27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Những nhân vật phản diện

Tôi nghe được ở đâu đó câu nói đầy tâm đắc:

“Tôi thích đọc về những nhân vật phản diện (tất nhiên phản diện ở 1 mức độ nào đó), vì họ trơ trẽn nhưng cá tính; ít tự trọng nhưng thẳng thắn, bộc trực; đáng trách nhưng dám là chính mình. Dám yêu dám hận. Và còn bởi vì, phản diện thì không được yêu thương….”

Và có đôi khi, tôi vẫn tự nói với bản thân mình, với một vài cô bạn thân thiết: Chúng ta không thể nghiêm túc 24/7 được. Như vậy thì quả là nhàm chán.

Sở dĩ tại sao lại có những nghệ sĩ, những sản phẩm âm nhạc, một đế chế. Tại sao lại có công trình Vạn Lý Trường Thành. Ở đây tôi không đánh đồng những con người tạo nên những công trình to lớn là nhân vật phản diện. Mà họ tạo nên những thứ khác thường, bởi họ dám cởi cái mặt nạ giả tạo, sống đúng với trái tim của mình, với những lý tưởng sắt đá, họ không muốn đeo cái mặt nạ dối trá. Họ sống đúng với chính bản ngã của mình.

Ngày lại ngày, ra ngoài đường, vào văn phòng, con người ta đều đắp cho mình một cái mặt nạ dày, để che đi những cảm xúc cá nhân, kìm nén những bộc phát, giấu đi những suy nghĩ táo bạo. Bởi vậy con người ta vô tình đã tạo khoảng cách lẫn nhau, làm mất đi những cơ hội, những ý tưởng độc đáo, mất đi những tình cảm vụt qua. Bởi vậy cuộc sống đôi khi chỉ phẳng lặng, rỗng tuếch. Như ly cà phê đắng ngắt với khói thuốc, hay những tiếng thở dài não nề.

Có những người với khuôn mặt vô cảm, với những tiếng thở dài, với những câu than lặp lại hàng ngày không ngớt. Họ giam mình trong một khuôn khổ quá bó hẹp. Họ làm những công việc lặp lại. Trách đời. Đổ thừa tại số phận. Họ than rằng: Mình đã già thật rồi.

Thiết nghĩ: Cuộc sống như thế nào là do chính bản thân tạo dựng lên. Và trong 24 giờ chỉ bó buộc mình trong một cái xó xỉnh nhàm chán nào đó, thì về cơ bản cuộc sống của họ phảng phất một màu nhờ nhờ, xám xịt.

Những nhân vật phản diện, họ đấu tranh cho những sắc màu xám xịt ấy có màu hơn. Dù đó chỉ là màu đỏ của máu. Họ không ngồi một chỗ than ngắn thở dài, họ làm một thứ gì đó để cứu rỗi cuộc sống tẻ nhạt của mình, họ nổi loạn, họ nói ra những câu nói chân thật, tuy có chút trần trụi, tục tĩu. Nhưng tựu chung, người đời lại thích nghe cái cách những nhân vật phản diện nói chuyện.

Những nhân vật phản diện, dù họ có làm cho người ta cảm thấy căm phẫn, dù họ có bước đi trên đống xương, hay dòng sông máu.

Nhưng nếu nhìn về quá khứ, họ cũng đã là những thiên thần đáng yêu hay là những con người đeo mặt nạ. Và rồi họ gỡ bỏ lớp mặt nạ, và nắm lấy những gì thuộc về mình, nói lên những tiếng nói chỉ sau vài giây xuất hiện trong não. Phớt lờ những ánh mắt xoi mói của đời. Như thể thế giới này được tạo ra, và họ điều khiển thế giới, chứ không phải thế giới điều khiển họ.

Như nhân vật Erik – bóng ma trong vở kịch The Phantom of the Opera. Trong một lần nhìn thấy cô đào Christine xinh đẹp, chàng đã cảm thấy yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Erik hy vọng bằng việc giúp Christine học cách phát huy giọng hát của mình, chàng sẽ chiếm được trái tim của nàng. Nhưng tiếc thay, Christine chỉ xem Erik như một “thiên thần âm nhạc”, nàng đã hướng trái tim mình về Raoul – chàng hoàng tử đẹp trai. Và Erik đã đau khổ và gây ra nhiều nỗi sợ hãi bao trùm nhà hát.

Rõ ràng nhân vật phản diện là Erik – bóng ma nhà hát. Nhưng người ta dường như yêu mến nhân vật này. Bởi không chỉ những ca từ đầy tình cảm, đầy tình yêu thương dành cho Christine mà còn bởi những câu nói đầy ấn tượng, thẳng thắn xuyên suốt vở kịch. Erik dường như đã thổi hồn cho cả vở kịch, và là nhân vật dẫn dắt toàn bộ câu truyện.

Dù là nhân vật phản diện, nhưng họ cũng rất đáng thương, họ cũng biết mỉm cười với những chú chó nhỏ bên vệ đường, hay lặng lẽ ngắn nhìn ngọn cỏ non…

Họ chỉ lựa chọn cuộc sống đầy sóng gió hơn, bởi vì những yêu thương vô tình đẩy họ ra xa…

Lai Ngọc My

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

9 BÌNH LUẬN

  1. bài viết hay thật cũng hơi giống kiểu của mình, mình xem phim hay đọc truyện ko hiểu sao rất thích xem mấy kiểu nhân vật như phản đồ chả hiểu tại sao nữa :v hay đây là điều mình muốn làm trong hiện thực 🙁

  2. Nhân vật phản diện cũng là một nhân vật được tác giả xây dựng nên với những công phu bằng sự quan sát của mình nên không nên nhìn nhân vật ấy là tiêu cực hết được. Ở một khía cạnh nào đó nhân vật này luôn có những phẩm chất rất đáng quý, đó cũng là một loại người. Theo tôi, nhân vật nào cũng tốt, họ luôn có những lí tưởng của riêng mình thì họ có quyền thực hiện lí tưởng đó, đó là một điều đáng quý. Hãy nhìn nhân vật phản diện ở một góc độ khác để tránh đi những sai lầm trong nhìn nhận của mình,….

  3. Một phần nào đó trong cuộc đời, ta đôi lúc cũng thấy mình giống như một nhân vật phản diện, bởi ta không có nhiều yêu thương gửi tới như nhân vật chính hoặc là chối bỏ sự yêu thương từ người khác. Bao giờ câu chuyện hấp dẫn hơn cũng cần có một nhân vật phản diện 🙂 thanks bạn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI