28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đừng sợ sách bị dơ

Tôi là một người thích đọc sách, thích kiến thức, thích mình là một kẻ người ta hỏi gì mình đều biết, thích có thật nhiều sách trong nhà. Có hôm bạn mượn sách mình về đọc xong hỏi mình sao sách mà gạch be bét chi chít thế? Không biết giữ gìn sách à? Không biết trân trọng sao? Và phán rằng mình là kẻ lôi thôi, lộn xộn không biết yêu và trân trọng từng trang sách.

Bạn đọc sách không dám gấp mép lại để đánh dấu trang mình đọc, không bôi gạch, sách bạn bọc plastic không có một vết nhàu nát nào. Bạn không dám ghi chú vào cuốn sách, vào những chỗ quan trọng bạn không dám highlight.

Và tôi xin hỏi khi bạn đọc xong 100 cuốn sách sạch đẹp ấy bạn có nhớ gì không? Bạn có ấn tượng gì không? Hay bạn vẫn tự hào rằng sách mình thật sạch, mình là người cẩn thận, mình yêu sách? Đúng, có thể bạn là người yêu sách. Nhưng một cuốn sách bao gồm phần giấy và phần kiến thức, bạn yêu sách nhưng bạn chỉ yêu giấy thôi, bạn không quan tâm kiến thức, bạn mặc kệ rằng mình nhớ hay quên, bạn muốn mọi người biết rằng bạn yêu và trân trọng sách. Nhưng khi người ta hỏi một cuốn bất kỳ rằng ý nghĩa của cuốn sách ấy, những chuyển biến bi kịch của câu chuyện hay những câu nói hay trong cuốn sách bạn có nhớ nổi không? Cùng lắm bạn chỉ nhớ nổi phần dàn ý câu chuyện, phần ở bìa sau ấy hoặc là ý nghĩa nào đó ấn tượng nhất với bạn. Nhưng đôi lúc bạn bỏ quên hết điều hay.

Mình thấy việc highlight rất hiệu quả khi bạn muốn đọc lại cuốn sách đó, những phần in đậm bạn sẽ đọc kỹ hơn, nhớ sâu hơn. Việc giữ gìn kiến thức chắc chắn trong đầu bạn mới là phần cốt yếu quan trọng hơn việc đi khoe khoang bề ngoài. Bạn yêu sách là khi người ta nêu ra một đầu sách không phải bạn sẽ trả lời rằng cuốn đó tôi giữ rất kỹ mà rằng là cuốn đó tôi rất tâm đắc vì điều gì?

Về phần tôi, tôi rất thích viết những điều mình nghĩ vào những chỗ trống ở trang sách điều đó giúp tôi có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Và những bài viết của tôi sẽ sinh động hơn, sẽ có giá trị hơn, được tin tưởng và thực tế hơn khi có những câu trích dẫn trong chính cuốn sách tôi đã từng đọc. Tôi yêu sách nhiều bởi vì tôi không còn biết yêu thứ gì khác. Tôi yêu sách nhiều vì tôi sẽ tự thấy mình thông thái khi nói chuyện hơn. Tôi muốn có một thư viện sách thật to để có thể chia sẻ cả kiến thức và sách hay cho mọi người. Hãy cứ mượn về và chỉ cần cược lại niềm tin và uy tín của bạn. Tôi không yêu sách mù quáng và sai lệch, chỉ muốn sở hữu cho riêng mình. Tình yêu không phải là sự sẻ chia sao?

Bởi thế ông cha ta luôn có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, vậy mà chẳng ai nhớ cả. Tôi thấy câu này rất đúng ở trường hợp nói về sách. Vì nếu là những thứ để trưng bày khác như rượu, máy chụp hình, v.v… thì chúng ta cần trân trọng vẻ ngoài. Hoặc nếu để chỉ con người thì tốt nhất vẫn là tốt cả hai mặt. Tuyệt nhiên với sách việc “tốt gỗ” nên được đặt lên hàng đầu dù có phải làm xấu đi vẻ bề ngoài.

Điều bạn yêu kiến thức hay giấy còn ảnh hưởng tới việc bạn có rộng lòng chia sẻ được hay không? Khi bạn yêu kiến thức, bạn thích trao đổi, thích bàn luận, thích chia sẻ điều đó với mọi người, bạn lan rộng những câu chuyện hay. Còn khi bạn yêu giấy, bạn không dám cho người khác mượn sách, bạn sợ cuốn sách của bạn bị nhàu nát, bạn không chịu nổi, bạn không muốn chia sẻ, bạn muốn giữ thật sạch sẽ, bóng loáng và bạn có cả một kho tàng nhưng bạn không thể chia sẻ bất kỳ điều gì.

Bạn lỡ cho người ta mượn sách người ta không giữ sách theo ý bạn, hoặc sách bạn lỡ bị con chó cắn nát. Bạn đánh con chó thừa sống thiếu chết. Bạn ghét người mượn sách. Nhưng nếu là người đi mượn sách thì mình nên dùng cách viết vào sổ tay và tôn trọng cuốn sách của chủ mặc dù nó có rách nát đến đâu. Đó là điều cơ bản khi bạn mượn bất cứ thứ gì. Còn người có sách ơi, bạn mất cuốn sách, mất luôn tình yêu của con chó, mất luôn cả người bạn, mất luôn chính bản thân mình. Tất cả điều đó có đáng để đánh đổi hay không?

Sách thì cũng chỉ là giấy thôi, chỉ là một phương tiện để chúng ta có thể tiếp cận với những thứ đằng sau con chữ. Đừng ngần ngại gạch và viết, gạch và viết.

Tác giả: Bà Năm

*Featured Image: jarmoluk

📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2 

spot_img

BÀI LIÊN QUAN

3 BÌNH LUẬN

  1. Sang nhà chị thấy tấm bảng ” không mượn sách về nhà , xin cám ơn ” nên về viết bài này à^^
    Chị ghi nhớ mọi thứ bằng cách viết lại vào một quyển tập của riêng mình, vừa nhớ lâu vừa giữ gìn được sạch sẽ,không ôm đồm kiến thức nhé, mình hiểu được gì tâm đắc thì đã viết ra hết rồi đấy, bạn đọc khỏi mất công đọc dài dòng.
    Chị chỉ vào chống chế thôi, ai nói gì nói, sách là tất cả cuộc sống, gia tài của mình rồi.
    Bao giờ thích sách gì thì chị tặng cho, cho mượn thì không được chứ tặng luôn là ô kê mà, luôn tiện ăn bánh tráng và mè xững đi, đừng lên trang người ta bàn luận triết học mà ăn ăn uống uống nhé :))))

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI