2. Học cho giỏi một nghề.
Có câu 1 nghề thì sống, đống nghề thì chết. Giỏi 1 nghề sẽ giúp bạn nuôi sống bản thân và gia đình. Thường thì, chỉ khi tạm đủ về vật chất, người ta mới nghĩ đến nhu cầu cao hơn đó là giải trí và tâm linh. Người hạnh phúc nhất không phải người giàu có nhất, cũng không phải người nghèo nhất. Mà đó chính là người có vừa đủ và vui với cái đủ của mình .Mong rằng ai cũng sẽ chọn được nghề mà vừa lợi mình, vừa lợi người. Chọn được nghề đó là tối ưu nhất. Có thể nghề mà bạn chọn thu nhập không cao, nhưng nếu nó có ích cho mọi người thì suốt đời bạn được thanh thản.
Ông Hoàng suy nghĩ chút rồi nói:
- Mình ta lát đầy vàng ròng, em hãy gỡ nó ra, từng miếng từng miếng một, em hãy mang đến tặng cho tất cả những người nghèo trong kinh thành; Dân chúng nghèo khổ bao giờ cũng nghĩ rằng vàng có thể khiến cho họ thay đổi cuộc sống.
Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng để viết nên bản nhạc này ông đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm súc từ sợ hãi, tuyệt vọng, đấu tranh, chiến thắng, và cuối cùng là niềm tin yêu cuộc sống tốt đẹp. Bạn hãy thử bật bản nhạc đó lên và cảm nhận xem nhé! Một thiên tài âm nhạc, được người người hâm mộ ấy đã từng phải chịu một tai ương lớn trong đời, ông bị bác sỹ kết luận rằng BỊ ĐIẾC. Nếu là bạn, bạn sẽ sợ hãi chứ, chắc chắn như vậy, và nỗi sợ hãi đó cũng bao trùm lên ông ấy, nỗi sợ hãi đó làm ông nghẹn đi, ông không tin vào điều đó. Đây thực sự là một điều quá tồi tệ đối với bất kỳ ai, đặc biệt là với một nhà soạn nhạc.
Chúng ta bị vấn đề ăn uống chi phối đến nỗi từ cách mạng, chiến tranh và hoà bình, tình yêu nước cho đến ô nhiễm môi trường, tội ác xã hội, đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân… đều chịu ảnh hưởng sâu xa vì nó. Nguyên nhân cuộc cách mạng Pháp là do đâu? Có phải tại Rousseau, Voltaire, Diderot không? Không đâu, chỉ tại vấn đề ăn uống. Rồi sao có cách mạng tháng Tám tại Việt Nam ta, cũng chỉ tại vấn đề ăn uống mà ra cả, thế nên trong ba thứ giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm thì cái bọn giặc đói là nguy hiểm và cấp bách hơn cả.
Cuộc chơi với chữ là một cuộc chơi đòi hỏi nhiều trí tuệ và rèn luyện. Có đôi khi, trí tuệ có thể nhìn thấy, nhận định và đánh giá được một sự việc; nhưng nếu không quen viết, người ta không dễ dàng thể hiện được hết diễn biến, bản chất của sự việc ấy bằng chữ. Cũng giống như một người nhiều kiến thức nhưng không quen nói trước đám đông sẽ khó lòng có thể giảng dạy tốt ngay trong một lớp học đông người.
Ích kỷ! Khi người ta ích kỷ? Khi người ta trở về chính mình! Khi cả thế giới gồm các cá nhân trở về chính mình! Khi các cá nhân không bị gò ép, không xung đột, họ được thõa mãn! Cả thế giới được thỏa mãn! Cả thế giới không gò ép, không xung đột! Cả thế giới không ức chế nhau! Khi cả thế giới không ức chế nhau, khi cả gia đình không ức chế nhau, khi vợ chồng không ức chế nhau, khi bạn bè không ức chế nhau!
Tôi có thể là bất cứ ai, hoặc chẳng là ai cả trên thế giới này. Đôi khi tôi chỉ là giấc mơ của một ai đó khác, giấc mơ không biết về người mơ. Chỉ có người mơ biết về giấc mơ và quên nó ngay sau khi tỉnh thức. Nhưng từ góc độ vĩnh cửu, tôi là Một. Là vũ trụ của chính mình, là vị thần của cả một lịch sử huy hoàng kéo dài hàng trăm triệu năm.
2. Tôi thích lội ngược dòng và ủng hộ những người thích lội ngược dòng!
Tại sao Việt Nam lại có rất ít thành quả của sự sáng tao? Hãy nhìn vào những thứ ngay xung quanh bạn, bao nhiêu trong đó là sản phẩm nhập khẩu hay mua công nghệ của nước ngoài? Bao nhiêu trong đó là chế lại sản phẩm hay công nghệ của nước ngoài? Bao nhiêu trong đó là sản phẩm mới do người Việt Nam tạo nên?
Câu chuyện về cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh thật ly kỳ, một chuyện lạ giữa đời thường mà tôi cứ ngỡ là trang tiểu thuyết nào của Daniel Defoe. Vào một năm khói lửa chiến tranh đầu thập niên 70, ngôi nhà ông Thanh bị bom Mĩ tàn phá, mẹ và 2 đứa con đầu mãi mãi ra đi. Trước mất mát quá lớn đó, người cha ôm đứa con trai mới 1 tuổi bỏ vào rừng sâu trốn biệt, sống tách hẳn với xã hội trong tâm trạng hoảng sợ và buồn thảm. Trong môi trường khắc nghiệt đó, người cha phải tự làm mọi thứ để sinh tồn và nuôi con con nhỏ: tự chế tạo công cụ; làm nhà trên cây; trồng bắp, mè, lúa, thuốc lá…; hái rau dại, săn bắt; chống chọi với cái lạnh, thú dữ, trùng độc; chống chọi với sự cô đơn thiếu thốn…
Chỉ vì ở nhà không có ai chơi, và cha mẹ thì đi làm tối mặt không có thời gian chơi với con, nên đến tuổi là ta tống chúng đi học...!! Cấp 3 cấp 2 đi học, thậm chí cấp 1 cũng học tối mặt...! Chúng ta giáo dục con cái trở thành người bình thường hay trở thành những thiên tài khi luôn ép chúng ăn học, ngủ học...! Xin thưa, Einstein ngày xưa chẳng cần phải đi học thêm mà ông cũng trở thành một trong những nhà bác học lớn nhất mọi thời đại...! Rõ ràng, chúng ta đang rất sai lầm, khi đẩy con mình đi học thêm ngay từ khi chúng còn học cấp I.