29 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Adyashanti — Cần bao lâu để giác ngộ?

Một thanh niên đi vào tu viện, anh ta hỏi trụ trì, “Phải mất bao lâu nữa tôi mới giác ngộ được?” Vị trụ trì trả lời, “Khoảng mười năm.” Người thanh niên nói, “Mười năm! Tại sao lại mười năm?” Trụ trì trả lời, “Ồ, hai mươi năm trong trường hợp của bạn.” Anh thanh niên hỏi, “Tại sao ông nói hai mươi năm?” Vị trụ trì nói: “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi đã nhầm… ba mươi năm.”

Nếu bạn thực sự hiểu được câu chuyện này, bạn nhận ra rằng đặt câu hỏi thậm chí khiến bạn mất mười năm. Ngay khi suy nghĩ, “Bao giờ tôi mới thực sự được tự do?” xuất hiện, thời gian đã tự sinh ra chính nó. Và với sự ra đời này, bạn nghĩ rằng “Có lẽ ít nhất mười năm, có thể là mãi mãi.” Bạn có thể đi đâu để đến được đây? Bất kỳ bước nào cũng đưa bạn đến một nơi khác.

Điều này gây ngạc nhiên cho tâm trí vì tâm trí luôn nghĩ đến tự do, hoặc giác ngộ, kiểu như một dạng tích luỹ, và tất nhiên không có gì để tích lũy. Đó là việc nhận ra bạn là gì, bạn vốn luôn là gì. Sự nhận ra này nằm ngoài thời gian bởi vì nó là bây giờ hoặc không bao giờ.

Ngay khi ý tưởng về giác ngộ của bạn trở nên bị giới hạn bởi thời gian, nó sẽ luôn là về khoảnh khắc tiếp theo. Bạn có thể có một trải nghiệm tâm linh sâu sắc và sau đó hỏi, “Tôi sẽ duy trì trải nghiệm này trong bao lâu?” Chỉ cần bạn khăng khăng câu hỏi, bạn vẫn còn bị ràng buộc bởi thời gian. Nếu bạn vẫn quan tâm đến thời gian và những tích lũy tinh thần bạn có trong thời gian, bạn sẽ có được trải nghiệm bị giới hạn bởi thời gian. Tâm trí đang hành động như thể điều bạn đang tìm kiếm vẫn chưa hiện hữu ngay bây giờ. Hiện tại nằm ngoài thời gian. Không có thời gian, và nghịch lý là đây: điều duy nhất khiến bạn không nhìn thấy sự vĩnh hằng đó là tâm trí của bạn bị mắc kẹt trong thời gian. Nên bạn bỏ lỡ những gì thực sự đang ở đây.

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình thực sự không thích ở đây lắm và muốn trải nghiệm sự vĩnh hằng tuyệt vời chưa? Đó là những gì người ta thường nghĩ nhưng không nói ra khi người thầy nói, “Hãy ở đây ngay bây giờ.” Bên trong bạn đang cảm thấy, “Tôi ở đây, và tôi không thích ở đây. Tôi muốn ở đó, nơi có sự giác ngộ.” Nếu bạn có một người thầy thực sự chân chính, bạn sẽ được bảo rằng bạn đã nhầm, bạn chưa từng ở đây. Bạn đã luôn ở trong thời gian, do đó, bạn chưa bao giờ thực sự xuất hiện ở đây. Cơ thể của bạn đã ở đây, nhưng phần còn lại của bạn đã đi nơi khác.

Cơ thể bạn đã trải qua thứ gọi là “cuộc sống,” nhưng đầu bạn đã trải qua cái gọi là “tưởng tượng của tôi về cuộc sống” hay “câu chuyện lớn của tôi về cuộc sống.” Bạn đã bị dính vào một sự diễn giải về cuộc sống, nên bạn chưa bao giờ thực sự ở đây.

Ở đây là Vùng Đất Hứa. Sự Vĩnh Hằng là ở đây. Bạn có bao giờ nhận thấy rằng bạn chưa bao giờ rời khỏi đây, ngoại trừ trong tâm trí của bạn? Khi bạn nhớ về quá khứ, bạn không thực sự ở trong quá khứ. Sự nhớ lại của bạn đang xảy ra ở đây. Khi bạn nghĩ về tương lai, sự phóng chiếu tương lai đó hoàn toàn ở đây. Và khi bạn đi đến tương lai, nó ở đây. Nó không còn là tương lai nữa.

Để ở đây, tất cả những gì bạn phải làm là buông bỏ con người bạn nghĩ mình là. Chỉ vậy thôi! Và rồi bạn nhận ra, “Tôi đang ở đây.” Ở đây là nơi những suy nghĩ không được tin. Mỗi lần bạn đến đây, bạn chẳng là gì cả. Không là gì một cách rực rỡ. Con số 0 tuyệt đối và vĩnh cửu. Sự trống rỗng đã thức tỉnh. Sự trống rỗng đầy ắp. Sự trống rỗng đó là tất cả.

Tác giả: Adyashanti, Emptiness Dancing
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana
Artwork: Zeng Hao

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

1 BÌNH LUẬN

  1. Thực tại thiên liêng

    Về nương tựa nơi chính mình
    Thường hướng về biết mình
    Nương tựa nơi chính mình
    Có chân tâm vi diệu
    Bất diệt và bất sinh
    Quan sát nghe thấy biết
    Tiếp xúc với trần cảnh
    Biết mọi sự đến đi
    Tỉnh thức luôn biết mình
    Ngay đây giới định tuệ
    Tự ứng từ chân tâm
    Mới vi diệu thậm thâm
    Chẳng có thể nghĩ bàn
    Tự trải nghiệm thấy ra
    Chân thật thuận tự nhiên
    Hòa vào cái toàn bộ
    Không chân thật đảo điên
    Phương pháp ngược tự nhiên
    Nương tựa vào tưởng chế
    Nỗ lực của bản ngã
    Chia chẻ thành cục bộ
    Tự che mờ tánh linh
    Năng lực của tỉnh thức
    Thường biết mình đang là
    Thường biết mình đang đây
    Là năng lực kỳ diệu
    Ngay thực tại thiên liêng
    Sống tự tại an nhiên
    Phúc lạc nguồn viên miễn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI