27 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nếu bị phản bội hay cóc được yêu?

Photo: XSereneiX

Một bài viết có thể xem là tiêu cực (với một nhóm người) – Khuyến cáo trước khi đọc!

Ùm… Khó nói quá, bắt đầu từ đâu nhỉ?

Như tôi đã nói ở những notes trước của mình, ao ước hạnh phúc là điều hiển nhiên mà con người ai sinh ra cũng đã có sẵn. Nhưng, vấn đề nảy sinh là, đời không như là mơ. Và nếu hoặc đã có những lúc chúng ta bị phản bội hay không được yêu, chúng ta cảm thấy như thế nào?

Đau khổ tột cùng? Ghen tỵ vô bờ bến? Cảm thấy tệ hại? Trách cứ bản thân và tự kỷ? Vẫn không tin và chưa chấp nhận được sự thật? Tiếp tục đòi hỏi, năn nỉ, van xin, quỵ lụy? Ồ! Tôi bị hết rồi! Bạn cũng bị hết rồi! Và hôm nay tôi đang có một câu hỏi: Chúng ta sẽ tiếp tục như thế? Ý tôi là, trong cái vòng luẩn quẩn đau khổ như thế? Quả là một ca khó. Nhưng giờ, tôi muốn nghiêm túc nói về chủ đề này, vì nó rất quan trọng… Trong quá khứ, chúng ta đã bị như thế, và nếu tiếp tục bị trong tương lai, chúng ta sẽ?

Bị người yêu/vợ/chồng hay bất cứ ai đó phản bội (bằng bất cứ cách nào có thể tưởng tượng), bị hắt hủi và cóc được yêu thương và chúng ta đau khổ. Có gì đó giống như là chúng ta đang chờ được ban phước, chả khác chút nào. Cái quái gì và từ khi nào mà chúng ta thèm thuồng đến nỗi điên cuồng như thế. Chút nước thánh à? Hay chút bánh kẹo dỗ dành? Vài lời ngon ngọt để an ủi? Chúng ta thèm đến cỡ đó à?

Đã từ lâu tôi không còn coi mình là trung tâm nữa. Vứt bản thân tôi ra khỏi cái rốn của vũ trụ, và tôi biết rằng, tôi chả là cái đách gì trong cuộc đời này hết! Vậy thì chả có cái lý do cóc gì mà người ta phải yêu thương tôi hay không được phép phản bội tôi. Tất cả đều là quyền tự do “của họ”, và có vấn đề gì đó nảy sinh ở phía chúng ta. Bỏ qua họ đi, chuyện của họ coi như đã giải quyết xong, giờ, có gì bất ổn từ chính phía chúng ta…

Tôi không muốn nói những điều cao siêu, tôi không muốn áp tất cả những cách nghĩ của thánh nhân lên đại đa số người khác, nhưng hình như chúng ta – cái tôi của chúng ta đã tự “mặc định” cho mình cái vị trí quan trọng nào đó trong cuộc đời từ bao giờ rồi. Và đó là cách mà chúng ta điên tiết lên khi có ai đó làm gì đó “không phải phép”.

Ngẫm lại đi! Bạn và tôi, chúng ta, LÀ CÁI GÌ? Thậm chí Michael Jackson, Mandela, Obama LÀ CÁI GÌ? Chả là cái khỉ gì trong vũ trụ này hết. Chúng ta nên học cách khiêm tốn. Nhìn vào vũ trụ và biết rằng bạn chỉ nhỏ bằng một phần tỷ bình phương của con vi khuẩn so với vũ trụ này thôi. Thế nên, khiêm tốn đi!

Con người sinh ra, ngoại trừ cái thân xác và tâm trí là của riêng bản thân mình, chẳng còn gì khác cả. Thử nghĩ đi, cái ba lô có phải của chúng ta không? Hay chúng ta chỉ đeo nó lên vai và rồi cũng phải bỏ nó xuống; đôi giầy nhé, quần áo nhé, bánh kẹo nhé, laptop nhé, smartphone, xe, nhà nhé! Có thứ gì mà nó thuộc về chúng ta không? Hay chúng chỉ có nghĩa là nằm bên cạnh chúng ta mà thôi.

Tương tự, cha mẹ, anh em, bồ bịch, vợ chồng, bạn bè… Chả có gì là của mình hết! Họ chỉ ở cạnh ta. Tôi biết, nói ra điều này, nghe thì có vẻ tiêu cực đấy, nhưng một khi mỗi người nhận thức ra rằng, mỗi người đến và đi trong cuộc đời này “một mình”, thì chúng ta có thể hiểu ra một cách nghĩ mới, khác cách cũ rất nhiều. Thực sự thì, nền của sự sống mỗi người là “sự cô lẻ”. Tôi không dùng cô độc hay cô đơn, mà nó chỉ đơn giản nghĩa là có một mình nó mà thôi.

Khoan đã! Đừng hiểu nhầm ý tôi! Yêu người khác thì tốt rồi. Rất tốt! Nhưng nếu vì quan tâm ai đó, yêu ai đó mà không được yêu lại thì nảy sinh ra những đau khổ thì có điều gì đó không hợp lý! Đúng chứ? Khi không yêu ai, chúng ta không khổ, tự dưng từ khi yêu ai đó và cóc được yêu lại (hoặc bị phản bội) nên chúng ta bắt đầu thấy khổ. Giống như bình thường tự mình lau nhà được, cảm thấy bình thường, có đôi khi là vui vẻ, tự dưng giờ có thêm đứa bạn thân ngồi đó mà không giúp gì cái cảm thấy bực. Đúng không?

Thực sự thì, chúng ta đòi hỏi ở cuộc sống này quá đáng, đòi hỏi người khác phải tập trung vào mình và yêu thương mình. Rõ ràng là quá tham lam nhưng lại vô lý. Tôi biết ước ao mưu cầu hạnh phúc là chính đáng. Nhưng có sự nghịch lý và mâu thuẫn giữa mưu cầu chính đáng và thành quả đạt được. Điều chính đáng đã không còn ý nghĩa gì nữa khi mà kết quả chúng ta đạt được chẳng là gì. Vậy thì đừng có quan tâm đến “chính đáng” hay không chính đáng nữa. Mà hãy nghĩ, làm như thế nào để bản thân mình bớt khổ và cảm thấy vui hơn mới là quan trọng.

Một ngày nào đó, trở nên vô định, vứt cái bản thân mình đi đâu đó thật xa, bạn không còn coi mình là gì nữa, thì bạn sẽ biết câu trả lời cho tất cả những câu hỏi mâu thuẫn trước kia. Và bạn sẽ biết, trong cái vực sâu của sự bị ruồng bỏ, bị phản bội, bị hắt hủi, bị đau khổ, bị lạnh nhạt, bị cóc được yêu.

Trong cái chiều sâu thăm thẳm đó, bạn nhận ra một điều: Có gì đó mênh mông lắm, rộng rãi lắm… Thứ mà tôi không biết gọi là gì. Nhưng hình như những thánh nhân gọi đó là: “Thiền” – Krishnamurti cũng gọi “Thiền” là “Tình yêu” nữa! Có lẽ, bạn phải tự trải nghiệm lấy, tôi chỉ là người viết, viết những thứ nghĩ là nên viết, thế thôi!

P.s: Tôi không khoa môi múa mép, nhưng nếu ai đó đọc xong cố tình nghĩ là như vậy thì cũng được. Đây chỉ là những nhận thức của tôi, và cũng là những quy tắc, những quan điểm mà tôi sẽ theo đuổi nó đến cuối đời. 🙂

-Lục Phong-

spot_img
Bài trước
Bài tiếp theo
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Bài viết rất hay đấy. Nó cần thiết cho những ai đang vật vã tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao” đầy chua chát.

    Tôi chỉ xin nói thêm thế này. Thực ra từ khi con người xuất hiện trên trái đất, với việc làm ra dụng cụ lao động và tạo ra sản phẩm, con người đã định nghĩa được, dù rất mơ hồ rằng, thế nào là “sở hữu”. Đó cũng là điểm ưu việt của con người so với muôn loài. Dần dà, con người giành đc sự tự chủ và chế ngự thiên nhiên, rồi sinh ra vọng tưởng rằng mọi thứ mà mình chế ngự được đều thuộc sở hữu của mình. Từ vật vô tri như đồ vật, đến con người.

    Và ý niệm đấy hằn sâu vào tâm trí con người qua hàng vạn năm. Giống như 1 con đường mòn đc tạo ra khi người ta cứ đi lại mãi trên 1 lộ trình vậy. Con đường mòn thì còn có thể cải tạo hay xóa bỏ nó, chứ cái định kiến gắn trong tâm trí, thực sự cực kỳ khó gột rửa, hay tẩy não. Cũng chẳng có ai có thể gạt bỏ nó, ngoài bản thân.

  2. Mỗi một con người đều có người thân/bạn bè/kẻ thù… hay những thứ gì hiện hữu được đối với họ, thì chỉ tồn tại một thời gian, hay nói khác hơn là 'chúng' đi cùng ta trên 1 đoạn đường nào đó nhất định thôi.
    Mỗi tôi, chúng ta cần ý thức đc điều đó, thì có thể sẽ hay ho hơn!

  3. Một suy nghĩ hay. Nhưng vấn để là nó siêu thực. Chả có ai có thể vứt bỏ cái tôi mình được hết. Nếu bạn làm đươc thì đúng là bái phục. Những xúc cảm yêu, ghét, hờn, dỗi, đau đớn, quỵ lụy,…đó là một phần rất con ngừoi làm sao chối bỏ được?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI