27 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 163

Thất nghiệp — Sinh viên Việt Nam hãy sử dụng 2 chiếc chìa khóa của mình

20
Featured image: Anna Vital

 

Tính đến hết quí 3 năm 2014, trên cả nước có hơn 174.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 16.8% số người thất nghiệp cả nước [1]. Con số đang dần tăng lên nhanh chóng sau mỗi kì các cử nhân khoát áo thụng rời xa giảng đường. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề đó?

Sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp

Khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, hầu hết học sinh của chúng ta điều không được quan tâm hướng nghiệp một các bài bản. Chương trình học còn nhiều bất cập và các cấp học chưa phân hóa được học sinh. Khiến các em dần dần đi theo con đường “học thầy trả thầy” để có được tấm bằng tốt nghiệp. Và điều kiện để các em chọn trường vẫn là điểm chuẩn của năm rồi của trường mà em muốn thi vào. Chúng ta vẫn có các chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh song các chương trình đó chủ yếu vẫn là tư vấn xem khả năng của em có thể vào được trường nào hay nguyện vọng 2 của em vào được những đâu.

Sinh viên Việt Nam chưa “học” thật sự

Sinh viên Việt Nam đang thật sự đang “đứng núi này, trong núi nọ” vì cứ mãi than vãn về “hệ thống giáo dục” không cho các bạn được trải nghiệm, không cho các bạn thực hành. Nhưng các hoạt động ngoại khóa có thì không tham gia, bảo là “cực”, “nắng”…….. Các tiết sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học thuật thì bảo là “nhức đầu”,”chổ đó cho tụi mọt sách đi”…..Rèn luyện kỹ năng thì các bạn bảo là “tốn kém, mất thời gian”….bla..bla… Ở đâu có cái chuyện không tham gia mà đòi trải nghiệm vậy các bạn sinh viên Việt Nam? Các bạn phải dám lao ra ngoài để làm thì các bạn mới có được những kinh nghiệm cho mình được chứ. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn từng nói rằng “Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lí thuyết.”  Thật sự chúng ta cần phải có những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thực tế để có thể làm được những việc lớn hơn. Việc nhỏ làm được thì việc lớn mới được làm là thế.

Làm tốt từng việc nhỏ cũng là học, học từ người xung quanh cũng là học, học trên internet cũng là học. Nhưng áp dụng một cách có hiệu quả kiến thức vào thực tế mới là Thực Học. Học là một quá trình dài và khó nhưng áp dụng nó vào việc làm, vào thực tế là một quá trình dài và khổ. Nhưng chính việc áp dụng vào thực tiễn sẽ giúp chúng ta có thêm nhưng kinh nghiệm và có thể sáng tạo ra nhiều các làm mới, nhiều kiến thức mới. “Học-Làm-Nghiệm-Ngộ-Dụng” là mô hình Thực Học theo tôi là khái quát nhất.

Nhưng học rồi, làm nhiều rồi mà không có việc làm thì sao?

Trên thế giới có một qui luật gọi là Qui Luật Gieo Hạt Giống. Qui luật đó phát biểu là “Khi bạn gieo một hạt giống và kiên nhân chăm sóc thì họa may mới có được kết quả.” Không phải những gì chúng ta làm điều chắc chắn có được kết quả như ý, đó mới là cuộc sống. Việc học cũng thế, khi chúng ta thật sự học và trải nghiệm thì sau những khó khăn và khi chiến thắng những khó khăn thì không có gì là đảm bảo chúng ta có được một việc làm cả. Nhưng khi gặp một trở ngại như không có việc làm chẳng hạn. Bạn cần xem lại chính bản thân mình xem. Bạn đã gieo và chăm sóc hạt giống của mình tốt chưa? Nếu bạn trả lời là Chưa thì xin bạn hãy thay đổi phương pháp, học hỏi các bậc thầy để gieo và chăm sóc hạt giống của mình. Hãy nhớ! Bây giờ hoặc không bao giờ! Còn nếu bạn trả lời là Có thì bạn hãy nắm chắc và sử dụng 2 chiếc chìa khóa sau đây.

Chiếc chìa khóa thứ nhất: Tinh Thần Khởi Nghiệp

– Chắc các bạn biết đến thương hiệu Cà Phê Trung Nguyên hay hệ thống Urban Station?
– Chắc bạn cũng biết đến Nguyễn Hà Đông hay Bùi Thị Phương?
– VinGroup và Masan Group bắt đầu từ hai bàn tay trắng?

Và còn rất nhiều người Việt tay trắng làm nên cơ đồ. Điều đó là một minh chứng hùng hồn về Người Việt Có Khả Năng Khởi Nghiệp. Có thể nói đất nước chúng ta “Trọng Trí” chứ không “Trọng Thương” nhưng tư duy đó đã và đang biến mất trong xã hội hiện nay. Các bạn sẽ sinh viên nếu ra trường không có việc làm thì hãy khởi nghiệp. Còn nếu không có thể là trong nước thì hãy ra nước ngoài. Cái quan trọng là bạn dám làm với tất cả nhiệ huyết của mình để có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Các bạn trẻ ngày nay và cả tôi chắc không lạ gì với Kênh 14, Kênh 14 là một ý tưởng khi tham gia Khởi Nghiệp với Kawaii. Nhưng sau này nó trở thành một thương hiệu lớn, có quyền lực rất lớn trong làng thông tin giải trí hiện nay. Hay Haivl.com trị giá 33 tỷ cũng chỉ bắt đầu từ anh chàng sinh viên FPT mà thôi. Tạm gác bỏ những góc tối sau những sản phẩm đó, tôi muốn nói rằng “Các bạn phải dám làm từ những cái nhỏ nhất, từ những ý tưởng điên rồ nhất một cách tốt nhất, chắc chắn bạn sẽ có được kết quả cho mình.”

Trong “máu” của tất cả chúng ta điều có “tinh thần khởi nghiệp”. Dù bạn ở đâu, là sinh viên thất nghiệp hay là nhân viên của một tập đoàn thì bạn hãy nổ lực nghiên cứu, nổ lực tìm tòi để tạo ra những sản phẩm mới, đón đầu xu thế. Khởi nghiệp không phải là một anh chàng Mark Zuckerberg ngồi “tu” ở phòng kí túc xá mà đó là sự nhìn xa trông rộng về tương lai và dám thực hiện ước mơ của mình. Hãy nhớ lấy quy luật gieo hạt giống và dấn thân.

Nhưng khi khởi nghiệp, gặp rất nhiều vấn đề, khó khăn thì làm sao?

Chiếc chìa khóa số 2: Tư Duy Giải Pháp

Nếu được gọi thì tôi gọi Tinh Thần Khởi Nghiệp là bước đi đầu tiên để mang lại cho người trẻ như tôi và các bạn một cuộc sống có ý nghĩa. Nhưng khi dấn thân vào những đam mê, những dự án kinh doanh thì chúng ta gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách. Khó lắm, làm sao để vượt qua?

Trong mỗi chúng ta đều có một tư duy tôi gọi là tư duy giải pháp. Cái đáng nói là tư duy của chúng ta chưa bị pha tạp bởi tư duy logic hay gì gì khác… Nhìn thực trạng giao thông chúng ta sẽ thấy, đường rất tắc nhưng có rất nhiều người leo lên lề để chạy. Hay trong thời kháng chiến chống Mỹ, quân dân ta đã mưu trí để tìm ra cách đánh địch một cách hiệu quả và giành chiến thắng. Bất kì khó khăn chúng ta điều có giải pháp, những giải pháp tình thế có, khôn ngoan có. Nhưng để đạt được hiệu quả chúng ta phải cần đến những kỹ năng như sáng tạo,phương pháp ra quyết định hiệu quả….. Có được thế chúng ta phải thật sự Thực Học.

Tạm kết

Là người Việt Nam ai cũng tự hào về dòng máu mình đang mang. Là trung tâm của thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng nay chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang hơn các nước Châu Phi và 2 anh bạn láng giềng của mình. Nhìn Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông….. chúng ta khác gì họ sao họ lại hơn chúng ta nhiều đến thế? Cùng là quốc gia theo Đạo Nho, ăn đũa, da vàng, mũi tẹt sao mà họ đi xa chúng ta quá xa đến thế?

Trách nhiệm mang đất nước Việt Nam đi lên là của chính người trẻ chúng ta. Đừng trông chờ vào một sự thay đổi viễn vông, chúng ta hãy bắt đầu từ sự thay đổi từ trong chính con người mình. Hãy đánh thức những giá trị tiềm ẩn bên trong chính bản thân và nắm chắc lấy 2 chiếc chìa khóa mà ta đang nắm. Hãy Thực Học và Thực Nghiệp để tương lai của chúng ta không phải là ngày hôm nay.

 

Lê Trường An

 

Khi tuổi trẻ bị đánh cắp

92
Featured image: Vin Diesel

 

Khi tuổi trẻ không còn là tuổi trẻ

“Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon. Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao? Tại vì họ đã nhầm, một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình… già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa.”

— Alan Phan

Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành. Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…

Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy. Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi. Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.

Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ. Tuổi trẻ chúng ta sao không chỉ không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Thử hỏi có đáng buồn không?

Alan thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam như ông già, tôi thì thất vọng khi tuổi trẻ Việt Nam toàn là con nít, gần như đụng cái gì cũng không biết, không thể quyết định, không thể này, không thể kia, sợ hãi này, lo lắng nọ. Văn hóa, nếp sống, tư duy của chúng ta đã khiến cho bao thế hệ trẻ ném bay tuổi trẻ của mình vào sọt rác không hề thương tiếc như thế. Một lần nữa, thử hỏi có đáng buồn hay không?

Chung quy thì, dù quá già hay quá trẻ cũng vậy thôi, dường như thế hệ trẻ của chúng ta cũng đang tự đánh mất mình, đánh mất cái thời tươi đẹp nhất của cuộc đời mình. Hoặc là, chúng ta không đánh mất, nhưng, tuổi trẻ của chúng ta đang bị ai đó trộm đi.

“Tình yêu” khiến tuổi trẻ chúng ta chết dần

Ai ăn trộm tuổi trẻ của chúng ta: văn hóa, truyền thống, giáo dục, tư duy, truyền thông? Tất cả những thứ đó chính là một phần nguyên nhân gián tiếp khiến cho tuổi trẻ của chúng ta chậm tiến, ù lì, thụ động và đi sau thời đại như hiện nay. Nhưng, còn một lý do to bự không thể không nhắc tới, chính là yếu tố gia đình, mà cụ thể hơn, chính là những bậc phụ huynh thân yêu, là những người trực tiếp lấy trộm đi tuổi trẻ của chúng ta, một cách không thương tiếc nhưng họ sẽ chẳng bao giờ chịu thừa nhận cả.

Phụ huynh lấy trộm đi những gì tuổi trẻ đáng được hưởng, lấy trộm của con cái những năm tháng tuổi thơ đầy ắp tiếng cười bên bè bạn, bên những trò vui chơi dân gian. Và nhồi vào đó những buổi học lê thê trường kỳ từ sáng sớm tới tối mịt, hết học thêm lại học kèm, hết học chính lại học phụ. Nhìn thế hệ thiếu nhi bây giờ bị bắt học quá nhiều thứ mà tôi cảm thấy mình thật may mắn làm sao khi được trải qua một tuổi thơ đúng nghĩa, đầy ắp tiếng cười và những trò vui một thời ngây dại.

Phụ huynh lấy trộm đi khả năng tự lập của chúng ta

Tôi thường thấy mọi phụ huynh đều hối hả vội vàng chạy đến bên đỡ con mình dậy khi chúng vấp ngã, dù cho cú ngã rất nhẹ nhàng.

Tôi thường thấy những người mẹ bón cơm cho con dù đứa trẻ đã đi học tới lớp 1, mặc cho chúng từng cái áo cái quần, luôn đeo giúp cái cặp sách hay balo dù chúng dư sức làm việc đó.

Tôi đã thấy người mẹ quỳ trên sàn xỏ giày cho cậu con trai lớn tướng đã học tới cấp 2.

Tôi đã thấy những người mẹ lấy cho cậu con trai lớn tướng của mình từ đôi vớ, cái áo mưa mỗi khi cậu ra ngoài, miệng không ngừng dặn dò những việc cỏn con như thể cậu ấy đang ra mặt trận.

Tôi đã thấy những người mẹ nhất định không cho con mình làm việc nhà, dù nấu cơm hay rửa chén, tất cả cứ để đó cho mẹ. Và chẳng ngạc nhiên, những người con này luôn luôn tự hào, sau tự hào là tỏ lòng yêu thương mẹ, và tất nhiên, sau yêu thương là nghe lời mẹ dặn, không cần làm gì hết.

Tôi đã chứng kiến những bậc cha mẹ kiên quyết bắt con mình phải mua chiếc áo này, phải đăng kí vô trường nọ, phải theo ngành này, phải làm việc nơi kia

Khủng khiếp hơn nữa, tôi còn biết những phụ huynh còn muốn can thiệp tới cả việc kết hôn và sinh con đẻ cái của các con nữa, rồi can thiệp tới từng quyết định nhỏ nhất trong gia đình riêng của con cái… Rất rất nhiều những trường hợp như thế. Và phần lớn, những đứa con chỉ lẳng lặng nghe lời, ý kiến của chúng, kế hoạch của chúng chẳng có kí lô trọng lượng nào trong mắt cha mẹ cả.

Rốt cuộc, tuổi trẻ Việt Nam không phải không có chính kiến, chỉ là chính kiến của họ hoàn toàn bị lờ di, bị cười nhạo và thậm chí là bị đè bẹp không hề thương tiếc. Bởi ai, bởi văn hóa và truyền thống ư? Không, đó chỉ là gián tiếp, mà trực tiếp, bởi chính bậc cha mẹ của mình. Họ đã công khai đánh cắp sự tự lập của thế hệ trẻ Việt Nam như thế.

Phụ huynh lấy trộm cả ước mơ của chúng ta và nhồi lại vào đó ước mơ của chính họ

Ngày xưa với nỗi lo chiến tranh, nghèo khó, các phụ huynh không thể lo gì khác ngoài nỗi lo cơm áo gạo tiền và mạng sống. Họ bị cuốn đi mà không thể sống với ước mơ, nguyện vọng của mình dù chỉ một ngày. Năm tháng qua đi, nỗi lo cơm áo được xua tan, nhưng nỗi buồn về ước mơ còn dang dở khi xưa khiến họ không thể nào sống vui vẻ được. Và thế là, họ bắt con cái đi theo những ước mơ khi xưa còn dang dở của chính mình. Với ước mong qua đó họ sẽ được sống lại với ước mơ. Một bậc phụ huynh dang dở giấc mộng làm bác sĩ sẽ có khuynh hướng bắt con mình theo ngành bác sĩ, dù nó có muốn hay không. Một người mẹ ngày xưa lấy phải một ông chồng nghèo khổ, sống cuộc đời nghèo khổ nhất định sẽ ngăn cản con mình việc yêu thương những người nghèo khổ khác. Kinh điển nhất, những bậc phụ huynh chân lấm tay bùn với giấc mộng về một công việc làm công ăn lương nhàn hạ nhất định sẽ phản đối tới cùng ước mơ phục vụ ngành nông nghiệp của cậu con trai… Tất nhiên, họ có lý do của họ và ta không thể trách  được, nhưng vẫn cảm thấy buồn, làm sao để cho họ hiểu và tôn trọng quyết định của ta?

Tôi đồ rằng, nếu như hiện tại, giấc mộng công nhân viên chức – làm công ăn lương của các bậc phụ huynh ngăn cản khao khát kinh doanh, lập nghiệp của các bạn trẻ thì, tương lai, những bạn trẻ này khi làm phụ huynh, nhất định sẽ muốn con cái mình theo nghiệp kinh doanh và o ép chúng đi vào con đường đó, vì đó là con đường ngày xưa ta đã chọn mà không được thực hiện, ta cho nó là đúng, là hay, và rồi ta lại sẽ phản đối ngay cái ý tưởng được làm việc trong môi trường nghệ thuật hay tu hành của con cái mình. Có thể lắm chứ, cha mẹ nào mà không muốn con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Con cái nào mà không muốn được mang tiếng là có hiếu. Thế rồi những tính từ đó đã hoàn toàn làm chủ cuộc sống của ta, không cho phép ta được sống cuộc sống của mình nữa. Trong 1000 lời cầu nguyện cha mẹ dành cho con cái, tôi nghĩ chắc có đến 999 lời cầu nguyện con cái nghe lời mình. Vâng, các phụ huynh ít khi cầu cho con cái đạt được ước mơ của mình, được hạnh phúc hay có ích cho đời. Các bậc phụ huynh chỉ cầu cho con cái ngoan ngoãn nghe lời mình là đủ.

Tình yêu thương các phụ huynh dành cho con cái mình, là vô bờ bến, vô điều kiện và bất khả dừng. Nhưng cũng chính tình yêu đó, lại đang kềm hãm sự bùng nổ của thế hệ trẻ, chính tình yêu đó đang cố kiểm soát cuộc sống của chúng ta, khả năng của chúng ta, tương lai và sau cùng là cả cuộc đời ta. Một thứ tình yêu to lớn nhưng chưa đạt tầm vĩ đại. Chưa thể vĩ đại vì nó vẫn còn mang đậm tính ích kỉ cá nhân, không thực sự vì con cái như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ.

Hãy mạnh mẽ giành lại tuổi trẻ đi thôi

Còn các bạn trẻ, nếu như các bạn muốn sống đúng với ý nghĩa của từ tuổi trẻ, thì, trước tiên, các bạn phải học tính tự lập. Đừng tự hào vì được ba mẹ lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, từng cái vớ, cái lược đến cái quần con. Đừng huênh hoang vì gia đình có điều kiện hơn người. Đừng tự đắc vì đã có sẵn một vị trí công việc được lo lót, vì một vài căn nhà, sổ tiết kiệm đứng sẵn tên… Tuổi trẻ của bạn, phải ý nghĩa hơn những thứ đó. Giá trị của bản thân mỗi người, là từ những gì chính họ tạo ra cho mình, cho đời. Hãy luôn tâm niệm điều đó.

Với những bạn trẻ gia đình không có điều kiện, hay thậm chí là thua kém bạn bè, hãy ngừng ngay than vãn, hãy ngừng ngay oán trách. Và hãy mau tìm cách đưa bản thân và gia đình thoát khỏi những điều kiện xấu đó. Hãy nhận trách nhiệm về phần mình và tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm, có thế tuổi trẻ mới không bị phí hoài.

Đặc biệt, nếu như bạn có một ước mơ, một hoài bão, một kế hoạch. Mà kế hoạch đang bị cản trở bởi chính phụ huynh của mình. Hãy tìm cách thuyết phục họ, bằng những quan niệm thời đại và nhất là bằng chính những hành động thiết thực của bản thân. Hãy tỏ cho phụ huynh thấy bạn là người trách nhiệm, là người tự lập. Đôi lúc bạn cũng cần mạnh mẽ để giành lấy tuổi trẻ cho chính mình, nhưng hãy cam kết làm mọi thứ chứng minh cho phụ huynh thấy rằng bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Bạn làm được không?

Tuổi trẻ không chỉ là trẻ tuổi

Tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết. Nhưng chính các phụ huynh bằng tình yêu, trên danh nghĩa tình yêu, đã lấy cắp tuổi trẻ của chúng ta như thế. Và chúng ta, hãy đứng lên, dành lại tuổi trẻ cho chính mình. Đi đến nơi cần đi, làm những việc cần làm, chứng tỏ những giá trị của chính bản thân mình thay vì trở thành giá trị mà các phụ huynh mong muốn. Hoặc, nếu có thể dung hòa được giá trị của cả hai bên, là tốt nhất.

Tất nhiên, tôi viết những điều này không phải vì xem thường hay phủ nhận tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con cái. Tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng, tuổi trẻ Việt Nam trở nên thụ động, yếu ớt, lệ thuộc như ngày hôm nay. Chính các bậc phụ huynh phải nhận một phần trách nhiệm. Qua đó, ước ao sao họ có thể gỡ bỏ bớt những thành kiến và tư duy cũ kĩ của những thời đại trước, đừng áp nó lên con cái mình quá nhiều như hiện nay nữa.

Nếu bạn có một gia đình tư tưởng thoáng đạt với cha mẹ tâm lý, chỉ định hướng chứ không áp đặt. Một gia đình cho phép và tạo điều kiện cho bạn làm điều mình muốn, như cha mẹ tôi, thì bạn và tôi, chúng ta đang là những người cực kỳ may mắn. Vì còn biết bao nhiêu bạn trẻ ngoài kia, đang phải ngày ngày lầm lũi đi trên những con đường họ không hề chọn, làm những việc họ không hề muốn làm, mỗi ngày, mỗi ngày, chỉ để làm vui lòng các bậc phụ huynh. Sự thật là rất rất nhiều những người xung quanh chúng ta đáng phải sống như thế. Thật phí hoài tuổi trẻ. Thật đáng tiếc.

Thôi không than nữa, hãy mau tìm cách đi, tìm cách giành tuổi trẻ lại cho chính mình.

 

Phi Tuyết

 

 

“Làm Việc Nước” hay Bán Nước?

132

Rap Việt vẫn luôn là đứa con hoang, đứa con rơi, đứa con nuôi, nếu đem so nó với âm nhạc thị trường và âm nhạc chính thống tại Việt Nam. Mọi thứ thuộc về dòng nhạc này đều đi ngược lại thuần phong mỹ tục và quan niệm sống trên mảnh đất hình chữ S. Điều gây kinh ngạc và khó chịu nhất đối với các bậc phụ huynh, nhà trường, chính quyền và xã hội đó là việc nhạc rap ca ngợi cái tôi, khích lệ sự phản kháng, tôn vinh những tên tội phạm đầu đường xó chợ và khuyến khích người nghe phá vỡ mọi luật lệ! Chẳng ai ở đây, trên mảnh đất của nho giáo, nơi con người có tôn ti trật tự, biết trên biết dưới, trung thành với Đảng và nhà nước, muốn con em mình trở thành những kẻ hư hỏng, xăm hình, ăn mặc hở hang, bợm nhậu, hút hít, tình dục, cờ bạc, bạo lực…

Thế nhưng bằng cách nào đó, nhạc rap đã ăn sâu vào máu nhiều cô cậu mới lớn!? Phải chăng những quy tắc, luật lệ của gia đình, chính quyền và nhà trường, khi được áp đặt một cách quá nghiêm khắc, sẽ tạo nên một nhà tù tinh thần, nơi đó có những người trẻ muốn vùng vẫy để tìm thứ giải phóng tâm hồn họ? Nhạc rap chắc là một phần của sự giải phóng đó.

Tưởng như nó sẽ chỉ mãi là một dòng nhạc cho đám trẻ con bụi đời hư hỏng nghe, nhưng không, nó trở nên cái gì đó có vẻ nguy hiểm hơn nữa. Tôi tình cờ thấy đứa cháu đăng status trên facebook về một bài nhạc tên là Làm Việc Nước. Tò mò, không hiểu đám rapper “làm việc nước” kiểu gì, tôi click vào xem. Xem lần đầu thì chỉ thấy một đám loi nhoi quậy phá, hút hít, gái gú hở hang, chửi đời chửi người và ra vẻ ta đây. Tên bài nhạc và lời nhạc chẳng ăn nhập gì cả. Hỏi đứa cháu xem nó thấy cái này có gì hay thì nó bảo cái này ẩn dụ lắm phải nghe nhiều mới hiểu được. Chịu khó xem đi xem lại, suy ngẫm về ca từ và cách dàn dựng clip, thì tôi vỡ lẽ ra. Video clip bài nhạc này như một trái hành tây vậy, quá nhiều lớp nghĩa, và rát bỏng cả mắt.

Có phải chỉ trẻ con hư hỏng, hay là người lớn cũng hư hỏng? Cụ thể hơn, những người lãnh đạo đất nước ta có hư hỏng? Việt Nam là một trong những nơi có tỉ lệ tham nhũng cao nhất thế giới. Giới lãnh đạo là những vua chúa thời hiện đại, với của cải đất đai ít ai bì kịp. Thông tin về những buổi ăn chơi trác táng của đám con ông cháu cha chắc chỉ là một phần nổi nhỏ của tảng băng thác loạn. Thằng con chơi như thế thì các ông các bác chơi cỡ nào? Tiền của đó từ đâu ra?

Xin thưa, từ thuế của nhân dân. Từ tiền hối lộ quà biếu mỗi lần có ai xin xỏ việc gì. Từ việc ăn chặn, bòn rút thi công, khiến mặt đường hư hỏng, cầu cống sập đổ, gây cản trở giao thông và thiệt mạng bao nhiêu người. Từ tiền bán đất đai biển đảo của tổ tiên cho đám giặc Trung Quốc. Ngay trong nội bộ cũng có sự tranh giành quyền lực và chia phe, không khác gì ngày xưa Lê Duẩn giành quyền của Hồ Chí Minh.

Trong clip có nhiều chi tiết thú vị. Tất cả ca từ và cảnh quay đều ít nhiều liên quan đến “nước”. Có nhân vật bị ba người truy đuổi, bắt cóc, bịt mặt, trói tay trói chân. Đó phải chăng là con người Việt Nam đang bị chính giới cầm quyền của họ kiềm hãm? Lại có nhân vật tóc dài mang kính giấu súng dưới gầm bàn, có vẻ là cùng phe với người bị bắt, rút súng ra và hét lên: “Thật là nhục khi thằng nào đó bán nước! Tao thì không, tao đơn giản là làm nước.” Kẻ bị chửi là bán nước thì đeo đầy vàng bạc, đồng đội của hắn ta cũng mặc đồ tướng tá của Liên Xô cũ… Những cô gái trong clip đóng vai trò gì? Có phải chỉ đơn giản là khoe các phần của cơ thể để đánh lạc hướng dư luận và làm đầu óc của giới trẻ trở nên nhớp nhúa, như cách mà nhà nước vẫn sử dụng truyền thông và showbiz, hay còn ý gì khác? Có một cô đã tuồn dao lam giải cứu cho tù nhân. Phải chăng cô đã phản bội phe “Bán Nước” và đi theo phe ‘Làm Việc Nước”? Gã tù nhân vùng dậy lật bàn, khiến những quân cờ rơi lổn ngổn trên mặt đất. Vật đổi sao dời” là thế?

Có nhiều câu hỏi được đặt ra sau khi xem xong video này. Đầu tiên, ý tưởng là của ai? Video được đạo diễn bởi một tay tên là Hải Bắc. Tìm facebook của Hải Bắc không khó. Anh ta chia sẻ:

“Vài dòng tâm sự về dự án MV đầu tay. Đây là thành quả của hơn 4 tháng làm việc, của cả đội ngũ sản xuất, hậu kỳ, âm thanh. Một sự kết hợp của những anh em nghệ sĩ, kỹ thuật viên đã trải qua bao nhiêu giờ làm việc để đem lại một tác phẩm mà không một ai có thể rời mắt khỏi khi xem. Tôi biết gia đình tôi muốn những điều tốt đẹp nhất đến với tôi, nhưng con chân thành xin lỗi vì đã làm trái với ý muốn của mọi người. Cho dù nó có mang hơi hướm bạo lực, dâm dục, kích động, lời lẽ phản động, tôi xin chịu hết những chỉ trích và hệ luỵ từ việc công bố tác phẩm này. Vì đó là TÂM HUYẾT và là cái để tôi đáng tự hào. MV Làm Việc Nước – Một tác phẩm chung sức ra đời bởi những cá nhân yêu thích và tôn trọng nghệ thuật.”

 

Đây chẳng phải là một cái đầu rất “RAP” đó sao? Anh ta bất chấp gia đình ngăn cản, dám chấp nhận mọi lời dèm pha và hậu quả từ hành động của mình, vì tin rằng MV Làm Việc Nước là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một hành động can đảm hiếm có. Nó dẫn chúng ta đến câu hỏi tiếp theo.

Câu hỏi thứ hai, quan trọng hơn, liệu ý tưởng này là của một mình anh ta, hay còn có sự giúp đỡ và hậu thuẫn của ai khác? Việc quy tụ tất cả nhân lực để thực hiện video tầm cỡ và kỹ thuật cao này cần một nguồn tiền lớn. Ai là người tài trợ? Clip được tung ra ngày 22/12, ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, và với nội dung thế này thì không khác gì thách thức Đảng và Nhà nước. Ai là người có gan để làm chuyện này? Có khi nào là một phe từ nước ngoài chứ không phải trong nước?

Ở nước ngoài, âm nhạc được hoạt động tự do, còn ở Việt Nam phải có sự kiểm duyệt. Nếu nhạc rap nhận được nhiều giải thưởng tại sân chơi của những đất nước phương Tây thì tại Việt Nam nó chết từ vòng giữ xe, vì không thể nào lọt qua được con mắt dò xét của Bộ Văn Hóa. Những nhân vật tham gia “Làm Việc Nước” ắt đã lường trước được hậu quả và sẵn sàng “chịu hết những chỉ trích và hệ luỵ từ việc công bố tác phẩm này”. Chính quyền sẽ làm gì với họ, có trời mới biết. Điều đáng nói ở đây, chính quyền có thể bắt những tay rapper và đạo diễn này, nhưng sẽ lại còn những tay rapper và đạo diễn khác. Họ đã không chặn nhạc rap ngay từ ngày đầu và đã để cho đứa con hoang hư hỏng này lớn quá nhanh. Họ không biết ai là kẻ đứng đằng sau dựt dây những tay rapper này. Công an lại càng không thể bắt hết người dân và con em họ chỉ vì chúng uống rượu, nhảy nhót và hát theo lời bài Làm Việc Nước. Trên hết, không có tay công an nào dám cản việc đám con ông cháu cha Làm Việc Nước. Vì trách sao được, chính chúng là người sẽ đồng cảm nhất với nội dung ăn chơi thác loạn mà video và ca từ của bài này truyền tải.

Tôi nhớ lại những năm 60-70 ở nước Mĩ, khi mà thanh niên Mĩ tham gia biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Có những tên hippie sử dụng cần saLSD, ca hát và trần truồng, để kêu gọi hòa bình. Làm Việc Nước cũng na ná vậy. Họ là những thanh niên bất cần, phản cảm, nhưng có bản lĩnh và đầu óc. Gieo một hạt giống xuống, nó nở thành cái cây. Gieo một ý tưởng xuống, nó trở thành một cuộc cách mạng. Có khi người lớn chúng ta cũng nên vừa nhậu vừa lẩm bẩm “tao đang làm việc nước, đúng rồi, công việc đó cứ để tao lo cho.” Vì nếu để chúng ta lo chắc chắn sẽ tốt hơn là để cho đám trẻ dại non nớt lo. Chúng ta có đủ can đảm để bất chấp hậu quả mà đối đầu với phe “Bán nước” hay không? Lần cuối chúng ta nghĩ đến chuyện “Làm Việc Nước” là khi nào? Có lẽ là rất lâu rồi. Chúng ta đã chạy trốn bổn phận đó, mải mê trong những quán “nước”, cà phê, bia rượu, mà quên mất đất nước đang dần suy tàn và lâm nguy. Bà bán nước ơi, chắc tôi phải tính tiền mà đi ra ngoài kia lo việc nước đây.

 

Painnt Nguyen

*Bài viết được một người có tên là Painnt Nguyen gửi cho THĐP

 

Công thức tìm lại chính mình

20
Featured Image: Laura Mountford

 

Như Socrates từng nói: “Cuộc sống không chiêm nghiệm thì không đáng để sống.” Warren Bennis bổ sung thêm rằng sống mà không chiêm nghiệm thì không thể nào thành công được. Ông ta ví von việc chiêm nghiệm giống như những tay đua thuyền, chúng ta từ từ tiến nhưng vẫn nhìn về phía sau, nhưng chỉ khi chúng ta “thấy” được quá khứ, thực sự hiểu nó thì chúng ta mới thực sự tiến lên và thành công được. Và để có thể hiểu được công thức trở thành bản thân mình, có lẽ, theo tôi, cần dành chút thời gian nhìn lại quá khứ.

Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận rằng sự phát triển của chúng ta cho đến ngày nay, suy nghĩ, giọng văn, cách ăn nói, tư tưởng,… là do khả năng bắt chước. Không ai phủ nhận điều này. Warren Bennis cũng cho rằng chúng ta không tránh xa, hay gạt bỏ hoàn toàn, vai trò của gia đình, trường học hay bất kỳ một phương pháp giáo dục đồng nhất nào. Nhưng ông ta cũng cho rằng chúng ta cũng nên thấy được chúng có mục đích gì, cái gì có thể đánh đồng được và cái gì không nên đánh đồng được với nhau.

Người ta có câu: “Hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh biết anh là người như thế nào.” Câu này tôi nghe có vẻ có vần điệu nhưng không hợp lý vì cách đánh đồng của nó. Thông thường người ta đánh đồng như sau:

Gia đình + Trường học + Bạn bè = Con người bạn

Nhưng công thức phù hợp – theo Warren Bennis – với những ai muốn tự thay đổi mình là:

(Gia đình + Trường học + Bạn bè) / (Bản thân bạn) = Thực sự là bạn

Tôi rất ít xem TV nhưng nhờ được nghỉ Tết nên có xem chương trình CEO Exchange, một chương trình Đối thoại CEO, họ đối thoại trực tiếp với các CEO nổi tiếng, tìm hiểu đời tư, suy nghĩ, và cách mà CEO đã thành công cũng như lý do phía sau các quyết định táo bạo. Dường như cựu CEO của General Electric, Jack Welch, người đã đưa tổng tài sản của GE từ 13 triệu USD ở năm 1981 (năm ông được bổ nhiệm làm CEO của GE) lên 500 triệu USD vào năm 2000 có cùng suy nghĩ với Warren Bennis khi ông cho rằng: “Chúng ta là sản phẩm của chính hoàn cảnh của mình.

Nếu ta đồng ý với tư tưởng này: “Chúng ta là sản phẩm của chính hoàn cảnh của mình.” Thì công thức trên rõ ràng có ý nghĩa. Có nhiều bạn tôi nói chuyện cho rằng muốn được cái này, vị trí kia… thì cần làm giống cái ông này làm, ông kia làm… Và thường cho rằng đó chính là con đường duy nhất phải đi. Bạn hành động như họ làm, rập khuôn, và cái bạn nhận được giống như kinh nghiệm họ nói và bạn trầm trồ: “Họ nói đúng!” – Đơn giản là vì bạn đi theo con đường họ đã đi và cái bạn đạt cũng không hơn gì cái họ đạt!

Việc bạn lựa chọn theo những con người nào đó không có gì là sai nhưng nếu muốn tìm lại chính mình (không phải vay mượn hình bóng của một ai khác) và đạt được những thành công của mình thì đôi khi cũng nên thử. Giống như Jack Welch từng chia sẻ về quyển sách của mình “Jack: Straight from the Gut”, ông nói rằng nếu như quyển sách này muốn nói lên điều gì thì đó chính là mỗi con người chúng ta đều có ít nhất một lần thử, hãy dùng nó, đừng sợ thất bại, đừng sợ xấu hổ, đừng sợ bị chế nhạo,… Hãy can đảm đặt dấu chia (/) để tìm thấy bản thân mình.

Nếu như trong Tài chính người ta có nghịch lý “the profit-seeking paradox” (John Kay, Obliquity: Why Our Goals Are Best Achieved Indirectly), trong Marketing quốc tế ta có nghịch lý “The psychic distance paradox” (O’Grady S. & Lane W.H., The psychic distance paradox, Journal of International Business Studies). Và rất nhiều nghịch lý trong các lĩnh vực khác nhau. Cho nên không có gì là quá táo bạo nếu ta có thêm một nghịch lý ở đây đó là: Để thực sự là bạn đôi khi cần thiết phải quên đi chính bản thân bạn.

Theo công thức này thì thay vì bị kinh nghiệm điều khiển mình đi theo hướng của nó, bạn hãy làm nên chính bản thân mình. Bạn trở thành nguyên nhân và kết quả chứ không đơn thuần là kết quả.

Cũng như Warren Bennis nhấn mạnh: “Bạn có thể tạo ra cuộc đời của chính mình bằng cách thấu hiểu nó.”

  • Để hiểu bản thân bạn (số chia) nên suy nghĩ về cái tôi
  • Để hình dung những con người tin theo công thức: Gia đình + Trường học + Bạn bè = Con người bạn, có lẽ thích hợp gọi là: “Đám đông cô đơn”

Cái tôi

William James viết trong The Principles of Psychology, năm 1890. Cái tôi của một người là toàn bộ những gì mà anh ta có thể cho là của mình, không chỉ thân xác anh ta, sức mạnh tinh thần, mà còn cả quần áo, nhà cửa, vợ con, tổ tiên, bạn bè, danh tiếng, sự nghiệp, đất đai, ngựa, thuyền buồm và tài khoản ngân hàng của anh ta nữa. Tất cả những yếu tố đó tạo cho anh một cảm xúc giống nhau. Nếu như (anh ta cảm thấy) những tài sản trên đều sung túc, anh ta cảm thấy mình là người chiến thắng, nếu tài sản này ngày càng lụn bại, anh ta sẽ cảm thấy chán nản.

Cảm nhận của chúng ta về thế giới này phụ thuộc hoàn toàn vào con người mà chúng ta muốn trở thành và những điều mà chúng ta muốn làm.

Đám đông cô đơn

Có một đoạn trích dẫn trong một cuốn tiểu thuyết Lonely Crowd của David Riesman tôi rất thích và đọc nhiều lần, đoạn trích như sau:

“Cội rễ hướng đi, quyết định từ trong thẳm sâu của mỗi người thật ra là được người khác nuôi cấy từ những năm đầu đời và sau đó phát triển một cách tổng quát lên. Nhưng dù sao điều này chắc chắn không tránh được vì chúng hầu như đã được định thành số mệnh cả rồi. Trong khi điểm chung của những người chịu sự ảnh hưởng bên ngoài là cuộc sống của họ do một số cá nhân định hướng, có thể là người họ trực tiếp quen biết hoặc có thể quen biết qua bạn bè hoặc cũng có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nguồn tiếp thu một cách vô thức đó phụ thuộc vào những định hướng đầu đời của mỗi người. Quá trình phấn đấu theo những mục đích đã được định sẵn của những người này thật ra là quá trình như sau: phấn đấu cố gắng theo một quy trình, cố gắng quan sát kỹ các tín hiệu từ những người khác và giữ không để cho bản thân khác biệt so với họ trong suốt cuộc đời.”

Nói cách khác, hầu hết chúng ta là sản phẩm của những người lớn hay từ sức ép của những người cùng trang lứa.

Có lẽ để trở thành chính mình bạn phải biết tự định hướng cho bản thân. Hãy ngừng lại và suy nghĩ về điều này một lát. Để thực sự trở thành chính mình, bạn phải quyết định hướng đi của mình.

  • Chính sự học hỏi và hiểu biết giúp chúng ta tự định hướng.
  • Mối quan hệ với những người chung quanh giúp ta hiểu hơn về bản thân mình.

Và đừng bao giờ để chúng ta ở giữa đám đông nhưng vẫn thấy cô đơn nhé!

 

Lê Thanh Trông

Thương yêu bản thân và những trải nghiệm

32
Featured Image: Silvia Duran

 

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng mình cần yêu thương chính mình chưa? Nếu rồi thì bạn đã thật sự hiểu yêu thương bản thân là như thế nào và làm được điều đó chưa? Mình xin được chia sẻ quan điểm về tình yêu đối với bản thân trong bài viết ngắn này.

Yêu thương bản thân tức là tôn trọng, chấp nhận và nâng niu toàn bộ thân thể, tình cảm, suy nghĩ, trải nghiệm của chính mình.
Bạn có hài lòng với cơ thể đang có của mình không? Khi bạn mang một đôi chân ngắn tủn, một cái miệng cười méo xệch hay thân hình gầy ốm? Và rồi bạn chỉ có một bên cánh tay hay tóc tai của bạn cứ rụng suốt ngày? Và cả khi bạn đang đau bệnh, cái dạ dày của bạn quằn quại, trái tim của bạn nhói buốt? Bạn có thương chính mình không? Bạn có thương yêu chính cái điều mà bạn đang coi là thiếu toàn vẹn, xấu xí, bệnh tật, khổ sở trên thân thể mình không?

Nếu có thương yêu thì ở đó hẳn đã có sự chấp nhận. Và khi có thương yêu thì nơi đó sẽ mang tới sự tự tin và mạnh khỏe. Mỗi chúng ta sống trên đời đã là hoàn hảo theo cách riêng của mỗi người. Nếu các bạn vẫn nhìn bản thân mình có một sự bất toàn nào đó thì mình cũng xin được nói rằng chính nhờ sự bất toàn ấy mà bạn lại là duy nhất. Cây táo chẳng bao giờ so sánh mình với cây na, và cây na chẳng bao giờ than phiền về những vết sần trên thân của nó rồi ước gì mình được trơn nhẵn như một cái bút chì cả. Không có hai cái cây nào trông giống hệt nhau trên đời, chỉ trừ hai cây cột điện!

Xin được nói tiếp đến việc yêu thương những suy nghĩ và tình cảm của bản thân. Bạn có bao giờ phiền muộn vì không kiểm soát được cơn nóng giận của mình chưa? Rồi sau đó bạn lại phiền muộn vì chính sự phiền muộn đó. Bạn không thích bị buồn khổ, bị chê bai, bị bỏ rơi; thích mình luôn được suy nghĩ tích cực, được vui vẻ, được làm người tử tế, dễ thương? Bạn hân hoan rồi lại đau đớn, bạn buông bỏ rồi lại đấu tranh, cứ nhảy từ cực này sang cực nọ, và ở đâu cũng cảm thấy có một sự thiếu thốn, trống trải. Vì sao ư? Vì bạn chưa chấp nhận chính những suy nghĩ và tình cảm của bản thân ấy thôi. Bạn muốn thế này, rồi lại không muốn thế nọ. Chính những cái “muốn” ấy tạo khoảng cách giữa bạn và chính mình.

Có thể dễ dàng nhìn thấy thước phim rằng bạn phán xét, rồi chọn lựa trên sự phán xét ấy và rồi đau khổ. Có gì đâu một suy nghĩ, tình cảm dù là tiêu cực hay tích cực, hãy nhận biết khi nó xuất hiện và bạn sẽ tự biết cách nâng niu những suy nghĩ, tình cảm ấy như thế nào. Lúc đó bạn là người chủ động, bạn không còn bị những suy nghĩ, tình cảm cuốn đi đến mức bạn muốn chạy trốn khỏi chúng, căm ghét chúng, đề phòng và đấu tranh với chúng. Khi chiến tranh xảy ra ở bên trong thì đến một lúc trông bạn sẽ như một cây xương rồng tua tủa gai, chẳng ai dám ôm bạn, còn bản thân cây xương rồng thì cứ cạn kiệt, héo mòn và trở nên khắc nghiệt với tất cả. Tội nghiệp nhất là nó cũng không thể ôm ấp chính mình.

Hãy trở nên nhận biết những suy nghĩ và tình cảm của bản thân, chúng là một phần của bạn cũng như thân thể vậy. Khi sự yêu thương và chấp nhận tới thì sự hàn gắn, chữa lành cũng đi theo cùng. Mọi thứ rất đơn giản, chỉ cần mỗi người thư giãn, nhận biết, chấp nhận và thương yêu. Bạn sẽ không còn phải né tránh, đấu tranh, cố gắng loại trừ, diệt bỏ những suy nghĩ và tình cảm tiêu cực nữa. Chúng sẽ tự được chuyển hóa và những điều tích cực (so với những điều mà bạn coi là tiêu cực) sẽ đến. Trời ngoài kia đổ mưa thì sao phải buồn phiền, khi cơn mưa đi qua thì ánh mặt trời sẽ lại ló dạng. Phải chăng ta cứ đùa nghịch dưới làn mưa mát lạnh có phải hay hơn chăng? Còn không thì bạn có thể ngồi trong nhà và chơi lấy một vài ván cờ!

Cuối cùng, mình xin nói về việc thương yêu những trải nghiệm. Nó cũng tương tự như với thân thể và suy nghĩ, tình cảm vậy. Bản thân việc có một hình hài hay có những suy nghĩ, tình cảm cũng là một dạng trải nghiệm rồi. Nếu bạn yêu thương được thân thể, suy nghĩ hay tình cảm thì bạn cũng sẽ biết cách thương yêu, trân trọng những trải nghiệm của chính mình, dù nó là hạnh phúc hay thương đau đến nhường nào. Nhìn rộng hơn thì trải nghiệm xuyên suốt cuộc đời chúng ta, tất cả những gì chúng ta học được từ đó sẽ là vốn quý báu cho mỗi người.

Như mình đã viết trong bài “Khổ đau là kho báu” thì trải nghiệm giúp con người trở nên là duy nhất, và trưởng thành hơn trong cuộc đời. Yêu thương trải nghiệm giúp ta học được bài học nhanh hơn so với việc phán xét, né tránh, chối bỏ, sợ hãi chúng. Tất cả những gì bạn đã đi qua trong đời nối tiếp nhau như một chuỗi bong bóng, bạn sẽ thấy chính mình được thể hiện những phần khác nhau của con người mình. Rồi đến một ngày khi bạn đủ yêu thương và quan sát lại thì bạn nhận ra rằng trải nghiệm gì không còn quan trọng nữa, bạn không còn bận tâm đến nó là hạnh phúc hay đau khổ nữa. Vì cuối cùng mỗi người đều học được một điều gì đó và tiến về phía trước. Bạn sẽ thấy một sự giải thoát rất lớn khỏi những phán xét, cân đo. Khi nhìn thấy sự vĩ đại thì mình chợt buông bỏ được những điều vụn vặt, đong đếm vẫn làm hàng ngày gây nên mâu thuẫn, chia rẽ và đau khổ.

Vậy nên, khi hoàn toàn yêu thương bản thân, mỗi chúng ta sẽ biết cách thương yêu và trân trọng người khác, dù họ có như thế nào đi chăng nữa. Vì khi ấy, một sự đồng cảm sâu sắc sẽ xuất hiện, nó giúp bạn nhận ra rằng tất cả chúng ta khác nhau mà lại như nhau, chúng ta là một, thân thể, tình cảm, suy nghĩ, trải nghiệm là một. Bạn không cần phải đi ban rải tình yêu khắp lượt để được cứu rỗi. Tất cả những gì bạn cần làm là yêu thương chính mình. Khúc ca tình yêu ấy sẽ âm vang xuyên suốt cuộc đời bạn, và rồi một lúc nào đó, nó sẽ bay tới đôi tai của những người khác nữa!

 

Vũ Thanh Hòa

Lưu trú đêm

0
Featured Image: Piero Fissore

 

Anh gọi bóng tối
vẽ gương mặt mình bằng những tiếng ve đêm
để phác họa cho những dị ảnh mơ hồ

hôm qua tháng chạp rơi nghiêng
nỗi buồn anh chới với
tiếng kèn saxophone phát ra từ lồng ngực
réo rắt một khúc ca cuối mùa
rệ rạc

anh bần thần chôn tiếng thời gian vừa thở
như con ốc chôn mình giữa biển khơi
mùa thương cuối cùng
những giọt mưa cũng đắng mình trên lá

đêm hắt hơi đầy tinh tú
lẩm bẩm vài câu nói vô thường
nỗi cô đơn thơm như hoa lài vừa nở muộn

đắm mình bên những dấu đêm mù tịnh
như đắm cơn ngái ngủ
đôi mắt có thể mở toang một giấc chiêm bao trắng
hồn nhiên tìm về những đêm đêm
lưu trú

 

Kai Hoàng
18.12.2014

[Review] Khu Vườn Mùa Hạ – Kazumi Yumoto

6
Featured Image: Nguyễn Hà

 

Có những cuốn sách, sau khi đọc xong người ta muốn giữ cho riêng mình. Nhưng cũng có những cuốn sách, sau khi đọc xong người ta muốn chia sẻ với người khác. Và chưa có cuốn sách nào khiến tôi mong muốn chia sẻ cho bạn bè như quyển này. Đến nỗi có lần tôi cho một chị trong công ty mượn mà cứ như van nài chị ấy đọc vậy: “Chị đọc cuốn này đi, dễ thương lắm!”

Nói về nội dung thì cuốn này cũng không có gì đặc biệt hay vượt trội lắm. Chỉ là cách kể chuyện dễ thương, dí dỏm của tác giả khiến cho câu chuyện cuốn hút theo một cách rất riêng! Chuyện kể về 3 cậu nhóc học lớp sáu và một ông lão ở tuổi “gần đất xa trời”. Ban đầu 3 cậu nhóc theo dõi ông lão ở nhà, theo ông lão đi mua hàng, chúng đóng vai thám tử và cố không để ông lão biết thế nhưng lại mời ông lão ăn gỏi cá một cách bí mật. Cuối cùng thì cũng bị ông lão phát hiện ra. Thế là không biết từ lúc nào từ thám tử, 3 đứa lại trở thành người giúp việc cho ông lão. Giúp ông đổ rác, phơi đồ, sơn lại nhà cửa, làm vườn… Ông lão dạy cho chúng làm những việc vặt trong nhà, rồi không biết từ lúc nào, ông lão trở thành người bạn thân thiết của 3 đứa nhóc…

Thật ra, ban đầu 3 đứa nhóc theo dõi ông lão vì chúng nghĩ rằng… ông lão sắp chết. Vì sau đám tang bà ngoại của 1 trong 3 đứa, chúng luôn thắc mắc chết là như thế nào và sau khi chết người ta sẽ đi đâu. Có người bảo chúng rằng “chết nghĩa là ngừng thở” nhưng trong tâm trí non nớt của một đứa trẻ đang lớn, chúng nhận ra rằng “sống không chỉ là thở”. Thế nên chúng theo dõi ông lão sống một mình và có vẻ như sắp chết đến nơi rồi để xem ông sẽ chết như thế nào.

Thế nên chúng đem gỏi cá cho ông lão ăn vì “mời ông lão ăn một bữa ngon thì có gì sai nếu ông lão sắp chết rồi”. Về phần ông lão, trước khi gặp 3 đứa nhóc, dù được xem là còn sống, nhưng có vẻ như là “đã chết rồi”, ông không quan tâm đến nhà cửa, không có bạn bè, mỗi ngày ăn cơm hộp rồi xem tivi. Thế rồi khi gặp 3 đứa trẻ tò mò kia, ông như được sống lại. Ông cùng 3 đứa trẻ dọn dẹp nhà cửa, dọn vườn, cùng nhau gieo hạt cúc cánh bướm trong vườn, cùng ăn dưa hấu buổi chiều. Rồi ông còn thổ lộ bí mật của mình cho bọn nhóc nghe, kể cho chúng về sự khốc liệt của chiến tranh và lý do tại sao ông sống một mình…

Thế rồi, một ngày bọn nhóc quay về từ trại hè và đến thăm ông lão. Chúng thấy ông lão đang nằm đắp chăn nhưng không phải đang ngủ… Ông mất rồi, mất sau khi rửa nho và chờ chúng đến cùng ăn. Ông ra đi rất thanh thản, miệng ông lúc đó còn như đang thoáng cười nữa…

Cuối cùng thì 3 đứa nhóc cũng đã biết chết là gì, nếu một ai đó chết đi có nghĩa là ngày mai chúng sẽ không thể gặp được người đó, không thể nghe giọng nói của người đó, không thể cùng người đó đi chơi, nhưng chúng vẫn phải tiếp tục sống và thế giới xung quanh vẫn tiếp tục chuyển động cứ như không có gì xảy ra vậy. Chúng biết rằng ai rồi cũng phải chết, thế nên chết cũng không có gì đáng sợ nhưng điều đáng sợ hơn là sống đến hết đời vẫn không làm được điều gì để có thể thanh thản ra đi… Chúng cũng không còn sợ ma hay thế giới bên kia nữa, vì từ giờ chúng đã có người quen ở thế giới đó rồi…

Dù rằng ông lão ra đi khi chưa kịp thấy đám cúc cánh bướm mà 3 đứa nhóc trồng trong vườn nhà mình nở hoa. Nhưng tin rằng ông biết đám cúc cánh bướm ấy khi lớn lên và nở hoa sẽ rất đẹp!

 

Trần Trúc Giang

“Một đêm của chị chỉ có 20 nghìn”

32
Featured Image: Adam Chamness

 

Rít một hơi thuốc dài trong góc quán cafe vắng lặng, chị nhả khói và thở dài: “Một đêm của chị chỉ có 20 nghìn.”Đứa trẻ ranh như tôi hiểu được bao nhiêu về những gì chị nói, thấu được bao nhiêu nỗi đau sau làn khói thuốc ấy và ánh mắt như trăm tiếng thở than kia như bóp nghẹn lòng tôi lại.

Gặp chị trong một buổi chiều lặng gió “Sao lại muốn cafe với chị? Những cán bộ công chức có cuộc sống đàng hoàng như em sao lại muốn dành thời gian cho những người nhơ nhuốc như chị.”

“Em gặp chị với tư cách một phóng viên, em muốn viết về cuộc sống, về nỗi đau, về phụ nữ, thuốc lá, men say và những giọt nước mắt.”

Chị trầm ngâm không nói thêm, hớp ngụm cafe đen đặc không đường – thứ mà tôi thường uống vào khoảng thời gian bế tắc của cuộc sống và tôi hiểu, có rất ít người đủ nặng gánh tâm trạng để uống được loại cafe đắng chát cuống họng như vậy.

“Chị ngoài 40 rồi, da nhăn nheo, mỡ chảy xệ, cũng qua rồi cái thời sung sức mà thu hút đàn ông, giờ chỉ bôi lên mặt những loại kem rẻ tiền, ra đường và kiếm sống qua ngày thôi.

“Tại sao chị không làm những công việc khác như bưng bê, chạy bàn…”

“Cái nghiệp nó thế đó cô bé, cũng đâu có chắc em đang thích công việc của mình nhưng mấy người dám từ bỏ mà quay đầu trở lại.”

“Em thích việc mình đang làm.”

“Ừ, thích hay không là do miệng mình, cứ thỏa thê mà tự lừa dối bản thân.”

Một nốt lặng nhỏ giữa cuộc trò chuyện, đứa trẻ ranh nhanh mồm mạnh mép như tôi đang chết lặng trong ánh nhìn cuộc đời của một người từng trải.

Chị châm điếu thuốc Ó, gói thuốc móp méo, cái bật lửa cũng chẳng muốn nghe lời. Rít một hơi thuốc dài trong góc quán cafe vắng lặng, chị nhả khói và thở dài: “Một đêm của chị chỉ có 20 nghìn.”

“Chị đùa sao, tô phở bây giờ đã 25 nghìn rồi đấy.”

“Ừ, làm gì biết đến những món ăn đắt tiền đó, tụi chị chỉ ăn cơm với rau cho qua bữa, thỉnh thoảng có ngon từ thêm con cá miếng thịt.”

“Chị sẽ kéo dài việc này trong bao lâu?”

“Khi nào chị còn sức để thức đêm. Đàn ông bây giờ khốn nạn lắm, nó quần mình rồi nó lăn ra ngủ, còn mình thì phải thức để canh nó lấy tiền chứ không nó bỏ chạy lại uổng công.”

“Sao chị không lấy tiền trước.”

“Em nghĩ tụi nó dễ lừa à, vào với nó, đúng ý nó mới trả tiền còn không thì đừng có mơ.”

“Chỉ 20 nghìn thôi sao?”

“Ừ, chỉ chừng đó cho nhiều đêm mũi cắn nát chân, công an bây giờ cũng tâm lý, thấy mấy đứa đứng đường lớn tuổi như tụi chị nó cũng không làm khó dễ, cũng may hơn trước rồi.”

Hàng ngày, cơm ăn đủ no, cafe có uống, 20 nghìn chỉ dùng cho những mua sắm lặt vặt có cũng được không có cũng không sao nhưng cái dư của mình đôi khi lại là cái thiếu, cái thèm của biết bao nhiêu người. Cuộc đời ngoài kia đa màu đa sắc, mình có buồn thì cuộc sống vẫn cứ trôi, đĩ vẫn cứ đứng đường và một đêm vẫn chẳng thể lên 21 nghìn.

Gọi chủ quán, tặng chị cái bật lửa mới: “Em tặng chị một chút hơi ấm nhỏ của cuộc sống, mong chị luôn bình an và nhiều sức khỏe.”

Quay đi để giấu nhẹm giọt nước mắt cảm động đang chực chờ. Hôm nay, tôi trân trọng cuộc sống của mình hơn một chút, biết ơn sự đầy đủ của mình hơn một chút, nâng niu tiếng tiếng cười của mình hơn một chút và có thêm lý do để gạt bỏ những nỗi buồn ra khỏi cuộc sống hơn một chút.

Nhớ nhé – 20 nghìn và một bài học để đời.

 

Yến Mèo

Một câu chuyện về nỗi đau thật sự

30
Featured Image: Anders Knudsen

 

Được tóm lược lại từ truyện Amenosa (được dịch là Ám Hành Ngự Sử), tập Cây độc Mandragora.

Amenosa là ai! Amenosa là một chức quan đặc biệt có thật ở bán đảo Triều Tiên khoảng 500 năm về trước. Sứ mệnh của các Amenosa là khi nhận lệnh của các nhà vua, sẽ giả làm dân thường đi khắp nơi vừa quan sát tình hình vừa giúp đỡ dân lành. Có thể nói Amenosa thực sự là một anh hùng của người dân. Ở Hàn Quốc câu chuyện nổi tiếng về Amenosa đã từng được đưa lên màn ảnh và sân khấu rất nhiều lần. Chế độ Amenosa đã từng được áp dụng ở Hàn Quốc với tên gọi: Ám hành ngự sử.

Bộ truyện này mình coi từ lúc còn nhỏ xíu mà xem cũng không trọn bộ, trong đầu chỉ ấn tượng mãi tập này đến lớn mới hiểu được ý nghĩa của nó. Khi còn nhỏ thích đọc truyện tranh và rất ngại nhiều chữ, khi lớn rồi lại cảm thấy tiếc vì nếu câu chuyên được chuyển thành tiểu thuyết thì còn hay đến mức nào. Bản tóm tắt sau đây chỉ nhằm mục đích truyền tải lại ý nghĩa của câu chuyện mà thôi, mình chỉ lược bỏ những chi tiết dư thừa và hoàn toàn không thêm thắt ý tưởng cá nhân nào, dù sao cũng không phải là tác phẩm của mình.

– Ngài có phải là Amenosa?

– Phải, làm sao ngươi biết?

– Xin ngài… Cứu lấy người dân trên hòn đảo của tôi.

– Không quan tâm.

– Trên đảo, có một kẻ có khả năng hồi sinh người chết.

– Được như vậy thì quá tốt, thiên hạ không cần đến pháp thuật nữa.

– Ngài lầm rồi, hắn là ác quỷ.

Nghe đến điều này, Amenosa tỏ ý thích thú:

– Người biết gì về hắn, nói rõ xem nào.

– Hắn là Đại phu, hắn châm cứu và phép màu xảy ra.

– Muốn biết sự thật không? Cái mà ngươi cho là phép màu ấy?

– Tôi sẽ theo ngài đến cùng.

Amenosa đưa anh ta cây súng và nói:

– Cầm lấy cái này mà dùng, khi sự thật được phơi bày, ngươi chắc chắn sẽ cần đến nó.

Hai người đi đến hòn đảo, đó là một hòn đảo với ngọn núi lửa đã tắt, thời tiết dễ chịu, bốn mùa tươi đẹp, hoàn toàn khác với trên đất liền. Thật sự thì nơi này cho người ta cảm thấy rất bình yên.

Một người đàn ông đánh cá đi ngang và chào anh ta. Amenosa hỏi:

– Người kia cũng đã được hồi sinh phải không?

– Phải, năm ngoái ông ta được Thầy cứu sống nên thường đem cá đến biếu.

– Giết người đàn ông đó!

– Ngài nói gì vậy?

– Người chết thì nên yên nghỉ.

Dứt lời, Amenosa giương súng bắn chết người đàn ông.

– Ngài điên rồi sao? Anh ta hoảng sợ hỏi.

– Ta đã nói rằng ta đến đây để vạch trần thứ phép màu đấy, và chính ngươi đã nhờ ta làm điều này. Người thực sự nghĩ nơi này bình yên sao? Không, thực ra ngươi đã nhận ra rằng thứ phép màu đó không bình thường chút nào. Trông ngươi không có vẻ đủ dũng cảm để đối diện với sự thật. Hành động của ngươi làm ta chắc chắn một điều, ngươi không tin ta. Ta cũng không có ý đặt niềm tin vào ngươi. Biến đi! Đừng cản trở ta!

Chàng trai ngã khụy xuống đất và bắt đầu kể:

– Hòn đảo này, năm ngoái đã xảy ra đại dịch. Hầu hết người dân đều chết cả. Tôi may mắn sống sót vì khi đó tôi đang ở trong đất liền. Nếu như những lời ngài nói là thật, làm ơn hãy cho tôi thấy chân tướng sự thật.

Sau đó là diễn biến của một cuộc tàn sát lớn, Amenosa nả súng vào bất cứ sinh vật nào đi bằng hai chân. Thất thần, chàng trai cứ đứng đó tự tra vấn chính mình vì sao lại nhờ người đàn ông cuồng sát này giúp đỡ, chắc chắn anh ta đã phạm sai lầm. Anh ta dần dần không còn biết phải tin vào điều gì, không dám tin vào sự việc đang thấy trước mắt, không biết mình đã làm đúng hay sai, hối hận vô cùng vì nghĩ rằng mình đã phạm sai lần rất lớn khi nhờ người đàn ông kia giúp đỡ trong khi điều mà ông ta làm là giết từng người, từng người ông ta gặp trên đường.

Những người mà Thầy của anh ta đã dùng phép màu cứu sống. Anh ta bắt đầu nhớ lại những điều mà Thầy đã làm cho dân làng trên đảo, những điều anh ta ngờ ngợ rằng nó thật không bình thường. Anh ta nhớ lại những khoảnh khắc khó hiểu mà anh bất chợt bắt gặp được, những lúc anh cảm thấy không thoải mái khi bên cạnh Thầy và câu nói thường trực đầu môi mỗi khi có người chết được đưa đến nhà ông ta. Lo gì, họ sẽ không chết đâu.

Anh ta nhớ lại những kỷ niệm hạnh phúc bên cạnh chị gái của mình, nếu không nhờ Thầy hồi sinh cho chị anh, làm sao anh có thể sống nổi đến giờ này. Từ khi Thầy đến nơi này, hòn đảo gần như biến thành thiên đường. Nhưng anh vẫn không sao thoát khỏi cái cảm giác ngợ ngờ, cái cảm giác có điều gì đó không đúng đang xảy ra mỗi lần anh ngước nhìn bầu trời của hòn đảo. Anh bỗng dưng nhớ lại có một lần, Thầy anh bắt anh bứng rễ cây độc Mandragora và nghe tiếng nó gào thét đến đau tai. Đây là loại cây mà khi nhổ lên, rễ của nó sẽ hét rất to và người đó sẽ chết ngay lập tức.

Anh ta hỏi Thầy rằng ông ta thực sự muốn anh nhổ nó lên sao, ông ta đã trả lời rằng nếu anh chết thật ông ta vẫn có thể hồi sinh cho anh. Anh ta cảm thấy ớn lạnh. Anh ta dần nhớ lại đằng sau cái vẻ ngoài dịu dàng, cốt cách thư sinh mà Thầy thể hiện là đôi mắt mang đầy tà khí, đằng sau những cử chỉ ôn hòa, đáng mến là điều gì đó rất ám muội, đằng sau những phép màu được Thầy tạo ra là sự thần bí đến khó chịu. Anh chưa bao giờ hiểu được Thầy anh đang nghĩ gì.

– Xin hãy dừng tay, đừng giết người nữa. Một người phụ nữ xuất hiện và anh ta nhận ra đó là chị gái mình. Anh sực tỉnh và cảm thấy hoảng loạn.

– Đừng bắn, đó là chị gái tôi.

– Ta sẽ không giết cô ấy. Ta sẽ để ngươi tự làm. Dùng cây súng ta đưa cho ngươi đi. Nếu ngươi muốn biết được sự thật thì đây chính là cách ngươi đối diện với sự thật.

Anh ta khóc. Làm gì có sự thật nào, chỉ có hòn đảo này mới là thật. Nơi này rất bình yên, không thể có sự thật nào khác nữa. Anh nghĩ đến Mandragora, nó là loại thảo dược giúp con người cảm thấy thư thái, giúp con người thấy được những gì mà họ muốn thấy, quên hết đau đớn và sống trong ảo giác mà họ luôn mong đợi. Lúc này, có nên suy nghĩ nhiều đến vậy không? Mọi rắc rối đều sẽ tan biến. Giống như lúc trước, Thầy đã hồi sinh cho chị gái anh. Anh nghĩ đến Thầy anh…

– Thầy, tất cả mọi thứ trên đảo này đều là giả hay sao?

– Sự thật, quan trọng đến vậy à? Nếu con cảm thấy vui, thật hay giả đâu có ý nghĩa gì. Thầy chỉ muốn giải thoát con người ra khỏi tuyệt vọng. Nếu con muốn biết nỗi đau thật sự, ta sẽ cho con thấy.

Trong cơn đau khổ tột cùng, anh ta đã chạm đến đáy của sự tuyệt vọng và hiểu ra rằng đây là sự thật mà anh không hề mong đợi. Bầu trời phủ đầy mây đen, không còn ánh nắng. Cây cối xác xơ chỉ còn mấy nhánh khô trụi lá, rải rác xương người lẫn trong đó là mớ quần áo rách rưới, và tóc. Làng mạc nơi từng rất bình yên và đẹp đẽ như thiên đường giờ đây chỉ còn là những đống đổ nát, xiêu vẹo, tiêu điều, là những đống gạch vụn không một con người nào có thể ở được. Tất cả những thứ anh đang nhìn dường như đã xảy ra từ lâu lắm rồi.

– Ta đã làm cho tên Đại phu đó biến mất. Đây mới là sự thật, hắn ta lừa gạt mọi người và nói đó là phép màu. Hắn phá vỡ quy luật tự nhiên và tự hài lòng với điều đó. Mọi thứ phải được trả về đúng nơi của nó. Ngươi đừng khóc, họ sẽ phải cám ơn ngươi rất nhiều.

Giờ đây, sau khi đã thực sự có thể nhìn thấy chân tướng của phép màu, anh mỉm cười trong làn nước mắt:

– Vẫn còn một thứ chưa biến mất, tôi. Lẽ ra tôi phải giống như mọi người. Nếu đấy là bệnh dịch, tại sao tôi không hề gì? Tôi cũng giống như mọi người, tôi tự lừa dối chính mình.

– Chẳng có gì đáng hổ thẹn cả, con người rất yếu đuối vì vậy luôn tin vào những điều phi thường.

Anh ta nghĩ đến Thầy trước khi bóp cò ngã xuống.

– Thầy nghĩ sự cứu rỗi đối với con người là quan trọng nhất nhưng con lại nghĩ rằng điều quan trọng nhất là chúng ta nên tin tưởng lẫn nhau hơn là tin vào thần thánh.

 

Quyên Quyên

“Thế hệ gấu bông” và những “chàng cao bồi nhỏ tuổi”

14
Featured image: July Buồn

 

Việc đi lại nhiều nơi giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức và trải nghiệm về các vùng đất cũng như văn hóa, con người ở các vùng miền khác nhau. Rất nhiều khi tôi tự hỏi bản thân rằng cuộc sống của trẻ em thành thị và nông thôn có gì khác nhau, các điều kiện sống của thành thị và nông thôn ảnh hưởng đến việc phát triển bản thân các em như thế nào? Do đó, tôi viết bài này để thỏa mãn sự tự vấn trên của tôi.

Tôi đã trải nghiệm cuộc sống tại hai thành phố lớn nhất cả nước – Sài Gòn và Hà Nội cũng như sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, thuần nông nghiệp Hà Tĩnh, là con nhà nông chính gốc. Hiện tại, tôi ở thành phố Pleiku, nhưng làm việc tại một xã nông nghiệp xa nhất thuộc thành phố, sáng đi chiều về. Đó là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện bài viết này. Tuy nhiên, để thực tế nhất, tôi đi sâu và phân tích cũng như lấy ví dụ về cuộc sống của trẻ em thành thị ở Pleiku và trẻ em ở xã tôi đang làm việc với những nét điển hình nhất. Bài viết này không nhằm mục đích phân biệt, ủng hộ phía nào, chỉ là nói ra quan điểm và trải nghiệm của tôi về vấn đề này để độc giả tiện so sánh, đánh giá.

Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin nêu ra sự khác nhau về việc học tập và các kĩ năng cuộc sống của trẻ em thành thị và trẻ em nông thôn, theo quan điểm của riêng tôi, giới hạn trong điều kiện hiện tại của đời sống và giáo dục Việt Nam.

Về học tập

Học sinh ở thành thị thường phải học hai tới ba ca một ngày, bao gồm cả học thêm, có khi là 7 ngày trên một tuần. Điều kiện học tập tốt. Không phải lao động, chỉ cần tập trung vào việc học là ok. Các thầy cô giáo nặng trách nhiệm với học sinh, vì thành tích của các em liên quan đến nhiều thứ của họ.

Tuy nhiên, điều kiện tối ưu đó dễ dẫn đến việc thụ động của các em, làm cho các em nghĩ rằng không biết học cho mình hay học cho cha mẹ, học cho thầy cô. Trạng thái tâm lý này sẽ khiến các em có thái độ đối phó, thiếu trách nhiệm với việc học của mình.

Một vấn đề phải nhắc đến, đó là nạn học thêm ở thành phố. Tôi hỏi mấy đứa em họ của tôi đang học ở Pleiku, rằng chương trình học thêm có khác chương trình chính khóa không, chúng trả lời rằng khác nhiều chứ anh, có nhiều nội dung không dạy chính khóa mà các thầy cô “để dành” dạy thêm. Cũng theo các em, học thêm có cái lợi là nhiều khi đi học thêm thầy cô sẽ cho biết nội dung bài kiểm tra ngày mai, có khi chỉ là thay số thôi. Do đó, em nào không đi học thêm sẽ gặp bất lợi trong thi cử và thành tích. Chính vì học thêm nhiều nên về nhà các em gần như không phải học bài, chỉ học bài mấy môn kiểm tra miệng.Thằng em họ tôi học kì vừa rồi được học sinh giỏi, nó kể rằng lớp tổng số 40 đứa thì có trên 30 đứa được học sinh giỏi, còn lại gần như được tiên tiến hết!!! Chính vì vậy, có nhiều vấn cần phải bàn liên quan đến thực chất năng lực của học sinh thành thị.

Còn ở dưới xã tôi làm việc, có hai trường phổ thông, do ít học sinh nên tổ chức ghép cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở vào một trường. Các em thường học một buổi, còn một buổi phụ giúp gia đình làm vườn cà phê, chăn bò. Các trường chỉ tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, các thầy cô giáo không tổ chức dạy thêm như trên thành phố. Sự đầu tư vào học tập hạn chế. Dĩ nhiên chất lượng học tập các em không thể so với bạn đồng lứa ở thành phố, cơ hội cho các em vào các trường cấp 3 ngon lành ở thành phố sẽ hạn chế hơn nhiều.

Một thực tế là các vùng quê nghèo như các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung lại có số lượng sinh viên theo học các trường đại học chính quy ở Việt Nam khá cao nếu xét về tỉ lệ. Như trường Học viện Hành chính cơ sở Tp. Hồ Chí Minh mà tôi từng học, riêng sinh viên quê ở vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh đã chiếm trên 30% sĩ số cả lớp. Các bạn không có điều kiện tốt nhưng ý chí, sự nỗ lực cũng như ý thức tự học rất tốt. Như vậy, chưa hẳn điều kiện tốt thì sẽ học giỏi, chưa hẳn thành tích học phổ thông tốt thì sẽ thi vào đại học với số điểm cao (với giáo dục Việt Nam hiện nay, thước đo chất lượng giáo dục phổ thông vẫn đang là số điểm thi đại học của học sinh).

Về bề nổi, điều kiện và chất lượng học tập của trẻ em thành thị rõ ràng nổi trội hơn nhiều so với trẻ em nông thôn. Nhưng đối với các em ở nông thôn có ý thức tự học và chịu khó, cộng với sự tâm huyết của giáo viên, sẽ không có sự thua kém nhiều lắm đối với các bạn thành phố. Với lại, bệnh thành tích của giáo dục chúng ta vẫn là một căn bệnh nan y. Cũng không thể khẳng định học giỏi, bằng cấp đẹp có thể đảm bảo hoàn toàn một tương lai tốt sau này của các em. Một con người thành công cần rất nhiều thứ: kiến thức, kỹ năng, đạo đức…. Việc bắt các em đầu tư quá nhiều vào học tập sẽ hạn chế đến việc đầu tư cho những thứ khác để hoàn thiện bản thân. Nhất là với việc chương trình học một đằng, đi làm một nẻo như hiện nay.

Về kỹ năng cuộc sống

Một em học sinh nông thôn, con của anh bạn tại xã tôi làm việc, học lớp 4, có thời gian biểu một ngày như sau: Sáng dậy sớm, nấu cơm, nấu nước cho cả nhà, cho gà ăn, sau đó đạp xe đi tới trường qua quãng đường gần 3 km, đường có gần 2km là đường đất, mùa mưa đất trơn chạy xe ngã miết, có con dốc không leo được phải đẩy bộ. Nếu học cả ngày, đưa mì tôm theo, trưa qua nhà nội trú giáo viên xin nước pha mì ăn, chiều học tiếp. Còn nếu học một buổi, chiều về phải đi chăn bò, chăn bò về còn phải chuẩn bị cơm nước cho cha mẹ đi làm rẫy về muộn. Nhìn thằng bé toát lên vẻ khỏe mạnh, lanh lợi, vui vẻ cười nói cả ngày.

Tôi lấy ví dụ về trẻ em thành thị, để thực tế nhất, tôi sẽ mô tả sơ qua về cuộc sống của thằng em họ tôi, học lớp 8 ở Pleiku, và hiện tại tôi đang ở nhờ nhà nó. 6h sáng, công việc đầu tiên của mọi người trong gia đình là kêu nó dậy chuẩn bị đi học, thường mất khoảng 10 phút, cộng với 3 lượt người kêu, khuyến mãi thêm việc lấy giùm nó cái áo lạnh để nó “tung mình” ra khỏi chăn ấm, lò dò bước xuống đánh răng rửa mặt. Sau đó, bố mẹ sẽ làm đồ ăn sáng cho nó, giục nó ăn nhanh để đi học. Đi học đều có người đưa đón, dù nó có xe đạp và nhà cách trường khoảng 200-300 mét. Trong nhà hầu như nó không phải đụng tay vào bất cứ việc gì, nhiệm vụ của nó chỉ là học, do đó dù đã 14-15 tuổi, nó chỉ biết mỗi việc học.

Nhiều lúc tôi muốn dẫn thằng em họ xuống nhà thằng lớp 4 ở dưới xã để biết nó sướng như thế nào và nó lơ ngơ như thế nào, nhưng sợ thằng lớp 4 biết chuyện bực lên nó đuổi đánh thằng nhỏ lớp 8 te tua.

Ở trên là hai ví dụ điển hình về cuộc sống của trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị, các trường hợp khác có sự khác nhau về mức độ nhưng cơ bản vẫn mang những nét chính như thế. Trẻ em thành thị có điều kiện học các kĩ năng hiện đại để phát triển bản thân như học các môn năng khiếu (học võ, học đàn…), học thêm tiếng Anh, học các kỹ năng sống khác… Thế nhưng, nhìn học sinh thành thị tôi có cảm giác chúng ngơ ngơ làm sao, khoảng trên 50% các em nhìn đời qua hai mắt kính dày cộp, cùng với túi sách nặng khoảng chục ký trên vai, lờ đờ bước đi. Tôi thường hay gọi học sinh thành thị là “thế hệ gấu bông” vì chúng nhìn như những đứa trẻ, dù đã học lớp 11, 12. Chúng là sản phẩm của sự bao bọc của người lớn. Trẻ em nông thôn thì hạn chế các khoản học hỏi kĩ năng như trên, thế nhưng chúng biết lao động từ nhỏ, biết tự chăm sóc bản thân, biết thông cảm cho những vất vả của cha mẹ, trải đời và nhìn khôn, lanh lợi hơn trẻ em thành thị. Trò chơi phổ biến của trẻ em thành thị là chơi game trực tuyến, còn của trẻ em nông thôn là các trò chơi bám đầy bụi đất như bắn bi, nuôi dế, nuôi gà chọi… Do đó, trẻ em nông thôn giữ được sự hồn nhiên vốn có của tuổi thơ hơn trẻ em thành thị, chúng cũng sẽ tự hào và có nhiều kỉ niệm hơn về thời thơ ấu của mình.

Tôi không hiểu nhiều bậc phụ huynh thành thị nghĩ gì khi bao bọc con em quá kĩ như vậy, liệu họ có bón được từng thìa cơm cho con họ cả đời? Con cái sau 18 tuổi sẽ xa gia đình, đi học hoặc đi làm. Chúng sẽ lấy gì để tự lập khi chỉ biết mỗi việc đánh răng? Tôi thấy trẻ em nông thôn tự lập và thích nghi tốt hơn khi xa cha mẹ, có lẽ phần lớn do chúng trải qua cuộc sống thuở nhỏ như tôi mô tả ở trên.

Kết

Nội dung bài viết này thuộc về góc nhìn và suy nghĩ của tôi, do đó, sẽ không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Và chắc chắn sẽ vấp phải sự không đồng tình của rất nhiều độc giả sống ở thành thị. Có thể trường hợp của họ là riêng khác, cũng có thể do họ quá bảo thủ khi tôi nói đúng sự thật của họ và con em họ. Và như đã nói ở đầu bài viết, tôi không phân biệt cũng như không “tô hồng” hay “bôi đen” các nội dung để phục vụ cho quan điểm của mình, cũng như không cho rằng trẻ em thành thị hay nông thôn hoàn hảo hơn. Nội dung bài viết mang tới các bạn các thông tin khách quan, qua đó, cộng với suy nghĩ và trải nghiệm của mình, các bạn có thể tự đánh giá, kết luận vấn đề.

“Không ai chọn cửa để sinh ra”, vậy với những đứa trẻ sinh ra đã là dân thành thị hoặc dân nông thôn, phụ huynh làm thế nào để các em có một tương lai tốt hơn với hoàn cảnh hiện tại của mình?

Theo tôi nghĩ, ngoài việc trang bị các điều kiện cần thiết cho việc học tập và cuộc sống các em. Chúng ta nên để con cái tự học những bài học cần thiết, cho chúng tiếp xúc dần với cuộc sống bên ngoài để chúng trưởng thành và có ý thức tự lo lắng cho bản thân, để chúng sống cuộc đời của chúng. Cuộc sống và tương lai là của các em, chứ không phải của chúng ta, vậy nên đừng can thiệp quá sâu vào. Nên xây dựng các nền tảng, định hướng, đầu tư cho các em phát triển các tố chất bản thân và để các em tự bước đi, chứ đừng bước đi thay các em. Đó là biểu hiện yêu thương và trách nhiệm nhất của các bậc làm cha làm mẹ.

Kết thúc bài viết, tôi xin trích lại ý kiến của Thiền sư Osho trong cuốn sách Hạnh Phúc Tại Tâm của ông thay cho lời kết:

“Theo tôi, việc giáo dục thế hệ trẻ cần được chú trọng ở hai phương diện: một là tinh thần, hai là thể chất. Ngay từ rất nhỏ, việc giáo dục các bạn trẻ không chỉ là giảng dạy chữ nghĩa mà còn giúp họ học cách làm ra sản phẩm nào đó-họ cần học một số nghề thủ công hay rèn luyện một kỹ năng nào đó trong lao động sản xuất. Để tạo sự cân bằng, một nửa thời gian của họ nên dành cho các hoạt động tinh thần và một nửa còn lại dành cho những nhu cầu cuộc sống thiết thực. Nhờ đó, trước khi rời khỏi ghế đại học, họ sẽ không còn là những kẻ mộng mơ, sẽ không phải dựa dẫm người khác để thỏa mãn nhu cầu công ăn việc làm. Họ có thể tự làm ra những thứ họ cần.”

 

Ngựa Hoang
Pleiku, 00h10’ ngày 19/12/2014