Gần đây rộ lên thông tin, xét điểm đỗ vào đại học Y khoa Hà Nội mà đến 27.5đ cũng không đỗ (đồng nghĩa với được 9 điểm mỗi môn). Đến vào Harvard cũng chẳng khó dường ý.
Điều này nói lên sự bất cập trong giáo dục ở ta, khi chỉ chăm chú đào tạo đầu vào mà bỏ quên chất lượng đầu ra. Tạo nên một tâm lý chung cho học sinh, rằng cấp I, cấp II, cấp III thì học cố để đỗ vào đại học thì chơi.! Đó là một tâm lý hết sức hài hước, bởi đúng ra, chúng ta phải làm ngược lại, cấp I, cấp II, cấp III thì “chơi” và lên đại học mới cần thực sự học, thực sự nghiên cứu.! (lưu ý, từ chơi mà tác giả ghi trong nháy nháy không có nghĩa là bỏ không học, mà là học nhàn như chơi, vừa học vừa chơi…!!)
Thực tiễn giáo dục ở ta không chỉ bóp nghẹt tư duy độc lập của trẻ, mà còn phá tan tuổi thơ của chúng, bằng những lớp học thêm và chương trình học nặng như đá tảng, đã thế lại còn mang màu sắc XHCN, rõ ràng….việc học phổ thông và những cấp dưới hơn ở Việt Nam không mấy hay ho, nếu không muốn nói là khủng khiếp.!
Vs những chương trình học rất nặng, để chạy đua vào các trường đại học top đầu, đứa trẻ như những con gà, ở mọi vấn đề trừ việc học.! Chúng chỉ biết học, vì mọi thời gian đều dành cho việc học, mà chúng không biết đến kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống sót trong một vài trường hợp nguy hiểm, hay những điều rất thú vị về xã hội, chính trị, khoa học, âm nhạc…..những điều nằm ngoài sách giáo khoa, đương nhiên rồi.
Chúng dường như không còn thời gian để bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Nhiều người đã lớn lên mà quên mất, mình có một năng khiếu nghệ thuật.!
Chúng ta bị một nền giáo dục áp đặt tư duy ở độ tuổi dưới 18. Bốn năm sau đó, khi đến 22t…..chúng ta trượt dài trong những cuộc chơi vô bổ mà quên trang bị kiến thức cần thiết để bước vào cuộc đời, và không biết, mình thực sự cần gì cho mãi đến tận những năm 30t hay khi đã lập gia đình….! Chúng ta có một công việc vs thu nhập ổn định, nhưng thui chột tư duy độc lập, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, đến khi chúng ta có con, và nó lại tiếp nối chúng ta chịu đựng một nền giáo dục tra tấn khủng khiếp về thần kinh.
Đây là một kết cục không mấy hay, khi loài người đã bước sang thế kỉ 21.
Vương Thị Hân Hoan
Chào chị bài viết của chị rất đúng và hay cho em xin Facebook tiện theo dõi
Chả hiểu sao từ hồi bé cho đến hết cấp 3 không hề thấy khủng khiếp! Chắc vì bố mẹ dọa: “Lo mà học đi con ạ! Mày mà trượt đại học thì chỉ có ra đường quét rác!” Lên đại học bắt đầu chơi bù! Đại học ở Việt Nam thế nào thì miễn kể ở đây nha! 😀
Tôi ủng hộ quan điểm của bạn về nền giáo dục Việt nam. Nhớ lại hồi nhỏ phải đi học mà đến bây giờ tôi vẫn sợ, khi đến lớp tôi không có một chút hứng thú nào khi phải nghe những lời giảng khô khan ,cô giáo đọc học sinh đọc theo, học sinh về nhà phải học thuộc lòng những môn như :sử ,văn, địa…Tôi thì tôi không thể nào nhớ nổi nếu tôi không hiểu gì về nó cho dù có cố gắng học thuộc đên mấy,với tôi chúng quả là ác mộng.Học sinh Việt nam trong 12 năm học không thu được nhiều từ trường học,cách học thụ đọng ghi chép không phát huy được khả năng tư duy sâu của học sinh.Kiến thức không được thực hành thì học trước quên sau,sau một thời gian thì học lại như mới.
– Bài này khá lâu rồi nhỉ? “Nếu tôi có con, tôi sẽ không cho nó đến trường học. Hoặc giả, nếu có đi chăng nữa, tôi sẽ tự giúp nó vượt qua cái trường học đầy rẫy đáng sợ và bất bình này..”
Nhiều bạn còn chả biết bấm chữ ”trả lời” khi phản hồi ý kiến mà cứ đòi bàn đại cục =))
~baka~
Cô này chỉ đơn giản dừng lại ở chỗ lượm lặc một vài chi tiết rời rạc của giáo dục VN đâu đó trên sách báo rồi kể ra đây kèm theo chút nhận định chủ quan. Trẻ con thì luôn có tư duy rời rạc vì chúng chỉ biết kể lại những điều mắt thấy tai nghe chứ chưa biết nói lên cái bản chất mối liên hệ giữa chúng. Cô bé này nên trao dồi hơn nữa về mặt tư duy.
“Trẻ con thì luôn có tư duy rời rạc…chỉ biết kể lại…chưa biết nói lên cái bản chất…”, chắc không đó? Mấy tuổi thì được bạn gọi là “trẻ con”? Hơn nữa, tác giả bài viết nói về tư duy độc lập, kĩ năng sống kia mà.
chả biết ai là trè con trong TH này :v
~baka~
Trước khi bàn đại cục thì làm ơn học thành thạo căn bản cái đã. Ngay chính cậu đọc bài viết của tôi còn hiểu lệch ý của tôi là gì (thậm chí nghĩ rằng tôi chẳng biết chữ vs = versus nữa kìa).
Căn bản éo có mà đòi hiểu vấn đề cao siêu. Rõ xàm.
An Nguyen ở ta có phải ở Mỹ đâu, so làm giề nhể…!!
Mà ai nói 60t đã về hưu. Có người đến chết còn chưa về hưu kìa..
Người hiểu biết thì bàn đại cục, còn kẻ tiểu nhân thì bơi móc tiểu tiết…!!
Chữ "vs" thật ra là VERSUS.! Muốn hiểu versus là gì, làm ơn đọc link: http://dictionary.cambridge.org/dictionary/british/versus?q=+VERSUS
Đến thông tin còn ko thể tự tổng hợp và đánh giá, thì mong sao củ sọ động đậy đến những vấn đề cao hơn được nhể…!!
À tôi thấy trong bài viết trên tác giả dùng chữ "vs". Ờ… trước khi nhận xét về một vấn đề nào đó liên quan đến giáo dục, vui lòng học cho kỹ nghĩa của từng từ ngữ đã nhé.
Nói thì hay lắm, nhưng chính bản thân mình lại ếch tìm hiểu ngoài sách giáo khoa, đơn cử là chữ "vs" được tác giả dùng với nghĩa chữ "với" trong tiếng Việt. Phải nói… thanh niên Việt Nam có một cái nhược điểm là thấy người ta dùng mình cũng dùng theo mà éo hiểu nghĩa của nó là gì thành ra là dùng bậy.
Làm ơn, chữ "vs" nó có nghĩa khác hoàn toàn với chữ "với" trong tiếng Việt.
Còn về bài viết kia… tôi chẳng quan tâm lắm. Bản thân tôi cũng từng đi học, và cấp I, II, III tôi chơi nhiều hơn học. Áp đặt, tư tưởng… mấy cái đó với tôi chả là cái đinh gì hết. Quan trọng là bản lãnh và tinh thần của mỗi người. Cha ông ta ngày xưa còn bị cái chính sách "ngu dân" mà vẫn vươn lên được thì mấy cái rào cản như hiện tại là cái đinh gì khi internet phát triển, thông tin nhiều chiều.
Nói như bác thì bây giờ trình độ dân trí thế này là đủ, khỏi cần cải biên ???
Tôi cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Hiện giờ đã là thời đại số, có thể học bất kể thứ gì bạn muốn (chỉ sợ không biết mình muốn gì), với kho tàng khổng lồ đó e là chẳng có thời gian để tìm tòi hết thôi. Muốn phát triển bản thân đã không còn quá khó. Ngồi chờ nền giáo dục cải cách thay đổi thì bạn đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội học hỏi rồi, tiếc là phần lớn mọi người thích phàn nàn thay vì chủ động thay đổi.
Hì, tôi góp ý một tí, nội dung bài viết chỉ không đúng với bản thân bạn, nó cũng không đúng với tôi. Nhưng tác giả nói cho chung cả một xã hội, và tôi chắc là những người như tôi và bạn chỉ là một tỉ lệ ít thôi.
Tôi từng chứng kiến sự áp lực khủng khiếp về thành tích học tập mà gia đình tạo ra cho học sinh, với hầu hết những người mà tôi từng học chung nhé. Và tôi nghĩ trong một gia đình như thế, việc “chơi nhiều hơn học” dường như là không thể nhé. Với chương trình học nặng, suy nghĩ áp đặt và kì vọng của phụ huynh thì những học sinh luôn bị đè nén, “bản lĩnh và tinh thần” nó xa vời lắm, nó không đủ để một đứa nhóc cãi lại, chống lại những gì ba mẹ nó cho là đúng.
Tôi nghĩ cmt của bạn nếu xét về hoàn cảnh của bạn, thì nội dung bài viết không đúng, nhưng hướng nhìn để hiểu bài viết, để nhận xét là hoàn cảnh chung của toàn xã hội ấy,
vang bạn là thiên tài . bạn là con ông thánh . bạn là ông thánh con . bạn pro . chính sách ngu dân mà bạn nói đc mang từ bên Pháp và Mỹ . Họ đào tạo ra những kỹ sư, làm ra những công trình mà bh Vn vẫn chật vật để xây đó
Tôi đồng ý với ý kiến của chị về việc "những ông 70-80t còn bám chặt lấy cái ghế Quốc hội", thế nhưng tôi lại không đồng ý với vế sau: "Luật quy định 60t thì về hưu". Lý do rất đơn giản, bởi vì những người tài giỏi thật sự họ cũng sẽ bị hạn chế bởi bộ luật này. Rất nhiều người đạt giải Nobel vào những độ tuổi từ 60-80t. Hoặc lấy ví dụ về Tòa Án Tối Cao của nước Mỹ, trong lịch sử có rất nhiều thẩm phán trên 80t. Lý do họ vẫn giữ chức bởi vì họ giỏi. Thế nên tôi nghĩ nên cái việc bám chặt vào cái ghế Quốc Hội nên được xử lý bằng cách tái bầu cử theo nhiệm kỳ hơn là Luật quy định về hưu ở độ tuổi xác định.
Khi không đủ trường để học thì việc tổ chức các kì thi là điều fai có, mình nói riêng bậc ĐH ở Mỹ và VN là ko thể so sánh khi ĐH tư thục chiếm một tỉ lệ lớn ở quốc gia này thì chỉ cần tốt nghiệp trung học + money là có thể vào học(Harvard cũng là 1 ĐH tư thực) hoàn toàn trái ngược với VN.
Ambitious Man lại tiếp tục cái tư tưởng "ối giời, lãnh đạo ứ làm thì việc gì mình phải làm" hay, "ối giời, chắc gì lãnh đạo đã nghe, thôi khỏi trình bày"
Nhận xet mang tính tổng quát bạn nhé. Bạn đang cố tình không hiểu nội dung của tác giả đề cập đến thì phải ;))
Vô đại học Y mà chơi kìa! học chưa mà biết người ta chơi? số lượng lấy có như vậy thì phải lấy từ trên xuống thôi. Nhận xét tầm bậy ko à!
cho hỏi bao nhiêu ng trong số sv trg y thực sự đam mê làm bsy, có lương y sau khi ra trg? hay trong đầu chỉ có suy nghĩ đây là 1 nghề kiếm ra nhiều tiền,… :))
cả 1 vde của nền gd nhé
Thế cho hỏi những nước tư bản, người ta chọn nghề bác sĩ có phải vì tất cả yêu nghề đó không?
cứ sống thoải mái cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn đấy
Cũng ko còn ca đâu các cậu, nhìn vào tương lai tý đi, cái gì cũng có đỉnh cao rùi lại thoát trào mà, ko có gì là hoàn mỹ cả………. cứ sống thoải mái, cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn đấy!
sẽ có giải pháp cho những vấn đề của bạn, của chúng ta
vấn đề là lãnh đạo ko biết đến nó 🙂 cách rất hay nhưng tôi rất tiếc
giải pháp có rất nhiều. Quan trọng là lãnh đạo có muốn thay đổi không thôi
Khi nào những ông 70 – 80t còn bám chặt lấy cái ghế Quốc hội, ko chịu về hưu như Luật quy định ( 60t ) thì cái vòng tư duy cổ hủ này sẽ còn tiếp diễn dài dài!
Vấn đề là ở chỗ Giải Pháp? khi bài viết chỉ ra những tồn tại mà không đi kèm giải pháp thì sẽ được hiểu theo nghĩa "BỚI MÓC" Cả bạn tôi và mọi người đều biết được điều đó. Những bất cập được chỉ trích, được đưa lên mặt báo hằng ngày đã quá đủ rồi…. Cho nên bạn tôi và chúng ta thay đổi được gì thì thay đổi, không được thì thay đổi bản thân trước đã sau đó đi thay đổi thế giới….
Thân.
Lên ĐH vẫn còn "chương trình học nặng như đá tảng, đã thế lại còn mang màu sắc XHCN" mà, chỉ là chuyện chạy điểm, đi thầy ở môn phụ được phổ biến hơn thôi.
Nền giáo dục của chúng ta cho chúng ta kiến thức và không dạy cho chúng ta cách có được những kiến thức ngoài SGK .
Mình thích câu được in đậm trong bài viết của bạn.
Mặc dù bài viết và phần bình luận của bạn có những điều mình không đồng ý lắm nhưng đó cũng là một quan điểm. Ví dụ nếu bạn là người được phép cải cách giáo dục nước nhà, bạn có thể nêu một vài cách làm không? Ví dụ: dạy những môn học gì? số tiết học? giáo viên dạy như thế nào? các cấp học phân nhau ra sao?…
Vì thực ra ở đâu cũng thế, nói thì dễ hơn làm mà. Bắt tay vào làm mới thấy nhiều thứ rắc rối.
Một đề nghị vui thôi.
Các bạn bị ảo tưởng về chủ nghĩa CS của Mác, cái đó đâu tồn tại. Vậy rõ ràng, VN ko theo chủ nghĩa CS, sự thật là chưa từng. Tớ gợi ý cho những ai quan tâm, là tượng Lênine chưa bị đập bỏ, mà dân tộc này có truyền thống fá tượng, đã có tiền đề.
Tại sao gọi là tư bản giãy chết, vì nó fát triển cực thịnh rồi nhưng ko biết chuyển tiếp sang giai đoạn nào, tất nhiên ko thể chuyển sang XHCS, vì nó ko tồn tại.
Bạn nào trên kia nói VN nhảy qua CNTB là sai nhen, VN đang ở thời kỳ đầu của CNTB….tất nhiên còn hoang sơ. Đó là vì ở ta có nền kinh tế thị trường, mở hàng ra lãi thì bán ko thì đóng…! Ngửi thấy mùi tư bản chưa các bạn…!!
Lyn,
Bạn hiểu sai thông điệp tớ muốn truyền tải.
Tớ chỉ muốn nhấn mạnh, vì nền giáo dục mang màu sắc XHCN, nó làm đầu óc các bạn mất đi tư duy độc lập, bị động trong tiếp nhận thông tin. Rồi các bạn lại truyền lại cho con mình thì cũng thế thôi. Các bạn reo rắc vào đầu chúng những định kiến kinh tởm về quá khứ, những định kiến dai dẳng…! Các bạn ko làm chủ tư duy của mình (mà bị định hướng) thì làm sao gọi là tồn tại, giống thây ma hơn..
Tớ nói số đông, chứ ko fải là tất cả. Nhìn một vấn đề ko ai nhìn vào thiểu số bao giờ.
Thích đoạn lập luận của bác Lynsraider về cái giáo dục theo lối tư duy học giả. Tớ nghĩ mỗi một xã hội, ở môi một thời gian cụ thể đều có cái trình độ cụ thể, tất nhiên là có người này người khác nhưng cái nhận thức của mặt bằng chung có thể tạm xếp ở một cái level nào đó và nhiệm vụ của giáo dục là phải tự định hướng bản chất của nó cho phù hợp với cái level đó. Nếu coi giáo dục là một loại hình dịch vụ thì có vẻ như giáo dục ở VN chưa xác định đúng khách hàng của mình. Theo con đường XHCN nên nền giáo dục bị ép theo hướng đào tạo ra một con người hoàn chỉnh, toàn vẹn về tất cả mọi mặt nhưng mà tớ nghĩ là người ta quên rằng sự phát triển của XH không thể nhảy level như vậy được. Chúng ta chưa qua một quá trình TBCN mà nhảy thằng lên CNXH trong khi nhận thức vẫn còn tụt lại rất xa và cơ sở vật chất không đảm bảo dẫn đến tất cả chỉ như một mớ lý thuyết màu xám không hữu dụng và thực tế. Nói một cách khác thì chúng ta dạy và học những thứ chẳng bao giờ dùng được và điều đó có ý nghĩa gì ngoài việc lãng phí thời gian và khả năng của con người ? Còn nếu nói rằng nhà trường không yêu cầu bạn học giỏi và giáo dục là một dịch vụ nhằm thoả mãn sự thiếu hụt về kiến thức thì chúng ta có thể chỉ dạy kiến thức cực kỳ căn bản và đưa hết toàn bộ các môn học vào chương trình tự chọn, không đánh giá và tính điểm thử xem có bao người thực sự đam mê kiến thức và xem họ thích kiến thức gì ? Còn nếu muốn đem giáo dục ra kinh doanh cũng hay, hãy xem tất cả các môn học như một công ty nằm dưới sự quản lý của tổng công ty mẹ. Công ty nào bán sản phẩm đến được nhiều khách hàng hơn thì sẽ được lương cao hơn còn những công ty nào quá ít khách hàng mà không chịu khó đổi mới thì sẽ phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công. Vừa phù hợp nhu cầu xã hội, vừa đảm bảo tính phát triển tiến bộ :v
Còn việc vào đại học là con đường tốt nhất thì cũng có cái lý của nó. Giờ ra đường coi có công ty nào tuyển lao động phổ thông lương cao không ? Thậm chí khi số người có bằng đại học ngày càng tăng thì cũng đồng nghĩa với việc lương của mỗi người sẽ giảm xuống một xíu và người ta càng phải chứng minh cái giá trị của bản thân bằng một số bằng cấp khác. Nhưng tại sao lại như vậy ? Tớ nghĩ rằng là do mức sống quá đắt đỏ. Nếu XH có đủ việc làm và mỗi việc làm đều cung cấp đủ mức sống cho mỗi người thì sẽ không dẫn đến tình trạng như vậy. Ví dụ như bạn có thể làm thợ xây dựng nhưng vẫn có nhà hoặc căn hộ và mỗi tối không phải ăn mì bằng xô thì chắc người ta cũng không cắm đầu cày kéo bằng cấp làm gì/ Nhưng vấn đề này quá rộng so với giáo dục nói chung :v
Còn lương giáo viên ? Quá thấp so với thời gian họ phải bán sức lao động của mình dẫn đến tình trạng dạy thêm, đì…các loại cũng là một phần lý do. Một phần khác do phụ huynh muốn con mình giỏi hơn con người ta hay chỉ mong nó không ở lại lớp… thế là có cung có cầu. thuận bán vừa mua. Làm sao để họ có thể dạy trên lớp mà không phải lo về tài chính cuối tháng của mình ?
Nói chung cũng chỉ là chém gió :v Khi có con rồi vẫn phải cho nó đi học, tìm trường, tìm cô các loại. Có làm gì khác được đâu _.___”
Cảm ơn các thành viên đã nhiệt tình góp ý,
Phương pháp luận của tớ rất đơn giản, một là Đảng luôn đúng và trình độ của họ luôn ở trên các bạn nhiều boong, hai là Đảng giả dụ có sai, thì các bạn cũng không thay đổi được gì. Nên đừng có góp ý biện pháp thay đổi làm chi, nhất lại là những kiến thức ở trời Tây, vì không thể áp dụng được.
Tớ chỉ mong muốn, giáo dục ở ta dạy con trẻ, làm điều gì sai thì biết đó là sai và sửa lại cho đúng. Giống như dân Mỹ, bầu cử tổng thống sai, thì vài năm có quyền bầu lại, còn ở Việt Nam từ năm 1930 đến giờ, biết sai mà không thể sửa.
Nhiều bạn kêu như bị ắt tiết khi tớ lên án nền giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục định hướng mang màu sắc XHCN bắt nguồn từ cái đề cương văn hóa của đồng chí Trường Chinh. Tớ chỉ nói, người ta cho bạn ăn thức ăn bị đầu độc, lỗi đâu phải ở bạn, lỗi là ở người làm ra nó. Vs cả, các bạn đâu có quyền chọn lại
Bạn nhìn nhận về giáo dục Việt Nam như thế này là sai, rất sai. Bạn phải biết nhé, sự thực giáo dục cũng giống như một loại hình kinh doanh dịch vụ thôi bạn thân mến ạ. có cung, là có cầu. và nhiệm vụ của nhà cung cấp là đáp ứng theo đa số nguyện vọng của khách hàng. Khi bạn đổ lỗi cho giáo dục ở đây, bạn đã rất phiến diện và thiếu kiến thúc khi dùng cụm từ giáo dục chỉ để nói về giáo dục trong nhà trường.
Giáo dục là một quá trình toàn diện, ok? và nó như thế này, như hiện nay là do ảnh hưởng chung của toàn xã hội thưa bạn. Có lẽ bạn sẽ không đánh giá cao những gì tôi viết, thậm chí sẽ cười vào chúng. Nhưng, tôi thì ngay tại đây, tôi công nhận sự đúng đắn trong lý lẽ của bạn, bởi chính bản thân tôi cũng là một người theo dõi nền giáo dục Việt Nam rất nhiệt tình, như một thú chơi vậy, giống cây kiểng, cá kiểng vậy. Và cũng vì vậy, tôi nhìn thấy sự rác rưởi nằm ở vài phương diện ABC nào đó, có lẽ khác với bạn.
Khi nhìn vào giáo dục, tôi luôn tự bắt mình phải đặt bản thân vào nhiều góc độ – của bạn, của các nhà giáo dục, của một gia đình có hoàn cảnh cụ thể… Chứ không chỉ nhìn vào diễn biến của nó. Những gì đem lại kết quả thấy được chỉ là bề nổi. Tôi lý giải khác, xin bạn đừng cười. Ví dụ?
– Vì sao lại có chuyện đổ xô đi thi đại học? Vì tâm lý: “Đại Học là con đường tốt nhất” Mà tâm lý này là do ai? Từ đâu ra? Có lẽ tôi không cần phải diễn giải cụ thể, rất nhàm.
– Giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục áp đặt? Sai! Tôi chắc chắn là bạn chưa bao giờ trải nghiệm qua môi trường giáo dục tây phương một cách đầy đủ và toàn diện, ít nhất, bạn nên nghiên cứu hoàn toàn về những gì một đứa trẻ có thể nhận được từ lúc vào tiểu học tới trước khi nó bước vào học viện Massachusetts, thay vì nhìn những gì đứa trẻ đó thể hiện ra ngoài. Bạn sẽ thấy sự áp đặt nó trực tiếp vô cùng, thay vì một cách trừu tượng như ở nước ta. Nếu có thời gian, xin bạn nên tìm hiểu, và nếu đã tìm hiểu thì nên nhìn nhận thấu đáo tận cùng về bản chất.
– Chương trình học khủng bố… các loại. Xin lỗi cả thế giới, xin lỗi xã hội. Nhà trường, bộ giáo dục không yêu cầu ai đó học giỏi. Chính bản thân một người, người thân trực tiếp của người đó mới muốn trở nên giỏi, và nhiệm vụ của nền giáo dục là tìm cách thảo mãn nó bằng cách này hay cách khác. Vì nói cho cùng, về bản chất, Giáo Dục là một ngành dịch vụ.
Tôi có một anh bạn có câu nói cửa miệng rất chất: “Gặp tai nạn đổ tại bộ giao thông, học dốt đổ tại bộ giáo dục.” Tôi đồng ý, giáo dục nhà trường quyết định phần lớn thành quả học vấn của một ai đó và ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của họ. Và sai lầm của giáo dục Việt tới giờ là rất rõ trong con mắt của tôi:
TRONG GIÁO DỤC VIỆT NAM TÍNH TỚI THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI, LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC THEO LỐI TƯ DUY HỌC GIẢ. Điều này là không phù hợp, bởi vì mọi người đều là MASTER thì ai sẽ là APPRENTICE? Hơi khó diễn đạt bằng tiếng Việt nhỉ? nhưng tôi sẽ cố: Nếu mọi người đều là học giả thì ai sẽ là người phụ việc? Giáo dục phương Tây họ đào tạo theo nhu cầu xã hội. có học giả, tất phải có học đồ. Có nhà khoa học, tất phải có người làm những công việc phụ giúp, làm những công việc mà một nhà khoa học không thể. Nói thẳng, bản chất giáo dục phương Tây họ không đào tạo ra một người có hiểu biết toàn diện, hay phát triển hoàn toàn phù hợp với khả năng của họ (như thế thì đâu ra chuyện thất nghiệp?) mà đào tạo ra những nguồn lực bổ sung vào những vị trí thích hợp, nơi mà lao động xã hội được phân công rạch ròi. Giáo Dục Việt Nam cũng có thể thế, nhưng vì ai đã muốn một người ngồi vào vị trí này hay vào vị trí khác thay vì đi thẳng vào lấp chỗ trống mà vốn dĩ anh/cô ta có khả năng đạt được? Là ai? và cứ như thế mọi thứ phát triển thành một loại quán tính về tư tưởng.
…vv và vv…
Ai sẽ thải loại những tư tưởng đó? Bạn? Vậy thì tại sao không nhìn nó ngay từ trong phương diện gia đình trước tiên, hay rộng lớn hơn về mặt tâm lý xã hội? Thay vì nhắc về nó như một sai lầm trực tiếp từ phía học đường? Tất nhiên tôi không trách bạn vì bạn có lý lẽ của mình, nhưng khi bạn đăng một bài viết và tôi có cơ hội được đọc nó, nghĩa là bạn đang phát tán thông tin cho mọi người, hãy giúp họ được hiểu một cách đầy đủ và chuẩn xác đúng như tiêu đề bài viết chứ không phải sự phê phán phiến diện như hiện tại. Bạn cũng có thể nói tôi không đồng ý với cách làm của bạn thì đừng đọc bài viết này. Nhưng, như thế bạn còn công khai nó cho tôi đọc làm gì?
Dù sao, rất cảm ơn bạn vì đã viết một bài dài đấy.
Tôi thấy bạn phản bác bạn Vương thị hân Hoan rất hay, đọc sơ thì rất chặc chẽ nhưng ai mà coi kỹ bài comment này đều thấy nó kỳ lạ, nó “sao sao ấy”. Nó thiếu thực tiễn và không thuyết phục được tôi
Tôi nghĩ giáo dục VN là loại giáo dục dành cho nông thôn XHCN… nền giáo dục Việt Nam bị mọi người chỉ trích mới thời gian gần đây thôi. Bạn sẽ thấy nền kinh tế nước ta càng đi lên thì những mặt về quản lý xã hội trong đó có giáo dục bị trỉ chích càng mạnh mẽ. Bởi vì nền giáo dục này không phục vụ cho xã hội kinh tế hiện nay. Nó chỉ phù hợp với thời kỳ bao cấp thôi.
Nền giáo dục này không có tội, chúng ta đừng chỉ trích nền giáo dục này. Có phải là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết về thời học trò rất đẹp không, cha mẹ bạn có từng kể về những ngày tháng đi học cấp 3, rồi tuổi hoa niên .v.v… Nền giáo dục VN hiện nay đã từng có một thời huy hoàng, nó cho ra đời những con người với phẩm chất đạo đức và tài năng ví dụ như thầy Lê Bá Khánh Trình chẳng hạn
Nhưng bây giờ không còn XHCN nữa, dân chúng đang kêu gào cải cách. Giáo dục không kịp thay đổi thành ra nó trở thành gánh nặng xã hội. Nếu như còn XHCN thì người ta chạy điểm thì mình thấy thương cho học sinh nghèo không có điều kiện đi học. Bây giờ chạy điểm là vì thánh tích. Nếu còn XHCN thì người ta học thêm, dạy thêm là vì thương học trò, vì ham học. Bây giờ, học thêm dạy thêm là một tệ nạn làm thui chột tinh thần con em. Bạn thấy có khác không.
Nó sai vì nó không còn hợp thời nữa… Bạn có bao nhiêu lý lẽ để bảo vệ nên giáo dục này thì tôi vẫn bảo bạn sai như thường
À, thực ra tôi không có ý định bảo vệ nền giáo dục. Và tôi rất chán ghét cái kiểu dạy dỗ thường thấy tại VN hiện nay. Tôi chỉ nói là chúng ta không thể đổ hết mọi thứ vào một chỗ thôi. Vì rất rõ ràng, “nền giáo dục” không phải chỉ nằm trong phạm vi học đường. Khi dồn hết cả mọi sự tệ hại trong thành quả con người vào đó, nó không phải quơ đũa cả nắm, mà là thiếu sót cần bổ sung. Vì một người không phải chỉ được giáo dục từ sách vở nhà trường. Thậm chí, nhà trường dạy người ta quá ít ỏi so với gia đình và xã hội.
Trong trường hợp của người viết bài, nếu phù hợp với nôi dung thì phải dùng cụm từ: GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG mới đúng.
Và tôi cũng phải công nhận rằng nền giáo dục học đường hiện tại là không hợp thời. Dù rằng, tôi nghĩ là mình nên nói rằng việc dạy thêm học thêm… chui gì đó là có nguyên thủy xuất phát từ cung cầu. nếu nói giáo viên họ tệ thì cũng nên nghĩ tới cái gì đã làm họ trở nên tệ. Đơn cử thế.
Còn về các loại bệnh thành tích. Đây không phải là XHCN :)) Đây là hậu quả của tư tưởng bao cấp kéo dài mà ra, mà tư tưởng này thì chỉ khi chờ mấy vị lãnh đạo sinh trước năm 86 đi taxi về với ông bà hết thì còn có cơ. Còn mọi điều về XHCN, thường thì tôi chỉ nói về cụm từ này khi đề cập tới các thể loại chính trị, tư tưởng gì đó.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn 🙂
Muốn chỉ trích thì trước hết nên tìm ra một giải pháp đã.
Nếu bạn không thể làm được những gì người khác đã làm thì đừng nên nói gì cả.
Chúng ta nên đi tìm một con đường để thay đổi nó rồi hãy đạp đổ nó.
Chúng ta cần cách mạng chứ không phải những lời chỉ trích suông.
Bạn làm thế nào đc cách mạng mà hô hào cách mạng, bởi ít ra…muốn làm thì fải có lực lượng.
Tớ sợ cách mạng lắm rồi, vì cách mạng chỉ đem lại cuộc sống xấu hơn trước mà thôi, ngay cả cách mạng Pháp.
Chỉ trích là quyền của tớ, miễn sao tớ không vu khống. Còn tớ đâu cần bạn quan tâm, nói chỉ cần 20% hiểu là được, ngay cả tổng thống mỹ đọc diễn văn cũng không đến 50% công dân hiểu. Tớ viết, để nhiều người có chiến lược cho con cái mình…! Cơ thể thường xuyên phải động não, tỷ như các bạn tập võ hàng ngày, đến khi gặp chuyện thì sẵn sàng chạy cho nhanh.
Đọc lại comment trên của tớ, tớ đã đưa giải pháp, “giáo dục ở ta chỉ cần dạy con trẻ….etc..”
Nói thế chắc gì bạn đã hiểu,
bạn nghĩ là làm bộ trưởng bộ giáo dụng dễ thế sao mà đòi đạp đổ nó
và đừng bao h nghĩ ra việc người khác phải đi suy nghĩ giải pháp để giải quyết cái hậu quả mà do mình gây ra
Thay vì dạy trẻ em âm nhạc và nghệ thuật thì người ta dạy cho nó một mớ lý thuyết khoa học
Thay vì để trẻ em được tự viết văn thì người ta dạy cho nó phải viết như thế nào
Cuối cùng người ta sẽ thu được một thế hệ đậm chất khoa học tự nhiên và tâm hồn sáo rỗng
Có lẽ bạn zackii hiểu nhưng fát biểu ko đúng, tớ xin nói lại.
Giáo dục ở ta, ko nhằm fát triển và đào tạo một con người vs đầy đủ quyền làm người, mà chỉ đào tạo ra một con người mới XHCN…!! Nên ko có tính nhân văn của loài người…
à mình thắc mắc rằng: bạn có phải “một con người mới XHCN” không?
Tớ rất may mắn là chỉ mới 1 nửa….
Làm gì mà đậm chất khoa học khi không thể ứng dụng lý thuyết vào thực hành. XHVN chỉ giỏi đào tạo những cỗ máy biết nói thôi.
@ TTH
Giáo dục VN không đậm chất khoa học.!
Và đạo được những cỗ máy biết nói thì đã tốt, đây chỉ đào tạo được những con vẹt thôi…
Giáo dục ở ta cần thay đổi thế nào?
Giáo dục ở ta chỉ cần dạy con trẻ làm điều gì sai, biết đó là sai và sửa lại cho đúng
Các bạn chỉ đọc mà không nghĩ, tớ chê.
Tớ đâu có đổ lỗi cho nền giáo dục, là lỗi của chế độ khi thực hiện cái đề cương văn hóa của đồng chí Trường Chinh, khiến giáo dục thảm hại như ngày hôm nay các bạn ai cũng biết.
Bạn nào nói lỗi do chính chúng ta là vậy? Một đứa trẻ vào lớp 1 thì chúng có lỗi gì? Bố mẹ chúng chỉ muốn chúng học tốt, có lỗi gì? Vẫn như trên, lỗi là do cơ chế…
Chúng ta có thay đổi được gì không? Quyền quyết định đâu ở trong tay các bạn, các bạn chỉ nên biết, để ứng phó vs nó…!
nền giáo dục VN dường như chỉ dạy cho có chứ ko phải là dạy những thứ chúng ta cần biết đc trong cuộc sống, dạy lý thuyết, ko dạy thực hành thì cũng như ko!
Mình nghĩ không nên đổ lỗi cho nền giáo dục hay chính những thứ khác. Vấn đề vẫn nằm ở trong chính chúng ta.
Vậy vấn đề là gì và làm sao thay đổi?
bạn không biết trẻ con như tờ giấy trắng àh. Ngay từ mẫu giáo nhà trẻ cấp 1 đã bị theo cái nền giáo dục này mà lại còn “vấn đề trong mỗi chúng ta cái gì”. Tờ giấy trắng thì có vấn đề gì
Trong chính chúng ta nếu chúng ta là một trong số họ (những con người tạo ra nền giáo dục khủng khiếp này) . Cứ nhìn những hình ảnh thức ngày thức đêm học thi nhồi nhét của cả học sinh giỏi lẫn học sinh yếu, để cố vượt qua cái gọi là kỳ thi , tôi thấy quá áp lực, thử hỏi sau ngày thi đó đọng lại bao nhiêu kiến thức trong đầu hay chỉ như cái máy chép chữ in một lần rồi thôi. Tư duy để tạo ra cá tính bản thân cũng gần như không đc phép xuất hiện trong cách giáo dục độc tài, bao nhiêu thế hệ nữa phải vác balo 5 kg đi học, tự thương hại cho Nền giáo dục nước nhà, đừng nói đến XHCN, cứ nhìn sang Bắc Triều Tiên , liệu chúng ta khác họ bao nhiêu.
Vô tình đọc được chỗ này, nhưng mình thấy ngay cả Hàn Quốc và Nhật họ cũng phải cày ải rất gian khổ để có thể vào được đại học và kết quả của những nỗ lực này rất xứng đáng. Còn riêng VN mình nghĩ không nên dồn ép bậc tiểu học và cấp 2, hãy để cho tư duy các em tự do phát triển, và hãy cho các em chạy đua trong cấp 3 đó mới là hợp lý nhất.