Tôi vẫn khuyên những người bạn của mình mỗi khi họ kể tôi nghe về những tổn thương mà những người yêu thương gây ra cho họ rằng: “Cuộc sống này thực ra cũng công bằng lắm, bạn cho đi cái gì rồi cũng sẽ có lúc bạn nhận lại đúng những điều đó, chỉ khác là có thể những người cho lại bạn không hẳn là những người mà bạn đã cho.”
Trí óc con người ta thường lúng túng và lầm lẫn trước vấn đề tự do kinh tế. Trong suốt hai thế kỷ qua phương Tây đã là nơi thể hiện tính ưu việt của tự do kinh tế, nhưng như nhà thần học Michael Novak đã chỉ ra: “Trong lịch sử trí tuệ phương Tây, thóa mạ chủ nghĩa tư bản là một trong số ít đề tài được nhiều người thảo luận nhất”[1]. George Gilder, trong tác phẩm uyên thâm: Wealth and Poverty (Giàu và nghèo), đã buồn bã nhận xét rằng nhiều người có tư tưởng ủng hộ tự do kinh doanh không phải là vì họ đồng ý với những đặc điểm của nó (họ cho rằng đấy là sự suy đồi về mặt đạo đức), mà đơn giản là vì lý do công lợi: Nó tạo ra nhiều của cải hơn là chủ nghĩa tập thể có thể làm[2].
Phe đế quốc cái gì cũng kém cỏi và xấu xa. Kinh tế thì suy thoái, khủng hoảng liên miên. Đã vậy, nhà nước và giới chủ lại bóc lột người lao động cách tàn tệ. Cho nên, người dân ở các nước thuộc phe đế quốc sống không ra hồn người. Mà tệ nhất là vấn đề đạo đức. Con người không coi nhau ra gì, sẵn sàng đâm chém nhau. Lối sống thì đồi trụy, trác táng, nên bệnh dịch tràn lan. Chính khách tư bản là những kẻ lươn lẹo nhưng ngu dốt. “Ngu nhất trên đời là tổng thống Mỹ”, một nhà thơ được coi là thần đồng của Việt Nam viết vậy, và được người lớn, kể cả các bậc trí thức đáng nể, tán thưởng. Tóm lại là phe đế quốc, và nói chung là các nước theo chế độ đa đảng, xấu hết chỗ nói.
Thực chất thì chúng ta không hề có cái tên nào cả, chỉ là xã hội đã đánh số cho chúng ta, để phân biệt cho dễ quản lý mà thôi. Cái tên của bạn chẳng nói lên được điều gì ở bạn cả, cũng chẳng thể dùng nó để trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai?” Câu đầu tiên mà cuốn sách này gửi tới tôi là: “Bạn chính là khát vọng thôi thúc sâu kín bên trong bạn.” Đây cũng chính là thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi tới bạn, và nó sẽ chỉ cho bạn cách để bạn tìm thấy khát vọng đó.
Nếu bạn nhìn lại hầu hết những thời điểm hoặc những sự kiện then chốt trong đời, tôi cá rằng đa số những việc xảy ra với bạn đều không có trong chương trình, chúng thường xảy ra một cách bất ngờ. Cuộc sống là một điều bí ẩn, bạn không bao giờ biết cái gì sẽ diễn ra và bạn không thể bị cận thị mãi để bỏ qua những cơ hội và giải pháp mà bạn không nhìn ra trước đó.
Hành trình tìm kiếm đam mê của tôi không phải con đường trải hoa hồng. Mà đó là chuỗi ngày vật lộn với khó khăn. Có lúc, chuyện công việc làm tôi bật khóc. Có lúc, chuyện gia đình làm tôi muốn nghẹt thở. Nhưng tôi vẫn bảo mình phải đứng lên, để mạnh mẽ hơn, giỏi hơn ngày hôm qua. Công việc sẽ suôn sẻ nếu tôi đủ giỏi để đạt được mục tiêu. Gia đình sẽ ủng hộ nếu tôi đủ giỏi, đủ bản lĩnh và kiên nhẫn để chia sẻ chi tiết về công việc và định hướng tương lai. Cho dù hành trình của tôi vẫn chưa chạm đích – tôi vẫn chưa định hình rõ ràng đam mê của mình là gì, nhưng tôi tự tin, sau 4 năm chiến đấu không ngừng nghỉ, tôi đang đi đúng hướng.
Tôi nhớ nhà mình vào buổi tối bên mâm cơm, thời cách đây bốn năm có chiếu phim ‘Dù gió có thồi’ làm cả nhà tôi mê mẩn suốt một thời gian dài. Cơm nước xong xuôi, cha tôi hút thuốc, mẹ tôi pha trà, tôi leo tọt lên võng nằm đung đưa thoải mái. Chốc lát là tiếng réo gọi của tụi bạn ra đầu hẻm mua nước mía rồi qua bãi đất cạnh nhà ngồi kể chuyện ma. Cái khoảng thời gian ấy sao mà vui vậy, cái hẻm nhỏ xíu thế mà mỗi khi nhà đầu hẻm có chuyện là nhà cuối hẻm ra giúp một tay. Nhà ai có vợ chồng cãi lộn là cả xóm thức nguyên đêm hòa giải. Tôi nhớ xóm nhỏ những ngày cúp điện, cả chục căn nhà mở toang cửa rồi lấy ghế ra trước sân ngồi nói chuyện huyên thuyên. Con nít thì lấy đèn pin ra chơi trò tìm kho báu, người lớn ngồi cười rôm rả cả không gian…
Tôi gấp cuốn sách lại trong một chiều mùa đông, chết tiệt, tôi bị lây nhiễm cái nỗi buồn của nó. Và tôi cũng quả quyết trong mỗi chúng ta ai cũng có một kẻ lang thang như gã Holden, cũng có lúc không phải vì bi kịch vật chất nào dẫn đến túng đói đến mức phải kết thúc tất cả, nhưng muốn bỏ học, bỏ nhà, thậm chí bỏ cả bản thân, trôi dập dềnh như một làn không khí vô hình, muốn văng tục, muốn gào lên với thế giới đầy mặt nạ. Ai đó nói rằng khi bạn trút bỏ mặt nạ và để tâm hồn trần trụi giữa thế giới, bạn thật mạnh mẽ, nhưng đó cũng là lúc bạn dễ tổn thương nhất.
Đọc báo đọc sách nhiều tôi nhận thấy một luồng dư luận chung rằng, đa số chúng ta đều trách móc xã hội này. Nhưng chẳng mấy ai chịu hiểu chính chúng ta là những người tạo nên xã hội. Nếu nhà nước không biết nhìn người, trọng người và dùng người thì ta hãy học cách tự dùng mình. Không ai khác chính chúng ta phải tự ý thức để ghánh vác trách nhiệm cũng như vai trò của mình để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu chứ không phải ai đó, một vị cứu tinh nào đó. Chúng ta có thể tạm thời phải chấp nhận chảy máu chất xám vì nhát dao của thời đại, của thể chế nhưng chúng ta đừng để lãng phí chất xám ngay bên trong bản thân mình vì như thế không những ta có tội với đất nước mà còn có tội với chính bản thân ta.
Chỉ một ngày thôi, hãy nhìn sang một đất nước khác, một đất nước nghe tên đã thấy nhàm chán và xa xôi, một đất nước chỉ có chiến tranh và sa mạc nóng bỏng trải dài tít tắp. Một đất nước nhỏ bé và chẳng có mấy tin tức hay ho về nó trên báo đài nhưng phần lớn sự kiện quan trọng trên thế giới đều có liên quan đến những con người xuất thân từ đó. Đó là đất nước Israel, nơi con người đã chiến thắng thiên nhiên và theo tôi, chiến thắng cả thế giới về tính cần cù, bền bỉ, vượt khó, khả năng sáng tạo và không bao giờ dừng lại.