24 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 205

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 2

Featured Image: Dominique Guillochon

 

Người công dân của xã hội tự do giữ quyền lực chính trị ở mức tối thiểu và bảo vệ một cách quyết liệt những quyền cá nhân. Kết quả là xã hội tự do xói mòn đặc quyền đặc lợi được luật pháp công nhân bằng cách loại bỏ mọi sự đe dọa chống lại những người mới ngoi lên thuộc đủ mọi kiểu khác nhau và bảo vệ sự tự chủ của họ. Nó cung cấp cho người ta con đường dẫn tới tiến bộ xã hội và sự cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người, kể cả những người được sinh ra trong hoàn cảnh tồi tệ nhất của xã hội. Khao khát tìm hiểu làm cách nào mà hành động của cá nhân có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung đã thúc đẩy Adam Smith phát triển lý thuyết về xã hội tự do trên cơ sở của sự đồng cảm và tư lợi.

Adam Smith nói về tính ích kỷ và sự đồng cảm

Trong tác phẩm Lý thuyết về cảm nhận đạo đức[1], xuất bản năm 1759, Smith viết như sau:

“Dù con người có ích kỷ đến đâu đi nữa thì trong tính cách của anh ta vẫn có một nguyên tắc làm làm cho anh quan tâm đến số phận của người khác và hạnh phúc của họ mặc dù anh ta chẳng được lợi lộc gì, ngoài việc thấy vui khi quan sát người khác hạnh phúc. Tình cảm khi trông thấy hay hiểu được một cách sống động hoàn cảnh khốn khổ của người khác là tình thương hay từ tâm.”

Đối với Smith, khả năng tưởng tượng mình trong vị thế của người khác – sự đồng cảm – là chìa khóa để hiểu tại sao về mặt đạo đức chúng ta bằng lòng và mong muốn tưởng thưởng hoặc không bằng lòng và mong muốn trừng phạt người khác hay chính chúng ta vì những hành động cụ thể nào đó.

Và vì thế, thể hiện thật nhiều tình cảm với người khác và kiềm chế tình cảm với chính mình, hạn chế tính ích kỷ và để cho tình yêu tương người khác tuôn trào là sự hoàn hảo của bản chất con người; và tự nó có thể tạo ra sự hài hòa tình cảm và tình thương yêu giữa con người với nhau, toàn bộ sự thanh cao và tài sản của họ đều ở đó. Yêu người hàng xóm như yêu chính mình là điều luật vĩ đại của Thiên chúa giáo, cho nên lời răn vĩ đại của tự nhiên là chỉ yêu mình như yêu người hàng xóm hay hàng xóm cũng có khả năng yêu mến chúng ta thì cũng thế.

Theo nghĩa nào đó, trong khi tư lợi tương tự như cái máy gia tốc thúc đẩy sự tiến bộ trong xã hội tự do thì sự đồng cảm lại là cái phanh giúp chúng ta chạy thậm chí còn nhanh hơn.

Chủ nghĩa cá nhân chân chính không phải là lòng ích kỷ hẹp hòi

Cố gắng bảo vệ quyền sống, quyền tự do và tài sản – nền tảng của chủ nghĩa cá nhân – không phải là sự ích kỷ hẹp hòi. Chúng ta có thể sử dụng thành quả của quyền tự do của chúng ta để giúp đỡ người khác cũng như giúp đỡ chính mình – và chúng ta vẫn làm như thế. (Và rõ ràng là điều đó làm cho chúng ta hạnh phúc hơn[2]).

Nhưng không ít người vẫn đánh đồng chủ nghĩa cá nhân với tính ích kỷ hẹp hòi vì ngay những người theo phái tự do (libertarians) đôi khi cũng tuyên xưng chủ nghĩa cá nhân dưới hình thức quá hạn hẹp – với tâm điểm của nó là “cái tôi” được đưa lên hàng đầu. (Tôi đã viết[3] và nói[4] về vấn đề này rồi). Tôi không nghĩ là quan điểm đó hay cách sống mà quan điểm đó ám chỉ vốn dĩ là sai, nhưng vấn đề là nó không được nhiều người ủng hộ. Sự phát triển về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa phụ thuộc vào mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp của rất nhiều người, và mạng lưới đó khó mà hình thành trong cái chủ nghĩa cá nhân với mỗi người là một nguyên tử như thế.

F.A. Hayek viết trong tiểu luận quan trọng của ông với nhan đề “Chủ nghĩa cá nhân: chân chính và sai lầm”[5] như sau: “… tin rằng chủ nghĩa cá nhân ủng hộ và khuyến khích thói ích kỷ là một trong những lý do chính làm cho nhiều người không ưa nó…”

Trong một bài báo có tên là “The Downside of Liberty”[6] được công bố trên tờ New York Times ngay trước ngày lễ Độc lập, ông Kurt Anderson than thở:

Điều xảy ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội sau những thay đổi to lớn hồi cuối những năm [19]60 không phải là mâu thuẫn hay không thích hợp. Tất cả những cái đó chỉ là chuyện vặt. Đối với những người hippy và những người tự do cũng như các doanh nhân và nhà đầu tư, chủ nghĩa cá nhân cực đoan đã giành toàn thắng. Tính ích kỷ đã chiến thắng.

Tác giả nêu lên vấn đề đáng được bàn thảo vào một dịp khác. Nhưng vấn đề ở đây là việc đánh đồng giữa chủ nghĩa cá nhân với tính ích kỷ hẹp hòi. Đương nhiên là ông ta sai. Nhưng với những điều mà những người ở phía “chúng ta” đôi khi vẫn nói thì tôi có thể hiểu vì sao ông ta và những người khác có thể nghĩ như thế. Chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi tự nó dẫn tới khái niệm cho rằng những người theo phái tự do, đấy là nói khi chúng ta đánh giá cao chủ nghĩa cá nhân, trên thực tế là những phần tử phản xã hội..

(Hiện nay tôi nghĩ rằng những mối đe dọa đối với quyền tự do của chúng ta là con đường ngắn nhất làm cho thói ích kỷ hẹp hòi thế chỗ cho sự đồng cảm giữa người với người mà Smith từng nói hay theo ngôn từ của Tuyên ngôn độc lập “hàng loạt các hành vi lạm quyền và chiếm đoạt … chứng tỏ ý đồ bắt họ [nhân dân] phải nằm dưới quyền của một chế độ độc tài chuyên chế”. Nghĩa là tìm cách sử dụng quyền lực chính trị để làm cho chúng ta trở thành ít ích kỷ hơn – thí dụ thông qua việc tịch thu và tái phân phối thu nhập – có thể có hiệu quả ngược lại).

Chủ nghĩa cá nhân chân chính hướng tới xã hội

Chủ nghĩa cá nhân theo cách hiểu của Adam Smith có nghĩa là gì? F.A. Hayek viết trong tiểu luận vừa dẫn như sau:

Đâu là những tính chất quan trọng nhất của chủ nghĩa tự do? Trước tiên cần phải nói rằng đấy trước hết là lý thuyết về xã hội, là cố gắng nhằm tìm hiểu những lực lượng quyết định đời sống xã hội của con người, còn tập hợp những câu châm ngôn chính trị được rút ra từ quan điềm như thế về mặt xã hội chỉ đóng vai trò phụ mà thôi.

Nói cách khác, chủ nghĩa cá nhân là phương pháp quan sát và tìm hiểu cách chúng ta sống cùng nhau. Chủ nghĩa cá nhân là nói về những biện pháp tốt nhất nhằm thúc đẩy sự hợp tác xã hội. Nghĩa là:

. . . Chỉ có thể tìm hiểu những hiện tượng xã hội thông qua việc tìm hiểu những hành vi của cá nhân hướng tới những người khác và được dẫn dắt bởi hành vi mà họ kỳ vọng ở đối tác.

Trong ngữ cảnh như thế của chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ có ý nghĩa thực sự là gì?

Nếu chúng ta đặt vấn đề một cách ngắn gọn bằng cách nói rằng, trong hành động người ta được và phải được hướng dẫn bởi quyền lợi và ước muốn của họ thì điều này ngay lập tức bị hiểu lầm hay bị xuyên tạc thành quan niệm sai lầm ngược lại là họ được hay phải được hướng dẫn chỉ và chỉ bởi nhu cầu cá nhân hay quyền lợi ích kỷ của họ mà thôi, trong khi chúng ta muốn nói rằng họ có quyền phấn đấu cho tất cả những gì mà họ nghĩ là đáng mong ước.

Như vậy là, chủ nghĩa cá nhân chân chính trái ngược với thái độ bao cấp (dịch từ: paternalism -ND) về mặt tư tưởng ở chỗ nó tôn trọng khả năng đưa ra và đánh giá quyết định của từng người và của mỗi người. Kể cả quyết định có xin giúp đỡ hay có giúp đỡ người khác hay không và nếu có thì trong những hoàn cảnh như thế nào, và xin giúp hay giúp những cái gì, cũng như việc giúp đỡ có hiệu quả hay là không.

Kết quả là trong lịch sử loài người, tự do và chủ nghĩa cá nhân (được hiểu một cách đúng đắn) chính là những động cơ mạnh mẽ nhất trong việc nâng cao đời sống của ngay cả những người nghèo khổ nhất, như đoạn băng video nổi tiếng[7] của ông Hans Rosling, giáo sư về sức khỏe thế giới, đã cho thấy.

Bây giờ xin bàn về tính ích kỷ hiểu theo nghĩa rộng, vốn là phần quan trọng nhất của chủ nghĩa tự do, mà như Hayek nói, thường bị hiểu lầm. Ông giải thích như sau:

Nền tảng chân chính của luận cứ của [người theo phái cá nhân chủ nghĩa] là không có người nào có thể biết ai là người biết rõ nhất và chỉ có một con đường tìm kiếm, đấy là thông qua tiến trình xã hội, trong đó mỗi người đều được phép thử và tìm ra điều mà người đó có thể làm.

Tiến trình xã hội đó là sự cạnh tranh trên thương trường không có các đặc quyền về mặt chính trị và rào cản về mặt pháp lý. Cạnh tranh kiểu đó là khám phá thủ tục, trong đó người ta tìm kiếm những biện pháp – thông qua sự đồng cảm – làm cho nhau cùng được lợi. Điều dó sẽ không dẫn tới sự toàn thiện toàn mĩ có tính không tưởng, mà dẫn tới sự cải thiện thường xuyên phúc lợi của tất cả mọi người và sự thể hiện bản thân của mỗi người.

Chủ nghĩa cá nhân là biện pháp thử-đúng nhằm thúc đẩy sự hợp tác xã hội chứ không phải là lời kêu gọi nhằm tránh xa nó.

Sandy Ikeda là phó giáo sư kinh tế tại Purchase College, SUNY, và là tác giả cuốn The Dynamics of the Mixed Economy: Toward a Theory of Interventionism (tạm dịch: Sự năng động của nền kinh tế hỗn hợp: bàn về lý thuyết can thiệp).

 

Phạm Nguyên Truờng dịch
Sandy Ikeda – Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa vị kỷ

 


[themify_box style=”blue shadow rounded” ]Sandy Ikeda là phó giáo sư kinh tế tại Purchase College, SUNY, và là tác giả cuốn The Dynamics of the Mixed Economy: Toward a Theory of Interventionism (tạm dịch: Sự năng động của nền kinh tế hỗn hợp: bàn về lý thuyết can thiệp).[/themify_box]

[1] The Theory of Moral Sentiments: http://www.econlib.org/library/Smith/smMS.html
[2] http://www.nytimes.com/2012/07/08/opinion/sunday/dont-indulge-be-happy.html?_r=1&pagewanted=all
[3] http://www.thefreemanonline.org/headline/don%E2%80%99t-tread-on-others/
[4] http://www.youtube.com/watch?v=QxPAZANdYQE&feature=youtube_gdata
[5] “Individualism: True and False”: http://mises.org/books/individualismandeconomicorder.pdf
[6] “The Downside of Liberty,”: http://www.nytimes.com/2012/07/04/opinion/the-downside-of-liberty.html
[7] this popular video: http://www.youtube.com/watch?v=jbkSRLYSojo

Ta vấp ngã để đi tìm tương lai

Featured Image: Mohammad Keshtkar

 

Lần đầu tiên trong đời yên lặng lắng nghe em mếu máo như một đứa trẻ qua điện thoại mà chẳng biết phải làm gì: “Em trượt rồi, anh ơi.” Một thằng con trai vốn mạnh mẽ, nghịch ngợm ngoài đời là thế lại có những giây phút yếu đuối đến thế này đây. Tôi cảm nhận được những sự nỗ lực và cố gắng của em từ những giọt nước mắt đang trực tuôn trào rơi, những giọt nước mắt hiếm hoi nhưng rất thật. Cũng giống như em tôi, có thể là bạn kém may mắn hoặc bạn đã cố gắng hết sức mình nhưng không thành công, tôi có một niềm tin mãnh liệt khi bắt gặp những khuôn mặt đượm buồn này, nỗi buồn thực sự từ tận đáy lòng chỉ xuất hiện khi bạn đã cố gắng hết sức mình, những giọt nước mắt chỉ rơi vì thành quả cuối cùng đã không đạt được, những giọt nước mắt ấy mới chính là điều đáng trân trọng.

Ngày hôm nay tôi viết cho sự vấp ngã, viết cho đứa em còn khờ khạo vẫn chưa trưởng thành với tương lai còn đang rộng mở phía trước. Tôi viết cho bạn, viết cho những con tim đang ngập tràn nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng sự tò mò vào cuộc sống, viết cho những con tim đang bị hấp dẫn bởi cánh cổng đại học mà cả đời ngồi trên ghế nhà trường ai cũng hằng ao ước. Tôi viết có lẽ chỉ đơn giản với tư cách một người anh đã đi trước các bạn được vài tuổi xuân, tôi viết bởi vì các bạn đang phải gánh vác trên đôi vai bé nhỏ một thứ tương lai trong tưởng tượng, nó đè nặng lên tâm lý của những con người trẻ đang chập chững bước đi những bước đầu tiên vào đời.

Ngay lúc này đây, khi đã biết cánh cổng đại học vừa đóng sập lại trước mắt, bạn như thấy mình bị dội một gáo nước lạnh vào niềm kiêu hãnh luôn hừng hực cháy bấy lâu, bạn thấy những hoài bão và ước mơ của mình đều tan biến, những nỗ lực và cố gắng trong 12 năm trời chẳng còn ý nghĩa gì với bạn và không ít bạn coi đây như một thất bại nặng nề của mình trong đời, đầy thất vọng và chán nản. Tôi có thể nói với bạn rằng: bạn đã nhầm, rằng: Cánh cổng đại học có thể là một trong những con đường ngắn nhất nhưng nó không phải là con đường duy nhất để bạn bước vào đời, thất bại này của bạn sẽ chưa là gì so với những điều đang sẵn sàng chờ đợi bạn phía trước.

Bạn đã bao giờ tự hỏi lại chính bản thân rằng: Từ khi nào bạn mặc định cho tương lai của mình phải là những chỗ ngồi trên giảng đường bên trong cánh cổng trường đại học để rồi sau đó bạn sẽ bước vào cuộc sống một cách chễm chệ từ nơi đây? Và đã bao giờ bạn tự hỏi thế giới bên ngoài những cánh cổng trường đại học có những điều gì, tại sao bạn không thể lao vào ngay lúc này mà bắt buộc phải chờ đợi để đi qua một cánh cổng mà chính nó vừa mới đóng sập lại trước mắt bạn.

Những câu hỏi đấy từ gia đình, thầy cô giáo và những người đi trước chắc chắn đã không có ai trả lời cho bạn vì nếu có thì bạn sẽ không coi lần vấp ngã này là một thất bại nặng nề đến vậy. Khi mà tinh thần và kinh nghiệm sống được nuôi dưỡng, bảo bọc hơn chục năm trời dưới mái trường xã hội chủ nghĩa hiền hoà nó sẽ đưa các bạn đi đến đâu? Các bạn sẽ là những sản phẩm thành công của một kiểu tư duy theo lối mòn, cuộc đời trước mắt các bạn tính đến thời điểm các bạn cầm trên tay kết quả báo trượt đại học có lẽ chăng chỉ là những công thức, những văn phạm được nhồi nhét và đọc chép hết ngày này rồi tháng khác suốt cả thập kỷ qua?

Hãy bỏ ngoài tai những tiếng ồn ào của thế giới này, phía trước vẫn là bầu trời của những khát khao điên rồ, của những lằn ranh mà bạn còn ngập ngừng chưa dám bước tới. Bạn chỉ thiếu đi một chút sự dũng cảm nữa mà thôi. Lúc này đây có thể bạn sẽ khóc khi không đặt chân được vào cánh cổng của các trường đại học theo như mình mong muốn, nhưng bạn hãy chờ xem chắc chắn sẽ có những nụ cười của tân sinh viên đã đỗ đại học ngày hôm nay khác xa với nụ cười của họ 4 năm sau đó. Bởi vì sao, bởi có thể lúc đó họ mới muộn màng nhận ra mình đã nhấn chìm tuổi xanh trong những tháng năm vô vị và thiếu hoài bão vào nơi mà 4 năm trước mình luôn mơ ước được sống cùng nó. Hãy luôn nhớ rằng đại học không phải là tất cả.

Tôi viết ra câu chuyện trên đây không hề với một tư tưởng cổ xuý cho con đường phi đại học, tôi viết cho bạn dựa trên những gì mà tôi cùng bạn bè tôi đã và đang trải qua, tôi viết cho bạn khi tôi bàng hoàng đọc được đâu đó con số thống kê đến hết quý II năm 2014 Việt Nam có hơn 162,000 cử nhân thất nghiệp, tôi viết cho bạn khi tôi bàng hoàng nhận được tin nhắn từ những người bạn lâu ngày không gặp: “Tôi mới mở quán, hôm nào ra làm cốc bia ủng hộ tôi nhé.” “Cần photo giấy tờ gì ra tao giảm giá cho.” “Tao làm trình dược viên, thuốc men cứ hỏi tao.” – Tất cả chúng tôi đều tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính. Vậy đấy, nhiệm vụ của một trường đại học cấp tiến cuối cùng vẫn là để những con người trẻ tự tìm lối đi cho chính mình.

Ai trong chúng ta cũng đều phải học cách để sống và tồn tại. Vùi mình vào giữa dòng đời và lặng yên cho nó xô đẩy không thể gọi là sống được. Hãy rũ bỏ suy nghĩ về một tương lai ổn định, an nhiên trong đời khi mà bạn còn chưa được nếm trải mùi vị của cuộc sống này. Hãy bước chân ra khỏi nỗi thất vọng trước mắt, đi tìm tương lai cho chính mình, tương lai đó sẽ được định hình khi bạn vượt qua những gian truân mà bạn gặp phải để rồi những giọt nước mắt hay những nụ cười của ngày hôm nay đều là hạnh phúc nơi phía cuối con đường.

Và tôi luôn tin tưởng những con tim tuổi 18 này hơn bao giờ hết. Tôi tin bạn sẽ làm được và rồi để khi ngoái đầu nhìn lại, tôi muốn thấy những nụ cười tủm tỉm hoặc phá lên của các bạn rằng: có một thời ta đã như thế, một thời trẻ dại, ta vấp ngã để đi tìm tương lai.

 

Nguyễn Trần Chung

Đam mê, ước mơ và hip hop

 

[youtube=://www.youtube.com/watch?v=blUd80ZuLCU&w=640&h=360]
 

 

Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Ireland không đùa với Bitcoin

1
Featured image: George Frey

 

Trong 2 năm vừa qua, các bankers trung niên và các nhà phê bình đã liên tục ném phi tiêu vào bitcoin. Tiền ảo, chúng ta thường được cảnh báo, đã “chết” và “bất khả thi”. Nó chỉ hơn “cái trào lưu được sinh ra từ bọn geeks đang nghịch nước trong chuyện mua bán drug” một chút.

Rõ ràng là không phải vậy. Vào tuần trước, một nhân vật có thẩm quyền không thấp hơn vị trí director of markets (tạm dịch: Bộ trưởng bộ kinh tế) tại Ngân Hàng Trung Ương Ireland đã đưa ra một bài phát biểu về tiền ảo. Gareth Murphy nói rằng các giới chức thẩm quyền tài chính và kiểm định đang bắt đầu chú ý đến các loại “tiền mã” (crypto-currencies) như bitcoin một cách nghiêm túc.

“Các ngân hàng trung ương, các nhà kiểm chế tài chính, các ban ngành tài chính, các giới chức thẩm quyền và thống kê nên chú ý đến các loại tiền ảo.” Ông nói.

Nó đang dần trở nên một thực tế bởi vì “sự dễ dàng trong các giao dịch có thể xảy ra giữa đôi bên tại hai địa điểm bất kì nào trên thế giới, cùng với chi phí thanh toán thấp và sự kiện là đã có nhiều công ty công nghệ lớn tên tuổi đã chấp nhận cho phép mua hàng bằng bitcoin.”

Nói cách khác, bitcoin không phải là một trào lưu. Nó, hay các loại tiền ảo giống nó, có lẽ đã trở thành một phần của nền kinh tế luôn tiến hóa và cơ cấu hạ tầng thanh toán của nó.

“Khi tiền ảo bắt đầu xuyên thấu qua các hoạt động kinh tế, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính được kiểm định chẳng hạn như ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các nhà quản lý tài sản có lẽ phải làm cho mình thích nghi với môi trường mới này để giữ được thị phần của mình.” Murphy nói.

Quả nhiên đây là một nhận định táo bạo từ một nhân vật cấp cao của ngân hàng trung ương. Đồng thời nó cũng biến các tiên đoán hàng tuần đầy tiêu cực của các nhà bình luận về tương lai của bitcoin thành một góc nhìn sáng sủa hơn.

Đơn giản mà nói, tiền ảo đang tăng trưởng, chứ không phải đang lụi tàn. Hiện tại có khoảng từ một đến ba triệu ví bitcoin trên thế giới. Nhưng con số đó có thể gia tăng đột biến trong năm tới. Tiền đầu tư cũng đang được đổ vào.

Tuần trước, một công ty bitcoin start-up, Xapo, đã gây được 20 triệu đô la tài trợ từ các công ty đầu tư vốn mạo hiểm blue-chip*, bao gồm Greylock Partners và Index Ventures. Một công ty bitcoin khác, Circle Internet Financial, đã gây được 17 triệu đô la hồi tháng 3 và đang sử sụng số tiền đó để thành lập doanh trại tại Ireland. Công ty này còn đã thuê luôn một giám đốc điều hành, Garrett Cassidy. Anh có nhiệm vụ biến công ty trở thành một điểm đến của những ngân hàng nào muốn khám phá các khả năng liên quan đến việc chấp nhận tiền ảo.

*blue-chip: các công ty cổ phần danh tiếng và uy tín

Một số công ty bán lẻ đã đi trước đối thủ của họ khi chấp nhận thanh toán với bitcoin, không cần biết là ngân hàng có chấp nhận hay không. Tại Mỹ, những công ty online lớn như Expedia, Overstock.com và TigerDirect đã nhận bitcoin. Rapper 50 Cent gần đây cũng bắt đầu nhận tiền ảo cho những album mới của anh.

Ảnh minh họa chỉ mang tính hài hước
Ảnh minh họa chỉ mang tính hài hước

Bản thân tôi không có bitcoins, vì tôi vẫn còn thấy nó hơi lạ lẫm so với mình. Và tôi rõ ràng là cũng không có hứng thú “đào” bitcoin. Một quá trình cần đầu tư vào các thiết bị công nghệ và tiền điện để đổi lấy một mức lợi nhuận rất không chắc chắn. Nhưng không có nghĩa là tôi không thể thấy được một xu hướng đang hình thành.

Bất chấp những vụ hacking diện rộng nhắm vào bitcoin, những trộm bitcoin, và những rào cản pháp lý, giá của bitcoin vẫn giữ mức ổn định trong hơn 6 tháng vừa qua. Nó có lẽ là một bước đi thông minh cho các ngân hàng tại thời điểm này nếu họ bắt đầu tìm hiểu bitcoin một cách nghiêm túc.

 

Tác giả: Adrian Weckler
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy

Càng sống lâu trong xã hội chủ nghĩa, con người càng thiếu đạo đức

Featured Image: Pavel Horák

 

Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.

Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.

Thời chủ nghĩa Xô Viết ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.” Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi giục con người không những có tâm địa xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện.

Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.

Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: Số lớn nhất và số nhỏ nhất.

Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết. Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.

Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.

Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Người Đức với nên tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào.

 

Via Nhật Báo Calitoday
Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch

Trong những giấc mơ

Featured Image: Matej Peljhan

 
Giấc mơ là nơi mà đại đa số đều là những nhân vật có thật trong cuộc sống quanh ta, họ có thể là người thân, người yêu mới, người yêu cũ, người ta thầm yêu, người đã mất đi hay vẫn còn đó, những người bạn, những người ta gần như quên mất. Tất cả họ được mang vào sống trong một thế giới khác, tựa như một quyển tiểu thuyết, nói lên những điều chẳng bao giờ xảy ra trong đời thường vậy.

Tất nhiên ngoài một số giấc mơ xuất hiện bởi ta quá mệt mỏi, stress mà lâm vào giấc ngủ sâu, hoặc là ta sẽ chẳng mơ được cái gì, hoặc là những giấc mơ này thường rất “kinh dị”, và kết thúc bằng cách giật mình tỉnh dậy vì bị đâm, một người rất thân chết hay bị hụt chân rơi xuống hố! Còn lại những giấc mơ thường là cuộc sống đời thường, lâu lâu pha vào chút xíu yếu tố siêu năng lực như rượt đuổi nhau chạy, đánh nhau như film chưởng hay biết bay hoặc tiên đoán trước tương lai.

Mỗi giấc mơ là một trải nghiệm

Mỗi giấc mơ đều là một trải nghiệm thật nhưng lại chẳng bao giờ có thật với những con người thật, suy nghĩ thật, hành động và cảm xúc thật sự. Tiếc là với độ lười của não khi vừa thức tỉnh, thường ta lại không cố nhớ lại giấc mơ của mình, sau đó ghi lại thật nhanh vào một tờ giấy, nếu không chắc chắn ta sẽ quên sạch!

Một số giấc mơ như cuộn băng được tua lại, ta tiếp tục sánh vai cùng những đồng đội cũ, bạn học cũ làm những trò khùng điên mà ở trong cuộc sống thực tại chẳng bao giờ ta có thể quay lại. Ta lại tiếp tục sinh ra lắm chuyện dây mơ rễ má với người yêu cũ, “cô gái năm ấy chúng ta cùng yêu” hay nhìn thấy “người yêu cũ có người yêu mới” mà đau lòng khôn nguôi.

Một số giấc mơ là những câu chuyện chưa bao giờ được diễn ra với chính những diễn viên đó. Nơi mà có thể người yêu cũ, người yêu mới, bạn gái ta từng thầm mến, bạn trai từng đứng nhìn từ xa xa, tất cả quyện vào trong một câu chuyện! Những trải nghiệm này đắt lắm nhé! Vì não bộ của ta siêu phàm lắm, tất cả những diễn biến trong câu chuyện đều diễn ra một cách hợp lý, những con người ở bên trong cũng có những hành động, cách nói chuyện, cách suy nghĩ y chang họ ngoài đời, nhờ vậy ta có được những trải nghiệm cực kỳ thực tế dù nó không xảy ra trong thực tế vì tuổi tác, khoảng cách địa lý hay đã nghỉ chơi từ lâu.

“Người lớn là một người từng trải, không phải là một người nhiều tuổi.” – Khuyết danh

Mỗi giấc mơ là một sự sáng tạo kỳ diệu

Có thể nói nếu bạn thực dậy, ghi lại những gì diễn ra trong giấc mơ và đổi tên tất cả nhân vật ở bên trong, bạn sẽ có được một câu chuyện kể thú vị, cực kỳ hợp lý và giống như nó thực sự tồn tại trong cuộc sống vậy.

Tôi từng kể một vài giấc mơ của mình cho những người bạn, giống hệt phim kiếm hiệp và tôi là nhân vật chính vậy, bọn nó vẫn ngỡ như tôi đang kể về một quyển tiểu thuyết nào vừa đọc được mới khổ.

Trong những giấc mơ, không chỉ ta bỗng dưng rượt đuổi hàng tiếng đồng hồ mà vẫn chưa ngừng nghỉ, ta còn được kề vai sát cánh cùng những người bạn, người thầy của mình, và chưa bao giờ ta nhìn thấy sự quả quyết, tài hoa hay khả năng đánh nhau của họ ghê gớm đến vậy, đúng là sáng tạo mà!

Mỗi giấc mơ là một trải nghiệm… vô giá!

Mỗi một giấc mơ về chết chóc, khi tôi là người bị hụt chân xuống hố sâu hay bị giết chết, tôi vẫn tưởng rằng mọi thứ kết thúc. Đây là lúc bỗng dưng tôi quyến luyến cuộc sống vô cùng, tôi còn nhiều thứ chưa làm, còn chưa tròn vai với nhiều người, còn chưa trải nghiệm đủ, còn trẻ… Giấc mơ dạy cho tôi quý trọng hơn mạng sống, quý trọng cái hiện tại hơn rất nhiều.

Và… có những giấc mơ thực sự vô giá

Chỉ khi bạn “tận mắt” nhìn thấy người thân của mình mất đi, như cách tôi suy sụp khi nghe tin mẹ mình mất trong giấc mơ của mình, cảm giác đau đến xé lòng đó vẫn còn vẹn nguyên khi tôi thức dậy, đó là lần đầu tiên tôi đỏ mắt vì một giấc mơ, và tôi hiểu được cái cảm giác mất đi một người thân nó đớn đau biết nhường nào. Bỗng chốc tôi cười bản thân mình, so với việc này, việc chia tay của tình yêu tuổi học trò có đáng là bao, mà sao lắm kẻ đã quằn quại, đã tuyệt vọng, thậm chí còn muốn chấm dứt cả mạng sống của mình?

Ôi những giấc mơ… có thật…

 

– Ưng Đen –

Nụ hôn, lời cầu nguyện: Những giờ phút cuối cùng của các nạn nhân MH17

Featured Image: Wikipedia

 

Trong một căn phòng ngủ tại một căn hộ gần Amsterdam, cậu bé Miguel Panduwinata tiến lại gần mẹ của mình và thì thầm: “Con ôm mẹ nhé?”

Samira Calehr ôm vào lòng đứa con trai 11 tuổi của mình, vốn đã nghịch ngợm cả ngày với những hành động kỳ quặc, làm cô khó xử với những thắc mắc của cậu bé về cái chết, về linh hồn của cậu, và cả về Chúa nữa. Buổi sáng sau đó, cô sẽ đưa Miguel và anh trai cậu bé là Shaka đến sân bay. Từ đây hai anh em sẽ đón chuyến bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines, vốn là chặng đầu tiên trên hành trình của chúng đến Bali để thăm bà ngoại của mình.

Cô như thường lệ luôn sẵn lòng vì lũ trẻ, chúng tỏ ra vô cùng phấn khích trước chuyến đi. Chiếc vali màu bạc của cậu bé đã được để sẵn ở phòng khách, mọi thứ đã sẵn sàng. Những chiếc canô tốc độ cao và những màn lướt sóng đang chờ đợi cậu bé ở thiên đường Bali. Nhưng có một điều gì đó làm cô cảm thấy bất an. Một ngày trước đó, trong lúc chơi đá bóng, cậu bé buột miệng hỏi cô: “Nếu là mẹ thì mẹ sẽ lựa chọn chết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của con một khi con được chôn vùi dưới lòng đất? Con sẽ không cảm thấy đau đớn vì linh hồn của con đã trở về với Chúa chứ?”

Và bây giờ, vào cái đêm cuối cùng trước chuyến đi lớn của mình, cậu bé Miguel cứ khư khư ôm chặt lấy mẹ của mình.

“Chắc hẳn là nó sẽ nhớ mình lắm đây.” Calehr tự nhủ. Sau đó cô nằm xuống cạnh cậu bé và ôm cậu ngủ suốt đêm hôm đó.

Lúc đó là 11 giờ đêm, thứ Tư, ngày 16 tháng 7. Miguel, Shaka và 296 người khác trên chuyến bay MH17 chỉ còn lại khoảng 15 giờ để sống.

—-

Chiếc Boeing 777 chuyên chở những hành khách từ Amsterdam tới Kuala Lumpur, Malaysia mang theo những niềm háo hức về sự khởi đầu và kết thúc hành trình của rất nhiều hành khách trên chuyến bay này: Sự phấn khích về những thử thách mới lạ, đối với một số hành khách là kỳ nghỉ mà họ hằng mong ước, và đối với không ít những người khác là sự thoải mái khi được trở về nhà.

Tình yêu và một sự khởi đầu mới là lý do khiến cho Willem Grootscholten quyết định có mặt trên chuyến bay này. Người đàn ông lực lưỡng này đến từ Hà Lan, vốn là một cựu quân nhân và đã ly dị vợ, đã quyết định bán toàn bộ nhà cửa của mình ở Hà Lan và chuyển đến Bali để xây dựng một cuộc sống mới với người bạn đời mới của mình là Christine, vốn là chủ của một nhà nghỉ tại đây. Cặp đôi này đã gặp nhau và nảy sinh tình cảm khi Grootscholten có chuyến du lịch đến Indonesia vào năm ngoái.

Christine, giống như những người Indonesia khác, chỉ có một cái tên duy nhất. Qua một người bạn, cô được tin có một anh chàng nào đó đã bị rơi khỏi một mỏm đá và lưng của anh ấy bị đau. Cô đã nói bạn của mình đưa anh ta đến một cơ sở y tế truyền thống mà cô biết. Ngày hôm sau, Grootscholten đã gọi điện cho Christine để cảm ơn cô.

Họ kết nối thông qua những cuộc trò chuyện. Tuy nhiên Grootscholten phải trở về Hà Lan, nơi anh làm việc là một quầy bán cà phê và công việc của anh là một nhân viên bảo vệ. Nhưng cả hai vẫn thường xuyên giữ liên lạc, và cuối cùng thì mối quan hệ giữa họ cũng có những tiến triển mới. Vào dịp năm mới, Grootscholten làm cho cô bất ngờ bằng việc xuất hiện trước bậc thềm nhà của mình, anh ở lại 3 tuần sau đó.

Bố của hai người con của Christine, cậu bé 14 tuổi Dustin và cô bé 8 tuổi Stephanie, đã qua đời 6 năm trước đó. Lũ trẻ nhanh chóng có cảm tình và quen dần với Grootscholten, chúng gọi anh là “bố”. Bốn người bọn họ giữ liên lạc với nhau bằng cách trực tuyến. Hầu như ngày nào cũng vậy, họ cùng ăn với nhau qua Skype bằng việc đặt những chiếc Ipad trên bàn ăn của mình suốt bữa tối của gia đình Christine và trong lúc đó là bữa trưa của Grootscholten vì sự chênh lệch múi giờ.

Vào tháng Năm, Grootscholten trở lại Bali để chúc mừng sinh nhật Christine và nói với cô rằng anh muốn dành quãng đời còn lại của mình ở bên cạnh cô. Cô lái xe đưa anh đến sân bay vào ngày 03 tháng 6 và hôn anh thay cho lời tạm biệt.

Đó chắc hẳn là nụ hôn cuối cùng của họ.

Đối với anh chàng 29 tuổi người New Zealand Rob Ayley, MH17 không chỉ đánh dấu việc kết thúc hành trình dài một tháng rong ruổi ở Châu Âu mà còn là sự khởi đầu của một công việc mới.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trở nên dễ dàng đối với Ayley. Anh từng mắc phải hội chứng rối loạn tự kỷ lúc thiếu niên và gặp khó khăn trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác. 16 tuổi, anh chàng bỏ học và làm hết công việc này đến công việc khác – từ bán thức ăn nhanh đến làm vườn, rồi cả làm phô mai nữa. Ayley luôn sống giữ những ám ảnh, từ xe hơi cho đến tiếng trống, và cuối cùng là Rottweilers (tên của một loại chó rất dữ), sau khi bố mẹ mua cho anh một chú cún.

Không lâu sau đó, anh gặp gỡ và yêu một cô gái tên Sharlene. Họ kết hôn và có với nhau hai con trai, tên là Seth và Taylor. Trở thành bố đã hoàn toàn thay đổi Ayley, anh làm mọi thứ có thể để gia đình có cuộc sống đầy đủ. Anh đăng ký học ngành kỹ sư hóa học tại một trường đại học và quyết định biến nỗi sợ Rottweiler thành động lực để anh mong ước trở thành một người gây giống chó và anh có thể kiếm được tiền từ công việc của mình.

Ước mơ đó đã dẫn đến việc Ayley quyết định đến Châu Âu cùng với người bạn của mình là Bill Patterson, chủ của một cửa hàng chuyên bán cũi dành cho chó. Mục tiêu của Ayley là nhìn tận mắt giống chó Rottweiler và hy vọng có thể đem được giống chó này về New Zealand.

Cả hai dành cả tháng lái xe đi khắp Châu Âu, tới thăm những cửa hàng bán cũi dành cho chó và trò chuyện với họ thông qua những lần cafe, uống bia và ăn cùng họ. Điều đáng nhớ nhất đối với họ là việc chạy quá tốc độ quy định trên một xa lộ ở Đức bằng một chiếc Peugeot nhỏ mà cả hai đã thuê trước đó.

Cuối cùng thì cũng đến lúc phải về nhà. Vào buổi tối thứ Tư, Ayley gửi một bức thư điện tử cho mẹ của mình:

“Đó là một cuộc hành trình dài, rất dài. Chúng con đã tìm được loại chó Rottweiler tốt nhất trên thế giới, chúng con đã có thông tin liên lạc của nhau và trở thành bạn tốt của nhau, và bây giờ con đã sẵn sàng để trở về nhà. Mong mọi thứ sẽ ổn, nếu không có gì thay đổi thì con sẽ gặp mẹ vào thứ Bảy. Yêu mẹ!”

Một tiếp viên hàng không tên Sanjid Singh cũng đang mong muốn được nhanh chóng trở về nhà. Ban đầu anh không được bố trí để phục vụ trên chuyến bay MH17, tuy nhiên anh muốn trở về Malaysia sớm hơn một ngày để thăm bố mẹ mình ở phía bắc bang Penang. Do đó anh đề nghị đổi lịch bay với một đồng nghiệp của mình.

Chỉ 5 tháng trước đó, một sự thay đổi lịch bay tương tự đã cứu một thành viên trong gia đình anh. Vợ của anh, cũng là một tiếp viên hàng không, đã đồng ý đổi ca trực của mình cho một đồng nghiệp khác muốn có mặt trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines. Chiếc máy bay mất tích khi đang trên đường đến Bắc Kinh.

Sự thoát chết trong gang tấc khiến bố mẹ của Singh vô cùng lo lắng và buồn bã khi cả hai quyết định vẫn tiếp tục bay. Signh đã nói với bố mẹ của mình rằng: “Nếu số phận buộc con phải chết, con sẽ chết. Một ngày nào đó bố mẹ sẽ phải chấp nhận nó.”

Vào ngày thứ Tư, Singh gọi cho mẹ của mình và báo cho bà một tin tốt lành rằng anh sẽ có mặt trên chuyến bay MH17 và sẽ có mặt ở nhà vào thứ Sáu. Mẹ hãy bảo trọng, anh nói.

Sau khi gác máy, bà liền cầu nguyện cho con trai của mình, như bà vẫn luôn như vậy.

Đoàn tụ cũng chính là lý do Irene Gunawan đặt cho mình một chỗ trên chuyến bay MH17.

Cô đang mong chờ một cuộc đoàn tụ gia đình thường niên ở Philippines, một bữa tiệc sẽ được tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng với những chiếc áo thun được thiết kế đặc biệt, bên cạnh đó không thể thiếu tiệc rượu, những màn ca hát và nhảy múa. Và người phụ nữ 53 tuổi tên Gunawan, như thường lệ, sẽ là ngôi sao của bữa tiệc.

Gunawan là niềm tự hào và là người mang lại niềm vui cho gia tộc của cô. Là người con thứ năm trong gia đình, cô gái bé nhỏ yêu âm nhạc luôn mong ước được khám phá thế giới rộng lớn xung quanh bên ngoài ngôi làng bé nhỏ của mình. Sau khi học hết trung học, cô chuyển đến Nhật Bản để thỏa đam mê ca hát của mình và trở thành tay trống trong một ban nhạc. Tại đây, cô gặp Budy, một thành viên khác của ban nhạc.

Họ cùng nhau du lịch Châu Âu, cùng nhau chơi nhạc và cuối cùng họ cảm thấy không thể tách rời nhau. Họ kết hôn và định cư ở Hà Lan, Gunawan sau đó hạ sinh hai đứa trẻ Daryll và Sheryll, bây giờ chúng đã lần lượt 19 và 14 tuổi. Gunawan làm công việc văn phòng và thường xuyên gửi tiền về cho gia đình ở Philippines. Budy làm việc với tư cách là một giám sát viên của Malaysia Airlines tại Amsterdam.

Gunawan thỉnh thoảng vẫn đáp chuyến bay về một nhà hàng xóm của gia đình cô gọi là “Thiên đường” ở thành phố Pagbilao ngoại ô Manila. Tại cuộc gặp mặt, cô luôn mở những bài hát của Norah Jones và Diana Ross. Khi nghe những bản nhạc đó, hàng xóm biết được rằng cô đã trở về.

Năm nay, cặp đôi và hai đứa trẻ đã quyết định bay đến Pagbilao, thậm chí Daryll còn mang theo dụng cụ chỉnh nhạc của mình. Họ đã dự định xuất phát sớm hơn, tuy nhiên một cơn bão đổ bộ vào Philippines đã khiến cho kế hoạch của họ bị hoãn cho đến khi cơn bão lắng xuống.

Đó chính là lý do khiến họ có mặt trên chuyến bay MH17.

Albert và Maree Rizk trước đó cũng không dự định có mặt trên chuyến bay MH17.

Năm nào cũng vậy, bộ đôi 50 tuổi này , từ Melbourne, Australia, lên đường cho kì nghỉ kéo dài hàng tháng trời cùng với những người bạn của mình. Họ di chuyển vòng quanh trái đất, từ Thái Lan cho đến đảo Fiji, rồi cả Châu Âu nữa.

Lần này, gia đình Rizk gần như quyết định không tham gia chuyến đi thông qua kết quả của một “hội nghị gia đình”. Sau đó thì gia đình đã cho phép Albert, một nhân viên kinh doanh bất động sản, tiếp đó là Maree, tham gia chuyến đi. Bố mẹ của cả hai là những nhân vật giữ những chức vụ được cộng đồng quý mến.

Sự thay đổi trên đã khiến họ có thể tham gia chuyến đi cùng với những người bạn của mình, Ross và Sue Campbell, nhưng cả hai không thể đặt được vé cho chuyến bay về cùng với nhà Campbell. Do đó họ đã quyết định đặt vé lượt về cùng chặng nhưng là cho một ngày sau đó: Chuyến bay mang số hiệu MH17.

Gia đình Rizk và gia đình Campbell trở nên thân thiết như gia đình kể từ khi Sue và Maree gặp nhau tại hội những bà mẹ có con là trẻ sơ sinh. Họ đã cùng nhau có chuyến đi vòng quanh Ý, Thụy Sỹ và Đức. Có cảm giác rằng họ có thể có quãng thời gian vui vẻ cùng nhau hàng tháng trời. Họ có chung một mục tiêu dài hạn là cùng nhau chinh phục đỉnh Klein Matterhorn ở Thụy Sỹ.

Vào tối thứ Ba, cả bốn người tụ họp tại một nhà hàng Ý cho bữa tối cuối cùng của chuyến đi. Họ cùng nhau hồi tưởng về chuyến đi gần nhất – một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất của họ – và cùng nhau lên kế hoạch gặp mặt tại Australia. Theo kế hoạch, vào thứ Bảy, họ sẽ cùng nhau tụ họp để thưởng thức món phô mai Hà Lan ngon tuyệt mà họ đã mua trước đó, cùng uống rượu vang và cùng nhau xem lại tất cả những tấm hình mà họ đã chụp trong suốt cuộc hành trình.

Cả bốn người trở về khách sạn, trao cho nhau những cái ôm, sau đó họ trở về phòng để nghỉ ngơi. Một số người bạn tỏ ra vô cùng bất ngờ trước việc hai thành viên của gia đình Rizk sẵn lòng bay chuyến bay của Malaysia Airlines sau sự việc mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370. Mẹ kế của Maree, Kaylene Mann, đã mất đi em trai và em dâu của mình sau thảm họa nói trên.

Jack Medcraft, anh bạn 30 tuổi của Albert phàn nàn: “Tại sao lại là Malaysia Airlines?”

“Sét không bao giờ đánh trúng một người hai lần.” Albert trả lời.

Cả hai cùng phá lên cười. Câu trả lời không chủ ý của Albert còn có một ý nghĩa khác.

Căn nhà của Albert đã bị sét đánh sập vào năm ngoái.

Thứ Năm, ngày 17 tháng 7, bình minh ló dạng báo hiệu một ngày ấm áp và đầy nắng tại Amsterdam.

Trước khi rời khỏi nhà để đến sân bay Schiphol, Grootscholten gọi cho Christine và lũ trẻ qua Skype. Anh tỏ ra vô cùng hào hứng và bắt đầu nhảy múa.

“Bố đang chuẩn bị bay đến với các con đây.”Anh nói với lũ trẻ: “Chúng ta sẽ ở bên nhau mãi mãi!”

Cùng lúc đó, Ayley đang gặp một sự cố nho nhỏ. Bạn đồng hành của anh là Patterson đã bay về vào thứ Tư, do đó anh phải tự mình đi đến sân bay – và nó thật sự không ổn chút nào. “Lỡ mất chuyến xe buýt đến sân bay,” anh viết cho vợ mình trên Facebook. “Đang chờ chuyến tiếp theo.”

Tại Malaysia, bố mẹ của Singh hào hứng chờ đợi cậu con trai là tiếp viên hàng không của mình trở về nhà. Mẹ của anh đã chuẩn bị những món ăn mà anh yêu thích – tôm chua cay, cà ri cua xanh, thịt lợn nướng và rau trộn.

Irene Gunawan vô cùng háo hức trước việc sắp trở về nhà ở “thiên đường”, nơi cô có thể được gặp gỡ gia đình của mình. Cô đã nói với chị dâu làm món bánh trứng sirô mà cô yêu thích. Cô con gái của Gunawan cũng háo hức được đặt chân đến Jolibee, một hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh chuyên về Hamburger phổ biến tại Philippines.

Samira Calehr và bạn của cô là Aan đưa hai cậu con trai của mình lên tàu để đến sân bay. Họ đã cùng nhau trò chuyện vui vẻ và lũ trẻ tỏ ra rất phấn khích trước việc có thể được gặp bà ngoại của mình ở Bali. Shaka, 19 tuổi, vừa mới hoàn thành năm thứ nhất đại học chuyên ngành kỹ sư dệt may. Shaka hứa với cô rằng sẽ chăm sóc cẩn thận và để mắt đến cậu em Miguel. Một người em trai khác của Shaka là Mika, 16 tuổi, không thể đặt được chỗ trên chuyến bay MH17 và sẽ đáp chuyến bay đến Bali một ngày sau đó.

Tại quầy làm thủ tục, Calehr cuống quýt mang hành lý của lũ trẻ. Trong lúc này, Shaka nhận ra mình đã để quên không mua vớ (tất) để mang theo. Calehr hứa sẽ mua cho cậu bé một ít và sẽ gửi nó cùng hành lý của Mika.

Cuối cùng, họ đến khu vực làm thủ tục hải quan. Lũ trẻ ôm tạm biệt Calehr và tiến thẳng đến khu vực kiểm tra hộ chiếu. Miguel bất chợt quay lại và chạy nhanh về phía Calehr, cậu bé vòng hai tay ôm chặt lấy mẹ mình.

“Con sẽ rất nhớ mẹ lắm đây,” cậu bé nói. “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như máy bay bị rơi ạ?”

Nếu chuyện đó xảy ra thì sẽ như thế nào nhỉ? Cô tự hỏi.

“Đừng nói như vậy,” cô nói và ôm chặt cậu bé. “Mọi chuyện sẽ ổn thôi.”

Shaka một lần nữa cam đoan với cả hai: “Con sẽ chăm sóc em,” cậu nói với mẹ. “Miguel là em của con mà.”

Cô dõi theo bước chân của hai đứa trẻ. Nhưng Miguel vẫn tiếp tục ngoái lại nhìn cô. Ánh mắt của cậu bé lộ chút thoáng buồn.

Và lũ trẻ đã biến mất khỏi tầm mắt của cô như thế.

Tất cả mọi người đều tập trung tại cổng ra máy bay G3.

Singh và tiếp viên hàng không đồng nghiệp của mình đã hoàn thành việc chuẩn bị. Thông báo vang lên, đã đến giờ lên máy bay.

Miguel và Shaka di chuyển đến chỗ ngồi của mình tại hàng đầu tiên của hạng phổ thông. Grootscholten ngồi ở cùng hàng nhưng cách hai ghế bên tay trái của hai đứa trẻ. Anh vừa mới thay đổi ảnh bìa Facebook của mình với tấm hình chụp Trạm kiểm soát không lưu sân bay Schiphol.

Một lúc sau đó, Ayley cũng đã đến kịp và tìm được chỗ ngồi của mình. Sau những khó khăn, cuối cùng anh cũng đã làm được. Anh gửi một tin nhắn cuối cùng cho bạn mình Patterson: “Ngày mới tốt lành, tớ đang chuẩn bị rời khỏi Amsterdam ngay bây giờ. Chuyến đi thật tuyệt vời, không thể chờ đợi để bay thêm phút giây nào nữa.”

Phía đầu của máy bay, Albert và Maree Rizk đã yên vị tại hàng ghế đầu tiên của hạng thương gia. Budy ngồi xuống ngay cạnh vị trí của Maree. Vợ anh là Irene và lũ trẻ ngồi phía sau anh một vài hàng ghế. Họ gần như là những người cuối cùng làm thủ tục lên máy bay.

Irene, vẫn còn lo lắng về việc gia đình cô phải đối mặt với cơn bão nhiệt đới, gửi tin nhắn cuối cùng cho chị dâu của mình: “ Yêu chị hehehe, em phải tắt điện thoại, đã đến giờ máy bay cất cánh… hãy bảo trọng, đừng để bị ngã từ trên cây.”

Cô đang trên đường đến “Thiên đường”.

MH17 cất cánh vào khoảng 12:15 trưa, chuyến bay dự kiến kéo dài 11 giờ 45 phút.

Nhưng nó chỉ kéo dài 2 giờ.

Những cơ thể bắt đầu trở nên ngã quỵ. Điện thoại bắt đầu rung lên. Mọi thứ trở nên hỗn loạn, những trái tim trở nên ngừng đập. Vòng xoáy của số phận đã tình cờ đưa đẩy những con người nói trên lên chuyến bay MH17 vào một ngày định mệnh.

Tại New Zealand, gia đình Ayley điên cuồng gửi tin nhắn cho anh với hy vọng nhận được email của anh về việc anh lỡ chuyến xe buýt dẫn đến việc anh bỏ lỡ chuyến bay.

“Chuyến bay của con đã bị rơi,” mẹ của anh, Wendie, nhắn tin cho anh. “Cho dù con đang ở đâu, cho dù sự cố mà con gặp phải có tệ đến như thế nào, gia đình sẽ rất biết ơn nếu như được tin là con đã bỏ lỡ chuyến bay đó… Gia đình yêu con rất nhiều và rất nhiều và mẹ chỉ muốn biết là Con yêu của mẹ vẫn còn sống.”

Tại Australia, hai thành viên gia đình Campbell vừa đến nơi khi họ được tin máy bay của Malaysia Airlines vừa bị bắn rơi tại Ukraine. Hoảng hốt tột độ, họ liền chạy ngay đến nhà của gia đình Rizk để trông chừng lũ trẻ. Và lần thứ hai trong 5 tháng, mẹ kế của Maree biết được rằng mình đã mất đi một người mà mình yêu quý vì tai nạn của Malaysia Airlines.

Tại Bali, Christine cầu nguyện: “Mong rằng anh sẽ ổn… ohhhhhhhhhh CHÚAAAAAAA ƠIIIII…HÃY LÀM ƠNNNNNN…Con cầu xin ngài hãy bảo vệ anh ấy…” Cô viết trên Facebook.

Và tại Amsterdam, Calehr vừa mới mua xong những đôi vớ cho Shaka xong và về đến nhà thì điện thoại của cô rung lên. Đó là Aan bạn của cô. “Cậu đang ở đâu?” anh hét lên. “Máy bay đã bị rơi.”

Cô ngất xỉu ngay khi vừa kịp về đến nhà.

Trong thoáng chốc, họ chợt nhận ra rằng, thế giới của những thứ mà họ từng biết bỗng dung biến mất chỉ sau một cú nháy mắt.

Tại Philippines, không khí trong gia đình Gunawan trở nên im lặng đến đáng sợ. Irene đã ra đi, cùng với đó sự đau buồn của những người thân và những người quý mến cô.

Bạn bè đến để thăm viếng và cầu nguyện cho cô. Irene cười hiền lành trong bức ảnh cũ trên bàn thờ được thắp nến. Chiếc máy thu hình và micro mà cô vừa mua lần trước nằm lặng yên tại một góc của căn phòng.

Bạn thân nhất của Irene, Zenaida Ecal, đã vô cùng giận dữ. Cô ấy sẽ muốn những kẻ đã cướp đi Irene bị trừng phạt như thế nào?

“Còn điều gì tệ hơn cái chết chứ?” cô tự thì thầm.

Tại Malaysia, thức ăn mà mẹ của Singh đã kì công chuẩn bị với tất cả sự yêu thương dành cho con trai của mình vẫn ở trong tủ lạnh. Bà không còn tâm trọng nào để nhìn đến chúng nữa rồi.

Bố mẹ của Singh vẫn không thể nào hiểu được tại sao cùng một việc đơn giản như đổi lịch bay lại mang đến kết quả tốt đẹp cho con dâu của họ mà lại không thể có một cái kết tương tự cho con trai của mình.

“Việc đổi lịch bay đã cứu con bé,” Jihar Singh nói. “Bây giờ thì con trai tôi lại cứu mạng sống của một người khác.”

Tại New Zealand, Wendie Ayley, vốn là một y tá tại một viện chăm sóc bệnh nhân đặc biệt, lại có một cách nhìn nhận sự việc khác. Bà hiểu rằng bất cứ ai rồi cũng sẽ phải ra đi, kể cả con trai của bà, người đã bỏ lỡ chuyến xe buýt nhưng đã không bỏ lỡ chuyến bay như điều mà bà mơ ước lúc này.

“Lúc ra đi nó đã ở 10.000m gần hơn với Chúa. Nó sẽ biết rằng nó đã chết và dang rộng đôi cánh của mình,” bà nói. “Tôi tin rằng đó sẽ là điều đầu tiên mà nó nghĩ đến. Nó thật tuyệt đúng không?”

Tại Hà Lan, Samira Calehr suy nghĩ rằng sẽ như thế nào nếu như hai đứa con trai vừa ra đi của cô biết được rằng thời gian tồn tại của chúng trên thế giới này là quá ngắn. Cô tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai mà nó không bao giờ còn có cơ hội xảy ra: giấc mơ của Shaka trở thành kỹ sư dệt may, nó đã hoàn toàn biến mất. Giấc mơ của Miguel trở thành một tay đua F1 cũng đã hoàn toàn biến mất.

Làm sao lũ trẻ biết được sẽ có ngày này? Làm sao cô có thể biết được sẽ có ngày này cơ chứ?

“Đáng lẽ ra mình nên nghe lời nó,” cô thì thầm. “Đáng lẽ ra mình nên nghe lời nó.”

Bài viết được đóng góp bởi các phóng viên Associated Press: Nick Perry tại Wellington, New Zealand; Jim Gomez tại Pagbilao, Philippines; Firdia Lisnawati tại Bali, Indonesia; Mike Corder tại The Hague, Hà Lan và Eileen Ng tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Mình quyết định dịch bài viết sau khi đọc bản gốc tiếng Anh. Mình xem qua thì thấy trên mạng có một vài bài dịch tuy nhiên chỉ dịch sơ lược một vài đoạn, không dẫn nguồn và người dịch biến nó thành bài viết của riêng mình. Mình dịch theo cảm xúc và sự hiểu biết của mình nên có thể không thể diễn đạt đúng và đầy đủ ý của các tác giả. Hy vọng việc mình làm mang lại được một ý nghĩa nào đó.

 

Dịch bởi: Snowball
Nguồn: A kiss, a prayer: The last hours of MH17’s victims

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 1

Featured Image: Ilona

 

Xã hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân là sai lầm.

Tất cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy phối hợp.

Bao giờ tập thể cũng hành động thông qua trung gian của một hay nhiều người, đối với hành động của những người này, tập thể chỉ có vai trò thứ yếu. Vì vậy mà tập thể mang tính xã hội không tồn tại bên ngoài hành động của những cá nhân thành viên của nó.

Nền kinh tế thị trường có thể hoạt động mà không cần chỉ đạo của nhà nước là vì nó cho mỗi người biết rằng anh ta cần phải làm gì và phải làm như thế nào chứ nó không đòi hỏi bất kỳ người nào phải từ bỏ đường lối hành động có lợi nhất đối với người đó. Theo đuổi mục tiêu của mỗi cá nhân là chất xúc tác nhằm liên kết hành động của từng cá nhân thành hệ thống sản xuất xã hội.

Hy vọng thu lượm được “thành quả”, mỗi người lại đóng góp phần của mình vào việc sắp xếp một cách hữu lý nhất hoạt động sản xuất. Như vậy là, trong lĩnh vực sở hữu tư nhân và luật lệ nhằm chống lại những hành động bạo lực và lừa dối, quyền lợi của cá nhân và quyền lợi của xã hội không hề mâu thuẫn với nhau.

Những người muốn nghiên cứu hành vi của con người từ những đơn vị là tập thể đối mặt với trở ngại không thể nào vượt qua được: Mỗi cá nhân trong cùng một thời điểm có thể thuộc về những tập thể rất khác nhau. Vấn đề nảy sinh là do có nhiều đơn vị xã hội cùng tồn tại một lúc và mâu thuẫn giữa chúng chỉ có thể được giải quyết bằng chủ nghĩa cá nhân luận mà thôi.

Sự cộng tác của những tín điều của chủ nghĩa tập thể nhằm phá hoại tự do đã tạo ra những niềm tin sai lầm rằng mâu thuẫn chính trị hiện nay là sự đối đầu giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Trên thực tế, đấy là cuộc đấu tranh giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân và bên kia là những phe đảng khác nhau của chủ nghĩa tập thể. Không phải là những phe đảng đồ đệ của Marx (marxian) thống nhất với nhau mà là rất nhiều nhóm đồ đệ khác nhau của Marx đang tấn công chủ nghĩa tư bản. Những nhóm này còn chiến đấu với nhau một cách dã man nhất và phi nhân nhất. Thay thế chủ nghĩa tự do bằng chủ nghĩa tập thể sẽ dẫn đến cuộc chiến đẫm máu không bao giờ dứt.

Chủ nghĩa cá nhân là triết lý của sự hợp tác xã hội và tăng cường theo hướng tiến bộ của mối liên kết xã hội. Mặt khác, áp dụng những tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa tập thể chỉ dẫn đến sự tan rã xã hội và những cuộc xung đột vũ trang bất tận mà thôi.

 

Dịch bởi Phạm Nguyên Trường
Nguồn: Individualism – Ludwig von Mises

Chạy đi, chạy trốn đi!

Featured Image: Converging Photography

 

“Lần cuối cùng Forrest chạy, không phải là chạy trốn nữa và không phải từ một lời thúc dục nào nữa, nó đã trở thành bản năng.”

Buổi sáng nay tôi đọc lại bài devotion hằng ngày, bắt gặp câu chuyện thật hay: Câu chuyện bắt đầu từ một bộ phim có tên “Những Cỗ Xe Ngựa Lửa”, nhân vật chính là một vận động viên điền kinh tài năng. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện là trước cuộc thi đấu Olympics, anh đã thử chạy và bị đối thủ của mình vượt mặt khá xa. Với nỗi thất vọng tràn trề, anh giận giữ tuyên bố: Tôi sẽ không chạy nếu không có cơ hội thắng. Cô bạn gái của anh lúc đó đã khuyên anh một câu đầy khôn ngoan: “Nếu anh không chạy, anh sẽ không bao giờ thắng.”

Chữ “chạy” trong câu chuyện nhắc tôi nhớ về một bộ phim kinh điển khác mà tôi từng xem nhiều lần “Forrest Gump”. Cũng với câu nói “chạy” của cô bạn gái, cuộc đời của nhân vật chính đã đi tới những bước ngoặc đáng giá.

Lần đầu tiên khi Forest còn là một đứa trẻ bị coi là đần độn với mức IQ dưới 80 và hai chân thì phải kẹp niềng vì quá yếu. Khó khăn lắm, cậu mới vào được một trường học bình thường. Có một lần lũ trẻ khác nhìn thấy cậu đi cùng cô bạn thân, chúng bày trò trêu chọc, ném đá vào người cậu. Bị choáng váng với một viên đã trúng đầu đến chảy máu, Forrest chỉ kịp nghe tiếng cô bạn thét lên: “Run Forrest! Run away! (chạy đi Forrest, chạy đi)…” Thế là cậu chạy. Với 2 chiếc xe đạp đuổi sát sau lưng, trong một nỗ lực phi thường để trốn thoát, tất cả những thanh niềng chân đều vỡ tung và Forest bất ngờ vượt lên, bỏ xa lại đám trẻ đầy bực tức. Từ đó, cậu không bao giờ còn cần đến niềng chân nữa …

Lần thứ hai vào cuối năm phổ thông trung học, lần này, lũ bạn lại đuổi theo cậu với một chiếc xe hơi. Cô bạn gái lại hét lên: “Run Forrest, run… (chạy đi Forrest, chạy đi).” Quăng tất cả tập sách và bút viết, Forrest lại chạy. Cậu mải miết chạy đến nỗi không chỉ bỏ xa chiếc xe hơi bốc khói sau lưng mà còn lao cả vào sân vận động và vượt mặt tất cả các vận động viên môn bóng bầu dục (trò thể thao đề cao sức mạnh và tốc độ). Với lần “phá đám” đó, cậu được huấn luyện viên chú ý và được nhận vào trường đại học chỉ để chơi bóng. Một điều ngoài sức tưởng tượng với một anh chàng IQ dưới 80.

Lần thứ 3 là khi Forrest tốt nghiệp đại học, anh gặp lại cô bạn gái (vẫn không phải là người yêu), lúc đó, Forrest đã quyết định sẽ vào quân đội và tham gia chiến trường ở Việt Nam. Cô bạn kéo anh ra riêng và bắt anh phải hứa rằng: “Nếu cậu gặp nguy hiểm, đừng tỏ ra anh hùng, hãy cứ chạy thôi.” Lời chia tay cuối cùng để anh đến một đất nước cách nửa vòng trái đất chỉ là một từ “chạy”, không điều gì khác, không một câu lãng mạn, hứa hẹn hay yêu thương.

Nhưng thật kỳ lạ, vẫn như 2 lần trước, câu nói ấy lại làm thay đổi vận mệnh cuộc đời anh. Trong một lần trung đội anh bị phục kích bất ngờ tại một khu rừng, lực lượng bị tổn thất nghiệm trọng, tất cả hỏa lực bị tê liệt, trong lúc nằm bẹp dí dưới mặt đất tránh luồng đạn gào rít trên đầu, Forrest một lần nữa chỉ còn nhớ đến một từ “chạy”. Thế là anh bật dậy và chạy, chạy như điên như dại cho đến khi tiếng bom đạn chát chúa sau lưng nhỏ dần và tắt hẳn. Anh đã chạy đến bìa rừng và hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, bất chợt lúc đó anh nhìn quanh và không thấy ai, nhất là người đồng đội thân thiết nhất của mình, anh lao trở lại khu rừng để tìm bạn mình. Anh lần lượt cứu hết người này đến người khác chỉ bằng cách vác họ lên và chạy. Rốt cuộc anh cũng tìm được người bạn thân, dù chỉ kịp nghe câu trăng trối sau cuối: “Tớ biết thế nào cậu cũng đến.” Nhờ lòng dũng cảm cứu người, Forrest được tổng thống trao tặng huân chương danh dự và được giải ngũ. Sau đó, với những thành tích thể thao và may mắn trong làm ăn, anh trở nên cực kỳ giàu có.

Lần cuối cùng Forrest chạy, không phải là chạy trốn nữa và không phải từ một lời thúc dục nào nữa, nó đã trở thành bản năng. Lúc đó anh đã trở lại quê nhà với một cuộc sống nhàn hạ thì cô bạn gái đột ngột trở về và cuối cùng đã chấp nhận lời cầu hôn của anh. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn hạnh phúc, cô ấy lại ra đi, đột ngột như lúc trở về. Forrest lao ra đường tìm kiếm, chạy khắp nơi trong vô vọng. Cho đến một lúc, anh thấy mình đã chạy khá xa nên không biết làm gì ngoài việc chạy tiếp. Và cứ như thế, anh chạy xuyên hết bang này đến bang khác của nước Mỹ trong suốt 2 năm trời.

Sau đó thì anh nổi tiếng, được lên báo, lên truyền hình và quy tụ một đoàn hâm mộ rầm rộ chạy theo anh. Nhưng như anh nói, anh không có mục đích gì cả, anh chỉ chạy để chạy thôi: “Khi tôi đói, tôi ăn, khi tôi mệt, tôi ngủ, rồi lại chạy…” Nhưng rồi một ngày nọ, khi băng qua con đường ở sa mạc, với ánh mặt trời rực rỡ ở chân trời, anh chợt dừng lại và nghĩ rằng, mình chạy như thế đủ rồi, không một lời giải thích cho đoàn người hâm mộ phía sau. Anh lại trở về nhà.

Bộ phim chưa kết thúc tại đó nhưng đã đủ số lần “chạy” trong suốt cuộc đời Forrest. Anh không cần phải chạy thêm một lần nào nữa.

Tôi tin rằng nhiều người chúng ta không có chỉ số IQ dưới 80 hay quá ốm yếu để phải mang nẹp chân. Nhưng ở một số thời điểm trong cuộc sống, bạn sẽ cảm giác mình trở nên quá ngốc nghếch và đôi chân nặng thì nặng như chì bởi vô số gánh nặng. Lúc đó bạn sẽ hiểu, bạn cần một tiếng hét từ một ai đó: “Chạy đi, chạy!”

 

AVKH

Những nhân vật phản diện

Tôi nghe được ở đâu đó câu nói đầy tâm đắc:

“Tôi thích đọc về những nhân vật phản diện (tất nhiên phản diện ở 1 mức độ nào đó), vì họ trơ trẽn nhưng cá tính; ít tự trọng nhưng thẳng thắn, bộc trực; đáng trách nhưng dám là chính mình. Dám yêu dám hận. Và còn bởi vì, phản diện thì không được yêu thương….”

Và có đôi khi, tôi vẫn tự nói với bản thân mình, với một vài cô bạn thân thiết: Chúng ta không thể nghiêm túc 24/7 được. Như vậy thì quả là nhàm chán.

Sở dĩ tại sao lại có những nghệ sĩ, những sản phẩm âm nhạc, một đế chế. Tại sao lại có công trình Vạn Lý Trường Thành. Ở đây tôi không đánh đồng những con người tạo nên những công trình to lớn là nhân vật phản diện. Mà họ tạo nên những thứ khác thường, bởi họ dám cởi cái mặt nạ giả tạo, sống đúng với trái tim của mình, với những lý tưởng sắt đá, họ không muốn đeo cái mặt nạ dối trá. Họ sống đúng với chính bản ngã của mình.

Ngày lại ngày, ra ngoài đường, vào văn phòng, con người ta đều đắp cho mình một cái mặt nạ dày, để che đi những cảm xúc cá nhân, kìm nén những bộc phát, giấu đi những suy nghĩ táo bạo. Bởi vậy con người ta vô tình đã tạo khoảng cách lẫn nhau, làm mất đi những cơ hội, những ý tưởng độc đáo, mất đi những tình cảm vụt qua. Bởi vậy cuộc sống đôi khi chỉ phẳng lặng, rỗng tuếch. Như ly cà phê đắng ngắt với khói thuốc, hay những tiếng thở dài não nề.

Có những người với khuôn mặt vô cảm, với những tiếng thở dài, với những câu than lặp lại hàng ngày không ngớt. Họ giam mình trong một khuôn khổ quá bó hẹp. Họ làm những công việc lặp lại. Trách đời. Đổ thừa tại số phận. Họ than rằng: Mình đã già thật rồi.

Thiết nghĩ: Cuộc sống như thế nào là do chính bản thân tạo dựng lên. Và trong 24 giờ chỉ bó buộc mình trong một cái xó xỉnh nhàm chán nào đó, thì về cơ bản cuộc sống của họ phảng phất một màu nhờ nhờ, xám xịt.

Những nhân vật phản diện, họ đấu tranh cho những sắc màu xám xịt ấy có màu hơn. Dù đó chỉ là màu đỏ của máu. Họ không ngồi một chỗ than ngắn thở dài, họ làm một thứ gì đó để cứu rỗi cuộc sống tẻ nhạt của mình, họ nổi loạn, họ nói ra những câu nói chân thật, tuy có chút trần trụi, tục tĩu. Nhưng tựu chung, người đời lại thích nghe cái cách những nhân vật phản diện nói chuyện.

Những nhân vật phản diện, dù họ có làm cho người ta cảm thấy căm phẫn, dù họ có bước đi trên đống xương, hay dòng sông máu.

Nhưng nếu nhìn về quá khứ, họ cũng đã là những thiên thần đáng yêu hay là những con người đeo mặt nạ. Và rồi họ gỡ bỏ lớp mặt nạ, và nắm lấy những gì thuộc về mình, nói lên những tiếng nói chỉ sau vài giây xuất hiện trong não. Phớt lờ những ánh mắt xoi mói của đời. Như thể thế giới này được tạo ra, và họ điều khiển thế giới, chứ không phải thế giới điều khiển họ.

Như nhân vật Erik – bóng ma trong vở kịch The Phantom of the Opera. Trong một lần nhìn thấy cô đào Christine xinh đẹp, chàng đã cảm thấy yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Erik hy vọng bằng việc giúp Christine học cách phát huy giọng hát của mình, chàng sẽ chiếm được trái tim của nàng. Nhưng tiếc thay, Christine chỉ xem Erik như một “thiên thần âm nhạc”, nàng đã hướng trái tim mình về Raoul – chàng hoàng tử đẹp trai. Và Erik đã đau khổ và gây ra nhiều nỗi sợ hãi bao trùm nhà hát.

Rõ ràng nhân vật phản diện là Erik – bóng ma nhà hát. Nhưng người ta dường như yêu mến nhân vật này. Bởi không chỉ những ca từ đầy tình cảm, đầy tình yêu thương dành cho Christine mà còn bởi những câu nói đầy ấn tượng, thẳng thắn xuyên suốt vở kịch. Erik dường như đã thổi hồn cho cả vở kịch, và là nhân vật dẫn dắt toàn bộ câu truyện.

Dù là nhân vật phản diện, nhưng họ cũng rất đáng thương, họ cũng biết mỉm cười với những chú chó nhỏ bên vệ đường, hay lặng lẽ ngắn nhìn ngọn cỏ non…

Họ chỉ lựa chọn cuộc sống đầy sóng gió hơn, bởi vì những yêu thương vô tình đẩy họ ra xa…

Lai Ngọc My