28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Cái giá thật sự của sự thành công!

Featured Image: zhiken

 

Thời gian trôi qua quá nhanh khiến chúng ta không thể nào bắt kịp được nhịp sống và sự đổi thay của nó theo từng ngày. Vạn vật đều thay đổi, những phát minh mới luôn được ra đời và thay thế cho những sáng chế cũ. Cuộc đời quá ngắn cho những ai biết trân trọng cuộc sống và cuộc đời dài quá đỗi cho những ai chỉ mải rong chơi và phí phạm thời gian quý báu của mình. Bời tất cả mọi sản phẩm được làm ra chỉ quy về một mục đích chung là làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được thời gian hơn mà thôi.

Những điều tôi sắp nói ở đây không phải là một công thức hay lý thuyết, triết lý hay học thuyết bất kỳ nào mà thực sự nó chỉ là những suy nghĩ, những tâm tư nguyện vọng mà tôi đã từng trăn trở với bản thân qua rất nhiều ngày, sự dằn vặt ám ảnh nó cứ không ngừng khi mà tôi vẫn là một kẻ vô dụng và chưa có gì để cống hiến cho cuộc đời này. Ít nhất là như vậy!

Nhiều người luôn luôn muốn tạo ra sự thay đổi ở bên trong họ, họ đủ khả năng để ý thức được việc thay đổi sẽ tốt cho họ biết nhường nào, nhưng cái ý chí đó nó rõ ràng là không đủ, và sự nhận thức được việc thay đổi nó sẽ tốt như thế nào thì họ chỉ có thể nhận thức được, thấy được hầu như chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Bởi vì hầu như mục đích chính người ta muốn thay đổi chỉ là vì tiền bạc, muốn trở nên giàu có trong tương lai. Chỉ vậy thôi! Chính vì thế, họ luôn luôn đi theo những hệ thống, những cách thức đã có sẵn, nó còn được gọi là đường tắt, luôn muốn được người khác dẫn dắt và chỉ bảo mình thật chi tiết.

Chúng ta tin răm rắp vào những lời nói, những cách thức của những người cho chúng ta con đường mà không hề có một chút hoài nghi, chúng ta cứ đi theo như bị thôi miên vậy! Cái này các bạn có thể liên tưởng nó như là một giáo hội nào đó bất kỳ hoặc một công ty bất kỳ. Điều này giống như việc bạn tự hạn chế đi khả năng sáng tạo một cách tự do và trí tưởng tượng của bạn để làm hay nghĩ bất kỳ một vấn đề gì đó. Bạn bị dập khuôn như một cái máy, điều này sẽ tạo ra sự xung đột trong bản thân bạn khi bạn không thể làm được những yêu cầu mà giáo hội đưa ra hay là người chỉ dẫn cho bạn yêu cầu. Việc lập trật tự và kiểm soát cảm xúc của chính mình chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với con người cả.

Ai cũng muốn trở thành người đặc biệt nhưng ai cũng răm rắp làm theo những người không đặc biệt. Khi bạn chưa hiểu nỗi chính mình thì làm sao bạn có thể lắng nghe cảm xúc của bạn, tâm bạn chưa tĩnh thì làm sao bạn có thể đối thoại nội tâm. Theo Krishnamutri: “Bạn nên cự tuyệt mọi sức mạnh uy quyền ngoại vi. Khi bạn làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy sợ hãi.” Bạn như một ly nước rỗng và bạn có thể đổ vào đó những gì bạn thích, bạn sẽ được tự do, không phải sao?

Bạn muốn khám phá cái gì, hãy tự do đi tìm hiểu nó!

Chẳng phải khi đó bạn sẽ rất hạnh phúc và cuộc sống bạn có ý nghĩa hơn chăng. Lúc này mọi sự khó khăn chỉ là trải nghiệm và bạn không còn phải sợ vì nó là quy chuẩn chung của xã hội, sẽ không còn sợ đám đông luôn chờ đợi để chụp mũ và chỉ ra những cái sai của bạn. Khi bạn đạt được đến cảnh giới này, bạn thừa hiểu được rằng nó không còn quan trọng và không nặng nề nữa. Một tâm hồn không lo sợ, luôn lạc quan yêu đời là hình ảnh cho một tâm hồn chứa đựng đầy tình yêu thương và lòng vị tha. Tình yêu có thể thực hiện được tất cả bất kỳ điều gì mà nó muốn.

Khi đã quyết định chọn con đường này, bạn chỉ có một người bạn thân duy nhất đó là sự cô độc. Hãy nhìn lại những cá thể riêng biệt đã làm thay đổi thế giới này đi, thành công phải được trả giá bằng máu và nước mắt, và chỉ có cá nhân riêng biệt mới làm nên sự thành công to lớn này mà thôi, đừng viển vông nữa. Hãy thức dậy đi, bởi vì chẳng có gì là dễ dàng cả, đừng bao giờ trốn chạy nó, chỉ cần bỏ chạy, bạn sẽ bị sợ hãi.

Hãy tự cảm nhận và hòa mình vào những nét đẹp mộc mạc của tự nhiên mà bạn đã bỏ quên nó quá lâu, hãy gột rửa tâm hồn để thưởng thức những nét đẹp của thiên nhiên, và tận hưởng những cảm giác mà bạn chưa từng có được của cuộc sống. Dành cho mình thời gian để thả diều, đi công viên, ngắm nhìn sự chuyển động của cây cối, ra biển để cảm nhận vẻ đẹp của đại dương, hãy làm những điều như vậy. Hãy vận động cơ thể một cách đồng bộ, để những mạch cảm xúc có một sự liên kết chặt chẽ và bảo vệ tinh thần ta một cách tối đa trước xã hội đầy dối trá và mục ruỗng này.

Sóng là hồn của đại dương, nếu không có sóng, đại dương chỉ là một vùng nước chết. Và ngược lại, nếu phải xa đại dương, sóng chỉ là một vũng nước ngục tù. Nó giống như thân và tâm của chúng ta vậy. Chúng ta cần tái tạo lại một màu xanh của thiên nhiên trong tâm hồn chúng ta để loài người sẽ không bị diệt vong trong tương lai.

Lời cuối, nếu như bạn cảm thấy bài viết khá nặng nề về việc tự đè nén mọi cám dỗ của cuộc sống và luôn trong tình trạng phải ép mình để có sự thành công như các vĩ nhân thì vẫn có thể có những tiêu chí thành công khác đơn giản hơn trong cuộc sống. Và cũng không cần phải cô độc đến mức đó. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ là ý kiến trăn trở của bản thân mong có thể làm một điều gì đó lớn lao hơn.

Hãy đứng dậy và mạnh mẽ như một con hổ để có thể đập tan đi sự thị phi của bầy đàn, và hãy là con hổ mạnh nhất! Lúc đó, bạn đã thực sự chiến thắng bản thân.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

50 BÌNH LUẬN

  1. hình như bạn có vấn đề về 2 chữ thành công? : “Vì thế , nên với những thành công thực sự xuất sắc và vĩ đại hơn
    người,Mình luôn nghĩ thực sự trong đầu họ thường nghĩ những thứ mà có lẽ
    hầu hết đa số mọi người không bao giờ nghĩ được, thấy được những thứ mà
    mọi người không thể nào thấy được. Cảm giác kiểu như là thấy 1 thế giới
    khác, 1 thiên hà khác đằng sau đôi mắt đó vậy. Nói theo lĩnh vực tâm
    linh nó giống như là đã đạt được đến cảnh giới siêu cao. Tiếp nhận và
    liên kết được với thanh điển của vũ trụ, Lúc đó, sự sáng tạo và vô vàn ý
    tưởng cứ thế lan tỏa khắp bộ não. Khi bộ não đã đồng bộ được những điều
    này, bộ não sẽ phát huy hết năng lực nó vốn có, gần như là vậy. VD như
    là Albert Einstein, Bill Gates, Da Vinci, Mozart , … . Và hầu hết
    cuộc đời những vĩ nhân này chỉ dành cho nghiên cứu, cô độc và thực sự
    tách biệt với thế giới ngoại vi. Có thể với thời điểm hiện tại là hơi
    trễ so với họ nhưng cái quan trọng là khi nhận ra được tất cả những điều
    bí ẩn này thì sẽ rất thú vị để làm điều gì đó lớn hơn rất nhiều cho bản
    thân”
    không biết bạn đã đọc cuốn sách nói về quy luật 10.000h luyện tập hay bí mật của những thiên tài hoặc những đầu sách nói về bill gate & steve job & axtanh chưa? ( ưu nhược điểm trong tính cách, sự thất bại gặp phải)

    bạn đang cố gắng ” cô độc” trong tư tưởng vì ng đời ko hiểu mình sao? muốn tách biệt khỏi đám đông sao? bạn thử đọc cuốn trí tuệ đám đông đi, để thấy ko phải đám đông lúc nào cũng ngu muội và điên rồ đâu.

    về các lĩnh vực khác mình không rõ, riêng trong kinh tế & kỹ thuật thì nhu cầu là khách quan, nếu không phải cá nhân này thì cũng có cá nhân khác đáp ứng và luôn có 1 nhóm cùng làm mới bền vững.
    cái thời đại 1 cá nhân là thiên tài nổi bật đã qua rồi ( giải noben những năm 1900 trao cho 1 số cá nhân còn rất trẻ)

    mình nghĩ nếu bạn trả lời được 2 câu hỏi :
    1. bạn nghĩ bộ phận nào quan trọng nhất với mình : trái tim ( năng lực yêu thương) hay lý trí ( năng lực tư duy); cái miệng & tai ( diễn thuyết,ca hát) tai (lắng nghe); tay chân ( thể thao)..vv
    đừng nói là cái nào cũng quan trọng nên ko có cái quan trọng nhất, năng lực thực sự chỉ có một cái cốt lõi, mấy cái khác bổ sung thêm.

    2. bạn tin vào điều gì? ( đó là cái cụ thể và thực tế ), bạn có kế hoạch gì để hiện thực hay theo đuổi ( xem là lẽ sống) với cái niềm tin đó.

    • Rất cám ơn sự góp ý của bạn, mọi người luôn có cách nghĩ của riêng mình. Và cả riêng những cuốn sách cũng vậy, luôn luôn là 2 luồng suy nghĩ đối lập và luôn tạo ra xung đột tranh cãi. Còn riêng đối với cá nhân, tớ chẳng bao giờ tự đặt giới hạn cho bản thân … và cũng chẳng quan trọng là mình đang ở thời đại nào. Dù nó đã qua hay như thế nào, tớ cũng không bận tâm. Bởi vì ngay cả cậu và tớ chẳng thể nào biết được giới hạn của sự sáng tạo là ở đâu cả. Đã lâu rồi tớ không vào bài viết, vì tớ đã quyết định là sẽ hành động thay vì lời nói. Kiến thức dù có đọc bao nhiêu mà không sử dụng thì cũng là sáo rỗng và chuốc lấy thất bại trong tương lai. Tớ không có nhiều thời gian để đọc nhiều sách, vài cuốn là đủ cho tớ thực hành và tự 1 mình khám phá bản thân. Thực sự tớ đã tự tách mình khỏi đám đông từ lâu rồi, tự “cô độc” lâu lắm rồi nhé !!

      Và tất cả trên bài viết là những cảm xúc, trải nghiệm của tớ , và tớ thấy đã tiến bộ hơn rất nhiều, tớ có thể thấy được những thứ và cảm nhận được những thứ mà nhiều người không thấy không cảm nhận được.

      Về 2 câu hỏi của bạn , tớ sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi nào. Vì điều đó không cần thiết .

      Nếu hỏi tại sao thì tớ không trả lời được đâu, tại vì bây giờ tớ trở nên khá kì quặc , và bây giờ, tớ cảm thấy thông minh hay ngu dốt đều không quan trọng.

  2. Mặc dù có 1 sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc họ với nhau mà họ không biết, những con người đi mở đường trong lòng đất ấy luôn luôn tưởng rằng họ đơn độc, tuy họ không đơn độc một chút nào; công việc của họ rất khác nhau và ánh sáng bình thường của người này khác xa với những tia chói lóa của người khác. Người thì tươi vui như cảnh thiên đường, kẻ thì thảm thê bi đát. Tuy vậy, mặc dầu họ khác nhau như thế nào, tất cả những con người ấy, từ người ở trên tầng cao nhất, đến người ở dưới tầng đen tối âm u nhất, từ người khôn ngoan nhất đến người điên rồ nhất, họ có 1 điều giống nhau. Điều ấy là: tinh thần vô tư. Marat cũng quên mình như Giêdu. Họ gạt họ ra rìa, họ bỏ quên họ, họ không nghĩ chút nào đén họ. Họ nhìn thấy tất cả cái gì không phải họ. Họ có một cái nhìn và cái nhìn ấy dõi đi tìm cái tuyệt đối. Người thứ nhất có tất cả bầu trời trong mắt, người cuối cùng, dù khó hiểu đén đâu, dưới nét mày cũng có cái ánh sáng xanh nhạt của vô biên, vô tận. Dù họ làm gì, ta cũng phải tôn kính những ai mang dấu hiệu: con ngươi ngời sao.

  3. Cái quan điểm về cô độc và thành công đến mức nào chủ yếu là do định nghĩa về thành công của mỗi người khác nhau.
    Tuy nhiên mình thấy quan điểm cô độc của bạn là đúng.
    Theo mình thì quá trình thành công là vượt qua vùng an toàn của chính mình và bước vào vùng ko an toàn,lúc đó ta sẽ rất cô độc.Và khi tìm tới đỉnh vinh quang thì chỉ có một người đứng chứ ko bao giờ có hai người,giống như World Cup chỉ có 1 đội bóng lấy được chức vô địch vậy,thành công đúng nghĩa thì ko bao giờ có chuyện đồng hạng ở đây.

    • Rất thích ví dụ của bạn Duy Lập đưa ra, thực tế … Xét đi xét lại cái sự cô độc nhằm thêm 1 mục đích nữa là để ta tập trung vào thứ ta đang thực sự muốn, mà không bị thế giới ngoại vi tác động nhiều … Sự việc nên mang tính tương đối sẽ tốt hơn 😀 . Cám ơn sự đóng góp của bạn Duy Lập, rất thú vị và dễ hiểu !!

  4. Bỏ rơi giá trị thực của cuộc sống: chân, thiện mỹ. Đó cũng là hệ quả tất yếu khi chúng ta đang ở trong thời kỳ cực thịnh của Chủ Nghĩa Duy Vật. Đêm trường Tân Cổ với Chủ Nghĩa Duy Tâm, và tiếp theo là lối sống kim tiền của Chủ Nghĩa Duy Vật. Tôi đứng đây, hào hứng, sợ sệt, lo lắng nhưng cũng hi vọng có thể chứng kiến kỷ nguyên mới. 1 Thứ triết học bao quát Duy Vật & Duy Tâm, 1 con đường để mang tới hạnh phúc thực sự cho mỗi cá thể. Nhưng cái giá phải trả sẽ rất đắt, rất rất đắt…

  5. Bài viết của bạn khá hay nên mình cũng đóng góp vài ý.
    Cái quan điểm đi tắt đón đầu nhiều người đang đi theo mà trong đó có cả chính sách của nhà nước thì theo mình là chạy theo cái ngọn chứ không phải gốc, là hình thức chứ không phải nội dung. Nó giống như một cậu học sinh lớp 9 muốn chạy theo học sinh lớp 12 thì cố học thuộc công thức của lớp 12 để giải được bài tập chứ thật sự không hiểu gì, và chính vì thế cậu học sinh từ đó về sau hoàn toàn mất căn bản, mãi mãi chạy theo những công thức mà kẻ khác giải sẵn, nếu bài tập lớp 12 đó có thay đổi dù chỉ một chút thì cậu ta chết toi.
    Thế giới này phát triểm với tốc độ rất nhanh nhưng luôn có những nguyên lý chi phối nó suốt mấy ngàn năm qua, lẽ ra cái chúng ta cần học chính là nó. Cái quan trọng nhất để xã hội phát triển không phải là sự chuyên sâu về khoa học kỹ thuật mà chính là quan điểm và thái độ sống của con người trong xã hội, cách vậy dụng cái công cụ khoa học đó ra sao. chính những thứ đó mới mang lại sự sáng tạo của con người, giúp con người đi đúng hướng trên con đường phát triển. Chỉ có nhìn rõ quy luật sống và quy luật xã hội thì con người mới biết con đường nhanh nhất để đạt được sự thịnh vượng và hạnh phúc.
    Khi nói đến việc này thì lại hiện rõ sự bất lực của ngành giáo dục VN, lẽ ra ngành giáo dục phải có nhiệm vụ dẫn dắt con người trong sự phát triển tư duy – thứ tạo ra mọi của cải từ vật chất cũng như tinh thần, nhưng nó lại làm cái việc là nhồi nhét vào ta những kiến thức vô cảm. Giống như những đứa trẻ khi thấy người lớn có chiếc xe đẹp thì làm mọi cách để đủ tiền mua xe trong khi không hiểu rằng với người lớn thì chiếc xe đó chỉ là một thứ công cụ để phụ vụ đời sống, phục vụ những mục tiêu cao hơn. chúng ta thường bị cái bệnh biến phương tiện thành mục đích, biến công cụ thành chủ trong khi ta lại thành công cụ phục vụ chúng. Và bệnh càng lâu thì càng khó chữa.

    • Mình đồng quan điểm với bạn về những vấn đề này, nếu mà nói đến nguyên nhân thì có lẽ kể đến sáng mai cũng chưa hết. Những ảnh hưởng từ sự giáo dục của nhà trường và gia đình từ hồi còn bé đã dạy cho chúng ta phải ganh đua, chạy thành tích từ lúc cấp 1 rồi. Riêng mình cảm thấy mỗi cá thể đều riêng biệt về năng khiếu và kĩ năng. Cái nhân cách trong tâm lý học nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống hình thành lên. Mà hầu hết, với những người đi học thì đều lâm vào hoàn cảnh chung này. Trừ một vài nhóm khác biệt có tư duy vượt lên số phận hoàn cảnh thì mình không nói. Đâm ra khi lớn lên qua từng lớp ta đều thấy hầu hết tâm lý chung con người cũng như thế nên ta có cảm giác an toàn vì mọi người đều tương tự.

      Vì thế , nên với những thành công thực sự xuất sắc và vĩ đại hơn người,Mình luôn nghĩ thực sự trong đầu họ thường nghĩ những thứ mà có lẽ hầu hết đa số mọi người không bao giờ nghĩ được, thấy được những thứ mà mọi người không thể nào thấy được. Cảm giác kiểu như là thấy 1 thế giới khác, 1 thiên hà khác đằng sau đôi mắt đó vậy. Nói theo lĩnh vực tâm linh nó giống như là đã đạt được đến cảnh giới siêu cao. Tiếp nhận và liên kết được với thanh điển của vũ trụ, Lúc đó, sự sáng tạo và vô vàn ý tưởng cứ thế lan tỏa khắp bộ não. Khi bộ não đã đồng bộ được những điều này, bộ não sẽ phát huy hết năng lực nó vốn có, gần như là vậy. VD như là Albert Einstein, Bill Gates, Da Vinci, Mozart , … . Và hầu hết cuộc đời những vĩ nhân này chỉ dành cho nghiên cứu, cô độc và thực sự tách biệt với thế giới ngoại vi. Có thể với thời điểm hiện tại là hơi trễ so với họ nhưng cái quan trọng là khi nhận ra được tất cả những điều bí ẩn này thì sẽ rất thú vị để làm điều gì đó lớn hơn rất nhiều cho bản thân .

      • Cô độc không hẳn là không có cảm xúc, chỉ là do cách nghĩ của từng người thôi. Tất cả chỉ là do cách nghĩ, ngay cả khi bạn làm gì đó bạn thích, bạn đã không cô độc rồi. Tớ thích cách nghĩ của bạn xuan nguyen, rất thú vị, hạnh phúc là những trải nghiệm trên chuyến đi.

    • Thành công nghĩa là một điều gì đó khá mơ hồ, cô độc cũng vậy. Hiểu được ý nghĩa cũng chúng đến đâu là tùy từng người, từng cách nghĩ, tôn giáo hoặc khả năng lĩnh ngộ. Có những người dù đã giàu có và sống trong giấc mơ của mình rồi mới nghiệm ra rằng: “Cô độc không phải luôn chỉ có một định nghĩa duy nhất. Nó còn không chỉ là một chân lý, mà là vô số những chân lý, và một từ ngữ bao hàm hết tất thảy những gì gọi là cô độc. Cô độc không phải chỉ là cảm thấy cô đơn. Cô độc thực sự nhiều hơn thế.”

  6. Ta cô độc khi ta không tìm thấy một người “lạc lối” cùng mình. Thật may là nhờ có Triết Học Đường Phố, cái cảm giác đó đã dần mất đi rồi. Ở đây, ta có thể tìm thấy những con người cô độc khác, dẫu sao, ta cũng chẳng thể vơi bớt đi nỗi cô độc này được. Đơn giản, chỉ có ta là ta mà thôi. Không ai khác có thể thay thế, không bao giờ có một cái “ta” thứ hai. Cô độc thì có, cô đơn, có thể có, có thể không… Có hai cái cô độc mà ta đang phải đối mặt, những con người đang đi ngược lại với “số đông”.

    • Bạn nói đúng đấy, nhưng hầu hết những thành viên trên đây đang đi kiếm sự đồng hành và cảm giác chung cũng khá chông chênh khi những quan điểm đi ngược lại số đông như bạn nói. Với tớ thì triethocduongpho là 1 trang tiếng nói tự do của những người trẻ rất bổ ích và nhiều bài viết khá hay và làm người ta thay đổi, trong đó có tớ !! ^^

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI