Những người có những biểu hiện của bệnh tự kỷ chính là những sinh mệnh “tiền nhân”. Họ là những người đi trước trong quá trình chuyển đổi thành một cấp độ nhận thức mới của bộ não con người. Họ chính là những bậc “tiền bối” tiên phong đi trước của xã hội mới của chúng ta. Họ là những người “tiền bối” của tự do cá nhân. Và họ là cả một món quà và một cơ hội để tất cả những ai trải nghiệm chúng. Sự tuân theo hay nghe lời là mặt đối lập của sự tự do cá nhân và hãy cùng đối mặt với nó. Lý do mà chúng ta đấu tranh với họ là bởi vì chúng ta cảm thấy họ không phù hợp. Họ không phù hợp với kỳ vọng của chúng ta với họ, với cách mà họ nên suy nghĩ, cư xử, hành động như thế nào là “Ổn” với chúng ta. Nhưng họ đến đây không phải là để nghe lời, hay trở thành thứ mà chúng ta mong muốn. Họ đến đây để dạy cho chúng ta biết chúng ta là và cách trở thành những cá nhân tự do. Và họ sẽ là những người tiên phong mở đầu dẫn đường cho chúng ta.
Chuyện kể về ba người bạn thân thiết, thân từ thửơ còn nhỏ, đến khi cùng xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới với hừng hực thanh xuân, khao khát cống hiến. Rồi hai chàng trai cùng đem lòng yêu cô gái duy nhất của bộ ba. Sự chọn lựa của cô gái là rất khó, bởi…vô vàn. Rồi cũng có một tình yêu thật đẹp, và một tình bạn vượt qua ngưỡng của tình yêu, trong sáng đến lạ kì. Sẽ không có cây rù rì, không có hoa giải thoát nếu như…
6. Điểm trừ
Mình không muốn nhắc đến điểm trừ trong phim, vì thứ nhất là có quá nhiều người đã quở trách rồi, và thứ hai là mình nghĩ phim cần một tiếng nói công bằng để những người chưa đi xem có cái nhìn đa chiều hơn về một vấn đề. Hôm trước có 1 bạn trên FB mình thắc mắc vì sao 2 phim ra rạp liền kề, nhưng Đường Đua với bản dựng ra rạp bị hụt nội dung lại được truyền thông tung hô hết mực, trong khi Lửa Phật theo mình đánh giá là tốt hơn trên mọi phương diện, lại bị chính các bạn truyền thông ấy chà đạp banh xác. Phải chăng gout thưởng thức mấy bạn viết báo có vấn đề, hay do êkip Lửa Phật không biết điều với mấy bạn, hay vì lí do nào khác nữa?
Mấy năm nay, các nhân viên gõ chữ ở các trang mạng (hay tự nhận mình là nhà báo) thường sử dụng cụm từ "cư dân mạng", "cộng đồng mạng"... để câu khách cho một sự kiện nào đó mà họ phát hiện ra. Một đặc điểm của các bài viết có nội dung "cư dân mạng xôn xao về cô diễn viên X hớ hênh lộ ti", "cộng đồng mạng hí hửng vì anh diễn viên Y lòi quần chip"... này là không ai biết tới sự kiện cho tới khi bài viết trên mạng xuất hiện.
Tôi thích hôn nhân của người nước ngoài, tôi thích cách họ hôn nhau trước khi ra khỏi nhà, cách họ ôm nhau khi chúc nhau ngủ ngon, cách họ sử dụng những lời chúc, những lời hỏi han và những nụ cười. Đó là cách mà họ nuôi dưỡng tình yêu qua từng ngày từng tháng. Và đó cũng là cách mà người Việt ta thường ngại khi dùng chúng. Người Việt chỉ chúc nhau vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi hay khi có một ngày lễ nào đó. Người Việt ta đến giờ lại lăn ra ngủ, đến giờ lại lao đi làm mà quên mất những cử chỉ yêu thương dành cho gia đình. Họ ra đường cùng nhau, họ thường nắm tay nhau khi người Việt ta lại thân ai nấy đi. Cái nắm tay không chỉ làm cho người trong cuộc thấy ấm áp mà còn khiến cho những người nhìn vào như tôi cũng cảm thấy một chút hạnh phúc lây. Tôi không so sánh nước mình với nước bạn bởi có thể đó là văn hóa nhưng cái tôi đang nhấn mạnh, là sự gần gũi của đôi bàn tay khiến cho trái tim cũng xóa dần khoảng cách. Hay thật! Hơi ấm từ đôi bàn tay nhỏ.
Và nếu bạn đã yêu, xin đừng dùng chữ TẠI. Yêu bằng trái tim mình có, bằng tình cảm hiện hữu trong lòng ngực, bằng cảm xúc chân thật không toan tính để nếu có chia tay, bạn sẽ tự hào đặt tay lên ngực trái mình và thầm nghĩ "Đã hết lòng thì sẽ không nuối tiếc, tình đi rồi cảm xúc ở trong tim. người chia tay người mất đi tất cả, tôi chia tay tôi có 1 khoảng tim để mang theo suốt đời."
Phóng sinh là một việc hoàn toàn tốt. Nhưng nó phải xuất phát từ sự ngẫu nhiên, còn người ta dàn dựng ra cảnh để làm việc tốt thì nó lại trở thành một hủ tệ. Tôi quan niệm như thế. Nếu không có người mua, tất nhiên sẽ không có kẻ bán.
Thử nghiệm xem: ''Khi lời nói không đúng sự thật thì còn ai dám tin, một khi mọi người không tin thì kẻ ấy có mặt trong xã hội cũng bằng thừa '' Nhơn vô tín bất lập, đó là lời dạy của Khổng Tử . Một người nói dối , mười người nói dối cho đến cả xã hội nói dối thì cái mặt đó có con biểu cảm chân thực nữa hay chỉ là một kĩ xão đã quá thành thục cho con dao 2 lười này?
Mẹ không nghĩ là lớp Một sẽ quá ghê gớm, vì mẹ không bắt con phải viết chữ đẹp như vở mẫu. Mẹ cũng không bắt con phải là học sinh giỏi nhất lớp,nhất khối, hay nhất trường. Mẹ không kỳ vọng con sẽ làm lớp trưởng, tổ trưởng hay liên đội trưởng như mẹ ngày xưa. Con biết không, áp lực trở thành người số một, người dẫn đầu, đã lấy đi hết tuổi thơ của mẹ
Và nên nhớ, như để có những trái chín thật ngon ngọt bổ dưỡng, mình không thể gieo bằng hạt giống không phải là thứ tốt nhất, trồng trên đất bị ô nhiễm, chăm bón bằng phân bón trộn lẫn độc dược… tương tự, để xây dựng từ một xã hội như hiện nay trở thành một xã hội tốt đẹp, lương thiện, tử tế, công bằng, trí tuệ, thì không thể nào bắt đầu bằng cách hợp tác với sự bất lương, hợp tác với sự bất công, hợp tác với sự u mê và lạc hậu được.
Vậy nhé.