26 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 176

Những điều cần biết trước khi tập ăn chay

Featured Image: Fiona Morgan

 

Những điều cần biết trước khi tập ăn chay:

– Đường là thứ nguy hiểm nhất. Nguy hiểm hơn cả thịt. Hãy bỏ ăn bánh kẹo, nước ngọt và các chất có nhiều đường. Các loại chất làm ngọt thay thế đường lại càng cực kỳ có hại. Chỉ nên ăn đường có sẵn trong gạo và trái cây.

– Rượu và thuốc lá giết người nhanh hơn là thịt. Hãy bỏ rượu và thuốc lá trước, rồi hãy tập bỏ thịt.

– Con vật mang nhiều mầm bệnh trong người. Thậm chí dù bệnh không phát ra ngoài, đa số con vật bị giết thịt đều không khỏe, vì chúng bị nuôi trong điều kiện cầm tù, thức ăn của chúng đầy chất hóa học giúp tăng trưởng. Khi bạn ăn thịt chúng, nghĩa là bạn ăn luôn mầm bệnh trong người chúng.

– Con vật khi biết mình sắp bị giết sẽ có những cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, đau khổ, tiếc nuối… Ăn con vật nghĩa là ăn luôn những cảm xúc như vậy.

– Ruột của động vật ăn thịt như cọp, sư tử, báo, chó, mèo… có chiều dài tương đối ngắn, có rất nhiều axit. Điều đó giúp cho chúng tiêu hóa thịt rất nhanh. Ruột của con người thì ngược lại, xếp khúc nhiều và rất dài, và ko có nhiều axit. Điều này dẫn đến việc khi con người ăn thịt thì thịt tồn tại trong cơ thể rất lâu, dễ bị ôi thối trước khi tiêu hóa hết.

– Ruột của con người phù hợp hơn cho việc tiêu hóa rau quả. Rau quả có thể nằm trong ruột của chúng ta tương đối lâu và không bị ôi thối nhanh như thịt. Tổ tiên của loài người cũng từng sống trên cây và ăn rau quả, trái cây.

– Chúng ta có thói quen ăn thịt từ xưa, khi tổ tiên chúng ta bị cạn kiệt rau quả, trái cây, và chuyển sang ăn thịt. Điều đó đúng ra chỉ nên là tạm thời. Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng ăn thịt thường xuyên là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư. Thói quen ăn thịt là thói quen xấu cần phải bỏ.

– Con vật có linh hồn và cảm xúc, dù chúng không thông minh và phát triển như loài người. Chúng ta và các loài vật đã từng có cùng chung một tổ tiên xa xưa khi trái đất hình thành. Là loài phát triển nhất, chúng ta có nhiệm vụ của người anh lớn, là phải tạo điều kiện cho các loài khác cùng phát triển, chứ không phải là cầm tù, ngược đãi, và ăn thịt chúng. Điều này nó cũng man rợ như việc người da trắng từng cầm tù và nô lệ hóa người da đen vậy.

– Ngoài việc ăn thịt thì ăn cá nhiều cũng không tốt, vì cá có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân là chất độc.

– Ăn rau quả cũng cần phải chọn lựa kỹ càng, vì ngày nay rau quả bị nhiễm thuốc trừ sâu rất nặng. Tốt nhất là tự trồng ăn. Nếu không có thời gian, thì phải ngâm muối, rửa kỹ trước khi ăn.

– Đậu nành không phải là một nguồn protein tốt. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác hại của đậu nành. Ngoài việc gây rối loạn nội tiết tố ở nữ, nó còn là tác nhân gây ra nhiều loại ung thư khác nhau. Hãy chọn gai dầu, rau muống và cây bông cải xanh để làm nguồn protein.

– Sữa cũng không phải là một nguồn protein tốt. Ruột của người Châu Á không phù hợp để tiêu hóa sữa và chất Lactose có trong sữa. Ngay cả khi chọn loại sữa không có Lactose, thì sữa này cũng đã được vắt từ những con bò không hề vui vẻ và mạnh khỏe. Nên hạn chế sữa và các đồ ăn liên quan đến sữa càng nhiều càng tốt.

– Hãy ăn nhiều gừng. Gừng ít khi bị xịt thuốc trừ sâu. Gừng có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi những chất độc có trong thức ăn, nước uống và không khí.

– Hãy hút cần sa. Cần sa có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, giảm béo phí, và quan trọng hơn hết là giúp con người có thế giới quan rộng hơn. Tuy nhiên không được hút quá nhiều. Mỗi ngày một điếu vào buổi tối trước khi đi ngủ là phù hợp nhất. Nếu bạn là người có tập những môn như Yoga, Thiền, Thái Cực Quyền… thì không cần hút cần. Vì tác dụng của những môn này và hút cần là giống nhau.

– Quan trọng hơn hết, hãy nhớ rằng ăn chay (theo cách như trên) và hút cần không phải là phương thức tối ưu để dẫn đến việc có sức khỏe tốt. Với tình trạng thức ăn, nguồn nước và không khí nhiễm độc như hiện nay, thì việc ăn ít mới là phương thức tốt nhất để tăng cường sức khỏe.

– Ăn ít nghĩa là không ăn quá no, và không ăn quá nhiều bữa. Hãy bắt đầu bằng việc bỏ bữa trưa. Chỉ ăn bữa sáng và bữa tối. Cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để cân bằng năng lượng trong ngày. Thay vì ngày xưa cơ thể chỉ hấp thụ được 50% đồ ăn bạn ăn, thì bây giờ nó sẽ hấp thụ được 80%.

– Hãy tập thở chậm và nhai kỹ khi ăn. Để ý đến hơi thở của mình và làm chậm hơi thở lại sẽ giúp cho phổi hấp thu được nhiều ô-xi hơn. Nhai kỹ khi ăn làm cho ruột và bao tử hấp thu chất bổ tốt hơn. Như vậy bạn sẽ có nhiều năng lượng và không phải ăn quá nhiều trong ngày.

– Gan và thận của bạn là những công cụ vĩ đại giúp bạn sống đến ngày hôm nay. Bạn có thể đã vi phạm tất cả những điều trên, và vi phạm hàng ngày, nhưng bạn vẫn sống và vẫn khỏe, đó là nhờ vào gan và thận của bạn. Nhưng hãy nhớ, cỗ máy nào cũng có tuổi thọ của nó. Việt Nam có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới là vì có quá nhiều chất độc và gan thận không lọc kịp. Hãy giúp gan và thận của bạn bằng cách thở chậm, ăn chay, bỏ đường, bỏ rượu, bỏ thuốc lá, ăn ít, nhai kỹ.

 

Hội Ăn Chay Ăn Cỏ

Không nước không trăng

Featured Image: Silvia Dura

 

“Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, nhưng vẫn chưa đạt được gì cả. Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến – không còn – và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ:

“Bằng cách này hay cách khác, tôi đã kềm giữ đôi thùng nước,
Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy
Bất chợt, giây đứt thùng văng,
Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước,
Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,
Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì.”

Giác ngộ không hẹn mà đến, thật bất ngờ, thật đột ngột. Không có sự tuần tự tiến trình tìm tới sự Giác Ngộ, bởi vì sự tuần tự thuộc về trí óc, và Giác Ngộ không phải là sản phẩm của trí óc. Giác Ngộ vượt qua hàng rào tư duy và nhận thức lô gích của trí óc. Vì thế, chúng ta không thể tiến dần về Giác Ngộ, mà đơn thuần chúng ta nhảy một bước vọt vào trong Giác Ngộ. Chúng ta không đi từng bước từng bước; không, không có những từng bước đó. Một là chúng ta đại ngộ, hai là không. Không có sự chứng đắc từng phần, từng mảnh.

Chân Lý là Chân Lý hoàn toàn, là viên mãn, tròn đầy. Chứng đắc là chứng đắc toàn diện. Hãy nhớ kỹ một điều cơ bản là:” trí óc không thể nào suy lường hiểu thấu được Chân Lý. Trí óc có thể làm công việc phân tích, suy luận, cân nhắc, v.v… những gì chúng ta có thể chia chẻ ra được. Trí óc có thể hiểu tất cả những gì mà chúng ta đem ra cân đong, đo lường, tính đếm. Vì thế, nếu chúng ta nghe theo trí óc, chúng ta không bao giờ đạt tới Chân Lý viên mãn được.

Đó chính là điều mà ni cô Chiyono đã sai lầm. Chiyono đã tu học, đã tư duy nhiều năm và đã bao năm trôi qua, cô vẫn chưa gặt hái được điều gì. Không có một sự cố gì xảy ra cho cô cả.

Trí óc con người có thể nghiên cứu về Thượng Đế, về Giác Ngộ, về Tuyệt Đối. Nó cũng có thể lừa bịp chúng ta là tất cả mọi sự việc trên đời này đều đã được giải thích tường tận, đã cho ra một đáp số trọn vẹn rồi. Ngay cả khi chúng ta nói chúng ta đã hiểu rõ ràng tất cả “về” Thượng Đế, về Chân Lý, về Phật, về Chúa, chúng ta đã tự lừa dối mình vậy.

Trí thức viên mãn là trí thức không phải “về” một cái gì. Khi chúng ta nói “về”, thí dụ như tôi suy nghĩ “về” anh, suy nghĩ “về” cuộc đời, suy nghĩ “về” tình yêu, v.v… chúng ta đã tự đặt mình trong thế nhị nguyên đối đãi. Vì có cái này nên có cái kia, vì có anh nên có tôi, vì có đối tượng nên có người suy nghĩ; chúng ta đang xoay vòng theo một vòng tròn như con kiến bò theo miệng chén; chúng ta không bao giờ nhảy vào được bên trong vòng tròn đó. Vì thế, khi một người nào đó nói rằng: “Tôi đã hiểu được chân lý, tôi đã hiểu được “Thượng Đế”, hắn ta thực ra chẳng hiểu được một tí gì cả.

Phật Tánh, Chân Lý, Thượng Đế, Chúa v.v… là trung tâm điểm; không phải là chu vi, ngoại giới, không phải là cái bên ngoài. Chúng ta phải thể nhập vào Chân Lý, chúng ta với Phật, với Chúa là một; đó là con đường duy nhất, không có con đường nào khác.

Đó là lý do Chúa Jesus đã nói: “Chúa là Tình Yêu – Tình Yêu viết hoa – chứ không phải là sự ái nhiễm của nam nữ. Bạn không định nghĩa được Tình Yêu, bởi vì bạn chưa hội nhập được vào tình yêu; bạn chưa là một với tình yêu. Bạn có thể là một nhà nghiên cứu, một nhà tâm lý, bạn có thể trở thành một học giả vĩ đại, nhưng bạn chưa bao giờ thể nhập vào Tình Yêu, vào Chân Lý Tuyệt Đối.

Tình Yêu chỉ thực sự hiện diện khi bạn trở thành tình yêu. Ngay cả khi người yêu bạn biến mất đi, tình yêu vẫn còn đó, bởi vì tình yêu đơn thuần là tình yêu, không có chủ thể, không có đối tượng. Cả hai chữ “chủ thể” và “đối tượng” đều là cái bên ngoài, là đối đãi. “Có cái này nên có cái kia”, “vì có anh nên tôi có mặt”; nếu còn có sự đối đãi, thì bạn đang đánh mất thực tại.

Khi hai tình nhân đứng bên nhau, cả hai đều vắng bóng. Chỉ có Tình Yêu hiện diện, chỉ có giai điệu Tình Yêu phát ra tiết tấu. Tình Yêu có mặt khi bản ngã con người vắng bóng; Tri Thức có mặt khi đầu óc con người chứa đầy ý niệm. Tri Thức thì thuộc về bản ngã, về cái tôi, và cái tôi đó không thể nào xâm nhập được vào trung tâm điểm cả; nó chỉ là chu vi, là vòng tròn ngoại giới. Với cái Tôi đầy ắp những quan niệm, Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư hay Kinh Koran, bạn mãi mãi là một kẻ xa lạ.

“Ni cô Chiyono đã tu học nhiều năm… “

Ni cô đó đã tu học nhiều năm hay nhiều kiếp rồi. Bạn cũng đã tu học nhiều năm hay nhiều kiếp rồi. Bạn đang chạy trên một vòng tròn. Bạn tưởng rằng bạn đã tới đích, nhưng không, bạn đang di chuyển trên một vòng tròn lặp đi lặp lại. Vòng tròn đó, người tín đồ Ấn độ giáo gọi là “Samsara”, có nghĩa là bánh xe, là vòng tròn. Bạn di chuyển, di chuyển mãi và không bao giờ tới đích cả. Bạn không bao giờ thấy được cái vòng tròn đó vì bạn chỉ biết một phần của vòng tròn đó mà thôi. Nó mãi mãi là một con đường, một con đường vô tận. Đó là những gì đã xảy ra cho bao kiếp nhân sinh.

“Chiyono đã tu tập và tu tập, nhưng vẫn chưa đạt được chân lý.” Vì sao? Không phải vì chân lý, giác ngộ khó khăn, hóc búa, mà chính vì khi bạn nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu chân lý, bạn đã đi lạc hướng rồi. Bạn đã đi trật đường rầy rồi. Điều đó cũng giống như khi một người nào đó muốn đi vào căn phòng lại đâm đầu vào bức tường vậy. Vào căn phòng không phải khó, nhưng phải vào qua cánh cửa, chứ không phải qua bức tường. Nhiều người, rất nhiều người, khi họ bắt đầu cuộc hành trình, họ bắt đầu bằng học hỏi, nghiên cứu, bằng kiến thức, thông tin, triết lý, hệ thống hay lý thuyết. Họ bắt đầu từ “cái… về một cái… gì đó” cho nên họ đã va mặt vào bức tường vậy.

“Hãy là Chân Lý, hãy là Tình Yêu.” Nếu bạn muốn biết Tình Yêu. Nếu bạn muốn biết Thượng Đế, hãy thiền định. Nếu bạn muốn thể nhập vào vô tận, hãy lắng lòng cầu nguyện. Phải tự chính mình là Chân Lý, là Tình Yêu; chứ không phải là người đang cầu nguyện, không phải là người đang thu góp lại những gì người khác nhả ra và nhai lại. Hãy buông bỏ tất cả chữ nghĩa, kinh điển. Chúng nó chỉ là những hàng rào, những bức tường ngăn cản bạn nhảy vọt vào Bản Thể Tuyệt Đối. Cánh cửa Chân Lý sẽ không bao giờ mở ra nếu bạn ôm đồm một mớ Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà, Kinh Koran, v.v… cũng như ni cô Chiyono đã tu học nhiều năm nhưng vẫn chưa đạt được gì.

Giác Ngộ là gì? Đó chính là sự tỉnh giác “Ta là Ai?. Giác Ngộ không có gì liên quan với thế giới bên ngoài. Giác Ngộ không có gì liên quan đến những gì người ta nói về nó. Những gì người ta nói đều lạc hướng hay chỉ diễn tả được một phần của Giác Ngộ. “Bạn đang có mặt tại đây, ngay phút giây này”. Tại sao bạn phải đi tìm cầu nơi Kinh Thánh hay Kinh Vệ Đà? Hãy nhắm mắt lại và bạn đang ở đây, trong niềm hoan lạc thiêng liêng vô tận. Hãy nhắm mắt lại và cánh cửa đã mở. Bạn đang có mặt tại đây, ngay phút giây này. Không cần phải hỏi ai hết, không cần một tấm bản đồ chỉ dẫn. Trong thế giới nội tại, không có bản đồ, không cần có bản đồ, bỏi vì bạn không đi về một hướng vô định.

Bạn đang có sẵn trong tâm một “nẻo về của ý”

Thực ra, bạn cũng không di chuyển gì cả. Bạn đang ở đây; bạn là mục đích. Bạn không phải là kẻ tìm kiếm. Bạn chính là “Giác Ngộ”; bạn chính là “Giải Thoát”; bạn chính là “Chân Lý”. Khi bạn chạy rong tìm kiếm cái bên ngoài, bạn là kẻ vô minh. Khi bạn quay ngược về bên trong mình, bạn chính là sự Giác Ngộ. Điều khác biệt duy nhất chính là sự chú tâm, sự quay ngược về.

Trong Kinh Thánh, danh từ “cải hóa” rất đẹp rất hay; nhưng nhiều người vì đã hiểu sai nên đã sử dụng nó không đúng. Sự “cải hoá” không có nghĩa là thay đổi một người Ấn Độ giáo thành một tín đồ Thiên Chúa, cũng không phải biến một người Công Giáo thành một tín đồ Ấn Độ giáo. “Cải hóa” có nghĩa là quay lại. “Cải hóa” có nghĩa là quay về nguồn, quay về bên trong, quay về tâm linh.

Tâm thức của bạn như một dòng sông, có thể trôi về hai phía, bên ngoài hay bên trong; chỉ có hai phía mà thôi, định hướng cho một dòng sông tâm thức. Nếu tâm thức bạn quay ra bên ngoài thì nó sẽ trôi qua nhiều đời, nhiều kiếp, và sẽ không bao giờ đạt tới mục đích; bởi vì mục đích chính là cội nguồn mà bạn đã quay đi, bỏ lại sau lưng. Cội nguồn đó không phải trước mặt, không phải là nơi mà bạn sẽ hướng tìm tới. Cội nguồn chính là nơi mà bạn đã quay lưng. Nếu bạn có thể quay ngược về điểm đầu tiên mà bạn đã xuất phát, bạn đã tìm thấy cội nguồn tâm linh rồi vậy.

Đó, đó là vì sao mà Chiyono đã tu học nhiều năm mà vẫn chưa đạt được gì, bởi vì cô đã chạy về phía trước tìm chân lý

Còn một điều này nữa tôi muốn nói với bạn: “Đừng tìm kiếm Chân Lý trong kinh điển.” Kinh điển chỉ là những xác chết, những thây ma. Đời sống là một dòng linh động, phát triển. Đi hỏi những xác chết về sự sống thì thực đáng buồn cười thay, phải không? (ghi chú của người dịch: Câu nói này có nghĩa là chúng ta không nên chấp trước vào văn tự chữ nghĩa, dù đó là kinh điển, mà hãy thực nghiệm tâm linh để thể chứng; Sự và Lý phải đi đôi, viên dung với nhau thì mới có thể đạt được giác ngộ; nếu chấp vào một bên thì sẽ rơi vào kiến chấp, sơ cứng tâm linh). Thần Krishna hay Chúa Jesus cũng không thể giúp gì cho bạn – trừ phi chính bạn là Krishna hay Chúa Jesus. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong kinh điển thì bạn đã sai lầm lớn rồi vậy. Câu trả lời sẽ không bao giờ tìm thấy đâu, bạn ạ. Đó là lý do vì sao các triết gia, các học giả cứ lẩn quẩn, loanh quanh với mớ chủ nghĩa, lý thuyết, hệ thống v.v… Họ đã lạc hướng quá xa rồi.

Không, không có ai trả lời bạn được đâu. Đừng đi đến bất cứ ai để mong được câu trả lời về giác ngộ, giải thoát. Nếu bạn tìm đến vị đạo sư thì tất cả những gì ông ta làm là giúp bạn tìm ra chính bạn, tìm ra con người thật của bạn. Không có một vị đạo sư nào giúp bạn có câu trả lời sẵn; không có ai cho bạn cái chìa khóa đâu. Vị đạo sư chỉ giúp bạn quay về bên trong, nhìn vào bên trong bạn. Tất cả là ở đó; kho tàng là ở đó; chìa khóa là ở đó – bên trong con người bạn.

“Chiyono quãy đôi thùng cũ đầy nước… “

Chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng gánh cái đầu óc cũ kỹ đầy ắp những học thuyết, quan niệm, chủ nghĩa của chúng ta ngày nay qua ngày khác. Cái đầu óc đó đã cũ kỹ rồi, đã sơ cứng rồi, đã chết rồi.

Các thiền sư đã nói: “Quá khứ không truy tìm, tương lai chưa kịp đến, an trú trong hiện tại, giây phút đẹp tuyệt vời.” Thực tại là đây, bạn đang có mặt tại đây – nhưng giữa bạn và thực tại là bức màn tri thức. Những gì bạn thấy, bạn thấy qua bức màn tri thức đó. Những gì bạn nghe, bạn nghe qua bức màn tri thức đó. Chúa Jesus đã nói với các tông đồ rằng: “Nếu các người có tai để nghe, hãy nghe ta. Nếu các người có mắt để nhìn, hãy thấy ta.” Nhưng chúa Jesus đã biết là các tông đồ đã mù và đã điếc rồi vậy.

Những gì bạn nghe qua tri thức, những gì bạn thấy qua tri thức, những gì bạn thấy qua tri thức đã bị tri thức tô mầu, thay đổi hay pha trộn. Tri thức đã đánh lừa bạn, đã đưa bạn vào vùng ảo giác, mê hồn trận.

Chúng ta không thể nào đổi mới được với tri thức. Đừng tự lừa dối mình hay người qua lớp vỏ tri thức. Vì thế, nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tư tưởng, trước hết phải nhìn lại rõ mình. Những người Cộng Sản không thể nào làm cách mạng được, vì họ không bao giờ định tâm thiền định. Chủ nghĩa Cộng Sản mà họ đang tôn thờ đó là sản phẩm của tri thức. Họ không tin vào bất cứ một đấng thần linh nào, họ tin vào Karl Marx hay họ tin vào Mao Trạch Đông (bản sao cuối cùng của Marx); nhưng họ tin. Những người Cộng Sản hay những tín đồ Ấn Độ giáo, Công giáo và Hồi giáo thực giống nhau, bởi vì những người này đều nhắm mắt tin theo những chủ nghĩa, giáo điều hay hệ thống thiết lập trên nền tảng không vững chắc của tư duy và khái luận.

Vì thế, trên thế gian này, chỉ có tôn giáo nào dám lật đổ mọi giáo điều cũ rích, hệ thống tư duy sai lạc để đưa con người quay trở về với bản thể, chân như, giác ngộ; tôn giáo đó mới thực sự làm cuộc cách mạng vĩ đại nhất; tôn giáo đó mới có thể làm một cuộc cách mạng chính xác, đúng đắn và toàn diện nhất. Một khi bạn phá vỡ được thành trì kiến chấp, giáo điều, hệ thống, buông xả được tri thức, bản ngã, thì lúc đó, bạn sẽ nhìn vạn vật vạn sự trên cõi đời này khác hơn, xuyên suốt hơn, mới mẻ hơn. Vạn vật sẽ trở nên tươi thắm, linh động. Bạn sẽ trở thành trẻ thơ trở lại. Mắt bạn ngây thơ hơn, trong sáng hơn, vô tư hơn. Bạn sẽ nhìn vạn vật không xuyên qua một bức màn che phủ nào. Cây cối xanh tươi và tiếng chim hót du dương trên cành cây kia sẽ là điệu nhạc đời muôn thưở.

Cảm giác khinh an đó rất khác với cảm giác mê ly của những người say ma túy. Aldous Huslley (một triết gia, tiểu thuyết gia, phê bình gia, nghị luận gia người Anh) đã sai lầm khi sử dụng ma túy, tưởng rằng sẽ tìm được cảm giác khinh an thoát tục. Thế hệ trẻ bây giờ nghiện cần sa ma túy cũng vì tưởng rằng sẽ tìm được an nhiên giải thoát cho những bế tắc khủng hoảng tâm linh.

Dược tánh trong cần sa á phiện là độc dược. Nó làm tê liệt trung khu não bộ, và gây ra những ảo giác mờ mịt, khoái cảm bệnh hoạn cho người sử dụng nó. Hệ thần kinh của người sử dụng ma túy không còn hoạt động nhạy bén được nữa, và dần dần nếu còn dùng ma túy nhiều thì độc tố trong người càng tăng, mức độ khoái cảm càng bị kích thích cao. Ma túy đã đẩy trí óc qua một bên và chiếm chỗ, và những gì người sử dụng ma túy thấy và cảm giác họ kinh qua đều sai lạc và bệnh hoạn.

Tri thức con người cũng độc hại như ma túy vậy. Nó ngăn che không cho chúng ta nhìn rõ lại chính mình. Nó cũng tạo ra những ảo giác mê lầm, đưa đến bệnh Ngã – Kiến chấp cho chúng ta.

Chỉ có Thiền Định mới có thể giết chết bệnh Ngã – Kiến chấp đó. Chỉ có Thiền Định mới là liều thuốc giải độc tố tri thức của con người. Thiền định giúp người ta khai phóng mắt trí tuệ. Thiền định có nghĩa là nhìn – nhìn sâu vào bên trong.

Danh từ “Darshan” trong Ấn Độ giáo có nghĩa là “Nhìn” (looking at) – vì thế, tín đồ Ấn Độ giáo định nghĩa “Thiền” là “Nhìn” – nhìn sâu vào bên trong ta để tìm ra con người thật của chính mình.

Bạn hãy thử làm một thí nghiệm nhỏ này. Bạn vào phòng, đóng cửa lại, và bắt đầu lấy giấy bút viết ra tất cả những ý tưởng nào chợt đến, chợt đi, chợt thoáng qua trong đầu óc bạn. Hãy viết tất cả, bất cứ một ý nghĩ nào vụt đến. Bạn đừng thay đổi chúng, đừng biến dạng chúng, vì bạn không cần phải đưa mảnh giấy đó cho ai xem cả. Bạn cứ viết như vậy trong vòng mười phút thôi và sau đó nhìn lại: đó là những gì bạn tư tưởng, những gì bạn suy nghĩ. Nếu bạn nhìn kỹ, thì bạn sẽ nghĩ đó là tác phẩm của một kẻ điên loạn, mắc bệnh thần kinh. Những ý tưởng lăng xăng lộn xộn, không ăn nhập vào nhau, có cái thánh thiện, có cái ghê tởm, có cái thuần lương, có cái quỷ sứ, v.v…

Đó, trí óc con người là thế đó, là một cái hộp số chứa đầy những bí ẩn và phức tạp, và chúng ta lại đi che dấu sự điên loạn rối ren đó đằng sau cái mặt nạ con người. Chúng ta luôn luôn ẩn nấp, che dấu, không dám lộ diện con người thật của chúng ta. Đằng sau cái bộ mặt người đó, chúng ta chỉ là một kẻ điên, một người mắc bệnh thần kinh. Nhưng tại sao chúng ta lại đánh giá “tư tưởng” quá cao như vậy? Phải chăng chúng ta đã say mê nó, đã nghiện phải nó.

Tri thức là ma túy, là một chất hóa học đầu độc con người. Trong sự mê loạn đó, con người tưởng rằng có thể quên hết sự đời, buông bỏ lo âu, bổn phận trách nhiệm, hoặc trở thành một mẫu anh hùng lý tưởng nào đó. Đã ngủ quên trong mộng, con người lại chồng chất thêm những cơn mộng huyễn hoặc phù du. Ban đêm họ đã ngủ mơ. Ban ngày, họ cũng nằm mơ. Những cơn mơ đó phủ vây con người và họ đắm chìm trong đó, không thể thoát ra và có lẽ họ cũng không muốn thoát ra.

Con người đã tự giam hãm mình trong cái tù chật hẹp đó, để rồi thống trách bi thương, để rồi đau khổ. Nhưng, mặc dù đã biết rõ như vậy, họ cũng đã ở trong nhà tù tư tưởng đó quá lâu đến nỗi họ đâm ra quen thuộc với nó, ôm ấp nó như ôm tình nhân, cũng giống như những tên tội phạm vì ở tù quá lâu nên đâm ra sợ hãi thế giới bên ngoài, sợ hãi được trả lại tự do.

Thật mâu thuẫn và chua chát, phải không? Biết ở tù là đau khổ, là sợ hãi nhưng vẫn can tâm chịu đựng không muốn giải thoát. Cái sợ “được trả lại tự do” đó bắt nguồn từ nỗi sợ hãi phải đối diện với cái mới, trách nhiệm mới, nếp sống mới, con người mới, xã hội mới v.v… Sự lột xác toàn diện khiến người ta đâm ra sợ hãi phải đối diện, phải chui đầu ra khỏi cái vỏ sò, chui đầu ra khỏi nhà tù quen thuộc.

Con người đã bám víu lấy tri thức như cái bóng của mình; một khi đánh mất nó đi, con người cảm thấy mất thăng bằng, không đứng vững. Krishnamurti đã nói: “Con người cảm thấy như mất thăng bằng nếu không suy nghĩ.” Có lẽ con người cảm nhận là nếu không suy nghĩ thì họ sẽ làm gì bây giờ?

Một bộ óc bình thường có thể chứa đựng tất cả thư viện trên thế giới. Trong cái đầu bé nhỏ của bạn, có 70 triệu tế bào thần kinh, mỗi một tế bào có thể chứa đựng ít nhất là một triệu thông tin. Không có một cái máy vi tính nào có thể so sánh nổi với bộ óc con người. Bạn mang cả một thế giới cồng kềnh trong cái đầu nhỏ bé của bạn, và lẽ dĩ nhiên, sức chuyên chở có hạn, ngày nào đó bộ óc bị quá tải sẽ nổ tung ra, văng hết.

Ni cô Chiyono đã tu học, đã tu học nhiều năm. Cô đã cố chế đầy thêm nước vào thùng cũng như cô đã cố nhồi nhét tri thức vào đầu óc cô, và vừa quẩy đôi thùng đầy nước, Chiyono vừa ngắm ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước trong thùng. Đó không phải là chuyện lạ. Không phải chỉ riêng Chiyono mà chúng ta đây cũng vậy. Chúng ta không bao giờ nhìn mặt trăng. Chúng ta luôn nhìn cái bóng của mặt trăng phản chiếu xuống nước, phản chiếu trong tư tưởng, trong đầu óc chúng ta.

Danh từ Ấn Độ “Maya” có nghĩa là “ảo giác”. Tất cả những gì ta thấy, ta nghe đều là ảo giác; có nghĩa là chúng ta chỉ thấy bóng của mặt trăng chứ không phải là mặt trăng thật. Những gì chúng ta thấy, chúng ta nghe; chúng ta thấy nghe qua sự phản chiếu. Mắt chúng ta phản chiếu, tai chúng ta phản chiếu. Tất cả giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đều là những cái gương phản chiếu sự vật, đưa đến sự sai lầm, ảo giác.

Chân Lý không bao giờ xảy ra khi chúng ta chỉ biết nhìn cái bóng phản chiếu trong gương; Chân Lý chỉ đến khi tấm gương bị đập nát đi, thùng nước vỡ đi, nước không còn, sự phản chiếu biến mất.

Giác Ngộ đến thật đột ngột, bất thình lình. Giác Ngộ có thể ví như một tai nạn xảy đến đột ngột. Chúng ta không thể đoán trước tai nạn sẽ xảy ra lúc nào. Nếu chúng ta có thể biết chắc tai nạn sẽ xảy ra, thì đó là sự sắp đặt, không phải là tai họa. Giác ngộ cũng vậy. Chúng ta không thể sắp đặt chờ đón giác ngộ sẽ đến thế này thế kia. Không, không bao giờ có chuyện như thế cả. Đột nhiên, chúng ta tỉnh thức; đột nhiên, chúng ta giác ngộ. Thế thôi.

Khi Bồ Tát Sĩ Đạt Ta chứng đắc quả Phật, có phải ngài vẫn là con người cũ không? Không, con người cũ không thể chứng đắc. Con người cũ đã hoàn toàn chết đi, thành con người mới, một con người hoàn toàn mới. Thái tử Sĩ Đạt Ta, người đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ, không còn nữa. Cái “Tự Ngã” của thái tử Sĩ Đạt Ta không còn nữa. Cái “Tri Thức” của Sĩ Đạt Ta không còn nữa. Con người cũ đã chết, cái thùng nước cũ đã vỡ. Bây giờ, là hoàn toàn một con người mới, một cái tên mới, chúng ta gọi Ngài một cái tên mới – Đức Phật – Bậc Giác Ngộ. Cái tên cũ “Sĩ Đạt Ta” không còn thuộc về người này nữa.

Nhưng hãy cẩn thận coi chừng! Khi tôi ví dụ giác ngộ cũng giống như một tai họa bất ngờ, tôi không có ý nói là bạn không nên làm gì cả. Đó không phải là ý nghĩa xác thực của lời tôi nói. Nếu bạn ngồi yên không làm gì cả, lẽ dĩ nhiên tai nạn không xảy ra, giác ngộ không xảy ra. Ví dụ tai nạn chỉ xảy ra cho những người chạy xe nhanh quá hay ẩu quá; cũng vậy giác ngộ chỉ xảy ra cho những người công phu tinh tấn nhất. Nhưng điểm khác biệt là thế này: cái hành động chạy xe nhanh không phải là cái Nhân của tai nạn mà đó là cái Duyên đưa đến tai nạn; công phu tham thiền miên mật không phải là cái Nhân của giác ngộ.

Vì thế, Đức Phật không thể nói khi nào giác ngộ sẽ đến với bạn. Có nhiều người đến hỏi tôi như vậy, và tôi trả lời họ “sắp tới rồi”. Câu trả lời đó chẳng có ý nghĩa gì; “sắp tới” có thể sẽ là phút tới, có thể sẽ là ngày mai, có thể sẽ xảy ra trong nhiều kiếp sau, vô hạn. Bạn không thể đoán trước được. Bạn cứ việc làm, cứ việc tham thiền, cứ việc tu học. Đừng mong cầu, đừng ngóng đợi, đừng trông chờ. Cái gì đến sẽ đến. Bạn cứ an nhiên sẵn sàng trong tỉnh thức đón nhận cái gì đến với bạn. Vì nếu bạn không ở trong tư thế sẵn sàng, nếu bạn mơ ngủ thì có thể điều kỳ diệu sẽ tới và vụt tới, mất dấu.

Ngay cả khi bạn sẵn sàng, bạn vẫn phải chờ đón. Bạn không thể bắt buộc giác ngộ phải xảy ra, bạn cũng không thể mong giác ngộ tới. Nếu bạn có thể bắt buộc, thì tôn giáo sẽ chẳng khác gì một môn khoa học. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa tôn giáo và khoa học. Khoa học có thể tạo ra những phản ứng hóa học, những kết quả vì nó tùy thuộc vào nguyên nhân. Khoa học có thể tạo ra sự vật vì nó tìm ra được cái nhân, ví dụ như: nếu bạn đun sôi nước lên 100 độ thì nước bốc hơi. Bạn biết chắc chắn rằng khi nước đun sôi tới 100 độ thì nước tự nhiên sẽ bốc hơi hay nếu bạn pha trộn hai nguyên tử oxy và hydro thì bạn sẽ tạo ra nước (H20). Bạn có thể tạo ra những phản ứng hóa học bạn muốn. Khoa học là môn học nghiên cứu tìm ra nguyên nhân vạn vật.

Tôn giáo thì khác, cơ bản rất khác, và tôn giáo không bao giờ trở thành một môn khoa học theo nghĩa đơn thuần của danh từ “khoa học”, bởi vì tôn giáo đi tìm cái không cùng, cái không nhân, tôn giáo đi tìm sự Chuyển Hóa Tuyệt Đối.

Bạn có thể hỏi ngược lại tôi rằng: “Nếu giác ngộ xảy ra đột ngột, không biết trước được lúc nào giống như tai nạn xảy đến đột ngột như lời ông nói thì cần gì phải thiền? Cần gì phải tham cứu? Cứ đơn giản ngồi chờ nó tới!” Không, sự chờ đợi của bạn không phải là sự chờ đợi biếng lười như vậy. Sự chờ đợi của bạn phải là sự chờ đợi tích cực, tươi mát, sống động. Bạn không nên ngồi chờ thụ động như một xác chết được; luôn luôn bạn chờ đợi trong tỉnh thức, trong chánh niệm, sống động và tươi thắm. Chỉ có trong trạng thái hồn nhiên tỉnh thức đó, điều kỳ diệu nhiệm mầu sẽ xảy ra cho bạn.

Có bao giờ bạn quan sát cuộc đời và nhận xét rằng vạn sự vạn vật trên thế gian này đều vô thường, không chắc chắn, duy chỉ có cái chết chắc chắn sẽ đến với tất cả chúng sanh hữu tình không? Tất cả sự sự vật vật đều vô thường, không chắc thật! Tình yêu cũng vậy, không có cái tình yêu bất tử. Chỉ có một điều chắc chắn: đó là cái Chết, và sự chắc chắn thuộc về cái Chết, không phải thuộc về sự sống đâu, bạn ạ. Nếu bạn đang đi tìm Sự Sống Vĩnh Cửu, hãy sống cởi mở, an nhiên, bình dị ngay từ phút giây tỉnh thức này.

Tôi muốn kể cho bạn nghe về ni cô Chyono. Trước khi xuất gia, Chiyono là một giai nhân tuyệt sắc. Sắc đẹp diễm lệ của cô quyến rũ đến nỗi khi cô muốn đi tu, đến nơi nào cô cũng bị từ chối vì các đại sư e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các vị sư khác đắm nhiễm mê say. Cuối cùng, Chiyono quyết định táo bạo là đốt phỏng gương mặt cô thành sẹo để không một ai mơ tưởng nữa. Từ đó, Chiyono sống yên trong một tu viện. Cô đã tinh tấn chiến đấu không ngừng với bản thân. Cô đã tu học tham thiền 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm liên tục không mệt mỏi, và đột ngột, một đêm kia, “kẻ lạ mặt” mà Chiyono đã cố công tìm kiếm đến gõ cửa nhà cô.

“Bất thình lình, giây thừng đứt, thùng nước rơi,
Nước đổ ào ra, bóng trăng biến mất – và Chiyono hoát nhiên đại ngộ.”

Chiyono đang ngắm bóng trăng – bóng trăng thật đẹp, vì chúng phản chiếu cái Đẹp Tuyệt Đối. Thế gian này cũng rất đẹp vì nó là cái bóng phản chiếu Thượng Đế, phản chiếu cái Đẹp Thiêng Liêng. Ngoài thế gian, chúng ta không thể nào tìm ra cái Đẹp Tuyệt Đối. Những người đi tìm cái Đẹp Tuyệt Đối hay Chân Lý không bao giờ nhầm lẫn cái Thật và cái bóng phản chiếu. Anh ta không phủ nhận cái bóng, không chối bỏ nó, nhưng anh ta không đắm nhiễm nó, không nhầm lẫn nó với cái Thật. Anh ta mượn nó để tìm đến cái Thật, tìm thấy cái Thật.

“Chiyono ngắm bóng trăng phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, giây đứt, thùng rơi, bóng trăng biến mất.”

Chiyono ngước mắt nhìn lên trời – vành trăng tròn thực sự đang ở trên cao. Hoát nhiên Chiyono trực nhận rằng tất cả những gì cô ta thấy nghe đều là ảo ảnh, sai lầm – vì cô ta thấy nghe qua tri thức.

Nhưng, hãy coi chừng. Đừng đi theo Chiyono. Chiyono không phải là bạn. Bạn không phải là Chiyono. Cái hoát nhiên đốn ngộ đó sẽ không xảy ra cho bạn đâu. Chiyono là Chiyono; bạn là bạn. Mục tiêu giải thoát vẫn là một, nhưng không có phương cách nào giống phương cách nào; không có sự đốn ngộ nào giống với sự đốn ngộ nào. Không ai có thể là Chiyono thứ hai được. Thế giới không bao giờ lập lại. Chiyono chỉ sanh ra một lần, và không bao giờ có một Chiyono nữa. Bạn không thể lập lại hay bắt chước, vì bạn không phải là Chiyono. Mỗi người tu tập một pháp môn; mỗi người tự thân chứng lấy một cách.

Ngay hình tượng Đức Phật cũng vậy. Bạn có thể ngồi kiết già thiền định như Đức Phật, dưới cội cây Bồ đề, y như Phật đã ngồi, mà thậm chí có thể bạn ngồi hay hơn Phật nữa kìa, nhưng mãi mãi bạn không bao giờ trở thành một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thứ hai. (bạn có thể thành Đức Phật X, Đức Phật Y… nhưng không thể là Phật Thích Ca Mâu Ni).

Sự kiện Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội cây bồ đề là một sự kiện ngẫu nhiên. Nếu Phật không ngồi ở đó mà đi thiền hành hoặc ngồi ở cội cây khác thì Phật vẫn đạt ngộ như thường. Chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên Đức Phật đến dưới cội cây bồ đề và thiền định. Hình tướng không quan trọng; cây bồ đề không phải là nguyên nhân giác ngộ, cái dáng ngồi kiết già không phải là nguyên nhân giác ngộ – đó chẳng qua chỉ là những duyên đưa đẩy đến sự giác ngộ của Phật Thích Ca.

Đừng bao giờ mù quáng chạy theo bắt chước một ai, dù người đó là Đức Phật. Không phải bạn ngồi kiết già như Phật mà bạn mà bạn có thể thành Phật. Thực sự là chúng ta nên tu tập theo những lời dạy của Phật nhưng chúng ta vẫn phải tự mình chứng đạt, tự mình tìm ra tự tánh chân thật tự xưa của mình. Mỗi người chứng nghiệm một cách. Đức Phật, Lão Tử, Mahavira, Krishna hay Zarathustra – không có ai gánh nước như Chiyono mà giác ngộ. Trước và sau Đức Phật Thích Ca, không có ai ngồi dưới cây bồ đề mà giác ngộ.

Vì thế, đừng đóng khung trong lề thói, trong kinh điển, v.v… Hãy tỉnh thức và suy nghiệm! Đó là con đường duy nhất để thực hành, để chứng đạt. Tỉnh thức trong từng sát na, tỉnh thức trong từng hành động, ý nghĩ.

“Bất thình lình giây thừng đứt,
Không còn nước, không còn trăng trong nước,
Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,
Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì.”

Đó chính là những gì mà Đức Phật chứng ngộ; đó chính là định nghĩa một vị Phật là gì.

“Không – vạn vật giai không.”

“Không” không có nghĩa là không có gì, phủ định. “Không” có nghĩa là “Có” – “Có” có nghĩa là “Không”. “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” (Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc)… (Bát Nhã Tâm Kinh)

“Không” trong tay có nghĩa là suối nguồn giác ngộ trong tay. Vạn vật giai không, không có cái tướng của ta, không có cái tướng của người, không có tướng chúng sanh, không có tướng lãnh thọ của chúng sanh (Kinh Kim Cang).

Và một khi bốn tướng đó đều là Không thì bạn chạm tới bộ mặt thật của Thiền rồi vậy.
Và Chiyono đã tìm ra: “Không Nước – Không Trăng”

“Tay tôi rỗng không
Tâm tôi rỗng không… “

 

Osho
Dịch giả Thích Nữ Minh Tâm
Edit: Triết Học Đường Phố

Từ Vua đầu bếp 9x nghĩ về đam mê và giáo dục

Featured Image: Ảnh trong chương trình “Vua Đầu Bếp Việt Nam 2014”

 

Minh Nhật cô gái 23 tuổi vừa trở thành Vua đầu bếp Việt 2014 để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Thế nhưng, những câu chuyện về cách giáo dục của gia đình, quyết định bỏ ngành mình thích để đi theo đam mê của cô gái 9x này mới là điều tuyệt vời nhất.

Thích và đam mê

Minh Nhật sinh ra trong một gia đình gia giáo, học trường Ams, rồi đại học Ngoai thương ra trường có một việc làm hành chính 8 tiếng/ngày, lương cao. Với một cô gái 23 tuổi, có lẽ sẽ chẳng “mơ ước thêm nhiều” nếu không có hai chữ “đam mê”.

Rồi cô gái 9x này xin nghỉ việc hai tháng để đi thi nấu ăn. Thật kỳ quặc? Thật sai lầm? Bởi hai tháng nghỉ việc thì lúc thi xong về có thể… thất nghiệp (chuyện thường tình ở Việt Nam). Những hãy nghe cô gái 9x này bày tỏ trên báo Vietnamnet:

“Có thể nói ngân hàng là ngành Nhật thích nhưng ẩm thực là đam mê. Công việc ở ngân hàng rất tốt. Hơn một năm ở đây cho Nhật nhiều kỹ năng và góp phần vào thành công hôm nay. Nhưng nếu được làm công việc mình đam mê thì sẽ có khả năng cống hiến nhiều hơn, được cống hiến nhiều sẽ tốt hơn cho bản thân và xã hội. Hiện tại, Nhật đang trong quá trình hoàn thành thủ tục xin nghỉ việc.”

Xin nghỉ việc? Bỏ ngang công việc ngân hàng đáng mơ ước của bao người trẻ tuổi 23 ngoài kia? Hay “gia đình Nhật có điều kiện”? Nhưng đọc kỹ thì sự thực nằm ở hai vế “thích” và “đam mê”.

Chúng ta đang “thích” quá nhiều thứ để rồi quên đi “đam mê” mình đang ở đâu? Chúng ta đang tạm hài lòng với những sở thích bình thường để rồi lãng qiên đi mình từng có một đam mê bất tận?

Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền “ghí sát đất” để ta toan tính với những điều thích. Nhưng như chính trong câu nói của Minh Nhật: “Nếu được làm công việc mình đam mê sẽ có khả năng cống hiến nhiều hơn, được cống hiến nhiều hơn sẽ tốt cho bản thân và xã hội.” Thì ra, đam mê giúp ta vượt qua cái ngưỡng an phận! Muốn thoát khỏi những toan tính trong cuộc sống toàn những điều “thích” có lẽ chỉ có một con đường đam mê mà thôi!

Thích thì nhiều những đam mê chỉ có một!

Và nhớ đến người cha của Minh Nhật

Nghe lời nhắn nhủ của người cha Minh Nhật: “Con hãy làm nghề con thích, làm nghề nào có khả năng cống hiến nhiều hơn, không nhất thiết phải làm ngân hàng.” Khiến tôi nghĩ nhiều về những người cha, người mẹ ở Việt Nam: Ai cũng yêu con, muốn con thành công nhưng để nói được và làm được như người cha của Minh Nhật tôi nghĩ là rất hiếm.

Cứ để ý đến những ngày thi đại học là những câu chuyện người cha làm bác sĩ yêu cầu con theo nối nghiệp, người mẹ làm giáo viên hướng dẫn con thi vào Sư phạm. Và nhiều người làm cha, làm mẹ đã vạch sẵn một con đường theo ý chủ quan để con cái họ đi. Tất nhiên, sẽ chẳng có khái niệm “ước mơ, đam mê” ở đây là gì.

Trở lại với câu chuyện gia đình Minh Nhật, tuy không qua một lớp nấu ăn nào nhưng những kỹ năng mà cô gái 9x này có được là do “từ bé được bố mẹ tạo điều kiện cho vào bếp”. Thì ra cô gái này là con một, những ngày hè học mẫu giáo phải ở nhà một mình. Dù đi làm cả buổi những bố mẹ vẫn giữ thói quen về ăn cơm trưa. Thế là đã dạy con gái cách nấu cơm. Rồi từng ngày, từng tuần học từ mẹ. Từng tháng, từng năm học từ bà, được sự khuyến khích của cha, đam mê ẩm thực ấy lớn dần trong Minh Nhật.

Tôi nghĩ thành công của Minh Nhật có lẽ được vun đắp từ những ngày… tự cắm cơm. Thử liên hệ hiện tại, những đứa trẻ sinh ra được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa lớn lên thành những thanh niên quen cơm hàng cháo chợ, không thể tự nấu cho mình một bữa ăn. Và như thế sau này có còn hình ảnh một cô gái 9x thành Vua đầu bếp?

Sài Gòn đợt này ngập nặng lắm! Tôi chú ý trên báo hằng ngày thấy hình ảnh những ông bố, bà mẹ tóc đã phai màu đẩy chiếc xe máy đã chết máy (do nước ngập) và người con cứ ngồi chiễm chệ mặc bố mẹ đẩy đi từng bước. Tất nhiên, không phải là những cô cậu bé khăng quàng đỏ mà những cậu bé to con, cao lớn hơn bố mẹ chúng!

Không biết nên vui vì tình thương của bố mẹ hay giận vì cách giáo dục “nâng niu quá đỗi” để tạo nên những đứa trẻ như cỗ máy ấy?

Xin kết bằng câu danh ngôn mà Minh Nhật yêu thích: “Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng cuộc sống của ta bắt đầu từ gia đình và kết thúc với gia đình.”

 

Đức Lộc

Tuổi trẻ, cứ bay xa…

Featured Image: Nikki Mcclure

 

Trên bước đường lãng du cùng khắp, rất nhiều khi tôi tưởng chừng ngã quỵ. Bế tắc về tinh thần, thể xác rã rời. Như con ngựa mỏi cúi đầu giữa thảo nguyên, tôi mơ màng nhớ về hơi ấm của gia đình, của quê hương nơi đất khách. Bao câu hỏi xoay vần trong tâm trí. Con đường mình đang đi sẽ dẫn tới đâu? Mình có đủ sức để đi tới cùng con đường mình đã chọn? Tại sao lại không chọn cuộc sống ổn định, sum vầy ở quê mà chạy đi tìm cơ hội và thử thách ở những nơi xa lạ?… Sau cuối, gạt đi những băn khoăn, khi sự bình an chan hòa trở lại, tôi lại tiếp tục dấn bước trên con đường dang dở và tự bảo với lòng mình: “Còn trẻ, cứ bay xa…

Sống ở quê, trong vòng tay gia đình, xóm làng, anh em vui vầy, còn gì bằng? Thế nhưng theo tôi nghĩ, người trẻ không nên ở quê. Thứ nhất vì ở quê ít có điều kiện phát triển bản thân, thứ hai, có quá nhiều thứ ngăn cản sự phát triển đó.

Ít có điều kiện phát triển

Tại vì ở quê có sự hạn chế nhất định về phát triển kinh tế, nguồn lực, cơ hội cũng như khả năng giao lưu, học hỏi. Trong khi những yếu tố này đóng vai trò quan trọng cho sự trưởng thành của người trẻ.

Nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của người trẻ

Đó là căn tính nông dân, sự bảo thủ, tâm lý đám đông, không thân thiện với suy nghĩ, tư tưởng mới lạ, sáng tạo, trong khi điều này là vô cùng quan trọng đối với người trẻ. Làng quê không tạo được sự tự do cần có cho tư tưởng và hành động của người trẻ.

Bởi vậy, tuổi trẻ là phải đi thật xa, thoát khỏi sự bao bọc của gia đình, đi đến những nơi phát triển về mọi lĩnh vực, có đầy đủ sự thách thức cũng như mọi cơ hội cần thiết để người trẻ giao lưu, học hỏi, hoàn thiện bản thân, tự do thực hiện những điều mình mong muốn, những ước mơ, hoài bão của mình.

Cứ đi, cứ khám phá, cứ học hỏi

Tình cảm quê hương nó nằm trong máu rồi, không ai bắt các bạn thể hiện tình yêu quê hương bằng cách phải suốt đời sống chết với quê hương, không rời quê hương nửa bước. Dù đi xa, nhưng trong tâm trí bạn luôn hướng về quê hương, để khi mình thực sự trưởng thành, có cơ hội sẽ trở lại quê hương phục vụ, xây dựng và đóng góp nó theo cách của bạn, đó mới chính là tình yêu quê hương cao cả nhất.

Đối với tôi, quê hương luôn in đậm trong lòng, ở đó có cha mẹ, có anh em, có tình làng nghĩa xóm, có những người luôn dõi theo và ủng hộ những bước chân chập chững vào đời của tôi. Thế nhưng, tôi thực sự cảm thấy chỉ muốn sống ở quê hương những ngày lễ Tết hay khi mình đã có tuổi, mỏi gối chồn chân. Bởi vì chỉ những lúc đó, quê hương mới thực sự phát huy giá trị tinh thần của nó. Là nơi anh em quây quần, cùng hướng tới cội nguồn, tổ tiên và những giá trị văn hóa khác. Sau cùng, đó là nơi che chở cho chú chim đã mỏi cánh sau khi bay khắp bốn phương trời để hoàn thiện bản thân, tìm thử thách, thỏa chí tang bồng.

Ai đó đã nói rất đúng rằng: “Tuổi trẻ như những cánh chim, người ta cứ cố bay đi thật xa rồi cuối cùng lại mong một lần trở về tổ.” Rồi bạn sẽ mong bay về tổ sau khi đã thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Còn bây giờ, còn trẻ, hãy bay đi thật xa…

 

Ngựa Hoang

5 lý do cáp treo vào Sơn Đoòng là thảm họa!

Featured Image: Carsten Peter

 

1. Bài toán kinh tế

2014 năm thử nghiệm tour du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng, 223 khách đi, mỗi khách đóng khoảng $3000. 2015, số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 – 500 giấy. Và với tốc độ đăng ký hiện nay thì vấn đề bán hết số giấy phép đó là dễ như trở bàn tay. Tỉnh nhẩm nhanh thôi cũng thấy doanh thu từ cách khai thác Sơn Đoòng hiện nay dễ dàng lên đến 30 tỷ mỗi năm, mà ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, hầu như không có (chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung với khách ngoài công tác hướng dẫn khoa học, còn để đảm bảo không một cái gói kẹo rơi lại trong hang). Thêm vào đó, với cách hoạt động hiện nay của Oxalis, toàn bộ lực lượng phục vụ đoàn là người bản địa. Chưa kể bản thân Oxalis là một tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội rất tốt. Mùa hè vừa rồi, họ vừa hoàn thành việc xây dựng trường Tiểu học số 2 Tân Hóa cho bà con nơi đây.

Còn Sun Group đầu tư 4500 tỷ. Để thu hồi vốn sau 4-5 năm, thì nôm na mỗi năm phải doanh thu 1000 tỷ. Hiện tại, công ty chưa công bố giá vé. Nhưng giá vé cáp treo và tham quan 1 ngày ở Bà Nà là 500.000VND. Tạm tính giá vé Sơn Đoòng gấp 4 lần số đó là 2 triệu đồng một vé (một cái giá phải nói là trên trời, chỉ để được bó gối trong 1 cái hộp). Để thu 1000 tỷ, công ty phải bán khoảng 500.000 vé một năm. Hãy tưởng tượng tác động của môi trường từ chưa đến 500 người một năm lên 500 ngàn người một năm. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng rồi.

Trong ảnh, bạn Mike đang choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của Sơn Đoòng.

2. Ảnh hưởng đến môi trường

Không như bài toán kinh tế, ảnh hưởng môi trường khó có thể lấy máy tính ra mà bấm. Và quan trọng hơn nữa, là ta không thể để nó xảy ra rồi mới tính. Vì vậy, hãy tạm dùng những tiền đề về các dự án cáp treo trước của Sun Group cũng như trên thế giới.

Đồi Bà Nà là công trình cáp treo tiêu biểu của Sun Group. Nhưng có lý do cả mà “dân gian” lưu truyền câu:

“Chưa đi chưa biết Bà Nà
Đi rồi mới biết ở nhà còn hơn.”

Dĩ nhiên, cảm nhận tùy mỗi cá nhân. Riêng tôi, tôi không chịu nổi sự xô bồ, đông đúc, chen lấn ở đó. Tôi không chịu nổi mùi nước tiểu nồng nặc trong bán kính 50 meter chung quanh khu vực vệ sinh. Tôi không chịu nổi sự giả tạo, rẻ tiền, trong những kiến trúc giả cổ, giả Tây, mà chưa đến tầm. So với những ấn tượng tuổi thơ tôi có về Bà Nà, thì ngọn đồi hôm nay đã xuống cấp trầm trọng.

Cảnh xô bồ chen lấn tại trạm cáp treo Bà Nà

Một dự án khác của Sun Group cũng đang làm lòng dân oán hận là cáp treo lên Fansipan. Hồi trước, khi tôi leo Fan, trời lạnh mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Chính những vất vả đó khiến giây phút đứng trên đỉnh thật xứng đáng. Bạn tôi, Đỗ Tường Duy, một phượt thủ, cũng khẳng định: Fan đẹp không chỉ vì đỉnh núi cao, mà còn vì con đường lên đỉnh lắm thăng trầm. Những rừng trúc, hoa đỗ quyên, hay đơn thuần chỉ là những tảng đá như tấm lưng người khổng lồ.

Hôm nay, “người ta” đang đem xe ủi lên vạt rừng, tróc cây, xây khu vui chơi, ẩm thực, sân golf 18 lỗ, và khách sạn 5 sao (link). Bạn của Duy đang leo Fan báo lại, mái nhà Đông Dương đang biến thành bãi rác công nghiệp. Liệu chúng ta có để Sơn Đoòng biến thành nạn nhân tiếp theo? Mà chưa kể, khác với Fan, rất nhiều sinh vật trong hệ sinh thái của Sơn Đoòng còn chưa được nghiên cứu và ghi nhận hết. Hủy hoại những sinh vật này là có tội với khoa học thế giới.

Nhìn rộng ra khỏi biên giới Việt Nam, công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại Học Bắc Kỳ gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19000 mét vuông; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được. LIỆU CHÚNG TA CÓ MUỐN LẶP LẠI SAI LẦM CỦA TÀU?

3. Cân bằng nội địa – quốc tế

Một trong những chiêu bài ngôn luận hàng đầu của Sun Group là hình thức thám hiểm hiện tại của Sơn Đoòng phục vụ được quá ít đồng bào Việt Nam, vì 2 lý do: giá tiền và sức khỏe.

Tuy nhiên, thống kê năm vừa rồi của Tổng cục du lịch cho thấy lượng khách Việt Nam đi Châu Âu lên đến vài trăm nghìn lượt. Nôm na, trong số đó một nửa là tự túc, nửa qua các công ty lữ hành thì giá trung bình cũng 3000USD cho một tuần ở xứ người. Đó là chưa kể lượng khách đi Mỹ, Nhật, Úc hay các nước khác có mức phí tương đương. Nói nôm na, người Việt mình đâu có nghèo.

Vậy phải chăng người Việt mình yếu? Đúng là so với thế giới, thể trạng mình không bằng ai, nhưng nếu leo trèo và đi bộ một tuần mà cũng không nổi thì nhục mặt con Rồng cháu Tiên quá. Người lớn tuổi nhất từng chinh phục Sơn Đoòng là một bác người Mỹ (?) 75 tuổi. Chả lẽ hầu hết dân tộc này đều yếu hơn ông cụ 75? Không đúng! Năm 2012, Nguyễn Sơn Lâm chinh phục thành công nóc nhà Đông Dương trên chiếc nạng gỗ của mình. Chứng tỏ người Việt Nam chúng ta có sức mạnh và ý chí. Đừng làm thế giới nghĩ người Việt mình là một bầy heo chỉ muốn di chuyển trong lồng!

Và ngay cả nếu bạn chưa đủ tiền thật, chưa khỏe mạnh cường tráng thật, thì bạn vẫn có thể dành dụm. Tôi chỉ là một cô giáo, cao vỏn vẹn một thước rưỡi. Nhưng tôi bỏ ống heo và tập thể dục suốt 3 năm trời để một ngày được bước chân đến Sơn Đoòng. Tiền có thể để dành, sức khỏe có thể rèn luyện; Nhưng một khi thiên nhiên đã chết, thì không thể cứu lại được.

Mà nói thật ra, về mặt toán học, số người Việt đi Sơn Đoòng đâu phải là ít. Năm đầu tiên thí điểm du lịch mạo hiểm, Sơn Đoòng đón 223 khách, trong đó có ít nhất 7 khách người Việt mà tôi được biết, chiếm tỷ lệ hơn 3%. Trong khi, nếu tính về dân số thế giới (7 tỷ người), thì Việt Nam (90 triệu dân) chỉ chiếm hơn 1%.

Và tận sâu trong đáy lòng, dù yêu đồng bào lắm, tôi vẫn tự đặt câu hỏi giữa Sơn Đoòng hiện nay có 3% du khách nội địa so với Bà Nà có hơn 90%, thì tôi sẽ chọn viễn cảnh nào cho tương lai Sơn Đoòng. (Vì sao khách nước ngoài ngưng đến Bà Nà thì hình trên phần nào lý giải được.)

4. Quyền sở hữu

Đã nói đến đây thì tôi xin được phép đặt một câu hỏi, mặc dù lý luận này của tôi có thể sẽ khiến tôi bị ném đá dữ dội; Và mặc dù tôi là một người con yêu nước lắm, yêu đến xót xa, tôi vẫn tự hỏi: Thật ra Sơn Đoòng có thuộc quyền sở hữu của chính quyền Quảng Bình, hay thậm chí là chính quyền Việt Nam không? Giống như một đứa trẻ sinh ra, có thuộc quyền sở hữu của chính cha mẹ nó không? Vì sao khi cha mẹ bạo ngược với trẻ, chính quyền sẽ can thiệp? Phải chăng là vì, ngoài là con của cha mẹ, đứa trẻ đó còn là một nhân tố của xã hội và vì thế xã hội không thể để mặc cho cha mẹ muốn đối xử với con mình ra sao thì ra.

Khi Việt Nam nhận danh hiệu “Di sản Thiên nhiên Thế giới” của UNESCO trao tặng cùng với những tài trợ đi kèm chính là Việt Nam đang nhận trách nhiệm bảo vệ di sản đó và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ trong xã hội mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng đe dọa tước lại danh hiệu của Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – Kẽ Bàng hay sao?

Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng, là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu. Trong quá khứ, UNESCO đã từng đe dọa một vài nước, nếu cố tình xâm hại một di sản thế giới, thì tổ chức sẽ tước danh hiệu và rút tài trợ của TẤT CẢ di sản trên đất nước đó. VIỆT NAM CÓ MUỐN TRỞ THÀNH MỘT ĐẤT NƯỚC KHÔNG CÓ DI SẢN?

5. Giá trị của thiên nhiên

Suy cho cùng, mục đích tối thượng của thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người. Có những giá trị lớn hơn đồng tiền. Và trên thế giới họ đã ý thức được điều đó. Ví dụ: hang Leschugilla của Mỹ được đóng cửa vĩnh viễn đối với khách du lịch.

Đừng tìm cách sở hữu mọi thứ!
Đừng biến mọi thứ thành tiền!
Đừng khai thác tận gốc!
Đừng nhìn ngắn hạn!
Đừng vin vào cái nghèo!

 

Cô Giáo Đi Bụi

Con người

Featured Image: Rita M.

 

Để sinh tồn loài thú phải đấu tranh khắc nghiệt, đôi khi là phải sống chết để giành bạn tình. Con cái chỉ chọn kẻ mạnh. Đơn giản là chỉ để giữ nguồn Gen quý giá của con đực mạnh mẽ để duy trì giống nòi.

Có lẽ cuộc đời này cũng đẩy con người (cẫn còn chữ “con” tồn tại trước chữ “người”) đến sự khắc nghiệt tột cùng để xem thử ai là người có đủ sức tồn tại để tiếp tục giao lại vốn Gen của họ cho thế hệ sau.

Con người có cố gắng cách mấy sau bao nhiêu triệu năm tiến hóa vẫn còn tồn tại chữ Con, cái được gọi là bản năng trong người. Tôi thắc mắc tại sao con người vẫn cứ muốn mình là Người mà chẳng khi nào thừa nhận chữ Con trong mình còn tồn tại.

Công nghệ, giáo dục, chính trị, tôn giáo, cả tiền và vật chất chẳng phải mục đích được tạo ra chẳng phải giúp con người đạt tới sự bình an từ vật chất đến tâm hồn hay sao? Thế nhưng cuộc đời này vốn lạ, đa phần con người bỗng trở thành nô lệ cho chính thứ mà thế hệ trước từng gầy công xây dựng với một tư tưởng là đang gìn giữ truyền thống, là lòng biết ơn, là để sống sót trong cuộc đời đầy khắc nghiệt chông gai.

Con người luôn làm điều mình cho là đúng. Số đông là người đúng, đơn độc là kẻ sai. Lịch sử chỉ ra bao đời vẫn vậy. Những đấu tranh từ kẻ đơn độc lại là chính cái giúp xã hội này thay đổi, chẳng phải cái số đông ủy mị chỉ biết vùi đầu vào cảm xúc thõa mãn mà con người hay tung hô… nào là đoàn kết, là gắn bó. Có chăng chỉ vì lợi ích, lợi ích của chính mỗi cá nhân trong tập thể hay tập thể của những người cùng lợi ích. Còn được đám đông gọi là “lợi ích chung”.

Đám đông bây giờ không chỉ là nhóm đông người tập hợp ở một chỗ, nó đã dần lấn vào từng cá nhân có định kiến sâu sắc, có niềm tin vào sự thật mà chính họ giăng ra sẵn để tự bẫy mình vào, nó len lỏi vào mạch máu của xã hội như căn bệnh nan y khó chữa trị. Loài người giỏi thật! Những gì khiến họ muốn làm, họ đều tìm lý do để làm. Những gì không thể thì lại luôn có lý do không thể. Có thể gọi chung chung loài người là luật sư mà không cần học luật.

Sinh ra ta đã bắt đầu có một chuỗi những sự lựa chọn. Ta không có quyền chọn ba mẹ, nhưng được chọn bạn mà chơi, chọn người để đồng hành, chọn đam mê ta muốn theo đuổi. Đôi khi những điều tưởng như được chọn lại không phải luôn luôn được thực hiện. Càng có nhiều kinh nghiệm (có đúng có sai) con người lại đem niềm tin, đem lợi ích chung là chỗ dựa để bắt đầu chiếm lấy quyền lực như một con thú đầu đàn; không chèn ép người khác thì cũng bắt đầu khóa chặt chính mình.

Tình thương. Có khi mọi thứ con người làm đều xuất phát từ tình thương nhưng vốn dĩ khó mà kiếm được thứ tình thương thuần khiết. Tình thương kèm kinh nghiệm cá nhân đau thương, tình thương đem lại cảm xúc cho cá nhân người trao tặng… hay rõ ra tình thương không có sự thấu hiểu. Cạm bẫy của tình thương dạng này làm người trao đi nghĩ là mình đúng, còn người nhận sẽ ko muốn bị cảm giác hối hận giày vò hay đơn giản chỉ là không phụ lòng tốt của người khác. Lòng biết ơn đã bắt đầu được biến dạng, được con người bóp méo mà không hề hay biết.

Ít ra những gì cuộc đời này mang lại không quá tệ, nó tuyệt. Đâu đó vẫn còn có người đang cố gắng đấu tranh, đang cố rèn luyện nguồn Gen quý giá để truyền cho thế hệ mai sau. Sinh tồn ở loài thú hay mong muốn xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở loài người đó có được gọi là mục đích sống?

 

 Ha Huy

Ngày không còn nhau

Featured Image: Danielle Nelson

 

Ngày không nhau ngày dài như niềm đau
em giờ xa ngút ngàn
tình không nhau còn đợi chi biệt ly
trách màu hoa chóng tàn
Tìm trong mây tình đầu xưa còn bay
đóa hồn nhiên sớm sầu
còn đêm sâu còn là còn khơi niềm đau
từng góc tối níu tiếng ngàn lau
còn nỗi nhớ khúc la đà ngày xưa
còn niềm đau mỗi khi nghe mưa về
Tìm trong gió cánh hoa chiều lặng đưa
cầm bặt âm lên đếm những đêm mưa
ngày nắng đã qua rồi
ngày mưa cũng xa rồi
phù dung xưa lơi buồn bên thềm trưa
về chốn cũ mong chờ
về nghe đêm hững hờ
giọt phong linh trôi lạnh trong ngời mơ..

Ngày chiêm bao tìm hoài đâu còn nhau
Nghe thời gian xóa nhàu
tà dương son lời hẹn trăng rằm xưa
còn tìm chi rêu cũ sờn phai
tìm trong gió tiếng em cười vọng đưa
Ngày hoang vu nhói tim câu chối từ
tìm trong gió khúc la đà còn vang
ngày rong xanh như đá núi sương khuya
ngọn gió níu u hoài
nhành mây che hiên ngoài
mình như trăng như gió biệt khơi
ngày nắng đã qua rồi
ngày mưa cũng xa rồi
còn tìm chi rêu cũ sờn phai.

 

Phương Uy

Con đường tạo dựng niềm tin!

Featured image: fredtougas

 

Yếu tố lịch sử?

Trong kho tàng văn hóa dân gian của Người Việt, tôi chú ý đến câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.” Câu này có tính khích lệ, động viên một đại bộ phận dân chúng – những người nghèo, giúp họ không buông xuôi, nhưng đồng thời thể hiện rõ sự bất an trong đời sống xã hội và ít nhiều ảnh hưởng của triết lý phát triển mà tôi từng gọi là“tính phủ định Á đông” – “hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp”, chứ không tiến lên sau mỗi lần “phủ định” như người Phương Tây.

Nếu câu nói trên có thể giúp người nghèo nuôi hy vọng thì cũng cùng lúc mang lại sự lo âu và bất an cho kẻ giàu. Đành rằng đây chỉ là câu nói dân gian, phản ánh tiếng nói và ước vọng của người nghèo, nhưng cùng với hai câu cuối trong bài ca dao: “Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa.” Nó phản ánh một thực trạng có phần chua xót của lịch sử dân tộc ta – vốn được phản ánh qua các lớp trầm tích trong Hoàng Thành Thăng Long – sự phủ định gần như tuyệt đối của Triều đại sau so với Triều đại trước; thiếu tính kế thừa; và không có niềm tin vào sự thịnh vượng hay ổn định dài lâu của xã hội.

Trong xã hội quân chủ và chuyên chế ngày trước, do ảnh hưởng của Nho giáo nên tính “chính danh” thường được đề cao. Khổng Tử lúc còn sống chắc hẳn không lường trước được những “side effects” (tác dụng phụ) khi đưa ra tính chính danh trong học thuyết của mình. Để đảm bảo tính chính danh, khi tiến hành lật đổ hay thay thế triều đại cũ, nhà nước cũ, các triều đại mới luôn tìm cách xóa bỏ hoàn toàn “sự hợp lý, hợp thời” của thể chế này theo hướng không để lại những gì có thể gợi ý cho nhân dân nhớ về cái cũ nữa.

Điều này phản ánh rất rõ trong lịch sử Việt Nam, khi Phật giáo còn đang thịnh thì sự chuyển giao quyền lực của Nhà Đinh cho Nhà Tiền Lê, Nhà Tiền Lên cho Nhà Lý rồi Nhà Lý cho Nhà Trần tuy ít nhiều gây xáo trộn xã hội nhưng nó chỉ dừng lại trong phạm vi giai cấp Quý tộc chứ ít ảnh hưởng đến dân chúng. Sau khi Nhà Minh bên Trung Quốc xâm lược nước ta thì ảnh hưởng của Nho giáo bắt đầu lớn hơn và cũng từ đó tính phủ định trở nên quyết liệt hơn và triệt để hơn, đồng thời phạm vi ảnh hưởng không còn nằm ở tầng lớp trên nữa.

Thiếu hụt niềm tin

Trong lịch sử hơn 1000 năm tự chủ của mình, nước Đại Việt, Đại Nam hay Việt Nam có thể nói là ít khi được hưởng yên bình lâu dài để làm ăn. Nếu không vì nạn ngoại xâm thì cũng bị nạn “quan tham” làm cho bất ổn. Những yếu tố này đã dần dần tạo nên một tính cách theo tôi là bất lợi cho người Việt, đó chính là dễ hài lòng với bản thân khi có chút ít thành công và đa phần làm ăn theo kiểu cơ hội (đôi khi có thể gọi là chộp giật), ngắn hạn, vốn chỉ mong kiếm được càng nhiều càng tốt tại một thời điểm để cất giữ chứ không yên tâm đầu tư dài hạn với một tầm nhìn xa.

Không có số liệu chính thức, nhưng hiện chúng ta có rất nhiều công ty vốn được lập ra để làm sân sau cho các phi vụ hoặc tận dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước để kiếm lời chóng vánh rồi bị giải thể khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Không chỉ vậy, tôi đã có dịp phỏng vấn những người đứng đầu của một số tổt chức làm về phát triển do người Việt thành lập và đa phần họ chỉ quan tâm đến hiện tại, có gì làm nấy, còn việc còn làm chứ ít có người xây dựng cho tổ chức của mình một tầm nhìn dài hạn và các kết hoạch gây quỹ theo kịch bản.

Thiếu tin tưởng vào sự ổn định dài hạn của xã hội đang làm chúng ta chảy mất rất nhiều nguồn lực và chất xám. Trong khi Samsung hay Nokia vẫn đổ hàng tỷ USD vào các nhà mày ở Bắc Ninh hay Thái Nguyên thì rất nhiều người Việt mang ngoại tệ đi cất tại các ngân hàng Thụy Sĩ hay đầu tự cho con cái học ở các trường có tên tuổi phương Tây để tạo dựng tương lai ổn định hơn cho thế hệ sau ở bên ngoài chứ nhất định không vì lý tưởng tự cường dân tộc- một khái niệm tương đối mơ hồ với phần đông dân chúng nhưng đối với tầng lớp sĩ phu thì dù đã cố nhưng chúng ta đã nhiều lần thất bại.

Chuyển đổi niềm tin trong bối cảnh mới

Thật khó để ai đó có thể kêu gọi người dân và bảo họ rằng bạn không được thiếu niềm tin, bạn cần phải tin tưởng vào điều này, điều nọ. Việc nhiều người trong chúng ta không có đủ niềm tin về sự ổn định xã hội – như đã nói, có nguyên nhân mang tính lịch sử. Để có thể tái định vị niềm tin, chúng ta cần nhiều hơn những giải pháp mang tính cổ xúy, vận động.

Trong chiến tranh vệ Quốc gần đây, chúng ta đã giành chiến thắng trước những kẻ ngoại bang hùng mạnh. Điều này không thể đạt được nếu mỗi con người và cả dân tộc thiếu niềm tin vào những gì mình đang làm và vào sức mạnh nội tại của dân tộc. Niềm tin đã giúp chúng ta có thể tạo nên những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhưng khi đất nước đã có thái bình rồi thì “niềm tin” ngày trước đó lại không được chuyển hóa thành sức mạnh để xây dựng và phát triển đất nước – hay nói đúng hơn là rất nhiều người trong chúng ta không có hoặc mất hết niềm tin trong vấn đề này.

Sau khi mở cửa và đổi mới, anh nông dân gầy xác gầy xơ bắt đầu có đủ gạo ăn và ngơ ngác bước ra khỏi bản làng mình. Do lâu ngày không đi ra ngoài nên đối với anh cái gì cũng mới, cũng lạ và vì vậy cũng cần phải cảnh giác. Đôi lúc người khác thương anh, quý anh và muốn giúp đỡ anh tí chút nhưng anh không dám nhận vì ở nơi anh sống “không ai cho không ai cái gì bao giờ”. Qua năm tháng, anh “tỉnh” ra chút ít và cũng tự tin hơn chút ít. Anh mạnh dạn bắt tay làm ăn với Tây, thi đấu thể thao với Tây và ban đầu dù có thua thì anh vẫn vui vì dù sao cũng đang là giai đoạn giao lưu, học hỏi.

Đôi lúc có được một vài chiến thắng nho nhỏ (tuy không mang tính quyết định) anh ngây ngất, ngất ngây và lúc đấy anh đã mơ về một Nhật Bản, Hàn Quốc trong tương lai không xa. Ông trời thật không công bằng khi cho Hercules sức mạnh dời non nhưng lại không cho anh những gì anh muốn. Sức lực của anh chỉ đủ làm ra mấy chục triệu tấn gạo giúp nuôi sống một đàn con lít nhít và với chút kiến thức quản trị không được học hành chính thống đã khiến anh tuy không phải quay lại bản làng ngày trước nhưng lại bị mắc kẹt ở một hẻm núi đã mấy năm liền mà chưa tìm thấy đường hướng để đi tiếp.

Thực ra đường và hướng vẫn luôn có đối với những ai muốn đi và thực sự có niềm tin là nó sẽ dẫn họ đến sự thịnh vượng. Cái quan trọng hơn chính là anh có đủ niềm tin về khả năng của mình để bước trên con đường vốn đã đưa nhiều dân tộc khác đến thịnh vượng này hay không! Và khi đã có đủ niềm tin rồi thì anh có sẵn sàng cắt bớt tóc, cạo bớt râu và học cách lái xe cùng các luật lệ tiến bộ trên con đường đó không? Thật không hề đơn giản cho một người nông dân mới ra khỏi bản làng được có ít năm!

Anh có lẽ phải cần giao lưu nhiều hơn nữa để cảm nhận sâu sắc hơn cái thiệt thòi, cái yếu kém và cả “nỗi nhục” của mình, gia đình mình khi bị tụt hậu và thua kém so với người khác. Chỉ đến khi anh nào anh thấu hiểu được rằng, con cháu mình cần có một môi trường nơi chúng không mang nỗi sợ về sự bất ổn xã hội, về sinh kế và an sinh, nơi những thay đổi và cải cách ngày hôm nay luôn kế thừa và phát huy các giá trị của ngày hôm qua, nơi cả đại gia đình đồng lòng với niềm tin là “mình sẽ làm được”, thì lúc đấy mấy câu tục ngữ và ca dao ngày xưa ấy sẽ không đươc gọi là ca dao, tục ngữ nữa.

Liệu người nông dân có làm được không?

 

Tuấn Trần

Như những rong rêu

Featured Image: Cuba Gallery

 

Như hết mùa đông, như có mùa xuân
trạng nguyên bật máu
thắp lửa ngùi chiều nghe khói sang sông.
Đã hết ngày thu đã quá ngày đông
Đừng bắt anh chờ một ngày áo thắm
vỡ tiếng dương cầm
em có còn về căn gác lạnh câm?
anh đã liệm chôn một ngày mưa cũ
Xanh xao lời yêu tháng ngày phủ dụ
da thịt nồng nàn cũng hóa rêu rong.

Ngày có còn ngày đêm có còn đêm
đã hết mùa qua xuân về ngậm ngải
lạc lối chân anh địa đàng khóa trái
hương xưa bay ngược lên trời
anh vớt mình trong ký ức chơi vơi.

Như có mùa đông đã đến mùa đông
mùa náu yêu thương mùa vươn trổ hạt
một ngày em về rộn ràng câu hát
em cởi đoạn trường bằng hạt mân côi
anh cởi mùa phai dọn màu đất mới
trên lối phúc âm chút tình đón đợi
Ngọt ngào hương mới tinh khôi.

Phương Uy

Người tốt – Kẻ xấu

Featured Image: Paul Gustave Louis Christophe Doré

 

Sau một ngày bộn bề, đạp xe quay về ngõ nhỏ liêu xiêu, mở cửa ban công đón chiều tà, nhấp một ngụm trà, ta cùng bàn về chuyện tốt – xấu ở đời.

Về cơ bản, hiện tại quy chuẩn đạo đức của chúng ta từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức theo tôn giáo. Kẻ nào có trong tay tôn giáo, kẻ đó thống lĩnh thế giới. Tôn giáo phán xét về người tốt và kẻ xấu. Và bất cứ đạo giáo nào cũng vậy, từ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… Nhưng, hôm nay chỉ xin lấy cuộc chiến tôn giáo trong Kitô giáo làm ví dụ.

“Một sáng kia tôi thức dậy, như có tiếng phán từ trong tôi vọng ra, dẫn tôi đến một nơi hoang tàn. Nằm giữa đống gạch vụn, quyển sách thiêng chờ tôi đến nhặt nó lên. Và tôi được lệnh mang theo nó đi về phương Tây.”

— Gary Whitta, Cuốn sách của Eli

Theo thần thoại Kitô giáo, chiến tranh trên thiên đàng bùng nổ khi mà Tổng lãnh Thiên thần Lucifer lãnh đạo 1/3 các thiên thần trên Thiên đàng nổi loạn chống lại Chúa và các thiên thần trung thành với Người. Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc Lucifer phát động cuộc bạo loạn này là sự sáng tạo ra loài người, và trên hết là việc Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể các thiên thần cúi mình trước loài người, đặc biệt là việc phải tôn thờ một vị Đấng cứu thế – một con người sẽ hiệp nhất cùng bản tính Thiên Chúa (Giê-su) – như chính Thiên Chúa.

Lucifer coi đây là một sự sỉ nhục và bất công, y muốn chính mình được hiệp cùng bản tính Thiên Chúa chứ không phải là một con người nào. Sau đó y bèn tập hợp các thiên sứ khác – những thiên sứ cũng coi việc cúi mình trước loài người là một sự sỉ nhục khi mà họ mới chính là tạo vật đầu tiên của Thiên chúa, và khởi động cuộc bạo loạn.  Với đầy sự ngạo mạn, Lucifer đưa ra một lời tuyên chiến rằng:

“Ta (Lucifer) sẽ ở trên thiên đàng; ta sẽ nhắc ngôi ta lên trên những vì sao của Thiên Chúa; ta sẽ ngồi trên vị trí lãnh chúa của mọi thứ, trên mọi đỉnh cao nhất của mọi ngọn núi linh thiêng nhất. Ta sẽ lên cao hơn các đám mây; ta sẽ như Đấng Tối Cao.”

Thiên Chúa cho Tổng lãnh thiên thần Michael chống lại Lucifer và bè lũ của y. Với quyền lực Chúa ban cho, Michael cùng các Thiên thần trung thành nhanh chóng chiến thắng Lucifer và bè lũ phản nghịch. Lúc đó, Lucifer được Michael đặt cho tên mới là Satan. Kết thúc trận chiến, Lucifer và tất cả các thiên thần theo y bị đuổi khỏi Thiên đàng như là một sự trừng phạt cho cuộc nổi dậy của chúng. 

Hiểu một cách nôm na, Satan đã thua trong cuộc chiến tôn giáo, và hắn trở thành kẻ tội đồ – kẻ xấu, và những thứ gắn với hắn, đương nhiên cũng là xấu. Và từ “ác quỷ” sinh ra để gắn với những điều tối tăm xấu xa nhất. Cũng theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta được dạy dỗ từ thời tổ tiên rằng tránh xa và kinh tởm cái xấu. Chúa trời đã thắng, Người thành đấng cứu rỗi, thành điều tốt đẹp mà cả loài người cùng hướng đến.

Vậy, nếu đặt giả thuyết, Satan thắng cuộc chiến thì sao? Tôi đang nghĩ đến viễn cảnh, Satan sẽ dạy cho loài người sự ngạo mạn, những dối trá, âm mưu và lừa lọc, những suy nghĩ bẩn thỉu và đen tối, thế giới sẽ chìm đắm trong chiến tranh, trong biển lửa và máu, và đương nhiên: Chúng ta sẽ tôn thờ cái ác là lý tưởng của cuộc sống y như hiện tại chúng ta tôn thờ cái thiện.

Bạn sợ? Ôi đừng sợ, lúc đó, điều duy nhất chúng ta sợ là sự sạch sẽ và cái thiện. “Thắng làm vua, thua làm giặc”, vốn dĩ ranh giới giữa thiện – ác chỉ mong manh như thế. Và, cái gì cũng có tính hai mặt của một vấn đề.

Bạn hỏi tôi về người tốt – kẻ xấu. Tôi trả lời, chẳng có ai tốt trên đời này và cũng chẳng có ai xấu. Bạn đi chợ, bạn trả giá cho một món đồ, vậy là bạn đã tiết kiệm được cho bản thân mình, thậm chí gia đình mình một khoản, thế là bạn là một người tốt với gia đình bạn, nhưng theo một khía cạnh nào đó, bạn đã cắt xén đi một phần lãi lời của người bán, cắt xén đi một bát cơm của người ta. Theo khía cạnh đó, bạn đã xấu với người ta. Tôi lại hỏi lại bạn: Bạn tốt hay bạn xấu?

Một kẻ tội phạm giết người cướp của vì mưu sinh cho gia đình hoặc vì bảo vệ một ai đó. Hắn phải chịu tù, thậm chí là phải chết. Bạn thấy hắn đáng đời lắm. Nhưng ai đó lại thấy hắn là một điều tuyệt vời.

Tào Tháo có câu: “Giết một người là tội phạm, giết vạn người là vĩ nhân.” So với tội giết một người, giết vạn người thì vốn là một kẻ khát máu. Vĩ nhân ở đây, lại dùng từ theo một khía cạnh nào đó, chỉ là kẻ khát máu.

Rốt cuộc, suy cho cùng, chúng ta đang hướng đến điều gì? Tôi đã từng hoang mang nhiều lắm, hoang mang phải sống thế nào cho đủ. Và tôi nhận ra, chẳng bao giờ là đủ, chỉ cần mỗi ngày cố gắng đối xử thật tốt với những người mà tôi yêu quý, vậy là đủ. Hoặc như bạn yêu một ai đó, thiên hạ nói ra nói vào, người đó tệ lắm, xấu lắm, nhưng hãy nhìn lại, người đó đối với thiên hạ như thế nào không quan trọng, đối xử tốt với bạn là đủ.

Đừng cố gắng làm người tốt với cả xã hội, chỉ cần làm người tốt với cả tấm lòng. Đừng bị khái niệm tốt – xấu chi phối, chỉ cần tâm không hối hận.

Hà Nội, một buổi trà chiều chút ít xúc cảm, tặng cho những người tốt – kẻ xấu còn đang hoảng loạn giữa thời kỳ quá độ của đạo đức.

 

Thiên Thiên