Rượu là để thưởng thức cuộc đời
Không thể hoàn toàn phủ nhận cái câu nói vui của nhiều người rằng "uống mà không say thì phí rượu". Cái say nó rất vô cùng, uống mà quá chén rồi mất kiểm soát, ảnh hưởng sức khỏe thì chẳng quí hóa gì, nhưng mà uống vào thì nhất định phải hơi ... phê, chứ nếu không việc uống rượu cũng mất ý nghĩa. Khi rượu tác động lên hệ thống thần kinh ở giai đoạn đầu nó cho người ta nhìn thấy nhiều màu sắc mới của thế giới xug quanh, nhìn mỗi sự việc ở nhiều khía cạnh hơn và kích thích óc sáng tạo. Những sự kích thích này thực ra lại không mấy khi có cơ hội xuất hiện khi ngồi uống theo kiểu "đông vui" mà thường thì phát huy hiệu quả khi chỉ 2, 3 người với nhau, hay thậm chí là độc ẩm. Thế nên nhiều lúc tôi cũng thích ngồi uống một mình mà ngẫm nghĩ về những chặng đường đã qua, ngẫm nghĩ về thế giới.
Chợt nhớ hai câu thơ của Nguyễn Khuyến:
Cô rất yêu sài Gòn, một phần vì cô thích những nơi náo nhiệt, nhưng phần quan trọng hơn là Sài Gòn tạo cho cô động lực để cố gắng. Nhưng, chưa bao giờ cô thấy chán ghét Sài Gòn như bây giờ. Với cô, Sài Gòn lúc này là những đêm dài cô độc đến phát ngán, những trưa tuyệt vọng gằn trên khuôn mặt vốn dĩ hay cười, và những ngày nhịn đói vì hết tiền.
Có những ngày u buồn giăng kín lối, ta tựa vào đời rồi tự mình thở than. Than thở chán rồi mọi thứ lại cân bằng, gác lại sau lưng muôn vạn nỗi lo, ta sẽ lại bước tiếp như chưa có việc gì.
Có những ngày thất vọng đến cùng cực, ta ngồi xuống cùng khóc với đời ta, ta khóc than cho vơi cạn nước mắt, ta kêu gào cho thoát hết thương đau rồi ta sẽ lại hòa vào đời ta chứa chan nhiều khát vọng.
Ta ơi ta đừng vì chút nhọc lòng mà buông phũ cuộc đời.
Đời của ta ta hãy sống vì ta
Thế gian kia lắm lời là thế, nhưng nhờ họ ta mới thấy ta yêu đời ta đến nhường nào.
Triết học không nằm trong tháp ngà, không ở trong Viện hàn lâm, không nằm trên giấy tờ bằng cấp. Tranh cãi về chuyện hoa hồng trên thiên đường có gai hay không có gai là tranh cãi của những ảo tưởng của ảo tưởng. Triết gia trong những Viện hàn lâm không phải là triết gia thực thụ, họ chỉ là những con mọt sách, gặm nhấm hết lý thuyết này đến lý thuyết khác để cân đo đong đếm. Năng lực hiểu biết được cấp chứng chỉ không phải là năng lực hiểu biết thực sự, bởi những thứ đã được cấp chứng chỉ nghĩa là những thứ được nhai lại.
Triết học đích thực phải nằm ở đường phố. Triết gia thực sự phải sống trong đường phố. Hiểu biết thực sự phải là hiểu biết về đường phố. Chỉ có ở đường phố mới nảy sinh những vấn đề cần tư duy. Chỉ có ở đường phố mới nảy sinh những mâu thuẫn cần giải quyết. Và cũng chỉ có ở đường phố mới cần đến những dự phóng cho tương lai. Cách ly khỏi đường phố là cách ly cuộc sống, cách ly cuộc sống thì mọi hiểu biết đều chỉ là những hiểu biết chết.
Những nhà tâm lý học thời kỳ đầu, theo Foer, tin rằng trạng thái “OK biết rồi” là chặn trên của khả năng nội tại của một người. Nói cách khác, họ cho rằng điều tốt nhất bạn có thể làm chính là điều tốt nhất bạn đã làm.
Như là ẩn dụ về những bông cúc cánh bướm bướng bỉnh sống qua cơn bão tràn, sự sống trong "Khu vườn mùa hạ" không hề dễ dàng, mà là cả một sự hồi sinh. Nếu như ở Trang viên Cây Dương, một bà lão gần đất xa trời dùng "chiêu" để vực dậy tinh thần cô bé con u uẩn, thì ngược lại, khu vườn cúc cánh bướm mà ba cậu bé Yamashita, Wakabe, Kiyama trồng đã làm sống dậy một căn nhà, một nấm mồ tự dựng để ngăn cách với thế giới chung quanh.
Chúng ta thử đặt mình vào vị trí người thân, bạn bè của liệt sĩ, khi khắc khoải và mỏi mòn, tìm mọi cách để có thể đưa hài cốt liệt sĩ về nhang khói, đoàn tụ lại gặp phải những con buôn vô nhân tính, ngã giá trên cả máu xương của liệt sĩ. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào khi phải đặt vào bao nhiêu tình cảm, tốn bao nhiêu công sức, thậm chí tiền bạc để đi tìm hài cốt người thân, để rồi nhận được một vài mảnh sành, xương động vật, mùn đất mang về thờ cúng. Chua xót và đau đớn bao nhiêu khi lá quốc kỳ bất đắc dĩ trở thành mảnh vải che đậy và ôm ấp sự giả dối.
Đồng tính là một hiện tượng tự nhiên và hoàn toàn bình thường. Đây là một xu hướng tương đối cố định của một bộ phận dân số, có tính liên tục xuyên suốt lịch sử và văn hóa. Vậy nên hoàn toàn không hề có bất kỳ một phương pháp nào có thể “chữa trị” đồng tính.
Đó là hôm mình dậy muộn nhất từ trước giờ, và cũng là buổi sáng yêu thích nhất của mình từ trước giờ. Cái kỷ niệm ấm áp đó vẫn lấp lánh trong ký ức của mình, có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được. Bởi đó là một trong những lần hiếm hoi mình cảm thấy được cái hạnh phúc của một gia đình quây quần, đủ ba đủ má. Bão, đôi khi mang con người lại gần nhau hơn.
Chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, chúng ta còn mắc rất nhiều sai lầm nữa trên con đường trước mắt để đạt tới sự bình đẳng thực sự, sự bình đẳng không khiên cưỡng và không bên nào phải chịu ấm ức. Nhưng có một điều mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ: Hãy tự hào vì bạn là phụ nữ!