28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 197

[BDTT8] Khi Lỗi Lầm Thuộc Về Những Vì Sao – John Green

Featured Image: Bìa sách “Khi Lỗi Lầm Thuộc Về Những Vì Sao” bản tiếng Anh

 

“Đôi khi bạn đọc được một cuốn sách và nó truyền cho bạn một thứ đức tin cuồng loạn, và bạn dần tin rằng thế giới đang bị chia cắt này sẽ chẳng thể nào hàn gắn lại được khi và chỉ khi toàn bộ nhân loại đọc được cuốn sách đó.”

Tôi có cảm giác là cuốn sách đó là của tôi, được viết ra để dành cho tôi. Cũng thật lạ, khi nó chẳng phải là cuốn sách viết bởi một cây đại thụ của nền văn học thế giới, hay được xếp vào giá dành cho những cuốn sách kinh điển, cũng chẳng phải cuốn sách được viết với một ngôn ngữ văn chương trác tuyệt nhất, nhưng, bạn biết đấy, có ai yêu mà biết được chính xác vì sao yêu, bằng một cách bí mật nào đó, cuốn sách nó chạm được vào tôi, trả lời cho những gì nhức nhối nhất trong tôi và dần dần biến thành một phần của tôi tự lúc nào. Hạnh phúc có được sẻ chia thì mới trở nên trọn vẹn và tròn đầy, tôi băn khoăn không biết làm thế nào cái thế giới bị chia cắt này có thể đọc được cuốn sách của tôi đây?

Tôi thích cái cảm giác được đắm mình sâu vào một cuốn sách, khóc cười cùng nhân vật, được trải nghiệm một thực tại khác, một không gian và thời gian khác. Nhưng tôi yêu cái cảm giác thấy chính mình lấp ló trong những trang sách, thấy thực tại của mình trong thế giới tưởng tượng của một nhà văn xa xôi phía bên kia bán cầu, cảm nhận tác giá đang đối thoại với mình, trả lời cho những gì mình đang tìm kiếm. Điều tuyệt vời của việc đọc không phải là việc khám phá ra những điều mới lạ, mà là bắt gặp chính mình, chính những suy tư và tình cảm của mình trong những câu chữ uyển chuyển giàu chất thơ, cảm giác thăng hoa giống như gặp tri kỉ của đời minh nhưng dưới hình hài của những trang sách thơm mùi giấy mới. Điều đó chính là phép màu của văn học, người ta đọc để thấy mình chẳng còn cô đơn. Tôi cũng không ngờ một cuốn sách “best seller” “Khi lỗi lầm thuộc về những vì sao” có thể làm điều đó với tôi (quả là từ trước đến nay tôi chẳng phải là fan của những best sellers cho lắm)

“Mọi lẽ nghi vấn đều khiến chúng ta trở về với câu hỏi liệu cuộc sống của con người có ý nghĩa gì và phải chăng tất cả đều mang một ý nghĩa nào đó.” Có lẽ không có ai mà chưa từng vật lộn trước những câu hỏi truy vấn về “ý nghĩa”. Liệu mọi thứ có “ý nghĩa” gì đó không khi cái hồi kết dường như là được viết trước cho tất cả mọi người, sự hiện sinh của mỗi cá nhân và cả nhân loại chỉ như ánh chớp ngắn ngủi giữa đêm trường thời gian vô tận, khi vĩnh hằng vốn là một khái niệm không chính xác, khi sự lãng quên là không thể tránh khỏi. “Sẽ có một lúc nào đó sẽ chẳng ai còn sống sót để nhớ về bất cứ người nào đã từng tồn tại hay nhớ xem loài người đã làm được những gì… Tất cả những gì chúng ta đã từng làm nên, gây dựng, viết ra, suy tưởng, khám phá sẽ bị lãng quên và tất cả mọi thứ rồi sẽ thành con số không tròn trĩnh.”

Nếu như bạn vẫn đang mắc kẹt câu hỏi mang tính chất hiện sinh đó thì tôi cũng mạo muội “trả lời” rằng: vốn làm gì có thứ “ý nghĩa” nào nằm ngoài đời sống của con người, “ý nghĩa” của đời sống là chính nó, là chính sự sống, là sống trọn vẹn và tròn đầy trong những khoảnh khắc hữu hạn mà bạn có. Những người độ tuổi 20, sức xuân đang phơi phới như bạn và tôi có thể nghĩ đời sống như vậy có vẻ đơn giản, nhạt nhẽo và chẳng có “ý nghĩa” gì cả, cũng khó trách được khi mà những điều giá trị nhất, cốt lõi nhất thường được nghiệm ra khi bạn buộc phải đứng trước những lằn ranh giữa sự sống và cái chết, nơi bạn có thể nhìn ra những điều mà bạn sẽ chẳng bao giờ chú ý đến khi lúc nào cũng “an toàn”, khi mà những chòm sao chiếu mệnh đầy lỗi lầm buộc bạn phải, giống như Hazel và Augustus, bị ung thư và sắp chết.

Hazel là một cô bé xinh đẹp, thích đọc sách, đọc thơ, mơ mộng và thích xem những show truyền hình siêu nhảm, còn Augustus thì hài hước, giỏi thế thao, thích chơi game và bị ám ảnh bởi những trò ẩn dụ thú vị. Những con người ở độ tuổi 17 ngọt ngào có thể có cuộc sống bình thường nếu như những căn bệnh ung thư không tước khỏi họ khỏi cái điều căn bản và giản dị đó. Có những nỗi đau mà tưởng chừng như chạm đến giới hạn của những nỗi đau, cả về thể xác lẫn tinh thần “phần lớn cuộc đời tôi dành để cố gắng không bật khóc trước những người tôi yêu thương.” Nhưng thiết nghĩ rằng buồn đau đâu thể làm thay đổi con người ta, nó chỉ làm bộc lộ con người ta mà thôi, khi phải đấu tranh những buồn đau để sống, họ càng khát sống hơn và sống cũng nhiều hơn. “Tôi cố gắng tự an ủi mình rằng, mọi thứ còn có thể tệ hơn, rằng thế giới này không phải là một nhà máy sản xuất điều ước, rằng tôi đang sống với căn bệnh ung thư chứ chưa chết bởi nó, rằng tôi không được cho phép nó giết chết mình trước khi nó có thể giết chết mình.”

Hazel Grace, cô gái ấy, luôn tìm cách làm đầy cuộc sống ngắn ngủi của mình, trong những phút yếu lòng trong sợ hãi và âu lo cô tự dặn mình “ những suy nghĩ như vậy sẽ làm phí phạm những khoảnh khắc của cái cuộc sống vốn được tạo nên bởi những khoảnh khắc hữu hạn như vậy.” Cô gái của tôi luôn đong đếm cuộc sống của mình bằng những khoảnh khắc hữu hạn và trân trọng, dè sẻn chúng như vậy trong khi chúng ta như những kẻ nhà giàu ngu ngốc và hợm hĩnh luôn sống mà không ý thức về điều đó và ba hoa về sự có “ý nghĩa” của nó.

Cách sống trọn vẹn nhất chẳng phải là sống  yêu hay sao? Cuốn sách trước hết viết về một câu chuyện tình, một thứ tình yêu đẹp đẽ và không tì vết kiểu như … tình yêu thật sự. “Tớ yêu cậu, dù biết rằng tình yêu chỉ như tiếng hét vào giữa khoảng không, biết rằng sự lãng quên là không thể nào tránh khỏi, biết rằng số phận bi thương của chúng ta đã được an bài, biết rằng sẽ có một ngày mọi nỗ lực của con người đều trở thành cát bụi, biết rằng cuối cùng mặt trời cũng sẽ nuốt chửng cái hành tinh mà hai chúng ta có, và sau tất cả những thứ đó anh vẫn yêu em.”

Chúng ta sống trong nỗi sợ cái chết và sự lãng quên, và, tình yêu là cái nỗ lực đẹp đẽ nhất chống lại cái chết và sự lãng quên đó. Hầu như tất cả loài người tham lam chúng ta đều mong muốn được nhớ tới một cách vẻ vang, ghi lại dấu ấn của mình như một nỗ lực đáng thương để “chiến thắng” cái chết. Hazel và Augustus chẳng để gì nhiều nhặn cho đời, nhưng có hề gì đâu khi “dấu ấn con người để lại thường là những vết sẹo” mà thôi, và bản thân yêu thương đã rất đầy đủ rồi. Họ đã có những phút giây ngắn ngủi nhưng vẫn là vĩnh viễn và vô tận mà họ không sẵn sàng đánh đổi bất cứ thứ gì cho những phút giây đó- nơi có sự hiện diện của một thứ còn bí hiểm hơn cả cái chết, cái đó gọi là Tình Yêu.

Tôi rất đồng ý với Hazel: “Có hai loại người trưởng thành. Loại người thứ nhất như Peter Van Houten, họ là những sinh vật khốn khổ luôn tìm sục sạo mọi nơi trên trái đất để tìm thứ gì đó để gây tổn thương. Và có những người giống như cha mẹ tôi, luôn đi loanh quanh như zoombi và làm nhiều thứ linh tinh cốt để được đi loanh quanh.” Cả tôi và Hazel đều không muốn sống một những cuộc sống như vậy. Xung quanh ta thiếu gì những người sống máy móc, quẩn quanh trong những khuôn thước may sẵn, những đám đông ồn ào mà thiếu sức sống, những con người tất tả chạy ngược xuôi với đầy rẫy lo toan cốt để cuối ngày dành buổi tối trước cái TV hay những thú vui nhạt nhẽo và giả tạo khác.

Tôi cũng chẳng tin vào những kẻ tuy tìm được lối ra khỏi đám đông kia nhưng lại rơi vào cái bẫy trong trò chơi của chính họ, luôn thích gặm nhấm nỗi buồn và sự cô đơn, luôn muốn lánh xa tất cả và kêu gào là họ đang sống là ‘chính mình’ và gọi phần còn lại của thế giới là điên cuồng, là thối nát. Chĩa mũi nhọn vào cuộc đời thì chính họ mới là người bị tổn thương. Cái nỗ lực thoát khỏi đời sống “mờ mờ nhân ảnh” khiến họ ôm khư khư cái tôi đầy sầu não của mình mà không biết rằng ‘cái tôi’ chính là trò ảo tưởng lớn nhất của loài người. Không, nếu trưởng thành mà là như vậy, tôi thà khước từ sự trưởng thành của mình còn hơn.

Tôi tin rằng nếu ai cũng ý thức thật sự được sự hiện sinh bản thân nó là quý giá vô ngần, rằng cuộc sống chỉ là tập hợp hữu hạn những khoảnh khắc, rằng yêu thương (theo nghĩa rộng) mới chính là triết lí sống tối cao nhất mà nhờ đó ta có thể biến những hữu hạn của ta thành mãi mãi, mọi thứ đã có thể rất rất khác.

Tôi thật sự thích cái cách tác giả nói về thật nhiều thứ trong giới hạn một cuốn sách nhỏ xinh ấy, thông qua một câu chuyện tình tưởng như là sến sẩm, trẻ con, qua chủ đề về nạn nhân ung thư tưởng chừng xưa như trái đất, viết bằng ngôn ngữ teen giản dị và hài hước mà vẫn giàu chất thơ. Cuộc sống thì nhiều điều bất ngờ và cuốn sách là một trong những điều đó.

 

 

Nancy


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Cho ngày cơn gió không chạy trốn

Featured Image: Minh Chau Pham

Có nên viết bài thơ tình tháng Tám
khi lời yêu đã khản tiếng lâu rồi
từng con chữ trốn trong bờ mỏi mệt
niềm an nhiên thất lạc chẳng tăm hơi

Có nên viết rằng ngày thì rất cũ
những mơ hồ đã chạm đáy thung sâu
hài cốt đặt trên quách thời gian mục
những bài thơ là giả trá âu sầu

Có nên viết khúc bi ca màu gió
bởi giấc mơ vừa chạm đỉnh hoang đường
em hư ảo tất nhiên em không thật
tội lỗi gì tôi lạnh giữa đêm sương?

Bởi tháng tám nhớ bóng đêm hành khất
nên bao dung tôi lạc giữa chiêm bao
bởi cơn nhớ là lãng quên rất vội
nên đăm chiêu nhành cúc dại ven rào

 

Phương Uy

Nếu muốn tìm kiếm đam mê, việc đầu tiên phải làm là thức dậy

Featured Image: Rob Swatski

 

“Với tôi, hành trình tìm ra đam mê là một cuộc chiến. Nó vẫn chưa hề kết thúc. Nhưng tôi tin, trong 4 năm đó, mình chưa lãng phí phút giây nào trong đời.” (Chia sẻ của tác giả câu chuyện – Trần Thị Trà My, Marketing Executive, AYP).

Chương 1: Ngủ đông

Say sóng công việc “thời thượng”

Thời đại học, bạn bè kháo nhau “phải làm trong những công ty xịn, bự, gắn “mác” quốc tế, nhận lương tháng tính bằng đô thì mới gọi là thành đạt”. Tôi cũng “say sóng” theo trào lưu, tăm tia những công ty đa quốc gia từ năm 2. Đến đầu năm 4, khi chưa tốt nghiệp, tôi may mắn nhận công việc toàn thời gian tại một ngân hàng quốc tế – nơi làm việc “thời thượng” được nhiều sinh viên mơ ước. 21 tuổi, tôi đắm mình trong niềm tự hào mãnh liệt tại môi trường quốc tế tuyệt vời. Tôi lao vào làm việc hăng say, hòa nhập vào nhịp điệu chuyên nghiệp, lặn ngụp trong khối lượng công việc khổng lồ.

Nhưng sau 1 năm đi sớm về muộn, tôi phát hiện ra người hạnh phúc nhất khi tôi làm tại đây chính là… ba mẹ và anh trai tôi. Vốn theo nghề Y, họ luôn muốn tôi – một đứa con gái ương bướng, có một công việc “ổn định” “lương hấp dẫn”, thêm chút “sang chảnh” của ngân hàng là quá hoàn hảo.

Một buổi sáng, tôi cảm thấy mệt mỏi, không thể dậy được dù báo thức reo inh ỏi. Lăn qua lăn lại trong chăn, tôi hỏi mình: “Tại sao tôi lại ở đây? Tôi thích niềm vui, mê sự sáng tạo, năng động, vậy mà công việc này cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, với quá nhiều hệ thống cùng hàng tá quy trình thủ tục. Nếu có thay đổi, thì là tôi “được” phân chia lại danh mục khách hàng và… thêm khách hàng, thêm công việc tương tự.” Đây đúng là công việc nhà nhà thèm muốn, người người khát khao. Nhưng đây KHÔNG PHẢI là công việc tôi mơ ước. Tôi đâm chán nản và đã SẴN SÀNG BỎ CUỘC.

Sống theo lời người khác

Tôi đến gặp sếp để trình bày ý định nghỉ việc. Tôi cảm thấy mơ hồ, mông lung. Tôi biết mình không hợp với ngân hàng. Nhưng tôi hoàn toàn không biết mình công việc tương lai của mình là gì. Nếu nghỉ việc, có phải tôi đã mất cơ hội phát triển khổng lồ trong môi trường tuyệt vời này không?

Tôi bị ba mẹ và anh trai mắng vì cái tội “ngu, sướng mà không biết hưởng”, công việc tốt thế mà đòi bỏ. Bạn bè thì khuyên chung chung “thích thì làm, chán thì bỏ, còn trẻ, cứ nhảy việc, tìm được nơi mình thích thì tự nhiên sẽ gắn bó thôi”. Tôi vô tình tự dìm mình vào mớ bùi nhùi ý kiến của người khác. Tôi mệt mỏi với từng cuộc gọi của gia đìnhnói “không được nghỉ việc”. Tôi hoang mang với lời khuyên “phóng khoáng” của bạn bè. Biết đâu tôi chưa hiểu đủ sâu công việc ngân hàng…

Thôi thì, tôi ở lại, thử thách thêm 1 năm để tìm câu trả lời đúng cho mình.

Đến tận cùng giấc ngủ

Tiếp tục làm tại ngân hàng, tôi lao vào công việc còn quyết liệt hơn, thay vì tiếp tục thói quen nằm lỳ mỗi sáng, chửi bới tại sao mình phải đi làm và giải quyết hàng tá công việc mới được nhân bản vô tính từ việc cũ của ngày hôm qua. Khả năng và tốc độ xử lý công việc của tôi bây giờ tăng tốccao vọt, cho tôi của ngày xưa “hít khói”. Ngày cuối năm, từ một đứa chán việc, tôi trở thành nhân viên được đánh giá cao của team, được sự công nhận của Trưởng phòng.

Nhưng trong suốt 2 năm gồng mình lên hoàn thành trách nhiệm, tôi đã hiểu. Với tính chất ngành ngân hàng, với những mối quan hệ tôi đã có, tôi biết rằng, từ bản chất, tôi không hợp với ngân hàng.

Tôi nghĩ rằng bến đỗ của tôi thuộc về con thuyền marketing.

Chương 2: Thức dậy

Từ lúc đó, tôi nghiến ngấu thông tin về marketing, hỏi han bạn bè trong ngành, cực kỳ phấn khích vì nghĩ rằng: “Con đường cách mạng là đây!”

Tôi đến gặp sếp và chia sẻ ý định nghỉ việc để chuyển sang marketing. Với tất cả sự ngạc nhiên, sếp không bất ngờ, không băn khoăn mà chắc như đinh đóng cột: “Anh cũng nghĩ em hợp với các ngành năng động như marketing, event… Em cứ thử sức. Anh hoàn toàn ủng hộ.” Còn “sếp lớn” – Một người mà tôi rất trân trọng và kính nể, trong ngày cuối cùng tôi làm việc đã nói: “Em còn trẻ, cứ ra đi, trải nghiệm. Nhưng hãy nhớ, ngân hàng vẫn welcome em trở lại!” Tôi bồi hồi xúc động vì sự thẳng thắn, tình cảm mà họ dành cho mình. Tôi đã lo sợ mình bị liệt vào “danh sách đen” vì cái tội được đào tạo đủ lông đủ cánh rồi bay nhảy. Nhưng ngược lại, tôi nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các sếp vì các anh chị cũng hiểu được tính cách và nguyện vọng của tôi.

Từ giấc ngủ đông 2 năm để sống theo công việc thời thượng, sống theo lời khuyên của người khác, tôi đã bắt đầu thức dậy. Để đi theo ý muốn của tôi, sống thực cuộc đời của chính tôi.

Tình cảm rạn nứt

Trái ngược với hai sếp, gia đình tôi phản đối gay gắt. Họ dùng đủ mọi biện pháp để ngăn ngừa “hành vi” (mà họ nghĩ là) sai trái của tôi. Ba mẹ ban đầu nói nhẹ nhàng, trìu mến: “Con ơi làm ngân hàng ngồi máy lạnh cho sướng, lương lại cao.” Rồi đến cứng rắn, đe dọa, dùng từ ngữ “mạnh”: “Mày không có đi đâu hết, ở đó mà làm việc, không thì về quê phụ bán với mẹ, không thì ba phóng xe máy lên Sài Gòn ngay bây giờ.” (ba mà phóng xe thì là cỡ 100km/giờ)

Ở bậc “cao cấp” hơn, anh trai tôi lắng nghe – chia sẻ đầy cảm thông, rồi bẻ suy nghĩ của tôi theo cách lập luận “tri thức” của anh: “Marketing cũng tốt, giúp em năng động, sáng tạo hơn, nhưng bị cái là nó không ổn định, em là con gái nữa, sau này có chồng rồi sao quán xuyến nổi? Công việc ngân hàng thích hợp với con gái hơn. Chưa kể công ty bé xíu đó chẳng biết ngày mai sống chết ra sao!”

Vốn cứng đầu, tôi đáp lại tấm “chân tình” của cả nhà là thái độ: “Con biết rồi, khổ lắm, ba mẹ nói mãi…” (tôi giấu đi phần còn lại của câu nói, đó là: “con không bao giờ nghe đâu”) “Cứ cho là con vẫn làm ở ngân hàng, khi nào có việc mới con báo, ba mẹ đừng hỏi nhiều” “Thôi em không muốn nói chuyện với anh nữa.”

Và suốt mấy tháng trời, tôi không thèm nghe điện thoại, trả lời tin nhắn của ba mẹ, hoặc nói chuyện nhát gừng hòng lảng tránh. Bắt đầu đi làm marketing tại công ty mới, tôi bắt đầu chuỗi ngày rời văn phòng lúc 9h, la cà quán xá đến 12 giờ mới vác xác về nhà, vì giờ đó anh trai đã đi ngủ. Khi không chạm mặt nhau, chúng tôi sẽ không phải đôi co.

Một tình yêu quan trọng trong cuộc đời tôi – gia đình – đã có phần rạn nứt.

Công việc vỡ vụn

Qua công ty mới, tôi chìm trong cô đơn vì công việc mới gặp nhiều khó khăn nhưng không được gia đình chia sẻ. Dân tay ngang, không chút kiến thức về marketing, ít kinh nghiệm quản lý đội nhóm như tôi lại được giao trọng trách khá cao. Không ai cầm tay chỉ việc tôi như ngày còn ở ngân hàng. Tôi vừa phải tự bơi, vừa gào thét nhờ các đàn anh giúp đỡ. Tôi đã nếm trải những thất bại đắng nghét mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng được.

Tôi chịu trách nhiệm tổ chức những buổi hội thảo cho công ty với chỉ tiêu khoảng 80-100 sinh viên tham dự cho mỗi buổi. Và kỷ lục của tôi là một buổi có… 13 bạn đến tham dự, chưa kể nhiều lần không thể chạm được con số 80, nói gì đến 100. Phòng kinh doanh thì chửi bới vì marketing làm việc không hiệu quả để ảnh hưởng đến họ. Có lần trưởng phòng đã khóc thét trong cuộc họp công ty, làm tôi hoảng hốt khóc theo. 3, 4 tháng làm việc mà tôi có cảm giác tôi đã dành 2 năm để chạy những dự án liên tục của công ty. Vừa hao hơi, vừa tốn sức, vừa mang lại kết quả tệ hại. Đến mức tôi phải tự hỏi mình: “Tôi có hợp với nghề này hay không?”

Khó khăn sẽ giết tôi?

Từ những sai lầm trong công việc đó, tôi ý thức được một việc mà giúp tôi thay đổi rất nhiều về sau: Trước đây, công việc tôi làm, nêu sai sót thì tôi là người chịu trách nhiệm duy nhất, ít ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Nhưng giờ đây, kết quả của tôi có ảnh hưởng rất lớn đến những người đồng đội còn lại. Việc này buộc tôi càng phải trách nhiệm hơn và làm việc quyết liệt hơn. Khó khăn có thể đến, nhưng sẽ không giết chết được tôi.

Khi kết quả công việc không tốt, tôi tự nhủ mình chưa đủ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cho dù khó khăn có sắt đá cỡ nào, tôi vẫn kiên trì đập nát nó để đeo đuổi con đường mình đang đi. Vì tôi tin phải đi đủ sâu, đủ lâu tôi mới có thể khẳng định đây có phải là đam mê của mình hay không.

Có thể mọi người sẽ chửi tôi ngu ngốc, dốt nát, thiếu lý tưởng vì đi làm hơn 4 năm mà vẫn chưa biết mình đam mê điều gì. Nhưng đó là cuộc sống thật của tôi, không phóng đại, không tô vẽ.

Hành trình tìm kiếm đam mê của tôi không phải con đường trải hoa hồng. Mà đó là chuỗi ngày vật lộn với khó khăn. Có lúc, chuyện công việc làm tôi bật khóc. Có lúc, chuyện gia đình làm tôi muốn nghẹt thở. Nhưng tôi vẫn bảo mình phải đứng lên, để mạnh mẽ hơn, giỏi hơn ngày hôm qua. Công việc sẽ suôn sẻ nếu tôi đủ giỏi để đạt được mục tiêu. Gia đình sẽ ủng hộ nếu tôi đủ giỏi, đủ bản lĩnh và kiên nhẫn để chia sẻ chi tiết về công việc và định hướng tương lai. Cho dù hành trình của tôi vẫn chưa chạm đích – tôi vẫn chưa định hình rõ ràng đam mê của mình là gì, nhưng tôi tự tin, sau 4 năm chiến đấu không ngừng nghỉ, tôi đang đi đúng hướng.

Nỗ lực

Người ta nói hay nói: “Cần 99% nỗ lực và 1% may mắn để thành công.” Tôi nghĩ rằng mình hay gặp “xui”, nên tôi quyết định xăm vào tay hình cỏ ba lá – tượng trưng cho sự may mắn. Và tôi tự nhủ: “1% may mắn tôi đã nắm trong tay, nên nếu kết quả tồi tệ, là do tôi nỗ lực chưa đủ 99% còn lại.”

Tôi mong rằng những bạn trẻ kiên nhẫn đọc đến cuối cùng những chia sẻ này của tôi, đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh như tôi ngày xưa, mà hãy nỗ lực đi lên bằng hết toàn vẹn sức lực của mình. Tôi nghĩ rằng, cho dù năm 1 hay năm 4, các bạn vẫn còn thời gian. Hoạt động nhiều lên. Khám phá nhiều lên. Nếu bạn nghĩ mình thích một ngành nào đó, hãy đâm đầu làm quyết liệt vào. Đừng chỉ thử 1, 2 lần rồi nản, đổ lỗi vì “xui”, vì “khó”, vì “mình năng động, muốn bay nhảy”, vì “không phải đam mê”. Đam mê không có tội, đừng lấy nó làm cái cớ để bao biện cho việc mình không đủ quyết tâm để vượt qua khó khăn.

Chương 3: Bạn có muốn gõ cửa đam mê?

  • Nếu bạn là một sinh viên có cuộc sống làng nhàng, “tạm tạm” “thoải mái” trong suốt 1, 2, 3, 4 năm đại học.
  • Nếu bạn là một sinh viên đang đi xin việc, tối tối về nhà bạn nằm vật ra nền gạch than thở: “Đi đâu cũng đòi kinh nghiệm. Mới ra trường lấy đâu kinh nghiệm?”
  • Nếu bạn là một nhân viên chán ghét công việc. Bạn thấy mệt mỏi và không muốn dậy đi làm vào mỗi sáng.
  • Nếu bạn đang tìm kiếm một “cú nổ Big Bang” trong cuộc sống của mình. Tại nơi đó, bạn vui vẻ, làm việc hăng say và đạt được thành công.
  • Nếu bạn muốn gõ được cửa đam mê và trở nên hạnh phúc.

…thì việc phải làm đầu tiên là THỨC DẬY. Bạn đã thức dậy chưa, hay vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ đông?

 

Đỗ Thanh Lam

 

Tản văn: Hẻm nhỏ trong thành phố lớn

Featured Image: Khánh Hmoong

 

Chiều Cần Thơ buông mình với những đám mây trắng như làn khói ngẩn ngơ, gió ùa qua mái tóc phất phơ thả bay trong gió… Tôi đứng bên hiên nhà ngắm mặt trời từ xa sắp ẩn mình sau cả ngày rọi nắng. Tâm tư nhẹ nhàng, nhưng lại thấy chơi vơi…

Tôi chợt nhớ ra điều gì đó. Rồi lại thèm thèm một thứ gì đóÀ, tôi nhớ cảm giác cái “bình yên”…!

Tôi chuyển lên sinh sống cùng gia đình ở thành phố phồn hoa này mới hai năm. Khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để một đứa nội tâm như tôi quen với nhịp sống hối hả và rộn rã nơi đây. Bản tính vốn ham vui nhưng lại sợ cái gì quá náo nhiệt, tâm trạng thì rối bời nhưng lại thích làm thơ. Rõ ràng, một cái gì đó yên tĩnh và trầm tư hợp với con người tôi hơn, thế nên để sống chung với những tiếng nhạc xập xình hay tiếng cười nói vang vang trong mỗi tối quả là điều không dễ.

Mà bạn biết đấy, chúng ta ai cũng có khả năng thích nghi với từng hoàn cảnh môi trường. Tôi cũng không ngoại lệ. Cái nhịp sống vội vàng cả ngày ở đây buộc người ta phải quên đi những khoảng trống tâm hồn, mà lấp đầy nó bằng những thứ âm thanh hoa mỹ ngọt ngào.

Cứ thế, tôi dần quên đi thành phố nhỏ, con đường nhỏ, nhà nhỏ và cái xóm nhỏ xíu quê mình…

Hối hả giục mẹ chở con đi vài vòng thành phố chơi, tự nhiên sao hôm nay muốn đi đâu đó trong thành phố quá. Hai mẹ con chạy băng qua khắp các nẻo đường rộng lớn thênh thang. Đại lộ Hòa Bình hiện đại phồn hoa, đường 30/4 hàng quán đầy như kiến lửa, Nguyễn Việt Hồng rộn rã trà sữa rồi đồ ăn các thứ,… Rốt cuộc, tôi chẳng tìm được chút gì bình yên…

Thấy bên kia đường có cái bảng đề “bún mắm”, thèm quá nói mẹ vòng lại ăn. Ai dè cái bảng chỉ vào hẻm, hẻm nhỏ xíu và dài hun hút. Ngồi trong cái vách lá xập xệ và con hẻm lem nhem, húp nước ăn bún quả là thú vui tao nhã. Hẻm bé nhưng xe chạy ra chạy vào liên miên. Chợt nhận ra đa số họ là người lao động. Thấy xe này biển số 68, xe kia biển số 83, xe nọ với hai anh mặc bộ đồ xây dưng biển số 71. Chiều muộn thế này, chắc họ mới đi làm về,…

Ăn xong hai tô bún tính tiền hai mươi bốn ngàn đồng, trà đá hai ly miễn phí. Chị bán bún cười tươi cảm ơn rồi mau chóng dọn bàn chuẩn bị cho khách đến sau. Mẹ bảo không ngờ giữa cái chốn buôn bán đắt đỏ thế này mà lại có quán bún nhỏ bán với giá “nhỏ” như vậy. Con cười một cái thật tươi rồi chợt thấy ấm lòng, đâu đó trong thành phố còn những góc nhỏ yên vui đến thế…

Tiếp tục cùng mẹ rong chơi trong những con hẻm sâu nép bên những con đường rộng, tôi tìm kiếm một cái gì đó đã-thuộc-về-quá-khứ. Tôi giật thoáng mình khi chạy vào con hẻm giống y chang cái hẻm cũ nhà tôi ngày trước. Vẫn là hàng tạp hóa với đủ loại bánh kẹo, vẫn là cái lò nướng chuối nếp le lói lửa đỏ trong đêm. Và vẫn đó cái bãi đất trống với đủ thứ loại cỏ dại mọc um tùm, đám con nít quây quần chơi bắt trốn… Tôi lặng người nhiều phút, để mặc thời gian trôi đi vô tình. Thoáng nhìn vào cái nhà bên cạnh, cả nhà họ đang ngồi dưới mâm cơm với hương thơm ấm áp, cái tivi cũ rích đang phát chương trình thời sự lúc 19 giờ. Đâu đó tiếng em bé khóc thét, tiếng người lớn réo gọi con mình về ăn cơm, tiếng xe đạp của chị lấy cơm heo và tiếng lẹt phẹt mặt đường của anh quét rác…

19 giờ – 7 giờ tối

Vẫn đó khung giờ của những buổi cơm tụ họp, vẫn đó cái đèn đường vàng nhạt trong đêm.Hẻm nhỏ thu mình lại trước cảnh xe đông người chật ngoài kia. Rồi hẻm nhỏ lại vang lên những âm thanh thân thuộc tựa như khúc nhạc buồn miên man vào một ngày lặng gió. Tôi đứng nhìn cái góc phố rêu xanh bình dị hồi lâu, lòng dâng lên những nỗi niềm khó tả.

Vô-cùng-khó-tả!

Tôi nhớ nhà mình vào buổi tối bên mâm cơm, thời cách đây bốn năm có chiếu phim ‘Dù gió có thồi’ làm cả nhà tôi mê mẩn suốt một thời gian dài. Cơm nước xong xuôi, cha tôi hút thuốc, mẹ tôi pha trà, tôi leo tọt lên võng nằm đung đưa thoải mái. Chốc lát là tiếng réo gọi của tụi bạn ra đầu hẻm mua nước mía rồi qua bãi đất cạnh nhà ngồi kể chuyện ma. Cái khoảng thời gian ấy sao mà vui vậy, cái hẻm nhỏ xíu thế mà mỗi khi nhà đầu hẻm có chuyện là nhà cuối hẻm ra giúp một tay. Nhà ai có vợ chồng cãi lộn là cả xóm thức nguyên đêm hòa giải. Tôi nhớ xóm nhỏ những ngày cúp điện, cả chục căn nhà mở toang cửa rồi lấy ghế ra trước sân ngồi nói chuyện huyên thuyên. Con nít thì lấy đèn pin ra chơi trò tìm kho báu, người lớn ngồi cười rôm rả cả không gian…

Hẻm nhỏ là thế. Tôi chợt nghĩ về đường lớn, và những ngôi nhà mặt tiền

Hầu như những ngôi nhà ngoài đường chính không nhà nào là không kinh doanh, biển hiệu đèn led sáng trưng một góc trời. Bên lề xe đậu không đủ chỗ, trong nhà khách khứa tấp nập tận khuya. Nhìn vào họ tôi chỉ thấy sự bận rộn và hào nhoáng. Về những ngôi nhà bề thế nhưng thiếu vắng đi bữa cơm quay quần, về những buổi tối có biết xem phim uống trà là gì, chỉ thiết nghĩ đến chuyện kiếm đủ tiền rồi nghĩ sau này gửi vào ngân hàng đến già thì hưởng phước.

Nhưng người ơi, có bao nhiêu năm cuộc đời!?

Thì đó, sống vui ai mà không muốn. Sống mà không lo nghĩ ai mà không muốn. Nhưng cuộc sống này khắc nghiệt lắm, làm sao sức người có thể đi ngược với tạo hóa mà tự thưởng cho mình niềm vui khi tiền không có trong túi một đồng? Khi xã hội hiện đại này, họ coi vẻ bề ngoài vô cùng quan trọng. Thậm chí, chả cần nghĩ đến lương tâm?

Tôi nói nhiều quá rồi! Chắc cái vấn đề này nó hơi lớn so với thằng nhóc mới bước vào tuổi 16 ‘mộng mơ’ như tôi? Có lẽ vậy, vì tôi cảm thấy không yên bình khi nhắc đến từ khóa “tiền bạc” và “mưu sinh”. Nhưng thật ra tôi vẫn thấy được điều đó từ gia đình tôi, từ tất cả mọi người xung quanh tôi, để rồi ngộ nhận đó chính là mục đích có thể tồn tại trong cái xã hội này. Khi tình người và bữa cơm tối ngày xưa dần biến mất…

Quay về với hẻm nhỏ của tôi. Quay về với hẻm nhỏ của thành phố Cần Thơ. Tôi chợt nhận ra mình nhớ ngày xưa nhiều lắm. Hôm nay giật mình ngẫm lại mấy đứa bạn lớn lên cùng nhau giờ ở đâu hết rồi? Hay chúng tôi chỉ còn sống trong nhau bằng những hoài niệm đã cũ và nhạt màu thời gian?

Tôi không trả lời được. Vì tôi, luôn tự đặt ra những câu hỏi mà chính mình cũng không biết trả lời thế nào.

“Bạn bè dăm đứa hợp rồi tan
Đứa thành phân bón đứa làm quan
Đứa say ngất ngưởng cười nhân thế
Còn ta cầm bút viết hoang tàn.”  – Khuyết danh

Thôi, chốt lại, tôi chỉ muốn ghi chép theo dòng cảm xúc về những nơi còn chứa đầy bình yên giữa thành phố luôn có sự bất an. Tôi chỉ muốn nói về hẻm nhỏ với những kỷ niệm tuyệt vời của tuổi ấu thơ. Và những hẻm nhỏ tồn tại song song với con đường hiện đại, nhưng chưa bao giờ mất đi giá trị lớn lao của nó. Hẻm nhỏ lối xưa xóm cũ vẫn luôn còn đâu đó trong thành phố, nơi sinh sống của những con người lao động nghèo nhưng chân chất nụ cười hiền hòa miền đất khách. Nếu lúc nào đó thấy chênh vênh giữa phố thị nhiều màu hay lạc lõng giữa hàng quán đường to, hãy một lần tìm về nhưng con hẻm nhỏ với duy nhất một màu – xanh bình yên!

Hẻm nhỏ
Lối xưa
Thành phố lớn.

 

Lê Khả Đạt

Lại bàn về phương cách phát triển giáo dục bậc phổ thông ở nước ta

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Nói về nền giáo dục ở nước ta, thì có không biết bao nhiêu chuyện cần bàn, bao nhiêu việc cần làm. Nào là đổi mới phương pháp dạy học,chế độ thi cử, thay sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ giáo viên…vv. Là người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, tôi thiết nghĩ 2 giải pháp quan trọng nhất, cần thực hiện trước tiên là:

1. Trả lương thật cao cho giáo viên

Xin lưu ý là thật cao, chứ không phải tăng nhỏ giọt theo kiểu lộ trình 5%, 10% lương cơ bản, hoặc cứ tà tà, xã hội phát triển đến đâu ta tăng đến đó. Cần có một bước đột phá trong cải cách tiền lương thì mới tạo ra sự nhảy vọt về chất.

Vì tôi là người trong cuộc nên hiểu rõ thực trạng lương giáo viên như thế nào. Giáo viên mới đậu công chức thì đừng có mơ vượt qua mức 3 triệu đồng một tháng, giáo viên có thâm niên mười năm trong nghề được khoảng 5 triệu, đến hiệu trưởng, hiệu phó “đầu tầu trách nhiệm” “chức cao vọng trọng” và sắp sửa nghỉ hưu mới dám chạm đến mốc chục triệu một tháng. Trong khi đó, ngay khu tập thể nơi tôi ở, chị bán hàng ăn sáng, anh xe ôm, ông sửa xe cũng có mức thu nhập tương tự như hiệu trưởng.

Chưa dám so sánh đến những đối tượng “cao xa” hơn như chủ tiệm may, chủ tiệm cắt tóc gội đầu, tiểu thương buôn bán ngoài chợ. Thật mỉa mai, nghề được coi là cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề được tôn vinh bằng đủ các mỹ từ đẹp đẽ lại có thu nhập không bằng lao động chân tay. Hãy khoan bàn đến chất lượng lao động vội, điều này tôi sẽ đề cập đến ở phần sau. Lương thấp, theo tôi đưa lại những hậu quả sau:

Thứ nhất: Lương thấp thì chất lượng daỵ học còn thấp

– Vì lương thấp thì chỉ daỵ thế thôi. Đó là câu cửa miệng của nhiều giáo viên khi nói chuyện với nhau. Điều này chẳng sai, ai hơi đâu tốn công, tốn sức, hao tâm tổn lực cho một ít tiền công rẻ mạt, không xứng đáng với sức lao động bỏ ra. Tại sao phụ huynh sẵn sàng trả giá cao cho gia sư daỵ một mình con mình, trong khi đó nhà nước lại trả một giá rất bèo cho giáo viên đứng lớp trước mấy chục học sinh. Thật nghịch lý! Phải chăng, ngay trong suy nghĩ người trả tiền đã quan niệm daỵ ít thì phải đến nơi đến chốn, còn daỵ nhiều thì “sống chết mặc bay”. Bởi vậy mà chất lượng daỵ học chung thấp là đúng rồi, còn kêu ca gì nữa.

Thực tế, để soạn được một giáo án chất lượng khi lên lớp khó hơn nhiều so với một giáo án tự biên tự diễn khi làm gia sư vì nó đòi hỏi người thầy phải tư duy sáng tạo để thiết kế bài giảng thích hợp với nhiều đối tượng học sinh, nhiều trình độ nhận thức khác nhau, phải sử dụng đồng thời nhiều kỹ năng: Nói,viết, trình chiếu máy tính, làm thí nghiệm nếu có, chưa kể lên lớp còn những tình huống sư pháp muốn khóc hơn muốn cười. Ngoài ra về nhà lại phải chấm bài, chữa bài, sổ sách hội họp, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh.

– Vì lương thấp thì phải lo “chạy sô”. Những giáo viên dạy các môn chính thì sấp ngửa đi daỵ thêm hết ca này đến ca khác, những giáo viên daỵ môn phụ không có điều kiện daỵ thêm thì phải “tháo vát” tìm việc tay trái như làm thêm nghề may, mở cửa hàng bán tạp hóa, cho thuê nhà (nếu may mắn có tí đất mặt đường…) Đấy là ở thành phố, còn với những giáo viên ở nông thôn thì tranh thủ đồng áng hoặc làm nghề phụ. Cá biệt, có cô bạn tôi còn chăn nuôi gà, vịt, mỗi năm xuất chuồng mấy tấn, mấy tạ thịt, xây nhà, mua xe nhờ chăn nuôi chứ không phải nhờ dạy học (may mà cô ấy vẫn dạy tốt).

Thế thì thử hỏi thời gian đâu mà dành cho chuyên môn, nghề nghiệp nữa. Việc lên lớp đúng giờ, có giáo án đầy đủ là tốt lắm rồi. Nói gì đến tâm huyết nghề nghiệp, trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn. Tất nhiên cũng có người vừa dạy tốt vừa làm kinh tế giỏi như cô bạn tôi nhưng hiếm lắm. Và tôi thầm nghĩ nếu họ được toàn tâm toàn ý cho giáo dục thì còn tốt đến đâu, học sinh được lợi đến mức nào.

Hậu quả thứ hai: Lương thấp thì không thể thu hút được nhân tài

Ngoài một phần nhỏ làm việc vì đam mê thì phần lớn làm việc vì cơm, áo, gạo, tiền. Tại sao các thí sinh thi Đại học thường né tránh sư phạm, nhất là các bạn có học lực thực sự giỏi. Đơn giản vì giáo viên nghèo có thu nhập khiếm tốn, trong khi làm cho các ngành tài chính, ngân hàng dễ kiếm tiền hơn nhiều. Mặc dù nhà nước có ưu ái đãi ngộ sinh viên sư phạm không phải nộp học phí, nhưng cũng chỉ được vài năm đầu là có vẻ thu hút được những cử nhân chất lượng cao. Song không có sự thay đổi đồng bộ về lương thưởng cho giáo viên nên bây giờ chẳng còn nhiều người mặn mà nữa, trừ một số bạn học giỏi, con nhà nghèo, mới đành phải chọn giải pháp học sư phạm.

Ngay đến trong ngành cũng không thu hút nổi giáo viên dạy giỏi. Vì người dạy giỏi và người dạy bình thường có được hơn gì nhau đâu. Ai tha thiết với nghề, ai muốn phấn đấu thì cứ việc phấn đấu, còn ai không tha thiết, không phấn đấu cũng chẳng sao. Vẫn lĩnh lương đều đều như nhau thôi. Nếu có sự phân biệt rõ ràng bằng lương thưởng thì chắc chắn sẽ không có chuyện mọi người đùn đẩy, hoặc “nhường nhau” đi thi giáo viên dạy giỏi, thậm chí còn dùng từ “ thoát” nếu không phải đi thi.

Hậu quả thứ 3: Lương thấp làm hạ mất giá trị nghề giáo trong xã hội

Bây giờ ra đường, người ta hỏi bạn làm gì, trả lời giáo viên. Thế là biết rồi, người này cũng chỉ thường thôi. Bản thân hai từ giáo viên chả có tội tình gì nhưng sao nghe nó “nhẹ bẫng” so với mấy từ “ngân hàng” “bưu điện” “bảo hiểm” bởi vì đằng sau nó không có sức nặng của “money” đấy mà. Chả thấy ai “ô’’ “a”, mắt tròn mắt dẹp nói: “Làm giáo viên à, thích thế, sướng thế.” Mà người ta thường hay chép miệng: “Giáo viên à, thôi cũng được.” Đau lòng chưa?

Nếu có ai thích lấy chồng hoặc lấy vợ làm giáo viên thì chỉ vì một trong hai lý do: Nhiều thời gian, sau này có điều kiện dạy con học. Chấm hết. Chả thấy ai nghĩ lấy được giáo viên là để mát mặt với thiên hạ, để có gì đấy mà tự hào, hỉ hả.

Hậu quả thứ tư: Lương thấp dễ dẫn đến những tiêu cực trong giáo dục

Vấn nạn dạy thêm học thêm, xin điểm, chạy điểm, thu nhiều loại phí trái quy định… cũng từ đấy mà ra. Nếu lương cao, giáo viên sẽ dễ dàng nói không với các loại phong bì từ phía phụ huynh học sinh. Không có chuyện, cứ đến ngày lễ tết là phụ huynh lại lo ngay ngáy cái khoản “đi thầy, đi cô”. Như thế là bớt đi một gánh nặng cho phụ huynh đồng thời làm trong sạch môi trường giáo dục.

Ngoài ra, còn nhiều những hậu quả khác nữa từ sự bất cập của chế độ tiền lương dành cho giáo viên đưa lại. Nhưng thiết nghĩ bao nhiêu đó cũng đủ là lý do để cải cách rồi. Nhìn ra các nước xung quanh, chẳng đâu xa lạ, ngay ở Trung Quốc, lương của giáo viên trung bình một năm là hơn 17.000 USD gấp 3, 5 lần thu nhập bình quân đầu người là 5.000 USD. So sánh một chút như vậy để thấy chính sách ưu tiên cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ở nước ta mới chỉ mang tính khẩu hiệu mà chưa thực sự đi vào thực tế hoặc có đi vào thực tế nhưng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức thuyết phục.

Nếu có ai cho rằng trả lương giáo viên cao quá so với mặt bằng công chức sẽ gây bất bình, xáo trộn trong xã hội. Xin thưa vì dạy học là một lao động đặc biệt (vừa chất xám, vừa chân tay), để tạo ra những sản phẩm đặc biệt (đó là con người), làm nên những giá trị đặc biệt cho xã hội (bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần). Ai ghen tỵ, thèm muốn thì cứ học cho giỏi mà thi vào sư phạm, mà làm giáo viên.

Nhân đây tôi lại liên tưởng đến nghề ca sĩ, sao chả thấy ai ghen tị với catsê “khủng” của họ, phải chăng lao động nghệ thuật là lao động đặc thù mang lại giá trị tinh thần to lớn cho cả xã hội, vậy nghề giáo thì sao, có kém cạnh gì đâu. Thế mà tôi chỉ thấy người ta đua nhau đi làm ca sĩ, hết cuộc thi này đến cuộc thi khác được mở ra để tìm kiếm nhân tài ca hát, chứ chả thấy ai đua nhau đi làm giáo viên, chả có cuộc thi nào mang tầm cỡ quốc gia để tìm kiếm nhân tài sư phạm. Giá mà đổi chỗ được cho nhau nhỉ?

Nhưng sẽ vô cùng sai lầm nếu như chỉ dừng lại ở đề xuất cải cách tiền lương không thôi. Đi đôi với hưởng thụ thì phải làm việc, hưởng thụ càng cao thì đương nhiên phải làm việc càng nhiều. Đó mới là lẽ công bình.

2. Yêu cầu thật gắt gao

Vì sao những người đi làm cho các công ty liên doanh với nước ngoài được trả lương cao thế. Vì họ phải làm việc cật lực, phải chịu một sức ép lớn từ công việc. Giáo viên cũng cần phải như vậy. Nếu ai không chịu được thì tự nguyện rút lui hoặc sẽ bị đào thải theo quy luật. Không nên duy trì mãi chế độ biên chế vĩnh viễn cho giáo viên, thay vào đó là các hợp đồng lao động kèm theo đóng bảo hiểm xã hội. Có như vậy giáo viên mới không dậm chân taị chỗ, “ung dung, tự tại” trong mớ kiến thức cũ kỹ, lạc hậu, hời hợt của mình.

Thế nào là yêu cầu cao? Thực ra không có gì mới cả, chỉ cần người giáo viên thực hiện đầy đủ 8 tiêu chuẩn dài dằng dặc của BGD&ĐT đề ra là tốt lắm rồi. Từ trước đến nay người ta vẫn dựa vào đấy để đánh giá xếp loại giáo viên đấy thôi. Nhưng sao trình độ giáo viên vẫn thấp kém, nền giáo dục vẫn ì ạch không phát triển được? Đấy là vì sự đánh giá chỉ mang tính hình thức, không đi vào thực chất, không thực sự cầu thị để giúp nhau cùng tiến bộ. Nó nhằm mục đích đối phó với yêu cầu của cấp trên nhiều hơn là nhu cầu thấy cần thiết phải làm như thế.

Gạt qua một bên các tiêu chí về quy chuẩn giáo viên mà nhiều khi chẳng đi đến đâu, ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến 2 yếu tố quan trọng nhất trong nghề giáo là: Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Trình độ chuyên môn bao gồm kiến thức, phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng ICT và các dụng cụ thí nghiệm trực quan.

– Về kiến thức: Phải phong phú sâu rộng, liên tục cập nhật cái mới. Chấm dứt tình trạng dạy bài nào biết bài ấy, sách giáo khoa có bao nhiêu chữ thì dạy lại bấy nhiêu chữ. Ví dụ với tác phẩm dài hơi như Truyện Kiều hay Lục Vân Tiên trong văn học, tôi tin chắc nếu khảo sát thực tế thì nhiều giáo viên chưa một lần đọc hết toàn bộ tác phẩm, nói gì đến việc am hiểu sâu sắc về tác phẩm. Do đó, khi dạy đoạn trích nào thì chỉ “loanh quanh” ở đoạn trích ấy thôi, không dám mở rộng, so sánh, liên hệ thêm. Thế mới có chuyện, thư viện trường có cũng như không, sách hay để bụi bẩn bám đầy không ai biết. Thời đại bùng nổ thông tin, muốn tìm hiểu gì, cứ vào Google là có hết, mà cũng chả mấy người thiết tha đến nó.

– Về phương pháp dạy học: Cần phải đa dạng, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đối tượng học sinh. Theo tôi, đây là yếu tố quyết định nhất trong quá trình dạy học, nó phân biệt sự khác nhau giữa người này với người kia, giữa một giáo viên giỏi và một giáo viên chưa giỏi. Kiến thức chỉ có bấy nhiêu thôi nhưng cách truyền đạt nó cho học sinh hiểu và thích thì vô cùng, mỗi người một phương pháp. Chấm dứt vĩnh viễn tình trạng đọc chép, nhìn chép, ngồi yên… mà chép.

– Về trình độ công nghệ thông tin: Bắt buộc phải sử dụng thành thạo những phần mềm dành riêng cho dạy học và cho từng môn học. Tránh tình trạng giáo viên không tự thiết kế nổi một bài giảng điện tử như phần đông hiện nay. Nghèo về kiến thức, yếu về công nghệ nên đa số giáo viên biến mình thành cái máy photocopy những bài giảng, giáo án có sẵn trên mạng.

– Về kỹ năng sử dụng giáo cụ trực quan: Điều này không quá khó chủ yếu là khắc phục tâm lý ngại và lười đã ăn sâu vào suy nghĩ của giáo viên mỗi khi dạy bài có phần thực hành.

Nói đến đạo đức nghề nghiệp là nói đến cái tâm của người làm nghề. Với bất cứ nghề nào cũng cần có lương tâm và trách nhiệm, song làm nghề giáo thì càng cần hơn bao giờ hết.

– Trước tiên cần đề cao lòng tự trọng nghề: Nếu mỗi giáo viên luôn ý thức rằng mình là thầy là cô, là tấm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ học sinh noi theo; nghề của mình cao quý, được xã hội tin tưởng, trọng vọng thì họ sẽ có những hành xử chuẩn mực, mô phạm, không tùy tiện quát mắng, sỉ vả học sinh, không buôn chữ bán điểm, không tiếp tay cho gian lận, không ăn rắp chất xám của người khác…vv.

– Yêu thương tôn trọng học sinh: Điều này được thể hiện ngay trong mỗi bài giảng, mỗi hành động, lời nói của thầy cô. Luôn đặt mình ở vị trí của học sinh, lắng nghe những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, dành thời gian nghiên cứu, giải đáp, không trả lời qua loa, đại khái, không lấp liếm cái mình chưa biết.

Ngoài ra còn rất rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp khác cần có ở người thầy để nhân lên niềm tin yêu của học trò, của xã hội với nghề giáo. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, tôi chỉ nhấn mạnh vào hai phẩm chất trên.

Cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá cần trung thực, khách quan, cầu thị. Theo cách làm việc hiện nay, cả năm có hai học kỳ, mỗi học kỳ chỉ dự giờ thực tế được một tiết duy nhất với mỗi giáo viên mà tiết đó đã được lên lịch báo trước cả tuần cả tháng rồi thế thì còn đâu là thực chất nữa. Đến khi nhận xét, đánh giá tiết dạy, lại nể nang, ngại nói thẳng nói thật, sợ mất lòng. Kết quả ai cũng tốt cũng giỏi cả, chỉ có học sinh thì ngày càng… dốt đi.

Gần đây cả thế giới đang ca ngợi mô hình giáo dục của Phần Lan. Giáo viên nước họ không bao giờ bị thanh tra, giám sát gì cả, hoàn toàn tự chủ trong giờ lên lớp, đến cả hiệu trưởng cũng hiếm khi góp ý về cách dạy. Nhưng cá nhân tôi nghĩ, ở Việt Nam một trăm năm nữa chưa chắc đã thực hiện được điều đó vì ý thức tự giác của người Việt nhìn chung còn kém, ý thức tự trọng nghề của một bộ phận giáo viên còn thấp.

Thiết nghĩ nếu chưa làm được hai việc là trả lương thật cao cho giáo viên và yêu cầu thật gắt gao về năng lực, đạo đức nghề nghiệp thì mọi đổi mới đều thất bại, chỉ là phần ngọn, chứ chưa phải là gốc.

 

Phương Liên

Douglas Bandow – Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế

Featured Image: Ken Teegardin

 

Hầu như ai cũng ủng hộ tự do. Ít nhất là họ nói rằng họ ủng hộ tự do. Các chính trị gia hùng hồn khi nói về những quyền tự do của nước Mỹ nói chung. Không khó tìm những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tự do dân sự. Các chiến sĩ nhanh chóng đứng lên chống lại những mối đe dọa đối với quyền riêng tư. Và hầu hết mọi người đều cảm nhận được bằng trực giác rằng những quyết định riêng tư của cá nhân và gia đình là những quyết định không liên quan gì tới chính phủ hết.

Nhưng khi nói về quyền tự do kinh tế thì nhiều người lại thay đổi ngay giọng điệu. Cứ như thể tự do kinh tế không đáng quan tâm vậy. Thực vậy, khía cạnh này của tự do dường như bị loại ra, dễ bị nhà nước kiểm soát và điều tiết. Một số người nồng nhiệt tuyên bố trung thành với tự do lại ngậm miệng khi thấy quyền sở hữu, quyền kinh doanh và tự do kí kết hợp đồng bị tấn công.

Sống cuộc đời bạn bằng hầu bao của bạn

Hiện nay Quốc hội và các cơ quan lập pháp của nhà nước (Mỹ – ND) đang tìm mọi cách để điều kiển cuộc sống của chúng ta. Một số mệnh lệnh dân chủ đó nhắm vào cả công việc riêng tư lẫn hoạt động kinh tế của chúng ta. Thí dụ chương trình “cải cách” y tế trao quyền cho chính phủ để họ có thể tăng cường kiểm soát những quyết định về mặt bảo vệ sức khỏe của chúng ta cũng như chúng ta phải chi tiền cho việc này như thế nào.

Như vậy, công việc chính mà những nhà làm luật này làm là lèo lái nền kinh tế. Họ đưa ra những lý do cao thượng: tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo công bằng, xóa đói giảm nghèo. Mấu chốt là gần như tất cả những gì họ làm đều đòi hỏi chính phủ phải vi phạm quyền tự do kinh tế.

Các nhà làm luật ít khi công nhận rằng họ đang hạn chế quyền tự do của bất kỳ ai. Họ thường tuyên bố rằng phải bảo vệ người tiêu dùng. Trên thực tế, giới tinh hoa chính trị đã tạo ra hai loại quyền tự do: Những quyền tự do quan trọng và tự do kinh tế. Nếu vấn đề là quyền tự do chỉ trích chính phủ, quan hệ tình dục, lựa chọn bạn đời hoặc bảo vệ cuộc sống cá nhân riêng tư thì ít nhất hầu hết các chính trị gia cũng đều nói rằng đây là những quyền tự do quan trọng, cần phải bảo vệ. Trong khi đó một số người ủng hộ một cách quyết liệt sự can thiệp vào kinh tế lại khẳng định rằng những quyền tự do cá nhân vừa nói là những quyền tự do căn bản, phải được tôn trọng.

Ngược lại, nếu bạn quyết định thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc, thu nhập bao nhiêu, thời gian làm việc, nơi đăng quảng cáo, sản xuất cái gì, thuê ai, và chi tiêu như thế nào – thì những người có quyền lại coi những quyền này là không quan trọng. Chính phủ không chỉ được phép điều tiết các hoạt động kinh doanh mà còn cần phải điều tiết nữa, họ nói như thế.

Mục tiêu cao cả hơn

Đối với đa số người, quyền phản kháng dường như là cao cả hơn quyền kinh doanh hay kiếm sống. Hoạt động kinh tế dường như là công việc trần tục. Lựa chọn bạn đời hay là làm tình có tính cá nhân hơn là mua một sản phẩm hay thuê người làm công. Và khả năng bảo vệ sự riêng tư đời sống cá nhân dường như trở thành cốt lõi của con người. Mua và bán trên thương trường bị nhiều người coi là việc bình thường.

Nhưng tự do kinh tế quan trọng hơn là người ta có thể tưởng. Chúng ta có thể phấn khích khi thấy người ta sử dụng quyền tự do cá nhân và tự do chính trị cho những mục đích “cao cả hơn”. Nhưng có thể không có gì quan trọng hơn là quyền tự do cải thiện cuộc sống của chúng ta, quyền chăm tự sóc mình và gia đình mình theo cách mà chúng ta cho là thích hợp.

Trong thế kỷ XX chúng ta đã có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi liệu tự do kinh tế có tạo ra thịnh vượng hay không. Nếu bạn muốn có một tương lai tốt đẹp hơn thì bạn cần phải có tự do kinh tế.

Nhưng tự do kinh tế còn mang đến cho ta nhiều hơn là mấy đồng tiền và mấy đồng xu. Phần lớn mọi người đều coi lao động là sản phẩm tự nhiên của chính họ. Thị trường tưởng thưởng cho tính trung thực, tinh thần lao động cần cù, sáng kiến, lòng nhiệt tình và những đức tính tốt khác nữa. Tự do kinh tế cũng là một cơ hội để thúc đẩy lòng tin của chúng ta, giúp chúng ta thành công, giúp chúng theo đuổi hạnh phúc và phát triển như một con người. Bạn có dùng những thành quả g lao động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, hỗ trợ những sự nghiệp tốt đẹp, hoặc tạo ra những khoản đầu tư vững chắc không?

Nói cho ngay, khi bạn ra trường thì quyền tự do quan trọng nhất có thể chính là quyền tự do làm việc để có thu nhập và tiết kiệm. Những quyền tự do khác – ví dụ như bầu cử hay phản đối – dĩ nhiên là quan trọng rồi. Nhưng quyền tự do cấp bách nhất bao gồm tự do chọn nghề hay ít nhất là tìm việc làm. Bạn sẽ kiếm sống bằng cách nào? Bạn dùng phần lớn cuộc đời mình cho cái gì? Bạn dùng phần lớn thời gian thức của mình ở đâu? Trong lĩnh vực kinh tế.

Tự do kinh tế còn có những hiệu ứng phụ quan trọng nữa. Quyền tự do trong lĩnh vực này sẽ khuyến khích quyền tự do trong những lĩnh vực khác. Ví dụ, đồng tiền mà bạn không kiếm được hay không giữ được thì bạn cũng không thể chi được cho sự nghiệp chính trị hay xã hội cao thượng.

Quyền tự do báo chí không chỉ là quyền nói mà còn là quyền mua phương tiện để nói nữa. Ở một số nước, chính phủ kiểm soát việc cung cấp giấy in và việc tiếp cận với sóng phát thanh. Tại những nước đó, tự do báo chí bị đe dọa. Cần gì phải kiểm duyệt khi mà người ta có thể dùng phương tiện kinh tế để bịt miệng những người chỉ trích? Nhưng sự phổ biến của máy tính, máy fax, điện thoại cầm tay và Internet làm cho những chính phủ độc tài, thí dụ như Trung Quốc, khó kiểm soát được số dân đang tăng lên của họ.

Hơn thế nữa, sự thịnh vượng kinh tế tăng lên sẽ khuyến khích người dân sử dụng quyền tự do chính trị. Nếu con bạn bị đói thì bạn sẽ phải lo cho chúng ăn. Nếu con bạn được ăn no và khỏe mạnh thì bạn sẽ có điều kiện lo lắng đến những việc khác – thí dụ như ủng hộ một sự nghiệp, một ứng cử viên hay chiến dịch tranh cử. Ở những nước có những người giàu hơn – tương tự như Mexico, Nam Hàn và Đài Loan – số người thuộc thành phần trung lưu đang gia tăng sẽ buộc giới tinh hoa chính trị phải lùi bước. Điều đó cuối cùng có thể cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc.

Tự do kinh tế có ý nghĩa lớn hơn là lời và lỗ. Tự do kinh tế phù hợp với xã hội tự do rộng lớn hơn, trong đó người ta có thể tự do tiếp cận với các nguồn lực dùng cho một loạt những mục tiêu khả dĩ khác nhau. Trong các nước đã phát triển, nhiều người từ bỏ công việc kinh doanh để có thời gian phục vụ cộng đồng hay suy tư, chiêm nghiệm. Bạn có thể làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận, vào chủng viện, thành nghiên cứu sinh suốt đời hay đi tu. Và bất cứ người nào cũng có thể rút lui khỏi phần lớn các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nếu bạn không thích sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán, bạn có thể đơn giản là bỏ đi. Hay bạn có thể tìm ra một nhà cung cấp khác, thí dụ như hợp tác xã thương nghiệp địa phương. Xã hội càng giàu có thì những kiểu lựa chọn như thế sẽ càng nhiều hơn.

Bất khả phân

Cuối cùng, thành công về kinh tế tạo điều kiện cho người ta sử dụng một cách đầy đủ hơn lợi thế của những quyền tự do khác. Kiếm được một ít tiền rồi chu du khắp thế giới, đi làm nghiên cứu sinh, xuất bản một tờ báo, ủng hộ quỹ từ thiện, ủng hộ một chiến dịch hay một chính khách mà bạn chọn. Tạo ra mạng dịch vụ trực tuyến – như Twitter hay Facebook— và trao quyền lực chính trị vào tay những người đối lập và người phản kháng trên khắp thế giới. Hay dựa vào một tài khoản trong ngân hàng để chuyển nghề, dù đấy có là ngắm cái rốn của bạn hay giúp đỡ nhân loại thì cũng thế. Những người có ít quyền tự do kinh tế cũng sẽ có ít những lựa chọn tương tự như thế.

Điểm chính là gì? Quyền tự do là bất khả phân. Quyền tự do kinh tế cũng quan trọng như quyền tự do cá nhân và quyền tự do chính trị vì quyền tự do cá nhân, quyền tự do chính trị và quyền tự do kinh tế là những sợi làm nên cùng một cái dây: quyền tự do. Như vậy là, bảo vệ quyền tự do dưới mọi hình thức là con đường duy nhất đưa ta tới và giúp ta bảo vệ được xã hội tự do.

[themify_box style=”yellow rounded” ]Douglas Bandow là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato, ông là tác giả của một loạt tác phẩm viết về kinh tế và chính trị.[/themify_box]

 

Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: Indivisible Liberty: Personal, Political, and Economic

[BDTT8] Rừng Na-uy – Ai trong chúng ta cũng thấy một chút gì đó của riêng mình trong từng nhân vật

Featured Image: Bìa sách “Rừng Na-uy” phiên bản tiếng Anh

 

“Không ai trên đời đọc cùng một quyển sách.” – với bài giới thiệu này, tôi nghĩ đây là cách phù hợp nhất để mở đầu, vì tác phẩm mà tôi đang nói tới có lẽ không còn xa lạ gì với độc giả trong nước và quốc tế. Cá nhân tôi cũng từng đọc những bài review và thử hỏi ý kiến của người thân xung quanh về cuốn sách này, sau cùng tôi rút ra được kết luận cho bản thân: Nếu bạn thích Rừng Na-uy, thì bạn sẽ rất thích, còn nếu bạn không thích, thì tuyệt nhiên bạn sẽ không hiểu nó hay ở điểm nào. Mà có thể điều này không chỉ đúng với “Rừng Na-uy”, mà dường như nó đều đúng với tất cả các tác phẩm của Haruki Murakami.

Dựa trên những luồng ý kiến mà tôi thu nhận được, cách mà mọi người tiếp nhận tác phẩm này – dù yêu hay ghét – đều mang những sắc thái riêng khác nhau, hoặc nói một cách khác – mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi người. Đối với cá nhân tôi, đó là những tháng ngày vật lộn với cái Tôi của tuổi trẻ, là những nỗi đau không thể diễn tả bằng lời, là sự hoà quyện giữa những tầng sâu thẳm của mất mát và những điều tinh tuý, đẹp đẽ nhất của cuộc sống, và quan trọng hơn cả – có lẽ đối với bản thân tôi – “Rừng Na-uy” là một tác phẩm mà ở đó, những linh hồn lạc lõng, khiếm khuyết tìm thấy nhau, sưởi ấm cho nhau giữa dòng đời luôn không ngừng biến đổi.

Có lẽ ở “Rừng Na-uy”, ai trong chúng ta cũng thấy một chút gì đó của riêng mình trong từng nhân vật, dù đôi khi họ mang những tính cách hoàn toàn đối lập nhau; riêng bản thân mình, tôi tìm thấy sự cô độc đến đáng ngại của Naoko, từ tâm lý đến thể xác, chúng cộng hưởng với những mất mát về tinh thần, hoà thành một khối u tối đặc quánh đè nặng lên tâm hồn và khả năng dàn trải chúng ra thành lời nói, ngôn ngữ của cô.

Nhưng đồng thời, tôi cũng tìm thấy mình trong Midori, và thậm chí điều này còn mạnh mẽ hơn cái mảng u tối kia. Ở cô có sự vô tư, một nguồn năng lượng tươi mới, như nắng vàng trong buổi trưa hè, như một đoá hoa tinh nghịch đung đưa trong gió. Cô kì quặc một cách dễ chịu lạ lùng, đó thực sự là những gì tôi cảm nhận về cô, một cô gái nhỏ với sức sống mạnh mẽ tiềm tàng. Và điều khiến tôi đồng cảm với Midori nhất, có lẽ chính là hoàn cảnh tuổi trẻ mâu thuẫn, trớ trêu mà không biết có nên gọi rằng bất hạnh hay không, và cách mà cô tiếp nhận nó, chính xác là lạc quan một cách quái đản.

“Muốn nấu món hầm cho anh mà không có nồi.
Muốn đan chiếc khăn cho anh mà chẳng có len.
Muốn viết một bài thơ tặng anh mà không có bút.”

Và cả Kizuki, Reiko, Nagasawa, Hatsumi, Quốc-xã và dĩ nhiên không thể thiếu Toru Watanabe. Nếu nói về sự đồng cảm của bản thân với từng nhân vật, có lẽ nói cả ngày cũng không hết được, tôi chỉ có thể nói rằng, tất cả những bức chân dung đó, không chỉ khắc hoạ hình ảnh những con người trẻ những năm 1960 đầy biến động ở Nhật Bản, mà đó là bức tranh toàn cảnh của những con người trẻ ở khắp mọi ngõ ngách trên thế giới, ở mọi thời đại. Họ có thể chìm đắm trong quyền lực, sa ngã trong dục vọng, nghiện ngập hay tự dày vò bản thân bằng nỗi đau của mất mát, hay họ cũng chỉ là những con người trẻ bình thường với những suy nghĩ bình thường, nhưng tất cả những số phận đó, họ đều có nỗi đau rất riêng, một nỗi đau mang tính chất thế hệ.

Cũng đừng vội kết luận rằng tuổi trẻ rất đau đớn, rất khó khăn, dù với một số người nó thực sự như thế. Tôi cũng không khuyến khích, hay cổ suý cho những suy nghĩ tiêu cực, nhưng đồng thời tôi cũng không có quyền lên án điều đó. Tôi cũng chỉ là một con người trẻ, với một khối óc trẻ, chính bản thân tôi cũng đang phải đấu tranh từng ngày không chỉ với cuộc đời, mà với chính bản thân mình.

Cũng như bao người trẻ khác, tôi cũng đứng trước những chuyển biến mạnh mẽ của thế giới xung quanh, của xã hội; trăn trở và suy nghĩ về một tương lai không tưởng. Chúng tôi phải đấu tranh, phải lựa chọn giữa những điều từ to lớn như luồng tư tưởng, con đường sự nghiệp, mục đích cho sự tồn tại của bản thân cho đến những thứ lặt vặt như nhận dạng tính chất sự việc qua thông tin báo đài, sự thật giả trong các mối quan hệ, cách để hoà nhập xã hội… Và tất cả chỉ mới là sự bắt đầu.

Chấp nhận tất cả là những điều mà tôi có thể làm ở hiện tại. Cũng như tôi chấp nhận rằng tình yêu giữa Naoko và Toru không là mãi mãi, tôi chấp nhận cái chết của những con người trẻ trong “Rừng Na-uy” một cách nhẹ nhàng, và dường như nó không có gì là quá khó hiểu đối với bản thân tôi. Tôi chấp nhận rằng thế giới này đầy khiếm khuyết, từ nhỏ bé cho tới những khuyết điểm không chữa trị nổi, tôi chấp nhận rằng bản thân mình cô độc và khó có thể hoà nhập với xã hội, tôi chấp nhận rằng bản thân mình cũng có những điểm xấu xí. Tôi không cam chịu, tôi chỉ học cách chấp nhận những thứ mà tôi không có khả năng thay đổi.

Và tôi học cách tận hưởng cuộc sống này hết mức mà mình có thể, chỉ là những điều giản dị nhất, như được ở bên cạnh người mình yêu quý, cùng nhau đi dạo, hay nuôi một chú cún, hay đùa với một đứa trẻ, được lặng người nhìn ngắm một khung cảnh thật đẹp, nấu một món ăn thật ngon cho gia đình, nghe một bản nhạc thật hay…

Tôi viết ra những dòng này, trước là để chia sẻ những cảm nhận cá nhân của mình, sau là muốn nói với những người trẻ như tôi, nếu như họ cũng đang lạc lõng, cô độc giữa xã hội mà những chương trình quảng cáo luôn ra rả rằng “mọi thứ thật hoàn hảo” kia, giằng xé giữa những khoảng u tối và những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn, giữa những tư tưởng, mang những nỗi niềm về ý thức bản ngã, hay thậm chí họ có thể nghĩ đến cái chết; thì tôi cũng chỉ muốn nói rằng “Tôi hiểu.

“Rừng Na-uy” không hẳn là cuốn sách mà tất cả mọi người nên đọc, nhưng tôi nghĩ những con người trẻ đang đứng giữa lưng chừng sự non nớt của tuổi thơ và những khó khăn để trưởng thành thực sự cần cuốn sách này. Đối với cá nhân tôi, dù đã đọc gần như tất cả các tác phẩm của Haruki, tôi vẫn quay về với tác phẩm đầu tiên của ông mà tôi tình cờ đọc được, chính là “Rừng Na-uy”.

Ở tác phẩm này của ông, tôi luôn cảm thấy như mình được ngồi trước lò sưởi vào một ngày giá lạnh, trong căn phòng chỉ có ánh sáng từ ngọn lửa đang bập bùng cháy toả ra, dù từng trang sách có lẽ đều lấp đầy những nỗi niềm đau đáu, nhưng tuyệt nhiên cá nhân tôi thấy nó ấm áp đến lạ lùng. Cảm giác như gặp được người bạn tri kỉ lâu năm, như được ai đó quan tâm, vỗ về khi ta ốm.

Tôi nghĩ, một trong những điều ý nghĩa nhất mà “Rừng Na-uy” mang lại cho tôi, không chỉ là sự đồng cảm, mà là ý thức về sự tồn tại của bản thân, và thay đổi quan niệm thông thường giữa tồn tại-không tồn tại, giữa sống và chết. Có những tâm hồn đã chết nhưng vẫn đang sống, và dù đã chết nhưng vẫn sống mãi. Kizuki mãi mãi là một cậu bé 17, và Naoko mãi mãi sống ở tuổi 20. Con người ta thường sợ hãi, tránh né và xem cái chết là một điều xấu xí, không tốt đẹp, nhưng họ lại không thể ngờ rằng đôi khi những điều đẹp đẽ nhất lại sinh ra từ những mất mát đó, chúng ta học từ cái chết, chứ không phải tránh né nó.

“[…] ‘Sự chết tồn tại, không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống.’ Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết.”

 

Huệ Minh


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Mục tiêu và kế hoạch, hai món bảo bối giúp chúng ta làm chủ số phận của mình

Featured Image: Iryna Yeroshko

 

Đây là phần tiếp theo của bài viết “Hãy tóm cho mình một mục tiêu và cuộc đời ta sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều“.

Đừng dùng lý do “số phận” để ngụy biện nữa

Số phận là thứ chúng ta thường dùng để ám chỉ những thứ không thể thay đổi trong cuộc đời mỗi con người. Công bằng mà nói, chúng ta mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của số phận mà chẳng nhìn thấy nó, chẳng biết nó tròn méo thế nào. Số phận gần như trở thành một thứ để chúng ta đổ lỗi cho hoàn cảnh của mình và đánh giá cuộc sống của những người xung quanh. Tôi thì tin con người luôn làm chủ số phận của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ nó, chỉ là chưa nhận ra hoặc cố tình không thừa nhận, mục đích là ngụy biện cho sự lười biếng cố gắng của mình.

Và bước đầu tiên để mỗi người chúng ta làm chủ được số phận, đó là hãy biết ước mơ. Nếu bạn có ước mơ rồi, rất tốt. Nếu bạn chưa, hãy dừng lại, nhắm mắt và sắm cho mình một mơ ước thật to thật đẹp thật hoành tráng vào, may mắn làm sao, điều này vô cùng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Hãy làm ngay.

Nếu như bạn có một ước mơ rồi, hãy biến ước mơ đó thành mục tiêu cụ thể

Bạn biết đấy, ngay cái ngôn từ đã tạo cho ta một cảm giác khá rõ ràng về khả năng hoàn thành và đạt được điều ta muốn. Ước mơ thì nghe hơi xa vời và hơi khó tưởng tượng. Nhưng mục tiêu nghe lại gần và dễ dàng hơn rất nhiều. Dù về bản chất chúng không khác nhau bao nhiêu. Chẳng có nhiều người dám tuyên bố rằng: “Tôi đã đạt được ước mơ của mình.” Nhưng hẳn sẽ rất nhiều người có thể tự tin tuyên bố: “Tôi đã đặt được mục tiêu của mình.” Đó chính là điểm khác biệt. Mục tiêu chính là ước mơ của bạn, nhưng đã được thực tế hóa với một khung thời gian nhất định. Để ước mơ trở thành mục tiêu thì bạn phải làm cho ước mơ đó trở nên dễ hiểu và rõ ràng, đủ để có thể viết ra trên giấy, bằng ngôn từ của bạn.

Nếu như ước mơ là thứ mơ hồ, thì mục tiêu là những thứ có thể nhìn thấy được và chạm vào được. Bạn không thể chạm vào trí óc của mình, bạn không thể chạm vào những hình ảnh bạn tưởng tượng và suy nghĩ trong đầu. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thấy và chạm vào một thứ có thật và hữu hình, như những dòng chữ trên một trang giấy. Bạn cũng biết, tiếp nhận thông tin thì dễ dàng, đơn giản hơn nhiều so với tạo ra thông tin. Đó cũng chính là cách não bộ vận hành.

Nếu chỉ ước mơ, tức là chỉ suy nghĩ và tưởng tượng. Não bộ phải hoạt động để tạo ra những hình ảnh bạn mong muốn. Vì não rất bận, nên nó sẽ dễ dàng quên. Nhưng nếu bạn có thể viết những gì mình muốn ra giấy, và đọc nó. Lúc này lại là chuyện khác, não bộ sẽ trong trạng thái tiếp nhận thông tin mà bạn đọc, sẽ dễ dàng cho não hơn rất nhiều cho việc xử lý thông tin đó và thực hiện nó. Giống như việc bạn nói với ai đó rằng: Tối nay ăn gì? Sẽ rất khó cho họ trả lời, nhưng nếu bạn hỏi họ tối nay ăn cơm gà hay lẩu thái đây? Thì việc lựa chọn và hành động lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn có thể từng ước mơ một ngày mình sẽ cứu thế giới, bạn tưởng tượng mình như một ngài siêu nhân với áo choàng và quần sịp đỏ, bay đi khắp nơi cứu người gặp nạn. Đó chính là ước mơ. Hãy biến ước mơ thành mục tiêu cụ thể, hãy viết ra những việc bạn có thể làm để biến ước mơ thành hiện thực. Để cứu thế giới hay thực tế hơn là để giúp đỡ mọi người, bạn có thể trở thành một bác sĩ, một người bảo vệ rừng, một nhà kinh doanh hay một nhà nghiên cứu về môi trường vân vân. Một khi bạn xác định được việc bạn muốn làm, người bạn muốn trở thành và nơi bạn sẽ đứng một ngày nào đó trong tương lai. Đó chính là lúc ước mơ đã trở thành mục tiêu rồi đó. Bạn có thể ước mơ tương lai mình sống trong một tòa lâu đài tuyệt đẹp với một cô vợ xinh như cô Tấm, ngày ngày chỉ quanh quẩn tắm nắng ngắm trăng. Ồ đó cũng là một dạng của ước mơ. Hãy biến nó thành mục tiêu cụ thể.

Rằng 10 năm nữa, bạn sẽ tự xây cất một căn nhà tuyệt đẹp với toàn nội thất hoàng gia, cưới một cô vợ xinh xắn có mái tóc đen dài thật giỏi nấu ăn và xác định nghề nghiệp có thể là nhà thiên văn học, bạn sẽ được ngắm trăng sao cả ngày. Ồ, tất nhiên đó chỉ là một ví dụ mà thôi. Tôi chỉ muốn cho bạn thấy rằng những điều ta mơ ước, dù cho nghe có điên khùng cách mấy, đều có thể trở thành hiện thực. Thậm chí, nếu bạn ước mơ mình trở thành vua một ngày nào đó, điều đó cũng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Nếu bạn có thể tiên phong hay đứng đầu một lĩnh vực nào đó, như là thực phẩm nhân tạo chẳng hạn. Người ta sẽ phong cho bạn là vua, như vua xe hơi, vua dầu mỏ hay vua công nghệ vậy.

Nhân tiện nhắc tới vua chúa mới nhớ, có một cô bé luôn ước mơ được làm công chúa. Cha cô đã biến giấc mơ đó thành hiện thực, bằng cách mua một vùng sa mạc vô chủ, đặt cho nó một tên quốc gia riêng, gọi là Nam Sudan, đặt may cờ cho vùng đất đó. Ông xin phép và tự phong mình là vua của mảnh đất để con gái ông, nghiễm nhiên trở thành một công chúa thật sự. Trong bữa tiệc mừng ông còn khéo léo nhắc nhở khách khứa hãy xưng hô với cô bé là “Thưa, công chúa.” Thật là một người cha ngọt ngào. Dù cho mảnh đất sa mạc ông mua không được thừa nhận là một quốc gia, tôi tin cô bé con gái ông, trong một giây phút nào đó. Đã thực sự tin rằng mình là một công chúa.

Đừng bao giờ cười cợt một ước mơ

Dù cho nó điên khùng hay lãng xẹt, như ước mơ hiện tại của tôi. Dạo này tôi hay mơ, nhất là từ khi xem các bộ phim Âu Mỹ, tôi như bị choáng ngợp trước một cuộc sống hiện đại và mới mẻ vô cùng. Tôi thích cách người Âu Mỹ cư xử với nhau, tôi yêu những hành động ngọt ngào của các chàng trai đó với bạn gái của họ. Tôi mê đắm vẻ đẹp của những khu phố tít bên trời Tây. Và thế là tôi mơ, tôi mơ một ngày mình sẽ đi du lịch qua những góc phố đó, đứng dưới những mái hiên đầy hoa hoặc thả bộ bên những hồ nước đầy thiên nga bơi lội. Tôi mơ mình gặp một chàng trai thật ngọt ngào và lịch thiệp. Tôi tưởng tượng mình sống trong một căn nhà kiểu Mỹ với nội thất đẹp xinh, những vườn hoa rực rỡ và khu bếp tuyệt vời.

Tôi mơ đến những việc kinh doanh tôi sẽ làm với những công ty bên đó. Tôi mơ mình sẽ là người đi đầu hợp tác xuất khẩu hết nông sản Việt Nam qua những nước Âu Mỹ thay cho tên hàng xóm khổng lồ đáng ghét. Thậm chí tôi còn mơ mình có những đứa con lai xinh xắn đáng yêu. Ồ, tất nhiên con trai Việt vẫn rất tuyệt vời. Tôi biết chứ, nhưng tôi vẫn cứ mơ. Và bạn biết tôi chuyển nó thành mục tiêu bằng cách nào không?

Trước hết, tôi tìm một chương trình học Tiếng Anh mà tôi yêu thích, sau đó đặt mục tiêu sau 2 năm phải sử dụng ngôn ngữ này thành thạo. Đó là bước đầu tiên để đạt được tất cả những điều trên đúng không? Song song đó tôi quyết định phải nghiên cứu kỹ hơn về ngành nông nghiệp và luôn nghĩ tới việc mở một khách sạn nhỏ chào đón các bạn tây ba lô du lịch dạng home-stay để hiểu hơn về họ và mở rộng các mối quan hệ của mình…

Bạn thấy đó, tôi nghĩ ra rất nhiều việc để làm trong quá trình đạt được ước mơ. và đó cũng chính là cách tôi biến ước mơ thành mục tiêu. Tất nhiên, tôi ghi hết những việc mình sẽ làm ra giấy, mọi thứ tự nhiên đi vào trình tự và trở nên rõ ràng sắc nét, cứ như thể viết kịch bản cho một bộ phim của chính mình vậy.

Nếu như bạn kể cho ai đó nghe ước mơ của mình và bất chợt họ cười phá lên cho rằng ước mơ của bạn là không tưởng. Đừng vội cáu bẳn hay tức giận, hãy điềm đạm hỏi vậy ước mơ của họ là gì? Nếu họ có một ước mơ, hãy hỏi kế hoạch của họ là gì? Nếu nó hay ho và đáng giá, hãy xin họ lời khuyên cho kế hoạch của bạn. Còn nếu họ không có một kế hoạch nào, hay thậm chí không có nổi một ước mơ, một mục tiêu phấn đấu. Hãy mỉm cười, ném cho họ một cái nhìn tội nghiệp, và phủi đít bước đi. Họ không có quyền, không được phép cười nhạo ước mơ của bạn. Thậm chí tôi nghĩ rằng, không một ai có quyền được cười hay nhạo báng ước mơ của người khác. Nhất là một kẻ không có nổi một ước mơ.

Khi có mục tiêu rồi, hãy xây dựng một bản kế hoạch

Xây một kế hoạch cho mục tiêu của bạn, cũng giống như việc bạn lên kế hoạch để xây ngôi nhà mơ ước của chính mình. Để xây ngôi nhà đó, bạn bắt buộc phải có một bản vẽ thiết kế, bản vẽ sẽ mô tả chi tiết nơi nào là phòng ngủ, nơi nào là phòng khách, nhà bếp ở đâu, cầu thang như thế nào. Để các thợ xây dựa vào bản vẽ đó mà làm móng và đắp từng viên gạch hoàn thành ngôi nhà cho bạn. Giả sử mỗi viên gạch đắp lên chính là một ngày trôi qua trong cuộc đời để bạn đạt được mục tiêu. Ngôi nhà của bạn sẽ ra sao nếu như không có bản thiết kế nào, không có một nhà kỹ sư nào chỉ dẫn những người thợ. Họ sẽ không thể hoàn thành ngôi nhà được, hoặc nếu có thì cũng sẽ rất mất thời gian và không đạt được yêu cầu thẩm mỹ.

Cuộc đời bạn cũng vậy, không có bản vẽ định hướng và mô tả mục tiêu thì bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian và công sức để đạt được điều bạn muốn? Nó có như ý bạn không hay sẽ lệch hẳn đi mà chính bạn cũng không biết, vì có gì để so sánh đâu mà biết có như ý mình hay không. Thế nên, đừng xem thường sự quan trọng của một bản vẽ nhỏ bé, đừng xem thường sức mạnh của bản kế hoạch giúp bạn đạt mục tiêu.

Tôi được làm quen với cụm từ “chiến lược cuộc đời” khi tham gia một khóa học kỹ năng mềm cực kỳ thú vị. Ở đó chúng tôi được hướng dẫn đặt mục tiêu mình mong muốn và lên kế hoạch để đạt được điều đó. Chắc chắn tôi phải cảm ơn buổi học này rất nhiều, vì nó giúp cuộc đời tôi trở nên ngay ngắn, rõ ràng và dễ dàng hơn rất nhiều. Bản thân cụm từ “chiến lược cuộc đời” nghe mới hay ho làm sao. Nghe thật là oách, thật là chuyên nghiệp và cũng vô cùng trách nhiệm nữa. Tôi rất thích cụm từ này. Chiến lược là một hệ thống gồm các chiến thuật và mưu kế để bạn đạt mục tiêu, đôi khi là thắng một cuộc chiến, đôi khi là ngăn ngừa một hiểm họa, và trong trường hợp này là giúp bạn đạt được mục tiêu và ước muốn của mình.

Còn nhớ chiến lược cuộc đời của tôi những năm tháng tuổi 20 đó là xây dựng thành công một chuỗi các shop thời trang và lập thành công ty thời trang. Rằng phải đi du lịch thật nhiều nơi trong nước và đi cả nước ngoài. Tôi không nhớ chi tiết nhưng đại loại thế. Và bạn biết không, hiện tại tôi đã đạt được phần lớn những gì mình đề ra khi đó. Cũng có nhiều thứ tôi không đạt được đúng như bản thiết kế, đó là tôi chưa thành lập được công ty, chưa mua được xe hơi hay bất động sản nào cả, chưa nói được Anh Văn thành thạo và chưa tìm được một tình yêu ngàn năm… Không sao, nhìn lại thì tôi cũng đạt được kha khá thứ, nhiêu đó thôi cũng tốt lắm rồi. Và tôi đồ rằng mình sẽ không đạt được những thứ ở hiện tại nếu như ngày đó tôi không đề ra những mục tiêu và lập kế hoạch để đạt những mục tiêu đó.

Dù tôi khuyên bạn hãy lập kế hoạch cho những mục tiêu bạn mong muốn, nhưng tôi cũng xin nói với bạn một sự thật khá phũ phàng rằng, không phải khi nào kế hoạch cũng theo ý bạn đâu. Nhiều biến cố xảy ra và kế hoạch của bạn có thể thay đổi liên xoành xoạch. Đừng lo lắng, đừng gò ép bản thân mình phải tuân thủ tuyệt đối theo một bản kế hoạch nào cả. Kế hoạch chỉ là thứ hướng dẫn bạn khỏi lạc lối trên con đường bạn đã chọn. Còn nếu bạn phát hiện ra một con đường khác thích hợp hơn, triển vọng hơn. Đừng e ngại.

Hãy lập kế hoạch cho cuộc đời của bạn, tôi không hứa mọi thứ sẽ theo đúng kế hoạch 100%, nhưng tôi hứa bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu cuối cùng hơn nhiều người, rất nhiều lần.

Một điều tối quan trọng:

“Mục tiêu mà không được viết ra giấy và không được nhìn thấy mỗi ngày, đó không phải là mục tiêu, đó chỉ là ước muốn.” – Antoine de Saint-Exupéry

Đây là một câu nói tôi vô cùng yêu thích và luôn làm theo trong mọi việc, xin chia sẻ với bạn.

Khi bạn có mục tiêu, khi bạn có kế hoạch, đừng bao giờ chỉ giữ nó trong đầu, hãy viết nó ra. Hãy tuyệt đối nhớ điều này, hãy viết nó ra giấy, ra file, ra đâu cũng được, nhưng hãy viết ra, vì nó là bước đầu tiên khiến trí óc bạn tin rằng bạn hoàn toàn có thể chạm vào ước mơ của mình.

Mục tiêu mà không viết ra được thì có thể coi như đó không phải là mục tiêu. Mà chỉ là một điều ước, hay một dạng ảo tưởng mà thôi. Khi bạn viết ra, hẳn là bạn đã cụ thể hóa mục tiêu thành thứ hữu hình, có thể nhìn thấy, chạm vào, áp nó vào tim và thì thầm với nó. Và để cho mục tiêu luôn thôi thúc bạn thực hiện thì bạn phải nhìn thấy nó mỗi ngày. Trí óc chúng ta rất nhanh quên. Muốn nhớ thì chỉ có cách phải thường xuyên nhắc nhở. Đó là một cách cực kỳ hữu hiệu đối với tất cả mọi người. Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hoá chúng trong đầu óc, là hành động này tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được.

Hãy viết chúng ra, một cách rõ ràng, sống động và cụ thể. Càng cụ thể thì não bộ càng dễ hình dung và ghi nhớ. Đừng vội lo về quá trình hay kế hoạch, chỉ cần bạn chăm chút hết thảy tinh thần và niềm khát khao vào mục tiêu của mình. Nên nhớ là mục tiêu những mục tiêu phải thiết thực, không thể theo kiểu 5 năm tới tôi sẽ bay lên sao hỏa, 10 năm nữa tôi phải bắt tay với người ngoài hành tinh… Khi mục tiêu rõ ràng, kế hoạch và quá trình sẽ tự động xuất hiện, theo cách này hay cách khác, đừng lo lắng. Cũng như khi tôi viết mục tiêu về kinh doanh thời trang, lúc này tôi chả biết làm thế nào để mở một shop thời trang cả. Thế mà tôi cứ viết thôi, rồi thì mọi thứ đều đâu vào đó như trò chơi lego vậy.

“Bạn chắc hẳn không nghĩ tới việc khởi hành một chuyến đi dài ngày bằng ô tô nếu không biết trước mình sẽ đi đâu và không có bản đồ chỉ dẫn. Nhưng thực tế là chỉ có khoảng hai trong số một trăm người biết được chính xác họ mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống và vạch ra những kế hoạch khả thi để đạt được mục tiêu của mình. Đó là những người đi đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – những con người thành đạt xứng đáng nhận được những phần thưởng của cuộc sống.

Điều kỳ lạ nhất về những người thành đạt này là họ cũng chẳng có nhiều cơ hội hơn những người chưa bao giờ đạt được thành công.
Nếu bạn biết chính xác bạn muốn gì và có niềm tin tuyệt đối vào khả năng đạt được mục tiêu của mình thì bạn có thể thành công. Còn nếu bạn không chắc là mình muốn gì trong cuộc sống, thì ngay từ bây giờ, ngay từ giờ phút này, hãy bắt đầu nghĩ và xác định xem chính xác bạn muốn gì, tới mức nào và khi nào sẽ đạt được điều đó.” – Napoleon Hill

Sự kỳ diệu của “mục tiêu”

Các lý thuyết và thực tế đều cho thấy, khi bạn đặt ra bất kỳ một mục tiêu nào đó, bạn sẽ có quyết tâm cao hơn và sử dụng trí tuệ nhiều hơn bình thường với mong muốn thực hiện chúng. Phải chăng đấy chỉ là một trường hợp cá biệt ngẫu nhiên? Câu trả lời là không. Nó thật sự đúng với đa phần trường hợp.

Mục tiêu và kế hoạch giúp bạn tập trung cao độ và duy trì tâm thế của một người không hề nề hà khó khăn, không hề sợ hãi trước những thử thách. Đó chính là tiền đề giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Não bộ khi biết được điều bạn mong muốn, sẽ tìm mọi cách, dùng mọi trực giác và với mọi phương pháp để bạn tập trung tối đa vào điều đó. Với tổng thể sức mạnh của trí óc và trái tim, bạn sẽ không còn bị phân tâm bởi những thứ vụn vặt ngoài cuộc sống. Nói ra thì dài, chung quy là mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn tập trung. Khi tập trung được rồi thì bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đó.

“Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống.” – Stefan Wzeig

Dường như ngày càng có nhiều người e ngại trước sự thay đổi và hoang mang về tương lai hơn so với bất kỳ thời đại nào trong lịch sử. Và một trong những lợi ích to lớn nhất khi thiết lập mục tiêu chính là bạn có thể kiểm soát được hướng thay đổi trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn tự quyết định và định hướng phần lớn những thay đổi của đời mình. Đó chính là ngọn hải đăng dẫn đường bạn trong đêm tối, đưa bạn từ mặt biển mênh mông về với đất liền. Chính là thứ ánh sáng làm lóe lên hy vọng, để cho dù đang đói lả và kiệt sức, bạn vẫn cố gắng bơi về phía sáng ánh đèn.

Một lợi ích cực kỳ quan trọng nữa của mục tiêu và bản kế hoạch, đó là nó giúp bạn tiết kiệm thời gian một cách cực kỳ hữu ích trong hành trình đưa bạn tới thành công. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những việc mình có thể làm được trong một khoảng thời gian nhất định. Điều mà phần lớn những người bình thường khác không thể cảm nhận được. Đó là giá trị của thời gian.

Có một câu nói của ai đó đại loại rằng: “Chỉ cần bạn có mục tiêu và lòng khát khao mãnh liệt để đạt điều đó. cả vũ trụ này sẽ đồng tâm giúp bạn.” Tôi hoàn toàn tin tưởng câu nói này.

Chủ đề này quá rộng, quá dài, không hiểu sao càng viết lại càng nảy sinh nhiều ý. Trong khuôn khổ bài viết này dù rất muốn tôi vẫn không thể nói sâu hơn về những bản kế hoạch, về việc áp dụng cách lập kế hoạch cho mọi việc trong đời sống. Về việc cả vũ trụ này giúp bạn như thế nào, bạn sẽ cảm nhận rõ nét giá trị của thời gian ra sao. Nhưng thôi, xin tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại bạn trong chủ đề kế tiếp mà tôi tạm gọi là “sức mạnh của những bản kế hoạch”. Cám ơn bạn vì đã đọc bài viết dài dằng dặc này.

 

Phi Tuyết

[BDTT8] Bắt Trẻ Đồng Xanh – J.D.Salinger – Trong mỗi người có một kẻ lang thang

Featured Image: Bìa sách “Bắt Trẻ Đồng Xanh”

 

Tôi không thích các câu hỏi có từ “ nhất” kiểu như là “Loài hoa nào bạn yêu thích nhất ?”, “ Kỉ niệm nào làm bạn nhớ nhất về gia đình ?” và các thứ đại loại như vậy. Vì tôi không trả lời được, có lẽ tôi không giỏi xếp hạng cảm xúc. Mà thực sự tôi không thích xếp hạng BẤT  CỨ CÁI GÌ. Để làm gì ? Một cách cá nhân, tôi thấy trái tim mình đủ rộng để yêu thương nhiều thứ. Vậy nên, đừng hỏi tôi: “ Bạn thích cuốn sách nào nhất?”.

“ Bắt trẻ đồng xanh” là một cuốn sách mà tôi yêu. Tôi nghĩ rằng sách giống như là người tình. Người ta sẽ yêu những người khác nhau, dĩ nhiên, những người mà họ tìm thấy điều còn thiếu ở bản thân mình hay điều mình cần, cũng như họ đọc những cuốn sách khác nhau vì cần những điều chẳng giống nhau. Tôi sẽ không rao giảng bạn phải đọc nó đâu, vì sách là người tình của bạn, và một cách tự nhiên, tự do và tự nguyện, bạn có quyền yêu nó hay không yêu nó.

Có một cảnh báo thế này: Nếu bạn thích nghe và thường nghe những từ đẹp đẽ êm tai thì J.D.Salinger không chiều lòng bạn đâu. Bạn sẽ nghĩ rằng: Khỉ thật, lão Salinger này cứ văng “ bỏ mẹ”, “ mắc dịch”, “ khốn kiếp”, “thánh vật”, “ buồn nôn” vung vãi tràn lan ra cả cái tác phẩm… “ mắc dịch” này. Nhưng rồi, bạn sẽ phản bội chính mình, bạn bắt đầu thích nó … “ bỏ mẹ” ( xin lỗi cho tôi nói như là cách  hành văn của truyện). Bạn bắt đầu thấy hơi đau lòng và thậm chí đau lòng thật sự nữa khi đằng sau thứ ngôn ngữ lộn xộn bát nháo kia là cái gì rất thật.

Holden – gã trai trẻ măng, nhân vật chính, đã rời đến bốn trường học và truyện kết thúc khi gã đang chưa biết sẽ học trường thứ năm ở đâu. Gã thấy cả xã hội này đạo đức giả. Cái chết của em trai Allie khiến Holden tìm đến cách gây ra những nỗi đau cơ học như để át đi nỗi đau tâm lí. Holden chán ngấy bọn bạn học mắc dịch. Hắn đặc biệt bị mềm nhũn trước cô em gái Phoebe- đó dường như là nhân chứng tình yêu duy nhất khiến Holden muốn ở lại Trái đất.

Có ai đã từng đi giữa thanh xuân mà chưa từng cảm thấy Nothing to do, Nothing to choose, Nothing to lose, Nothing to prove như gã Holden?

Một người đã bỏ tới bốn trường học hẳn là có cảm giác “ trái tim bên lề” của thé giới. Tại sao người ta lại cần một trường học, cho dù đó là trường học thứ năm? Vì người ta cần một nơi để thuộc về, để đánh lừa rằng tâm hồn không đi hoang chăng ?

Những kẻ tỏ ra bất cần đời là những đứa cần đời hơn cả

Cho dù hắn có văng ra bao nhiêu từ “ bỏ mẹ” hay bỏ cái gì đi chăng nữa, Holden, về bản chất, vẫn chỉ là một đứa trẻ hiền lành, bất an, mệt mỏi và thiết tha một lần được sống thực sự.

Cái bìa sách xanh thẳm miên man. Xanh là màu tuổi trẻ. Khi trẻ thì tóc xanh, tuổi trẻ là tuổi xanh. Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt xanh non biếc rờn. Tôi thích màu xanh đơn giản ám ảnh ấy. Đơn giản mà không đơn điệu. Sau khi đọc xong cuốn sách, cái bìa sách trong mắt bạn sẽ trở nên hợp lí. Ai đó nói trong tâm hồn mỗi người là một khu vườn bí mật. Màu xanh làm tôi nghĩ tới một khu vườn, thoạt nhìn qua chỉ thấy một màu xanh nhưng  bên trong khu vườn có rất nhiều loại cây. Cái bìa đơn giản bọc bên trong một thứ văn ngồn ngộn cảm xúc. Tôi thấy khu vườn rậm rạp của Holden, có cả những cây cỏ gai đâm xuống lòng cậu từng giây như cùng nhịp với từng hơi thở.

Bạn có thể nghĩ nó là một câu chuyện bi quan, cũng có thể nghĩ nó rất thực tế. Tôi nghĩ trong thực tế có nỗi buồn, nỗi buồn là một cái gì rất thật, nên tôi sẽ dùng từ thực tế. Có những tác phẩm sẽ rao giảng về việc bạn phải/ nên sống thế nào, và cũng có những tác phẩm nói về cách cuộc sống đang diễn ra thế nào. Bắt trẻ đồng xanh thuộc loại thứ hai. Nên nó không có câu trả lời nào cả.

Tôi gấp cuốn sách lại trong một chiều mùa đông, chết tiệt, tôi bị lây nhiễm cái nỗi buồn của nó. Và tôi cũng quả quyết trong mỗi chúng ta ai cũng có một kẻ lang thang như gã Holden, cũng có lúc không phải vì bi kịch vật chất nào dẫn đến túng đói đến mức phải kết thúc tất cả, nhưng muốn bỏ học, bỏ nhà, thậm chí bỏ cả bản thân, trôi dập dềnh như một làn không khi vô hình, muốn văng tục, muốn gào lên với thế giới đầy mặt nạ. Ai đó nói rằng khi bạn trút bỏ mặt nạ và để tâm hồn trần trụi giữa thế giới, bạn thật mạnh mẽ, nhưng đó  cũng là lúc bạn dễ tổn thương nhất.

Tôi đang sống giữa thời đại mà người trẻ khủng hoảng lí tưởng và quá tải cảm xúc. Thế kỉ trước, thanh niên được tặng cho lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc. Bây giờ, giữa bình yên độc lập, giữa sung túc vât chất và hàng tá những tiện nghi cứ mọc lên theo cấp số nhân, người ta lại cứ khổ sở hơn khi phải lựa chọn và vật lộn với cảm giác muốn một thứ vì người – khác – cũng – có. Chúng ta còn phải sống theo kì vọng của bố mẹ, đơn giản vì họ nói chúng ta phải có trách nhiệm với hạnh phúc của họ (???). Và chúng ta nổi loạn. Bố mẹ chỉ nhìn thấy chúng ta ích kỉ, họ không thấy chúng ta chỉ là những đứa trẻ bị tổn thương khi phải quay lưng lại với cả thế giới, sau đó tìm về nhà, và lại phải chống lại những người thân yêu nhất còn lại, chỉ để được là chính mình với mong muốn phải tìm cho ra hạnh phúc.

Thầy giáo Antonili nói với Holden: “ Tôi nghĩ rằng cái dốc mà chú đang lăn xuống là một thứ dốc khủng khiếp. Không bao giờ người xuống dốc được nghe hay cảm thấy mình chạm phải đáy hố. Họ cứ việc lăn xuống, lăn xuống. Cái dốc này dành cho những người, vào một lúc nào đó trong đời, đi tìm một cái gì mà hoàn cảnh và những người xung quanh không thể đem lại cho họ. Bởi thế họ bỏ cuộc, không thèm tìm kiếm nữa. Hỏ bỏ cuộc ngay cả trước khi họ thực sự bắt đầu.” Có bao giờ bạn thấy “ ôm cuộc sống trong tay, bên đời quá rộng. tuổi đời mênh mông quá …”? Và chúng ta, một lúc nào đó, muốn bỏ cuộc ngay cả trước khi ta thực sự bắt đầu ?

“ Tôi hơi nhớ tất cả mọi người mà tôi đã kể cho bạn nghe. Bạn đừng có kể cho ai nghe bất cứ cái gì. Nếu bạn kể, bạn tự dưng khởi sự nhớ tất cả mọi người.”

Đó là những dòng cuối. Holden! Đến những dòng cuối này, gã làm tôi mềm nhũn. “ Nhớ” là một từ gợi cảm. Một việc của trái tim. Chỉ có con người mới có trái tim. Và tôi kiên quyết muốn tin đời gã chưa hỏng hẳn, bởi vì hắn biết nhớ. Điều đó ấm áp. Về cơ bản, gã là một thằng bỏ học, tâm hồn lang thang, hay văng đủ các loại bỏ mẹ bỏ cha, nhưng không phải dạng nguy hiểm đáng để đề phòng. Sao lại đề phòng một người muốn giết đứa nào đã viết chữ F*ck you lên tường vì sợ rằng đứa khốn nạn ấy sẽ giải thích bằng hành động từ đó cho những đứa như em gái Phoebe của gã? Trong sâu thẳm trái tim Holden, hẳn là vẫn có tình yêu.

Nếu gặp Holden ngoài đời, chứ không phải trong sách, có thể bạn sẽ theo phản ứng đứng cách xa hắn ba mét vì hắn không phải là kiểu người dễ “ được xã hội chấp nhận”. Vì chúng ta không có đôi mắt của Salinger. Chúng ta không nhìn thấy tình yêu. Chúng ta chỉ so sánh, phát giác hiểm nguy và đề phòng. Cho đến khi bạn khát khao bộc lộ con người yếu đuối của mình trước thế giới chứ không phải xuất hiện trong bộ áo giáp sắt “ không thể thua”, bạn bỗng nhớ Holden biết bao, và bạn đau lòng. Holden từng mong mình bị câm điếc, để sống lặng lẽ giữa thế giới. Ai cũng đã từng trải qua cảm giác không biết mình muốn gì và cũng muốn mình biết gì vậy đó.

Có những tên sát nhân thú nhận bị ám ảnh bởi Bắt trẻ đồng xanh. Dĩ nhiên, sau khi đọc xong truyện này, tôi sẽ không bỏ học, cũng không giết người. Tôi chỉ biết một điều: Cũng có một Holden như thế trong tôi.

Năm nay tôi hai mươi tuổi.

 

Trang Xtd


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[BDTT8] Tự truyện Benjamin Franklin, hành trình của một vĩ nhân

Photo: Bìa sách Tự Truyện Benjamin Franklin

 

“Mười bảy tuổi, tôi khăn gói thu xếp hành lý cùng lên tàu với anh. Sau ba ngày lênh đênh trên biển, từ Boston, chúng tôi đã đến New York. Nhưng đáng tiếc, tại đây, chúng tôi không tìm được việc làm và phải tiếp tục lên đường đến Philadelphia. Thật không may, chuyến đi không biết trước lần này lại đem đến cho chúng tôi một tai họa. Chúng tôi gặp phải một cơn bão lớn, chiếc thuyền bị đánh nát tươm những cánh buồm. Trôi lênh đênh 30 giờ trên biển, rốt cuộc chúng tôi không thể đi xa hơn để đến Philadelphia mà phải dừng lại ở một bến cách đó vài mươi dặm…”

Thật là thú vị nếu tôi thực sự được là nhân vật “tôi” trong đó, bởi vì, biết sao không, tôi chỉ đang tưởng tượng ra mà thôi, hic. Tôi đang tưởng tượng mình được phiêu lưu khắp nơi cùng anh chàng Benjamin Franklin đây, nhưng không thể được, bởi vì ông này sống ở thế kỷ 18 cơ mà.

Nếu bạn chưa biết Benjamin Franklin là ai, thì để tôi giới thiệu ngắn gọn: Ông Franklin là một chính khách, là nhà lập quốc nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một trong 4 người ký vào tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776. Đó chỉ là điểm nổi bật nhất thôi, ngoài ra ông còn là người đa tài của Thời Đại Khai Sáng: Ông còn là một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Cột thu lôi mà cả thế giới chúng ta đang sử dụng là phát minh của thiên tài này đấy.

Ấn tượng ngay với những trang viết đầu của quyển sách Tự truyện Benjamin Franklin, tôi vui như tóm được vàng, vì thế chẳng ngần ngại gì “cuỗm” ngay nó về nhà. Với giọng văn tự sự kể chuyện, bạn sẽ được đưa vào chuyến phiêu lưu của Franklin lúc nào không hay. Bạn sẽ tưởng tượng ra những con đường đất ở Philadelphia thế kỷ 18 đầy bụi đất ra sao, những khẩu súng cối để phòng vệ cho thành thị sau này được trang bị như thế nào và nhất là, nhà in của Franklin sẽ ra sao nhỉ?

Mươi tuổi, Franklin đã phải đi làm nhà in cho anh trai. Mười bảy tuổi ông phiêu lưu sang các miền đất khác để làm việc. Cũng như bao con người thanh niên trẻ khác, qua những khó khăn và sốt bệnh, không có người thân ở bên cạnh, đã có lúc Benjamin từng nghĩ: Lẽ ra mình không nên bỏ đi như thế. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, và ông lại tiếp tục làm việc chăm chỉ dù phiêu lưu ở mảnh đất mới nào đi nữa.

Tuy không được đi học bài bản ở trường lớp như người khác nhưng Franklin sau này lại trở thành một danh nhân, chính khách nổi tiếng nhờ tự học. Nhờ óc sáng dạ, sự chăm chỉ học hành và sự cần mẫn không mệt mỏi trong công việc, anh chàng Benjamin đã học rất nhanh và sớm trưởng thành hơn những người cùng tuổi. Ở tuổi vị thành niên, Franklin viết vài tác phẩm ẩn danh tính và nghe được những lời khen ngợi từ người lớn. Ngoài ra, lợi dụng thế mạnh ngành in của mình, sau này ông còn viết rất nhiều tác phẩm cho những người dân còn thiếu nhiều hiểu biết, chẳng hạn như là ca dao tục ngữ mà sau này trở thành những câu truyền miệng của người ta. Phải thừa nhận, ông rất có tài trong việc “viết”, và ông cũng thừa nhận là nó giúp ích ông rất nhiều trên con đường sự nghiệp.

Xuyên suốt quyển sách là một câu chuyện trải nghiệm của một con người trong hành trình cuộc sống để trở nên tốt hơn. Cuộc hành trình chứa đựng nhiều vấn đề trong cuộc sống mà trong chúng ta, ai cũng phải đối mặt như: Những chuyện về tiền, những xích mích và ràng buộc trong gia đình, cách ứng phó với thế giới bên ngoài ra sao khi gặp vấn đề, tìm cho mình một lẽ để sống, hiểu về những gì đất nước đang xảy ra cũng như là bắt đầu có chút quan tâm đến chính trị để giúp đỡ những người xung quanh.

Trong chuyến phiêu lưu mà bạn sắp đi cùng ông, hãy để ý nhé, Franklin sẽ kể rất chi tiết về thời trẻ của mình đấy. Ông kể về những suy nghĩ của mình trước sự việc, ông kể về sự làm việc chăm chỉ của mình đến thế nào, đọc sách thâu đêm hăng say ra sao. Có lẽ, nhờ đọc nhiều sách và làm việc từ khi còn nhỏ, Franklin đã rèn được cho mình khả năng giao tiếp rất có bản sắc riêng mà nhiều người phải quý mến. Bạn sẽ rất bất ngờ về cách giao tiếp của ông cho coi, một cách giao tiếp rất sắc xảo, vừa lịch thiệp, vừa cứng cáp, mà điểm nổi bật nhất, theo tôi, là các ngôn từ được sử dụng chuẩn đến “từng milimet”.

Nhờ khả năng lý luận cao và một lòng ham cống hiến cho xã hội, sau này Franklin được nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống nhà nước và ông được trường Đại học St Andrews trao bằng Tiến sĩ danh dự ngành Luật. Điều đáng quý thuộc vào loại bậc nhất ở ông là không bao giờ dùng khả năng lý luận để giành chiến thắng cho riêng mình. Ông coi đó là những điều không cần thiết, và chỉ thực sự dùng lý luận để tranh đấu cho lợi ích của dân chúng mà thôi.

Cũng nhờ sự để tâm rèn luyện đến từ ngữ sử dụng, phương pháp luận và đọc sách về tôn giáo mà Benjamin Franklin còn có một hệ thống triết lý sống rất hợp lẽ hợp tình. Những triết lý rất thực dụng, thực dụng ở chỗ nó không có gì cao siêu quá đỗi mà là rất phù hợp với đời sống dung dị của một con người. Như là cách trả ơn người ta đã giúp đỡ mình, đã cho mình mượn tiền, đã quyên góp tiền cho mình, đã cho mình thuê nhà giá rẻ. Là cách sống cống hiến cho cuộc đời chứ không phải là chọn tiền bạc, vân vân… Đây là một điểm cực kỳ quan trọng mà mỗi người cần phải học hỏi, phải tập theo trang bị cho mình những triết lý sống riêng để vượt qua khó khăn hay bão tố luôn sẵn sàng vồ vập ta bất ngờ…

Nhưng trên hết tất cả những điều đã nói, thứ mà làm tôi nể phục ở ông nhất là sống một đời sống chân thành, chính trực và nghĩa khí. Ông chỉ làm những điều dựa trên lẽ phải và chính trực, dù cho nhiều khi điều đó sẽ gây mích lòng ai đó, sẽ làm thiệt hại cho ông vài điều, nhưng ông không coi đó là quan trọng. Người như thế thì đi đâu cũng có quý nhân phò trợ, hiền nhân giúp đỡ, chẳng phải hạnh phúc sao? Ai trong chúng ta cũng biết là nên sống theo lối đó, nhưng không phải ai cũng làm được, vì ta còn nghĩ về cái lợi của bản thân quá. Từ chuyện nhỏ, ta có thể trả muộn sách cho người ta chứ không như Franklin, thức thâu đêm để đọc cho hết và trả đúng hạn. Ông đấu tranh cho dân chúng mà không màng đến lợi ích của bản thân mình, nhưng còn nhiều người trong chúng ta chọn cách là im lặng. Sự khác biệt của vĩ nhân và ta, dường như chỉ cách nhau một sát na của tính kỷ luật.

Nhờ quyển sách này mà tôi ngày càng thích viết hơn, và càng viết, càng để ý đến ngôn từ thì tôi càng cảm thấy thích thú và nhận ra tầm quan trọng của nó. Viết và lý luận rõ ràng sẽ là một trong những kỹ năng lợi hại nhất cho một người sống tốt giữa thế giới này, và quyển sách này ít nhiều sẽ hỗ trợ bạn học được một số điều thú vị.

Có thể, bạn sẽ bị ông thu hút từ những trang sách đầu tiên. Và có thể, bạn cũng sẽ giống tôi, trở nên ngưỡng mộ ông từ khi nào chẳng biết. Một tấm gương rất đáng quý. Một tấm gương mà có đôi khi, vào một phút giây nào đó, bạn thoáng nghĩ, bạn sẽ trở nên to lớn hơn, cao cả hơn, cần mẫn hơn, biết hi sinh hơn là quá khứ của chính mình. Và từ đó, đời bạn có thể mở sang một trang khác để bắt đầu sống hết mình, cống hiến cho cuộc đời, rồi bắt đầu nở hoa…

Tự truyện của một vĩ nhân đáng kính phục mà tôi nghĩ nếu không một lần trong đời bạn nên biết đến thì thật là đáng tiếc. Hi vọng mọi người sẽ tranh thủ đọc nó, nhất là những cô cậu nhỏ hay những thanh niên trẻ khỏe, càng sớm càng tốt, vì nó rất tuyệt và lợi ích cho bạn một cách khá toàn diện.

Nếu đã lâu rồi bạn chưa đi đâu khỏi nơi bạn ở, lâu rồi chưa đọc sách thì chuyến phiêu lưu này là không thể thú vị hơn đâu!

Vậy nhé,
Chúc bạn một ngày tốt lành!

 

-Lục Phong-

Xem trích đoạn sách:
http://www.vinabook.com/c518/tu-truyen-benjamin-franklin-p48380.html


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP)

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi