“Mục đích (được cho là, allged) của bộ luật Antitrust là để bảo vệ sự cạnh tranh; nhưng mục đích đó đã được dựa trên một nhận định socialistic sai lầm rằng một thị trường tự do, không được kiểm chế cuối cùng cũng dẫn tới sự thành hình của các hình thức độc quyền cưỡng chế. Nhưng, thật sự thì, không có một hình thức độc quyền cưỡng chế nào đã từng được hình thành từ các phương tiện trao đổi tự do trong một thị trường tự do. Mọi hình thức độc quyền cưỡng chế đều được tạo ra từ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế: bởi những đặc quyền đặc lợi, chẳng hạn như franchies hay trợ cấp, những thứ này khép lại cánh cửa cạnh tranh lành mạnh, công bằng.”
— Ayn Rand (Tác giả cuốn Suối Nguồn)
Có vẻ bạn đã dịch không sát nghĩa câu nói trên, bạn có thể đưa câu nguyên văn của tác giả ở đây để mọi người tham khảo được không?
Bạn không biết câu nguyên văn mà bảo mình dịch không sát nghĩa, hay vậy.
The alleged purpose of the Antitrust laws was to protect competition; that purpose was based on the socialistic fallacy that a free, unregulated market will inevitably lead to the establishment of coercive monopolies. But, in fact, no coercive monopoly has ever been or ever can be established by means of free trade on a free market. Every coercive monopoly was created by government intervention into the economy: by special privileges, such as franchises or subsidies, which closed the entry of competitors into a given field, by legislative action. | “Antitrust: The Rule of Unreason,” The Objectivist Newsletter, Feb. 1962,
Có những từ như allged, socialistic hay franchies có thể phiên âm sang tiếng việt được mà vẫn hiểu.
Trình độ dịch của mình còn kém, mong bạn có thể khai sáng.
“Ý nghĩa cơ bản của bộ luật chống độc quyền là để bảo vệ sự cạnh tranh, nhưng ý nghĩa đó lại được dựa trên một lập luận xã hội sai lầm rằng nếu để thị trường phát triển tự do, bất quy tắc thì chắc chắn sẽ dẫn tới độc quyền. Thực tế là, không có một hình thức độc quyền nào từng được sinh ra hoặc có thể được sinh ra bởi phương thức tự do thương mại trong thị trường mở. Mọi hình thức độc quyền đều được tạo ra bởi sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách đặc biệt để hỗ trợ và trợ cấp, việc đó đã đóng lại cánh cửa thâm nhập thị trường cho những người mới, khép lại sự cạnh tranh tự do và công bằng”
Theo mình thì nên dịch như vậy vì có một số thuật ngữ rất khó để làm việc như sau:
coercive monopoly: các doanh nghiệp độc quyền theo hình thức này rất sung sướng vì họ được hỗ trợ, nhưng nếu dịch là cưỡng chế thì sẽ mang ý nghĩa tiêu cực, gần như là họ không muốn làm người độc quyền nhưng bị chính phủ “cưỡng chế” bắt họ phải độc quyền. Nên mình sẽ chỉ dịch là độc quyền.
means: là phương thức, cách thức hoạt động, còn phương tiện chỉ là công cụ để làm cho cái phương thức đó “run” thôi, ở đây nên hiểu là cách thức hoạt động của thị trường tự do thay vì là phương tiện, sẽ làm giảm độ bao quát của câu nói đi.
special privileges: nếu dịch là đặc lợi, người đọc có thể hiểu chính phủ được hưởng lợi và mang ý nghĩa rất tiêu cực, nhưng trên thực tế, những thực thể độc quyền mới là người được hưởng lợi, nên mình sẽ dịch là chính sách, nhằm ám chỉ chính phủ có những chính sách can thiệp vào để làm cho một số công ty có đặc lợi hơn.
franchises: một sự hỗ trợ về các chính sách cho doanh nghiệp như thuế chẳng hạn, nếu không dịch từ này, người đọc dễ hiểu thành “nhượng quyền thương mại”, một khái niệm vô nghĩa nếu đứng trong hoàn cảnh này.
Đấy là một số quan điểm của mình sau khi đọc lại đoạn văn bản gốc 😀 rất mong được trao đổi với bạn !
Purpose là mục đích, chứ không phải ý nghĩa, ý nghĩa là meaning. Ý nghĩa và mục đích hơi khác nhau một chút. Alleged purpose không thể dịch là ý nghĩa cơ bản (basic meaning) được. Chữ alleged (tính từ) có nghĩa: được cho là, đáng lẽ là, chỉ nói miệng chứ không có bằng chứng, một số từ tiếng Anh đồng nghĩa: supposed, so-called, claimed, unproven. VD: The alleged cure-all produced no results when it was tested by reputable doctors.
“Lập luận xã hội”, là lập luận gì? Chữ socialistic là một tính từ, có ý muốn nói về tính chất của chủ nghĩa xã hội. Trong tiếng Việt không có từ này nên mình để luôn tiếng Anh. Socialistic fallacy có nghĩa là những cái fallacy có tính chất theo chủ nghĩa xã hội.
Unregulated bạn dịch là bất quy tắc mình thấy cũng được, nhưng chưa sát nghĩa bằng cách dịch của mình. Regulate (động từ) là kiểm soát, kiểm định, kiểm chế (bởi nhà nước).
“bằng các chính sách đặc biệt để hỗ trợ và trợ cấp”, câu này dịch không đúng ý đoạn “by special privileges, such as franchises or subsidies”, trong đó, “such as” là chẳng hạn như. Franchise là một hình thức kinh doanh mua lại thương hiệu, chuỗi cửa hàng, chẳng hạn như McDonald, Starbucks. Câu này ý nói các bộ luật về franchies là một hình thức ngăn cản cạnh tranh.
coercive monopoly: ý tác giả hoàn toàn ngược lại với nhận định của bạn, Ayn Rand cố tình dùng tính từ coercive đúng theo cái nghĩa tiêu cực của nó. Tại sao một doanh nghiệp lại không muốn độc quyền? Bất kì một người làm ăn nào cũng muốn độc quyền, vì độc quyền sẽ mang lại rất nhiều tiền. Độc quyền là một đặc quyền mà hàng năm các tập đoàn lớn bỏ ra không biết bao nhiêu tiền để “mua luật” có lợi cho họ, đẩy những con cá bé ra khỏi cuộc chơi. Ayn Rand là một libertarian, bà chống lại chuyện độc quyền. Chữ cưỡng chế ở đây không có nghĩa là bị chính phủ cưỡng chế, mà là bản chất của sự độc quyền là có tính chất cưỡng chế, cưỡng ép.
“có thể được sinh ra bởi phương thức tự do thương mại trong thị trường mở”, mình thấy đoạn này dịch tối nghĩa, mình có thể dịch lại thành “có thể được sinh ra trong một thị trường tự do”, câu của tác giả hơi dài dòng, nên mình nghĩ có thể nói tóm gọn lại như vậy cũng không sao.
Đoạn “by special privileges” nếu bạn sợ dễ hiểu lầm thì mình có thể dịch lại thành: bằng cách tạo ra những đặc quyền đặc lợi.
Các ý trên của anh em đồng ý, chỉ riêng cái cụm từ coercive monopoly, em hiểu ý tác giả, nhưng vấn đề nằm ở chỗ VN lại không có 1 từ nào để có thể dịch sát nghĩa và mang lại cảm xúc về từ ngữ cho cái cụm từ này, nên thành thật là hơi khó dịch chính xác về thuật ngữ đó. 😀 Hy vọng những comment này sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về câu nói của tác giả 😀