28 C
Nha Trang
Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 162

Giới trẻ và sự ảnh hưởng của môi trường sống

4
Featured image: Cosmic-rebirth

 

Hàng ngày mình thường nhận được những câu hỏi của các bạn sinh viên như: “Em muốn giỏi Tiếng Anh, nhưng không có động lực?” “Em muốn bỏ game, nhưng không bỏ được?” “Em muốn tự tin hơn, nhưng cứ gặp người lạ lại run?” Chung quy lại, các bạn muốn THAY ĐỔI, nhưng dường như còn quá nhiều khó khăn.

Vậy làm thế nào để tạo ra được một sự thay đổi?

Có 3 yếu tố tác động đến cuộc sống mỗi người, đó là gia đình, nhà trường và môi trường sống. Càng lớn lên thì môi trường sống ảnh hưởng càng nhiều. Từ lứa tuổi cấp 3 trở lên và đặc biệt là sinh viên, môi trường là điều tác động mạnh mẽ nhất. Bạn có thể dễ dàng kiểm chứng chất lượng cuộc sống của mỗi người tương đương với trung bình chất lượng cuộc sống của 5 người mà họ dành thời gian cho nhiều nhất. Môi trường sống tốt, bạn sẽ ảnh hưởng bởi thói quen tốt, suy nghĩ tốt và ngược lại.

Khi càng lớn, sự tự chủ và tự do của người trẻ càng được nâng cao, đòi hỏi ý thức và sự lựa chọn môi trường một cách chọn lọc của mỗi người. Nhưng đại đa số nhiều bạn trẻ lại để cho dòng đời trôi dạt mình đi mà không chủ động lựa chọn. Để rồi đôi khi, vì môi trường mà bạn không thể thay đổi được. Thế nên mới có chuyện để trông một chậu cua, người ta chỉ cần thả cả đàn cua vào với nhau. Vì sao? Vì một con cua, nó đủ khả năng để bò lên thành chậu và bò ra ngoài. Nhưng khi ở cùng đàn cua, hễ nó định leo lên thì các con khác lại kéo nó xuống. Cứ thế, cứ thế nhiều lần, nó đành từ bỏ ý định chạy trốn ra ngoài. Thành ra, ở một môi trường như thế, nó không thể thay đổi mặc dù nó muốn và nó dám.

Cuộc sống hiện tại chỉ có thể thay đổi khi làm một cái gì đó mới, tham gia một môi trường nào đó mới. Còn nếu không, như Eistein nói “Thật khờ dại khi cứ làm đi làm lại cách làm cũ mà đòi kết quả mới.” Vậy nên mới thấy, môi trường ảnh hưởng nhiều như nào. Lấy ví dụ về chuyện đọc sách. Với bản thân mình, việc đọc sách khá dễ dàng. Đơn giản là ở công ti nơi mình làm việc, bàn làm việc của anh em nào cũng có sách, rồi mọi người còn có thói quen trao đổi sách hay, thậm chí rủ nhau đi mua sách cùng, cùng nhau đi cà phê đọc sách… chứ tự nhiên, chắc chẳng bao giờ mà cầm đến quyển sách được.

Thế mới thấy, muốn đi nhanh thì còn có thể đi một mình, nhưng muốn đi xa, phải đi cùng đồng đội. Nhiều khi đi một mình, chắc lắm lúc sẽ đuối. Vậy nên ở tuổi học sinh cấp 3 và sinh viên, để thay đổi vừa là khó và vừa là dễ. Khó là vì những thói quen đã ăn sâu mười mấy năm nay rồi, làm sao thay đổi được. Nhưng dễ là chỉ cần được đặt vào đúng môi trường tích cực, ở đó có những thói quen tích cực đó, tự nhiên mình sẽ thay đổi và buộc phải thay đổi.

Do vậy

●Nếu bạn khó chịu vì người bạn cùng phòng sống quá tiêu cực, hãy chuyển nhà trọ.
●Nếu công việc bạn làm quá chán, hãy từ bỏ và bắt đầu công việc mới.
●Nếu bạn quá lãng phí thời gian vào mạng, hãy tắt máy tính đi và bước ra ngoài cuộc sống.
●Nếu thấy mình tự ti nhút nhát, hãy tìm đến một Câu lạc bộ về giao tiếp.
●Nếu mình hay cáu gắt, hãy ra hiệu sách tìm những cuốn sách phát triển bản thân.
●Nếu muốn tìm kiếm động lực, hãy tìm đến những con người truyền cảm hứng cho bạn.
●Nếu bạn muốn khỏe mạnh, hãy tìm đến một câu lạc bộ thể thao hoặc võ thuật.
●Nếu bạn muốn giỏi ngoại ngữ, hãy đọc báo, xem Tiếng Anh every day, mỗi ngày.

Thay đổi vừa khó mà lại vừa dễ, quan trọng là có muốn mình thay đổi và tốt lên hay không? Một khi đã muốn và đã quyết tâm lựa chọn môi trường tích cực, thì chuyện còn lại chỉ là thời gian. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân đầu tiên, đơn giản là bạn phải bắt đầu lựa chọn môi trường ngay hôm nay nếu bạn thực sự mong muốn thay đổi.

Đừng chần chừ nữa, cuộc sống chẳng chờ đợi ai. Một khi bạn đã QUYẾT thì hãy dùng hết TÂM huyết mà làm!

The Interview – Xem phim mà ngẫm đến nước nhà

138

 

Không nói thì bất cứ ai cũng biết về vụ lùm sùm xung quanh việc phát hành bộ phim Cuộc Phỏng Vấn trong thời gian gần đây. Các bạn có thể quan sát trên mạng, rất dễ. Phim này đã được đưa lên mạng, các bạn có thể mua hoặc thuê trên Google Play.

Sau khi xem xong phim này, tôi nghĩ nó không đến nỗi bôi bác ông Kim Chính Ân (Kim Jong-un) đến mức có những việc lùm xùm thái quá như vậy. Thái độ cực đoan thái quá cộng với tư tưởng tôn thờ lãnh tụ làm cho họ phản ứng như vậy chăng? Câu hỏi này tôi xin miễn bàn ở đây, hy vọng ai đó có hứng thú để làm khảo cứu chia sẻ cho mọi người thì hay quá!

Ở đây tôi chỉ xin bàn luận một vấn đề nhỏ, mà tôi thấy được sau khi xem phim này, là vấn đề sức mạnh của truyền thông (tự do) đối với một xã hội – quốc gia là như thế nào.

“Đây là một cuộc cách mạng khai màn chỉ bằng một chiếc máy quay và vài câu hỏi.” – Dave Skylark

Câu trích dẫn trên là trong phần thoại cuối của nam diễn viên chính Dave. Triều Tiên đã có một cuộc cách mạng, thứ mà không thể có nếu như Dave chỉ phỏng vấn Ân theo y như kịch bản mà hắn đã chỉ đạo. Nói khác đi, truyền thông tự do (làm theo ý mình, không theo sự chỉ đạo, sai phái của ai khác) đã tạo ra cuộc cách mạng đó.

Sự giả dối của tuyên truyền và Triều Tiên

Phần nửa đầu phim, khi Dave và Aaron mới đặt chân đến Bình Nhưỡng, là hàng loạt các cảnh lừa lọc và ngụy tạo được dựng lên để lừa bịp họ. Một tiệm tạp hóa với một cậu bé mập ú; ngài Kim Chính Ân không hề đi đại tiện và tiểu tiện, ngài không có hậu môn và rằng ngài đốt cháy hết không để thừa thứ gì qua sự tập trung phụng sự người dân; sản lượng khoai tây cao ngút, dư giả cho người dân của họ…

Không chỉ hai phóng viên bị lừa, mà người dân Triều Tiên đều tin là vậy. Họ tin vào một đấng Chúa Trời nhà họ Kim, tin vào hết thẩy sức mạnh của nhà nước này. Nhưng chỉ có một số người biết sự thật, ngài Ân, cô Sook – hình như là trưởng ban tuyên truyền, và các vị khác trong chính phủ, họ biết nhưng vì thứ gì đó họ không dám để các thông tin về sự giả dối đó đến với người dân.

Người Mỹ xuất hiện – truyền thông tự do tới

Phim của người Mỹ nên họ tôn vinh họ là điều dĩ nhiên rồi, tôi nói đến phần lớn hơn – tự do truyền thông.

Kim đề nghị có một cuộc phỏng vấn, nhưng hắn muốn các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn phải là do chính tay hắn soạn, để chi vậy? Hiển nhiên là hắn muốn nhờ vào chương trình truyền hình trực tiếp Sơn Ca nổi tiếng của Dave để đưa những thông tin ngụy tạo mà hắn đã tạo ra cho Triều Tiên đến với phần còn lại của thế giới.

Nhưng thật không may, sau hàng loạt các biến cố, Dave và Aaron đã nhận ra chân tướng sự thật. Và thay vì làm một chương trình phỏng vấn trực tiếp với nội dung được thiết lập trước, Dave đã chơi Ân một vố đau; với sự giúp đỡ của cô Sook ở trên và người đồng nghiệp của mình, Dave đã vén bức màn bí mật về sự giả dối cho người dân Triều Tiên, và làm cho thế giới phải sửng sờ.

Trên đây giống như một tóm tắt nhỏ của phim Cuộc Phỏng Vấn, tuy nhiên điều tôi muốn nói cũng đã sáng tỏ được phần nào. Rằng sự ngụy tạo và giả dối chỉ có thể tồn tại nếu kẻ ngụy tạo và giả dối nắm được sự thông tin ở một xã hội. Và hơn nữa, điều quan trọng là nếu truyền thông càng tự do bao nhiêu, thì sự ngụy tạo và giả dối phải nhường lối bấy nhiêu.

Xem phim mà ngẫm đến nước nhà

Thật đáng chê trách nếu chỉ có những ý kiến sáo rỗng như vậy mà không có nhận xét gì lấy làm hữu ích cho người đọc, nhận xét và ý kiến về truyền thông ở Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam, nói thẳng ra là không chỉ truyền thông mà mọi ngành khác đều có sự chi phối của chiếc vòi bạch tuộc Đảng Cộng Sản (ĐCS). Họ nắm giữ và chi phối quốc hội, đưa ra đường lối cho nhà nước hoạt động. Truyền thông, báo chí cũng không nằm ngoài sự chi phối và giám sát đó của ĐCS.

Ứng với phim Cuộc Phỏng Vấn này, chúng ta cũng lý giải được nhiều điều. Vì sao sự trá ngụy luôn rình rập trên từng mặt báo cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người đọc. Vì sao mọi thứ đều tốt đẹp, song cuộc sống vẫn không khấm khá nỗi, ai nấy cũng không than ít cũng than nhiều, mà không dám nói…

Và cũng qua bộ phim này, theo ý kiến cá nhân của tôi, bước ngoặc lớn nhất cho sự thay đổi của Việt Nam hiện nay, có lẽ là phải thả tự do cho truyền thông và báo chí, để nó được làm đúng nhiệm vụ và vai trò mà nó sinh ra vốn là vậy.

Hãy làm những việc mà các bạn thấy là có ích cho sự thúc đẩy tự do, hãy chia sẽ những thông tin đã được kiểm chứng, hãy biết cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy và có giá trị!

 

Tien Phan

Bạn có đang thật là “Người”?

49
Featured image: Theloveyourselfchallenge

 

Con hổ có lá gan chuột nhắt

Bạn còn nhớ không? Câu chuyện về “Con hổ có lá gan chuột nhắt”. Chuyện kể rằng một con chuột khi được hóa phép thành con hổ dũng mãnh vẫn không thể quên đi thân phận chuột của mình mà vẫn luôn khiếp sợ trước con mèo bé nhỏ. Đây là một câu chuyện nhỏ nhưng dạy cho chúng ta bài học lớn, rằng dù vỏ bọc của chúng ta như thế nào, mặt nạ của chúng ta trông ra sao thì cũng không thể che đậy được cái bản chất bên trong. Và ngoài ra nếu bạn nhìn sâu hơn, nó còn chứa một bài học khác nữa, bài học về sự nhút nhát và yếu kém trong tư tưởng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của ta thế nào, khiến ta quên đi những gì mình đang có, quên đi mình đang là loài hổ dũng mãnh mà từ chối phép màu mình được nhận.

Sẽ có người cho rằng bài học này thật dở, con chuột kia quá tệ, rằng nếu như là họ, được một lần là hổ, hẳn họ sẽ không ngu ngốc như con chuột kia, họ sẽ gầm lên cho cả thiên hạ thấy hết uy quyền của mình, sẽ xé nát con mèo mắc từng ăn hiếp họ… Vâng, có thể lắm. Chúng ta hay nhìn vào bài học của người khác để mà nói cho đã nhưng lại lãng quên chính những bài học mình cần phải học. Phần lớn chúng ta quên rằng bản thân mình cũng đang được mang theo một ân huệ lớn lao, một vỏ bọc hoàn hảo để làm mọi điều ta muốn. Cũng như con chuột bé nhỏ được làm hổ, chúng ta, thật may mắn khi được làm Người.

Lý thuyết này là hiển nhiên nhưng sao cũng thật mới mẻ. Ai chẳng biết chúng ta đã là Người, đang làm Người và mãi mãi là Người. Có gì đặc biệt cơ? Có gì mà may mắn hay ân huệ nào?

Con người có bộ rễ cây ở chân

Này khoan, bạn có chắc bạn đang là Người thật không? Người đúng nghĩa với trái tim, bộ óc và đôi chân tự do? Hay bạn chỉ đang là một cái cây mang vỏ bọc con người? Một cái cây muốn được ngao du khắp nơi tự do tự tại, nhưng vì nó không thể đi đâu cả nên đành tìm mọi cách đạt được ý nguyện, nó vươn rễ ra xa đến những khu đất khác, nó vươn cành thật rộng để đón những cơn gió mới, nó vươn lên thật cao để nhìn những cảnh vật ở xa hơn. Nhìn thấy sự cố gắng đó, Thượng Đế đã cho phép nó thành Người. Nhưng tiếc rằng, cũng như con chuột ở trên, khi được làm Người, cái cây-người vẫn không thể quên mình là cái cây, nó hạnh phúc với đôi chân mới, nó đứng đó mà nghĩ chân mình vẫn là bộ rễ, và rồi, nó đứng nguyên chỗ nó thường đứng, cho tới khi chết đi…

Có ai thấy bản thân mình có nét tương đồng với cái cây trên không? Chưa thì thật may mắn, nếu còn hơi nghi ngờ thì hãy đọc thêm câu nói rất hay sau, để thêm phần chắc chắn, rằng bạn là Người, hay chỉ là một cái cây mang thân hình con Người?

“If you don’t like where you are.

MOVE!

You are NOT a TREE!”

Giờ thì trả lời đi, bạn có đang hài lòng với cuộc sống thực tại không? Bạn có đang cắm rễ ở chỉ một khoảng không an toàn nào không? Một khu nhà, một công việc, một vị trí, một mối quan hệ, một vùng đất, một thành phố… Bạn đã bao giờ dám thử bất cứ thứ gì bên ngoài vùng an toàn tuyệt đối của bạn chưa?

Nếu rồi, chúc mừng bạn không phải một cái cây, chúng ta là những người hạnh phúc vì tự ý thức đươc rằng mình không phải cái cây. Còn nếu như chưa, thì “xin chào, Cây” – dù bạn nghĩ mình là Người nhưng thật ra bạn chỉ là một cái cây mang vỏ bọc con người. Sự nhút nhát, lười biếng, thụ động của cái cây đã khiến chính bạn quên đi khả năng mình đang được lãnh nhận, khả năng dịch chuyển, khả năng khám phá, khả năng trải nghiệm làm mọi điều mình muốn.

Thế giới ngoài kia biết bao điều mới lạ. Con người ngoài kia biết bao nhiêu người thú vị tài giỏi. Cảnh vật ngoài kia đẹp tuyệt vời. Đồ ăn uống ngoài kia sao mê ly hấp dẫn… Ấy vậy mà bạn nhất định từ chối quyền được trải nghiệm nó, được thưởng thức nó, chỉ để làm một cái cây, ở yên một chỗ cả một đời sao? Điều đó có thật sự đáng giá không? Bạn có vui và hài lòng về nó không? Nếu không, tại sao bạn vẫn cứ chọn là một cái cây thay vì một con Người đúng nghĩa với tự do và đôi chân có thể đưa bạn đến khắp nơi?

“Con thuyền ở mãi trong bến thì thật an toàn, nhưng cũng thật vô nghĩa, vì đó không phải lý do nó được tạo ra.”

Nếu giờ chúng ta phép màu thay đổi, bạn không phải là một cái cây nữa, mà là một con thuyền, bạn sẽ muốn ở trong bến hay đi ra ngoài khơi? Liệu bạn có dám hi sinh cảm giác an toàn để đổi lấy ý nghĩa cuộc sống đích thực, đổi lấy lý do bạn được sinh ra trên đời?

“Bạn không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn được chọn nơi mình sẽ đứng.”

Đó chính là điều bạn cần để quên đi bản tính cái cây của mình. Hãy chọn nơi mình muốn đến, rồi làm mọi cách để đến đó. Hãy chọn cách mình sẽ đứng giữa cuộc đời và tìm mọi phương pháp để làm điều đó. Hãy chọn ngay đi, bạn có thể mà, tôi tin chắc vì tôi biết, bạn không phải một cái cây mà hơn thế:

Bạn chính là một con chim, mang vỏ bọc con Người

“Tôi thường tự hỏi tại sao lũ chim lại đậu yên một chỗ khi chúng có thể bay đi khắp nơi. Và rồi, tôi lại hỏi chính bản thân mình câu hỏi đó.”

Chúng ta chính là những chú chim tự do mà những sự lôi thôi trong đời làm ta quên béng mất đi điều đó, quên béng mất mình có đôi cánh mà hiếm loài nào có được. Chúng ta tự đặt cho mình những giới hạn và hài lòng với khả năng của mình. Để rồi ta nhìn những người đi khắp nơi mà thèm muốn, mà ao ước. Sau khi ao ước ta sẽ biện đủ lý do, rằng vì họ có điều kiện, rằng vì họ tài giỏi, rằng vì ta bị trói bởi cái này, bị hạn chế bởi cái kia, bị kìm kẹp bởi cái nọ… Vâng, đủ mọi thứ trên đời trói chân ta lại, không cho ta làm điều ta muốn. Nhưng hãy nghĩ kĩ lại đi, là ta bị trói, hay là ta tự trói mình vào những mỏ neo ghìm ta lại mỗi ngày. Là ta chọn công việc hay công việc chọn ta? Là ta tự lên kế hoạch đời mình hay một ông Sếp nào đó đã lên giúp từ ngàn năm? Là ta tự quyết định những bước đi trong đời hay là đổ lỗi cho ai đó vô hình trên không trung làm điều đó? Sao cũng được, dù sao khi từ chối làm cánh chim tự do, là ta đã tự nhốt mình vào lồng, hoặc tự cắt đi đôi cánh của mình mà giấu đi. Có khác nào giấu đi món quà quý giá nhất thế gian. Món quà mà không một loài sinh vật nào trên đời có được. Đó là khả năng làm những điều mình muốn, tự tạo điều kiện sống cho mình, vượt lên trên mọi loài sinh vật bị động khác. Bạn có đang quên món quà đó không? Bạn có đang ở trong lồng thiếp vàng và chê cười những con chim đang bay lượn là ngu ngốc? Bạn có đang quên đi khả năng bay lượn tự do của chính mình? Bạn có đang cho rằng ở trong lồng thì tốt hơn vì ai đó muốn nghe bạn hót, vì ở đó bạn có sẵn đồ ăn mà không cần nhọc công đi tìm? Liệu những thứ đó có đủ hấp dẫn khiến bạn quên đi khao khát được bay lượn trên bầu trời đầy hương thơm và gió mát?

Bạn còn tuyệt hơn chú chim kia, bạn không chỉ có thể đi khắp chốn, mà bạn còn có thể làm được rất rất nhiều điều hay ho thú vị chứ không chỉ đơn thuần kiếm mồi, hót rồi lại bay. Bạn có thể tiếp xúc với những điều lạ lẫm, học hỏi từ những điều khác biệt, nhận ra những cơ hội mới toanh và dĩ nhiên, bạn có thể bước tới chân trời tự do mà cả thế giới này thèm muốn nếu bạn cho phép bản thân mình có thể.

Còn tôi, tôi chọn làm một cơn gió, một cơn gió mang hình hài con người

Trời đất ưu ái cho tôi có được cuộc sống tự do hơn nhiều người, một công việc tự do, một cơ thể tự do và đặc biệt nhất là một tinh thần tự do không biên giới. Tôi được làm những gì mình thích, tôi vươn ra khỏi hàng rào gia đình, tôi tách mình khỏi những tình yêu chiếm hữu, tôi cho phép mình lách qua những giới hạn người ta tạo ra, tôi tự tạo luật cho mình, tự mình tuân theo những phép tắc của riêng mình. Đương nhiên tôi vẫn là một phần của thế giới này, nhưng ở cái phần đó, tôi được thỏa thích làm con thuyền trong bến, làm cái cây hay con chim bất cứ khi nào. Tôi chẳng giỏi giang kiểu Huyền Chíp hay cô bạn Vali, tôi chẳng đi được nhiều nước để làm những việc lớn lao cho thế giới, tôi không phượt hết mọi ngóc ngách của đất nước, nhưng tôi không bao giờ dừng lại. Bất cứ nơi nào đủ hấp dẫn, tôi sẽ đi, bất cứ nơi nào có những người bạn, những lời mời, những thứ cần khám phá, khi đủ lực và sẵn sàng, tôi sẽ đi, chẳng ngu gì giới hạn bản thân mình vào cái gì cả. Triết lý của tôi là cứ đi đi khi còn có thể, cứ sống hết mình đi khi còn có thể… Thế là tôi chọn mình là gió. Cơn gió của tự do, thổi đến mọi nơi mọi chốn. Từ khi chọn là một cơn gió thay vì cái cây, tôi đã đi được khá nhiều nơi, quen được biết bao nhiêu người bạn, học được biết bao điều mới lạ… Những trải nghiệm đó khiến tôi không muốn dừng lại, không muốn làm một cái cây cho đến ngày cuối của cuộc đời.

Và giờ đây, khi mọi thứ xung quanh khá ổn định, tôi lại nhớ về một ước mơ của mình từ ngày xưa trước khi rời khỏi giảng đường đại học. Hồi đó tôi muốn mình sau khi ra trường sẽ một mình đi trải nghiệm, đến những thành phố lớn ở mỗi vùng miền Bắc-Trung-Nam, kiếm việc và ở mỗi nơi ít nhất một vài tháng rồi lại lên đường. Dòng đời cuốn tôi dô công việc tới nay khi mọi thứ tạm ổn. Tôi lại muốn đi, bất chấp những lời can ngăn và thắc mắc. Giờ đây tôi đã quyết định rồi, ngay sau tết này tôi sẽ bắt đầu hành trình dang dở đó của mình và tôi cũng đã chọn được Đà Lạt là thành phố đầu tiên. Dù đi Đà Lạt khá nhiều lần nhưng cái suy nghĩ đến đó, ở đó một thời gian khiến tôi vô cùng phấn chấn và mong mỏi.

Cảm ơn cuộc đời khi tôi không bị ông chủ nào sai khiến cả. Cảm ơn cuộc đời khi tôi không thuộc về ai. Cảm ơn ba mẹ vì không bao giờ nhắc tôi phải lấy chồng đi thôi. Cảm ơn sự chào đón của những người bạn ở khắp mọi nơi cho tôi sự an tâm để cất cánh…

Nhưng không dừng ở đó, ở cái tuổi 24, khá già cho những kế hoạch du học. Tôi lại đang nhen nhóm ý tưởng kiếm cho được một suất học bổng nào đó để có thể được bay xa hơn. Việc du học sẽ là bước đệm để tôi có thể thỏa giấc mơ tự do khám phá thế giới của mình. Vì suy cho cùng, tôi đã chọn là một cơn gió mà, có giới hạn nào cho cơn gió không?

Còn bạn, bạn chọn mình là gì? Cái cây, con chim, chiếc thuyền hay bạn có muốn làm cơn gió cùng tôi?

 

Phi Tuyết

Steve Jobs, Newton và 3 trái táo

10
Featured image: Suki

Có ba quả táo…

“Có ba quả táo đã làm thay đổi thế giới này: một quả cám dỗ Eva, một quả rơi trúng đầu Newton, một quả bị Steve Jobs cắn dở.” – Khuyết danh

Câu nói trên đã đưa ra một sự tóm lược về lịch sử phát triển của con người. Con người nhờ khả năng tư duy, trí tuệ mà từ thuở sơ khai vất vả tồn tại trong tự nhiên, đã đi đến chỗ rảnh rang theo đuổi nghiên cứu khoa học vì đam mê. Rồi những khám phá tưởng chừng không có nhiều ứng dụng được lại mang lại những điều kỳ diệu, công nghệ tân tiến, – nền văn minh vật chất chúng ta đang có ngày nay..

Trái táo Thiện Ác…

Ngược dòng lịch sử vài ngàn năm trước đây, đến với câu chuyện trái táo của Adam và Eva trong kinh thánh. Thuở sơ khai lập địa Chúa Trời tạo ra hai người Adam và Eva. Adam và Eva sống hạnh phúc, vô lo vô nghĩ trên khu vườn thiên đàng. Họ có thể ăn hoa trái của tất cả cây cối, ngoại trừ một cây táo mà họ bị chúa ngăn cấm – cây táo Thiện Ác. Rồi một ngày, bị dụ dỗ bởi một con rắn, Eva nếm mùi trái cấm Thiện Ác rồi đưa cho Adam ăn cùng. Sau khi nếm mùi trái cấm Thiện Ác, hai người lập tức nhận được một món quà của trái cấm, đó là lý trí, óc phân biện, suy luận – họ biết phân minh Thiện Ác, biết xấu hổ về sự trần truồng của mình. Nhưng ngay sau đó, Chúa Trời xuất hiện người nổi giận và đầy hai vợ chồng Adam và Eva xuống hạ giới, nơi mà sau đó họ và con cháu họ chịu không ít đau khổ…

Người viết nên câu chuyện này như muốn nói rằng: Lý trí, khả năng tư duy là nguồn gốc của mọi đau khổ, muộn phiền của con người. Nhờ khả năng tư duy mà con người sinh ra phân biệt so sánh, phân biệt – nguồn gốc của ưa ghét, ưa thiện, ghét ác, ưa đẹp, ghét xấu; so sánh giữa ta với người, cho rằng mình phải, người quấy, mình thiện, người ác; ghen tỵ với cái tốt, cái hay của người… Tất cả đều do khả năng phân minh, đánh giá sự vật bên ngoài mang lại, làm cho con người không hạnh phúc với bản thân mình…

Nhưng cũng nhờ óc suy luận, phán đoán mà con người bắt đầu biết quan sát, nhận xét về môi trường xung quanh mình, tìm được những gì cần cho sự tồn tại của mình. Trái táo của Adam và Eva tượng trưng cho nguồn gốc của lý trí, khả năng tư duy – khởi nguồn của sự phát triển với tốc độ ngày càng chóng mặt của loài người trong vài ngàn năm qua…

…và Newton

Tiếp tục cuộc hành trình thời gian, vượt qua nhiều thế kỷ kể từ thời mông muội của Adam va Eva tới thế kỷ 17, tại nước Anh… Đến với Isaac Newton và trái táo thứ hai…

Giai thoại kể rằng, một trái táo rơi trúng đầu Isaac Newton trong lúc ông đang ngồi nghỉ ngơi suy nghĩ dưới gốc cây. Nhờ đó mà ông có luận ra định vật vạn vật hấp dẫn. Định luật này ngay lúc bấy giờ có thể chưa có nhiều ứng dụng, nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học hiện đại sau này. Trái táo của Newton tượng trưng cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người. Đó là một giai đoạn mà con người đã tự tồn tại được trong thiên nhiên một cách sung túc đầy đủ, và còn có thời gian cho những nghiên cứu, tìm tòi… tùy theo sở thích để thoả mãn trí tò mò…

Apple

Tiếp tục cuộc hành trình tới trái táo cuối cùng. Tới thời đại của chúng ta – thế kỷ 20-21, với Apple của Steve Jobs. Trái táo của Steve Jobs như một biểu tượng của cuộc cách mạng công nghệ thông tin của con người ở thế kỷ 20-21. Giờ đây, chỉ ba thế kỷ sau trái táo của Newton, con người đã không chỉ nghiên cứu khoa họ cho vui. Giờ đây con người còn biết định hướng, vận dụng sự hiểu biết về tự nhiên và khoa học phát minh ra những công cụ mang lại sự tiện nghi cũng như đột phá cho sự phát triển của nhân loại. Trái táo Apple của Steve Jobs là ví dụ nổi bật cho bước tiến này.

Những Macintosh, Ipod, Iphone, Ipad… là những đỉnh cao của trí tuệ con người. Với khả năng tư duy suy luận, cùng với niềm đam mê khám phá, con người không chỉ tồn tại được trong tự nhiên, thấu hiểu một phần các quy luật của nó, mà còn có thể sử dụng nó để sáng tạo và mang lại những điều kì diệu, những điều mà tưởng chừng là không thể ở thời đại trái táo của Eva…

Hạnh phúc..?

Nhưng… ngẫm lại đã mấy ai trong chúng ta dám khẳng định mình hạnh phúc được như Adam và Eva hồi còn ở Vườn Địa Đàng? Chúng ta theo đuổi tiến bộ công nghệ khoa học, tạo dựng, tích trữ của cái hàng ngàn năm vừa qua là vì cái gì? Phải chăng là cũng không ngoài cái mục đích là được sung sướng, được Hạnh Phúc? Nền văn minh vật chất phát triển với tốc độ chóng mặt của chúng ta dường như không làm chúng ta hạnh phúc mấy, và dường như còn làm loài người chúng ta ngày càng điên đảo dục vọng, tranh đấu lẫn nhau…Phải chăng đó là cực hình chúng ta phải chịu như con lừa trong cậu chuyện một bậc hiền giả kia đã kể:

Có người đánh xe lừa khôn khéo kia, cho lừa mang bó cỏ tươi trước mồm để gạt nó bước tới… Bước mãi mà bó cỏ vẫn kề bên miệng không được liếm láp cọng nào.. Nhưng kết quả thì rất hay: xe lừa vẫn đi mãi theo ý muốn của người đánh xe, mà không tốn một cọng rơm nào cả! (Cái Lẽ Sống Của Ta, Nguyễn Duy Cần)

 

Kim Giang

Dân tộc lành tính này liệu có vươn tới đỉnh cao?

139
Featured Image: Tuckster

 

Tôi muốn viết bài này rất lâu rồi. Thuộc lòng Quốc ca ngay năm mới lên hai, tôi không dám nói lòng yêu nước của bản thân lớn lao hơn bất kỳ ai cả. Nhưng tôi đã thấy đau – nỗi đau kéo dài năm này qua năm khác, khi tôi dần lớn lên…

Tôi trăn trở nhiều, trong ám ảnh tâm trí tuyệt nhiên chưa khi nào nguôi nỗi khát khao bí bách: Đến bao giờ Việt Nam – đất nước tôi mới có thể đứng trên đỉnh cao của hoàn cầu, viễn cảnh mà các dân tộc khác phải nghiêng mình kính phục, cắp sách vở sang theo học hỏi đây? Không rõ mọi người mong mỏi điều đó đến đâu, còn tôi chắc lẽ ôm nỗi sầu này đến cuối đời mất, nếu toàn thể dân tộc cứ mãi bằng lòng khiên cưỡng trước vị thế “anh học sinh trung bình”, không tài nào khá khẩm hơn được nữa.

Lịch sử dân tộc tôi đầy rẫy những trang hào hùng chống giặc ngoại xâm, ngay cả những kẻ thù sừng sỏ nhất đều đã nếm mùi thất bại cay đắng trên mảnh đất chúng tôi. Đành rằng đó là những hồi ức vô cùng đẹp đẽ, niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng tôi. Song nó kèm theo bao vết thương khó lành, mà tôi cho sự tổn thương trong tinh thần dân tộc là ghê gớm nhất.

Tôi, một 9X trẻ người non dại, nhiều khi ngẫm đến dòng chảy lịch sử nước nhà, vô hình chung thấy hoài nghi: Liệu còn chiến tranh nữa không? Nó sẽ đến vào thế hệ chúng tôi hay con cháu chúng tôi? Lại cầm súng ra trận ư?… Chẳng việc gì phải sợ quân thù xâm lược nhưng không quốc gia nào muốn bị xâm lược cả! Tôi chắc chắn một điều như thế! Nước ngoài nó dám đem quân đánh mình chẳng qua vì nó thấy mình yếu thế hơn nó, ví như trong bóng đá thì khi nào ta cũng ở thế “cửa dưới” phải thi đấu với đội “cửa trên”. Giả thiết mình mạnh hơn, nó nào dám động đến một sợi lông!

Xưa kia ngoại bang xâm lấn lãnh thổ, thì giờ đây các quốc gia phát triển xem chúng ta như mảnh đất màu mỡ cho họ đầu tư, giành giật, thao túng thị trường. Họ vẫn thế, cuồng vọng và tham lam, không bao giờ chịu từ bỏ địa vị chủ động ngỡ là của riêng. Còn chúng ta, khi nào mới vọt tiến thành kẻ đi chinh phục đây?

Giữ thế thủ mãi, lúc nào cũng phải cảnh giác đề phòng các thế lực thù địch, tâm trí đâu mà phát triển quốc kế dân sinh? Trong khi phạm vi an ninh quốc gia của người Mỹ đã vượt xa biên giới họ cả nửa vòng Trái Đất kìa?

Hai dân tộc Bách Việt và Do Thái có quá khứ đau thương không khác gì nhau, thậm chí chúng ta may mắn hơn chút khi giữ được lãnh thổ, còn họ mất sạch trong quãng thời gian dài đằng đẵng mấy nghìn năm, cho đến ngày khôi phục lại phần nào. Hai dân tộc ấy đều kiên cường và thông minh. Nhưng giờ đây, đất nước do những người phục quốc Do Thái năm xưa dựng xây mới được mấy chục năm đã tiến xa đến đâu? Nước Việt ngàn tuổi của chúng tôi đã tiến xa đến đâu? Có lẽ không cần phải so sánh điều khập khiễng này!

Tư duy đổ lỗi cho thiệt hại đến từ những cuộc chiến trong quá khứ là điều không thể chấp nhận được. Chiến tranh có thể tàn phá nhiều tài sản, nhưng dưới góc độ kinh tế, nó không khác nhiều so với những thảm họa như thiên tai, chỉ làm mất đi lượng vật chất nhất định chứ nào đâu có gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, khủng hoảng,… Những vấn đề trên nếu xảy ra lại đến từ những nguyên nhân khác.

Vin vào sai lầm trong thể chế kinh tế có lẽ còn là kiểu đổ lỗi tàn nhẫn hơn. Đâu khác nào phủ định tiền nhân? Thử làm phép so sánh nhé: Trong khi Cuba chưa cải tổ toàn diện nền kinh tế chỉ huy, bị cấm vận khó khăn hơn chúng ta, mà GDP bình quân đầu người vẫn cao hơn của Việt Nam một bậc. Xa hơn nữa, Liên Xô với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu ấy đã phát triển rực rỡ trong hơn 70 năm tồn tại, chỉ thua Mỹ. Thật lòng mà nói, thể chế kinh tế nào cũng có mặt lợi mặt hại, vấn đề là cách thức vận hành ra sao mà thôi. Chính sách không sai, song hễ áp dụng là ở mỗi nơi lại cho ra những kết quả khác nhau, cá biệt còn trái ngược nhau.

Phàm là dân Việt Nam mà đổ hết tội lỗi, nguyên do dẫn đến những yếu kém của đất nước cho Đảng cầm quyền, cho Nhà nước thì thực sự không có chút lương tâm nào. Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản của chúng tôi đã lãnh đạo toàn dân đạt được nhiều thành tích trong kháng chiến cũng như khi hòa bình, quả tình với điều kiện đất nước thì làm được vậy đã là ổn lắm. Tôi không nghĩ một Chính phủ nước ngoài nào, giả sử họ được thuê quản lý đất nước tôi, có thể làm tốt hơn!

Điều tôi phàn nàn nhất là về bộ máy tuyên truyền hiện tại, nó quá ư kém cỏi nên làm chúng ta mất rất nhiều từ hình ảnh, vị thế quốc gia đến nguồn nhân lực, lòng tin của nhân dân,…Ngày xưa ta chiến thắng kẻ địch mạnh có phần góp công lớn từ nghệ thuật tuyên truyền dân vận thì nay, thẳng thừng mà nói, rõ ràng chúng ta đang có nguy cơ thua báo chí phương Tây và mạng xã hội đó.

Tôi viết bài này như lời tự trách, tự sỉ vả mình. Mở rộng hơn, tôi nhìn thấy lỗi trong tất cả chúng ta. Bất kỳ ai bằng lòng với tình hình xã hội hiện nay thì không còn gì để nói. Còn muốn mơ mộng thế hệ con Lạc cháu Hồng ngày sau sẽ chiếm lĩnh đỉnh cao kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… của nhân loại thì phải mạnh dạn sửa mình ngay từ hôm nay. Không “lột xác”, sao có thể thành người khác?

Tôi cho là “dân tộc tính” của người Việt ta có những vấn đề không lợi cho sự phát triển. Chúng ta quá “lành tính” và cực kỳ coi trọng sự “lành tính” ấy!

Cái văn hóa đề cao sự “lành tính” đã tích tụ nhiều ngàn năm nay

Tôi nghe kha khá chuyện cổ tích, mô típ lúc nào cũng đều là “ở hiền gặp lành”, và rồi nhân vật được ngợi ca kiểu gì cũng thánh thiện đến mức hoàn hảo. Trong khi xem thần thoại Hy Lạp, các vị thần mà họ tưởng tượng ra tuy có nhiều quyền năng nhưng trái lại, vẫn đầy ắp bản năng, kẻ tật xấu này, người thói dở kia. Họ khách quan và tôn trọng cá tính con người, trong khi ta luôn cố gò ép bản thân học theo một hình mẫu toàn thiện. Vậy thì ai muốn xây mới nữa, ai thèm sáng tạo?

Trong cuộc sống, phương châm được tôn sùng luôn là “một điều nhịn là chín điều lành”, khiến người ta dễ dàng chấp nhận cái cũ, cái sai, cái bất cập, cái lạc hậu, cái bảo thủ, miễn là chưa đạt mức quá thể đáng. Trong khi một nền khoa học phát triển đòi hỏi người ta phải liên tục đấu tranh, phản biện, khai thác cải tiến từ những sai sót nhỏ, không ngừng phát hiện ra cái mới mặc dù nó “chẳng giống ai”, tìm ra chân lý đến cùng,…

Chúng tôi chống ngoại bang ngay từ những ngày đầu lập nước. Các chính phủ cai trị dân chúng đa phần đều đi lên từ cuộc chiến chống ngoại xâm. Họ anh hùng đấy, nhưng là kiểu anh hùng đồng nhất. Chính phủ lập nên từ cuộc chiến chống ngoại xâm hầu như không phải tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, họ giải thoát dân chúng khỏi kiếp nô lệ thì tự giác nhân dân đã theo họ, trung thành với họ đến cùng rồi. Thế mới dở! Bởi sau khi đánh thắng giặc, họ như người “ngồi mát ăn bát vàng”, cứ ung dung tận hưởng thành quả, chẳng việc gì phải nát đầu nghĩ chính sách “kinh bang tế thế” làm gì, để lôi kéo, thu hút sự ủng hộ của quần chúng, cho nhọc.

“Kiêu binh hãn tướng” từ bao đời nay luôn là như thế! Nhân dân hầu như không nhìn thấy bất cập mà đấu tranh cho đến khi triều đình suy tàn, thế nước vỡ lở ra. Họ hiền lành quá mà! Đồng điệu quá mà! Tôn sùng chủ nghĩa anh hùng dân tộc, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, sống bằng niềm tự hào vinh quang chói lọi mãi để đến lúc nhìn ra mình bị ăn mòn tư duy thì đã quá muộn.

Trong cuộc sống thường ngày, chẳng mấy ai ưa những kẻ khác thường, lập dị. Cha mẹ bao giờ cũng đòi hỏi con cái phải làm sao cho bằng chúng bằng bạn, phải hòa mình vào tập thể, người ta làm thế nào thì mình theo thế đó, cứ đa số mà theo. Những đứa con ngoan là những đứa trẻ biết vâng lời. Học trò giỏi là những trò tuyệt đối trung thành, lĩnh hội được hết những kiến thức thầy cô giáng và trả bài không sót một câu.

Thời còn học phổ thông, tôi nhớ thằng bạn ngồi cạnh tôi, nó ngông cuồng lắm: Đi học không chịu nghe thầy cô giảng, thích thì học, chán thì nghỉ. Ngoài Toán và Hóa ra, hầu như cậu ta không để ý tới môn học nào khác nữa. Đi thi, cứ bài khó nhất cậu ta chọn làm, còn những bài dễ cậu ta luôn bỏ qua. Kết quả học tập lúc nào cũng chót bảng. Ấy vậy mà sau này vẫn thi đỗ đại học Bách khoa. Ngày đó, trong lớp chỉ có tôi thấy cậu ta có tài, còn thầy cô và hầu hết các bạn trong lớp đều không coi cậu ta ra gì cả. Người Việt mình là như vậy đấy.

Trong công việc, mẫu người được các nhà quản lý ưa chuộng thường là những kẻ dễ sai bảo, biết cách lấy lòng số đông. Nói tài năng không được coi trọng hẳn là chưa đúng. Nhưng phẩm chất riêng biệt của từng cá nhân bị xem nhẹ là vấn đề bộc lộ quá rõ ở xứ ta. Với những người dị biệt, có chút tài mọn nhưng hơi lười, hay cãi sếp chẳng hạn, hoặc không chịu kết giao với anh em đồng nghiệp, hoặc nhiều tật xấu,…sẽ sớm bị tẩy chay ngay. Chẳng ai chịu sử dụng những con người ấy cả.

Than ôi! Chúng ta vốn nổi tiếng là dân tộc khoan dung, nhưng sao ta khắt khe với thực tài quá vậy, săm soi đến từng ly! Vô hình chung chúng ta đã bỏ quên một lượng chất xám khá lớn. Chúng ta quên mất một điều rằng: Những phát minh lớn nhất thời đại này đa phần xuất phát từ chính ước mơ, mong muốn được làm việc nhàn hạ hơn của con người, từ sự lười nhác ngay trong tâm tưởng chúng ta đó!

Phải thừa nhận rằng chúng ta chịu khó học hỏi. Bất cứ cái gì hay của thế giới, ta đều học theo. Nhưng học rất rập khuôn, học không đến nơi đến chốn, học mà không chịu sáng tạo thêm gì. Người ta nói dân tộc tôi giỏi “biến cái của người khác thành cái của mình”, tôi cho là không phải, ta chỉ giỏi nhái mà thôi. Xu thế vọng ngoại đến là cuồng, đâu cần biết cá tính dân tộc là gì. Trong khi ở nước ta có bao vấn đề đặc sắc mà không quảng bá được rộng rãi trên toàn thế giới, không đủ trình độ để rao giảng cho người ngoại quốc về đất nước mình.

Chính sách phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục của ta là chính sách a dua. Điều đó khiến Việt Nam ta có nền công nghiệp đa dạng không kém gì Âu – Mỹ – Nhật, các lĩnh vực nghiên cứu tràn lan không thiếu thứ gì, hệ thống trường lớp đồ sộ giảng dạy tất cả những chuyên ngành mà thế giới này sở hữu. Nhưng rất hiếm ngành, nghề, lĩnh vực vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao thế giới, mà đa phần đều ở mức trung bình.

Sao không bỏ bớt đi? Phát triển kinh tế nên tập trung vào nông nghiệp, du lịch sinh thái và công nghệ thông tin đi; nghiên cứu khoa học cơ bản và công nghệ sinh học đi; dạy kỹ thuật canh nông, nấu ăn và văn hóa ẩm thực đi; chạy theo những thứ phù phiếm kia làm gì?

Đường lối ngoại giao hòa bình của chúng ta rất thành công, nhưng có một điều tương đối dở: Lập trường của chúng ta không dứt khoát trước những vấn đề quốc tế, hay phát biểu nước đôi, chẳng rõ là ủng hộ bên nào. Bởi vậy, chúng ta “chơi được” với tất cả các quốc gia nhưng hiếm khi có “bạn thân”. Thực tế chỉ ra rằng, nếu không thực sự thân thiết với một vài quốc gia phát triển, thật khó để họ có thể dốc lòng dốc sức giúp đỡ chúng ta đi lên phồn thịnh.

Trong số du học sinh, kiều bào Việt ở nước ngoài, cứ ngỡ họ tiếp thu được trọn vẹn tinh hoa từ các quốc gia phát triển thì “dân tộc tính” cũng khác biệt phần nào. Song tôi thấy về cơ bản là giống trong nước. Họ, tuy sở hữu số ít là các nhà khoa học lỗi lạc, không ngừng vươn lên đỉnh cao tri thức nhân loại, nhưng đa phần vẫn an phận thủ thường, tự huyễn hoặc với mức sản xuất hàng năm hơn trăm tỷ USD của cộng đồng hải ngoại so với trong nước, cá biệt có kẻ rảnh rỗi còn thường xuyên lên mạng bới móc tình hình quê hương xứ sở mình chứ tuyệt nhiên không thấy đóng góp gì.

Trí thức học ở nước ngoài không đủ bản lĩnh về nước đối mặt với khó khăn sóng gió, hầu như toàn đi chọn môi trường làm việc thuận lợi hơn. Trung thành với nếp suy nghĩ ấy thì biết bao giờ mới đem lại đột phá cho quê hương, non sông gấm vóc? Nơi nào còn quan liêu, tham nhũng, còn trì trệ cơ chế, thì mới cần nhiều người tài để đấu tranh thay đổi, thi triển hết mọi phẩm chất và năng lực để thành danh, há không phải vậy sao? Ai dám dấn thân, lịch sử sẽ gọi tên. Nhưng buồn thay, đa phần trong số chúng ta không có được bản lĩnh ấy.

Tôi nghĩ “dân tộc tính” không phải điều bất biến mà có thể thay đổi. Để có được cá tính riêng, bản sắc riêng phải rèn luyện mới thành. Hãy tập suy nghĩ coi mình như kẻ mạnh trước đã. Từng cá nhân nên thay đổi quan điểm, nghĩ lớn làm lớn, hiên ngang mà sống giữa đời, đừng cam chịu khom lưng uốn gối làm gì.

Thời nay nước ta chưa giàu có, nhưng đã hết khổ đau cùng cực, chuyện mưu sinh ở mức sống cơ bản ta có thể lo liệu được. Mang nặng mãi mấy thứ cơm áo gạo tiền lặt vặt thì không làm nên nổi trò trống gì đâu. Tôi quan niệm rằng, phàm đã sống được mấy chục năm ở trên đời thì hãy cố gắng làm thật nhiều cho xã hội mình đang sống, khi thác xuống còn nhiều người ghi nhớ. Sinh ra hữu danh mà khi chết đi thành kẻ vô danh thì buồn tủi vô cùng.

Nên vấn đề cốt lõi ở mỗi cá nhân làm sao phát huy được cá tính độc lập mạnh mẽ, sáng tạo, đột biến, “dân tộc tính” còn lẩn khuất đâu đó ngay trong tâm hồn, thần trí chúng ta. Có vậy mới hòng thay đổi lớn được!

“Dân tộc lành tính” này rồi sẽ đi đến đâu? Đáp án nằm ngay trong mỗi con người mang dòng máu Việt chúng ta, nhất là thế hệ trẻ của tôi và các bạn!

 

Duy Hùng

[Review] Người Đua Diều – Khaled Hosseini

16
Featured Image: Bìa sách “Người Đua Diều”

 

Đã quá nhiều lời khen cho tác phẩm này, nhưng quả thực, đó là những lời nhận xét chính xác, một tác phẩm ấn tượng có tác động sâu sắc đến những ai đã từng đọc nó.

Amir, con trai của một người kinh doanh giàu có ở Kabul, một thành phố của Afghanistan đã lớn lên cùng Hassan, con trai của người làm thuê cho gia đình mình. Nếu đứng ngoài nhìn vào thì họ không khác gì đôi bạn thân khi ngày nào cũng đi cùng nhau, nhưng bản chất lại nằm sâu bên trong nhận thức về sắc tộc, Hassan là con trai của người Haraza, một tộc người bị miệt thị xem là thành phần thấp kém trong xã hội. Vì thế, trong tư tưởng của Amir chưa bao giờ xem Hassan là bạn dù hai người từng uống chung một dòng sữa, từng trải qua những ngày tháng ấu thơ bên nhau và thậm chí ngay cả khi Hassan đã vì bảo vệ Amir mà bị Assef – một đứa trẻ tôn sùng chủ nghĩa phát xít và tôn thờ Hitler – đánh đập tàn nhẫn.

Một lý do nữa khiến Amir đem lòng ghét bỏ Hassan vì bố của Amir rất yêu quý Hassan và dành cho cậu ấy nhiều tình cảm đặc biệt, trong một lần sinh nhật thậm chí ông còn thuê một bác sĩ giải phẫu giỏi để phẫu thuật đôi môi hẻ của Hassan. Muốn được Baba chú ý, Amir đã quyết tâm dành được ngôi vị quán quân trong cuộc đua diều thường niên được tổ chức vào mùa đông, và để giúp cho Amir, Hasan tình nguyện làm người đi tìm chiếc diều xanh, chiếc diều cuối cùng bị Amir cắt đứt. “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” Hassan cười vui vẻ và chạy đi.

Amir được Baba công nhận, được ông bày tỏ lòng yêu thương nhưng có lẽ tất cả không bù đắp lại được những đắng cay để đổi lấy vinh quang cho Amir. Trên đường đi tìm diều, Hassan đã phải đối mặt với Assef và đám bạn, Amir đã chứng kiến tất cả, nhưng cậu im lặng, vì cậu nghĩ rằng Hassan không xứng đáng để mình liều lĩnh? Hay chính lúc ấy cậu chỉ là kẻ hèn nhát đáng khinh bỉ?

Để tìm cách cho Hassan đi khỏi nhà mình, Amir đã lén bỏ tiền vào đồng hồ dưới đệm ngủ của cậu bé khiến cậu bị nghi ngờ là một tên trộm, điều đó là làm Amir day dứt suốt quãng đời còn lại khi phải chứng kiến cảnh ông Ali kiên quyết dắt Hassan ra khỏi nhà mình. Rồi chiến tranh bùng nổ, Amir cũng cha di cư sang Mỹ, họ có cuộc sống ổn định, an nhàn dù hơi vất vả với cuộc sống của dân nhập cư.

Cuộc đời Amir có lẽ sẽ hoàn hảo biết bao nếu như anh lập gia đình và sinh con đẻ cái, sống hạnh phúc ở một đất nước mà “chỉ cần vào siêu thị là bạn có thể có những thứ mình mong muốn”. Nhưng đáng buồn thay, vợ của Amir không thể sinh con, và một ngày anh nhận được thư từ Rahim Khan – một người bạn trung thành của cha mình-  rằng anh nên trở về quê hương vì ông ấy sắp chết kèm theo một lời nhắn “luôn có một con đường để tốt lành trở lại”. Sau khi đắn đo, Amir đã quyết định quay về quê hương tìm gặp Rahim Khan,và tại đây anh đã biết được một bí mật lớn mà bấy lâu cha anh đã giấu kín, một bí mật mà chính nó đã gieo rắc lòng đố kỵ cho một đứa trẻ: Hassan chính là em trai cùng cha khác mẹ với anh.

Với bản tính nhút nhát từ bé, Amir làm sao có thể chấp nhận lời đề nghị của chú Rahim Khan rằng hãy cứu lấy con trai của Hassan? Đất nước giờ đây đã thay đổi, người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và sợ hãi trước sự tàn bạo của Taliban, và Hassan cùng vợ đã bị giết trước họng súng của những kẻ vô nhân tính và phân biệt chủng tộc. Giằng co giữa quá khứ và hiện tại, giữa tội lỗi trừng phạt, sau nhiều đêm không ngủ, sau những giấc mơ về tuổi thơ, về cái ngày Hassan bị lũ nhóc Assef cưỡng bức, Amir đi đến một quyết định mạo hiểm nhất trong cuộc đời mình: lên đường tìm Sohrab – con trai của Hassan đồng thời cũng là cháu mình.

Anh vừa chiến đấu với nỗi sợ hãi trong lòng, vừa phải chứng kiến những hình ảnh tươi đẹp của quê hương bị tàn phá: nghèo đói, hoang tàn, bệnh tật, chết chóc… tất cả đều nằm rải rác trên những đoạn đường anh qua. Và Amir quyết định tìm đến Talib, tên cầm đầu băng đảng Taliban trong thành phố để đòi lại Sohrab, và một bất ngờ nữa khiến Amir như chìm trong cơn mê, tên Talib đó không ai khác chính là Assef.

Một cuộc chiến giữa hai đứa trẻ của quá khứ, mối thâm hận trong lòng Amir dâng lên khi nhớ đến giây phút Assef đã hành hạ em trai mình thế nào, Amir đã nhận lời quyết đấu. Anh bị hai cú đấm thép của Assef đánh cho tơi tả, nhưng trên miệng anh luôn mỉm cười, vì sao ư? Vì như anh nói, mình đang được chữa lành, vì những gì đã nợ Hassan.

Và như một mối duyên tiền định, một lần nữa con trai Hassan đã thừa hưởng lòng quả cảm của cha mình, bắn một viên bi bằng chiếc súng cao su vào mắt tên Talib để cứu Amir. Hai bác cháu đã thoát nạn, Amir muốn đưa Sohrab về Mỹ, nhưng các thủ tục vô cùng khó khăn thậm chí như không còn một tia hy vọng. Khi nghe đến việc phải trở lại trại trẻ mồ côi, Sohrab quyết định tự tử bằng cách lấy dao cạo râu cứa vào cổ tay mình, một cậu bé mồ côi dũng cảm và thật đáng thương. Liệu Amir có cứu sống được đứa cháu bé nhỏ của mình? Liệu anh có thể sống để sửa chữa được những lỗi lầm của quá khứ?

Một tác phẩm để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả, một áng văn lấp lánh về niềm tin, tình yêu vào cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, quyến rũ, chân thật và mãnh liệt, tác giả đã đưa người đọc chìm đắm vào một đất nước tươi đẹp nhưng vô cùng đau xót về sự tàn phá của những kẻ vô nhân tính. Dẫn dắt độc giả bằng câu văn mộc mạc, ngôn từ sắc sảo, khiến những độc giả khó tính nhất cũng phải thốt lên rằng: Thật tuyệt vời. Quả thật không ngoa một chút nào khi nói, cuốn sách xứng đáng dành nhiều giải thưởng hơn nữa, và một vị trí trong lòng bạn.

Một cuốn sách xứng đáng có mặt trên kệ sách của những ai thích những cuộc phiêu lưu của người đua diều.

 

Lâm Hạ

[Review] Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ – Những xúc cảm chạm đến tận tâm can

2
Featured Image: Bìa sách “Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ” phiên bản tiếng Anh

 

Khaled Hosseini, với cuốn sách qua tuyệt vời luôn ám ảnh tôi về giá trị nhân sinh, Người Đua Diều, đã khiến tôi phải đọc cuốn sách thứ hai của ông, Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ. Cuốn sách này ngốn thời gian của tôi gấp đôi so với Người Đua Diều, không phải bởi vì nó ít hấp dẫn hơn, ít lôi cuốn hơn mà bởi vì cảm xúc mà nó mang lại cho tôi quá mãnh liệt. Thật sự tôi không hiểu tại sao cuốn sách này lại không có giải thưởng nào.

Nhiều tác giả khi viết sang cuốn thứ 2, thứ 3 thường sẽ chịu ảnh hưởng bởi văn phong của cuốn sách đầu tay của mình. Nhưng, Khaled Hosseini thì hoàn toàn khác, tuy cùng nói về Afghanistan nhưng nội dung và cách dẫn truyện cũng như cảm xúc ông đem lại từ cuốn sách đối với tôi thật tuyệt vời. Đúng như câu nhận xét đầu sách: “Bạn sẽ muốn hóa đá để không phải rơi lệ khi đọc cuốn sách này.” Tôi đã phải ngừng đọc rất nhiều lần chỉ để bình ổn cảm xúc của mình và để đi đến cuối cùng của cuốn sách.

Cái kết mở ra chân trời hy vọng và dường như là phần thưởng cho những gì cuộc đời mỗi con người trải qua. Cuộc đời hai người phụ nữ với thân phận khác nhau, hoàn cảnh sống trái ngược nhau, một bị sinh ra trong sự ghẻ lạnh và miệt thị, còn một người được sinh ra trong sự ấm áp, đùm bọc của gia đình, mà nổi bật chính là tình cảm của người cha. Thế rồi, số phận đưa đẩy họ đến với nhau, cùng nhau sát cánh đi qua chặng đường gian nan của cuộc đời khắc nghiệt.

Khát khao được sống trong cuốn sách thực sự rất mãnh liệt, đày đọa, khổ ải và dối trá đều không thể ngăn được cái ước muốn và hy vọng vào tương lai, vào cuộc đời tươi sáng phía trước. Tôi không biết nêu bản thân mình sống trong cái xã hội đầy rẫy sự kỳ thị, phân biệt và bất công như trong Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ, tôi có thể sống hay không, thậm chí bản thân tôi có thể sẽ tự kết liễu đời mình. Để vượt qua được những chặng đường đầy những trói buộc, lừa lọc, âm mưu, dục vọng và cả sự hèn nhát, Mariam và Laila đã có một nghị lực phi thường. Nghị lực của tình mẫu tử, của sự đồng cảm, của tình yêu và đặc biệt là của niềm hy vọng.

Sự hy sinh của Mariam cho cuộc sống của Laila, Tariq và Azazi, sự chuộc lỗi đối với Zalman quá cao cả. Một con người sống trong niềm hy vọng dối trá, sinh ra trong sự ruồng bỏ và trải qua thời thanh xuân đầy cam chịu và uất ức lại có thể hy sinh bản thân mình chỉ đơn giản vì niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống tràn ngập sắc màu cho gia đình Laila. Cái hình ảnh của một harazi nhắc nhở tôi nhớ về Hassan trong Người Đua Diều. Giá trị nhân văn thực sự đã làm ấm lòng người qua từng trang sách.

Hình ảnh mà Laila đã mơ về Azazi, cô con gái bé bỏng của cô với Tariq, niềm hy vọng mà Tariq để lại cho cô, thực sự làm tôi khiếp sợ, hình ảnh cô bé phải nằm trong bao nilong để trốn phiến quân Taliban và sự gào thét của cô bé đã làm tôi bật khóc. Hình ảnh Azazi đối với tôi chính là niềm hy vọng, nếu thực sự cô bé phải chết, có thể sẽ làm tôi thực sự sụp đổ và chán ghét cuốn sách. Những gì cô bé đã chịu đựng khi phải ở trại mồ côi và cái cách mà cô bé đã cố gắng thể hiện niềm vui trước mẹ Laila và Mariam để họ được cảm thấy yên lòng khiến tôi cảm phục nhưng lại đầy xót xa khi cô bé luôn luôn gặp những cơn ác mộng.

Cuốn sách thực sự đã mang lại cho tôi quá nhiều suy ngẫm, xúc cảm và cả nỗi ám ảnh. Hình ảnh của mỗi nhân vật mang một sức hút riêng, Nana, người mẹ sống trong tủi hận và bất mãn của Mariam; Jalil, người cha hèn nhát của Mariam; Rasheed, người đàn ông gia trưởng, dối trá và khốn nạn nhưng lại có một chút trách nhiệm với gia đình; Tariq, một chàng trai dũng cảm, thủy chung, nghị lực và giàu lòng vị tha; Babi của Laila, một con người nhẫn nhịn nhưng ngập tràn lý tưởng sống…

Cảm xúc mà cuốn sách mang lại quá đỗi chân thực, bước chân vào những khó khăn, vào sự chia ly, tôi lại cảm giác niềm hy vọng đang ẩn chứa sau từng câu chữ, để rồi đọc và tìm kiếm cái niềm vui, niềm hạnh phúc trong đó. Thế nhưng, khi bắt được một tia hy vọng, tôi lại có cảm giác sợ hãi về điều Mariam và Laila sắp sửa đối mặt. Trong chiến tranh, ta khao khát được hòa bình và lẽ đương nhiên, khi có được hòa bình sau bao nhiêu gian khổ, ta luôn luôn sợ hãi về cái sự yên bình thiếu vững chắc ấy.

 

Ngọc Mai

Rỗng…

34
Featured Image: John Holcroft

 

Liệu bạn có đang sống? Phải chăng bạn nghĩ đây là một câu hỏi ngớ ngẩn và vô vị. Nhưng không bạn ạ, cái tôi muốn hỏi là sống một cách có ý nghĩa, sống trọn vẹn với cuộc đời, sống chứ không phải chỉ tồn tại. Liệu bạn có đang sống như thế, liệu xã hội loài người có đang sống như thế? Đã bao giờ bạn suy nghĩ thật nghiêm túc về những thứ “rỗng” trong thế giới tự nhiên và đời sống con người.

Vậy “rỗng” là gì? Theo từ điển tiếng Việt “rỗng” có nghĩa là không có phần lõi hoặc không chứa đựng gì. “Rỗng” cũng có nghĩa là lỗ hổng. “Rỗng” của thế giới tự nhiên chính là rỗng của vật chất, có thể hiểu là sự thiếu thốn, không đầy đủ về mặt vật chất. Đó là cái “rỗng” mà chúng ta có thể đổ đầy nó bằng một thứ vật chất khác. Nó khác với cái “rỗng” của con người là cái “rỗng” của tinh thần và tâm hồn, là cái “rỗng” về mặt nhận thức và giá trị.

“Rỗng” trong thế giới tự nhiên là tính chất “trung lập” không thể tách rời. Bởi trong cuộc sống này không có thứ gì là hoàn hảo, mười phân vẹn mười cả. Có một sự vật tồn tại ắt có những lỗ ” rỗng” bí ẩn về nó mà ta chưa thể lý giải, ắt có những khía cạnh, khiếm khuyết mà ta cho dù có đối chiếu ở mọi góc cạnh, mọi phương diện vẫn không thể tìm ra… “Rỗng” về vật chất là sự thiếu hụt của một khía cạnh trong đời sống. Nó không tách rời mà tồn tại song song với sự sống. Có sự “rỗng” mới thôi thúc con người không ngừng phát triển và đi lên với khát khao lấp đầy sự “rỗng”. Bởi đó là bản chất của tính chinh phục của con người. Vậy nên theo lý thuyết triết học mới nói rằng “rỗng” của tự nhiên là căn nguyên của mọi vật, để sinh ra năng lượng tạo lên vật chất.

Bởi “rỗng” là trạng thái khởi nguyên của mọi vật, nên câu hỏi đặt ra là: “Rỗng” có giá trị không? Mặc dù “rỗng” là căn nguyên của mọi vật, nhưng những thứ “rỗng” thường không được coi trọng. Bởi con người chỉ quen nhìn mọi vật ở bề ngoài bằng một “đôi mắt rỗng” chứ đâu xem xét từ bản chất của vấn đề, từ mọi góc độ đánh giá.

Có một sự “rỗng” cũng không được coi trọng như vậy, đó là sự rỗng trong tâm hồn con người, là biểu thị cho sự ăn mòn nhận thức và nhân tính. Như vấn đề mà ban đầu tôi đã đặt ra. Liệu bạn có đang sống? Tất nhiên mỗi người có một quan niệm riêng của mình về sự sống. Thế nhưng những ý tưởng sai lầm về nhận thức có thể khiến chúng ta mất đi sự sống thật. Vài người cho rằng cuộc sống chính là những nhu cầu vật chất chúng ta đang nắm giữ, theo đuổi. Có người cả cuộc đời chạy theo những thứ vật chất xa hoa phù phiếm, và cứ nghĩ rằng vật chất tỷ lệ thuận với chất lượng của cuộc sống.

Tôi không phủ nhận những giá trị lợi ích của vật chất nơi cuộc sống hằng ngày, nhưng bạn có hay không nhìn vào mặt trái của chúng. Ngày nay bạn cứ mải miết chạy theo những thứ xe hơi đắt tiền, nhà cửa sang trọng, y phục đẹp đẽ… Bạn cứ chăm chút cho vẻ ngoài hào nhoáng bằng những thứ vật chất xa xỉ phẩm và nghĩ rằng chúng có thể giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Nhưng không, nó chỉ biến bạn thành những con người giả dối, những con người sống vì đồng tiền, thứ bạn sở hữu trong tay không phải là giá trị bản thân mà là sự suy đồi về nhân cách.

Chạy theo vật chất, con đường tưởng chừng như tươi sáng ấy lại cũng có thể là lỗ hổng không đáy nuốt chửng đi hạnh phúc của bạn. Cứ mãi lo chạy theo nhưng thứ vật chất ngoài thân thì đến bao giờ bạn mới chịu bắt đầu sống thật? Của cải vật chất chỉ là những dụng cụ và đồ dùng trang bị cho cuộc đời. Nếu cứ mờ mắt mà chạy theo nó chẳng mấy chốc chúng ta lại biến thành nô lệ cho của cải vật chất và là đầy tớ cho những ước vọng bất tận. Trong khi đó sự sống thật sự lại trốn chạy xa và khiến chúng ta cảm thấy cuộc đời thật trống rỗng. Nhưng sự thật là những suy nghĩ, định kiến sai lầm của chính bản thân bạn, chính chúng ta đã tạo ra những sự “rỗng” về tinh thần và mặt nhận thức trong con người mình.

Về quan niệm của sự sống, một số người lại nghĩ: con người ta sống vì cái danh. Điều này đúng nhưng lại không toàn diện. Người ta vẫn nói “miệng lưỡi thế gian” vô cùng đáng sợ. Sống để giữ gìn thanh danh là điều đúng đắn, nhưng nếu ai lại quá đề cao mải mê chạy theo cái danh thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Có những người dùng tiền để mua bằng cấp, địa vị, có những người dùng sự giả dối tốt đẹp để che đậy đi bản chất thực bên trong. Con người ta lắm khi vẫn mang trong mình cái “sĩ diện” cái “tôi” cá nhân quá lớn.

Nhiều người lên Facebook để khoe thân, khoe tài sản, số khác thì giả vờ làm người tốt. Có những người khoe khoang sự sung túc, đủ đầy của bản thân mình. Một số bộ phận trẻ hèn nhát, yếu đuối thay vì đối mặt với khó khăn thì lại giãi bày trên các trang mạng xã hội, thay vì thể hiện tình cảm trực tiếp lại viết những dòng mùi mẫn để nhận sự đồng cảm thương xót của những người quen xa lạ. Gặp một vụ tai nạn trên đường thay vì giúp đỡ người bị nạn theo sức của mình thì các bạn lại lôi điện thoại ra quay clip, chụp hình rồi mang khoe với bạn bè bằng những gương mặt giả vờ xót xa đau đớn. Có những nhà từ thiện quảng bá hoạt động ủng hộ của mình trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng, khua chiêng gõ trống, chỉ sợ không ai biết mình là “người tốt”.

Con người hay mang trong mình những chiếc mặt nạ giả dối và tô vẽ cho những ánh màu hào quang chói rực, tự hào cho mình sự “hữu danh vô thực”. Một cá thể đi bằng đôi chân giả sẽ khiến cho cả một cộng đồng người cùng đi bằng đôi chân giả – một xã hội rỗng tuếch! Họ chú trọng bằng cấp, danh hiệu, thích tạo ra những thành tích vô bổ, theo đuổi những kỷ lục tầm thường… – một xã hội quá chú trọng đến vẻ trang sức bên ngoài cộng đồng trong khi cái thực bên trong – phẩm cách của công dân trong cộng đồng không hề tương xứng. Xã hội khi đó sẽ trở thành giả dối, nói như Vũ Trọng Phụng thì đó là cuộc đời “chó đểu”. Sự giả dối ấy sẽ tạo ra một lỗ hổng trong chính nhân cách của con người, bởi một người sống giả thì làm sao có thể mang một trái tim thật.

Trong cuộc sống của mỗi con người sự “rỗng” là cái đáng sợ hơn cả. Không có mục đích hoặc đi với những mục đích sai lầm, họ cứ sống sôi nổi trong đời như “manh rẻ rách trên những dòng sông”. Sự “rỗng” trong đời sống con người thật đáng sợ, bởi nó sẽ bắt chính chúng ta phải trả giá bằng hạnh phúc, bằng cả cuộc đời. Bill Gates đã từng nói rằng:

“Điều đáng sợ trong cuộc sống của một con người là sự rỗng tuếch… Đối với tôi điều quan trọng nhất ở con người là sống như thế nào? Chứ không phải là tồn tại ở trên đời.”

Sống thực đi nhé! Đừng “rỗng” nữa! nhìn thẳng vào chính mình và bắt đầu lại!

 

Silent Wind

Sinh viên Việt Nam suy nghĩ gì?

54
Featured Image: Wikipedia

Lời mở đầu

Dưới góc nhìn là một sinh viên, tôi nêu ra những nhận thấy của mình nên không thể tránh khỏi những trường hợp chủ quan là điều tất nhiên. Tại sao chúng ta có một xã hội ấn tượng về dân số, theo số liệu 58% người Việt Nam dưới 25 tuổi, đây chính là phân khúc sáng tạo, năng động và cầu tiến của bất cứ xã hội nào. Nhưng tại sao khi những người nước ngoài họ tìm đến đây mua tiềm năng và cơ hội rồi âm thầm bỏ đi. Tôi thích Miura không phải vì cách ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam mà là cách ông chỉ ra những điều tồi tệ mà đa phần những con người Việt Nam đang mắc phải, và bài viết này tôi sẽ chỉ ra những cái đang mắc phải của sinh viên.

Những điểm số biết nói

Trong suy nghĩ của sinh viên Việt Nam, họ luôn nghĩ rằng muốn đánh giá năng lực của người khác thì chỉ cần xem điểm số của họ. Họ luôn nghĩ rằng một người có điểm số cao thì sẽ giỏi. Nhưng họ không biết rằng những câu hỏi trong kỳ thi chỉ đánh giá được khả năng chăm chỉ và ghi nhớ của mình, chứ không hề mang nặng về vấn đề tư duy.

Họ thường hỏi hang điểm số của nhau, để so sánh. Đặc biệt là so sánh mình với ban cán sự. Họ luôn nghĩ rằng ban cán sự là điểm phải cao và học thật giỏi, vì sao? Vì ban cán sự phải giỏi hơn họ thì nói họ mới nghe.

Ai nói gì cũng dạ

Tại sao tôi lại bảo ai nói gì cũng dạ? Sinh viên Việt Nam rất sợ những người lớn hơn mình, họ luôn cho rằng những người lớn hơn họ bao giờ cũng đúng. Khi một anh sinh viên năm trên bảo đảm với họ vấn đề đó là đúng thì họ sẽ tin chắc là đúng, mà chẳng bao giờ ngồi phân tích ra, rằng đó là đúng hay sai.

Nhưng trường hợp này cũng ít, vì đa phần bây giờ mọi người đều có cái tôi cao, cái tôi cao vì họ không biết gì. Họ chỉ biết vâng lời làm theo, đi theo con đường cũ chán òm, còn hơn đi khai phái một con đường mới biết đâu sẽ thú vị hơn.

Năng lực không có mà thích chức vụ cao

Đây không chỉ riêng trường hợp của sinh viên mà đa phần mọi người Việt Nam làm việc trong tập thể đều vậy. Họ chỉ muốn hưởng lợi ích cá nhân thay vì hy sinh cho tập thể.

Họ chỉ muốn được một chức vụ đó, làm mọi thủ đoạn vì chức vụ đó nhưng họ không biết rằng khả năng của họ thì hạn chế. Những người này họ rất biết vâng lời và ứng xử rất tốt, bên cạnh đó còn có một chiêu trò là diềm hàng nhân tài. Họ thích người khác giới thiệu họ rằng, họ là ai, to như thế nào chứ chẳng thích giới thiệu họ không làm được gì.

Nếu cứ mãi suy nghĩ như vậy thì một hệ thống tập thể chẳng bao giờ phát triển được, nếu có phát triển nhưng chẳng bao giờ đột phát một cách tột đỉnh đâu.

Học thuộc là đủ có làm đâu mà sợ

Đa phần mọi người đều có chung một suy nghĩ này, họ chỉ cần biết học thuộc lý thuyết là đủ, là sẽ vận hành được trong thực tế. Nhưng đó là sai lầm, lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác xa nhau. Nếu họ cứ nghĩ đọc một quyển đắc nhân tâm mà dễ dàng áp dụng được nó như thế thì họ cứ đọc đi, định làm thánh nhân ở xã hội này, bây giờ khó lắm đấy.

Cũng giống như việc không thích trải nghiệm bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, họ bảo rằng đó là lãng phí thời gian. Nhưng thực ra là các bạn đang lãng phí trải nghiệm mà mình có thể làm được khi còn là sinh viên

Thích nói xấu sau lưng người khác

Đây là trường hợp khá phổ biến, nhưng nói xấu như thế nào được chấp nhận và nói xấu như thế nào không được chấp nhận mới là ý chính mà tôi muốn nói ở đây.

Nói xấu được chấp nhận là nói xấu có căn cứ, việc đó có liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh, thêm một chuyện hợp nói xấu được chấp nhận mà không liên quan đến bản thân mình và bạn bè xung quanh thì đó là nhiều chuyện chứ không phải nói xấu nữa.

Nói xấu không được chấp nhận là nói xấu, nói không thành có, có 5 thành 10, có 10 thành 20 mặc dù liên quan hay không liên quan. Mục đích nói xấu của họ cũng chỉ để chứng minh rằng mình là người tốt, nhưng họ không nghĩ rằng những hành vi ấy chẳng tốt đẹp đang tự đào thải bản thân mình.

Hành vi xấu cứ nghĩ đó là bình thường

Xếp hàng, xả rác, nói chuyện trong giờ học, giao thông, ngủ trong giờ học… là những hành vi mà đa phần ai là sinh viên cũng đang gặp phải. Ta cứ nghĩ tầng lớp sinh viên là tầng lớp thuộc dạng sang của tri thức Việt Nam thì họ sẽ có những hành vi tốt, nhưng không đâu. Nếu là sinh viên bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những hành vi ấy là chuyện bình thường, và họ nghĩ đó cũng bình thường.

Đấy chính là hình ảnh chung của giới trẻ Viêt Nam, nhưng họ chưa nghĩ tới điều đó. Không lẽ chúng ta phải làm những biện pháp mạnh khi những hành vi này có thể chỉnh sửa được từ ý thức của mỗi cá nhân.

Dựa dẫm quen rồi bỏ ra không được

Tôi rất khâm phục những bạn trẻ ở tỉnh lên thành phố học và những bạn không thích sài tiền gia đình, vì đa phần các bạn rất chịu khó, vừa học vừa làm. Tôi tin những người này sau khi ra đời sẽ có cơ hội thành công rất cao.

Tôi cũng sài tiền gia đình cũng đồng nghĩa với việc tôi dựa dẫm? Không. Vì là một sinh viên tôi cần thời gian để tập trung cho việc học, còn dựa dẫm là sao? Họ luôn tự tin rằng gia đình họ có anh này làm chức X, cậu này làm chức Y, hay bố mẹ họ làm chức Z nên không cần lo sau này như thế nào, bố mẹ sẽ lo hết. Học xong không sợ thất nghiệp đâu mà lo. Nhưng họ không nghĩ đến trường hợp một ngày không còn chỗ dựa dẫm nữa thì họ sẽ đứng lên bằng gì? Hay sẽ đi một chiếc xe lăn để tiện di chuyển.

Chưa già đã thích nghỉ hưu

Tại sao chưa già đã thích nghĩ hưu, các bạn biết đó ở phương tây người ta chỉ thích nghĩ ngơi, du lịch, mua biệt thư, xe sang,… khi họ đã già. Vì họ cần hưởng thụ cho những đóng góp tuổi trẻ của mình. Còn sinh viên Viêt Nam cũng thế, họ cũng muốn đóng góp nhưng trước hết muốn đóng góp phải thoảng mãn những nhu cầu của họ trước đã.

Tôi là nhà thông thái

Họ luôn thích phô trương những cái biết của mình ra cho thiên hạ nghĩ rằng họ giỏi, để mọi người gặp phải trầm ồ khen: “Wow, anh này học lớp tôi giỏi lắm đấy.” Để làm chi? Đơn giản để mọi người biết rằng họ giỏi nhưng họ không nghĩ rằng những điều họ biết chỉ là một hạt cát giữa sa mạc mênh mông đâu.

Mục tiêu không có nhưng ước mơ rất cao

Họ thường mơ mộng rất cao, trở thành CEO công ty nọ, hay trở thành ca sĩ như Maroon 5, rồi trở thành cầu thủ giỏi nhất thế giới như Ronaldo. Nhưng họ lại không biết xác định từng bước đi cụ thể như thế nào cho mình để đạt được điều đó.

Cuộc đời không đánh thuế giấc mơ nhưng phải mơ sao cho phù hợp để đừng thất vọng. Nói chung chỉ biết nói nhưng lại không biết làm.

Ngại nói lời xin lỗi và tha lỗi

Nếu như người phương tây xem xin lỗi và tha lỗi là quà tặng cho tất cả mọi người thì sinh viên ở Việt Nam không nghĩ thế. Nếu như họ làm gì sai hay người khác làm gì sai với đối với họ, họ sẽ chọn cách trốn tránh, im lặng hay âm thầm trả thù mới hã hê hơn là nói thẳng và tha thứ cho người khác. Cũng như họ rất ngượng ngịu để xin ai đó tha thứ cho mình vì họ nghĩ đó là vô ích.

Mỗi ngày 25 giờ

Trên thế giới tất cả mọi người đều có 24 giờ, nhưng sinh viên Việt Nam thì có tận 25 giờ. Nên họ cứ thông thả không cần gấp giữa cuộc sống vội vàng này. Nếu như có kiểm tra thì gần thi học có sao, nếu như có hẹn thì trễ tí có sao, đi học thì thầy giáo chỉ điểm danh giữa giờ thay vì đầu giờ nên trễ chút có sao đâu. Tóm lại sinh viên Việt Nam có đến 25 giờ thay vì 24 giờ.

Thích bói toán và khen mình là anh hùng

Tôi chắc một điều rằng đa phần các bạn điều thích, đều thích nghe về tương lại của mình như thế nào, chỉ cần biết vậy và không cần làm gì. Nếu muốn làm cha thì cứ vô nhà thờ không ai cấm nhé. Các bạn phải biết rằng những hành động của các bạn ngày hôm nay chính là số mệnh của mình ngày mai. “Nếu đời ném cho tôi một lý do tin vào số phận, thì tôi sẽ ném lại cho đời 1000 lý do để tin vào bản thân mình.”

Tạm kết

Là một sinh viên, tất nhiên tôi không tránh khỏi những điều nói trên. Những lời tôi nói ra là những sự rút ra từ bản thân mình, ai cũng cần phải sửa đổi. Nhưng không phải ai sửa đổi được hết. Bạn muốn thành công, tôi muốn thành công thì chúng ta đều phải trả một giá. Chúng ta phải làm sao để cho xã hội không thể đào thải được mình đó là điều tâm đắc mà tôi muốn nói ở bài viết này.

 

Đỗ Sơn Trà

Em có thể tìm hơi ấm ở đâu?

12
Featured Image: Benjamin Jakabek

 

Đài truyền hình kỹ thuật số kênh VTC16 mấy hôm trước đưa tin về đợt giá lạnh ở Hà Giang, trong phóng sự có cảnh hai em bé đứng co ro trên đường quốc lộ. Đứa nhỏ chừng 3-4 tuổi, trang phục của nó gồm một manh áo mỏng và một đôi dép lê, ngoài ra không còn thứ gì. Đầu gối tím tái, hai cánh tay khép bên sườn, bàn tay với những ngón tay đỏ lựng run run. Đôi mắt trong veo nhìn vào ống kính. Muốn kể lại chuyện này cho các bạn tôi, mà cổ họng cứ nghẹn lại, thấy từng lời mình nói ra sao nhẫn tâm quá.

Gửi phóng viên truyền hình, người thường xuyên phải đối mặt với những tình huống thử thách lòng trắc ẩn. Trong khuôn hình của anh, lũ trẻ đứng trên đường nhựa thênh thang, mà bơ vơ vì không biết con đường no ấm của chúng ở nơi đâu, còn bao xa. Chúng tôi không biết anh/chị đã làm gì cho đứa trẻ đó, nhưng hình ảnh trong bài phóng sự của anh/chị đã khiến cho chúng tôi thấy sự im lặng của mình rất gần với vô cảm độc ác.

Gửi bạn tôi, người lạc quan. Bạn có thể cho rằng, trẻ nhỏ vùng cao vốn chịu rét tốt hơn. Nhưng chắc chắn bạn cũng đồng ý rằng, thân nhiệt của mỗi người là như nhau, và ở đó lạnh hơn nơi chúng ta đang đứng, sự khắc nghiệt của thời tiết so với số lượng quần áo và cân nặng của hai phía đang ở chiều tỷ lệ nghịch. Nếu bạn nghĩ đó là điều bình thường, hãy đến, hãy đổi quần áo với nhân vật của chúng ta, và bạn có thể thay đổi cả suy nghĩ.

Gửi bạn tôi, người bi quan. Bạn có thể cho rằng, đấy chỉ là một sự dàn xếp để ghi hình. Nếu vậy thì đứa bé ấy có thể may mắn sẽ được mau chóng về bên bếp lửa và kiếm chút hơi ấm. Nhưng hẳn bạn cũng như tôi, đều biết rằng, ở đó, những nơi ống kính phóng viên không tìm đến, còn rất nhiều đứa trẻ khác, với những manh áo mỏng và đôi chân trần trong gió lạnh. Những đứa trẻ ấy không phải là Thánh Gióng, môi chúng tím không phải vì son Hàn Quốc, và tay chúng co quắp run run vì chẳng biết nắm lấy thứ gì, chỉ có gió lạnh đang cứa vào, tê buốt.

Gửi bạn tôi, người vui vẻ. Bạn mong chờ đợt rét đậm để Sa Pa có tuyết, bạn là khách du lịch say mê ngắm cảnh và chụp ảnh, ghi lại một trải nghiệm thú vị. Nếu có dịp, bạn hãy thử mặc một manh áo mỏng, đi dép lê ra khỏi phòng khách sạn trong cái lạnh dưới 100C, để trải nghiệm của bạn thêm phong phú và thực tế.

Gửi sư thầy, người đang giảng kinh sách trong ngôi chùa cổ tôn nghiêm. Thầy giảng về nhân quả, về từ bi. Tôi không coi nhẹ lời thầy, nhưng tôi muốn bước ra ngoài, để thấy mặt trời vẫn ở trên cao, và xòe bàn tay hứng một chút nắng, thầm mong nơi vùng cao núi đá kia, các em bớt lạnh. Tôi muốn rời bỏ sách vở, ngừng tầm cầu thuyết giảng, ngừng lại những trách móc truy tìm trách nhiệm. Tôi tự hỏi mình có thể làm gì, sẽ làm gì để chạm đến những mảnh đời thơ dại kia. Tôi phải làm gì?

Ánh mắt nhìn ngây thơ ấy ám ảnh trong tâm trí tôi. Như đang hỏi: vì sao em lạnh. Em có thể tìm hơi ấm ở đâu?

——-

Đây là bản tin thời sự, xin xem đoạn từ 15:26 đến 15:40.

 

Gửi Lá Về Thu