27 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 165

Những sai lầm tuổi 20 – Phần 1: Học tập

10
Featured image: Susie Cagel

 

Tuổi 20 – tuổi trẻ nói chung, là thời điểm nhạy cảm và có những yếu tố bước ngoặt cuộc đời với mỗi người, nhưng cũng là tuổi dễ mắc nhiều sai lầm. Bài viết này chia sẻ phần 1: những sai lầm về học tập của tuổi 20. Dựa trên quan điểm và trải nghiệm của tôi, do vậy sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, vì thế sẽ không có đúng hay sai mà tôi chỉ hy vọng là nó hữu ích với bạn.

Việc học đang là một gánh nặng

Tôi cũng giống bạn, có lẽ đã từng hoặc đang bị vấn đề học tập gây ra nhiều trở ngại chẳng hạn như có quá nhiều thứ để học nhưng lại có quá ít thời gian, quá tải với việc học ở trường, học nhiều nhưng không hiệu quả, không biết mình phải học gì nữa, tấm bằng đại học là không đủ để thành công.

“63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường.” – Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT khi bàn về những “Thất vọng và kỳ vọng” vào nền giáo dục Việt Nam. Giáo sư thẳng thắn chỉ ra rằng, sinh viên đang thiếu nhiều kỹ năng và sống thực dụng. Theo điều tra của Bộ GD& ĐT, năm 2011, cả nước có đến 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng.

Một thực trạng đặt ra là đa phần sinh viên ngày đầu bước vào giảng đường đại học thường được người đi trước đưa ra những lời khuyên đại loại như phải học thật giỏi, phải học thật chăm, tấm bằng phải đẹp. Những lời khuyên ấy là tốt nhưng ngày nay chừng đó là chưa đủ vì việc học trên đại học không phải là tất cả. Ngày đi học, thầy giáo của tôi từng dạy: “Cầm vàng còn sợ vàng rơi – Cầm bằng tốt nghiệp đời đời ấm no.”

Có lẽ câu nói ấy bây giờ không còn đúng nhiều nữa. Chúng ta đa phần được người lớn định hướng về việc học như vậy, nhưng thực sự là rất chung chung. Và thế là rất nhiều trường hợp sinh viên chán nản với cách học ở đại học, mới dẫn đến chuyện nghỉ học, cúp tiết, chơi bời, hình thành nên văn hóa mai thi hôm nay mới học. Hay trường hợp khác là có những bạn lao đầu vào học để lấy điểm thật cao, bằng thật đẹp về điểm số nhưng ra trường vẫn thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: vậy những gì chúng ta đang học ở trường có giúp thành công? Và chúng ta cần học những gì để thành công?

Học những thứ không cần thiết và không học những thứ cần phải học

Ngày còn học THPT, tất cả mọi thứ đều rõ ràng, bạn biết mình phải học môn gì để thi đại học, phải học môn gì để thi tốt nghiệp. Nhưng khi lên đại học rồi, thì lại không còn sự rõ ràng nữa, học môn gì để thành công? Chính vì không có nhiều sự định hướng, nên đôi khi sự lựa chọn của bạn hay bị ảnh hưởng bởi xu thế xã hội. Chẳng hạn học cái gì đang hot, học cái gì là xu thế, học những thứ thấy hay hay và đủ mọi thứ trên trời. Có những thứ là quan trọng với người khác nhưng không có nghĩa là quan trọng với bạn. Và nguyên nhân của sự học không thành công đa phần là vì bạn học những thứ không cần thiết và không học những thứ cần phải học.

Một sinh viên, thời gian lên giảng đường là không nhiều. Do vậy, ngoài thời gian học ở trên trường ra, nếu quan sát danh sách việc làm hàng ngày, bạn sẽ thấy được đâu là chủ đề bạn quan tâm nhiều và dành thời gian nhiều cho nó. Hãy thử trả lời câu hỏi “Nó có hữu ích hay không? Nó có là thứ quan trọng hay không? Nó có cần thiết hay không?” Những câu hỏi đó sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được cách bạn quản lí thời gian hàng ngày. Và phần nhiều thì các bạn trẻ hay để lãng phí thời gian.

Tìm đâu một giải pháp?

Ai cũng biết kiến thức chuyên môn chỉ giúp khoảng 15-20% tỷ lệ thành công, còn lại kỹ năng chiếm từ 80-85%. Chẳng hạn như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng làm chủ một ngoại ngữ, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm chủ bản thân,… những điều đó đều là quan trọng cả. Thế nên tốt hơn hết, là hãy học những thứ cần thiết và không học những thứ không cần thiết. Có một chuyên môn giỏi, vững vàng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, cộng thêm “tấm bùa hộ mệnh” là những kỹ năng, chắc chắn đường đi của bạn sẽ đầy thuận lợi.

Sự học là cả đời, vậy những thứ bạn cần phải học là gì? Không gì xa xôi cả? Hãy học ngay những thứ mà bạn phải dùng nhiều nhất hàng ngày.

Hàng ngày bạn phải giao tiếp – hãy học kỹ năng giao tiếp.

Hàng ngày bạn phải làm việc – hãy học sâu về chuyên môn.

Hàng ngày bạn phải ăn mặc – hãy học cách ăn mặc từ những chuyên gia.

Hàng ngày bạn phải ăn uống – hãy học cách ăn uống chuẩn mực.

Hàng ngày bạn phải tiêu tiền – hãy học về tài chính.

Hàng ngày bạn phải sống – hãy học kỹ năng sống.

 

Đỗ Việt Cường 

Sự mê muội mang tên trường học – Phần 2

18
Featured Image: Pixabay

 

“Một trăm năm mươi năm trước, khi Hoa Kỳ vẫn còn là một xã hội dựa phần lớn vào ruộng đất, chẳng có lý do gì để giữ những người trẻ tuổi nằm ngoài thị trường việc làm khi đã qua độ tuổi lên tám hay mười, và không có gì bất thường khi trẻ con rời khỏi trường học vào độ tuổi ấy. Chỉ có một thiểu số là tiếp tục lên đại học để nghiên cứu các ngành nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với sự tăng lên của đô thị hóa và công nghiệp hóa điều này bắt đầu thay đổi. Đến cuối thế kỷ mười chín, tám năm học ở trường đã trở thành luật lệ thay vì là ngoại lệ như trước. Đô thị hóa và công nghiệp hóa tiếp tục tăng tốc trong những năm 1920 và 1930, và thế là mười hai năm học ở trường trở thành luật lệ. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, việc bỏ học trước khi kết thúc mười hai năm học bắt đầu bị nhiệt liệt ngăn cản, và thành ra thêm bốn năm học đại học không còn được xem là cái gì đó chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa. Tất cả mọi người nên học đại học, ít nhất là trong một vài năm. Phải thế không?”

Tôi huơ huơ tay. “Tôi có một câu hỏi. Có vẻ như với tôi việc đô thị hóa và công nghiệp hóa đáng ra phải có hiệu ứng ngược lại mới đúng. Thay vì giữ những người trẻ nằm ngoài thị trường việc làm, hệ thống lẽ ra phải cố nhét họ vào thị trường lao động chứ.”

Ishmael gật đầu.“Phải, nhìn bề ngoài thì điều này nghe hợp lý. Nhưng hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra tại đây ngày hôm nay nếu những nhà giáo dục của các cô đột nhiên quyết định rằng giáo dục trung học (cấp ba) không còn cần thiết nữa.”

Tôi dành vài giây cân nhắc và nói: “Vâng, tôi thấy ý ông rồi. Đột nhiên sẽ có hai mươi triệu đứa trẻ đổ ra cạnh tranh nhau những công việc còn chưa hiện hữu. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng kịch trần.”

“Điều đó thực sự sẽ là một thảm họa Julie ạ. Cô thấy đấy, không chỉ có tính quyết định khi giữ cho những đứa trẻ mười bốn đến mười tám tuổi này nằm ngoài thị trường lao động, mà còn có tính thiết yếu khi giữ chúng ở lại nhà như những đối tượng tiêu thụ không-kiếm-ra-tiền nữa.”

“Thế nghĩa là sao?”

“Nhóm tuổi này hút một lượng tiền khổng lồ – hai trăm tỷ đô la mỗi năm, được ước tính là như thế – ra khỏi túi của cha mẹ chúng để chi cho sách vở, quần áo, đồ chơi, những thứ đồ mới lạ, đĩa CD, và những thứ tương tự được thiết kế đặc biệt chỉ dành cho chúng mà không cho ai khác. Nhiều ngành công nghiệp lớn phụ thuộc vào khách hàng tuổi vị thành niên. Cô phải ý thức được chuyện ấy.”

“Vâng, tôi cho là vậy. Tôi chỉ chưa bao giờ nghĩ tới nó theo cách này thôi.”

“Nếu những đứa trẻ vị thành niên này đột nhiên được mong chờ là những kẻ kiếm ra tiền và không còn được thoải mái rút hàng tỷ đô la ra khỏi túi cha mẹ chúng nữa thì những ngành công nghiệp phân khúc cho người trẻ đó sẽ biến mất trong một đêm, đẩy thêm nhiều triệu người nữa ra thị trường lao động.”

“Tôi hiểu ý của ông. Nếu những đứa trẻ mười bốn tuổi phải tự nuôi sống bản thân mình thì chúng sẽ không chi tiền cho giày Nike, trò chơi điện tử và đĩa CD.”

“Năm mươi năm trước, Julie ạ, đám trẻ vị thành niên đi xem phim dành cho người lớn và mặc những thứ đồ được thiết kế cho người lớn. Thứ âm nhạc mà chúng nghe không phải là thứ âm nhạc được viết và biểu diễn cho chúng nghe, mà là thứ âm nhạc được viết ra và biểu diễn cho người lớn – bởi những người lớn như Cole Porter, Glenn Miller và Benny Goodman. Để tham gia vào trào lưu ăn mặc lớn đầu tiên sau chiến tranh, những cô bé tuổi teen lục lọi những chiếc áo sơ mi trắng đi làm của cha chúng. Chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra ngày hôm nay.”

“Điều đó là chắc chắn.”

Ishmael trầm ngâm trong một vài phút. Rồi ông ấy nói: “Một lúc trước cô có đề cập tới việc nghe giáo viên giải thích việc một dự thảo luật được thông qua ở Quốc hội như thế nào. Tôi giả định rằng cô, trong thực tế, đã học điều này ở trường.”

“Đúng thế. Trong môn học về quyền và nghĩa vụ công dân.”

“Thế cô có thực sự biết một dự thảo luật thông qua ở Quốc hội như thế nào không?”

“Ishmael, tôi không có một khái niệm gì hết.”

“Cô đã làm bài kiểm tra chứ?”

“Chắc chắn là có.”

“Cô có qua không?”

“Tất nhiên rồi. Tôi chưa bao giờ thi trượt.”

“Vậy là, cô được cho là đã được ‘học’ việc một dự thảo luật được thông qua ở Quốc hội như thế nào, qua được bài kiểm tra trong môn đó, và rồi mau chóng quên hết nó.”

“Đúng vậy.”

“Cô có thể chia một phân số cho một phân số khác không?

“Tôi nghĩ là có, vâng.”

“Cho tôi một ví dụ đi.”

“À, được rồi, để xem. Ta có một nửa cái bánh và ta muốn chia nó thành các miếng một phần ba. Mỗi miếng sẽ là một phần sáu cái bánh.”

“Đấy là một ví dụ về phép nhân Julie ạ. Một nửa nhân với một phần ba bằng một phần sáu.”

“Vâng, ông nói đúng.”

“Cô học phép chia các phân số vào lớp bốn, chắc là thế.”

“Tôi không nhớ rõ lắm.”

“Hãy thử lại để xem cô có nghĩ ra một ví dụ trong đó cô sẽ chia một phân số cho một phân số khác không nhé.”

Tôi cố thử và phải thừa nhận là chuyện đó vượt quá khả năng của tôi.

“Nếu cô chia một nửa cái bánh làm ba, cô có một phần sáu của một chiếc bánh. Điều đó đủ rõ ràng. Nếu cô chia một nửa cái bánh làm hai, cô có một phần tư chiếc bánh. Nếu cô chia một nửa chiếc bánh cho một, cô sẽ có gì?”

Tôi nhìn ông ta trân trối.

“Nếu cô chia một nửa chiếc bánh cho một, cô có một nửa chiếc bánh, tất nhiên rồi. Bất cứ số nào chia cho một thì ra chính nó.”

“Phải.”

“Vậy thì cô có gì nếu cô chia một nửa chiếc bánh cho một nửa?”

“Ô chà. Nguyên một chiếc bánh?”

“Tất nhiên rồi. Và cô sẽ có gì nếu cô chia một nửa chiếc bánh cho một phần ba?”

“Ba nửa chiếc bánh. Tôi nghĩ thế. Một chiếc rưỡi.”

“Đúng rồi. Vào lớp bốn, cô đã dành hằng tuần liền cố gắng làm chủ khái niệm này, nhưng tất nhiên nó quá trừu tượng đối với học sinh lớp bốn. Nhưng giả định là cô đã qua được bài thi.”

“Tôi chắc chắn là tôi đã qua.”

“Vậy ra cô học thật nhiều cần để qua được kỳ thi, rồi ngay lập tức quên sạch. Cô có biết tại sao cô lại quên nó không?

“Tôi quên nó là bởi vì, ai mà thèm quan tâm?”

“Chính xác. Cô quên nó bởi cùng một lý do cô quên việc một dự thảo luật được thông qua ở Quốc hội như thế nào, là bởi vì cô không sử dụng nó trong cuộc sống của cô. Trong thực tế, người ta hiếm khi nhớ được những thứ mà họ không dùng gì đến.”

“Điều đó đúng.”

“Cô nhớ được bao nhiêu những điều mà cô học được ở trường năm vừa rồi?”

“Hầu như chẳng nhớ gì, tôi sẽ nói vậy.”

“Cô có nghĩ mình khác gì so với bạn học trong chuyện này không?”

“Không khác chút nào.”

“Vậy là hầu hết các cô chẳng nhớ được gì từ điều mà các cô học ở trường từ năm này sang năm sau.”

“Đúng thế. Rõ ràng là tất cả chúng tôi biết đọc và viết và làm tính đơn giản – hoặc là hầu hết chúng tôi làm được điều đó.”

“Điều đó càng chứng tỏ cho điều đang nói, chẳng phải sao. Đọc, viết và làm tính là những thứ mà các cô thực sự dùng trong cuộc sống của mình.”

“Vâng, điều đó hoàn toàn đúng.”

“Đây là một câu hỏi thú vị dành cho cô, Julie. Các giáo viên của cô có kỳ vọng là cô nhớ được tất cả những gì cô học trong năm ngoái không?”

“Không, tôi không nghĩ như vậy. Họ mong chờ ta nhớ là đã có nghe về điều đó. Nếu giáo viên nói ‘các lực thủy triều,’ cô ấy mong chờ mọi người gật đầu và nói, ‘Vâng,chúng ta đã học những cái này vào năm ngoái.’”

“Cô có hiểu sự vận hành của các lực thủy triều không, Julie?”

Ờ thì, tôi biết chúng là gì. Còn tại sao các đại dương lại phình ra ở cả hai phía của trái đất vào cùng một thời điểm thì tôi hoàn toàn chẳng hiểu nổi.”

“Nhưng cô đã không đề cập chuyện này với giáo viên của cô.”

“Dĩ nhiên là không rồi. Tôi nghĩ là tôi đã được 97 điểm với bài trắc nghiệm. Tôi nhớ điểm số còn giỏi hơn là nhớ nội dung môn học.”

“Nhưng giờ thì cô đang ở trong vị trí có thể hiểu tại sao cô đã bỏ ra đúng ra là bao nhiêu năm đời mình trong trường học để học những thứ mà cô quên ngay lập tức một khi cô đã qua được kỳ thi.”

“Thật vậy sao?”

“Thật vậy. Thử nghĩ mà xem.”

Tôi thử nghĩ. “Bọn họ phải cho chúng tôi một cái gì đó để làm trong suốt những năm chúng tôi bị giữ nằm ngoài thị trường việc làm. Và họ phải làm sao điều ấy trông có vẻ hay ho. Nó phải trông có vẻ là một điều gì đó t-h-ự-c s-ự hữu ích. Bọn họ chẳng thể cứ để chúng tôi hút ma túy và nhảy tưng tưng suốt mười hai năm cho được.”

“Sao lại không, Julie?”

“Bởi vì như thế trông sẽ không ổn. Sẽ hết đường che đậy. Bí mật sẽ lộ ra. Tất cả mọi người sẽ biết là chúng tôi ở đó chỉ để giết thời gian mà thôi.”

“Khi cô đang liệt kê ra những thứ mà người ta thấy là sai trái với hệ thống trường học của các cô, cô đã ghi nhận rằng chúng thật tệ hại trong việc chuẩn bị cho người ta có được việc làm. Cô nghĩ lý do tại sao chúng lại kém cỏi trong việc này thế?”

“Tại sao chứ? Tôi nào có biết. Tôi không chắc là thậm chí mình có hiểu câu hỏi này không nữa.”

“Tôi đang mời gọi cô nghĩ về chuyện này theo cái cách mà tôi sẽ nghĩ.”

“Ồ,” tôi nói. Sau khoảng ba phút suy nghĩ tôi cũng chỉ nói được có vậy. Rồi tôi thừa nhận là mình chẳng có khái niệm gì làm cách nào suy nghĩ về chuyện này theo cách của ông ta cả.

“Người ta nghĩ sao về sự thất bại này của trường học, Julie? Điều này sẽ cho cô một manh mối về điều mà Bà mẹ Văn hóa dạy dỗ.”

“Người ta nghĩ trường học là kém cỏi. Đấy là tôi đoán người ta sẽ nghĩ thế.”

“Cố cho tôi thấy điều gì đó mà cô cảm thấy tự tin hơn là một dự đoán xem.”

Tôi ngẫm nghĩ trong một lúc và nói, “Bọn trẻ con lười biếng, và trường học thì kém cỏi và thiếu kinh phí.”

“Tốt. Đó đúng thực là điều mà Bà mẹ Văn hóa dạy. Các trường học sẽ làm gì nếu có nhiều tiền hơn?”

“Nếu trường học có nhiều tiền hơn, chúng sẽ có được các giáo viên giỏi hơn hoặc trả lương được cho giáo viên cao hơn, và tôi đoán lý thuyết ở đây là thêm tiền sẽ khích lệ giáo viên làm tốt công việc của mình hơn.”

“Thế còn chuyện bọn trẻ con lười biếng thì giải quyết sao?”

“Một phần trong số tiền có thêm đó sẽ được chi để mua những đồ dùng học tập mới và những cuốn sách hay hơn và giấy dán tường đẹp hơn, và lũ trẻ sẽ không còn lười biếng như trước nữa. Đại loại như thế.”

“Thì chúng ta cứ giả dụ là những trường học mới và được cải tiến này cho ra những học viên tốt nghiệp mới và được cải thiện hơn. Chuyện gì xảy ra tiếp theo?”

“Tôi không biết nữa. Tôi đoán là bọn họ sẽ dễ dàng kiếm việc làm hơn.”

“Tại sao, Julie?”

“Bởi vì họ có các kỹ năng tốt hơn. Họ biết làm những việc mà người sử dụng lao động muốn.”

“Xuất sắc. Và thế là Johnny Smith sẽ không phải đi làm một người đóng bao bì ở trong cửa hàng tạp hóa, đúng không? Cậu ta có thể nộp đơn vào một công việc trợ lý quản lý chẳng hạn.”

“Đúng vậy.”

“Và đấy là điều tuyệt vời, đúng không?”

“Vâng, tôi nghĩ là thế.”

“Nhưng cô biết đấy, anh trai của Johnny Smith đã tốt nghiệp bốn năm trước đó, trước khi trường học được tổ chức mới và cải tiến.”

“Thì sao?”

“Anh ta nữa cũng đã đi làm cho cửa hàng tạp hóa. Nhưng tất nhiên, vì không có kỹ năng, anh đã phải bắt đầu bằng việc đóng gói hàng hóa.”

“Ồ, đúng.”

“Và giờ, sau bốn năm làm việc, anh ta cũng muốn nộp đơn vào vị trí trợ lý quản lý.”

“À ừ,” tôi nói.

“Và rồi còn có Jennie Jones, một trong những học viên tốt nghiệp từ những trường học mới và cải tiến của các cô. Cô ta chẳng phải nhận một công việc thấp tịt như trợ lý hành chính tại một công ty tài chính. Cô ta có thể vào đúng vị trí chánh văn phòng để làm. Và thế thì thật tuyệt vời, phải không?”

“Cho tới giờ là vậy.”

“Nhưng mẹ cô ta đã quay trở lại lực lượng lao động vài năm trước đó, và không có kỹ năng gì cả, đã phải bắt đầu ở vị trí thấp tịt là trợ lý hành chính tại công ty tài chính đó. Giờ bà ta đã sẵn sàng để được đề bạt làm chánh văn phòng.”

“Tệ thật.”

“Cô nghĩ người ta sẽ thích thú thế nào với những trường học mới và cải tiến, những trường chuẩn bị được cho học viên tốt nghiệp ra trường sẽ có được những công việc tốt?”

“Họ không thích thú gì.”

“Giờ thì cô biết tại sao trường học lại kém cỏi trong việc chuẩn bị cho học viên tốt nghiệp sẵn sàng với môi trường làm việc chưa?”

“Chắc là tôi hiểu rồi. Những người mới tốt nghiệp sẽ phải bắt đầu từ dưới đáy của thang việc làm.”

“Vậy là cô đã thấy rằng trường học của các cô đang làm đúng cái điều mà các cô thực sựmuốn chúng làm. Người ta tưởng tượng rằng họ muốn thấy con cái mình bước vào môi trường làm việc với những kỹ năng thực sự hữu ích, nhưng nếu chúng thực sự làm được thế, chúng sẽ ngay lập tức bắt đầu cạnh tranh việc làm với anh chị của chúng và cha mẹ của chúng, mà đó sẽ là thảm họa. Và nếu những người mới tốt nghiệp ra trường với những kỹ năng lợi thế, ai mà thèm đi đóng gói hàng ở các cửa hàng tạp hóa cơ chứ, Julie? Ai sẽ làm công việc quét dọn? Ai sẽ bơm xăng? Ai sẽ sắp xếp giấy tờ? Ai sẽ lật bánh ham-bơ-gơ?”

“Tôi cho rằng chuyện này sẽ chuyển sang vấn đề tuổi tác.”

“Ý của cô là cô sẽ bảo với Johnny Smith và Jennie Jones rằng họ không thể có được công việc họ muốn, không phải vì những người khác có phẩm chất tốt hơn mà bởi vì những người khác nhiều tuổi hơn chứ gì.”

“Đúng thế đấy.”

“Vậy thì có nghĩa lý gì việc trao cho Johnny và Jennie những kỹ năng cho phép họ làm được những công việc đó?”

“Tôi đoán là nếu họ tốt nghiệp với những kỹ năng này, thì ít nhất họ sẽ có được công việc đó khi tới lượt họ.”

“Anh chị và cha mẹ của họ có được những kỹ năng này ở đâu?”

“Trong lúc làm việc, tôi đoán thế.”

“Ý của cô là trong khi đóng gói hàng, quét dọn, bơm xăng, làm công việc sắp xếp giấy tờ và lật bánh bơ-gơ á.”

“Vâng, tôi đoán thế.”

“Và chẳng phải những học viên mới tốt nghiệp từ những trường cải tiến của các cô sẽ góp nhặt được cũng những kỹ năng ấy như anh chị và cha mẹ họ, bằng việc làm những công việc đó hay sao?”

“Vâng.”

“Thế thì họ có lợi lộc gì trong việc học trước những kỹ năng ấy, bởi lẽ dù sao thì họ cũng sẽ học được chúng trong khi làm việc?

“Tôi đoán là theo cách nào thì cũng chả có lợi lộc gì,” tôi nói.

“Giờ để xem liệu cô có thể tìm ra lý do tại sao trường học của các cô lại cho ra những học viên tốt nghiệp với giá trị sinh tồn bằng không không nhé.”

“Được thôi…Để bắt đầu, Bà mẹ Văn hóa sẽ nói rằng thật là vô ích khi cho ra những học viên tốt nghiệp với giá trị sinh tồn cao.”

“Tại sao lại thế, Julie?”

“Bởi vì họ chả cần tới nó. Người sơ khai cần tới nó, chắc hẳn rồi, nhưng không phải là những người văn minh. Sẽ thật phí thời giờ khi người ta học cách tự sống sót.”

Ishmael bảo tôi cứ tiếp tục.

“Tôi đoán là nếu ông đang dẫn dắt cuộc trao đổi này, ông sẽ hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho ra một lớp các sinh viên mới và cải tiến với một trăm phần trăm giá trị sinh tồn.”

Ông ta gật đầu.

Tôi ngồi đó một lúc để nghĩ cho thông. “Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là họ đi làm những công việc như hướng dẫn viên nơi hoang dã hay đại loại thế. Nhưng thế thì hoàn toàn ngu ngốc. Vấn đề là, nếu họ có một trăm phần trăm giá trị sinh tồn, họ chả cần gì tới công việc.”

“Tiếp tục đi.”

“Khóa kín thực phẩm lại cũng chẳng giữ được họ trong nhà tù này. Họ sẽ ra ngoài. Họ sẽ tự do!”

Ishmael lại gật đầu. “Tất nhiên một số ít trong số bọn họ sẽ vẫn chọn ở lại đằng sau – nhưng đấy sẽ là chuyện thuộc về lựa chọn. Tôi dám nói rằng một Donald Trump hay một George Bush hay một Steven Spielberg sẽ không có bất cứ khuynh hướng nào muốn bỏ nhà tù của Kẻ Lấy lại sau lưng.”

“Tôi sẽ cá còn nhiều hơn là một số ít. Tôi sẽ cá rằng một nửa sẽ ở lại.”

“Tiếp tục đi. Chuyện gì sẽ xảy ra đây?”

“Ngay cả nếu một nửa chọn ở lại, thì cánh cửa sẽ vẫn mở. Người ta sẽ đổ ùa ra. Nhiều người ở lại, nhưng nhiều người sẽ chui ra.”

“Ý của cô là, đối với nhiều người trong số các cô, có được một công việc và làm việc cho tới tuổi nghỉ hưu trông không giống như thiên đường chút nào?”

“Chắc chắn là không,” tôi nói.

“Vậy là giờ thì cô đã biết tại sao trường học của các cô lại cho ra những học viên tốt nghiệp chả có chút giá trị sinh tồn nào rồi nhé.”

“Đúng thế, tôi biết. Do bởi họ chẳng có bất cứ giá trị sinh tồn nào, họ buộc phải bước vào nền kinh tế của Kẻ Lấy. Thậm chí nếu họ thấy ra khỏi nền kinh tế đó vẫn hơn thì họ vẫn không thể làm thế.”

“Một lần nữa, điểm thiết yếu cần chú ý là, đối với tất cả những than phiền của các cô, trường học của các cô đang làm đúng cái mà các cô thực sự muốn chúng làm, nghĩa là sản xuất ra những công nhân, những người không có lựa chọn nào khác ngoài việc bước vào hệ thống kinh tế của các cô, được phân loại từ trước thành các cấp độ khác nhau. Những người tốt nghiệp trung học (cấp ba) nói chung được định đoạt làm những công việc cổ xanh. Bọn họ có thể là thông minh và tài năng giống như những người tốt nghiệp đại học, nhưng họ chưa chứng tỏ được điều này bằng việc trải qua thêm bốn năm nghiên cứu – những nghiên cứu mà phần lớn chẳng hữu ích hơn cho cuộc sống so với những nghiên cứu học tập mười hai năm trước đó. Dù sao thì, bằng đại học sẽ được chấp nhận vào làm những công việc cổ trắng, là cái nhìn chung đối với những người mới chỉ tốt nghiệp trung học thì đừng có bén mảng tới.

“Điều mà những công nhân cổ xanh và cổ trắng thực sự ghi nhớ được từ việc học ở trường không quan trọng lắm – trong công việc hoặc trong cuộc sống riêng. Rất, rất ít người trong bọn họ sẽ có bao giờ được gọi ra để chia một phân số cho một phân số khác, phân tích một câu văn, mổ xẻ một con ếch, phê bình một bài thơ, chứng minh một định lý, luận bàn về các chính sách kinh tế của Jean-Baptiste Colbert, xác định sự khác nhau giữa các bản sonnet của Spenser và Shakespear, mô tả cách một dự thảo luật thông qua ở Quốc hội, hoặc giải thích tại sao các đại dương lại phình ra ở hai phía đối diện của trái đất dưới tác động của các lực thủy triều. Vì vậy, nếu họ tốt nghiệp mà không thể làm được những chuyện đó, thực sự chẳng thành vấn đề dù chỉ là nhỏ nhất. Công việc sau đại học thì rõ ràng là khác hẳn. Bác sĩ, luật sư, khoa học gia, học giả và tương tự như thế, họ thực sự phải dùng trong cuộc sống thực tế điều mà họ học trong trường, vì thế với phần nhỏ dân số này việc học tập ở trường thực sự có tác dụng nào đó ngoài việc giữ cho bọn họ nằm ngoài thị trường lao động.

“Sự lừa bịp của Bà mẹ Văn hóa ở đây là bảo rằng sự tồn tại của nhà trường là để phục vụ cho nhu cầu củacon người. Thực tế thì chúng tồn tại để phục vụ cho nhu cầu nền kinh tế của các cô. Trường học cho ra những học viên tốt nghiệp không thể sống mà không có công việc nhưng lại chẳng có kỹ năng công việc, và điều này phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế của các cô một cách hoàn hảo. Cái mà cô đang thấy vận hành trong các nhà trường không phải là một khiếm khuyết của hệ thống, nó là một đòi hỏi của hệ thống, và chúng thỏa mãn yêu cầu đó với hiệu quả gần như là một trăm phần trăm.”

“Ishmael à,” tôi nói, và mắt chúng tôi gặp nhau. “Ông luận ra điều này hoàn toàn một mình thôi à?”

“Phải, qua nhiều năm, Julie ạ. Tôi là một nhà tư tưởng rất chậm chạp.”

(Còn tiếp)

 

Kiuti Di

[Review] Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh – Mình sẽ sống và yêu như sách

1
Featured image: Quốc Trương

 

Tôi nghĩ rằng rất khó để có thể viết giản dị, giản dị mà hóm hĩnh và xúc động lại càng khó. Và như chúng ta thường thấy, giản dị là biểu hiện cao nhất của cái đẹp, của cái gì đó sâu sắc, đặc biệt là trong văn chương. Điều này thật đúng với tập truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011). Nhà văn đã không câu nệ sự bay bổng khi đặt những tựa truyện thoạt nghe có vẻ rất bình thường: Tháng Bảy, Chuyện hồng, Hoa muộn, Mưa rơi, Người có học, Si tình, Có con, Có vợ, Nhật ký

Đọc thử vài dòng đầu mỗi truyện, ta dễ nghĩ những truyện ngắn này tẻ nhạt. Nhưng chớ coi thường! Những truyện ngắn cô đọng đó bày ra đầy đủ những tâm trạng của tuổi trẻ, độ tuổi mà tâm hồn nhiều giông bão, độ tuổi mà “người ta điên đến mức nào, ngông cuồng đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, và người ta lại thích trả thù nữa chứ!” Đọc xong sách, tôi thầm nhủ, mình không hề lạc lõng, và mình sẽ sống và yêu… như sách.

Lần đầu tiên đọc Phan Thị Vàng Anh, thuở còn mượn sách ở thư viện tỉnh về đọc, trong tôi dậy lên những cảm giác lãng mạn: mơ về một không gian sống trong lành và xanh mát, với nếp sống bình dị, với vườn tược quanh nhà, với một khoảng sân trồng một loại cây ăn trái, một loại dây leo, những luống hoa; và ở đó, ta an nhiên đi lại, hít thở, hưởng thụ những giận hờn yêu ghét, ở đó ta “chơi rất nhiều mà học cũng rất nhiều” (Khi người ta trẻ).

Nếu chọn vài truyện hay nhất có lẽ sẽ phải kể nhiều. Những truyện tác động đến tôi nhất, là những truyện viết về chuyện yêu đương hẹn hò. Có lẽ chỉ từ chính kinh nghiệm của mình, nhà văn mới có thể miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, đặc biệt nhân vật nữ, tự nhiên, chân thực và đáng yêu đến mức khiến ta phải bật cười nhiều lần. Nhân vật tôi trong Sau những hẹn hò quen với một anh chàng đã có vợ, cô nàng không muốn ngồi sau xe anh nhưng cũng đành chấp nhận vì “tôi chợt thấy oán những thằng bạn trai hàng ngày của tôi, những người đã để tôi phải đấu trí trong những tối thứ bảy, chủ nhật, và đổ tội cho lòng căm tức, tôi đứng lên, bảo: “Đợi hai phút, em thay đồ!” Hai mẹ con trong Tháng bảy nói chuyện hóm hỉnh và thân thiết nhau như hai người bạn. Tính cách mâu thuẫn của người cô trong Khi người ta trẻ: “ngông nghênh mà lại rất sợ dư luận, kiêu căng mà lại rất tự ti.”

Nhiều lần đọc lại tập truyện, dễ hiểu vì sao tôi yêu thích tập truyện này và ngưỡng mộ tác giả. Tôi luôn bắt gặp tâm trạng mình trong rất nhiều trang viết. Tôi thích thú trước những câu nói, suy nghĩ thật thà và hóm hỉnh của nhân vật. Chúng đại diện cho nhiều tuổi trẻ, trong đó có tôi. Tâm trạng của ta khi yêu đây, kiểu lý luận của ta lúc trẻ đây, cái bồng bột bướng bỉnh lúc mới yêu đây!… Như nhân vật tôi trong Một ngày, vì một phút ngẫu hứng chạy xuống Long Xuyên, quê hương của người yêu nhưng chẳng dám tìm đến nhà, rồi lúc về lại tự trách: “… không thể ngờ có một người xuống đây chỉ để nhìn nơi anh sống, giống như một cuộc sưu tầm tư liệu để cho sự nhớ nhung được phong phú hơn.” (Một ngày); tâm trạng cô gái giận dỗi muốn chia tay khi người yêu trễ hẹn: “Em nằm xuống, vạch ra ngay trong đầu một kế hoạch sống mà không có anh, một đời sống gần như là tu hành, có điều, không có vị thần nào để em thờ phụng cả…” (Si tình); khi người yêu sắp ra trường: “… Chiều chiều, đạp xe ngang ký túc xá, tôi nhìn nó như nhà của mình dù chưa chắc anh coi nó như nhà của anh…” (Nghỉ hè)

Nhân vật trong truyện của nhà văn thường là nữ, trẻ tuổi, còn là sinh viên hoặc mới ra trường, có bề ngoài vừa bình tĩnh hồn nhiên vừa mạnh mẽ tinh nghịch, có cả sự bốc đồng của tuổi trẻ. Họ yêu đương, hẹn hò trong những khung cảnh của mình, sân trường, lớp học, quán cà phê, và ngay ở nhà – những ngôi nhà vườn yên bình. Họ khổ sở khi thói mộng mơ và sự thông minh hiểu đời của mình (hay chính tác giả mới thông minh) đi song song nhau. Chính 2 điều này làm họ nghiêng ngả giữa tình cảm và lý trí, lúc thì chạy một mạch theo con tim, lúc thì khựng lại cân nhắc, để rồi mâu thuẫn và hơi “điên điên”.

Đọc Phan Thị Vàng Anh, tôi thấy nể phục một điều. Những con chữ bình thường được xếp cạnh nhau tạo thành những câu văn đẹp, ngắn gọn, đúng tâm lý, không hề ra vẻ kiều diễm, điệu đàng của văn chương thường thấy. Và nhiều câu như thế tạo thành từng câu chuyện gần gũi, thực tế, có khi chỉ để giải bày tâm trạng, một tình huống khó xử, có khi lại chuyển tải thông điệp:

“… Những người yêu nhau thật không phải đi chơi nhiều như tụi mình. Họ ngồi ở nhà luẩn quẩn bên nhau, người hài lòng với ngay cả điều đơn giản nhất là người đang hạnh phúc nhất…” – Mỗi năm chỉ có một ngày

 

Quốc Trương

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

28
Featured image: Sir Gottfried Kneller

 

[themify_box style=”orange rounded” ]Isaac Newton (1642-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh.[/themify_box]

Ba định luật về cơ học của Newton có thể phát biểu như sau:

Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều.
Định luật 2: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật:

Định luật 3: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.

Những phát biểu về ba định luật này được trích trong SGK Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao, các phát biểu khác về ba định luật của Newton cũng có nội dung tương tự.

Vậy câu hỏi đặt ra là triết lý cuộc sống nào chúng ta có thể rút ra được từ ba định luật trên, ban đầu có thể chẳng có một sợi dây nào liên quan giữa triết học và ba phát biểu về chuyển động của vật rắn này, nhưng nếu suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra những sự trùng hợp đến kinh ngạc. Để có thể hiểu sự liên quan đó một cách logic, hãy lần lượt xem xét từng phát biểu.

Định luật 1

Hãy hình dung vật rắn mà phát biểu này nói đến chính là cuộc đời của chúng ta, đối với một số người, cuộc đời họ gần như đứng yên, đối với một số người khác, cuộc đời họ cứ mãi chuyển động thẳng đều, giống như một cuộc sống nhàm chán cứ diễn ra hàng ngày. Điều mà chúng ta có thể nhận ra từ định luật đó là, nếu bạn muốn thay đổi, nếu bạn muốn thoát khỏi con đường lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu bạn muốn thoát khỏi cái “vũng bùn” giữ chân mình tại chỗ, bạn cần một thứ gì đó gọi là “lực tác động”.

“Lực tác động” ở đây phải chăng chính là động lực, một loại lực vô hình có thể thôi thúc bạn, có thể giúp cho bạn đi nhanh hơn, cũng có thể khiến bạn đi chậm lại và rẽ vào một con đường khác, kéo bạn ra khỏi cái vùng an toàn do chính mình tạo ra. Điểm mấu chốt ở đây là, chỉ cần có động lực – sẽ có sự thay đổi.

Định luật 2

Nối tiếp theo những gì được nhận ra ở định luật 1, khi mà cái chúng ta đã có là động lực, là F, là những gì thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hành động.

m ở đây đại diện cho sức ì, cho sự trì hoãn, sự lười biếng của chúng ta trong việc làm những hành động đó; a là gia tốc, đặc trưng cho sự thay đổi, là những kết quả mà chúng ta đạt được.

Một nguyên tắc đơn giản đó là với một động lực, với một lực F không đổi: Nếu bạn càng trì hoãn, càng lười biếng, cố tìm ra lý do để thực hiện những hành động càng ít càng tốt, sự thay đổi của chúng ta sẽ tỷ lệ nghịch với sự trì hoãn đó, những kết quả đạt được sẽ rất ít, hầu như chẳng có gì thay đổi, và hệ quả là gì, chúng ta sẽ lại chán nản, m lại càng tăng và a lại càng giảm.

Nhìn theo cách ngược lại có thể sẽ dễ hiểu hơn, hành động càng nhiều, kết quả càng lớn; một điều thú vị là dù chỉ với một lực F rất nhỏ nhưng nếu m nhỏ tới mức dần tiến tới 0 thì sự thay đổi sẽ là vô cùng lớn mà chúng ta không thể nào biết được.

Định luật 3

Phát biểu thứ 3 có vẻ khá dễ hiểu, nó đơn giản chỉ là quy luật hai chiều của cuộc sống. Nếu bạn tác động tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật sự việc gì đó, cuối cùng cũng sẽ có một tác động tích cực hay tiêu cực tương ứng tác động vào bạn. Nếu bạn không chịu lắng nghe một người, đừng bao giờ mong người đó sẽ lắng nghe mình. Trong khi đang tìm kiếm về đề tài này trên mạng, tôi vô tình tìm thấy một nhận xét rất hay của một người nước ngoài có nickname RainersHQ trên trang web Wattpad, tôi xin để lại nguyên văn tiếng Anh như sau:

“…I’ve considered Newton’s third law for many years in regards to philosophy and humanitarian work. The word I seem to have difficulty with understanding is “opposite”. For example, according to the law, if someone were to do something viewed as “good” such as building a water well in Africa, providing clean water for a community of 300 people, the “opposite” action would be that 300 people somewhere else would not have clean water; or, perhaps when something “good” is done that the universe must balance itself with something “bad”. I am not proposing that people should do more bad so that we might have more good, but perhaps that both good and bad are merely illusions…”

Đoạn văn trên có thể được dịch đại khái là định luật thứ ba muốn nêu lên ý nghĩa của từ “trái ngược”, nghĩa là nếu như bạn làm một việc gì đó tốt như xây một đài phun nước ở châu Phi có thể cung cấp nước sạch cho một cộng đồng khoảng 300 người, thì hành động “trái ngược” có thể là ở nơi nào đó trên Trái Đất, 300 người khác sẽ không có nước sạch để dùng. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác là khi một việc tốt được thực hiện, vũ trụ sẽ tự cân bằng nó bằng một việc gì đó không tốt, và tác giả còn muốn nói lên rằng liệu ranh giới giữa việc tốt và việc xấu có thật sự tồn tại?

Lời nhận xét đó chỉ là một ý kiến cá nhân, nhưng vẫn có nhiều thứ đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là về sự cân bằng của cuộc sống, tìm ra được ý nghĩa của sự cân bằng đó có thể cần rất nhiều thời gian. Vì vậy việc của chúng ta có lẽ nên bắt đầu bằng định luật 1 và định luật 2, khi mà tự chính bản thân chúng ta cân bằng, chúng ta mới có hy vọng thu hẹp được những khoảng cách mà sự cân bằng của vũ trụ tạo ra.

Science and philosophy may be just the same, they are the way people think about everything around them. While philosophers try to give their opinions “subjectively”, scientists always find the most reasonable answer for everything.

 

Anonymous

Nếu bạn hoàn hảo để được tuyển dụng, thì bạn sẽ không được nhận!

4
Featured image: oelogon

 

Bạn đã bao giờ rời khỏi phòng phỏng vấn với một tâm trạng cực kỳ hứng khởi, nhưng lại liền bật khóc vài ngày sau đó vì nhận được thư thông báo fail mà không hiểu vì sao họ lại đánh trượt mình? Nếu bạn đã từng trải qua, hãy đọc thử bài viết này để kiểm nghiệm. Được dịch từ một bài viết của Marc Miller.

***********

Phù hợp một cách hoàn hảo cho một công việc

Tôi đã nghe đi nghe lại về việc một ứng viên cần hoàn hảo cho một công việc ra sao. Nhưng tôi ghét phải nói với bạn rằng, nếu bạn là hoàn hảo cho một công việc nào đó, bạn gần như đã đánh mất nó. Ồ, vậy sao? Vậy hãy bắt đầu từ quá trình nhà tuyển dụng tạo ra các bản mô tả công việc.

Mô tả công việc phần lớn được viết rất tệ. Giám đốc tuyển dụng sẽ sử dụng Internet, tìm kiếm những vị trí tương tự trên mạng và điều chỉnh nó cho phù hợp với vị trí đang tuyển. Họ có thể nhồi nhét tất cả mọi phẩm chất vào bản mô tả công việc, và điều này làm cho việc tìm một ứng viên phù hợp hoàn toàn là cực khó khăn.

Nếu bạn thông minh, bạn có thể điều chỉnh CV của mình để làm nổi bật lên những thành tích, kết quả, dự án bạn đã đạt được cho mỗi một trách nhiệm trong bản mô tả công việc đó. Khi một nhà tuyển dụng nhìn vào CV của bạn, họ có thể nhìn thấy dễ dàng những thành tích liên quan và lựa chọn thời điểm để gọi bạn đi phỏng vấn.
Thông thường, nếu bạn đạt 6/10 tiêu chí, bạn sẽ nhận được cuộc gọi. Nếu bạn đạt cả 10/10 tiêu chí, có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn overqualified và bạn có thể sẽ khó được gọi đi phỏng vấn.

Vòng phỏng vấn

Bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn bằng cách nghiên cứu kỹ công ty và giám đốc đương chức. Bạn vạch ra điểm chính yếu trong suốt buổi phỏng vấn và đơn giản làm bất ngờ nhà tuyển dụng với sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn có thể làm việc này một cách dễ dàng ngay cả khi nhắm mắt đi ngủ? Bạn bước ra khỏi phòng phỏng vấn và nghĩ rằng bạn đã hoàn thành xuất sắc nó. Sau đó chỉ còn là sự chờ đợi họ sẽ cho bạn một lời đề nghị? Bạn chờ đợi… chờ đợi và chờ đợi….

Bạn nói với bản thân: “Tôi hoàn hảo để làm nó. Tôi có thể có công việc này. Liệu ai có thể tốt hơn mình kia chứ?” Bạn hoàn hảo. Đó chính là vấn đề, sẽ không có gì cho bạn để học hỏi, ko có gì để bạn có thể trưởng thành.

Giám đốc nhân sự sẽ ngồi trong cuộc phỏng vấn, nói với bản thân anh ta/cô ta rằng, ồ đây là một ứng cử viên tài năng. Liệu họ sẽ trở nên nhàm chán trong vòng 6 tháng tới và rời bỏ? Liệu mình có nên chọn người trình độ thấp hơn và có thể trưởng thành theo thời gian, có thể trả họ ít hơn và có họ trong vòng 2-3 năm tới.

Nếu bạn hoàn hảo, sẽ không có cơ hội cho bạn học được gì. Tại sao bạn muốn một công việc ko phát huy kỹ năng của mình chứ?

Đây là thứ dễ gặp rắc rối. Có lẽ người được tuyển sẽ muốn trở lại quy mô nhỏ và chịu trách nhiệm ít hơn. Họ hoặc là hoàn toàn phù hợp cho vị trí này, nhưng liệu ai sẽ tin rằng họ sẽ không cảm thấy nhàm chán trong một vài tháng? Ồ! Nếu bạn thực sự hoàn hảo cho một công việc, thì bạn sẽ không có được công việc đó là điều chắc chắn nếu tôi là người phỏng vấn!

Thói ghen tỵ của người đời

32
Featured image: Discover Magazine

Ngày đi học, mình được nghe câu này “Nếu giỏi hơn ai đó chút xíu, họ sẽ ghen tỵ còn nếu giỏi hơn hẳn thì họ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ.” Nhưng từ giai đoạn giỏi hơn chút xíu đến lúc giỏi hơn hẳn thì biết đến bao giờ? Vậy có nghĩa là trong thời gian đó sẽ luôn bị sống trong sự ghen tỵ của người khác?

Chiều nay ngồi đọc sách, có bài viết tựa đề là Cái chết của Chu Du, trong đó có mấy dòng viết như này:

“Đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du, vì ghen tỵ với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kị, mang đậm màu sắc của văn hóa Trung Hoa. Các nước lân bang càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan…

Khi mạng xã hội ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn đăng lên tấm hình mới, hai đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ ba đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mắt. Không bấm Like, chỉ đọc.

Rồi một ngày anh bạn post trên đó nói vừa mất việc thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như: “Sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp” mà trong lòng thì ngược lại, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang..

Người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhóm người có chút ít tài năng không ai công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Trung Quốc ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ…”

Có lần 2 anh em ngồi nói chuyện, người anh kể với mình rằng anh đọc cuốn Năng đoạn kim cương, có một ý nói về con người, rằng nhiều khi họ không muốn người khác thành công. Ơ sao kì vậy? Rồi nhiều người có tài năng, dễ bị ghen ghét. Đành ra người xưa mới có câu “Ngu si hưởng thái bình”. Giống như con dao cùn, ai chả biết là để nó ở trong túi, nó sao đủ sức đâm rách túi, vì thế mà cứ yên ấm trong túi chẳng ai động vào. Nhưng con dao sắc lẹm, đặt vào túi ai cũng lo, ai cũng muốn loại bỏ ra ngoài.

Vậy nên, chả thế mà các cụ bảo “Đại trí giả ngu”, tính người đời vốn dĩ thích so sánh, thế nên khiêm nhường, che đậy vì thế mà ra đời. Làm người bình thường có cái hạnh phúc của người bình thường, bảo sao nhiều cao sĩ lại thích ẩn dật, sống với cái thú vui tao nhã.

Cũng chính câu chuyện đó mà nhiều người nói, có hạnh phúc thì đừng khoe. Ôi sao mệt thế? Hôm trước mình có đọc được câu: “Life isn’t fair, but still good.” Tạm dịch rằng cuộc sống vốn không công bằng, có lẽ có nhiều nghịch lý, đó là cuộc sống. Nhưng nó vẫn luôn tốt đẹp.

Câu hỏi lớn đặt ra! Thế làm sao để tránh được thói ghen tỵ của người đời? Ôi thì biết làm sao được, nhiều thứ ăn sâu vào văn hóa, thay đổi thì còn lâu, đành ra phải đổi từ mình trước. Học cách ghi nhận tài năng và hạnh phúc của người khác, học cách vui khi người khác vui. Không so sánh mình với bất kì ai, vì làm gì có cuộc sống của ai là giống nhau. Đó là những thứ có thể thay đổi về mặt tư duy.

Còn mặt khác, có thể đi theo nhiều trường phái khác nhau. Có những trường phái “Chân nhân bất lộ tướng”, lên mạng, vào facebook chẳng thấy gì cả ngoài cái ảnh đại diện. Có những trường phái nói không với mạng xã hội. Một số ít, lại thích với cái kiểu chỉ đọc, chỉ xem, không like, không comment, không viết stt. Đâu thì lại là phong cách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao.” “Khôn mà hiểm độc là khôn dại – Dại mà hiền lành ấy dại khôn.”

Suy cho cùng, viết thì lan man lắm, nghĩ thì cũng lan man lắm. Chắc chỉ còn cách là mình đi con đường mình thì mình không lăn tăn, không hối hận với quyết định của mình, và đặc biệt là không bao giờ có nếu hay giá như. Hai là không bao giờ suy nghĩ và so sánh mình với người khác. Ba là làm được gì hữu ích cho đời thì cứ thế mà làm, không phải nghĩ ngợi. Bốn là “tìm nơi vắng vẻ”, tránh “chốn lao xao”, đi tìm cái hạnh phúc riêng của mình mà thăng hoa cho sướng, mình biết, mình vui, mình hạnh phúc, thế là đủ rồi; không cần khoe mẽ, vì người đời lại có tính hay khoe, đặc biệt là khoe những gì người khác không có.

Chiều thứ sáu, sau buổi trưa làm đầy ý nghĩa cho chị em ở Alpha và TGM HN, lại ngồi đau đầu vì 2 cái bài tập lớn Hình sự và Ngân hàng, sao mà mấy ngày cuối tuần phải nghiên cứu hết 2 mảng đó, thôi thì chỉ còn giải pháp là tuyệt chiêu tập trung. Rồi khóa học cuối tuần này, nhân ngày 20-10, tự nhiên có cơ hội trên trời xuống, tri ân ngày phụ nữ, tạo giá trị cho cộng đồng, có 5 suất đậc biệt lớp 5 – 12, nếu học tôi tài giỏi chỉ phải đóng có 3 triệu đồng (mà bình thường toàn 4 triệu tư). Đấy ai quyết thì cứ lấy đó làm hạnh phúc mà thay đổi, chứ sao so sánh hay ghen tỵ được. Vì đó là lựa chọn của mỗi người.

Nhiều khi, tự tìm khoảng lặng cho bản thân, miên man theo dự án nào đó, tìm hạnh phúc nơi riêng mình, có khi lại hay. Chắc lại áp dụng như năm nay mình làm, cứ 3 tháng dùng Facebook, sau đó lại bỏ Facebook 1 tháng, vừa là đóng mình khỏi cộng đồng mạng, trải nghiệm đời thật, vừa là dành chiêu tập trung cho một cái project của bản thân.

“Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm”, thỉnh thoảng ta biến mất một thời gian đóng cửa facebook để mọi người đỡ thấy chán cái ông mèo suốt ngày viết mấy cái status lảm nhảm, linh tinh. Khi quay trở lại, hy vọng lợi hại gấp một phẩy hai để lại có cái mà viết, có thứ mà chia sẻ, có chuyện để cống hiến.

Nhớ những ngày…

0
Featured Image: Nguyễn Thị Thương

 

Những ngày cuối năm…
Bất chợt mong được đứng tựa trước hiên nhà
Ngắm nhìn khoảnh trời nhỏ mà bao la phía trước
Được nghe bọn trẻ nhỏ nô đùa ồn ào không dứt
Trong mùi khói nhạt âm thầm ôm trọn khắp không gian…

Là những ngày mong mẹ về sau những buổi chợ tan
Dáng hao gầy từ cuối con đường thênh thang hun hút
Cặm cụi đạp xe trong ánh hoàng hôn miệt mài xuôi ngược
Kéo ngày đi cho đêm xuống lạnh băng

Là những ngày được nhìn đứa cháu nhỏ chạy lăng xăng
Níu áo ông, túm ống quần bà mà ê a chỉ trỏ
Ánh mắt trong veo trước cuộc đời chất chồng bỡ ngỡ
Sẽ chẳng e sợ điều gì dù sóng gió bao nhiêu…

Là những chiều đi bộ cùng bố trên con đường đầy những cơn gió cuồng phiêu
Nghe bố kể chuyện đời, chuyện người
Nghe những khoảng lặng im đầy chiêm nghiệm
Rằng ngày mai rồi sẽ rực rỡ phép màu nhiệm
Dẫu ngày hôm nay có đen tối ra sao…

Là những buổi nấu ăn cùng chị từ hôm nảo hôm nao
Ngày chị chưa theo chồng gánh gồng những mưu toan cuộc sống
Cuộc đời này rộng…
Tìm đâu được hương bếp ngày xưa?

Con vẫn đứng tựa cửa mỗi khi nắng tắt chiều đưa
Nhưng là cánh cửa ở một khung trời rất khác
Nơi không có mùi khói chiều vương hồn man mác
Không có mẹ cha, chẳng có hương vị quê nhà…

Con muốn ôm trọn gia đình đi khắp đất trời bao la
Mỗi bước vững tâm biết rằng mình vẫn còn một nơi quay lại
Nơi dòng sông yêu thương bắt nguồn chảy mãi
Dẫu có lỗi lầm đau đớn đến bao nhiêu…

Là những ngày nắng rót cho sự sống phì nhiêu
Bố vẫn cặm cụi bắt sâu trong vườn và kể con nghe nhiều điều về cuộc sống
Cuộc đời này dẫu rộng…
Dù đi đâu con cũng nhớ những ngày…

 

Nguyễn Thị Thương
11:52, 7/12/2014

Nỗi sợ hãi chỉ là ảo ảnh

19

 

Featured image:  tiptoes-to-tatoos

 

Nỗi sợ là gì? Đó là cái cảm giác mà bất kỳ ai cũng có, khi tôi sợ hãi thì tim đập nhanh, máu dồn lên não, đỏ mặt, cảm giác bồn chồn, lo lắng. Và điều đâu tiên tôi nghĩ đến là bỏ cuộc, nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này.

Khi nhìn lại chặng đường đi của tôi cho đến ngày hôm nay và cách để mình trưởng thành hơn là cách bước qua nỗi sợ của bản thân mình. Có khó chịu cũng tiến tới. Cảm giác chỉ là nhất thời và một khi tôi quen với điều đó thì nỗi sợ không còn nữa.

Theo tôi nghĩ thì ai cũng đều có “tuổi thơ dữ dội” cho riêng mình, và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn lại khoản thời gian ấy tôi càng học hỏi nhiều hơn từ cái bản năng đó. Đó là những giá trị mà khi lớn lên con người đôi khi đánh mất đi bản năng mạnh mẽ đó.

Bạn có sợ khi nhảy xuống sông, nước ngập đầu và không biết bơi?

Bạn có sợ trong những lúc dò bài trên lớp và không có một chữ trong đầu?

Bạn có sợ khi những lần mở tài liệu lúc kiểm tra và bị thầy cô phát hiện?

Bạn có sợ khi đốt tổ ong và bị ong đốt?

Bạn có sợ khi bị rắn độc cắn?

Bạn có sợ khi những lần tai nạn và thoát chết?

Bạn có sợ khi những lúc trộm trái cây và bị chủ nhà đuổi?

Bạn có sợ khi những lần đi qua nghĩa trang vào những lúc trời tối?

Bạn có sợ khi làm mất xe.

Bạn có sợ khi đốt lửa và gây ra cháy nhà?

Đó là những nỗi sợ mà tôi đã trải qua khi còn nhỏ.  Và với sự thơ ngây của tuổi thơ, tôi cứ xông tới. Đến bây giờ khi đã lớn, những nổi sợ khác đang tiếp tục chi phối tôi. Nếu lúc nhỏ mặc dù sợ hãi vẫn lao tới thì bây giờ tại sao chần chừ. Có một sự so sánh ở đây. Và để giải thích cho việc này, tôi nghĩ rằng khi lớn lên, ai cũng vậy, trải nghiệm nhiều hơn, gặp nhiều nổi đau hơn, khi làm một việc gì thì luôn cân nhắc, suy tính, liệu việc đó có “bị đau đớn” không? Chính những điều đó cản trở chúng ta, ngăn cản chúng ta hành động.

Khi nhìn nhận được việc đó, tôi  cảm nhận tất cả những nỗi sợ đó chỉ là ảo ảnh. Nó không tồn tại, đó là tưởng tượng của mình. Con người sống phải có mục tiêu, tôi đã có mục tiêu của mình, hành động mặc kệ sợ hãi nó sẽ giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nỗi sợ thất bại sẽ biến mất, tôi sẽ biết cách học từ thất bại và đứng lên.

Thất bại chỉ là tạm thời nhưng bỏ cuộc là mãi mãi

Khi làm một việc đúng đắn, và tôi gặp thất bại tạm thời, tôi biết rằng đây không phải thua cuộc, đây chỉ là những phản hồi cho hành động của  tôi, điều đó có nghĩa là có vấn đề nào đấy trong cách thức làm việc của tôi, thất bại tạm thời là một nỗi sợ, và để vượt qua nỗi sợ đó chỉ có tôi mới làm được. Chỉnh sửa lại kế hoạch và tiếp tục hành động, tiến lên dù sợ hãi, và chắc chắn sẽ đến lúc tôi thấy được nỗi sợ hãi là chất kích thích cho tinh thần của tôi. Nghĩ đến những nỗi sợ khi còn nhỏ và đã làm những gì để vượt qua nó – đó là cách giúp tôi luôn hành động và vượt qua những nỗi sợ của mình. Còn bạn thì sao?

“Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim.”

— Steve Jobs

Cái mất đáng sợ nhất ngày nay

12
 Featured Image: Richard Gaston

 

Chắc không cần bàn luận nhiều, ở xã hội thời buổi bây giờ, đa phần mọi người sẽ đều có chung quan điểm mất điện, mất nước, mất net là những cái vô cùng khó chịu.

Mất điện thì hiển nhiên rồi, bây giờ mất điện thì cuộc sống về đêm sẽ thế nào? Rồi thậm chí có cả những nơi 100% là phải dùng điện, không có điện là mọi công việc được dừng lại ngay lập tức. Mất điện thì sao sinh hoạt, giải trí, vui chơi được. Ôi, thật đáng sợ.

Mất nước thì sao? Không có cái sự khó chịu nào bằng việc mất nước. Cách đây không lâu, có một thời gian mình nghe nói đường ống dẫn nước sông Đà mới bị vỡ có lần thứ chín, 70,000 hộ dân bị cắt nước, thế thì sinh hoạt tính sao? Khi mà thế giới càng hiện đại, mấy ai không sợ bẩn. Mất nước, ôi cũng thật ghê gớm.

Mất net thì thế nào? Chao ôi, cái cảnh xã hội “goai phai” “sờ mát phôn” mà không có internet hay 3G thì chắc đời sống tinh thần của giới trẻ bị chao đảo mất. Nào là vào mạng xã hội, nào là cập nhật thông tin, nào là thế nọ, nào là thế kia. Một ngày mà không được lướt facebook cập nhật trạng thái thì khó chịu còn hơn cả người bị ốm. Bảo sao có người nói mười ngày mất nước còn không khó chịu bằng một ngày mất net.

Thế nhưng, mất 3 cái đấy có phải đáng sợ nhất không?

Mất điện. Cuối thế kỷ 19 mới diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật điện. Ngay cả Edison cũng phải vật lộn với gần 10,000 thất bại để tìm ra được vật có thể thay thế đèn dầu. Ngày xưa, học là đèn dầu, học là nến, thậm chí là chỉ học, làm việc ban ngày. Vậy sao nhiều công trình, nhiều tác phẩm kinh điển vẫn ra đời?

Mất nước. Bây giờ cuộc sống dựa chủ yếu vào nước máy và có đập thuỷ điện. Nhưng đi về các vùng quê, có nhà nào là không có một cái giếng, một bể nước mưa đâu, thậm chí ngày trước cái thời mà vệ sinh môi trường được đảm bảo, trẻ con còn lấy việc tắm sông làm thói quen sinh hoạt. Vì sao họ vẫn vui, vẫn khỏe, vẫn tồn tại?

Còn net thì hiển nhiên là chuyện xưa nay hiếm, thế giới mới bị làm phẳng thôi chứ trước đây gửi thư là gửi qua chim bồ cầu, người đưa tin, chứ lấy đâu ra chuyện gửi mail. Báo có giặc đến là dựa vào những cột khói, truyền tin đều phải qua sứ giả. Không có net, sao các triều đại vẫn luôn luôn được vận hành?

Vậy câu hỏi, có và không có 3 thứ ấy, ai hạnh phúc hơn ai?

Câu trả lời là còn tuỳ. Chỉ xin nói một điều, đó là những thứ đang có hiện tại, nó tạo ra một cuộc sống chất lượng nhưng không có nghĩa là nó không thể thay thế và cũng không có nghĩa là nó thay thế được tất cả mọi thứ. Người ta có thể giàu có để tạo ra những thành phố lung linh về đêm, nhưng không thể không thay thế được việc con người vẫn phải có những khoảng thời gian nằm ngủ mỗi ngày. Người ta có thể xây bể nước hàng chục mét khối nhưng không ai cả ngày nằm mãi trong nhà tắm được. Người ta có thể vào net 24/24, ở mọi lúc và mọi nơi, nhưng có những chuyện thế giới ảo thì không bao giờ thay thế được trải nghiệm của cuộc sống thật.

Vậy mất cái gì là đáng sợ nhất?

Mất niềm tin, mất tiền, mất sức khoẻ, mất đi các mối quan hệ, mất chính bản thân mình (chết),… Liệu đó có phải những thứ đáng sợ nhất hay không? Triết lý cuộc đời là vô thường, vòng đời con người sinh lão bệnh tử. Ai cũng thế, cũng cất tiếng khóc chào đời, trưởng thành, già yếu rồi lại quay trở về với cát bụi. Thế hoá ra chẳng có gì là đáng sợ cả. Vậy có chăng việc đánh mất đi cuộc sống ý nghĩa mỗi ngày mới là đáng sợ nhất.

Đánh mất đi nụ cười lúc cuộc sống khó khăn khi mình hoàn toàn có thể luôn mỉm cười. Đánh mất đi nét đáng yêu và sự khoan dung lúc chia tay một mối quan hệ khi mình hoàn toàn có thể cư xử lịch thiệp và trao đi yêu thương với những người xung quanh. Đánh mất đi sự nỗ lực và chiến đấu đến cùng lúc gặp thất bại khi mình hoàn toàn có thể vui vẻ và tự hào với những gì đã nỗ lực. Những thứ đó, liệu có nhất thiết phải đánh mất đi?

Hoá ra đánh mất những thứ mình có trong người và chẳng ai có thể lấy đi được của mình, ấy mới là điều đáng sợ nhất.

 

Đỗ Việt Cường

Bệnh viện trong tôi là

4
Featured Image: Lawrence Sinclair

 

Bạn đã bao giờ ốm chưa? Chắc là “rồi”.

Ốm đến mức phải nằm viện? Chắc cũng “rồi”.

Nhưng nằm viện nhiều đến mức thấy thân thuộc như ở nhà kia? Chắc là “chưa” hoặc “không bao giờ”.

Tôi thì có cái “may mắn”ấy rồi. Vì thế tôi muốn chia sẻ một góc nhìn của mình về bệnh viện.

Nói đến bệnh viện ai chẳng sợ (trừ khi là người phải làm việc ở đó). Tôi cũng vậy. Sợ lắm, sợ vô cùng! Sợ đau này, sợ tình trạng chật chội, mất vệ sinh, sợ tốn kém tiền bạc, sợ người thân vất vả vì mình. Những điều ấy thì ai cũng biết  nên tôi cũng không muốn đề cập lại. Điều tôi nói đến ở đây là những xúc cảm của một bệnh nhân khi nằm viện, tất nhiên chỉ hoàn toàn mang tính cá nhân.

Bệnh viện trong tôi trước tiên là niềm hy vọng. Niềm hy vọng của tất cả những ai có bệnh. Chẳng thế mà có hẳn một bệnh viện to đùng mang tên Hy Vọng. Lúc khỏe mạnh thì không ai muốn nghĩ đến nó nhưng lúc đau ốm thì nó sẽ là hình ảnh đầu tiên hiện ra trong óc bạn. Và thật bất hạnh cho những ai vì một lý do nào đấy không được đến khi cần đến.

Điều đáng sợ nhất của những người đi viện lúc này không phải là sợ những nỗi sợ như ở trên đã nói mà chính là sợ cái lắc đầu bó tay của bác sĩ. Nếu bạn bị bệnh nhẹ, chỉ cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ là trước sau gì cũng khỏi thì cái ý bệnh viện là niềm hy vọng của tôi có thể rất mờ nhạt, mờ nhạt đến mức bạn cảm thấy khó nhận ra. Nhưng với những người bệnh hiểm nghèo, nan y thì đến bệnh viện là gửi vào đó tất cả cuộc sống, niềm tin, hy vọng của mình. Hy vọng ấy tuy mong manh nhưng vẫn sung sướng gấp bội phần việc không có gì để hy vọng.

Hy vọng ấy dẫu có phải chờ đợi đến khắc khoải mỏi mòn thì vẫn hạnh phúc gấp vạn lần người đắp chiếu nằm nhà chờ thần chết mang đi. Vì thế cứ được nằm viện là thấy đời mình có chút tia sáng rồi, không được nằm viện mới là nỗi đau khổ, hoang mang tột cùng. Điều gì sẽ đến trong những ngày sắp tới đây, bệnh tật sẽ hành hạ mình ra sao, cái chết có đến ngay không hay còn kéo dài lê thê mãi… Bao nhiêu người đã khóc không thành tiếng khi bác sĩ bảo về thôi, ở đây cũng vô ích. Tôi chắc rằng lúc ấy mọi lời khuyên, mọi triết lý sống trên đời đều vỡ òa, sụp đổ.

Bệnh viện trong tôi còn là niềm hạnh phúc giản dị khi biết mình vẫn còn khỏe mạnh hơn nhiều người. Nếu ở nhà tôi sẽ không thấy được điều này, nếu đi ra đường thì lại càng không. Đã có lúc đứng lặng bên cửa sổ nhìn dòng người, xe cộ hối hả ngoài kia, tôi thầm thốt lên: “Trời ơi, sao cả thế gian này chỉ mình tôi mới ốm đau, khổ sở vậy.” Nhầm rồi, đến bệnh viện đi, đến viện bạn sẽ biết giá trị thực sự của mình.

Nhìn những người nằm trên giường như một xác chết, truyền dịch suốt ngày đêm, ăn bằng ống xông, đi tiểu bằng dây dẫn; nhìn những người mà nỗi đau thể xác dày vò không thể diễn tả hết bằng lời, bạn sẽ có cảm nhận thực sự, tận đáy lòng chứ không phải qua phim ảnh. Đôi lúc tôi khóc cho tôi, đôi lúc tôi khóc cho họ vì nhìn thấy chính tôi qua họ. Đôi lúc tôi thấy sung sướng vì mình thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật trong chốc lát. Những lúc ấy như có một tiếng chuông nhỏ ngân lên trong tôi khiến tôi sẵn sàng mỉm cười, trò chuyện với bất cứ ai, thậm chí sẵn sàng làm hộ ai bất cứ điều gì có thể.

Bệnh viện trong tôi còn là nơi mà ở đó tình yêu thương luôn hiển hiện.Vì mọi người đều bị bệnh hoặc có người nhà bị bệnh nên dễ đồng cảm với nhau hơn. Khi những bộ trang phục kiểu cách, lớp son phấn bề ngoài, hình thức, khách sáo, lịch sự, điệu bộ bị tướng đi, chỉ còn lại những thân hình ốm yếu, xộc xệch trong bộ đồng phục bệnh viện, người ta dễ nói chuyện với nhau hơn. Bằng chứng là người ta có thể chia sẻ một cái giường có đến bốn, năm nhân khẩu cùng sở hữu, người ta chờ cơm, nhường thức ăn cho nhau, người ta cảm thông, thấu hiểu bệnh tật của nhau. Ban đầu tất cả đều là người xa lạ nhưng nếu ở lâu bạn sẽ thấy một phòng bệnh cũng đầm ấm như một gia đình. Nếu ai đó đến ngày phải ra viện sẽ thấy lưu luyến, bùi ngùi lúc chia tay.

Những bệnh viện tôi qua, những bạn viện tôi gặp nhiều khi không biết tên là gì, gương mặt của họ có lẽ tôi cũng đã quên nhưng hành động của họ,lời nói của họ thì vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Bởi tất cả đều xuất phát từ sự quan tâm chân thành, từ tình cảm nguyên sơ giữa con người với một con người. Có khi tôi ra viện đã lâu lắm rồi vẫn có ai đó gọi điện hỏi thăm.  Như thế chẳng phải là tốt lắm rồi ư?

Lâu rồi, không “được” nằm viện nên tôi cảm hoài viết lại một vài dòng. Những ai sau này nếu “lỡ” phải một lần đến viện như tôi thì hãy quẳng bớt tâm lý sợ hãi để mở rộng lòng mình nhé.

 

Phương Liên