28 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ăn thịt chó hay không ăn thịt chó?

Featured Image: Barbara O’Brien 

Chúng ta có nên ăn thịt chó hay không? Những người bên phía “không” thì nói rằng do chó là bạn của con người, là loài động vật thông minh và trung thành… nên không được ăn thịt chó. Phía nói “có” thì bảo rằng suy cho cùng chó cũng là một người động vật (vì thế không được luật nhân quyền bảo vệ) nên có thể ăn thịt tuỳ thích, tại sao lại ăn thịt lợn mà không ăn thịt chó, trong khi đó nghiên cứu cho thấy lợn còn thông minh hơn chó (bản thân tôi không biết độ tin cậy của những nghiên cứu này đến đâu)…. Không chỉ thịt chó đối với nhiều loài động vật khác cũng có những quan niệm khác nhau về việc ăn hay không ăn chúng như lợn, mèo, ngựa, bò…

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Đâu là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến việc chúng ta lựa chọn ăn hay không thịt một con vật nào đó.

Và lý do chúng ta có ăn hay không ăn một loài động vật nào đó dường như không phụ thuộc vào loài động vật đó mà phụ thuộc vào chính những suy nghĩ và quan niệm chủ quan của chúng ta.

Lấy ví dụ về việc ăn thịt chó, những người không ăn thịt chó họ nhìn thấy gì khi nhìn vào một con chó. Họ nhìn thấy đó là những sinh vật dễ thương, trung thành và tinh khôn. Vì thế họ không thể nào hiểu được việc tại sao người ta lại nỡ giết và ăn những sinh vật tốt đẹp đến vậy. Thành thật mà nói, những con chó đó chắn chắn không thể nào hiểu được những khái niệm phức tạp mà con người gán cho nó. Chó trung thành vì nó là loài động vật sống bầy đàn và sự trung thành đối với con đầu đàn (mà bây giờ đã được thay thế bởi con người) là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của nó.

Còn việc chó rất dễ thương và biết “nịnh” người là bắt nguồn từ việc chọn lọc nhân tạo khi người ta sẽ ưu tiên chọn nuôi những cá thể chó dễ thương và biết “nịnh”. Tuy nhiên không quan trọng là những con chó đó có nhận thức được những giá trị đó hay không mà quan trọng là chúng ta đã GÁN cho nó những đó hay nói cách khác là chúng ta lựa chọn nó làm biểu tượng cho những phẩm chất mà chúng ta đề cao.

Khi nhìn vào chúng, chúng ta không thấy một con chó – một sinh vật hữu sinh hữu diệt tầm thường mà chúng ta thấy chính mình, thấy tình bạn, tình yêu, sự trung thành. Suy cho cùng, con người luôn hướng đến những giá trị chân thiện mỹ nên chúng ta sẽ không bao giờ huỷ diệt (nói cụ thể là ăn thịt) những biểu tượng cho những gì tốt đẹp trong chúng ta.

Còn những người ăn thịt chó có lẽ không (hoặc hầu như rất ít) nhìn thấy những phẩm chất đó khi họ nhìn vào một con chó và đối với họ ăn thịt cho cũng chẳng khác gì ăn thịt heo (tất nhiên là ngon và lạ miệng hơn). Và việc họ ăn thịt chó hoàn toàn không nói lên việc họ thiếu đi những phẩm chất ấy mà chỉ đơn thuần là việc họ không lựa chọn việc gán ghép những giá trị ấy cho những con vật đó mà thôi. Và cũng chính vì việc không lựa chọn đó mà họ hoàn toàn không cảm thấy tội lỗi khi ăn thịt chó. (Ở đây tôi không bản đến việc đi trộm chó của người khác hoặc việc ăn thịt chó sẽ khuyến khích việc trộm chó vì vấn đề đó không nằm trong chỉnh thể nội dung của bài viết này)

Bản thân tôi là người không ăn thịt chó và tôi cũng không ăn nhiều con vật khác nữa. Tôi không ăn thịt mèo vì tôi không thể hiểu tại sao người ta có thể ăn những sinh vật đẹp đẽ, duyên dáng đến vậy. Tôi không ăn thịt cá voi vì bên cạnh cá voi là một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng thì cũng là những sinh vật hết sức xinh đẹp, hiền hoà và vĩ đại. Tôi cũng sẽ từ chối ăn thịt đại bàng giống người Mỹ vì không ai lại đi ăn một sinh vật dũng mãnh và đầy kiêu hãnh như vậy.

Tuy nhiên, tôi có thể ăn thịt khỉ, dù đối với một số người khi có thể tượng trưng cho sự thông minh nhưng lý lẽ đó có vẻ không thuyết phục tôi lắm vì khi nhìn vào một con khỉ tôi chẳng thấy có gì thông minh cả. Tương tự với thịt bò, vì tôi không thờ thần bò nhưng người Ấn Độ nên tôi cứ ăn thịt bò thoải mái mà không cần sợ bị thần thánh nào dòm ngó cả. Tôi cũng sẵn sàng ăn thịt heo vì không như người Hồi giáo, tôi chẳng thấy heo có gì dơ bẩn hơn những con vật khác cả.

Vì vậy, việc có lựa chọn ăn hay không ăn một loài động vật nào đó phụ thuộc phần lớn ở quan niệm và thế giới quan của chúng ta, ở cách chúng ta nhận thức về các giá trị và lựa chọn biểu tượng cho các giá trị đó. Và cũng thật vô lý khi chúng ta phán xét những người không có lựa chọn giống chúng ta. Cả người ăn thịt cho lẫn người không ăn thịt chó đều có thể rất đề cao những giá trị như tình bạn, sự trung thành, sự chân thành nhưng khác nhau ở chỗ là họ có lựa chọn chó là biểu tượng của những phẩm chất ấy hay không thôi.

Lại bàn một chút về việc bảo vệ những động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tại sao chúng ta lại bảo vệ chúng? Thực dụng mà nói, có thể trên những động vật đó có những chất có thể giúp chữa bệnh hoặc đem lại một lợi ích nào đó cho con người. Nhưng đằng sau đó, chính là ý thức trách nhiệm của chúng ta, bởi chúng ta – với tư cách là một thành phần của toàn thể cộng đồng nhận loại phải nhận lãnh trách nhiệm về hậu quả do hành động của chúng ta trong quá khứ và hiện tại. Tôi có thể không phán xét bạn về việc bàn có ăn thịt chó, mèo, heo, bò hay không nhưng tôi sẵn sáng phán xét bạn là một con người vô lương tâm, vô trách nhiệm, và ngu dốt nếu bạn tiêu thụ sản phẩm làm từ tê giác, hổ hay từ bất cứ một loài nào có nguy cơ tuyệt chúng vì đây không còn là vấn đề về lựa chọn cá nhân mà là phủ nhận trách nhiệm của chúng ta như một phần của toàn thể loài người.

 

Phạm Quốc Việt

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

22 BÌNH LUẬN

  1. mục đích của YDV không sai, chỉ có những người chưa biết cách truyền đạt đúng về nó. Về trung lập thì tôi nghĩ như này:
    _ Phần nào đó thì con người là giống loài ăn thịt, tức là vẫn cần hấp thu dưỡng chất từ thịt. Nếu ăn chay được là tốt, còn nếu không ăn được thì cũng không nên ép. Miễn nó không quá mức gây mất cân bằng sinh thái, săn bắt động vật quý hiếm chỉ để chứng tỏ bản thân, tra tấn động vật trước khi giết thịt,… thì không có lý do gì để phản đối họ.
    _ Còn về vấn đề thịt con gì, hay cụ thể ở đây là con chó, nói thật là từ xưa đến nay, chắc phải vài năm trở lại đây mới có chuyện con người gần như chém giết nhau chỉ vì một con vật như này( ngoại trừ con tê giác…). Ăn thì không sai ( dù tôi thật sự không thích khi phải thừa nhận điều này), nhưng về chủ quan thì sẽ có xác suất không nhỏ miếng thịt chó đưa vào miệng bạn hôm nay, cũng đi kèm với máu thịt và nước mắt của chính người đã bảo vệ nó khi đuổi theo bọn trộm. Đừng có chối, đừng ngụy biện theo kiểu : Ở VN cũng đầy trang trại nuôi chó thịt; chó của Thái, chó Trung nhập sang… Vậy mục đích của bọn trộm chó là gì? Cho vui sao? Tóm lại là ăn thì không cấm, nhưng nên cân nhắc.

  2. “Cả người ăn thịt cho lẫn người không ăn thịt chó đều có thể rất đề cao những giá trị như tình bạn, sự trung thành, sự chân thành nhưng khác nhau ở chỗ là họ có lựa chọn chó là biểu tượng của những phẩm chất ấy hay không thôi.”

    Thực ra bạn đừng nên nói câu này ra thì hơn.

    1 người “đề cao tình bạn” như bạn nói mà lại không biết đến tình cảm của loài chó, tôi nghĩ đấy là sự đề cao giả tạo mà thôi. Nó không xuất phát từ tâm, mà xuất phát từ những quan điểm ràng buộc của xã hội, nghĩa là quan điểm xã hội như thế nào thì mình theo vậy, chứ thực ra trong đầu chả có mảy may khái niệm gì cả.

    “Lại bàn một chút về việc bảo vệ những động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tại sao chúng ta lại bảo vệ chúng? Thực dụng mà nói, có thể trên những động vật đó có những chất có thể giúp chữa bệnh hoặc đem lại một lợi ích nào đó cho con người”

    Cả cái này nữa. Tôi nghĩ là bạn chưa hiểu, rằng mọi thứ hữu hình hay vô hình trên đời này, miễn ta biết rằng nó TỒN TẠI, thì đều có tác động tiêu cực lẫn tích cực với ta theo 1 cách nào đó. Thế nên bạn cũng nói 1 câu buồn cười là “có thể nó giúp chữa bệnh hay lợi ích nào đó cho con người”. Thứ 1, nếu nói về chữa bệnh hay lợi ích, thì con chó, con mèo, con lợn gà bò mới là nhóm đem lại lợi ích nhiều nhất và “thực dụng nhất”. Cả vè vật chất lẫn tinh thần, nhóm động vật đó đem lại cái gì, cả tôi và bạn đều hiểu rõ. Những thứ động vật quý hiếm ngoài kia, đa phần chúng ta chẳng tiếp xúc hay thậm chí nhìn tận mắt, nên tác động của nó chẳng mạnh mẽ với ta. Đó có chăng cũng chỉ là 1 tí chút bảo tồn đa dạng sinh học, tô điểm màu sắc cho sự sống thôi. Chứ hổ trắng, sếu đầu đỏ… hàng trăm triệu người chả đụng vào nó cũng đâu thiệt thòi gì? thứ 2, bạn nói phải bảo vệ động vật quý hiếm, tôi không đồng tình. Chỉ vì nó “hiếm” nên nó mới “quý”, căn bản cũng chỉ vì tính người là ham thích cái lạ, cho nên cái gì càng khó tìm càng có giá trị vậy thôi. Sừng tê thì cũng chỉ có dưỡng chất bằng cái móng tay người, nhưng vì nó hiếm nên giá mua mới cao, chứ nó mà nhan nhản đấy thì người ta cắt móng tay ra uống giã rượu cũng được (!?).

    Tôi nghĩ bài viết của bạn cũng có điểm đúng, tuy nhiên nếu nó dừng lại ở suy nghĩ và quan niệm chủ quan của mỗi người, thế là đủ. Thế nào là chó biết “nịnh”? có đi có lại bạn à. Con người tốt với loài chó, thì loài chó tốt với con người, đơn giản thế thôi. Bạn nói chúng ta GÁN cho con chó những điều tốt đẹp? Suy rộng ra: Con người GÁN cho những sự việc khác nhau những cái mác XẤU, TỐT! Giết người là XẤU, Giúp người là TỐT? Xin lỗi, đấy đâu phải người ta GÁN cho nó, mà là bằng trực giác cảm quan người ta nhận thức được điều đó, tự nó tuân theo quy luật tự nhiên mà bạn.

  3. tôi không nói nhiều về văn hóa hay đạo đức khi ăn thịt chó. tôi chỉ nghĩ đơn giản tại sao con người biết mình ăn cái thứ ăn cướp, có cả máu và nước mắt của người khác họ vẫn ăn ngon lành. Nó khác gì tôi thấy người ta cướp đồ xong chạy lại mua món đồ đó mà vẫn vui vẻ nhìn người bị giựt đồ và tôi buông ra câu : ” ăn nó khuất mắt mà lo gì”

  4. Hồi còn là mem mấy trang yêu động vật, lúc nào mình cũng thấy các bạn ở phe yêu động vật cho mình cái quyền
    xỉa xói và phát xét những người lựa chọn khác họ. Hôm trước vào Human
    of Hanoi, thấy trong các ảnh của một chú gom bán mèo, gom bán đàng hoàng
    hẳn hoi, chả ăn cắp ăn trộm gì, một đống các comment rất “nhân đạo” của
    các bạn ấy. Nhẹ thì rủa xả cha, nặng thì đem nghiệp chướng ra rủa xả
    đứa con. Mình chả học đạo gì hết, nhưng núp sau lưng chữ “tình cảm” để
    chửi rủa một người cha đi làm để nuôi con thì tình cảm ấy “cao đẹp” quá, mình không theo nổi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,880Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI