25 C
Nha Trang
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 20

“Cỏ dại là gì? Là một loài cây mà đức hạnh của nó vẫn còn chưa được khám phá.”

0

“Cỏ dại là gì? Là một loài cây mà đức hạnh của nó vẫn còn chưa được khám phá.” – Ralph Waldo Emerson

Vào tiết trời đông lạnh giá, cách mà cỏ hồng nhuận sắc cả triền đồi rộng thênh thang ở Đà Lạt đã buộc tôi phải suy tư, phải chiêm nghiệm đến một thái độ sống rực rỡ dưới một hoàn cảnh khắc nghiệt và lạnh lùng.

Quả thực, nếu chịu khó quan sát, ta sẽ thấy kiểu mẫu sống ấy chỉ đến từ cỏ dại – một giống loài mà chúng ta ít nhiều đều muốn đem lòng vứt bỏ.

Sở dĩ ta không ưa cỏ dại là vì bởi chúng không mấy hữu dụng cho lợi ích về kinh tế. Sức sống mãnh liệt của chúng luôn có nguy cơ lấn át năng suất các giống cây trồng khác. Thế nên, khi đặt cỏ dại vào vị trí canh tác, sự hiện diện của chúng luôn khiến ta phải khó chịu.

Nếu chẳng may cỏ hồng hoặc cỏ lau hồng không được sương và nắng góp phần trao bao cho một màu hồng thơ mộng, ắt hẳn, chẳng ai trong chúng ta chịu khó dành thời gian để chiêm ngưỡng. Thậm chí, khả năng cao chúng phải luôn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Giờ đây, khi ai nấy đều tỏ ra quan tâm đến cỏ hồng, tôi lại hoài nghi về niềm hạnh phúc mà loài cỏ dại này đang sở hữu. Nghĩa là, cỏ hồng có vui sướng không khi được nhắc đến như là một nhân tố tô điểm cho những bức ảnh lung linh huyền ảo mà những người mơ mộng thường luôn ao ước? Chúng chỉ xuất hiện khi con người cần một bức ảnh đẹp thôi hay sao? Hay đơn thuần tính thơ mộng của chúng góp phần thanh tẩy những mảnh vụn khô cằn của một tâm hồn vô cảm?

Dẫu cho không đơn thuần như thế, tôi phải thừa nhận một điều, cỏ hồng không bao giờ khiến ai đó thất vọng khi ghé thăm. Vẻ đẹp hoang dại ấy sẽ khiến tim bạn bừng lên vẻ hoang ca mà cất tiếng hát. Những cặp đôi đang yêu sẽ được chìm đắm dưới khoảng trời lãng mạn tựa phim ngôn tình.

Tuy nhiên, nếu chúng chỉ hạnh phúc với ý nghĩa mà các lữ khách trao cho, vào lúc màu cỏ phai nhạt, chúng sẽ ra sao? Chúng có buồn không? Có cô đơn không khi mọi người sẽ thôi không còn nhớ đến chúng nữa. Thậm chí một ngày nào đó, sự hiện hữu của cỏ hồng phải nhường bước cho sự hiện hữu của những giống cây trồng khác, năng suất hơn, hữu dụng hơn?

Nếu ướm mình vào vị thế của cỏ hồng, hẳn tôi sẽ khổ đau, sẽ thôi không còn khát vọng sống nữa, tôi cứ để mặc cho bão táp, phong ba quật ngã mình.

Với ý nghĩ tiêu cực như: Ai cũng ghét mình, ai cũng muốn hạ thấp mình, bài trừ sự sống của một kẻ yếu ớt vô dụng như mình thì cố vùng vẫy trên mặt đất này có ích chi? Khi ấy tôi không đang sống, mà chỉ đang đấu tranh để chống lại yếu tố khắc nghiệt của sự sống mà thôi.

Không riêng gì tôi, sẽ có nhiều hơn một người như thế có cùng kiểu suy nghĩ ấy. Vậy mới nói, hạnh phúc với lúc ai đó cần ta đã khó, hạnh phúc ngay cả lúc người ta ghét bỏ ta sẽ càng khó hơn gấp trăm lần. Ấy vậy mà loài cỏ hoang dại này đã làm điều ấy rất tốt. Chúng luôn sống trong sự trung dung vô cùng.

Tôi dám chắc, bản thân loài cỏ này chưa bao giờ phải nỗ lực để có được sắc hồng quyến rũ ấy. Nó có và nó hưởng thụ. Cỏ hồng luôn hạnh phúc với cả những khoảnh khắc bị lãng quên, bị ruồng bỏ. Chỉ cần lắng nghe, chỉ cần quan sát, ta sẽ thấy tính hữu dụng trong cái vô dụng của cỏ dại. Chúng được gọi là cỏ dại nhưng lại không thực sự mọc dại.

Bạn biết đấy! Chúng xuất hiện là để làm đất trở nên màu mỡ hơn. Nếu đất bị nén quá chặt, một số loài cỏ dại trỗi dậy với mục đích làm đất tơi xốp; và khi đất quá tơi xốp, một số loài cỏ dại khác sẽ sản sinh ra đặc tính làm đất được kết dính. Đấy là vẻ duyên dáng của cỏ dại. Dù hiện hữu trong dáng vẻ mong manh dễ vỡ, nhưng cỏ dại lại sở hữu khả năng chống chịu vô cực. Dù là mưa lũ hay hạn hán, cái lạnh âm 40 độ C hay cái nóng đến 70 độ C cũng không tổn hại gì nhiều đến cỏ dại. Tuy có hơn hàng trăm, hàng nghìn loài cỏ dại, nhưng không phải cứ hễ có đất là sẽ có cỏ dại. Chúng hiện diện ở những nơi cần sự hiện diện của chúng. Vấn đề ở đây không phải là loài người chúng ta cần chúng mà là  Đất cần đến chúng. Một Khi Đất tốt, con người cũng từ đó mà sống tốt theo.

Thế nên, dù ta có cố gắng tiêu diệt, chúng vẫn cứ nảy nở. Chúng sẽ không vì một ai đó nguyền rủa mà than trách cho số phận của mình. Chúng biết chúng hiện hữu là có lý do. Thay vì đi tìm cái lý do cho vĩ đại, chúng cứ lặng lẽ trao mình cho đất, cho trời. Không điên cuồng tích lũy sức mạnh để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt, cũng chẳng cần chiêu trò để chứng minh tính hữu dụng. Vậy nên, một cơn bão đi qua, những góc cây to có thể bị quật ngã, nhưng với cỏ dại, chúng cứ như được tưới tắm cho sạch sẽ, cho mát mẻ và cho tràn đầy hơn nữa.

Không hoài nghi thêm nữa, đấy cũng chính là thông điệp mà loài cỏ dại này đang cố gây ấn tượng với tôi, với các bạn, với những ai đã từng đặt chân lên mảnh đất đầy kiêu hãnh này.

Nếu trót yêu đồi cỏ hồng, các bạn hãy thử một lần đi sâu vào chúng,  hưởng thụ sự hiện diện của một biểu tượng sống trung dung vô cùng này. Và rồi đến cuối cùng, bạn sẽ đồng ý với tôi cũng như các bậc thiền sư như Osho rằng:

“Chiến đấu với nghịch cảnh chưa bao giờ là một lựa chọn khôn ngoan. Thay vì cố tìm lấy sức mạnh bảo vệ bản thân trước rủi ro của nghịch cảnh, ta nên thích nghi và linh hoạt. Phải đón mừng ngay cả đó là khó khăn, là thách thức. Chỉ khi đi vào cuộc sống bằng không ý nghĩa, ta mới đạt được trọn vẹn tầm vóc của những Ý nghĩa.

Đây là bài mình viết vào lúc cỏ hồng đang nhuận sắc cả khung trời Đà Lạt tháng cuối đông. Mà phải sau khi đọc được lời của Ralph Waldo Emerson (do anh Huy – Admin THĐP dịch), như một sự đồng nhịp, mình mới nhớ ra và chia sẻ bài này.

⭐ [THĐP Translation™] 65 thông điệp hay nhất từ Ralph Waldo Emerson: https://wp.me/p9NLPR-bRV

Tác giả: Lê Duyên
Biên tập: THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] 100 triết lý Manhood (Phần 3/4)

2

Triết lý 51: Phụ nữ không quan tâm tới những thứ không ảnh hưởng tới họ. Nếu bạn muốn phụ nữ quan tâm tới một thứ gì đó, bạn phải cho cô ta thấy nó ảnh hưởng tới cá nhân cô ta như thế nào. Nếu không thì cô ta vẫn sẽ cứ thờ ơ không quan tâm.

Triết lý 52: Đa số phụ nữ định nghĩa chính mình qua ngoại hình của họ, vì thế không bao giờ trở nên lớn lao hơn cơ thể của mình. Phụ nữ không nhan sắc định nghĩa chính mình với trí thông minh thường ganh tị với những người có nhan sắc bởi vì trong thâm tâm họ bực tức khi phải làm việc vất vả hơn để đạt được cùng một kết quả tương tự hay thậm chí ít hơn.

Triết lý 53: Nếu bạn không thuộc top 20% đàn ông, theo hypergamy bạn không tồn tại. Khi phụ nữ nói làm đàn ông dễ hơn, họ đang nói về top 20% đàn ông. Phụ nữ không hề để ý tới thành phần 80% đàn ông dưới họ phải nỗ lực như thế nào, đối với họ thành phần này là vô hình, không một dấu chấm trên ra-đa. Nếu có người nào đó trở thành một dấu chấm, anh ta là một tên lập dị sẽ bị xa lánh, hạ thấp và xua đuổi.

Triết lý 54: Cô ấy phải cảm thấy rằng cô ấy cần bạn hơn bạn cần cô ấy, nếu không thì cô ấy sẽ nghĩ rằng cô ấy ngon lành hơn bạn. Là một người đàn ông, bạn không được phép needy. Sự tự do để được yếu đuối là phạm vi đặc quyền của phái nữ.

Triết lý 55: Sự quy phục của phái nữ chính là chất gây nghiện cho linh hồn của phái nam.

Triết lý 56: Danh tiếng là tất cả đối với phụ nữ. Đối với họ, nó quan trọng hơn bất kỳ thứ luân thường đạo lý nào.

Triết lý 57: Phụ nữ căm ghét sự phê bình và phán xét dưới bất cứ hình thức nào. Thậm chí là khi lời phê bình đó có tính xây dựng, họ sẽ hiểu lầm và cho rằng nó là một sự tấn công vào danh tiếng của họ. Phụ nữ không thể xử lý phê bình. Họ muốn nghe sự thật bắt nguồn từ cái tôi tự cho mình quan trọng. Vì thế người ta thường dùng lời lẽ ngọt ngào khi nói chuyện với họ, thay vì cứ nói mọi thứ như bản chất của nó.

Triết lý 58: Đừng nghe những gì phụ nữ nói, hãy nhìn những gì họ làm. Đa số phụ nữ nói dối nhiều hơn bạn nghĩ. Cứ thực hành những gì bạn đọc được trong đây, đừng nhắc tới nó, phụ nữ ghét cái ý tưởng, nhưng lại thích cái hiệu ứng.

Triết lý 59: Tự tin và kén chọn, cả hai đều không phải trưởng thành. Mạnh dạn không phải là trưởng thành. Trưởng thành được tính theo mức độ một người có thể nhận lấy trách nhiệm, đồng thời khả năng chịu được sức ép từ các trách nhiệm đó.

Triết lý 60: Đàn bà trưởng thành nhanh hơn đàn ông, nhưng không lâu bằng. Vì thế, đàn bà trưởng thành kém hơn đàn ông.

Triết lý 61: Người phụ nữ đích thực là một người phụ nữ biết chiều chuộng, và tuýp phụ nữ này mong muốn sự an toàn hơn kiểm soát.

Triết lý 62: Nếu bạn thấy một người phụ nữ mình có khả năng đạt được, nhưng bạn lại tin rằng cô ta cao hơn tầm với của bạn, thì sự thật chính xác là như vậy.

Triết lý 63: Độ sâu của đàn ông nằm trong sự phức tạp mang tính logic và triết lý. Độ sâu của phụ nữ là quá trình suy luận và phân tích ý nghĩa của những cảm xúc của cô ta.

Triết lý 64: Người đàn ông nào dễ dàng đưa ra những lời hứa và dành tất cả sự quan tâm của anh ta cho cô ấy, anh ta chỉ là một loại đàn bà hư hỏng trong mắt phụ nữ. Anh ta sẽ bị sử dụng; và không bao giờ được ham muốn. Mối quan hệ mang tính một chiều này đã hình thành nên cái gọi là “friendzone.”

Triết lý 65: Đàn bà cần và khao khát sự nam tính trong cuộc sống của họ. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ, nhưng bạn lại không đủ nam tính, cô ta sẽ ngoại tình. Ở đây vấn đề không phải là chữ “Nếu”, vấn đề là “Khi nào”. Vì thế, việc xây dựng thành công một mối quan hệ chủ yếu là trách nhiệm của bạn, không phải cô ta.

Triết lý 66: Với những người đàn ông yếu đuối, phụ nữ sẽ hành hạ tâm lý của họ cho đến khi họ học được sự nam tính. Bản chất của phụ nữ, mặc dù không cố ý, là yêu cho roi cho vọt. Cách phụ nữ hành hạ bạn sẽ là động lực thiết yếu để bạn trở thành người đàn ông tốt hơn.

Triết lý 67: Sự quyến rũ của phụ nữ đến từ vẻ hạnh phúc, của đàn ông thì đến từ sự tự tin, điềm đạm. Người phụ nữ không thể dỗ dành cũng kém hấp dẫn như một người đàn ông nhút nhát.

Triết lý 68: Đàn ông phải tạo dựng gặt hái giá trị, phụ nữ phải giữ gìn giá trị. Vì vậy, tuổi của phụ nữ luôn là điều kiêng kỵ trong khi tuổi của đàn ông không phải là vấn đề. Thời gian ưu đãi đàn ông hơn đàn bà, hay chữ gừng trong “gừng càng già càng cay” là để ám chỉ đàn ông.

Triết lý 69: Bạn đã thua khi bạn đặt cô ấy lên trên mọi thứ, chính cô ấy mới là người phải đặt bạn lên trên mọi thứ. Hãy là giải thường, vì giải thưởng thì không bao giờ thua còn người tranh giải thì thường thua cuộc.

Triết lý 70: Phụ nữ điều khiển đàn ông như Mozart điều khiển phím đàn. Đàn ông thao túng thiên nhiên, đàn bà thao túng đàn ông. Xây dựng văn minh là dự án của đàn ông. Còn của đàn bà là đàn ông.

Triết lý 71: Đàn ông cần phải yêu bản thân hơn để thu hút phụ nữ.

Triết lý 72: Sự khác biệt về độ tự mãn (lòng biết ơn của phái nữ và tính kiêu ngạo của phái nam) chính là liều thuốc tạo sự cân bằng giữa cái đẹp của nữ tính và sự thiếu sót nữ tính thường thấy ở đàn ông. Khi độ tự mãn của phụ nữ ngang bằng hoặc thậm chí nhiều hơn đàn ông, liều thuốc đó biến mất.

Triết lý 73: Phụ nữ chỉ thèm muốn sự quan tâm của bạn khi bạn quan tâm tới cô ta ít hơn mức cô ta muốn. Sự thu hút của đàn ông giảm ngay lập tức khi họ quá quan tâm đến từng chi tiết. Vậy nên hãy quan tâm một cách tiết kiệm.

Triết lý 74: Phụ nữ có khuynh hướng làm bạn phân tâm khỏi nhiệm vụ, đừng bao giờ cho phép điều này.

Triết lý 75: Phụ nữ định nghĩa bản thân bởi những mối quan hệ của họ, đàn ông định nghĩa bản thân bởi những thành tựu của họ.

(Bản full 100 triết lý đã được chia sẻ trong THĐP Deep Club vào tháng 7/2020. Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️https://forms.gle/DAZDWvLvdxm7FMkd8)

Nguồn: Illimitable Men
Biên soạn + Biên dịch: Prana — THĐP
Photo by Solen Feyissa on Unsplash

⭐ [THĐP Translation™] 100 triết lý Manhood (Phần 1/4): https://wp.me/p9NLPR-cmr

⭐ [THĐP Translation™] 100 triết lý Manhood (Phần 2/4): https://wp.me/p9NLPR-cxx


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Meister Eckhart và 10 giáo huấn tâm linh từ nhà huyền nhiệm

2

Về Meister Eckhart

“Meister Eckhart sinh ra ở vùng Thuringia khoảng năm 1260. Sau vào dòng Đa Minh; sang du học tại Đại Học Đường Ba Lê; sau làm Bề trên cả dòng Đa Minh xứ Bohemia. Ông giảng thuyết rằng trong tâm hồn con người có một tàn lửa thiên chân, đồng bản thể với Thượng Đế. Bản thể Thượng Đế thâm nhập vào lòng sâu vạn hữu. Thượng Đế không ở đâu chân thực cho bằng trong tâm hồn con người. Ông tin rằng ông trực tiếp cảm thông với Thượng Đế. Ông tin rằng nhờ giác ngộ, nhờ cảm nghiệm tâm linh, tâm hồn con người có thể kết hợp với Thượng Đế, vì Thượng Đế chính là cùng đích cho con người vươn lên. Ông bị tố cáo là rối đạo. May thay ông mất vào khoảng năm 1327. Mãi đến năm 1329, giáo hoàng John XXII, mới tuyên án ông là phản giáo, đã có 17 điều sai lạc… Nhưng trước công luận, mọi người thường vẫn coi Eckhart là một vị đại thánh. Lúc bấy giờ là khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, Đông Tây chưa hề có cách nào mà gặp gỡ nhau, thế mà tư tưởng trên hoàn toàn phù hợp với thánh hiền Đông Phương, thực là một sự lạ lùng.”

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Đường vào Triết học và Đạo học

⬥ ⬥ ⬥

“Trong những trang sau đây tôi có ý muốn bạn đọc chú ý đến sự gần gũi của lối tư tưởng của Meister Eckhart với lối tư tưởng của Đại Thừa Phật Giáo, nhất là Thiền Tông. Đó mới chỉ là một nỗ lực dọ dẫm và sơ sài, chứ không hề là một nỗ lực có hệ thống và thấu đáo. Nhưng tôi hy vọng bạn đọc sẽ tìm được trong ấy một cái gì đủ kích thích óc hiếu kỳ của mình để quyết định nghiên cứu sâu xa hơn nữa về chủ đề quyến rũ này.

Khi tôi thoạt đọc—cách đây đã hơn nửa thế kỷ—một tập sách nhỏ gồm vài bài thuyết giảng của Meister Eckhart, tôi xúc động tràn trề, vì tôi không bao giờ ngờ rằng có một nhà tư tưởng Thiên Chúa nào xưa hoặc nay lại có thể hay dám ôm ấp những tư tưởng táo bạo như những tư tưởng được bày tỏ trong các thuyết giảng kia. Tôi không nhớ rõ tập sách nhỏ kia gồm những bài thuyết giảng nào, nhưng tư tưởng được thuyết minh trong ấy gần gũi với tư tưởng Phật Giáo. Thật thế, gần gũi đến nỗi người ta có thể đoan quyết rằng những tư tưởng ấy phát sinh từ những trầm tư Phật Giáo. Theo chỗ tôi có thể phán đoán được, Eckhart hình như là một “tín đồ Thiên Chúa” phi thường.

Cố không đi vào chi tiết, ít nhất chúng ta cũng có thể nói được điều này: Thiên Chúa Giáo của Eckhart thật là độc đáo và có nhiều điểm khiến chúng ta do dự không muốn xếp ông thuộc vào loại mà ta thường phối hợp với chủ nghĩa hiện đại duy lý hóa hay chủ nghĩa truyền thống bảo thủ.

Ông đứng trên những kinh nghiệm của riêng mình, những kinh nghiệm phát sinh từ một tư cách phong phú, thâm trầm, đạo hạnh. Ông cố đem lại cho chúng một ý nghĩa “bí truyền” hay nội tại, và vì làm thế ông bước vào những địa lực mà đa số những tiền nhân lịch sử của ông đã không chạm đến.”

— Daisetsu Teitaro Suzuki, Huyền học Đạo Phật và Thiên Chúa (Như Hạnh dịch)

⬥ ⬥ ⬥

“Người ta cho Eckhart là nhà thần bí vĩ đại nhất của nước Đức thời Trung cổ, một học giả lừng danh có một không hai được mọi người biết đến, vì ông là người đầu tiên đã thuyết pháp bằng tiếng Đức thay vì tiếng La Tinh, để các thường nhân có thể hiểu được. Tuy nhiên, sau khi ông chết, phần nhiều những điều ông truyền dạy đều bị Tòa Thánh Vatican coi là dị giáo, vì ông đã thuyết giảng việc có thể trực tiếp giao tiếp với Thượng Đế. Tất cả các tác phẩm của ông đã bị tịch thu và đốt cháy. Chỉ những tác phẩm mà đầu đề được thay đổi để bảo mật, là còn tồn tại cho tới nay.

Eckhart nói rằng chúng ta không nên lấy làm mãn nguyện với một Thượng Đế do tư duy của trí óc, vì một khi tư duy đã mất đi thì Thượng Đế cũng mất luôn. Thế nên, chúng ta về cơ bản nên có một Thượng Đế vượt ra ngoài tư tưởng của con người và tất cả các tạo vật. Ông mô tả cái trạng thái của tâm trí khiến điều đó có thể xảy ra là trạng thái Abgeschiedenheit (sự cách ly). Sự cách ly đó là một trạng thái trong đó tâm trí hoàn toàn phó thác cho ‘ý muốn của Thượng Đế -một trạng thái gần như hư không mà ta đạt được bên ngoài tư ngã mình. Ông thường dùng ẩn dụ dưới đây để làm cho ý nghĩ của mình dễ hiểu hơn.

Khi ta viết trên một tờ giấy, và nếu có gì trên đó, những chữ viết và hình ảnh đó có đẹp tới mấy đi nữa, thì đó là những chướng ngại đối với người viết là người thấy thích viết hơn trên một tờ giấy trắng.

Tương tự, nếu Thượng Đế phải viết một điều gì, thì ta cần phải đưa ra một bề mặt bỏ trống. Cái trạng thái không cò gì hết gần như hư không là điều đã có trước khi Thượng Đế tạo ra vạn vật. Eckhart nói một con người trong trạng thái đó sẽ tự động chứa đựng Thực Chất của Thượng Đế, và sẽ trông thấy Thượng Đế trong vạn vật.”

— Rozak Tatebe, Hành trình tâm linh trong Subud (Minh Thần dịch)

10 giáo huấn tâm linh từ Meister Eckhart

1. “Nếu lời cầu nguyện duy nhất bạn nói là ‘cảm ơn’, bấy nhiêu đó là đủ.”

2. “Đôi mắt tôi dùng để nhìn God cũng là đôi mắt God dùng để nhìn tôi. Mắt tôi và mắt God đều cùng là một, một cái nhìn, một cái biết, một tình yêu.”

3. “Hãy sẵn sàng làm một tân sinh mỗi buổi sáng.”

4. “Và bỗng nhiên bạn biết: Đã đến lúc bắt đầu một chuyện mới và tin vào phép màu của sự khởi đầu.”

5. “Chỉ có bàn tay biết xóa mới có thể viết ra được sự thật.”

6. “Một số thích sự tĩnh mịch. Họ bảo sự bình tâm của họ dựa vào điều này. Một số người khác nói họ ở trong nhà thờ thì tốt hơn. Nếu bạn sống tốt, bạn sống tốt ở bất cứ đâu. Nếu bạn thất bại, bạn thất bại ở bất cứ đâu. Môi trường không quan trọng. God ở với bạn khắp mọi nơi, ở ngoài chợ cũng như ở nơi xa cách hay trong nhà thờ. Nếu bạn không tìm gì khác ngoài God, không gì hay không ai có thể làm phiền bạn. God không thể bị phân tâm bởi vật việc, chúng ta cũng vậy. Tâm linh không thể học được bằng cách bay khỏi thế giới, hay bằng cách trốn tránh, hay bằng cách thu mình vào sự cô tịch cách ly với đời. Thay vào đó, chúng ta phải học được sự tĩnh lặng nội tâm ở bất cứ đâu hay với bất cứ ai. Chúng ta phải học cách nhìn xuyên thấu mọi thứ và tìm thấy God ở đó.”

7. “Không có gì trong mọi tạo vật giống God như sự tĩnh lặng.”

8. “Các nhà thần học có thể tranh cãi, nhưng các nhà huyền học của thế giới thì nói cùng một ngôn ngữ.”

9. “Thật sự, trong bóng tối một người tìm thấy ánh sáng, nên khi ta đang sầu khổ, thì ánh sáng cũng đang gần kề ta nhất.”

10. “Trí tuệ nằm trong việc làm chuyện tiếp theo bạn phải làm, toàn tâm toàn ý, và tìm thấy niềm vui trong đó.”

(Trích đoạn từ bài full 27 câu đã xuất bản trong tạp chí Aloha volume 27.)

Biên soạn + Biên dịch: Prana – THĐP

[THĐP Translation™] Mối liên kết giữa Vivekananda, Nikola Tesla và trường Akashic

0

Cả Vivekananda và Tesla đều hy vọng vào một sự hòa hợp giữa Vedanta và vật lý học.

Đạo sư Vivekananda đã thay đổi thế giới thông qua việc đem tri thức về Chân ngã tới nước Mỹ. Ông đã ảnh hưởng tới một số bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20, khởi động một quá trình mà 100 năm sau đã khiến cho Lisa Miller, một nhà báo danh tiếng người Mỹ, phải nhận định trong bài viết “Góc nhìn về God và cuộc đời của người Mỹ đang dần trở thành Hindu”: “Ít nhất thì xét về khái niệm, chúng ta đang dần trở nên giống như người Hindu hơn, và ít giống như Kitô hữu truyền thống hơn trong những cách chúng ta nghĩ về Thượng đế, về bản thân, người khác, và sự vĩnh cửu.”

Nikola Tesla ngày nay không được nhiều người biết đến, dù thương hiệu xe điện Tesla nổi tiếng được mang tên ông; chiếc xe điện này là một thành tựu công nghệ được nhiều người kỳ vọng sẽ tạo ra một định hướng mới cho ngành công nghiệp ô tô. Nhưng một trăm năm trước Tesla đã từng là một siêu sao. Ông đã cạnh tranh với Thomas Edison về công nghệ, tiêu chuẩn truyền điện cho tương lai, Tesla ủng hộ điện xoay chiều (AC) và Edison ủng hộ điện một chiều (DC). Và như chúng ta biết thì Tesla đã thắng cuộc chiến đó. Chúng ta hiện đang sống trong Thời đại của Tesla.

Sinh năm 1856, Tesla đã theo học ngành kỹ sư ở Graz, nước Áo, nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp. Ông di cư đến Mỹ năm 1884, và không lâu sau có được một số người hỗ trợ tài chính, tạo ra những phòng thí nghiệm và những công ty cho ông phát minh ra các thiết bị điện tử. Một số phát minh vĩ đại của ông bao gồm: động cơ điện không đồng bộ (AC induction motor), hệ thống phát điện xoay chiều, hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, cuộn dây Tesla (Tesla coil), sóng radio, tia X quang, điều khiển từ xa, thủy điện, năng lượng không dây…

Sau khi ông mất năm 1943, danh tiếng của ông dần bị lu mờ. Nhưng vào năm 1960, Hội nghị toàn thể về Cân đo đã đặt tên Tesla (ký hiệu: T) cho đơn vị đo cường độ cảm ứng từ trong hệ SI, khiến cái tên Tesla trở nên bất tử.

Bây giờ ta sẽ tìm hiểu về mối liên kết giữa Tesla với Vivekananda. Trong một buổi tiệc được nữ diễn Sarah Bernhardt tổ chức, cô đã giới thiệu hai người với nhau. Dưới đây là những gì Vivekananda đã viết trong một lá thư được đóng dấu ngày 13/2/1896:

“Ngài Tesla đã say mê khi được nghe về những khái niệm prana, akasha, và kalpas của triết học Vedanta. Ông nghĩ rằng ông có thể diễn đạt dưới dạng toán học rằng lực và vật chất có thể được quy về năng lượng tiềm tàng. Tôi sẽ đến gặp ông ta tuần sau để xem phương trình toán học này. Trong trường hợp đó, vũ trụ quan của Vedanta sẽ được đặt trên những nền móng vững chắc nhất. Tôi thấy rõ được sự hòa hợp hoàn hảo của chúng với khoa học hiện đại, và sự sáng tỏ của chuyện này sẽ được tiếp nối bởi chuyện kia.”

Tesla đã không thể cho thấy được sự tương quan giữa trọng lượng và năng lượng. Nhưng cuộc tìm kiếm mối quan hệ giữa hai khái niệm đó vẫn được tiếp diễn. Và như chúng ta đã biết, phương trình E = mc2 được cho ra đời vài năm sau đó, đầu tiên là bởi một người Ý, Olinto de Pretto, năm 1903, và Albert Einstein năm 1905.

Dù gì đi nữa, Tesla, trong cuộc tìm kiếm trường askashic, ông đi tìm một điều gì đó nhiều hơn là sự chuyển đổi vật chất thành năng lượng. Mục tiêu của ông là thu hoạch được năng lượng nguyên thủy trong không gian để mang lại lợi ích cho loài người.

Trong một bài viết được xuất bản sau khi mất có tựa đề “Thành tựu Vĩ đại nhất của Con người”, được viết năm 1907, Tesla đã viết về việc sử dụng akasha và prana như sau:

“Từ lâu, loài người đã nhận ra rằng mọi vật chất khả tri đều đến từ một thể chất nguyên thủy, phảng phất vượt ngoài khái niệm, lấp đầy không gian, được gọi là Akasha hay Ether sáng láng, được Prana truyền cho sự sống, sức sáng tạo, gọi nó vào sự tồn tại, trong những chu kỳ bất tận của mọi thứ và hiện tượng. Thể chất nguyên thủy, được ném vào những vòng xoáy cực tiểu với vận tốc cực đại, trở thành vật chất thô; khi lực này suy yếu, chuyển động ngừng lại và vật chất biến mất, trở về thể chất nguyên thủy.”

Vậy thì prana và akasha mà Vivekananda và Tesla đã đề cập tới là gì? Chữ prāṇa trong Vedanta có nghĩa là sức lực chính yếu của sự sống, và ākāśa có nghĩa là nguyên tố (gốc), thường được dịch là ether, từ nó mà những nguyên tố khác xuất hiện.

Prana có ý nghĩa rộng hơn chỉ đơn thuần là hơi thở; nó là thứ năng lượng tinh vi điều khiển các quá trình của cơ thể. Y học hiện đại có thể không chấp nhận nó, nhưng nhờ biết điều khiển nó mà các đạo sư đang sống trên những vùng cao của dãy Hymalaya trong mùa đông, hay một người đàn ông thời hiện đại như Wim Hof leo núi Everest 6700 m không mặc gì ngoài quần ngắn và giày.

Áo Nghĩa Thư Chandogya đã nói về mối quan hệ giữa các nguyên tố của vũ trụ:

“Từ Chân ngã (Self/Atman) này có akasha; từ akasha có không khí; từ không khí có lửa; từ lửa có nước; từ nước có đất.”

Trong Shanti Parva của đại sử thi Mahabharata, trình tự của sự phân hủy của vũ trụ vật lý được mô tả như sau:

“Dưới sức nóng cực kỳ, đất trở thành nước, rồi lửa, rồi gió, rồi akasha, rồi không gian, rồi tâm trí, rồi thời gian, rồi năng lượng, và cuối cùng là tâm thức vũ trụ.”

Sự thật rằng năng lượng có thể được tạo ra từ ether nguyên thủy (akasha) là một giáo lý nền tảng trong kinh Vệ-đà, và tất nhiên là akasha cũng tạo ra những nguyên tố khác. Từ rất lâu trước khi vật lý học biết được sự chuyển hóa từ trọng lượng thành năng lượng, điều này đã là một phần của vũ trụ quan Ấn giáo. Vivekananda không chỉ nói về nó mà còn về cách mà tâm trí thông qua prana có thể làm được nhiều thứ nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học hiện tại.

Gần đây hơn, vật lý lượng tử đã cho thấy rằng trạng thái chân không có liên quan tới năng lượng điểm không, và năng lượng điểm không này có những hiệu ứng có thể đo lường. Thật sự thì cái gọi là chân không chứa đựng trong nó vô vàn hạt sáng tạo và hủy diệt.

Ở một góc độ khác của chủ đề, ý tưởng về một trường akashic là trung gian cho tâm thức đã thu hút được sự chú ý của một số người. Trong số đó là nhà khoa học người Hungary, Ervin László, trong quyển sách năm 2004 của ông, Science and the Akashic Field: An Integral Theory of Everything (TD: Khoa học và Trường Akashic: Một Lý thuyết Tổng hợp cho Mọi thứ), đã cho rằng có một trường thông tin như một thể chất nền tảng của vũ trụ.

Sự suy luận của László đi ngược lại với quan điểm Vệ-đà. Mặc dù trường phái Vedanta và Vaisheshika nói về sự tồn tại của trường akashic, nhưng nó không thể là trường chứa đựng tâm thức. Tâm thức không phải là một hình thể như những trường vật lý khác, bởi vì nếu nó là như vậy thì các phương trình vật lý sẽ không hoàn tất. Vật lý như chúng ta biết chỉ có thể là về các đối tượng khách thể chứ không phải là về một chủ thể đang trải nghiệm.

Cả Vivekananda và Tesla đều hy vọng vào một sự hòa hợp giữa Vedanta và vật lý học. Nhưng thời điểm chưa chín muồi 120 năm trước, lúc đó vật lý chưa biết tới khái niệm ý thức quan sát. Khoảng 30 năm sau khi Vivekananda gặp Tesla, với sự ra đời của cơ học lượng tử, điều đó mới được nhìn nhận.

Ngày nay với sự hiểu biết về năng lượng điểm không và chân không và hệ thống nhận thức thông qua khoa học thần kinh, chúng ta đang tiến rất gần tới khả năng giải thích mối quan hệ giữa prana và akasha dưới lăng kính của những khái niệm khoa học đã được thiết lập.

Tác giả: Subhash Kak
Biên dịch: Prana – THĐP

XEM THÊM

• [THĐP Translation™] Cuộc đời và sứ mệnh của Vivekananda, Đạo sư nổi tiếng người Ấn Độ – https://wp.me/p9NLPR-bZF
• [THĐP Translation™] 72 giáo huấn trí tuệ từ Đạo Sư Vivekananda – https://wp.me/p9NLPR-cXW
• [THĐP Translation™] Phật giáo là sự kiện toàn của Ấn giáo — Vivekananda – https://wp.me/p9NLPR-c4U
• [THĐP Translation™] 18 thông điệp từ thiên tài khoa học Nikola Tesla – https://wp.me/p9NLPR-bYM
• [THĐP Translation™] Công nghệ hiện đại tương đồng với siêu hình học của Vedanta – https://wp.me/p9NLPR-bgs


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Chấm dứt thói trì hoãn với “Quy tắc 2 phút”

0

Gần đây, tôi đang thực hiện một quy tắc đơn giản đã giúp tôi chấm dứt tính trì hoãn đồng thời khiến việc giữ vững các thói quen tốt trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay tôi muốn chia sẻ điều này để bạn có thể áp dụng thử và xem nó hoạt động như thế nào trong cuộc sống của bạn. Phần hay nhất là gì ư? Đây là một chiến thuật đơn giản và việc thực hiện nó không thể dễ dàng hơn. Sau đây là những gì bạn cần biết để chấm dứt trì hoãn.

Cách chấm dứt thói trì hoãn với “quy tắc 2 phút”

Quy tắc Hai Phút phát biểu rằng “Khi bắt đầu một thói quen mới, nó chỉ nên tốn ít hơn 2 phút.” Bạn sẽ thấy gần như bất kỳ thói quen nào cũng có thể được thu nhỏ lại thành phiên bản 2 phút:

  • “Đọc sách trước khi đi ngủ vào mỗi tối” trở thành “Đọc một trang sách.”
  • “Tập yoga trong ba mươi phút” trở thành “Lấy thảm yoga ra.”
  • “Chuẩn bị bài vở cho lớp học” trở thành “Mở sách ra.”
  • “Gấp quần áo” trở thành “Gấp một đôi tất.”
  • “Chạy ba dặm” trở thành “Buộc dây giày.”
trì hoãn

Ý tưởng ở đây là làm cho việc bắt đầu thói quen trở nên dễ dàng tới mức tối đa. Ai cũng có thể ngồi thiền trong một phút, đọc một trang sách hoặc cho một món quần áo hay đồ vật vào đúng vị trí. Và như chúng ta vừa thảo luận, đây là một phương pháp rất hiệu quả bởi một khi bạn đã bắt đầu làm điều đúng đắn, việc tiếp tục thực hiện sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Một thói quen mới không nên mang lại cảm giác như một thử thách. Những bước theo sau đó có thể là thử thách, nhưng 2 phút đầu nên thật dễ dàng. Điều bạn muốn là một “thói quen cửa ngõ” dẫn bạn đến một hướng đi với năng suất cao hơn một cách tự nhiên.

Thông thường, bạn có thể tìm ra những thói quen cửa ngõ dẫn bạn đến kết quả mong muốn bằng việc vạch ra các mục tiêu của bạn trên một thang đo từ “rất dễ” đến “rất khó”. Ví dụ, chạy marathon là rất khó. Chạy 5 km là khó. Đi bộ mười nghìn bước là khó vừa phải. Đi bộ mười phút là dễ. Và mang giày chạy bộ là rất dễ. Mục tiêu của bạn có thể là chạy marathon, nhưng thói quen cửa ngõ của bạn là xỏ giày chạy vào. Đây là cách bạn thực hiện Quy tắc 2 Phút.

Vì sao quy tắc hai phút lại hiệu quả để ngưng trì hoãn?

Mọi người thường nghĩ thật kỳ quặc khi có thể cảm thấy hứng thú với việc đọc một trang sách, ngồi thiền trong một phút hay thực hiện một cuộc gọi bán hàng. Nhưng điều mấu chốt không phải là làm một việc gì đó, mà là thuần thục thói quen bắt tay vào việc.

trì hoãn

Sự thật là, một thói quen phải được thiết lập trước khi nó có thể được hoàn thiện. Nếu bạn không thể học được kĩ năng cơ bản là bắt tay vào việc, bạn khó mà kỳ vọng có thể thành thạo các chi tiết cầu kỳ hơn. Thay vì cố gắng thiết kế một thói quen hoàn hảo ngay từ đầu, hãy làm những việc dễ dàng một cách kiên định. Bạn phải tiêu chuẩn hoá trước khi có thể tối ưu hoá.

Khi bạn đã thuần thục nghệ thuật bắt tay vào việc, hai phút đầu tiên đơn giản sẽ trở thành nghi thức khởi đầu của một thói quen lớn hơn. Đây không chỉ là một mẹo vặt giúp tạo lập thói quen dễ dàng hơn, mà thực ra chính là phương pháp lý tưởng để làm chủ một kỹ năng khó nhằn. Bạn càng nghi thức hoá việc bắt đầu một quá trình, bạn sẽ càng có nhiều khả năng đạt được trạng thái tập trung cao độ cần thiết cho những việc lớn.

Bằng cách thực hiện cùng một động tác khởi động trước mỗi buổi tập, bạn sẽ dễ dàng đi đến trạng thái hiệu suất tối đa. Bằng cách tuân thủ cùng một nghi thức sáng tạo (creative ritual), bạn khiến cho việc bắt tay vào công việc sáng tạo nặng nhọc trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách kiên định phát triển thói quen tắt điện, bạn khiến việc đi ngủ đúng giờ mỗi đêm trở nên dễ dàng hơn.

trì hoãn
Male hand turning off the lights at night with finger.

Có thể bạn không đủ khả năng làm cho toàn bộ quá trình xảy ra tự động, nhưng bạn có thể thực hiện hành động đầu tiên này mà không cần phải suy nghĩ. Hãy làm cho việc bắt đầu trở nên dễ dàng và phần còn lại cũng sẽ xảy ra theo.

Quy tắc 2 Phút có vẻ như một trò lừa đối với một số người. Bạn biết rõ mục tiêu thực sự là làm nhiều hơn hai phút, nên có thể cảm giác như bạn đang cố gắng đánh lừa chính mình. Chẳng ai thực sự thiết tha với việc đọc một trang sách, thực hiện một cái chống đẩy hay mở sách ra. Và nếu bạn đã biết rằng nó chỉ là một trò lừa tâm trí, tại sao bạn lại có thể mắc bẫy cơ chứ?

Nếu Quy tắc 2 Phút mang lại cảm giác ép buộc, hãy thử điều này: Thực hiện trong đúng 2 phút rồi dừng lại. Hãy đi chạy bộ, nhưng bạn phải dừng lại sau 2 phút. Hãy bắt đầu ngồi thiền, nhưng bạn phải dừng lại sau 2 phút. Hãy học tiếng Ả Rập, nhưng bạn phải dừng lại sau 2 phút. Nó không còn là một chiến thuật để bắt đầu, mà là toàn bộ quá trình. Thói quen của bạn chỉ được kéo dài trong một trăm hai mươi giây.

Một độc giả của tôi đã áp dụng chiến thuật này để giảm hơn 45 kg. Ban đầu, anh ấy đến phòng tập gym mỗi ngày nhưng tự nhủ rằng mình không được phép ở lại quá năm phút. Anh sẽ đến phòng tập, tập trong vòng năm phút rồi rời đi ngay sau khi kết thúc. Sau vài tuần, anh nhìn quanh và nghĩ “Thôi, dù sao mình vẫn luôn đến đây. Có lẽ mình cũng nên bắt đầu ở lại tập lâu hơn một chút.” Vài năm sau, đống cân thừa đã biến mất.

Các chiến thuật như thế này có hiệu quả cũng vì một lý do khác: Chúng củng cố một danh tính bạn muốn xây dựng. Nếu bạn xuất hiện tại phòng tập năm ngày liên tiếp, dù chỉ trong 2 phút, thì bạn đang bỏ phiếu cho danh tính mới của mình. Bạn không lo lắng về vấn đề vóc dáng. Bạn tập trung vào việc trở thành mẫu người không bỏ lỡ tập luyện. Bạn đang thực hiện những hành động nhỏ nhất khẳng định mẫu người bạn muốn trở thành.

Chúng ta hiếm khi nghĩ đến sự thay đổi theo cách này, bởi tất cả mọi người đều bị ám ảnh bởi kết quả cuối cùng. Nhưng một cái chống đẩy vẫn tốt hơn là không tập gì. Một phút luyện tập guitar vẫn tốt hơn là không luyện tập chút nào. Một phút đọc sách vẫn tốt hơn là không bao giờ cầm quyển sách lên. Làm ít hơn điều bạn kỳ vọng vẫn tốt hơn rất nhiều so với không làm gì.

Mỗi khi bạn cảm thấy chật vật với việc giữ vững một thói quen, bạn có thể áp dụng Quy tắc 2 Phút. Đây là một cách đơn giản để thiết lập thói quen dễ dàng.

Tác giả: James Clear
Biên dịch: Nô Bi Tin
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana


Bình luận từ Akasha

“Quy tắc 2 phút” của James Clear là một trong những chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả nhất để chống lại sự trì hoãn. Trong cuốn sách của mình, “Atomic Habits”, James Clear giới thiệu ý tưởng này như một cách để biến việc chống trì hoãn thành một thói quen tự nhiên. Quy tắc này rất đơn giản: Nếu một nhiệm vụ nào đó mất ít hơn hai phút để hoàn thành, hãy làm ngay lập tức. Điều này không chỉ giúp giảm trì hoãn mà còn tạo ra động lực để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ khác.

Trong đối phó với trì hoãn, “Quy tắc 2 phút” giúp chúng ta bắt đầu bất kỳ công việc nào bằng những bước nhỏ nhất. Bởi vì bắt đầu thường là phần khó khăn nhất, quy tắc này tập trung vào việc khởi động. Một khi đã bắt đầu, ta thường thấy rằng mình có động lực để tiếp tục làm việc, và từ đó, trì hoãn dần được đẩy lùi.

Lợi ích của “Quy tắc 2 phút” trong việc giảm trì hoãn còn nằm ở việc nó khuyến khích chúng ta nhìn nhận các nhiệm vụ lớn như một chuỗi các bước nhỏ. Khi nhìn vào một dự án lớn, chúng ta thường cảm thấy choáng ngợp và do đó trì hoãn việc bắt đầu. Tuy nhiên, khi phân chia dự án thành các phần nhỏ, mỗi phần chỉ mất hai phút để hoàn thành, trì hoãn không còn là rào cản. Chúng ta có thể tiếp tục hoàn thành từng bước một mà không cảm thấy nặng nề.

James Clear khẳng định rằng “Quy tắc 2 phút” không chỉ là về việc giải quyết trì hoãn. Nó còn là một phần của quá trình xây dựng thói quen tốt, giúp ta trở nên năng suất hơn và kiểm soát tốt hơn thời gian và năng lượng của mình. Khi áp dụng quy tắc này, chúng ta sẽ thấy rằng không chỉ trì hoãn được giảm thiểu, mà còn phát triển được cảm giác tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, để chống lại trì hoãn, hãy nhớ áp dụng “Quy tắc 2 phút”. Bắt đầu là bước quan trọng nhất để thoát khỏi vòng xoáy của trì hoãn. Bằng cách giảm kích thước của các nhiệm vụ và tập trung vào việc hoàn thành chúng chỉ trong hai phút, chúng ta có thể vượt qua trở ngại do trì hoãn gây ra và tiến bộ vững chắc trong công việc và cuộc sống. Công thức này không chỉ làm giảm trì hoãn mà còn là một bước quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống năng suất và ý nghĩa hơn.

[THĐP Translation™] Một người có cần phải từ bỏ thế giới này và đi vào rừng nếu muốn tìm ra sự thật không?

0

Hỏi: Các yogi nói rằng một người phải từ bỏ thế giới này và đi vào những khu rừng hẻo lánh nếu muốn tìm ra sự thật.

Đáp: Không cần phải từ bỏ cuộc sống. Nếu bạn thiền một hoặc hai giờ mỗi ngày, bạn có thể tiếp tục nhiệm vụ của mình. Nếu bạn thiền đúng cách thì prana sẽ tiếp tục chảy ngay cả khi bạn đang làm việc. Giống như có hai cách diễn đạt cùng một ý tưởng; cách thức bạn hành thiền cũng sẽ được thể hiện trong các hoạt động của bạn.

Hỏi: Kết quả của việc làm đó là gì?

Đáp: Khi bạn tiếp tục, bạn sẽ thấy rằng thái độ của bạn đối với mọi người, sự kiện và các đối tượng dần dần thay đổi. Các hành động của bạn sẽ có xu hướng tuân theo việc thiền định của bạn theo cách riêng của chúng.

Hỏi: Vậy thì ông không đồng ý với các yogi?

Đáp: Một người nên từ bỏ sự ích kỷ cá nhân, cái ràng buộc anh ta với thế giới này. Từ bỏ cái tôi giả ngụy mới là sự từ bỏ đích thực.

Hỏi: Làm thế nào để có thể trở nên vị tha trong cuộc sống trần tục?

Đáp: Không có xung đột giữa công việc và trí tuệ.

Hỏi: Ý của ông là một người có thể tiếp tục tất cả các hoạt động cũ trong nghề nghiệp của họ, và đồng thời có được sự khai sáng?

Đáp: Tại sao không? Nhưng trong trường hợp đó, người đó sẽ không nghĩ rằng nhân cách cũ đang làm công việc, bởi vì tâm thức của một người sẽ dần dần được chuyển hóa cho đến khi nó đi vào trung tâm của thứ nằm ngoài cái tôi nhỏ bé.

~ Trích từ quyển sách Be As You AreThe teachings of Ramana Maharshi

Biên dịch: Ka Ka


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Ý thức được suy nghĩ

1

Thiền sư Suzuki Roshi, người có công mang Phật giáo đến Mỹ đã được một học trò tiếp cận sau một khóa tu thiền. Người học trò bày tỏ với sư phụ rằng anh ta cảm thấy khóa tu của mình thật là lãng phí thời gian vì toàn bộ thời gian thiền định của anh ta đã hoàn toàn bị tiêu hao bởi dòng suy nghĩ liên tục. Sư đáp, “Làm sao cậu biết được?”

Câu hỏi này là một câu hỏi rất quan trọng mà bất kỳ ai đang cố gắng tiếp cận con đường ý thức được chân ngã nên tự hỏi chính mình. Để biết rằng tâm trí có hay không ngừng dòng suy nghĩ liên tục của nó, một phần nào đó của tâm thức chúng ta phải nhận biết được các ý nghĩ đó. Ý thức được những suy nghĩ bao hàm sự tách biệt giữa phần tạo ra suy nghĩ và phần ý thức được suy nghĩ.

Đối với một người suy nghĩ bằng lời nói, giống như một cuộc trò chuyện trong tâm trí, điều này đòi hỏi sự thay đổi góc nhìn từ việc trở thành người nói sang người nghe. Đối với những người có tư duy trực quan, về hình ảnh, điều này có nghĩa là chuyển góc nhìn từ “máy chiếu” thành người xem.

Sự thay đổi góc nhìn này là một bước quan trọng đầu tiên trong việc phát triển ý thức về chân ngã. Việc thẩm tra chân ngã bắt đầu bằng việc hỏi bản thân ai đang thực hiện suy nghĩ, và điều gì ý thức được rằng suy nghĩ đang diễn ra. Làm thế nào để tôi biết rằng tôi đang ý thức được suy nghĩ đang diễn ra?

Tác giả: Michael L. Fournier
Biên dịch: KaKa – THĐP


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[THĐP Translation™] Tất cả những gì bạn cần khám phá

0

Tất cả những gì bạn cần khám phá là bản chất vô hạn, vô tận của ý thức (awareness) – cái biết được sự đến và đi của mọi thứ nhưng không đến và đi cùng với chúng. Hãy khám phá điều này và tất cả những câu hỏi của bạn về ý nghĩa của cuộc sống, chân lý về sự tồn tại, sự giác ngộ, sự thức tỉnh hay sự giải thoát sẽ được giải đáp.

Đơn giản chỉ cần nhìn vào bên trong bạn xem điều gì đã tồn tại trước bất kì sự xuất hiện nào trong cơ thể, tâm trí hoặc thế giới. Hoặc đơn giản hơn, hãy chú ý rằng bất cứ điều gì bạn ý thức được thì đều không phải là bạn.

Bạn là ý thức hoặc tâm thức (consciousness) mà với nó tất cả mọi thứ đều được biết. Bởi vì bản chất của bạn là vô hạn và không có gì có thể tồn tại bên ngoài bạn.

Nhận ra yếu tố vô hạn, vượt thời gian này của con người bạn và trải nghiệm sự tự do khỏi sự trói buộc của cơ thể, tâm trí và thế giới, và trong trải nghiệm nhận thức chân thực này, chân ngã của bạn, bản chất của nó là một niềm vui vô hạn.

Làm thế nào để bạn nhận ra bản chất vô hạn, vô tận của bản thể cốt lõi của mình? Hãy nhìn vào cái đang ý thức bên trong, và xem liệu bạn có thể tìm thấy một góc cạnh hay ranh giới cho nó hay không. Khi bạn xác định chắc chắn rằng ý thức không có kết thúc, hay nói cách khác, nó là vô hạn, thì hãy xem liệu bạn có thể khám phá ra thời điểm mà nó không hiện hữu hay không. Khi bạn khẳng định chắc chắn rằng không có thời điểm nào mà nó không hiện diện, hay nói cách khác, nó là vĩnh cửu, bạn đã trở về nhà và được tự do.

Bạn cần biết điều gì nữa? Sự khám phá, nhận biết, hiểu biết này – bản chất vô hạn và vĩnh cửu của tâm thức hay ý thức – làm tan biến mọi ngăn cách giữa bản thân và người khác, bạn và tôi, chủ thể và khách thể, cái này và cái kia, và tiết lộ bản chất không thể phân chia của mọi trải nghiệm. Tất cả mọi thứ đều được làm từ cùng một thứ – “Tâm thức” nếu bạn là nhà khoa học hoặc người thực dụng, hoặc “Ý thức” nếu bạn đến từ nền tảng triết học hoặc tâm linh – và do đó tất cả các hành động của chúng ta bắt nguồn từ sự tôn kính điều nhất thể này và không lan truyền gì khác ngoài hòa bình, tình yêu, và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, vạn vật và mọi cõi giới, bên trong và bên ngoài.

Tác giả: Centerless Center
Biên dịch: Prana — THĐP

Artwork: BigFace on DeviantArt


💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Sống thế nào khi không thông minh?

0

Trong cuốn Kỷ luật thép của Singapore cố thủ tướng Lý Quang Diệu khi được phỏng vấn đã cho biết ông “tin sự thông minh được quyết định bởi gen di truyền và điều đó phù hợp với thuyết tiến hoá.”

Ông lấy ví dụ chính ông và vợ mình là Kha Ngọc Chi, một trong số ít những người ông thừa nhận thông minh hơn mình, cả hai đều lấy được học bổng sang Anh học khi còn trẻ, đã tặng cho ba người con Lý Hiển Long – Thủ tướng Singapore từ năm 2004 và sắp về hưu khi đang ở tuổi 70, tiếp theo là Lý Vỹ Linh, bác sĩ chuyên khoa thần kinh và Lý Hiển Dương chủ tịch cục hàng không dân dụng Singapore cùng các cháu trai, gái món quà vô giá là gen di truyền chứa đựng sự thông minh của hai vợ chồng.

“Các cháu tôi đứa nào cũng IQ trên 140, từng đứa được kiểm tra kỹ lưỡng bởi con gái tôi và nó là chuyên gia về thần kinh và não bộ.” Ông Lý Quang Diệu nói.

Thậm chí ông Diệu còn trích dẫn nhiều lần câu nói “Dê trắng và dê đen cũng có thể sinh ra dê trắng, nhưng tốt nhất là nên là dê trắng với dê trắng để sinh ra thế hệ sau vượt trội hơn.”

Ông Diệu tỏ ra thông cảm với những ai không có bố mẹ là những người thông minh.

“Dù bạn không thích những gì tôi nói, thì rất tiếc đó lại là sự thật. Bạn chỉ có thể thay đổi bằng cách lấy một người vợ thông minh. Nếu như một luật sư mà không kết hôn với một nữ luật sư thì đó là điều ngu ngốc”. Ông đanh thép khẳng định.

Những ai biết về tiểu sử của nhà họ Lý của ông Diệu thì dù không vui khi ông nói thẳng như thế, nhưng vẫn phải đồng ý rằng những người kế tục ông đều chẳng thua kém cha mình khi xét về trí thông minh. Thủ tướng đương nhiệm Singapore – Lý Hiển Long, lúc còn là sinh viên ở Cambridge luôn nằm trong những người đứng đầu, thậm chí còn phá kỉ lục khi trả lời được rất nhiều câu hỏi siêu khó trong một cuộc thi. Tuy nhiên, ông Diệu lại không đề cập đến một điểm quan trọng còn hơn cả gen di truyền đó là MÔI TRƯỜNG.

Vì là con của thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long đã được tiếp cận, giáo dục và được tạo những lợi thế nhất định để đạt được kết quả tối ưu nhất trong học tập từ rất sớm. Cũng giống như cha mình, Lý Hiển Long cũng là một trong 5 hoặc 6 sinh viên Singapore trong thế hệ của mình dành được học bổng đi Anh. Ông Diệu cũng phủ nhận tất cả cáo buộc rằng việc các con mình được đi du học hay nắm giữ vị trí cao trong Nhà nước là do ông sắp đặt sẵn. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên khi những bạn học khác cũng đi Anh với Lý Hiển Long chính là con cháu những nhân vật quan trọng ở Singapore.

Có một câu hỏi khi mình đọc xong Kỷ luật thép của Singapore là: Nếu các con trai Diệu chỉ là con của một người Singapore bình thường, nhưng thông minh thì liệu sự thông minh ấy có thể giúp họ thành công như bây giờ không? Tất nhiên, đối với một người cầu toàn như Lý Quang Diệu thì ông đơn giản lý giải rằng “Đôi khi cuộc sống không công bằng, nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình.”

Nhiều chuyên gia công nhận nhà vật lý người Đức gốc Do Thái Albert Einstein không phải là người sở hữu gen di truyền chứa đựng sự thông minh. Bố mẹ ông là kỹ sư điện và mở công ty kinh doanh nhỏ. Người vợ đầu tiên của Einstein là Mileva Maric – bà là nữ sinh duy nhất chuyên về vật lý và toán học cùng lớp với Einstein. Có những thông tin cho biết, có thể Mileva cũng đã góp công lớn với Einstein trong việc tất chỉnh sửa, góp ý vào những bài viết liên quan đến thuyết tương đối cùng những nghiên cứu khác của ông.

Theo cách nhìn nhận của ông Diệu “Bạn nên vui khi ai đó khen con mình thông mình như mẹ chúng” cùng sự khẳng định của khá nhiều nhà khoa học khi chứng minh rằng con cái thông minh hay không là tuỳ thuộc ở người mẹ, thì Mileva hội tủ đủ yếu tố để cùng Einstein sinh ra những người con ưu tú.

Đáng tiếc hai người con trai của họ là Hans và Eduard lại chỉ là những người bình thường, dù niên thiếu cũng bộc lộ phần nào đó tư chất thông minh. Hans trở thành một người chuyên về kĩ thuật còn số phận người em trai Eduard thì lại là một bi kịch. Eduard lúc nhỏ đã có dấu hiệu tâm thần, sau này bệnh tình trở nên nghiệm trọng hơn và sau đấy chết trong trại tâm thần khi còn trẻ.

Nói về sự thông minh sẵn có của thế hệ trước sẽ truyền lại cho thế hệ sau thì kể cả gia đình Lý Quang Diệu hay Einstein đều giống nhau nhưng lại đưa đến hai kết quả khác nhau, đồng thời kéo theo một thắc mắc khó để trẳ lời liệu di truyền có phải là tất cả để quyết định trí thông minh và việc thông minh liệu có thể đạt được bằng cách khác không?

Dù điều này vẫn còn đây tranh luận và tranh cãi nhưng các nhà nghiên cứu cũng không phủ nhận gen di truyền ảnh hướng đến trí thông minh từ 30-50%. Phần còn lại được quyết định bằng môi trường, tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Nói một cách đơn giản, thông minh ngay từ nhỏ nhưng nếu không có sự nỗ lực và có được một môi trường hoàn hảo thì chưa chắc đó là một lợi thế đảm bảo cho thành công mai sau. Thực tế đã chứng minh, khác với các con của Lý Quang Diệu, hai người con trai của Einstein lại không có được một môi trường tốt để phát huy gen thông minh của họ (nếu họ thực sự được thừa hưởng).

Còn những người con của ông Diệu và bà Chi là một điển hình cho cả việc được thừa hưởng cả trí thông minh lẫn môi trương để phát huy hết khả năng. Ông Diệu luôn khen ngợi các con là những người có cá tính cùng khả năng tự lập tốt. Đúng vậy, nhưng Lý Hiển Long hay Lý Vỹ Linh không chỉ có một người cha là thủ tướng, một người có tầm nhìn mà còn là người thầy nghiêm khắc, quyết đoán,thông tuệ, tận tình chỉ lối và đặt họ vào một môi trường tốt nhất có thể. Chính điều này có thể là yếu tố then chốt đưa tới sự thành công bên cạnh sự thông minh của các con ông Diệu. Có những dẫn chứng trong các nghiên cứu và chứng thực dựa trên thực tế được nhắc đến trong các đầu sách khoa học chỉ ra rằng: cách tốt nhất để tiến bộ thần tốc là có một người đầy kinh nghiệm ở đằng sau quan sát, góp ý và chỉ ra những điểm tốt, điểm cần hoàn thiện hơn của mình cùng một môi trường thuận lợi và ổn định. Khi kết hợp cả hai điều này sẽ tạo nên chìa khoá dẫn đến thành công.

Alexander Đại đế là vị vua nổi tiếng nhất trong thời cổ đại, đã chinh phục gần như thế giới được biết đến trong thời điểm đó. Là con trai của một vị vua nổi tiếng là Philip II cùng người vợ tính khí thất thường đam mê những nghi thức tôn giáo là Olympias. Ngay từ tuổi thiếu niên, Alexander đã được cha dẫn đi cùng mình học cách cai trị đất nước và đánh trận. Điều này cũng thấy ở Lý Quang Diệu, ông cùng các con mình học ngôn ngữ, chơi cờ, đọc sách và hay dẫn con trai lớn là Lý Hiển Long đi gặp gỡ người dân và tham gia các cuộc tranh luận chính trị ở Síngapore.

Philip II tự biết cần phải có một người giỏi hơn để giáo dục Alexander ngoài việc cầm quân. Thế là vị vua vĩ đại này sau được vua cha sắp xếp theo học triết gia Aristotle một thời gian. Aristotle ít khi tin tưởng giới quý tộc hợm hĩnh, nhưng ông lại nhìn thấy tài năng của Alexander nên tận tình chỉ bảo, dạy dỗ Alexander học cách hùng biện, văn học, triết học… Alexander đặc biệt đam mê sử thi Iliad và sùng bái Achilles luôn luôn lấy đó để phấn đấu. Dù Alexander đã bộc lộ tài năng của mình khi chưa tròn 18 tuổi đã đánh thắng một trận lớn, được vua cha hết lời khen ngợi. Nhưng những gì Alexander học hỏi, quan sát và được chỉ dẫn tận tâm từ Philip II và Aristotle mới là nền tảng cho sự nghiệp chinh phục khi trưởng thành. Thậm chí, những kỹ năng mềm đó còn cứu tính mạng của ông nhiều lần khi phải đối chọi với đối phương có quân số đông gấp bội hay sự nổi loạn của chính quân mình, thì những lời hùng biện lên tinh thần, khích lệ quân lính hiểu đã giúp Alexander thay đổi tình thế.

Còn trong trường hợp nếu như bạn không phải là người có tư chất từ gen di truyền thì liệu có trở thành “dê trắng” hay phải chấp nhận số phận như lời của Lý Quang Diệu? Trái lại việc bạn chỉ là người bình thường thì việc trở nên thông minh hơn và thành công trong cuộc sống cũng chẳng kém gì những người có tư chất.

Khái niệm 10.000 giờ được Malcolm Gladwell chỉ ra là khoảng thời gian tối thiểu để chỉ một người thành thạo một kỹ năng ở mức hoàn hảo. Kỹ năng đó là bất cứ điều gì, từ học tập, thể thao, ngôn ngữ đều phải trả giá bằng 10.000 giờ hoặc nhiều hơn thế.

Nhà soạn nhạc người Áo Mozart là một minh chứng kinh điển về định kiến thiên tài là tất cả. Mozart thành thạo chơi piano lúc 3 tuổi, 5 tuổi ông chơi nhạc trong hoàng cung và biểu diễn tài năng của mình dù các phím đàn đã bị che phủ bằng một tấm khăn. Thời điểm đó, ông được coi là thần đồng, còn người trong gia đình, đặc biệt là bố và chị gái, mới rõ ông đã khổ công rèn luyện như thế nào để trở nên xuất chúng.

Bố Mozart vốn là một giáo viên dạy nhạc, bản thân chị gái cũng rất tài năng. Khi nhận ra khả năng của Mozart là không giới hạn, bố ông đã bỏ dạy để uốn nắn, chỉ dẫn cho Mozart. Còn Mozart trước đó không hề giỏi hơn chị gái mình, nhưng đó là một động lực thúc đẩy ông dành nhiều thời gian nhất có thể cho âm nhạc ngay từ khi nhỏ. Chị gái ông, Maria viết hồi ký sau nhiều năm khi Mozart chết đề cập đến sự tập trung đến kì lạ và niềm đam mê chơi lẫn phổ nhạc của em trai mình khi mới 3 tuổi. Niềm đam mê lẫn sự tập trung này kéo dài đến 25 năm sau cũng vẫn thế. Mỗi bản nhạc của ông khi hoàn chỉnh đã trải qua hàng nghìn giờ bế tắc trên trang giấy, mà khi thu thập lại lên tới hàng trăm bản soạn dang dở được tìm thấy và lưu trữ trong bảo tàng. Thiên tài là tổng hợp của tất cả những thứ khác mà người bình thường không muốn làm chứ không chỉ là thông minh do di truyền.

Trí thông minh hay IQ cao không đồng nghĩa với việc sẽ thành công sau này nếu thiếu đi niềm đam mê, sự tập trung, tính kỷ luật và sẵn sàng tôi luyện kỹ năng của mình trong một thời gian dài. Người Việt có câu “Cần cù bù thông minh” là kết luận đơn giản thay cho những bài phân tích chi tiết nhất.

Trí thông minh có vượt trội hay không cũng không phải vấn đề dẫn tới thành công trong cuộc sống. Bạn sẽ được đền đáp khi rèn luyện bản thân và làm việc chăm chỉ. Không có cách nào khác được, dù cho sở hữu sự thông minh hơn người nhưng không thường xuyên sử dụng, nâng cao bản thân và đi quá giới hạn thì lợi thế thông minh chỉ là một khái niệm tương đối. Michael Jordan – ông vua bóng rổ Mỹ có nói rằng “Tôi đã ném trúng nhiều lần nhưng còn ném trượt nhiều hơn và quan trọng là điều đó làm tôi không từ bỏ.”

Sinh ra không có gen thông minh không phải lỗi tại bạn, nhưng bạn sống và chết đi trong sự ngu dốt do thiếu nỗ lực thì chắc chắn đó là lỗi tại bạn. Trí thông minh giống như đám mây mờ che phủ tất cả những gì ở phía sau. Quá gần và cũng quá xa cho ai đấy muốn tìm kiếm khát vọng để trở nên hoàn thiện hơn.

Hãy vượt qua định kiến về thiên tài và trí thông minh, truyền thông và quá nhiều lời tâng bốc đã làm cho hai khái niệm đó dành được nhiều sự quan tâm và tẩy não chúng ta. Bản chất thật sự của trí thông minh là bắt đầu từ cái yêu thích và đam mê đến phát điên vì nó. Hàng ngày lập đi lập lại và đừng mong chờ thành quả sẽ đến ngay vì thành công là không chớp nhoáng.

Trí thông minh được bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, không ngừng học hỏi, kiểm soát cảm xúc và hoàn thiện bản thân. Thông minh không hề giới hạn vì nó phụ thuộc vào bản thân chúng ta, điều này khiến việc di truyền chỉ còn là một câu chuyện vui. Số phận chỉ là cái cớ và lý do chính để bạn khám phá toàn bộ những gì mình có thể trở nên và đạt được.

Gen di truyền cũng giống như trò tung đồng xu, mặt nào cũng không quan trọng vì bạn mới chính là người quyết định. Thông minh hay không đó là ở sự lựa chọn của bạn.

Tác giả: Đức Nhân
Biên tập: THĐP

Photo: Ig

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Làm thế nào để tìm ra sứ mệnh và món quà của chính mình?

0

Tôi tin rằng mỗi chúng ta sinh ra đều sở hữu một món quà để dâng tặng cho thế giới. Nói cách khác, chúng ta sinh ra với một sứ mệnh nào đó, hay với một khả năng nào đó mà chúng ta làm tốt nhất. Nó có thể là khả năng viết lách, ca hát, hay đơn giản chỉ là một thợ trồng hoa giỏi.

Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ làm được một số công việc nhất định và vô dụng ở hầu hết những lĩnh vực khác. Tôi không khuyến khích lối suy nghĩ này vì nó là một tư duy tự giới hạn bản thân. Chúng ta có thể làm được tất cả, nếu chúng ta luyện tập và học hỏi. Tuy nhiên, mỗi người sinh ra với một bộ gen, đặc điểm cơ thể hay tâm trí phù hợp với những công việc nhất định mà khi chú trọng vào nó, ta có thể khai thác tối đa tiềm năng. Đơn giản như con cá sinh ra để bơi, và con ngựa sinh ra để chạy. Và có thể chúng ta là một con chim đang loay hoay dưới mặt đất và không biết liệu mình sinh ra để làm gì.

Tìm ra điều mình sinh ra để làm hay sứ mệnh (khi nói theo cách hơi cao cả một chút) sẽ cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa hơn, và trọn vẹn hơn. Điều mà hầu hết giới trẻ chúng ta không làm được và cứ sống lay lắt qua ngày bằng những thú vui giúp chúng ta quên đi thực tại nhàm chán. Nhưng sẽ không sao nếu bạn chưa tìm ra được sứ mệnh, cuối cùng nó cũng chỉ là những giai đoạn mà ai cũng phải trải qua, giống như tôi trong những năm tháng bất định, và có lẽ bây giờ chỉ đỡ bất định hơn. Thứ quan trọng hơn là chúng ta bắt đầu định hình trong đầu một giá trị để hướng tới và thay đổi, thay vì an phận với thực tại nhàm chán.

Bằng chút trải nghiệm của mình, tôi mong những chia sẻ về hành trình tìm ra sứ mệnh hay món quà của mình là thứ bạn có thể tham khảo và suy ngẫm nhiều hơn.

THỬ NGHIỆM THẬT NHIỀU

Có một sự thật không vui cho lắm là sứ mệnh và đam mê của chúng ta không phải lúc nào cũng nằm chình ình trước mắt bạn để bạn nhìn thấy, ngược lại đó cũng là phần thú vị nhất của trò chơi. Đôi khi muốn tìm thấy nó, chúng ta phải trải qua nhiều năm tháng thử nghiệm, sai lầm, học hỏi cũng như thất bại và gục ngã. Trong hành trình của bản thân mình, tôi cũng đã thử trải nghiệm nhiều thứ trong nhiều lĩnh vực. Tôi có thể tóm lược một chút nếu bạn cũng tò mò về nó.

Năm tôi 17 tuổi có lẽ là khoảng thời gian bắt đầu cuộc hành trình khi tôi đọc 2 cuốn sách đầu tiên và bắt đầu có suy nghĩ nghiêm túc với cuộc đời mình. Năm 18 tuổi, tôi phải đối diện với một số câu hỏi về sự nghiệp cũng như con đường phía trước. Sau đó tôi thi đậu vào trường Đại học ở TP.HCM ngành học Quản trị Kinh doanh. Trong thời gian học năm nhất, tôi mày mò làm youtube, viết blog, tự học tiếng Anh, đọc nhiều cuốn sách về tài chính cũng phát triển bản thân. Song song với đó, tôi xin đi làm thêm ở một số nơi, từ bán hàng, đến trồng cây cảnh, bảo vệ sự kiện và phục vụ quán ăn. Sau đó, tôi phát hiện ra xu hướng của mình không phù hợp với ngành học, tôi chuyển trường, học Ngôn Ngữ Anh. Tôi tiếp tục làm thêm các công việc như trợ giảng và biên dịch. Về thể thao, tôi chơi bóng đá từ nhỏ, học qua võ thuật, chạy bộ, tập thể hình, chơi bóng chuyền, cầu lông,… Về nghệ thuật, tôi từng tự học guitar (nhưng không ra gì), viết nhạc rap và chơi freestyle.

Bên trong những trải nghiệm đó có những thứ phù hợp và có những thứ không, thậm chí tương phản. Tuy nhiên, tôi không xem điều đó là mất thời gian, tất cả trải nghiệm đều quý giá. Những trải nghiệm theo thời gian làm nổi ra những xu hướng phát triển, tính cách cũng như điểm mạnh, điểm yếu của tôi. Nhờ đó tôi biết mình cần phát huy ở đâu, cải thiện chỗ nào, và giá trị nào cần theo đuổi, những ảo tưởng nào cần buông bỏ. Đó hầu như là thứ tôi dùng định hình hướng đi của mình sau này. Và dữ liệu này sẽ tăng lên, bức tranh sẽ ngày càng rõ ràng hơn, vì tôi biết mình chưa dừng ở đó, đây mới chỉ là bước khởi đầu của tôi, còn một chân trời cho tôi khám phá phía trước.

Và những dữ liệu, trải nghiệm và kinh nghiệm này một người không thể có nếu như họ không chịu hành động và dấn thân. Thứ chúng ta cần làm là dũng cảm bước đi, mặc dù đôi khi chúng ta sẽ sợ hãi, hoặc thấy mình trong bộ dạng một kẻ ngốc. Sợ hãi, hay vụng về, e ngại là những anh bạn chúng ta cần làm quen, sau khi thân thiết, chúng ta sẽ dễ trao đổi và thỏa thuận với những anh bạn ấy hơn thay vì trốn chạy và xem họ như kẻ thù.

Tôi có nghe nói đến một câu nói khá nổi tiếng của Steve Jobs, và bản thân tôi thấy nó khá đúng:

“Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai.”

Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải chịu thử nghiệm và dấn thân để tạo ra các điểm cần thiết để kết nối, thay vì ngồi mơ tưởng về các điểm ấy trong tương lai mà không hành động. Có thể bây giờ chúng ta cảm thấy mơ hồ và vô định, nhưng hãy dũng cảm bước đi cùng với sự tin tưởng, vì “các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai.”

TÌM RA ĐIỀU MANG LẠI GIÁ TRỊ CHO BẢN THÂN VÀ THẾ GIỚI

Ban đầu khi tôi viết những dòng chữ đầu tiên trên cuốn sổ của mình, mục đích duy nhất của tôi là để sắp xếp những dòng suy nghĩ của bản thân cho ngay ngắn, khiến tư duy trở nên rõ ràng và có hệ thống hơn. Viết cũng là nơi mà tôi lưu giữ những nhận thức quan trọng của mình để sau này có cái để đọc lại khi tôi bỗng nhiên quên mất hoặc rơi vào trạng thái mất phương hướng.

CHÌA KHÓA LÀ VIỆC ĐÓ PHẢI CÓ GIÁ TRỊ VỚI BẢN THÂN BẠN. Bạn có thể thấy, việc viết tự thân nó đã có một giá trị không nhỏ đối với bản thân tôi, và việc tôi chia sẻ nó cho mọi người chỉ là hệ quả tất yếu. Giống như khi bạn có nhiều tiền bạn mới có thể cho người khác, còn khi bạn nghèo, thì hãy khoan tính đến chuyện đó. Đây là điều quan trọng, bởi khi một khi tự thân bạn không hưởng lợi ích từ nó, và tận hưởng nó, thì thật sự việc cố gắng làm nó chỉ là tra tấn chính mình. Ngoài ra, khi bạn làm điều gì đó chỉ với ham muốn thành quả bên ngoài như kiếm tiền, danh tiếng, điều đó sẽ tước đi hạnh phúc nội tại của bạn. Những người tôi biết là thành công trong đam mê hay sứ mệnh của mình đều nói rằng họ tận hưởng công việc của mình, rằng nó có ý nghĩa rất lớn lao đối với họ và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Vậy nên, hãy sống cuộc sống của mình trước.

Sau khi tìm được điều có giá trị với bản thân mình, hãy chia sẻ nó với người khác. Đây là khi năng lượng được chảy ra, luân chuyển và kết tinh thành những món quà. Chúng ta không chỉ sống một mình trên thế giới này, và việc được kết nối, giúp đỡ và nhìn thấy người khác hạnh phúc cũng là một phần hành phúc lớn lao của chúng ta. Rốt cuộc thì điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời này chính là tình yêu, cuộc sống của chúng ta trở nên đáng sống cũng là nhờ nó.

“Cuộc đời bạn không có liên quan gì tới bạn. Nó nằm ở cuộc đời của tất cả những người mà bạn chạm đến, và cách bạn chạm vào chúng. Tình yêu là tất cả.” – Neale Donald Walsch

Tuy nhiên, ý tôi muốn nói đến những thứ thực sự có giá trị, và chúng ta nên xem xét đâu là những chân giá trị đích thực. Giá trị là thứ phải thực sự có ảnh hưởng thúc đẩy đối với chúng ta lẫn người khác đến gần với Chân – Thiện – Mỹ. Và thử nghĩ xem, bạn không thể xem việc chơi banh đũa hay bắn bi là đam mê hay sứ mệnh được.

MỘT SỐ CÂN NHẮC

Việc tìm được đam mê hay sứ mệnh sẽ khiến cuộc đời bạn đáng sống hơn gấp nhiều lần, bạn không cần phải xem công việc là một cực hình nữa. Công việc chiếm giữ gần 1/3 quãng thời gian sống của chúng ta, đừng để chúng biến thành một gánh nặng.

Tuy nhiên, con đường đi tới đó không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách đôi khi khiến chúng ta cần phải nỗ lực thực sự. Việc cân bằng giữa sứ mệnh và nghĩa vụ gia đình và tài chính cũng là điều vô cùng quan trọng. Tối đa hóa tiềm năng của chính mình đi kèm với những kỹ năng tài chính, xã hội sẽ cần thiết. Dù sao đi nữa, ý nghĩa và tình yêu sẽ là niềm cảm hứng để chúng ta bước tiếp cùng với sứ mệnh của mình

LỜI KẾT

Tôi chưa từng nghĩ quá nhiều về việc tôi đang làm hiện tại, tôi chỉ bước đi và bước đi, hành động theo những gì tôi cho là tốt nhất tôi có thể làm, và để mọi thứ đến một cách tự nhiên. Khi bạn được sinh ra để làm điều gì đó, nó sẽ luôn tìm kiếm bạn, nếu bạn tạo điều kiện cho sự tìm kiếm ấy có thể xảy ra, tức là khi bạn cũng bắt đầu sẵn sàng để tìm kiếm nó.

“Điều bạn tìm kiếm cũng đang tìm kiếm bạn” – Rumi

Cuộc sống trọn vẹn là khi bạn sống hết tiềm năng của mình và tan biến trong phúc lạc của tình yêu và niềm cảm hứng vô tận của cuộc sống. Hãy để mọi tế bào của bạn được trao đi món quà của nó. Việc đầu tiên phải làm, tìm ra món quà đó là gì.

“Chỉ một cuộc đời sống để phục vụ tha nhân mới là một cuộc đời đáng sống.” — Albert Einstein

“Cách tốt nhất để tìm được chính mình là đánh mất chính mình trong sự phục vụ tha nhân.” – Mahatma Gandhi

Mong bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng sống. Peace.

Tác giả: Bá Kỳ
Biên tập: THĐP

Ảnh: Roman Kraft on Unsplash

💪 [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC ➡️ https://bit.ly/camnangnofap
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club ➡️ https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27 ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP