Nếu sáng thức dậy phải đối mặt với việc mất đi người thân yêu trong gia đình thì sẽ làm gì để vượt qua nỗi đau đó? Chúng ta sẽ làm gì nếu không có niềm tin vào tôn giáo, vào một kiếp sau sẽ gặp lại? Một phần câu trả lời đó nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ mà tác giả William B. Irvine tổng hợp được từ các nhà triết học Khắc kỷ nói riêng và triết học nói chung.
• • •
Vậy thế nào là điều tồi tệ nhất trong mắt các nhà Khắc kỷ?
“Khi bạn chúc ngủ ngon và hôn con mình vào buổi tối, hãy nhớ rằng đứa trẻ có thể chết vào sáng hôm sau” — Epictetus nói.
“Đừng cầu nguyện cho bố mẹ, vợ con tránh khỏi điều tồi tệ nhất. Hãy cầu nguyện rằng bạn sẽ có đủ sức mạnh để chịu đựng được nếu việc đó xảy ra.” — Marcus Aurelius
Nội dung
Câu trả lời nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ
Còn chúng ta thì sao? Nếu sáng thức dậy phải đối mặt với việc mất đi người thân yêu trong gia đình thì sẽ làm gì để vượt qua nỗi đau đó? Chúng ta sẽ làm gì nếu không có niềm tin vào tôn giáo, vào một kiếp sau sẽ gặp lại? Một phần câu trả lời đó nằm trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ mà tác giả William B. Irvine tổng hợp được từ các nhà triết học Khắc kỷ nói riêng và triết học nói chung.
Vậy triết học Khắc kỷ là gì? Ai đã sáng lập ra và có ích lợi gì trong cuộc sống của chúng ta khi thực hành những gì mà triết học khắc kỷ yêu cầu?
1. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Khắc kỷ – Stoic được rút gọi từ việc Zeno, người sáng lập phái khắc kỷ chuyên thuyết giảng cho học trò ở Stoa Poikile, có nghĩa là dưới mái hiên, cửa sổ. Mình hay nói vui khắc kỷ là “suy nghĩ bên cửa sổ” khi có ai đó hỏi chủ nghĩa khắc kỷ là gì.
Zeno sáng lập phái khắc kỷ dựa trên ít nhất 3 tư trưởng triết học khác vào năm 300 TCN, lúc đó ông hơn 30 tuổi. Triết học của Zeno bao gồm đạo đức, vật lý và logic. Sau này các nhà Khắc Kỷ La Mã đã thay đổi thành bắt đầu từ logic, vật lý và đạo đức.
Nói đơn giản, triết học khắc kỷ giống như một cánh đồng màu mỡ với Logic là hàng rào bao quanh, Đạo đức là cây trồng và Vật lý là đất. Và Đạo đức là trung tâm trong trong triết học Khắc kỷ: Nếu muốn có một cái cây xanh tốt, bạn sẽ phải lưu ý đến đất và hàng rào xung quanh!
Để thực hành triết học khắc kỷ, mỗi người hãy sống theo Tự nhiên. Tự nhiên ở đây là hãy sống một cuộc đời hạnh phúc, tốt đẹp, và phát triển bản thân thông qua suy luận. Suy luận cũng chính là món quà của thần Zeus, các nhà Khắc kỷ cho rằng chỉ con người mới được ban tặng. Vì thế họ suy luận, con người giống thần thánh hơn mọi tạo vật trong Tự nhiên.
Tuy Zeno và triết học khắc kỷ đến từ Hi Lạp, nhưng cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ lại đặt các nhà khắc kỷ La Mã là trung tâm. Lý do thứ nhất là bốn cái tên gồm Seneca, Musonius Rufus, Epictetus và Marcus Aurelius – Hoàng đế La Mã, đều là những nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng trong thời đại của mình hơn hẳn các nhà khắc kỷ Hi Lạp.
Lý do thứ hai là mỗi con người này đều có phong cách sống và làm việc điển hình cho triết học khắc kỷ chứ không chỉ là những triết gia chỉ biết suy luận.
2. Cốt lõi của triết học khắc kỷ: Tập trung vào cái bạn có thể kiểm soát
Bạn hãy tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát, và hiểu những gì mình không thể kiểm soát. Dù đây chỉ là một phần quan trọng trong triết học khắc kỷ, nhưng nó là điều thực tiễn nhất mình muốn chia sẻ. Những lý do khác các bạn hãy tìm đọc trong sách để nắm rõ hơn.
Tác giả William B. Irvine đã phân điều này thành tam phân quyền quyển soát.
- Những gì bạn có thể kiểm soát hoàn toàn: đặt ra các mục tiêu hoàn thiện bản thân và làm nó tốt nhất trong khả năng có thể của bạn
- Những gì bạn không thể kiểm soát: trời nắng mưa thất thường, kẹt xe không về kịp bữa tối,…
- Những thứ bạn kiểm soát một phần: bạn có thể thắng trong thi đấu thể thao nếu làm tốt hơn đối thủ.
Ví dụ cụ thể :
Để thắng trong một môn thể thao đối kháng như quần vợt trong thời điểm trời quá nóng hoặc có mưa nhỏ. Thời tiết là điều bạn không thể kiểm soát. Nhưng bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu là điều bạn hoàn toàn kiểm soát. Và dù bạn chuẩn bị và chơi tốt đến đâu thì cũng chỉ kiểm soát phần nào khả năng thắng của mình.
Điều rút ra được ở đây là bạn chỉ có thể chơi tốt nhất có thể trong khả năng của mình – cũng là điều bạn kiểm soát tốt nhất mà không cần quan tâm đến thời tiết hay mình có thắng hoặc thua hay không. Chiếu theo luật nhân quả, việc bạn chơi hết sức mình, đồng thời giữ được sự bình thản khi thi đấu sẽ gia tăng khả năng chiến thắng.
Kết luận là khi bạn đạt được những mục tiêu bên trong – những gì bạn kiểm soát được sẽ ảnh hưởng đến yếu tố bên ngoài – những gì không thể kiểm soát và kiểm soát một phần.
3. Hãy luôn tưởng tượng đến những điều tồi tệ nhất
Memento mori – Hãy nhớ ngươi sẽ chết.
Theo truyền thống La Mã, mỗi khi hoàng đế hay các tướng lĩnh thắng trận, họ sẽ được mừng lễ khải hoàn ở Roma. Phía sau họ có nô lệ hai tay cầm vòng nguyện tuế giơ trên đầu và liên tục nhắc nhở họ rằng mọi thứ vinh quang đến đâu, rồi sẽ là tro bụi.
Steve Jobs nói rằng để sống có ý nghĩa nhất có thể thì hãy coi mỗi ngày đều là những giờ phút cuối cùng của mình!
2000 năm trước, triết gia Khắc Kỷ Seneca cũng đã viết thư cho bạn mình với nội dung như vậy: Sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn. Thậm chí cả ngay trong hiện tại cũng là giây phút cuối cùng.
Marcus Aurelius thì viết: Đừng sống như kiểu trước mắt bạn còn vô số năm để sống. Cái chết luôn phủ bóng lên bạn. Trong khi còn sống và còn có thể – hãy sống cho tốt.
Seneca và Marcus Aurelius trên thực tế đều giàu có, vinh quang tột đỉnh nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ suy nghĩ về những tiêu cực, những gì tệ hại nhất có thể xảy ra, dù đó là cái chết.
Điều này sẽ làm cho không ít người nhìn nhận triết học Khắc kỷ rất bi quan và tiêu cực về cuộc sống. Thực tế là khi bạn mỗi ngày nhìn nhận về những gì xảy ra theo cách tệ hại nhất với mình, thì bạn sẽ quý trọng những cái đã có và từng giây phút tồn tại của mình.
Bạn sẽ không to tiếng với người yêu, cha mẹ khi biết một ngày nào đó họ sẽ rời xa mình. Bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn với con cái, nếu chẳng may đứa trẻ sẽ chết về dịch bệnh vào ngày hôm sau. Bạn sẽ làm hết sức những gì mình muốn nếu biết rằng mình sẽ chết bất cứ lúc nào do tai nạn, bệnh tật…
Và trên hết việc tưởng tượng về những điều xấu nhất có thể xảy ra, sẽ kéo bạn sống và làm mọi thứ tốt nhất cho mình, chứ không bị lôi kéo vào trào lưu, truyền thông và xã hội tạo ra. Như thế bạn sẽ nhận thức được giá trị nào có lợi với mình và không bỏ phí dù chỉ một giây phút. Việc bạn tập trung vào bản thân thì bạn sẽ tiến bộ là điều chắc chắn. Và việc bạn nghĩ về nỗi đau có thể xảy ra bạn sẽ nhanh vượt qua khi nó đến.
4. Bất cứ ai cũng có thể thực hành lối sống khắc kỷ
Người có tôn giáo hay ngoại đạo, sinh viên hay công chức, nhân viên văn phòng đều có thể học hỏi triết lý và thực hành triết học khắc kỷ vì tính ứng dụng cao của nó. Trong cuộc sống, tình yêu và công việc đều tồn tại những vấn đề có thể, không thể và cả nỗi đau. Triết lý khắc kỷ có thể phần nào giúp bạn đi qua được khó khăn cuộc sống khi bạn thực hành.
Hiểu rõ việc bạn làm, không quan tâm đến yếu tố bên ngoài và tránh xa những yếu tố tiêu cực và hạn chế nó bằng cách chấp nhận và bước qua nó bằng suy luận của chính mình. Bạn sẽ hạnh phúc và tiến bộ khi nhận biết được mọi thứ mình có thể và không thể, thông qua suy nghĩ và hành động để làm cuộc sống của mình trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Tác giả: Đức Nhân
Edit: THĐP