Featured Image: Wikipedia Commons
Một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên đời, là có thể chứng minh rằng mình đúng – người khác sai. Tương tự đó, một trong những cảm xúc tệ nhất, là bị người khác chỉ ra rằng, mình sai còn họ đúng.
Tôi kể bạn nghe, thế giới chúng ta đang sống, đã và đang xảy ra những chuyện như thế này:
Từ ngàn xưa, trước khi thế giới chuyển sang chế độ phụ hệ (và duy trì đến ngày nay) thì chúng ta đã từng ở trong chế độ mẫu hệ. Là chế độ mà người nữ nắm mọi quyền hành trong gia đình và xã hội. Người nam không gì khác hơn chỉ là những “nhân vật phụ” với hai loại công việc chính là cùng với những người nữ tạo ra đứa trẻ và làm những công việc chân tay nặng nhọc. Chấm hết. Thậm chí, họ bị cả xã hội mặc định là ngu ngốc, là không đủ thông minh và sáng suốt nên mới không cho bất cứ chút quyền nào trong việc cai trị đất nước. Đó là chuyện của chế độ mẫu hệ.
Thế rồi trải qua quá trình hàng trăm ngàn năm, người nam bắt đầu được giao nhiều việc hơn, nhiều trọng trách hơn và kéo theo họ cũng đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn. Cứ thế dần đến một ngày, như ngày nay, khi người nam cậy vào sức mạnh của mình trấn áp tất cả, cho mình cái quyền được nắm giữ mọi công việc quan trọng, ra mọi quyết định lớn nhỏ và nắm giữ tất cả những trọng trách to lớn trên thế giới. Thì những người nữ, họ lại phải lui về hậu phương, làm những công việc lặt vặt, bị những người nam trấn áp, trở thành lớp người như những người nam thời mẫu hệ – sinh đẻ và làm những việc tủn mủn trong nhà.
Thế giới hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những dân tộc, những tộc người duy trì chế độ mẫu hệ. Hãy nhìn xem:
Bộ tộc Mosuo
Sinh sống ở vùng núi phía Tây Nam Trung Quốc với dân số khoảng 40.000 người, người dân ở đây gần như không có khái niệm nào về vai trò của người chồng hay người cha. Trong suốt 2.000 năm qua, phụ nữ là người quyết định mọi việc quan trọng trong gia đình, từ việc sở hữu đất đai, nhà cửa, giữ trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ trong bộ tộc.
Đặc biệt hơn, những phụ nữ Mosuo có quyền ngủ với bất cứ đàn ông nào họ muốn từ khi lên tuổi 13. Những đứa bé sinh ra sẽ được nuôi dạy bởi người phụ nữ, cha của đứa trẻ sẽ không được công nhận và chỉ được gọi chung là “chú” hay “bác”. Không chỉ vậy, những người đàn ông sẽ không bao giờ được phép tranh luận hay can thiệp gì về vấn đề này. Tất cả đàn ông và phụ nữ cùng nhau chăm sóc những đứa trẻ cho tới khi chúng lớn lên.
Bộ tộc Minangkabau, Indonesia
Cư trú trên hòn đảo phía Tây Sumatra, tại đây người phụ nữ làm chủ gia đình và thừa kế tài sản, trong khi đó đàn ông chỉ có nhiệm vụ… duy trì nòi giống. Theo phong tục của người Minangkabau, khi lấy vợ, người đàn ông chỉ được ân ái vợ mình vào ban đêm. Ban ngày, họ sẽ phải về nhà mẹ đẻ để phụ giúp gia đình. Nếu một người đối xử tệ bạc với vợ, ngay lập tức người đàn ông đó sẽ bị đuổi ra khỏi nhà vợ và bị cả cộng đồng tẩy chay.
Bộ tộc Garos
Sinh sống ở Meghalaya, Ấn Độ và các khu vực lân cận của Banglades.
Theo truyền thống của người Garos, người con gái út sẽ được thừa hưởng toàn bộ gia tài từ mẹ. Trong khi đó, người con trai trong gia đình sẽ phải rời bỏ cha mẹ từ khi bắt đầu tuổi dậy thì để đến nhập học tại trường ký túc xá của bộ tộc.
Khi đến tuổi kết hôn, những cô gái Garos sẽ đến ngôi trường này để tuyển chọn chồng cho mình.
Sau khi kết hôn, người chồng sẽ chung sống ở nhà vợ và trong quá trình sống cùng thì người chồng luôn phải thông qua ý kiến của người vợ trước khi làm bất cứ gì liên quan tới tài sản trong gia đình. Với người Garos, cuộc hôn nhân không phải là một bản hợp đồng ràng buộc đến trọn đời. Nếu như người chồng không thể nhân số tài sản đó lên, anh ta có thể bị “sa thải” và nhận lấy sự kỳ thị của cộng đồng.
Bộ tộc Nagovisi
Sinh sống ở phía Tây đảo New Guinea, người phụ nữ Nagovisi là người giữ vai trò lãnh đạo, điều hành các nghi lễ – đây được coi là một trong những niềm tự hào lớn nhất.
Theo truyền thống của người Nagovisi, người phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc, cai quản mẫu đất trồng thực phẩm của gia đình. Do đó, một trong những yêu cầu đầu tiên mà những bố mẹ cô dâu lựa chọn chồng cho con gái mình là chàng trai đó phải khỏe mạnh, rắn rỏi, thông minh… để có thể khai hoang và mở rộng ruộng đất…
—
Nếu như xã hội hiện đại cho rằng một nền văn hóa văn minh là khi người phụ nữ được tôn trọng và trở nên bình đẳng với đàn ông. Thế thì chẳng phải những bộ lạc thiểu số trên sẽ được coi như văn minh hơn cả nền văn hóa hiện đại của chúng ta, văn minh hơn cả những nước hiện đang được xem là văn minh đấy sao?
Nên nhớ, chế độ mẫu hệ được duy trì ở những bộ lạc này từ hàng ngàn năm rồi chứ không phải mới đây. Đó là bằng chứng cho một quá khứ xa lắc nơi mà phụ nữ nắm quyền hành trên tất cả. Đó không phải là thế giới tưởng tượng đâu.
Và nếu những người dân thuộc các bộ lạc kia có dịp tiếp cận thế giới bên ngoài, hẳn họ sẽ sửng sốt và thấy vớ vẩn lắm, khi người phụ nữ hiện đại đa phần sống cuộc sống như bị giam lỏng trong nhà với đủ loại việc tủn mủn, dạy dỗ con cái, kiếm sống, trong khi vừa phải cúi người phục vụ ông chồng say xỉn gác chân xem tivi miệng không ngừng chửi bới…
Ấy thế mà, chúng ta vẫn có thể tự nhận mình văn minh hơn các dân tộc thiểu số sao? Chúng ta vẫn có thể tự tin mặc định rằng đàn ông thì giỏi giang hơn phụ nữ trong việc điều hành thế giới sao?
Cho nên, điều mà chúng ta cứ luôn tin tưởng trước giờ, không chắc đúng đâu.
Xa xôi một chút như câu chuyện về nguồn gốc loài người. Tất cả chúng ta đều được dạy rằng loài người được tiến hóa từ loài khỉ. Người ta đưa ra rất nhiều bằng chứng minh chứng cho thuyết này. Nhưng không phải tất cả mọi người đều tin vào điều đó, chúng ta không tin, nhưng không thể nào nói lại cái thuyết được cả tỷ người công nhận. Thế rồi, tin đại cho xong vì không tin thì biết tin cái gì?
Mọi người đều quên rằng, đây chỉ là một học thuyết, một thuyết của một người, điều đó không có nghĩa là chân lý. Như ngày xưa mọi người đều tin trái đất là trung tâm của vũ trụ, ngay cả mặt trời cũng quay quanh trái đất. Thế rồi Galileo đã bị xử treo cổ vì tội dám đưa ra thuyết trái đất quay quanh mặt trời.
Bạn thấy chưa, một điều tất cả mọi người đều tin đều chưa chắc đúng. Nếu người tiến hóa từ khỉ thật thế thì đáng lẽ tất cả loài vượn người, loài khỉ đều phải biến mất rồi mới đúng, có loài nào tiến hóa mà giữ cả giống mới lẫn giống cũ đâu. Và nếu đúng theo tiến hóa, tại sao từ khi loài người tiến hóa thành người lại không tiến hóa nữa? Cơ thể hiện tại là tối ưu rồi chăng?
Tôi nghi ngờ điều đó, thuyết cho rằng loài khỉ hay vượn người là do một nhánh loài người bị hoang hóa mà thành theo tôi còn có lý hơn. Cứ thả một người từ nhỏ vào sâu trong rừng thẳm đi, nếu anh ta không chết thì theo thời gian anh ta cũng thành người rừng, leo trèo bơi lội chẳng thua gì loài khỉ. Nếu theo tiến hóa thì anh ta vẫn là người chứ sao lại quay về như khỉ được nhỉ?
Nếu bạn đang muốn tìm một học thuyết khác cho nguồn gốc loài người, có thể bạn sẽ muốn đọc cuốn “Chúng ta thoát thai từ đâu” của tác giả Ernst Muldashev. Đó là một cuốn sách hay, hơi khó đọc nhưng có thể cho bạn một nhận thức hoàn toàn mới, đập vỡ đi tất cả những niềm tin cũ kỹ đang chứa đầy trong đầu bạn lúc này.
Sơ lược rằng loài người chúng ta đang sống thuộc nền văn minh thứ 5 trên hành tinh này. Các nền văn minh trước phát triển hơn chúng ta rất nhiều đều đã bị xóa sổ trong những cơn hồng thủy và động đất (cơn hồng thủy này được các tôn giáp kể lại dưới thuyết con tàu Noah và trận động đất nhấn chìm nền văn minh Atlantis báo chí vẫn thường nhắc đến).
Hành tinh sơ khai ngập tràn năng lượng vô hình, chính các năng lượng vô hình sau nhiều ngàn năm cô đặc lại trở nên hữu hình và tạo thành các chủng người đầu tiên. Loài người hiện tại là chủng loài có phần thể xác hữu hình được cô đặc nhất quanh khối năng lượng gốc (linh hồn) như hiện nay, cũng là loài nhỏ bé nhất, yếu ớt nhất, kém cỏi nhất. Chúng ta không hề đạt đỉnh văn minh như ta tưởng đâu các bạn à.
Tuy nhiên, khi tiếp cận những học thuyết mới mẻ này, bạn hoàn toàn có quyền tin hay không tin, dần dần thời gian sẽ trả lời cho bạn khi các học thuyết cũ kỹ bị đập vỡ tan tành. Tôi chọn tin vào thuyết duy tâm (ý thức có trước tạo nên vật chất) này. Vì sao? Vì sau khi tiếp cận thuyết này, tất cả những bài viết có tựa đề “những bí ẩn khoa học không thể giải thích nổi” đối với tôi đều trở nên đơn giản, dễ hiểu đến không ngờ.
Từ những bí ẩn như phát hiện mẫu động cơ như chiếc Bu-ji cổ hàng triệu năm khi loài người còn chưa xuất hiện, việc phát hiện hóa thạch dấu chân người cùng lúc với dấu chân khủng long, những dấu chân khổng lồ, tam giác quỷ giữa biển khơi, những kỳ quan thế giới tự nhiên nhưng nhìn như có sự sắp đặt (cột đá chồng, ghềnh đá, tượng khổng lồ…), những hình mẫu được để lại trên các cánh đồng lúa mạch chỉ sau một đêm, kim tự tháp được xây thế nào… vân vân và vân vân, gần như tất cả những bí ẩn mang mác khoa học không thể giải thích tôi đều có thể tự tìm câu trả lời chỉ nhờ mỗi việc tin vào một thuyết khác về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người.
Tôi không nói tôi đúng bạn sai hay ai đúng ai sai, chúng ta có quyền tự chọn niềm tin cho mình. Việc bạn chắc chắn bạn được tiến hóa từ vượn, có tổ tiên là vượn sẽ không làm suy chuyển niềm tin của tôi rằng không đời nào tôi chịu có nguồn gốc từ vượn đâu.
Thế thì, một lần nữa, niềm tin của chúng ta rất có thể chẳng đúng tí nào cả. Đừng bám víu vào một niềm tin nào đó một cách mù quáng. Bởi không ai dám khẳng định sự thật là gì!
Đó là về nguồn gốc loài người, giờ tôi sẽ đi sâu chi tiết vào một chút về tôn giáo của chúng ta – những niềm tin vốn không hoàn mỹ và chứa đầy những rối rắm.
Đạo Thiên Chúa từng có những luật rằng, ăn thịt trong ngày thứ 6 là mắc trọng tội. Luật ấy từ xưa rồi và bây giờ thì đã được gỡ bỏ do Hội Thánh đã nói rằng giờ người ta được phép ăn thịt trong ngày thứ 6. Ơ, một thứ được xem là tội bỗng không còn là tội nữa. Thật lạ. Đó chỉ là việc ăn thịt, còn những việc khác thì sao?
Roma từng là một đế chế tôn giáo tham quyền, dùng danh nghĩa Thánh Chiến để đi xâm lược và gây chiến với các nước khác tạo ra bao đau thương đổ máu. Ấy thế mà họ có thể ra luật cấm người khác giết người? Thật mâu thuẫn.
Và rồi thì sách Kinh Thánh – cuốn sách được cho là lời của Chúa – được cho biết rằng đã tái bản rất nhiều lần và mỗi lần đều được Hội Thánh sửa chữa nội dung cho phù hợp với thời cuộc. Cho nên những luật mà bạn tin là của Chúa, vốn không phải của Chúa đâu, của Hội Thánh cả đấy, tức là của con người tự viết ra nhân danh Thiên Chúa. Nếu biết được về bản chất những luật này, liệu bạn còn có tin?
Bạn không theo đạo Hồi nên bạn sẽ cho những điều luật của tôn giáo này là vớ vẩn, nào là không được nô đùa trên bãi biển, không được hở bất cứ phần thân thể nào trước mặt đàn ông kể cả tay và mặt, không được có những cử chỉ tình cảm khi đang yêu nhau, một người được phép giết vợ và nhân tình của cô ta nếu phát hiện vợ ngoại tình, đàn ông thì có toàn quyền với đàn bà do Chúa sinh ra đàn ông cao quý hơn…
Chắc chắn rồi, bạn sẽ cho đây là luật nhảm nhí đơn giản vì nó không phải là điều bạn được dạy và tin. Nhưng này, cả triệu người Hồi giáo vẫn đang tin và sống những điều luật nhảm nhí ấy mỗi ngày với lòng thành kính cao nhất đấy nhé.
Ngoài ra còn có Ấn Độ giáo có ngụy thuyết tắm nước sông Hằng để rửa sạch tội lỗi, thờ đủ thứ hình tượng, thú vật…; Phật giáo thì mang tượng Phật ra đường, thêu dệt nên các huyền thoại, tôn Thích Ca là Chân lý của vũ trụ, hay đấng đạo sư cao hơn cả Trời và người; cho kinh Phật là lời Phật nói, buộc tín đồ phải tin vào Tam bảo… Tôn giáo nào cũng cho mình là đúng nhất, là chân lý, là duy nhất, sao lại có nhiều cái duy nhất đến thế? Nếu bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu rõ bản chất của tôn giáo, hẳn bạn sẽ không còn muốn theo một tôn giáo nào nữa đâu.
Chợt nhớ lại câu chuyện khi một người hỏi Osho rằng, các bậc chân sư đều xuất thân từ Ấn Độ rất nhiều, liệu phải chăng vì Ấn Độ là vùng đất thánh thiêng? – và Osho đã trả lời: “Một căn nhà mà có nhiều bác sĩ hay ra vào, thì hẳn do nhà đó đang chứa rất nhiều bệnh. Và cũng thế thôi, Ấn Độ là nơi xuất hiện nhiều Chân sư nhất, không phải vì nó thánh thiêng, nhưng vì nó là nơi u mê nhất cần được khai sáng.”
Thế đó, khoảng cách giữa nơi thánh thiêng nhất và nơi u mê nhất thật mong manh. Chắc chắn trong con mắt của nhiều người dân Ấn, họ vô cùng tự hào vì là nơi sinh ra của nhiều bậc Thánh nhân vĩ đại, mà không cảm nhận được sự u mê cuồng tín của chính mình.
Thêm những chuyện lặt vặt khác:
Ở đa phần các quốc gia, mãi dâm là tội lỗi, nhưng chỉ cần vượt ra khỏi ranh giới quốc gia đó mà đến những nơi mãi dâm được hợp thức hóa, thì nó lại chẳng phải là tội lỗi gì, nó lại đơn thuần được xem như một nghề nghiệp chân chính có người bán và người mua. Thế thì một lần nữa, tội lỗi chỉ đơn thuần là do quan niệm của một nền văn hóa, chả có gì bản chất là tội lỗi cả.
Ngay cả việc hệ trọng như việc giết người. Giết người đa phần được coi là tội lớn, nhưng nếu giết có lý do thích hợp thì lại chẳng phải là tội nữa. Các lý do để nó không phải là tội thì vô vàn: ngộ sát, chiến tranh, giết người để tự vệ, giết người đang có mưu đồ xấu, giết người trong trạng thái vô thức, giết người vì họ phạm tội nào đó vân vân… Cùng một hành động lấy đi mạng sống, nhưng có cái là tội, có cái không? Thế thì vấn đề nằm ở đâu? Nó nằm ở chỗ quan niệm của con người mà ra thôi. Không có gì về bản chất là tội cả.
Ngày xưa phụ nữ có bầu trước khi cưới thì trở thành tội lớn, bị khinh rẻ, bị xa lánh, bị chửi bới, xỉ nhục. Ngày nay việc này ngày càng phổ biến thì nó không còn là vấn đề lớn lao nữa. Nhưng cứ nghĩ xem, cứ đà người vô sinh nhiều như hiện nay thì tương lai, việc có em bé trước khi cưới hẳn còn được hoan nghênh và ủng hộ. Người ta sẽ phải gieo giống rồi đợi xem cô gái nào có thể mang được một em bé thì mới cưới người đó. Ngày đó rất có thể sẽ đến. Ai biết được.
Mọi chuyện đều có thể thay đổi, nhất là quan niệm và niềm tin. Những lễ hội lớn được mong chờ xưa kia giờ trở thành những lễ hội man rợ bị tẩy chay. Những thứ được cho là văn hóa, là đẹp đẽ cũng đều bị thay đổi, phế truất và biến mất. Quan niệm cứ thay mới mỗi ngày, niềm tin cũng bị đổi khác mỗi ngày. Thế nên những gì giờ bạn cho là đúng mai sau có lẽ sẽ không còn đúng nữa. Những gì bạn cho là sai, cũng không hẳn là sai. Một quan niệm tự bản chất không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, đó hoàn toàn chỉ là một quan niệm.
Thay vì bám víu và ôm khư khư những quan niệm cũ, hãy nhận biết, học hỏi cả những quan niệm mới, chấp nhận nó như chấp nhận một mùi hương kiểu hương sầu riêng, chưa quen thì thấy thúi nhưng khi ghiền rồi thì không có loại trái cây nào thơm bằng.
Chấp nhận và học hỏi những điều mới mẻ để chọn ra những gì thích hợp với thời đại. Hơn là bấu víu vào những gì mình được dạy và đã tin. Chỉ có những cái mới, mới làm cho thế giới và nhân loại tiến hóa, cả trên khía cạnh văn hóa, nhận thức lẫn tâm linh.
Đừng tự hào khi mình là người cũ kỹ.
Phi Tuyết
Bài viết tham khảo:
Bài viết thể hiện một kiến thức hiểu biết quá non nớt, hời hợt. Ví dụ như khi nói về Đạo Phật, tác giả dám hồ đồ một cách thiếu hiểu biết nói: “…buộc tín đồ phải tin vào Tam bảo…”. Đạo Phật không buộc ai phải tin vào Tam Bảo cả bạn à. Hoặc tác giả có những lý luận như con nít thật buồn cười….
à, câu đó không phải là của mình, vì mình k rành đạo Phật, câu đấy là mình lấy từ Osho nhé bạn!
nhầm, từ một bài viết về tôn giáo tìm được trên mạng chứ!
Quan điểm cũng được, mỗi tội luận điểm đưa ra sặc mùi cá nhân.
Bản thân tôi đồng ý với ý kiến trên, chúng ta không nên bấu víu vào một niềm tin một cách mù quáng mà không có sự chọn lọc. Cũng giống như niềm tin mù quáng vào một điều không có căn cứ, không có cơ sở. Ví dụ như những luận điệu, những tư tưởng của những người có thái độ đối lập chính trị, luôn đòi hòi dân chủ, những dân chủ đó lại lợi dụng để thực hiện những hành động chống phá, xuyên tạc Đảng, nhà nươc ta.
& cũng đừng nên đặt niềm tin một cách mù quáng vào cái học thuyết chính trị mà thế giới văn minh đã vứt vào xọt rác hàng chục năm về trước & bị đào thải tại chính nơi đã sản sinh ra nó
Lâu lắm mới thấy bạn viết 1 bài đăng trên THĐP, và lần này chủ đề tương đối khác với đa số bài trước nên mình cũng đóng góp vài suy nghĩ
Xét về ý tổng quát thì tích cực khi nói rằng chúng ta không nên mù quáng đặt niềm tin mà quáng vào những điều được dạy bảo hay được nhiều người tôn vinh, nhưng về chi tiết lại có nhiều điều phải bàn lại và phân tích kỹ lưỡng, tuy nhiên vì chủ đề này liên quan rất rộng nên có nhiều thiếu sót là điều tất nhiên.
về mẫu hệ hay phụ hệ, cái nào đúng cái nào sai, cái nào là cổ hủ cái nào là tiến bộ? Tất cả đều nằm trong chữ Lợi, từ Lợi mà sinh ra Quyền. Trong thời kỳ nguyên thủy, vị trí của giống cái rất quan trọng trong sự phát triển và sinh tồn nòi giống, ở một tập hợp thiểu số (bộ lạc) thì người mẹ là người sinh thành và dưỡng dục con cái, từ đó tạo ra sự chi phối của người mẹ lên những đứa con mình, những đứa con phụ thuộc vào quyết định của người mẹ trong việc chi phối thức ăn, sự phụ thuộc từ nhỏ sẽ trở thành thói quen khi đứa bé trưởng thành và chỉ quanh quẩn trong bộ lạc. Nhưng khi xh loài người phát triển hơn về dân số, những người trưởng thành không còn quanh quẩn bên chân mẹ mà gia nhập những đoàn thể khác, sự chi phối từ mẹ bị giảm dần. Đồng thời trong quá trình tìm kiếm thức ăn, chống lại thiên nhiên khắc nghiệt thì đàn ông lại chiếm ưu thế hơn phụ nữa rất nhiều nhờ vào sức mạnh của cơ thể, từ đây sự phụ thuộc đảo chiều, phụ nữ phụ thuộc vào đàn ông và sinh ra chế độ phụ hệ. Trong thế giới hiện đại, một thế giới mà sự sinh tồn đặt ở trí tuệ chứ không phải sức mạnh cơ bắp thì bắt đầu sinh ra chuyện phụ nữ đòi bình đẳng với nam giới vì họ cũng làm được những điều mà nam giới làm. Nhưng do trải qua hàng ngàn năm xh sống trong chế độ phụ hệ nên những tư tưởng thâm căn cố đế rất khó mà xóa bỏ. Từ những phân tích đó cho thấy phụ hệ hay mẫu hệ chỉ là hình thái bên ngoài của một hay nhiều quy luật xh nhất định và bất biến. Muốn tìm hiểu bản chất thì đi tìm các quy luật này chứ đừng đánh giá qua những biểu hiện bên ngoài.
về vến đề tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như phân tích ở trên, ta nên tách bạch giữ những hành vi tôn giáo của đa số với những giáo lý khởi nguyên (lời dạy của Chúa Jesus hay Đức Phật). vấn đề đặt ra là những vị tôn sư ấy có muốn tạo ra tôn giáo của họ hay không, hay tôn giáo là do con người tạo ra. Tôi nghĩ các vị ấy không cố ý tạo ra một tôn giáo với các lề luật khắt khe ngoại trừ các lề luật cần phải tuân theo của Đấng Tạo Hóa. Tôn giáo là một tổ chức do con người tạo ra, để tổ chức đó tồn tại thì nó cần những luật lệ của riêng nó, đôi khi chính những lề luật này lại đi ngược lại với những điều mà các vị tôn sư đã dạy. Các tôn sư giảng dạy để người khác có thể hiểu được những chân lý mà các Ngài đã khám phá, đã ngộ ra. Nhưng thay vì con người cố gắng hiểu ra thì ngược lại họ biết nó thành những luật lệ cứng ngắt và vô cảm, bị buộc phải học thuộc lòng như một con vẹt và thực hành như một cái máy. Ví như thời trung cổ, đạo Công Giáo bị đàn áp ở trung đông, cuộc thập tự chinh nhằn giúc con người được tự do thờ phượng Thiên Chúa là điều chính đáng. Nhưng bởi nguồn lợi thu được từ chiến tranh, giáo hội tham gia vào quyền lực thế tục nên cuối cùng cuộc chiến đó trở thành một vết nhơ mà nhiều người luôn nhắc đến. cái lỗi ở đây là giáo hội lúc ấy phạm vào điều mà Chúa Jesus có nói trong câu này “hãy trả cho Cesar những gì của Cesar, trả về Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”, cái thế tục thì phải tách ra với cái thiêng liêng của Thiên Chúa. Chính những quyền lợi mà thế tục mang lại đã làm tha hóa tôn giáo của con người, trong đạo nào cũng có cả.
Nhưng nhìn vào những điều sai trái đó của tôn giáo rồi quay sang phê phán tôn giáo đó cùng nền tảng của nó là không đúng. Cuộc thập tự chinh của Công Giáo hay những hành vi buôn thần bán thánh của vài Phật tử đều là thể hiện của lòng tham con người, không nên vì thế mà xem thường nền tảng tôn giáo. Đó là 2 vấn đề khác nhau.
Có một vấn đề rất vô cùng quan trọng mà tôi nghĩ cần nhắc nhở bạn, có rất nhiều người (có thể trong đó có cả bạn) nhìn ra những sự tầm thường các luân lý xh, các lề luật của tôn giáo rồi bảo rằng không hề có đúng sai, không có chân lý, tất cả đều do con người đặt ra và mọi thứ luôn biến đổi. Theo tôi đây là một suy nghĩ hết sức sai lần và nguy hiểm, chân lý luôn tồn tại nhưng bởi vì những ham muốn của con người mà những luân lý trong xh luôn biến đổi, sự biến đổi đó đúng là do con người tạo ra, nhưng nếu nó đi ngược lại với chân lý thì trước sau gì nó cũng phải gánh hậu quả. 2000 năm trước Chúa Jesus dạy con người yêu thương và tha thứ nhưng giáo hội lại bảo thủ và khắc nghiệt khiến loài người sống trong một thời gian dài trong sự tối tăm về khoa học, khi con người tự do thì mọi thứ đều phát triển. Chân lý vốn tồn tại trong lời Chúa Jesus nói đấy thôi nhưng con người đôi lúc muốn làm ngược lại. Hơn 2000 năm những lời Chúa Jesus hay Đức Phật nói luôn tồn tại và sẽ còn tồn tại mãi mãi, yêu thương và tha thứ luôn tạo ra hạnh phúc, tham sân si luôn khiến con người phạm tội.
“ai tìm thì sẽ thấy, gõ cửa thì cửa mở cho”, sẽ như thế nào nếu người ta cho rằng không hề có chân lý tồn tại? ai nghĩ như thế thì sẽ không bao giờ có đường hay cửa cho họ, đơn giản vì họ không tin là có, nếu vậy thì không bao giờ tìm được con đường tiến hóa cho bản thân. Trước khi phê phán nên tìm hiểu về cốt lõi những lời của các Đấng tôn sư, mọi con đường đều tìm về Thiên Chúa, chỉ là chúng đi theo những hướng khác nhau thôi, hãy tham khảo đường của những người đi trước và tìm ra con đường riêng của bạn. Đừng coi thường những con đường đó nhé bạn.
Không giận vì mình nhiều lời chứ? hi hi
Chỉ nên nói những thứ mình biết, đánh giá về thứ mình đã hiểu tường tận.. bằng không thì thôi, né nó đi, cái gì “ráng” quá cũng thành “dở” cả.
Đoạn này bạn viết:
“Phật giáo thì mang tượng Phật ra đường, thêu dệt nên các huyền thoại, tôn Thích Ca là Chân lý của vũ trụ, hay đấng đạo sư cao hơn cả Trời và người; cho kinh Phật là lời Phật nói, buộc tín đồ phải tin vào Tam bảo… ”
Mình nói thật, nó rất ngô nghê, đọc đến đây mình có cảm tưởng như đang thưởng thức một bài lý luận cực hay của bậc giáo sư nhưng đột ngột bị xen ngang bởi đôi ba lời “quơ quẹt” cho có của em sinh viên lười tìm hiểu nào đấy.
–
Thứ Nhất: Phật Giáo từ thời Thích Ca Mâu Ni Phật chưa bao giờ chủ trương tạc tượng, cả Đức Phật khi mất, câu cuối cùng người nói là “Hãy tự thắp đuốc mà đi”, “Hãy lấy giới luật làm Thầy”, Đức Phật chưa bao giờ bảo đệ tử làm tượng để người khác tôn thờ. Cái người dặn là Tăng đoàn cũng như Phật Tử hãy giữ giới, theo luật, tin tấn học hỏi, thực hành lời dạy.
Chuyện tạc tượng và thờ cúng là do người đời sau (Phật Tử và Tăng Đoàn) tưởng nhớ nên làm phát sinh thêm.. Do đó, không thể quăng bừa từ “Phật Giáo” ra mà nói vậy.
Ai mang tượng Phật ra đường?? Là Phật giáo mang hay vài người Phật Tử mang??
Thứ Hai: Kinh Phật nhìn chung có Kinh Phật Nguyên Thủy, Kinh Phật Đại Thừa,.. Phần Kinh Đại Thừa do các tổ Bắc Tông truyền lại, thiên về việc nhắc đến các Vị Phật (Điển hình nhất là Phật A Di Đà).. Nhưng trong Kinh Nguyên Thủy, toàn bộ đều là lời Phật Thích Ca dạy về triết lý sống, cách làm người, quy luật Nhân Quả Luân Hồi, hoàn toàn không có gì là “huyền thoại” ở đây.
Cái nữa, ở trong Đạo Phật, chưa bao giờ có quan điểm “Phật Thích Ca là chân lý vũ trụ”. Đức Phật chỉ là người ngộ ra chân lý vũ trụ và giảng giải lại cho chúng sinh, thế thôi.
Cuối cùng: trong Phật giáo không có từ “bắt buộc”. Bạn có thấy Chùa nào bắt người ta theo đạo chưa?? Bạn có thấy người Phật tử nào lấy vợ hay chồng bắt người ta theo đạo chưa?? Bạn có thấy vị tăng nào giảng đạo mà ép người khác vô đạo nếu không thì sẽ bị Phật trị tội, bị xuống địa ngục, bị làm súc sinh chưa?? Hay Tăng Đoàn chỉ khuyên mọi người tin Nhân Quả, làm lành lánh dữ??
Tóm lại, mình không biết bạn “rơi ở nơi nào xuống” hay có từng “biết” đến Đạo Phật chưa mà phán như thần vậy. Những cái khác bạn viết rất hay, nhưng đoạn này thiển cận quá.
Hi vọng bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn để đưa ra nhận định chính xác trong bài viết của mình.
Thân.
Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Tác giả vì muốn chứng minh mình đúng mà sử dụng nhiều dẫn chứng có vẻ to tát, nhưng vì thế mà lộ ra hiểu biết nông cạn.
bạn nói quá đúng tác giả chỉ tìm dc cái hở của các tôn giáo khác nhưng khi nói đên Phật lại nói 1 cách bâng quơ ko có ý nghĩa , lại sai be bét . Tác giả ko có 1 chút kiến thức nào về Phật giáo thì đừng có mà đòi vặn vì Phật giáo ko thể nào vặn dc nó chính là sự thật ( những bạn nào muốn bác bỏ lời của mình thì bạn hãy tìm hiểu “kỹ càng” Phật giáo ) . Chính đức Phật còn nói :”Nhìn theo ngón tay ta là mặt trăng , nhưng tay ta không phải là trăng “
“Nếu có một ngày khoa học chứng minh được đức tin của tôi sai thì tôi sẽ từ bỏ đức tin của mình”.
Trước đây tôi đã từng rất tin vào kiến thức của mình, mọi thứ đều được phán xét dưới cái nhìn chủ quan của cá nhân. “Chống Đảng là phản động” từng là suy nghĩ của tôi. Rồi một ngày mọi thứ thay đổi “Cán bộ Đảng luôn sống rất tốt”, “Còn Đảng còn mình”. Nhiều thứ làm tôi thay đổi suy nghĩ.
Chỉ mong sao mình có con mắt tinh tường hơn có thể nhìn thấu sự việc thì sẽ ít bị niềm tin hạn chế bó buộc bản thân
” cán bộ đảng sống rất tốt”,” còn đảng còn minh” bạn có cần phải tự bịa ra mấy câu này để làm dẫn chứng cho ” mục đích” của mình ko?
“Còn đảng còn mình” bạn có thế search trên google để tìm kết quả.
Ngoài ra tôi không biết bạn đọc bài trên Triết học đường phố lâu chưa. Nếu bạn chăm chú đọc bài trên THĐP và có con mắt suy xét mọi thứ là đúng hay sai thì bạn sẽ biết tôi nói đúng sự thật hay không?
Bạn hãy tự mình tìm hiểu và cho mình câu trả lời, và “nếu có ai đó chứng minh được đức tin của bạn là sai thì hãy từ bỏ đức tin của mình”
“bạn có cần phải tự bịa ra mấy câu này” Thiệt là Ếch ngồi đáy giếng….chiụ khó đọc báo ngoài LUỒNG đi cha nội
lạy hồn, bài này ngắn