tay cầm một cuốn sách, đọc vài dòng không hiểu gì, đọc thêm chút thấy thú vị, sau nữa bị lôi cuốn đến mức mượn sách của bạn đem về. Chỉ thêm 10 phút là tới nhà mà tôi cũng không thể cầm lòng, phải dừng lại tại một công viên, quăng chiếc xe đạp yêu dấu ngay vỉa hè rồi yên vị trên ghế đá đọc một mạch tới hết cuốn sách, công viên bật đèn, tôi ra về, trí óc như vừa sinh ra một con người mới, phấn khởi và tươi vui, ngập tràn hi vọng. Thật may mắn, sau 3-4 tiếng đồng hồ bỏ mặc, chiếc xe đạp vẫn còn. (Phù)

Bạn thì sao? Cuộc sống của bạn ổn chứ? Bạn có bao giờ cảm thấy bản thân cần thay đổi, cần một cú hích, cần một hướng đi mới không? Khi cần thay đổi bạn dễ dàng đi xin người khác lời khuyên. Mọi người có thể cho bạn lời khuyên nhưng không ai dám đảm bảo lời khuyên đó là hoàn toàn chính xác. Nếu muốn thay đổi cuộc đời, bạn phải tự mình tìm hiểu bản thân và tìm ra con đường phù hợp. Bạn không thể kiếm ra cuốn sách nào viết về một con đường dành riêng cho hoàn cảnh thực tế của bạn. Nhưng có hàng trăm cuốn sách viết về hàng trăm con đường mà bạn có thể đi, có thể hướng tới, việc của bạn là đọc, tham khảo, suy ngẫm về những con đường đó rồi tự chọn ra hướng đi cho riêng mình.

Nếu bạn không thích đọc sách? Tôi tin chắc là vì bạn chưa tìm thấy cuốn nào khiến bạn tâm đắc mà thôi. Và lý do bạn chưa tìm thấy, vì bạn chưa bắt đầu. Vậy nên nếu bạn cảm thấy cuộc đời mình cần một sự thay đổi mạnh mẽ hay chỉ là cần chút động lực để thay đổi những điều bé nhỏ bạn chưa hài lòng, tôi thật sự khuyên bạn nên bắt đầu bằng một cuốn sách đúng chủ đề.

Không nhất thiết phải đọc mọi cuốn sách, nếu bạn đang làm nhân viên văn phòng và nghĩ tới việc kinh doanh, hãy bắt đầu từ danh mục sách kinh doanh nổi tiếng, nếu bạn đang gặp khó khăn trong cách ứng xử mỗi ngày, hãy đọc những cuốn sách best-sellers viết về giao tiếp. Nếu muốn thoát khỏi sự tầm thường của cuộc sống xung quanh, hãy bắt đầu bằng những sách về tư duy lớn. Nếu muốn biết về những người đã thay đổi thế giới, hãy đọc những sách tiểu sử các vị danh nhân, nếu cảm thấy tâm hồn trở nên chai sạn, hãy tìm đến những tập truyện ngắn ý nghĩa hoặc những tiểu thuyết diễm tình… Có thể bạn sẽ cảm thấy phân vân khi đứng giữa một mê cung sách mà không quan tâm một chủ đề nào, hãy hỏi những người hay đọc sách, họ sẽ chỉ cho bạn cuốn nào nên đọc và cần đọc, việc này thì chẳng mất bao nhiêu thời gian đâu.

4. Sách là thứ rẻ tiền nhất khiến cho bản thân bạn trở nên đáng giá

Sách là một món đồ giá trị cao nhưng rẻ tiền, rẻ về nghĩa đen so với những thứ bạn có thể mua: một bộ quần áo từ vài trăm đến hàng triệu, điện thoại từ vài triệu đến hàng chục triệu, nhưng cuốn sách, chỉ vài chục ngàn đồng, chỉ bằng hai tô phở/ một bữa cơm văn phòng/ một ly café quán sân vườn/ một hai chai bia/ vài bao thuốc lá… là bạn có thể sở hữu những tinh túy của cả thế giới. Thế thì tại sao không?

Nếu là sinh viên nghèo, bạn có thể bắt đầu từ những cuốn sách cũ, không như vật chất hiện đại, điện thoại/xe máy vừa mua xong mà bán là mất vài triệu như thường, quần áo vừa mua xong chẳng còn bán được cho ai. Sách rất dễ thương, sách cũ hay mới đều giữ nguyên giá trị. Và sách cũ thì cực rẻ, chỉ vài ngàn đồng bạn cũng có thể bắt đầu đọc rồi.

Trong nhiều trường hợp, sách giúp cho giá trị con người tăng lên, chỉ cần một cuốn sách, hành động đọc sách có thể khiến bạn trở nên khác biệt với rất những người xung quanh đang chăm chú điện thoại, máy tính bảng. Nhất là với một đất nước ít đọc sách như Việt Nam, khi ngồi xe bus, khi đợi phỏng vấn, khi uống café, giữa những người đang nghịch smartphone, bạn đọc sách… Tôi dám cá rằng bạn sẽ dễ dàng gây được thiện cảm, ít nhiều thu hút được sự chú ý, đặc biệt từ những người có cùng hệ tư tưởng với bạn, những người hiểu biết, có chiều sâu tâm hồn và đề cao những giá trị cuộc sống đích thực.

Từ nhỏ tới lớn ta đã thấy: Dekhi (trong Doremon) thông minh vì cậu ấy ham đọc sách, Hermione (trong Harry Potter) rất thông minh vì cô ấy đọc rất nhiều sách, chưa kể tới hàng trăm nhân vật khác, những nhân vật từ truyện tranh, cổ tích cho đến hiện tại, dường như ai thông minh cũng đều thích đọc và đọc rất nhiều sách. Sách biến bạn thành một người hiểu biết, mở rộng tâm trí bạn, đưa bạn tới những chân trời tự do và tươi mới, bạn sẽ trở nên giá trị, không chỉ từ cái ấn tượng bên ngoài, mà sẽ trở nên giá trị từ bên trong với một bộ óc sắc bén và hiểu biết, một tâm hồn rộng mở và phóng khoáng hơn. Vậy thì, còn chần chờ gì mà không biến chính mình thành một người thông minh…

5. Sách giết mọi khoảng thời gian trống vô nghĩa giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn

Mỗi người trong chúng ta rất nhiều lần, đã và đang lãng phí những giờ đồng hồ quý giá, cho những lí do vớ vẩn, đại loại như: đợi xe bus, ngủ nướng buổi mỗi sáng, thức 2-3 tiếng chỉ để đọc đi đọc lại các news-feed nhàm chán. Hoặc, có bao giờ bạn phải ngồi thật lâu dưới hiên nhà nào đó để trú một cơn mưa bất chợt? Một chiều đẹp trời chiếc xe yêu quý bỗng dưng dở chứng và phải mất hàng tiếng sửa chữa? Đến một cuộc hẹn đúng giờ nhưng vẫn phải đợi người bạn thêm nửa tiếng bận việc đột xuất. Một chuyến bay bị delay, một đoạn đường kẹt cứng, một buổi hội thảo nhàm chán… Đây là những điều bình thường chúng ta vẫn hay gặp mỗi ngày.

Cho dù bạn là một người siêu bận đi nữa thì chắc chắn bạn cũng chưa sử dụng hết 5 phút trong nhà vệ sinh, 3 phút trong thang máy, 5 phút đợi cơm trưa, nửa tiếng trên xe ra phi trường đi công tác… Và nếu có thể tận dụng triệt để, không để sót một giây phút nào trong cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện với từng ngày trôi qua. Mỗi tối bạn sẽ được đi ngủ trong tâm thế của người chiến thắng, vô cùng mãn nguyện và hài lòng, vì trong mọi thứ có thể mất và kiếm lại: Tiền bạc, tình cảm, sức khỏe… không bao giờ bạn có thể lấy lại thời gian. Thời gian là vô giá, mỗi giây phút trôi qua đều mất đi vĩnh viễn, đừng để chúng bị lãng phí, hãy dùng những khoảng thời gian đó để làm điều có ích và và việc làm có ích đơn giản nhất, chính là đọc sách.

6. Hãy luôn mang theo một cuốn sách theo bên mình, bạn sẽ không đơn độc

Cuộc sống hiện đại, chúng ta kết nối ảo với nhau dễ dàng bao nhiêu thì bên ngoài thế giới thực, chúng ta càng khó kết nối thật với người khác hơn bấy nhiêu, cũng chính vì thế mà dễ trở nên đơn độc hơn rất nhiều. Đơn độc, đó là một cảm giác đáng sợ. Nhất là khi ta hiện diện ở một nơi có rất nhiều người, một chốn đông vui nhộn nhịp, nhưng lại cảm giác không thể trò chuyện, kết nối với ai, thứ cảm giác lạc lõng như bị thế giới bỏ rơi, như đứa trẻ lạc đường, vô dụng, sợ hãi và không chút gì thuộc về cái nơi ta đang đứng. Đó là một cảm giác quen thuộc chẳng dễ chịu gì, tệ hơn nữa khi càng ngày nó diễn ra càng nhiều và không chừa bất kì ai. Vậy làm sao để không còn cảm giác đơn độc, khi mà ta không đủ can đảm làm quen người khác, khi điện thoại không còn pin hoặc thậm chí chẳng có điện thoại thông minh để mà giả vờ bận rộn nữa? Hãy nghe tôi: Luôn mang theo một cuốn sách bên người.

Mỗi khi bạn cảm thấy đơn độc, hãy đọc sách, sách sẽ tách bạn ra cái thế giới đơn điệu xung quanh, đưa bạn đến một không gian khác, chỉ có bạn và những nhân vật, quyện vào nhau, thấu hiểu nhau, cùng nhau trải qua những điều thú vị, điều mà những người lạ xung quanh chẳng bao giờ làm được, bạn sẽ chẳng còn bận tâm thế giới ra sao, mình trông như thế nào, có ai đang nói xấu gì bạn không?

Thậm chí, ngay cả khi bạn đơn độc với một quyết định trong đời, không một ai ủng hộ, tôi tin bạn sẽ tìm được ít nhất một cuốn sách ủng hộ cho hành động của bạn.

Tất nhiên, ta có smatphone để thư giãn, để giải trí, để giả vờ bận rộn, để làm bạn, nhưng riêng hôm nay, hãy dẹp smartphone qua một bên, tôi chỉ đang cố chỉ cho bạn một thế giới hoàn toàn khác. Hãy khám phá nó ngay đi, ngay bây giờ.

7. Hơi khó tin nhưng sách sẽ giúp bạn trở nên thân thiện, dễ gần hơn

Giả sử thế này, có hai cô gái (trường hợp người đang đọc bài là con trai) giống hệt ngồi cạnh nhau, một người chăm chú vào chiếc iphone với bàn tay lướt qua lướt lại trên màn hình, và cô gái còn lại thì đọc một cuốn sách, đôi tay thỉnh thoảng lật trang giấy và đôi lúc lại mỉm cười khi đọc đến những đoạn thú vị.

Khoan, đừng vội đọc tiếp, hãy nghe tôi, nhắm mắt lại và tưởng tượng đi. Rồi trả lời: Bạn sẽ muốn làm quen với ai hơn?

Lại giả sử tiếp, bạn đang ngồi giữa hai cô gái đó, và muốn làm quen với một trong hai, theo bạn thì bắt chuyện với ai dễ hơn? Và bạn sẽ bắt chuyện thế nào?

–          Bạn đang làm gì với cái điện thoại vậy?  Bạn đang lướt facebook à? Bạn đang chỉnh sửa hình ảnh à? Bla bla

Hay chỉ tuyệt đối đơn giản: – Bạn đang đọc sách gì vậy?

Hãy trả lời thành thật bạn thấy bắt chuyện với ai dễ hơn và khả năng ai sẽ mỉm cười trả lời câu hỏi của bạn? Ai sẽ liếc nhìn bạn với một con mắt sắc nhọn hơn cả mũi kim tiêm?

Thật may mắn, phần lớn người thích đọc sách là những người thân thiện, họ thường dễ gần hơn bạn nghĩ và luôn sẵn sàng chia sẻ những chủ đề mà họ biết. Nếu gặp và muốn làm quen với một người đang cầm một cuốn sách, hãy nhớ bạn luôn có sẵn một chủ đề để nói chuyện với họ – đó là sách, sách cho chúng ta lí do làm quen với nhau dễ hơn, thân thiện hơn bất cứ chiếc điện thoại nào. Đứng giữa một hội trường rất đông người, mọi người đứng ngồi nói chuyện vui vẻ hoặc chăm chú làm việc riêng, chỉ có một cô nàng đang ngồi đọc sách, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bắt chuyện với cô nàng đó rất dễ dàng. Và nếu bạn là một người đang đọc sách, hãy mỉm cười nếu có một cô/cậu bạn đến làm quen với câu hỏi: “Bạn đang đọc sách gì vậy?” nhé!

Ở khía cạnh cá nhân, tôi – một cô gái bình thường,  sẽ rất ấn tượng và chắc chắn muốn tiến lại làm quen với một anh chàng đang đọc sách giữa nơi đông người, hơn là một anh chàng đang chơi game trên điện thoại. Một chàng trai đọc sách sẽ khiến tôi hình dung anh ta là một người hiểu biết, ham học hỏi, đáng tin và khả năng lớn là … một người tốt.

8. Kho báu mà bạn có thể dễ dàng gầy dựng và truyền lại cho các thế hệ sau

Ai trong chúng ta chẳng mong sẽ gầy dựng nên một cơ nghiệp hay một thứ gì đó giá trị để rồi lưu truyền lại cho con cháu. Một cơ ngơi vật chất dư dả hay một việc kinh doanh đắt giá là thứ không phải ai cũng có thể làm được, nhưng một tủ sách đầy ắp những kiến thức và tư tưởng giá trị thì chẳng có ai là không thể.

Sách rất dễ lưu trữ, và lại càng dễ lưu truyền, chẳng tốn nhiều diện tích hay công bảo quản, chẳng bao giờ sợ trộm dô cuỗm đi hay ai đó tịch thu, chẳng lo nội dung sách bị hao mòn hay giảm giá trị. Nói cách khác, có tủ sách trong nhà giống như có một kho báu gia truyền, càng qua nhiều đời lại càng đầy thêm và giá trị sách theo đó cũng tăng gấp bội. Kho báu sách là kho báu kiến thức chỉ dành riêng cho người ham học hỏi và nội dung sách chỉ  thuộc về ai chiêm ngẫm nó, như một món tài sản muôn đời.

Khi bạn có những đứa con, bạn có muốn chúng là người thích đọc sách không? Hay bạn muốn chúng làm bạn với cái tivi và màn hình máy tính? Bạn muốn chúng là một người yêu kiến thức và ham học hỏi, hay muốn chúng trở thành những đứa trẻ chỉ biết cắm đầu chơi game?

Bước vào một căn nhà như thế nào khiến bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn: Căn nhà với tủ sách thật to hay căn nhà với tủ rượu khổng lồ? Bạn muốn con cháu mình sẽ sống trong căn nào?

Ai cũng muốn có thứ gì đó để lưu truyền lại những đời sau, nếu bạn không biết để lại cho con cháu thứ gì, hãy để cho chúng một tủ sách. Muốn có một tủ sách để lại, ngay từ giờ bạn phải mua sách và đọc đi thôi, không lẽ kho báu bạn lưu truyền lại kèm lời chú thích: “Đọc sách rất là bổ ích, ngày xưa ta chẳng đọc cuốn nào nhưng ta muốn các con đọc, hãy đọc đi, đọc sách rất là bổ ích…”

9. Đó là việc đơn giản, dễ thực hiện nhất… trong tất cả những việc nên làm

Không phải chúng ta đều thích làm những việc dễ dàng sao? Đọc sách chính là một trong những hoạt động dễ dàng nhất giữa hàng ngàn việc cả thế giới khuyên ta làm: không thức khuya, hãy dậy sớm, chăm tập thể dục thể thao, không hút thuốc uống rượu, tránh xa đồ ăn nhiều cholesterol v.v…

Ai cũng có thể đọc sách, ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong đời, nơi nào trên thế giới, không cần phải đợi có cơ hội mới đọc được, không cần ai cho phép, chẳng cần phải giàu có hay thông minh, không cần phải xinh đẹp hay có sức khỏe tốt, sách dành cho tất cả mọi người, từ sang hèn tới học thức, từ các chuyên gia cho tới kẻ ít học, ốm đau, bần cùng… Không có gì phải bàn cãi hay nghi ngờ, đọc sách là một việc bổ ích dễ dàng, quá dễ dàng đến mức, mọi lý do bạn đưa ra để từ chối đọc sách, đều chỉ là ngụy biện…

10. HÃY ĐỌC SÁCH ĐI, VÌ BAO NHIÊU LÝ DO ĐƯA RA CÓ THUYẾT PHỤC THẾ NÀO, CŨNG CHỈ CÓ MỘT LÝ DO DUY NHẤT KHIẾN BẠN KHÔNG ĐỌC, ĐÓ LÀ LƯỜI… VÀ LƯỜI LÀ MỘT BỆNH NAN Y NGUY HIỂM ĐANG TÀN PHÁ XÃ HỘI VÀ CẢN TRỞ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA, CHỈ CÓ BẠN MỚI CHỮA ĐƯỢC MÀ THÔI. ĐỪNG LƯỜI BIẾNG NỮA…

Những gì ngọt ngào và tinh túy nhất trên đời, có thể thuộc về bất cứ ai, nhưng không bao giờ thuộc về những kẻ lười biếng…

Tặng bạn, kẻ lười biếng, một câu nói khuyết danh tuyệt hay:

“Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. Khi ta không muốn, ta tìm lý do!”

Chủ nghĩa cá nhân: Chân và giả (phần 1)

Featured Image: Alex Platt

 

Du dix-huitième siècle et de la révolution, comme d’une source commune, étaient sortis deux fleuves: le premier conduisait les hommes aux institutions libres, tandis que le second les menait au pouvoir absolu.

Kể từ thế kỷ XVIII và từ cuộc Cách mạng Pháp, có hai dòng chảy tư tưởng dường như có chung một nguồn: Dòng thứ nhất hướng con người tới các thể chế tự do, dòng thứ hai hướng họ về phía quyền lực tuyệt đối.

Alexis de Tocqueville


1

Ngày nay, bất cứ ai cổ súy cho bất kỳ nguyên lý rõ ràng nào về trật tự xã hội thì gần như cầm chắc sẽ phải gánh chịu điều tiếng là nhà lý luận giáo điều không thực tế. Một người sẽ được xem là có đầu óc sáng suốt đối với các vấn đề xã hội nếu anh ta, thay vì bám chặt vào các nguyên lý cố định, lại nhìn nhận từng vấn đề “dựa trên các phẩm tính của riêng nó”; nghĩa là người đó, nói chung, được định hướng bằng mưu lợi và sẵn sàng thỏa hiệp giữa các quan điểm. Tuy nhiên, các nguyên lý tự chúng có cách chiếm lĩnh xã hội ngay cả khi chúng không được công nhận một cách minh bạch mà chỉ được ngụ ý trong các hành động cụ thể, hoặc ngay cả khi chúng chỉ hiện diện như là các ý tưởng mơ hồ về cái gì đang diễn ra hoặc không đang diễn ra. Vì thế, dưới tấm biển “không chủ nghĩa cá nhân cũng không chủ nghĩa xã hội”, chúng ta đã thấy một hiện tượng rằng trên thực tế chúng ta đang nhanh chóng chuyển từ một xã hội của các cá nhân tự do sang một dạng xã hội mang màu sắc tập thể hoàn toàn.

Tôi dự định không chỉ tiến hành việc bảo vệ một nguyên lý tổng quát về tổ chức xã hội mà còn cố gắng chỉ ra rằng sự sợ hãi động chạm đến các nguyên lý chung và cái sở thích chuyển từ hết vấn đề cụ thể này sang vấn đề cụ thể khác là sản phẩm của thứ trào lưu, mà dưới dạng “nước chảy đá mòn”, sẽ đưa chúng ta từ một trật tự xã hội dựa trên việc công nhận tổng quát các nguyên lý chung nhất định trở về một xã hội mà trật tự được hình thành bằng các mệnh lệnh một chiều.

Sau kinh nghiệm của 30 năm vừa rồi, có lẽ chúng ta không cần phải nhấn mạnh một thực tế: nếu như không bám vào các nguyên lý, chúng ta đã bị cuốn phăng rồi. Thái độ thực dụng ngự trị trong thời gian đó, thay vì làm tăng năng lực phát triển của chúng ta, trên thực tế, lại đưa chúng ta tới một tình trạng mà chẳng ai mong muốn, và kết quả duy nhất của việc bỏ qua các nguyên lý có lẽ là việc chúng ta bị dẫn dắt bởi một xâu các sự kiện mà chúng ta không thể, dù có muốn, phớt lờ logic của nó. Vấn đề bây giờ không phải là liệu chúng ta có cần các nguyên lý để chỉ dẫn cho chúng ta hay không mà là: liệu có còn một bộ các nguyên lý chứa đựng khả năng ứng dụng tổng quát hòng có thể chỉ đường cho chúng ta khi cần? Chúng ta có thể tìm thấy ở đâu những đạo lý làm cẩm nang dẫn đường cho chúng ta để giải quyết các vấn đề của thời đại? Liệu có tồn tại một triết lý nhất quán khả dĩ có thể cung cấp cho chúng ta không chỉ đơn thuần các giá trị đạo đức mà còn cả một phương pháp thoả đáng để đạt tới các giá trị đó?

Các nỗ lực của nhà thờ trong việc xây dựng chi tiết một triết lý xã hội hoàn chỉnh và các kết quả do những người có cùng nền tảng Thiên chúa giáo đưa ra lại hoàn toàn đối nghịch nhau là sự minh chứng cho việc bản thân tôn giáo không trao cho chúng ta một cẩm nang dẫn đường trong các vấn đề này. Không còn nghi ngờ gì, sự suy giảm ảnh hưởng của tôn giáo là một nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt ngày nay về định hướng trí tuệ và đạo đức; mặc dù vậy, sự phục hồi trở lại của nó sẽ không làm giảm nhu cầu về một nguyên lý được chấp nhận phổ quát về trật tự xã hội. Chúng ta sẽ vẫn cần có một triết lý chính trị vượt lên trên những đạo lý không chỉ có tính nền tảng mà là có tính phổ quát của tôn giáo hoặc của các loại luân lý.

Tiêu đề mà tôi chọn cho bài luận này cho thấy, đối với tôi, dường như vẫn tồn tại một loại triết lý như thế – một tập hợp các nguyên lý thực ra được ngụ ý hầu như xuyên suốt trong tập quán chính trị phương Tây hoặc Thiên Chúa giáo nhưng lại chưa bao giờ được mô tả theo cách không gây ra nhầm lẫn dù nó có vận dụng bất kỳ thuật ngữ đã biết nào. Do vậy, chúng ta cần trình bày lại những nguyên lý này một cách đầy đủ trước khi có thể phán quyết liệu chúng vẫn còn hữu ích cho chúng ta với vai trò như là các loại cẩm nang hành động hay không.

Khó khăn mà chúng ta gặp phải không chỉ đơn thuần vì một thực tế quen thuộc là các thuật ngữ chính trị hiện tại nổi tiếng là mơ hồ, hoặc thậm chí các trường phái khác nhau có thể thường xuyên sử dụng cùng một thuật ngữ nhưng lại mang những nghĩa gần như trái ngược nhau, mà còn vì một thực tế nghiêm trọng hơn là: có loại thuật ngữ thường xuyên dùng để chỉ những người cùng chí hướng nhưng trong thực tế lại tin vào những lý tưởng mâu thuẫn và không thể dung hòa. Các thuật ngữ như “chủ nghĩa tự do” hay “dân chủ”, “chủ nghĩa tư bản” hay “chủ nghĩa xã hội” ngày nay không còn đại diện cho những hệ thống tư tưởng nhất quán. Chúng có xu hướng mô tả những tập hợp các nguyên lý và các sự kiện hoàn toàn khác biệt và việc gắn chúng với các thuật ngữ này là do ngẫu nhiên lịch sử, thay vì là do có cùng những điểm chung, dù cho các nguyên lý này được cổ vũ bởi cùng một nhóm người ở những thời điểm khác nhau hoặc thậm chí đơn thuần là dưới cùng một cái tên trường phái.

Ở khía cạnh này, không có thuật ngữ chính trị nào lại có tình trạng tồi dở như thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân”. Nó không những chỉ bị các đối thủ bóp méo thành một bức tranh biếm họa không tài nào có thể nhận biết được – và chúng ta nên luôn nhớ rằng hầu hết các bạn đồng nghiệp của chúng ta biết đến các thuật ngữ chính trị, vốn đã trở nên lỗi mốt trong hiện tại, chỉ qua bức tranh biếm họa do kẻ thù của họ vẽ ra – mà còn được sử dụng để mô tả một vài thái độ xã hội mà thực ra giữa chúng hầu như chẳng có đặc điểm gì chung, tựa như giữa chúng với các thái độ không đội trời chung với chúng. Thực ra, trong quá trình chuẩn bị để viết bài luận này, tôi đã khảo sát một số bài luận được xem là mẫu mực về “chủ nghĩa cá nhân”, nhưng, thật đáng tiếc, tôi phải thú nhận tôi không thể nào nối mạch được các lý tưởng mà mình tin với cái thuật ngữ vốn đã bị lạm dụng và gây hiểu lầm một cách quá thể. Tuy vậy, dù cho thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân” có thêm nhiều nghĩa khác so với các lý tưởng của tôi đi chăng nữa thì vẫn còn hai lý do để giữ lại thuật ngữ này theo quan điểm mà tôi sẽ phải bảo vệ: (i) quan điểm luôn được biết đến bởi tên của chính thuật ngữ này, bất kể nó có thể mang những nghĩa khác ở những thời điểm khác nhau, và (ii) thuật ngữ này khác biệt với thuật ngữ “ chủ nghĩa xã hội ” được xây dựng một cách có chủ ý để bày tỏ sự đối lập với chủ nghĩa cá nhân[2]. Nó gắn với loại hệ thống có tính loại trừ với chủ nghĩa xã hội mà tôi sẽ đề cập tới.

2

Trước khi giải thích chủ nghĩa cá nhân chân chính là gì, có lẽ sẽ hữu dụng nếu tôi trình bày đôi chút về dòng lịch sử trí tuệ của nó. Chủ nghĩa cá nhân chân chính mà tôi sẽ cố gắng bảo vệ khởi đầu giai đoạn phát triển hiện đại nhờ đóng góp của John Locke, đặc biệt là nhờ Mandeville và David Hume, và lần đầu tiên nó có hình hài đầy đủ trong những tác phẩm của Josiah Tucker, Adam Ferguson và Adam Smith, đồng thời cũng trong tác phẩm của một nhà tư tưởng vĩ đại cùng thời với họ – Edmund Burke – nhân vật mà Smith mô tả là người duy nhất trong số những người mà ông đã từng biết đến có suy nghĩ về các vấn đề kinh tế giống hệt như ông trước khi có những đàm thoại qua lại[3].Trong thế kỷ XIX, tôi thấy dòng tư tưởng này được trình bày hoàn chỉnh nhất trong các tác phẩm của hai nhà sử học và triết học chính trị vĩ đại nhất: Alexis de Tocqueville và Lord Acton. Với tôi, hai người này đã kế thừa thành công những cái hay nhất trong triết học chính trị của các nhà triết học người Scotland, Burke và những người thuộc nhóm Whig của Anh hơn bất kỳ tác gia nào mà tôi biết; trong khi đó, các nhà kinh tế cổ điển của thế kỷ XIX, hoặc ít nhất là những người theo chủ thuyết Vị công lợi (Benthamites) hay các nhà có tư tưởng triết học cấp tiến ngày càng bị ảnh hưởng bởi một dòng chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc khác.

Dòng tư tưởng thứ hai và hoàn toàn khác, cũng dưới cái tên chủ nghĩa cá nhân, được đưa ra chủ yếu nhờ các tác gia khác người Pháp và Châu Âu lục địa – mà theo tôi, nguyên nhân là do vai trò thống trị của chủ nghĩa duy lý Descartes trong chủ thuyết này. Những đại biểu xuất sắc nhất của trường phái này là các nhà Bách khoa (Encyclopedist), Rousseau, và những người theo phái trọng nông (physiocrat) và vì những lý do chúng ta xét đến ở đây, chủ nghĩa cá nhân duy lý này luôn có xu hướng phát triển thành thứ đối nghịch với chủ nghĩa cá nhân chân chính, nghĩa là phát triển thành thứ có tên gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tập thể. Chúng ta phải phân biệt điều này chỉ vì loại chủ nghĩa cá nhân thứ nhất nhất quán với với cái tên tôi gọi chủ nghĩa cá nhân chân chính, trong khi đó, loại chủ nghĩa cá nhân thứ hai có lẽ cần phải được xét đến như là nguồn gốc của chủ nghĩa xã hội hiện đại với ảnh hưởng không kém các triết thuyết thuần túy chủ nghĩa tập thể[4].

Tôi không thể đưa ra một minh hoạ rõ ràng nào cho sự nhầm lẫn phổ biến về nghĩa của chủ nghĩa cá nhân hơn là qua hiện tượng Edmund Burke, một người, theo tôi, là đại diện xuất sắc nhất của chủ nghĩa cá nhân chân chính, người thường được xem (và đúng như vậy) là đại diện đối trọng với cái cũng được gọi là “chủ nghĩa cá nhân” của Rousseau – nhân vật đề xuất những lý thuyết mà Burke sợ rằng nó sẽ nhanh chóng đốt cháy nền thịnh-vượng-chung thành “tro bụi”[5], và qua hiện tượng de Tocqueville, một đại biểu vĩ đại khác của chủ nghĩa cá nhân chân chính, đã sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân” với một thái độ đầy xót xa trong tác phẩm Democracy in America (Nền dân chủ ở Mỹ)[6]. Tới thời điểm này, chúng ta không còn nghi ngờ gì về việc cả hai người, Burke và de Tocqueville, hoàn toàn đứng về phía Adam Smith, người mà không ai dám tước bỏ danh hiệu đại diện của chủ nghĩa cá nhân và do đó, cái thứ “chủ nghĩa cá nhân” mà hai người bác bỏ là một cái gì đó hoàn toàn khác so với quan điểm của Smith.

3

Vậy thì, đâu là các đặc điểm then chốt của chủ nghĩa cá nhân chân chính? Trước hết cần phải thấy, trên hết thảy, nó là một lý thuyết xã hội, một nỗ lực để hiểu các xung lực định đoạt đời sống xã hội của con người, còn vai trò như là một tập hợp các châm ngôn chính trị rút ra từ quan điểm xã hội này thì chỉ là vai trò phụ của nó mà thôi. Thực tế này, tự bản thân nó, đủ để bác bỏ những hiểu lầm phổ biến, ngờ nghệch nhất: niềm tin cho rằng chủ nghĩa cá nhân đặt trên nền tảng (hoặc xây dựng các luận cứ của nó trên các giả thiết) về sự tồn tại của các cá nhân tách biệt hoặc cô lập, thay vì bắt đầu từ quan điểm cho rằng đặc điểm và bản chất tổng thể của con người được định đoạt bởi sự tồn tại của họ trong xã hội[7]. Nếu giả sử điều này đúng thì thật sự nó chẳng có đóng góp gì cho hiểu biết xã hội của chúng ta. Nhưng luận điểm cơ bản của nó là một cái hoàn toàn khác; đó là không có cách nào có thể hiểu được các hiện tượng xã hội mà không phải thông qua sự hiểu biết của chúng ta về các hành động của cá nhân hướng tới những người khác và được định hướng bởi kỳ vọng về hành vi của những người khác đó[8]. Luận điểm này được đưa ra trước tiên để chống lại những lý thuyết xã hội thuần túy tập thể có tham vọng có thể hiểu biết một cách trực tiếp các tổng thể có tính chất xã hội, chẳng hạn xã hội được hiểu như là các thực thể sui generis (có thế giới riêng của nó – ND), tồn tại độc lập với những cá nhân cấu thành chúng. Tuy nhiên, bước tiếp theo trong phân tích dựa trên chủ nghĩa cá nhân về xã hội là chống lại chủ nghĩa cá nhân giả hiệu trên nền tảng chủ nghĩa duy lý – thứ chủ nghĩa mà rốt cục, trên thực tế, cũng dẫn đến chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa cá nhân chân chính cho rằng, qua việc tìm hiểu những ảnh hưởng kết hợp của các hành động cá nhân, chúng ta phát hiện ra rằng đa phần các thể chế mà thành tựu của nhân loại xây dựng trên đó đã hình thành và đảm nhiệm các chức năng mà không cần phải dựa vào một bộ óc chuyên trách việc thiết kế hay định hướng; rằng như Adam Ferguson nói, “các quốc gia xuất hiện trên các thiết chế thực ra là kết quả của hành động con người chứ không phải là kết quả của sự thiết kế của con người”[9]; và rằng sự hợp tác tự nguyện của những con người tự do thường tạo ra những cái vĩ đại hơn bất cứ những gì mà những bộ óc đơn lẻ có thể hiểu biết được một cách đầy đủ. Đó là chủ đề vĩ đại của Josiah Tucker và Adam Smith, của Adam Ferguson và Edmund Burke, là phát kiến kỳ vĩ của kinh tế chính trị cổ điển vốn đã trở thành nền tảng cho hiểu biết của chúng ta không chỉ trong phạm vi đời sống kinh tế mà còn đúng cho hầu hết các hiện tượng xã hội.

Sự khác nhau giữa quan điểm cho rằng hầu hết các loại trật tự tìm thấy trong đời sống của con người như là kết quả không dự đoán trước được của các hành động cá nhân và quan điểm qui mọi loại trật tự (xã hội) mà chúng ta có khả năng phát hiện ra được cho sự thiết kế có chủ đích là sự đối nghịch lớn nhất giữa chủ nghĩa cá nhân chân chính của các nhà tư tưởng Anh thế kỷ 18 và cái thứ mang cùng tên “chủ nghĩa cá nhân” của học phái Descartes[10]. Nhưng đó chỉ đơn thuần là một khía cạnh của một sự khác biệt rộng lớn hơn nhiều giữa một quan điểm vốn luôn đánh giá thấp vai trò của lý trí trong đời sống con người, cho rằng con người đã đạt được cái mà anh ta đang sở hữu dù rằng anh ta chỉ được dẫn dắt một phần bởi lý trí và rằng lý trí cá nhân của anh ta rất hạn chế và kém hoàn hảo với một quan điểm giả thiết rằng Lý Trí, hai chữ Lý Trí viết hoa, luôn luôn hiện hữu đầy đủ và hoàn hảo đối với tất cả mọi người, và rằng mọi thứ mà con người đạt được là kết quả trực tiếp của, và do đó phụ thuộc vào, sự kiểm soát của lý trí cá nhân. Người ta thậm chí có thể nói rằng loại quan điểm đầu là sản phẩm của một sự hiểu biết sâu sắc về những giới hạn của trí tuệ cá nhân, dẫn đến một thái độ khiêm cung đối với các quá trình xã hội vô danh mà nhờ đó, các cá nhân trợ giúp tạo ra những cái vĩ đại hơn nhiều những thứ họ biết, trong khi loại quan điểm sau là sản phẩm của một niềm tin cường điệu vào sức mạnh của lý trí cá nhân và theo đó là sự coi khinh bất cứ thứ gì mà không được thiết kế một cách có ý thức bởi lý trí hoặc không thể hiểu đầy đủ được bằng lý trí.

Phương pháp phản-duy-lý-trí luận vốn xem con người không như là một loài có lý trí và trí tuệ cao mà lại như là một loài rất phi lý trí (irrational) và có khả năng mắc lỗi lầm, mà những lỗi lầm cá nhân này được hiệu chỉnh chỉ trong tiến trình của một quá trình xã hội, và hướng tới mục đích làm cho một chất liệu rất không hoàn hảo trở nên hữu dụng nhất, có lẽ là điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa cá nhân Anh. Với tôi, việc đặc điểm này chiếm ưu thế trong suy nghĩ của người Anh đa phần là do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Bernard Mandeville, người đầu tiên đã hệ thống hoá một cách mạch lạc tư tưởng trung tâm của hệ thống triết lý này[11].

Tôi không thể nào có một minh họa nào tốt hơn sự tương phản giữa “chủ nghĩa cá nhân” duy lý trí luận hay chủ nghĩa cá nhân theo học phái Descartes với quan điểm của chủ nghĩa cá nhân Anh bằng cách trích dẫn một đoạn nổi tiếng trong phần II cuốn Discourse on Method (Luận về phương pháp). Descartes cho rằng “những công trình chắp ghép lại từ nhiều phần riêng biệt được tạo ra bởi nhiều bàn tay khác nhau hiếm khi đạt được độ hoàn hảo so với những công trình được hoàn thiện bởi một bậc thầy đơn lẻ”. Sau đó, ông (quan trọng là sau khi đã trích dẫn minh họa hình ảnh một kỹ sư thiết kế các kế hoạch của mình) đi tới chỗ cho rằng “những quốc gia nào có khởi điểm từ một tình trạng còn man rợ và tiến tới nền văn minh một cách chậm chạp mà lần lượt xây dựng các bộ luật và tuân thủ các bộ luật này đơn giản qua kinh nghiệm từ những tác hại do các loại tội phạm và tranh chấp cụ thể gây ra sẽ có những thể chế kém hoàn thiện hơn so với những quốc gia mà từ lúc hình thành sự liên kết xã hội như là các cộng đồng tuân thủ sự bổ nhiệm của một nhà lập pháp sáng suốt nào đó”. Để lái quan điểm này tới đích, Descartes bổ sung thêm theo ý ông “sự ưu việt trong quá khứ của [chế độ] Sparta không phải là do tính ưu việt của từng bộ luật của nó nói riêng… mà là do hoàn cảnh, theo đó, khởi tạo bởi một cá nhân đơn lẻ, tất cả các bộ luật này có xu hướng hướng tới cùng một đích”[12].

Sẽ có nhiều thú vị khi xem xét kỹ càng hơn sự phát triển của thứ chủ nghĩa cá nhân dựa trên khế ước xã hội hay các lý thuyết thiên về “thiết kế” các thể chế xã hội từ Descartes qua Rousseau và cuộc Cách mạng Pháp cho tới thái độ đặc trưng của các kỹ sư đối với các vấn đề xã hội[13]. Một lược đồ như thế sẽ cho thấy chủ nghĩa duy lý Descartes đã không ngừng cản trở sự hiểu biết về các hiện tượng lịch sử, do đó, nó phải chịu trách nhiệm lớn cho niềm tin vào những quy luật tất yếu về sự phát triển của lịch sử và chủ nghĩa định mệnh hiện đại xuất phát từ niềm tin đó[14].

Tuy nhiên, tất cả những điều chúng ta quan tâm ở đây là quan điểm này, mặc dù cũng có tên là “chủ nghĩa cá nhân”, đối nghịch hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân chân chính ở hai điểm có tính quyết định. Trong khi với thứ chủ nghĩa cá nhân giả hiệu này, hoàn toàn đúng là “đối với bất kỳ triết gia nào mà coi con người cá thể như là điểm khởi đầu và giả thiết anh ta tham gia vào việc hình thành xã hội bằng cách liên hợp ý nguyện cá thể của mình với người khác thông qua một bản khế ước chính thức thì niềm tin vào các sản phẩm xã hội tự phát, xét về mặt logic, là không thể chấp nhận được,”[15] thì chủ nghĩa cá nhân chân chính là loại lý thuyết duy nhất dám cho rằng việc hình thành các sản phẩm xã hội tự phát là điều có thể lý giải được. Và trong khi các lý thuyết thiên về thiết kế tất yếu đi đến kết luận, rằng các quá trình xã hội chỉ có thể được hình thành để phục vụ các mục đích của loài người khi chúng nằm dưới sự điều khiển bởi lý trí của một cá nhân và do vậy, trực tiếp dẫn đến chủ nghĩa xã hội thì ngược lại, chủ nghĩa cá nhân chân chính tin là nếu được tự do, con người sẽ thường đạt được nhiều thứ hơn những cái mà lý trí con người đơn lẻ có thể thiết kế hoặc viễn kiến được.

Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân chân chính, phản-duy-lý-trí luận và chủ nghĩa cá nhân giả hiệu, duy lý trí luận thâm nhập vào mọi tư tưởng xã hội. Nhưng bởi vì cả hai lý thuyết này được biết đến với cùng một cái tên và một phần bởi vì các nhà kinh tế học cổ điển thế kỷ XIX, đặc biệt là John Stuart Mill và Herbert Spencer, hầu như đã bị ảnh hưởng bởi nền tảng Pháp quốc nhiều như Anh quốc, nên tất cả các cách nhận thức và giả thiết hoàn toàn xa rời chủ nghĩa cá nhân chân chính lại có xu hướng được xem như là những phần cốt yếu trong lý thuyết về xã hội.

Có lẽ minh hoạ tốt nhất cho sự nhầm lẫn hiện nay về chủ nghĩa cá nhân của Adam Smith và nhóm của ông là niềm tin phổ biến cho rằng họ đã tạo ra kẻ tội đồ “con người kinh tế” và do vậy, các kết luận của họ đã bị lệch lạc do giả thiết về hành vi lý trí tuyệt đối, hay nói chung, do nền tảng tâm lý duy lý sai lầm. Tất nhiên, họ hoàn toàn không bao giờ có những thứ giả thiết kiểu đó. Chính xác hơn là trong mắt của họ, con người về bản chất là uể oải và biếng nhác, cạn nghĩ và lãng phí và do vậy, chỉ nhờ áp lực của hoàn cảnh, con người mới có thể hành sự một cách kinh tế và cẩn thận để cải tiến phương tiện anh ta sở hữu nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ngay cả như vậy, điều này vẫn không lột tả được cái nhìn rất hiện thực và phức tạp mà những tác gia này quan niệm về bản chất của con người. Vì việc bài bác Smith và các đồng nghiệp đương thời của ông, cho rằng nền tảng tâm lý của họ là sai lầm, thường đã trở thành cái mốt nên có lẽ tôi đánh bạo đưa ra ý kiến là: để phục vụ cho tất cả các mục đích thực tiễn thì chúng ta vẫn có thể học được nhiều thứ về hành vi của con người từ tác phẩm The Wealth of Nations (Của cải của các quốc gia) hơn là từ hầu hết các học thuyết hiện đại đầy tính tự mãn về “tâm lý xã hội”.

Tuy nhiên, chúng ta có thể có một chút nghi ngờ về một luận điểm chính, đó là Smith đã không dành quá nhiều quan tâm cho cái mà con người có lẽ thỉnh thoảng đạt được khi anh ta ở trạng thái đỉnh cao nhất, mà là cho việc anh ta nên có càng ít cơ hội càng tốt để làm điều tồi tệ khi anh ta ở trạng thái tồi tệ nhất. Sẽ không quá đáng khi cho rằng tinh thần chính của chủ nghĩa cá nhân mà ông và đồng nghiệp của ông cổ vũ là một hệ thống mà những con người tồi có thể gây ra ít điều tồi tệ nhất. Nó là một hệ thống xã hội mà vai trò của nó không phụ thuộc vào việc tìm kiếm những con người tốt để vận hành nó, hoặc vào việc tất cả mọi người trở nên tốt hơn so với cái họ có ngày hôm nay, đúng hơn, nó là một hệ thống sử dụng được hết mọi người với tất cả sự đa dạng và phức tạp vốn có của họ, có lúc tốt và có lúc xấu, đôi khi thông minh và thường xuyên ngốc nghếch. Mục đích chính của họ là một hệ thống có khả năng đem lại sự tự do cho tất cả mọi người, thay vì hạn chế nó vào cái khung “đức hạnh và thông thái” như các các đồng nghiệp Pháp của họ đã từng mong muốn[16].

Mối quan tâm chính của các lý thuyết gia về chủ nghĩa cá nhân có tên tuổi thực ra là đi tìm một bộ các thể chế mà con người có thể đúc kết được, bằng sự lựa chọn của chính mình và từ các động cơ dẫn tới cách cư xử hàng ngày của mình, để đóng góp nhiều nhất có thể cho nhu cầu của tất cả những người khác; và điều mà họ đã khám phá ra được là hệ thống tư hữu đã tạo ra những đóng góp như thế nhiều hơn cả mức vẫn thường được hiểu. Tuy nhiên, họ không cho rằng hệ thống này không có khả năng tiếp tục cải thiện được và rằng, như những luận điệu bẻ cong lập luận của họ ngày nay, đã tồn tại một “sự hài hoà tự nhiên giữa các sở thích” bất kể các thể chế tích cực nào. Họ còn vượt lên cả sự nhận thức đơn thuần về các xung đột sở thích cá nhân và nhấn mạnh sự cần thiết của “các thể chế được tạo dựng một cách công phu”, mà ở đó, “các qui tắc và nguyên lý duy trì các sở thích và các lợi-thế-được-thoả-hiệp”[17] sẽ dung hoà các sở thích trái nhau, thay vì phải trao quyền lực cho bất kỳ một nhóm nào để đưa quan điểm và sở thích của nhóm này luôn vượt lên trên quan điểm và sở thích của tất cả những nhóm khác.

 

Friedrich A. von Hayek
Dịch: Đinh Tuấn Minh

[1] Bài giảng tưởng nhớ Finlay lần thứ 12, tại University College, Dublin, ngày 17, tháng 12, 1945. Xuất bản bởi Hodges, Figgis &Co., Ltd. Dublin, và B.H. Blackwell, Ltd., Oxford, 1946.
[2] Cả hai thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân” và “chủ nghĩa xã hội” đều được những người thuộc học phái Saint‑Simon, những người đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội hiện đại, sáng tạo ra. Đầu tiên, họ đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân” để mô tả loại xã hội cạnh tranh mà họ chống lại và sau đó, họ sáng tạo ra từ “chủ nghĩa xã hội” để mô tả loại xã hội được hoạch định tập trung, tại đó mọi hoạt động được định hướng bởi cùng một thứ nguyên lý được áp dụng trong một phân xưởng đơn lẻ. Xem nguồn gốc của những thuật ngữ này trong bài luận của tôi “The Counter‑Revolution of Science” [Cuộc cách mạng ngược của khoa học], Economica, VIII (sêri mới, 1941), 146.
[3] R. Bisset, Life of Edmund Burke [Cuộc đời của Edmund Burke] (ấn bản thứ 2, 1800), II, 429. Cũng xem W. C. Dunn, “Adam Smith and Edmund Burke: Complimentary Contempo­raries, [ Tạm dịch thoát: Adam Smith và Edmund Burke: Những người cùng thời với chúng ta] Southern Economic Journal (trường đại học North Carolina), Quyển VII, Số 3 (tháng Một, 1941).
[4] Carl Menger là một trong những người đầu tiên trong thời hiện đại đã công phu khôi phục lại chủ nghĩa cá nhân mang tính hệ thống từ Adam Smith và học phái của ông. Carl Menger có lẽ cũng là người đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa lý thuyết thiên về thiết kế về các thể chế xã hội và chủ nghĩa xã hội. Xem tác phẩm của ông, Untersuchungen über die Me­thode der Sozialwissenschaften (1883), đặc biệt c. IV, ch. 2, cho tới phần cuối (tr. 208) ông viết “một chủ nghĩa thực dụng mà, ngược lại với chủ ý của những người đại diện nó, sẽ không tránh khỏi việc dẫn đến chủ nghĩa xã hội”.
Đặc biệt là những người thuộc học phái trọng nông đã đi từ chủ nghĩa cá nhân duy lý trí luận – nền tảng của họ – không chỉ tới gần chủ nghĩa xã hội (được phát triển đầy đủ trong Le Code de la nature [1755] [Mật mã của tự nhiên] của Morelly, một tác giả trong thời đại của họ), mà còn cổ vũ cho chế độ chuyên quyền đầy xấu xa. Bodeau viết: “L’État fait des hommes tout ce qu’il veut” [Tạm dịch: Nhà nước có thể tạo ra con người theo tất cả những gì mà nó muốn].
[5] Edmund Burke, Reflections on the Revolution in France [Những suy nghĩ về Cách mạng Pháp] (1790), trong Works [Các tác phẩm] (ấn bản của World’s Classics), IV, 105: “Vì thế khối thịnh vượng chung, chỉ trong một vài thế hệ, tự nó sẽ phân rã thành tro bụi, và rốt cuộc bị cuốn trôi theo gió mây”. Là Burke (như A. M. Os­born chỉ ra trong tác phẩm của bà về Rousseau and Burke [Rousseau và Burke] [Oxford, 1940], tr. 23), sau khi ông tấn công Rousseau về thứ “chủ nghĩa cá nhân” cực đoan của ông ta, thì lại tấn công tiếp thứ chủ nghĩa tập thể cực đoan của ông ta, thay vì là giữa chúng không có mối liên hệ gì thì ngược lại trong trường hợp của Rousseau, cũng như của tất cả những người thuộc cùng trường phái, chủ nghĩa tập thể đơn thuần là kết quả không thể tránh khỏi của chủ nghĩa cá nhân duy lý trí luận.
[6] Alexis de Tocqueville, Democracy in America, [Nền dân chủ ở Mỹ] dịch bởi Henry Reeve (London, 1864), q. II, c. 11, ch. 2, ở đây de Tocqueville định nghĩa chủ nghĩa cá nhân là “một cảm giác trưởng thành và tĩnh lặng, khiến mỗi thành viên của cộng đồng trở thành chủ nhân của chính mình từ đồng loại, và đối chọi một phần với gia đình và các bạn bè của anh ta; để rồi, sau khi anh ta đã hình thành cho mình một khoảng trời riêng, anh ta sẵn lòng hầu như rời bỏ cộng đồng để thu về ốc đảo của riêng mình”. Trong một chú thích về đoạn này, người dịch đã xin lỗi việc đưa thuật ngữ tiếng Pháp “individualism” vào tiếng Anh và giải thích là ông ta biết rằng “không có từ tiếng Anh nào thực sự tương đương với nghĩa của từ này”. Như Albert Schatz chỉ ra trong cuốn sách đề cập ở chú thích phía dưới, việc de Tocqueville sử dụng một thuật ngữ tiếng Pháp phổ biến theo nghĩa cụ thể này là hoàn toàn tùy tiện và dẫn tới sự nhầm lẫn nghiêm trọng với nghĩa phổ biến.
[7] Trong khảo cứu xuất sắc về lịch sử của các lý thuyết về chủ nghĩa cá nhân, Albert Schatz (đã quá cố) có một kết luận đúng đắn là “nous voyons tout d’abord avec évidence ce que l’individualisme n’est pas. C’est précisément ce qu’on croit communément qu’il est: un système d’isolément dans l’existence et une apologie de l’égoisme” (L’individualisme économique et social [Chủ nghĩa cá nhân trong kinh tế và xã hội] [Paris, 1907], tr. 558). [Tạm dịch: Đầu tiên, chúng ta có thể thấy một cách hiển nhiên cái không phải là chủ nghĩa cá nhân. Nhưng người đời thông thường lại nghĩ rằng chính đó mới là chủ nghĩa cá nhân: một hệ thống tách rời khỏi đời sống chung và một sự biện hộ cho thói vị kỷ.] Cuốn sách này, vốn rất có ý nghĩa đối với tôi, được biết đến rộng rãi như là một sự đóng góp không chỉ trong chủ đề mà tiêu đề của cuốn sách chỉ ra, mà còn trong chủ đề về lịch sử lý thuyết kinh tế nói chung.
[8] Liên quan đến khía cạnh này như Karl Pribram đã làm sáng tỏ, chủ nghĩa cá nhân là một kết quả cần thiết của chủ nghĩa duy danh trên bình diện triết học, trong khi các lý thuyết mang màu sắc chủ nghĩa tập thể có nguồn gốc từ truyền thống “duy thực luận” hay (như K. R. Popper hiện nay dùng một thuật ngữ phù hợp hơn) “bản chất luận” (Pribram, Die Entstehung der individualistischen Sozialphilosophie [Leipzig, 1912]). Nhưng cách tiếp cận “duy danh luận” này là đặc trưng chỉ của chủ nghĩa cá nhân chân chính, trong khi chủ nghĩa cá nhân giả hiệu của Rousseau và những người theo chủ nghĩa trọng nông (physiocrats), thuộc nhánh bắt nguồn từ học phái Descartes, hoàn toàn theo duy thực luận hay “bản chất luận”.
[9] Adam Ferguson, An Essay on the History of Civil Society [Luận văn về lịch sử xã hội dân sự] (ấn bản thứ nhất, 1767), tr. 187. Cũng xem trong sđd: “Các hình thái xã hội bắt nguồn từ một nguồn gốc mờ mịt và xa xăm; chúng xuất hiện, trước khi có triết học rất lâu, và từ các bản năng, chứ không phải từ sự tư biện của con người… Chúng ta gán cho cái thiết kế kiểu trước là cái được biết đến chỉ bằng kinh nghiệm, cái mà không có sự minh triết nào của con người có thể nhìn thấy trước được, và cái mà không có cơ quan quyền lực nào có thể khiến cho một cá nhân phải thi hành, nếu như không có sự đồng thuận từ phía anh ta” (tr. 187 và 188).
Sẽ thú vị khi so sánh các trích đoạn trên với những phát biểu tương tự về cùng ý tưởng nền tảng bởi những nhà kinh tế Anh cùng thời với Ferguson trong thế kỷ XVIII:
Josiah Tucker, Elements of Commerce [Những thành tố của hoạt động thương mại] (1756), in lại trong Josiah Tucker: A Selection from His Economic and Political Writings [Josiah Tucker: Tuyển chọn các bài viết về kinh tế và chính trị], biên tập bởi R. L. Schuyler (New York, 1931), tr. 31 và 92: “Luận điểm chính là không dập tắt cũng như không làm yếu đi tình yêu bản thân, mà là đưa nó vào một hướng mà nó có thể làm lợi cho lợi ích xã hội bằng cách thúc đẩy lợi ích cá nhân… Mục đích chính của chương này là phải chỉ ra rằng động lực phổ quát trong bản chất của con người, tình yêu bản thân, có thể tiếp nhận sự chỉ dẫn trong trường hợp này (cũng như trong tất cả các trường hợp khác) như là sự thúc đẩy lợi ích công cộng bằng chính những nỗ lực mà tình yêu bản thân tạo ra để theo đuổi những mục tiêu của chính nó”.
Adam Smith, Wealth of Nations [Của cải của các quốc gia] (1776), biên tập bởi Carman, I, 421: “Bằng cách hướng ngành nghề theo cách thức có thể sản sinh ra nhiều giá trị nhất, anh ta dự định mang lại lợi ích chỉ cho chính anh ta, và trong hoàn cảnh đó, cũng như trong nhiều hoàn cảnh khác, anh ta bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình để tạo ra một kết cục ngoài dự tính của anh ta. Sự theo đuổi mục đích riêng này cũng không phải luôn là điều tệ hại nhất cho xã hội, cái mà nó không đếm xỉa tới. Bằng cách theo đuổi lợi ích của chính mình, anh ta thường xuyên thúc đẩy lợi ích của xã hội hiệu quả hơn khi anh ta thực sự mong muốn thúc đẩy nó”. Cũng xem The Theory of Moral Sentiments [Lý thuyết về những tình cảm luân lý] (1759), Phần IV (ấn bản lần thứ 9, 1801), ch. 1, tr. 386.
Edmund Burke, Thoughts and Details on Scarcity [Suy nghĩ và phân tích về sự khan hiếm] (1795), trong Works (ấn bản của World’s Classics), VI, 9: “Chúa tể nhân từ và sáng suốt của muôn loài, người buộc con người, dù con người có muốn hay không, trong khi theo đuổi lợi ích riêng cho bản thân mình, phải kết nối giá trị chung với thành công cá nhân của riêng mình”.
Sau khi những phát biểu này bị đa số các học giả khinh miệt và nhạo báng trong hàng trăm năm trở lại đây (cách đây không lâu, C. E. Raven gọi phát biểu của Burke trong đoạn trích dẫn cuối cùng là một câu “báng bổ” – xem tác phẩm của ông Christian Socialism [Chủ nghĩa xã hội Thiên Chúa giáo] [1920], tr. 34), thì có một điều thú vị hiện nay là một trong những lý thuyết gia hàng đầu của chủ nghĩa xã hội hiện đại lại đi mô phỏng lại các kết luận của Adam Smith. Theo A. P. Lerner (The Economics of Control [Kinh tế học về kiểm soát] [New York, 1944], tr. 67), tính hữu dụng xã hội thiết yếu của cơ chế giá cả là “nếu nó được sử dụng một cách thích hợp nó sẽ khiến cho mỗi thành viên trong xã hội, trong khi tìm kiếm lợi ích của riêng mình, thực hiện cái mà đem lại lợi ích xã hội tổng thể. Về cơ bản, đây là phát kiến vĩ đại của Adam Smith và phái trọng nông”.
[10] Cũng xem Schatz, sđd., tr. 41 ‑ 42, 81, 378, 568 ‑ 69, đặc biệt đoạn mà ông trích dẫn (tr. 41, chú thích 1) từ một bài xã luận của Albert Sorel (“Comment j’ai lu la ‘Réforme sociale,’” [Tôi đã đọc ‘Cải cách xã hội như thế nào?] trong Réforme sociale [Cải cách xã hội], ngày 1, Tháng 11, 1906, tr. 614): “Quelque fut mon respect, assez commandé et indirect encore, pour le Discours de la méthode, je savais déja que de ce fameux discours il était sorti autant de déraison sociale et d’aberrations métaphysiques, d’abstractions et d’u­topies, que de données positives, que s’il menait à Comte il avait aussi mené à Rousseau.” [Tạm dịch: Dẫu dành sự kính trọng cho tác phẩm Luận về phương pháp, một sự kính trọng có phần do bị áp đặt và lại còn gián cách nữa, tôi vẫn biết rằng từ cái luận văn nổi tiếng này, có thể nảy sinh những quan điểm phi lý về xã hội cũng như những lệch lạc về mặt siêu hình học, những tư tưởng trừu tượng và không tưởng nhiều không kém những dữ liệu thực tế, rằng nó sẽ dẫn đến tư tưởng của Comte cũng như trước đó, nó đã dẫn đến tư tưởng Rousseau.] Về ảnh hưởng của Descartes đối với Rousseau xem thêm P. Janet, Histoire de la science politique [Lịch sử chính trị học] (ấn bản lần thứ 3, 1887), tr. 423; F. Bouillier, Histoire de la philosophie cartésienne [Lịch sử của dòng triết học theo khuynh hướng Descartes] (ấn bản lần thứ 3, 1868), tr. 643; và H. Michel, L’Idée de l’etat [Lý tưởng của nhà nước] (ấn bản lần thứ 3, 1898), tr. 68.
[11] Vai trò quyết định của Mandeville trong lịch sử kinh tế học, vốn đã bị đánh giá thấp trong một thời gian dài hay chỉ được ghi nhận chỉ bởi một số ít các tác giả (đặc biệt Edwin Cannan và Albert Schatz), giờ đây bắt đầu được nhìn nhận lại, chủ yếu là nhờ ấn bản tuyệt vời Fable of the Bees [Ngụ ngôn của loài ong] do F. B. Kaye (đã quá cố) biên soạn. Mặc dù các ý tưởng chủ đạo trong tác phẩm của Mandeville đã được đề cập trong bài thơ đầy tính sáng tạo năm 1705 thì sự triển khai có tính quyết định và đặc biệt, sự nhìn nhận hoàn chỉnh của ông liên quan tới nguồn gốc của phân công lao động, tiền tệ, và ngôn ngữ chỉ xuất hiện tại Phần II của cuốn Fable xuất bản năm 1728 (xem Bernard Mandeville, The Fable of the Bees, biên soạn bởi F. B. Kaye [Oxford, 1924], II, 142, 287 ‑ 88, 349 ‑ 50). Ở đây, tôi chỉ trích dẫn một đoạn quan trọng liên quan đến nhìn nhận của ông về sự phát triển của phân công lao động mà ông quan sát được “chúng ta thường ca tụng khả năng thiên tài cũng như khả năng thấu hiểu đáng kinh ngạc của con người, cái mà trên thực tế có được là nhờ tuổi tác, và nhờ kinh nghiệm của nhiều thế hệ, mà nếu xét trên khía cạnh thể chất và độ sắc sảo, thì giữa họ chẳng mấy khác biệt” (sđd., tr. 142).
Người ta thường mô tả Giambattista Vico và câu phương ngôn của ông (thường bị trích dẫn sai), homo non intelligendo fit omnia (Opere, biên tập bởi G. Ferrari [2d ed.; Milan, 1854], V, 183), như là điểm khởi đầu của lý thuyết chống lại duy lý trí luận về các hiện tượng xã hội, nhưng có lẽ là Mandeville đã thực hiện trước và xuất xắc hơn ông ta.
Có lẽ cũng phải nói rằng, không chỉ Mandeville mà cả Smith đều xứng đáng chiếm những vị trí danh dự trong việc phát triển lý thuyết về ngôn ngữ, mà dưới nhiều cách thức khác nhau, chứa đựng các vấn đề về bản chất có cùng gốc rễ như các ngành khoa học xã hội khác.
[12] Réné Descartes, A Discourse on Method [Bàn về phương pháp] (ấn bản của Everyman), tr. 10 ‑ 11.
[13] Về cách tiếp cận đặc trưng của loại tâm hồn kỹ sư đối với các hiện tượng kinh tế, xem nghiên cứu của tôi “Scientism and the Study of Society” [Chủ nghĩa duy khoa học và nghiên cứu về xã hội], Economica, q. IX ‑ XI (sêri mới, 1942 ‑ 44), đặc biệt q. XI, 34.
[14] Từ lúc bài giảng này được công bố lần đầu tiên, tôi đã nhận được thông báo là có một bài mang tính giới thiệu của Jerome Rosenthal về “Attitudes of Some Modern Rationalists to History” [Những khuynh hướng của một số nhà tư tưởng duy lý hiện đại về lịch sử] (Journal of the History of Ideas, cuốn IV, số 4 [Tháng 10, 1943], 429 ‑ 56), chỉ ra một cách khá chi tiết thái độ bài lịch sử của Descartes và đặc biệt là môn đồ của ông ta Malebranche và đưa ra các ví dụ thú vị về thái độ khinh miệt mà Descartes biểu lộ trong tác phẩm của ông Recherche de la vérité par la lumière naturelle [Đi tìm sự thật dưới ánh sáng của tự nhiên] về việc nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, và đặc biệt là các trước tác kinh điển.
[15] James Bonar, Philosophy and Political Economy [Triết học và Kinh tế chính trị] (1893), tr. 85.
[16] A. W. Benn, trong tác phẩm của ông History of English Rationalism in the Nineteenth Cen­tury [Lịch sử Chủ nghĩa duy lý Anh thế kỷ XIX], (1906), phát biểu một cách đúng đắn: “Với Quesnay, tuân theo tự nhiên có nghĩa là tìm ra sự chắc chắn, qua nghiên cứu về thế giới chúng ta và về các qui luật của nó, về hành vi nào là có ích nhất cho sức khỏe và hạnh phúc; và các quyền tự nhiên có nghĩa là tự do theo đuổi công cuộc đã được minh định là đủ chắc chắn. Kiểu tự do như thế chỉ thuộc về những kẻ đức hạnh và thông thái, và có thể chỉ được ban phát cho những kẻ mà có quyền giám hộ thuộc về nhà nước – những kẻ được hân hạnh xem là có phẩm chất như thế. Với Adam Smith và các môn đồ của ông, thì tự nhiên lại có nghĩa là tổng của tất cả các xung lực và bản năng tạo sinh khí cho các cá nhân trong xã hội; và nhận định của họ là các sắp đặt tốt nhất là những cái có được từ việc trao tự do cho các xung lực này thể hiện, với sự tin tưởng rằng các sai lầm cục bộ sẽ được bù đắp hơn thế bởi các thành công ở nơi khác, và rằng sự theo đuổi lợi ích riêng của mỗi cá nhân sẽ dẫn tới hạnh phúc tổng thể cho tất cả” (I, 289).
Về toàn bộ vấn đề này xem Elie Halévy, The Growth of Philosophic Radi­calism [Sự phát triển của Chủ nghĩa cưc đoan trong triết học] (1928), đặc biệt các trang 266 ‑ 70.
Sự đối lập giữa các triết gia Scotland ở thế kỷ XVIII với các đồng nghiệp người Pháp đương thời cũng được làm sáng tỏ trong nghiên cứu gần đây của Gladys Bryson, Man and Society: The Scottish Enquiry of the Eighteenth Century [Con người và xã hội: Tư biện của người Scotland thế kỷ XVIII] (Princeton, 1945), tr. 145. Bà nhấn mạnh là tất cả các triết gia Scotland “đều muốn phá bỏ chủ nghĩa duy lý Descartes, mà trọng tâm của nó là chủ nghĩa duy trí tuệ trừu tượng và các ý tưởng bẩm sinh,” và nhấn mạnh lặp đi lặp lại về các khuynh hướng “bài chủ nghĩa cá nhân” của David Hume (các tr. 106, 155) – với thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân” theo nghĩa mà chúng tôi đề cập ở đây là giả hiệu, duy lý trí. Nhưng bà thỉnh thoảng lại mắc vào sai lầm chung khi coi họ là “đại diện và tiêu biểu cho luồng tư tưởng của thế kỷ” (tr. 176). Vẫn còn khá nhiều sự cách biệt, phần lớn là do sự chấp nhận quan niệm của người Đức về “Khai Sáng,” liên quan đến việc xem các quan điểm của các triết gia thế kỷ XIII là tương tự, trong khi sự khác biệt trên nhiều khía cạnh giữa các triết gia Anh và Pháp trong thời kỳ này lại có ý nghĩa quan trọng hơn là sự tương tự. Thói quen chung của việc gộp Adam Smith và Quesnay với nhau, bắt nguồn từ niềm tin trước đây là Smith đã chịu ơn nhiều từ các nhà trọng nông, đã bị phản bác lại bởi các khám phá gần đây của W. R. Scott (xem tác phẩm của ông Adam Smith as Student and Professor [Adam Smith – Chàng sinh viên và vị Giáo sư] [Glasgow, 19371, tr. 124). Có một điểm cũng quan trọng là cả Hume và Smith đều được phát hiện là đã bị kích động qua tác phẩm của họ bằng sự chống đối lại Montesquieu.
Bàn luận về sự khác biệt giữa các triết gia Anh và Pháp, nên xem Rudolf Goldscheid, Grundlinien zu einer Kritlik der Willenskraft (Vienna, 1905), tr. 32 – 37, dù là phần nào đã bị bóp méo do thái độ thù địch của tác giả đối với “chủ nghĩa tự do trong kinh tế” của các triết gia Anh.
[17] Edmund Burke, Thoughts and Details on Scarcity [Suy nghĩ và phân tích về sự khan hiếm] (1795), trong Works (ấn bản của World’s Classics), VI, 15.