28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Phản biện bài viết “Học Thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị”

Karl Marx

 

Bản thân tôi vốn dĩ không thích tư duy từ chương và thiếu khoa học của những người nghiên cứu cũng như áp dụng chủ nghĩa Marx nhưng tôi thấy khá khó hiểu về một bài viết phê bình chủ nghĩa Marx mới đăng trên đây (“Học Thuyết Mác – Lê Đã Không Còn Giá Trị Gì Nữa“).

Tôi không rõ bài viết nhằm mục đích học thuật hay giải trí nhưng tiêu đề tạo cho tôi hướng đến một bài phê bình khoa học nghiêm túc. Bài viết nhìn chung nhắm vào mối tương quan giữa Karl Marx, Lenin và những người xung quanh nhiều hơn là phân tích các quan điểm của học thuyết Marx – Lenin như tác giả đưa ra.

Mở đầu tác giả bài viết lập luận rằng: “lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.” và “lý thuyết của Marx đã bị những người cùng thời chỉ trích nặng nề, chẳng hạn như Proudhon, Lassalle, Bernstein và ngay cả những người cùng quê quán của ông chối bỏ.” và rất nhiều đoạn tương tự như vậy. Và dẫn chứng của tác giả cũng khá quen thuộc như bao vị ngoài đường và trong quán vẫn thường hay đàm tiếu: “hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu. Bởi lẽ đó chủ thuyết Mác-Lê không còn một chút gì là giá trị hiện tại.” và “Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.”

Xin nêu vài lỗi của tác giả trong bài viết này. Đây là ý kiến chủ quan của tôi nên sẽ có không ít sai sót.

– Về mặt từ ngữ và thuật ngữ: tác giả đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản khi trích dẫn từ có gốc tiếng Pháp để chú dẫn cho lý thuyết của Marx  trong đoạn sau đây: “Chữ Pháp chủ nghĩa có nghĩa là “doctrine” , là toàn thể những ý niệm, ý tưởng, tư tưởng, mà người ta cho rằng, giả thuyết rằng là đúng, nhưng đối với người khác chưa chắc đã đúng, để hướng dẫn hành động và cắt nghĩa những sự kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, triết học. Định nghĩa như vậy, thì lý thuyết Mác Lê được coi như một chủ thuyết, một chủ nghĩa. Tuy nhiên nó không nhất thiết là đúng”. Tác giả đã làm lệch khung ngôn ngữ. Trong khi tác giả không đưa được dẫn chứng Karl Marx đã thể hiện quan điểm của mình như một hệ thống lý luận, hệ tư tưởng hay học thuyết mà ngay từ đầu đã áp đặt đó là “học thuyết”.

Tác giả tự mâu thuẫn với chính mình khi ở trên nói rằng: “Chủ thuyết hay chủ nghĩa là những tư tưởng….” nhưng vừa xuống dưới tác giả đã biến nó thành “học thuyết”. Phải chăng theo định nghĩa của tác giả “chủ nghĩa” tương tự với “học thuyết”?

Có một số thuật ngữ tác giả dường như không nắm nhưng vẫn cố dịch. Do Thái giáo không có chức vị tư tế nào gọi là “mục sư”. Chức vị tư tế của Do Thái tiếng Pháp (vì tác giả hay trích Pháp) là Rabbin nghĩa gốc tiếng Do Thái là thầy dạy hay thầy giảng. Cũng xin nói thêm thân phụ của Karl Marx đã từ bỏ Do Thái giáo để chuyển sang Tin Lành Luther và các con ông (trong đó có Karl Marx) cũng là người Tin Lành chứ không phải như tác giả đề cập: “Không nói đâu xa, ngay chính một người con gái của Marx, ngày xưa đi theo tư tưởng của cha, nhưng sau thấy không tưởng, sai lầm, nên đã bỏ và trở về đạo Do Thái giáo, đạo gốc của gia đình.” Tác giả có thể đọc thêm các sách của giáo sư sử học Mỹ Jonathan Sperber nghiên cứu khá kĩ lưỡng và sâu sắc về Marx như: Karl Marx: His Life and Environment, Karl Marx: A Nineteenth-Century Life…

Khi dùng thuật ngữ “giai tầng sĩ phu, trí thức” tác giả đang muốn nói đến “giai cấp trí thức” chăng? Xin thưa “trí thức” được gọi là “bộ phận” hay “tầng lớp” hay “đội ngũ” chứ không phải “giai cấp”. Nếu đang diễn đạt về lập trường của Marx – Lenin thì đây là điều tối thiểu cần biết.

“L’anarchisme” hay “chủ nghĩa vô chính phủ” (“vô trị”) phủ nhận mọi chính quyền nhà nước và mọi quyền lực chính trị khác, không thừa nhận một trật tự chung đối với tất cả mọi người trong quan hệ giữa người với người, tuyên truyền sự tự do vô hạn của cá nhân. Chủ nghĩa này là một cơn giông tai hại cho thế giới tư bản Tây Âu cuối thế kỉ XIX. Không rõ tác giả muốn nói gì khi đề cập đến Paul Lafargue và chủ nghĩa vô chính phủ của ông. Phải chăng muốn nói rằng do Marx mà Paul Lafargue trở nên tệ hại? Vậy Paul Lafargue chỉ là một con lừa học vẹt theo những điều “xấu xa” từ Marx hay đã “diễn dịch” một cách mù quáng học thuyết của Marx?

Đó là một số lỗi từ chính. Bên cạnh đó có thể thấy sự thiếu thống nhất trong tên riêng như lúc dùng Mác, lúc dùng Marx hay Lenin  và Lenine

– Về mặt phương pháp và lập luận: tác giả chủ yếu dựa vào quan hệ nguyên nhân – hệ quả.

Tác giả cho rằng “một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do” là một “lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế”. Vậy các nước tư bản phương Tây đang làm gì? Quân chủ và bầu phiếu không phổ thông sao?

Một lập luận khá phổ biến khi nói về một tư tưởng của ai đó: phần đông chúng ta (quá khứ lẫn hiện tại) không chấp nhận tư tưởng ai đó suy ra nó là sai lầm. Lỗi mắc phải ở đây là đang khái quát hóa một hệ tư tưởng khổng lồ của Marx về: thế giới quan, tư duy – nhận thức, hình thái chính trị, kinh tế, xã hội… mà không suy xét từng khía cạnh cụ thể. Về khía canh học thuật sự tranh cãi hệ tư tưởng của bất kì một triết gia nào vẫn đang diễn ra hàng ngày không chỉ Marx – Lenin mà cả các tiền bối và hậu sinh người Đức của các ông như: Kant, Hegel, Nietzsche, Wittgenstein, Marcuse… và tất nhiên không ai dám khẳng định các triết gia (kể cả Marx) đúng hay sai hoàn toàn. Lỗi này lại tiếp tục cho đến cuối cùng: “Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.”???? Tác giả có thực sự hiểu họ đang làm gì không?

“Chúng ta thấy ở Đức có 13 và khắp nơi trên thế giới có gần 100 trường dạy sinh ngữ đức mang tên cuả Goethe (Goethe Institut), Viện Goeth, chứ không có Viện Marx.”

Nước Đức không thiếu những danh nhân có tầm quốc tế: Otto von Bismarck, Ludwig van Beethoven, Immanuel Kant, Albert Einstein… Việc đặt tên là Viện Goeth nhằm tưởng nhớ Johann Wolfgang von Goethe người đầu tiên đã mang những “giá trị Đức” đến với nhân loại, phù hợp với mục đích của Viện.

Vấn đề “đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội đó là tôn trọng tự do và dân chủ” và “hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu.” của việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước khác có thể đúng là đã xảy ra nhưng theo logic có thể có 2 kết luận: chủ nghĩa cộng sản mà những nước đó triển khai là sai về bản chất lý luận hoặc thực tiễn áp dụng. Nếu chỉ đơn thuần lập luận nhận thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm hay kết quả thực nghiệm thì tác giả đang rơi vào chủ nghĩa thực chứng chứ không phải là quan điểm của Marx. Ý kiến của bà Rosa Luxembourg: “Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh xây dựng lên” rõ ràng đang hướng đến thực thể chính trị chứ không phải là “học thuyết” mà tác giả đề cập.

Tóm lại, tác giả đã hoàn toàn không đưa ra một bằng chứng thống kê xã hội nào, cũng không đưa ra bất kì một phản biện nào về mặt tư tưởng và lý thuyết của chủ nghĩa Marx – Lenin. Bài viết dường như đang khuyên mọi người nhắm đôi mắt tư duy để suy xét toàn diện về chủ nghĩa Marx – Lenin hơn là chủ trương “để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra” của tác giả.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

54 BÌNH LUẬN

  1. Học thuyết chỉ là cái lý thuyết, tính toán trước để áp dụng vào thực tế. Đôi khi tính đúng nhưng áp dụng vào thực tế lại sai. Có giá trị hay không thì thực tế trả lời. Cho dù phát triển nó trên giấy có hay, có đẹp đến mức nào mà không đi vào đời sống được thì cũng thua thiệt.

  2. Thật không có nước nào như nước Việt Nam.
    Văn hóa Việt đâu thiếu những cái hay để học hỏi.
    Suốt ngày đi học những thứ học thuyết đâu đâu,mà phải học thứ học thuyết trong thùng rác của người khác đã vứt bỏ.
    Quang Trung,Trần Hưng Đạo đâu không học ? Suốt ngày cắm mặt phụng thờ Mác Lê Nin

    • Cái này cũng không trách được, VN chúng ta không có được một học thuyết về xã hội đủ tầm để phát triển. CNXH cũng tạo ra được tác dụng của nó, CNTB đã hoàn thiện rất nhiều sau khi CNXH xuất hiện. Cái vấn đề không phải là chủ nghĩa gì mà là trong từng cái chủ nghĩa ta lấy được cái gì tốt. Xét cho cùng thì mọi chủ nghĩa chỉ nhầm phục vụ cuộc sống con người, giống như vật chất và tri thức cũng cũng là công cụ của con người. Nhưng tiếc là con người cứ biến mình thành thứ phục vụ cho những công cụ đó.

      • Mình không chịu được khi người ta cứ vác ngoại bang về nhà.Công viên Chi Lăng,tên lịch sử đẹp như vậy lại bị đổi tên thành công viên Lê Nin,Lê Nin làm gì có công trạng gì với đất nước ta đâu ?

  3. Mình thấy bạn mới là người từ chương,giải thích thuật ngữ là việc của từ điển,sao bi bắt bẻ người khác từng chữ làm gì ? Đúng là bài viết đầy lỗi nhưng quan trọng là cái ý bài viết là đúng,nghĩa là học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị.Giá trị ở đây là giá trị sử dụng,còn muốn trưng bày trên kệ hay xem chơi cho vui thì cũng xem như còn chút tác dụng !

  4. Sao đi bắt bẻ từng chữ chi vậy bạn,chủ yếu là cái ý muốn nói thôi,chứ ai rảnh mà chau chuốt từng lời được,học thuyết hay chủ nghĩa hay tư tưởng gì miễn sao người đọc hiểu là được ! Mà đọc xong bài viết thì mình cũng chẳng hiểu thực ra bạn đang muốn nói gì !

  5. Triết học Mác đúng hay sai nhìn thự tế là thấy chứ tranh cải nhau làm chi nữa cho mệt. Hãy nhìn xem! chỉ có những nước có trình độ dân trí thấp, nghèo nàn mới đi theo. Còn bài này chẳng giá trị gì cả vì chỉ là sự bắt bẻ câu chữ chứ chẳng nói lên được gì. VN và TQ có phải đang đi theo CNXH như Mác nói hay không? Thử hỏi giờ còn có ai tin vào lý tưởng của Mác nữa, kể cả những ai đi theo ông ấy. Người biết thì không tin, người tin thì không biết vậy.

    • Chính quyền Việt Nam chỉ mượn cái danh Chủ nghĩa Mác – Lê, chủ nghĩa xã hội nhằm mị dân vẽ ra cho họ “thiên đường” mà vĩnh viễn họ không chạm tới được thôi :), rồi từ đó ngu dân tuyên truyền theo kiểu nước ta vẫn ổn, vẫn dân chủ chán; nhưng thực ra nát từ trên xuống dưới rồi

    • Cũng hay theo dõi và thích các nhận xét của Mắt đời tuy nhiên trong trường hợp này bạn cũng hơi cực đoan. Đối với tôi cái gì tồn tại đều có cái lý của nó. Không có cái gì ra đời là vô nghĩa cả, nếu có ít ra nó cũng làm cho xã hội tư bản chuyển mình phát triển theo hướng tích cực hơn hoặc làm cho nhiều người biết là mình đã đi sai hướng. Chủ nghĩa Mác trong trường hợp nào đấy sẽ biến thành chủ nghĩa xã hội không tưởng tùy theo người vận dụng. Có câu “thờ phật thì ăn oản” trong trường hợp này thì nên hỏi các đảng viên, chứ ai cũng biết nó đúng hay sai vào thời điểm này. Chẳng có xã hội nào là dân chủ đâu, đã sinh ra làm kiếp người thì nên có trật tự và bị trị thì mới không loạn, dân chủ thì cũng chỉ là nhiều người trị ít người hơn theo đa số lá phiếu bầu còn cộng sản thì đang làm ngược lại. cá nhân tôi chỉ tôn sùng chủ nghĩa Dân tộc (có thể sau này thế giới “phẳng” nó sẽ biến mất) và những gì tuyên ngôn và hiến pháp năm 46 đã đề ra chứ không phải sửa lại sau giải phóng với tên nước nên giữ là Việt Nam dân chủ cộng hòa và giữ thế nước trung lập (nhưng độc lập) khi ở vị trí này như vậy sẽ làm bạn với các nước khác dễ dàng hơn mà không ai nghi ngờ cả. Thân

  6. Nếu phải xem xét kỹ thì học thuyết Karl Marx – Lenin là học thuyết đã từng có giá trị,ít nhất là với nước Nga (Liên Xô cũ ) vì cơ sở lý luận của nó giúp nhiều nước chạy theo Liên Xô và tạo nên một hệ thống XHCN.
    Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã chứng tỏ nó không còn giá trị,hoặc vẫn còn giá trị nhưng không thể ưu việt bằng các học thuyết của hệ thống TBCN.
    Nói chung giá trị là thứ phải được kiểm nghiệm bằng chính thực tế.Thực tế sai thì tức là lý thuyết sai,chứ không có lý luận phi logic như lý thuyết đúng mà hành động sai được.
    Một thời Liên Xô huy hoàng đã khép lại cùng với học thuyết Karl Marx – Lenin,nên bỏ lại nó trong quá khứ thì tốt hơn.Cuộc sống thay đổi nhiều rồi,đừng bảo thủ nữa !

  7. Mình lại thấy học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa là điều rất đúng.Có thể lập luận rắc rồi nên các bác bắt bẻ câu chữ thôi chứ không còn giá trị thì đúng rồi.
    Vì học thuyết này xây dựng trên tình trạng của chủ nghĩa tư bản thực dân của thế kỷ 19 và sự ức chế nặng nề của công nhân đòi hòi có phong trào công nhân.
    Nhưng hiện nay thì giai đoạn tư bản thực dân qua lâu rồi,thế giới đang tiến lên hệ thống mới và cần những học thuyết khác.
    Đó cũng là lý do hiện nay chỉ có rất ít nước còn sử dụng học thuyết Karl Marx – Lenin và điều này chỉ xảy ra ở những nước lạc hậu và chậm tiến,như VN chẳng hạn.

  8. Mình có vài ý kiến :
    1/ Tư tưởng hay học thuyết cho dù có hay đến mấy thì cũng phải sinh ra,lớn lên và chết đi.Chính Mác đã công nhận là không có một cái gì gọi là ” đỉnh cao trí tuệ ” cả,thế giới luôn vận động và cái sau phủ định cái trước để đi lên.
    2/ Học thuyết của Karl Marx-Lenin là học thuyết của thế kỷ 20,còn bây giờ thế kỷ 21 rồi,Nước sinh ra nó là Liên Xô cũng sụp lâu lắm rồi.Nói đi nói lại thì dính tới chính trị,tức là mình vẫn xài đồ cũ của người khác,vì vậy mình cứ phải tự khen máy chạy tốt,chạy bền.đó là một hình thức tự sướng thôi,không hay ho gì

    3/ Cái mà ai cũng ra sức bao biện là lý thuyết thì đúng nhưng thực tiễn áp dụng thì sai nhưng sai thì vẫn là sai,lý thuyết không làm cho thực tế nó hết sai được.Mà cái nào sai thì người ta không dùng nữa,giống như ti vi tủ lạnh cứ hư hoài sửa mãi không xong thì vứt luôn mua cái khác cho nhẹ người.

  9. Theo mình thì bài viết đó đúng chứ đâu sai !
    Nếu học thuyết Karl Marx – Lenin còn nhiều giá trị thì vì sao Nga và rất nhiều nước phải từ bỏ nó ?
    Nếu học thuyết Karl Marx – Lenin còn nhiều giá trị thì vì sao Liên Xô lại sụp đổ ?
    Bằng chứng thống kê xã hội lớn nhất của việc học thuyết Karl Marx – Lenin không còn giá trị chính là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN.Cho dù sai về lý luận hay sai khi triển khai thực tiễn thì vẩn là sai,không ai làm Liên Xô sống lại được.

  10. Học thuyết của Karl Marx sẽ trường tồn với thời gian nhưng Lenin đã trở thành kẻ phản thầy.

    Muốn bảo vệ học thuyết của Karl Marx thì hãy tránh xa cái tên Lenin.

  11. Bài viết trên phản biện khá tỉ mỉ đấy, tôi rất cảm ơn về bài phản biện này!

    – Riêng tôi đọc bài viết “Học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa” thì tôi tin chắc chỉ cần đọc tiêu đề bài viết này cũng biết bài này cực kì vô giá trị. Tác giả viết bài có sự thô thiển trong chắp vá, ghép nối, ngụy biện, đưa tin dối trá, ngoài ra còn nói đến tính tiêu cực. Trong mọi sự vật, hiện tương nào cũng đều có mặt tốt, mặt xấu, nhưng việc phủ nhận hoàn toàn triết học Mác – Lenin, những người được tôn thờ trong 4 vĩ nhân của nhân loại, lại bị phủ nhận hoàn toàn thì tóm lại, tác giả chẳng có chút kiến thức gì về triết học để mà “thảo luận” làm gì.

    – Có 2 loại trí thức trong xã hội: trí thức thật và trí thức lởm, ngụy trí thức. Trí thức thật thì dù ít hay nhiều cũng góp phần xây dựng nước nhà phát triển. Còn trí thức lởm, ngụy trí thức thì rất giỏi hô hào, đàm đạo tối ngày nhưng chẳng có tí cao kiến gì để phụng sự đất nước, những kẻ vô công rỗi nghề phải ăn tiền để nói láo, có hành động bêu riếu, nói xấu dân tộc…

    • Mác, Lê được tôn thờ như những vĩ nhân ở đâu vậy bạn, có một số nơi quê hương cách mạng, hay những vùng một thời cuồng xã hội chủ nghĩa thì vẫn còn tượng tôn thờ 2 vị này thôi chứ chẳng ở đâu người ta tôn thờ trong 4 vĩ nhân của nhân loại, tới Ukraine còn giật đổ tượng của Lenin và Mac thì biết nó tệ hại thế nào rồi.

  12. Nguyen Cuong Tôi tranh luận trong hòa bình và cũng muốn kết thúc trong hòa bình! Dữ liệu lịch sử có thể là bạn đúng, tôi sai và ngược lại! Cái mà tôi biết và cái mà bạn biết là từ 2 phía khác biệt, trong mỗi bên chắc chắn có 1 phần sự thật và NHIỀU dối trá để biện minh cho mỗi bên! "Lịch sử chỉ là con điếm để cho chính trị gia mặc sức giày vò!"-tôi vẫn còn nhớ câu nói này; hạ nhục hay tôn vinh là do quan điểm của nhà viết sử, đọc để biết chơi chứ cũng chẳng tranh luận làm gì! "Đọc sách mà tin hết vào sách thì chẳng thà đừng đọc"- Tôi đã ko tin hết vào những gì tôi đọc dc, ít nhất là lịch sử và bạn có giống tôi ko?

  13. Nguyen Cuong à! tôi chỉ biết rằng nạn đói năm Ất Dậu là do phát xít Nhật gây ra thôi! nếu họ đã có làm gì cho chúng ta thì đó là đặt lên Việt Nam 1 tầng bóc lột nữa-sau thực dân Pháp! Cái ý nghĩa mà bạn nói là 2 triệu người VN chết đói đúng ko?

  14. Phan Duy Khánh: mình rất cảm ơn nhận xét của bạn. Nguyên đoạn này là:

    Paul Lafargue, con rể của Marx, người đã giúp ông rất nhiều trong việc quảng bá tư tưởng của ông tại Pháp, sau đó cũng bỏ đi theo chủ nghĩa vô trị (l’anarchisme), làm cho Marx phải than : “Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng trên thế giới này đi theo chủ nghĩa vô trị.” Đây cũng là lý do làm cho Marx chuyển trụ sở của của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng sản, lúc đầu ở Luân Đôn, về Thụy Sĩ, sau đó chuyển sang Hoa kỳ, rồi bị giải tán, vì tổ chức này bị ảnh hưởng mạnh bởi những người theo chủ nghĩa Vô trị của Proudhon, Pháp, và của Bakounine (1814-1876), Nga.

    Ngay cả đồ đệ của Marx, và chính Engels (1820-1895),

    “Vào cuối đời, năm 1895, nhận thấy tình trạng trưởng thành của những phong trào thợ thuyền và xã hội, đã đưa ra giả thuyết, theo đó một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do, chính là con đường tốt nhất để giúp những người lao động, trong công cuộc đấu tranh của mình đi đến chỗ thoát khỏi sự áp bức của tư bản.” (Manifeste du Parti Communiste – dẫn nhập bởi Lire le Manifeste của Claude Mazairic – trang 9 – nhà xuất bản http://www.Librio.net)

    Tuy nhiên lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế này, 34 năm sau khi Marx chết và chỉ có 22 năm sau khi Engels chết, lại được Lénine lượm về, dùng quyền lực chính trị áp dụng, cộng thêm tư tưởng độc đảng, độc tài của Lénine.

    —-
    Mình không rõ đoạn "Vào cuối đời…áp bức của tư bản" đang bổ túc cho chủ đề nào. Và nếu bổ túc ý kiến của Engels thì hình như không được hợp logic với đoạn nói về Paul Lafargue ở trên và đoạn "lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế". Không biết mình nêu ý kiến vậy có hợp lý ko?

  15. Precious Stone ban đầu tựa đề bài viết là "Điều khó hiểu về một bài viết". Tôi không nhắm đến mục đích phản biện mà chỉ thắc mắc về cách diễn đạt và cách dùng từ ngữ của tác giả. Còn nếu phản biện nghiêm túc tôi chỉ có thể nói là bài này không có bất cứ luận chứng nào để phản biện ngoài khai thác mối tương quan cá nhân với người khác của Marx – Lenin và nêu ra một vài dẫn chứng thiếu tính thuyết phục. như 100 triệu người chết hay đặt tên Viện Goethe mà không phải Viện Marx.

  16. Precious Stone ban đầu tựa đề bài viết là "Điều khó hiểu về một bài viết". Tôi không nhắm đến mục đích phản biện mà chỉ thắc mắc về cách diễn đạt và cách dùng từ ngữ của tác giả. Còn nếu phản biện nghiêm túc tôi chỉ có thể nói là bài này không có bất cứ luận chứng nào để phản biện ngoài khai thác mối tương quan cá nhân với người khác của Marx – Lenin và nêu ra một vài dẫn chứng thiếu tính thuyết phục.

  17. Huỳnh Đắc Hải bạn có biết chủ nghĩa phát xít Đức có hình thức hoạt động tương tự như cách mà LB Xô Viết thực hiện với người dân và binh lính của họ không? cách nói của bạn đầy tính áp đặt. Ngay cả việc nước Nhật có ý nghĩa như thế nào đối với VN bạn cũng không có kiến thức.

  18. Mặc dù bài viết này đúng với suy nghĩ của mình nhưng vẫn có một chỗ mình thấy tác giả đây hiểu nhầm về bài viết trước .Mình xin phép trích lại 1 đoạn trong bài viết này:

    " Tác giả cho rằng “một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do” là một “lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế”. Vậy các nước tư bản phương Tây đang làm gì? Quân chủ và bầu phiếu không phổ thông sao? "

    Có lẽ tác giả đã không hiểu đúng ý của “lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế” ở bài viết trước. Câu “Vào cuối đời, năm 1895, nhận thấy tình trạng trưởng thành của những phong trào thợ thuyền và xã hội, đã đưa ra giả thuyết, theo đó một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do, chính là con đường tốt nhất để giúp những người lao động, trong công cuộc đấu tranh của mình đi đến chỗ thoát khỏi sự áp bức của tư bản.” là phần nhận xét của Engels.

    Còn “lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế” là phần nhật xét của tác giả bài viết trước về lý thuyết của Marx.

  19. mình thì không hiểu gì về học thuyết hay chủ nghĩa. Mình chỉ thấy rằng các nhà nước Cộng sản vận dụng tư tưởng của Mac -Lê để xây dựng đất nước thì Tự do, Dân chủ đều bị bó buộc, thậm chí quyền ấy bị tước bỏ hoàn toàn như Bắc Triều Tiên

  20. nêu ý kiến này từ một vài đoạn trích trên 3 trang:
    http://content.time.com/time/world/article/0,8599,2040304,00.html
    http://www.reuters.com/article/2013/08/14/us-greece-anarchists-time-idUSBRE97D0B920130814
    http://content.time.com/time/world/article/0,8599,2040304,00.html
    Mình cũng nghĩ rằng mình nêu ý kiến hơi khiên cưỡng khi cho rằng: "Chủ nghĩa này là một cơn giông tai hại cho thế giới tư bản Tây Âu cuối thế kỉ XIX."

  21. 🙂 cái mình thích ở bài "… ko còn giá trị" là tác giả đã cung cấp cho mình biết nhiều sự kiện xung quanh cuộc đời cũng như học thuyết của marx
    nhưng dùng để phản biện lại học thuyết thì có vẻ hơi trẻ con 🙂 mình mới chỉ học căn bản về chủ nghĩa này nên ko dám bình luận gì nhiều
    hy vọng qua cuộc tranh luận này đc học hỏi thêm

  22. Lập luận như vậy là coi như 100 triệu người đã chết đó là vật thí nghiệm cho chủ nghĩa/học thuyết Marx, tác giả quả là một người có tư tưởng khoa học tiến bộ, khoa học vị khoa học trong đó con người được coi là những con chuột bạch.

  23. uhm! tôi thấy bài viết này hay hơn bài "Học Thuyết Mác-Lê đã không còn giá trị nữa"! Trên hơn hết tác giả không đưa ra bất kì lập luận gì để chứng minh rằng học thuyết của Mác là không có giá trị và đúng theo tinh thần của tác giả đó là "học thuyết Mác là nhảm nhí ngay từ đầu!". Nếu nhảm nhí thì liệu người ta có dựng tượng cho Mác như một triết gia hay ko? Rõ ràng, Mác ko nhảm nhí và có một thời gian thanh niên Mỹ nổi lên phong trào đọc học thuyết của Mác! Có thể trong quá trình thực hiện học thuyết Mác đã sai sót nhưng ta ko kết luận ngay rằng học thuyết Mác sai lầm. Cuối cùng, tác giả ko đưa ra lập luận chặt chẽ mà chỉ dựa vào những sự kiện và những trích dẫn riêng rẻ để tiến hành lập luận( những sự kiện và trích dẫn kiểu này là một "mảnh đất màu mỡ" cho ngụy biện nảy sinh!).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI