26 C
Nha Trang
Thứ sáu, 1 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 114

[THĐP Review] Tuổi trẻ không hối tiếc, Huyền Chip – Liều thuốc cần thiết cho các bạn trẻ thiếu sự độc lập, tính kỷ luật và óc thực tế

0

thđp review

Các web tự học, các cuốn sách đổi đời, phần mềm học tiếng anh, mẹo đọc sách, cách viết resume, cách viết email, cách tự học, cách xây dựng hình ảnh cá nhân, cách quản lý tài chính, v.v… Rất nhiều “danh sách” và “cách thức” được trình bày trong cuốn Tuổi trẻ không hối tiếc của tác giả Huyền Chip – người không còn xa lạ với giới trẻ Việt Nam với các tập sách Xách ba lô lên và đi hay Giấc mơ Mỹ – Đường đến Stanford. Mới đầu đọc tựa và nhìn bìa sách, tôi đã mường tượng nội dung của Tuổi trẻ không hối tiếc nói về các triết lý tâm hồn nhiều hơn là kỹ năng hoạt động trong đời sống đơn thuần.

Khi đọc xong cuốn sách này, tôi tạm tóm tắt được triết lý sống cơ bản tác giả nêu ra dành cho người trẻ: Chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, phá vỡ các quy tắc (sống tự do, sáng tạo, cá tính.) Có một câu quote tôi tâm đắc nhất trong cuốn sách này đó là:

“Ai cũng muốn yêu cầu những quyền lợi của người lớn, nhưng không phải ai cũng đảm đương những trách nhiệm của người trưởng thành.”

Tuy nhiên, trong 16 phần của cuốn sách, chỉ có khoảng 2 – 3 phần đào sâu vào tầng tư tưởng (tinh thần, thái độ sống và bản chất của con người.) Toàn bộ nội dung còn lại dành cho các cách thức, phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật, mẹo – thứ chỉ là lớp vỏ bên ngoài của đời sống. Tôi đánh giá đây là một điểm hơi mất cân xứng về nội dung.

Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của Tuổi trẻ không hối tiếc là sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong việc cung cấp thông tin. Đọc sách, người ta có thể áp dụng được ngay những nội dung cần thiết vào đời sống. Ví dụ: Bạn có thể điều chỉnh lại mức chi tiêu của mình trong tháng, hay lập ra được danh sách các việc quan trọng cần thực hiện trong ngày hay xây dựng một thói quen học ngoại ngữ hợp lý. Để có được những nội dung cụ thể, thực tế, dễ nắm bắt như thế này, chắc hẳn tác giả phải dành rất nhiều tâm huyết để sắp xếp, chọn lọc trước khi chia sẻ với mọi người. Tất nhiên, trước đó Huyền Chip cũng đã trải qua đa số chúng rồi. Không có gì là ẩn ý, ẩn dụ, khó hiểu ở cuốn sách này cả. Tất cả được phơi bày ra ánh sáng đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Cá nhân tôi cho rằng Tuổi trẻ không hối tiếc RẤT phù hợp với bộ phận lớn giới trẻ Việt Nam còn thiếu thốn tính kỷ luật, sự độc lập và yếu kém trong cách tổ chức, sắp xếp công việc nói riêng và đời sống nói chung. Chính xác hơn, cuốn sách này như một liều thuốc cần thiết cho các bạn trẻ có tâm hồn lơ lửng trên chín tầng mây, ảo tưởng nhiều hơn hành động, ngụy biện để trì hoãn/thoái thác trách nhiệm nhiều hơn là dấn thân vào cuộc đời.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giải tỏa cơn khát thông tin của người trẻ Việt. Thông tin này bao gồm review, các kỹ năng, cách thức, số liệu thống kê và danh sách chủ yếu liên quan đến việc du học, tự học, sinh sống và làm việc. Tuổi trẻ không hối tiếc là cuốn cẩm nang hữu ích giúp một người có thêm động lực để cơ cấu lại cuộc sống của mình cũng như mạnh dạn bước tới những trải nghiệm ngoài vùng an toàn vì đã có dẫn chứng, kinh nghiệm người đi trước làm điểm tựa.

Không thể phủ nhận tính thực tế và sự hữu dụng cuốn sách mang lại. Cuốn sách self-help này đã hoàn thành được phần “help” rồi. Tuy nhiên, ưu điểm của Tuổi trẻ không hối tiếc lại tiềm tàng nhược điểm của nó. Tôi đã đọc xong cuốn sách cách đây hơn một tuần nhưng chưa biết diễn đạt các ý tưởng của mình ra sao trong việc đánh giá về nó. Lần đầu tiên trong đời, tôi phải trì hoãn việc viết review và chuyển sang đọc một cuốn khác – Góc nhìn Alan: Những bài chưa xuất bản. Thật kỳ khôi, cuốn sách của TS Alan Phan lại giúp tôi nhìn rõ hơn những điểm (tôi cho là) thiếu sót trong Tuổi trẻ không hối tiếc.

(Chú ý: Tôi so sánh không phải với mục đích phân biệt trình độ của hai tác giả. Sự so sánh là một cách đối chiếu để nhìn rõ vấn đề.)

Sau đây, tôi xin trình bày một vài chi tiết mà bản thân không đánh giá cao ở Tuổi trẻ không hối tiếc.

1. Tác giả nói về việc học, làm, sống, yêu, đi nhưng không nói đến nghỉ ngơi hay thư giãn

Việc này chẳng khác nào đề cập đến cực dương mà không nhắc đến cực âm vậy. Máy móc hay con người đều cần có khoảng nghỉ, cần bảo trì, chăm sóc cho sức khỏe. Trí tuệ vĩ đại nằm ở khả năng thư giãn (thiền), ở trong sự thư giãn, con người tới gần hơn với sự sáng tạo. Đọc cuốn sách lên, tôi chỉ mường tượng ra một người làm việc cả ngày, di chuyển liên tục, não luôn ở trạng thái vận động hết công suất, chỉ thấy chuyển động hối hả mà không có tĩnh lặng bình an.

Trong khi đó, sách của TS Alan Phan cũng mang rất nhiều màu sắc của sự vận động, nhưng ở đó có đan xen các ý tưởng về sự nghỉ ngơi giúp người đọc thấm hiểu được nội dung một cách tốt hơn. Đồng thời, người đọc cũng nắm được rằng cuộc sống không chỉ thuần là hành động, mà còn cần những khoảng lặng cần thiết.

2. Nội dung sách không có trọng tâm hay điểm nhấn

Nội dung các phần chỉ khác nhau ở thể loại công việc (đọc sách, kiếm việc, tìm người yêu, học đại học, trang trải kinh tế, v.v…) còn cách thức triển khai không sáng tạo – thuần là phân tích số liệu, liệt kê kỹ năng, cách làm, bước làm. Chưa kể các phần không có tính liên kết – rời rạc, độc lập, trơ trọi. Độc giả đọc đến đâu hay đến đó, khi tổng kết lại mạch sách thì khá khó. Riêng việc não bộ phải xử lý khối lượng lớn danh từ riêng (địa danh, tên trường, tên sách, tên người, tên ứng dụng, tên nước, tên phần mềm, tên lớp học, tên website, v.v…) và các con số thì cũng đã thấm mệt.

3.  Văn phong không có sự khác biệt/cá tính, thiếu sự mềm mại, sáng tạo

Đọc sách, tôi tưởng tượng ra tác giả là một người đàn ông hơn là một phụ nữ. Nội dung truyền đạt nhiều tính lý trí hơn xúc cảm. Đôi lúc, tôi có cảm giác mình đang đọc wikipedia hoặc đang chứng kiến liên tiếp các bài thuyết trình trên giảng đường. Tâm trí liên tục phải đón nhận các chỉ số, thông số, biểu đồ, danh sách trong khi các “hệ đệm” xúc cảm, sự nghỉ ngơi hay sự hài hước rất khan hiếm nên cuốn sách khiến người đọc dễ cảm thấy chán chường, tẻ nhạt.

4. Sự quá chi tiết, tỷ mỉ về nội dung gây hiệu ứng dội ngược, muốn tránh xa

Theo ý kiến của tôi, tác giả không nên phần nào cũng quá chi li, cụ thể đến từng con số. Chuyện này không khác gì cô giáo cầm tay học sinh viết từng chữ cái khi chúng mới vào lớp Một. Sự tâm huyết của tác giả tôi không phủ nhận. Nhưng đôi khi, một tác phẩm cần có những lời bỏ ngỏ để người đọc tự khám phá. Đó là một cách giúp đỡ và cũng thể hiện sự tôn trọng không gian trải nghiệm của nhau. Tôi ví von sự quá cụ thể cuốn sách như đoạn tiết lộ trước về một bộ phim sắp công chiếu. Nếu Tuổi trẻ không hối tiếc giúp độc giả tránh được những khó khăn trên đường đi thì đồng nghĩa, nó cũng góp phần làm mất một trải nghiệm vấp ngã thú vị. Nhiều khi, con đường chông gai lại đáng giá và đáng nhớ hơn một con đường trải đầy hoa hồng.

Cuốn Góc nhìn Alan: Những bài chưa xuất bản cũng mang màu sắc vận động và tính thực tế cao. Nhưng bên cạnh dẫn chứng với số liệu cụ thể, TS Alan Phan kết hợp cách nói khôi hài và ẩn dụ trong bài viết của mình giúp cho những nội dung lớn được thâu tóm trong một hai câu đơn giản. Tôi nhìn sách của ông Alan như một file nén, còn sách của Huyền Chip như file đã giải nén.

Ngoài ra, về hình thức, tôi không đánh giá cao bìa sách – rối mắt với nhiều chi tiết rườm rà, rời rạc.

Nếu cho điểm cuốn sách Tuổi trẻ không hối tiếc, tôi sẽ dành điểm 9 cho sự tỉ mỉ, chi tiết, thực tế và điểm 6 cho sự mềm mại, hài hước, sáng tạo. Tổng kết lại 7.5/10 là điểm dành cho cuốn sách này.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: Bìa sách Tuổi trẻ không hối tiếc

Ảo tưởng siêu nhân

0

Siêu nhân hay anh hùng là biểu tượng nhằm diễn tả khát vọng vươn lên của con người thời đại. Nhưng vì thiếu hiểu biết về những giới hạn của bản thân mà nhiều người rơi vào tình trạng ảo tưởng siêu nhân. Ảo tưởng này được mô tả qua ba giai đoạn: Người giải cứu, người giày vò và nạn nhân[1]. Từ đây, chúng ta tìm ra nguyên nhân của vấn đề, để rồi tìm hướng khắc phục, giúp lột bỏ cái mặt nạ bao lâu nhiều người đeo bám.

[1] Đây chính là tam giác: giải cứu – giày vò – nạn nhân mà nhà tâm lý học Stephen B.Karpman đã khám phá ra, triết lý này đã được gọi là Karpman.

Quan sát các sản phẩm dành cho thiếu nhi được bày bán trên thị trường, chúng ta nhận thấy phần lớn là những hình tượng các nhân vật trong những phim nổi tiếng được nhiều người biết đến; ngoài ra, những chiếc mặt nạ và bộ cánh hình siêu nhân đã khiến những người khoác nó vào cảm thấy mình được mọi người yêu mến và thán phục. Tính cách siêu nhân và anh hùng ấy còn được sống lại trong các gameshow của màn hình ảo. Họ cảm thấy thích thú và hưng phấn vì được đóng vai anh hùng để cứu mỹ nhân. Không chỉ thiếu nhi nhưng cả những ông bố trẻ trong gia đình cũng sẵn sàng để vợ quán xuyến mọi việc hầu có thể ra tay cứu mỹ nhân. Vai trò người giải cứu đã ăn sâu trong tâm thức con người. Họ trở nên ảo tưởng vì bê trễ bổn phận của mình. Họ ra tay cứu mỹ nhân trong thế giới ảo, trong khi đó, mỹ nhân ngoài đời lại càm ràm, khó chịu đến mức giận dữ quát nạt khiến gia đình cũng tiêm nhiễm bầu khí bất hòa.

Một số người thực tế hơn, họ đóng vai người giải cứu trong đời thường. Họ tỏ ra tinh tế khi đi bước trước khám phá ra nhu cầu của tha nhân. Những siêu nhân này quảng đại ban phát những lời khuyên đến mức thao túng người khác. Khi ấy họ tự đánh giá cao khả năng của bản thân hơn người mình giúp đỡ; từ đó sinh ra ngạo mạn khinh người và khinh đời như thể chỉ có mình là siêu nhân. Họ tiếp tục thủ vai anh hùng cứu mỹ nhân, song trong phim kết thúc có hậu: Hai người đã lấy nhau; còn trong đời thường, chàng ngộ nhận và đồng hóa giữa ân nhântình nhân. Thật vậy, nàng có thể biết ơn về hành động quả cảm của chàng, nghĩa cử đó khiến nàng xúc động, nhưng tình yêu lại là nhịp rung động của hai con tim. Chàng lầm! Thế rồi ảo tưởng ấy sụp đổ bởi vì người khác không có khả năng đón nhận thiện chí và đánh giá năng lực đúng đắn của họ. Họ rơi vào tình trạng giày vò.

Nếu giai đoạn trước hoành tráng và tỏa sáng bao nhiêu thì chuyển sang giai đoạn này, họ tăm tối và lạc lối bấy nhiêu. Họ cho quay lại trong ký ức về một thời đóng vai người giải cứu như một cách nhằm xoa dịu bớt nỗi đau, nhưng thật ra, họ càng cảm nhận những tổn thương và tổn thất; tổn thương vì những người xưa kia mình giúp đỡ đã phụ ơn mình, tổn thất vì những mất mát không chỉ thời gian mà còn năng lực vươn lên và vượt qua. Sự giày vò càng có lý để tồn tại vì bản thân không chấp nhận thực trạng của mình. Họ cảm thấy khó chịu khi người kia không đánh giá cao về những hy sinh của họ. Sự cuộn tròn trong chính mình lại càng làm cho họ khó buông bỏ để thoát ly. Trong tình thế này buông bỏ là thượng sách, là cách giải thoát bản thân. Không chấp nhận! Dần dà, họ trở thành nạn nhân của chính mình.

Với tâm thế chủ động, họ tự đặt mình làm nạn nhân cho cuộc giải cứu không mong đợi. Trong lúc, người khác có đủ khả năng để đảm nhiệm vấn đề và cuộc sống của mình, họ lại đến mang theo một cái phao không đúng “kích cỡ”. Thật ra, đó là cái phao vừa vặn với chính họ, chính nó sẽ giúp họ vượt qua những vấn đề của mình. Thực tế cho thấy, họ trở thành nạn nhân vì đã tinh tế nhận ra nhu cầu của người khác mà lại không nhận ra nhu cầu của chính mình, để rồi trách đời và trách người không ai quan tâm đến nhu cầu của tôi. Họ còn trở thành nạn nhân vì cảm thấy an lòng khi cho đi hơn là nhận lãnh, bên cạnh đó, họ cảm thấy bất lực và có lỗi khi không giải cứu được người khác. Đó chính là sự giằng co của một cuộc chiến nội tâm mà những người ảo tưởng siêu nhân đã tự đặt mình vào đó.

Chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân gây nên tình trạng ảo tưởng này. Có thể nói, ảo tưởng siêu nhân là người có lòng tự trọng yếu. Thật vậy, họ muốn giải cứu người khác vì không hài lòng với chính mình. Thoạt tiên, nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng càng đi sâu vào chi tiết, chúng ta thấy họ đã diễn dài tập trong việc giải cứu người khác vì họ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ khi đóng vai siêu nhân. Nói cách khác, vì không hài lòng với bản thân mà họ cảm thấy cần phải buộc mình làm một việc gì đó để chứng minh mình có giá trị. Họ tưởng rằng khi giải cứu ai, người đó sẽ lệ thuộc vào mình nhưng thật ra, chính họ là người lệ thuộc vào cách đánh giá của người khác.

Như thế, vai diễn siêu nhân đã đến hồi kết, họ cần đảm nhận và chịu trách nhiệm những vấn đề của mình. Có thế, họ sẽ tự khẳng định bản thân và từ đó, lòng tự trọng cũng được củng cố không phải dưới sự đánh giá khắc nghiệt của dư luận mà là niềm tin vào chính mình.

Nói như thế, không có nghĩa, tôi cổ võ việc bạn làm ngơ với nhu cầu của người khác đâu. Nhưng hãy khởi đi từ chính tình yêu bản thân, một khi biết đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của chính mình, bạn sẽ có cách tiếp cận đúng đắn và chính đáng cho nhu cầu của tha nhân.

Siêu nhân ơi, tự cứu lấy mình!

Tác giả: EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.

*Featured Image: NeuPaddy 

[THĐP Translation] 50 câu hỏi giúp bạn giải phóng tâm trí

1

tumblr_inline_nx4fu1budQ1s09z1b_1280

Nên biết, những câu hỏi này không có câu trả lời đúng sai. Bởi vì, đôi khi một câu hỏi đúng cũng là một câu trả lời đúng. Hãy trả lời những câu hỏi này dưới phần comment.

  1. Bạn nghĩ bạn bao nhiêu tuổi nếu bạn không biết tuổi hiện tại của bạn?
  2. Điều nào tệ hơn, thất bại hay không thử gì hết?

  3. Nếu cuộc đời này quá ngắn, tại sao ta làm nhiều điều ta không thích và thích nhiều điều ta không làm?

  4. Khi mọi thứ đã được nói và làm (kết thúc), bạn đã nói nhiều hơn hay làm nhiều hơn?

  5. Nếu được thay đổi một điều trên thế giới, bạn sẽ thay đổi điều gì?

  6. Nếu hạnh phúc là một thứ tiền tệ, bạn sẽ làm gì để giàu có?

  7. Bạn có đang làm điều bạn tin tưởng không? Hay bạn có đang tạm thỏa mãn với những gì bạn đang làm không?

  8. Nếu tuổi thọ trung bình của con người là 40 năm, bạn sẽ sống khác đi như thế nào?

  9. Bạn đã kiểm soát được đời bạn được bao nhiêu phần trăm? Con số đó có tăng lên mỗi ngày không?

  10. Bạn muốn làm đúng mọi điều hay muốn làm điều đúng hơn?

  11. Bạn đang ăn trưa với ba người bạn quý trọng và ngưỡng mộ. Tất cả họ bắt đầu chỉ trích một người bạn thân của bạn, không biết cô ấy là bạn của bạn. Những lời chỉ trích rất khó chịu và vô lý. Bạn sẽ làm gì?

  12. Nếu bạn có thể cho một đứa trẻ chỉ một lời khuyên, nó sẽ là gì?

  13. Bạn sẽ phạm pháp để cứu một người thân yêu không?

  14. Bạn đã bao giờ nhìn thấy sự điên rồ rồi sau đó nhìn thấy sự sáng tạo?

  15. Điều gì bạn biết bạn làm khác so với hầu hết mọi người?

  16. Tại sao những điều làm bạn vui không làm cho những người khác vui?

  17. Có điều gì bạn chưa làm nhưng bạn thực sự rất muốn làm? Điều gì đang cản trở bạn?

  18. Bạn có đang nắm giữ một cái gì đó mà nó cần phải được bỏ đi?

  19. Nếu bạn phải di chuyển đến một nơi nào khác, bạn sẽ đi đâu và tại sao?

  20. Bạn có nhấn nút thang máy nhiều hơn một lần? Bạn có thực sự tin rằng nó làm cho thang máy nhanh hơn?

  21. Bạn là một thiên tài lo lắng hay một tên dại khờ vui vẻ?

  22. Tại sao bạn là bạn?

  23. Bạn đã từng chính mình là loại bạn bè mà bạn muốn có?

  24. Điều nào là tồi tệ hơn, khi một người bạn tốt dời đi, hoặc không còn qua lại với một người bạn tốt đang sống ngay gần bạn?

  25. Bạn biết ơn nhất điều gì?

  26. Bạn muốn mất tất cả những kỷ niệm cũ hơn hay không bao giờ có thể có được những kỉ niệm mới nữa?

  27. Có thể biết được chân lý mà không thử thách nó trước?

  28. Nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn đã bao giờ trở thành sự thật?

  29. Bạn có nhớ thời gian 5 năm trước khi bạn đang cực kỳ tức giận? Liệu nó thực sự quan trọng bây giờ không?

  30. Kỉ niệm thời thơ ấu hạnh phúc nhất của bạn là gì? Điều gì làm cho nó quá đặc biệt?

  31. Thời gian nào trong quá khứ gần đây bạn đã cảm thấy đam mê và sống động nhất?

  32. Nếu không phải bây giờ, thì khi nào?

  33. Nếu bạn chưa đạt được nó, bạn có gì để mất?

  34. Đã bao giờ bạn ở với một người nào đó, không nói gì, sau đó bỏ đi và cảm thấy như bạn vừa có cuộc nói chuyện tuyệt vời nhất?

  35. Tại sao tôn giáo dạy về tình yêu nhưng đã tạo ra quá nhiều chiến tranh?

  36. Có thể biết được không, không nghi ngờ, điều gì là thiện và điều gì là ác?

  37. Nếu bạn mới thắng được một triệu đôla (22,867,500,000 VND), bạn sẽ bỏ công việc của bạn?

  38. Bạn muốn làm ít việc hơn, hay làm nhiều việc hơn công việc bạn thực sự thích làm?

  39. Bạn có cảm thấy như bạn đã sống cái ngày này một trăm lần rồi không?

  40. Lần cuối cùng bạn bước vào bóng tối chỉ với chút ánh sáng nhỏ nhoi của một ý tưởng mạnh mẽ bạn tin vào là khi nào?

  41. Nếu bạn biết rằng tất cả mọi người bạn biết sẽ chết ngày mai, bạn sẽ tới họ thăm hôm nay?

  42. Bạn có sẵn sàng giảm tuổi thọ của mình 10 năm để trở thành một người cực kỳ hấp dẫn, nổi tiếng?

  43. Sự khác biệt giữa chỉ tồn tại và thực sự sống là gì?

  44. Khi nào là lúc bạn thôi không còn tính toán rủi ro và lợi ích, và chỉ mạnh dạn làm những gì bạn biết là đúng?

  45. Nếu chúng ta học hỏi từ những sai lầm, tại sao chúng ta luôn luôn sợ phạm sai lầm?

  46. Bạn sẽ làm gì khác nếu bạn biết sẽ không có ai đánh giá bạn?

  47. Khi nào là lần cuối cùng bạn để ý thấy những âm thanh từ hơi thở của bạn?

  48. Bạn yêu điều gì? Có bất kỳ hành động gần đây nào bạn công khai bày tỏ tình yêu này?

  49. Trong 5 năm kể từ bây giờ, bạn sẽ nhớ những gì bạn làm ngày hôm qua? Ngày trước đó? Hoặc ngày trước đó nữa?

  50. Những quyết định đang được đặt ra. Câu hỏi là: bạn tự quyết định cho mình, hay bạn để người khác quyết định cho bạn?

Tác giả: MARC CHERNOFF
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy

Featured image: Pixel2013

Tôi (con gái) đã học được gì từ bóng đá?

0

Những năm đầu trung học, tôi bắt đầu bập bẹ đánh vần hai từ “bóng đá”. Như khi bạn bắt đầu tiếp xúc một ngôn ngữ mới toanh, mọi thứ luôn bỡ ngỡ và lạ lùng. Việc đầu tiên bạn phải làm là học thuộc lòng những vốn kiến thức sơ khai. Bóng đá cũng vậy, tôi đã bắt đầu  bằng việc ghi nhớ trong một trận đấu bao giờ cũng có hai đội tuyển khoác hai màu áo khác sắc với 22 cầu thủ cơ bản, 11 cầu thủ chia đều mỗi đội. Một trận đấu bao giờ cũng cần có  trọng tài với nhiệm vụ thực thi luật bóng đá để điều khiển trận đấu đã được giao. Trong bóng đá, con số đó sẽ là ba: Một trọng tài chính và hai trọng tài biên. Sẽ có hai hiệp chính trong một trận bóng với độ dài thời gian 45 phút cho mỗi hiệp. Những trận bóng mang tính chất quyết định sẽ còn xuất hiện cái tên hiệp phụ thứ nhất, hiệp phụ thứ hai, cay cú nhất là khi hai đội bước vào phân tranh trên chấm phạt đền penalty cho đến lúc nhà chiến thắng được gọi tên. Hai thẻ vàng ghi danh cùng một cầu thủ trong một trận đấu sẽ sánh vai ngang hàng một thẻ đỏ. Và thẻ đỏ chói sáng bay phất phới trên tay trọng tài là khi cầu thủ đó ngậm ngùi cúi mặt bước ra khỏi sân vì bị truất quyền thi đấu…Về cơ bản là thế.

Sống trong thời đại mà mẹ chỉ cho có 10 nghìn đồng để ăn sáng mỗi ngày. Trong khi đó con số thậm tệ nhất mà nhà banh cho phép để có thể theo kèo một trận là 50 nghìn. Có nghĩa là tôi đã phải nhịn ăn sáng một tuần 5 ngày thì mới đủ tiền thỏa sức đam mê. Cuối tuần này MU chấp mấy trái, tài xỉu tỉ lệ thế nào. Cũng có khi một con số yêu thích xuất hiện trong đầu như đêm qua bác hàng xóm đã nằm mơ rồi sáng ra đầu phố đánh một con lô đề. Với 10 nghìn đồng, tôi đã có thể ghi một con tỷ số tâm đắc. Ôi những ngày tháng sống với những cảm xúc tuyệt thế đê mê của phút 89 tưởng đâu đã có tiền, vậy mà chỉ cần 30 giây định mệnh đã mang cả vốn lẫn lãi khẽ trôi qua ngón tay.

Những năm cấp 3 có anh người yêu đam mê bóng đá. Cứ đến giây phút định mệnh mang tên 1 giờ 45 phút sáng, hai đứa lồm chồm ngồi dậy bật ti vi, dòng tin nhắn xuất hiện trên màn hình điện thoại “Chi ơi, dậy xem Barca.” Tôi hùng hổ trả lời “MU vô đối.”

Thấm thoát đã 12 năm trôi qua, anh người yêu giờ đã lấy vợ, kèo cá cược  giờ cũng đã theo anh ấy về một chân trời xa. Cuộc sống đôi khi lấy đi của chúng ta nhiều thứ. Nhưng mỗi lần mệt mỏi lết về nhà, nằm dài xuống sô pha và bắt đầu chuyển kênh. Bóng đá vẫn luôn mang lại cho tôi những giây phút tuyệt vời cùng những bài học ý nghĩa.

Đó là tinh thần đồng đội. Ronaldo có thể lập một cú hattrick để mang về một điểm quý giá cho Bồ Đào Nha trong cuộc đối đầu Tây Ban Nha ở World cup 2018. Có người còn nói đùa cợt đó là tỉ số giữa Tây Ban Nha và Ronaldo. Nhưng phải công nhận  đó bao giờ cũng là công sức của một tập thể chứ không phải là một cá nhân. Một cầu thủ dù có xuất sắc đến đâu cũng không thể làm nên một đội bóng.

Tuy nhiên cuộc sống này cũng không thiếu những ngôi sáng đơn độc tỏa sáng lấp lánh. Một tập thể lớn mạnh được tạo ra từ tinh thần đồng đội. Nhưng trong một phe đồng đội, bao giờ cũng cần những ngôi sao. Tinh thần đồng đội là yếu tố được đặt lên hàng đầu nhưng tính chất “ngôi sao” mới chính là yếu tố đủ để quyết định chiến thắng cho một trận bóng. Một người tài giỏi sẽ luôn biết cách để tỏa sáng ngay cả trong vùng trời đêm. Cuộc sống này, chúng ta cũng cần học cách bước đi một mình.

Đó là chuyện người thành công đôi khi chỉ là vì họ quá may mắn. Người thành công không đồng nghĩa với người tài giỏi. Có những người tài giỏi bị bám đuôi bởi những con quạ. Nào sá gì, có thể trong bóng đá người hâm mộ quan tâm đến con số, nhưng nếu đội bóng tôi hâm mộ đã trình diễn một trận đấu đẹp mắt và chất lượng. Tôi sẽ buồn khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, nhưng trong tận trái tim tôi, vẫn còn đó là một tình yêu. Người hâm mộ vẫn sẽ cám ơn họ vì những gì họ đã cống hiến. Trong nghiệp viết, tôi có thể không thành công, không được vinh danh, nhưng tôi sẽ luôn tự hào vì  bản thân đã nỗ lực hết mình.

Nổi tiếng nhất là câu nói bất hủ “phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.” MU yêu dấu của tôi đã có thời kỳ nằm lẹt đẹt cuối bảng xếp hạng khi khởi đầu một mùa giải ngoại hạng Anh. Có khi còn phải nhường điểm cho một đội bóng mới lên hạng vô danh tiểu tốt. Nhưng sau cùng, đó vẫn là một đội bóng đẳng cấp châu Âu, những màn cống hiến đỉnh cao trên đấu trường C1 trong các trận cầu kinh điển với những ông lớn tầm cỡ. Messi có thể suýt hỏng quả penalty trong cuộc đối đầu của Argentina với Iceland tuần vừa qua nhưng anh ta vẫn cứ là một gã giàu có cùng Ronaldo tạo nên tiếng vang với gần một thập kỷ thống trị “quả bóng vàng”.

Có những khi tôi ôm mặt khóc tiếc nuối khi MU của tôi suýt hỏng và phải nói lời dang dở trước những chuyến xe quan trọng. Vì họ không giữ được cái đầu tỉnh táo, thái độ thiếu bình tĩnh, vì họ quá áp lực. Trước những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, sẽ có những khoảnh khắc đòi hỏi tôi bằng một tâm lý vẫn vàng. Một cái đầu lạnh và một tinh thần sắt đá, đó là điều cần thiết khi tôi lên tiếng trình bày quan điểm của mình trong một bài viết. Đã có lúc tôi phải đối diện với những độc giả khó tính và thiếu văn hóa, họ không ngừng phản đối và buông lời cay nghiệt. Và nếu tôi hèn yếu, có lẽ tôi đã từ bỏ đam mê của mình.

Vâng, tôi đang nói đến đam mê. Cho dù thắng hay thua nhưng những cầu thủ vẫn luôn cháy hết mình vì thứ họ đam mê. Không một cầu thủ nào thành danh mà không phải là một người có đam mê nhiệt huyết với bóng đá. Họ cần một quá trình rèn luyện vất vả, không phải là vài ba tháng, vài ba năm, đó là cả một cuộc sống. Đối với sự viết, tôi cũng đã thề nguyện dành trọn vẹn cuộc đời và sẵn sàng chiến đấu hết mình vì nó. Người đam mê có thể không thành công, nhưng người thành công thì chắc chắn không thể thiếu đam mê.

Tôi đã học được rất nhiều từ bóng đá. Nhưng sẽ thật ngớ ngẩn khi ngồi đây và bắt đầu liệt kê. Bởi lẽ thứ mà bóng đá đã dạy tôi quả là rất dài so với các câu chữ. Làm sao có thể dùng thứ ngôn ngữ mộc mạc này để nói về nó? Vậy nên, nếu ai đó đang là fan hâm mộ của bóng đá, họ chắc hẳn không cần đọc qua những gì tôi kể lể cũng đã tự nghiệm ra được nó. Những ai chưa từng xem bóng đá, có trình bày lê thê cũng không hiểu. Chính vì thế mà bài viết chỉ nên dừng lại ở đây, dừng lại ở cảm xúc chủ quan của riêng tôi.

Thực ra, điều quan trọng nhất bóng đá đã dạy cho tôi, đó chính là tình yêu. Khi người ta bắt đầu yêu là khi tình yêu đó sẽ kề vai sát cánh ta băng qua cả không gian và thời gian. 12 năm trôi qua với những lần di cư từ đồng bằng ra đảo, từ đảo lên núi. Dù vật chất thiếu thốn không thể xem  truyền hình, vẫn cố gắng bon chen trên cái màn hình chật chội trong điện thoại. Bóng đá vẫn đã luôn nằm đó trong trái tim tôi. Không chỉ là con số 12, nó có thể sẽ mãi kéo dài cho đến miền cực lạc.

Và sau cùng, tôi muốn gửi lời chúc đến các fan trung thành của bóng đá. Hãy bật ti vi lên mỗi tối và cùng nhau tận hưởng một mùa World Cup tuyệt vời.

Tác giả: Ni Chi
Edit: Triết Học Đường Phố

Featured image: Pexels

Trước khi cứu thế giới xin hãy nghĩ đến chính mình

1

Tôi có một anh bạn đang ăn thuần chay được 6 tháng. Nói sơ về thuần chay tức là không bao gồm cả trứng và sữa, chỉ có rau củ quả. Anh ấy nói rằng anh ăn vì môi trường. Anh không muốn thấy cây rừng bị chặt, anh không muốn động vật bị giết hại, không dùng túi nilon, anh đến sống tại một quả đồi tự cung tự cấp và phấn đấu trong 4 năm nữa sẽ không dùng đến tiền. Anh bác bỏ hầu hết những điều thế giới đã tạo ra.

Trước tiên anh bảo điều sai lầm trên thế giới này là nhựa. Vâng, tôi cũng biết chúng rất khó để phân huỷ phải mất từ 70 đến 450 năm và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Nhưng hãy nhìn hai mặt của một vấn đề, nhựa không có lỗi, lỗi chính là do con người đã quá lạm dụng nó. Chúng ta lại không phải những con người có thể điều khiển thế giới để nói những điều quá vĩ mô. Chúng ta không thể bắt cả thế giới này hãy ngừng sản xuất và tiêu thụ. Ta chỉ có thể tự nhận thức và tự mình làm những điều nhỏ bé. Nếu bạn có thể ép mình không dùng nhựa mà thay bằng túi giấy, túi vải, hộp sắt v…v… thì hãy cứ làm. Còn theo tôi nghĩ, mình chỉ cần hạn chế chứ không nên quá cực đoan về việc đấy.

Tôi có một người quen, chỉ cần bạn xách một ly nhựa về nhà cũng bị chị ta rao giảng một tràng giang đại hải về tác hại của nhựa. Có cần phải đến thế không? Khi những điều chỉ là vô tình, đôi khi mình có thể chỉ đang muốn bảo vệ một quan điểm mà đàn áp cả lòng tự ái hoặc tình thương của nhau. Hạn chế tức là nếu ta mua một chai nước ta có thể giữ nó lại để sử dụng thêm nhiều lần nữa, vừa tiết kiệm tiền bạc lại vẫn bảo vệ được môi trường lại không cảm thấy quá gò bó. Hộp nhựa cứng cũng có thể dùng được rất nhiều lần. Chúng tiện dụng, dễ dùng thì mình dùng chứ sao phải nghĩ. Còn túi nilon mình có thể hoàn toàn tuyệt đối không dùng nhưng đôi lúc cần thiết hoặc khẩn cấp dùng cũng chẳng sao.

Nói chung, chỉ cần hạn chế chứ không nên quá tiêu cực và phải vắt óc suy nghĩ quá nhiều về nó. Mình sống là để được sống thoải mái chứ không phải luôn ở trong những khuôn mẫu như một cái nhà tù tự giam. Và thế giới này tạo ra nhựa chắc chắn không phải vì mục đích xấu, rõ ràng họ chỉ muốn tốt và tiện dụng cho người dùng. Cái chính nhất vẫn là do con người, nhựa không có tội, muốn xử tội hãy xử tội con người. Cũng giống như Einstein không có mục đích tạo ra bom nguyên tử, ông muốn tạo ra điều tốt đẹp nhưng rồi những con người kia đã dùng chúng cho việc phá huỷ.

Tiếp đến, anh nói về Cuộc cách mạng một cọng rơm. Anh muốn làm như thế, anh muốn tất cả sẽ thuận theo tự nhiên mà không cần chất hoá học. Anh muốn tự trồng rau và cây ăn trái. Ở điều này tôi không phản đối. Có lẽ anh đang đi đúng hướng, anh cứ việc làm như thế, điều đó tốt cho anh và môi trường anh sinh sống. Ai ở Sài Gòn sẽ hít khói bụi ô nhiễm độc hại, còn anh vẫn khoẻ mạnh.

Mỗi người có một sự lựa chọn của riêng họ và họ sẽ nhận những hậu quả của việc họ làm. Khi họ gieo khói bụi, ô nhiễm, rác thải họ cũng sẽ nhận lại điều đó. Khi anh gieo mầm anh sẽ gặt trái. Anh không cần phải kêu gào mọi người hãy làm như anh. Những thông điệp của anh là tối hậu thư và là sự cảnh tỉnh. Không! Đừng ảo tưởng nữa. Vì những điều ấy đã quá nhiều người làm rồi. Nhưng những con người mắt mù tai điếc thì có ra rả bên tai họ cũng chẳng thèm nghe. Hãy cứ làm tốt cho bản thân mình và mọi người xung quanh. Xin nhớ rằng, khi cả thế giới cởi truồng mà anh mặc quần thì anh vẫn là kẻ điên mà thôi.

Anh nói anh sẽ phấn đấu 4 năm nữa không dùng đến tiền. Anh sẽ tự trồng lúa, tự cung tự cấp. Và rồi anh sẽ khổ sở thế nào khi chiếc quần cuối cùng của anh rách. Anh không dám mua vì anh đã gào lên với trời cao rằng anh không sử dụng tiền. Những nhu yếu phẩm cần thiết, anh sẽ phải làm sao đây? Đánh răng bằng lá cây và đựng thức ăn bằng gỗ tự đục lỗ à? Tiền bạc, không hà cớ gì mà nó đã sống cả hàng vạn năm nay. Anh sẽ chứng minh rằng một con người chỉ có vài chục năm của anh sẽ đánh đổ một điều dĩ nhiên sao? Mà tại sao lại muốn đánh đổ nó? Trong khi nó rất tiện lợi.

Lại một lần nữa, hãy nhìn cả hai mặt của một vấn đề. Lại một lần nữa tôi nói đến sự lạm dụng của con người. Rõ ràng chúng ta không cần phải xách cả một con gà để sang nhà hàng xóm đổi 10 ký gạo. Chúng ta chỉ cần cầm tiền thôi, nhẹ nhõm hơn biết bao, tiện dụng hơn biết bao. Bây giờ tôi còn có thể bấm một nút trên điện thoại đã có luôn 10 quyển sách mà chẳng cần cầm đồng tiền nào trên tay. Quá tiện lợi chẳng phải sao? Chúng có gì xấu xa nào? Xấu xa là vì trong thâm tâm anh sợ nó điều khiển anh vì anh không thể điều khiển được nó. Anh sợ nó cướp mất linh hồn anh. Chỉ vì anh đang sợ thôi, chứ nó chẳng xấu xa gì. Hãy điều khiển nó như một công cụ, hãy hoà nhập với nó, thoải mái với nó, vì nó sinh ra để phục vụ mình thì tại sao mình phải chối bỏ?

Anh ăn thuần chay, anh nói con người đã giết chóc quá nhiều, anh chia sẻ những clip về động vật bị con người tàn sát. Anh nói về Thượng Đế, anh tin rằng Thượng Đế là một con người có tay chân mặt mũi dõi xuống dương thế. Vậy anh có biết tại sao con người lại được Thượng Đế ban tặng ân sủng được là chủng loài đứng đầu chuỗi thức ăn không? Tôi cho rằng là để cân bằng.

Ngày xưa gia cầm chiếm hầu hết trái đất, nhờ con người mà chúng giảm bớt và cũng trở thành thức ăn chính. Vẫn có đôi lúc con người đã làm tuyệt chủng nhiều giống loài vì sự ngu muội của mình, nhưng thử như cả thế giới này ăn chay, anh có nghĩ đến hậu quả không? Cá sẽ không còn chỗ mà sống, gia cầm sẽ chiếm hết đất. Con người không thể ăn lá cây nên sẽ phải chặt rừng để trồng rau hoặc không chặt cây phá rừng thì sẽ ăn những quả trên cây để sống và các loài thú ăn thịt luôn rình rập để ăn mình tại vì mình không giết chúng mà.

Nhà anh có muỗi, có những côn trùng độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ anh, anh không muốn dùng bình xịt côn trùng vậy anh sẽ để anh bị những dịch bệnh, sống chung với bệnh tật à? Và rồi sẽ sao nữa? Chúng ta sẽ là phát triển hay tụt hậu đây? Khi bác bỏ hết những điều tuyệt diệu của khoa học. Phát triển, khoa học không phải là xấu mà chỉ vì trong quá trình phát triển luôn có hai mặt mà những người cực đoan sẽ luôn nhìn thấy mặt hại còn những người tham lam sẽ chỉ thấy mặt lợi.

Suy cho cùng, chúng ta vẫn chỉ đang trên đà hoàn thiện và cố gắng khắc phục những tác hại của khoa học như ngàn năm nay chúng ta phải khắc phục những thứ khác thôi. Và mãi mãi sẽ chỉ là vấn đề vĩ mô của thế giới. Khi sửa hết vấn đề này sẽ lại lòi ra vấn đề khác. Và việc của chúng ta trong vài chục năm cuộc đời là gì? Là sống cho trọn vẹn cuộc đời mình. Cho mình thật thoải mái, tự do, không quá sa đà vào bất cứ điều gì.

Anh sợ thế hệ con cháu sẽ phải sống trong đống rác của thế hệ mình tạo ra, vậy anh đừng đẻ làm gì. Việc đẻ đã có người khác làm, thế giới đang đau đầu vì vấn đề dân số rồi, chủng loài người chẳng khác gì những con virus đang ăn mòn cả thế giới. Anh không đẻ, con cháu anh sẽ không khổ, anh lại còn giúp thế giới này bớt hẳn một con virus.

Hãy nói rằng chúng ta ăn chay vì sức khoẻ của chính chúng ta. Ta không ăn thịt vì thực ra thịt không hề tốt cho cơ thể, nhưng ta ăn thịt vì thịt ngon. Không ăn hay ăn cũng sẽ chết, nên thấy ngon thì ăn không ngon thì thôi. Sao phải quan tâm đến thế giới trong khi thế giới còn chẳng biết bạn là ai.

Mình sống ít, sống nhiều không quan trọng, quan trọng là sống cho đáng. Thế nên mới có chuyện nhiều người tự tử vì họ thấy họ sống đủ rồi, việc gì phải kéo dài cuộc đời mình ra đến cả trăm tuổi nằm chờ chết mà chết không được?

Xin đừng hiểu lầm ở đoạn này, tôi không hề bác bỏ việc cải thiện và tập luyện thể chất. Nếu có thể giúp cả hai, tức hoà quyện được tâm hồn và cơ thể đó là điều tuyệt vời. Còn không, hãy ưu tiên tâm hồn vì đó mới chính là sự sống của mình.

Bất cứ vấn đề gì mà chúng ta làm quá cũng đều dẫn đến sự tiêu cực, suy nghĩ cực đoan, bảo vệ chính kiến là điều nên làm nhưng hãy thử nới lỏng nó bằng cách nhìn nhận bằng cả hai mặt của một vấn đề để xem thực sự mình làm điều đấy để làm gì. Chẳng cần phải viện cớ gì cao siêu, mục đích cao cả. Hãy chỉ làm vì bạn muốn làm là đủ rồi.

Tôi xin dành tặng anh mấy câu: “Anh không cần phải theo đạo Phật, hay tin vào luật nhân quả. Anh không cần phải tin vào Chúa Trời, hay là nghe theo lời của Cha nhà thờ. Anh không cần phải ăn chay để bày tỏ sự đồng cảm với thú vật. Nếu anh làm điều xấu, điều xấu sẽ đến với anh. Nếu ông thầy giảng là những sự thật nó chẳng là cái thá gì đối với tôn giáo của ông ta. Và nếu như một con cừu con thấy mẹ của nó bị hiếp dâm để có sữa anh cũng chẳng cần phải tỏ ra đồng cảm với điều tồi tệ ấy vì trong tâm anh đã có điều đấy rồi.”

Tác giả: Bà Năm
Edit: Triết Học Đường Phố

*Featured Image: hschmider 

[THĐP Review] Góc nhìn Alan: Những bài chưa xuất bản, Alan Phan – Vừa thẳng thắn phũ phàng, vừa ẩn dụ tinh tế

4

thđp review

“Tôi không biết mình nói đúng hay sai nhưng thực tình càng có nhiều cách nhìn khác nhau càng đến gần sự thật. Mục đích của tôi chỉ là góp thêm một góc nhìn.”

Điều ấn tượng đầu tiên của tôi khi đọc cuốn sách Góc nhìn Alan: Những bài chưa xuất bản là sự thẳng thắn, chân tình và thực tế của TS Alan Phan, bất kể ông đang nói về đề tài nào: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục hay đời sống riêng tư. Sự thẳng thắn ấy mạnh mẽ đến mức khiến người ta có cảm giác bị gợn nhột ít nhiều vì Alan nói thật đến phũ phàng. Nhưng điều đó lại càng khiến người đọc tin tưởng và tôn trọng ông hơn. Những câu chuyện về mánh khóe chính trị, các chiêu bài kinh doanh, sự tha hóa của các cơ quan nhà nước trong tuyển dụng hay sự yếu kém trí lực của lớp trẻ Việt Nam được diễn đạt trong những mẩu truyện ngắn, đôi khi chỉ là một vài lời “đá qua” nhưng cũng đủ gợi lên nhiều suy tư trong lòng người đọc.

Phải đến già nửa nội dung của cuốn sách nói về kinh tế và chính trị – những đề tài rất khó nuốt, đòi hỏi người đọc cần có kiến thức chuyên môn nhất định. Phần còn lại tác giả Alan nói về thực trạng xã hội, lối sống cùng cách tiếp cận cuộc sống của bản thân ông thông qua những trải nghiệm.

Trong số các tác giả viết về thực trạng xã hội tôi đã từng biết qua những cuốn sách thì có lẽ TS Alan Phan là người nói thẳng nói thật nhất. Riêng tinh thần tự do, cởi mở ấy cũng truyền rất nhiều cảm hứng để độc giả sống thật với bản thân và với người khác rồi.

“Người dân sẵn sàng chi vài tỷ đô la cho bia rượu… Các đại gia và chân dài tha hồ khoe khoang khi chi tiêu vài chục tỷ đô la cho siêu xe, hàng hiệu và tiệc tùng… Ai có thì giờ để nghĩ về những trí tuệ đang chật vật nuôi gia đình với thu nhập ít ỏi? Đây mới thật sự là xa xỉ trong xã hội này.”

Đọc cuốn sách Góc nhìn Alan, tôi để ý thấy ông Alan kể rất nhiều về những trải nghiệm cùng những tài sản và những mối quan hệ ông có mà hiếm khi nói lặp lại chuyện gì trong số đó. Lúc đầu nghe thì có cảm giác ông ta khoe khoang, nhưng sau rốt nhận ra là không phải. Đơn giản là ông giàu đến độ khi nói đến đâu cũng chỉ toàn chạm vào hàng cao cấp, từ thủ tướng này đến thượng nghị sĩ nọ, từ biệt thự này đến siêu xe nọ, từ triệu đô la này đến trăm triệu đô la nọ. Alan Phan không khoe cũng không được vì chuyện nó phải thế. Nghe riết thấy nhiều hàng sang quá, đến sau cùng đọc cái gì gắn với Alan cũng thấy sang mồm. Tôi chỉ xin chốt lại một cảm nhận rằng: Ông Alan rất giàu – Không chỉ về đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần (trải nghiệm và mối quan hệ.)

Có một điều tác giả Alan đề cập xuyên suốt trong cuốn sách đó là sức mạnh của giáo dục (nâng cao tư duy, tầm nhìn, vốn hiểu biết của bản thân) và tầm quan trọng của việc hành động. Ông khuyến khích độc giả mở rộng góc nhìn bằng tranh luận, thảo luận, phản biện, thậm chí phê phán (Alan mở hẳn một buổi tiệc để mọi người đến “phê” ông.) Xuyên suốt cuốn sách của ông đầy ắp những trải nghiệm, và phủ vùi lên nó là cả thành công và thất bại. Chúng ta thấy một con người hiên ngang đi giữa đất trời, rực cháy với đam mê suốt cả cuộc đời và sẵn lòng sẻ chia kinh nghiệm bôn ba đầy quý giá với tất cả mọi người. Alan Phan đã mất, nhưng di sản tinh thần của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

“Với giáo dục, chúng ta khỏe mạnh hơn (không ăn nhậu bừa bãi và tự đầu độc), chúng ta sáng suốt hơn (không bị những lời hoa mỹ bịp), thương người khác nhiều hơn (vì chúng ta biết so sánh mình với thế giới) và gần với Thượng Đế hơn (khi biết đọc và tìm hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật).”

Hay:

“Cái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ.”

Bên cạnh những ngôn từ thẳng thắn, Alan cũng truyền đạt những ý tưởng thông qua những hình ảnh ẩn dụ hay những câu chuyện ngụ ngôn. Hầu như nói về vấn đề gì, ông cũng có một hình ảnh tượng trưng mô tả cho nó. Người đọc đã có kiến thức rồi thì sẽ hiểu sâu hơn, còn ai chưa có thì cũng phần nào mường tượng được ít nhiều trong sự thích thú. Ông gọi thị trường bất động sản như một quả bom, ông nói về những lớp người trong xã hội bằng hình ảnh sói – cừu và ông mô tả nền kinh tế Trung Quốc là con voi còn ông là gã thầy bói, v.v…

“Sói là sói và cừu là cừu. Cừu có thể hoang tưởng cho mình là sói, nhưng sói thì không bao giờ nhầm lẫn.”

Châm chọc, mỉa mai, trào phúng là sắc thái đáng kể của Alan Phan. Những gì ông nói rất có uy lực vì ông là người có trải nghiệm thực, không phải ếch ngồi đáy giếng biết dăm ba câu chuyện là múa gậy vườn hoang. Lời của ông đi từ trải nghiệm thực nên có sức nặng. Càng đọc về sau ta càng thấy rõ sự sâu sắc và từng trải của TS Alan Phan – một người tâm huyết với công việc, với đất nước, con người Việt Nam và luôn đau đáu vì sự phát triển của dân tộc.

Văn phong của ông phá cách, thậm chí phá phách. Nó vừa bác học, vừa bình dân; vừa logic trật tự, vừa mềm mại nên thơ; vừa như lời thủ thỉ tâm tình, vừa như gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt. Người đọc sẽ vừa nể, vừa mến ông với lối viết nhu cương kết hợp. Ông nói ít, nhưng rất chất lượng và ấn tượng. Có thể nói, Alan đã tạo nên một dấu ấn cá tính sắc nét trong ngôn từ. Ta khó lòng nhầm lẫn được phong cách này của ông với một ai đó khác.

Có rất nhiều đoạn thể hiện khiếu hài hước cùng khả năng văn chương nghệ thuật của ông. Cá nhân tôi luôn đánh giá cao những tác phẩm có sự hài hước, vì đó là thứ để phân biệt sự khác nhau giữa con người và máy móc. Sự sinh động của một người nằm ở khiếu hài hước của anh ta.

“Tôi không bao giờ cho phép mình khóc quá giờ… vì hành động là cứu cánh cho mọi tự ti. Chẳng hạn, khi bị nhân tình cho rơi, tôi thường giới hạn nước mắt trong 15 đến 45 phút “để tang” cho cuộc tình (tùy con bé đẹp xấu); mất tài sản trên 1 triệu đô là 2 giờ; bị thiên hạ hay vợ mắng oan là 30 phút… Nhưng cho tôi xin giấu kín thời gian khóc khi thất vọng về… văn hóa, kinh tế hay chính trị xứ sở này.”

TS Alan Phan nói ẩn dụ hoặc bỏ lửng giữa chừng để người đọc tự khám phá. Chúng ta dễ dàng cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ của ông. Ông không chỉ là chuyên gia kinh tế mà còn là nhà văn, người tình (lover) và triết gia.

Các bài viết trong cuốn sách được sắp xếp theo trình tự thời gian và có phân loại các hạng mục, tuy nhiên các phần phía sau vẫn còn sự rời rạc, không đồng nhất về nội dung (Có thể do sự tập hợp những bài viết tản mạn của ông). Điều đáng tiếc của cuốn sách là nó mắc quá nhiều lỗi chính tả và lỗi đánh máy (vượt bực – Trang 27, bức xức – T42, binh thường – T65, xả hội – T74, tiên ăn – T165, tầm gương – T170, bạn bẻ – 202.) Khi liên tục vấp vào những hạt sạn, người đọc bị giảm sự tập trung tới nội dung chính đang được truyền đạt.

Tóm lại, đây là tuyển tập các bài viết rời rạc của TS Alan Phan, không phải một cuốn sách self-help hay phân tích kinh tế thị trường, cũng không phải sách văn học hay triết học. Tùy theo trình độ và mục đích, người đọc có thể tìm được những kiến thức cần thiết cho mình, hoặc không thì cũng vui dạo ngồi nghe chuyện đời bôn ba thăng trầm mà vẫn đầy thi vị của ông tiến sĩ. Cá nhân tôi đã học hỏi được rất nhiều góc nhìn mới lạ từ ông Alan. Cảm ơn ông vì đã xuất hiện trên cõi đời này.

8/10 là điểm tôi dành cho cuốn sách Góc nhìn Alan – Những bài chưa xuất bản.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: pinterest

Quan niệm sai lầm về tự do

0

Nếu tư tưởng phát sinh hành động, tư tưởng sai lầm sẽ dẫn đến hành động lố lăng là lẽ thường! Từ quan niệm sai lầm về tự do, chúng ta cũng có thể tiên kiến được hậu quả của nó thế nào. Có cả một chủ trương quá đề cao tự do đến mức bất chấp mọi luật lệ, luân lý và lương tâm con người. Từ đó, xã hội sinh ra nhiều tệ nạn mà trách nhiệm thuộc về những cá nhân sống tự do phóng túng đến mức liều đánh mất chính mình trong những lựa chọn sai lầm.

Có quan niệm cho rằng con người cần hoàn toàn tự do để chọn cho bản thân điều mà mình thích. Càng nhiều cái để con người chọn lựa, càng thể hiện giá trị tự do và bản lãnh cá nhân. Vì thế, họ đặt tất cả những gì để chọn lựa như một danh sách mặt hàng trong một siêu thị. Và rồi, họ bị choáng ngợp bởi những gì họ đưa ra. Vì không có một tiêu chí cho việc chọn lựa, họ trở thành kẻ nô lệ cho những yếu tố ngoại tại hơn là tự do để sống cho chính mình. Họ quên một điều quan trọng rằng trong một khoảnh khắc nào đó, chỉ có một điều duy nhất giúp họ sống và trở nên chính mình nhất. Điều này đòi buộc nơi chủ thể phải có một nhận thức về bậc thang giá trị đúng đắn giúp hoàn thiện bản thân. Trong khi chủ thể được tự do thể hiện chính mình thì do việc thiếu hiểu biết, họ có thể làm giảm trừ nhân tính nơi chính mình. Thật vậy, một người thiếu nhận thức về thực tại, không có một nền “linh đạo” hầu hướng dẫn cuộc sống, họ sẽ sợ tự do, vì tự do buộc cá nhân phải tự quyết. Họ đã buông xuôi và thời gian đã chọn lựa thay họ, nghĩa là họ mất đi một cơ hội để chính mình.

Có nhiều cách hiểu của những người có xu hướng sợ tự do. Họ không dám đưa ra quyết định vì khi tự quyết một điều gì đó, họ phải từ bỏ cả “một siêu thị những gì mình thích”. Chẳng hạn, một khi chọn đời sống độc thân khiết tịnh vì Nước Trời, họ chọn Chúa; đồng nghĩa với việc họ khước từ mọi lời đề nghị từ các cô gái vốn làm họ một thời say mê. Cũng có thể sợ tự do vì họ phải tự quyết và chịu trách nhiệm về những gì mình đã chọn lựa, trong khi trước kia họ hoàn toàn “thong dong và an nhiên tự tại”. Nhưng thật ra những cảm nhận ấy không giúp họ sống trưởng thành và là mình hơn. Nếu tự do giúp con người khẳng định bản thân là một nhân vị, khi sợ tự do, họ tự hạ thấp lòng tự trọng của mình và có thể biến mình thành những kẻ nô lệ cho bản năng hạ đẳng.

Quả thật, tự do là một đặc tính của hiện sinh, nghĩa là nhờ tự do mà con người khả dĩ thăng tiến và phát triển trên mọi bình diện của cuộc sống. Nhưng không có nghĩa con người tự đề cao bản thân đến mức coi mình là toàn năng và là thượng đế. Có thể nói, những giới hạn trong phận người đã trả lời cho những kẻ duy lý, tự coi mình có tự do tuyệt đối. Làm sao bạn có tự do tuyệt đối khi không có quyền chọn cho mình một người cha người mẹ để được sinh ra? Làm sao bạn có tự do tuyệt đối khi bản thân bất lực với những dự phóng của chính mình?…

Ngày nay, con người thay quyền thượng đế để tự chọn cho mình giới tính mà mình muốn. Hoặc chọn cho mình một nơi ở hoàn toàn tiện nghi để sống hưởng thụ và thỏa mãn những đam mê thấp hèn… Những thứ đó có làm cho bản thân thực sự mình ? Họ quá câu nệ với những yếu tố ngoại tại khiến bản thân đánh mất một không gian nội tâm để mình là chính mình. Thay vì dùng khả năng tự do để tự quyết và chọn lựa cho mình một cuộc sống sáng tạo và phong nhiêu, đôi khi con người tự hạ thấp chính mình khi trang điểm cho mình những thứ nay còn mai mất. Đến một ngày mọi sự được lột trần, họ lại thẹn với lương tâm!

Tự bản chất, tự do nơi con người giúp vươn tới Vô Biên. Nhưng chiều kích này đã bị con người giản lược nơi trần thế. Với chủ trương thiên đường tại thế cùng với những khuynh hướng hưởng thụ và khoái lạc, con người tìm vui trong chất trắng gây nghiện, ma túy…Họ tìm thỏa mãn trong chốc lát rồi lại muốn kéo dài đến một lúc thể trạng không tiếp nhận nỗi, họ hóa dại hóa điên. Sai lầm lớn nhất của con người là lấy thực tại trần gian mà lắp đầy khát vọng của con tim.

Chung cục, họ đánh mất và hủy hoại chính mình. Tự do giờ đây chỉ còn được hiểu là tự quyền quyết định mạng sống mình trong vô vọng. Thay vì tự do giúp con người chọn lựa những giá trị tinh thần nâng cao đời sống, họ lại tìm trong những niềm vui tạm bợ thoáng qua. Họ chọn điều gì, chính nó sẽ tạo nên cuộc sống họ; chọn vật chất thấp hèn, họ nhận được vui thú trong bản năng hạ đẳng; chọn tinh thần cao thượng, họ được hun đúc trong niềm vui Vô Biên.

Tác giả: EYMARD An Mai Đỗ O.Cist

*Featured Image: Free-Photos

Thao túng và hóa giải

Tôi chạy xe máy trên đường và nhìn những cán bộ công an hình sự và công an giao thông gần đây được cử ra đường phố Hà Nội nhiều hơn. Tôi tự hỏi họ nghĩ đang gì, họ có thực sự muốn tuân lệnh cấp trên để đề phòng và trấn áp những cuộc biểu tình nữa có thể tiếp tục xảy ra? Hay họ cũng thấy mệt mỏi và sai trái? Câu hỏi quan trọng hơn là tại sao có thể họ đã thấy sai và thấy mệt nhưng họ không dám từ bỏ? Thử đặt giả thiết xem có thể xảy ra trường hợp một chiến sĩ công an cởi cảnh phục giữa đường đơn giản vì anh không muốn mặc nữa; không nhất thiết anh phải tham gia vào đoàn biểu tình nhưng anh bỗng thấy đàn áp người dân của mình là quá vô nghĩa. Có thể xảy ra điều đó không?

Đến bây giờ thì chưa nhưng hãy phân tích giả thiết trên. Chúng ta đang biểu tình để yêu cầu Quốc hội lắng nghe tiếng nói người dân và đi đến những quyết sách anh minh và dũng cảm nhưng những quyết sách anh minh và dũng cảm có vẻ như đang bị một-thế-lực-nào-đó thao túng và cấm cản. Chúng ta đang yêu cầu từ bà Chủ tịch Quốc hội đến các đại biểu Quốc hội phải dũng cảm từ bỏ những điều sai trái với lương tri của chính mình và đi ngược lại lợi ích của quốc gia. Nhưng câu hỏi của tôi là: Một đại biểu Quốc hội trực tiếp tham gia lập pháp và một cán bộ công an trực tiếp tham gia ngăn chặn biểu tình, ai là người có nhiều tự do quyết định hành động của mình hơn? Tại sao chưa có suy suyển gì khi đã có cả máu đổ xuống trong những ngày qua?

Khi hỏi về tự do thì có lẽ chúng ta buộc phải thừa nhận rằng, về lí thuyết, tất cả đều bình đẳng trong tự do lựa chọn. Nhưng nhìn vào thực tế và bản chất thì chúng ta thấy tất cả đều bị thao túng bằng những thế lực như nhau: Nỗi sợ hãi và lòng tham lam, hai điều đấy đều nảy sinh từ gốc rễ của sự thiếu hiểu biết; chính vì vậy, quá ít người có quyền lực chính trị dám “nói không” để tạo ra một làn sóng quay lưng lại cái ác. Còn người dân thì đã bị đẩy đến cực cùng khốn nạn khiến không còn biết làm gì hơn ngoài: phẫn nộ; họ tập trung vào phản đối và đả đảo nhưng chắc họ nghĩ còn lâu nữa mới đến lúc họ phải tư duy những giải pháp xây dựng; tôi thấy động cơ ấy cũng sâu xa nảy sinh từ sự thiếu hiểu biết. Suy ra, không có tự do vì không có hiểu biết.

Vậy là ba chất kịch độc: Tham lam, giận dữ và ngu si – như một triết gia vĩ đại mà chúng ta quen gọi là Đức Phật đã chỉ ra – là những thứ đang tàn phá đất nước của chúng ta. Con người hiện tại là nạn nhân của những chất độc đó nên mới khiến chúng ta thấy con người là nạn nhân của con người. Nhưng không! Con người không phải là nạn nhân của nhau. Những đau khổ của con người chỉ được gây nên bởi sự ngu dốt. Chúng ta phải thấy được căn nguyên thật sự.

Những ngày tháng qua, tôi đã chiêm nghiệm đến tận cùng một vấn nạn: Chúng ta bị thao túng bởi ai? Hóa ra câu hỏi thật sự và cũng là câu trả lời thực chất phải là: Chúng ta không bị thao túng bởi ai mà chúng ta bị thao túng bởi cái gì; bởi cái gì nếu không phải bởi những độc tố trên? Người dân cũng vậy thôi mà chính phủ cũng vậy thôi. Việt Nam cũng vậy thôi mà Trung Quốc cũng vậy thôi.

Bây giờ đây, tôi sẽ dùng nghiệp vụ của một người viết để tưởng tượng tiếp về giả thiết một chiến sĩ công an từ chức vì không muốn nhận lệnh đàn áp người dân. Anh ấy sẽ về nhà và tuyên bố với vợ rằng đây là ngày cuối cùng anh làm công an, ngày mai anh sẽ đệ đơn từ chức. Vợ anh sẽ hoang mang: “Anh sẽ thất nghiệp?” “Đúng.” “Nhà mình sẽ sa sút kinh tế?” “Đúng.” “Con chúng ta sẽ có nguy cơ thất học?” “Không! Con chúng ta không bao giờ thất học. Con chúng ta có thể không qua được trung học vì bố nó dám bỏ việc khiến nhà mình nghèo và gặp nhiều rắc rối nhưng nó chắc chắn sẽ là một người ‘có học’ vì bố nó đã dạy nó bài học quý giá nhất bằng lòng can đảm dám từ bỏ những việc làm phi nghĩa. Điều đó còn có ý nghĩa hơn mọi cái bằng ở bất cứ trường đại học danh tiếng nào trên thế giới.” (Tôi dám khẳng định điều này vì người viết cũng chưa từng học xong trung học nhưng được giáo dục bởi một bà mẹ dũng cảm.)

“Thế còn anh,” người vợ vẫn chưa hết lo lắng, “anh không sợ bị người ta hãm hại ư?” “Điều độc hại nhất anh đã tách được mình ra rồi, trái tim anh đã mãi mãi được bảo vệ bởi điều đúng đắn. Anh đã làm hết khả năng của mình, phần còn lại hãy phó thác cho lịch sử. Có gì anh phải sợ? Có mệnh hệ gì thì di chúc anh luôn để sẵn dưới gối nhé.”

Và thế đấy, từ cảm hứng của lòng can đảm đi theo lẽ phải, cứ thêm một chiến sĩ công an khước từ đàn áp nhân dân hẳn sẽ có thêm một đại biểu khước từ một điều luật ngu ngốc, và hẳn sẽ có thêm một nhân sĩ trí thức nêu được những kế sách xây dựng và phát triển nước nhà. Cứ như thế, những kẻ nghĩ rằng mình có khả năng thao túng người khác sẽ dần dà không còn con rối nào để điều khiển nữa vì con người đã trưởng thành để có thể tự tách mình ra khỏi những độc tố: tham lam, thù hận và ngu dốt. Đó là viễn cảnh và lộ trình hiện thực hóa luận điểm mà tôi đã trình bày ở bài viết trước: Triết học sẽ cứu rỗi dân tộc ta. Lí do bà mẹ tôi khuyến khích tôi bỏ học trung học ở Việt Nam là để tôi có may mắn dành trọn vẹn năm tháng niên thiếu để học hỏi, nghiên cứu và thực hành triết học Phật giáo.

Tôi muốn trình bày cho các bạn thêm về bản chất của nỗi sợ hãi. Nhìn sâu, ta sẽ thấy dường như mọi nỗi sợ đều liên quan đến nỗi sợ chết. Ngay bây giờ, tôi sẽ chứng minh rằng cái nhìn đó chưa đủ sâu, chúng ta không sợ chết… đến thế. Bằng chứng là ta vẫn thoải mái làm những việc có nguy cơ dẫn đến cái chết; ví dụ như hút thuốc lá dù bao thuốc nào cũng ghi rành rành là có nguy cơ dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn, ví dụ như chơi thể thao mạo hiểm hay khi loạn trí, ta sẵn sàng làm tổn thương mình bằng nhiều cách.

Bạn sẽ nói đó là cách sống của những kẻ điên rồ; còn bạn, bạn là người sáng suốt, bạn không bao giờ làm điều gì gây hại cho bản thân mình. Nếu bạn nghĩ bạn đủ sáng suốt thì tôi xin hỏi: Bạn có chắc bạn sống chỉ để sống mà thôi không? Bạn sống khỏe mạnh và làm mọi cách để tránh xa những nguy cơ chết nhưng bạn đã thỏa mãn chưa?

Bạn vẫn có một khoảng trống vắng lẩn khuất như một sự bất an sâu thẳm trong bản thể. Tôi muốn chỉ ra nỗi sợ hãi lớn lao mà những người có trí tuệ luôn nhìn nhận được: nỗi sợ hãi hư vô – nỗi sợ hãi sự vô nghĩa. Người kém hiểu biết sẽ sợ những tiện nghi sống bị xâm hại; người có hiểu biết sẽ biết họ đang chạy trốn nỗi sợ chết; người hiểu biết lớn sẽ hiểu rằng họ sợ đời sống của họ vô nghĩa. Người hiểu biết lớn sẽ không sợ chết mà sợ sống vô nghĩa lí, vô phương hướng; vì vậy họ không dành thời gian sống để trốn chạy cái chết, họ đi tìm ý nghĩa của mọi thứ, kể cả cái chết.

Đa số con người chọn việc duy trì nòi giống và trao truyền tri thức như việc có ý nghĩa nhất của đời sống; một phần thiểu số sẽ không muốn mất thời gian với huyết thống mà chọn việc thăng hoa tinh thần và trao truyền kinh nghiệm giác ngộ. Tôi thích cách thứ hai hơn. Tôi có kinh nghiệm về nỗi sợ hãi qua những giờ phút tuyệt vọng nhất, tôi muốn tự tử. Tôi bỗng nhận thấy chết sao mà khó quá. Tôi hỏi tôi sợ gì. Tôi thấy tôi không hoàn toàn sợ đau hay sợ chết. Tôi thậm chí còn thèm được chết cho một điều ý nghĩa. Hình như tôi đang làm điều đấy thì phải, những suy nghĩ và viết lách của tôi có thể đang gây nguy hiểm cho đời sống của tôi lắm chứ, nhưng tôi đâu có sợ. Thế mà trong phút tuyệt vọng, tôi lại sợ chết. Ngay phút đó, tôi ngộ ra, không phải tôi sợ chết mà là tôi không cho phép mình kết liễu đời mình trong vô vọng. Tôi có thể chết nhưng không được chết vô nghĩa, chính vì vậy, tôi phải sống tiếp để tiếp tục khám phá và thực hành những điều tôi suy nghiệm được ý nghĩa.

Dẫn đoạn vừa rồi có xa quá với tình hình chính trị – xã hội hiện tại không? Tôi nghĩ là xa và tôi muốn nó phải xa. Một cộng đồng mạnh phải có những cá nhân đi xa nhất được vào trong bản thể của họ. Trả lời được những câu hỏi bản thể sẽ trả lời được những câu hỏi thời sự. Tại sao những quan chức nước ta không có văn hóa từ chức mà lại thường trực một nỗi sợ hãi và phản xạ thần phục trước những thế lực áp bức? Như tôi chứng minh ở trên, vì không có hiểu biết sâu sắc dẫn đến không nhìn nhận được những nỗi sợ nào đang thao túng mình. Họ sợ tiện nghi sống của họ bị xâm phạm nên họ thỏa hiệp làm những việc phi nghĩa. Họ sợ chết và cố gắng bảo vệ đời sống của họ bằng những hành động đáng nguyền rủa. Vì sao họ không sợ nỗi sợ lớn nhất: Sợ đời sống vô nghĩa? Tôi không nói mọi người phải vượt qua nỗi sợ. Tôi muốn mọi người sợ nỗi sợ lớn nhất, lớn lao hơn cái chết để có thể bước qua nỗi sợ chết mà làm những điều lớn lao.

Bên cạnh đó, tôi vẫn muốn nhấn mạnh đề xuất rằng chúng ta phải tách mình ra khỏi dòng chảy ồ ạt của đám đông để có thể thắp sáng được sự tĩnh lặng của bản thể mình. Trước khi muốn làm cho bất cứ cái gì ổn, mình phải ổn trước. Khả năng bình ổn hẳn là một năng lực sinh ra từ sự hiểu biết. Chúng ta bình ổn thì chúng ta mới sáng suốt, sáng suốt thì mới không bị thao túng, không bị thao túng mới có thể dũng cảm đi theo lẽ phải. Nếu tinh thần này được thắp sáng, tôi tin là đêm dài của dân tộc sẽ nhanh chóng tiêu tan. Dù trong ánh sáng, chúng ta vẫn thấy những điêu tàn nhưng ít nhất chúng ta cũng đã thoát được một cuộc hôn mê.

Tác giả: Phapxa Chan

Featured image: igorovsyannykov

[THĐP Translation] Chúng ta có biết dừng lại để cảm nhận cái đẹp?

0

Một người đàn ông đứng kéo violin giữa trạm tàu điện ngầm tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ. Nó là một buổi sáng tháng giêng lạnh buốt. Anh ta chơi 6 bản nhạc của Bach trong khoảng 45 phút, không ai học nhạc mà không biết Bach. Trong suốt thời gian đó, vì là giờ cao điểm, ước tính có khoảng 1100 người đã đi ngang qua nơi anh chơi nhạc, đa số họ đều không chú ý gì đến anh chàng này.

Ba phút trôi qua, có một người đàn ông trung niên để ý thấy anh đang chơi nhạc. Ông dừng lại vài giây, và sau đó vội vã bước đi làm công việc của ông.

Một phút sau, người chơi vĩ cầm nhận được một đồng tiền tip đầu tiên từ một người phụ nữ. Cô ta quăng tiền vào giỏ và bước tiếp tục bước đi không dừng lại.

Một vài phút sau đó, có một người đứng lại, dựa vào tường và bắt đầu lắng nghe, nhưng không lâu sau đó anh ta nhìn đồng hồ và cũng bỏ đi. Chắc là đã trể giờ rồi.

Trong số 1100 người đó, người chú ý đến anh nhất là một cậu bé 3 tuổi. Chú bé đi cùng mẹ, thấy anh đang chơi nhạc, nó dừng lại và nhìn anh. Người mẹ thấy em nấn ná lâu quá bèn kéo mạnh cậu đi. Dù bị mẹ kéo đi, nhưng nó vẫn luôn ngoảnh đầu lại nhìn người nghệ sĩ vĩ cầm. Nhiều em bé khác cũng có phản ứng tương tự. Và tất cả bố mẹ các em, không có ngoại lệ, đều phải kéo chúng bỏ đi.

Trong vòng 45 phút nhạc được chơi, chỉ có 6 người dừng lại một chút để nghe. Khoảng 20 người cho anh ta tiền, và bỏ đi làm công chuyện của họ. Anh thu gom được 32 đô la tất cả. Sau khi những bản nhạc được chơi xong, im lặng đã thay vào đó, và không một ai chú ý. Không một ai vỗ tay, không một ai nhận ra.

Không một ai biết rằng, người nghệ sĩ violin đó là Joshua Bell, một trong những nhạc công tài năng nhất thế giới. Anh ta vừa mới chơi một trong những bản nhạc vĩ đại nhất từng được viết, với một chiếc violin đáng giá 3.5 triệu đô la.

Hai ngày trước khi anh chơi trong nhà ga này, Joshua Bell đã biểu diễn trong một chương trình bán sạch vé tại một rạp hát tại Boston, với giá vé trung bình một chỗ ngồi là $100 đô la.

Đây là một câu chuyện có thật, thí nghiệm người chơi nhạc vô danh này được sắp xếp bởi Washington Post là một phần trong loạt thí nghiệm văn hóa về cảm nhận, sở thích, và thứ tự ưu tiên của cộng động. Những câu hỏi được đặt ra là: Trong một môi trường thông thường vào một thời điểm không thích hợp: Chúng ta có cảm nhận được cái đẹp? Chúng ta có dừng lại để chiêm ngưỡng nó? Chúng ta có nhận ra được một tài năng trong một hoàn cảnh không ngờ?

Một trong những kết luận rút ra được từ cuộc thí nghiệm này cho thấy:

Nếu chúng ta không có được một khoảnh khắc để dừng lại và lắng nghe một trong những nhạc sĩ giỏi nhất thế giới chơi thứ nhạc tuyệt vời nhất từng được viết, còn bao nhiêu thứ khác nữa chúng ta đang bỏ qua?

By: Josh Nonnenmoc
Dịch: Nguyễn Hoàng Huy

 

Giáo dục có còn là chính nó?

1

Hiện nay chúng ta gặp nhan nhản những người thầy người cô luôn rao giảng về những câu nói hay, những câu ca dao, tục ngữ khuyên răn con người phải sống thế này thế kia mới là tốt. Trên giảng đường đầy trang nghiêm, học trò và thầy cô luôn lắng nghe, trao đổi với nhau về những quan điểm và lời khuyên của những người nổi tiếng hoặc thế hệ đi trước. Dưới ghế học sinh, chúng chăm chú nghe giảng và làm theo công thức một đoạn văn ca ngợi câu nói ấy như thể chúng thật sự tâm đắc nhưng thật ra cả cô và trò đều hiểu đó chỉ là một cách đối phó với thi cử, nhà trường và giáo dục.

Vậy giáo dục là gì mà tất cả những nhà giáo dục đã quên hoặc cố tình quên luôn nghĩa gốc của nó? Nếu phân tích từng từ sẽ thấy “giáo” chính là dạy dỗ, dạy bảo còn “dục” là nuôi dưỡng. Giáo dục là dạy dỗ gây nuôi đủ cả “trí dục, đức dục và thể dục” chứ không phải là xiềng xích trí tuệ, là những đạo đức giả tạo.

Càng ngày chúng lại càng giống như những bộ máy được đưa thông tin đã lắp ráp sẵn vào một con chip và chỉ cần nhồi vào đầu là hoàn thành công việc. Tất cả những điều ấy là do ai? Có phải do chính những thầy cô không dám buông bỏ xiềng xích, chạy ra khỏi vùng an toàn, chối bỏ những tờ giấy khen lừa dối, những thành tích giả tạo.

Họ luôn nói về ông cha ta ngày xưa đã dạy như thế nào. Họ rao giảng những điều hay lẽ phải nhưng ngay chính trong thâm tâm người nói và người nghe đều không nghĩ vậy. Họ miệt mài ghi chép, lắng nghe nhưng chẳng bao giờ hành động. Lấy ví dụ như ở trường vừa học trên bảng câu “Sống là để yêu thương”. Ta ca ngợi hết lòng câu nói vô cùng đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc. Nhưng rồi về đến nhà, ta chán ghét bố mẹ, cãi lời ông bà và ganh tỵ em nhỏ.

Chúng ta luôn muốn lan truyền những thông điệp đẹp đẽ hoa mỹ nhưng chẳng bao giờ muốn mạnh dạn hành động. Chúng ta tỏ ra hiểu biết vấn đề, biết chút chút kiến thức phổ thông rồi ngồi chém gió chứ không hề tự đi sâu vào kiến thức mà bới tung nó ra để tìm hiểu.

Tôi xin trích một đoạn của Friedrich Nietzsche:

“Tất cả xã hội tiến bộ, ở bất cứ thời nào, miệt mài đem lại kết quả gì? Những mẫu mực sáng ngời đó, những nỗi ưu tư đạo đức đó đã không còn nữa, sự thực là hiện nay chúng ta sống nhờ vào vốn liếng đạo đức do ông cha ta để lại và chúng ta chỉ biết phân tán nó chứ không làm tăng thêm mảy may nào, chúng là những điều ta không nói lên được ở hội sống hiện tại, hay chỉ nói bằng vụng về, bằng kinh nghiệm non nớt của một thứ chủ nghĩa duy vật chẳng gợi nên được gì hơn là chán ghét, là không ưa.”

Ôi tôi không thể ngờ rằng một triết học gia thế kỷ 19 đã có thể nhìn thấu những ngày tôi ở lớp học uể oải, ngáp ngắn dài với câu “Ông cha ta ngày xưa đã nói…” của cô giáo. Vậy mà, đã hai thế kỷ nay con người đã làm gì mà lười biếng đến nỗi không chịu thay đổi sự bành trướng của những điều dối trá ấy. Bởi những lời nói, những lời dạy bảo không chỉ là những câu từ hoa mỹ và cái gật đầu răm rắp của người nghe mà nó còn là sự trải nghiệm. Luôn luôn phải có sự trải nghiệm thì người ta mới nhận ra giá trị và tinh hoa của những câu nói để đời ấy.

Tại sao chúng ta không được dạy một cách công bằng, đúng với lứa tuổi và môi trường sống, những thứ gần gũi nhất. Ví như những đoạn văn cảm nhận về những thứ xung quanh. Tôi thật buồn cười khi nhìn vào đề tuyển sinh lớp 10 năm nay của các em. Thật khô khan và cứ đầy logic như toán học vậy. Trong khi cái cần là sự cảm nhận trong tâm hồn chứ không phải đánh đố một đứa trẻ. Lại còn những bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm lúc nào cũng phải đầy tính nhân văn. Ôi thật dối trá và đê hèn làm sao. Khi không để cho bộ não được phát triển như đúng cái cách mà trí thông minh có quyền nghĩ đến bất kỳ điều gì thì ở đây chỉ được nghĩ đến những điều tốt đẹp xảo trá.

Đó là những vấn đề về giáo dục, là nó luôn luôn được xào qua xào lại, những con người đứng lên phẫn nộ nhưng rồi cũng chẳng thể thay đổi sự dối trá ấy. Sự dối trá lan toả mỗi ngày đến hàng ngàn học sinh còn ngồi trên ghế học đường. Và chúng sẽ sống trong dối trá cho đến khi chúng nhận ra sự thật. Rồi chúng lại tiếp tục phỉ báng xã hội đã dối trá chúng cho đến tận lúc này. Đến tận lúc chúng gặp phải sự lừa dối vô cùng nghiêm trọng. Chúng sẽ cười khẩy và hét to lên rằng cuộc đời chẳng hề màu hồng như cách thầy cô đã dạy chúng phải thật thà, phải yêu thương như thế nào. Tại sao chúng nhận lại là dối trá và ích kỷ? Tại sao không ai dạy chúng cách phòng thủ và cân nhắc? Rồi xã hội sẽ chối bỏ rằng những thứ ấy hãy cứ để cho đời dạy.

Nếu đã là một người thầy cô đúng nghĩa, một người có công việc là giáo dục người khác thì họ đã gánh một trách nhiệm vô cùng lớn trên vai và họ phải biết họ đang uốn nắn tâm hồn của cả một sinh linh sống. Họ nắm giữ một chức vụ thiêng liêng ngang với người sinh thành nên họ cần có trách nhiệm với những điều mình làm và nói ra. Phải tìm hiểu sự công bằng, tính hai mặt sau mỗi câu nói mình truyền tải và đừng vô tội vạ gán ghép suy nghĩ của mình vào bất cứ ai.

Chúng ta không thể thay đổi cả một nền giáo dục nhưng chúng ta có thể giáo dục đúng nghĩa, đúng trách nhiệm với những học sinh của mình. Chúng ta có thể gạt bỏ những hư danh ảo vọng để đạt đến sự chính trực trong tâm hồn mình và giúp đỡ những tâm hồn lạc lối khác.

 

Tác giả: Bà Năm

Featured Image: Mojpe