27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Hài Hước Việc Chỉ Trích Top 10 Tựa Sách Bán Chạy Nhất Hội Sách 2014

*Featured Image: Nhã Nam

 

Mấy hôm nay facebook lùm xùm, xúm xít nhau share link của một người nào đó về vụ top 10 tựa sách bán chạy nhất tại hội sách 2014. Người biết viết một tí thì lên án, đả kích, chỉ trích và chê bai. Các nhân vật được ưu ái nhắc tới trong bài viết thì thi nhau dùng chữ nghĩa để lập luận và phản bác. Còn các đối tượng khác thì hùa theo đám đông. THẬT HÀI

Một khi đã là người viết dù viết nghiệp dư hay viết chuyên nghiệp, thì những gì họ viết ra đều là bằng tấm lòng và trái tim của họ, tất cả những thứ ấy đều là những đứa con tinh thần của họ, ai cũng nung nấu khát khao và mơ màng về những cuốn sách riêng của mình. Hài cái ở chỗ, có những người luôn miệng dự tính ra bản thảo này, bản thảo kia cho cuốn sách này cuốn sách nọ, lại lên án những cuốn sách “thị trường”, họ có dám chắc được những cuốn sách sau này của họ cũng không phải là sách thị trường? Cách viết của họ đã tốt như những tác giả “thị trường” này? Trước khi buông lời chỉ trích người khác, hãy xem lại chính mình!

“Đừng than phiền về tuyết trên nóc nhà hàng xóm khi ngưỡng cửa nhà nhà bạn chưa sạch.” – Khổng Tử

Trong nền kinh tế thị trường này thì sách cũng chỉ là một sản phẩm của thị trường, những nhà xuất bản sách, phát hành sách cũng đều dựa trên lợi nhuận để phát triển. Và đã là thị trường thì cũng sẽ có những sản phẩm chất lượng xấu, chất lượng kém, điều quan trọng nằm ở chỗ khách hàng có đủ kiến thức để chọn lựa được thứ tốt nhất cho mình không. Nếu không, thiệt thòi nằm ở phần họ, tự họ ráng chịu. Còn việc bạn xem những cuốn sách đó là những thứ nhảm nhí, vô bổ và tào lao thì bạn có quyền bỏ qua chúng, việc các bạn đưa những thứ mà các bạn cho là vô bổ đem ra để phán xét thì chả khác gì các bạn cũng tào lao như thế.

Tại sao lại có top 10 tựa sách bán chạy nhất ở hội sách 2014 ngỡ ngàng như thế? Tên tác giả được phán xét là thị trường nằm chung với tên nhà văn nổi tiếng. Là do những nguyên nhân nào? Tại sao các bạn không nghĩ tới nguyên nhân xuất phát từ người đọc? Hiện thực, trình độ đọc và văn hóa đọc của độc giả Việt Nam quá kém. Khách hàng mới chính là những người mua sách và tạo nên cái list đó, tại sao không dùng cái list đó để phân tích văn hóa đọc sách của chúng ta hiện nay để cho người đọc thấy nhận thức của họ lệch lạc như thế nào.

Người Việt đang đọc sách theo phong trào, họ hứng thú với những cuốn sách được PR rầm rộ mà không để ý tới nội dung bên trong nó. Họ đọc sách mang tính giải trí là nhiều hơn là sự giáo dục và suy ngẫm, bởi thế xu hướng chọn những cuốn sách đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu là phần nhiều. Có cầu thì mới có cung, chính người đọc mới là nguyên nhân của những cuốn sách được cho rẻ tiền ra đời.

Văn hóa đọc bao gồm thói quen đọc sách, khả năng lựa chọn và cách đọc, ở các nước tiên tiến, thói quen đọc sách được giáo dục cho trẻ ngay từ nhỏ, còn ở Việt Nam thì sao, thích thì đọc không thích thì thôi. Tôi đã quá quen với cái việc người nào đó thốt lên rằng: “Tôi không thích đọc sách” Bởi thế cũng chả trách được khả năng chọn lựa sách của độc giả Việt Nam quá thiếu và yếu.

Tất nhiên, mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ, nhìn nhận, phán đoán, đánh giá về riêng về sự kiện của hội sách 2014. Nhiều người hùa đi hội sách cũng chỉ cho có phong trào bằng bạn bằng bè? Cơ mà việc chỉ trích tác giả trong top list có làm cho vấn đề được trở nên tốt lên, nó chỉ là con dao hai lưỡi thể hiện sự ganh ghét đố kỵ mà chẳng giải quyết được vấn đề gì của riêng ai. Trên đây cũng chỉ là một vài ý kiến sơ sơ của cá nhân tôi, hy vọng ai đó có thể viết bài phân tích thực trạng văn hóa đọc sách của người Việt qua hội sách 2014.

 

Trang Nguyễn

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

14 BÌNH LUẬN

  1. Đồng ý với bạn một phần nào đó về cách đọc sách của người việt.
    Nhưng mỗi người đều có một sở thích riêng đọc sách cũng thế sách có thích chúng ta mới hứng thú để đọc chứ bắt ép mình đọc cuối cùng cũng chẳng được gì ngaoif nước đổ lá môn.Như bạn thôi nếu bạn đọc một bài báo tin tức như bài mà bạn đang vieets bạn có chịu phân tích kĩ lưỡng tường tận vấn đề như thế không.Đọc gì bổ nấy bạn thích lên triết học đường phố đọc những cảm nhận của người khác nên dần dần câu văn cảu bạn mới đanh thép được

  2. Bạn có bao giờ nghĩ đến ảnh hưởng của những cuốn sách độc hại đối với xã hội?! Sách là món ăn tinh thần, ăn đồ độc hại thì tinh thần sẽ trở nên bệnh hoạn! Khi nhận thức đã lệch lạc, nhất là cả một thế hệ trở nên lệch lạc vì ăn phải bả của những sản phẩm tinh thần độc hại thì xã hội sẽ loạn!!!

    Trước kia người ta lọc sách khá kỹ rồi mới cho in, nhưng giờ vì áp lực lợi nhuận nên người ta đặt tiêu chí bán được hay không để in sách! Trong những cuốn sách bán chạy đó có đầy những tư tưởng sai trái dễ tiêm nhiễm vào đầu những người nhận thức còn non nớt! Bạn muốn nghĩ là người ta ghen tị với bạn nên chỉ trích thì tùy, tôi thì nghĩ đó là trách nhiệm cảnh báo về cái xấu cái ác đang lan tràn trong xã hội bắt nguồn từ những sản phẩm độc hại đó!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=H-IJWqIHioA

  3. Đọc cái Tổng Quát của tác giả thì mình hiểu rồi 🙂
    Tác giả có cái nhìn thiển cận về giới trẻ cũng như có lối suy nghĩ áp đặt nên người khác quá mỗi người có một ngành nghề và từng lứa tuổi khác nhau vì thế họ lựa chọn những cuốn sách phù hợp với họ thôi

  4. “Đừng than phiền về tuyết trên nóc nhà hàng xóm khi ngưỡng cửa nhà nhà bạn chưa sạch.” – Khổng Tử

    Khổng Tử chưa hề nói câu này. Có lẽ tác giả bài viết lấy từ Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie (mặc dù cũng lấy sai). Ông Carnegie trích dẫn câu này không đúng, có lẽ vì khác biệt ngôn ngữ. Vốn câu này là: Các nhân tự tảo môn tiền tuyết / Mạc quản tha nhân ngõa thượng sương (Mỗi người tự quét lấy tuyết trước cửa nhà mình, chứ đừng quan tâm đến sương trên mái ngói nhà người khác). Trước khi chỉ trích khả năng và văn hóa của độc giả, người viết bài chắc cũng nên xem lại trình độ của mình.

  5. Người viết không phán xét một tác giả nhưng lại đi phán xét một cộng đồng người đọc. Sao không nghĩ ngược lại, người trẻ giờ quan tâm tới đọc sách hơn, họ đọc, đương nhiên là đọc những thứ họ thích, họ quan tâm và thuộc về thế giới của họ. Để xây dựng thói quen thì phải bắt đầu tư những thứ dễ, không gì dễ hơn là những thứ mình thích. Hơn hai mươi tư năm biết chữ và hơn hai mươi năm thường xuyên nhìn mặt chữ, ban đầu là những cuốn truyện tranh, rồi báo Nhi đồng, Thiếu Niên, Sinh viên đến giờ tôi vẫn còn tập tành đọc cơ mà. Cứ để các em có những thói quen đọc cái đã, đọc từ những cái dễ, rồi mới đến cái khó. Tôi rất vui vì hội chợ năm nay thấy rất nhiều người trẻ. 🙂

  6. Nói thật chứ đây là bài viết mình không hài lòng nhất trong các bài mình đọc được trên “Triết Học Đường Phố”.

    Đọc lướt qua tới đoạn thứ 2 là đã thấy 2 chuyện:

    – “Một khi đã là người viết dù viết nghiệp dư hay viết chuyên nghiệp, thì những gì họ viết ra đều là bằng tấm lòng và trái tim của họ” => “tất cả cây viết đều viết bằng tấm lòng và trái tim” => một nhận định quá cảm tính. Mình thì mình đã thấy, biết tường tận ít nhất 1 cây viết “chuyên nghiệp” viết văn như heo nái đẻ, ra sách sòn sòn toàn tạp nham. Hoặc những phi vụ như cô người mẫu gì đấy ra cuốn sách nói rặt về chuyện tình dục, kèm hình ảnh minh họa. Tấm lòng và trái tim ở đâu, nếu có?

    – Kiểu nói: “anh đã làm được như người ta chưa mà anh phê bình họ?” thật ra là ngụy biện đánh vào cá nhân đưa ra nhận định phê bình, chứ không lập luận, phản biện trên nhận định của người đó. Trích dẫn ngụy biện đó dưới tên Khổng Tử lại là một kiểu ngụy biện chồng lên.

    Và ý chính của cả bài viết này – mình phải đặt ở câu hỏi vì không chắc – là gì? Các tác gia không có lỗi, lỗi là do khả năng đọc sách của quần chúng quá kém, người đọc ưa đọc sách thị trường, nên người viết viết ra những cuốn sách thị trường để đáp ứng, và thế mới có cái danh sách top 10 đó. Nếu ý của bài là vậy thật, nó lại chỏi ngay với nhận định “Một khi đã là người viết dù viết nghiệp dư hay viết chuyên nghiệp, thì những gì họ viết ra đều là bằng tấm lòng và trái tim của họ”. Vậy thì mình thấy bài này mới hài, còn chuyện 10 tựa sách bán chạy bị chỉ trích không hài mấy.

    Cuối cùng, sau hội sách mình cũng có thấy một vài ý kiến nhận định, mà chưa đọc thấy (hoặc không nhớ ra) có ai đã chỉ trích 10 tựa sách bán chạy cả. Nếu được, bạn Trang Nguyễn có thể trích dẫn link các bài viết đó được không, để việc trao đổi ý kiến thuận lợi hơn. Cảm ơn bạn.

    • Hoàn toàn đồng ý với bạn. Bài viết ở trên cũng chỉ là nhận định cá nhân cô ấy, chưa kể lại hết mực mâu thuẫn
      Còn bài ý kiến kia mình đã đọc. Họ cũng không đả động gì top 10 ấy cả, mà chỉ là bài chia sẻ cảm giác buồn khi những tác phẩm như kiểu viết blog ấy bán chạy mà thôi. Không ai công kích best-seller vì rất nhiều tác phẩm được best-seller chưa chắc đã hay qua 10 hay 20 năm. Cái chính là nhận định của chị kia bị bóp méo và phản biện chỉ dựa vào 1 ý là “tranh cãi vì best-seller”. Lạ lùng thay. Mình cũng thấy lạ khi triết học đường phố chịu post bài này .

  7. Có được những trang như thế này là rất hay rồi. Các bạn đừng chỉ trích nữa! Tôi từ nhỏ đã không thích đọc sách, có đọc thì cũng vài ba cuốn truyện tranh. Giờ cũng thích đọc vài cuốn về triết học, lối sống. Song để tiêu hóa chúng không phải là điều đơn giản. Thế hệ hôm nay các em được dạy những gì? May mắn lắm mới được cha mẹ định hướng, càng may hơn khi gặp được thầy cô có tâm có tầm. Cuộc sống hằng ngày đã thể hiện đầy đủ văn hóa, xã hội VN. Để cứu vớt thì mỗi người hãy cố đưa những kiến thức, tư duy của mình đến với các em, không chỉ đơn giản là viết lên đây hay là xuất bản sách và bán cho bạn đọc. Để nâng tầm văn hóa của một dân tộc cần đào tạo cả một thế hệ, chúng ta tốn phải 15-20 năm nếu bắt đầu ngay bây giờ. Còn hiện tại thì chúng ta vẫn chưa ở vạch xuất phát dù nhiều người đã có những kế hoạch, phương án, chương trình.

    • Người viết không phán xét một tác giả nhưng lại đi phán xét một cộng đồng người đọc. Sao không nghĩ ngược lại, người trẻ giờ quan tâm tới đọc sách hơn, họ đọc, đương nhiên là đọc những thứ họ thích, họ quan tâm và thuộc về thế giới của họ. Để xây dựng thói quen thì phải bắt đầu tư những thứ dễ, không gì dễ hơn là những thứ mình thích. Hơn hai mươi tư năm biết chữ và hơn hai mươi năm thường xuyên nhìn mặt chữ, ban đầu là những cuốn truyện tranh, rồi báo Nhi đồng, Thiếu Niên, Sinh viên đến giờ tôi vẫn còn tập tành đọc cơ mà. Cứ để các em có những thói quen đọc cái đã, đọc từ những cái dễ, rồi mới đến cái khó. Tôi rất vui vì hội chợ năm nay thấy rất nhiều người trẻ.

  8. Mình lúc nhìn thấy top 10 đấy thì cũng thấy bất ngờ,sau đó thì buồn cười,cũng chẳng trách riêng gì tác giả.Thì thị hiếu đọc sách giới trẻ bây giờ nó thế,tác giả,nhà xuất bản,những người có thể bỏ qua nhiều thứ quan trọng khác để chạy theo đáp ứng nhu cầu thì cứ làm,hoặc cũng có những người chỉ viết được đến đấy,rồi in ra những quyển sách ấyBuồn cười thì vẫn cứ buồn cười,thế thôi!

  9. Bé Chang chẻ em mạnh quá :)) Anh like đầu tiên cho 1 góc nhìn khác ^_^

    Anh thì chưa đọc cuốn nào trong số đó nên không có bình luận thêm. Tuy nhiên anh có đọc một số tựa sách “thị trường” khác và cảm nhận được cái hại của nó chính là dẫn dắt và tạo ra một số khuôn mẫu, tư tưởng không có lợi cho người đọc, giống như ma túy có thể dùng chữa bệnh nhưng phần lớn người ta lại nghiện ngập, phụ thuộc, chết, gây tội ác vì nó vậy.

    Thứ gì có thể tồn tại đều có nguyên nhân của nó, nhưng cái ta cần là nó phù hợp cho những ai. Nếu ta cảm thấy mình có thể tiếp thu cái hay (mà không phải bị cuốn theo cái dở) trong tác phẩm thì chả có vấn đề gì.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI