27 C
Nha Trang
Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 147

Giá trị của những giấc mơ

Featured image:  Zen Pencils – Terence McKenna, Trời đất yêu quý lòng can đảm

 

Mỗi đêm khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ, có những đêm tôi ngủ ngon lành một mạch từ tối đến sáng. Nhưng cũng có những đêm giấc mơ len lỏi vào trong giấc ngủ của tôi. Có những giấc mơ rất nhẹ nhàng, rất ảo mộng, nhưng cũng có những giấc mơ thực tế đến độ khiến tôi phải giật mình thức giấc, khiến tôi cứ phải trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống thực tại. Không biết các bạn có như tôi không, có tin vào những giấc mơ không? Có rút ra được gì từ những giấc mơ đó hay không? Và thường khi bạn tỉnh dậy được một lúc thì hầu như bạn sẽ quên tất tần tật về những gì bạn đã mơ đêm qua. Duy chỉ có những giấc mơ thật sự ấn tượng với bạn mới khiến bạn không thể quên. Sau khi đọc hết bài viết này, cùng trải nghiệm những giấc mơ mà tôi đã chia sẻ, tôi mong rằng bạn sẽ nhận ra những giá trị mà giấc mơ mang lại cho bạn, từ đó thay đổi cuộc sống, góc nhìn của bạn theo những chiều hướng khác hơn.

Giấc mơ thứ nhất

Cách đây vài tuần, khi tôi ngủ tôi đã gặp ác mộng, tôi mơ thấy mình đã qua đời lúc còn rất trẻ. Khung cảnh xung quanh là hình ảnh mọi người đang đến viếng tôi, đang chiếu những đoạn phim kể về cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Trong giấc mơ ấy tôi nghĩ rằng, cuộc đời tôi thế là đã chấm hết rồi hay sao? Tôi còn chưa kịp thực hiện những kế hoạch của mình, chưa kịp nói những lời thương yêu đến với gia đình, bạn bè, chưa kịp để lại gì cho đất nước xã hội, chưa kịp làm một thứ gì cả,…Giấc mơ đó cứ thế tiếp diễn cho đến lúc tỉnh dậy, tôi vẫn cứ ngỡ như đó là sự thật. Từ ngày giấc mơ đó đến với tôi, tôi quyết tâm thay đổi bản thân, quyết tâm lên kế hoạch cho mục tiêu và hành động, quyết tâm theo đuổi những ước mơ mà lâu nay tôi để nó xếp xó. Trước đây, thay vì dành thời gian cho những mục tiêu của mình, dành thời gian cho việc tự học, đọc sách, tôi thường lân la khắp các trang web, xem phim hay ngồi đó thẫn thờ và nhìn thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Tôi nghĩ rằng giấc mơ đó như một lời nhắc nhở, một cảnh báo về sự hữu hạn của cuộc đời về những tháng năm mà tôi đã không biết tận dụng để phát triển bản thân. Chúng ta không có nhiều thời gian để lãng phí, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Hãy lên kế hoạch và hành động ngay lúc này chứ không phải lúc khác. Có như vậy tôi và bạn mới có thể tiến gần hơn những mục tiêu của bản thân.

Giấc mơ thứ hai

Hay một giấc mơ khác mà tôi thường xuyên thấy trong giấc ngủ của mình. Đó là viễn cảnh tương lai về một thế giới chỉ toàn máy móc, bầu trời xám xịt với hàng loạt các tòa nhà chọc trời, hàng triệu ống khói đang phun khói liên tục. Con người thì gầy xơ xác, phải liên tục làm việc, không còn thời gian để tận hưởng cuộc đời. Và trong bức tranh ấy dường như chỉ toàn màu xám và màu đen. Những màu sắc khác như vàng, xanh, đỏ, tím,…như bị “tuyệt chủng”. giấc mơ ấy khiến tôi cảm thấy ghê sợ với sự phát triển của khoa học hiện đại, với tần suất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa như hiện nay. Tôi không nói rằng khoa học phát triển là sai, công nghiệp phát triển là chưa tốt. Nhưng phát triển đến mức độ nào thì nên ngừng, cái nào nên áp dụng và cái nào không nên để giữ lại những mảng xanh cho Trái Đất, để máy móc không chi phối hết toàn bộ cuộc sống của con người, mọi người có nhiều thời gian để lắng nghe cảm xúc của mình, để tận hưởng ý nghĩa của cuộc sống. Mỗi người khi sinh ra đều có đặc quyền được sống, được tận hưởng hạnh phúc, không thể vì lợi ích của một số người, một vài quyết định mà hủy hoại đi môi trường, cuộc sống của những người khác.

Giấc mơ thứ ba

Có một lần tôi mơ thấy những người quá cố trong gia đình tôi hiện về, hỏi han và trò chuyện với tôi, kể cho tôi nghe những kỷ niệm xưa. Họ nói họ rất nhớ nhà và cảm thấy rất buồn khi phải từ giã cuộc sống quá sớm. Giấc mơ đó khiến tôi chợt cảm thấy phải trân quý gia đình nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho gia đình, người thân và giữ lại những kỷ niệm, những ký ức đẹp về gia đình. Đúng như gia đình thường hay bảo với tôi rằng, cuộc đời này còn gì quý bằng tình thân, kiếp này có duyên chúng ta mới tụ họp lại thành một gia đình. Kiếp này gặp nhau, trở thành gia quyến của nhau mà không biết trân trọng, không biết gìn giữ, cứ để sân si oán hận chi phối cảm xúc, đánh mất đi tình cảm gia đình thiêng liêng, biết đâu kiếp sau có còn gặp lại? Và mỗi khi gặp khó khăn trên đường đời, gia đình luôn sát cánh cùng bạn, luôn bên bạn cùng bạn giải quyết khó khăn. Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, đúng như ý nghĩa của nó, gia đình là nơi để bạn trở về tận hưởng sự ấm áp giữa cái giá lạnh ngoài cửa nhà.

Cả ba giấc mơ mà tôi kể cho các bạn nghe đều là ba giấc mơ ấn tượng với tôi nhất. Nó góp phần thay đổi mạnh mẽ tư duy và hành động của tôi. Còn bạn, giấc mơ nào làm bạn ấn tượng nhất? Giá trị mà nó mang lại cho bạn như thế nào? Giấc mơ đó thay đổi cuộc sống bạn ra sao? Hãy cùng nhau chia sẻ nhé!

 

Trương Thanh

Chúng ta có đang thật sự tự do không?

Featured image: Murad Hassan

 

Tôi luôn nghĩ cuộc đời của hầu hết mỗi người trong số chúng ta là những tháng ngày trầm lặng. Cũng như bao người khác, tôi luôn cảm thấy may mắn vì được sống “tự do” trong một đất nước không có chiến tranh loạn lạc. Nhưng có khi nào bạn bất chợt dừng lại và có một ý nghĩ thoáng trong đầu rằng: “Liệu chúng ta có đang thật sự tự do?”

Bạn luôn được tuyên truyền rằng bạn là công dân, bạn có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng. Có bao giờ bạn thực sự tin rằng mình có những quyền nói trên?

Có những bài báo vừa mới đăng lên đã ngay lập tức bị gỡ xuống chỉ vì đụng chạm đến một “vị” nào đó ở trên cao và những vụ việc đó có lỡ bị phanh phui cũng nhanh chóng bị cho chìm xuồng. Gần đây tôi nghe nói có chính sách thưởng đâu mấy tỷ đồng cho những người phát hiện tham nhũng, nếu bạn thực sự tin vào những điều đó, tôi khuyên bạn nên thử.

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những phiên tòa xử các đối tượng “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” luôn được xét xử kín, cấm công chúng và báo giới cũng như luôn được tuyên án rất nhanh chóng?

Có bao giờ bạn thắc mắc về lí do tại sao những cuộc biểu tình về bất cứ vấn đề gì, dù ở quy mô lớn hay nhỏ luôn bị cấm bởi lực lượng an ninh? Đừng nói là biểu tình chống chính quyền, bây giờ bạn chỉ cần cầm tấm bảng đề chữ “Tôi không thích ông X Chủ tịch UBND phường Y” đứng trước tòa nhà UBND phường thôi thì bạn đã có thể gặp rắc rối. Nếu bạn không tin, tôi khuyên bạn nên thử.

Thời gian gần đây có phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam”, có nhiều người nghĩ rằng có một tổ chức nào đó đứng đằng sau mua chuộc những người này. Tôi nghĩ rằng việc thích hay không thích cái gì đó là quyền của mỗi người, đâu cần người khác phải cho bạn cái gì đó thì bạn mới quyết định thích hay không thích. Họ đơn giản chỉ là những người dám nói ra những điều mình không thích, chỉ thế thôi.

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao trong một số những giờ giảng trên lớp thầy cô phải tắt micro và nói nhỏ khi nói những chuyện liên quan đến chính trị hay những vấn đề nhạy cảm? Và thầy cô cũng không quên nhắc các bạn đừng nói chuyện đó với bất cứ ai, vì tất nhiên là bạn và thầy cô của mình có thể sẽ gặp phải rắc rối. Mà dĩ nhiên tất cả chúng ta đều biết những điều đó là sự thật chứ không phải là một điều gì đó mà thầy cô bịa đặt ra để nói.

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những người theo đạo Công giáo lại bị hạn chế vào ngành công an theo một đạo luật bất thành văn? Việc bạn tìm thấy được một chiến sĩ công an nào đó có chức vụ cao theo đạo Công giáo khó như việc tự nhiên tìm thấy một nam sinh trong trường học dành riêng cho nữ sinh vậy.

Vậy thì sự thật đang ở đâu?

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao những kẻ đánh bom liều chết Taliban lại điên khùng liều mạng chết một cách mù quáng như vậy không? Sự thật thì những kẻ đánh bom liều chết vốn là những đứa trẻ bị bắt cóc từ khi còn rất nhỏ, từ khi chúng chưa nhận thức được thế giới xung quanh. Sau khi bị bắt cóc, chúng sẽ được ở trong một khu vực hoàn toàn cách ly và được dạy về những điều mà chúng cần được dạy theo định hướng của Taliban. Dĩ nhiên là bọn trẻ tin theo vì chúng đâu có một nguồn khác để tham khảo và đối chiếu xem đâu mới là điều đúng đắn. Và cuối cùng, cho tới khi chết, chúng vẫn nghĩ rằng điều mình làm là đúng.

Bạn có thấy có sự liên quan giữa chúng ta và những kẻ đánh bom liều chết Taliban? Từ khi sinh ra, chúng ta được dạy những điều mà “họ” muốn chúng ta được dạy. Những thông tin hay kiến thức mà bạn được dạy hay được biết không phải lúc nào cũng là đúng mà chính xác nó chỉ là những điều mà họ “cho phép” bạn được biết và nó hoàn toàn bị kiểm soát. Bạn không có nguồn thông tin khác để đối chiếu và tin chắc rằng những điều bạn biết là đúng, là sự thật. Và rồi khi có một người nào đó đến và cho bạn biết một điều gì đó ngoài hiểu biết của mình, bạn cho rằng đó là những điều bịa đặt.

Giả sử từ xưa đến nay có một người mà bạn vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng vì những đức tính tốt của người đó. Rồi một ngày bạn nghe một số người nói những điều cực kì tồi tệ về người đó mà bạn không thể nào tin là người đó có thể làm. Vậy việc tiếp theo bạn làm sẽ là tiếp tục sùng bái người đó và chỉ trích những người nói xấu về người đó hay bạn sẽ tìm hiểu xem liệu nó có đúng sự thật?

Có một nhà khoa học từng hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng: “Nếu có một ngày nào đó có những thành tựu khoa học làm bằng chứng và phản bác lại những đức tin vốn có và vững chắc từ trước đến nay của Ngài thì Ngài sẽ làm thế nào?”  Sau một hồi lâu suy nghĩ, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng:

“Nếu thực sự có một ngày nào đó có những bằng chứng khoa học phản bác lại đức tin của tôi, thì sau khi xem xét tất cả tài liệu một cách kỹ lưỡng, nếu quả thật nó đúng là như vậy, tôi sẽ từ bỏ đức tin của mình.”

Vậy, nếu có một ngày bạn được những người khác đưa ra những thông tin hoàn toàn trái ngược với đức tin vốn có từ trước đến nay của bạn, thì bạn có dám tìm hiểu và xác thực những thông tin đó hay quay lại chỉ trích họ? Và nếu những thông tin đó hoàn toàn là sự thật, liệu bạn có dám từ bỏ đức tin của mình?

Và cuối cùng, liệu chúng ta có đang thật sự tự do?

P/s: Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi, nếu bạn thấy ý kiến của tôi không đúng, hãy đưa ra lập luận của mình để phản bác. Nếu ý kiến của bạn là đúng, tôi sẽ thay đổi ý kiến của mình. Hãy tranh luận có văn hóa và đừng tranh luận với người mà bạn ” không biết họ là ai.”

P/s 2: Nếu có thể, các bạn hãy tìm đọc truyện Animal Farm ( tựa Tiếng Việt là Trại súc vật hay Chuyện ở nông trại) và xem phim Last Days in Vietnam.

Tôi từng viết một bài khác về chính trị cách đây cũng khá lâu, nếu bạn quan tâm có thể đọc: Bạn lựa chọn đứng về phía nào?

 

Snowball

Buổi sáng

Featured image: Izzy Guttuso

 

Gửi đi một nỗi buồn và vô tình khâm liệm nó trong đám mây

ngày nắng lên bời bời

lá xanh

nắng xanh

gió xanh

dấu chân em thì đã lâu không còn xanh ngời

bên bậc cửa như những năm nào đó.

Em mỗi ngày đã thành mây cũ

hành lang hẹp nát trơn rêu.

Buổi sáng thấm cơn thuốc ngủ loang dần

giấc mơ đắp chăn tự tại

thời gian đẹp như những họa tiết kỉ hà trên  nắp ván thiên

nằm lặng và nghe ngày hôm qua độc thoại.

Những bông hoa chảy máu nở trên tường

còn nhìn nhau nghi ngại.

Tấm chăn mùa đông trải dài phủ hết cánh đồng bao la xanh xưa

kí ức nóng nhưng nhức trong cơn mê sảng

quạnh hiu hóa thạch dật dờ.

Giữa buổi sáng mang mùi thuốc kháng sinh

âm vực buồn trầm luân

không giới hạn

theo giọt mưa bay ngược lên trời

vỡ ra muôn nghìn dấu nắng

nhìn đời vô cảm trầm ngâm

buổi sáng lê thê ngồi chải tóc gió

lời kinh nhật tụng buồn

vướng trong tiếng pi – a – nô trên nóc nhà thờ

mộng du gai nhọn

anh ôm ngày thánh giá

thức trắng trong những suy nghĩ không màu

và mai táng em

trong những vọng tưởng long lanh của ngày xưa đang sắp dần phân hủy.

 

Phương Uy

Ý nghĩa của khởi nghiệp là thay đổi thế giới

Featured Image: Cameron Gardner

 

Bây giờ là 2 giờ sáng và tôi không thể ngủ được bởi những ý nghĩ tuôn chảy trong đầu. Có lẽ tôi phải viết thứ gì đó ra để giải tỏa sự căng thẳng của việc những ý nghĩ liên tục tuôn ra. Bài viết này không phải là bài viết của một kẻ hoang mang trong cơn mất ngủ, tôi tin bạn sẽ không phí thời gian nếu bạn đọc nó. Chắc chắn là vậy, bạn sẽ tìm được điều gì đó có giá trị.

Tôi là kẻ lạc loài. Tôi đã biết chuyện này ngay từ khi còn nhỏ. Và điều đó gây ra cho tôi không biết bao nhiêu rắc rối. Tôi không thích trò chơi của những đứa trẻ cùng tuổi. Tôi không thích những đám bạn phe phái đấu đá nhau. Tôi không thích các thầy cô giáo trong trường. Tôi không thích bị nhà trường đối xử như một kẻ ngu muội. Tôi không thích những việc mọi người làm để kiếm sống và chưa bao giờ cảm thấy nó tương hợp với mình. Tôi không thích cái cuộc sống đi làm, lấy chồng, sinh con rồi chết. Nó là cơn ác mộng khủng khiếp đến với tôi mỗi đêm khi tôi nghĩ đến, trong suốt 16 năm…

Trong những năm tháng đó, tôi luôn luôn lo sợ rằng với tính cách dị hợm này, tôi sẽ không bao giờ có thể tồn tại được trong xã hội. Bởi vì chỉ cần một sự khác biệt nào thể hiện ra trước mắt mọi người, tôi biết tôi sẽ lên thớt ngay lập tức. Suốt khoảng thời gian 16 năm, tôi cố gắng giấu kín những chuyện này, cố gắng thể hiện mình “bình thường” trước mắt những người khác để họ không nhận ra. Nhưng sự thật rất khó dấu kín, họ nhận ra, và cuộc sống của tôi thực sự không hề dễ dàng.

Đến một ngày, tôi nhận ra tôi không thể chối bỏ tất cả những điều này. Sự thật luôn luôn là thứ không thể chối bỏ, mà chỉ có cách nhìn thẳng vào nó và đối mặt trực diện với nó. Tôi quyết định đem hết can đảm ra liều chết. Tôi đã tìm kiếm, lục lọi tất cả mọi thứ trên internet, rất nhiều sách. Và tôi làm việc này từ năm lớp 7 cho đến giờ là năm cuối đại học. Từ kỹ năng mềm cho đến triết lý, cho đến những cuốn sách dạy làm người, tác phẩm nổi tiếng…

Nhiều lần tôi đã muốn từ bỏ những có gì đó mách bảo rằng tôi nên đi tiếp. Tôi không hiểu vì lý do gì mà tôi quá khác mọi người, vì lý do gì mà con người cứ đi theo những guồng quay sai lầm của việc kiếm tiền (một cách nói khác của kiếm ăn) mà không thể chậm lại suy xét. Những thắc mắc đó liên tục thúc đẩy tôi tìm kiếm. Càng tìm, càng hiểu, tôi càng cảm thấy sợ hãi những gì họ làm.

Không lẽ không có cách nào khác ngoài việc phải kiểm soát tâm trí của người khác để có thể kiếm tiền sao? Không lẽ không còn cách nào khác mà phải buôn bán những thứ sản phẩm độc hại để thu lợi nhuận và liên tục khiến mọi người tin rằng đó là tốt đẹp sao? Không còn cách nào khác ngoài việc phải chiến tranh, giành giật và

Điều gì muốn tìm, chỉ cần can đảm đi tới tận cùng rồi cũng tìm ra. Tôi đã gặp những người thú vị và đã có những trải nghiệm thú vị

Bạn đang sống trong một thời đại của sự chuyển đổi. Luôn luôn là biến động và thay đổi. Bạn không thấy mình tương hợp với hệ thống cũ vì con người của bạn đã phát triển hơn nhiều so với hệ thống đó. Bạn không còn ăn được những thứ thực phẩm gây hại vì bạn đã hiểu được rằng đằng sau nó là những lời dối trá. Bạn không còn phù hợp với hệ thống giáo dục không thương yêu con người mà đè nén con người. Bạn không còn phù hợp với sự tẻ nhạt của việc phải kiếm tiền liên tục, chạy theo guồng quay đó mà không hiểu vì sao mình làm. Bạn không còn có thể là một người máy nữa. Bạn đã không còn là một con người dã man mông muội, đánh nhau, xé xác, vật lộn giành miếng mồi ngon như những loài cầm thú. Bạn đã là một thực thể khác, tiến hóa hơn rất nhiều.

Hệ thống cũ đang dần sụp đổ trước mắt bạn. Nhưng tôi biết bạn cũng sợ hãi như tôi đã từng sợ hãi. Bởi vì bạn có thể sẽ không thể sống sót nếu bạn kháng cự lại guồng quay đó. Bạn có thể sẽ phải trả giá và bạn lo sợ cho cái giá phải trả. Nhưng cuộc đời này, món hàng nào cũng có giá cả. Việc từ bỏ chính con người mình để sống trong guồng quay đó cũng chính là cái giá phải trả cho nỗi sợ hãi và sự yếu đuối triền miên của bạn: Bạn chưa bao giờ là một con người thực sự.

Hãy nhìn nỗi sợ hãi đó trong cách kinh doanh của những tập đoàn khổng lồ. Liên tục bán những thứ có hại nhưng lại ngày càng lớn mạnh hơn nhờ vào việc cấu kết với những kẻ có thể làm ra luật pháp. Sử dụng luật pháp như một sự trấn áp những thay đổi mang tính đột phá có thể cải tạo cuộc sống của con người, sử dụng chiến tranh để chiếm giữ của cải. Đó không phải là hình thái của can đảm. Đó là hiện hình của nỗi sợ hãi và luôn muốn kiểm soát.

Và bạn không phải đi theo nó để có thể tồn tại. Bạn phải sống

Khởi nghiệp là một cuộc sống. Bằng cách tạo ra một sản phẩm mang trong nó tình yêu của bạn đối với con người, bạn đã xúc tiến cho quá trình tiến hóa đó. Từ loài vật với những hành động xâu xé dã man trở thành một tạo vật mang tính người hơn, bao dung và hài hòa hơn. Những sản phẩm khiến bạn say mê không phải là những sản phẩm thuần túy lợi nhuận. Nó phải là một sản phẩm đánh trúng vào một nơi trong trái tim đã được giấu kín. Sản phầm của bạn rơi trúng vào trái tim thiếu thốn sự ấm áp trong một cuộc sống đầy dã man.

Youtube không phải là thư viện video, nó tạo cho bạn sự tự do có một kênh truyền hình riêng. Facebook không phải là một chương trình máy tính cho bạn khoe khoang hay tán dóc, nó tạo ra một “xã hội” nơi bạn có thể tự do kết nối và chia sẻ những cảm xúc bên trong bạn. Tumblr cho bạn một góc riêng trong yên tĩnh. WordPress cho bạn khả năng sở hữu một tờ báo của riêng mình. Bitcoin cho phép bạn sở hữu đồng tiền của riêng bạn. Bản tình ca của Trịnh Công Sơn là thanh âm mang đến cho bạn sự xoa dịu về tình cảm trong một cuộc sống quá dã man. Bộ truyện Harry Potter là một cách diễn đạt trừu tượng của thế giới thật sự. Toán học là sự thể hiện một cách khoa học của những bí ẩn về những nguyên lý chung trong vũ trụ được thể hiện qua các đồ thị và những con số…

Thế đấy, những nhà khởi nghiệp, những nhà tư bản đã làm hết sức mình để cống hiến cho tự do của bạn. Tự Do, chứ không phải đồng tiền, mới chính là cái bạn thiếu. Và một sản phẩm chiếm lĩnh được một thị trường rộng lớn là một sản phẩm đánh trúng vào cái bạn thiếu. Nhà khởi nghiệp không phải là doanh thương mà là một nhà giải phóng.

Nhưng dòng chảy luôn có tính chu kỳ. Điều gì phù hợp trong thời đại này có thể sẽ bị xóa tan trong thời đại khác. Giống như những mối quan hệ của bạn, người là bạn của bạn lúc này có thể rời xa bạn bất cứ lúc nào khi 2 người di chuyển tới những thực tại quá khác nhau. Nhưng một cuộc chia ly như vậy ẩn trong nó mầm mống của một mối quan hệ khác, có thể sẽ sâu đậm hơn, thấu hiểu hơn, đối với một người nào đó khác.

Bởi vì người này ra đi, người khác sẽ đến. Nghĩa là sự biến đổi có tính chu kỳ đó sẽ có những đau đớn trong dư âm của chia ly, nhưng là một bậc thang cao hơn cho sự phát triển những mối quan hệ bền vững hơn. Một lần đau là một lần nâng cấp. Sự trả giá càng nhiều, món hàng bạn nhận được càng chất lượng.

Kinh doanh cũng như thế. Bạn đã không còn phù hợp với người bạn cũ như không còn phù hợp với những rác rưởi của nền văn minh được tạo nên bởi các tập đoàn độc hại đầy sợ hãi. Bạn cần một “người bạn” mới hơn. Và bạn sẽ phải tự mình đi tìm người bạn đó. Cuộc chiến đó sẽ nhiều đớn đau nhưng rồi bạn được nâng lên một nấc thang mới của trưởng thành. Chiều dài của sự tiến hóa quá xa để bạn có thể đi hết. Nhưng bạn là một thành phần của tiến hóa, bạn ở bên trong nó và nhảy múa cùng dòng chảy.

Sự thật sẽ không bao giờ có thể chối bỏ và bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi dòng chảy đó. Đó cũng chính là sự “chọn lọc tự nhiên”. Doanh nghiệp nào thuận theo dòng chảy thì sống. Doanh nghiệp nào cố gắng níu kéo, ngăn cản dòng chảy sau cùng cũng sẽ trả giá. Một tế bào nhỏ bé có thể lây bệnh cho toàn cơ thể nhưng sẽ không thể tách mình ra để đánh nhau với cơ thể. Cái ác có thể tiêu diệt bạn nhưng bản thân nó rồi sẽ bị tiêu diệt. Vì nó đi ngược lại dòng chảy.

Bạn đang chuyển động trong dòng chảy. Bạn là một nhân tố của chuyển động và thay đổi. Bạn đã được tạo hóa khởi tạo như một phép màu chứ không phải một nét khắc họa sai lầm của thiên nhiên trong bức tranh tổng thể. Vậy thì lý do gì bạn không trở thành chính sự thay đổi mà bạn muốn thấy? Lý do gì khiến bạn nghĩ rằng bạn không phải là nhân tố tạo nên sự thay đổi đó?

Chúc can đảm. Bạn sẽ cần rất nhiều can đảm, rất nhiều.

 

Lusista

Quốc gia & Khế ước xã hội

Featured image: Xavier Bo
*Bài viết không nhất thiết nói lên quan điểm của THĐP

 

Nhà nước được hình thành vì mục đích gì? Sự thay đổi thể chế trong nội tại một quốc gia đã diễn ra vì lý do gì? Vì sao các quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp có thể chế dân chủ như ngày nay?

Những câu hỏi như trên đều được giải đáp thích đáng bằng quá trình phổ cập chính trị cho công dân của Nhật Bản. Trong bài viết này, tôi xin được phép chia sẻ với các bạn nội dung của một trong những cuốn sách phổ cập chính trị như thế.

Tên sách:

教科書よりわかる政治・経済

Tác giả:

栂 明宏

(Sách hiện tại chưa có bản tiếng Việt)

Chương 1 – phần 1: Quốc gia và Khế ước xã hội

 

Các Tổng công ty được tư hữu hóa của Nhật Bản gồm có:

1) Nhật Bản chuyên mại công xã (Sau khi tư hữu hóa đổi thành Công ty Thuốc lá Nhật Bản)

2) Nhật Bản quốc hữu thiết đạo ( đổi tên thành Nhật Bản quốc hữu thiết đạo thanh toán sự nghiệp đoàn và giải tán năm 1998, hiện nay là Nhóm các công ty đường sắt JR)

3) Nhật Bản điện tín điện thoại công xã (hiện nay là Nhóm các công ty NTT)

 

 Dịch & trình bày: Zetal

 

** Ghi chú: Những link trong bài này chỉ có giá trị tham khảo chứ không là nguồn trích dẫn của bài viết.

Câu chuyện về hy vọng

Featured Image: Dasa Severova

 

Một ngày nào đó tôi sẽ quay lại giành lấy sự kiêu hãnh của mình và chúng tôi sẽ không bao giờ đứng chung một đội. Tôi đứng đó, nhìn rất rõ công sức của mình bị đốt ra tro mà không thể làm gì hơn, tôi đứng đó và tự nhủ cuộc đời này thật sự không có ý nghĩa gì cả, bao nhiêu tâm huyết của tôi bị coi rẻ như thế này hay sao? Đến bây giờ khi nhớ lại, tôi nghĩ mình bị thôi miên… Không còn khả năng suy nghĩ, tôi cứ đứng đờ ra đó mà nhìn và đám cháy đang đốt dần dần hết đi tất cả tâm huyết của mình, ra tro.

Tôi thích nhìn lửa, ai cũng biết nó có thể thôi miên nhưng không ngờ cũng có ngày nó thiêu cả một trời tâm huyết của tôi. Càng nghiền ngẫm tôi càng thấy cơn căm hận của mình dâng lên mỗi lúc một mạnh mẽ hơn, chúng đã dâng lên đến đôi mắt và rơi xuống áo tôi mất rồi. Liệu có ai nhìn thấy điều đó không? Chắc chắn rồi nhưng tôi đếch có quan tâm gì đâu, bây giờ đứa nào dám nhìn thẳng vào mắt tôi chắc chắn tôi sẽ moi mắt nó ra bằng mắt của mình hoặc sẽ làm nó đột quỵ bằng cơn căm hận điên cuồng không thể kiểm soát được đang tràn vào xâm chiếm tim tôi, đầu độc tâm hồn vô cùng trong sáng của tôi, chắc hẳn là sau chuyện này tôi không còn giống như trước nữa.

Tôi bỏ về nhà, không ai ngăn tôi lại hỏi xem tôi có làm sao không, chắc họ sợ.

Tôi ngủ. Đến khi thức dậy thì trời đã tối thui rồi, căn phòng cũng tối thui, tôi cũng chẳng buồn bò dậy mở đèn làm gì, tôi chả sợ ma quỷ, ma quỷ không có ở ngoài đó, không ở trong bóng tối, cũng chả có ở dưới địa ngục hay dưới gầm giường, bởi vì bây giờ nó đang ở trong đầu tôi đây. Tôi nằm nhìn trần nhà, tay rờ lồng ngực và lại tự nhủ, cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì, ít ra là đối với tôi. Những người khác rồi sẽ có gia đình, và có con để tiếp nối cuộc sống chỉ mình tôi là đứng lại, đứng lại… đứng đó nhìn một phần cuộc đời của mình bị đốt bỏ đi, sao tôi không chết luôn bây giờ nhỉ?

Tôi mất việc, dĩ nhiên. Đây cũng không phải là ân oán cá nhân nhưng căm thù sắp biến tôi thành con người khác. Tốt nhất là suy nghĩ về điều này một thời gian rồi hẵng tìm một công việc khác. Điều này cũng có nghĩa là bỏ chạy nhưng tôi thật không biết phải làm sao. Cứ tạm thời như vậy, đôi khi phải biết nuốt cái tôi của mình vào trong mặc dù trong lòng tôi vẫn đang tự thề với chính mình rằng chuyện này sẽ không bao giờ được như cũ nữa, không bao giờ, tôi thề.

Ngày qua ngày, tôi ngủ dậy thật trễ, ăn thật nhiều, bơi thật lâu và đọc thật chậm, làm việc nhà và không vẽ gì cả. Tôi thậm chí quẳng bút giấy vào balô rồi quẳng balô vào trong tủ. Tối đến tôi tắt đèn, nhìn lên trần nhà và suy nghĩ về việc ấy, về nỗi căm hận trong tôi sao mãi vẫn không dứt. Suy nghĩ đến vậy rồi nhưng vẫn không sao thấy bị phân tâm, ngay cả khi tận mắt chứng kiến cái công ty đó cùng đường mạt lộ tôi vẫn không thấy mình được an ủi, thậm chí tôi còn không thích thú cái trò đó, tôi không cần.

Người ta có thể yêu không điều kiện thì cũng có thể căm thù không vì lý do gì. Cái gì đó bên trong tôi đã mất rồi, dù chuyện gì có xảy ra đi nữa cũng không thể đem nó quay về lại, tôi chỉ đau lòng vì tôi đã đánh mất điều đó mà thôi. Sự bất lực đã thổi phồng nó trở thành sự căm thù. Tôi chẳng căm thù một người nhất định nào. Điều này thật sự khó khăn bởi vì tôi không thể trút nó vào ai cả, mọi người đều vô tội, ngay cả tôi. Nó làm tôi cảm thấy mình cô độc. Không khéo tôi lại thành loại người căm thù cả cuộc đời này cũng nên.

12 năm cố gắng vùi đầu học phổ thông, 3 năm học vẽ, 4 năm học đại học, 3 năm miệt mài kiếm tiền từ những công việc vớ vẩn để nuôi thân, gì cũng làm, vẽ vời lên tay chân cho bọn con nít đến bơm mực vào lưng vào ngực cho bọn người lớn, còn vẽ hoạt họa chân dung đủ kiểu ngoài chợ trời… Rồi cũng xin được việc làm đàng hoàng tử tế cho đến khi tâm huyết của mình trở thành sản phẩm bị lỗi và đem đốt cả. Vấn đề là nó không chỉ đốt những thứ tôi vẽ ra, 22 năm cuộc đời tôi cũng đã bị ném vào ngọn lửa của nó, ngọn lửa căm thù trong lòng tôi có lẽ sẽ đốt cháy nốt quãng đời còn lại của mình. Tôi nhẩm lại con số và tự hỏi 6 năm đầu đời tôi đã ở đâu nhỉ?

Tôi muốn làm họa sĩ bắt nguồn từ một bộ phim, chẳng liên quan gì đến nghệ thuật hay cuộc đời của người nghệ sĩ nào cả. Tôi chỉ không hiểu vì sao mình thích cái cách nhân vật chính trong phim thường hay sử dụng bút chì để vẽ thay vì diễn giải suy nghĩ của mình bằng con chữ vào nhật ký. Anh ta vẽ những điều anh ta mơ thấy thay vì diễn tả chúng một cách dài dòng và sự dài dòng thường sẽ làm sai lệch phần nào dù tí ti nội dung của giấc mơ. Tôi thích cách anh ta lựa chọn loại bút chì như thế nào trước khi vẽ về một chủ đề nào đó. Thế là tôi tập vẽ và học vẽ và lấy chứng chỉ đại học mỹ thuật và kiếm sống bằng nghề vẽ. Cuộc đời của một con người bắt đầu từ những chuyện đơn giản như vậy thôi. Nhưng nó không xảy ra trong 6 năm đầu đời của tôi, lúc đó tôi đang làm gì nhỉ?

Tôi hình dung thử xem cảm giác của tôi lúc này có hình thù như thế nào, trước đây tôi đã từng xem qua hình vẽ về bảy loại tội lỗi của con người nhưng cảm thấy không đúng lắm, và điều buồn cười là bảy loại tội lỗi đều được thể hiện qua hình ảnh của người nữ, có lẽ bắt nguồn từ tôn giáo.

Phải rồi, nếu tôi có một con quỷ thì có lẽ nó sẽ như thế này:

  • Trán: có hai sừng, thẳng đứng và to hơn cả khuôn mặt. Nhọn, dài gần bằng chiều dài khuôn mặt.
  • Mắt: con mắt bên phải khá buồn, chỉ mở hờ một nửa thôi, mắt bên trái không có thay vào đó là một mảng trắng hình tròn. Cả hai bên đều không có lông mày.
  • Mũi: Mũi to và kéo dài như một kẻ dối trá, nếu nhìn nghiêng sẽ thấy nó kéo dài ra khỏi gương mặt.
  • Miệng: cong nhẹ nhưng khép, thấy được môi dưới.
  • Cằm: nhọn nhưng ngắn.

Khi ta che miệng nó đi ta có thể thấy con mắt duy nhất của nó thực là buồn nhưng khi ta che mắt nó lại thì có thể thấy miệng nó đang mỉm cười. Đây rõ ràng là một con quỷ già buồn bã, mệt mỏi nhưng đầy gian xảo, như cuộc đời đã chơi khăm tôi vậy. Khi tôi nhìn thật kỹ vào cái mà tôi vẫn gọi là căm thù thì nó bắt đầu tan biến dần, nó không còn là căm thù nữa, nó bắt đầu phai nhạt thành sự thảm hại và bi thương, vì tôi biết rằng mình đang rất sợ hãi. Ngay từ ngày tôi chọn đi con đường này mọi người đều nói rằng tôi không thể sống vì nó được lâu và họ đã đúng, ít ra thì thực tế đã chứng minh rằng họ đúng.

6 năm đầu đời tôi đã làm gì? Tôi ước sao đây chỉ là ác mộng và khi tỉnh dậy tôi chỉ là một đứa bé 6 tuổi mà thôi. Tôi có cả một cuộc đời để làm lại từ đầu, tôi sẽ nghe lời cha mẹ tôi học một ngành ngon lành, giáo viên chẳng hạn hay kế toán v.v… Tôi ứa nước mắt và khóc nức nở như một đứa con nít 6 tuổi. Tôi khóc hơn nửa tiếng đồng hồ và chưa có dấu hiệu sẽ dừng tại đó, trời bên ngoài cũng bắt đầu mưa. Bây giờ nhớ lại, tôi cảm thấy mình lúc đó thật là thê thảm, thật là thất bại. Không phải tôi căm thù ai, do tôi sợ.

Tôi cầm bút chì lên và vẽ một con quỷ khác. Tôi vẽ nó từ sau lưng, có thể thấy được bờ vai, cái gáy và một nửa khuôn mặt được nhìn nghiêng khi nó quay ra sau. Khuôn mặt dài, cằm nhọn như mặt ngựa, mắt khá to và đang nhắm lại. Trên đầu là hai cái sừng cong như sừng dê, vì nhìn nghiêng nên hai cái sừng như đang chồng lên nhau. Đó là một khuôn mặt rất điềm tĩnh và lạnh lẽo, không quên chi tiết nhỏ rằng nó không có miệng, chắc là nó không phải thể loại thích than thở. Đẹp. Nó đẹp vì tôi lại dám cầm bút vẽ trở lại, một chút hy vọng nho nhỏ đã được nhen lên và tôi biết rằng chẳng bao lâu nữa mọi chuyện sẽ qua.

“Sợ cái gì thì làm cái đó.” Câu nói của ai tôi không nhớ bỗng dưng vang lên trong đầu. Lúc đó tôi mới thực sự nín khóc và hít một hơi thật sâu, tôi xuống bếp uống li nước và dự định sẽ bắt đầu trở lại với bảy loại tội lỗi của con người, thể hiện với hình ảnh của những con quỷ chứ không phải là hình ảnh của những người phụ nữ. Tôi thậm chí không thể hình dung nổi cuộc sống tiếp theo sẽ ra sao nhưng tôi mặc kệ, cứ để việc đó cho Ngài lo, tôi sẽ bắt đầu với những chuyện thật đơn giản như ngày nào cuộc đời của tôi được bắt đầu chỉ từ một vài cảnh trong phim.

Tôi nhớ đã nghe một câu chuyện mà người kể đã không còn nữa, trước khi rời khỏi cây cầu để rơi xuống vùng nước mênh mông bên dưới, anh hỏi người cảnh sát đang cố gắng thuyết phục anh quay lại cuộc sống về chiếc hộp Pandora. Anh kể rằng thần Zeus đem hộp Pandora xuống trần gian với những tai họa nguy hiểm cho con người như: ma quỷ, ốm đau, dịch bệnh, đau khổ, hận thù, đố kỵ v.v… thứ duy nhất giúp con người sống còn là hy vọng. Anh hỏi người cảnh sát rằng nếu một ngày nọ, anh mở chiếc hộp nhưng không có hy vọng bên trong thì sao?

 

 Quyên Quyên

Tôi muốn chửi nhân vụ 6700 cây bị chặt ở chốn thiên đường

Photo: Hoàng Nguyễn Tôn Ngân

 

Chắc các bạn ức chế nhỉ? Ức cmn chế lâu rồi. Xăng cũng sắp sửa tăng như gió đấy. Thực phẩm biến đối gen sắp tràn vào đây. Và còn trăm thứ kinh tởm khác đang đến với đất nước này. Và đây là lần thứ n+1 tôi muốn nói với các bạn.

Để tôi nói cho bạn biết là bọn chúng sẽ chẳng dừng lại. Nếu bạn cầu kinh trong phòng, cây trước nhà bạn sẽ bị chặt. Nếu bạn ra nói với chúng, chúng sẽ lấy cưa ra hù cưa xác bạn thành trăm mảnh. Rồi vào nhà bạn cưa luôn hết người thân trong nhà và cả cây trong vườn.

Nhưng kể cả những tên trọc phú, cũng đếu bao giờ quan tâm tới chuyện đó. Bởi vì tụi nó cũng sợ bị cưa thành trăm mảnh như bạn vậy. Thậm chí chúng còn sợ hơn, bởi vì đống gia sản và danh tiếng kinh tởm đấy. Lũ não phẳng, biết chúng nghĩ gì không? Bỏ chỗ này. Châm ngôn của lũ chó đó là vơ vét chỗ này rồi kiếm một chỗ khác ngon lành hơn.

Nhưng các bạn, lại là người buồn cười nhất, chứ không phải những kẻ lố lăng đó

Hì… đờ thị văn mờ các bạn. Các bạn kêu nước ở Sài Gòn ô nhiễm đếu liên quan gì tới Hà Nội, các bạn kêu cây Hà Nội chặt đếu ảnh hưởng gì tới không khí Sài Gòn. Rác các bạn xã, các bạn kêu là có người quét. Người ta viết điều hay lẽ phải các bạn cũng đếu thích lan truyền. Nói chung là các bạn đếu thích làm điều hay lẽ phải. Nhưng các bạn tưởng mình hiểu! Các bạn đọc hết bài này đến bài khác, tôi biết, rất nhiều người trong các bạn làm trò đó, rồi thì các bạn đếu làm gì khác nữa. Các bạn, hì, đờ mờ, câm miệng như một con hến. Các bạn đếu thích gì hơn là để người khác dâng cái gì đó tận miệng các bạn. Người khác đấu tranh vô tù thì kệ mợ người khác, miễn bạn không sao là ổn, miễn gia đình bạn không sao là ổn. Nhưng để tôi nói cho các bạn biết: ĐẾU CÓ CHUYỆN ĐÓ ĐÂU.

Hì, đờ mờ các bạn, tôi muốn nói là quê tôi cũng chuẩn bị trụi cây và chắc chắn là quê bạn cũng vậy. Và ở đây, hàng ngày tôi phải đi qua những đống rác, và nghe những tiếng chửi thề, và những lời tục tĩu của lũ đàn ông vừa phè phỡn vừa ngắm vào cặp mông chắc nụi của mấy em. Nhưng tôi thấy rồi, các bạn đếu khác gì một con heo kinh tởm cả. Dơ bẩn, tục tĩu, lười biếng, và não thì chẳng có gì khác hơn là cục xương. Thậm chí là đọc bài gì đó hay hay xong, các bạn cũng đếu thích share cho người khác, đếu thèm động viên tác giả, thậm chí đếu thèm bấm chuột like. Các bạn tồi hơn một con heo nữa, có lẽ là giống với thứ mà con heo thải ra hơn. À, đúng rồi, các bạn còn rất thích “chuồng” nữa.

Người này nói, người kia nói, hết kẻ này tới kẻ nọ, ngày qua ngày, nhưng điều đó không làm các bạn quyết tâm giúp ích gì cho xung quanh hơn, mà ngược lại các bạn bị chai lỳ hóa bởi điều đó. Ai nói là các bạn sẽ làm được những điều lớn lao, hay trở thành lãnh tụ phong trào chứ? Các bạn chỉ cần chia sẻ điều hay, ký tên vào các chiến dịch nhân quyền hay mọi chiến dịch mà các bạn biết và hỗ trợ họ trong sức mình. Nhưng đờ mờ, tôi phải dừng lại để giải thích cho các bạn hiểu:

Một lũ các bạn nghĩ rằng: Hỗ trợ trong sức mình nghĩa là cho người ta cái thứ mà bạn đã vứt bỏ. Quần áo các bạn vứt, các bạn đem đi cho. Vâng, các bạn thấy thoải mái vì đã làm được việc thiện, bởi vì quá dễ! Vâng, hãy làm thế nếu bạn nghèo, không cần phải bàn thêm. Nhưng nếu bạn khấm khá hơn, bạn hãy mua các quần áo, hay gì đó từ chiến dịch để quyên góp. Nếu bạn thông minh hơn, bạn tập hợp mọi người, và tạo ra sản phẩm gì đó giúp ích cho mọi người. Chứ không phải trong sức mình nghĩa là người ta tới tận nhà để thu gom đống áo quần vứt bỏ của bạn, rồi bạn đem ra vứt, rồi cảm thấy sung cmn sướng vì vừa làm xong điều thiện.

Nhưng! Ừ, lại nhưng nữa!Nhưng các bạn đã quen với kiểu sống đó. Kiểu gì nhỉ?

– Cha chung không ai khóc.
– Đèn nhà ai nấy sáng.
– Tuyết nhà ai nấy quét.

Vâng, các bạn tự lệch lạc hóa mọi câu nói của người xưa cho những tư tưởng kinh tởm của các bạn. Não các bạn đếu có gì hết, mà trong cái não đó, các bạn nghĩ là mình hiểu những câu nói được lưu truyền ngàn đời sao? Tự vỗ mặt mình đi các bạn à, dân tộc đọc sách gần như ít nhất hành tinh 0,7 cuốn 1 năm!

Tôi biết, sẽ có một lũ người nào đó share bài của tôi rồi chửi thằng tác giả miệng hôi sữa đếu biết cứt gì, quơ đũa cả nắm. Nhưng tôi không có thời gian quan tâm tới những con heo đó. Điều tôi quan tâm là các bạn. Các bạn đã và đang làm gì? Các bạn có tham gia Running Book, các bạn có tham gia Book Box, các bạn có tham gia Toa Tàu, các bạn có quan tâm tới Triết Học Đường Phố, chiến dịch Zombie, các bạn có ký tên cho chiến dịch nhân quyền, các bạn có động não cho một quyển sách, các bạn có thấy xấu hổ mỗi khi băng qua một đống rác – một con kênh bốc mùi?

Ồ vâng, lại một lần nữa, cơ số lớn trong các bạn lại quay về làm heo, đếu làm gì cả, vì vậy sướng hơn. Nhưng những chú heo liệu có sung sướng, hay rồi một ngày chúng sẽ trả tất cả bằng mạng sống của mình, hoặc nhìn heo mẹ heo con trong dòng họ nhà nó chết?

Một tỷ đứa sẽ bay vào hỏi tôi, mày đã làm được gì, và rốt cuộc mày có giải pháp gì? Tôi sẽ đấm vào mặt nó cho tới khi nào móp thì thôi. Các bạn không biết các bạn sẽ làm gì ư? Vậy thì các bạn có bộ não để làm gì? Hay các bạn, lại một lần nữa, thích thú với việc tôi sẽ dâng tận miệng những “giải pháp” cho các bạn nghe, đọc, xong rồi… đếu làm gì cả?

GIẢI PHÁP! Giải pháp quá nhiều, giải pháp khắp mọi nơi. Nhưng những con heo không thể thực thi giải pháp. Bạn biết mà! Đó là vấn đề của dân tộc này. Những con heo thích ở trong chuồng, nhát cáy. Nhưng các bạn có biết mình đang là heo? Ồ, chắc là không, heo không biết nó là heo, hoặc không bao giờ thừa nhận nó là heo đâu.

Giải pháp, hai chữ thôi: ĐOÀN KẾT!

Nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn đếu hiểu nỗi hai chữ này đâu, nên hãy học thêm đi. Tôi biết là sau bài này, lại sẽ có một bầy heo comment cãi nhau bên dưới, các bạn rảnh cứt quá thì đi mà ngủ, lấy sức cho những quyết tâm sắp tới. Cãi thắng một người đếu làm các bạn thành thiên tài được đâu.

Thôi, chào các chú heo chuẩn bị tới “thiên đường”.

Đờ mờ!

Em đừng nói nữa em

Featured Image: Khomenko

 

Em đừng nói nữa em
Vì xung quanh em mọi người đều đang nói
Ai cũng muốn có người lắng nghe mình sau một ngày mệt mỏi
Vậy nếu có thể, em hãy là người lắng nghe…

Em hãy nghe những tâm sự của một người con sống xa quê
Rồi hãy nghe chuyện của một người đang muốn đi đến một nơi xa lắm
Nếu có người muốn kể với em về những gì họ cố gắng
Nếu có thể, xin em hãy là người lắng nghe…

Em hãy nghe một người kể về những đam mê
Về những khó khăn mà họ đang gặp phải
Có thể em chẳng giúp được gì cho họ cả
Nhưng em đã giúp họ một điều rất lớn, đó là em đã lắng nghe…

Em có biết câu chuyện của chú mèo Kitty?
Đó là chú mèo được tạo ra để lắng nghe em ạ
Nếu có thể, em hãy là một chú mèo như vậy
Nhưng em đừng lạ lẫm với giọng nói của chính mình…

 

Một Đời Quét Rác

Tại sao Dân Trí người Việt bị coi là thấp?

Featured Image: Khoi Tran

 

Có nhiều người mượn câu ngạn ngữ Tây phương để nói về tình hình Dân Trí nước Việt Nam rằng: “Dân nào, chính phủ đó.” Để giải thích tình trạng băng hoại về đạo đức, ý thức con người Việt Nam hiện nay.

Tôi cho rằng gán ghép đó không chỉ là sai lầm, mà cần nên đặt vấn đề ngược lại, đặt biệt là ở Việt Nam, là: “Chính phủ nào, dân đó.”

Bởi lẽ, trong một đất nước dân chủ, nếu một giống dân vì hạn chế nào đó thuộc di truyền mà không thể ngóc đầu so vai với những giống dân đầy kiêu hãnh với lịch sử khá hào hùng lấy ví dụ như dân Đức, dân Pháp…, thì điều đó có thể đúng.

Nhưng. Với một chữ NHƯNG rất lớn khi đề cập câu “Dân nào, chính phủ đó” với Việt Nam. Vì những lý do rất đơn giản như sau:

Trong khi Việt Nam vẫn còn chế độ độc tài độc đảng, theo một chủ nghĩa Cộng Sản đã lạc hậu và bị thế giới chối bỏ từ lâu. Cả nước Cuba Cộng Sản anh em “còn lại trong bốn năm nước “thức ngủ” để canh chừng cho Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS), cũng đã có những động thái nói lời từ biệt“ với CNCS, thì lập luận “Dân nào, chính phủ đó” chỉ là một biện hộ cho chính sách ngu dân từ mấy thập kỷ qua của nhà cầm quyền CSVN.

Chính bởi chính sách “ngu để trị” của chế độ CSVN mà dân Việt Nam mới ra nông nổi như ngày hôm nay.

Nếu cần, quý vị có thể so sánh chế độ Cộng Sản miền Bắc với miền Nam Dân Chủ VNCH trước 1975, khi cả hai phe Cộng Sản – Tư Bản lấy Việt Nam làm tiền đồn chính trị…, thì sau Hiệp định Genève, nền Kinh tế Giáo dục của hai miền khác xa một trời một vực như thế nào.

Còn rất nhiều những nhân chứng vẫn sống sờ sờ của cả hai miền để quý vị có thể hỏi han tìm hiểu sự thật trước khi họ trở thành người thiên cổ.

Trong khi ở miền Nam thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa – cũng lấy đà từ thời Pháp thuộc, những viện trợ của Mỹ và phe Tư Bản đồng minh đã không biến thành vũ khí sát thương, mà số lớn viện trợ được đầu tư cho nền Giáo dục VNCH với tiêu chí “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng”, khiến cả những người Cộng Sản còn có lương tâm sau 40 năm bình tâm nhìn lại cũng phải trầm trồ. Chính nền Giáo dục VNCH, hay dư âm của nền Giáo dục này đã sản sinh những Con Người – mà chế độ tạm gọi là Cộng Sản hiện thời với hạn chế về kiến thức, dù với hằng vạn Tiến Sĩ Giấy XHCN…, vẫn phải nhờ vả vào trí thức của họ.

Chính nhờ nền Giáo Dục khai phóng con người này của nền Dân Chủ VNCH dù chết yểu sau 20 năm, nhưng khi vì lý do chính trị, khi mất trắng của cải, lưu lạc ở những nước dân chủ Âu Mỹ, người Việt tỵ nạn từng trải qua hay kế thừa nền Dân chủ, Giáo dục ấy đã góp phần không nhỏ cho đất nước cưu mang họ, cũng như đã vì tình người mà gián tiếp nuôi sống cho nền Kinh tế Thị trường định hướng XHCN Việt Nam sống ngoắc ngoải đến ngày hôm nay.

Những người Việt sống lưu vong xứ người sau 40 năm cuộc chiến 1975 là một ví dụ hùng hồn cho khả năng thích nghi – sinh tồn – phát triển của người Việt Nam nếu được sống dưới nền Dân Chủ.

Còn ở miền Bắc, sau dằn mặt “giai cấp “địa chủ” trí thức qua Cải Cách Ruộng Đất mà đồng chí lớn“ Trung Cộng truyền xuống nhằm phá nát những truyền thống đạo đức “tàn dư của thời phong kiến”…, người dân miền Bắc vốn đã sống trong đói khổ sau cuộc chiến chống Pháp, hơn một lần nữa buột chịu đói để dành “nắm gạo cho đồng bào miền Nam”. Biết bao thanh niên thiếu nữ tuổi trẻ ưu tú bị bắt buộc, bị tuyên truyền sứ mệnh giải phóng miền Nam “trước gông cùm của đế quốc Mỹ“ , để  sinh Bắc tử Nam … là “vinh dự” mà họ không được quyền lựa chọn. Chỉ có đi mà không có đường về (Mời xem: “Đường đi không đến“ (*)). Đến cả những thành phần trí thức phục vụ cho đảng Cộng Sản (ĐCS) cũng không có quyền sáng tác tự do, nói lên chính kiến của mình, mà tất cả phải theo đường lối chỉ đạo của ĐCS.

Có lẽ đã không cần dài dòng về những chi tiết bên lề mà đa phần quý vị trong thời đại bùng nổ thông tin Internet hiện nay chắc đã biết rõ, nhưng người viết cần nói sơ lược để những thanh niên trẻ tuổi sinh sau cuộc chiến 1975 có thể tìm hiểu thêm sự thật.

Trở lại chủ đề, thì mệnh đề câu “Dân nào, chính phủ đó” ít nhất là một hiểu lầm tai hại cho người Việt (bao gồm cả 54 Dân tộc anh em); hoặc đó là chủ ý của ĐCS Việt Nam, nhằm đem sự tụt dốc của cả nước Việt Nam về Kinh tế, băng hoại về Đạo đức con người mà đổ lỗi cho người dân Việt.

Người có lòng với vận mệnh đất nước không thể đồng tình với gán ghép như vậy. Vì suy nghĩ đó có thể vô tình làm ô nhục cho cả một Dân Tộc dù trải bao thăng trầm, nhưng hào hùng với hơn bốn nghìn năm văn hiến.

Bởi do đâu?

Vì thật ra, người dân Việt không có thực quyền, không có quyền quyết định số phận của mình – như chế độ CS rêu rao Dân làm chủ, Cán bộ là đầy tớ Nhân dân… Tất cả đều được một Nhóm người lấy danh nghĩa “Đảng Cộng Sản do Dân và vì Dân“ quyết định, chưa tính đến yếu tố Trung Cộng. Mà trong Nhóm đó – chính những người nắm quyền nước CSVN thú nhận – là toàn những con sâu con chuột.

Việt Nam là một nước lớn. Đứng hàng thứ 14 trên thế giới nếu tính về dân số. Còn diện tích quốc gia ngang bằng nước Đức. Con người Việt Nam thông minh cần cù chịu khó. Vậy thì cớ lẽ gì người dân Việt với hơn bốn nghìn năm hào hùng lịch sử, trải bao khổ đau tranh chiến lại vẫn phải chịu nghèo, chịu nhục với bạn bè năm châu thế giới ?

Câu trả lời dành cho Quý vị nào còn thao thức về vận mệnh Dân tộc Việt Nam ta!

(*): Đường Đi Không Đến – Xuân Vũ

 

Huỳnh Minh Tú

Mô hình Lewis giải thích các nền văn hóa trên thế giới

 

 

Giới thiệu: bài viết này nhằm giải thích vì sao người Việt Nam chúng ta thường có những bất đồng văn hóa trong môi trường làm việc với các đồng nghiệp nước bạn. Theo Lewis, có 3 loại văn hóa: 1) Chủ động đơn phương 2) Chủ động đa phương 3) Phản ứng/thụ động. Người Việt Nam chúng ta là ví đụ diển hình của nền văn hóa thụ động.


 

Là một người có thể nói được 10 ngôn ngữ và đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhà ngôn ngữ học Anh Quốc Richard Lewis cho rằng ông ta có đủ tư cách để lập biểu đồ để giải các nền văn hóa trên thế giới.

Rất nhiều người đã cho rằng ông ta phân tích rất chính xác, khi cuốn cách của ông ta “When Cultures Collide” với bản in lần thứ 3 đã bán hơn 1 triệu cuốn từ năm 1996 và đã được gọi là “một lộ trình đáng tin cậy để điều hướng nền kinh tế thế giới” bởi tờ báo Wall Street Journal.

Lewis chia các quốc gia ra 3 nhóm:

  1. Chủ động đơn phương (Linear-actives) – những dân tộc (văn hóa) nào lập kế hoạch, lịch trình, tổ chức, làm việc dựa theo chuỗi hành động, làm từng việc một. Người Đức và Thụy Sĩ nằm trong nhóm này,
  2. Chủ động đa phương (Multi-actives) – những dân tộc (văn hóa) linh động, nói nhiều, làm nhiều thứ cùng một lúc, lập kế hoạch không theo giờ giấc mà theo cảm tính và độ quan trọng của từng việc. Người Ý, Mỹ Latin và Ả Rập thuộc nhóm này.
  3. Phản ứng/thụ động (Reactives) – những dân tộc (văn hóa) coi trọng lễ nghĩa và phép lịch sự, lắng nghe trong yên lặng và bình tĩnh trong cuộc nói chuyện và phản ứng cẩn thận với các đề nghị của đối phương. Người Tàu, Việt, Nhật và Phần Lan nằm trong nhóm này.

Ông ta cho rằng sự phân chia các nền văn hóa theo 3 nhóm trên đã không thay đổi mấy trong nhiều năm qua.

Cách cư xử của các dân tộc của các nền văn hóa khác nhau không phải là ngẫu nhiên, mà có một xư hướng, trình tự và truyền thống. Phản ứng của người Mỹ, người Châu Âu và Châu Á đều có thể được đoán trước, lý luận và quản lý. Mặc dù trong những nước có sự thay đổi nhanh chóng về chính trị và kinh tế (như Nga, Trung Quốc, Hungary, Ba Lan, Hàn Quốc, Mã Lai, vân vân) những tín ngưỡng và thái độ lâu năm sẽ chống cự lại sự thay đổi nhanh chóng trước áp lực của các nhà cải tổ, cơ quan chính phủ hoặc các công ty đa quốc gia.

Mục đích của sự phân tích này là để hòa đồng với mọi người từ các nền văn hóa khác nhau.

“Bằng cách tập trung vào nguồn gốc của văn hóa và cách cư xử, trong xã hội và thương mại, chúng ta có thể thấy trước và tính trước với độ chính xác rất ngạc nhiên về việc người khác sẽ phản ứng ra sao trước kế hoạch của chúng ta trình bày, và chúng ta có thể đoán trước được họ sẽ tiếp cận chúng ta như thế nào.” Lewis viết.

Theo Richard Lewis, con người hoặc các dân tộc có thể chia thành 3 nhóm.

Chủ động đơn phương (Linear-active):

• Ngăn nắp, biết sắp xếp.
• Hành động theo quá trình.
• Tập trung làm một việc cho xong và tới cùng.
• Nói chuyện phân nửa trong giờ làm việc.
• Suy nghĩ và sắp xếp trước, từng bước một.
• Lễ phép nhưng đi thẳng vấn đề.
• Đối mặt với vấn đề một cách logic.
• Tập trung cho công việc.
• Coi trọng chứng cứ khoa học.
• Hành động thiên về kết quả.
• Luôn luôn làm với mục đích.
• Coi trọng văn bản (giấy tờ thủ tục hành chính)
• Ít dùng ngôn ngữ cơ thể.
• Đức, Thụy Sĩ là ví dụ điển hình.

Chủ động đa phương (Multi-active):

• Làm nhiều việc cùng một lúc.
• Sắp xếp công việc không theo thời khóa biểu mà theo cảm tính và tầm quan trọng của từng việc.
• Nói chuyện nhiều.
• Lên kế hoạch cụ thể, không từng bước một và chính xác.
• Hay dùng cảm xúc.
• Đối mặt với vấn đề bằng cảm xúc.
• Hành động thiên về hòa đồng với mọi người.
• Đặt tình cảm và cảm tính trước chứng cứ khoa học.
• Coi trọng mối quan hệ.
• Hay vòng vo.
• Coi trọng lời nói hơn chữ.
• Dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể
• Ý, Nam Mỹ và Trung Đông là ví dụ điển hình.

Phản ứng/thụ động (Reactive):

• Văn hóa coi trọng nghi lễ.
• Lắng nghe người khác một cách trầm lặng và phản ứng tương tự.
• Lắng nghe nhiều hơn nói.
• Phản ứng khi người khác hành động, chứ không chủ động lên tiếng.
• Coi trọng nguyên tắc xã hội.
• Lễ phép và hiếm khi nào đi thẳng vấn đề.
• Không bao giờ đối mặt với vấn đề.
• Rất coi trọng người khác.
• Câu nói cũng là lời nói.
• Tôn vinh sự hòa đồng.
• Hay thường kêu người khác lặp lại, hay nói qua nói lại về một vấn đề.
• Coi trọng cuộc gặp gỡ đối mặt.
• Dùng ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng
• Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là ví dụ điển hình.

Mời các bạn nhìn 2 tấm hình đi kèm để thấy Mô Hình Văn Hóa của Lewis.

 

Tác giả: Gus Lubin
Người dịch: Ku Búa

Nguồn: The Lewis Model Explains Every Culture In The World, Business Insider, http://www.businessinsider.com.au/the-lewis-model-2013-9