24 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 206

Tư duy tiểu nông và nền văn hóa xe máy

Featured Image: Sylvain Marcelle

 

Thời trung học cơ sở tôi vẫn được dạy rằng Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước với 90% dân số làm nông nghiệp, còn bây giờ, tôi xin mượn cách diễn tả trên để nói rằng Việt Nam có nền văn hóa xe máy vì trên 90% dân số Việt Nam chắc hẳn đều đi xe máy hoặc chí ít thì cũng sở hữu một cái xe máy. Xe máy hiện diện trên tất cả ngóc ngách của đất nước này, từ chốn thành thị đến vùng nông thôn, từ miền núi tới miền xuôi, ở các đô thị xầm uất nhất cho tới các buôn làng xa xôi hẻo lảnh. Sự hiện diện của xe máy phổ biến tới mức nếu coi nó là một nét văn hóa thì cũng khó có thể phủ nhận.

Vậy tại sao văn hóa xe máy và tư duy tiểu nông lại được xếp cạnh nhau?

Xe máy là một trong những “chiếc neo” đang kéo cả một đất nước Việt Nam đi chậm lại bởi vì nó khiến cho con người ta có lối suy nghĩ và hành động tiểu nông và gián tiếp gây ra hậu quả cho toàn bộ lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Thứ nhất, xe máy là thủ phạm của tư duy làm ăn manh mún. Xe máy rất tiện, bạn có thể đỗ mọi nơi, dừng mọi lúc, bất kể không gian như thế nào. Bạn có thể dừng ngay giữa ngã tư để mua một vài cân hoa quả, dừng ngay đầu ngõ để mua cân thịt, mớ rau và thế là một cái chợ cóc hình thành nên với chất lượng an toàn thực phẩm không thể kiểm soát được. Nếu mọi người đi ô tô, chúng ta sẽ không thể tùy tiện mua ở bất kỳ đâu, phải vào siêu thị, đó là nơi con người làm việc một cách chuyên nghiệp từ tất cả các khâu từ cái bãi đỗ xe, bán hàng, marketing rồi đến chăm sóc khách hàng.

Cái giá phải trả cho sự bất tiện là sự văn minh trong cách đối xử giữa người với người chứ không phải cảnh chửi bới nhau chì vì cân sai, cân lệch, làm ăn chộp giật và tư tưởng kinh doanh tiểu nông như dân gian vẫn gọi “cái lũ đầu đường xó chợ”. Xe máy ảnh hưởng đến thói quen sống và hành động của chúng ta từ những cái nhỏ nhất.

Thứ hai, xe máy là thủ phạm của việc quy hoạch thiếu tầm nhìn. Chẳng có gì sai khi tôi cho rằng xây dựng ở Việt Nam hiện nay là nội nồi lẩu be bét với đủ các thể loại kiến trúc, những con ngõ nhỏ và sâu tới mức không thấy ánh sáng mặt trời mà giá bán thì trên cũng trên “trời” luôn. Thủ phạm chẳng phải ai khác, đó chính là xe máy, sở dĩ bạn có thể sẵn sàng bỏ cả đống tiền ra để mua một ngôi nhà trong nội đô thành phố bởi vì nó gần, tiện đi lại, điều đó bắt nguồn từ việc bạn chẳng có ô tô. Nếu bạn có ô tô, một ngôi nhà ven đô thành phố cách 15km vào trung tâm, tôi nghĩ cũng chẳng hề hấn gì, nhưng bởi vì mọi người đều đi xe máy, nên giá nhà nội đô thì vẫn cứ cắt cổ mà môi trường sống thì như thế đó, thật là tồi tệ.

Tôi cũng đã tự hỏi tại sao các nhà làm quy hoạch không thể vẽ ra những con đường to hơn, với tám hay mười làn xe như Mỹ, EU, Trung Quốc, mà ở Thái lan, Singapore cũng như vậy rồi, Việt Nam rồi 10 năm nữa cũng thế thôi, những con đường đó sẽ bị phủ kín bởi các khu dân cư, rồi tắc đường ở đó sẽ diễn ra, không lẽ chúng ta lại làm lại chúng, mở rộng lòng đường lẫn vỉa hè với giá cắt cổ như đường Kim Liên ở Hà Nội. Tôi nghĩ về câu trả lời thì thấy rằng thì ra là họ (những người làm quy hoạch) cũng đi xe máy, và họ thấy rằng nếu họ làm con đường 4 làn xe thì chẳng ảnh hưởng gì cả, họ đi xe máy, mọi người cũng đi xe máy, và họ chẳng thấy có sự tắc đường nào xảy ra cả ở thì hiện tại.

Không chỉ là những con đường, mỗi khi xem những bộ phim của Mỹ, tôi rất thích thú với những hình ảnh trong các khu cống ngầm, từ cách đây hàng trăm năm trước, ngoài hệ thống cống ngầm thoát nước, người Mỹ đã có những hệ thống cống ngầm phục vụ tàu điện, mạng lưới điện, đường dây thông tin rất lớn, lớn đến nỗi cả ô tô cũng đi ở bên trong được. Còn ở Việt Nam, khi dự án hạ ngầm đường dây điện, viễn thông, cáp mạng được thực hiện, nhìn cảnh người ta chôn những cái ống bé bằng bắp chân để chạy dây cáp, tôi tự hỏi, liệu sẽ được bao lâu rồi sẽ lại bị đào lên. Tại sao không phải là một cái ống cống rất to, để 100 năm sau con cháu chúng ta nó vẫn có thể đi dây ở bên trong và phải khen rằng “cơ sở ông cha làm thật là nồi đồng cối đá”.

Nếu một xã hội có nhiều xe hơi hơn, chúng ta có thể sẵn sàng di chuyển ra vùng ven đô thành phố, xu thế này khiến cho mật độ dân cư nội đô giảm dần một khi mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn về nhà cửa thay vì cố gắng tìm một vị trí trung tâm như trước kia, mặt bằng bất động sản đồng đều hơn, giá nhà khu trung tâm giảm xuống, chúng ta sẽ có cơ hội quy hoạch lại khu vực trung tâm với những tòa nhà cao tầng mọc lên đủ sức chứa cho hàng nghìn hộ dân mà hoàn toàn hơn hẳn thẩm mỹ. Chắc chắn rằng chỉ cần hai tòa cao ốc với năm mươi tầng có thể đủ sức chứa được hai phường ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, trong khi phần đất còn lại đủ để xây bãi đỗ xe và công viên cho tất cả mọi người. Nhưng chiếc xe máy không cho phép chúng ta làm điều đó, chúng khiến tất cả mọi người co cụm lại ở một vị trí, chất lượng sống giảm xuống rất nhiều về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thứ ba, xe máy là kẻ thù của một nền văn hóa văn minh. Ở thành phố văn minh, những quý ông diện những bộ suit, những cô thiếu nữ khoác lên mình bộ váy chốn công sở, đi chơi thì có quần sooc, áo phông ngắn tay và rất nhiều phong cách thời trang khác nhau thể hiện gu thẩm mỹ của dân cư bản địa. Còn ở Việt Nam ư, ra đường chị em phải quấn quanh mình một đống giẻ bùng nhùng chống nắng, các anh con trai thì đầm đìa mồ hôi trong cái nắng 40 độ, mọi người chỉ còn cách cố phăng phăng bay tới đích họ cần đến, còn đâu thời gian đâu mà suy nghĩ về thời trang, tranh ảnh, nghệ thuật đường phố chắc hẳn cũng chẳng có đất diễn ở cái xứ xở này.

Xe máy đã giết chết thời trang và nghệ thuật ở Việt Nam. Nhờ có xe máy, hàng nhìn con người trẻ mới có thể tụ tập được ở Nhà Thờ Lớn, Ngã Ba, Ngã Tư thi nhau buôn chuyện, thuật ngữ trà chanh chém gió được ra đời. Bạn biết đấy, những cái gì được ví với gió sẽ hời hợt và không có độ sâu, những câu chuyện xung quanh cốc trà chanh thì cũng như vậy. Nếu các bạn đi ô tô, sẽ không còn chốn cho những nơi vỉa hè như vậy, việc đi ô tô khiến các bạn tìm đến những chốn khác, nơi các bạn biết, vang trắng phải đi với đồ ăn như thế nào còn vang đỏ thì cách dùng làm sao. Chắc chắn, tất cả mọi người sẽ trở lên tinh tế và lịch thiệp hơn trong cách giao tiếp với mọi người, chúng ta sẽ có quyền diện những bộ cánh chúng ta muốn mà không lo bị đen, không lo bị bụi bẩn và trông không giống mấy mớ giẻ bùng nhùng và xấu xí.

Đến đây, tôi xin làm một phép so sánh nhỏ mà ai cũng biết, một chiếc xe Toyota Yaris ở Thái Lan có giá bán khoảng 300 triệu, còn một chiếc xe SH ở Việt Nam có giá xấp xỉ 100 triệu, thử so sánh tất cả các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, chi phí marketing, quảng cáo hình ảnh sản phẩm, tôi dám chắc rằng, giá thành sản xuất chiếc SH không có cửa để so sánh với chiếc ô tô kia, và rằng sản xuất xe máy ở Việt Nam lợi nhuận như thế nào. Và tôi tin tưởng rằng nếu giá thành xe ở Việt Nam rẻ như ở Thái, chứ đừng nói tới Mỹ, thì thu nhập hằng năm là 5.000 hoàn toàn có thể sở hữu và nuôi được một chiếc xe hơi.

Ô tô có lẽ không phải là thứ có thể giúp mọi người thể hiện đẳng cấp, nhưng nó giúp bạn chống lại được với cái thời tiết khó chịu ở chốn này và tập trung im lặng trong xe suy nghĩ về những ước mơ hay cảm nhận cái đẹp, thay vì phóng như bay ngoài đường và sàng dựng xe ném một chàng tiếng nóng nếu người khác va vào xe bạn (trời nắng nên nóng trong người mà).

Nếu ai đó còn bối rối về việc cơ sở hạ tầng của Việt Nam có cho phép việc có quá nhiều ô tô như vậy không thì tôi xin nói rằng, đó là bài toán về quả trứng và con gà. Bạn không thể cứ đợi cái này có rồi cái kia mới có được, sẽ chẳng bao giờ có những con đường 12-16 làn xe chạy đâu khi những nhà làm quy hoạch vẫn tư duy xe máy, chừng nào hằng ngày người ta đi làm bằng ô tô, thấy cảnh tắc đường hằng ngày, thì ngày đó đến văn phòng người ta mới chịu tư duy phương án khắc phục, còn bây giờ, tắc đường là việc của cảnh sát giao thông, trì trệ văn hóa ư, tôi không quan tâm đó là việc của bên văn hóa, cho đến khi nào bạn đi xe hơi, tự khắc bạn sẽ hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ. Và nếu còn có xe máy, thì văn hóa Việt Nam và tư tưởng tiểu nông trong kinh doanh chợ cóc, chợ tạm là một câu chuyện dài.

 

Patrick

Nền giáo dục cấm đoán (phần 2): Hãy giáo dục con trẻ theo nhu cầu của chúng, chứ đừng theo nhu cầu của người lớn

Featured Image: Pink Sherbet Photography

 

Việc chúng ta cần làm, để có một nền giáo dục tốt, giống như bắt đầu lại từ đầu, từ một con số 0. Maria Montessori từng nói:

“Đừng học tôi, học trẻ con ấy.”

Nhưng người lớn dường như không theo kịp lũ trẻ, cũng chẳng chịu quan sát chúng. Anh ta thật sự chẳng hiểu gì về lũ trẻ cả, chẳng biết gì sất. Ngược lại, anh ta biết nhiều lý thuyết lắm. Điều đó có nghĩa là, người lớn tỏ vẻ như biết trẻ con cần gì, nhưng thực tế, anh ta lại hoàn toàn mù tịt. Nói cách khác, cốt lõi của giáo dục phải là chính TRẺ EM. Vì thế, nếu là giáo dục thực chất, thì nên được lấy cơ sở là trẻ nhỏ, chứ không phải là từ nhu cầu của người lớn.

Trẻ con được sinh ra với tiềm năng để sáng tạo, chúng cực kỳ sáng tạo, tò mò và ham quan sát. Và ở trường thì có hai điều có thể xảy ra: Hoặc là chúng ta phải theo dõi quá trình phát triển này và đưa ra các hoạt động nhằm kích thích các tiềm năng của trẻ, hoặc là ép buộc chúng theo khuôn khổ. Thực tế, chúng ta có thể nói rằng, bản chất của con người là luôn học hỏi. Hãy nhìn mà xem. Trẻ con liên tục hỏi bạn: “Tại sao lại thế này? Tại sao lại thế kia?” Không phải là bạn bắt chúng hỏi, mà tò mò và khám phá chính là bản chất của trẻ. Bọn trẻ có tất cả những gì cần thiết: Các giác quan, khả năng đánh giá và mô phỏng. Chúng có bộ não, có thể suy nghĩ, lý luận, tưởng tượng, sáng tạo và mơ mộng. Nhưng tất cả những gì trường học làm đối với bọn trẻ là: Trật tự, im lặng… Chúng bịt miệng tụi trẻ lại.

Vì thể, nếu bạn chịu để ý bạn sẽ thấy rằng, khi lớn lên, chúng bắt đầu mất hẳn sự tò mò và sự hứng thú với học tập. Một đứa trẻ 12 tuổi sẽ cực ít đọc sách sau giờ học, rất ít đứa làm thế. Vì sao? Bởi vì chúng phát chán với việc bị sai bảo nên làm cái này, không nên làm cái kia và vì chúng mất hết sạch sự hứng thú với việc học. Tâm trí của trẻ nhỏ với đầy đủ các phẩm chất cho việc học hỏi, và vượt xa khả năng ấy của người lớn. Bởi vì chúng tò mò và hứng thú một cách tự nhiên với bất cứ điều gì hiện ra trước mắt. Và đấy là cách tâm trí sáng tạo và phát triển chính nó.

Trong một vài năm, một đứa trẻ học cách kiểm soát cơ thể, có khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, dấu hiệu, thấu hiểu các luật lệ của tự nhiên và các đặc điểm của văn hóa. Tất cả quá trình phức tạp và vô cùng kỳ diệu ấy diễn ra một cách vô thức. Chúng học tất cả những điều này một mình và tốn rất ít công sức.

Từ khi sinh ra, chúng đã có đủ khả năng để xây dựng và định hướng cho mình, học hỏi từ mọi thứ xung quanh, vừa chơi vừa khám phá thế giới. Khi một đứa trẻ ra đời, cơ chế sinh học không phải gò ép, buộc chúng phải trở thành người, điều chúng cần là một môi trường có tính nhân văn. Tất cả những gì xung quanh chúng đóng vai trò định hướng trong quá trình học: Những lúc gia đình quây quần bên nhau, khi mọi người đối xử với nhau… mọi thứ là một phần của môi trường, mà qua đó chúng phát triển chính mình.

Chúng ta cần đem lại loại môi trường như thế nào cho trẻ nhỏ để chúng phát triển một cách hoàn thiện nhất? Nếu chúng ta có một gia đình mà trong đó, tình thương không được biểu hiện chút nào, thì đứa trẻ dễ dàng nhiễm tính hung hăng. Không hoàn toàn, nhưng ý tôi là, trong một môi trường bạo lực, thì bạo lực sẽ dễ dàng sản sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngày nay, từ lúc 5 tuổi, 98% trẻ nhỏ phải được xem như là các thiên tài. Chúng tò mò, sáng tạo và có khả năng suy nghĩ theo nhiều hướng và tiềm năng giải quyết các vấn đề là cực lớn. Hay nói đơn giản, chúng có một tâm trí cực kỳ rộng mở. Vấn đề là đến năm 15 tuổi, chỉ 10% trẻ nhỏ là còn giữ được những khả năng ấy. Trong thế giới các sinh vật có ý thức có thể nói rằng, chúng ta hoàn toàn là những thiên tài. Và thật sự, điều mà các thầy cô cần phải biết, là học sinh của họ cần phải được tự do với toàn bộ tâm trí, để cho phép tất cả kiến thức, sự sáng tạo và các tiềm năng… mà chúng có bên trong, được bộc lộ ra ngoài.

Là con người, chúng ra là sản phẩm của hàng ngàn tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Chúng ta mang trong mình tất cả các phẩm chất để tồn tại, thay đổi chính mình và trưởng thành. Từ ham muốn được ăn khi đói, tới sự tò mò từ bên trong để khám phá thế giới. Tiềm năng này ngày nay đang đợi chúng ta cho phép để có thể bộc lộ. Hãy nhìn cách mà trẻ con nô đùa, thật tự nhiên và sinh động làm sao, tới những thiếu niên ngày nay, qua sự nổi loạn của chúng và nhu cầu muốn thay đổi thực tại. Tại sao chúng ta cứ khăng khăng triệt tiêu sự tự nhiên của chúng và trừng phạt sự nổi loạn này, trong khi những hẩm chất này đơn giản là cho chúng ta thấy rằng chúng phải được phát triển bản thể, và đáp ứng những nhu cầu bên trong tự nhiên của chúng.

Trẻ nhỏ có một người thầy bên trong, đặc biệt là những năm tháng đầu đời, khiến chúng học hỏi, tò mò và di chuyển, thúc đẩy chúng tham gia, làm việc và tái diễn các hành vi. Và chính những lực ấy giúp chúng quyết định khi nào thì dừng làm việc gì, bởi vì chúng đã hiểu hết về nó. Quan sát cách những đứa trẻ hành động, chúng tôi khám phá ra rằng, chúng sử dụng tất cả những phẩm chất của một nhà nghiên cứu cự phách, giống hệt những thiên tài. Rất tự nhiên, với tất cả các cấp độ phức tạp, phải không nào?

Không một đứa trẻ nào lại không quan sát, không một cậu bé nào lại không khám phá và thử nghiệm. Câu hỏi là chúng ta phải làm gì để kích thích chúng sáng tạo? Câu trả lời là chẳng phải làm gì cả, chúng vốn là như thế rồi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là đem lại cho chúng các cơ hội để bộc lộ sự sáng tạo, bằng nhiều cách khác nhau. Nếu chúng được phép như vậy, nay mai thôi chúng sẽ là những nhà khoa học, những nghệ sỹ. Hãy cho chúng được là chính mình.

Thầy giáo nói với cô hiệu trưởng: “Bọn trẻ đang hoài nghi hệ thống giáo dục với điểm số, chúng cho rằng chúng ta chỉ quan tâm tới điểm mà không cần biết chúng tiếp thu được gì.” “Anh cũng cho là tụi nó đúng sao?” “Tôi chỉ không nghĩ là tụi nó hoàn toàn sai, có những điều chưa đúng lắm về cách giáo dục của ta?” “Vậy anh không nghĩ tất cả trở nên như vậy là do xã hội này sao? Còn ở trong xã hội này thì việc tốt nhất cho chúng là đến trường, và đi học”…

“Thưa cô, như cô yêu cầu, đây là toàn bộ những gì em được học trong 5 năm qua tại trường. Và cô biết sao không? Em sẽ quên hết. Thực tế mà nói thì, em đã quên hết rồi…”

“Micaela, hãy cho tôi biết tại sao em nhất quyết với bài phát biểu đó? “Bởi vì đó thực sự là những gì em nghĩ, em chỉ muốn bộc lộ suy nghĩ của mình, e muốn thế.” “Ôi em yêu, ai cũng thích làm những gì mình cảm thấy hứng thú và chúng ta đôi khi phải làm những điều mình không thích.” “Không, em xin lỗi, nhưng em không đồng ý như thế” “Ok, tôi hiểu em nhưng…” “Nghe này Micaela, em có muốn tốt nghiệp không? có bằng, có một cái nghề và trở thành một ai đó?” “Em vốn là một ai đó rồi thưa thầy.”

 

“Học không có nghĩa là nuốt chửng đủ loại ý tưởng, mà là sáng tạo và tái tạo lại chúng” – Paulo Freire

Cách mà giáo dục hiện nay vận hành, là nhồi nhét thêm các thông tin mà ta tin rằng chúng cần thiết. Tôi tự hỏi mình rằng: Chúng ta nhớ được bao nhiêu thứ từ trường học phổ thông? Với cách mà họ dạy và giảng, chẳng ai thấy hứng thú cả. Khi họ đọc gì đó và bắt tối phải đọc theo, tôi không nghĩ mình học được gì, tôi chỉ thấy mình là một kẻ bắt chước. Tất cả những gì mà chúng ta được học từ trường lớp, hết ngày nọ đến ngày kia, đều sẽ chìm dần vào lãng quên, nếu nó không phải là lựa chọn và quyết định của chính ta.

Trẻ con không phải là những con robot chỉ đơn giản là copy và nhắc lại. Thực sự bản thân chúng sẽ có ý thức về những gì mình làm. Những ý tưởng tới, trẻ con tiếp thu chúng, theo một cách nào đó qua trải nghiệm của chính mình. Nếu quá trình học hỏi không tạo được hứng thú, thì nó không phải là học thật sự. Và trên hết, thiên tài mà mỗi đứa trẻ mang trong mình sẽ không thể tự bộc lộ. Học hỏi thực sự chỉ có thể sinh ra từ sự thích thú, ý chí và cả sự tò mò và nguồn gốc của nó lại bắt nguồn từ những thứ vượt xa mọi lý thuyết. Nó rộng hơn mọi phân tích và các hình dung liên quan. Học hỏi là một quá trình sâu, nơi mà các mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh được thiết lập.

Một trái bóng tự tay mình làm là trái bóng “được”, một trái bóng vay mượn là trái bóng “mất”. Những gì chúng ta học được, chúng ta thu được qua việc làm. Chúng ta học bằng cách khám phá những điều tự nhiên, tìm kiếm, tìm tòi, thí nghiệm. Khi trong sự liên kết với tự nhiên, một đứa trẻ có thể làm bất cứ thứ gì. Như vậy, công việc của một nhà giáo dục là gợi mở các bí ẩn, tạo ra các hoàn cảnh trong tự nhiên, để mặc dù đã được mô tả bởi khóa học nhưng phải để học sinh tự giải thích. Bằng cách đó, học sinh sẽ rất ngạc nhiên và sẽ cố gắng để tự tìm ra đáp án cho riêng mình. Trong nhiều thập kỷ, đã có một mô hình trường học tên là “trường học động”, ở đó trẻ nhỏ bộc lộ, hành động và sáng tạo xa rời hẳn bàn ghế. Nhưng đấy không phải là điều gì mới cả, nó đã được Piaget nói tới từ thập niên 50, đơn giản là không được đem vào áp dụng, chỉ vì sự lười nhác.

Trong những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều phương pháp sư phạm mới xuất hiện, đúc rút ừ nhiều lĩnh vực khoa học phát triển mà trọng tâm là hành động và thử nghiệm, tự do và cơ chế tự thân vận động của quá trình học, đổi mới tư duy toàn bộ cơ cấu của trường học. Nhưng đến giữa thế kỷ 20, tất cả những ý tưởng đột phá đó bắt đầu chìm dần vào quên lãng, bởi vì sự sợ hãi của các thể chế Chuyên Quyền. Vâng, các phương pháp ấy tập trung vào việc coi trẻ nhỏ là người học chính, một cách toàn diện. Một cách tự nhiên, phải có các vật dụng thực tế, cầm nắm được để trẻ có thể sử dụng và thí nghiệm.

Mọi thứ trong trường tiểu học đều có thể được thực tế hóa, mọi vật dụng đều là những thứ có thể lắp ghép và thí nghiệm. Cứ như vậy, tự trẻ nhận ra là nếu nó làm sai, thì vật dụng ấy sẽ bộc lộ và tự sửa lại. Thường thì, người lớn không nên đứng ra để sửa cho trẻ, mà phải để chính đứa trẻ tự sửa sai. Ngày nay, chúng ta có thể thấy trẻ con tự sửa sai cho nhau. Tôi tin rằng, đứng từ quan điểm giáo dục, thì lỗi và sai sót phải được đón nhận, như thực tế khoa học có nhiều sai lầm và lỗi hơn là các câu trả lời đúng. Bình thường chúng ta cho rằng mình đang tiến lên, khi chúng ta thành công, nhưng thực ra, chính sai sót mới là tiền đề để khoa học tiến triển.

Chúng ta nên nói với trẻ rằng: Chẳng quan trọng nếu em mắc lỗi hay sai sót, vì em đang học, bởi vì chẳng có ai là kẻ thắng cuộc ở đây cả, tất cả chúng ta ở đây là để học hỏi.

Edison khi phát minh ra bóng đèn điện đã thử nghiệm và sai sót hàng ngàn lần trước khi thành công. Khi một nhà báo hỏi ông ấy là cảm thấy thế nào khi sai sót cả hàng ngàn lần, ông đơn giản đáp lại: “Tôi chẳng vấp ngã cả ngàn lần, nhưng bóng đèn điện là một sáng chế tốn hàng ngàn bước.” Cũng giống như các khám phá khoa học, giáo dục bất quy tắc là kết quả của một quá trình đầy biến động, mà ở đó một người tìm kiếm các giải pháp thay thế, các quy tắc logic và nhân quả giữa hỗn độn và quy luật. Nhưng phương pháp học này được sinh ra từ thắc mắc khi đối mặt với những hỗn độn, chứ không phải từ một câu trả lời theo quy tắc có sẵn.

Khi chúng ta sinh ra, xã hội này khiến chúng ta ngu dốt vì chúng đem tới toàn là những câu trả lời. Nó cho chúng ta những câu trả lời được thêu dệt sẵn, từ triết học, chính trị, thậm chí là tôn giáo. Vì thế, nó hủy diệt sự hoài nghi và khả năng học hỏi. Trường học cũng vậy, nó toàn cho chúng ta câu trả lời, trong khi thực chất của giáo dục thì nó phải khiến cho chúng ta hoài nghi và tìm tòi. Một nhà giáo cần làm gì? Anh ta cần giúp sức để khơi gợi tìm tòi, chứ không phải là áp đặt một câu trả lời.

Tầm quan trọng của việc hoài nghi và đặt câu hỏi đã tồn tại từ thời Hy Lạp cổ đại, nơi khai sinh Triết học, ở đó, việc học nổi lên từ thay đổi tư duy và trao đổi lẫn nhau. Nhưng nếu đó là bản chất của việc học, thì tại sao chúng ta lại cứ khăng khăng việc áp đặt, giới hạn, quy ước và phân loại chúng? Vì thế, thời gian ở trường, hóa ra lại là thời gian đánh lạc hướng, và ép buộc chúng ta tin vào một chương trình định sẵn. ý tưởng rằng học sinh phải tiến triển, tuân theo cách mà chương trình học đã đề ra trước.

Thường thì, mục tiêu giáo dục trong thế giới hiện nay là chẳng đếm xỉa gì tới học sinh và trẻ nhỏ. Dần dần, lũ trẻ tin rằng việc học là để đáp ứng các lực tác động bên ngoài, chứ không phải nội tâm. Chẳng hạn, tôi phải học để qua kỳ thi, để cạnh tranh tìm việc…

Nếu ta không khuấy động sự thích thú, nếu ta không kích thích sự sáng tạo của trẻ. Ta đang tạo ra các robot với những mục tiêu, và vì thế, thường là 60-70% trẻ em với tiềm năng tuyệt vời bên trong sẽ rơi rụng phía sau. Rồi khi chúng ta lớn lên, nhà trường và xã hội lèo lái chúng ta tới những mục tiêu và động cơ bên ngoài, và chúng ta chẳng thể hiểu nổi là một người có thể làm điều gì đó mà không quan tâm tới lợi lộc thu lại, tất cả chẳng qua là từ nội tâm. Nhưng nếu trẻ nhỏ chẳng hướng tới điều gì cụ thể, nó chỉ đơn giản là tận hưởng việc trưởng thành, nó chỉ bước đi vì sự vui thích của việc đi bách bộ và khám phá, và đó lại chính là điều đem lại sự phát triển cho chúng. Giáo viên không nên là ngôi sao sân khấu, họ chỉ nên là người hướng dẫn, kiểu cầu nối, họ có liên kết nào đó với kiến thức, và tự kiến thức sẽ tạo ra sức hút, tự vận hành theo cách của từng học sinh. Chẳng một áp lức nào buộc trẻ phả đặt được mục tiêu trong một quãng thời gian cụ thể.

Cơ bản, có hai phương thức, một là phải rèn trẻ theo văn hóa, hai là phải thay đổi văn hóa để thích nghi với trẻ. Nói cách khác, một là đi theo lề trái hoặc phải, đơn giản chỉ vậy, nhưng nơi nào đó ở giữa, mới là sự thật. Trường học hiện nay được xây dựng trên nền tảng là ý tưởng cơ bản, bao trùm toàn bộ cơ cấu: Ý niệm rằng trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng và hệ quả, là tính cá nhân của nó có thể bị tháo rời và lắp ghép lại, bóp méo tùy theo nhu cầu ngoại cảnh. Đứa trẻ được xem như một đối tượng để nghiên cứu, một con chuột bạch, bên trong một phòng thí nghiệm, một quá trình xã hội hóa, trong suốt lịch sử, mà mục tiêu chính là định hướng, tạo ra một con người khác.

Đây hẳn rất là nhân bản, hay không phải vậy, khi tin rằng rừng cây sẽ bị hại nếu chúng ta không chăm sóc chúng? Không, cứ để mặc chúng là đủ, luôn luôn là vậy. Và tất cả rừng cây chúng ta bỏ mặc vẫn sẽ tồn tại bởi vì con người không can thiệp vào. Một hạt giống ẩn chứa trong mình tất cả những thông tin cần thiết để một sinh linh phát triển, môi trường xung quanh có tất cả những gì cần thiết để cái cây lớn lên, nhưng cách chúng phát triển phụ thuộc vào cơ cấu bên trong hạt giống, mọi phản ứng với điều kiện bên ngoài đều đã được định sẵn bên trong mọi sinh vật sống, dù đó là một cái cây, hay một con người.

Và sự hình thành các nội tạng quan trọng, xương và các cơ tủy… là kết quả của một quá trình nội sinh và độc lập, chẳng đòi hỏi bất kỳ sự can thiệp nào của con người, mà ở đó, người mẹ chỉ đơn thuần là cung cấp những tài nguyên cơ bản chứ không đóng vai trò xây dựng. Chúng ta không phải làm gì, chỉ cần đảm bảo rằng nó được cung cấp những gì nó cần. Và tình yêu thương là một trong những thứ quan trọng nhất. Trong thời gian thai nghén, tình yêu đem lại người bạn đồng hành và sự bảo vệ trong môi trường tử cung, sau đó, là sự đụng chạm về thể xác, hỗ trợ về mặt cảm xúc, bộc lộ, cử chỉ, âm thanh, thậm chí là sự thấu hiểu, chấp nhận, tôn trọng và tin tưởng vào người khác. Nếu tình yêu là sự sống còn cho việc phát triển và học hỏi, tại sao chúng ta lại cố gắng giáo dục bằng đe dọa, hình phạt, áp lực và quên hết về tình yêu thương?

 

Phi Tuyết

Bài viết liên quan:

Độc quyền từ đâu ra?

“Mục đích (được cho là, allged) của bộ luật Antitrust là để bảo vệ sự cạnh tranh; nhưng mục đích đó đã được dựa trên một nhận định socialistic sai lầm rằng một thị trường tự do, không được kiểm chế cuối cùng cũng dẫn tới sự thành hình của các hình thức độc quyền cưỡng chế. Nhưng, thật sự thì, không có một hình thức độc quyền cưỡng chế nào đã từng được hình thành từ các phương tiện trao đổi tự do trong một thị trường tự do. Mọi hình thức độc quyền cưỡng chế đều được tạo ra từ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế: bởi những đặc quyền đặc lợi, chẳng hạn như franchies hay trợ cấp, những thứ này khép lại cánh cửa cạnh tranh lành mạnh, công bằng.”

— Ayn Rand (Tác giả cuốn Suối Nguồn)

Sách và con người. Kẻ ở người đi

Tôi thích sách và tôi thích con người

Có lẽ đó là hai thứ trên đời thực sự kỳ thú đến mức có thể tạo ra khoái cảm vô cùng đối với tôi. Có thể vì hai thứ đó phản ánh lẫn nhau, soi lên nhau những sự thật và dối trá, hân hoan hay khổ đau. Cũng có thể vì sự tương đồng và mâu thuẫn giữa chúng vào mỗi lần tôi nhìn một người bước ra khỏi cuộc đời mình, bởi tôi luôn cho rằng một chương cuộc đời tôi vừa kết thúc hoặc giống hệt hoặc trái ngược hẳn với câu chuyện nào đó tôi đã đọc.

Không phải mỗi cuộc đời con người đều là một câu chuyện sao?

Về chuyện đọc thì thực ra tôi có thói quen đọc sách không tốt lắm. Phải nói là bảo thủ và ít thay đổi. Đặc biệt là chưa bao giờ đọc “Đắc Nhân Tâm” “abc cách để làm giàu” “xyz cách để hoàn thiện bản thân”. Về chuyện đó, tôi thích lặng lẽ (một cách thích thú) thẩm thấu từ những người xung quanh mình. Giống một cái phin pha cà phê vậy. Mỗi ngày, tôi tưởng tượng mình sẽ được đặt trên một mặt phẳng nào đó với ai đó trong thành phố triệu dân này và chắt lọc qua chiếc phin nóng ấm những điều dù cho bình dị hay kỳ lạ của những con người đang vây xung quanh.

Có thể là một quán cà phê sang trọng với một người đàn ông trung niên phong độ quắp tay vào cô nàng chỏm chọe bên cạnh. Toan tính. Có thể là một góc khuất sau những cây cột nhà đan ken cố ý với một cô gái trong áo phông quần bò, tay ôm khư khư quyển sách báu vật. Suy tư. Cũng có thể chỉ là một cái bàn con con nơi góc phố ồn ào với bác xe ôm đầu điểm bạc, hơi thuốc hắc nồng mà thân thuộc. Bình yên. Tình yêu dành cho mỗi cá thể, mỗi cá tính khiến tôi tò mò mỗi ngày. Cũng như với mỗi con chữ. “Đừng để chúng lướt đi. Giữ chúng lại.” – Tôi tự nhủ.

Tôi cũng ít thay đổi tác giả ưa thích. Quanh đi quẩn lại chỉ có vài tác giả hay đọc và chờ đợi tác phẩm mới của họ xuất bản. Còn không, tôi sẽ đọc lại những gì tôi đã từng đọc. Nghiền ngẫm lại. Trải nghiệm một cuốn sách cũ trong một tâm thế mới. Ở tuổi 24 sắp 25, không thể nào Rừng Na Uy có thể mãi mãi buồn thảm như ngày 15 tuổi… Cho dù tôi tiếc biết mấy những cái sự buồn thấm thía mộng mơ như thế. Mỗi thay đổi trong tôi là một lần cuốn sách trở nên mới. Mỗi trưởng thành nơi con tim và khối óc là một lần tôi nhìn lại những con người đã đặt dấu ấn trong đời mình bằng một lăng kính khác biệt. Và hạnh phúc thay, lăng kính ấy ngày một trong sáng.

Và đặc biệt là tôi ít thay đổi cách mua sách. Hoạ hoằn bốc chọn một quyển sách với tên tác giả lạ hoắc là lại phải google, tìm phản hồi từ vài trang uy tín, tìm tên và thông tin dịch giả, nhà xuất bản, lật giở vài trang ngẫu nhiên ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Nếu chỉ cần bắt ra một lỗi chính tả, quyển sách đó, chắc chắn tôi không mua.

Ngôn từ là một thứ cần được trau chuốt và sử dụng đầy cẩn trọng. Tôi luôn nghĩ vậy.

Có những quyển sách gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ từ bìa sách nhưng khi lật giở ra chỉ vài dòng đầu tiên là đặt xuống. Cảm thấy tiếc nuối một cái bìa đẹp. Có thể là tôi bảo thủ, có thể quyển sách đó, nếu cố gắng vượt qua ấn tượng ban đầu, cái kết sẽ làm tôi ngạc nhiên. Nhưng như các cụ vẫn bảo: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.” Việc duy nhất tôi có thể làm cho những cuốn sách có cái kết đẹp mà lặn sâu tận cuối là nhìn ngưỡng mộ từ xa. Và rời sang kệ sách khác.

Có những quyển sách gây ấn tượng bởi những chương đầu tiên. Với ngôn từ táo bạo và tư tưởng độc đáo. Thế mà để lại một cái kết làm người ta thấy tiếc cho một nửa đầu tiên đã đọc. Những quyển sách mang tính lý tưởng. Những quyển sách được tôi xếp vào dạng không-thương-lại-được. Nghĩa là sẽ đọc một lần và xếp gọn lên giá thôi. Không đọc lại. Bởi tôi biết có những quyển sách cho dù đọc bao nhiêu lần, bạn cũng không thể “cảm” thêm được bất cứ điều gì nữa. Bởi nó đã cạn kiệt rồi.

Lại có loại sách làm người ta choáng ngợp từ đầu đến cuối. Mê mẩn. Mải miết không ngừng. Bao nhiêu đam mê dồn hết lại trong vài đêm chỉ để tham lam nghiến ngấu cho bằng sạch sẽ những huyền hoặc, bí ẩn của từng câu chữ. Những lớp lang chồng chất đầy ngập như lũ bão cuốn phăng mọi suy nghĩ khác. Lúc đó, suy nghĩ của tôi không còn quan trọng nữa. Lúc đó phải đắm mình vào cái sợi chỉ đỏ xuyên dọc câu chữ trên từng trang giấy ấy. Những quyển sách mà khi quyết định đọc cần thật nhiều dũng khí bởi tôi biết nó đang hét vào mặt tôi rằng: “Thử ta xem! Những điều ngươi nghĩ chẳng là cái thá gì, chẳng có ý nghĩa quái gì!” Và khi gấp sách lại, mệt nhoài. Hưng phấn nhưng mệt nhoài. Những quyển sách như vậy, chỉ lâu lâu mới có một lần, lâu lâu mới dám đọc một lần…

Còn con người, chẳng cần phân chia, bước đến hay đi, cảm xúc cũng như sách, khi mở trang đầu tiên hay khi đóng trang cuối cùng, hợp rồi tan, hân hoan rồi tiếc nuối.

Chỉ là sách trung thành hơn. Ở lại cho tới khi cả tôi mục ruỗng, sách vẫn mềm trên tay…

Tác giả: Tương Nhi

Những nỗi đau không được quên

Featured Image: Reuter/Scanpix

 

Không có bất kỳ một lời xin lỗi nào, thay vào đó là việc đùn đẩy quả bóng trách nhiệm lẫn nhau của những vị nguyên thủ các quốc gia có liên quan, ít nhất đây là những gì xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho tới thời điểm này. Tôi nghĩ chúng ta nên gọi đây là “thảm họa mang tên con người” thay cho cụm từ “thảm họa hàng không” đang được sử dụng một cách lố bịch và tràn lan hiện nay. Thảm kịch máy bay MH17 của hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) bị bắn rơi tại vùng Donetsk miền Đông Ukraina lại một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh được gióng lên cho những ai đó còn đang mơ hồ về cái được gọi là chiến tranh, một sự khốc liệt đến tàn nhẫn giữa hai làn đạn.

Rồi tiếp sau đây sẽ vẫn là các cuộc điều tra đi tìm căn nguyên sự việc, nhưng rồi tất cả những chuyện này sẽ đi đến đâu khi nỗi buồn đã bao phủ lấy cuộc sống vốn đang yên ấm của gia đình những con người xấu số trên chuyến bay định mệnh. Những ngôi nhà đang sum vầy trong yên vui đầm ấm bỗng chốc trở thành sự tang thương, khốn khổ. Tất cả họ đã phải nằm lại vùng chiến sự, ngay giữa bầu trời Châu Âu. Các cuộc điều tra dù có đưa ra kết quả bên nào chịu trách nhiệm, một học thuyết hay một âm mưu quân sự nào đó có bị phanh phui thì diễn biến tiếp theo sau đó, sẽ là gì? Tôi không cần phải là một nhà kinh tế học vĩ mô cũng chẳng cần phải là một nhà nghiên cứu quân sự hay một nhà xã hội học cũng có thể thừa hiểu rằng sẽ vẫn là những tiếng súng đạn giữa các bên đối đầu, sẽ vẫn là những lệnh trừng phạt kinh tế, những lệnh cấm vận nhằm trả đũa lẫn nhau.

Dù đó là bất cứ điều gì thì ai sẽ là người gánh chịu trực tiếp những kết cục này nếu không phải chính những người dân ở các quốc gia có liên quan? Đây vẫn được gọi là cuộc sống khi ta đi giữa một thế giới của những tham lam, của những mưu mô đầy toan tính, sự đố kỵ và hiếu thắng, sự mong muốn gây ảnh hưởng lẫn nhau cả về chính trị cũng như kinh tế đang giết chết những con người vô tội trong cái thế giới đó. Khi mà tất cả đều không có một tiếng nói chung, khi mà có quá nhiều những tiếng ồn ào đang lấn át thì luôn dẫn đến một sự im lặng vĩnh hằng mang tên số phận, và lần này số phận đã gọi tên những con người hoàn toàn vô tội, nỗi buồn chiến tranh đã viết nên câu chuyện của riêng nó với 298 nụ cười đã mãi không còn xuất hiện lại trên môi.

Chiến tranh tôi đọc được ở đâu đó rằng đâu phải là bắt nguồn từ người lính trên chiến trường, chiến tranh đâu phải bắt nguồn từ những tiếng thét đầy chết chóc nơi chiến trận, chiến tranh đâu phải đơn giản bắt nguồn từ việc ai đó cướp cò khẩu súng trên tay. Chiến tranh xuất hiện ngay giữa thời bình, nó lớn dần lên khi các quốc gia còn đang mải mê chạy đua với nhau về vũ trang, kinh tế, về tạo dựng tiềm lực, về kết giao cùng những bạn bè có uy thế năm châu, về các cuộc đối đầu sắc tộc không có hồi kết. Bình yên nào cho những tháng năm thời hậu chiến?

Sinh mạng của ba mẹ con gia đình người Việt, sinh mạng của một gia đình nữ diễn viên người Malaysia, sinh mạng của những thành viên phi hành đoàn trên chiếc Boeing 777 số hiệu MH17, sinh mạng của vận động viên người Hà Lan từng vô địch chèo thuyền giải trẻ thế giới, sinh mạng của những chuyên gia tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay cụ thể hơn đó là sinh mạng của Giáo sư Joep Lange, nhà nghiên cứu hàng đầu với hơn 30 năm cuộc đời cống hiến nhằm góp phần đẩy lùi căn bệnh thế kỷ cho nhân loại đang trên đường đến tham dự hội thảo về AIDS tại thành phố Melbourne, Australia. Tất cả đều là những sinh mạng vô tội.

Tôi được biết đến ý nghĩa lá cờ 3 màu của Cộng hoà nhân dân Donetsk. Màu đen thể hiện cho đất đai màu mỡ của miền Nam, nơi mỏ than Donbass rộng lớn; màu lam là màu của tinh thần nhân dân vùng biển Azov và biển Đen; màu đỏ là sự đổ máu cho cuộc đấu tranh vì tự do của Donetsk. Và ngày hôm nay, tôi chỉ thấy duy nhất một màu đỏ thẫm, màu máu của những con người vô tội đã nằm lại vĩnh viễn tại mảnh đất này. Tôi thực sự xót xa cho tất cả họ, dù chỉ là một con người bình thường hay có là một vị giáo sư đáng kính họ vẫn cùng phải trả một cái giá quá đắt.

Sẽ còn biết bao lần nữa khi người thân của những con người vô tội phải khóc thêm trước những sự ra đi đầy oan nghiệt thế này. Rồi chúng ta cũng như thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải mất thêm bao nhiêu những giọt nước mắt để quên đi được bài học đắng cay của họng súng chiến tranh. Và nếu không phải là những con người vô tội trên chuyến bay định mệnh thì nỗi buồn cũng nào có khác nhau, những mất mát người thân nào có khác nhau của những gia đình nơi hai đầu chiến tuyến. Tôi luôn nghĩ có những nỗi đau phải không được phép quên, xin đừng an ủi họ, xin đừng an ủi những quốc gia mất đi những công dân của mình, đừng nói với những gia đình, những mái nhà bỗng mất đi người thân yêu những lời sáo rỗng rằng cần phải quên nỗi đau này để hướng tới một tương lai nào đó tốt đẹp hơn. Hãy thôi đi.

Thay cho những lời an ủi đó ta hãy nhớ tới nỗi đau của ngày hôm nay, hãy hành động ngay khi còn có thể vì một tương lai mà ở đó chiến tranh là hai từ luôn đem lại nỗi khiếp sợ cho con người mỗi khi ai đó chẳng may nhắc đến nó, hãy hành động vì một tương lai mà ở đấy tiếng súng vô tình nổ ra đâu đó trên cái hành tinh này là một điều kinh hoàng và xa xỉ. Bởi chúng ta, mỗi con cháu chúng ta cần khẳng định một cuộc sống mà chúng ta phải được sống.

 

Nguyễn Trần Chung

Thuyết Chính danh của Khổng Tử trong thế giới nhỏ của tôi

Featured Image: Richard Roper

 

Chính danh theo Khổng Tử đề xướng là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là một vật thực tại cần phải phù hợp với cái danh của nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. (Theo Giá Trị Của Thuyết Chính Danh trong Triết học Nho Gia – Trang 123doc.vn)

Khổng Tử là một triết gia lớn, ông bàn chuyện lớn, còn tôi, tôi chỉ muốn bàn về thuyết chính danh trong thế giới nhỏ của mình, thế giới của những cung bậc cảm xúc.

Trong nội dung của thuyết chính danh, câu đầu tiên có nói “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận.” Có thể thấy chữ  “danh” –  là tên gọi, vị trí hay địa vị của một ai đó (danh trong chức danh, danh nghĩa), và chữ “thuận” trong đồng thuận, chấp thuận… đều không phải là những khái niệm mà một người có thể tự định đoạt.

Tên, là cái mà bạn ĐƯỢC gọi, bạn có thể tự đặt cho mình một cái tên, nhưng nếu tên đó không được ai gọi thì cũng như nó không tồn tại. Một ai đó thích gọi bạn bằng một nickname nào đấy, không quan trọng bạn thích hay, không họ đã xem đó là TÊN của bạn. Còn về vị trí hay địa vị, không ai có thể tự phong cho mình một chức danh nào đó theo ý thích, muốn làm “ba” cũng phải có con gọi “ba”. Bạn phấn đấu để “leo lên” được ghế giám đốc, bạn không thể cứ tự “ngồi” vào, vẫn cần một ai đó – ngoài bạn – xác nhận, chấp thuận rằng bạn đã xứng đáng với vị trí đó.

“Ngôn” trong câu nói trên nghĩa là lời nói, cũng có nghĩa là hành động cử chỉ. Một khi ta không ở đúng vị trí của mình thì lời nói ra sẽ không được chấp nhận. Giống như khi bạn nghĩ mình là giám đốc, tất yếu bạn sẽ tự cho mình một số quyền hành tương ứng, và thể hiện ra hành động. Nhưng thực tế bạn chỉ là một nhân viên bình thường, thì rõ ràng là trong mắt người khác bạn đã cư xử thật lố bịch.

Mỗi người trong chúng ta đều là một cá thể độc lập, đều có những cá tính rất riêng, quan điểm rất riêng, và vì thế, những cung bậc tình cảm ở mỗi người đều có cách xác lập rất khác nhau.  Cũng giống như những level trong game vậy. Có game dễ và cũng có game khó. Có những game mà bạn sẽ rất nhanh lên level, nhưng cũng có những game mà việc vượt qua được một cửa ải rất ư là khó khăn, chính vì thế mà thang giá trị của mỗi level cũng sẽ rất khác nhau. Bạn đang ở level 10, nhưng không hẳn sẽ ngang bằng với level 10 trong game của người khác. Hay một ai đó ở level 30 chưa chắc đã hơn level 10 của bạn.

Vì thế, cũng đừng quá hoang mang khi có lúc nào đó một ai đó bảo rằng “sao mày cư xử kỳ cục vậy” trong khi mình vẫn đang rất là bình thường. Như khi bạn dành tình cảm thân thiết cho một ai đó, vốn dĩ bạn quan niệm rằng những người bạn sẽ đối xử với nhau như thế, nhưng người đó lại không có cùng quan niệm như vậy, họ sẽ xét thái độ của bạn theo thang đo của mình, lệch lạc đi nhiều, và thành ra cách hành xử của bạn sẽ trở nên vô cùng kỳ lạ và khác thường.

Như đã nói, “danh” không phải là cái mà bạn có thể tự đặt cho mình, cũng như bạn không thể tự nhiên xác lập vị trí của mình trong lòng người khác. Tôi muốn (hay tôi có thể) “đặt” bạn ở đâu, đó là chuyện của tôi, tất cả đều nằm ngoài mong muốn của bạn. Dĩ nhiên bạn cũng có quyền đặt tôi ở bất kỳ vị trí nào trong lòng bạn. Cùng là một chữ “bạn” thôi, nhưng khi hai vị trí đó không tương xứng, cùng một level nhưng trong hai game khác nhau, mâu thuẫn ắt sẽ xảy ra. Người thì sẽ trách: “Sao mày lại đối xử với tao tệ vậy?” người thì lại bảo rằng: “Tao đang cư xử rất là bình thường mà.” Sẽ có một người thấy buồn: “Vì sao bạn bè với nhau mà thờ ơ vậy?” còn người kia thì lại hoang mang: “Hình như “nó” đang làm hơi quá?”  Đó là khi bạn chưa thật sự hiểu vị trí của mình trong lòng người khác, và vì họ đặt bạn ở một vị trí khác với bạn nghĩ, nên trong mắt họ, bạn đã không “chính danh”, dĩ nhiên “ngôn bất thuận”.

Bất cứ điều gì cũng cần được đặt đúng vị trí của nó, “đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực”, như thế vật mới có giá trị. Cũng như khi bạn trao đi tình cảm của mình, cũng cần phải biết vị trí của mình đang ở đâu, để mà hành xử cho đúng. Không phải nói rằng bạn phải chọn lựa người xứng đáng mới yêu thương, bạn có quyền yêu thương bất kỳ ai với bất kỳ mức độ nào, nhưng nếu bạn không biết được chỗ đứng của mình, những điều tốt đẹp mà bạn muốn dành cho người khác đôi khi sẽ phản tác dụng. Cũng giống như cây xương rồng quen với điều kiện sống khô hạn, nó cần rất ít nước, vai trò của người chăm sóc sẽ rất hạn chế, bạn lại muốn tưới nước mỗi ngày, cây xương rồng đó rồi sẽ ra sao? Hay như cây hoa sứ kiểng, luôn cần được chăm bón, bắt sâu, bạn bỏ lơ đó một thời gian dài, rồi quay lại, cái cây đó đã thành thế nào? Tình cảm trao không đúng chỗ, bạn sẽ là người bị tổn thương. Tình cảm trao đi không đúng cách, bạn sẽ gây phiền cho người khác, và có thể ngoài bạn ra lại có thêm một người khác bị tổn thương.

Điều quan trọng nhất trong bất kỳ mối quan hệ nào, theo tôi, đó là sự thấu hiểu. Cần phải thấu hiểu nhau để biết được đối phương cần gì, muốn gì, để biết ta có thể làm được những gì. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải thay đổi bản thân để có thể ứng xử phù hợp với vị trí mà người ta đã gán cho mình, hay ép lòng mình cố gắng hành động như cách mà người ta mong đợi. Miễn cưỡng không có hạnh phúc. Ai cũng có quyền lựa chọn. Và sự cảm thông sẽ được dành cho giai đoạn này, khi mà vị trí của hai người trong lòng nhau không có sự tương xứng, bạn hiểu được rằng vì sao đối phương lại có những kiểu hành xử (mà ta cho rằng không phù hợp) như thế, và bạn có thể lựa chọn giữa “vượt qua” để có thể cùng nhau bước tiếp hay “bỏ qua” mối quan hệ không còn phù hợp này.

“Một vật thực tại cần phải phù hợp với cái danh mà nó mang”, một khi tình cảm đã không còn giữ được bản chất như nó lúc ban đầu, thì cần thiết phải cho nó một cái tên mới, để có thể có cách ứng xử cho phù hợp. Ban đầu là yêu, bây giờ là gì? Ban đầu là bạn, không thể giữ được tình bạn nữa thì nên gọi nó là gì? Mọi cố gắng chối bỏ hay lừa dối (dối mình và dối người) không sớm thì muộn đều sẽ dẫn đến những trạng thái tiêu cực. Bạn đã có quyền lựa chọn vậy thì tại sao lại không chọn cho mình một cách sống tích cực, đúng không? Hãy cứ sống thật với lòng mình, cư xử một cách “chính danh” và quan trọng là xác định được “danh chính”  của mình.

 

Little WormBed

Lựa chọn và đợi chờ

Featured Image: Erik Witsoe

Tôi đang ở thời điểm của sự lựa chọn, không phải là ở ngã 3 đường, không phải là ở một giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, và cũng không phải vì nó có thể đem đến một sự đột phá kinh ngạc nào cả. Đơn giản là hiện giờ tôi không có gì để phải đối diện cả. Tôi thất nghiệp nhưng không hẳn phải đi làm để có cái ăn. Tôi độc thân và cũng có để ý một cô gái nhưng chưa hề đưa ra một dự định gì lâu dài. Tôi không to khỏe nhưng cũng chả bệnh tật gì để phải lên kế hoạch luyện tập này nọ. Tôi vẫn sống, vẫn tồn tại, có người quan tâm, có người chả để ý gì. Họ vẫn nghĩ rằng tôi là người có nhiều tài năng nhưng thỉnh thoảng vẫn bảo sao tôi vô dụng thế. Nhưng tôi cũng không bận tâm nhiều về nó.

Có nhiều cách để chúng ta ví sánh cuộc đời của chính mình, như nhiều nhà tư tưởng vẫn nói. Đó có thể là một cuộc đua, một trận đấu, một vở diễn hoặc là một ván bài. Và ở đây tôi xin nói tiếp tục về sự lựa chọn. Bạn hình dung cuộc sống của mình là gì đi chăng nữa thì phải chăng là vì bạn đã “lỡ” chọn lấy nó. Không ai muốn trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc chơi chung. Dù muốn dù không, bạn đã tham gia rồi, vì thế bạn không thể không tự tưởng tượng mình là một vận động viên, một đấu sĩ, một diễn viên hoặc là một tay chơi bài, chấp nhận chơi với những lá bài được chia.

Đôi lúc, ở đâu đó, ta sẽ nghe được lời tự sự mà một số nhân vật nghĩ rằng mình đã tham gia nhầm cuộc chơi. Có thể họ sẽ tìm tìm một “cuộc chơi” khác phù hợp với mình, hoặc sẽ lại tiếp tục cố gắng hết sức để được vào tốp dẫn đầu. Dù gì đi nữa, thì họ đã lựa chọn như vậy, và vì nó là “lựa chọn”, chúng ta cũng không nên thắc mắc nhiều về nó.

Có một điều hơi nực cười, tôi đang cố giải phóng tư tưởng mình lên một mức mới, song lại lo lắng tự hỏi liệu tôi có tự khiến mình mắc kẹt vào nó không. Tôi đã chọn leo cao để rồi băn khoăn rằng, có thể nó sẽ khiến tôi đi đến một điểm mà lên không được mà xuống cũng không xong. Tôi đang muốn chia sẻ một trải nghiệm rất mới trong suy nghĩ của mình. Vẫn là chủ đề từ đầu tới giờ, nhưng có vẻ vẫn chưa rõ ràng lắm. Có lẽ nên quay lại với lý do xuất phát của nó trước.

Thông thường, bạn đưa ra những lựa chọn khi bạn ở tình thế phải làm như vậy, thậm chí có thể nó chưa có kết quả ngay lập tức. Nhưng, chắc chắn bạn phải hiểu rằng, có nhiều thứ, kết quả của nó được quyết định từ rất sớm mà thậm chí bạn không nhận ra. Hoặc bạn có thể muốn thay đổi kết quả nên kịp thời điều chỉnh lại quyết định của mình. Như vậy, một lựa chọn hành động phải xuất phát từ một ý định để đạt được điều gì đó.

Vậy thì, nếu bạn không có ý định để đạt được điều gì, liệu bạn có phải lựa chọn hay không. Rất khó để đạt được điều này trừ khi bạn đang có một cái đầu trống rỗng. Và tôi cho rằng hiện giờ, đầu có tôi cũng không phải là một thứ trống rỗng nếu không tôi sẽ chẳng biết viết gì.

Có một câu chuyện dân gian Việt Nam kể về người đàn ông may mắn bắt được một con thỏ chạy đâm đầu vào gốc cây, rồi từ đó, ngày nào anh ta cũng ngồi khư khư ôm gốc cây chờ đợi một con thỏ khác. Đó là câu chuyện mang nội dung châm biếm những người lười nhác chỉ biết trông chờ vào may rủi thay vì tự tạo nên số phận cho chính mình. Tôi không bình luận gì về ý nghĩa này, nhưng đang thử tưởng tượng, cảnh anh chàng đó ngồi dưới gốc cây, mắt nhìn về ánh hoàng hôn ở chân trời, với hy vọng tắt theo ánh nắng đang nhạt dần và biết lại một ngày nữa đã trôi qua. Theo cách nhìn cá nhân với đôi chút hài hước, tôi cho rằng hành động “ôm cây đợi thỏ” của anh ta cũng là một loại “công việc” và không chắc rằng chúng ta liệu có sánh được với sự nỗ lực và kiên trì của anh ta không nữa.

Ở một phiên bản khác về sự chờ đợi vô vọng, một câu chuyện nước ngoài, “Đợi chờ Godot”. Không biết bằng cách nào, nhưng ý nghĩa sâu sắc và thực tế của nó vẫn làm tôi thích thú mỗi khi nghĩ đến. Nội dung kể về cuộc trò chuyện của 2 anh chàng, đang cùng chờ đợi một nhân vật có tên là Godot, xoay quanh nhiều chủ đề, chỉ để giết thời gian trong lúc chờ đợi. Nhưng có lẽ câu chuyện của họ sẽ không bao giờ kết thúc, vì nhân vật họ đợi chờ sẽ không bao giờ đến. Thực sự thì họ đã bận rộn suốt trong khoảng thời gian đó, và chắc chắn là những chủ đề họ đưa ra cũng có nhiều thứ rất ý nghĩa, chỉ đáng buồn là cái chủ thể họ đợi chờ nhất là không đến mà thôi.

Họ đã lựa chọn việc “chờ đợi” như vậy để mang lại ý nghĩa cho những việc họ đang làm hay là chỉ vì vô tình mà bám lấy một hy vọng mơ hồ như thế. Tôi lại phải tưởng tượng một lần nữa, ngồi cũng với họ để hóng lấy mọi câu chuyện thú vị mà họ đang kể, những việc ý nghĩa họ đã làm, những thành tựu họ đã thực hiện, những hạnh phúc và cả nhiều đớn đau. Rồi đột ngột một người chợt ngóng lên và cắt quãng mạch chuyện: “Godot tới chưa nhỉ?” Tất cả sẽ dừng lại và ngẩng lên. Với vài cái lắc đầu và thở dài, chúng tôi lại quay lại với những câu chuyện, chờ đến một lúc nào đó để được ngóng lên.

Nếu câu chuyện chỉ là như vậy thì liệu bạn có quan tâm để tìm hiểu xem, những anh chàng kia đã nói với nhau những gì không? Chắc chắn là không cần thiết rồi.

Nãy giờ tôi đã đem đến cho các bạn hai thuật ngữ “lựa chọn” và “đợi chờ”. Đều là những động từ, những lại mang rất ít tính “hành động”. Và tôi cũng thấy đầu óc mình như vậy, chịu, chỉ có thể lựa chọn là đợi chờ mà thôi…

 

AVKH

Người Mỹ nghĩ gì về Bitcoin? [LX Vietsub]

11

 

“Thực tế, người càng biết nhiều về nó thì tỷ lệ họ muốn cấm nó càng thấp. Một số người khi họ không biết về một cái gì đó, họ muốn cấm nó. Và câu hỏi này thật sự phác họa được hai loại người: Người ủng hộ tự do, và người ủng hộ cấm đoán.”

Những thập kỷ buồn

Featured Image: Elizabeth

 

Em hỏi: Chiều có tím không?
Ừ không em, ngày không tím
Nơi anh ngồi chỉ cơn mưa trắng xiên ngang
Em hỏi: Mùa gì đó anh?
Ừ em, mùa vô vi em ạ
Những con đường manh nha không chịu trôi đến tận cùng
Em hỏi: Anh đang làm gì đó
Còn làm gì được đâu em
Khi ngã đường bít lối
Anh chỉ mở hộp ký ức ra xem
Không phải chiếc hộp Pandora để em còn háo hức
Chỉ bóng đêm vỡ li ti trên câu nói mớ ban ngày
Cháy trong gân lá
Một xế chiều rách rưới
Ký ức mờ chỉ có chập chùng mây

Trong nghĩa địa những dụ ngôn đi lạc
Đeo băng đen lời bịt mắt chối từ
Anh đã dối trong ngàn muôn thập kỷ
Bụi niềm vui nham nhở giữa âm u
Em đừng hỏi về những ngày sau nữa
Có những dự trù đau
Mùa hè câm vào một chiều đỏ lửa
Chỉ còn rì rầm tiếng nói ngàn lau
Em đừng khóc bài thơ tình khản tiếng
Mùa qua mùa nhưng nhức khô rang
Dẫu có biết trăm ngàn lần sự thật
Cũng không thể cầm một tiếng nói
Xanh trên vết tích thời gian…

 

Phương Uy

Bạn đang cố gắng vì điều gì?

Bài viết lấy cảm hứng từ mùa thi vừa kết thúc.

Tiêu đề của bài viết đã quá rõ ràng rồi, mình muốn đưa ra câu hỏi ấy cho mọi người cũng như muốn hỏi chính mình.

Bạn và tôi đang cố gắng, học tập, làm việc, lao động, hoặc có thể không làm gì cả vì ai, vì điều gì, vì lý tưởng nào và bạn mong mỏi điều gì sau khi đã cố gắng hết mình?

Mình không muốn các bạn hiểu nhầm mục đích của bài viết này, nó không bàn về mục đích của cuộc sống, bản thân tác giả còn quá trẻ và non nớt để có thể trả lời nổi câu hỏi ấy cho chính mình, chưa nói đến việc giải thích cho bất kì ai khác. Mình muốn nói về một vấn đề nhỏ hơn trong chặng đường đời, đó là hiện tại mọi nỗ lực của bạn đang đổ vào đâu?

Vì ai đó…?

Thật khó có thể chỉ đích danh người nào đó xứng đáng được bạn cố gắng cho, cố gắng vì, bởi mình nghĩ rằng ai cũng có câu chuyện của riêng họ, có một nhân vật trong đó mà họ muốn làm một người hùng để có thể hết sức bảo vệ hoặc nâng đỡ, hoặc trở thành một kẻ phản diện để diệt trừ. Những con người tuyệt vời, hoặc không hẳn tuyệt vời cho lắm, xuất hiện và đến với bạn. Dù vô tình hoặc cố ý, họ để lại trong bạn niềm hy vọng, rằng bạn (sẽ) là người quan trọng, rằng bạn (sẽ) xứng đáng được hưởng sự quan tâm, sự ái mộ, sự công bằng mặc cho việc có thể bạn sẽ phải vất vả để có thể lấy được sự chú ý từ họ, hoặc ngược lại. Nhưng chắc chắn tất cả nỗ lực cố gắng đều rất đáng tự hào vì họ hay bạn đều đã cố gắng cho một ai khác ngoài bản thân.

Câu chuyện của mình cũng giống như biết bao học sinh đồng trang lứa, vẫn có ai đó,… mình để ý tới chứ, có bố mẹ đặt niềm hy vọng trong việc học tập, và vài đôi người mình không ưa lắm và đã chọn giải pháp vượt mặt họ trong học tập để “trả thù”… Mình không dám nói mình đã cố gắng hết mình vì họ, nhưng mình chắc chắn đã cố gắng.

Nhưng đôi lúc thôi, nhiều lúc những con người ấy không xứng đáng để mình bỏ công sức ra nữa. Đây có lẽ là khoảnh khắc tồi tệ nhất. Giống như việc nói tôi không thích bạn nữa rồi sẽ tệ hơn rất nhiều so với việc chỉ đáp lại là tôi không thích bạn. Mình nghĩ cảm xúc lúc ấy chi phối con người ta là sự ích kỷ, những nhu cầu của bản thân, hy vọng không được đáp lại sẽ dẫn đến sự thất vọng và chán nản ngay trong bất kỳ một ai. Bạn có thể nghĩ rằng mình đã làm cho họ điều này điều kia, có thể nói là sự cố gắng, mình xứng đáng được hưởng ít nhất điều gì đó?

Thực ra là không. Suy nghĩ vì mình đã cố gắng nên người kia cũng phải cố gắng sẽ thất bại bởi vì cuộc sống không giống như một phương trình toán học, không có nghĩa bạn bỏ vào một vế bao nhiêu thứ sẽ nhận được bấy nhiêu từ vế kia. Hơn nữa, ở mỗi vế, khái niệm đủ và nhiều lại khác nhau, bao nhiêu cố gắng mới là đủ, là nhiều hoàn toàn khác nhau giữa các cá thể. Một khi cố gắng trông đợi một điều gì đó khi bản thân đã cố gắng là không thể tránh được, nhưng nó cũng đồng nghĩa với một điều rằng, mình đã cho rằng sự đáp trả cho nỗ lực của bản thân là hiển nhiên, buộc phải có. Như việc bạn học tập chăm chỉ cho bài kiểm tra, tất nhiên bạn mong chờ kết quả tốt, nhưng… chắc bạn hiểu ý mình rồi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên từ bỏ một người mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu suốt thời gian qua. Ai cũng có khoảng thời gian khó khăn của riêng họ, họ không nói với bạn không có nghĩa là họ không có, và thực sự không ai muốn cho người khác biết bản thân đang gặp khó khăn, bản năng của con người ngăn cản họ cho người khác biết được yếu điểm.

Vậy thì tại sao không thông cảm cho họ, và một lần nữa, khi bạn nhắm mắt lại và từ bỏ một ai đó, hãy nhớ lại tại sao người ấy lại trở nên quan trọng với bạn đến như vậy ngay từ lúc đầu? Đừng vì hình tượng của bản thân thay đổi mà bạn cũng phải thay đổi, điêu đứng vì họ, bạn có thể mất lòng tin vào một người, nhưng đánh mất hình tượng đồng nghĩa với việc đánh mất mục đích cho những cố gắng của bản thân vậy.

Còn một điều nữa, có một người mà bạn rất rất rất rất cần phải quan tâm và để ý tới mà bạn nhiều lúc quên mất khi đang quá cố gắng vì những người khác, người này có thể nói, là quan trọng nhất đó!

Bạn cần phải cố gắng vì chính bản thân bạn nữa…

Vì điều gì?

Nỗ lực khi dành cho những dạng vật chất cụ thể chắc hẳn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cá nhân hay hình mẫu, nó rõ ràng và cụ thể, bạn biết mình đang cố gắng vì nó và bao lâu nữa và cần gì để đạt được. Hơn nữa, khi mục tiêu là một điều cụ thể, nó chắc chắn sẽ nhắc nhở bạn cần cố gắng mỗi ngày, tất nhiên bạn đang nỗ lực vì lợi ích và nhu cầu của bản thân mà, những điều đó sẽ không bao giờ trở thành thứ yếu dù cho có muốn vậy.

Mình muốn đưa ra một ví dụ thật cụ thể, mình từng bị ấn tượng bởi một bài viết cũng trên Triết Học Đường Phố: “Để mồ hôi rơi trên trang sách và không phải những giọt nước mắt cuối mùa thi” Bài viết miêu tả rất cụ thể lý do một cá nhân tại sao phải nỗ lực học tập và học tập. Các bạn đều thấy khi kết quả thi tuyển sau mùa thi đến tay các thí sinh, phần lớn kết quả xuất sắc đều thuộc về các học sinh thuộc phạm vi ngoại thành, nơi mà điều kiện học và hành đều thiếu thốn hơn trong thành phố rất nhiều. Họ có thể nói đó chính là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của những học sinh nghèo vượt khó trên hàng loạt các mặt báo khi mùa thi kết thúc. Nhưng mình cũng nghĩ chính hoàn cảnh thiếu thốn của họ là một cơ hội mà học sinh thị thành không có được. Nhu cầu thoát nghèo, trở thành một người quan trọng trong xã hội, được trả ơn mẹ cha chắc hẳn luôn ám ảnh họ phải vươn lên, mục tiêu đã quá rõ ràng, và sự cấp thiết của mục tiêu thì ai cũng biết rõ.

Hãy để cho việc bạn muốn làm, muốn đạt được trở thành kim chỉ nam cho những hành động và nỗ lực của bạn. Như mình đã nói ở trên, chính bản thân bạn mới là người bạn cần quan tâm tới nhất, lợi ích của bản thân một người cần được đánh giá cao, không phải là quá cao vì thế đồng nghĩa với ích kỷ, nhưng nó cần được đề cao hơn để bạn không cảm thấy tất cả nỗ lực của bản thân đang trở nên vô ích. Bạn học tập, làm việc, lao động thì bạn sẽ là người được hưởng thành quả của nó nhiều nhất, không phải ai khác, vậy nên đừng để suy nghĩ bạn cố gắng vì ai đó quá ám ảnh bạn, bởi vì khi người đó không trở nên quan trọng với bạn nữa, hụt hẫng là không thể tránh khỏi.

Bản thân mình, là một Otaku, mình xem rất nhiều Anime mỗi ngày, đọc rất nhiều Manga mỗi ngày, và mình đắm chìm trong thế giới đó. Và khi mình nhìn lại nơi mình đang sống, so sánh với thế giới mà mình vẫn luôn mơ tưởng tới, mình thấy nơi đây xấu xí. Và mình muốn sự thay đổi. Đó chính là động lực để mình tiếp tục cố gắng. Có một câu hát trong ca khúc Imagine của ca sĩ, nhạc sĩ John Lennon mà mình rất yêu thích mà có thể nó sẽ giải thích cho rất nhiều điều:

“You may say I’m a dreamer, but I’m not the only one.”

(Bạn có thể nói rằng tôi chỉ là kẻ mơ mộng, nhưng tôi không phải là kẻ duy nhất.)

Còn biết bao nhiêu điều mà bạn muốn thực hiện, tại sao không cố gắng vì nó ngay hôm nay?

Nhưng vẫn thật khó, vì nhiều khi tất cả những mục đích trên bạn vẫn chưa tìm thấy.

Mình có thể cho bạn một gợi ý nhỏ:

Hôm nay, hãy thử tìm cho mình điều mình thích làm và hãy cắm cúi vào nó, đắm chìm trong nó, tìm hiểu thật nhiều và nhiều về điều đó. Có thể đến cuối ngày hôm nay bạn sẽ thấy điều đó không đáng để bạn thích như bạn vẫn nghĩ. Hãy tiếp tục thử tìm đến một sở thích khác, và may mắn, không, chắc chắn rằng, bạn sẽ tìm được mục tiêu của mình trong những thí nghiệm của mình ngay thôi.

Đừng nghĩ rằng mục tiêu sẽ tìm đến bạn, bạn phải tự đi tìm mục tiêu cho chính mình trước đã.

Kết thúc

Bài viết của mình đến đây là hết. Có thể trong lập luận và suy nghĩ của mình còn rất nhiều mâu thuẫn, mình có thể nhận thấy điều đó xuyên suốt bài viết của mình, nhưng mình vẫn muốn đóng góp một điều gì đó cho những con người đang nỗ lực từng ngày từng giờ ngoài kia một lực đẩy thật nhẹ chỉ tầm một vài đơn vị Newton để chúng ta cùng cố gắng cho những điều tuyệt vời.

Xin cảm ơn đã đón đọc bài viết.

 

Alex Fiber