(Nguyễn Hoàng Huy: Bài viết này ban giám khảo cho rằng không đúng với mục tiêu đề bài + dài hơn so với quy định (3500 chữ) + nước tới chân mới nhảy, nên quyết định cho vào mục Quan điểm.)
Đề bài bài viết là về bài học từ thất bại, có vẻ mình hơi lạc đề, nhưng mình quan niệm cuộc đời là những thử nghiệm chân thành, nếu thấy được cái lạc trong lỗi lầm. Ấy gọi là lỗi lạc. Mình nghĩ nó không lạc đề.
Tôi gần được 21 tuổi, từ bé đến giờ những điều xã hội này nói, không thể phục, cũng dám tự nhận là đã hết lòng với “trăng”, cũng có tư duy như người bình thường, không biết tôi sẽ theo “trăng” đến bao giờ, nhưng có đôi chữ dám nhắn và chia sẻ:
“Cuộc cách mạng nhận thức toàn cầu sẽ nổ ra phát súng đầu tiên bất cứ lúc nào, phong trào phản văn hóa “Hippie” là hiện thân rõ nét và gần đây nhất với giá trị lịch sử, cuộc khởi nghĩa ấy có thể nói đã thất bại, có lẽ vì chưa đủ chín, nhưng khi sự thật được khám phá và nó có giá trị với con người, nó sẽ tiếp tục được duy trì – Hip Hop, Rap, nghệ thuật, memes, những tác phẩm châm biếm và sự sôi sục trong nhận thức của nhân loại. Chúng ta đã tạm đánh mất thiên đường kể từ khi xuất hiện kinh tế song hành cùng Ego, chúng ta đang chạy đua kinh tế để tối đa hóa điều kiện vật chất, dù có nhận ra hay không, tôi cho rằng đây là chiến thuật của sinh học giống loài, và cuộc khởi nghĩa này tôi cho rằng cũng là điều tự nhiên với con người, tôi cho rằng nó thật hoàn hảo, mọi thứ vẫn luôn như thế, kinh tế sẽ sụp đổ, máy móc sẽ thay thế lao động thể chất, chỉ còn lại hoạt động của một giống loài thực sự thông minh, internet chẳng khác nào một công nghệ cho cuộc phục hưng lớn nhất trong khoảng 5000 năm qua, nghe thì mộng tưởng, nhưng cái nghĩa của nó, như cái ý Đường Tăng lấy chân kinh, vẫn luôn tồn tại với nhân loại qua các hệ thống tâm linh, Phật giáo, shaman giáo, các loại tôn giáo khác, văn học, nghệ thuật, sự đau khổ, triết học, và các cá nhân thông thái.”
Đây là câu chuyện 21 năm của tôi và lý do tại sao tôi lại viết những dòng trên.
Những năm đầu đời và hoàn cảnh sống
Tôi sinh ra thì bố tôi biến mất, chắc vì thế mà tôi luôn có một cặp lông mày nhăn lại và tỏ vẻ lo lắng trong những bức ảnh từ bé đến hết những năm cấp 1 của tôi, mẹ tôi đã phải rất vất vả để duy trì cuộc sống, nên tôi cũng hay di chuyển sang nhà bà nội, bác, và các cô của tôi trong suốt thời gian lớn lên đến giờ. Hồi bé tôi rất mê thùng Lego của nhà mấy đứa hàng xóm, tôi thích được để tâm trí của mình vào đâu đó, say mê với nó, ai lại không muốn chứ.
Khoảng những năm đầu tiên đi học
Cũng như nhiều người, tôi đã không mấy ấn tượng và hứng thú gì với chương trình học ở trên lớp, năm lớp 3, một cậu bạn mọt sách hỏi tôi: “Mày tin tao có thể tính được giờ bằng cách nhìn bóng chiếu của Mặt Trời không?” Tôi nói không và cậu ta giải thích cho tôi, sự kiện đấy đã truyền cảm hứng cho tôi mua quyển Mười vạn câu hỏi vì sao? một quyển sách huyền thoại với trẻ con thời đấy thì phải, có vẻ là trẻ con cũng có hứng thú với khoa học đấy chứ, nhưng giáo dục thì chưa chắc đã có niềm say mê ấy.
Tôi là một đứa không mấy “popular” ở trong lớp, có phần rất nhút nhát, đến nỗi năm lớp một tôi buồn ị, nhưng quá sợ sệt để nói với cô nên tôi đã ị đùn, vậy nhưng tôi rất thích môn kể chuyện, sau khi cô đã kể xong, tôi luôn là đứa duy nhất hay may rủi thì có thêm 1 2 đứa nữa lên bục giảng kể lại chuyện cho các bạn, tôi cũng chẳng nhớ có ai quan tâm không nữa, chắc là chẳng mấy ai, nhưng tôi như có điều gì đó muốn nói với tất cả mọi người.
Tôi rất tò mò và thích một bạn nữ mà rất ít nói, hỏi mới nói, mà cũng không phải nói với một thái độ bất cần đời, mọi người đồn bạn ý bị tự kỷ, tôi tò mò không biết thế giới trong mắt bạn ấy ra sao.
Khoảng thời gian năm lớp 1, mẹ tôi hứa sẽ mua đồ chơi cho tôi nếu tôi được điểm 10, vậy là tôi cứ hay nói dối mình được điểm 10, tôi nghĩ những đứa được điểm 10 cũng hơi buồn cười.
Có lúc tôi thấy đứa bé đòi mẹ mua thứ này thứ kia, nhưng mẹ không cho vì phải tiết kiệm, tôi tự hỏi, đúng là chúng ta không được nhận những thứ như nhau.
Những năm cấp một, tôi thấy cuộc sống thật thiên đường và luôn sống động, như cái hình ảnh trên tấm thảm của trẻ con mà gần đây tôi thấy, trời trong xanh, có cầu vồng, có động vật, có yêu tinh, nhìn ai cũng tự do và vui vẻ. Vũ trụ này vẫn luôn vui thú và thân thiện, chỉ có con người là tạm thời không, chúng ta có cảm thấy thế giới này là nhà?
Khoảng những năm lớp 3, 4 tôi phải ở nhà một mình, tôi vẫn hay bắt trước Tarzan, Spiderman, các nhân vật kiếm hiệp Trung Quốc, lăn lê, bay lượn, múa may, bò lổm cổm trong căn nhà hơn 20m vuông, cảm thấy tự do như cái hồn của những nhân vật trong văn học. Thế nhưng, tôi lại phải đi ngủ lúc 10h kém, chẳng được xem nốt bộ phim mà tôi thích, mẹ tôi bảo vì sáng hôm sau tôi phải đi học, mà việc học trên lớp thì giúp gì cho tâm trí của tôi chứ, tôi cũng chẳng chịu làm bài tập, không phá phách trên lớp nhưng cũng chẳng nghe lời, nên sang cấp 2 mẹ tôi đã chuyển tôi sang nhà Bác tôi. Tôi cũng đã bất đồng với mẹ từ lâu, lúc không được xem phim tôi đã hay lên kế hoạch sáng mai bỏ nhà đi rồi, nhưng rồi lại thôi.
Những năm cấp 2: Học thói phá phách
Lớp 6, tôi chuyển sang nhà Bác tôi, sống ở khu vực Thăng Long, ngoại thành Hà Nội, Bác rất tiết kiệm và nghiêm khắc, do lúc trước Bác rất nghèo, Bác có cậu con trai, không được điểm 10 là ăn đòn, đạt giải học sinh giỏi Hóa cấp huyện, nhưng về sau lại theo ngành Luật. Bác chuẩn đoán tôi có IQ rất thấp, nên chỉ cần tôi lên lớp thôi.
Tôi sống ở nơi mà, hằng ngày những chiếc xe tải chở đất cát đi qua, bụi bay mù mắt bên cạnh những hàng ăn bên đường, tôi bị thêm một căn bệnh về mắt sau khi ở đây, đối diện nhà Bác tôi có một anh lớn hơn tôi một tuổi, suốt ngày đi chơi điện tử, dù bị đánh nghe như tra tấn thời Trung Cổ, vậy nhưng Bác tôi bảo anh đấy còn thông minh hơn anh tôi. Trường học ở đây thật điên loạn, lúc mới vào lớp, tôi thấy bọn trẻ con chửi bậy rất nhiều và thoải mái, nên tôi cũng học theo để hòa đồng, không may, tôi đã đắc tội với một nhân vật có số má ở trong khối, nó đấm tôi một cái, rồi giờ ra chơi cùng đám bạn quay lại để chính thức xử tội tôi, tôi đã sợ sệt và hoảng loạn vô cùng, sau một hồi một bạn cũng quen biết trong lớp xin cho tôi, chúng nó cũng đã bỏ qua.
Tôi bắt đầu nghe những câu chuyện về các vị anh hùng trong khối và cả trường, bang hội và những cuộc chiến, rồi một anh hàng xóm của tôi bị đấm tím mắt, kể chuyện là anh ý chẳng làm gì cả, một anh hùng trong khối của tôi thấy ngứa mắt và đấm thôi. Tôi bị tra tấn tinh thần, bắt nạt, trong lớp và ngoài lớp đều thật đáng sợ, về nhà cũng đáng sợ, tôi nổi tiếng là ngu ngơ ở trong xóm, tôi cũng không quan tâm mình có ngu thật hay không, nhưng tôi chẳng cảm nhận được một tí tình thương nào với chính gia đình tôi đang sống, tôi đã rất sợ và không dám không nghe lời, nhưng vẫn bị ăn đòn vì tôi không biết quy tắc cuộc sống, hay không hiểu ý ẩn dụ của Bác tôi, gần đó mẹ tôi bắt đầu chuẩn bị lấy Dượng, sau bao nhiêu năm từ chối nhiều người, tôi biết mẹ cũng không hiểu nổi mình, tôi ủng hộ mẹ, cũng chẳng thể xin thoát khỏi chỗ này, chỉ còn biết ôm con gấu bông khá lớn mà tôi câu được ở máy gắp gấu mà tâm sự rồi khóc.
Giữa năm lớp 7, mẹ tôi lấy Dượng Việt Kiều và sang nước ngoài sống, may thay trước đó mẹ có xích mích với Bác tôi, nên tôi được chuyển về nhà Bà tôi sống, như được tự do và đáp trả lai những tổn thương và dồn nén, tôi trở nên phá phách, trốn học, thích hành hạ động vật (phụt nước vào con mèo bị xích ở nhà Bà tôi), bắt nạt bạn một chút, lấy xe đạp của bạn đem đi phá và vui sướng, chiều nào cũng thế. Tướng tùy tâm sinh, mặt tôi chụp ảnh lúc đó nhìn rất mất dạy, nhưng đôi mắt thì lại dại dột vô cùng.
Những năm cấp 3: Đau khổ tan dần và cảm thấy đơn độc hơn
Lên lớp 10: Tôi vẫn chẳng chịu học gì, nên cũng không vào được trường công lập cấp 3, đầu năm đó tôi vào cùng trường cùng đám đầu trâu mặt ngựa năm cấp 2, trong một cái trường dân lập vỏn vẹn chỉ có 6 lớp trong một tòa nhà bẩn thỉu và tối tăm. Tôi kinh sợ và chuyển sang một ngôi trường dân lập sạch sẽ hơn. Nhưng tôi bắt đầu có thái độ không nói gì với ai, học từ nhân vật T.O.P trong Big Bang, tôi cũng muốn cool như vậy nhưng thật sự là tôi suy nghĩ về những chuyện khác với mọi người hay nói chuyện.
Lên lớp 11: Tôi bắt đầu nói chuyện hơn, nhưng vẫn cô độc như xưa nay, nhưng lúc đó mới nhìn ra, tôi thấy không có việc gì làm, nên thử học xem thế giới học hành ra sao và để thi đại học, đồng thời tôi cũng chơi trò Liên Minh, và cả 2 đều đạt mức khá khá nhanh, tôi bắt đầu đọc sách về những nhân vật thành công, sự khác biệt và đam mê, tôi có thể hiểu được hình học nhưng toán số thì tôi biết tôi chẳng có tí đam mê chân thành nào, tôi học thêm cùng những đứa được khoảng 8 điểm mỗi môn thi đại học, và chúng nó cũng chẳng có tí nào thích thú, Đạo Hàm là phần điểm dễ nhất trong đề thi, nhưng tôi cũng chẳng hiểu bản chất, ứng dụng, hay vẻ đẹp.
Lên lớp 12: Tôi vẫn băn khoăn nhảy nhót chọn mục tiêu là làm game thủ chuyên nghiệp hay cố thi vào toán kinh tế của đại học kinh tế quốc dân, 3-4 tháng trước khi thi, tôi thừa nhận mình thực sự học vì cảm thấy mình giỏi hơn các bạn trong lớp, nên tôi đã bỏ hết các loại học, cả học ở trên trường, vì trường tôi học xong sớm để cho các bạn ôn thi đại học, và tôi đi chơi điện tử cả ngày, tôi biết không phải đam mê của tôi là chơi điện tử, nhưng tôi chỉ muốn chứng minh với mình, rằng tôi không thích Toán, ít nhất là đối với Toán hiện giờ. Giáo viên Văn của tôi bảo “Anh Tuấn ạ, chẳng ai thích học đâu,” cùng đống sách về tư duy, đam mê, câu chuyện của các thiên tài, và khoảng 1.5 năm trải nghiệm giáo dục, tôi tưởng tượng có thể viết khoảng vài chục trang về tầm nhìn giáo dục, nhưng tôi không muốn làm giáo dục, tôi nghĩ tôi vẫn luôn thấy bất cập, nhưng tôi thấy nó cũng nhàm chán và kệ đi, muốn thành công như Steve Jobs, …
Năm đầu đại học: Tôi muốn tiếp tục hành trình tìm điều mình muốn làm, nên tôi vào đại học chứ không muốn đi làm để có thêm thời gian tự do, tôi muốn học IT, vì nghĩ mình có trí tưởng tượng và đủ IQ để lập trình, như ước mơ xây dựng với Lego của tôi hồi nhỏ. Nhưng sau cùng, đen đủi thay tôi không chuyển được sang ngành IT như kế hoạch ban đầu. Tôi thích thuyết trình như lớp 3 tôi thích kể chuyện, một hôm vì bực mình chuyện giáo dục trước mắt, nên tôi lên hỏi thầy dạy Luật Kinh Tế: “Thưa thầy, thầy cho các bạn thuyết trình vì thầy hay vì học sinh ạ?” , thầy tức giận “Anh này bị làm sao thế nhở” , “Anh nói thế là thế nào?” Tôi nhận ra những việc mình làm thật vô nghĩa, đây là vấn đề của cả hệ thống, mà tôi cũng chẳng muốn làm giáo dục, nên tôi cũng vâng vâng cho xong rồi đi về.
Năm 2 đại học: Tôi cảm thấy mình có tư duy, nhưng tâm trí cũng chẳng đủ đảo điên, hay vui thú như trong những thông tin về thiên tài mà tôi tìm được. Tôi bắt đầu với cần sa, tôi phát hiện ra mô hình học và ký túc xá rất hợp ở FPT Hòa Lạc, tôi nghĩ mình có thể tu luyện trong phòng và suy ra được vạn vật, hơn nữa lại được học IT, nên tôi chuyển sang đại học FPT. Về sau tôi nhận ra, tôi cần nhiều thông tin hơn là sách vở, thông tin thật từ trải nghiệm.
Mỗi tối tôi lên tầng cao nhất của toàn đại học FPT, một mình tôi ở đó, hút cần, nhảy múa và để thông tuệ, cái đích lúc đó của tôi là mặc kệ mấy cái thường ngày, tôi muốn có một đam mê, một môn khoa học phổ biến, để được say sưa, nhưng rồi cứ tháng này qua tháng khác, cứ suy ngẫm bay bổng đủ thứ, cũng chẳng thể ngồi tìm hiểu khoa học say sưa, vẽ vời được cho thích thú.
Tôi ở cùng một nhóm những anh chơi Hip Hop, tối nào cũng tụ tập, từ đấy tôi cũng nhìn ra những băn khoăn về con người trước nay, kế hoạch tìm đam mê của tôi không thành, cảm thấy lạc lõng và lo sợ về con đường tôi đang đi, có lúc chẳng có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ ngồi vào góc mà khóc. Hoảng loạn rồi lại thông, tìm hiểu về tâm lý học, nghệ thuật, …. để cứu tâm trí tôi, để biết tôi muốn làm gì, để giải đáp thắc mắc. Tôi tự tìm hiểu về tâm lý học, trong khóa học nhập môn Tâm Lý học của Đại Học Yale, câu hỏi đầu tiên mà ông giáo sư hỏi và bài học sẽ xoay quanh nó là câu hỏi của một triết gia thế kỷ 17 “Con người có phải là máy móc?”
Tất nhiên cả vũ trụ là máy móc, vậy mà họ vẫn băn khoăn đấy. Trường tôi có một phòng tư vấn Tâm lý, chị tư vấn ở đây đang học thạc sĩ tâm lý, rất có tâm giúp tôi, nhưng lại chẳng giúp được gì, đa phần là ngồi nghe tôi nói. Tôi đến gặp bác sĩ tâm lý ở bệnh viện, tôi chẳng hiểu ai mới là người cần giúp tâm lý ở đây nữa. Tôi bắt đầu thấy sự vớ vẩn của trí thức mà nhân loại vẫn hay ca tụng vì họ có những tấm bằng, giải quyết trầm cảm bằng thuốc, tăng động là bệnh và phải uống thuốc, hình ảnh bác sĩ tâm lý bị châm biếm ở phương Tây, NLP, khoa học xã hội, triết học Tây, toàn những thứ vô dụng, tự tách mình ra làm khoa học xã hội và tự nhiên, nhưng sinh học là khoa học xã hội hay tự nhiên, không phải con người là những thực thể sinh học sao? Hủ nho trước giờ luôn có, thời xưa trí thức còn bị xã hội coi thường vì sự vô dụng và học vẹt.
Trong sự đau khổ đấy, thuốc cho tâm trí tôi thực sự là thơ, rap, chút văn học, Bukowski, DSK, Melanie Martinez, và những tác phẩm hợp tâm khác, những lời bộc phát từ trái tim, luôn có vàng. Còn xã hội thì sao, nhớ câu nói của giáo viên Văn của tôi chứ, đúng là thất bại của Văn Học, có ai nhớ người phê bình, bình luận văn học không. Cái hồn, cái ý, cái tầm nhìn, cái đau khổ của văn học không phải để đấy để vẽ vời ca tụng.
Nhưng tôi cảm thấy mình không phải nghệ sĩ, là cùng mục đích thôi, tôi tìm được Terence McKenna (như là một bác sĩ tâm lý cho tôi), về shaman giáo, phật giáo, huyền học, trải nghiệm ego death, tóm gọn Phật Giáo trong Ego Death, bất cứ hệ thống thần, huyền học, giáo học đạo học nào cũng là vạn pháp quy tông, cũng là chỉ về Ego Death hết, ấy là cái trạng thái lúc ta mới sinh, là cái trạng thái đánh tan những suy luận thiếu tầm nhìn về thế giới, những lo âu, những đánh giá, thiếu tình người và sự thông thái, khiến bạn không phải là bản thể nguyên gốc của chính mình. Nói về Ego death hay việc mọi bất cập của thế giới đều từ Ego thì đã có quá nhiều. Bài viết cũng đã hơi quá dài nên tôi không bàn thêm phần này.
Nhưng tại sao lại con người lại phải trải qua thời kỳ thiếu vắng thiên đường và tự do, tôi cho rằng là chiến thuật có sẵn trong hệ gen của chúng ta, và kinh tế sẽ đến và đi, chúng ta là gia đình, sao lại bán hàng hóa cho nhau, không phải cái việc cho đi đã là nhận lại sự vui mừng cho chính người cho đi luôn được nói đến trong những vấn đề về tâm người rồi sao.
Socrates bảo ông ấy ra chợ để xem những thứ mà ông ấy không cần để hạnh phúc. Lewis Caroll, một nhà toán học, logic học, nhà văn, với đôi mắt luôn buồn, tả lại kinh tế qua mẩu chuyện nhỏ con hải mã và anh thợ sửa giày trong chuyện Alice ở xứ sở diệu kỳ, con hải cẩu thì béo ú nhưng khôn, anh thợ sửa ngày thì gày còm, ngờ ngệch làm đến gần hết công việc, nhưng phần thưởng thì con hải cẩu ăn hết, và người làm thuê và người chủ này cứ đuổi nhau đánh nhau hết ngày này qua tháng khác, đó không phải là kinh tế hay sao.
Những ông giàu sụ béo ú này còn giết hàng chục ngàn người để kiếm tiền trong sự kiện bom cao su ở Amazon, điều mà những ông béo này cần là trải nghiệm Ego Death, qua thiền định thì quá khó, vì tỉ lệ đạt thiền bậc cao mà sư thông thái đạt được và tả lại, cũng quá hiếm hoi, tôi đã lên Thiền viện trúc lâm, sư ở đây tâm tốt, nhưng vẫn còn cái danh nghĩ mình là ai, hay không hiểu khởi niệm là gì, vậy nên 5gr nấm ma thuật sẽ giống như món quà từ vũ trụ đem tặng cho mấy ông béo ú, và cho các bạn, mẹ tự nhiên vẫn luôn yêu bạn.
Bài viết gửi Triết Học Đường Phố, tôi viết cũng hơi vội, văn phong cũng chẳng biết có tác động được mọi người không, bố cục chi tiết các phần cũng hơi lệch, cũng dài hơn quy định, và các chủ đề tôi cũng giả định rằng Triết Học Đường Phố đã quen thuộc.
Tác giả: Dr. Delusion
Ảnh minh hoạ: Unknown