29 C
Nha Trang
Thứ ba, 5 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 191

[BDTT8] Những Cây Cầu Ở Quận Madison & Một Ngàn Con Đường Quê – Robert James Waller, chỉ là một chuyện tình?

Featured Image: Bìa sách “Những Cây Cầu Ở Quận Madison”

 

Có những bài ca nảy sinh từ lớp cỏ xanh rờn, từ bụi bặm của hàng ngàn con đường quê.

Đây là một trong những bài ca ấy.

Tôi si mê cuộc tình của Robert Kincaid và Francesca Johnson dù đó là một cuộc tình chóng vánh hay chính xác hơn, nếu là đời thực, tôi sẽ không ủng hộ một câu chuyện “ngoại tình” như thế.

Vừa gấp lại cuốn sách Một ngàn con đường quê mà bỗng nhớ da diết Những cây cầu ở quận Madison, nhớ bốn ngày ngắn ngủi của Robert và Francesca, cây cầu Roseman cũ kỹ, nhớ không gian cổ xưa trong căn bếp chật chội…, như là chính bản thân đã từng trải qua cuộc tình ấy vậy.

Nếu đọc Những cây cầu ở quận Madison, tôi đem lòng mến mộ một Francesca đầy lý trí; một con người sâu sắc, chứa chan khát khao yêu đương mà vô tình đã bị những năm tháng của cuộc đời làm lãng quên; một phụ nữ với vẻ đẹp mê đắm, vừa tự nhiên, vừa phóng khoáng, lại có gì đó rất bí ẩn… thì trong câu chuyện tiếp theo Một ngàn con đường quê, tôi lại phải lòng một Robert phong trần, từng trải, hoang dã và kỳ dị, một người đàn ông của “những nơi xa xôi và giấc mơ vời vợi”. Dù cho khi đọc cuốn sách này, tôi mới chỉ là một cô gái hai mươi mấy tuổi, và hai người ấy đều xứng tầm tuổi bố mẹ tôi bây giờ, vậy mà không hiểu sao có chút gì đồng cảm lắm trong câu chuyện này.

Robert James Waller, tác giả của hai cuốn sách, đích thị một người kể chuyện tài ba. Ông dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách cuốn hút kỳ lạ. Cách ông miêu tả những con đường, miêu tả nhân vật và cả cách ông thổi hồn vào đó, nhẹ nhàng, êm ru mà đầy sức hấp dẫn. Một cuốn sách đẹp tới từng câu từng chữ. Một ngàn con đường quê hiện lên hoang hoải. Cây cầu Roseman được phác họa như ngay trước mắt với mái vòm cũ kỹ. Con đường cô đơn nhất nước Mỹ cũng hiện ra như thể không còn điều gì cô độc hơn nó… Câu chuyện tình được kể lại khiến người đọc vừa bồi hồi, vừa day dứt, và còn tiếc nuối mãi, thậm chí như tôi, còn thấy vương vấn về sau, khi mà đọc phần tiếp theo Một ngàn con đường quê rồi mà vẫn muốn cùng tác giả đi tiếp trong câu chuyện ấy.

Cho đến khi đã đọc xong cả hai cuốn sách, tôi mới viết và không muốn tách bạch chúng ra. Đơn giản bởi vì, tôi muốn hiểu được trọn vẹn hai con người, hiểu được vì sao họ lại đến với nhau, rằng tình yêu mà họ dành cho nhau là có thật, là chân thành, khát khao, và bỏng cháy. Bởi vì về sau này, Robert vẫn rong ruổi qua các con đường ông đã chọn, tiếp tục đam mê và cái nghiệp nhiếp ảnh đã ăn sâu vào máu, nhưng ông vẫn không hề rung động trước bất cứ một người đàn bà nào khác, trái tim ông đã bị chiếm giữ suốt phần đời còn lại bởi một người mang tên: Francesca.

Còn Francesca ôm trọn tình yêu của mình cùng vớinhững kỷ vật; chiếc bàn cũ kỹ trong căn bếp, nơi bà và Robert đã có những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời, cẩn thận và nâng niu chiếc váy trắng mặc đêm hôm đó, và thậm chí mang theo hình ảnh của Robert trong những năm tháng tiếp theo bằng việc giữ thói quen đi thăm cầu Roseman chỉ với hy vọng, biết đâu đấy, bà gặp lại ông. Người ta sẽ cười nhạo rằng những câu chuyện như thế chỉ có trong mơ. Ừ thì dù chỉ có trong mơ, người ta vẫn muốn giữ niềm tin vào một điều diệu kỳ trong cuộc sống.

Hai cuốn sách và tuổi trẻ của chính tôi

Tuổi trẻ cứ chạy hoài theo những tình yêu vô định. Tôi đã ôm lấy những cuộc tình cho mình trong suốt năm tháng đã qua mà không một phút giây nào hiểu được vì sao lại vậy. Nhưng rồi tôi biết, hóa ra tình yêu là cuộc hành trình mà với nhiều người, cho tới khi tóc đã điểm bạc, đã có một ông chồng bụng phệ và một lũ trẻ nghịch ngợm, mới chợt nhận ra và tìm thấy. Nếu cũng đang sống trong những năm tháng tuổi trẻ với một tình yêu vô định, hãy thử một lần mở cuốn sách Những cây cầu ở quận Madison, nghe Robert James Waller kể về một chuyện tình; hay bôn ba cùng ông trong Một ngàn con đường quê nước Mỹ.

Yêu thích hai cuốn sách này vì tìm được mình trong đó, một cái tôi nhỏ bé thôi, mờ nhạt thôi nhưng đồng cảm. Một mảnh tình đến vào cái tuổi trung niên, khi người ta tưởng rằng người ta sẽ chẳng còn chút rung động nào với yêu đương, vậy mà điều đó lại tới, đánh thức một con người và khơi dậy biết bao nhiêu khát vọng.

Càng yêu thích hơn khi cuốn sách thứ hai được ra đời, dù không còn là một câu chuyện tình lãng mạn xoay quanh hai người nữa, nhưng vẫn phảng phất dư âm, một điểm nhấn trong cuộc hành trình những ngày không có Francesca ở bên của Robert. Vì thích cách ông ấy tận hưởng cuộc sống đơn độc của mình, khâm phục cái nhìn về nghệ thuật và hết lòng vì đam mê của bản thân, cho tới tận cuối đời.

Cảm giác như vừa được cùng Robert và Con Đường đi hết những con đường quê của nước Mỹ, được tận mắt chứng kiến cây cầu Roseman trong giấc mơ bé nhỏ, được gặp lại một Robert khi tuổi già đến nhưng vẫn đầy nhiệt huyết và tình yêu, được quen một Francesca giản dị, mộc mạc vẫn ngày ngày ở căn nhà đó, và vẫn luôn yêu Robert như ngày nào. Đó là vì sao tôi yêu hai cuốn sách này, hai nhân vật này, ngưỡng mộ cả người đã kể lại cho tôi câu chuyện đó.

Và ao ước được đi, được viết, được ghi lại mọi thứ cảm xúc, mọi vẻ đẹp bằng chính ngòi bút của mình, một cô gái của “những nơi xa xôi và giấc mơ vời vợi”, ai chẳng muốn được là một cô gái như thế?

 

Thảo Phương


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[Video] Bạn có thể học được mọi thứ

 

Thất bại chỉ là một từ khác thay thế cho sự phát triển. Nhưng bạn vẫn bước đi. Đây là sự học hỏi. Biết rằng bạn sẽ đạt được nó cho dù hiện tại bạn vẫn chưa đạt được. Bởi những gì đẹp nhất, những khái niệm phức tạp nhất trong vũ trụ này đều được xây dựng từ những ý tưởng cơ bản mà ai cũng có thể học, bất kể ở đâu cũng có thể hiểu.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=9HN5Lq-TToE?rel=0]

 

 

Về quê: Cho tôi sống lại chính tôi

Featured Image: Lâm Thanh

 

Cuối cùng thì chiếc xe cũng đã dừng lại ở bên kia cầu, nơi thấp thoáng bóng người thân đang đợi. Giữa trời chiều, quê nhà thật nắng quá, gió thổi rát mặt từng hồi. Chiếc cầu cong cong in bóng dưới mặt nước xanh dịu hiền. Nhìn những cánh đồng lúa chín bạt ngàn, tôi như muốn hét lên và thả hồn mình vào những dập dờn sóng vàng. Chẳng biết nên chọn một tính từ nào phù hợp cho đúng tâm trạng của mình lúc này, tôi chỉ biết rằng trong lòng có một chút gì đó nhớ nhung, một chút gì đó bùi ngùi, rồi gì như có lỗi và thêm một chút yêu thương nữa giữa miên man cảm xúc ấy.

Thường thì đi qua bao năm tháng xa quê, con người mới cảm nhận được tình cảm của mình dành cho quê hương là như thế nào! Lúc ở chốn chôn rau cắt rốn, tất cả dường như trở nên thân thiết quá, con người gắn chặt với quê hương, như hòa chung một dòng máu với quê hương, buồn vui cùng quê hương, là linh hồn của quê hương. Vì quá thân thương nên đến một ngày phải xa cách, con người mới cảm thấy khó chịu, như là thiếu vắng, như là xa cách, nhớ nhung khôn xiết. Rồi bỗng một ngày được gặp lại thì chao ôi, cảm giác cứ như tìm được cố nhân và niềm hạnh phúc thì cứ trào dâng mãnh liệt trong con tim.

Về quê, không gì thích hơn là được gột rửa bụi trần bằng nước giếng mát lạnh. Những giọt nước trong veo vỡ òa vào lòng người. Dòng nước dội thẳng từ trên  đầu, qua đôi vai, trườn lên từng thớ thịt, đọng lại thành vũng dưới chân rồi tiếp tục chạy ào ạt về với đất mẹ. Được ngâm mình trong làn nước ấy thì dù trời có nắng gay gắt, gió phơn có thổi phù phù cũng chẳng hề hấn gì. Tắm nước giếng quê mình là một ân huệ cho những đứa con lâu ngày xa quê, nay mới kịp về hội ngộ. Giữa bộn bề những thay đổi của cuộc sống hiện đại: cây đa vắng bóng, sân đình phần nhiều nằm trong ký ức, chỉ còn giếng nước ngọt lành giúp tôi hồi tưởng lại với những nét đẹp làng xưa.

Khi ánh chiều sang, biển sẽ là điểm đến tuyệt vời nhất đối với mỗi người. Nghe tiếng bạn í ới, tôi lên đường ra với biển cả mênh mông. Biển Đông vào những ngày hè mang trong mình một sắc xám hồng vào sáng sớm, khoác chiếc áo xanh mạnh mẽ vào buổi trưa và giờ thì nó dịu hiền như một cô gái trong màu áo lơ và thắt thêm một dải lụa đỏ nhạt, uốn tấm thân dưới những làn sóng bạc, lướt nhẹ nhàng trên những bãi cát xa xa. Đứng trước cô gái biển cả, khó ai có thể cầm lòng được, đều mong muốn cô ấy sẽ thuộc về riêng mình vậy.

Chạm đôi chân trần vào cát biển, tôi nhắm nghiền mắt lại, ngừng thở một vài giây để được sóng gió cuốn đi. Những ảo giác ấy thật tuyệt vời, dù chỉ ảo giác thôi nhưng tôi như được chìm vào một thế giới khác, quên đi thực tại, quên đi những điều đáng quên. Nhiều khi con người cứ suy nghĩ nhiều quá, đôi lúc hãy biết biến cuộc đời mình thành biển cả, những gì xảy ra chỉ là những dấu chân dài ngắn trên biển nhanh chóng bị sóng nước cuốn đi, đem ra xa mãi. Quên nhiều khi không phải là một cách phản ứng tiêu cực mà chỉ là một cách để cho mình cảm thấy thanh thản hơn, thoải mái hơn. Những thứ gì quên được thì nên quên đi, đừng nên giữ lại làm gì.

Về quê, tôi như được hồi sinh hoặc nói đúng hơn thì tôi được sống là chính tôi, sống bằng tất cả những gì vốn có của mình. Đứng trong làn nước xanh, đôi mắt  như đóng lại với thế giới bên ngoài kia. Được quên đi những lo lắng tủn mủn trong cuộc đời, vứt đi những bon chen, toan tính, thói quen ích kỉ, thanh lọc những cảm xúc. Quê hương là bến bờ cuối cùng mà con người hướng tới, là những gì mà con người muốn lưu giữ trọn vẹn nhất, chung thủy nhất, chân tình nhất.

“Quê tôi sáng tinh mơ, tiếng gà gọi cha vác cuốc ra đồng

Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi…” – Thùy Chi

 

 

Giang Đinh

Phương pháp Detox thanh tẩy cho bộ não

Featured Image: Public Domain Pictures

 

Nhiều người thấy tôi rất thường xuyên chỉ trích tôn giáo có tổ chức thì họ mặc nhiên ghép tôi vào một phái khác: Vô thần. Họ không hiểu rằng vô thần thì không có gì khác so với tôn giáo có tổ chức. Đó cũng là một loại tôn giáo được tổ chức thế thôi. Sẵn tiện cho tôi đính chính lại một chút là tôi chẳng hề phản đối tính tôn giáo của con người hay tâm linh huyền bí. Tôi chưa bao giờ phản đối Phật, Jesus, Ala, Krishna… những người đã chứng ngộ và mang lại những điều thực sự tốt đẹp cho thế gian. Nếu có phép màu nào đó mà giúp tôi gặp họ thì nhất định tôi sẽ thể hiện sự tôn trọng sâu sắc đối với họ. Tôi không hề theo tôn giáo có tổ chức nào, tất nhiên kể cả vô thần nhưng tôi lại nỗ lực tiến gần đến tâm linh và tôn giáo không ngừng nghỉ, lạ thế đấy!

Tại sao tôi lại đề cập đến tôn giáo ngay khi mở đầu cho bài viết này, với nội dung là thanh tẩy cho bộ não của chúng ta?

Nhiều người biết tôi là loại người thích buôn bán, thích kinh doanh, thích marketing, thích tiền bạc, thích cái đẹp (không phải gái đẹp nhé, tất nhiên là tôi cũng thích phụ nữ đẹp rồi nhưng trong trường hợp này thì tránh đề cập tới có vẻ hay hơn), thích sống sung sướng trong nhung lụa, thích có các mối quan hệ chân tình, thích ngao du sơn thuỷ, thích sự lớn lao, thích sự vĩ đại, thích tự do, thích thể thao, thích sáng tạo, thích khám phá, thích đủ thứ! Danh sách có vẻ dài bất tận nhưng thực tế là tôi có đủ tất cả những thứ đó kể từ ngày tôi bắt đầu thanh tẩy cho bộ não của chính mình. Việc tôi trải qua sự thay đổi lớn lao trong nhận thức bắt nguồn từ việc nghiên cứu, tra xét, thực hành tôn giáo và tâm linh nên tôi sẽ cố gắng trong bài viết ngắn ngủi này phân tích linh tinh cho vui, bởi cuộc sống dường như buồn nhiều vui ít phải không các bạn?

Một người bạn kiến trúc sư của tôi có một nhận định rất thú vị là trong cơ chế sinh học của con người thì hít vào thì phải thở ra, hàng ngày bụi và chất bẩn bám vào thì ta phải tắm rửa, ăn uống vào thì phải bài tiết ra… thế mà riêng bộ não thì chúng ta cứ để cho nó đầy rác trong đó chẳng bao giờ dọn dẹp. Mỗi một ngày bạn tiếp nhận bao nhiêu thông tin từ truyền thông, từ người khác…?

Hẳn là một con số đáng sợ nhưng dường như chúng ta không bao giờ thèm quan tâm đến việc chủ động tiếp nhận thông tin mà chỉ như những con rối. Dần dần bạn sẽ (tôi e rằng là đã) dùng những thông tin rác rưởi từ truyền thông để làm nguyên liệu cho nhận thức của mình. Đó chính là lý do những nhà khoa học, sinh lý học, tâm lý học lo sợ rằng con người trong thế giới hiện đại đang tiến dần đến nguy cơ ảo tưởng hàng loạt vì đối điện với khủng hoảng thông tin. Đối với loài người, bộ não là một bộ phận rất quan trọng nhưng rõ ràng với những gì đang diễn ra khắp nơi trên thế giới hiện nay, chúng ta có quyền nghi ngờ về vai trò được phóng đại của bộ não.

Liệu đã đến lúc chúng ta đặt câu hỏi: Có thực sự chúng ta đang chủ động sử dụng bộ não của chính mình? Hay ta đã giao phó nó cho chính phủ, tôn giáo, xã hội, truyền thông và người khác?

Có một câu chuyện vui thế này:

Tôi bước ra khỏi lề đường, đi lùi một quãng, ngước mặt lên, và, từ giữa đường, đưa hai tay lên miệng để làm chiếc loa và gào lên tầng cao nhất của khu chúng cư: “Teresa!” Bóng tôi sợ mặt trăng và lẩn vào giữa hai bàn chân tôi. Có người đi ngang qua. Tôi lại gào: “Teresa!”

Hắn đến gần tôi và hỏi: “Nếu anh không gào lớn hơn, cô ấy sẽ không nghe. Vậy cả hai chúng ta cùng thử. Này nhé: Đếm đến số ba, ở số ba chúng ta cùng gào một lượt.” Rồi hắn nói: “Một, hai, ba.” Và chúng tôi cùng gào: “Te-reee-saaa!”

Có người khác đi ngang qua và nhập bọn với chúng tôi; mười lăm phút sau, chúng tôi đã có một đám ngon lành, chừng hai chục. Và thỉnh thoảng lại có người mới đến tham gia.

Sắp xếp cho cả bọn cùng gào một tiếng rõ lớn, và đồng loạt, chẳng phải dễ dàng gì. Luôn luôn có kẻ nào đó gào trước số ba hoặc gào quá dài, nhưng rốt cuộc chúng tôi cũng thực hiện được khá hữu hiệu. Chúng tôi đồng thuận rằng âm “Te” phải được gào tiếng thấp và dài, âm “re” phải được gào tiếng cao và dài, âm “sa” phải thấp và ngắn. Gào như thế nghe rất hay. Chỉ thỉnh thoảng có chút ít cãi vã lắt nhắt khi ai đó gào trật nhịp.

Khi chúng tôi bắt đầu gào đúng nhịp điệu, thì có một kẻ nào đó, thuộc loại nếu giọng không tệ hại, thì mặt phải đầy tàn nhang, thắc mắc: “Nhưng anh có chắc là cô ấy đang ở nhà không?”

“Không,” tôi đáp.
“Vậy thì kẹt quá,” một người khác nói. “Anh quên chìa khoá hả?”
“Đúng ra,” tôi nói, “tôi có chìa khoá của tôi.”
“Vậy thì,” họ hỏi, “tại sao anh không lên trên ấy?”
“Ồ, nhưng tôi không sống ở đây,” tôi đáp. “Tôi sống ở bên kia thị trấn.”
“Vậy thì…, xin lỗi, tôi có hơi tò mò,” gã có giọng đầy tàn nhang hỏi cặn kẽ, “nhưng ai sống ở đây?”
“Thật tình tôi không biết,” tôi nói.
Mọi người có vẻ hơi bực mình vì điều này.
“Vậy xin anh vui lòng giải thích,” có kẻ nào đó với một giọng đầy răng, hỏi, “tại sao anh đứng dưới này gào tên Teresa?”
“Nói cho cùng,” tôi đáp, “chúng ta có thể gào một tên khác, hoặc đứng ở chỗ khác gào cũng được. Chẳng có gì quan trọng lắm.”
Những người khác tỏ vẻ hơi bực dọc.
“Chắc là anh không chơi xỏ chúng tôi chứ?” gã tàn nhang hỏi với vẻ nghi ngờ.
“Cái gì?” tôi nói, với vẻ khinh bỉ, và xoay mình nhìn những người khác để tìm sự đồng tình với thiện ý của tôi. Họ chẳng nói gì, chứng tỏ họ chẳng hiểu ẩn ý của tôi.
“Này nhé,” có người ôn tồn nói, “tại sao chúng ta không gọi Teresa một lần cuối, rồi ai về nhà nấy.”

Vì thế chúng tôi gào thêm một lần nữa. “Một, hai, ba, Teresa!” nhưng hiệu quả âm thanh không tốt mấy. Thế rồi mọi người ra về, kẻ đi lối này, người đi lối khác.

Khi đã quẹo vào quảng trường thị trấn, tôi chừng như còn nghe có giọng người gào: “Tee-reee-sa!” Chắc chắn là có ai đó ở lại để tiếp tục gào. Thật là kẻ lỳ lợm.

Bạn bắt đầu hiểu vấn đề rồi chứ? Đã có chút hé lộ nào về mô hình vận hành của não bộ chưa nhỉ? Người ta điều khiển bạn đơn giản thế đấy!

Tôi là một nhà marketing và tôi hiểu rõ cái gì đó dù sai cách mấy mà cứ cố tiêm vào đầu người khác, 1 lần, 2 lần, 3 lần cho đến nhiêu lần thì không chóng thì chầy người đó sẽ tin luôn không cần suy xét gì thêm nữa.

Tôn giáo hiểu điều này.
Chính phủ hiểu điều này.
Những nhà xã hội hiểu điều này.
Truyền thông rất hiểu điều này.
Ai đó láu cá một chút rất hiểu điều này.
Bạn có hiểu điều này, bạn thử chưa?

Vậy hàng ngày bạn nhận được bao nhiêu thông tin lặp đi lặp lại? Trời ơi, ngày mà tôi bắt đầu thống kê về con số đó, tôi suýt ngã quỵ vì choáng!
Tại sao ngày nay lắm người cướp giật, cưỡng hiếp và nhiều điều xấu xảy ra đến vậy? Bởi vì thông tin tiêu cực cướp hiếp giết như cơn mưa đạn cứ bắn liên tục vào cái bia là bộ não của mọi người. Tại sao bạn lại cảm thấy cuộc sống khổ? Vì tôn giáo đã liên tục nhả đạn thông tin vào bộ não của bạn rằng: “Đời là bể khổ” “Bạn có tội, cần phải rửa tội” “Trần gian khổ lắm cần phải lên thiên đàng mới sướng” và vô vàn thông điệp “rất có ý đồ” khác. Họ cần phải làm cho bạn cảm thấy khổ để họ còn cứu khổ chứ! Thật là chiêu rất hay khi vừa tạo ra bệnh vừa bán thuốc. Và bạn sẽ không nhận ra cái bẫy đó đâu, không những thế bạn còn xem đó là chân lý.

Vậy muốn sống hạnh phúc, viên mãn, mạnh mẽ, đẹp đẽ, biến cuộc sống thành bầu trời đầy tính nghệ thuật, tình yêu và thi ca cần phải dừng lại để nhận ra mô hình vận hành rất dễ tiêm nhiễm của bộ não. Bạn phải rùng mình, giật mình, sợ hãi, choáng váng, sửng sốt và lặng im sâu sắc khi nhìn thấy toàn bộ quy trình mà thông tin đã chiếm đoạt lấy bộ não của bạn. Bạn phải tự mình nhận ra tất cả những phản ứng, những suy nghĩ, những tư tưởng đang cuồn cuộn chảy bên trong bộ não thực ra chẳng có gì là của mình. Đó là một nước cờ cao tay của một thế lực nào đó, của một nhóm nào đó nhằm làm cho mô hình xử lý của bộ não bị quy định một cách tối đa. Chỉ khi bạn biết bạn đang gặp phải vấn đề gì thì bạn mới có cơ may thoát khỏi đó.

Sau đây là phương pháp Detox thanh tẩy não bộ mà tôi đã thực hiện rất thành công, việc bạn có tán thành hay không cũng không có gì quan trọng, còn nếu bạn xem đây là thông tin có ích cho bạn thì cứ xem xét mà tiến hành, tôi rất vui nếu ai đó có cuộc sống tốt hơn nhờ nó. Cách làm này chẳng có gì ghê gớm, nhưng khó làm tới mức vô vọng đối với nhiều người.

1. Vứt niềm tin đi: Niềm tin ư, tôi nghe người ta nói quá nhiều về niềm tin và vẻ đẹp của niềm tin, rằng nó là thứ gì đó rất cao đẹp. Riêng đối với tôi, niềm tin là thứ dễ đưa con người trở thành robot, kẻ bị sai khiến nhất. Niềm tin, về bản chất là bạn dán keo con voi 502 vào một thứ gì đó cố định và nhất mực lôi nó theo trong cuộc sống. Bạn tin vào điều A và ai đó tin vào điều B, rồi mọi người tin rằng A đối nghịch với B, thế là cuộc chiến giữa các bạn bắt đầu và không có hồi kết. Vứt niềm tin đi, hãy tra xét và sáng suốt tối đa! Nhưng xem chừng mọi người không làm nổi điều này

2. Gậy ông đập lưng ông: Bộ não rất dễ bị tiêm nhiễm, ok, vậy hãy tiêm nhiễm cho nó những thứ tốt đẹp, những thứ làm cho cuộc sống của bạn tưng bừng và sáng sủa, những thứ làm cho mặt đất khô cằn phải nở hoa. Cứ thử đi, tôi dám cá với bạn chỉ cần 15 ngày làm điều này thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên khác hẳn. Dẹp ngay những thông tin ỉ ôi, tiêu cực trên báo chí, tivi, truyền thông và bắt đầu với một bài tập đơn giản. Hãy thử dán ở cửa phòng ngủ một dòng chữ lớn: “Cuộc sống là bức tranh tuyệt đẹp” chẳng hạn, hoặc “Tôi là người hạnh phúc và vui vẻ” hoặc “Tôi là tác phẩm vĩ đại của tạo hoá” hoặc “Ngày hôm nay nhiều cảm hứng thế” hoặc “Vợ mình mới dễ thương làm sao!” hoặc “Nhân viên của mình sao Pro thế!” hoặc “Mình quá may mắn!”…

3. Gần gũi thiên nhiên: Từ ngày trồng xung quanh nhà nhiều cây cối, tôi cảm thấy cuộc sống đã tuyệt còn tuyệt vời hơn. Khi có nhiều cây cối thì chim chóc kéo về, không có buổi sáng nào tôi thức dậy mà không nghe chim hót. Cây cối cho bạn mùi hương, cho bạn những bông hoa đẹp và cả không khí trong lành. Tôi có trồng cả rau trên sân thượng, ăn rau sạch thì giải độc cho cả cơ thể lẫn tâm hồn!

4. Xây dựng lịch làm việc khoa học: Cuộc sống là làm việc để tận hưởng chứ không phải làm việc để làm việc! Khi bạn sắp xếp gọn gàng thời khoá biểu của mình thì công việc sẽ trôi chảy hơn, đỡ nặng đầu và có nhiều thời gian để relax.

5. Xây dựng các mối quan hệ chân tình: Bạn đừng mơ ai đó chân tình với bạn khi bạn không chân tình với họ. Còn truyền thông thì cứ la làng lên rằng đừng tốt với người khác kẻo bị lừa. Vậy làm sao đây? Đừng tin truyền thông nữa! Hãy tin vào chính mình. Chân tình cũng không hề có nghĩa là phải hy sinh gì đó cho người khác để rồi đau khổ, nuối tiếc, cay cú khi họ quay lưng. Chân tình là lựa chọn của bạn trong cách hành xử thế thôi. Tôi không cho phép mình thiếu chân tình nhưng tôi cũng không rảnh để đầu tư thời gian cho những người vớ vẩn. Khi ai đó hại mình, tôi tha thứ một cách hồn nhiên, nhưng hồn nhiên để chia tay vĩnh viễn chứ không phải hồn nhiên để tiếp tục. Hãy nghĩ xem nếu bạn có những mối quan hệ thực sự chân tình thì cuộc sống của bạn sẽ nồng ấm biết bao.

6. Tập suy nghĩ tếu: Suy nghĩ ngược đời là cách tôi hay vận dụng để xử lý những vấn đề hóc búa. Bởi vì nó là suy nghĩ vui nên nó sẽ luôn luôn giúp cho vấn đề khó nhằn trở nên dễ thở hơn, rồi tôi sẽ chờ đợi vấn đề lộ ra sơ hở và đập tan nó!

7. Hãy tiếp nguyên liệu cho những giấc mơ: Tôi có trải nghiệm sâu sắc với những giấc mơ đẹp. Thời con đi học mỗi khi thích cô gái nào là trước khi ngủ tôi luôn tưởng tượng mình với cô ấy nắm tay đi dạo ở những nơi đẹp ngỡ ngàng. Mỗi khi tôi bắt tay thực hiện một dự án nào đó, trước khi ngủ tôi hay tưởng tượng tới bữa tiệc ăn mừng thành công của dự án đó, mọi người cười nói vui vẻ, ăn uống thoả sức và vui như hội. Những giấc mơ của tôi đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống và đối với tôi tác dụng chính của nó là làm cho tôi ngủ rất ngon lành

8. Chơi thể thao: Khi bạn chơi hết mình trong bất cứ môn thể thao nào thì cũng sẽ giúp đỡ cho bộ não rất nhiều. Tôi không cần phải chứng minh điều này vì nó quá rõ ràng rồi.

9. Những khoảng thời gian không laptop, không điện thoại, không thiết bị công nghệ: tôi có một cậu em rất hay, hàng ngày cậu ấy tự tạo ra một khoảng thời gian mà chúng ta hay gọi là “ngoài vùng phủ sóng”. Thời gian đó cậu ta làm những việc hết sức riêng tư và tự do tự tại. Tôi đã làm theo và cảm thấy giá trị của bản thân tăng lên rất nhiều, trí não cũng được giải phóng nên hoạt động tốt hơn một cách rõ rệt.

10. Tình dục hồn nhiên: Xoá sạch những quan niệm vớ vẩn về sex đi bởi vì khoa học cũng đã chứng minh đời sống tình dục lành mạnh và tuyệt vời mang lại một lợi ích lớn lao cho tinh thần con người.

Những thứ trên không phải là điều gì mới mẻ nhưng đã ai làm chưa? Đã ai thực sự kiên quyết thanh tẩy bộ não của mình để nó trở nên lành mạnh và hiệu quả thực sự? Một bộ não không ức chế, không stress, không xung đột nội tâm sẽ bắt đầu hiển lộ những khả năng vô tận của nó. Tôi không cho rằng thành công là thứ gì đó quá xa vời mà chính là vượt qua chính bản thân mình mỗi ngày. Việc thanh tẩy cho não bộ trước cơn bão thông tin chính là trách nhiệm của mỗi người để làm cho thế giới riêng và thế giới chung ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Tôi cầu chúc bạn sẽ an vui và hạnh phúc. Hy vọng sẽ gặp bạn ở miền đất của tự do, viên mãn và hạnh phúc sâu sắc.

 

Mr. Bow
Sài Gòn, ngày 29/08/2014

[BDTT8] Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao, John Green – Ở nơi tận cùng nỗi đau

28

“Chào mừng tất cả quý ông quý bà đến với thế giới của sự mỉa mai chua chát. Nếu các người muốn tìm thấy dòng suối mát lành của tình yêu thương thì trước hết hãy tập len lỏi sao cho thật giỏi giang giống như một con suối qua những khe đá mấp mô khô khốc ngoài kia đi đã. Còn nếu có ai đó trong số quý ông quý bà ở đây đang bị ung thư thì xin được chúc mừng! Quý vị sắp đến được với mảnh đất của Thiên Đường theo nghĩa bóng rồi đó ạ!” – Ngài John Green đã xuất hiện và phát biểu như vậy, ngay sau khi mình đọc xong cuốn “Khi lỗi thuộc về những vì sao” mà ông ta là tác giả. Vâng! Ông John đứng trên một sân khấu chỉ có một chiếc đèn hắt thứ ánh sáng màu xanh lá dịu nhẹ từ trên đầu ông xuống. Và ở phía dưới, một nửa khán giả bỏ về và một nửa ở lại vỗ tay như chưa bao giờ được vỗ.

“Khi lỗi thuộc về những vì sao” là cuốn sách đầu tiên làm mình có ngay sự tưởng tượng như vậy chỉ sau 5 phút đọc xong nó(!)

Cuốn sách kể về câu chuyện tình giữa hai bệnh nhân ung thư Augustus Waters (mọi người thường gọi anh là Gus) và Hazel Grace. Họ đã tình cờ gặp nhau tại Hội Tương Trợ – nơi mà họ và những người trẻ cũng bị ung thư như họ tâm sự về cuộc chiến đấu của chính mình. Tình yêu đã nảy nở giữa hai con người khốn khổ và làm thay đổi cuộc đời của chính họ: Họ trở nên biết yêu thương bản thân mình và cuộc sống xung quanh (Một điều khó có thể tìm thấy ở những người luôn bị bệnh tật hành hạ và lúc nào cũng mong mình được chết càng sớm càng tốt). Những trăn trở của đôi bạn trẻ về giá trị của bản thân, về cuộc sống của những người ở lại nếu như Gus và Hazel có ra đi vào một ngày bất chợt, hay như sẽ thật sự có bao nhiêu người còn nhớ đến họ như đúng là con người họ, đều được tác giả lần lượt đề cập đến với một phong cách viết vừa mỉa mai, vừa hóm hỉnh mà cũng đầy chua chát.

Anh chàng Gus và cô nàng Hazel, họ được khắc họa rất tỉ mỉ trong từng cử chỉ điệu bộ. Điều này góp phần rất lớn giúp bạn đọc thấy được rõ hơn về cảm xúc và thái độ của nhân vật mà không cần phải để họ phải gào lên rằng: “Tôi đang đau!” hay “Tôi cảm thấy thật phẫn nộ!” hoặc là “Tôi sẽ đá bay mông cái lão Van Houten đáng ghét trong vòng 2 giây nữa!”. Chính vì được chắt lọc và biểu đạt nhiều qua việc mô tả hành động, thái độ, cử chỉ nhân vật nên lời thoại trong truyện rất súc tích và sâu sắc, nó thể hiện cá tính mạnh mẽ đặc biệt mà không phải ai cũng có. Gus và Hazel luôn tìm thấy tiếng cười trong những khoảnh khắc khó khăn hay nghiêm trọng, cho dù đó là tiếng cười giễu cợt về sự thật đau đớn mà hai người đó đang phải đối mặt. Trong truyện này, chúng ta được biết thêm một loại tiếng cười nữa: Tiếng cười khiến người khác phải bật khóc!

Riêng bản thân mình thấy câu chuyện không nhẹ nhàng, cũng không dữ dội, cũng không đau thương nốt. Câu chuyện đơn giản là đắng nghét như miệng của những người bị ốm, nếu như không muốn nói là những người bị ung thư. Đắng từ đầu chí cuối. Chính vì cái sự đắng đó trải đều khắp truyện như những tế bào ung thư di căn khắp cơ thể thì nó tự nhiên có tác dụng đẩy bạn đọc đi tìm kiếm những dấu hiệu ngọt ngào để trung hòa lại. Vậy nên, một cái xích đu cô đơn bị đem bán cũng ngọt ngào, một cái bình dưỡng khí cùng dây dợ loằng ngoằng cũng ngọt ngào, một trận nôn sau bữa ăn tối cũng ngọt ngào, và cả cái chết cũng ngọt sau rốt!

Đây là cuốn sách đầu tiên của John Green mà mình được đọc. Ông ta quả thực có một óc hài hước đã đạt đến độ vô cùng sắc sảo. Đến nỗi mà người ta sau khi được chứng kiến thì có thể thốt lên rằng: “Ôi Jonny, anh sắc sảo đến mức sự hài hước cũng phải bật nhảy cả ra ngoài!” Không có một lời thoại nào trong truyện là thừa thãi nếu như không muốn nói là nó quá chất lượng. Nhiều khi chúng ta gặp những tình huống bất ngờ trong cuộc sống, phải đối đáp với nhau từ những chuyện đơn giản cho đến phức tạp. Sự đơn giản thì đơn giản, nhưng sự phức tạp luôn khiến chúng ta bối rối và cho đến cuối ngày nhìn lại, chúng ta lại tự cười vào mặt mình rằng: “Sao lúc ấy mình lại trả lời một cách thiếu muối như vậy!” Và cho các bạn biết nhé, ngài John đây là một người bán muối đích thực đó ạ!

Ngoài ra, cái cách mà tác giả dẫn dắt câu truyện cũng là một điều đáng để nói. Ông ấy khiến bạn hồi hộp, nghẹt thở rồi được thở phào nhẹ nhõm, rồi lại nghẹt thở, nhưng lần này nghẹt dữ hơn lần trước. Câu chuyện về bệnh nhân ung thư cũng kịch tính, gay cấn và khó đoán hệt như truyện trinh thám vậy! Vì ta chẳng biết bao giờ họ chết, dù chuyện họ sẽ chết là điều mà ai cũng biết rằng sẽ xảy ra! Một năm hay hai tháng nữa, hay là ngay trang sau? Bạn chẳng biết được, không thể biết được. Chính vì thế mà mỗi khi lật giở từng trang truyện, bạn cảm giác như chính mình là một bệnh nhân ung thư đang đếm những ngày ít ỏi mình còn được sống vậy. Liệu hôm nay đã là cái Ngày Cuối Cùng ấy? Ồ, vẫn chưa, mới là chương thứ 9! Hên quá! Mà khỉ thật, mình đâu có bị ung thư!

Câu chuyện mà tác giả xây xựng lên hoàn toàn mới mẻ với mình. Nó là đỉnh cao của nỗi đau nếu không muốn nói là tận cùng. Nick Vujicic thiếu tay chân vươn lên bằng nghị lực và niềm tin phi thường, nhưng đọc sách anh viết, mình vẫn chưa cảm thấy được bức vách tận cùng đó.

Còn trong cuốn truyện về hai bệnh nhân ung thư này, khi vẽ nên bức tranh tận cùng của nỗi đau, John Green đã cho mình thấy được khung cảnh mà ở đó sự hài hước và đau khổ tan vào nhau trong không khí, yêu thương và thù hận thì sánh lại thành một khối đặc sệt, còn sự sống và cái chết thì cùng nhòe đi như hai vệt đèn cao áp dưới đêm mưa được nhìn qua đôi mắt của một người bị cận thị nặng. Điều này làm mình nhớ đến một câu nói của Pippi trong truyện “Pippi tất dài”:

“Nhưng biết đâu sẽ đến một ngày buồn chán trong mùa mưa, mặc dù cởi trần cởi truồng chạy dưới trời mưa cũng vui đáo để, bởi con người ta không thể nào ướt hơn được nữa.”

Họ đã không thể ướt hơn được nữa, Gus và Hazel ấy, nên tất cả những gì họ làm bây giờ là tận hưởng những giọt mưa đang nhảy múa trên da thịt họ.

Lấy đi nước mắt của người khác bằng cách cố xoáy vào lòng trắc ẩn của người ta, thì nhân vật trong truyện sẽ là những kẻ đi ăn xin tình thương chính hiệu, nhưng cho dù suy cho cùng, đó không phải là lỗi của họ. Càng trong sự khốn khổ, cái mà con người ta mong muốn được nhìn thấy nhất là ý chí sức mạnh ở nơi đó chứ không phải bất kì sự giả tạo mạnh mẽ nào. Sự mạnh mẽ không thể làm giả được. Mình có cảm giác rằng John Green thừa biết điều đó. Vậy nên Gus và Hazel trong truyện ông viết, họ hoàn toàn là chính mình, họ nói những gì họ muốn dù điều đó có vô tình làm tổn thương người khác rồi sau đó lại thấy hối hận, họ làm những điều mình thích để rồi cảm thấy thật “đã đời” với chúng, hân hoan trong một cuộc sống đầy những trớ trêu.

Họ là những vị Phật của cuộc đời bệnh tật vì qua việc trải nghiệm nó, họ tìm thấy chân lí cuộc sống cho dù căn bệnh ung thư khiến họ luôn ở trong đau đớn như một kiểu hành xác mà bạn có thể bắt gặp trong cuốn “Thiên thần và ác quỷ” của Dan Brown. Còn những bài học hai người nhận được đã trở thành Đạo của riêng họ – Đạo Ung Thư.

Xuyên suốt cuốn truyện này, cái mà hiện lên rõ ràng nhất trong tâm trí mình đó là: Ở tận cùng nỗi đau thì sự mâu thuẫn, mỉa mai, nực cười của thế giới trở nên dễ nhìn thấy hơn bao giờ hết, và rằng cánh cửa ngay nơi ấy không mở đi xuống địa ngục (dù người chịu đựng những nỗi đau đó cũng như đang ở trong địa ngục), mà mở đi tới dòng nước của sự cứu rỗi chính bản thân mình và lẫn nhau.

Trong một trận sốt cao gần đây của mình, toàn thân đau khắp lượt và đầu óc quay cuồng, nửa tỉnh nửa mê, mình đã có ý nghĩ rằng cánh cửa của thế giới bên kia đang mở ra chào đón đứa trẻ hư đốn nhất định không chịu uống thuốc này. Mình nằm đấy, chỉ khóc. Khóc là tại sao mình không làm ngay những việc mình cần làm, như là nói con thương bố mẹ nhiều lắm, hay tặng bằng được cái bạn mà mình đang thích cuốn truyện tranh và bảo bạn ấy rằng tớ rất quý cậu, hay tự tay làm cho mình một tấm thiệp trên đó có viết: “Ngày hôm nay thật tuyệt phải không!” v.v… “Khi lỗi thuộc về những vì sao” đã đưa mình quay về những dòng suy nghĩ của trận sốt hôm ấy. Khi gấp cuốn sách lại, nước mắt mình cứ tự động trào ra cùng với hàng loạt những câu hỏi về cuộc sống ở ngay nơi Trái Đất này, ngay xung quanh chính chúng ta:

Tại sao con người ta không thích nhau nhưng vẫn cố gây ấn tượng với người kia bằng những lời nói, những biểu cảm dễ thương (dù biết tận sâu trong lòng họ là một bức tranh lạnh ngắt, thậm chí đầy những dao nhọn và trứng thối)?

Tại sao con người ghét bị thương hại hoặc nghĩ rằng người khác đang thương hại mình trong khi họ vẫn hành động như thể họ sinh ra là để được thương hại vậy?

Tại sao họ nén chặt bao nhiêu điều cần nói ở trong lòng hoặc nói với những người không cần nghe chúng, trong khi những lời nhảm nhí, dễ gây tổn thương, chia rẽ lại để dễ dàng phun ra từ miệng họ đến vậy?

Tại sao họ nói rằng yêu người kia lắm lắm nhưng tận sâu trong lòng họ lại mong mỏi sự đền đáp xứng đáng với những gì mà họ đã đem trao tặng, và rồi thấy phát điên lên khi ở đó chẳng có sự đền đáp chết tiệt nào để mà xem xem nó có xứng đáng hay không?

Còn rất rất nhiều câu hỏi nữa, tất cả ngập tràn về thế giới con người. Điều gì đã khiến họ trở nên khô cứng và tội nghiệp đến vậy? Điều gì khiến họ càng ngày càng xa rời dòng suối tình yêu đến vậy? Liệu mỗi người có nên mắc lấy một bệnh ung thư đau đớn tột cùng nào đó để mà nhìn ra chính mình và thế giới hay không, khi mà bản thân người đó đã là một khối ung thư của cuộc đời chính họ và đang di căn ra toàn bộ xã hội?

Càng đọc thì người ta càng nhìn rõ sự vĩ đại của John Green hơn cả thảy sự vĩ đại của các nhân vật trong truyện cộng lại (Dù sự thật đúng là như thế). Có những câu chuyện người ta chỉ nhớ đến nhân vật chính mà không hề mảy may nhớ đến tên người tác giả tội nghiệp. Nhưng ở đây, cho dù chuyện tình của hai nhân vật chính đẹp vô cùng, và họ có một cá tính độc nhất vô nhị, nhưng hình ảnh của họ vẫn không thể vượt qua được John Green cho dù ông ấy đã nhường cho họ cái ngôi thứ nhất số ít để mà kể chuyện(!) Gus và Hazel chỉ là một trong muôn vàn biến, còn John Green, ông ấy là cả vũ trụ! “Vũ trụ muốn được chú ý!” – Bố của Hazel nói vậy.

Có thể các bạn đang có những thắc mắc rằng tại sao mình không trích dẫn thêm một vài câu, một vài đoạn nữa trong tác phấm để mọi người có thể nhận định sơ qua về văn phong của tác giả, xem xem nó có hợp với bạn không. Vậy mình xin được nói rằng: Đôi khi trong cuộc sống, có nhiều thứ sẽ chẳng còn là nó nữa khi mà chúng ta nói ra nó. Tất cả những gì ta nên làm là để kệ nó đúng như nó đang là. Giống như bạn mang trên tay một quả bóng bay xinh đẹp, hãy đem tặng ngay nó cho người bạn yêu, chứ không phải châm thủng một lỗ trên quả bóng và miêu tả lại với người đó rằng quả bóng đã trông như thế nào.

Hay khi bạn sáng tác được chục bài thơ hay ho và tung tất cả chúng lên facebook cho bàn dân thiên hạ thưởng thức, mình cam đoan rằng suốt hai tháng sau hoặc lâu hơn nữa, bạn sẽ chẳng còn dù chỉ là một chút xíu cảm hứng trong người để mà sáng tác thơ thêm nữa. Vì tất cả chúng đã bay đi theo hết những bài thơ cũ mà bạn đã khoe khoang rồi. Vậy nên, riêng với cuốn truyện đặc biệt này, mình không muốn trích dẫn câu từ là vậy! (Trừ một câu về vũ trụ mà mình đã buộc phải nói ra ở đoạn trên!)

Cảm nhận cái hay của cuốn “Khi lỗi thuộc về những vì sao” giống như ăn sầu riêng vậy đó. Ai lần đầu không ưa mùi vị này thì sẽ không bao giờ ăn nữa, còn ai đã “trót yêu” thì việc được ăn sầu riêng từ đó trở đi sẽ giống như là một ân sủng vậy! Tất nhiên, bạn sẽ ghi nhớ nó suốt đời, và biết đâu đấy bạn có thể rút ra được một triết lí ghê gớm nào đó từ việc ăn sầu riêng ấy thì sao! Hãy cứ thử nó đi, trái sầu riêng của ngài John Green!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: quotecatalog

Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[BDTT8] Những Đêm Không Ngủ – Minh Nhật, khi những tâm sự chất chồng

Featured Image: Bìa sách “Những Đêm Không Ngủ”

 

“Có những đêm…
… Hà Nội không ru người ta ngủ…”

 

Hà Nội những ngày chớm thu, không khí ngột ngạt và bức bối – y như cái đống ngổn ngang tâm sự trong lòng. Xem ra tôi lại có một đêm dài…

Hầu hết chúng ta, theo mô hình chung, sợ cái bóng tối bí ẩn của đêm – như một phản xạ tự nhiên của con người để đối phó với những gì không thể nhìn thấy, không thể hiểu. Nhưng đằng sau dáng vẻ lạnh lùng ấy, đêm và tôi là tri kỷ: chia sẻ, lắng nghe, và im lặng. Nhiều ai đó đã coi cuộc sống như một bản nhạc, có nốt trầm nốt thăng cất lên không ngơi nghỉ. Nhưng tôi đồng ý với lời Master trong Tamako Market, họ đã lầm khi nghĩ rằng âm nhạc chỉ là những tiếng động. Cũng có lúc, tĩnh lặng là một phần của âm nhạc. Và với tôi, đêm là nốt nghỉ đó.

Đeo đôi hearphone vào tai, tôi đắm mình trong những bản nhạc buồn buồn và nhấm nháp suy nghĩ theo những giai điệu quen thuộc. Tôi là ai, là ai… Khi không thể tìm ra câu trả lời cho những tâm sự chất chồng, sách luôn là giải pháp cứu cánh hữu dụng. Sách hay khó kiếm, nhất là trong cái thời đại hào nhoáng giả tạo hiện nay, khi người ta quá chú trọng hình thức bên ngoài mà quên mất đi nhân lõi bên trong. Thôi thì cứ để mặc dòng số phận, sách chọn người như kiểu đũa phép chọn chủ nhân vậy: What will be, will be. Bạn nào theo dõi Harry Potter chắc cũng biết, khi Harry cầm chiếc đũa thần gỗ thích và lông phượng định mệnh trên tay, một luồng hơi ấm truyền vào đầu ngón tay và với nó cậu làm nên những điều tuyệt vời. Đó cũng chính là cảm giác khi lần đầu tiên tôi cầm Những đêm không ngủ của Minh Nhật trên tay.

Cũng không còn nhớ rõ nữa, vào cái thời điểm vô định ấy, tôi đã căng mình ra trước sóng gió cuộc đời và nhận những vết thương nhức nhối đầu tiên của tinh thần. Còn điều gì tồi tệ hơn khi phải vật lộn trong cơn bão với không một chút định hướng. Tôi cố gắng thấu hiểu, nhưng vô vọng, điên mà đong đếm cuộc đời trong một vài câu triết lý. Và lúc đó tôi bắt gặp Những đêm không ngủ nằm chỏng chơ trên bàn của chị ruột, xem ra là sách mượn từ cô em họ hàng. Lê Nguyễn Nhật Linh đã viết: Cái cảm giác thèm đọc một quyển sách hay là một trong những cảm giác rất đáng trân trọng, và tôi nghĩ điều tuyệt vời hơn nữa là tự mình có thể nhấm nháp từ đầu đến cuối quyển sách đó. Gọi là số phận đi cho nó lãng mạn, Những đêm không ngủ là một quyển sách hay.

Cái tên tác giả mới lạ Minh Nhật lướt qua tâm trí tôi khi bắt đầu khám phá. Để xem con người anh thế nào, vì những con chữ là thứ rượu hiệu quả đưa người ta đến cơn say rồi tự bộc bạch chính bản thân.

Luôn là chính bạn, trừ khi…

Tiêu đề đầu tiên đã gợi lên tôi những tò mò nhất định, rồi chẳng biết tự lúc nào mà bản thân đã hoà cùng dòng suy ngẫm của anh. Văn phong đó, khi những tâm sự được bộc bạch, điều khiển câu từ. Nó thiên về lý trí hơn là những toan tính, ép buộc theo một cái khuôn dành giật điểm số mà tôi học trên trường, hay cố gắng cuốn hút để làm nên một best-seller ăn tiền. Đơn giản anh viết để giãi bày, để chia sẻ: Tôi nghĩ điều em cần, và thế hệ này cần, không chỉ là sự thấu hiểu, mà là sự chia sẻ. Vì chúng ta đã nghe đủ sáo rỗng từ những điều nhảm nhí xung quanh, từ một nền giáo dục rập khuôn và từ những thứ truyền thống không ý nghĩa.

Tôi tìm được sự đồng cảm lạ kỳ qua từng con chữ ấy: những suy ngẫm bơ vơ, rất thật, rất người. Đó là những lúc mắc kẹt trong mê cung của tâm trí và chịu thua trước dòng cảm xúc tuôn trào như thác đổ: Những đêm không ngủ tôi thường tự hỏi vì sao mình lại đang ở đây, làm những thứ mình đang làm, sống cuộc sống mình đang sống. Cứ chơi vơi như vậy, lẫn mình vào bóng đêm sâu thẳm, ở giữa chả đâu cả. Nhiều lúc anh tìm ra chìa khoá từ kinh nghiệm bản thân, hay từ những buổi trò chuyện với bạn rượu vô hạn định hết buổi chiều đông với ly Macallan 15 năm tuổi có đá, lúc là với âm nhạc trong đêm mưa, còn đặc biệt hơn nữa là những lúc tưởng chừng như rảnh rỗi khi vừa viết vừa xem phim vừa… ăn bánh quy.

Thế mới biết những bài học đôi khi đến từ rất nhiều những điều bình dị trong cuộc sống, và chỉ cần để tâm một chút thôi là có thể đón đầu được hạnh phúc: Hạnh phúc thật sự thường sẽ hiện hữu trong mọi màu sắc của cuộc sống, chứ không phải ở kết quả của một điều gì đó. Nhưng anh không phải thánh nhân mà điều gì cũng biết, cũng hiểu, đôi khi tôi cùng anh chìm vào những băn khoăn tưởng chừng vô đáp: Tôi vẫn yêu những điều đó, như tôi yêu những gì xảy ra thầm lặng trong lòng một tuổi trẻ đầy chờ đợi. Một tuổi trẻ đã nỗ lực tất cả cho sự đột phá, nhưng lại phải đang dừng lại như một con thú mỏi bước săn mồi. Tôi ngồi đó, im lặng và chờ đợi. Chờ Hà Nội chuyển mùa.

Đọc Những đêm không ngủ cũng là lần đầu tiên tôi biết đến thể loại tản văn – chân chất, tự do, đầy xúc cảm. Thật sự lần đầu tiên bản thân mới nhận ra được sức mạnh của văn học, thứ mà tôi từng chối bỏ ở trường lớp theo sau hệ quả của những bài học đầy quy tắc và ép buộc. Tâm hồn tôi được đưa lên cảnh giới nghệ thuật, một cách tự nhiên bởi sự dẫn dắt tài tình của Minh Nhật. Rồi đọc nhiều tôi cũng bắt đầu viết, viết để tấm lòng được dàn trải, được chia sẻ, và để có một thứ gì đó in lại dấu ấn trên cuộc đời. Sự bắt gặp tình cờ ấy đem đến cho tôi những điều thú vị mới của cuộc sống, một khía cạnh khác mà bản thân chẳng thể nhận ra bởi những tiếng nói ồn ào của một xã hội đầy định kiến nhấn chìm.

Cũng từ những sự ảnh hưởng nhất định của Minh Nhật thông qua quyển sách, tôi dần để ý và trân trọng hơn đến những khoảnh khắc của cuộc sống mình, để thấy đời thật hơn. Tôi đôi khi chậm lại và suy ngẫm trong cái sự quá vội vã này, có khi cả ngày dài chỉ dùng để cùng vài đứa bạn đạp xe quanh phố phường, ngồi chây lười ở một quán cà phê nào đó – gọi và uống mãi vị Matcha Latte quen thuộc tôi thích, ngắm mưa đến gần một tiếng tại trạm xe bus, hay đi bộ chậm rãi quanh Bờ Hồ để tìm kiếm chút hương vị Hà Nội… Những điều đó, tôi từng nghĩ chúng thật lười nhác và tốn thời gian, nhưng đã trải và ngẫm lại thì, tất cả đều là trải nghiệm cả. Nếu không có những thời khắc nghỉ ngơi ấy, tôi không thể có sức lực và niềm hứng khởi lao đầu hết mình vào công việc, hay cũng không thể có những định hướng đúng đắn để mình biết mà nên đầu tư vào đâu. Sự hời hợt biến mất, chỉ đơn giản là tôi đã thay đổi.

Hoá ra con người ta đều sẽ phải đổi thay, dù là từng điều nhỏ nhất.

Minh Nhật đã viết thế, không còn điều gì có thể thật hơn.

Gió nổi lên, trời bắt đầu đổ cơn mưa đêm to bất chợt, như một hệ quả của những ngày nóng bực bội. Sực tỉnh sau cơn mơ màng với chế độ shuffle của iTunes đã chạy phải đến vài xịch bài, tôi chợt nhận ra tất cả đang hoà lẫn vào nhau: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tự lúc nào mà tôi đã cầm trên tay Những đêm không ngủ và không ngờ nó lôi lại cho tôi nhiều sự kiện suy ngẫm đến vậy.

Bỏ hearphone khỏi tai, tôi muốn nghe mưa rơi. Hà Nội lại mưa, nàng ghét mưa, nàng thường bảo mưa khiến nàng bất an. Nhưng mưa không bất an. Bản thân mỗi hạt mưa mang đến sự giải thoát, ít nhất là về tinh thần.

Tôi cảm thấy như anh Minh Nhật và tôi đang ngồi đối nhau và trò chuyện, không cần qua bàn rượu hay trực tiếp, mà là qua những con chữ và cây cầu suy ngẫm. Bao trùm tất cả là màn đêm. Đêm nay đặc biệt hơn là lại có mưa. Vậy là không cô độc. Không cần ai nhắc cũng phải biết im lặng, để lắng nghe…

Đó có phải là quyển sách định mệnh của bạn hay không ư? Tôi không biết, không ai biết. Cứ coi như đó là một kho báu hay ho mà tôi đang khơi gợi trí tò mò của bạn đi. Phải trải mới thấm được chứ, không thử là không thấy được đâu.

Thiết nghĩ nên mượn lời tác giả để kết thúc những miên man này: Thay vì chấp nhận rằng chúng ta không đủ duyên số để đến với nhau, thì tại sao không cho nhau một cơ hội. Ồ, ảnh đang nói về người yêu, tôi lại suy ra sách. Thôi thì, đêm mà, cứ để tâm trí dẫn đi, còn ta chỉ là một tín đồ mong được thấu hiểu và giải thoát.

Tí tách, mưa tạnh rồi. Hà Nội đã vào thu, những con đường ẩm ướt đang toả sáng. Đêm quá ngắn cho những tâm sự chất chồng…

 

Hiệp Siêu Nhân


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[BDTT8] Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên & Nhìn Qua Gương Soi – Lewis Carroll

Featured Image: Bìa sách “Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên”

 

Chắc hẳn đa số các bạn đều đã xem qua các tác phẩm điện ảnh nói về câu truyện Alice ở xứ sở thần tiên vốn rất nổi tiếng. Các bạn bị mê hoặc bởi một Wonderland rất kỳ diệu và cũng rất kỳ quặc, hay bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu có vẻ như vô thưởng vô phạt của cô bé Alice, nhưng mấy ai đã thật sự đọc qua tác phẩm gốc của tác giả Lewis Carroll, mấy ai biết rằng ở xứ sở thần tiên (đã bao gồm cả vương quốc trong gương) có tới 3 Hoàng hậu. Vì thế, sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một cuốn sách đã từng mang đến tuổi thơ, những hoài bảo, ước mơ thần tiên cho rất nhiều trẻ em trên khắp thế giới, Alice in Wonderland.

Thật ra thì tôi cũng như các bạn thôi, không bao giờ có ý nghĩ gì về việc đi tìm đọc một cuốn sách được viết từ 3 thế kỷ trước, và cũng bởi vì chúng ta có thể xem nó một cách rất dễ dàng trên vô tuyến hay internet. Tất cả đến từ một thắc mắc khi tôi xem xong và so sánh một bộ phim cùng tên của Disney sản xuất năm 2010 và phiên bản hoạt hình trước đó, “Bạch Hoàng Hậu là ai ?”. Tôi lục tung cả Sài Gòn đề tìm được cuốn sách gốc tiếng việt và cũng như câu trả lời. Lật từng trang sách, từng con chữ có sức cuốn hút đến kỳ lạ. Cuốn sách thật sự tuyệt vời và khác hẳn những gì tôi từng biết. Những nhât vật nữ công tước, anh cơ hiệp, rùa Mock,… đều bị các bộ phim lược bỏ, cũng phải thôi, làm sao họ có thể “nhét” vừa tất cả vào 90 phút chứ. Nhưng đó không phải là tất cả những gì tôi nhận thấy nó hơn ở các thước phim.

Alice – Hiện thân của trí tò mò và sự ngây thơ

Alice – một cô bé 7 tuổi, tuy nhỏ nhưng cô thường tỏ ra trưởng thành hơn so với tuổi bằng cách sử dụng lối nói của giới quý tộc Anh hồi đó, nhưng cũng không che giấu được sự ngây ngô đáng yêu của cô. Wonderland đã ngớ ngẩn, cô bé thậm chí còn ngớ ngẩn hơn, bạn sẽ bật cười khi đọc đến đoạn “bốn lần năm là 12, bốn lần sáu là 13,….London là thủ đo của Paris, Paris là thủ đô của Rome, Rome là…” đó là khi cô cố gắng khoe mẽ kiến thức của mình với cái quạt và đôi găng tay .

Một cô bé tò mò quá mức (Nhưng cũng phải thôi vì hãy thử tưởng tượng bạn nhìn thấy một con thỏ trắng rối rít chạy trong bộ áo ghi-lê, lấy trong túi chiếc đồng hồ tay và nói: “ ối, ối trời ơi, tôi sẽ bị quá muốn mất thôi”) và trí tò mò đó đã dẫn cô vào cái thế giới được tạo ra bởi chính trí tưởng tượng của cô. Nơi đó – Wonderland- Xứ sở thần tiên- nơi hội tụ của những giấc mơ trẻ con, những điều diệu kỳ và đầy tràn hạnh phúc. Sự tò mò cũng là chủ đề chính và nét hấp dẫn chính của cả câu truyện. Qua đó, Lewis Carroll nhắn nhủ tới chúng ta đừng bao giờ ngừng tò mò, mặc dù có câu nói “Tò mò là ma quỷ”, nhưng nếu dừng việc tò mò thì chúng ta cũng chẳng thiết là con người, vì nó là một trong những bản tính tự nhiên của chúng ta.

Wonderland – Từ kỳ quặc đến kỳ diệu

Về Wonderland, chao ôi! Bạn không thể tưởng tượng nổi đâu. Mỗi khi Alice một điều gì đó bất thường, cô bé thường tự nhủ “chắc đó là điều kỳ lạ nhất mà mình gặp trong ngày hôm này.” Về sau, khi đã “trải nghiệm” nhiều hơn, câu đó được đổi thành: “Chắc có lẽ đó chưa phải là điều kỳ lạ nhất mình gặp ngày hôm nay” và dần cô làm quen với những điều đó. Nửa năm khi cô trở lại Wonderland lần thứ hai nhưng ở một nơi khác gọi là Vương quốc trong gương. Đó là một bàn cờ vua với hai phe của Hồng Hoàng Hậu và Bạch Hoàng Hậu ( cờ vua cổ có hai màu trắng và đỏ), tất cả các nhân vật kể cả Alice là các quâ cờ ( Alice là quân tốt trung tính-phe thứ 3).

Ở đó, có nhiều rất phản và cũng rất thuận logic khoa học, nhưng qua cái nhìn trẻ thơ của Alice thì nó đáng yêu hơn nhiều, ví dụ điển hình là giấc mơ của Hồng Vương. Tôi tới bây giớ vẫn còn mơ ước được sống ở Wonderland, nơi những cây nấm khủng lồ là thực phẩm, còn thực phẩm là những con côn trùng bay xung quanh, người bạn thân là Chú mèo Nhăn Nhó Chesire, người thống trị là những quân bài và những con cờ, tất cả mọi người ngây thơ (và cũng ngớ ngẩn) như trẻ con, không chiến tranh, không tranh đua, không thù oán . Tuy nó quái dị, nhưng đó thật sự là một Xã hội hoàn hảo cho con người học tập.

Chiếc bánh ngọt của tuổi thơ

Toàn bộ câu truyện được miêu tả một cách tinh tế lạ thường qua phong văn của một nhà văn, nhà thơ Anh thế kỷ 19, diễn tả một câu truyện khá nhẹ nhàng. Nhiều người nhận xét chính vì sự điều đó làm cho tác phẩm thiếu cao trào và trở nên nhàm chán. Không, không nhàm chán đâu. Hãy xem tác phẩm như là một chiếc bánh ngọt hạng nhất trong một nhà hàng năm sao. Mở đầu câu truyện là mùi hương bạn ngửi được từ chiếc bánh, thật nhẹ nhàng nhưng đầy quyến rũ. Sự quyến rũ đó kích thích trí tò mò của bạn thật mãnh liệt, thật huyền bí. Hãy cắn một miếng, Alice đã đặt chân đến Wonderland, bạn cảm nhận được sự mềm mịn của bột bánh – ngôn từ của câu chuyện mềm mại, hấp dẫn và ngay lập tức đánh thức các giác quan của bạn. Vị chocolate Pháp đắng nhè nhẹ chạm vào lưỡi bạn, cũng như sự quái đản của Wonderland, hơi khó chịu nhưng thật thú vị.

Tiếp đó, hương vani béo ngậy từ đâu trong chiếc bánh tràn ngập trong não bộ bạn, điều khiển vị giác của bạn, như cái cách mà Wonderland khống chế không cho phép bạn đặt cuốn sách xuống. Miếng thứ hai, rồi miếng thứ ba, hương vị ngày càng mạnh liệt, bỗng chốc bạn cắn phải một lát chanh tươi, bất ngờ như những điều mà Wonderland mang đến. Bạn nuốt xong miếng cuối cùng, dư vị từ chiếc bánh thật nồng nàn, theo cách mà tác phẩm để lại trong bạn những suy nghĩ. Hãy nghĩ về chiếc bánh, hãy nghĩ về hương vị đậm đà và độc đáo của nó, đó là những thứ tôi đã cảm nhận được từ Alice in Wonderland.

Sự tưởng tượng đến từ thực tại

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao Lewis Carroll lại tạo ra một thế giới kỳ dị như Wonderland chưa, cũng như tại sao ông ấy lại gọi nó là Wonderland. Wonder trong Wonderlful có nghĩa là diệu kỳ, tuyệt vời, nhưng cũng có thể hiểu là wonder tức tự hỏi, thắc mắc, ý nghĩa rằng, dù Wonderland rất kỳ diệu và có nhiều chuyện xảy đến bất ngờ không thể đoán trước đươc. Có một điều rất thú vị mà các bạn nên biết, đó là ngài Lewis còn là một nhà toán học, một nhà khoa học. Tại thời điểm đó, giới khoa học đang hoang mang với một khái niệm mới về số ảo, Lewis Carroll đứng về trường phái bảo thủ bài trừ lý thuyết số ảo, để phê phán sự kỳ quặc của nó, ông đã tạo ra Wonderland như một sự châm biếm.

Tiếp đó, với hình ảnh Nữ Hoàng Quân Cơ độc tài, ngu ngốc và ngớ ngẩn (thật ra ở Wonderland chẳng có ai bình thường hơn được cả), tác giả đã phê phán giới thương lưu thống trị xã hội Anh cũng như toàn Châu Âu thời đó. Có thể để ý điều đó qua những thứ như: bà ta thích chặt đầu bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào bà ta thích. Trong phiên tòa xử anh J cơ vì tội ăn trộm bánh nhân trái cây, bà ta và ông hoàng K cơ thi nhau phán những điều lố bịch quá mức làm cho Alice rất khinh bỉ.

Khác biệt và Đặc biệt

Những điều trên đã đủ cuốn hút bạn chưa, liệu bạn đã sẵn sàng theo chân Alice tới Wonderland. Đó là một nơi mà tôi đảm bảo sẽ không giống bất cứ vùng đất nào bạn từng biết đến, nó không giống Neverland của Perter Pan, Oz của Dorothy, Hogwart, Narnia, Middle Earth, Shangri-la… Hoàn toàn khác biệt với Wonderland. Còn Alice, cô không phải là một anh hùng, một hero đúng nghĩa mo, bởi vì cuộc phiêu lưu của cô nó cũng chẳng ra một cuộc phiêu lưu, đó chỉ là một cô bé 7 tuổi đang đi vòng quanh để thỏa rei1 tò mò của mình. Tôi tin rằng quyển sách không giống với bất kỳ quyển sách nào bạn đã từng đọc và tôi chắc chắn nó sẽ không làm bạn thất vọng, dù là một chút.

Dấu vết tuổi thơ

Những lời cuối cùng của Alice ở xứ sở thần tiên mà Lewis Carrol dành cho tác phẩm của mình, có thể đặt tên cho đoạn này là “sự trăn trở”. Một nỗi niềm của tác giả muốn gửi tới những đứa trẻ cũng như những người lớn trên khắp mọi nơi trên thế giời rằng hãy giữ lấy những niềm vui, những tâm tình, những suy nghĩ dại khờ, bé bỏng của tuổi thơ. Những ngày hè rọi nắng và ước mơ, câu truyện thần tiên, để nó sống mãi trong ký ức. Để một ngày kia, khi thời gian đã trôi qua, Alice bé nhỏ đã trở thành một thiếu nữ, thì cô sẽ giữ mãi sự ngây thơ thuần khiết của ngày nào …

Những đứa trả tâm hồn thanh khiết
Mắt mơ màng những chuyện thần tiên
Dẫu thời gian trôi như nước chảy
Để bạn và tôi xa nhau nửa cuộc đời
Thì nụ cười vẫn đọng mãi trên môi
Như quà tâng chuyện thần tiên ngày ấy

 

Nguyễn Hải Đăng


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[BDTT8] Ba Ơi, Mình Đi Đâu – Jean-Louis Fournier

Featured Image: Bìa sách “Ba Ơi, Mình Đi Đâu”

 

Cuốn sách đó tôi mua nhưng không phải cho tôi, tôi mua để dành tặng sinh nhật một người bạn của mình. Cô ấy nói rất muốn mua nhưng lại có tâm lý sợ sệt trước hai lựa chọn vì chẳng biết lựa chọn nào là tốt nhất. Và vì sắp đến ngày sinh nhật cô ấy, tôi chứng kiến mọi diễn biến nội tâm phức tạp của cô, thậm chí cô đã rủ tôi chơi trò tù xì để quyết định giúp mình, nên đã xướng lên suy nghĩ rằng hãy tặng nó như một món quà. Món quà ấy của tôi có tên: Ba ơi, mình đi đâu.

Trong một tiệm sách với những kệ sách được sơn vàng bóng và trải dài theo khắp căn phòng, nếu không để ý sẽ chẳng biết cuốn sách nằm ở đâu giữa cơ số những cuốn sách khác với tên gọi thật kêu và thiết kế bìa dễ gây ấn tượng chỉ bằng một cái liếc nhìn. Thoạt đầu, tôi chỉ nghĩ Ba ơi, mình đi đâu thế chỉ đơn thuần là một cuốn sách về tình yêu của người cha với những đứa con còn thơ trẻ của mình. Khi còn bé, đã bao nhiêu lần tôi nắm lấy bàn tay vững chãi và ấm áp của bố và hỏi rằng bố chúng ta sẽ đi đâu thế để bấy nhiêu lần bố trả lời câu hỏi của tôi nhẫn nại thôi nhưng tràn ngập yêu thương. Lúc ấy tôi đã chẳng để ý đến hình vẽ trên bìa của cuốn sách.

Ba ngày sau, bạn tôi gọi điện cho tôi nói rằng cô ấy sẽ rất vui nếu có thể chia sẻ món quà đặc biệt này, cô chạy xe từ nhà qua chỗ tôi trong đêm tối mịt chỉ lác đác vài người đi lại và cái bóng dài của những cây cột điện để đưa cuốn sách cho tôi. Tôi hỏi cô nó có vui không, cô chỉ mỉm cười đáp lại rằng : Chua chát cậu à!!! Tôi chưa bao giờ nghĩ cô ấy sẽ trả lời mình như vậy nhưng từ đấy tôi nhìn cuốn sách bằng một con mắt khác, chắc chẳng được vui tươi như xưa nữa mà biết đâu nó tràn ngập một ám ảnh u buồn.

Cuốn sách ngắn thôi, chẳng cần quá nhiều thời gian để đọc hết và như bạn tôi nói, cảm giác chua chát xuất hiện trong tôi. Tác giả của cuốn sách là một nhà văn đã xuât bản bao nhiêu cuốn sách khác trước khi cho ra đời bản thảo này và ông theo cách nói của mình có đến hai ngày tận thế.
Ông là cha của hai đứa con tật nguyền, việc có một đứa con không giống như bao đứa trẻ khác từ lúc mới sinh ra đời đã là một nỗi đau không thể xoa dịu với bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào nhưng với ông nỗi đau đó nhân lên gấp hai sau khi cố gắng thêm một lần nữa để tạo ra một thiên thần bé nhỏ tóc vàng nhưng kết cuộc nó cũng đi trên con đường như người anh của nó đã bước qua – không đến trường cũng chả phải làm bài tập, chỉ cần tồn tại để đến một độ tuổi nhất định nào đó rồi tương lai sẽ được ông trời quyết định.

Những dòng miêu tả của ông về hai cậu con trai của mình – Mathew và Thomas không nhiều, có chăng chỉ là những lần lặp đi lặp lại một số câu hỏi nhất định rằng Ba ơi, mình đi đâu, cái đầu tóc bờm xờm, khuôn mặt dại khờ với cái miệng lúc nào cũng lòng thòng dãi nhớt và cái lưng còng như những người nông dân già nua dành cả quãng đời dài của mình cho việc trồng trọt. Nỗi đau của ông đã không thể hiện nói thành lời được nữa, ông giễu cợt cười đùa với khuyết tật của hai đứa trẻ, rằng ông chẳng cần phải lo lắng quá nhiều đến tương lai của bọn trẻ, đơn giản vì chúng sẽ được sống những ngày tháng an nhàn trong viện của những người khuyết tật hay sợ chúng sẽ gây ra thương tích cho bất kỳ ai vì ngay cả nỗ lực đứng dậy và bước đi cũng đã tiêu tốn hết năng lượng của chúng rồi.

Những lời nói đùa của ông làm tôi cảm thấy xót xa, có bậc cha mẹ nào mà mong cho con mình tật nguyền và việc có hai đứa trẻ như vậy làm ông có quyền than ngắn thở dài với mọi người về cái định mệnh kém may mắn của mình nhưng ông thường làm ngược lại, chẳng phải để mọi người an tâm với những gì ông đang trải qua, đó chỉ là cách ông phản ứng lại cái số phận nghiệt ngã của mình và hai đứa con trai ông. Phải chăng ông lấy nụ cười để che đi những giọt nước mắt.

Trong những trang viết, ông chẳng nói nhiều về tình thương của mình dành cho những đứa con, có khi ông còn thẳng thắn bộc lộ ra những suy nghĩ độc ác hung tàn với mong muốn chẳng phải nuôi hai đứa trẻ tật nguyền đó nhưng rồi tôi thấy, ông lo cho hai đứa trẻ ấy sẽ chẳng hiểu thế nào là tình yêu, sẽ chẳng bao giờ gương mặt chúng được xuất hiện trên chiếc thẻ chứng nhận công dân mà chỉ được in xuềnh xoàng trên thẻ người khuyết tât có cộng thêm dòng chữ vĩnh viễn.

Đọc câu chuyện của ông, tôi cảm thấy đau lòng và bứt rứt. Tôi đau lòng vì tôi đã biết cha mẹ khi có một đứa con là người khuyết tật có những suy nghĩ gì, những tháng ngày họ trải qua chẳng biết là ngày hay đêm và họ sẽ chẳng còn đong đếm thời gian nữa vì con họ sẽ chẳng thể nào lớn lên được nữa, chúng sẽ mãi tồn tại với cái dáng hình thời bé chập chững ấy. Tôi đau lòng vì người ta sẽ chẳng thể nào hiểu được cảm giác ấy khi chưa bao giờ trải nghiệm và sẽ chẳng biết phải đối mặt với nó ra sao. Trong tôi cũng bứt rứt vì tôi không hiểu và sẽ chẳng bao giờ hiểu những cô cậu bé bị khiếm khuyết một phần nào đó trên cơ thể và trong tâm hồn có bao giờ thấy mặc cảm về sự không hoàn hảo của chúng hay có mong ước rằng mình chưa bao giờ được sinh ra trên thế giới này.

Có lẽ chúng không nên ở đây, chúng đã đáp sai tàu tốc hành, chúng đáng ra nên bay đến bên cạnh thượng đế trên thiên đàng. Nhưng họ đã sống và chiến đấu, họ không từ bỏ những đứa con của mình và những đứa trẻ chưa bao giờ thôi khao khát sống. Tôi mong sẽ có nhiều người tìm đến cuốn sách này để hiểu rõ thế giới của tật nguyền, của nỗi đau, của day dứt, của thất vọng và khi gấp sách lại ta biết rằng mình nên bớt bi lụy, cuộc sống ngoài kia vẫn còn rất tươi đẹp, hạnh phúc mong mạnh nhưng không bao giờ lụi tắt.

Và giống như mục đích ban đầu của Jean-Louis, tác giả cuốn sách, sẽ chẳng ai có thể quên được Mathew và Thomas và càng không quên rằng cha chúng yêu chúng nhiều như thế nào.

 

Hoàng Ân


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

[BDTT8] Không Gia Đình – Hector Malot, nơi chắp cánh cho những ước mơ bị lãng quên…

 Featured Image: Bìa sách “Không Gia Đình”

 

“Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình
Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ
Mới biết hạnh phúc phải đâu nào xa xỉ
Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim”

Gia đình- 2 tiếng gọi thiêng liêng nhất thốt lên từ nơi sâu thẳm trái tim con người, khiến ta đê mê trong mớ cảm xúc tuyệt diệu. Và đây chính là lí do mà tôi muốn giới thiệu đến mọi người cuốn “Không gia đình”. Cuốn sách đã làm cho tôi phải thổn thức, ngậm ngùi, lẫn bồi hồi bởi chính sự chân thực trong cảm xúc cũng như lối văn phong gần gũi, đơn giản của tác giả dù từ nước Pháp xa xôi.

Câu chuyện bắt đầu khi…

…Tôi gặp em- Rê Mi, từ một sự tình cờ tưởng chừng như hữu ý. Một cậu bé mới 8 tuổi đã đủ để làm cho trái tim bao người đọc thảng thốt rung lên những phách nhịp yêu thương từ chính sự đồng cảm nơi tâm hồn, để tôi đã bao lần không thể cầm được nước mắt khi theo dõi cuộc đời quá ư sóng gió cho số phận một con người. Hơn thế, đó lại chỉ là một đứa trẻ.

Tôi- một cô gái đã ở tuổi 21- không còn ngây ngô như trẻ con để nũng nịu, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên vốn có- chưa hẳn là người lớn- nhưng đã biết suy nghĩ về bao bộn bề của cuộc sống thường nhật. Nhưng dù có lớn hơn bao nhiêu đi chăng nữa thì tôi tin mình vẫn sẽ không thể nào đối mặt và vượt qua tất cả những thử thách, những rào cản ấy một cách đầy bản lĩnh như em.

Bạn đã bao giờ khổ đau?Đã bao giờ khóc than cho số phận?Nếu từng trải qua dù chỉ một lần.Chắc chắn bạn sẽ không thể thờ ơ trước sự dày vò này.

Cuộc sống vốn đang êm ả như một dòng sông lững lờ trôi buổi chiều tà, được sự đùm bọc, yêu thương của một người mẹ nhân hậu, hiền từ, dẫu không phải là quá sung túc hay đủ đầy, nhưng đối với em, như thế là niềm hạnh phúc. Có ai ngờ đâu, cái xã hội đầy bất công này với sự chi phối của đồng tiền đã đan tâm mang em ném vào bể khổ, nơi đầy rẫy những cám dỗ đang chực nuốt trọn lấy đứa trẻ tội nghiệp kia.Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?Có khóc than hay bi lụy?

Còn em, em phải theo một gánh xiếc hát rong kiếm sống qua ngày, một thợ trồng hoa làm việc vất vả, một lần suýt chết nơi mỏ than tối tăm với hiểm nguy luôn rình rập, và cả 1 lần bị tù oan…

May thay, đó đây vẫn còn có những con người nhân hậu sẵn sàng dang rộng vòng tay đón lấy em, đó là cụ Vitali với vốn kiến thức uyên bác sâu rộng và nghị lực , là mẹ Miligơn đầy lòng bác ái , là gia đình bác A canh với cái nghèo đeo bám nhưng vẫn yêu thương em như thành viên trong nhà, là cậu bé Machia với một tài năng nghệ thuật nở sớm, nhưng em đâu ngờ được cuộc đời vốn dĩ luôn chất chứa đầy những khổ đau và ngang trái.

Trên mỗi con đường, mỗi vùng đất em qua, luôn định vị sẵn những khó khăn, thử thách để càng làm nổi bật hơn tính cách, khí chất và sự dày dạn trong suy nghĩ cũng như một trái tim giàu lòng nhân ái.

Bởi ở đâu có thiên thần thì ở đó cũng có ác quỷ, khi vẫn thấp thoáng bóng dáng của các thế lực xấu xa luôn rình rập để giết chết trái tim, tâm hồn và cuộc sống của những con người vô tội.

Từng câu từng chữ trong câu chuyện như hiện rõ mồn một trước mắt người đọc, thấm đẫm vào từng dòng máu trong huyết mạch, vẽ ra viễn cảnh về tương lai của một đứa trẻ mồ côi, tác giả đưa ta đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với những tình tiết vô cùng hấp dẫn và gay cấn khi liên tục bắt em phải chịu đựng nghèo đói và khổ đau.

Tác giả quả thật đã rất tài tình khi vẽ nên những hình ảnh vô cùng sắc nét về thế giới quan, làm cho người đọc phải khắc khoải theo từng nỗi đau của nhân vật, hí hửng reo vang khi bắt gặp chân lý của sự sống. Rồi có lúc lại thỏa mãn vui mừng khi cái thiện lên ngôi.Ngay cả những con vật cũng được tác giả thổi hồn cho hiện lên một cách rõ nét, chân thực và sống động nhất. Tất cả làm cho ta cứ muốn đọc nữa, đọc mãi như “uống” từng câu chữ và tự biến mình thành một đơn vị, một tế bào giúp hình thành nên sự hấp dẫn của câu chuyện. Mà càng “uống” thì càng say, đê mê trong mớ cảm xúc hỗn độn.

Tôi đã bị ám ảnh khôn cùng qua từng câu chữ dẫu không cần phải quá gọt giũa.Tác giả có quá tàn nhẫn khi đưa em đến với nhiều ngã rẽ cuộc đời như thế?Có lúc tôi như ngạt thở, nín lặng theo dõi những gì đang diễn ra với em- một mầm xanh mới chớm nở đã sớm lao vào bể đời tăm tối.Rồi lại như muốn hét lên sao lại đối xử với em thật quá dã man như vậy.

Nếu ai đã một lần trải qua tuổi thơ dẫu chỉ phải xa cha mẹ trong một thời gian ngắn ngủi thôi thì sẽ hiểu được sự đau khổ, những dằn vặt trong thâm tâm của đứa trẻ tội nghiệp kia với những diễn biến vô cùng phức tạp, đầy mâu thuẫn luôn ngự trị trong em, khiến cho người đọc vui theo nhiềm vui của em cùng bạn bè em, rồi lại khóc thương, bất an thay cho sự trớ trêu của số phận vì những man rợ mà em phải gánh chịu.

Với mỗi người, gia đình chính là bến đỗ bình yên, nơi ta tìm về sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật nhưng với em đó là một ước mơ tưởng chừng như xa xỉ. Xã hội tàn nhẫn này đã trêu ngươi em khi sau những khó khăn nhỏ này đã đi qua thì vẫn luôn rình rập những hiểm nguy lớn hơn, buộc con người ta phải thật dày dạn và kiên định mới có thể đối mặt. Chính điều đó đã làm cho Rê Mi dường như lớn hơn nhiều so với lứa tuổi thực của mình trong khi những đứa trẻ khác đang còn ăn ngon mặc đẹp trong vòng tay cha mẹ.

Nhưng sau hết

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và đau thương

Cho nên

Ông trời quả là không phụ lòng người, rồi những ai sống tốt với con người và cuộc đời sẽ được đền đáp khi cuối cùng Rê mi cũng đã tìm được mái ấm- gia đình của chính mình.

“Không gia đình” không chỉ là bài ca khải hoàn bất diệt của nhiều giá trị tốt đẹp ở con người mà còn là lời tôn vinh xứng đáng cho tác giả Hector Malot- bậc thầy của văn học ở mọi thời đại.

Dường như đề tài về gia đình chính là kim chỉ nam cho hoạt động viết văn của Hector Malot khi trong một tác phẩm khác của ông- “Trong gia đình”, ta lại bắt gặp hình ảnh một em bé 12 tuổi phải trải qua biết bao khổ cực, đắng cay khi không có bất cứ một người thân nào bên cạnh, một mình em phải bương trải giữa cuộc sống chỉ toàn dối trá, xảo quyệt, mưu mô, toan tính. Nhưng giống như Rê Mi, những điều ấy chỉ làm cho ý chí của em thêm vững vàng hơn và niềm tin càng mạnh mẽ hơn để theo đuổi ước mơ.

Mỗi trang sách gấp lại, một cuộc đời mở ra. Chắc hẳn khi đó, trái tim ta đã liêu xiêu không còn giữ vững chính mình, tâm hồn bồng bềnh nhẹ trôi phiêu lãng khi giọt nước mắt bất chợt vẫn còn đọng lại trên khóe mi. Mơ hồ ta nghĩ đến một miền sương khói bãng lãng, một khoảng không gian mơ hồ, vắng lặng của những con đường trên khắp đất nước Pháp.

Chắc hẳn những ai đã từng đọc qua cuốn sách này như tôi sẽ có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Rồi những ai sống tốt sẽ được đền đáp xứng đáng theo như luật nhân quả. Cuốn sách chính là một kì quan vĩ đại của tâm hồn mà nhà văn mang đến cho thế giới này với những thái cực đối lập của cảm xúc.

Bạn sẽ được thả hồn mình nhẹ bay qua những mê cung đầy huyễn hoặc, mơ hồ và sâu thẳm. Bởi những gì xuất phát từ trái tim thì rồi sẽ trở về làm rung động những trái tim. Chính vì thế mà cho dù đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng cuốn sách vẫn giữ nguyên được giá trị vốn có với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Bạn cứ đọc và cảm nhận đi, tôi tin bạn sẽ không hề thất vọng, bởi những gì bạn nhận được từ cuốn sách sẽ đủ giúp bạn đối diện với cuộc sống vô vàn phức tạp này.

Còn tôi, mỗi khi nhắm mắt lại và mở hồn mình ra, tôi vẫn gặp Rê Mi nồng hậu trong từng hơi thở ấm áp của sự sống.

 

Vương Thị Thanh Tuyền


Cuộc thi hân hạnh được tài trợ bởi ThachPham.com (website hướng dẫn tạo blog), Phi Tuyết, hai thành viên giấu tên, Karmi Phuc (developer chính của THĐP), Kính Kong (shop phụ kiện).

Các bài viết dự thi tháng 8

Bảng điểm và nhận xét các bài thi

Đề án 4000 tỷ mua “văn minh”

Featured Image: Nguyễn Viết Cường

 

“Trẻ xưa” 1 túi 2 vở 1 giáo khoa
1 vở trên lớp 1 về nhà
Luyện dăm con chữ vài phép toán
Xong rồi chạy nhảy sướng như quan

“Trẻ nay” 1 cặp, đống vở, đống giáo khoa
Học trường chưa đủ, cô kèm nhà
Phổ thông, nhạc họa rồi ngoại ngữ
Mười một giờ đêm, cháu mệt nhừ

“Trẻ xưa” học ít toàn la cà
Đứa thì đồng ruộng, đứa gốc đa
Chăn trâu diều sáo hồn phiêu lãng
Câu cá bắt chim cười thật vang

“Trẻ nay” toàn bị nhốt trong nhà
Chẳng được chạy nhảy, chẳng chơi xa
Bố cho “láp tóp” xem “iu túp”
Mẹ tặng “ai phôn” chơi “sa ga” (candy saga)
————————————————–
Trẻ ngồi một góc cười u mê
Cách cười thật nhạt, mặt ngô nghê
2 mắt nặng đeo cặp kính trễ
2 tay cầm máy, thật là phê

Bố mẹ khen rằng thằng này ngoan
“Ai ti” tin học thật vẹn toàn
Láp bố lôi ra nghịch nhoay nhoáy
“Ai phôn” của mẹ, chẳng loay hoay

Bố vỗ đùi mẹ, khen thật hay
Thằng Bốp đúng con của bố mày
Nuôi con thế này, nhàn thân xác
2 vợ chồng mình, cứ “thênh thang”
——————————————————
Bỗng một ngày….

Bố gọi vài câu, nó quay ngang
Mặt đờ mắt đớ, miệng 2 hàng
Rồi ôm máy tính cười ngơ ngáo
Bố nó há mồm…Có khi…DOWN

Bố ôm thằng Bốp, mẹ khóc gào
Than ôi thân hỡi, tại vì sao?
Vì thằng công nghệ, vì máy tính
Nên giờ tự kỷ chứ làm sao.
————————————————————–
“Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Trích thơ Bác)
Nếu muốn phát triển, cần vững bền
Giáo dục đi đầu, CHÂN THIỆN MỸ
Rồi mới mơ mộng, học tư duy

Nghe đâu có gói 4 ngàn tỷ
Mua sách điện tử, học “văn minh”
“Minh” đâu chẳng rõ, “văn” chẳng thấy
Chỉ thấy thương thôi, giấy trắng tinh
________________________________________

Nghĩ lại cái cảm giác của những ngày xưa cũ, những ngày mà trẻ con háo hức vào năm học mới, chứ không đều đều cắp cặp đi học cả năm như bây giờ: Đón bộ sách cũ của chị hàng xóm (đến lớp 9 vẫn dùng sách cũ), đọc ngấu nghiến quyển Tiếng Việt, quyển Truyện đọc, sách Kỹ Thuật…, rồi mấy chị em quây lại, đứa bọc vở, đứa là lại giấy xi măng, đứa khâu khâu dán dán…

Trẻ có ý thức giữ gìn sách vở, cái nhãn vở được tỉa tót cẩn thận, rồi dán gọn gàng trên cái bìa vở là tờ báo Nhân Dân cũ. Sách vở sau khi được bọc lại, bìa sách lại cứng như mới, thơm nồng mùi giấy xi măng, rồi ép dưới vài ba viên gạch cho phẳng….

Thực sự thấy tiếc ngày xưa… Khi mà trẻ em – Những trang giấy trắng, được những người Thầy vẽ những nét đầu tiên chỉnh chu, trách nhiệm.

 

Nguyễn Viết Cường